Xe cán chó
Thợ bịp kiêm lưỡi gỗ Nguyễn Thanh Sơn
Ông thợ bịp Nguyễn Thanh Sơn không từ bỏ bất cứ dịp nào, ở đâu để trổ tài bịp không bao giờ biết ngượng miệng. Cái miệng lưỡi gỗ đã thành truyền thống không đổi của ngành ngoại giao CSVN.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn (thứ hai từ phải sang) và các 'kiều bào' thăm mộ ở Nghĩa trang Bình An. (Hình: Pháp luật TP) |
Trên báo Pháp Luật Thành Phố ở Sài Gòn ngày Thứ Hai 28/4/2014, tường thuật chuyện ông Thứ trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn đưa vài “kiều bào” đến thăm nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa sau khi đã đưa họ tới một vài đảo tại quần đảo Trường Sa. Tờ báo trưng ra hình và lời phát biểu của 3 người là ông David Nguyễn (Houston,TX), ông Lý Kiến Trúc (quận Cam Calfornia) và ông Bùi Duy Tâm (San Francisco, California).
Trong bản tin này, tờ Pháp Luật Thành Phố kể là “Ông Sơn chỉ vào một ngôi mộ và nói: “Đây là ngôi mộ các anh làm từ năm 1975, người dân đã quét vôi lại cho các anh”. Chỉ vào tấm bia mộ cũ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 43, ông Sơn tiếp: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị…Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Trong khi đồng đội quý vị nằm đây, một cent quý vị cũng không đóng góp. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?”.
Trước hết là chuyện “còn nguyên”. Suốt nhiều chục năm trời, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nơi an nghỉ của khoảng 16,000 tử sĩ VNCH, từng thuộc quyền quản trị của quân đội CSVN, không ai được đặt chân tới. Tượng “Tiếc Thương” (tác giả là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu) dựng ở cổng vào đã bị giật đổ. Cỏ dại, cây dại mọc um tùm thành một thứ rừng hoang che lấp tất cả các ngôi mộ.
Một ngôi một với bia bị vỡ, hư hại, khác với lời tuyên truyền của ông Nguyễn Thanh Sơn. (Hình: Internet) |
Nhà cầm quyền tỉnh Bình Dương từng có kế hoạch mở một con đường xa lộ xuyên qua nghĩa trang này. Nếu không có sự vận động của một tổ chức người Việt tại Hoa Kỳ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để vận động với Bộ Ngoại Giao CSVN, duy trì nghĩa trang quân đội VNCH vì lý do nhân đạo thì nghĩa trang này ngày nay đã biến mất.
Cho đến khi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho chuyển quyền quản trị sang cho dân sự thì nghĩa trang này thuộc quyền quản trị của huyện Dĩ An và đổi tên là “Nghĩa trang nhân dân Bình An”. Từ khoảng năm 2006, sau nhiều lần nhờ Bộ Ngạoi Giao Mỹ vận động , tổ chức VAF (Vietnamese American Foundation) mới được chấp thuận cho việc trùng tu lại Nghĩa trang quân đội Biên Hòa với các khoản quyên góp và vận động ngân khoản bên này.
Song song với nhóm VAF, thời gian này, còn có một nhóm khác là QGNT Heritage cũng quyên góp tiền bạc để trùng tu lại các ngôi mộ, cũng qua sự ủng hộ và giúp đỡ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Người Việt ngày 12/6/2006, ông Nguyễn Duy Linh của QGNT Heritage cho hay, trong chuyến về đầu tiên “mướn người làm sạch cỏ gần 500 ngôi mộ với chi phí khoảng 20,000 đồng VN một ngôi mộ”.
Ông cho biết thêm dịp đó là “Hiện chúng tôi đã ký hợp đồng với công ty để trùng tu khoảng 12,000 ngôi mộ trong tổng số hơn 17,000 ngôi mộ tại nghĩa trang. Công ty đòi giá trung bình 600,000 đồng VN/mộ. Chúng tôi đang thương lượng cho giá thấp xuống”.
Trong một cuộc phỏng vấn của đài RFA ngày 31/8/2013, ông Nguyễn Đạc Thành của hội VAF nói rằng hội của ông đã bắt đầu “tôn tạo lại nghĩa trang quân đội Biên Hòa từ tháng Ba 2012”. Đã hoàn thành một số việc như ông kể: “Tính tới bây giờ thì bốn cầu thang đi vào Nghĩa Dũng Đài đã hoàn tất, chúng tôi đã ủi bứt đi cái nhà vệ sinh, cái vọng gác của bộ đội, làm sạch và tráng xi măng, trồng hoa bên trong Nghĩa Dũng Đài nơi thờ phượng trong đó có Vành Khăn Tang. Tức nhiên là cái vòng tròn cao ở trên thì đắp lại những chỗ bị bể, và ở dưới thì chúng tôi đã ủi bằng phẳng, tráng xi măng lối đi bên trong của Nghĩa Dũng Đài rồi xây con lươn và trồng bông, xây bàn thờ với bức tường đá đen có lư hương, trang trí cây kiểng để quan khách và thân nhân đến viếng thăm nghĩa trang có nơi đặt lễ vật, dâng hương và tưởng niệm người quá cố.”
Ông cho hay thêm là “Chúng tôi có một số anh em, đã bảo trợ cho 20 ngôi mộ, Hai chục ngôi mộ này là xây làm kiểu mẫu để sau này bà con muốn tôn tạo lại mộ thân nhân của mình thì đúng theo những cái mộ đó. Chúng tôi muốn từ đây về sau tu bổ mộ là đúng theo một kiểu, không cao không thấp, bằng nhau để nghĩa trang được khang trang”.
Trong một số dịp trả lời trên báo chí ở Mỹ, ông Nguyễn Đạc Thành (cựu thiếu tá binh chủng thiết giáp, từng đi tù cải tạo rồi sang Mỹ diện HO) cho hay ông được sự hỗ trợ tiền bạc của nhiều người ở Mỹ. Tuy nhiên, việc làm của VAF cũng như QGNT Foundation cũng bị rất nhiều nhóm hay cá nhân người Việt hải ngoại đả kích thậm tệ, coi như mắc bẫy “Nghị quyết 36”.
Trên tờ Pháp Luật Thanh Phố, ông Nguyễn Thanh Sơn đặt câu hỏi là “Nếu nhân dân không tôn trọng, không lấy nghĩa đồng bào, nghĩa tử là nghĩa tận… thì làm gì còn mộ như thế này. Các vị cứ nói cộng sản tàn phá trong khi nghĩa trang thì còn nguyên mộ. 40 năm nay nếu không có nhân dân địa phương chăm sóc, vun đắp thì mộ có còn không?”
Trả lời cho ông Nguyễn Thanh Sơn, ngay trên tờ Thanh Niên ở Sài Gòn ngày 5/2/2013 có một ký sự ngắn về thăm viếng “Nghĩa trang nhân dân Bình An”. Trong đó, kể chuyện “Chú Út”, một người lính tiểu đoàn 6 TQLC “dọn dẹp mộ phần, hương khói, rồi hướng dẫn thân nhân tìm kiếm” suốt từ những năm 77-78 đến giờ.
Một số bài viết tường thuật của những người tới Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa tìm mộ hay bốc mộ thân nhân đã kể các câu chuyện trả tiền cho một số người dọp dẹp cỏ, nhang đèn tại đây. Nhưng ông Nguyễn Thanh Sơn thì vơ hết công lao tình nguyện vào cho “nhân dân địa phương chăm sóc, vun đắp”. Lại còn sỉ vả là người Việt hải ngoại “một cent quý vị cũng không đóng góp”.
Cái ông thứ trưởng lưỡi gỗ Nguyễn Thanh Sơn từng bị ném đá tới tấp ở bất cứ dịp nào ông ta phát ngôn. Khi người Việt hải ngoại biểu tình chống chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Tòa bạch Ốc hồi Tháng Bảy năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn bô bô nói trên “Phố Bolsa TV” rằng “có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì cuộc sống, có những người chỉ vì một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động...” chống ông Sang.
Trong bản tin đài BBC viết về lời bình luận đó của ông Sơn, đài BBC cho hay có khoảng 30,000 lượt người đọc theo dõi và rất nhiều người ném đá. Một người bút danh Tiên lãng viết trên BBC: “Đường đường là thứ trưởng mà chụp mũ rẻ tiền y như “dư luận viên” CSVN quen ăn cắp, vơ vét bán rẻ lương tâm, liêm sỉ vì tiền nên nhìn đâu cũng nghĩ ai cũng có thể bị đồng tiền mua rẻ như họ”.
Cũng trên cái “Phố Bolsa TV”, ông Nguyễn Thanh Sơn trả lời cuộc phỏng vấn nói về việc tiếp xúc với nghị sĩ gốc Việt tại Canada là Ngô Thanh Hải ngày 12/3/2014 tại văn phòng ông nghị sĩ. Trong đó ông Sơn thuật lại rằng Thượng Nghị sĩ (Hải) đã “hoàn toàn nhất trí” với quan điểm của ông ấy về việc Việt Nam đã xử sự hợp tình hợp lý với những người bất đồng chính kiến vi phạm pháp luật Việt Nam cũng như đồng ý với quan điểm của ông Sơn rằng Linh Mục Nguyễn văn Lý là “người quậy phá”.
Khi trả lời phóng viên Tường An của đài RFA về cuộc tiếp xúc đó, ông Ngô Thanh Hải nói rằng chính ông “đã vận động với Bộ Ngoại Giao Canada can thiệp cho Linh mục Nguyễn Văn Lý đi chữa bệnh thì không lý do gì mà tôi đồng ý với ông Nguyễn Thanh Sơn rằng linh mục nguyễn Văn Lý là người quậy phá cả”.
Chỉ một vài vụ việc như kể trên, cho thấy cái chủ trương tuyên truyền bất chấp sự thật của những kẻ cầm quyền tại Việt Nam vẫn với cái não trạng không hề thay đổi suốt nhiều chục năm qua. Ở cái chức Thứ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, ông Nguyễn Thanh Sơn lại phải múa lưỡi gỗ tới tối đa phục vụ cho các chủ trương được đề ra trong Nghị quyết 36.
Ở hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ ông chỉ lén lút đi gặp một vài kẻ mà ông coi như một thứ “đại diện” kiều bào để tuyên truyền nhưng chẳng đại diện cho ai. Thách ông loan báo công khai từ trước là ông sẽ tới đâu, gặp ai, lúc nào ở nước Mỹ. Khi đó, ông sẽ biết đám đông “kiều bào” thật sự sẽ đón rước ông thế nào. Chỉ sợ ông chạy như chuột. (TN)
Tư Ngộ/Người Việt
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Thợ bịp kiêm lưỡi gỗ Nguyễn Thanh Sơn
Ông thợ bịp Nguyễn Thanh Sơn không từ bỏ bất cứ dịp nào, ở đâu để trổ tài bịp không bao giờ biết ngượng miệng. Cái miệng lưỡi gỗ đã thành truyền thống không đổi của ngành ngoại giao CSVN.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn (thứ hai từ phải sang) và các 'kiều bào' thăm mộ ở Nghĩa trang Bình An. (Hình: Pháp luật TP) |
Trên báo Pháp Luật Thành Phố ở Sài Gòn ngày Thứ Hai 28/4/2014, tường thuật chuyện ông Thứ trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn đưa vài “kiều bào” đến thăm nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa sau khi đã đưa họ tới một vài đảo tại quần đảo Trường Sa. Tờ báo trưng ra hình và lời phát biểu của 3 người là ông David Nguyễn (Houston,TX), ông Lý Kiến Trúc (quận Cam Calfornia) và ông Bùi Duy Tâm (San Francisco, California).
Trong bản tin này, tờ Pháp Luật Thành Phố kể là “Ông Sơn chỉ vào một ngôi mộ và nói: “Đây là ngôi mộ các anh làm từ năm 1975, người dân đã quét vôi lại cho các anh”. Chỉ vào tấm bia mộ cũ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 43, ông Sơn tiếp: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị…Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Trong khi đồng đội quý vị nằm đây, một cent quý vị cũng không đóng góp. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?”.
Trước hết là chuyện “còn nguyên”. Suốt nhiều chục năm trời, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nơi an nghỉ của khoảng 16,000 tử sĩ VNCH, từng thuộc quyền quản trị của quân đội CSVN, không ai được đặt chân tới. Tượng “Tiếc Thương” (tác giả là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu) dựng ở cổng vào đã bị giật đổ. Cỏ dại, cây dại mọc um tùm thành một thứ rừng hoang che lấp tất cả các ngôi mộ.
Một ngôi một với bia bị vỡ, hư hại, khác với lời tuyên truyền của ông Nguyễn Thanh Sơn. (Hình: Internet) |
Nhà cầm quyền tỉnh Bình Dương từng có kế hoạch mở một con đường xa lộ xuyên qua nghĩa trang này. Nếu không có sự vận động của một tổ chức người Việt tại Hoa Kỳ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để vận động với Bộ Ngoại Giao CSVN, duy trì nghĩa trang quân đội VNCH vì lý do nhân đạo thì nghĩa trang này ngày nay đã biến mất.
Cho đến khi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho chuyển quyền quản trị sang cho dân sự thì nghĩa trang này thuộc quyền quản trị của huyện Dĩ An và đổi tên là “Nghĩa trang nhân dân Bình An”. Từ khoảng năm 2006, sau nhiều lần nhờ Bộ Ngạoi Giao Mỹ vận động , tổ chức VAF (Vietnamese American Foundation) mới được chấp thuận cho việc trùng tu lại Nghĩa trang quân đội Biên Hòa với các khoản quyên góp và vận động ngân khoản bên này.
Song song với nhóm VAF, thời gian này, còn có một nhóm khác là QGNT Heritage cũng quyên góp tiền bạc để trùng tu lại các ngôi mộ, cũng qua sự ủng hộ và giúp đỡ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Người Việt ngày 12/6/2006, ông Nguyễn Duy Linh của QGNT Heritage cho hay, trong chuyến về đầu tiên “mướn người làm sạch cỏ gần 500 ngôi mộ với chi phí khoảng 20,000 đồng VN một ngôi mộ”.
Ông cho biết thêm dịp đó là “Hiện chúng tôi đã ký hợp đồng với công ty để trùng tu khoảng 12,000 ngôi mộ trong tổng số hơn 17,000 ngôi mộ tại nghĩa trang. Công ty đòi giá trung bình 600,000 đồng VN/mộ. Chúng tôi đang thương lượng cho giá thấp xuống”.
Trong một cuộc phỏng vấn của đài RFA ngày 31/8/2013, ông Nguyễn Đạc Thành của hội VAF nói rằng hội của ông đã bắt đầu “tôn tạo lại nghĩa trang quân đội Biên Hòa từ tháng Ba 2012”. Đã hoàn thành một số việc như ông kể: “Tính tới bây giờ thì bốn cầu thang đi vào Nghĩa Dũng Đài đã hoàn tất, chúng tôi đã ủi bứt đi cái nhà vệ sinh, cái vọng gác của bộ đội, làm sạch và tráng xi măng, trồng hoa bên trong Nghĩa Dũng Đài nơi thờ phượng trong đó có Vành Khăn Tang. Tức nhiên là cái vòng tròn cao ở trên thì đắp lại những chỗ bị bể, và ở dưới thì chúng tôi đã ủi bằng phẳng, tráng xi măng lối đi bên trong của Nghĩa Dũng Đài rồi xây con lươn và trồng bông, xây bàn thờ với bức tường đá đen có lư hương, trang trí cây kiểng để quan khách và thân nhân đến viếng thăm nghĩa trang có nơi đặt lễ vật, dâng hương và tưởng niệm người quá cố.”
Ông cho hay thêm là “Chúng tôi có một số anh em, đã bảo trợ cho 20 ngôi mộ, Hai chục ngôi mộ này là xây làm kiểu mẫu để sau này bà con muốn tôn tạo lại mộ thân nhân của mình thì đúng theo những cái mộ đó. Chúng tôi muốn từ đây về sau tu bổ mộ là đúng theo một kiểu, không cao không thấp, bằng nhau để nghĩa trang được khang trang”.
Trong một số dịp trả lời trên báo chí ở Mỹ, ông Nguyễn Đạc Thành (cựu thiếu tá binh chủng thiết giáp, từng đi tù cải tạo rồi sang Mỹ diện HO) cho hay ông được sự hỗ trợ tiền bạc của nhiều người ở Mỹ. Tuy nhiên, việc làm của VAF cũng như QGNT Foundation cũng bị rất nhiều nhóm hay cá nhân người Việt hải ngoại đả kích thậm tệ, coi như mắc bẫy “Nghị quyết 36”.
Trên tờ Pháp Luật Thanh Phố, ông Nguyễn Thanh Sơn đặt câu hỏi là “Nếu nhân dân không tôn trọng, không lấy nghĩa đồng bào, nghĩa tử là nghĩa tận… thì làm gì còn mộ như thế này. Các vị cứ nói cộng sản tàn phá trong khi nghĩa trang thì còn nguyên mộ. 40 năm nay nếu không có nhân dân địa phương chăm sóc, vun đắp thì mộ có còn không?”
Trả lời cho ông Nguyễn Thanh Sơn, ngay trên tờ Thanh Niên ở Sài Gòn ngày 5/2/2013 có một ký sự ngắn về thăm viếng “Nghĩa trang nhân dân Bình An”. Trong đó, kể chuyện “Chú Út”, một người lính tiểu đoàn 6 TQLC “dọn dẹp mộ phần, hương khói, rồi hướng dẫn thân nhân tìm kiếm” suốt từ những năm 77-78 đến giờ.
Một số bài viết tường thuật của những người tới Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa tìm mộ hay bốc mộ thân nhân đã kể các câu chuyện trả tiền cho một số người dọp dẹp cỏ, nhang đèn tại đây. Nhưng ông Nguyễn Thanh Sơn thì vơ hết công lao tình nguyện vào cho “nhân dân địa phương chăm sóc, vun đắp”. Lại còn sỉ vả là người Việt hải ngoại “một cent quý vị cũng không đóng góp”.
Cái ông thứ trưởng lưỡi gỗ Nguyễn Thanh Sơn từng bị ném đá tới tấp ở bất cứ dịp nào ông ta phát ngôn. Khi người Việt hải ngoại biểu tình chống chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Tòa bạch Ốc hồi Tháng Bảy năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn bô bô nói trên “Phố Bolsa TV” rằng “có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì cuộc sống, có những người chỉ vì một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động...” chống ông Sang.
Trong bản tin đài BBC viết về lời bình luận đó của ông Sơn, đài BBC cho hay có khoảng 30,000 lượt người đọc theo dõi và rất nhiều người ném đá. Một người bút danh Tiên lãng viết trên BBC: “Đường đường là thứ trưởng mà chụp mũ rẻ tiền y như “dư luận viên” CSVN quen ăn cắp, vơ vét bán rẻ lương tâm, liêm sỉ vì tiền nên nhìn đâu cũng nghĩ ai cũng có thể bị đồng tiền mua rẻ như họ”.
Cũng trên cái “Phố Bolsa TV”, ông Nguyễn Thanh Sơn trả lời cuộc phỏng vấn nói về việc tiếp xúc với nghị sĩ gốc Việt tại Canada là Ngô Thanh Hải ngày 12/3/2014 tại văn phòng ông nghị sĩ. Trong đó ông Sơn thuật lại rằng Thượng Nghị sĩ (Hải) đã “hoàn toàn nhất trí” với quan điểm của ông ấy về việc Việt Nam đã xử sự hợp tình hợp lý với những người bất đồng chính kiến vi phạm pháp luật Việt Nam cũng như đồng ý với quan điểm của ông Sơn rằng Linh Mục Nguyễn văn Lý là “người quậy phá”.
Khi trả lời phóng viên Tường An của đài RFA về cuộc tiếp xúc đó, ông Ngô Thanh Hải nói rằng chính ông “đã vận động với Bộ Ngoại Giao Canada can thiệp cho Linh mục Nguyễn Văn Lý đi chữa bệnh thì không lý do gì mà tôi đồng ý với ông Nguyễn Thanh Sơn rằng linh mục nguyễn Văn Lý là người quậy phá cả”.
Chỉ một vài vụ việc như kể trên, cho thấy cái chủ trương tuyên truyền bất chấp sự thật của những kẻ cầm quyền tại Việt Nam vẫn với cái não trạng không hề thay đổi suốt nhiều chục năm qua. Ở cái chức Thứ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, ông Nguyễn Thanh Sơn lại phải múa lưỡi gỗ tới tối đa phục vụ cho các chủ trương được đề ra trong Nghị quyết 36.
Ở hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ ông chỉ lén lút đi gặp một vài kẻ mà ông coi như một thứ “đại diện” kiều bào để tuyên truyền nhưng chẳng đại diện cho ai. Thách ông loan báo công khai từ trước là ông sẽ tới đâu, gặp ai, lúc nào ở nước Mỹ. Khi đó, ông sẽ biết đám đông “kiều bào” thật sự sẽ đón rước ông thế nào. Chỉ sợ ông chạy như chuột. (TN)
Tư Ngộ/Người Việt