Dự án Nghĩa trang cao cấp cho cán bộ cao cấp chưa xây cái mả nào mà đã bị dân chửi tốc mả.
Dân ta quá đáng lắm lắm!
Theo tôi, nên thông cảm cho các bác ấy.
Thời chiến tranh, các bác ấy sống cùng dân, ăn ngủ với dân, dân nuôi như nuôi con. Thời đó món mắm nhái thúi inh cũng nuốt trôi. Lúc đó có chết thì dân chôn và vô cùng thương tiếc xây cho nấm mồ nghĩa tử nghĩa tận.
Nay hòa bình ăn trên ngồi trốc, không ít bác đã lỡ hành dân ra bã nên phải lo âm phần là đúng. Ai cũng thấy dân ghét quan đến mức khi các lãnh đạo Yên Bái bắn chau chí tử thì gần như toàn dân vỗ tay reo mừng hoan hô nhiệt liệt. Cho nên chức quan càng to càng ở thế lưỡng nan.
Khi còn sống, còn quyền lực thì đéo sợ dân, chứ lúc chết rồi thì còn cái quyền gì nữa mà không sợ dân? Nếu chôn gần dân thì coi như tứ bề thọ địch, biết chạy đằng nào? Nghĩ được như thế tưởng là quẩn mà không quẩn.
Tôi phân tích như vậy để dân thông cảm và chia sẻ nỗi niềm của các quan. Họ bi kịch lắm chứ có sướng gì đâu?
Tôi nguyện đóng góp thuế hết đời cho các quan có mồ yên mả đẹp. Xưa nay, người ta di dời mồ mả, tức đuổi người chết dành chỗ cho người sống, bây giờ ta sáng suốt hơn, đuổi người sống để dành chỗ cho người chết là phải âm đạo (đạo lý ở cõi âm)!
Theo tôi, không chỉ dành đất cho các quan có chỗ chôn thây cùng vợ mà nên ưu tiên dành chỗ cho bồ nhí các quan nữa, đừng để các quan nằm cô đơn giữa gò hoang lạnh lẽo. Đặc biệt là không để các em như Quỳnh Anh phải trốn ra nước ngoài không mảnh đất chôn thân, tội nghiệp lắm lắm!
Nếu chiểu theo lệ xưa, ngàn tỉ dân bỏ ra lo cho mộ phần các quan phụ mẫu của mình là quá rẻ. Đại hiếu như vậy thì sẽ hưởng ân đức đời đời chứ mất đi đâu mà sợ?
Nam mô đại đạo phổ độ quan sinh a di đồng bóng (nhớ đọc 108 lần cho các quan siêu thoát!).
Di Sản Hồ Chí Minh
Thứ tư duy “đặc quyền- đặc lợi” tồi tệ, đáng hổ thẹn
Hãy nhìn ra xa, các QG văn minh, các lãnh đạo, quan chức cao cấp họ ứng xử ra sao về cái chết của họ. Một tấm bia mộ giản dị, nhưng nhân cách, con người và tên tuổi họ “tạc” sâu sắc trong trái tim đồng bào họ. Khác hẳn trong XH này, có những cái chết, khiến dân chúng mừng rỡ, thậm chí hoan hỉ, nguyền rủa.
Hóa ra, không chỉ sự sống, mà ngay cái chết cũng là thước đo chuẩn xác về sự cao đẹp của phẩm cách hay ngược lại, sự tầm thường, nhỏ mọn của phẩm cách, phản chiếu ở chính cái tư duy văn minh hay ngược lại- hủ lậu của phong kiến thời mạt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Thứ tư duy “đặc quyền- đặc lợi” tồi tệ, đáng hổ thẹn
Hãy nhìn ra xa, các QG văn minh, các lãnh đạo, quan chức cao cấp họ ứng xử ra sao về cái chết của họ. Một tấm bia mộ giản dị, nhưng nhân cách, con người và tên tuổi họ “tạc” sâu sắc trong trái tim đồng bào họ. Khác hẳn trong XH này, có những cái chết, khiến dân chúng mừng rỡ, thậm chí hoan hỉ, nguyền rủa.
Hóa ra, không chỉ sự sống, mà ngay cái chết cũng là thước đo chuẩn xác về sự cao đẹp của phẩm cách hay ngược lại, sự tầm thường, nhỏ mọn của phẩm cách, phản chiếu ở chính cái tư duy văn minh hay ngược lại- hủ lậu của phong kiến thời mạt
Dự án Nghĩa trang cao cấp cho cán bộ cao cấp chưa xây cái mả nào mà đã bị dân chửi tốc mả.
Dân ta quá đáng lắm lắm!
Theo tôi, nên thông cảm cho các bác ấy.
Thời chiến tranh, các bác ấy sống cùng dân, ăn ngủ với dân, dân nuôi như nuôi con. Thời đó món mắm nhái thúi inh cũng nuốt trôi. Lúc đó có chết thì dân chôn và vô cùng thương tiếc xây cho nấm mồ nghĩa tử nghĩa tận.
Nay hòa bình ăn trên ngồi trốc, không ít bác đã lỡ hành dân ra bã nên phải lo âm phần là đúng. Ai cũng thấy dân ghét quan đến mức khi các lãnh đạo Yên Bái bắn chau chí tử thì gần như toàn dân vỗ tay reo mừng hoan hô nhiệt liệt. Cho nên chức quan càng to càng ở thế lưỡng nan.
Khi còn sống, còn quyền lực thì đéo sợ dân, chứ lúc chết rồi thì còn cái quyền gì nữa mà không sợ dân? Nếu chôn gần dân thì coi như tứ bề thọ địch, biết chạy đằng nào? Nghĩ được như thế tưởng là quẩn mà không quẩn.
Tôi phân tích như vậy để dân thông cảm và chia sẻ nỗi niềm của các quan. Họ bi kịch lắm chứ có sướng gì đâu?
Tôi nguyện đóng góp thuế hết đời cho các quan có mồ yên mả đẹp. Xưa nay, người ta di dời mồ mả, tức đuổi người chết dành chỗ cho người sống, bây giờ ta sáng suốt hơn, đuổi người sống để dành chỗ cho người chết là phải âm đạo (đạo lý ở cõi âm)!
Theo tôi, không chỉ dành đất cho các quan có chỗ chôn thây cùng vợ mà nên ưu tiên dành chỗ cho bồ nhí các quan nữa, đừng để các quan nằm cô đơn giữa gò hoang lạnh lẽo. Đặc biệt là không để các em như Quỳnh Anh phải trốn ra nước ngoài không mảnh đất chôn thân, tội nghiệp lắm lắm!
Nếu chiểu theo lệ xưa, ngàn tỉ dân bỏ ra lo cho mộ phần các quan phụ mẫu của mình là quá rẻ. Đại hiếu như vậy thì sẽ hưởng ân đức đời đời chứ mất đi đâu mà sợ?
Nam mô đại đạo phổ độ quan sinh a di đồng bóng (nhớ đọc 108 lần cho các quan siêu thoát!).