Kinh Đời
Thủ tướng Hun Sen: Việt Nam không phải là ông chủ của tôi! ( Vì Tôi đã có chủ mới rồi )
The Phnom Penh Post ngày 2/8 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua đã đáp lại cáo buộc của một người sử dụng Facebook với tên gọi “Pham Duc Hien” rằng ông đã “phản bội” nước láng giềng phía Đông của Campuchia
Tờ báo The Phnom Penh Post
đánh giá, ông Hun Sen đã sử dụng ngôn ngữ “mạnh mẽ bất thường” để phản
ứng với một nhận xét từ một người nào đó trong cộng đồng mạng.
(Giáo Dục)
The Phnom Penh Post ngày 2/8 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm
qua đã đáp lại cáo buộc của một người sử dụng Facebook với tên gọi
“Pham Duc Hien” rằng ông đã “phản bội” nước láng giềng phía Đông của
Campuchia bằng tuyên bố: Việt Nam không phải là ông chủ của tôi!
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (The Phnom Penh) |
“Bạn cần phải biết rằng tôi chỉ trung thành với nhân dân Campuchia,
Đức Vua và người vợ yêu quý của tôi. Việt Nam không phải là ông chủ của
tôi mà tôi phải trung thành với họ.
Nếu bạn là một người Việt Nam sống tại Campuchia, bạn phải tôn trọng
pháp luật của Campuchia. Nếu bạn đang sống ở Campuchia một cách bất hợp
pháp, bạn sẽ phải rời khỏi Campuchia.
Còn nếu bạn đang sống ở Việt Nam, xin vui lòng yêu quý các nhà lãnh đạo Việt Nam.” Thủ tướng Campuchia tuyên bố.
Xung quanh phát biểu này của ông Hun Sen, The Phnom Penh Post đưa ra lý giải:
“Những người phản đối Thủ tướng Hun Sen từ lâu đã chỉ trích mối quan hệ giữa đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền với Việt Nam.
Những người này cho rằng, Việt Nam – quốc gia đã từng ủng hộ cuộc chiến
chống lại lực lượng (diệt chủng) Khmer Đỏ và giúp các thành viên cốt cán
của CPP lên vị trí quyền lực, vẫn còn có quá nhiều ảnh hưởng trong
vương quốc.
Tuy nhiên gần đây Campuchia đã thay đổi thái độ hướng về phía Trung
Quốc, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Campuchia. Giới phân tích
Campuchia tin rằng điều này giúp Thủ tướng Hun Sen cởi mở hơn trong quan
hệ với Việt Nam.
Năm ngoái Bộ Ngoại giao Campuchia đã công bố một số công hàm ngoại giao
ngắn gọn gửi đến Việt Nam phản đối việc xây dựng trong khu vực “biên
giới có tranh chấp”, một chủ đề nhạy cảm đối với nhiều người dân
Campuchia.
Phát biểu ngày hôm qua, nhà quan sát chính trị Ou Virak nhận xét, những ý
kiến xuất hiện gần đây nhằm vào (lôi kéo) các cử tri thích chỉ trích
Việt Nam, đồng thời là nỗ lực để trung hòa một trong những vũ khí chính
của phe đối lập nhằm vào ông.
“Nhưng câu hỏi đặt ra là: Họ có tin ông không?” Ou Virak nhấn mạnh. Có
một sự khác biệt giữa phương tiện truyền thông xã hội và các bản tin về
chính sách đối ngoại.”
Phát biểu của ông Hun Sen không xứng tầm cương vị Thủ tướng
Những bình luận của truyền thông và giới quan sát Campuchia cho thấy,
dường như phát biểu này của Thủ tướng Hun Sen không đơn thuần là câu trả
lời bột phát nhằm vào một bình luận cụ thể từ một người dùng Facebook
nào đó trên mạng internet.
Tuy nhiên ở cương vị Thủ tướng một nước, người viết cho rằng chuyện ông
Hun Sen phải giải thích một điều đương nhiên là việc không cần thiết.
Là 2 nước láng giềng cùng nằm trong bán đảo Đông Dương, cùng đấu tranh
giành độc lập từ thực dân ngoại bang đô hộ, việc hai bên có sự hợp tác
qua lại giúp đỡ nhau là chuyện thường tình, đó là việc của quá khứ.
Không có hôm qua thì đâu có hôm nay, đó là chuyện thường tình không cần phải giải thích, càng không nên cố bác bỏ.
Còn ngày nay, ông Hun Sen đường đường là đương kim Thủ tướng một nước,
hà tất phải đôi co với một tiếng nói nào đó không ưa mình. Bởi lẽ khi đã
ngồi vào chiếc ghế quyền lực, tức là các chính khách đã chấp nhận phải
sống chung với tin đồn, dư luận thị phi.
Ông Hun Sen là đương kim Thủ tướng Campuchia, việc ông chỉ trung thành
với nhân dân Campuchia, Đức vua Sihamoni (và vợ ông) có lẽ là điều đương
nhiên không phải bàn cãi. Càng thanh minh, ông chỉ càng khiến người ta
có cớ để nghi ngờ.
Bình luận của The Phnom Penh Post và Ou Virak cũng cho thấy, tư tưởng
bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam – Campuchia đã được phe đối lập
CNRP sử dụng làm chiêu bài kích động, lôi kéo các cử tri trẻ tuổi, thiếu
kiến thức và thông tin về quan hệ hai nước, đáng lẽ ra phải là bài học
để Thủ tướng Hun Sen tránh xa.
Chính ông Hun Sen đã nhận thấy sự nguy hiểm của một số quan điểm chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam –
Campuchia do một số thế lực chính trị đối lập kích động có thể gây bất
ổn xã hội tại đất nước Chùa Tháp.
Cũng chính ông Hun Sen đã chỉ đạo các cơ quan chức năng Campuchia trừng
trị thích đáng những kẻ ngụy tạo bản đồ, tài liệu để tuyên truyền xuyên
tạc về biên giới Campuchia – Việt Nam với đầy đủ chứng cứ thuyết phục,
làm yên lòng dân và dẹp bỏ những mầm mống phản loạn.
Biên giới Việt Nam – Campuchia tạm thời đã không còn là con bài hữu dụng
để các phe phái chính trị đối lập tại Campuchia có thể lợi dụng để
chống lại lợi ích chính đáng của nhân dân, đất nước Campuchia, CPP và cá
nhân ngài Thủ tướng.
Nay bỗng dưng ông lại có những phát biểu dễ bị người ta lợi dụng, thực là điều khó hiểu.
Còn nếu giả thuyết mà nhà phân tích Ou Virak đưa ra là đúng thì thật tai
hại. Sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi làm mồi nhử lôi kéo
phiếu bầu có thể mang lại những hiệu quả nhất thời, nhưng chắc chắn về
lâu dài sẽ là mồi lửa châm ngòi xung đột trong xã hội Campuchia, gây
chia rẽ dân tộc, chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng.
Người viết hy vọng rằng, bình luận của ông Ou Virak chỉ là một “thuyết
âm mưu”, chỉ thể hiện góc nhìn của cá nhân ông chứ không phải ý định của
Thủ tướng Hun Sen.
Xương máu của hàng ngàn bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia xóa
bỏ nạn diệt chủng, xóa bỏ lực lượng phạm tội ác chống lại loài người –
Khmer Đỏ được Bắc Kinh hậu thuẫn, đó là một sự thật. Bởi lẽ láng giềng
liền dậu liền sân, giúp nhân dân Campuchia cũng là giúp mình.
Bất cứ một kẻ nào xuyên tạc lịch sử, phỉ báng sự hinh sinh và giúp đỡ
cao quý ấy của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đều phải bị lên
án.
Cá nhân người viết cho rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay Việt Nam và
Campuchia là hai nước láng giềng thân thiện, hai thành viên bình đẳng
trong ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc như tất cả các quốc gia còn lại.
Không có chuyện ai là “ông chủ” của ai. Tuy nhiên, nếu cứ để cho những
mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy thì cái thời của Khmer
Đỏ quay lại cũng không phải là điều không thể, nhân dân Campuchia sẽ lại
phải đối mặt với chết chóc, hoàng tàn.
(Giáo Dục)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Thủ tướng Hun Sen: Việt Nam không phải là ông chủ của tôi! ( Vì Tôi đã có chủ mới rồi )
The Phnom Penh Post ngày 2/8 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua đã đáp lại cáo buộc của một người sử dụng Facebook với tên gọi “Pham Duc Hien” rằng ông đã “phản bội” nước láng giềng phía Đông của Campuchia
The Phnom Penh Post ngày 2/8 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm
qua đã đáp lại cáo buộc của một người sử dụng Facebook với tên gọi
“Pham Duc Hien” rằng ông đã “phản bội” nước láng giềng phía Đông của
Campuchia bằng tuyên bố: Việt Nam không phải là ông chủ của tôi!
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (The Phnom Penh) |
“Bạn cần phải biết rằng tôi chỉ trung thành với nhân dân Campuchia,
Đức Vua và người vợ yêu quý của tôi. Việt Nam không phải là ông chủ của
tôi mà tôi phải trung thành với họ.
Nếu bạn là một người Việt Nam sống tại Campuchia, bạn phải tôn trọng
pháp luật của Campuchia. Nếu bạn đang sống ở Campuchia một cách bất hợp
pháp, bạn sẽ phải rời khỏi Campuchia.
Còn nếu bạn đang sống ở Việt Nam, xin vui lòng yêu quý các nhà lãnh đạo Việt Nam.” Thủ tướng Campuchia tuyên bố.
Xung quanh phát biểu này của ông Hun Sen, The Phnom Penh Post đưa ra lý giải:
“Những người phản đối Thủ tướng Hun Sen từ lâu đã chỉ trích mối quan hệ giữa đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền với Việt Nam.
Những người này cho rằng, Việt Nam – quốc gia đã từng ủng hộ cuộc chiến
chống lại lực lượng (diệt chủng) Khmer Đỏ và giúp các thành viên cốt cán
của CPP lên vị trí quyền lực, vẫn còn có quá nhiều ảnh hưởng trong
vương quốc.
Tuy nhiên gần đây Campuchia đã thay đổi thái độ hướng về phía Trung
Quốc, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Campuchia. Giới phân tích
Campuchia tin rằng điều này giúp Thủ tướng Hun Sen cởi mở hơn trong quan
hệ với Việt Nam.
Năm ngoái Bộ Ngoại giao Campuchia đã công bố một số công hàm ngoại giao
ngắn gọn gửi đến Việt Nam phản đối việc xây dựng trong khu vực “biên
giới có tranh chấp”, một chủ đề nhạy cảm đối với nhiều người dân
Campuchia.
Phát biểu ngày hôm qua, nhà quan sát chính trị Ou Virak nhận xét, những ý
kiến xuất hiện gần đây nhằm vào (lôi kéo) các cử tri thích chỉ trích
Việt Nam, đồng thời là nỗ lực để trung hòa một trong những vũ khí chính
của phe đối lập nhằm vào ông.
“Nhưng câu hỏi đặt ra là: Họ có tin ông không?” Ou Virak nhấn mạnh. Có
một sự khác biệt giữa phương tiện truyền thông xã hội và các bản tin về
chính sách đối ngoại.”
Phát biểu của ông Hun Sen không xứng tầm cương vị Thủ tướng
Những bình luận của truyền thông và giới quan sát Campuchia cho thấy,
dường như phát biểu này của Thủ tướng Hun Sen không đơn thuần là câu trả
lời bột phát nhằm vào một bình luận cụ thể từ một người dùng Facebook
nào đó trên mạng internet.
Tuy nhiên ở cương vị Thủ tướng một nước, người viết cho rằng chuyện ông
Hun Sen phải giải thích một điều đương nhiên là việc không cần thiết.
Là 2 nước láng giềng cùng nằm trong bán đảo Đông Dương, cùng đấu tranh
giành độc lập từ thực dân ngoại bang đô hộ, việc hai bên có sự hợp tác
qua lại giúp đỡ nhau là chuyện thường tình, đó là việc của quá khứ.
Không có hôm qua thì đâu có hôm nay, đó là chuyện thường tình không cần phải giải thích, càng không nên cố bác bỏ.
Còn ngày nay, ông Hun Sen đường đường là đương kim Thủ tướng một nước,
hà tất phải đôi co với một tiếng nói nào đó không ưa mình. Bởi lẽ khi đã
ngồi vào chiếc ghế quyền lực, tức là các chính khách đã chấp nhận phải
sống chung với tin đồn, dư luận thị phi.
Ông Hun Sen là đương kim Thủ tướng Campuchia, việc ông chỉ trung thành
với nhân dân Campuchia, Đức vua Sihamoni (và vợ ông) có lẽ là điều đương
nhiên không phải bàn cãi. Càng thanh minh, ông chỉ càng khiến người ta
có cớ để nghi ngờ.
Bình luận của The Phnom Penh Post và Ou Virak cũng cho thấy, tư tưởng
bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam – Campuchia đã được phe đối lập
CNRP sử dụng làm chiêu bài kích động, lôi kéo các cử tri trẻ tuổi, thiếu
kiến thức và thông tin về quan hệ hai nước, đáng lẽ ra phải là bài học
để Thủ tướng Hun Sen tránh xa.
Chính ông Hun Sen đã nhận thấy sự nguy hiểm của một số quan điểm chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam –
Campuchia do một số thế lực chính trị đối lập kích động có thể gây bất
ổn xã hội tại đất nước Chùa Tháp.
Cũng chính ông Hun Sen đã chỉ đạo các cơ quan chức năng Campuchia trừng
trị thích đáng những kẻ ngụy tạo bản đồ, tài liệu để tuyên truyền xuyên
tạc về biên giới Campuchia – Việt Nam với đầy đủ chứng cứ thuyết phục,
làm yên lòng dân và dẹp bỏ những mầm mống phản loạn.
Biên giới Việt Nam – Campuchia tạm thời đã không còn là con bài hữu dụng
để các phe phái chính trị đối lập tại Campuchia có thể lợi dụng để
chống lại lợi ích chính đáng của nhân dân, đất nước Campuchia, CPP và cá
nhân ngài Thủ tướng.
Nay bỗng dưng ông lại có những phát biểu dễ bị người ta lợi dụng, thực là điều khó hiểu.
Còn nếu giả thuyết mà nhà phân tích Ou Virak đưa ra là đúng thì thật tai
hại. Sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi làm mồi nhử lôi kéo
phiếu bầu có thể mang lại những hiệu quả nhất thời, nhưng chắc chắn về
lâu dài sẽ là mồi lửa châm ngòi xung đột trong xã hội Campuchia, gây
chia rẽ dân tộc, chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng.
Người viết hy vọng rằng, bình luận của ông Ou Virak chỉ là một “thuyết
âm mưu”, chỉ thể hiện góc nhìn của cá nhân ông chứ không phải ý định của
Thủ tướng Hun Sen.
Xương máu của hàng ngàn bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia xóa
bỏ nạn diệt chủng, xóa bỏ lực lượng phạm tội ác chống lại loài người –
Khmer Đỏ được Bắc Kinh hậu thuẫn, đó là một sự thật. Bởi lẽ láng giềng
liền dậu liền sân, giúp nhân dân Campuchia cũng là giúp mình.
Bất cứ một kẻ nào xuyên tạc lịch sử, phỉ báng sự hinh sinh và giúp đỡ
cao quý ấy của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đều phải bị lên
án.
Cá nhân người viết cho rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay Việt Nam và
Campuchia là hai nước láng giềng thân thiện, hai thành viên bình đẳng
trong ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc như tất cả các quốc gia còn lại.
Không có chuyện ai là “ông chủ” của ai. Tuy nhiên, nếu cứ để cho những
mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy thì cái thời của Khmer
Đỏ quay lại cũng không phải là điều không thể, nhân dân Campuchia sẽ lại
phải đối mặt với chết chóc, hoàng tàn.
(Giáo Dục)