Kinh Đời
Thông Hành Cứu Mạng Sống 'Visa For Life"
Ông Sempo Sugihara tỉnh giấc vì các tiếng ồn ào bên ngoài tòa Lãnh Sự Nhật Bản tại thành phố Kaunas, nước Lithuania.
Thông Hành của Nhật Bản năm 1940
Ông Sempo Sugihara tỉnh giấc vì các tiếng ồn ào bên ngoài tòa Lãnh Sự Nhật Bản tại thành phố Kaunas, nước Lithuania. Nhìn qua cửa sổ, nhà ngoại giao 40 tuổi này không tin nổi đã thấy có hàng trăm người đàn ông, đàn bà và trẻ em đang đứng trước cổng Tòa Lãnh Sự. Nhiều người đàn ông có râu dài, mặc áo đen và đội mũ lông tròn. Vài người lại bế trên tay các trẻ em hay nâng đỡ các cụ già. Phần lớn những người này mang theo tất cả những gì họ có trong những gói bọc bằng vải.
Một nhân viên trẻ tuổi trong tòa Lãnh Sự cho ông Sugihara biết: "Họ là những người tị nạn Do Thái. Họ muốn ông cứu mạng họ". Đó là vào ngày 27 tháng 7 năm 1940. Tháng 9 năm trước, Đức Quốc Xã đã xâm lăng nước Ba Lan và các báo cáo hãi hùng về các tội ác của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái đã được phổ biến khắp nơi. Vậy một nhà ngoại giao cấp thấp của Nhật Bản tại Lithuania có thể làm được gì? Sugihara yêu cầu gặp người đại diện nhóm Do Thái và Zorach Warhaftig, một luật sư trẻ khoảng trung niên 30, đã cắt nghĩa về tình trạng nguy kịch của nhóm dân của ông ta.
Warhaftig cho ông Sugihara biết vô số gia đình Do Thái đã bị Đức Quốc Xã tàn sát. Các người tị nạn đã tìm cách tới được xứ Lithuania là vùng đất bị Liên Xô chiếm đóng và chẳng còn bao lâu nữa, chiến tranh sẽ lan tới đây. Chỉ có một con đường thoát hiểm là băng qua lục địa Liên Xô. Nhưng người Nga không bao giờ cho người Do Thái băng qua Liên Xô nếu không có chứng từ chấp nhận họ vào một quốc gia khác. Các tòa Lãnh Sự khác tại Lithuania thì hoặc là không thiện cảm, hoặc là đã đóng cửa. Đang cần tới hàng ngàn giấy thông hành. Ông Sugihara đã trả lời cho nhóm dân Do Thái: "Tôi muốn giúp đỡ các ông, nhưng tôi phải hỏi về Tokyo". Warhaftig lo lắng.
Vào năm 1940, có rất ít quốc gia sẵn lòng giúp đỡ các người Do Thái "không nhà" và Nhật Bản lại sắp trở thành nước đồng minh chính thức của Đức Quốc Xã. Đứng trong nhóm dân tị nạn ngày hôm đó còn có Yehoshua Nishri, 20 tuổi. Anh lắng nghe lời Warhaftig báo cáo lại. Nishri nghĩ: "Đây là hy vọng duy nhất của chúng ta. Thời gian sắp hết".
Ông Sugihara gửi điện tín cho Bộ Ngoại Giao Nhật tại Tokyo, cắt nghĩa rõ tình thế nguy ngập của các người Do Thái. Ông ta đã ghi: "Tôi đang xin được phép cấp phát ngay các thông hành chuyển tiếp". Hai ngày sau, có điện tín trả lời. Sugihara đã kinh hoàng khi đọc được lệnh: "Anh không được phép cấp phát thông hành chuyển tiếp cho những người không có một nơi đến rõ ràng".
Đêm hôm đó, Sugihara đã đi bộ trong phòng cho đến sáng. Ông nói với Yukiko, người vợ cùng thức khuya với ông: "Anh phải làm một việc gì". Yukiko cũng nói: "Vâng, chúng ta phải làm". Bà Yukiko đã rất buồn rầu khi nghĩ tới các bảng "Cấm người Do Thái" treo tại các công viên Đức. Bà tự hỏi: "Làm sao người ta lại có thể căm thù một cách mù quáng như vậy?". Vẻ nhìn tuyệt vọng trong các con mắt của những người tị nạn, đặc biệt là của các trẻ em nhỏ, đã làm động lòng người mẹ có 3 con này.
Sugihara lại gửi điện tín về Tokyo, cắt nghĩa rằng các người tị nạn cần tới 20 ngày để băng qua lãnh thổ Liên Xô. Theo sau là cuộc hành trình bằng tầu biển từ hải cảng Vladivostok của Liên Xô và 30 ngày chờ đợi tại Nhật Bản. Như vậy cần tới 50 ngày để tới một nơi đến. Câu trả lời vẫn là không. Sugihara lại gửi một điện tín thứ ba tới Tokyo, cắt nghĩa rằng việc tiến quân của Đức Quốc Xã rất cấp bách, các người Do Thái không còn nơi nào khác để trông cậy. Lời yêu cầu vẫn bị bác bỏ. Tới lúc này, sự chọn lựa của Sugihara đã rõ: ông phải vâng lệnh chính phủ hay tuân theo lương tâm.
Luôn luôn ông Sugihara đi theo con đường riêng của mình. Ông tốt nghiệp trung học với điểm cao và cha ông nhấn mạnh rằng ông phải trở nên một bác sĩ. Nhưng mộng của Sugihara là học văn chương và sinh sống tại nước ngoài. Vào buổi sáng ngày dự thi Y Khoa, Sugihara rời nhà với lời cha dặn phải cố gắng làm bài để có hạng cao nhất. Nhưng khi bài thi được phát ra, ông đã viết tên mình lên trên phần đầu tờ giấy và đặt bút, không viết tiếp để rồi nạp giấy trắng. Sau đó, ông Sugihara theo học trường Đại Học Waseda về môn Anh Ngữ. Ông đã trả học phía bằng cách làm bán thời gian các công việc như phu cất hàng, thầy giáo dạy kèm hay cu li kéo xe.
Một hôm ông được coi một mẩu rao vặt đăng trên báo. Bộ Ngoại Giao Nhật đang cần một số người trẻ tuổi ước muốn theo học tại ngoại quốc để vào ngành Ngoại Giao. Việc này có vẻ như rất hấp dẫn đối với những người hay mơ mộng. Rồi chỉ một số người vượt qua được kỳ thi tuyển và Sugihara đựơc gửi tới Đại Học Harbin ở Trung Hoa. Tại nơi này, ông học tiếng Nga và cũng đổi sang đạo Thiên Chúa.
Sau khi tốt nghiệp với hạng danh dự, Sugihara làm việc cho chính phủ Nhật Bản kiểm soát vùng Mãn Châu, phía đông bắc Trung Hoa. Ông đã đạt đến chức phó ban Ngoại Giao. Có một lần chính phủ Xô Viết đề nghị bán một đường xe lửa cho Nhật Bản. Ông đã khảo sát cuộc thương lượng và đã khám phá thấy rằng giá tiền của Liên Xô gấp hai lần trị giá thực. Vì vậy ông đã mua được món hàng với giá nửa tiền. Làm việc tại Mãn Châu, Sugihara rất kinh hoàng khi nhìn thấy cảnh tàn ác của người Nhật Bản đối với dân địa phương. Ông đã từ chức phó ban Ngoại Giao để phản đối và trở về Nhật Bản năm 1934.
Vào lúc này, Sugihara là nhân viên nói giỏi tiếng Nga nhất của chính phủ Nhật Bản nên Bộ Ngoại Giao muốn đặt ông vào Tòa Đại Sứ tại Mạc Tư Khoa. Nhưng người Nga còn nhớ rõ lần thương lượng về đường xe lửa nên đã từ chối, không cho phép Sugihara đến Liên Xô. Vì thế Tokyo liền gửi ông tới Lithuania để mở Tòa Lãnh Sự với một nhân viên. Tại đây, ông có thể báo cáo về các hoạt động của Liên Xô và các chương trình chiến tranh của Đức Quốc Xã.
Sáu tháng sau, chiến tranh bùng nổ và Liên Xô sát nhập Lithuania. Tất cả các tòa lãnh sự đều bị đóng cửa, và số người Do Thái đứng ngoài cổng nhà của ông Sugihara đã tăng lên từng giờ một.
Sugihara thảo luận với vợ điều gì sẽ xẩy ra nếu ông không tuân lệnh. Ông đã nói: "Đây có thể là khúc cuối của nghề nghiệp". Và cuối cùng, ông đã biết rõ con đường phải đi. Ông nói với vợ: "có thể anh sẽ không vâng lời chính phủ, còn nếu vâng lời thì lại bất tuân lời Chúa".
Ông Sugihara công bố cho đám đông ở bên ngoài tòa Lãnh Sự: "Tôi sẽ cấp thông hành chuyển tiếp cần có cho mọi người". Sau sự yên lặng hồi hộp là niềm vui bộc phát của đám đông. Nhiều người đã khóc trong cầu nguyện. Một hàng rất dài các người Do Thái chen lấn giành chỗ.
Thông Hành của Nhật Bản năm 1940
Vì thông hành của Nhật Bản chỉ được dùng cho việc chuyển tiếp, nên người mang thông hành còn phải khai rõ nơi đến cuối cùng. Người ta đã khuyên nên chọn Curacao là một nhượng địa của Hòa Lan trong quần đảo Caribbean. Ông Warhaftig cũng nhận được một văn bản cho biết không cần thông hành để tới thuộc địa này.
Ông Sugihara bắt đầu cấp phát thông hành kể từ sáng ngày 1 tháng 8 năm 1940. Đầu tiên, ông hỏi các người nạp đơn các câu hỏi thường lệ: họ có vé du lịch đi khỏi Nhật Bản không? Họ có đủ tiền cho chuyến ra đi không? Nhưng sau khi thầy hiển nhiên rằng nhiều người tị nạn Do Thái đã bỏ trốn, chỉ mang theo một số nhỏ tài sản, ông Sugihara bỏ qua các câu hỏi này.
Igo Feldblum, lúc đó 12 tuổi, cùng với gia đình đã thoát được từ thành phố Krakow, Ba Lan. Khi tới lượt gia đình này vào văn phòng của Sugihara, một nhân viên tòa Lãnh Sự đã nói nhỏ, dạy cho mọi người trong gia đình một câu tiếng Nhật: "Banzai Nippon" (Nhật Bản vạn tuế). Với câu nói này, ông Sugihara có thể xác nhận họ là những người tị nạn "nói được tiếng Nhật".
Mỗi thông hành cần tới 15 phút để làm xong. Ông Sugihara đã bỏ cả bữa ăn trưa để có thể viết thông hành càng nhiều càng hay. Dù thế, trong đêm đầu tiên khi ông ngưng làm việc, đám đông vẫn không giảm bớt. Ông đã phải làm việc cả ngày lẫn đêm và khi mẫu đơn chính thức đã hết, ông đành viết tay. Các ngày trôi qua. Ông Sugihara yếu đi. Mắt ông đỏ ngầu vì thiếu ngủ. Ông đã nói với vợ: "Anh không rõ có nên ngưng bây giờ không? ". Yukiko đã trả lời dịu dàng: "Chúng ta hãy cứu càng nhiều người càng tốt".
Vào tuần lễ thứ ba của tháng 8, ông Sugihara nhận được điện tín từ Tokyo ra lệnh chấm dứt. Một số lớn các người tị nạn Ba Lan đã tới hải cảng Yokohama và Kobe của Nhật Bản, tạo nên tình trạng hỗn độn. Nhưng Sugihara vẫn cố quên lệnh cấp trên.
Vào cuối tháng 8, chính quyền Xô Viết ra lệnh cho Tòa Lãnh Sự Nhật Bản phải đóng cửa. Tokyo cũng điện tín cho Sugihara di chuyển qua thành phố Bá Linh trong lúc đó, hàng trăm người tị nạn Do Thái vẫn đang tới. Làm sao bỏ qua được các bộ mặt cầu khẩn của đám đông. Ông Sugihara đã công bố: "Chúng tôi sẽ còn một tối tại khách sạn. Tôi sẽ cấp phát thật nhiều thông hành theo khả năng trước khi chúng tôi rời đi".
Đám đông đi theo gia dình Sugihara tới khách sạn, tại nơi này ông đã tiếp tục viết thông hành. Sáng hôm sau, vẫn còn một đám đông hơn nữa bám theo ông Sugihara và gia đình tới tận sân ga. Trên xe lửa, ông vẫn tiếp tục viết thật nhanh mà không làm sao cấp nổi thông hành cho tất cả các người tị nạn. Ông đã ký tên vào các mẫu giấy trống để họ điền vô sau. Cho đến khi xe lửa chuyển bánh, ông Sugihara còn truyền các thông hành qua cửa sổ. Một người trong đám đông đã phải thốt lên: "Sempo Sugihara, chúng tôi sẽ không bao giờ quên ông!".
Nắm được các tờ thông hành quý giá, các người tị nạn tìm đường đi về phía đông, băng qua miền Siberia của Liên Xô. Khi họ đã ở trên tầu biển an toàn hướng tới Nhật Bản, nhiều người Do Thái đã nhận thấy rằng các mẩu giấy tờ mà ông Sugihara viết vội vã và đóng dấu, đã được ban phước lành.
Moshe Cohen, 17 tuổi lúc đó, là một sinh viên chủng viện đã nghĩ như vậy. Khi nhóm của Cohen bắt đầu bước lên cầu tầu biển để đi Kobe, anh đã nhìn thấy một nhân viên người Nga xô đẩy một giáo sĩ Do Thái tới 2 nhân viên Nhật Bản kiểm soát thông hành. Khi vị giáo sĩ này mở tờ thông hành ra, gió đã thổi tờ giấy bay phấp phới trên mặt nước theo đường vòng cung. Cohen đã nói: "Tất cả chúng tôi đều nhìn kỹ, sững sờ. Nhưng tờ giấy đã bay vòng trở lại tới đoạn cầu đó, ngay chân vị giáo sĩ. Ông này nhặt lên, đưa thông thành cho các nhân viên kiểm soát và những người này vẫy tay cho qua".
Tại Nhật Bản, các người Do Thái được đối xử không kỳ thị. Khi thông hành chuyển tiếp của họ hết hạn, họ được phép tới Thượng Hải để chờ cho tới khi chiến tranh chấm dứt. Curacao đã từ chối họ.
Sau chiến tranh, một số người Do Thái định cư tại Nhật Bản nhưng phần lớn đã sang Hoa Kỳ, Nam Mỹ hay Palestine là quốc gia tương lai của Do Thái.
Ông Sugihara ước lượng rằng ông đã viết khoảng 3,500 thông hành. Các nguồn tin khác lại nói con số đó lên tới ít nhất là 6,000.
Trong thời kỳ Thế Chiến thứ Hai, ông Sugihara đã đứng đầu các Tòa Lãnh Sự tại Tiệp Khắc, Lỗ Mã Ni và Đức. Vì các thông hành kể trên không hề được chính phủ Nhật Bản nhắc nhở tới, nên ông đã nghĩ rằng các hành động của ông đã bị quên lãng.
Năm 1945, Sugihara khi đang điều khiển Tòa Lãnh Sư Nhật Bản tại thành phố Bucharest, Lỗ Mã Ni, thì ông và gia đình bị quân đội Nga bắt và cầm tù. Sau 21tháng, tất cả gia đình ông trở về Nhật Bản. Trở lại Tokyo, Sugihara hy vọng sẽ được phái tới một tòa Đại Sứ khác nhưng Thứ Trưởng Ngoại Giao Nhật lại yêu cầu ông từ chức. Thư giới thiệu cũng bị từ chối. Ông Sugihara cho rằng họ đã nhớ lại những gì ông đã làm tại Lithuania. Để giúp đỡ gia đình, nhà ngoại giao chuyên nghiệp này đã thử đi từng nhà bán bóng đèn điện. Sau đó, ông rời đi Mạc Tư Khoa để quản lý chi nhánh của một công ty thương mại, còn gia đình ở lại Nhật Bản trong một thời gian dài.
Các người Do Thái mà ông Sugihara cứu mạng không bao giờ quên ông. Nhiều người tìm kiếm ông, họ đã hỏi Bộ Ngoại Giao ở Tokyo nhưng vô hiệu.
Vào một ngày năm 1967, Hiroki là con trai của ông Sugihara, đã nhận được một điện tín cho biết nhân viên của tòa Đại Sứ Do Thái ở Tokyo muốn gặp. Đó là Yehoshua Nishri, người đã nhờ gia đình dò tên Sugihara trong danh sách các cựu nhân viên Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Nishri bảo Hiroki: "Tôi đã tìm kiếm cha cậu trong nhiều năm. Tôi không bao giờ có thể quên được người đã cứu mạng sống cho tôi". Hiroki cho biết cha cậu hiện đang làm việc tại Mạc Tư Khoa. Nishri nói: "Hãy nói với cha cậu rằng nước Do Thái muốn vinh danh ông về những gì ông đã làm".
Hiroki đã nhận được câu trả lời thường gặp của cha: ông đang bận việc và không có thời giờ dành cho lời cảm ơn chính thức. Nhưng 3 tháng sau, Nishri đã thuyết phục được ông Sugihara tới đất Do Thái. Tại Tel Aviv, ông Sugihara đã được chào đón như một vị anh hùng. Các bữa tiệc vinh danh được tổ chức bởi những người đã được ông cứu sống trong số này, vài người đã đóng các vai trò quan trọng trong Lịch Sử trẻ trung của nước Do Thái. Cũng trong số này có Zorach Warhaftig là người có công soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Do Thái và bây giờ là Bộ Trưởng Bộ Tôn Giáo. Ông Warhaftig nói: "Tôi luôn luôn tự hỏi tại sao ông đã làm như thế?". Ông Sugihara trả lời: "Tôi đã thấy nhiều người gặp các bước đường cùng và tôi có thể giúp, vậy tại sao tôi lại không nên làm?".
Năm 1984, Cơ Quan Do Thái có thẩm quyền về tưởng nhớ các vị anh hùng và các thánh tử đạo trong lò hỏa thiêu Đức Quốc Xã, đã tưởng thưởng ông Sugihara danh hiệu "Người Chân Chính của các Quốc Gia" (Righteous Among the Nations). Ông Sugihara lúc đó 85 tuổi, đã quá già yếu không thể tham dự buổi lễ, vì thế bà vợ của ông đã nhận phần thưởng. Một công viên tại nước Do Thái cũng mang tên ông và vào năm 1992, nước Do Thái đã tặng ông Sugihara bằng cấp công dân tưởng nhớ (commemorative citizenship).
Ông Sugihara cũng được vinh danh tại Hoa Kỳ. Gần đây, trường Tôn Giáo Mirrer Yeshiva tại New York đã kỷ niệm 50 năm thành lập. Toàn bộ ban giảng huấn của trường và tập thể sinh viên - với 300 giáo sĩ Do Thái, sinh viên và gia đình nhân viên - đã chạy khỏi Mir, thuộc nước Ba Lan, và được ông Sugihara cứu mạng. Ngày kỷ niệm đã được cử hành với việc thiết lập Quỹ Giáo Dục Sempo Sugihara để tài trợ cho các học giả Do Thái trẻ.
Igo Feldblum bây giờ là một bác sĩ sống tại Haifa, Do Thái. Ông đã phát biểu như sau: "Một người can đảm làm những việc khó làm, còn một vị anh hùng làm những việc có vẻ như không ai làm nổi. Ông Sugihara đã hành động như thể ông không có lợi gì trong việc đó cả".
Bia tưởng niệm ông Sugihara ở Waseda University |
Ông Sugihara đã qua đời tại Nhật Bản vào năm 1986 mà không ai biết tới danh tiếng. Chỉ khi một số đông người Do Thái chính thống có mặt tại nhà ông trong buổi lễ an táng, các người lối xóm mới hay biết rằng họ đã sống gần bên một vị anh hùng.
Năm 1991, chính phủ Nhật Bản đã công bố một lời xin lỗi trễ tới gia đình ông Sugihara vì đã sa thải ông. Vợ và các con ông vẫn nhận được thư từ của các người Do Thái biết ơn, đã nhận được thông hành của ông Sugihara. Người ta ước lượng rằng, nếu đếm cả các con và các cháu của những người được cứu thoát, thì có tới hàng chục ngàn người ở khắp nơi trên thế giới đã được nhà ngoại giao Nhật Bản can đảm này cứu mạng.
Ông Warhaftig là người có 25 đứa cháu, nhìn lại kinh nghiệm cũ và nói: "Ông Sempo Sugihara đã là một Mật Sứ của Thượng Đế ".
Phạm Văn Tuấn
(Đặc San Lâm Viên)
(Đặc San Lâm Viên)
phỏng dịch theo bài viết của David Tracey, Reader's Digest, Jan.1994 ST chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Tục Đốt Vàng Mã" - By HT Tố Liên / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
Thông Hành Cứu Mạng Sống 'Visa For Life"
Ông Sempo Sugihara tỉnh giấc vì các tiếng ồn ào bên ngoài tòa Lãnh Sự Nhật Bản tại thành phố Kaunas, nước Lithuania.
Ông Sempo Sugihara tỉnh giấc vì các tiếng ồn ào bên ngoài tòa Lãnh Sự Nhật Bản tại thành phố Kaunas, nước Lithuania. Nhìn qua cửa sổ, nhà ngoại giao 40 tuổi này không tin nổi đã thấy có hàng trăm người đàn ông, đàn bà và trẻ em đang đứng trước cổng Tòa Lãnh Sự. Nhiều người đàn ông có râu dài, mặc áo đen và đội mũ lông tròn. Vài người lại bế trên tay các trẻ em hay nâng đỡ các cụ già. Phần lớn những người này mang theo tất cả những gì họ có trong những gói bọc bằng vải.
Một nhân viên trẻ tuổi trong tòa Lãnh Sự cho ông Sugihara biết: "Họ là những người tị nạn Do Thái. Họ muốn ông cứu mạng họ". Đó là vào ngày 27 tháng 7 năm 1940. Tháng 9 năm trước, Đức Quốc Xã đã xâm lăng nước Ba Lan và các báo cáo hãi hùng về các tội ác của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái đã được phổ biến khắp nơi. Vậy một nhà ngoại giao cấp thấp của Nhật Bản tại Lithuania có thể làm được gì? Sugihara yêu cầu gặp người đại diện nhóm Do Thái và Zorach Warhaftig, một luật sư trẻ khoảng trung niên 30, đã cắt nghĩa về tình trạng nguy kịch của nhóm dân của ông ta.
Warhaftig cho ông Sugihara biết vô số gia đình Do Thái đã bị Đức Quốc Xã tàn sát. Các người tị nạn đã tìm cách tới được xứ Lithuania là vùng đất bị Liên Xô chiếm đóng và chẳng còn bao lâu nữa, chiến tranh sẽ lan tới đây. Chỉ có một con đường thoát hiểm là băng qua lục địa Liên Xô. Nhưng người Nga không bao giờ cho người Do Thái băng qua Liên Xô nếu không có chứng từ chấp nhận họ vào một quốc gia khác. Các tòa Lãnh Sự khác tại Lithuania thì hoặc là không thiện cảm, hoặc là đã đóng cửa. Đang cần tới hàng ngàn giấy thông hành. Ông Sugihara đã trả lời cho nhóm dân Do Thái: "Tôi muốn giúp đỡ các ông, nhưng tôi phải hỏi về Tokyo". Warhaftig lo lắng.
Vào năm 1940, có rất ít quốc gia sẵn lòng giúp đỡ các người Do Thái "không nhà" và Nhật Bản lại sắp trở thành nước đồng minh chính thức của Đức Quốc Xã. Đứng trong nhóm dân tị nạn ngày hôm đó còn có Yehoshua Nishri, 20 tuổi. Anh lắng nghe lời Warhaftig báo cáo lại. Nishri nghĩ: "Đây là hy vọng duy nhất của chúng ta. Thời gian sắp hết".
Ông Sugihara gửi điện tín cho Bộ Ngoại Giao Nhật tại Tokyo, cắt nghĩa rõ tình thế nguy ngập của các người Do Thái. Ông ta đã ghi: "Tôi đang xin được phép cấp phát ngay các thông hành chuyển tiếp". Hai ngày sau, có điện tín trả lời. Sugihara đã kinh hoàng khi đọc được lệnh: "Anh không được phép cấp phát thông hành chuyển tiếp cho những người không có một nơi đến rõ ràng".
Đêm hôm đó, Sugihara đã đi bộ trong phòng cho đến sáng. Ông nói với Yukiko, người vợ cùng thức khuya với ông: "Anh phải làm một việc gì". Yukiko cũng nói: "Vâng, chúng ta phải làm". Bà Yukiko đã rất buồn rầu khi nghĩ tới các bảng "Cấm người Do Thái" treo tại các công viên Đức. Bà tự hỏi: "Làm sao người ta lại có thể căm thù một cách mù quáng như vậy?". Vẻ nhìn tuyệt vọng trong các con mắt của những người tị nạn, đặc biệt là của các trẻ em nhỏ, đã làm động lòng người mẹ có 3 con này.
Sugihara lại gửi điện tín về Tokyo, cắt nghĩa rằng các người tị nạn cần tới 20 ngày để băng qua lãnh thổ Liên Xô. Theo sau là cuộc hành trình bằng tầu biển từ hải cảng Vladivostok của Liên Xô và 30 ngày chờ đợi tại Nhật Bản. Như vậy cần tới 50 ngày để tới một nơi đến. Câu trả lời vẫn là không. Sugihara lại gửi một điện tín thứ ba tới Tokyo, cắt nghĩa rằng việc tiến quân của Đức Quốc Xã rất cấp bách, các người Do Thái không còn nơi nào khác để trông cậy. Lời yêu cầu vẫn bị bác bỏ. Tới lúc này, sự chọn lựa của Sugihara đã rõ: ông phải vâng lệnh chính phủ hay tuân theo lương tâm.
Luôn luôn ông Sugihara đi theo con đường riêng của mình. Ông tốt nghiệp trung học với điểm cao và cha ông nhấn mạnh rằng ông phải trở nên một bác sĩ. Nhưng mộng của Sugihara là học văn chương và sinh sống tại nước ngoài. Vào buổi sáng ngày dự thi Y Khoa, Sugihara rời nhà với lời cha dặn phải cố gắng làm bài để có hạng cao nhất. Nhưng khi bài thi được phát ra, ông đã viết tên mình lên trên phần đầu tờ giấy và đặt bút, không viết tiếp để rồi nạp giấy trắng. Sau đó, ông Sugihara theo học trường Đại Học Waseda về môn Anh Ngữ. Ông đã trả học phía bằng cách làm bán thời gian các công việc như phu cất hàng, thầy giáo dạy kèm hay cu li kéo xe.
Một hôm ông được coi một mẩu rao vặt đăng trên báo. Bộ Ngoại Giao Nhật đang cần một số người trẻ tuổi ước muốn theo học tại ngoại quốc để vào ngành Ngoại Giao. Việc này có vẻ như rất hấp dẫn đối với những người hay mơ mộng. Rồi chỉ một số người vượt qua được kỳ thi tuyển và Sugihara đựơc gửi tới Đại Học Harbin ở Trung Hoa. Tại nơi này, ông học tiếng Nga và cũng đổi sang đạo Thiên Chúa.
Sau khi tốt nghiệp với hạng danh dự, Sugihara làm việc cho chính phủ Nhật Bản kiểm soát vùng Mãn Châu, phía đông bắc Trung Hoa. Ông đã đạt đến chức phó ban Ngoại Giao. Có một lần chính phủ Xô Viết đề nghị bán một đường xe lửa cho Nhật Bản. Ông đã khảo sát cuộc thương lượng và đã khám phá thấy rằng giá tiền của Liên Xô gấp hai lần trị giá thực. Vì vậy ông đã mua được món hàng với giá nửa tiền. Làm việc tại Mãn Châu, Sugihara rất kinh hoàng khi nhìn thấy cảnh tàn ác của người Nhật Bản đối với dân địa phương. Ông đã từ chức phó ban Ngoại Giao để phản đối và trở về Nhật Bản năm 1934.
Vào lúc này, Sugihara là nhân viên nói giỏi tiếng Nga nhất của chính phủ Nhật Bản nên Bộ Ngoại Giao muốn đặt ông vào Tòa Đại Sứ tại Mạc Tư Khoa. Nhưng người Nga còn nhớ rõ lần thương lượng về đường xe lửa nên đã từ chối, không cho phép Sugihara đến Liên Xô. Vì thế Tokyo liền gửi ông tới Lithuania để mở Tòa Lãnh Sự với một nhân viên. Tại đây, ông có thể báo cáo về các hoạt động của Liên Xô và các chương trình chiến tranh của Đức Quốc Xã.
Sáu tháng sau, chiến tranh bùng nổ và Liên Xô sát nhập Lithuania. Tất cả các tòa lãnh sự đều bị đóng cửa, và số người Do Thái đứng ngoài cổng nhà của ông Sugihara đã tăng lên từng giờ một.
Sugihara thảo luận với vợ điều gì sẽ xẩy ra nếu ông không tuân lệnh. Ông đã nói: "Đây có thể là khúc cuối của nghề nghiệp". Và cuối cùng, ông đã biết rõ con đường phải đi. Ông nói với vợ: "có thể anh sẽ không vâng lời chính phủ, còn nếu vâng lời thì lại bất tuân lời Chúa".
Ông Sugihara công bố cho đám đông ở bên ngoài tòa Lãnh Sự: "Tôi sẽ cấp thông hành chuyển tiếp cần có cho mọi người". Sau sự yên lặng hồi hộp là niềm vui bộc phát của đám đông. Nhiều người đã khóc trong cầu nguyện. Một hàng rất dài các người Do Thái chen lấn giành chỗ.
Thông Hành của Nhật Bản năm 1940
Vì thông hành của Nhật Bản chỉ được dùng cho việc chuyển tiếp, nên người mang thông hành còn phải khai rõ nơi đến cuối cùng. Người ta đã khuyên nên chọn Curacao là một nhượng địa của Hòa Lan trong quần đảo Caribbean. Ông Warhaftig cũng nhận được một văn bản cho biết không cần thông hành để tới thuộc địa này.
Ông Sugihara bắt đầu cấp phát thông hành kể từ sáng ngày 1 tháng 8 năm 1940. Đầu tiên, ông hỏi các người nạp đơn các câu hỏi thường lệ: họ có vé du lịch đi khỏi Nhật Bản không? Họ có đủ tiền cho chuyến ra đi không? Nhưng sau khi thầy hiển nhiên rằng nhiều người tị nạn Do Thái đã bỏ trốn, chỉ mang theo một số nhỏ tài sản, ông Sugihara bỏ qua các câu hỏi này.
Igo Feldblum, lúc đó 12 tuổi, cùng với gia đình đã thoát được từ thành phố Krakow, Ba Lan. Khi tới lượt gia đình này vào văn phòng của Sugihara, một nhân viên tòa Lãnh Sự đã nói nhỏ, dạy cho mọi người trong gia đình một câu tiếng Nhật: "Banzai Nippon" (Nhật Bản vạn tuế). Với câu nói này, ông Sugihara có thể xác nhận họ là những người tị nạn "nói được tiếng Nhật".
Mỗi thông hành cần tới 15 phút để làm xong. Ông Sugihara đã bỏ cả bữa ăn trưa để có thể viết thông hành càng nhiều càng hay. Dù thế, trong đêm đầu tiên khi ông ngưng làm việc, đám đông vẫn không giảm bớt. Ông đã phải làm việc cả ngày lẫn đêm và khi mẫu đơn chính thức đã hết, ông đành viết tay. Các ngày trôi qua. Ông Sugihara yếu đi. Mắt ông đỏ ngầu vì thiếu ngủ. Ông đã nói với vợ: "Anh không rõ có nên ngưng bây giờ không? ". Yukiko đã trả lời dịu dàng: "Chúng ta hãy cứu càng nhiều người càng tốt".
Vào tuần lễ thứ ba của tháng 8, ông Sugihara nhận được điện tín từ Tokyo ra lệnh chấm dứt. Một số lớn các người tị nạn Ba Lan đã tới hải cảng Yokohama và Kobe của Nhật Bản, tạo nên tình trạng hỗn độn. Nhưng Sugihara vẫn cố quên lệnh cấp trên.
Vào cuối tháng 8, chính quyền Xô Viết ra lệnh cho Tòa Lãnh Sự Nhật Bản phải đóng cửa. Tokyo cũng điện tín cho Sugihara di chuyển qua thành phố Bá Linh trong lúc đó, hàng trăm người tị nạn Do Thái vẫn đang tới. Làm sao bỏ qua được các bộ mặt cầu khẩn của đám đông. Ông Sugihara đã công bố: "Chúng tôi sẽ còn một tối tại khách sạn. Tôi sẽ cấp phát thật nhiều thông hành theo khả năng trước khi chúng tôi rời đi".
Đám đông đi theo gia dình Sugihara tới khách sạn, tại nơi này ông đã tiếp tục viết thông hành. Sáng hôm sau, vẫn còn một đám đông hơn nữa bám theo ông Sugihara và gia đình tới tận sân ga. Trên xe lửa, ông vẫn tiếp tục viết thật nhanh mà không làm sao cấp nổi thông hành cho tất cả các người tị nạn. Ông đã ký tên vào các mẫu giấy trống để họ điền vô sau. Cho đến khi xe lửa chuyển bánh, ông Sugihara còn truyền các thông hành qua cửa sổ. Một người trong đám đông đã phải thốt lên: "Sempo Sugihara, chúng tôi sẽ không bao giờ quên ông!".
Nắm được các tờ thông hành quý giá, các người tị nạn tìm đường đi về phía đông, băng qua miền Siberia của Liên Xô. Khi họ đã ở trên tầu biển an toàn hướng tới Nhật Bản, nhiều người Do Thái đã nhận thấy rằng các mẩu giấy tờ mà ông Sugihara viết vội vã và đóng dấu, đã được ban phước lành.
Moshe Cohen, 17 tuổi lúc đó, là một sinh viên chủng viện đã nghĩ như vậy. Khi nhóm của Cohen bắt đầu bước lên cầu tầu biển để đi Kobe, anh đã nhìn thấy một nhân viên người Nga xô đẩy một giáo sĩ Do Thái tới 2 nhân viên Nhật Bản kiểm soát thông hành. Khi vị giáo sĩ này mở tờ thông hành ra, gió đã thổi tờ giấy bay phấp phới trên mặt nước theo đường vòng cung. Cohen đã nói: "Tất cả chúng tôi đều nhìn kỹ, sững sờ. Nhưng tờ giấy đã bay vòng trở lại tới đoạn cầu đó, ngay chân vị giáo sĩ. Ông này nhặt lên, đưa thông thành cho các nhân viên kiểm soát và những người này vẫy tay cho qua".
Tại Nhật Bản, các người Do Thái được đối xử không kỳ thị. Khi thông hành chuyển tiếp của họ hết hạn, họ được phép tới Thượng Hải để chờ cho tới khi chiến tranh chấm dứt. Curacao đã từ chối họ.
Sau chiến tranh, một số người Do Thái định cư tại Nhật Bản nhưng phần lớn đã sang Hoa Kỳ, Nam Mỹ hay Palestine là quốc gia tương lai của Do Thái.
Ông Sugihara ước lượng rằng ông đã viết khoảng 3,500 thông hành. Các nguồn tin khác lại nói con số đó lên tới ít nhất là 6,000.
Trong thời kỳ Thế Chiến thứ Hai, ông Sugihara đã đứng đầu các Tòa Lãnh Sự tại Tiệp Khắc, Lỗ Mã Ni và Đức. Vì các thông hành kể trên không hề được chính phủ Nhật Bản nhắc nhở tới, nên ông đã nghĩ rằng các hành động của ông đã bị quên lãng.
Năm 1945, Sugihara khi đang điều khiển Tòa Lãnh Sư Nhật Bản tại thành phố Bucharest, Lỗ Mã Ni, thì ông và gia đình bị quân đội Nga bắt và cầm tù. Sau 21tháng, tất cả gia đình ông trở về Nhật Bản. Trở lại Tokyo, Sugihara hy vọng sẽ được phái tới một tòa Đại Sứ khác nhưng Thứ Trưởng Ngoại Giao Nhật lại yêu cầu ông từ chức. Thư giới thiệu cũng bị từ chối. Ông Sugihara cho rằng họ đã nhớ lại những gì ông đã làm tại Lithuania. Để giúp đỡ gia đình, nhà ngoại giao chuyên nghiệp này đã thử đi từng nhà bán bóng đèn điện. Sau đó, ông rời đi Mạc Tư Khoa để quản lý chi nhánh của một công ty thương mại, còn gia đình ở lại Nhật Bản trong một thời gian dài.
Các người Do Thái mà ông Sugihara cứu mạng không bao giờ quên ông. Nhiều người tìm kiếm ông, họ đã hỏi Bộ Ngoại Giao ở Tokyo nhưng vô hiệu.
Vào một ngày năm 1967, Hiroki là con trai của ông Sugihara, đã nhận được một điện tín cho biết nhân viên của tòa Đại Sứ Do Thái ở Tokyo muốn gặp. Đó là Yehoshua Nishri, người đã nhờ gia đình dò tên Sugihara trong danh sách các cựu nhân viên Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Nishri bảo Hiroki: "Tôi đã tìm kiếm cha cậu trong nhiều năm. Tôi không bao giờ có thể quên được người đã cứu mạng sống cho tôi". Hiroki cho biết cha cậu hiện đang làm việc tại Mạc Tư Khoa. Nishri nói: "Hãy nói với cha cậu rằng nước Do Thái muốn vinh danh ông về những gì ông đã làm".
Hiroki đã nhận được câu trả lời thường gặp của cha: ông đang bận việc và không có thời giờ dành cho lời cảm ơn chính thức. Nhưng 3 tháng sau, Nishri đã thuyết phục được ông Sugihara tới đất Do Thái. Tại Tel Aviv, ông Sugihara đã được chào đón như một vị anh hùng. Các bữa tiệc vinh danh được tổ chức bởi những người đã được ông cứu sống trong số này, vài người đã đóng các vai trò quan trọng trong Lịch Sử trẻ trung của nước Do Thái. Cũng trong số này có Zorach Warhaftig là người có công soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Do Thái và bây giờ là Bộ Trưởng Bộ Tôn Giáo. Ông Warhaftig nói: "Tôi luôn luôn tự hỏi tại sao ông đã làm như thế?". Ông Sugihara trả lời: "Tôi đã thấy nhiều người gặp các bước đường cùng và tôi có thể giúp, vậy tại sao tôi lại không nên làm?".
Năm 1984, Cơ Quan Do Thái có thẩm quyền về tưởng nhớ các vị anh hùng và các thánh tử đạo trong lò hỏa thiêu Đức Quốc Xã, đã tưởng thưởng ông Sugihara danh hiệu "Người Chân Chính của các Quốc Gia" (Righteous Among the Nations). Ông Sugihara lúc đó 85 tuổi, đã quá già yếu không thể tham dự buổi lễ, vì thế bà vợ của ông đã nhận phần thưởng. Một công viên tại nước Do Thái cũng mang tên ông và vào năm 1992, nước Do Thái đã tặng ông Sugihara bằng cấp công dân tưởng nhớ (commemorative citizenship).
Ông Sugihara cũng được vinh danh tại Hoa Kỳ. Gần đây, trường Tôn Giáo Mirrer Yeshiva tại New York đã kỷ niệm 50 năm thành lập. Toàn bộ ban giảng huấn của trường và tập thể sinh viên - với 300 giáo sĩ Do Thái, sinh viên và gia đình nhân viên - đã chạy khỏi Mir, thuộc nước Ba Lan, và được ông Sugihara cứu mạng. Ngày kỷ niệm đã được cử hành với việc thiết lập Quỹ Giáo Dục Sempo Sugihara để tài trợ cho các học giả Do Thái trẻ.
Igo Feldblum bây giờ là một bác sĩ sống tại Haifa, Do Thái. Ông đã phát biểu như sau: "Một người can đảm làm những việc khó làm, còn một vị anh hùng làm những việc có vẻ như không ai làm nổi. Ông Sugihara đã hành động như thể ông không có lợi gì trong việc đó cả".
Bia tưởng niệm ông Sugihara ở Waseda University |
Ông Sugihara đã qua đời tại Nhật Bản vào năm 1986 mà không ai biết tới danh tiếng. Chỉ khi một số đông người Do Thái chính thống có mặt tại nhà ông trong buổi lễ an táng, các người lối xóm mới hay biết rằng họ đã sống gần bên một vị anh hùng.
Năm 1991, chính phủ Nhật Bản đã công bố một lời xin lỗi trễ tới gia đình ông Sugihara vì đã sa thải ông. Vợ và các con ông vẫn nhận được thư từ của các người Do Thái biết ơn, đã nhận được thông hành của ông Sugihara. Người ta ước lượng rằng, nếu đếm cả các con và các cháu của những người được cứu thoát, thì có tới hàng chục ngàn người ở khắp nơi trên thế giới đã được nhà ngoại giao Nhật Bản can đảm này cứu mạng.
Ông Warhaftig là người có 25 đứa cháu, nhìn lại kinh nghiệm cũ và nói: "Ông Sempo Sugihara đã là một Mật Sứ của Thượng Đế ".
Phạm Văn Tuấn
(Đặc San Lâm Viên)
(Đặc San Lâm Viên)
phỏng dịch theo bài viết của David Tracey, Reader's Digest, Jan.1994 ST chuyen