Thân Hữu Tiếp Tay...
Thư ngỏ gởi Nghị viên Hoàng Duy Hùng .
Trong thời gian qua, cũng như nhiều người khác, tôi đã đọc được trên các trang mạng những sự kiện liên quan đến các mối liên hệ giữa anh và nhà cầm quyền CSVN,
Chào anh Hoàng Duy Hùng,
Trong thời gian qua, cũng như nhiều người khác, tôi đã đọc được trên các trang mạng những sự kiện liên quan đến các mối liên hệ giữa anh và nhà cầm quyền CSVN, như tiếp xúc với viên chức cao cấp của Hà Nội, thúc đẩy sự bang giao giữa Houston và Đà Nẳng v.v… Nhưng tôi đã cho anh một “yếu tố nghi ngại” (benefit of the doubt) là vì chức vụ dân cử, anh phải buộc lòng có các sự tiếp xúc đó mà vì ở xa, tôi không thể biết được hết các ẩn tình ở phía đàng sau.
NV Hoàng duy Hùng (thứ nhứt từ trái) họp với cán bộ cao cấp CSVN |
Nhưng hôm nay, khi đọc bài tường trình của anh “Al Hoàng Tham Dự Lễ Tân Niên tại Trung tâm Cộng Đồng Trung Hoa”, phải nói là tôi thất vọng thật nhiều về những nhận định cùng quan điểm của anh.
Phải nói là anh đã quá khôn khéo “lăng ba” ở cuối bài “Tôi trình bày lại sự kiện này và không có bình luận để quý vị cùng thâm định…”. Đọc xong, ai cũng hiểu anh hàm ý gì trong bài viết ngắn đó nhưng như một chính trị gia chuyên nghiệp, anh đã mở trước cho anh con đường để khi có ai lên tiếng chỉ trích những ngụ ý đó, anh sẽ nhẹ nhàng hóa giải “Tôi đâu có viết như thế trong bài”. Khôn khéo ? Có thể ! Nhưng hèn nhát ? Chắc chắn !
Mục đích chính của anh là muốn dùng “Cộng Đồng Trung Hoa ở Houston” như một biểu tượng để cộng đồng người Việt chúng ta phải noi theo.
Nói nôm na là bắt chước. Nhưng anh muốn chúng ta bắt chước họ những gì ?
(1) Đầu tiên, qua hình ảnh “ phái đoàn Trung Cộng và Đài Loan bắt tay chúc mừng tân niên và hỏi thăm nhau rất thân tình”, anh muốn chúng ta phải xem chuyện các viên chức của hai bên Quốc – Cộng có mặt ở những buổi lễ hội của chúng ta là chuyện bình thường. Hơn thế nữa, còn phải được khuyến khích.
Không muốn mang tiếng là vạch là tìm sâu, tôi phải nói ngay là anh đã phạm phải lỗi lầm sơ đẳng nhứt của ngành ngoại giao: không viết đúng tên của các đương sự. Bà lãnh sự của Trung Cộng là Xu Erwen, không phải Erwin (sai không phải 1 lần mà đến 2 lần). Và ông đại diện Đài Loan là Daniel Liao, không phải Daniels.
Điều này chứng tỏ hoặc là tính cách làm việc cẩu thả của anh, hoặc là sự thiếu lễ độ / lịch sự của anh với ngưới khác, hoặc cả hai.
(2) Quan trọng hơn, tôi nhớ rằng Hoa Kỳ và Đài Loan không có liên hệ ngoại giao chính thức thì làm sao Houston có tòa Tổng Lãnh sự của họ được. Và thời buổi này, Google có thể giúp ta tìm được hầu hết những gì ta muốn biết. Văn phòng của Đài Loan ở Houston có tên chính thức là Taipei Economic and Cultural Office, và chức vụ của ông Daniel Liao là Director- General – Tổng Giám Đốc – chứ không phải Tổng Lãnh sự (Consular-General) như anh đã viết.
Những chi tiết căn bản đó đã không chính xác thì làm sao người đọc có thể tin tưởng được rằng “phái đoàn TC và ĐL bắt tay chúc mừng tân niên và hỏi thăm nhau rất thân tình”.
(3) Điểm thứ ba: những cái bắt tay ở các lễ hội là những hành động ngoại giao, không nhất thiết chứng tỏ mối quan hệ khắn khít giữa những người Trung Hoa Cộng sản và những người Trung Hoa Đài Loan. Các đại diện Do Thái và Palestinian vẫn phải bắt tay nhau tại các hội nghị quốc tế.
(4) Điểm thứ tư là anh đã tường thuật lại lời nói của “một vị chức sắc” trong Cộng Đồng Trung Hoa, là họ “rất thực tế, không đặt trọng chủ nghĩa này, chủ nghĩa no5, mà chúng tôi đặt quyền lợi và sự đoàn kết của người Trung Quốc là trên hết”.
Khi anh đã không nhớ đúng tên của bà Xu Erwen và ông Daniel Liao thì tôi cũng không kỳ vọng anh nhớ được tên của “vị chức sắc” này. để nêu lên trong bài.
Nhưng nếu đã như thế thì một khi buổi “tân niên” diễn ra vào hôm thứ Bảy, và anh viết bài này vào ngày thứ Hai (mùng 2 Tết), thì làm sao mà anh vẫn nhớ rõ ràng để có thể bỏ vào trong ngoặc kép (quote) từng câu, từng chữ những gì “vị chức sắc” ấy đã giải thích với anh? Tài thật ! Hay anh đã khiến cho những người đọc đa nghi (như tôi) có thể đặt dấu hỏi, phải chăng những điều đó do chính anh sáng tác?
(5) Điểm cuối cùng, và cũng là động lực chính khiến tôi phải viết bài này, là anh cho biết “Cộng Đồng Trung Hoa chỉ chào một lá cờ duy nhứt đó là cờ Hoa Kỳ và họ cũng không có phút mặc niệm”.
Rõ ràng đây là lời phủ dụ của một người không muốn thấy sự hiện diện của quốc kỳ VNCH và chúng ta hãy quên đi sự tưởng nhớ các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do. Tôi không biết quan điểm chính trị của cái gọi là “Cộng Đồng Trung Hoa” đã tổ chức buổi lễ tân niên này ra sao (thật ra phải gọi là Tất niên vì hôm thứ Bảy chỉ mới là 29 tháng Chạp Âm lịch). Nhưng cộng đồng tỵ nạn Việt Nam sẽ không hài lòng, có thể sẽ rất phẩn nộ, khi người đại diện dân cử của họ kêu gọi sự bải bỏ truyền thống cao đẹp này.
Ở Úc, các buổi lễ hội của cộng đồng người Việt tự do luôn luôn “thu hút hầu như tất cả các vị dân cử đến tham dự” dù họ biết rất rõ rằng sẽ có cờ vàng sọc đỏ, sẽ có quốc ca VNCH và sẽ có phút mặc niệm.
Thủ Tướng Úc Julia Gillard (trên) và Lãnh tụ đối lập liên bang Tony Abbott (dưới) cắt băng khánh thành Hội Chợ Tết Quý Tỵ ở Sydney |
Họ đến đông hay không là tùy ở sức mạnh và sự đoàn kết của cộng đồng chúng ta mà các người lãnh đạo có trách nhiệm rất lớn. Trong tinh thần đó, tôi nghĩ rằng anh chưa làm đúng hoàn toàn vai trò của anh.
HƯNG VIỆT (Brisbane)
HƯNG VIỆT (Brisbane)
Khải Huyền chuyển
Thư ngỏ gởi Nghị viên Hoàng Duy Hùng .
Trong thời gian qua, cũng như nhiều người khác, tôi đã đọc được trên các trang mạng những sự kiện liên quan đến các mối liên hệ giữa anh và nhà cầm quyền CSVN,
Chào anh Hoàng Duy Hùng,
Trong thời gian qua, cũng như nhiều người khác, tôi đã đọc được trên các trang mạng những sự kiện liên quan đến các mối liên hệ giữa anh và nhà cầm quyền CSVN, như tiếp xúc với viên chức cao cấp của Hà Nội, thúc đẩy sự bang giao giữa Houston và Đà Nẳng v.v… Nhưng tôi đã cho anh một “yếu tố nghi ngại” (benefit of the doubt) là vì chức vụ dân cử, anh phải buộc lòng có các sự tiếp xúc đó mà vì ở xa, tôi không thể biết được hết các ẩn tình ở phía đàng sau.
NV Hoàng duy Hùng (thứ nhứt từ trái) họp với cán bộ cao cấp CSVN |
Nhưng hôm nay, khi đọc bài tường trình của anh “Al Hoàng Tham Dự Lễ Tân Niên tại Trung tâm Cộng Đồng Trung Hoa”, phải nói là tôi thất vọng thật nhiều về những nhận định cùng quan điểm của anh.
Phải nói là anh đã quá khôn khéo “lăng ba” ở cuối bài “Tôi trình bày lại sự kiện này và không có bình luận để quý vị cùng thâm định…”. Đọc xong, ai cũng hiểu anh hàm ý gì trong bài viết ngắn đó nhưng như một chính trị gia chuyên nghiệp, anh đã mở trước cho anh con đường để khi có ai lên tiếng chỉ trích những ngụ ý đó, anh sẽ nhẹ nhàng hóa giải “Tôi đâu có viết như thế trong bài”. Khôn khéo ? Có thể ! Nhưng hèn nhát ? Chắc chắn !
Mục đích chính của anh là muốn dùng “Cộng Đồng Trung Hoa ở Houston” như một biểu tượng để cộng đồng người Việt chúng ta phải noi theo.
Nói nôm na là bắt chước. Nhưng anh muốn chúng ta bắt chước họ những gì ?
(1) Đầu tiên, qua hình ảnh “ phái đoàn Trung Cộng và Đài Loan bắt tay chúc mừng tân niên và hỏi thăm nhau rất thân tình”, anh muốn chúng ta phải xem chuyện các viên chức của hai bên Quốc – Cộng có mặt ở những buổi lễ hội của chúng ta là chuyện bình thường. Hơn thế nữa, còn phải được khuyến khích.
Không muốn mang tiếng là vạch là tìm sâu, tôi phải nói ngay là anh đã phạm phải lỗi lầm sơ đẳng nhứt của ngành ngoại giao: không viết đúng tên của các đương sự. Bà lãnh sự của Trung Cộng là Xu Erwen, không phải Erwin (sai không phải 1 lần mà đến 2 lần). Và ông đại diện Đài Loan là Daniel Liao, không phải Daniels.
Điều này chứng tỏ hoặc là tính cách làm việc cẩu thả của anh, hoặc là sự thiếu lễ độ / lịch sự của anh với ngưới khác, hoặc cả hai.
(2) Quan trọng hơn, tôi nhớ rằng Hoa Kỳ và Đài Loan không có liên hệ ngoại giao chính thức thì làm sao Houston có tòa Tổng Lãnh sự của họ được. Và thời buổi này, Google có thể giúp ta tìm được hầu hết những gì ta muốn biết. Văn phòng của Đài Loan ở Houston có tên chính thức là Taipei Economic and Cultural Office, và chức vụ của ông Daniel Liao là Director- General – Tổng Giám Đốc – chứ không phải Tổng Lãnh sự (Consular-General) như anh đã viết.
Những chi tiết căn bản đó đã không chính xác thì làm sao người đọc có thể tin tưởng được rằng “phái đoàn TC và ĐL bắt tay chúc mừng tân niên và hỏi thăm nhau rất thân tình”.
(3) Điểm thứ ba: những cái bắt tay ở các lễ hội là những hành động ngoại giao, không nhất thiết chứng tỏ mối quan hệ khắn khít giữa những người Trung Hoa Cộng sản và những người Trung Hoa Đài Loan. Các đại diện Do Thái và Palestinian vẫn phải bắt tay nhau tại các hội nghị quốc tế.
(4) Điểm thứ tư là anh đã tường thuật lại lời nói của “một vị chức sắc” trong Cộng Đồng Trung Hoa, là họ “rất thực tế, không đặt trọng chủ nghĩa này, chủ nghĩa no5, mà chúng tôi đặt quyền lợi và sự đoàn kết của người Trung Quốc là trên hết”.
Khi anh đã không nhớ đúng tên của bà Xu Erwen và ông Daniel Liao thì tôi cũng không kỳ vọng anh nhớ được tên của “vị chức sắc” này. để nêu lên trong bài.
Nhưng nếu đã như thế thì một khi buổi “tân niên” diễn ra vào hôm thứ Bảy, và anh viết bài này vào ngày thứ Hai (mùng 2 Tết), thì làm sao mà anh vẫn nhớ rõ ràng để có thể bỏ vào trong ngoặc kép (quote) từng câu, từng chữ những gì “vị chức sắc” ấy đã giải thích với anh? Tài thật ! Hay anh đã khiến cho những người đọc đa nghi (như tôi) có thể đặt dấu hỏi, phải chăng những điều đó do chính anh sáng tác?
(5) Điểm cuối cùng, và cũng là động lực chính khiến tôi phải viết bài này, là anh cho biết “Cộng Đồng Trung Hoa chỉ chào một lá cờ duy nhứt đó là cờ Hoa Kỳ và họ cũng không có phút mặc niệm”.
Rõ ràng đây là lời phủ dụ của một người không muốn thấy sự hiện diện của quốc kỳ VNCH và chúng ta hãy quên đi sự tưởng nhớ các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do. Tôi không biết quan điểm chính trị của cái gọi là “Cộng Đồng Trung Hoa” đã tổ chức buổi lễ tân niên này ra sao (thật ra phải gọi là Tất niên vì hôm thứ Bảy chỉ mới là 29 tháng Chạp Âm lịch). Nhưng cộng đồng tỵ nạn Việt Nam sẽ không hài lòng, có thể sẽ rất phẩn nộ, khi người đại diện dân cử của họ kêu gọi sự bải bỏ truyền thống cao đẹp này.
Ở Úc, các buổi lễ hội của cộng đồng người Việt tự do luôn luôn “thu hút hầu như tất cả các vị dân cử đến tham dự” dù họ biết rất rõ rằng sẽ có cờ vàng sọc đỏ, sẽ có quốc ca VNCH và sẽ có phút mặc niệm.
Thủ Tướng Úc Julia Gillard (trên) và Lãnh tụ đối lập liên bang Tony Abbott (dưới) cắt băng khánh thành Hội Chợ Tết Quý Tỵ ở Sydney |
Họ đến đông hay không là tùy ở sức mạnh và sự đoàn kết của cộng đồng chúng ta mà các người lãnh đạo có trách nhiệm rất lớn. Trong tinh thần đó, tôi nghĩ rằng anh chưa làm đúng hoàn toàn vai trò của anh.
HƯNG VIỆT (Brisbane)
HƯNG VIỆT (Brisbane)
Khải Huyền chuyển