Nhân Vật

Thiên Đình Trong Sân Đình

Sau Đại hội 18 vào cuối năm kia và sau Nghị quyết Ba của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa vào cuối năm ngoái, giới quan sát quốc tế vẫn phân vân về sự chuyển dịch quyền lực trong nội tình nước Tầu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa -

Xã hội học về quyền lực bên Tầu


* Bốn thế hệ "hậu Mao" của bá tánh: Đặng, Giang, Hồ, Tập * 


Sau Đại hội 18 vào cuối năm kia và sau Nghị quyết Ba của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa vào cuối năm ngoái, giới quan sát quốc tế vẫn phân vân về sự chuyển dịch quyền lực trong nội tình nước Tầu.

(Xin một ngặc đơn: Theo đúng phép chính danh của cụ Khổng nhà ta, hay nhà nó, cần ghi vài chữ về cách gọi tên nước Tầu, có đội mũ hay không thì tùy hỉ, Tầu hay Tàu đều đúng cả. Từ xưa rồi, dân ta vẫn gọi nước Trung Hoa hay Trung Quốc là nước Tầu. Gần đây nhất là trong bộ Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim! Mà căn bản về Hán văn hay Nho học thì cụ Trần không thiếu. Cái chữ thông tục về xứ láng giềng này là tầu còn khéo khắc đến quá khứ oai hùng của các thuyền nhân vượt biển tỵ nạn qua nước ta bằng tầu, trở thành khách trú. Bây giờ cái nước Tầu đó lại đòi làm chủ nước ta và muốn đòi thiên hạ gọi họ là quốc gia trung tâm của thế giới. Rồi những kẻ lười biếng hoặc bị nô lệ từ tiềm thức liền dùng chữ "Trung" để nói về Trung Quốc. Thí dụ như khẩu hiệu "Thoát Trung, Hướng Mỹ" mà nhiều người trong nước vừa đề ra sau khi suy nghĩ rất cạn. Họ quên chữ "Hoa" như Hoa kiều, Tân hoa xã, hay "Hoa quân nhập Việt" thời 1945, và gọi Hoa Kỳ là Mỹ. Họ cũng quên luôn chữ Tầu quá thông dụng trong dân ta. Dù mới chỉ là nói thì "Thoát Tầu, Hướng Mỹ" mới là cách nói đúng! Xin đóng ngoặc đơn).

Trở lại nội tình nước Tầu, Nghị quyết ba (Third Plenum) của khóa 18 được công bố từ Tháng 11 2013 - với 60 biện pháp cải cách mà chỉ có 20 biện pháp thuộc về lãnh vực kinh tế. Cho tới nay, việc tiến hành vẫn có vẻ ngập ngừng. Tác giả chính của tài liệu này, cũng là người chấp bút cho báo cáo chính trị trước Đại hội 18 của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sắp về hưu, là tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Tập Cận Bình.

Sau đó, chưa thấy họ Tập "đào sâu việc cải cách toàn diện" như tiêu đề của Nghị quyết Ba.

Ngược lại, dư luận thấy ông mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng một cách sâu rộng và lên tới cấp đảng viên lãnh đạo, như nguyên Chủ tịch Ủy ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang, các đảng viên cao cấp trong khu vực năng lượng và thậm chí hai tướng lãnh đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị của các khóa 16 và 17. Vì vậy, giới quan sát mới luận giải rằng Tập Cận Bình đang dồn nỗ lực thâu tóm quyền lực tới mức độ chưa từng thấy trong thế hệ lãnh đạo thứ ba là Giang Trạch Dân (1990-2002), hay thứ tư là Hồ Cẩm Đào (2002-2012). Có lẽ phải trở ngược lên Đặng Tiểu Bình trong thời kỳ 1980-1992 thì mới có hiện tượng tập quyền đến như vậy.

Trong khung cảnh ấy, các học giả quốc tế mới bình nghị về những xoay chuyển trong hậu trường chính trị nước Tầu để từ đó suy đoán ra động thái sắp tới của lãnh đạo Bắc Kinh. Bài này xin góp phần bình nghị về thiên đình quyền lực của "thiên triều".

Một cái sân đình rất to.


***


Có một cơ sở luận giải phổ thông mà không sai, là hệ thống quyền lực của nước Tầu cộng sản ngày nay vẫn mang màu sắc Trung Hoa.

Lãnh đạo là Hoàng đế ẩn mặt ở trên, ngày nay được gọi là Đảng, nhận thiên mệnh hiện đại từ "nhân dân". Cầm quyền là một triều đình được Đảng bố trí và chỉ chịu trách nhiệm với Đảng, như với Hoàng đế, chứ không phải là nhân dân hay bá tánh ở dưới. Triều đình ấy có mặt từ trung ương tới mọi địa phương để cai trị một lãnh thổ bát ngát và một dân số cực đông.

Họ cai trị qua các cấp đảng viên.

Nguyên tắc "dân chủ tập trung" có vẻ hiện đại hơn thời phong kiến xa xưa khiến các đảng viên dĩ nhiên là có quyền hơn người dân, nhưng họ không có quyền bằng nhau. Khái niệm "tập trung hàm nghĩa là chỉ có đảng viên thuộc vào thành phần cốt cán mới có thực quyền.

Trên cùng là loại 'cán bộ cao cấp', các đảng viên có tiềm năng lãnh đạo.

Nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức đảng trong lịch sử từ đầu nguồn là năm 1921 cho tới gần đây có chỉ ra một sự phân bố khá phổ biến. Trong mấy chục triệu đảng viên, chỉ có hơn một phần trăm (1,1%) là thuộc loại đảng viên cốt cán, gọi là 'cán bộ'; tuyệt đại đa số tới hơn 90% của lớp cán bộ là người cầm quyền tại các cấp địa phương từ tỉnh trở xuống, chỉ có chưa đầy 0,1% là cầm quyền tại trung ương.

Trong thành phần cán bộ trung ương, có khoảng 0,7% là thành phần "cán bộ cao cấp', gaoli ganbu) phục vụ trong các ban ngành của đảng, các phủ bộ của  nhà nước, và chừng một phần ba của số này ngồi tại Bắc Kinh.

Suy ra từ số đảng viên là gần 87 triệu đảng viên tính đến Tháng Sáu năm nay, hệ thống "dân chủ tập trung" hay quyền lực tập trung cho phép ta tính nhẩm như sau: Chừng 1,1% (của 87 triệu đảng viên) tức là khoảng 950 ngàn là loại đảng viên cốt cán, trong số này gần 900 ngàn là cán bộ cấp tỉnh và các địa phương ở dưới. Số cán bộ của trung ương chỉ có chừng 50 ngàn, và trong thành phần này, số 'cán bộ cao cấp' trong các ban bộ chỉ có chừng nga ngàn năm trăm người, gồm có một ngàn ở tại Bắc Kinh.

Nếu đọc lại, ta thấy ra một sự lạ: lãnh đạo một xứ có một tỷ 350 triệu dân trên một diện tích 10 triệu cây số vuông là thẩm quyền của mấy ngàn người, dân số của một xã ấp.

Đã thế, trong số này, chỉ có 350 người là Trung ương Ủy viên. Họ chịu trách nhiệm trước 25 Ủy viên Bộ Chính trị và trên cùng là bảy đảng viên cấp lãnh đạo trong Thường vụ Bộ Chính trị. Chúng ta hiếm thấy mức độ tập trung quyền lực như vậy trong một quốc gia rộng lớn - nên cũng hiểu ra nhiều vấn đề của nước Tầu.


***


Những người ngồi trên thiên đình ngất ngưởng đó làm việc với nhau như thế nào? Chữ "làm việc" này cần được hiểu theo nghĩa cực rộng là tác động hay vận dụng, vì bao gồm việc ra chỉ thị, báo cáo, phê phán, thuyết phục, hăm dọa hay thậm chí mua chuộc bằng quyền và lợi.

Từ bên ngoài, giới quan sát thường xếp các đảng viên cán bộ cao cấp theo từng phe nhóm hay vây cánh.

Thí dụ như "cánh Thượng Hải" của Giang Trạch Dân, "Đoàn phái" của Hồ Cẩm Đào, "Thái tử đảng" của Tập Cận Bình, hay "nhóm Thanh Hoa" của giới chuyên gia trí thức tốt nghiệp trường đại học ưu tú tại Bắc Kinh, hoặc "tập đoàn dầu khí" của Chu Vĩnh Khang, v.v....

Cái sai lớn trong cách xếp loại ấy là chữ "của" vì thật ra quan hệ hay sự tác động giữa các đảng viên cán bộ cao cấp không thuộc vào một người hay một nhóm.

Quả thật Tập Cận Bình là con cháu đại công thần nên nằm trong thành phần "Thái tử đảng", mà cũng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa lại đã phục vụ trong đảng bộ Thượng Hải. Và như nhiều đảng viên thuộc thế hệ lãnh đạo thứ năm, Tập Cận Bình còn chia sẻ một kinh nghiệm đau đớn là gia đình và bản thân từng là nạn nhân của 10 năm loạn lạc khi Mao Trạch Đông phát động Đại văn cách, Cách mạng Văn hóa Vô sản Vĩ đại, từ 1966 tới khi Mao tạ thế vào năm 1976.

Các lãnh tụ khác, như Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường hay Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, v.v... cũng có những quan hệ chằng chéo như vậy. Vì thế, họ không lấy quyết định về chánh sách hay nhân sự căn cứ trên một khía cạnh riêng của quan hệ.

Nôm na, họ không là người của một nhóm, một phe hay một phái. Họ là một thiểu số ngồi trên thiên đình như một sân đình và giải quyết công vụ, hoặc đảng vụ của Hoàng đế lấn mặt, theo từng khía cạnh của nhiều quan hệ chằng chịt.

Chữ "quan hệ" này mới là chìa khóa vào thiên đình. Nó giải thích những vận động hay mua chuộc, thậm chí bán chác, giữa những người tập trung quyền lực của một quốc gia bát ngát có đầy vấn đề chồng chất.

Quan hệ ấy có thể thiên về nhận thức khi ta phân giải sự khác biệt từ khía cạnh chánh sách, tập quyền hay tản quyền, có tự do thị trường tới mức nào và cho những ai. Từ đó mới có những kết luận tạm bợ về phe cải cách hay thủ cựu. Tạm bợ mới là chính vì những đổi thay của tình hình.

Thay vì nhận thức, quan hệ ấy cũng có thể thiên về lợi tức, thiên về quyền lợi kinh tế của gia đình, thân tộc hay phe nhóm. Có lẽ đấy mới là chuyện then chốt vì dù có thuộc về hai phe tả hay hữu, cải cách hay thủ cựu, và dù luôn luôn nói về nhân dân hay giai cấp, các lãnh tụ trên sân đình đều có gia đình là đại phú, kể cả Tập Cận Bình.

Nếu có vẽ lại một cái thước đo tinh vi mà rắc rối như vậy, may ra chúng ta hiểu được tiến trình quyết định của lãnh đạo nước Tầu sau mỗi lần thay bậc đổi ngôi trên một thiên đình có mùi hương đảng của cái sân đình - và có kích thước xã ấp.

Rất Tẫu!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2014/08/thien-inh-trong-san-inh.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thiên Đình Trong Sân Đình

Sau Đại hội 18 vào cuối năm kia và sau Nghị quyết Ba của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa vào cuối năm ngoái, giới quan sát quốc tế vẫn phân vân về sự chuyển dịch quyền lực trong nội tình nước Tầu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa -

Xã hội học về quyền lực bên Tầu


* Bốn thế hệ "hậu Mao" của bá tánh: Đặng, Giang, Hồ, Tập * 


Sau Đại hội 18 vào cuối năm kia và sau Nghị quyết Ba của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa vào cuối năm ngoái, giới quan sát quốc tế vẫn phân vân về sự chuyển dịch quyền lực trong nội tình nước Tầu.

(Xin một ngặc đơn: Theo đúng phép chính danh của cụ Khổng nhà ta, hay nhà nó, cần ghi vài chữ về cách gọi tên nước Tầu, có đội mũ hay không thì tùy hỉ, Tầu hay Tàu đều đúng cả. Từ xưa rồi, dân ta vẫn gọi nước Trung Hoa hay Trung Quốc là nước Tầu. Gần đây nhất là trong bộ Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim! Mà căn bản về Hán văn hay Nho học thì cụ Trần không thiếu. Cái chữ thông tục về xứ láng giềng này là tầu còn khéo khắc đến quá khứ oai hùng của các thuyền nhân vượt biển tỵ nạn qua nước ta bằng tầu, trở thành khách trú. Bây giờ cái nước Tầu đó lại đòi làm chủ nước ta và muốn đòi thiên hạ gọi họ là quốc gia trung tâm của thế giới. Rồi những kẻ lười biếng hoặc bị nô lệ từ tiềm thức liền dùng chữ "Trung" để nói về Trung Quốc. Thí dụ như khẩu hiệu "Thoát Trung, Hướng Mỹ" mà nhiều người trong nước vừa đề ra sau khi suy nghĩ rất cạn. Họ quên chữ "Hoa" như Hoa kiều, Tân hoa xã, hay "Hoa quân nhập Việt" thời 1945, và gọi Hoa Kỳ là Mỹ. Họ cũng quên luôn chữ Tầu quá thông dụng trong dân ta. Dù mới chỉ là nói thì "Thoát Tầu, Hướng Mỹ" mới là cách nói đúng! Xin đóng ngoặc đơn).

Trở lại nội tình nước Tầu, Nghị quyết ba (Third Plenum) của khóa 18 được công bố từ Tháng 11 2013 - với 60 biện pháp cải cách mà chỉ có 20 biện pháp thuộc về lãnh vực kinh tế. Cho tới nay, việc tiến hành vẫn có vẻ ngập ngừng. Tác giả chính của tài liệu này, cũng là người chấp bút cho báo cáo chính trị trước Đại hội 18 của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sắp về hưu, là tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Tập Cận Bình.

Sau đó, chưa thấy họ Tập "đào sâu việc cải cách toàn diện" như tiêu đề của Nghị quyết Ba.

Ngược lại, dư luận thấy ông mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng một cách sâu rộng và lên tới cấp đảng viên lãnh đạo, như nguyên Chủ tịch Ủy ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang, các đảng viên cao cấp trong khu vực năng lượng và thậm chí hai tướng lãnh đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị của các khóa 16 và 17. Vì vậy, giới quan sát mới luận giải rằng Tập Cận Bình đang dồn nỗ lực thâu tóm quyền lực tới mức độ chưa từng thấy trong thế hệ lãnh đạo thứ ba là Giang Trạch Dân (1990-2002), hay thứ tư là Hồ Cẩm Đào (2002-2012). Có lẽ phải trở ngược lên Đặng Tiểu Bình trong thời kỳ 1980-1992 thì mới có hiện tượng tập quyền đến như vậy.

Trong khung cảnh ấy, các học giả quốc tế mới bình nghị về những xoay chuyển trong hậu trường chính trị nước Tầu để từ đó suy đoán ra động thái sắp tới của lãnh đạo Bắc Kinh. Bài này xin góp phần bình nghị về thiên đình quyền lực của "thiên triều".

Một cái sân đình rất to.


***


Có một cơ sở luận giải phổ thông mà không sai, là hệ thống quyền lực của nước Tầu cộng sản ngày nay vẫn mang màu sắc Trung Hoa.

Lãnh đạo là Hoàng đế ẩn mặt ở trên, ngày nay được gọi là Đảng, nhận thiên mệnh hiện đại từ "nhân dân". Cầm quyền là một triều đình được Đảng bố trí và chỉ chịu trách nhiệm với Đảng, như với Hoàng đế, chứ không phải là nhân dân hay bá tánh ở dưới. Triều đình ấy có mặt từ trung ương tới mọi địa phương để cai trị một lãnh thổ bát ngát và một dân số cực đông.

Họ cai trị qua các cấp đảng viên.

Nguyên tắc "dân chủ tập trung" có vẻ hiện đại hơn thời phong kiến xa xưa khiến các đảng viên dĩ nhiên là có quyền hơn người dân, nhưng họ không có quyền bằng nhau. Khái niệm "tập trung hàm nghĩa là chỉ có đảng viên thuộc vào thành phần cốt cán mới có thực quyền.

Trên cùng là loại 'cán bộ cao cấp', các đảng viên có tiềm năng lãnh đạo.

Nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức đảng trong lịch sử từ đầu nguồn là năm 1921 cho tới gần đây có chỉ ra một sự phân bố khá phổ biến. Trong mấy chục triệu đảng viên, chỉ có hơn một phần trăm (1,1%) là thuộc loại đảng viên cốt cán, gọi là 'cán bộ'; tuyệt đại đa số tới hơn 90% của lớp cán bộ là người cầm quyền tại các cấp địa phương từ tỉnh trở xuống, chỉ có chưa đầy 0,1% là cầm quyền tại trung ương.

Trong thành phần cán bộ trung ương, có khoảng 0,7% là thành phần "cán bộ cao cấp', gaoli ganbu) phục vụ trong các ban ngành của đảng, các phủ bộ của  nhà nước, và chừng một phần ba của số này ngồi tại Bắc Kinh.

Suy ra từ số đảng viên là gần 87 triệu đảng viên tính đến Tháng Sáu năm nay, hệ thống "dân chủ tập trung" hay quyền lực tập trung cho phép ta tính nhẩm như sau: Chừng 1,1% (của 87 triệu đảng viên) tức là khoảng 950 ngàn là loại đảng viên cốt cán, trong số này gần 900 ngàn là cán bộ cấp tỉnh và các địa phương ở dưới. Số cán bộ của trung ương chỉ có chừng 50 ngàn, và trong thành phần này, số 'cán bộ cao cấp' trong các ban bộ chỉ có chừng nga ngàn năm trăm người, gồm có một ngàn ở tại Bắc Kinh.

Nếu đọc lại, ta thấy ra một sự lạ: lãnh đạo một xứ có một tỷ 350 triệu dân trên một diện tích 10 triệu cây số vuông là thẩm quyền của mấy ngàn người, dân số của một xã ấp.

Đã thế, trong số này, chỉ có 350 người là Trung ương Ủy viên. Họ chịu trách nhiệm trước 25 Ủy viên Bộ Chính trị và trên cùng là bảy đảng viên cấp lãnh đạo trong Thường vụ Bộ Chính trị. Chúng ta hiếm thấy mức độ tập trung quyền lực như vậy trong một quốc gia rộng lớn - nên cũng hiểu ra nhiều vấn đề của nước Tầu.


***


Những người ngồi trên thiên đình ngất ngưởng đó làm việc với nhau như thế nào? Chữ "làm việc" này cần được hiểu theo nghĩa cực rộng là tác động hay vận dụng, vì bao gồm việc ra chỉ thị, báo cáo, phê phán, thuyết phục, hăm dọa hay thậm chí mua chuộc bằng quyền và lợi.

Từ bên ngoài, giới quan sát thường xếp các đảng viên cán bộ cao cấp theo từng phe nhóm hay vây cánh.

Thí dụ như "cánh Thượng Hải" của Giang Trạch Dân, "Đoàn phái" của Hồ Cẩm Đào, "Thái tử đảng" của Tập Cận Bình, hay "nhóm Thanh Hoa" của giới chuyên gia trí thức tốt nghiệp trường đại học ưu tú tại Bắc Kinh, hoặc "tập đoàn dầu khí" của Chu Vĩnh Khang, v.v....

Cái sai lớn trong cách xếp loại ấy là chữ "của" vì thật ra quan hệ hay sự tác động giữa các đảng viên cán bộ cao cấp không thuộc vào một người hay một nhóm.

Quả thật Tập Cận Bình là con cháu đại công thần nên nằm trong thành phần "Thái tử đảng", mà cũng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa lại đã phục vụ trong đảng bộ Thượng Hải. Và như nhiều đảng viên thuộc thế hệ lãnh đạo thứ năm, Tập Cận Bình còn chia sẻ một kinh nghiệm đau đớn là gia đình và bản thân từng là nạn nhân của 10 năm loạn lạc khi Mao Trạch Đông phát động Đại văn cách, Cách mạng Văn hóa Vô sản Vĩ đại, từ 1966 tới khi Mao tạ thế vào năm 1976.

Các lãnh tụ khác, như Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường hay Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, v.v... cũng có những quan hệ chằng chéo như vậy. Vì thế, họ không lấy quyết định về chánh sách hay nhân sự căn cứ trên một khía cạnh riêng của quan hệ.

Nôm na, họ không là người của một nhóm, một phe hay một phái. Họ là một thiểu số ngồi trên thiên đình như một sân đình và giải quyết công vụ, hoặc đảng vụ của Hoàng đế lấn mặt, theo từng khía cạnh của nhiều quan hệ chằng chịt.

Chữ "quan hệ" này mới là chìa khóa vào thiên đình. Nó giải thích những vận động hay mua chuộc, thậm chí bán chác, giữa những người tập trung quyền lực của một quốc gia bát ngát có đầy vấn đề chồng chất.

Quan hệ ấy có thể thiên về nhận thức khi ta phân giải sự khác biệt từ khía cạnh chánh sách, tập quyền hay tản quyền, có tự do thị trường tới mức nào và cho những ai. Từ đó mới có những kết luận tạm bợ về phe cải cách hay thủ cựu. Tạm bợ mới là chính vì những đổi thay của tình hình.

Thay vì nhận thức, quan hệ ấy cũng có thể thiên về lợi tức, thiên về quyền lợi kinh tế của gia đình, thân tộc hay phe nhóm. Có lẽ đấy mới là chuyện then chốt vì dù có thuộc về hai phe tả hay hữu, cải cách hay thủ cựu, và dù luôn luôn nói về nhân dân hay giai cấp, các lãnh tụ trên sân đình đều có gia đình là đại phú, kể cả Tập Cận Bình.

Nếu có vẽ lại một cái thước đo tinh vi mà rắc rối như vậy, may ra chúng ta hiểu được tiến trình quyết định của lãnh đạo nước Tầu sau mỗi lần thay bậc đổi ngôi trên một thiên đình có mùi hương đảng của cái sân đình - và có kích thước xã ấp.

Rất Tẫu!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2014/08/thien-inh-trong-san-inh.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm