Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Thiên thần Mũ Đỏ .
Chúng ta thường thấy hai đạo quân: một với xe tăng, trọng pháo bóng loáng, với các binh sĩ rụt rè, bộ tham mưu hùng hậu, các tướng lãnh huy chương đầy ngực, các đơn vị trưởng lo làm vừa lòng Tướng Tư Lệnh;
Chúng ta thường thấy hai đạo quân: một với xe tăng, trọng pháo bóng loáng, với các binh sĩ rụt rè, bộ tham mưu hùng hậu, các tướng lãnh huy chương đầy ngực, các đơn vị trưởng lo làm vừa lòng Tướng Tư Lệnh; một đạo quân thường thấy ở bất cứ một quốc gia nào.
Đạo quân thứ hai mới thật là một đơn vị chiến đấu với các chiến binh trẻ trong màu áo hoa Dù không phải để trình diễn mà được trao những trách nhiệm ít người làm được và vinh quang chiến trường phải đổi bằng xương máu của chính mình và đồng đội. Đó là đoàn quân mà tôi muốn được cùng chiến đấu.
- Jean Lartéguy
Chiến tích của Sư Đoàn Nhảy Dù là một huyền thoại của sự chiến đấu, hy sinh và danh dự vượt qua khỏi giới hạn của một đơn vị chiến đấu thông thường. Sư Đoàn Nhảy Dù là một đại đơn vị được tuyên dương nhiều nhất trong QLVNCH và cũng là đại đơn vị đầu tiên được mang dây biểu chương màu Tam Hợp. Tám trong chín tiểu đoàn Dù nhận được huy chương Presidential Unit Citation của Tổng Thống Hoa Kỳ.
Sư Đoàn Nhảy Dù gồm toàn các chiến sĩ tình nguyện. Mọi người dân kỳ vọng vào họ và họ đã làm quá nhiệm vụ của mình. Trong suốt cuộc chiến, Sư Đoàn Nhảy Dù được xem như là đơn vị tổng trừ bị. Năm 1968, lúc chiến trường ở mức khốc liệt nhất, Sư Đoàn có quân số hơn 13,000 chiến sĩ chia ra 9 tiểu đoàn, 3 tiểu đoàn Pháo binh, và 3 bộ chỉ huy Lữ Đoàn. Các tiểu đoàn luôn luôn ứng trực tại phi trường Tân Sơn Nhất để được không vận hay trực thăng vận vào bất cứ một chiến trường nào như là một lực lượng tiếp viện chủ lực. Trong suốt cuộc chiến, các đơn vị Dù đã liên tục chiến đấu trong những mặt trận khốc liệt nhất. Hàng chục ngàn chiến sĩ Dù đã hy sinh, bị thương hay mất tích trong suốt 25 năm trường liên tục chiến đấu từ 1951 cho đến 1975.
Truyền thống của Sư Đoàn Dù bắt nguồn từ Nhảy Dù Pháp mà họ đã cùng chung nhảy xuống Điện Biên Phủ năm 1954. Kỷ luật chiến đấu không tha thứ cho sự đầu hàng cũng như bỏ lại vũ khí và đồng bạn bị thương. Họ không chiến đấu cho một chế độ hay một chủ nghĩa ngoại lai nào. Họ hy sinh mạng sống cho tự do của dân tộc, danh dự và hoài bão của một chiến binh. Những chiến sĩ Nhảy Dù Việt Nam, dù là sĩ quan, hạ sĩ quan hay binh sĩ, sống và chết cho danh dự cá nhân và của binh chủng.
Họ đã chiến đấu và để lại xương máu trên khắp nẻo đường đất nước, từ Điện Biên Phủ, lên Hòa Bình, xuống miền Trung Du Bắc Việt, qua miền Trung đất cày lên sỏi đá, với các địa danh Khe Sanh, A Sao-A Lưới, lên miền Tây Nguyên với Ngok Van, Dak To, Plei Me, qua miền Đông Nam Việt với các địa danh Đồng Xoài, Bình Giả, Tam Giác Sắt, Chiến khu C, Chiến khu D.
Rồi những cái tên xa lạ như Tchepone, Snoul mà họ đã để lại một số đồng đội trên quê người. Những trận đánh như Tết Mậu Thân, An Lộc mà chiến thắng đã phải trả bằng một giá rất đắt. Rồi đỉnh Charlie, đồi 30 Hạ Lào khi họ được ném vào chiến trường không lựa chọn để trả giá bằng sự hy sinh của đơn vị và cá nhân mình.
Những năm dài chinh chiến đã để lại những vết hằn trên những người chiến sĩ can trường này. Trong những trận đánh cuối cùng vào năm 1975, Sư Đoàn Dù đã trải mỏng đến kiệt quệ trong những trận tại Phan Rang, Phước Tuy và Xuân Lộc. Những người chiến sĩ Dù quả cảm đã chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng và huyền thoại về cuộc chiến đấu của họ vẫn còn được truyền tụng nhiều năm sau cuộc chiến.
Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những suy nghĩ cho thế hệ tương lai. Đối với những người đã hiến dâng đời trai trẻ của mình trong bộ áo hoa Dù và cái mũ đỏ thân yêu, chương này sẽ mở lại cánh cửa quá khứ và mang lại những kỷ niệm ngọt ngào của chiến thắng vinh quang cũng như những thất bại cay đắng nhọc nhằn.
Chúng ta vẫn còn hình dung lại tiếng gầm của các chuyến bay C-47, C-119, C-130 hay đoàn trực thăng đưa các anh vào chiến trận. Chúng ta vẫn nghe lại những tiếng rít của hỏa tiễn và trọng pháo địch, những tiếng nổ chát chúa của đại liên, tiếng súng M-16 và AK-47 hòa lẫn trong những trận cận chiến, và tiếng rên rỉ của các chiến hữu bị thương. Chúng ta như thấy lại những đồng lúa xanh rì của miền Nam, những cô gái xứ Huế dịu dàng trong bộ áo dài trắng tha thướt. Chúng ta còn cảm thấy cái lạnh cắt ruột của miền Tây Nguyên trong mùa gió Bấc hay những đợt sóng vổ trên bãi biển Vũng Tàu.
Cuối cùng, hình ảnh mà chúng ta không bao giờ quên được vẫn là những khuôn mặt kiên nhẫn, chịu đựng của các anh khinh binh Dù đang bình thản chờ đưa vào chiến trận. Chúng ta sẽ không bao giờ quên được lòng tự tin, sự can đảm và hy sinh của họ. Bài viết này chỉ là một kỷ niệm nhỏ.
Trích nguyenkhoanam,com.
( Tân Sơn HÒa chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Thiên thần Mũ Đỏ .
Chúng ta thường thấy hai đạo quân: một với xe tăng, trọng pháo bóng loáng, với các binh sĩ rụt rè, bộ tham mưu hùng hậu, các tướng lãnh huy chương đầy ngực, các đơn vị trưởng lo làm vừa lòng Tướng Tư Lệnh;
Chúng ta thường thấy hai đạo quân: một với xe tăng, trọng pháo bóng loáng, với các binh sĩ rụt rè, bộ tham mưu hùng hậu, các tướng lãnh huy chương đầy ngực, các đơn vị trưởng lo làm vừa lòng Tướng Tư Lệnh; một đạo quân thường thấy ở bất cứ một quốc gia nào.
Đạo quân thứ hai mới thật là một đơn vị chiến đấu với các chiến binh trẻ trong màu áo hoa Dù không phải để trình diễn mà được trao những trách nhiệm ít người làm được và vinh quang chiến trường phải đổi bằng xương máu của chính mình và đồng đội. Đó là đoàn quân mà tôi muốn được cùng chiến đấu.
- Jean Lartéguy
Chiến tích của Sư Đoàn Nhảy Dù là một huyền thoại của sự chiến đấu, hy sinh và danh dự vượt qua khỏi giới hạn của một đơn vị chiến đấu thông thường. Sư Đoàn Nhảy Dù là một đại đơn vị được tuyên dương nhiều nhất trong QLVNCH và cũng là đại đơn vị đầu tiên được mang dây biểu chương màu Tam Hợp. Tám trong chín tiểu đoàn Dù nhận được huy chương Presidential Unit Citation của Tổng Thống Hoa Kỳ.
Sư Đoàn Nhảy Dù gồm toàn các chiến sĩ tình nguyện. Mọi người dân kỳ vọng vào họ và họ đã làm quá nhiệm vụ của mình. Trong suốt cuộc chiến, Sư Đoàn Nhảy Dù được xem như là đơn vị tổng trừ bị. Năm 1968, lúc chiến trường ở mức khốc liệt nhất, Sư Đoàn có quân số hơn 13,000 chiến sĩ chia ra 9 tiểu đoàn, 3 tiểu đoàn Pháo binh, và 3 bộ chỉ huy Lữ Đoàn. Các tiểu đoàn luôn luôn ứng trực tại phi trường Tân Sơn Nhất để được không vận hay trực thăng vận vào bất cứ một chiến trường nào như là một lực lượng tiếp viện chủ lực. Trong suốt cuộc chiến, các đơn vị Dù đã liên tục chiến đấu trong những mặt trận khốc liệt nhất. Hàng chục ngàn chiến sĩ Dù đã hy sinh, bị thương hay mất tích trong suốt 25 năm trường liên tục chiến đấu từ 1951 cho đến 1975.
Truyền thống của Sư Đoàn Dù bắt nguồn từ Nhảy Dù Pháp mà họ đã cùng chung nhảy xuống Điện Biên Phủ năm 1954. Kỷ luật chiến đấu không tha thứ cho sự đầu hàng cũng như bỏ lại vũ khí và đồng bạn bị thương. Họ không chiến đấu cho một chế độ hay một chủ nghĩa ngoại lai nào. Họ hy sinh mạng sống cho tự do của dân tộc, danh dự và hoài bão của một chiến binh. Những chiến sĩ Nhảy Dù Việt Nam, dù là sĩ quan, hạ sĩ quan hay binh sĩ, sống và chết cho danh dự cá nhân và của binh chủng.
Họ đã chiến đấu và để lại xương máu trên khắp nẻo đường đất nước, từ Điện Biên Phủ, lên Hòa Bình, xuống miền Trung Du Bắc Việt, qua miền Trung đất cày lên sỏi đá, với các địa danh Khe Sanh, A Sao-A Lưới, lên miền Tây Nguyên với Ngok Van, Dak To, Plei Me, qua miền Đông Nam Việt với các địa danh Đồng Xoài, Bình Giả, Tam Giác Sắt, Chiến khu C, Chiến khu D.
Rồi những cái tên xa lạ như Tchepone, Snoul mà họ đã để lại một số đồng đội trên quê người. Những trận đánh như Tết Mậu Thân, An Lộc mà chiến thắng đã phải trả bằng một giá rất đắt. Rồi đỉnh Charlie, đồi 30 Hạ Lào khi họ được ném vào chiến trường không lựa chọn để trả giá bằng sự hy sinh của đơn vị và cá nhân mình.
Những năm dài chinh chiến đã để lại những vết hằn trên những người chiến sĩ can trường này. Trong những trận đánh cuối cùng vào năm 1975, Sư Đoàn Dù đã trải mỏng đến kiệt quệ trong những trận tại Phan Rang, Phước Tuy và Xuân Lộc. Những người chiến sĩ Dù quả cảm đã chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng và huyền thoại về cuộc chiến đấu của họ vẫn còn được truyền tụng nhiều năm sau cuộc chiến.
Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những suy nghĩ cho thế hệ tương lai. Đối với những người đã hiến dâng đời trai trẻ của mình trong bộ áo hoa Dù và cái mũ đỏ thân yêu, chương này sẽ mở lại cánh cửa quá khứ và mang lại những kỷ niệm ngọt ngào của chiến thắng vinh quang cũng như những thất bại cay đắng nhọc nhằn.
Chúng ta vẫn còn hình dung lại tiếng gầm của các chuyến bay C-47, C-119, C-130 hay đoàn trực thăng đưa các anh vào chiến trận. Chúng ta vẫn nghe lại những tiếng rít của hỏa tiễn và trọng pháo địch, những tiếng nổ chát chúa của đại liên, tiếng súng M-16 và AK-47 hòa lẫn trong những trận cận chiến, và tiếng rên rỉ của các chiến hữu bị thương. Chúng ta như thấy lại những đồng lúa xanh rì của miền Nam, những cô gái xứ Huế dịu dàng trong bộ áo dài trắng tha thướt. Chúng ta còn cảm thấy cái lạnh cắt ruột của miền Tây Nguyên trong mùa gió Bấc hay những đợt sóng vổ trên bãi biển Vũng Tàu.
Cuối cùng, hình ảnh mà chúng ta không bao giờ quên được vẫn là những khuôn mặt kiên nhẫn, chịu đựng của các anh khinh binh Dù đang bình thản chờ đưa vào chiến trận. Chúng ta sẽ không bao giờ quên được lòng tự tin, sự can đảm và hy sinh của họ. Bài viết này chỉ là một kỷ niệm nhỏ.
Trích nguyenkhoanam,com.
( Tân Sơn HÒa chuyển )