Sức khỏe và đời sống
Thực phẩm biến đổi gen: Ăn trong bóng tối
Tôi phát ốm khi viết về việc dán nhãn những thực phẩm biến đổi gien .
Tôi phát ốm với nó bởi vì có một điều thực sự đáng nói, và trước đây tôi đã từng nói: Người dân Mỹ có quyền được biết đồ ăn của họ được chế biến như thế nào. Vậy thôi.
Có một điều thực sự đáng nói về những thực phẩm chế biến sẵn dán nhãn biến đổi gen: Người dân Mỹ có quyền được biết thực phẩm của họ được làm ra như thế nào. Vậy thôi.
Quảng cáo
Thực tế là hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn trong siêu thị là loại đã biến đổi gen. Điều đó có nghĩa là nó có các thành phần gen của các loài khác chèn vào trong DNA của chúng. Gần như mỗi người Mỹ đều ăn thực phẩm biến đổi gen, nhưng nhiều người trong chúng ta không biết điều đó.
Nó có thành vấn đề không? Điều đó tùy thuộc vào mỗi cá nhân.
Cũng như việc bạn có quan tâm đến đồ ăn kiêng, không chứa gluten, carb thấp, hoặc bất cứ điều gì khác hay không. Bạn có thể quyết định liệu có nên mua những quả trứng gà không nuôi nhốt hay không vì những quả trứng đã được dán nhãn. Điều đó không làm ai mất đi tự do có lựa chọn khác với bạn.
Cuộc chiến dán nhãn mác là một cuộc đấu đã cũ. Các công ty thực phẩm không muốn thêm vào bất kỳ nhãn mác nào có thể làm cho bạn không muốn mua sản phẩm của họ.
Ví dụ, họ không muốn thêm những nhãn mác dễ đọc mang “tín hiệu thông tin” về mức độ có lợi cho sức khoẻ trên từng sản phẩm: màu xanh lá cây (“Vâng! Hãy ăn cái này!”), màu vàng (“Hãy suy nghĩ trước khi ăn”), hoặc màu đỏ (“Thứ này thực sự không tốt cho bạn”). Trong các nghiên cứu, người tiêu dùng nhận thấy những nhãn mác này thực sự thuận tiện khi sử dụng – vậy tất nhiên là các doanh nghiệp bán đồ ăn vặt ghét chúng.
Xét về mặt tiêu cực, các công ty thực phẩm muốn có thêm những nhãn mác làm cho sản phẩm của họ trông hấp dẫn hơn – thậm chí cả khi các nhãn mác gây hiểu nhầm. Giống như nước cam cô đặc được dán nhãn nhầm là “tươi”. Hoặc Cheerios cam kết làm giảm cholesterol, mặc dù điều này chưa được chứng minh.
Đôi khi, các nhà sản xuất thực phẩm thậm chí tạo nên các hệ thống tự nguyện dán nhãn để cho người tiêu dùng thấy loại sản phẩm nào của họ là lành mạnh nhất, như Chương trình Lựa chọn Thông minh (được công ty tài trợ) đã đánh dấu nhãn đường Froot Loops là “sự lựa chọn thông minh.” Khi bị dồn ép, họ bảo vệ lời tuyên bố trên bằng cách ghi nhận rằng ngũ cốc Froot Loops bổ dưỡng hơn một chiếc bánh rán vòng.
Sự chống đối dán nhãn các loại thực phẩm biến đổi gen chỉ đơn giản là do các nhà sản xuất nhận thấy rằng chúng ta sẽ không ăn thực phẩm của họ nếu chúng ta biết họ đã cho thứ gì vào đó.
Thế thì sao? Có lẽ họ đừng nên cho nó vào đồ ăn.
Tuy nhiên, họ lại nói với chúng ta, các nguyên liệu biến đổi gen là an toàn.
Được thôi. Hãy thêm chúng vào trong thực phẩm và dán nhãn cho nó. Và nếu bạn sợ người tiêu dùng không mua nó, hãy giải thích cho người Mỹ lý do tại sao chúng ta nên ăn nó. Bởi vì người Mỹ không nên ăn trong mơ hồ. Trong vùng đất của tự do, chúng ta phải có tự do để quyết định nên đưa vào miệng chúng ta những gì.
Đề cập đến việc ăn uống không có hiểu biết rõ ràng, Thượng viện gần đây đã gần đi đến biểu quyết một đạo luật mà các nhà phê bình gọi là đạo luật “DARK”. Đó là chữ viết tắt của từ “chối bỏ quyền được biết của người Mỹ”, và đó chính xác là những gì mà loại luật này sẽ làm.
Đó là một trò chơi phổ biến trong những chính sách về lương thực thực phẩm: Khi từng tiểu bang rốt cuộc thực hiện những gì mà chính phủ liên bang không làm – như Vermont gần đây đã làm bằng cách yêu cầu dán nhãn – các đối thủ trong ngành công nghiệp đã đệ trình Quốc hội cấm các điều chỉnh ở khắp mọi nơi.
Thủ đoạn này hoàn toàn phi dân chủ.
Dù bạn nghĩ gì về thực phẩm biến đổi gen, hãng Thực phẩm Big Food chứng tỏ hết lần này đến lần khác rằng những chính sách của họ có thể là sản phẩm không ngon miệng nhất.
Richardson là một người viết chuyên mục cho Otherwords và là tác giả của cuốn “Thực đơn cho nước Mỹ: Tại sao hệ thống thực phẩm của chúng ta bị phá sản và chúng ta có thể làm gì để sửa đổi nó.” Bài viết này đã được xuất bản lần đầu tại Otherwords.
Thực phẩm biến đổi gen: Ăn trong bóng tối
Tôi phát ốm khi viết về việc dán nhãn những thực phẩm biến đổi gien .
Tôi phát ốm với nó bởi vì có một điều thực sự đáng nói, và trước đây tôi đã từng nói: Người dân Mỹ có quyền được biết đồ ăn của họ được chế biến như thế nào. Vậy thôi.
Có một điều thực sự đáng nói về những thực phẩm chế biến sẵn dán nhãn biến đổi gen: Người dân Mỹ có quyền được biết thực phẩm của họ được làm ra như thế nào. Vậy thôi.
Quảng cáo
Thực tế là hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn trong siêu thị là loại đã biến đổi gen. Điều đó có nghĩa là nó có các thành phần gen của các loài khác chèn vào trong DNA của chúng. Gần như mỗi người Mỹ đều ăn thực phẩm biến đổi gen, nhưng nhiều người trong chúng ta không biết điều đó.
Nó có thành vấn đề không? Điều đó tùy thuộc vào mỗi cá nhân.
Cũng như việc bạn có quan tâm đến đồ ăn kiêng, không chứa gluten, carb thấp, hoặc bất cứ điều gì khác hay không. Bạn có thể quyết định liệu có nên mua những quả trứng gà không nuôi nhốt hay không vì những quả trứng đã được dán nhãn. Điều đó không làm ai mất đi tự do có lựa chọn khác với bạn.
Cuộc chiến dán nhãn mác là một cuộc đấu đã cũ. Các công ty thực phẩm không muốn thêm vào bất kỳ nhãn mác nào có thể làm cho bạn không muốn mua sản phẩm của họ.
Ví dụ, họ không muốn thêm những nhãn mác dễ đọc mang “tín hiệu thông tin” về mức độ có lợi cho sức khoẻ trên từng sản phẩm: màu xanh lá cây (“Vâng! Hãy ăn cái này!”), màu vàng (“Hãy suy nghĩ trước khi ăn”), hoặc màu đỏ (“Thứ này thực sự không tốt cho bạn”). Trong các nghiên cứu, người tiêu dùng nhận thấy những nhãn mác này thực sự thuận tiện khi sử dụng – vậy tất nhiên là các doanh nghiệp bán đồ ăn vặt ghét chúng.
Xét về mặt tiêu cực, các công ty thực phẩm muốn có thêm những nhãn mác làm cho sản phẩm của họ trông hấp dẫn hơn – thậm chí cả khi các nhãn mác gây hiểu nhầm. Giống như nước cam cô đặc được dán nhãn nhầm là “tươi”. Hoặc Cheerios cam kết làm giảm cholesterol, mặc dù điều này chưa được chứng minh.
Đôi khi, các nhà sản xuất thực phẩm thậm chí tạo nên các hệ thống tự nguyện dán nhãn để cho người tiêu dùng thấy loại sản phẩm nào của họ là lành mạnh nhất, như Chương trình Lựa chọn Thông minh (được công ty tài trợ) đã đánh dấu nhãn đường Froot Loops là “sự lựa chọn thông minh.” Khi bị dồn ép, họ bảo vệ lời tuyên bố trên bằng cách ghi nhận rằng ngũ cốc Froot Loops bổ dưỡng hơn một chiếc bánh rán vòng.
Sự chống đối dán nhãn các loại thực phẩm biến đổi gen chỉ đơn giản là do các nhà sản xuất nhận thấy rằng chúng ta sẽ không ăn thực phẩm của họ nếu chúng ta biết họ đã cho thứ gì vào đó.
Thế thì sao? Có lẽ họ đừng nên cho nó vào đồ ăn.
Tuy nhiên, họ lại nói với chúng ta, các nguyên liệu biến đổi gen là an toàn.
Được thôi. Hãy thêm chúng vào trong thực phẩm và dán nhãn cho nó. Và nếu bạn sợ người tiêu dùng không mua nó, hãy giải thích cho người Mỹ lý do tại sao chúng ta nên ăn nó. Bởi vì người Mỹ không nên ăn trong mơ hồ. Trong vùng đất của tự do, chúng ta phải có tự do để quyết định nên đưa vào miệng chúng ta những gì.
Đề cập đến việc ăn uống không có hiểu biết rõ ràng, Thượng viện gần đây đã gần đi đến biểu quyết một đạo luật mà các nhà phê bình gọi là đạo luật “DARK”. Đó là chữ viết tắt của từ “chối bỏ quyền được biết của người Mỹ”, và đó chính xác là những gì mà loại luật này sẽ làm.
Đó là một trò chơi phổ biến trong những chính sách về lương thực thực phẩm: Khi từng tiểu bang rốt cuộc thực hiện những gì mà chính phủ liên bang không làm – như Vermont gần đây đã làm bằng cách yêu cầu dán nhãn – các đối thủ trong ngành công nghiệp đã đệ trình Quốc hội cấm các điều chỉnh ở khắp mọi nơi.
Thủ đoạn này hoàn toàn phi dân chủ.
Dù bạn nghĩ gì về thực phẩm biến đổi gen, hãng Thực phẩm Big Food chứng tỏ hết lần này đến lần khác rằng những chính sách của họ có thể là sản phẩm không ngon miệng nhất.
Richardson là một người viết chuyên mục cho Otherwords và là tác giả của cuốn “Thực đơn cho nước Mỹ: Tại sao hệ thống thực phẩm của chúng ta bị phá sản và chúng ta có thể làm gì để sửa đổi nó.” Bài viết này đã được xuất bản lần đầu tại Otherwords.