Xe cán chó
Thôi đi lối viết xu nịnh lãnh đạo !
Trong đội ngũ nhà báo ăn lương Đảng, những nhà báo chân chính, trung thực, đứng trên lập trường nhân dân ngày càng hiếm dần, vì họ hoặc bị loại ra khỏi ngành bởi chính sách đàn áp, “bịt miệng” của Đảng, hoặc họ tự bẻ con
Trong khi ngân sách thâm hụt, nợ công ngập đầu thì nhà nước lại dùng một
khoản “khủng” tiền thuế của dân để nuôi đến hàng chục nghìn nhà báo của hơn 857
cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 105 báo điện tử, 67 đài
phát thanh, truyền hình và nhiều cơ quan quản lý báo chí. Trong đội ngũ nhà báo
ăn lương Đảng, những nhà báo chân chính, trung thực, đứng trên lập trường nhân
dân ngày càng hiếm dần, vì họ hoặc bị
loại ra khỏi ngành bởi chính sách đàn áp, “bịt miệng” của Đảng, hoặc họ tự bẻ
cong ngòi bút, viết theo lối xu nịnh kiếm kế sinh nhai trong thời buổi đang
khủng hoảng về niềm tin và giá trị.
Thạch
Sanh
(VNTB) - Trong đội ngũ
nhà báo ăn lương Đảng, những nhà báo chân chính, trung thực, đứng trên lập trường
nhân dân ngày càng hiếm dần, vì họ hoặc
bị loại ra khỏi ngành bởi chính sách đàn áp, “bịt miệng” của Đảng, hoặc họ tự bẻ
cong ngòi bút, viết theo lối xu nịnh kiếm kế sinh nhai trong thời buổi đang khủng
hoảng về niềm tin và giá trị.
Năm ngoái, độc giả
trong nước và hải ngoại được một dịp cười bể bụng khi báo mạng đưa tin một lễ bảo
vệ tiến sỹ với đề tài “Hành vi nịnh trong
tiếng Việt”. Người thì chê đề tài vớ vẩn, vu vơ, xếp cùng kiểu với đề tài
“siêu hài hước” như “Sản xuất ốc vít phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”. Một vài trí thức qua các báo “lá cải” đã bênh vực, khẳng định
“đây là một đề tài nghiêm túc, mang tính khoa học hẳn hoi”. Tôi nông dân “hai
lúa” chẳng hiểu ất giáp gì nhưng trộm nghĩ đã đến lúc “hành vi nịnh” được giới
trí thức quan tâm nghiên cứu để báo động cho xã hội bài trừ sự giả dối nịnh
hót, trong đó có không ít bồi bút kiếm cơm trên báo “lề Đảng”.
“Điểm
10 cộng” cho Thủ tướng
Sáng ngày “Tết độc lập”
2-9, vừa truy cập trang tin tức www.baomoi.com
tôi bắt gặp ngay một trang báo điện tử giật tít to đùng : “Điểm 10
cho sự quyết đoán của Thủ tướng”.
(http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-diem-10-cho-su-quyet-doan-cua-thu-tuong-588888.bld).
Ngay phần mào đề, người viết đã gào lên như mấy trẻ bán báo dạo bến xe miền
Đông cách đây vài chục năm : “Cực nóng! Cực quyết đoán! Cực
sáng suốt! Cực tiến bộ! Thủ tướng, hẳn hoi là Thủ tướng nhé, trong phiên họp
Chính phủ sáng qua đã yêu cầu bỏ điều 292 quy định tội danh “cung cấp dịch vụ
trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông”. Nếu 10 điểm là số điểm cao nhất,
Thủ tướng xứng đáng được điểm 10+ cho sự quyết đoán trong việc phá bỏ mọi rào cản
cản trở đổi mới”.
Có gì mà ầm ĩ thế ? Té ra là đề nghị bỏ Điều 292, Bộ
luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (hiện đang tạm lùi hiệu
lực thi hành). Điều luật này quy định :
“Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng
máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp
phép, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có
doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm”. Đây là điều luật bất hợp lý, nhùng nhằng,
bị các doanh nhân kinh doanh dịch vụ công nghệ phản đối từ khi dự thảo, đến nay
trước áp lực dư luận, ông Phúc yêu cầu bỏ thì có gì lạ, có gì quyết đoán ? Ông
Phúc không phải là người đầu tiên thấy nó vô lý và phản đối. Bản thân ông Phúc
cũng chỉ là người đề nghị, sắp tới quốc hội sẽ thêm những kỳ họp, lại tiêu tốn
không ít tiền thuế của dân để “biểu quyết” điều chỉnh vấn đề này. Thế mà một
phóng viên báo Lao Động hét thất thanh, tâng bốc lãnh đạo một cách lố bịch. Đọc
bài “bình loạn” này tôi thực sự sốc. Sốc không chỉ bởi 4 chữ “cực” mà còn thêm “điểm 10 +” nữa.
“Điểm 10 +” ấy nên dành tác giả bài này, người cho điểm chính là Ban Tuyên giáo
trung ương hoặc bản thân người đứng đầu chính phủ.
Mới đây chuyện ông Phúc và đoàn tùy
tùng nối đuôi ô tô dài cả cây số vào phố cấm đi bộ ở Hội An bị dư luận phản
đối. Sau một tuần, ông Phúc mới xin lỗi gián tiếp trong một hội nghị. Sai thì
xin lỗi, là điều tối thiểu phải làm, thế mà nhiều “nịnh thần” lại tán dương sự
xin lỗi của ông Phúc thật quá lời. Rất dối trá khi có “bồi bút” mượn hình ảnh
“người dân” để hoan nghênh thủ tướng. Thật ngượng khi đọc những lời ca tụng
trên mây mà bản chất là lời xu nịnh. Bồi bút ẩn danh T.H này trích một số ý
kiến “người dân” như sau : Bạn Anh Tư
chia sẻ: “Một lời xin lỗi rất chân
thành của Thủ tướng làm cho người dân càng thêm thán phục!“. Bạn
HungQNa bày tỏ : “Ơn Giời! Đích thị đây là vị Thủ tướng mà người dân mong
đợi rồi. Hy vọng sẽ có nhiều lãnh đạo có tâm, có tầm để đất nước ngày một phát
triển, văn minh”.“Hoan hô, chúng ta hiện đang có một vị Thủ tướng
của dân, vì dân thực sự” - Bạn Tài chia sẻ. Bạn Võ Đức Hương kỳ vọng: “Hoan
hô Thủ tướng. Tui bắt đầu đặt niềm tin nơi ông từ hành động nhỏ này”.
Lời xin lỗi để lại tiếng thơm muôn đời !
Lộ liễu hơn, trang đăng bài này chính là trang thông
tin điện tử mang tên “Nguyễn Xuân Phúc” (http://nguyenxuanphuc.org/nguoi-dan-hoan-nghenh-loi-xin-loi-cua-thu-tuong.html). Độc giả thấy ngay sự ngụy tạo trong dẫn
chứng, bởi vì những nhân vật “người dân” rất mơ hồ như “Bạn Anh Tư”, “Bạn
HungQNa”, “Bạn Tài” ... Những “người dân” này đều không được ghi chú địa chỉ cụ
thể. Một lời xin lỗi mà mà khiến người khác phải “càng thêm thán phục”, “đích thị đây là vị Thủ tướng mà người
dân mong đợi”, “lãnh đạo có tâm, có tầm”, “vị Thủ tướng của dân, vì dân thực
sự”, “đặt niềm tin” thì chỉ là sự thổi phồng thái quá. Ca tụng thế vẫn “chưa đủ
liều”, tên bồi bút này còn viết : “Hành động chính là lời nói hay nhất và ý nghĩa nhất ! Chúc ông có
nhiều sức khoẻ để công tác. Tiếng thơm sẽ để lại muôn đời, bia vàng cũng sẽ bị
lãng quên!”.
Một lời
xin lỗi mà trở thành “Tiếng thơm
sẽ để lại muôn đời, bia vàng cũng sẽ bị lãng quên” thì chỉ có trong “hành vi nịnh” của những bồi
bút báo “lề Đảng” mà thôi. Nói đến đây tôi liên tưởng đến một truyện xưa : Có hai tên “nịnh sĩ” đang ngồi hầu chuyện quan lớn, bỗng quan “đánh rắm”
một cái. Lập tức một tên lắng nghe rồi thốt lên: “Y
hi, quản huyền chi âm!” (nghe như tiếng đàn, tiếng sáo).
Tên kia cũng hếch mũi hít hà rồi trầm trồ: “Phảng
phất chi lan chi vị!” (thoang thoảng mùi hoa lan, hoa
nhài). Nhưng quan lớn tỏ ra hiểu biết, không bằng lòng: “Trung
tiện mà thơm thì e tuổi thọ ta không được dài”.
Nghe vậy, một tên gật gù: “Bẩm cụ, bây giờ đã có mùi rồi ạ !”. Tên kia cũng khẳng khái khẳng định: “Bẩm, bây giờ thì thối lắm ạ!”. Tương truyền vì thế dân gian mới có câu rằng: nịnh thối không ngửi
được.
Xin quay
lại vấn đề chính - “hành vi nịnh” trên báo chí của lũ bồi bút. Sau hơn 3 tháng, chủ yếu nói và hứa, các vấn
đề bức xúc của đất nước như tham nhũng, bạo lực, ô nhiễm môi trường, thất
nghiệp, nợ công, biển đảo... vẫn đang nhức nhối, chính phủ khóa mới chưa có
động thái nào thực sự hiệu quả, nhưng trang Dân Trí lại tán dương lấy được: “Tư duy mới mẻ, hành động quyết liệt, rất
bám cơ sở, lắng nghe nhân dân, lắng nghe doanh nghiệp…. là những nhận xét của
các đại biểu Quốc hội về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau hơn 3 tháng đứng đầu
Chính phủ điều hành đất nước, phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cam go, thử
thách”. (“Trong điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không có chỗ cho
việc bàn lùi” - http://dantri.com.vn/kinh-doanh/trong-dieu-hanh-cua-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-khong-co-cho-cho-viec-ban-lui-20160726161519751.htm).
Tại phiên
họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, phiên họp đầu tiên kể từ khi Chính phủ mới
hoạt động, ông Phúc nói sẽ chuyển “phương thức chỉ đạo, điều hành” của Chính
phủ từ “phương thức mệnh lệnh hành chính” sang phương thức “kiến tạo, phục vụ”.
Ông Phúc chỉ mới nói chứ chưa làm, và không biết làm được đến đâu với cái “tư
duy nhiệm kỳ” 5 năm của mình. Vậy mà trang baophapluat.vn cùng nhiều
báo mạng khác không ngớt lời “hoan hô thủ tướng” (http://baophapluat.vn/thoi-su/hoan-ho-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-272938.html);
“Tự sướng”, gán ghép cho dân
Cũng với chiêu dùng “nhân dân” nói
(khách quan đấy nhé), trang thông tin điện tử www.dangcongsan.vn đã “tự sướng” với nhiều bài, trong đó có bài “Nhân dân hoan nghênh sự chỉ đạo quyết liệt
của Tổng Bí thư” (http://dangcongsan.vn/ban-doc/y-kien-ban-doc/nhan-dan-hoan-nghenh-su-chi-dao-quyet-liet-cua-tong-bi-thu-398092.html
),
để nói về việc vào cuộc làm rõ những
sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). Sự
việc bê bối của ông Thanh đã được báo chí và nhân dân phanh phui, bàn qua tán
lại gần nửa năm qua, đến bây giờ vẫn đang rối như canh hẹ, chưa biết “gỡ” thế
nào và hiện ông Thanh đang nghỉ phép, du lịch xứ nào không ai rõ. Vậy nhân dân
làm sao “hoan nghênh” nổi “sự chỉ đạo quyết liệt
của Tổng Bí thư” ? Đừng phỏng vấn một vài cán bộ rồi gán ghép cho “nhân dân”,
không “chính ngôn” chút nào.
Có những điều bình thường, không đáng nói nhưng qua ngòi bút xu nịnh, chúng trở nên “phi thường”, đặc biệt. Chuyện “nhỏ như con thỏ” - thủ tướng ngồi ghế nhựa khi đến thăm công nhân tại phân xưởng làm việc. Chỉ vậy thôi, nhưng phóng viên báo Lao Động đã đưa ông Phúc “lên mấy tầng mây xanh”: “Chiếc ghế dành cho ông ngồi nghỉ khi kết thúc phần giao lưu cũng chỉ là chiếc ghế nhựa như của anh chị em công nhân, ngồi cùng hàng và bên cạnh công nhân, vui vẻ, thân thiện. Hình ảnh đó để lại ấn tượng sâu sắc trong công nhân, hình như đã lâu lắm rồi, công nhân không được ngồi gần một vị Thủ tướng. Công nhân Nguyễn Gia Thái nói rằng không bao giờ nghĩ rằng mình có thể được đứng gần Thủ tướng và “mong muốn được ôm Thủ tướng”, ông đã vui vẻ vòng tay ôm Nguyễn Gia Thái. Có lẽ chưa bao giờ có một hình ảnh tình cảm, gần gũi của một Thủ tướng với một người lao động như vậy”. (“Thông điệp gần dân của Thủ tướng” - http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/thong-diep-gan-dan-cua-thu-tuong-547057.bld )
“Gậy ông đập lưng ông” !
Người viết nếu lâm vào tình thế “không nịnh không được” thì chí ít cũng cần học “kỹ năng nịnh”, nịnh phải khéo léo, tế nhị. Nịnh thái quá, gượng ép vô hình trung “bôi xấu lãnh đạo”. Ví như chuyện ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước nói rằng sẽ “trả lại nhà cho Đảng” khi về hưu (laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/tra-lai-nha-cho-dang-88362.bld). Họ trích dẫn lời ông Sang: “Nhà tôi nhỏ thôi, 51m2, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy”. Nhà có 51m2 thì trả quách cho rồi, ở cái biệt thự sang trọng không sướng hơn sao ? Thế mà các ông nhà báo “lề Đảng” xúm nhau ca tụng ông Sang “liêm khiết”. Các ông có biết làm như thế thì lòi “cái đuôi” của vị lãnh đạo khác ra không ? Thế chẳng lẽ các vị lãnh đạo “Đảng ta” từ trước đến nay không ai trả lại nhà cho nhà nước (chiếm luôn) à ? Còn cơ ngơi bề thế như lâu đài khi về hưu của các nguyên lãnh đạo khác thì sao ?
Xin kể thêm một câu chuyện “gậy ông đập lưng ông” do nịnh bừa trên báo. Trong khi Đại hội XII của Đảng đang diễn ra, trang Dân Việt “phấn khích” đưa bài : “Hoan nghênh Thủ tướng xin không ứng cử Tổng bí thư”. Trang này “nịnh” gián tiếp khi dẫn lời ông Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam: “Tại Hội nghị T.Ư 14, tôi có phát biểu là rất hoan nghênh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác trong Bộ Chính trị đã tự xin thôi không ứng cử vị trí Tổng Bí thư để dồn phiếu cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trách nhiệm như vậy rất cao, đặc biệt là có sự chia sẻ trách nhiệm lớn lao với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay”. Thế mới lộ trần luôn, chuyện bầu báng trong Bộ chính trị không hề cạnh tranh lành mạnh, minh bạch sòng phẳng mà là sự dàn xếp trắng trợn công khai, khiến đảng viên và nhân dân không ai còn tin nữa. Sau khi nhận ra sự “nịnh không đúng chỗ”, “khen nhau như thế bằng mười hại nhau”, trang Dân Việt đã gỡ bài này xuống, nhưng đến nay trang Báo Mới còn lưu lại bài này (http://www.baomoi.com/hoan-nghenh-thu-tuong-xin-khong-ung-cu-tong-bi-thu/c/18524007.epi).
Vì đâu nên nỗi ?
Trong khi ngân sách thâm hụt, nợ công ngập đầu thì nhà nước lại dùng một
khoản “khủng” tiền thuế của dân để nuôi đến hàng chục nghìn nhà báo của hơn 857
cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 105 báo điện tử, 67 đài
phát thanh, truyền hình và nhiều cơ quan quản lý báo chí. Trong đội ngũ nhà báo
ăn lương Đảng, những nhà báo chân chính, trung thực, đứng trên lập trường nhân
dân ngày càng hiếm dần, vì họ hoặc bị
loại ra khỏi ngành bởi chính sách đàn áp, “bịt miệng” của Đảng, hoặc họ tự bẻ
cong ngòi bút, viết theo lối xu nịnh kiếm kế sinh nhai trong thời buổi đang
khủng hoảng về niềm tin và giá trị.
http://www.ijavn.org/2016/09/vntb-thoi-i-loi-viet-xu-ninh-lanh-ao.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Thôi đi lối viết xu nịnh lãnh đạo !
Trong đội ngũ nhà báo ăn lương Đảng, những nhà báo chân chính, trung thực, đứng trên lập trường nhân dân ngày càng hiếm dần, vì họ hoặc bị loại ra khỏi ngành bởi chính sách đàn áp, “bịt miệng” của Đảng, hoặc họ tự bẻ con
Thạch
Sanh
(VNTB) - Trong đội ngũ
nhà báo ăn lương Đảng, những nhà báo chân chính, trung thực, đứng trên lập trường
nhân dân ngày càng hiếm dần, vì họ hoặc
bị loại ra khỏi ngành bởi chính sách đàn áp, “bịt miệng” của Đảng, hoặc họ tự bẻ
cong ngòi bút, viết theo lối xu nịnh kiếm kế sinh nhai trong thời buổi đang khủng
hoảng về niềm tin và giá trị.
Năm ngoái, độc giả
trong nước và hải ngoại được một dịp cười bể bụng khi báo mạng đưa tin một lễ bảo
vệ tiến sỹ với đề tài “Hành vi nịnh trong
tiếng Việt”. Người thì chê đề tài vớ vẩn, vu vơ, xếp cùng kiểu với đề tài
“siêu hài hước” như “Sản xuất ốc vít phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”. Một vài trí thức qua các báo “lá cải” đã bênh vực, khẳng định
“đây là một đề tài nghiêm túc, mang tính khoa học hẳn hoi”. Tôi nông dân “hai
lúa” chẳng hiểu ất giáp gì nhưng trộm nghĩ đã đến lúc “hành vi nịnh” được giới
trí thức quan tâm nghiên cứu để báo động cho xã hội bài trừ sự giả dối nịnh
hót, trong đó có không ít bồi bút kiếm cơm trên báo “lề Đảng”.
“Điểm
10 cộng” cho Thủ tướng
Sáng ngày “Tết độc lập”
2-9, vừa truy cập trang tin tức www.baomoi.com
tôi bắt gặp ngay một trang báo điện tử giật tít to đùng : “Điểm 10
cho sự quyết đoán của Thủ tướng”.
(http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-diem-10-cho-su-quyet-doan-cua-thu-tuong-588888.bld).
Ngay phần mào đề, người viết đã gào lên như mấy trẻ bán báo dạo bến xe miền
Đông cách đây vài chục năm : “Cực nóng! Cực quyết đoán! Cực
sáng suốt! Cực tiến bộ! Thủ tướng, hẳn hoi là Thủ tướng nhé, trong phiên họp
Chính phủ sáng qua đã yêu cầu bỏ điều 292 quy định tội danh “cung cấp dịch vụ
trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông”. Nếu 10 điểm là số điểm cao nhất,
Thủ tướng xứng đáng được điểm 10+ cho sự quyết đoán trong việc phá bỏ mọi rào cản
cản trở đổi mới”.
Có gì mà ầm ĩ thế ? Té ra là đề nghị bỏ Điều 292, Bộ
luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (hiện đang tạm lùi hiệu
lực thi hành). Điều luật này quy định :
“Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng
máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp
phép, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có
doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm”. Đây là điều luật bất hợp lý, nhùng nhằng,
bị các doanh nhân kinh doanh dịch vụ công nghệ phản đối từ khi dự thảo, đến nay
trước áp lực dư luận, ông Phúc yêu cầu bỏ thì có gì lạ, có gì quyết đoán ? Ông
Phúc không phải là người đầu tiên thấy nó vô lý và phản đối. Bản thân ông Phúc
cũng chỉ là người đề nghị, sắp tới quốc hội sẽ thêm những kỳ họp, lại tiêu tốn
không ít tiền thuế của dân để “biểu quyết” điều chỉnh vấn đề này. Thế mà một
phóng viên báo Lao Động hét thất thanh, tâng bốc lãnh đạo một cách lố bịch. Đọc
bài “bình loạn” này tôi thực sự sốc. Sốc không chỉ bởi 4 chữ “cực” mà còn thêm “điểm 10 +” nữa.
“Điểm 10 +” ấy nên dành tác giả bài này, người cho điểm chính là Ban Tuyên giáo
trung ương hoặc bản thân người đứng đầu chính phủ.
Mới đây chuyện ông Phúc và đoàn tùy
tùng nối đuôi ô tô dài cả cây số vào phố cấm đi bộ ở Hội An bị dư luận phản
đối. Sau một tuần, ông Phúc mới xin lỗi gián tiếp trong một hội nghị. Sai thì
xin lỗi, là điều tối thiểu phải làm, thế mà nhiều “nịnh thần” lại tán dương sự
xin lỗi của ông Phúc thật quá lời. Rất dối trá khi có “bồi bút” mượn hình ảnh
“người dân” để hoan nghênh thủ tướng. Thật ngượng khi đọc những lời ca tụng
trên mây mà bản chất là lời xu nịnh. Bồi bút ẩn danh T.H này trích một số ý
kiến “người dân” như sau : Bạn Anh Tư
chia sẻ: “Một lời xin lỗi rất chân
thành của Thủ tướng làm cho người dân càng thêm thán phục!“. Bạn
HungQNa bày tỏ : “Ơn Giời! Đích thị đây là vị Thủ tướng mà người dân mong
đợi rồi. Hy vọng sẽ có nhiều lãnh đạo có tâm, có tầm để đất nước ngày một phát
triển, văn minh”.“Hoan hô, chúng ta hiện đang có một vị Thủ tướng
của dân, vì dân thực sự” - Bạn Tài chia sẻ. Bạn Võ Đức Hương kỳ vọng: “Hoan
hô Thủ tướng. Tui bắt đầu đặt niềm tin nơi ông từ hành động nhỏ này”.
Lời xin lỗi để lại tiếng thơm muôn đời !
Lộ liễu hơn, trang đăng bài này chính là trang thông
tin điện tử mang tên “Nguyễn Xuân Phúc” (http://nguyenxuanphuc.org/nguoi-dan-hoan-nghenh-loi-xin-loi-cua-thu-tuong.html). Độc giả thấy ngay sự ngụy tạo trong dẫn
chứng, bởi vì những nhân vật “người dân” rất mơ hồ như “Bạn Anh Tư”, “Bạn
HungQNa”, “Bạn Tài” ... Những “người dân” này đều không được ghi chú địa chỉ cụ
thể. Một lời xin lỗi mà mà khiến người khác phải “càng thêm thán phục”, “đích thị đây là vị Thủ tướng mà người
dân mong đợi”, “lãnh đạo có tâm, có tầm”, “vị Thủ tướng của dân, vì dân thực
sự”, “đặt niềm tin” thì chỉ là sự thổi phồng thái quá. Ca tụng thế vẫn “chưa đủ
liều”, tên bồi bút này còn viết : “Hành động chính là lời nói hay nhất và ý nghĩa nhất ! Chúc ông có
nhiều sức khoẻ để công tác. Tiếng thơm sẽ để lại muôn đời, bia vàng cũng sẽ bị
lãng quên!”.
Một lời
xin lỗi mà trở thành “Tiếng thơm
sẽ để lại muôn đời, bia vàng cũng sẽ bị lãng quên” thì chỉ có trong “hành vi nịnh” của những bồi
bút báo “lề Đảng” mà thôi. Nói đến đây tôi liên tưởng đến một truyện xưa : Có hai tên “nịnh sĩ” đang ngồi hầu chuyện quan lớn, bỗng quan “đánh rắm”
một cái. Lập tức một tên lắng nghe rồi thốt lên: “Y
hi, quản huyền chi âm!” (nghe như tiếng đàn, tiếng sáo).
Tên kia cũng hếch mũi hít hà rồi trầm trồ: “Phảng
phất chi lan chi vị!” (thoang thoảng mùi hoa lan, hoa
nhài). Nhưng quan lớn tỏ ra hiểu biết, không bằng lòng: “Trung
tiện mà thơm thì e tuổi thọ ta không được dài”.
Nghe vậy, một tên gật gù: “Bẩm cụ, bây giờ đã có mùi rồi ạ !”. Tên kia cũng khẳng khái khẳng định: “Bẩm, bây giờ thì thối lắm ạ!”. Tương truyền vì thế dân gian mới có câu rằng: nịnh thối không ngửi
được.
Xin quay
lại vấn đề chính - “hành vi nịnh” trên báo chí của lũ bồi bút. Sau hơn 3 tháng, chủ yếu nói và hứa, các vấn
đề bức xúc của đất nước như tham nhũng, bạo lực, ô nhiễm môi trường, thất
nghiệp, nợ công, biển đảo... vẫn đang nhức nhối, chính phủ khóa mới chưa có
động thái nào thực sự hiệu quả, nhưng trang Dân Trí lại tán dương lấy được: “Tư duy mới mẻ, hành động quyết liệt, rất
bám cơ sở, lắng nghe nhân dân, lắng nghe doanh nghiệp…. là những nhận xét của
các đại biểu Quốc hội về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau hơn 3 tháng đứng đầu
Chính phủ điều hành đất nước, phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cam go, thử
thách”. (“Trong điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không có chỗ cho
việc bàn lùi” - http://dantri.com.vn/kinh-doanh/trong-dieu-hanh-cua-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-khong-co-cho-cho-viec-ban-lui-20160726161519751.htm).
Tại phiên
họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, phiên họp đầu tiên kể từ khi Chính phủ mới
hoạt động, ông Phúc nói sẽ chuyển “phương thức chỉ đạo, điều hành” của Chính
phủ từ “phương thức mệnh lệnh hành chính” sang phương thức “kiến tạo, phục vụ”.
Ông Phúc chỉ mới nói chứ chưa làm, và không biết làm được đến đâu với cái “tư
duy nhiệm kỳ” 5 năm của mình. Vậy mà trang baophapluat.vn cùng nhiều
báo mạng khác không ngớt lời “hoan hô thủ tướng” (http://baophapluat.vn/thoi-su/hoan-ho-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-272938.html);
“Tự sướng”, gán ghép cho dân
Cũng với chiêu dùng “nhân dân” nói
(khách quan đấy nhé), trang thông tin điện tử www.dangcongsan.vn đã “tự sướng” với nhiều bài, trong đó có bài “Nhân dân hoan nghênh sự chỉ đạo quyết liệt
của Tổng Bí thư” (http://dangcongsan.vn/ban-doc/y-kien-ban-doc/nhan-dan-hoan-nghenh-su-chi-dao-quyet-liet-cua-tong-bi-thu-398092.html
),
để nói về việc vào cuộc làm rõ những
sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). Sự
việc bê bối của ông Thanh đã được báo chí và nhân dân phanh phui, bàn qua tán
lại gần nửa năm qua, đến bây giờ vẫn đang rối như canh hẹ, chưa biết “gỡ” thế
nào và hiện ông Thanh đang nghỉ phép, du lịch xứ nào không ai rõ. Vậy nhân dân
làm sao “hoan nghênh” nổi “sự chỉ đạo quyết liệt
của Tổng Bí thư” ? Đừng phỏng vấn một vài cán bộ rồi gán ghép cho “nhân dân”,
không “chính ngôn” chút nào.
Có những điều bình thường, không đáng nói nhưng qua ngòi bút xu nịnh, chúng trở nên “phi thường”, đặc biệt. Chuyện “nhỏ như con thỏ” - thủ tướng ngồi ghế nhựa khi đến thăm công nhân tại phân xưởng làm việc. Chỉ vậy thôi, nhưng phóng viên báo Lao Động đã đưa ông Phúc “lên mấy tầng mây xanh”: “Chiếc ghế dành cho ông ngồi nghỉ khi kết thúc phần giao lưu cũng chỉ là chiếc ghế nhựa như của anh chị em công nhân, ngồi cùng hàng và bên cạnh công nhân, vui vẻ, thân thiện. Hình ảnh đó để lại ấn tượng sâu sắc trong công nhân, hình như đã lâu lắm rồi, công nhân không được ngồi gần một vị Thủ tướng. Công nhân Nguyễn Gia Thái nói rằng không bao giờ nghĩ rằng mình có thể được đứng gần Thủ tướng và “mong muốn được ôm Thủ tướng”, ông đã vui vẻ vòng tay ôm Nguyễn Gia Thái. Có lẽ chưa bao giờ có một hình ảnh tình cảm, gần gũi của một Thủ tướng với một người lao động như vậy”. (“Thông điệp gần dân của Thủ tướng” - http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/thong-diep-gan-dan-cua-thu-tuong-547057.bld )
“Gậy ông đập lưng ông” !
Người viết nếu lâm vào tình thế “không nịnh không được” thì chí ít cũng cần học “kỹ năng nịnh”, nịnh phải khéo léo, tế nhị. Nịnh thái quá, gượng ép vô hình trung “bôi xấu lãnh đạo”. Ví như chuyện ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước nói rằng sẽ “trả lại nhà cho Đảng” khi về hưu (laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/tra-lai-nha-cho-dang-88362.bld). Họ trích dẫn lời ông Sang: “Nhà tôi nhỏ thôi, 51m2, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy”. Nhà có 51m2 thì trả quách cho rồi, ở cái biệt thự sang trọng không sướng hơn sao ? Thế mà các ông nhà báo “lề Đảng” xúm nhau ca tụng ông Sang “liêm khiết”. Các ông có biết làm như thế thì lòi “cái đuôi” của vị lãnh đạo khác ra không ? Thế chẳng lẽ các vị lãnh đạo “Đảng ta” từ trước đến nay không ai trả lại nhà cho nhà nước (chiếm luôn) à ? Còn cơ ngơi bề thế như lâu đài khi về hưu của các nguyên lãnh đạo khác thì sao ?
Xin kể thêm một câu chuyện “gậy ông đập lưng ông” do nịnh bừa trên báo. Trong khi Đại hội XII của Đảng đang diễn ra, trang Dân Việt “phấn khích” đưa bài : “Hoan nghênh Thủ tướng xin không ứng cử Tổng bí thư”. Trang này “nịnh” gián tiếp khi dẫn lời ông Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam: “Tại Hội nghị T.Ư 14, tôi có phát biểu là rất hoan nghênh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác trong Bộ Chính trị đã tự xin thôi không ứng cử vị trí Tổng Bí thư để dồn phiếu cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trách nhiệm như vậy rất cao, đặc biệt là có sự chia sẻ trách nhiệm lớn lao với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay”. Thế mới lộ trần luôn, chuyện bầu báng trong Bộ chính trị không hề cạnh tranh lành mạnh, minh bạch sòng phẳng mà là sự dàn xếp trắng trợn công khai, khiến đảng viên và nhân dân không ai còn tin nữa. Sau khi nhận ra sự “nịnh không đúng chỗ”, “khen nhau như thế bằng mười hại nhau”, trang Dân Việt đã gỡ bài này xuống, nhưng đến nay trang Báo Mới còn lưu lại bài này (http://www.baomoi.com/hoan-nghenh-thu-tuong-xin-khong-ung-cu-tong-bi-thu/c/18524007.epi).
Vì đâu nên nỗi ?
Trong khi ngân sách thâm hụt, nợ công ngập đầu thì nhà nước lại dùng một
khoản “khủng” tiền thuế của dân để nuôi đến hàng chục nghìn nhà báo của hơn 857
cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 105 báo điện tử, 67 đài
phát thanh, truyền hình và nhiều cơ quan quản lý báo chí. Trong đội ngũ nhà báo
ăn lương Đảng, những nhà báo chân chính, trung thực, đứng trên lập trường nhân
dân ngày càng hiếm dần, vì họ hoặc bị
loại ra khỏi ngành bởi chính sách đàn áp, “bịt miệng” của Đảng, hoặc họ tự bẻ
cong ngòi bút, viết theo lối xu nịnh kiếm kế sinh nhai trong thời buổi đang
khủng hoảng về niềm tin và giá trị.
http://www.ijavn.org/2016/09/vntb-thoi-i-loi-viet-xu-ninh-lanh-ao.html