Thân Hữu Tiếp Tay...

Thư người gái quê _ Lê Phùng Xuân

xxx


EMGaiQue
Thư người gái quê  


Một thời chiến tranh.
Một thời biển dâu.
Em ơi !
Tóc xanh dù có bạc màu,
Bờ môi vẫn thấm ngọt ngào vị xưa !
Lê Phùng Xuân  

Tiếng súng trung liên nổ dòn tan trong đêm khuya ở khu Hoàng Diệu. Khu nầy có nhiều quán ba. Lính thường hay nhậu nhẹt say sưa và đánh lộn sau mỗi lần hành quân về. May là ở Xuân Lộc chỉ có lính của Sư Đoàn nên ít khi đổ máu. Mấy chàng GI thường hay né trong những dịp nầy. Hơn nữa Xuân hông hề thấy có sự đụng chạm nào xảy ra. Nói đúng ra, đó là khu quán ba yên lành.
- Trung Úy ơi! Trung úy xuống đó lôi đầu tụi thằng Ni, thằng Lang về. Mau đi, chớ để Quân Cảnh hốt là sáng mai mình mắc công đi lảnh tụi nó. Rồi còn bị ký củ nữa.
- Mấy thằng quỉ nầy. Lần nào cũng vậy. Hành quân lâu ngày về là có phá làng phá xóm .Kỳ nầy, lôi tụi nó về là tui cắt cu mấy thằng quỉ sứ nầy cho tụi bây hết quậy nữa.
Nói vậy chớ chàng cũng thấy thương và tội nghiệp cho lính của mình. Họ lội trong rừng sâu, chịu đói, chịu khát, muỗi, mòng cắn chích, vắt búng, trân mình giữa lằn tên mũi đạn, sống chết hông biết lúc nào, quanh năm suốt tháng hông biết thế nào là bữa cơm ngon. Nhiều khi ăn được tô hủ tiếu nước lèo lạt nhách, uống được ly lade, ly xá xị… bên quán xập xệ ven đường, sau cuộc hành quân dài ngày trong rừng sâu là niềm sung sướng vô biên. Từ  trong rừng chui ra gặp được quán lèng xèng, uống được ly lade con cọp có đá, hút điếu nút chuồn, Thiếu Úy Thanh nhiều khi phán bạt mạng xanh dờn: ”Trời ơi, con đĩ mẹ nó, người nó tăng tăng rần rần,  sương sướng và đa đã còn hơn thảy lỗ!”.

                                        ***

Khi thấy ánh đèn xe Jeep 606, đám lính biết có chuyện nên  tản đi mất hết. Ni và Lang chắc xách súng lủi ngõ nào về đại đội. Ngày mai, biết thế nào Xuân cũng cho tụi nó vô chuồng cọp, nên có khi họ trốn biệt đâu đó.
Phùng Xuân bước vào ba. Trống vắng. Một cái bàn ngã nghiêng nằm đó. Vài cái ghế lăn lóc. Chàng tính hỏi xem có chuyện gì xảy ra. Chợt một người đàn bà  trẻ hiện ra.
- Trung Úy, muốn uống gì hôn?
- Mấy thằng quỉ hồi nảy quậy quán chị phải hôn? Có bị hư hao gì hông?
- Thì mấy ông thần đó mà. Hành quân về là vô đây uống đã đời rồi khích tướng, đập bàn đập ghế tính oánh lộn. Nghe tiếng xe, mấy ông nội đó vọt mất rồi.
- Có phải Ni và Lang hôn?
- Ủa?Lính của Trung Úy à? Mấy người đó trời thần đất đỏ lắm đó. Còn Trung Úy, sao coi hiền quá vậy?
- Sức mấy! Tui mà hiền hả? Chưa gì hết sao chị biết tui hiền? Hồi mới ra trường, lon lá còn nhỏ, hông có hiền đâu! Cũng bán trời hông mời thiên lôi. Ký củ hoài.
Một người thiếu nữ mang ra cho Xuân một chai lade và một ly đá. Chàng ngước nhìn lên. Đôi mắt tròn, đen. Chợt một tia sét chớp trong đầu chàng. Nhanh. Thật nhanh làm chàng choáng váng. Đúng rồi. Chắc chắn là phải. Hông ai khác hơn. Nụ cười nầy. Gương mặt nầy. Đôi mắt nầy.
- Xin lỗi cô. Cho tui hỏi chút nhen? Cô tên là Loan?
- Tui… tui… tui…
- Cô ở Cái Bông, Giồng Tre, Bến Tre.
- Sao… sao Trung… Úy biết?
- Tư Én. Loan trào đờm. Anh Ba đây mà!
- Chèng ơi! Anh ... Anh… Anh Ba!
Bà chủ quán ba lấy làm lạ. Con nhỏ nầy quen với chàng Trung Úy như thế nào mà bá vai ôm cổ ổng khóc mùi mẫn. Loan lính quýnh láng quáng quơ tay. Chai lade đổ. Nước rượu chảy tràn trên bàn, sủi bọt lan xuống đất.
Hai người đi bộ. Bóng họ mờ nhạt, chập chờn theo ánh đèn nhà hai bên đường om lòm. Trời đêm hun hút cao đầy sao. Hông có trăng. Trăng đâu rồi, hở Loan? Ánh trăng suông của đồng Mỹ Nhiên? Chút chút, Loan dừng lại, cứ ôm chặt người thanh niên như sợ mất đi. Hàng mấy năm, Loan hông tin mình tìm lại được anh Ba của mình. Nàng bắt chàng ngừng lại, đứng trước mặt chàng, nghiêng đầu ngó qua ngó lại, coi có đúng là Anh Ba của nàng của mấy năm về trước. Anh Ba của nàng giờ đây coi có vẻ khác hơn năm xưa. Hình như oai hùng hơn là phải? Chàng bật cười rồi dang hai tay ôm lấy nàng, ôm thật chặt, hun một hồi lâu, làm nàng muốn nghẹt thở, hụt hơi. Hông còn mùi nắng khét, mùi bồ bồ, mùi bùn sình của cánh đồng Mỹ Nhiên nữa. Loan bây giờ trắng trẻo, xinh xắn. Mái tóc dài uốn quăn bỏ lơi xuống bờ vai. Nét đẹp của nàng sắc sảo hơn, mặn mà hơn như trái vú sữa trắng đã chín mùi. Vẻ ngây thơ hồn nhiên của đồng hoang ruộng vườn hông còn nữa. Loan nói huyên thiên, về những ngày ở trong cánh đồng đầu tiên Loan gặp Xuân…
Họ về tới chỗ đóng quân. Thật khuya. Xuân banh poncho cho thêm rộng. Hai người nằm xuống nhìn lên bầu trời đầy sao. Chỉ có một cái ba lô anh làm gối. Em nằm lên cánh tay anh vậy. Họ chưa vội nói một lời nào. Loan muốn Xuân mở lời nói trước. Nàng e ngại sợ anh Ba hông hiểu mình tại sao lại trở thành gái bán ba như vậy? Còn Xuân, chàng đợi Loan, đợi một cử chỉ âu yếm của nàng. Bây giờ Xuân cũng đã có gia đình rồi. Hai người hổng còn như thuở ở Mỹ Nhiên nữa. Cái thời hăng say, bồng bột của tuổi trẻ đã đi qua. Có một khoảng gì xa cách mà họ hông hiểu được. Họ hông còn tự nhiên như ở giữa đồng không mông quạnh thuở xưa. Nàng choàng tay qua người Xuân trước tiên, rồi rúc đầu vào ngực chàng, xong chồm người lên hun vào má. Ôi! Mùi thuốc lá ngây ngấy, một chút cay nồng, một chút ngọt thơm nồng nàn như tiêu lốt ( tiêu lốt: khi chín màu hơi đỏ, trái thon dài, hột chi chít ). Loan kề môi hun, say sưa thưởng thức những gì nàng chưa tìm được ở người tình lúc thời còn nơi đồng hoang.Chàng xoay người qua, đắm đuối ôm siết Loan. Má, môi, ngực chạm ngực. Nàng hiểu rõ phải như thế nào. Loan chậm rải, hông còn mạnh bạo và ồ ạt như xưa. Qua bao năm, Loan dày dặn hơn.
Trời sắp hừng đông. Ai cũng mệt rã rời… Loan vội vàng bận lại quần áo, vuốt lại mái tóc cho suông sẽ. Nàng hối Xuân trời sắp sáng rồi đừng nằm chần chờ nữa.
- Anh có mắc cỡ hôn, khi ngủ với gái bán ba hông? Anh có nhớ em hôn? Em cố gắng tìm anh trong mấy năm nay mà hổng gặp.
Xuân hơi ngạc nhiên. Lời nói và thái độ của Loan rất chửng chạc. Tư Én bây giờ đã trưởng thành. Nàng tỏ ra hiểu biết nhiều hơn và hông còn vẻ quê trất của cô gái đồng ruộng chuyên chăn vịt chạy đồng.
- Hông có gì anh phải xấu hổ. Gái bán ba thì có gì đâu mà phải dấu diếm. Em bán ba chớ có phải bán thân đâu mà em mắc cỡ? Mà dẫu em có bán thân, gặp em trong tình cảnh nầy anh lại càng thương em. Vì anh mà em nên nỗi nầy!
Sao lại hông nhớ em. Anh tìm em ở nhà thương Bến Tre rồi Mỹ Tho. Về sau, còn xuống tận Cái Bông. Thôi em đừng khóc nữa. Giờ mình gặp lại nhau rồi. Sao lúc rời đồng về nhà em hông hú một tiếng cho anh biết. Nè em, còn con của mình ra sao rồi?
- Sao anh biết? Bữa đó má vô rước, làm sao ghé chòi cho anh và Vân biết. Chuyện còn dài lắm. Khi nào có dịp, em sẽ kể anh nghe.
Buổi khuya sau, Xuân đón Loan về rất trễ. Hai người nằm nghỉ một chút thì trời đã sáng. Sau khi đi ăn, Loan dẫn Xuân đi vô con hẻm bùn sình. Một xóm nhà “ ổ chuột ” ở đầu sân bay Xuân Lộc. Xuân biết khu xập xệ nầy. Chỉ có những gia đình lính nghèo nàn mới ở đây, chung đụng với nhóm người buôn gánh bán bưng ở chợ Xuân Lộc.
- Vào đây làm gì hở em?
- Thì đi với em đi. Em gởi con ở trong xóm nầy. Anh có muốn gặp nó hông?
Xuân hy vọng gặp lại đứa con tính ra nay cũng đã sáu, bảy tuổi. Xuân nghĩ đến đứa con chắc giống chàng từ gương mặt, cái càm, lỗ mũi. Còn hai mắt chắc giống Loan. Người ta nói đứa con của những trai gái yêu nhau rồi xa nhau, khi sinh con, đứa trẻ rất giống cha? Tới căn nhà ở cuối sân bay, hai người bước vào.
- Sao mấy hôm nay cô Tư hổng tới.Thằng nhỏ nó nhớ cô, nó khóc quá chời.
Người đàn bà bồng xốc nách thằng nhỏ bước tới. Xuân nhìn thấy, hơi ngỡ ngàng. Một đứa trẻ lai: tóc màu bạc, mắt xanh, da trắng ngà. Loan đoán biết Xuân đã hiểu gì rồi. Nàng xoay nhìn Xuân ngại ngùng. Nhưng đứa con đòi mẹ nên Loan vội vàng đưa hai tay ra ẳm con. Đứa bé gặp mẹ, mừng rỡ. Hai tay, hai chơn nó vung vẫy. Xuân lấy tay xoa xoa lên đầu, nó cười hắc hắc.
- Anh có khinh em hông? Em là con me Mỹ. Em thấy ai cũng coi rẻ em. Em trốn tránh mọi người. Em hông cho ai biết em có con mỹ lai.
- Hổng có gì đâu. Tội nghiệp cho em. Anh hiểu rõ tình cảnh của em.
- Anh có muốn thỉnh thoảng mình đến thăm thằng Ken hôn?
Hông có thời giờ cùng Loan đến thăm Ken. Hành quân lùng và diệt địch lại tiếp tục. Vào sâu trong Mật Khu Hát Dịch. Cả bầu đoàn thê tử ì ạch kéo vào cánh rừng âm u để kiếm bóng dáng của Trung Đoàn 33VC muốn đánh mình lúc nào thì đánh. Cũng cảnh mưa rừng, cũng đói khát rã rời. Lần nầy chẳng thấy bóng ma nào hết. Cuộc chiến du kích mưu mẹo, tinh quái. Chỉ có một cách thắng là bày thế trận để VC chấp nhận giao tranh với mình. Như vậy chắc chắn là VC sẽ thua. Như trận đánh Long Tân với Chiến Đoàn Úc ngày 18 tháng 8 năm 1966. VC dàn trận đánh với đội quân thiện chiến, hoả lực mạnh, vũ khí tối tân thì kể như lượm xác…
Xuân mệt mỏi, ngã lưng nằm xuống ghế bố. Chàng ngạc nhiên thấy đồ đạc được sắp xếp gọn gàng. Lại có thêm mấy gói Ruby xanh. Chưa kịp tháo đôi giầy ra thì Trung sĩ Trương Xuân Thu đi đến, đưa cho chàng một bao thư dán kín.
- Của ai đó anh Thu?
- Của cô Loan đó Trung Úy. Mấy ngày thẩm quyền đi hành quân, cổ hay tới đây, nấu nướng ăn uống một mình và dọn dẹp đủ thứ. Cách đây hai ngày, cổ đưa cho tôi cái thư nầy nhờ tôi trao lại cho Trung Úy. Rồi hông thấy cổ tới nữa.

Anh thương mến,
Chắc anh hông ngờ là em viết được những dòng chữ nầy? Con Tư Én hay con Lon trào đờm ngày nào bây giờ đã thoát xác rồi,  phải hôn anh?
Lúc anh đi khỏi Cái Bông, chừng hai tháng sau là em thấy người em lạ lùng. Em bù trất, ngu dốt lắm. Em đâu biết là mình đã có chửa. Tới chừng Sáu em biết được, ổng nổi lôi đình, ổng đánh em một trận gần chết cha mồ tổ. Em biết rồi đây em cũng hông thể sống ở làng được. Dân làng họ sẽ rêu bếu người con gái chửa hoang. Đêm đó, em tóm gọn quần áo. Em bỏ nhà trốn đi như một con điên.
Em lang thang ở chợ Bến Tre hơn nửa ngày. Em sợ lắm. Em biết đi đâu bây giờ? Sực nhớ tới dì chín Mạo, bà con họ xa với Má em, ở Vang Quới. Em đón xe về Bình Đại, xuống xe Vang Quới, em hỏi thăm lần nhà dỉ, tính xin dỉ ở nhờ. Tới gần chiều tối, em mới tìm được nhà. May hồn, dỉ ở có mình ên. Con cái đi làm xa. Mới đầu em hông dám nói cho dỉ biết là em có bầu. Sợ dỉ biết dỉ tống em đi. Em chỉ nói là em gây lộn với Sáu em. Ổng giận ổng đuổi em đi. Em ở đó chừng một tháng, em thấy dỉ coi bộ cũng thương em, cần em để hủ hỉ với dỉ. Tới chừng đó em mới thú thiệt. Dỉ chỉ chửi em: “Tổ cha mầy, đồ con gái đĩ ngựa, mê trai” rồi thôi.
Mang cái bụng bầu, em đi làm thuê làm mướn để sống qua ngày. Lắm khi ngồi làm cỏ mướn trong vườn vắng lặng, em thầm khóc một mình. Bây giờ anh ở đâu? Có biết tên anh đâu mà kiếm anh? Bụng mang dạ chửa em sống cu ki? Sao em khổ thế nầy? Mai đây em sẽ sanh đẻ ra sao? Rồi làm sao nuôi con? Rắm rối quá, em khóc và hỉ ướt cả cánh tay áo.
Tới ngày sanh, em đành bán sợi giây chuyền để có tiền trả cho bà mụ vườn. Dì chín Mạo cũng tốt bụng, chăm lo cho mấy ngày đầu em đẻ. Rồi đầy tháng, em cũng lết đi làm để có chút đỉnh tiền, mong ăn uống khá hơn để có sữa cho con bú. Dì chín nhắc em ra làng để làm khai sinh cho đứa nhỏ. Vì là con hông cha, nên làng bắt phải khai họ mẹ. Em đặt tên con là Trần Anh Thương, để mãi nhớ tới anh. Anh có quên hôn? Lúc khuya đó, ở sau chòi, em nói là em sẽ đẻ cho anh đám con và sẽ đặt tên là  thằng hai Thương, thằng ba Anh, con tư Quá, thằng năm Trời.
Bà mụ mát tay mà thằng nhỏ cũng dễ nuôi, mau sổ sữa. Những khi em đi làm hơi xa nhà, hông về kịp cho nó bú. Dì chín quậy nước cơm với đường tán cho nó uống, vậy mà nó cũng uống ừng ực. Gặp em là nó mừng quýnh và cười hăng hắc.
Có cô bạn cùng làm cỏ mướn rủ em lên Sài Gòn làm thợ ở mấy hãng xưởng có tiền hơn. Nhưng kẹt thằng Thương còn nhỏ quá em bỏ con đi hông đành. Hơn nữa dì chín có chịu nuôi nó hôn. Em tính khi nào thằng Thương biết đi lẩm đẩm, em dứt sữa nó, em sẽ năn nỉ dỉ chịu khó coi sóc thằng nhỏ. Em lên Sài Gòn làm có tiền đem về cho dỉ nuôi con dùm em.
Có lẽ Trời Phật phù hộ cho em và con, anh à. Dì chín cũng thương thằng Thương, tối ngày hai bà cháu quấn quít nhau. Ngày em bỏ con đi lên Sài Gòn làm việc, hai mẹ con ôm nhau, em khóc ngất. Bỏ nó ở lại, em như đứt ruột vì nó là máu mủ của anh. Anh ơi! Em thương nhớ con và nhớ anh lắm. Biết tìm anh ở đâu? Em thầm vái có ngày Trời còn thương em, sẽ cho em gặp lại anh.
Những ngày đầu tiên ở Sài Gòn em lạ nước lạ cái, hông biết gì hết. Con nhỏ bạn có người quen xin được việc làm trong hãng dệt ở Thị Nghè. Em với nó mướn một chái nhà cũ, ọt ẹp gần trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây. Hai đứa nấu cơm ăn chung nhau, cũng chỉ là rau muống chấm tương chao, trứng vịt, đôi khi là cá mòi hộp, nhưng còn đỡ hơn ở dưới quê… Em dành dụm được chút ít. Hàng tháng em về Vang Quới đưa tiền cho dì Chín và thăm con.
Lần hồi em mua chiếc xe đạp, tập chạy và đi được đây đó. Chời ơi! Sài Gòn sao mà rộn rịp. Phố phường đông đúc. Thật là một đời sống an bình. Biết kiếm anh ở đâu giữa rừng người ồn ào náo nhiệt, hở anh?
Phong trào văn hóa bình dân nở rộ. Tụi bạn rủ đi học lớp đêm miễn phí ở bên Gia Định. Từ nào giờ Tư Én nầy có biết gì, một chữ cắn làm hai hổng bể, nên nghe nói được đi học miễn phí, em liền theo các con nhỏ bạn ghi tên học. Đêm nào cũng vậy, cả toán tụi em, bốn năm đứa, đạp xe từ Thị Nghè đến ngã ba Hàng Xanh theo đường Ngô Quyền qua Gia Định. Đi học như vậy em thấy vui vẻ, đỡ nhớ thằng Thương và anh.
Thầy giáo khen em sáng dạ. Học tới đâu nhớ tới đó. Mấy nhỏ bạn thấy vậy súi em học nhảy. Kỳ đầu em học nhảy hai lớp: năm, tư. Năm sau ba lớp: ba, nhì, nhứt. Đến bậc trung học em học một năm hai lớp: đệ thất và đệ lục, đệ ngũ và đệ tứ. Em học kịp những đứa bạn đã học trước em hai năm. Có lần lớp đêm phải nghỉ học vì đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sau đó, em có ghi tên học tư thêm lớp đệ tứ để luyện thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Có bằng cấp thì đi làm khá lương hơn, phải hôn anh? Nhưng có lẽ vì học nhảy quá nhiều, em hông có căn bản nên bị trượt vỏ chuối. Mà cũng phải, chỉ  lo học tủ và gạo hông thì làm thế nào mà giỏi được, trở thành bùi kiệm thôi. Em buồn quá, bỏ học luôn.
Khi khổng khi không đưa đẩy em làm sở mỹ ở Long Bình. Cũng là do mấy đứa bạn rủ ren, cho là làm ở đó khá và nhàn nhạ hơn. Nóng lòng làm việc có tiền nhiều để nuôi con sau nầy, em đi theo tụi nó. Sau những đợt làm giấy tờ và  kiểm soát lý lịch kỹ lưỡng, em được nhận. Buổi sáng và buổi chiều xe buýt đưa đón ở Ngã ba Hàng Xanh. Công việc cũng hông có gì khó khăn và cực nhọc: chỉ là quét dọn, làm sạch sẽ những căn phòng của các binh sĩ. Dãy trại làm bằng gỗ, có nhiều phòng cho các người lính. Mỗi phòng nhỏ, vừa đủ cho một cái giường, một cái bàn và những món đồ lặt vặt mà em hổng biết là những thứ gì.
Chàng sĩ quan Mỹ kỳ lạ, cứ đeo bám em như đỉa đói. Mới đầu em tưởng ông ta chỉ giúp mình như mọi người khác, nhưng hông, ông ta lo cho em mọi thứ thật đàng hoàng vậy đó. Đưa em từ chỗ làm ra đến cổng; rồi sáng, đứng chờ từ cổng chở em đến chỗ làm. Hông hiểu làm sao ổng biết được ngày sanh của em. Đến ngày đó ổng mua tặng em một phần quà. Và kết quả, sau những tháng đeo đuổi em, em biết ra Biu cũng yêu em một cách tha thiết. Rồi tụi em đã sống chung với nhau như vợ chồng.
Nhưng em đâu biết rằng mấy người bạn em từ đấy nhìn em với con mắt khác. Tụi nó bắt đầu ít chơi thân với em. “Thứ đồ lấy Mỹ” là giọng nói thường thường em nghe thấy. Xã hội đã ruồng bỏ, khinh khi em, cho em là hạng gái vô học, chạy theo vì mê đồng đô la xanh, đô la đỏ. Họ cho những người lấy chồng mỹ là hạng gái mạt rệp. Mà thực ra, cũng có những người lấy chồng mỹ cố tình bòn rút, thậm thụt buôn bán chợ trời đủ thứ. Chiều nào ở chợ Tam Hiệp cũng ồn ào náo nhiệt bán đủ các mặt hàng chui từ căn cứ Long Bình ra. Họ còn cố tình tạo ra những tiếng ba rọi để khi dễ các bà me mỹ. “Ai đồng nai tổ bị chợt”( I don’t like to be touched ) là thứ tiếng em thường nghe thấy khi họ trêu ghẹo các cô gái bán ba.
Nhưng Biu rất thương em và càng chăm sóc em như một người chồng tốt. Em nghĩ như vậy là cũng đủ cho em. Em là cô gái quê nghèo nàn mà giờ đây được ấm no là hạnh phúc lắm. Cuộc sống em dư dã nhờ Biu cung cấp cho em mọi thứ. Em đem về dì chín để nuôi Thương được đàng hoàng hơn.
Từ khi có bầu thằng Ken, em hông cho dì Chín biết là em có chồng mỹ. Dỉ tin rằng em đã lấy chồng việt nam. Dỉ nói mai mốt mầy đừng bỏ thằng Thương cũng đừng dẫn nó theo mầy. Dỉ sợ mất nó. Nhiều khi lâu quá em hông về, thằng Thương nó nhìn em trân trân và còn làm mặt lạ. Anh ơi, biết làm sao bây giờ? Con hông cha mà mẹ ít khi ở gần. Có thể lớn lên nó hổng nhìn em quá.
Sau khi đẻ thằng Ken, rất lâu em mới về Vang Quới một lần. Gởi con lai rất khó. Ít có ai chịu giữ con lai. Họ lấy cớ là cái thứ đồ lai khó nuôi, khó dạy, hay phá phách… Tìm được người coi chừng thằng Ken một ngày, chạy về thăm thằng Thương rồi lên liền chớ đâu có dám ở lâu để nựng nịu nó, chơi giỡn với nó.
Biu đươc đổi về Long Khánh. Biu muốn em phải bồng con theo.Tụi em mướn môt căn nhà ở đầu sân bay gần chỗ Biu làm việc. Cách đây mấy tháng, chồng em bất thình lình được chuyển về Bến Tre. Nghe thấy thế em sợ lắm. Em nói với ảnh xin đi chỗ khác đi, đừng về đó. Ai cũng nói Bến Tre là cái ổ VC, anh cũng biết mà! Nhưng Biu nói để anh về quê hương em cho biết. Thế là chồng em nhứt quyết đi. Và còn dặn khi nào yên chỗ, Biu cho hay, em hãy bồng thằng Ken xuống.
Hai tháng trôi qua. Mất tin tức Biu. Em hết tiền. Biết mần gì để mà có tiền nuôi hai mẹ con. Gái lấy chồng mỹ lại dốt trâng, đâu có nghề ngỗng gì. Đường cùn, em xin đi bán ba. Những quán đó là nơi xô bồ xô bộn. Phần đông khách vô ăn nhậu đều tưởng gái bán trong tiệm đều là gái đĩ điếm hay loại hư hỏng. Họ giả bộ ngà ngà say  bốc hốt sàm sỡ: xoa xoa lưng, sờ sờ đít, bóp bóp vú, ngắt nhéo má... và ăn nói bộp chộp, lỗ mãng, trây trúa. Nhậu đã đời, họ còn cà chớn hỏi có đi hôn? Nhứt là mấy tay ba sồn ba sựt,  hay già khú đế. Khi mềm môi, hổng hiểu có sướng ích gì mà hai tay họ bươi móc còn liều lĩnh hơn, cứ tìm mấy chỗ hiểm hóc mà mò mà thọc riết tới? Em biết làm sao? Chỉ cười nói vả lả và ngậm đắng nuốt cay để có tiền nuôi con. Hơn năm tháng rồi em chưa về thăm thằng Thương. Tội nghiệp cho con em. Hai đứa bây giờ biết thương đứa nào bỏ đứa nào.
Gặp lại anh, em vừa mừng vừa tủi. Mừng là gì mấy năm nay cố gắng tìm anh để cho anh biết là mình còn có đứa con. Tủi là gì em hông còn xứng đáng với anh nữa. Em đã có chồng khác: người chồng mỹ và một đứa con lai. Mấy hôm anh đi hành quân, một mình em ngồi ở lều trống vắng, em tủi thân em khóc và hông còn hy vọng gì ở mãi với anh. Anh còn có gia đình và em còn có Biu và Ken, nên em quyết định đi về Bến Tre tìm Biu. Chỉ xin anh một điều: anh ráng lo coi sóc thằng Ken dùm em độ mươi ngày. Khi tìm được Biu, em sẽ quay trở lại ẳm con đi theo.

Con Lon trào đờm thương anh hoài vậy đó.

TB. Nhờ Trung sĩ Thu, nên em bây giờ mới biết tên anh. Anh Xuân của em. Anh có biết là anh mất cái áo sơ mi sọc rằn lúc ở Mỹ Nhiên hông. Tay em đã lấy đó. Nếu sau nầy, có dịp thăm con ở Vang Quới, anh hỏi dì Chín Mạo. Dỉ sẽ đưa cho anh cái áo đó.

Mấy ngày sau, ngày nào Xuân cũng tới thăm Ken. Thằng bé thấy chàng cũng quấn quít. Nhưng chàng nghĩ hông thể kéo dài tình trạng như thế nầy mãi. Rủi bất thình lình, Xuân bận hành quân xa, lâu ngày, người chủ nuôi họ sẽ đem cho Ken vô cô nhi viện, hoặc bán hay cho ai đó. Nên sau khi năn nỉ chị Hiền ráng trông coi Ken một thời gian, chỉ đồng ý. Chàng đón Ken về đại đội.
Ở đại đội kêu nó là thằng mỹ lai, chớ hổng kêu tên. Tối ngày nó lẩn quẩn bên mấy người vợ lính, chọc phá, bươi móc đồ đạc, nhứt là moi mấy cái vớ hôi rình trong mấy đôi giày thúi hoắc. Nhiều khi họ la om sòm nhưng hổng dám đánh nó. Một thời gian sau, chị Hiền tính trả nó lại cho Xuân. Chỉ sắp sửa lấy chồng ở trong rẫy xa. Còn Loan đi đâu tới giờ hông thấy trở lại? Chỉ còn có một cách là đem nó về sống với gia đình. Người thư ký đại đôi đã xuống quận Xuân Lộc làm khai sanh cho Ken, khai bớt đi hai tuổi…

                                          ***
Tháng 04 năm 1975, Ken đang học lớp ba. Sau khi “giải phóng”, nhà trường “xã hội chủ nghĩa” có nhiều thay đổi. Học trò được xếp theo nhiều “diện”. Thành phần con “Mỹ-Ngụy” và thành phần “con lai đế quốc Mỹ”  được xếp hạng chót, hông có quyền lợi gì hết.
Học được một năm, thằng Ken hông muốn đi học nữa. Mới đầu, bà Xuân đưa nó đến trường. Hiệu trưởng xếp nó vào “diện con lai đế quốc Mỹ”, hông được ưu tiên, nhưng nhờ “cách mạng khoan hồng, chiếu cố” nên cũng tạm thời xét nhận. Nhưng nó có học được đâu. Học trò trong trường lêu lêu nó là con “đế quốc”, hông chơi với nó. Hồi trước năm 1975 đâu có cái trò đó. Cũng tại chế độ mới nhìn nó với con mắt tội phạm nên xã hội ruồng bỏ nó.
Nó học cũng khá giỏi nhưng hông được giấy khen, hông được đeo khăn quàng đỏ. Nó buồn, bỏ học. Bà Xuân năn nỉ hoài nó hông chịu tới trường. Đâu muốn để con mình dốt, nhưng bà biết làm sao bây giờ. Con lai bao giờ cũng bị “đối xử phân biệt” Hở miệng ra là: “ Ê!thằng con đế quốc”. Rồi cuối cùng, bà Xuân cho nó đi học vá xe được hơn tháng. Xong bà tìm mua cho nó bộ đồ vá xe đạp. Ngày ngày sáng ra, nó bày đồ nghề ở đầu ngõ, gõ lộc cộc được ít hôm. Đám con nít ngày nào cũng tới phá, chọc ghẹo nó.Có hôm có đứa nghịch ngợm liệng một bịch cứt vào chỗ nó làm. Nó nhịn hổng được nên xảy ra đánh lộn. Công an khu vực xử ép nó, nó khóc. Biết cho nó làm cái gì bây giờ? Đi bán vé số? Nó sẽ lang thang tối ngày đầu đường xó chợ cùng đám du thủ du thực bắt chước nhiều tính xấu. Bà hông đành để con như vậy dù nó là con nuôi. Thằng Ken coi chớ hiền tánh, hông như  người ta tưởng. Bà nuôi dạy nó từ nhỏ, bà biết tánh nó nên bà rất thương nó. Nhờ người quen, bà xin được cho nó chạy xe ba gác phụ giao xi măng, tôn… ở tiệm bán đồ xây dựng.

                                      ***


    Tới ngã ba Thới Lai, họ quẹo con đường đến Vang Quới. Mặt trời đứng bóng. Nắng chói chan. Ken bước xuống mương ruộng múc đầy bi đông nước rồi tu ừng ực. Họ hông còn đồng xu dính túi. Số tiền ít ỏi mang theo đã bị lấy mất sạch. Phùng Xuân hy vọng tìm được nhà dì chín Mạo. Chỉ còn cách đó mới có được chút cơm dằn bao tử cho qua cơn đói.
- Cơ khổ! Tui đợi chờ cậu hơn chục năm nay rồi. Mấy lần về đây, con Én nó cứ nhắc tới cậu hoài. Nó nói khi nào cậu tới thì đem cái áo sơ mi sọc rằn đưa gởi lại cậu. Hồi trước nó nuôi thằng Thương, có lúc nó đem cái áo nầy túm thằng nhỏ mấy bận, rồi ngồi khóc một mình.
- Rồi thằng Thương bây giờ ra sao rồi dì?
- Mấy năm sau nầy, con Én nó lấy chồng nên ít khi về thăm con. Tao đâu coi chừng coi đổi nó nhiều được.Nó lớn lên cặp bè cặp bạn rồi vô trong bưng theo mấy ổng. Nghe nói bây giờ nó làm “giáo dục” gì trong quận sáu ở ChợLớn.
- Tính ra giờ nó cũng khoảng trên hai mươi.
- Chắc đâu đó. Lúc con Én qua tao ở, cái bụng còn nhỏ xíu. Nó ốm nghén mà nó còn giấu tao. Hóa ra bây “lẹo tẹo” với nhau lúc ở trong đồng. Nó nói với tao nó thương bây lắm nên mới trao thân gởi phận cho bây. Mà bây giờ con Én ra sao rồi bây có biết hôn? Có lúc nó về thăm tao nó nói có chồng Mỹ. Nó nói hông biết đời nào gặp được bây. Nó cho tao nhiều thứ lắm: quần áo, đồ hộp, bánh kẹo ngon lắm. Còn đưa thêm tiền để nuôi thằng Thương nữa. Rồi nó bặt tin từ dạo đó đến nay, cũng hơn chục năm. Tao nghĩ nó sau 1975 nó theo chồng về Mỹ.
- Dì hổng biết hả? Loan bị mìn VC ở gần Giồng Trôm chết lâu lắm rồi, đâu năm 66 hay 67 gì đó. Còn đây là Ken, đứa con với người chồng Mỹ.
- Trời đất! Vậy tao nghi oan cho nó.
Dì chín Mạo khóc mùi mẫn. Bả bù lu bà la kể lể đủ thứ chuyện về Loan trong thời gian nàng ở với bà. Nước mắt hoà với nước mũi chảy thấm ướt cái khăn rằn bà vắt vai. Ken đứng gần bà Mạo. Bà lấy tay vuốt tóc nó. Những sợi tóc quăn màu ngà ngà dài ra theo mỗi lần bà vuốt tóc Ken. Rồi bà nắm tay nó, nhắc lại đủ điều về Loan. Thỉnh thoảng bà nhìn nó rồi ngó bộ dạng thằng con lai, bả có vẻ ngạc nhiên sao mà nó giống Mỹ quá.
- Con Én nầy nó sao khổ vậy. Nó mà còn sống, hổng biết hai thằng con nầy có hợp nhau hôn? Mà bây có về trên đó, tìm gặp được thằng Thương thì đừng cho hai anh em nó biết nhau nghe chưa? Cách mạng hông ưa mấy thằng con lai nầy…
Con đường trở về thấy sao mà nặng nề và xa hun hút. Cây cối hai bên đường tiêu điều. Cảnh vật khác xa khi trước. Cồn Phụng hông còn rộn rịp. Đám nhà tu trốn quân dịch của ông tu sĩ kỹ sư Nguyễn Thành Nam đã bị giải tán. Ông Đạo Dừa gầy gò ốm yếu, có lần ra tranh cử Tổng Thống vào năm 1967, ôm ấp mơ mộng hão huyền đòi ra gặp Hồ Chí Minh để thương thuyết hoà bình!! Sau năm 1975, bị VC cho đi tù rồi chết ở khám Cần Thơ (?).
Hông hiểu ông có lý thuyết gì mới lạ mà John Steinbeck đến thăm cồn Phụng vào năm 1968. Bây giờ chiếc thuyền Bát Nhã của ông, lúc trước ổng nói dùng nó để làm nơi gặp gỡ hai nhà lãnh tụ Nam Bắc, bị VC kéo về Bến Tre làm nhà hàng nổi! Chớp mắt đấy mà đã hơn 20 năm. Cửa Đại bây giờ có thêm một cái cồn nhỏ, nhỏ nhú nhú tít mù xa.
Lê Phùng Xuân
(trích trong Trăng Suông)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thư người gái quê _ Lê Phùng Xuân

xxx


EMGaiQue
Thư người gái quê  


Một thời chiến tranh.
Một thời biển dâu.
Em ơi !
Tóc xanh dù có bạc màu,
Bờ môi vẫn thấm ngọt ngào vị xưa !
Lê Phùng Xuân  

Tiếng súng trung liên nổ dòn tan trong đêm khuya ở khu Hoàng Diệu. Khu nầy có nhiều quán ba. Lính thường hay nhậu nhẹt say sưa và đánh lộn sau mỗi lần hành quân về. May là ở Xuân Lộc chỉ có lính của Sư Đoàn nên ít khi đổ máu. Mấy chàng GI thường hay né trong những dịp nầy. Hơn nữa Xuân hông hề thấy có sự đụng chạm nào xảy ra. Nói đúng ra, đó là khu quán ba yên lành.
- Trung Úy ơi! Trung úy xuống đó lôi đầu tụi thằng Ni, thằng Lang về. Mau đi, chớ để Quân Cảnh hốt là sáng mai mình mắc công đi lảnh tụi nó. Rồi còn bị ký củ nữa.
- Mấy thằng quỉ nầy. Lần nào cũng vậy. Hành quân lâu ngày về là có phá làng phá xóm .Kỳ nầy, lôi tụi nó về là tui cắt cu mấy thằng quỉ sứ nầy cho tụi bây hết quậy nữa.
Nói vậy chớ chàng cũng thấy thương và tội nghiệp cho lính của mình. Họ lội trong rừng sâu, chịu đói, chịu khát, muỗi, mòng cắn chích, vắt búng, trân mình giữa lằn tên mũi đạn, sống chết hông biết lúc nào, quanh năm suốt tháng hông biết thế nào là bữa cơm ngon. Nhiều khi ăn được tô hủ tiếu nước lèo lạt nhách, uống được ly lade, ly xá xị… bên quán xập xệ ven đường, sau cuộc hành quân dài ngày trong rừng sâu là niềm sung sướng vô biên. Từ  trong rừng chui ra gặp được quán lèng xèng, uống được ly lade con cọp có đá, hút điếu nút chuồn, Thiếu Úy Thanh nhiều khi phán bạt mạng xanh dờn: ”Trời ơi, con đĩ mẹ nó, người nó tăng tăng rần rần,  sương sướng và đa đã còn hơn thảy lỗ!”.

                                        ***

Khi thấy ánh đèn xe Jeep 606, đám lính biết có chuyện nên  tản đi mất hết. Ni và Lang chắc xách súng lủi ngõ nào về đại đội. Ngày mai, biết thế nào Xuân cũng cho tụi nó vô chuồng cọp, nên có khi họ trốn biệt đâu đó.
Phùng Xuân bước vào ba. Trống vắng. Một cái bàn ngã nghiêng nằm đó. Vài cái ghế lăn lóc. Chàng tính hỏi xem có chuyện gì xảy ra. Chợt một người đàn bà  trẻ hiện ra.
- Trung Úy, muốn uống gì hôn?
- Mấy thằng quỉ hồi nảy quậy quán chị phải hôn? Có bị hư hao gì hông?
- Thì mấy ông thần đó mà. Hành quân về là vô đây uống đã đời rồi khích tướng, đập bàn đập ghế tính oánh lộn. Nghe tiếng xe, mấy ông nội đó vọt mất rồi.
- Có phải Ni và Lang hôn?
- Ủa?Lính của Trung Úy à? Mấy người đó trời thần đất đỏ lắm đó. Còn Trung Úy, sao coi hiền quá vậy?
- Sức mấy! Tui mà hiền hả? Chưa gì hết sao chị biết tui hiền? Hồi mới ra trường, lon lá còn nhỏ, hông có hiền đâu! Cũng bán trời hông mời thiên lôi. Ký củ hoài.
Một người thiếu nữ mang ra cho Xuân một chai lade và một ly đá. Chàng ngước nhìn lên. Đôi mắt tròn, đen. Chợt một tia sét chớp trong đầu chàng. Nhanh. Thật nhanh làm chàng choáng váng. Đúng rồi. Chắc chắn là phải. Hông ai khác hơn. Nụ cười nầy. Gương mặt nầy. Đôi mắt nầy.
- Xin lỗi cô. Cho tui hỏi chút nhen? Cô tên là Loan?
- Tui… tui… tui…
- Cô ở Cái Bông, Giồng Tre, Bến Tre.
- Sao… sao Trung… Úy biết?
- Tư Én. Loan trào đờm. Anh Ba đây mà!
- Chèng ơi! Anh ... Anh… Anh Ba!
Bà chủ quán ba lấy làm lạ. Con nhỏ nầy quen với chàng Trung Úy như thế nào mà bá vai ôm cổ ổng khóc mùi mẫn. Loan lính quýnh láng quáng quơ tay. Chai lade đổ. Nước rượu chảy tràn trên bàn, sủi bọt lan xuống đất.
Hai người đi bộ. Bóng họ mờ nhạt, chập chờn theo ánh đèn nhà hai bên đường om lòm. Trời đêm hun hút cao đầy sao. Hông có trăng. Trăng đâu rồi, hở Loan? Ánh trăng suông của đồng Mỹ Nhiên? Chút chút, Loan dừng lại, cứ ôm chặt người thanh niên như sợ mất đi. Hàng mấy năm, Loan hông tin mình tìm lại được anh Ba của mình. Nàng bắt chàng ngừng lại, đứng trước mặt chàng, nghiêng đầu ngó qua ngó lại, coi có đúng là Anh Ba của nàng của mấy năm về trước. Anh Ba của nàng giờ đây coi có vẻ khác hơn năm xưa. Hình như oai hùng hơn là phải? Chàng bật cười rồi dang hai tay ôm lấy nàng, ôm thật chặt, hun một hồi lâu, làm nàng muốn nghẹt thở, hụt hơi. Hông còn mùi nắng khét, mùi bồ bồ, mùi bùn sình của cánh đồng Mỹ Nhiên nữa. Loan bây giờ trắng trẻo, xinh xắn. Mái tóc dài uốn quăn bỏ lơi xuống bờ vai. Nét đẹp của nàng sắc sảo hơn, mặn mà hơn như trái vú sữa trắng đã chín mùi. Vẻ ngây thơ hồn nhiên của đồng hoang ruộng vườn hông còn nữa. Loan nói huyên thiên, về những ngày ở trong cánh đồng đầu tiên Loan gặp Xuân…
Họ về tới chỗ đóng quân. Thật khuya. Xuân banh poncho cho thêm rộng. Hai người nằm xuống nhìn lên bầu trời đầy sao. Chỉ có một cái ba lô anh làm gối. Em nằm lên cánh tay anh vậy. Họ chưa vội nói một lời nào. Loan muốn Xuân mở lời nói trước. Nàng e ngại sợ anh Ba hông hiểu mình tại sao lại trở thành gái bán ba như vậy? Còn Xuân, chàng đợi Loan, đợi một cử chỉ âu yếm của nàng. Bây giờ Xuân cũng đã có gia đình rồi. Hai người hổng còn như thuở ở Mỹ Nhiên nữa. Cái thời hăng say, bồng bột của tuổi trẻ đã đi qua. Có một khoảng gì xa cách mà họ hông hiểu được. Họ hông còn tự nhiên như ở giữa đồng không mông quạnh thuở xưa. Nàng choàng tay qua người Xuân trước tiên, rồi rúc đầu vào ngực chàng, xong chồm người lên hun vào má. Ôi! Mùi thuốc lá ngây ngấy, một chút cay nồng, một chút ngọt thơm nồng nàn như tiêu lốt ( tiêu lốt: khi chín màu hơi đỏ, trái thon dài, hột chi chít ). Loan kề môi hun, say sưa thưởng thức những gì nàng chưa tìm được ở người tình lúc thời còn nơi đồng hoang.Chàng xoay người qua, đắm đuối ôm siết Loan. Má, môi, ngực chạm ngực. Nàng hiểu rõ phải như thế nào. Loan chậm rải, hông còn mạnh bạo và ồ ạt như xưa. Qua bao năm, Loan dày dặn hơn.
Trời sắp hừng đông. Ai cũng mệt rã rời… Loan vội vàng bận lại quần áo, vuốt lại mái tóc cho suông sẽ. Nàng hối Xuân trời sắp sáng rồi đừng nằm chần chờ nữa.
- Anh có mắc cỡ hôn, khi ngủ với gái bán ba hông? Anh có nhớ em hôn? Em cố gắng tìm anh trong mấy năm nay mà hổng gặp.
Xuân hơi ngạc nhiên. Lời nói và thái độ của Loan rất chửng chạc. Tư Én bây giờ đã trưởng thành. Nàng tỏ ra hiểu biết nhiều hơn và hông còn vẻ quê trất của cô gái đồng ruộng chuyên chăn vịt chạy đồng.
- Hông có gì anh phải xấu hổ. Gái bán ba thì có gì đâu mà phải dấu diếm. Em bán ba chớ có phải bán thân đâu mà em mắc cỡ? Mà dẫu em có bán thân, gặp em trong tình cảnh nầy anh lại càng thương em. Vì anh mà em nên nỗi nầy!
Sao lại hông nhớ em. Anh tìm em ở nhà thương Bến Tre rồi Mỹ Tho. Về sau, còn xuống tận Cái Bông. Thôi em đừng khóc nữa. Giờ mình gặp lại nhau rồi. Sao lúc rời đồng về nhà em hông hú một tiếng cho anh biết. Nè em, còn con của mình ra sao rồi?
- Sao anh biết? Bữa đó má vô rước, làm sao ghé chòi cho anh và Vân biết. Chuyện còn dài lắm. Khi nào có dịp, em sẽ kể anh nghe.
Buổi khuya sau, Xuân đón Loan về rất trễ. Hai người nằm nghỉ một chút thì trời đã sáng. Sau khi đi ăn, Loan dẫn Xuân đi vô con hẻm bùn sình. Một xóm nhà “ ổ chuột ” ở đầu sân bay Xuân Lộc. Xuân biết khu xập xệ nầy. Chỉ có những gia đình lính nghèo nàn mới ở đây, chung đụng với nhóm người buôn gánh bán bưng ở chợ Xuân Lộc.
- Vào đây làm gì hở em?
- Thì đi với em đi. Em gởi con ở trong xóm nầy. Anh có muốn gặp nó hông?
Xuân hy vọng gặp lại đứa con tính ra nay cũng đã sáu, bảy tuổi. Xuân nghĩ đến đứa con chắc giống chàng từ gương mặt, cái càm, lỗ mũi. Còn hai mắt chắc giống Loan. Người ta nói đứa con của những trai gái yêu nhau rồi xa nhau, khi sinh con, đứa trẻ rất giống cha? Tới căn nhà ở cuối sân bay, hai người bước vào.
- Sao mấy hôm nay cô Tư hổng tới.Thằng nhỏ nó nhớ cô, nó khóc quá chời.
Người đàn bà bồng xốc nách thằng nhỏ bước tới. Xuân nhìn thấy, hơi ngỡ ngàng. Một đứa trẻ lai: tóc màu bạc, mắt xanh, da trắng ngà. Loan đoán biết Xuân đã hiểu gì rồi. Nàng xoay nhìn Xuân ngại ngùng. Nhưng đứa con đòi mẹ nên Loan vội vàng đưa hai tay ra ẳm con. Đứa bé gặp mẹ, mừng rỡ. Hai tay, hai chơn nó vung vẫy. Xuân lấy tay xoa xoa lên đầu, nó cười hắc hắc.
- Anh có khinh em hông? Em là con me Mỹ. Em thấy ai cũng coi rẻ em. Em trốn tránh mọi người. Em hông cho ai biết em có con mỹ lai.
- Hổng có gì đâu. Tội nghiệp cho em. Anh hiểu rõ tình cảnh của em.
- Anh có muốn thỉnh thoảng mình đến thăm thằng Ken hôn?
Hông có thời giờ cùng Loan đến thăm Ken. Hành quân lùng và diệt địch lại tiếp tục. Vào sâu trong Mật Khu Hát Dịch. Cả bầu đoàn thê tử ì ạch kéo vào cánh rừng âm u để kiếm bóng dáng của Trung Đoàn 33VC muốn đánh mình lúc nào thì đánh. Cũng cảnh mưa rừng, cũng đói khát rã rời. Lần nầy chẳng thấy bóng ma nào hết. Cuộc chiến du kích mưu mẹo, tinh quái. Chỉ có một cách thắng là bày thế trận để VC chấp nhận giao tranh với mình. Như vậy chắc chắn là VC sẽ thua. Như trận đánh Long Tân với Chiến Đoàn Úc ngày 18 tháng 8 năm 1966. VC dàn trận đánh với đội quân thiện chiến, hoả lực mạnh, vũ khí tối tân thì kể như lượm xác…
Xuân mệt mỏi, ngã lưng nằm xuống ghế bố. Chàng ngạc nhiên thấy đồ đạc được sắp xếp gọn gàng. Lại có thêm mấy gói Ruby xanh. Chưa kịp tháo đôi giầy ra thì Trung sĩ Trương Xuân Thu đi đến, đưa cho chàng một bao thư dán kín.
- Của ai đó anh Thu?
- Của cô Loan đó Trung Úy. Mấy ngày thẩm quyền đi hành quân, cổ hay tới đây, nấu nướng ăn uống một mình và dọn dẹp đủ thứ. Cách đây hai ngày, cổ đưa cho tôi cái thư nầy nhờ tôi trao lại cho Trung Úy. Rồi hông thấy cổ tới nữa.

Anh thương mến,
Chắc anh hông ngờ là em viết được những dòng chữ nầy? Con Tư Én hay con Lon trào đờm ngày nào bây giờ đã thoát xác rồi,  phải hôn anh?
Lúc anh đi khỏi Cái Bông, chừng hai tháng sau là em thấy người em lạ lùng. Em bù trất, ngu dốt lắm. Em đâu biết là mình đã có chửa. Tới chừng Sáu em biết được, ổng nổi lôi đình, ổng đánh em một trận gần chết cha mồ tổ. Em biết rồi đây em cũng hông thể sống ở làng được. Dân làng họ sẽ rêu bếu người con gái chửa hoang. Đêm đó, em tóm gọn quần áo. Em bỏ nhà trốn đi như một con điên.
Em lang thang ở chợ Bến Tre hơn nửa ngày. Em sợ lắm. Em biết đi đâu bây giờ? Sực nhớ tới dì chín Mạo, bà con họ xa với Má em, ở Vang Quới. Em đón xe về Bình Đại, xuống xe Vang Quới, em hỏi thăm lần nhà dỉ, tính xin dỉ ở nhờ. Tới gần chiều tối, em mới tìm được nhà. May hồn, dỉ ở có mình ên. Con cái đi làm xa. Mới đầu em hông dám nói cho dỉ biết là em có bầu. Sợ dỉ biết dỉ tống em đi. Em chỉ nói là em gây lộn với Sáu em. Ổng giận ổng đuổi em đi. Em ở đó chừng một tháng, em thấy dỉ coi bộ cũng thương em, cần em để hủ hỉ với dỉ. Tới chừng đó em mới thú thiệt. Dỉ chỉ chửi em: “Tổ cha mầy, đồ con gái đĩ ngựa, mê trai” rồi thôi.
Mang cái bụng bầu, em đi làm thuê làm mướn để sống qua ngày. Lắm khi ngồi làm cỏ mướn trong vườn vắng lặng, em thầm khóc một mình. Bây giờ anh ở đâu? Có biết tên anh đâu mà kiếm anh? Bụng mang dạ chửa em sống cu ki? Sao em khổ thế nầy? Mai đây em sẽ sanh đẻ ra sao? Rồi làm sao nuôi con? Rắm rối quá, em khóc và hỉ ướt cả cánh tay áo.
Tới ngày sanh, em đành bán sợi giây chuyền để có tiền trả cho bà mụ vườn. Dì chín Mạo cũng tốt bụng, chăm lo cho mấy ngày đầu em đẻ. Rồi đầy tháng, em cũng lết đi làm để có chút đỉnh tiền, mong ăn uống khá hơn để có sữa cho con bú. Dì chín nhắc em ra làng để làm khai sinh cho đứa nhỏ. Vì là con hông cha, nên làng bắt phải khai họ mẹ. Em đặt tên con là Trần Anh Thương, để mãi nhớ tới anh. Anh có quên hôn? Lúc khuya đó, ở sau chòi, em nói là em sẽ đẻ cho anh đám con và sẽ đặt tên là  thằng hai Thương, thằng ba Anh, con tư Quá, thằng năm Trời.
Bà mụ mát tay mà thằng nhỏ cũng dễ nuôi, mau sổ sữa. Những khi em đi làm hơi xa nhà, hông về kịp cho nó bú. Dì chín quậy nước cơm với đường tán cho nó uống, vậy mà nó cũng uống ừng ực. Gặp em là nó mừng quýnh và cười hăng hắc.
Có cô bạn cùng làm cỏ mướn rủ em lên Sài Gòn làm thợ ở mấy hãng xưởng có tiền hơn. Nhưng kẹt thằng Thương còn nhỏ quá em bỏ con đi hông đành. Hơn nữa dì chín có chịu nuôi nó hôn. Em tính khi nào thằng Thương biết đi lẩm đẩm, em dứt sữa nó, em sẽ năn nỉ dỉ chịu khó coi sóc thằng nhỏ. Em lên Sài Gòn làm có tiền đem về cho dỉ nuôi con dùm em.
Có lẽ Trời Phật phù hộ cho em và con, anh à. Dì chín cũng thương thằng Thương, tối ngày hai bà cháu quấn quít nhau. Ngày em bỏ con đi lên Sài Gòn làm việc, hai mẹ con ôm nhau, em khóc ngất. Bỏ nó ở lại, em như đứt ruột vì nó là máu mủ của anh. Anh ơi! Em thương nhớ con và nhớ anh lắm. Biết tìm anh ở đâu? Em thầm vái có ngày Trời còn thương em, sẽ cho em gặp lại anh.
Những ngày đầu tiên ở Sài Gòn em lạ nước lạ cái, hông biết gì hết. Con nhỏ bạn có người quen xin được việc làm trong hãng dệt ở Thị Nghè. Em với nó mướn một chái nhà cũ, ọt ẹp gần trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây. Hai đứa nấu cơm ăn chung nhau, cũng chỉ là rau muống chấm tương chao, trứng vịt, đôi khi là cá mòi hộp, nhưng còn đỡ hơn ở dưới quê… Em dành dụm được chút ít. Hàng tháng em về Vang Quới đưa tiền cho dì Chín và thăm con.
Lần hồi em mua chiếc xe đạp, tập chạy và đi được đây đó. Chời ơi! Sài Gòn sao mà rộn rịp. Phố phường đông đúc. Thật là một đời sống an bình. Biết kiếm anh ở đâu giữa rừng người ồn ào náo nhiệt, hở anh?
Phong trào văn hóa bình dân nở rộ. Tụi bạn rủ đi học lớp đêm miễn phí ở bên Gia Định. Từ nào giờ Tư Én nầy có biết gì, một chữ cắn làm hai hổng bể, nên nghe nói được đi học miễn phí, em liền theo các con nhỏ bạn ghi tên học. Đêm nào cũng vậy, cả toán tụi em, bốn năm đứa, đạp xe từ Thị Nghè đến ngã ba Hàng Xanh theo đường Ngô Quyền qua Gia Định. Đi học như vậy em thấy vui vẻ, đỡ nhớ thằng Thương và anh.
Thầy giáo khen em sáng dạ. Học tới đâu nhớ tới đó. Mấy nhỏ bạn thấy vậy súi em học nhảy. Kỳ đầu em học nhảy hai lớp: năm, tư. Năm sau ba lớp: ba, nhì, nhứt. Đến bậc trung học em học một năm hai lớp: đệ thất và đệ lục, đệ ngũ và đệ tứ. Em học kịp những đứa bạn đã học trước em hai năm. Có lần lớp đêm phải nghỉ học vì đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sau đó, em có ghi tên học tư thêm lớp đệ tứ để luyện thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Có bằng cấp thì đi làm khá lương hơn, phải hôn anh? Nhưng có lẽ vì học nhảy quá nhiều, em hông có căn bản nên bị trượt vỏ chuối. Mà cũng phải, chỉ  lo học tủ và gạo hông thì làm thế nào mà giỏi được, trở thành bùi kiệm thôi. Em buồn quá, bỏ học luôn.
Khi khổng khi không đưa đẩy em làm sở mỹ ở Long Bình. Cũng là do mấy đứa bạn rủ ren, cho là làm ở đó khá và nhàn nhạ hơn. Nóng lòng làm việc có tiền nhiều để nuôi con sau nầy, em đi theo tụi nó. Sau những đợt làm giấy tờ và  kiểm soát lý lịch kỹ lưỡng, em được nhận. Buổi sáng và buổi chiều xe buýt đưa đón ở Ngã ba Hàng Xanh. Công việc cũng hông có gì khó khăn và cực nhọc: chỉ là quét dọn, làm sạch sẽ những căn phòng của các binh sĩ. Dãy trại làm bằng gỗ, có nhiều phòng cho các người lính. Mỗi phòng nhỏ, vừa đủ cho một cái giường, một cái bàn và những món đồ lặt vặt mà em hổng biết là những thứ gì.
Chàng sĩ quan Mỹ kỳ lạ, cứ đeo bám em như đỉa đói. Mới đầu em tưởng ông ta chỉ giúp mình như mọi người khác, nhưng hông, ông ta lo cho em mọi thứ thật đàng hoàng vậy đó. Đưa em từ chỗ làm ra đến cổng; rồi sáng, đứng chờ từ cổng chở em đến chỗ làm. Hông hiểu làm sao ổng biết được ngày sanh của em. Đến ngày đó ổng mua tặng em một phần quà. Và kết quả, sau những tháng đeo đuổi em, em biết ra Biu cũng yêu em một cách tha thiết. Rồi tụi em đã sống chung với nhau như vợ chồng.
Nhưng em đâu biết rằng mấy người bạn em từ đấy nhìn em với con mắt khác. Tụi nó bắt đầu ít chơi thân với em. “Thứ đồ lấy Mỹ” là giọng nói thường thường em nghe thấy. Xã hội đã ruồng bỏ, khinh khi em, cho em là hạng gái vô học, chạy theo vì mê đồng đô la xanh, đô la đỏ. Họ cho những người lấy chồng mỹ là hạng gái mạt rệp. Mà thực ra, cũng có những người lấy chồng mỹ cố tình bòn rút, thậm thụt buôn bán chợ trời đủ thứ. Chiều nào ở chợ Tam Hiệp cũng ồn ào náo nhiệt bán đủ các mặt hàng chui từ căn cứ Long Bình ra. Họ còn cố tình tạo ra những tiếng ba rọi để khi dễ các bà me mỹ. “Ai đồng nai tổ bị chợt”( I don’t like to be touched ) là thứ tiếng em thường nghe thấy khi họ trêu ghẹo các cô gái bán ba.
Nhưng Biu rất thương em và càng chăm sóc em như một người chồng tốt. Em nghĩ như vậy là cũng đủ cho em. Em là cô gái quê nghèo nàn mà giờ đây được ấm no là hạnh phúc lắm. Cuộc sống em dư dã nhờ Biu cung cấp cho em mọi thứ. Em đem về dì chín để nuôi Thương được đàng hoàng hơn.
Từ khi có bầu thằng Ken, em hông cho dì Chín biết là em có chồng mỹ. Dỉ tin rằng em đã lấy chồng việt nam. Dỉ nói mai mốt mầy đừng bỏ thằng Thương cũng đừng dẫn nó theo mầy. Dỉ sợ mất nó. Nhiều khi lâu quá em hông về, thằng Thương nó nhìn em trân trân và còn làm mặt lạ. Anh ơi, biết làm sao bây giờ? Con hông cha mà mẹ ít khi ở gần. Có thể lớn lên nó hổng nhìn em quá.
Sau khi đẻ thằng Ken, rất lâu em mới về Vang Quới một lần. Gởi con lai rất khó. Ít có ai chịu giữ con lai. Họ lấy cớ là cái thứ đồ lai khó nuôi, khó dạy, hay phá phách… Tìm được người coi chừng thằng Ken một ngày, chạy về thăm thằng Thương rồi lên liền chớ đâu có dám ở lâu để nựng nịu nó, chơi giỡn với nó.
Biu đươc đổi về Long Khánh. Biu muốn em phải bồng con theo.Tụi em mướn môt căn nhà ở đầu sân bay gần chỗ Biu làm việc. Cách đây mấy tháng, chồng em bất thình lình được chuyển về Bến Tre. Nghe thấy thế em sợ lắm. Em nói với ảnh xin đi chỗ khác đi, đừng về đó. Ai cũng nói Bến Tre là cái ổ VC, anh cũng biết mà! Nhưng Biu nói để anh về quê hương em cho biết. Thế là chồng em nhứt quyết đi. Và còn dặn khi nào yên chỗ, Biu cho hay, em hãy bồng thằng Ken xuống.
Hai tháng trôi qua. Mất tin tức Biu. Em hết tiền. Biết mần gì để mà có tiền nuôi hai mẹ con. Gái lấy chồng mỹ lại dốt trâng, đâu có nghề ngỗng gì. Đường cùn, em xin đi bán ba. Những quán đó là nơi xô bồ xô bộn. Phần đông khách vô ăn nhậu đều tưởng gái bán trong tiệm đều là gái đĩ điếm hay loại hư hỏng. Họ giả bộ ngà ngà say  bốc hốt sàm sỡ: xoa xoa lưng, sờ sờ đít, bóp bóp vú, ngắt nhéo má... và ăn nói bộp chộp, lỗ mãng, trây trúa. Nhậu đã đời, họ còn cà chớn hỏi có đi hôn? Nhứt là mấy tay ba sồn ba sựt,  hay già khú đế. Khi mềm môi, hổng hiểu có sướng ích gì mà hai tay họ bươi móc còn liều lĩnh hơn, cứ tìm mấy chỗ hiểm hóc mà mò mà thọc riết tới? Em biết làm sao? Chỉ cười nói vả lả và ngậm đắng nuốt cay để có tiền nuôi con. Hơn năm tháng rồi em chưa về thăm thằng Thương. Tội nghiệp cho con em. Hai đứa bây giờ biết thương đứa nào bỏ đứa nào.
Gặp lại anh, em vừa mừng vừa tủi. Mừng là gì mấy năm nay cố gắng tìm anh để cho anh biết là mình còn có đứa con. Tủi là gì em hông còn xứng đáng với anh nữa. Em đã có chồng khác: người chồng mỹ và một đứa con lai. Mấy hôm anh đi hành quân, một mình em ngồi ở lều trống vắng, em tủi thân em khóc và hông còn hy vọng gì ở mãi với anh. Anh còn có gia đình và em còn có Biu và Ken, nên em quyết định đi về Bến Tre tìm Biu. Chỉ xin anh một điều: anh ráng lo coi sóc thằng Ken dùm em độ mươi ngày. Khi tìm được Biu, em sẽ quay trở lại ẳm con đi theo.

Con Lon trào đờm thương anh hoài vậy đó.

TB. Nhờ Trung sĩ Thu, nên em bây giờ mới biết tên anh. Anh Xuân của em. Anh có biết là anh mất cái áo sơ mi sọc rằn lúc ở Mỹ Nhiên hông. Tay em đã lấy đó. Nếu sau nầy, có dịp thăm con ở Vang Quới, anh hỏi dì Chín Mạo. Dỉ sẽ đưa cho anh cái áo đó.

Mấy ngày sau, ngày nào Xuân cũng tới thăm Ken. Thằng bé thấy chàng cũng quấn quít. Nhưng chàng nghĩ hông thể kéo dài tình trạng như thế nầy mãi. Rủi bất thình lình, Xuân bận hành quân xa, lâu ngày, người chủ nuôi họ sẽ đem cho Ken vô cô nhi viện, hoặc bán hay cho ai đó. Nên sau khi năn nỉ chị Hiền ráng trông coi Ken một thời gian, chỉ đồng ý. Chàng đón Ken về đại đội.
Ở đại đội kêu nó là thằng mỹ lai, chớ hổng kêu tên. Tối ngày nó lẩn quẩn bên mấy người vợ lính, chọc phá, bươi móc đồ đạc, nhứt là moi mấy cái vớ hôi rình trong mấy đôi giày thúi hoắc. Nhiều khi họ la om sòm nhưng hổng dám đánh nó. Một thời gian sau, chị Hiền tính trả nó lại cho Xuân. Chỉ sắp sửa lấy chồng ở trong rẫy xa. Còn Loan đi đâu tới giờ hông thấy trở lại? Chỉ còn có một cách là đem nó về sống với gia đình. Người thư ký đại đôi đã xuống quận Xuân Lộc làm khai sanh cho Ken, khai bớt đi hai tuổi…

                                          ***
Tháng 04 năm 1975, Ken đang học lớp ba. Sau khi “giải phóng”, nhà trường “xã hội chủ nghĩa” có nhiều thay đổi. Học trò được xếp theo nhiều “diện”. Thành phần con “Mỹ-Ngụy” và thành phần “con lai đế quốc Mỹ”  được xếp hạng chót, hông có quyền lợi gì hết.
Học được một năm, thằng Ken hông muốn đi học nữa. Mới đầu, bà Xuân đưa nó đến trường. Hiệu trưởng xếp nó vào “diện con lai đế quốc Mỹ”, hông được ưu tiên, nhưng nhờ “cách mạng khoan hồng, chiếu cố” nên cũng tạm thời xét nhận. Nhưng nó có học được đâu. Học trò trong trường lêu lêu nó là con “đế quốc”, hông chơi với nó. Hồi trước năm 1975 đâu có cái trò đó. Cũng tại chế độ mới nhìn nó với con mắt tội phạm nên xã hội ruồng bỏ nó.
Nó học cũng khá giỏi nhưng hông được giấy khen, hông được đeo khăn quàng đỏ. Nó buồn, bỏ học. Bà Xuân năn nỉ hoài nó hông chịu tới trường. Đâu muốn để con mình dốt, nhưng bà biết làm sao bây giờ. Con lai bao giờ cũng bị “đối xử phân biệt” Hở miệng ra là: “ Ê!thằng con đế quốc”. Rồi cuối cùng, bà Xuân cho nó đi học vá xe được hơn tháng. Xong bà tìm mua cho nó bộ đồ vá xe đạp. Ngày ngày sáng ra, nó bày đồ nghề ở đầu ngõ, gõ lộc cộc được ít hôm. Đám con nít ngày nào cũng tới phá, chọc ghẹo nó.Có hôm có đứa nghịch ngợm liệng một bịch cứt vào chỗ nó làm. Nó nhịn hổng được nên xảy ra đánh lộn. Công an khu vực xử ép nó, nó khóc. Biết cho nó làm cái gì bây giờ? Đi bán vé số? Nó sẽ lang thang tối ngày đầu đường xó chợ cùng đám du thủ du thực bắt chước nhiều tính xấu. Bà hông đành để con như vậy dù nó là con nuôi. Thằng Ken coi chớ hiền tánh, hông như  người ta tưởng. Bà nuôi dạy nó từ nhỏ, bà biết tánh nó nên bà rất thương nó. Nhờ người quen, bà xin được cho nó chạy xe ba gác phụ giao xi măng, tôn… ở tiệm bán đồ xây dựng.

                                      ***


    Tới ngã ba Thới Lai, họ quẹo con đường đến Vang Quới. Mặt trời đứng bóng. Nắng chói chan. Ken bước xuống mương ruộng múc đầy bi đông nước rồi tu ừng ực. Họ hông còn đồng xu dính túi. Số tiền ít ỏi mang theo đã bị lấy mất sạch. Phùng Xuân hy vọng tìm được nhà dì chín Mạo. Chỉ còn cách đó mới có được chút cơm dằn bao tử cho qua cơn đói.
- Cơ khổ! Tui đợi chờ cậu hơn chục năm nay rồi. Mấy lần về đây, con Én nó cứ nhắc tới cậu hoài. Nó nói khi nào cậu tới thì đem cái áo sơ mi sọc rằn đưa gởi lại cậu. Hồi trước nó nuôi thằng Thương, có lúc nó đem cái áo nầy túm thằng nhỏ mấy bận, rồi ngồi khóc một mình.
- Rồi thằng Thương bây giờ ra sao rồi dì?
- Mấy năm sau nầy, con Én nó lấy chồng nên ít khi về thăm con. Tao đâu coi chừng coi đổi nó nhiều được.Nó lớn lên cặp bè cặp bạn rồi vô trong bưng theo mấy ổng. Nghe nói bây giờ nó làm “giáo dục” gì trong quận sáu ở ChợLớn.
- Tính ra giờ nó cũng khoảng trên hai mươi.
- Chắc đâu đó. Lúc con Én qua tao ở, cái bụng còn nhỏ xíu. Nó ốm nghén mà nó còn giấu tao. Hóa ra bây “lẹo tẹo” với nhau lúc ở trong đồng. Nó nói với tao nó thương bây lắm nên mới trao thân gởi phận cho bây. Mà bây giờ con Én ra sao rồi bây có biết hôn? Có lúc nó về thăm tao nó nói có chồng Mỹ. Nó nói hông biết đời nào gặp được bây. Nó cho tao nhiều thứ lắm: quần áo, đồ hộp, bánh kẹo ngon lắm. Còn đưa thêm tiền để nuôi thằng Thương nữa. Rồi nó bặt tin từ dạo đó đến nay, cũng hơn chục năm. Tao nghĩ nó sau 1975 nó theo chồng về Mỹ.
- Dì hổng biết hả? Loan bị mìn VC ở gần Giồng Trôm chết lâu lắm rồi, đâu năm 66 hay 67 gì đó. Còn đây là Ken, đứa con với người chồng Mỹ.
- Trời đất! Vậy tao nghi oan cho nó.
Dì chín Mạo khóc mùi mẫn. Bả bù lu bà la kể lể đủ thứ chuyện về Loan trong thời gian nàng ở với bà. Nước mắt hoà với nước mũi chảy thấm ướt cái khăn rằn bà vắt vai. Ken đứng gần bà Mạo. Bà lấy tay vuốt tóc nó. Những sợi tóc quăn màu ngà ngà dài ra theo mỗi lần bà vuốt tóc Ken. Rồi bà nắm tay nó, nhắc lại đủ điều về Loan. Thỉnh thoảng bà nhìn nó rồi ngó bộ dạng thằng con lai, bả có vẻ ngạc nhiên sao mà nó giống Mỹ quá.
- Con Én nầy nó sao khổ vậy. Nó mà còn sống, hổng biết hai thằng con nầy có hợp nhau hôn? Mà bây có về trên đó, tìm gặp được thằng Thương thì đừng cho hai anh em nó biết nhau nghe chưa? Cách mạng hông ưa mấy thằng con lai nầy…
Con đường trở về thấy sao mà nặng nề và xa hun hút. Cây cối hai bên đường tiêu điều. Cảnh vật khác xa khi trước. Cồn Phụng hông còn rộn rịp. Đám nhà tu trốn quân dịch của ông tu sĩ kỹ sư Nguyễn Thành Nam đã bị giải tán. Ông Đạo Dừa gầy gò ốm yếu, có lần ra tranh cử Tổng Thống vào năm 1967, ôm ấp mơ mộng hão huyền đòi ra gặp Hồ Chí Minh để thương thuyết hoà bình!! Sau năm 1975, bị VC cho đi tù rồi chết ở khám Cần Thơ (?).
Hông hiểu ông có lý thuyết gì mới lạ mà John Steinbeck đến thăm cồn Phụng vào năm 1968. Bây giờ chiếc thuyền Bát Nhã của ông, lúc trước ổng nói dùng nó để làm nơi gặp gỡ hai nhà lãnh tụ Nam Bắc, bị VC kéo về Bến Tre làm nhà hàng nổi! Chớp mắt đấy mà đã hơn 20 năm. Cửa Đại bây giờ có thêm một cái cồn nhỏ, nhỏ nhú nhú tít mù xa.
Lê Phùng Xuân
(trích trong Trăng Suông)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm