Cà Kê Dê Ngỗng
Thương lái Trung Quốc mua nông sản lạ đời: Họ mua làm gì nhỉ???
Những người am hiểu đều biết một nguyên tắc sơ đẳng trong cạnh tranh kinh tế, nhất là ở phạm vi giữa các quốc gia với nhau, rằng không thể có cạnh tranh lành mạnh tuyệt đối.
Gần 20 năm qua, khi Việt Nam - Trung
Quốc nối lại quan hệ bị gián đoạn, nhiều đoàn thương lái người Trung
Quốc đã vào ta mua những mặt hàng nông sản quái dị. Từ ốc bươu vàng, gỗ
sưa đến dứa, dừa non; từ phân trâu đến đuôi trâu; từ rễ sim đến hoa
ngâu, lá cây phong ba; từ hạt chè đến xơ dừa. Và mới đây là lá khoai
lang non làm náo loạn các vùng quê từ Nam chí Bắc. Nông dân thấy lợi là
bán, cơ quan có trách nhiệm thì… ngồi hỏi nhau rằng: Họ mua thứ ấy để
làm gì? Vậy mà, hỏi mãi qua bao năm vẫn chưa có lời đáp.
Năng lượng Mới số 312
Kiếm lời và phá hoại!
Những người am hiểu đều biết một nguyên tắc sơ đẳng trong cạnh tranh
kinh tế, nhất là ở phạm vi giữa các quốc gia với nhau, rằng không thể có
cạnh tranh lành mạnh tuyệt đối. Tìm điểm yếu của đối thủ, kể cả đối
tác, để đạt lợi ích vượt trội cho mình là việc quốc gia nào, doanh
nghiệp nào cũng áp dụng.
Đó là điều cần nhìn nhận thẳng thắn, không nên che đậy!
Thời buổi làm ăn kinh tế, chúng ta đang phải đối mặt với câu hỏi liên
quan đến chuyện tưởng như là vụn vặt: Người Trung Quốc mua những thứ
nông sản quái dị kia để làm gì? Chúng ta coi đó là ba chuyện vặt vãnh,
nhưng liệu những thương lái Trung Quốc làm việc đó có xuất phát từ cái
chuyện vặt vãnh không?
Trước hết, xin kể câu chuyện về âm mưu “luộc thóc giống” trong “Đông
Chu liệt quốc” của người Tàu. Chuyện rằng, để bày kế chiếm nước Ngô, vua
nước Việt là Phạm Lãi cho người sang nước Ngô mượn thóc giống. Kế mượn
thóc giống là nhằm lấy bớt lương thảo của nước Ngô, tạo lợi thế cho
mình. Đương nhiên, mượn rồi phải trả. Trước khi đem trả, Phạm Lãi chọn
loại thóc mẩy nhất, đẹp nhất rồi đem… luộc chín.
Vua Ngô là Phù Sai khen nước Việt giữ lời hứa và đem số thóc giống vào
kho cất giữ, đến kỳ truyền lệnh cho dân chúng mang ra gieo cấy. Thóc
giống đã luộc rồi thì làm sao nảy mầm được. Năm ấy nước Ngô mất mùa,
binh lính không có lương ăn, lòng quân bấn loạn. Khi đó, Phạm Lãi đem
quân đánh nước Ngô và chiến thắng dễ dàng.
Cây tiêu trong mùa sinh trưởng từng bị tỉa rễ đem bán
Chuyện xưa thì vậy còn chuyện nay, thương lái Trung Quốc mua các mặt
hàng nông sản Việt Nam thôi thì đủ cả. Những thứ ấy tưởng như rất vặt
vãnh, thậm chí là vô giá trị. Xin được kể ra đây một thương vụ điển
hình, đó là việc thương lái Trung Quốc mua mỡ lợn. Việc này diễn ra ồ ạt
vào những tháng cuối năm 2013, khi những người nông dân Đông Nam Bộ
khấp khởi mừng vì những con lợn mỡ trên 100kg bị nhiều người chê lại bất
ngờ lên giá. Thế nhưng, đó là dấu hiệu đầu tiên của một “tai họa”.
Thương lái Trung Quốc ồ ạt mua. Nhà nhà vỗ béo lợn để lấy mỡ đem bán
kiếm lời. Thế rồi, thương lái bất ngờ dừng mua không kèn, không trống.
Lợn mỡ ế, theo quy luật thị trường buộc phải giảm giá đến thê thảm. Khi
giá thấp tới mức không thể thấp hơn được nữa thì những gã thương lái
Trung Quốc quay lại thu mua ồ ạt.
Đây là một ngón “võ bẩn”, một đòn trúng nhiều đích của thương lái Trung
Quốc. Tính toán ra thì thấy, cộng cả giá cao lúc đầu họ mua và giá rất
thấp sau khi lợn mỡ dư thừa thì họ vẫn được lợi không nhỏ. Giả sử, nếu
các thương lái Trung Quốc ngừng thu mua một cách đột ngột thì giá lợn
hơi tại Đông Nam Bộ lại đứng trước nguy cơ bị “hành hạ”. Vả lại, lợn mỡ
vốn không được chuộng và khó tiêu thụ tại thị trường Việt Nam sẽ khiến
nông dân khốn đốn vì không tìm được đầu ra. Nguy hiểm hơn nữa, khi đó
lợn nạc lại không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ngón võ này được áp dụng với vô số các mặt hàng nông sản khác. Dừa khô
có lúc bị đẩy giá lên tới 100.000 đồng/chục nhưng chỉ 2 ngày sau giá chỉ
còn 15.000 đồng/chục. Đỉa cũng bị đẩy giá lên tới cả triệu đồng 1kg và
chỉ sau một thời gian ngắn thương lái Trung Quốc bỗng nhiên mất hút
khiến hàng trăm kg đỉa trở nên vô giá trị và người dân không biết xử lý
thế nào đành vứt xuống ao hồ, để trở thành tai họa. Rồi đến lá điều khô
chẳng có giá trị gì bỗng nhiên được đẩy giá có lúc lên tới 1.000
đồng/kg. Nông dân dại dột đến mức phun thuốc cho lá điều rụng để gom đem
bán.
Đến cả cây phong ba ở tít tận đảo xa thương lái Trung Quốc cũng mua cho
bằng được. Họ đặt mua số lượng lớn cây phong ba với giá 14.000-15.000
đồng/kg. Nhiều ngư dân lần mò đến những hòn đảo đốn hạ mang về bán. Cây
phong ba có khả năng làm sạch không khí nên khi cây bị chặt ảnh hưởng
đến môi trường. Rồi rất nhiều những thứ khác nữa: ốc bươu vàng, rễ cây
sim, chân trâu, lá sim, hoa ngâu, lá cây phong ba… cũng được thu mua
theo phương thức ấy. Với mặt hàng nào người nông dân Việt Nam cũng được
cho ăn một đòn chí mạng. Đau đớn là họ đã mang hết tài sản của mình đi
thu gom nông sản cho thương lái Trung Quốc.
Nhìn rộng ra một chút, ta có thể thấy, thương lái Trung Quốc đã dùng kế
“Phao bác dẫn ngọc” nghĩa là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc trong “Tam
thập lục kế” của Tôn Tử. Kế ấy chủ trương dùng tiểu vật để đoạt một đại
vật. Dân gian thường nói “thả con săn sắt bắt con cá rô” cũng là kế
này.
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Khổng Minh đã dùng kế “Phao bác dẫn ngọc”
này để chiến thắng Tư Mã Ý. Chuyện rằng, một lần ra Kỳ Sơn để đánh nhau
với Tư Mã Ý, Khổng Minh đã đánh thắng vài trận nhỏ khiến cho đối thủ co
vòi không dám ra nghênh chiến. Đã tìm mọi cách khiêu chiến để Tư Mã Ý
xuất quân nhưng không thành, Gia Cát Lượng hết sức lo lắng cho binh mã
của mình. Đóng quân ở nơi xa xôi, việc vận chuyển lương thực hàng nghìn
dặm là cực kỳ khó khăn nên nếu không có lương thì chẳng còn cách nào
khác là phải lui binh. Không đành lòng, Khổng Minh đã nghĩ ra một chiêu
cực độc để Tư Mã Ý cắn câu và binh lính của ông có rất nhiều lương thực.
Khổng Minh cho người làm hàng trăm con trâu gỗ, ngựa máy có khả năng đi
trên núi như đi trên đồng bằng để vận chuyển lương thực, đồng thời cho
Tư Mã Ý thấy được rằng, việc chuyển lương thực của quân Thục là rất dễ
dàng. Đúng như những gì Khổng Minh tính toán, Tư Mã Ý thấy sự lạ đã cho
quân ra cướp hết số trâu gỗ, ngựa máy (chẳng có mấy lương) về để chuyển
lương cho quân Ngụy, đồng thời cho làm thêm rất nhiều để tiện cho việc
vận chuyển. Tương kế tựu kế, Khổng Minh đã bí mật cho quân mai phục cướp
hết lại số trâu gỗ, ngựa máy với rất nhiều lương thực đủ dùng cho một
trận chiến lâu dài.
Nông dân gom đỉa, bán cho thương lái Trung Quốc
Có thể thấy rằng, nông dân ta qua nhiều lần bị “hành hạ” theo hình thức
này cũng đã dần tỉnh ra. Họ lờ mờ hiểu bản chất của việc mua bán kỳ lạ
này và gần đây họ nhất quyết không bán nông sản cho thương lái Trung
Quốc. Thế nhưng, như thế đâu đã yên. Thương lái Trung Quốc đã ranh mãnh
thông qua các thương lái Việt Nam để thực hiện âm mưu dơ bẩn của mình.
Âm mưu ấy là, qua nhiều lần mua bán với thương lái Việt Nam, giữa họ đã
có một chút gì đó gọi là lòng tin, uy tín làm ăn. Chính vì thế thương
lái Trung Quốc đã dụ dỗ, đưa tiền cho thương lái Việt Nam nhờ thu mua
dùm những mặt hàng dị biệt kia với mức giá cao ngất ngưởng, tiền được
chồng đầy đủ không thiếu một xu và hẹn 1-2 tuần sau sẽ quay lại lấy
hàng. Thương lái Việt Nam ra sức thu gom các loại mặt hàng dị biệt ấy
với mức giá thấp hơn để ăn chênh lệch. Tin tức được các thương lái Việt
Nam rỉ tai nhau gây ra làn sóng thu gom nông sản bất thường.
Với vai trò chủ đạo cuộc chơi, thương lái Trung Quốc bắt đầu tung tin,
đẩy giá lên cao ngất trời. Với một lượng lớn nông sản đang là hàng hot
đã thu gom được, thương lái Trung Quốc tiếp tục bán ngược trở lại cho
người Việt Nam với giá thấp hơn chút đỉnh. Vòng xoáy cứ thế tiếp diễn,
rất nhiều người nông dân và thương lái Việt Nam đã bán hết tài sản để
gom hàng chờ ngày giá lên cao rồi bán ra hòng kiếm lời. Khi thương lái
Trung Quốc bán hết lượng hàng gom được thì cũng là lúc “thần chết gọi
tên nông dân Việt Nam”. Vậy là, chỉ vì món lợi không hề lớn, những
thương lái Việt Nam đang tâm “đâm sau lưng” đồng bào mình. Ung dung
hưởng lợi là thương lái Trung Quốc!
Không thể ngồi đoán già, đoán non!
Những thiệt đơn, thiệt kép xuất phát từ cả tin dại dột của người nông
dân đã diễn ra nhiều năm và đến bây giờ họ vẫn còn tiếp tục sập bẫy
thương lái Trung Quốc thì quả là vô cùng đau xót. Nhìn nhận vấn đề,
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công
an thẳng thắn: “Tôi không thể hiểu được tại sao chúng ta lại sập bẫy
thương lái Trung Quốc nhiều năm như vậy. Vậy sự thật đằng sau hành vi
mua bán này là gì?
Chúng ta cần thấy rõ rằng, việc mua bán nông sản thường không sòng
phẳng, không hề có hợp đồng, tùy tiện nâng giá một cách vô lối. Dù rất
buồn nhưng tôi phải khẳng định, người nông dân ta có đặc điểm rất xấu,
đó là việc thường chạy theo lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu
dài, không nghĩ lợi ích cộng đồng.
Nông dân gom ốc bươu vàng bán cho thương lái Trung Quốc
Điều này có lẽ không phải bàn cãi vì rất tiếc, đó là… sự thực mười
mươi. Bản thân tôi đã từng rất đau lòng khi biết chuyện thương lái Trung
Quốc sang Việt Nam xúi nông dân trồng chè trộn bột đá, phân kali và cả
xi măng vào chè hòng nâng cao năng suất. Có ông trưởng thôn ở Tuyên
Quang còn lén lút vận động bà con cả thôn làm bậy kiếm lời. Chỉ vì vài
triệu đồng ấy mà những người nông dân đang tâm đầu độc đồng bào mình và
suýt nữa phá tan cả ngành chè với uy tín bao năm xây dựng. Có thể thấy
ngay rằng, những thương lái Trung Quốc kia chỉ cần một động tác nhỏ đánh
trúng điểm yếu nhất của nông dân Việt Nam là đã làm mọi thứ loạn hết
cả. Nhiều nhà máy chế biến chè bị đình đốn, niềm tin vào thứ nông sản
truyền thống này bị sụt giảm thế thảm. Thê nên, “đòn” này quả là ác hiểm
và rất… “bẩn”!
Thiếu tướng Cương thẳng thắn: “Qua một loạt những thương vụ diễn ra
liên tiếp gây bất lợi rõ rệt cho kinh tế nước nhà thì có thể thấy hệ
thống quản lý của ta còn quá lỏng lẻo. Người nước ngoài đến tùy tiện mua
bán, thoải mái hoành hành thì khi ấy chính quyền huyện, chính quyền tại
các địa phương ở đâu? Các bộ, ngành liên quan ở đâu?
Qua theo dõi những hoạt động này, tôi thấy rằng hệ thống quản lý của ta
đang rất thờ ơ, thậm chí là vô cảm trước những hành động phá hoại kinh
tế của nước ngoài. Hiện tượng này đã diễn ra từ nhiều năm nay chứ không
phải động đất mà nói rằng chúng ta không kịp trở tay. Trên thực tế, hệ
thống pháp luật của chúng ta đang thiếu những điều luật điều chỉnh các
hoạt động mua bán của người nước ngoài tại Việt Nam. Luật chưa sâu sát,
chính quyền thờ ở và thương nhân Trung Quốc thì cứ thoải mái “bức hại”
nông dân Việt Nam”.
Thiếu tướng Cương mạnh dạn đề xuất, chúng ta phải ngay lập tức xác định
xem một loạt các hoạt động mua bán kia là của cá nhân các thương lái
hòng kiếm lợi hay đằng sau đó có sự điều khiển của một tổ chức. Tôi
không tin những hành vi mua bán này là bột phát. Những thương lái Trung
Quốc có hoạt động thương mại phi pháp cần bắt giữ lập tức để tìm hiểu
mục đích thực sự của chúng. Chúng ta cứ ngồi hỏi nhau, đoán già đoán non
thì chẳng thể giải quyết được vấn đề.
Chúng ta có thể rõ rằng, ngoài việc thu lợi, những hoạt động này về lâu
về dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam. Cùng chung quan
điểm, ông Đặng Đình Thịnh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Hội Luật gia Việt
Nam khẳng định, việc thương lái Trung Quốc mua các thứ nông sản quái dị
không nhằm mục đích kinh doanh thuần túy mà là hướng đến việc phá hoại
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam. Các hoạt động này
đều tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân bằng, gây thiệt hại đến nền kinh tế, làm
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và tạo ảnh hưởng xấu đến các
thương hiệu thương mại của Việt Nam. Nếu chúng ta không sớm có biện pháp
đối phó, kiểm soát, xử lý thì tương lai nền kinh tế Việt Nam, sức khỏe
của người Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia khẳng định, cần phải phổ biến rộng rãi những âm mưu,
chiêu trò của các đối tượng xấu nhắm vào nền kinh tế nước nhà cho người
dân hiểu và không tiếp tay với người nước ngoài. Ông Lê Đăng Doanh kiến
nghị: Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu. Các doanh nghiệp Việt Nam
cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện
pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo
vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không
phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để
nâng cao tính cạnh tranh.
Trước sức nóng của dư luận, một lần nữa việc thương lái Trung Quốc mua
nông sản quái dị được đưa ra Quốc hội. Trả lời chất vấn quyết liệt của
đại biểu Quốc hội, ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng:
Chuyện thương lái nước ngoài mua trái phép nông thủy sản ảnh hưởng đến
sản xuất, tiêu dùng trong nước, khiến doanh nghiệp trong nước thiếu
nguyên liệu để chế chế biến và gây hỗn loạn thị trường là có thật.
Nhưng, từ đầu năm 2014 đến nay đã giảm hẳn.
Suy cho cùng, việc tìm hiểu cho bằng được thương lái Trung Quốc thu mua
những thứ lạ đời để làm gì là việc phải làm vì lợi ích quốc gia. Nếu họ
mua thuần túy để sử dụng mà ta có lợi thì ta có kế hoạch hợp tác đàng
hoàng, còn nếu vì mục đích khác bất lợi cho Việt Nam thì phải có đối
sách. Không làm được việc này thì chuyện lạ đời thuộc về người Việt Nam
chứ không dành cho các thương lái Trung Quốc.
Ghi chép của Vũ Minh Tiến
Truong Kim Anh chuyển
Truong Kim Anh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thương lái Trung Quốc mua nông sản lạ đời: Họ mua làm gì nhỉ???
Những người am hiểu đều biết một nguyên tắc sơ đẳng trong cạnh tranh kinh tế, nhất là ở phạm vi giữa các quốc gia với nhau, rằng không thể có cạnh tranh lành mạnh tuyệt đối.
Gần 20 năm qua, khi Việt Nam - Trung
Quốc nối lại quan hệ bị gián đoạn, nhiều đoàn thương lái người Trung
Quốc đã vào ta mua những mặt hàng nông sản quái dị. Từ ốc bươu vàng, gỗ
sưa đến dứa, dừa non; từ phân trâu đến đuôi trâu; từ rễ sim đến hoa
ngâu, lá cây phong ba; từ hạt chè đến xơ dừa. Và mới đây là lá khoai
lang non làm náo loạn các vùng quê từ Nam chí Bắc. Nông dân thấy lợi là
bán, cơ quan có trách nhiệm thì… ngồi hỏi nhau rằng: Họ mua thứ ấy để
làm gì? Vậy mà, hỏi mãi qua bao năm vẫn chưa có lời đáp.
Năng lượng Mới số 312
Kiếm lời và phá hoại!
Những người am hiểu đều biết một nguyên tắc sơ đẳng trong cạnh tranh
kinh tế, nhất là ở phạm vi giữa các quốc gia với nhau, rằng không thể có
cạnh tranh lành mạnh tuyệt đối. Tìm điểm yếu của đối thủ, kể cả đối
tác, để đạt lợi ích vượt trội cho mình là việc quốc gia nào, doanh
nghiệp nào cũng áp dụng.
Đó là điều cần nhìn nhận thẳng thắn, không nên che đậy!
Thời buổi làm ăn kinh tế, chúng ta đang phải đối mặt với câu hỏi liên
quan đến chuyện tưởng như là vụn vặt: Người Trung Quốc mua những thứ
nông sản quái dị kia để làm gì? Chúng ta coi đó là ba chuyện vặt vãnh,
nhưng liệu những thương lái Trung Quốc làm việc đó có xuất phát từ cái
chuyện vặt vãnh không?
Trước hết, xin kể câu chuyện về âm mưu “luộc thóc giống” trong “Đông
Chu liệt quốc” của người Tàu. Chuyện rằng, để bày kế chiếm nước Ngô, vua
nước Việt là Phạm Lãi cho người sang nước Ngô mượn thóc giống. Kế mượn
thóc giống là nhằm lấy bớt lương thảo của nước Ngô, tạo lợi thế cho
mình. Đương nhiên, mượn rồi phải trả. Trước khi đem trả, Phạm Lãi chọn
loại thóc mẩy nhất, đẹp nhất rồi đem… luộc chín.
Vua Ngô là Phù Sai khen nước Việt giữ lời hứa và đem số thóc giống vào
kho cất giữ, đến kỳ truyền lệnh cho dân chúng mang ra gieo cấy. Thóc
giống đã luộc rồi thì làm sao nảy mầm được. Năm ấy nước Ngô mất mùa,
binh lính không có lương ăn, lòng quân bấn loạn. Khi đó, Phạm Lãi đem
quân đánh nước Ngô và chiến thắng dễ dàng.
Cây tiêu trong mùa sinh trưởng từng bị tỉa rễ đem bán
Chuyện xưa thì vậy còn chuyện nay, thương lái Trung Quốc mua các mặt
hàng nông sản Việt Nam thôi thì đủ cả. Những thứ ấy tưởng như rất vặt
vãnh, thậm chí là vô giá trị. Xin được kể ra đây một thương vụ điển
hình, đó là việc thương lái Trung Quốc mua mỡ lợn. Việc này diễn ra ồ ạt
vào những tháng cuối năm 2013, khi những người nông dân Đông Nam Bộ
khấp khởi mừng vì những con lợn mỡ trên 100kg bị nhiều người chê lại bất
ngờ lên giá. Thế nhưng, đó là dấu hiệu đầu tiên của một “tai họa”.
Thương lái Trung Quốc ồ ạt mua. Nhà nhà vỗ béo lợn để lấy mỡ đem bán
kiếm lời. Thế rồi, thương lái bất ngờ dừng mua không kèn, không trống.
Lợn mỡ ế, theo quy luật thị trường buộc phải giảm giá đến thê thảm. Khi
giá thấp tới mức không thể thấp hơn được nữa thì những gã thương lái
Trung Quốc quay lại thu mua ồ ạt.
Đây là một ngón “võ bẩn”, một đòn trúng nhiều đích của thương lái Trung
Quốc. Tính toán ra thì thấy, cộng cả giá cao lúc đầu họ mua và giá rất
thấp sau khi lợn mỡ dư thừa thì họ vẫn được lợi không nhỏ. Giả sử, nếu
các thương lái Trung Quốc ngừng thu mua một cách đột ngột thì giá lợn
hơi tại Đông Nam Bộ lại đứng trước nguy cơ bị “hành hạ”. Vả lại, lợn mỡ
vốn không được chuộng và khó tiêu thụ tại thị trường Việt Nam sẽ khiến
nông dân khốn đốn vì không tìm được đầu ra. Nguy hiểm hơn nữa, khi đó
lợn nạc lại không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ngón võ này được áp dụng với vô số các mặt hàng nông sản khác. Dừa khô
có lúc bị đẩy giá lên tới 100.000 đồng/chục nhưng chỉ 2 ngày sau giá chỉ
còn 15.000 đồng/chục. Đỉa cũng bị đẩy giá lên tới cả triệu đồng 1kg và
chỉ sau một thời gian ngắn thương lái Trung Quốc bỗng nhiên mất hút
khiến hàng trăm kg đỉa trở nên vô giá trị và người dân không biết xử lý
thế nào đành vứt xuống ao hồ, để trở thành tai họa. Rồi đến lá điều khô
chẳng có giá trị gì bỗng nhiên được đẩy giá có lúc lên tới 1.000
đồng/kg. Nông dân dại dột đến mức phun thuốc cho lá điều rụng để gom đem
bán.
Đến cả cây phong ba ở tít tận đảo xa thương lái Trung Quốc cũng mua cho
bằng được. Họ đặt mua số lượng lớn cây phong ba với giá 14.000-15.000
đồng/kg. Nhiều ngư dân lần mò đến những hòn đảo đốn hạ mang về bán. Cây
phong ba có khả năng làm sạch không khí nên khi cây bị chặt ảnh hưởng
đến môi trường. Rồi rất nhiều những thứ khác nữa: ốc bươu vàng, rễ cây
sim, chân trâu, lá sim, hoa ngâu, lá cây phong ba… cũng được thu mua
theo phương thức ấy. Với mặt hàng nào người nông dân Việt Nam cũng được
cho ăn một đòn chí mạng. Đau đớn là họ đã mang hết tài sản của mình đi
thu gom nông sản cho thương lái Trung Quốc.
Nhìn rộng ra một chút, ta có thể thấy, thương lái Trung Quốc đã dùng kế
“Phao bác dẫn ngọc” nghĩa là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc trong “Tam
thập lục kế” của Tôn Tử. Kế ấy chủ trương dùng tiểu vật để đoạt một đại
vật. Dân gian thường nói “thả con săn sắt bắt con cá rô” cũng là kế
này.
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Khổng Minh đã dùng kế “Phao bác dẫn ngọc”
này để chiến thắng Tư Mã Ý. Chuyện rằng, một lần ra Kỳ Sơn để đánh nhau
với Tư Mã Ý, Khổng Minh đã đánh thắng vài trận nhỏ khiến cho đối thủ co
vòi không dám ra nghênh chiến. Đã tìm mọi cách khiêu chiến để Tư Mã Ý
xuất quân nhưng không thành, Gia Cát Lượng hết sức lo lắng cho binh mã
của mình. Đóng quân ở nơi xa xôi, việc vận chuyển lương thực hàng nghìn
dặm là cực kỳ khó khăn nên nếu không có lương thì chẳng còn cách nào
khác là phải lui binh. Không đành lòng, Khổng Minh đã nghĩ ra một chiêu
cực độc để Tư Mã Ý cắn câu và binh lính của ông có rất nhiều lương thực.
Khổng Minh cho người làm hàng trăm con trâu gỗ, ngựa máy có khả năng đi
trên núi như đi trên đồng bằng để vận chuyển lương thực, đồng thời cho
Tư Mã Ý thấy được rằng, việc chuyển lương thực của quân Thục là rất dễ
dàng. Đúng như những gì Khổng Minh tính toán, Tư Mã Ý thấy sự lạ đã cho
quân ra cướp hết số trâu gỗ, ngựa máy (chẳng có mấy lương) về để chuyển
lương cho quân Ngụy, đồng thời cho làm thêm rất nhiều để tiện cho việc
vận chuyển. Tương kế tựu kế, Khổng Minh đã bí mật cho quân mai phục cướp
hết lại số trâu gỗ, ngựa máy với rất nhiều lương thực đủ dùng cho một
trận chiến lâu dài.
Nông dân gom đỉa, bán cho thương lái Trung Quốc
Có thể thấy rằng, nông dân ta qua nhiều lần bị “hành hạ” theo hình thức
này cũng đã dần tỉnh ra. Họ lờ mờ hiểu bản chất của việc mua bán kỳ lạ
này và gần đây họ nhất quyết không bán nông sản cho thương lái Trung
Quốc. Thế nhưng, như thế đâu đã yên. Thương lái Trung Quốc đã ranh mãnh
thông qua các thương lái Việt Nam để thực hiện âm mưu dơ bẩn của mình.
Âm mưu ấy là, qua nhiều lần mua bán với thương lái Việt Nam, giữa họ đã
có một chút gì đó gọi là lòng tin, uy tín làm ăn. Chính vì thế thương
lái Trung Quốc đã dụ dỗ, đưa tiền cho thương lái Việt Nam nhờ thu mua
dùm những mặt hàng dị biệt kia với mức giá cao ngất ngưởng, tiền được
chồng đầy đủ không thiếu một xu và hẹn 1-2 tuần sau sẽ quay lại lấy
hàng. Thương lái Việt Nam ra sức thu gom các loại mặt hàng dị biệt ấy
với mức giá thấp hơn để ăn chênh lệch. Tin tức được các thương lái Việt
Nam rỉ tai nhau gây ra làn sóng thu gom nông sản bất thường.
Với vai trò chủ đạo cuộc chơi, thương lái Trung Quốc bắt đầu tung tin,
đẩy giá lên cao ngất trời. Với một lượng lớn nông sản đang là hàng hot
đã thu gom được, thương lái Trung Quốc tiếp tục bán ngược trở lại cho
người Việt Nam với giá thấp hơn chút đỉnh. Vòng xoáy cứ thế tiếp diễn,
rất nhiều người nông dân và thương lái Việt Nam đã bán hết tài sản để
gom hàng chờ ngày giá lên cao rồi bán ra hòng kiếm lời. Khi thương lái
Trung Quốc bán hết lượng hàng gom được thì cũng là lúc “thần chết gọi
tên nông dân Việt Nam”. Vậy là, chỉ vì món lợi không hề lớn, những
thương lái Việt Nam đang tâm “đâm sau lưng” đồng bào mình. Ung dung
hưởng lợi là thương lái Trung Quốc!
Không thể ngồi đoán già, đoán non!
Những thiệt đơn, thiệt kép xuất phát từ cả tin dại dột của người nông
dân đã diễn ra nhiều năm và đến bây giờ họ vẫn còn tiếp tục sập bẫy
thương lái Trung Quốc thì quả là vô cùng đau xót. Nhìn nhận vấn đề,
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công
an thẳng thắn: “Tôi không thể hiểu được tại sao chúng ta lại sập bẫy
thương lái Trung Quốc nhiều năm như vậy. Vậy sự thật đằng sau hành vi
mua bán này là gì?
Chúng ta cần thấy rõ rằng, việc mua bán nông sản thường không sòng
phẳng, không hề có hợp đồng, tùy tiện nâng giá một cách vô lối. Dù rất
buồn nhưng tôi phải khẳng định, người nông dân ta có đặc điểm rất xấu,
đó là việc thường chạy theo lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu
dài, không nghĩ lợi ích cộng đồng.
Nông dân gom ốc bươu vàng bán cho thương lái Trung Quốc
Điều này có lẽ không phải bàn cãi vì rất tiếc, đó là… sự thực mười
mươi. Bản thân tôi đã từng rất đau lòng khi biết chuyện thương lái Trung
Quốc sang Việt Nam xúi nông dân trồng chè trộn bột đá, phân kali và cả
xi măng vào chè hòng nâng cao năng suất. Có ông trưởng thôn ở Tuyên
Quang còn lén lút vận động bà con cả thôn làm bậy kiếm lời. Chỉ vì vài
triệu đồng ấy mà những người nông dân đang tâm đầu độc đồng bào mình và
suýt nữa phá tan cả ngành chè với uy tín bao năm xây dựng. Có thể thấy
ngay rằng, những thương lái Trung Quốc kia chỉ cần một động tác nhỏ đánh
trúng điểm yếu nhất của nông dân Việt Nam là đã làm mọi thứ loạn hết
cả. Nhiều nhà máy chế biến chè bị đình đốn, niềm tin vào thứ nông sản
truyền thống này bị sụt giảm thế thảm. Thê nên, “đòn” này quả là ác hiểm
và rất… “bẩn”!
Thiếu tướng Cương thẳng thắn: “Qua một loạt những thương vụ diễn ra
liên tiếp gây bất lợi rõ rệt cho kinh tế nước nhà thì có thể thấy hệ
thống quản lý của ta còn quá lỏng lẻo. Người nước ngoài đến tùy tiện mua
bán, thoải mái hoành hành thì khi ấy chính quyền huyện, chính quyền tại
các địa phương ở đâu? Các bộ, ngành liên quan ở đâu?
Qua theo dõi những hoạt động này, tôi thấy rằng hệ thống quản lý của ta
đang rất thờ ơ, thậm chí là vô cảm trước những hành động phá hoại kinh
tế của nước ngoài. Hiện tượng này đã diễn ra từ nhiều năm nay chứ không
phải động đất mà nói rằng chúng ta không kịp trở tay. Trên thực tế, hệ
thống pháp luật của chúng ta đang thiếu những điều luật điều chỉnh các
hoạt động mua bán của người nước ngoài tại Việt Nam. Luật chưa sâu sát,
chính quyền thờ ở và thương nhân Trung Quốc thì cứ thoải mái “bức hại”
nông dân Việt Nam”.
Thiếu tướng Cương mạnh dạn đề xuất, chúng ta phải ngay lập tức xác định
xem một loạt các hoạt động mua bán kia là của cá nhân các thương lái
hòng kiếm lợi hay đằng sau đó có sự điều khiển của một tổ chức. Tôi
không tin những hành vi mua bán này là bột phát. Những thương lái Trung
Quốc có hoạt động thương mại phi pháp cần bắt giữ lập tức để tìm hiểu
mục đích thực sự của chúng. Chúng ta cứ ngồi hỏi nhau, đoán già đoán non
thì chẳng thể giải quyết được vấn đề.
Chúng ta có thể rõ rằng, ngoài việc thu lợi, những hoạt động này về lâu
về dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam. Cùng chung quan
điểm, ông Đặng Đình Thịnh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Hội Luật gia Việt
Nam khẳng định, việc thương lái Trung Quốc mua các thứ nông sản quái dị
không nhằm mục đích kinh doanh thuần túy mà là hướng đến việc phá hoại
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam. Các hoạt động này
đều tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân bằng, gây thiệt hại đến nền kinh tế, làm
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và tạo ảnh hưởng xấu đến các
thương hiệu thương mại của Việt Nam. Nếu chúng ta không sớm có biện pháp
đối phó, kiểm soát, xử lý thì tương lai nền kinh tế Việt Nam, sức khỏe
của người Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia khẳng định, cần phải phổ biến rộng rãi những âm mưu,
chiêu trò của các đối tượng xấu nhắm vào nền kinh tế nước nhà cho người
dân hiểu và không tiếp tay với người nước ngoài. Ông Lê Đăng Doanh kiến
nghị: Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu. Các doanh nghiệp Việt Nam
cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện
pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo
vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không
phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để
nâng cao tính cạnh tranh.
Trước sức nóng của dư luận, một lần nữa việc thương lái Trung Quốc mua
nông sản quái dị được đưa ra Quốc hội. Trả lời chất vấn quyết liệt của
đại biểu Quốc hội, ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng:
Chuyện thương lái nước ngoài mua trái phép nông thủy sản ảnh hưởng đến
sản xuất, tiêu dùng trong nước, khiến doanh nghiệp trong nước thiếu
nguyên liệu để chế chế biến và gây hỗn loạn thị trường là có thật.
Nhưng, từ đầu năm 2014 đến nay đã giảm hẳn.
Suy cho cùng, việc tìm hiểu cho bằng được thương lái Trung Quốc thu mua
những thứ lạ đời để làm gì là việc phải làm vì lợi ích quốc gia. Nếu họ
mua thuần túy để sử dụng mà ta có lợi thì ta có kế hoạch hợp tác đàng
hoàng, còn nếu vì mục đích khác bất lợi cho Việt Nam thì phải có đối
sách. Không làm được việc này thì chuyện lạ đời thuộc về người Việt Nam
chứ không dành cho các thương lái Trung Quốc.
Ghi chép của Vũ Minh Tiến
Truong Kim Anh chuyển
Truong Kim Anh chuyển