Thân Hữu Tiếp Tay...
Thương lái người Trung Quốc gây lũng đoạn thị trường Việt Nam
Thương lái người Trung Quốc đã gây lũng đoạn thị trường Việt Nam thế nhưng, các cơ quan chức năng không hay biết, và cũng chẳng ai bị quy trách nhiệm? Trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, Luật sư Lê Đức Tiết
Luật sư Lê Đức Tiết: Để có lãi thì những kẻ làm ăn chộp giật, thương gia bất chính thường lợi dụng mọi thủ đoạn để chiếm lĩnh thị trường. Việc Trung Quốc gây lũng đoạn thị trường Việt Nam đã xảy ra trong lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ở thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã có quy định cấm bán đất cho người ngoại quốc, đặc biệt là cấm người dân ở vùng biên giới cho người Trung Quốc thuê đất. Trong việc buôn bán, vua Lê Thánh Tông cũng đã có những chủ trương là đặt ra những thương điếm, những nơi mà kiểm soát tàu bè của người Trung Quốc ra vào Việt Nam. Trong Bộ Luật Hồng Đức đã có những điều xử phạt rất nghiêm đối với quan chức đi một mình ra tàu thuyền của Trung Quốc, vì để đề phòng sự mua chuộc. Hay dân ở các vùng biển tự động buôn bán với các thương lái Trung Quốc, bốc hàng cho người Trung Quốc, bốc hàng của Trung Quốc vào trong nội địa mà không thông qua những điểm thương lái thì đều bị xử lý rất nặng.
Luật sư Lê Đức Tiết - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật, UBTƯ MTTQVN cho rằng: Trong sự việc trên có trách nhiệm của nhiều bộ, ngành có liên quan.
PV: Thưa ông, việc để xảy ra tình trạng thương lái người Trung Quốc gây lũng đoạn thị trường Việt Nam; nuôi cá ở vịnh Cam Ranh, (Khánh Hòa), ở vịnh Vũng Rô (Phú Yên); thôn tính thạch dừa (Bến Tre); nợ nông dân ở Phan Thiết, hay sang hơn 100 ha đất cho doanh nghiệp Trung Quốc (Bình Thuận)… trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương như thế nào?
Ảnh: Hoàng Long |
Cha ông ta từ trước đã biết được việc này. Do vậy vấn đề này không thể trách người dân. Mà ở tầm chiến lược, Nhà nước, Chính phủ đáng ra phải có những luật lệ, có hướng dẫn từ trước, trong đó, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ở địa phương. Tại sao vẫn có những tỉnh cho người Trung Quốc thuê đất rừng ở vùng biên giới? Có những việc mà người dân từ miền Nam ùn ùn chở dưa hấu, chở nông sản ra tận biên giới phía Bắc để xuất sang Trung Quốc lại bị bắt ép tại cửa khẩu phải đổ đi. Cũng như vấn đề gạo chở sang cảng của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không lấy, buộc lòng người dân đi cũng dở, ở lại cũng không xong.
Theo tôi trách nhiệm trước hết là của Nhà nước, của Chính phủ khi chưa dự kiến, chưa bàn bạc kỹ về vấn đề này. Vấn đề đặt ra không phải là phê phán, mà Chính phủ phải có trách nhiệm giúp đỡ người dân. Về mặt ngoại thương là cơ quan thương nghiệp, ở trên Trung ương là Chính phủ và các bộ, ngành, ở dưới tỉnh là các sở và ủy ban, ở cấp huyện, xã thì là chính quyền. Để xảy ra tình trạng thương lái người Trung Quốc ép giá gây lũng đoạn thị trường Việt Nam không chỉ có trách nhiệm của Sở Thương nghiệp mà còn có trách nhiệm của cơ quan Công an, chính quyền, vì thiếu sự hướng dẫn, thiếu cơ sở pháp lý, không có những quy định rõ ràng và thiếu sự giúp đỡ dân. Để người dân trở thành nạn nhân của gian thương Trung Quốc là lỗi của chính quyền. Cũng không loại trừ, gian thương Trung Quốc đã đút lót cấp chính quyền?!
Thưa ông, chúng ta phải giải quyết tình trạng này như thế nào?
- Chính phủ phải họp cấp tốc, giao cho từng Bộ soạn thảo ra những quy tắc ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện cùng với vấn đề quy trách nhiệm như Bộ Luật Hồng Đức đã từng làm. Trong đó, có vấn đề của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương. Về mặt Bộ Nội vụ cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền như thế nào? Sau khi đã soạn ra được những quy tắc thì sau đó phải tổ chức hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Làm sao để toàn dân, toàn Đảng, toàn cấp chính quyền đều vào cuộc.
Hám lợi là một đặc tính của con người. Nhiều khi vì cái lợi trước mắt mà không nhìn được lợi ích lâu dài. Cho nên việc mua bán phải có sự quản lý của chính quyền. Ở các nước khác có quy định rất rõ trong việc mua bán với người nước ngoài thông qua hệ thống thuế quan rộng rãi. Những ai đến mua bán thì công tác hộ khẩu, nhập tịch được làm rất chặt chẽ. Do vậy, phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp chính quyền.
Thưa ông, chúng ta có cả một "rừng” luật, nhưng xung quanh vấn đề này, phải chăng vẫn thiếu những quy định mang tính chặt chẽ?
- Luật pháp của chúng ta có thể nói là một "rừng” luật. Ngay cả luật sư cũng không hiểu hết, vì quy định dài dằng dặc. Chúng ta đang thiếu những quy định ngắn gọn, dễ hiểu. Việc thiếu quy định trong buôn bán với người nước ngoài đang được coi là những kẽ hở khiến nông dân Việt Nam bị thiệt thòi trong buôn bán với người Trung Quốc. Khi xảy ra rồi lúc đó mới đi khắc phục, mà cũng chẳng quy trách nhiệm cho ai cả. Vì không có cơ sở pháp lý nên không quy định được rõ trách nhiệm khi cấp trên đổ cho dưới, dưới lại đổ cho trên, nên cuối cùng không rõ trách nhiệm thuộc về ai và nhân dân vẫn là người chịu thiệt.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hoài Vũ (Thực hiện
Thương lái người Trung Quốc gây lũng đoạn thị trường Việt Nam
Thương lái người Trung Quốc đã gây lũng đoạn thị trường Việt Nam thế nhưng, các cơ quan chức năng không hay biết, và cũng chẳng ai bị quy trách nhiệm? Trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, Luật sư Lê Đức Tiết
Luật sư Lê Đức Tiết - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật, UBTƯ MTTQVN cho rằng: Trong sự việc trên có trách nhiệm của nhiều bộ, ngành có liên quan.
PV: Thưa ông, việc để xảy ra tình trạng thương lái người Trung Quốc gây lũng đoạn thị trường Việt Nam; nuôi cá ở vịnh Cam Ranh, (Khánh Hòa), ở vịnh Vũng Rô (Phú Yên); thôn tính thạch dừa (Bến Tre); nợ nông dân ở Phan Thiết, hay sang hơn 100 ha đất cho doanh nghiệp Trung Quốc (Bình Thuận)… trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương như thế nào?
Ảnh: Hoàng Long |
Cha ông ta từ trước đã biết được việc này. Do vậy vấn đề này không thể trách người dân. Mà ở tầm chiến lược, Nhà nước, Chính phủ đáng ra phải có những luật lệ, có hướng dẫn từ trước, trong đó, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ở địa phương. Tại sao vẫn có những tỉnh cho người Trung Quốc thuê đất rừng ở vùng biên giới? Có những việc mà người dân từ miền Nam ùn ùn chở dưa hấu, chở nông sản ra tận biên giới phía Bắc để xuất sang Trung Quốc lại bị bắt ép tại cửa khẩu phải đổ đi. Cũng như vấn đề gạo chở sang cảng của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không lấy, buộc lòng người dân đi cũng dở, ở lại cũng không xong.
Theo tôi trách nhiệm trước hết là của Nhà nước, của Chính phủ khi chưa dự kiến, chưa bàn bạc kỹ về vấn đề này. Vấn đề đặt ra không phải là phê phán, mà Chính phủ phải có trách nhiệm giúp đỡ người dân. Về mặt ngoại thương là cơ quan thương nghiệp, ở trên Trung ương là Chính phủ và các bộ, ngành, ở dưới tỉnh là các sở và ủy ban, ở cấp huyện, xã thì là chính quyền. Để xảy ra tình trạng thương lái người Trung Quốc ép giá gây lũng đoạn thị trường Việt Nam không chỉ có trách nhiệm của Sở Thương nghiệp mà còn có trách nhiệm của cơ quan Công an, chính quyền, vì thiếu sự hướng dẫn, thiếu cơ sở pháp lý, không có những quy định rõ ràng và thiếu sự giúp đỡ dân. Để người dân trở thành nạn nhân của gian thương Trung Quốc là lỗi của chính quyền. Cũng không loại trừ, gian thương Trung Quốc đã đút lót cấp chính quyền?!
Thưa ông, chúng ta phải giải quyết tình trạng này như thế nào?
- Chính phủ phải họp cấp tốc, giao cho từng Bộ soạn thảo ra những quy tắc ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện cùng với vấn đề quy trách nhiệm như Bộ Luật Hồng Đức đã từng làm. Trong đó, có vấn đề của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương. Về mặt Bộ Nội vụ cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền như thế nào? Sau khi đã soạn ra được những quy tắc thì sau đó phải tổ chức hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Làm sao để toàn dân, toàn Đảng, toàn cấp chính quyền đều vào cuộc.
Hám lợi là một đặc tính của con người. Nhiều khi vì cái lợi trước mắt mà không nhìn được lợi ích lâu dài. Cho nên việc mua bán phải có sự quản lý của chính quyền. Ở các nước khác có quy định rất rõ trong việc mua bán với người nước ngoài thông qua hệ thống thuế quan rộng rãi. Những ai đến mua bán thì công tác hộ khẩu, nhập tịch được làm rất chặt chẽ. Do vậy, phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp chính quyền.
Thưa ông, chúng ta có cả một "rừng” luật, nhưng xung quanh vấn đề này, phải chăng vẫn thiếu những quy định mang tính chặt chẽ?
- Luật pháp của chúng ta có thể nói là một "rừng” luật. Ngay cả luật sư cũng không hiểu hết, vì quy định dài dằng dặc. Chúng ta đang thiếu những quy định ngắn gọn, dễ hiểu. Việc thiếu quy định trong buôn bán với người nước ngoài đang được coi là những kẽ hở khiến nông dân Việt Nam bị thiệt thòi trong buôn bán với người Trung Quốc. Khi xảy ra rồi lúc đó mới đi khắc phục, mà cũng chẳng quy trách nhiệm cho ai cả. Vì không có cơ sở pháp lý nên không quy định được rõ trách nhiệm khi cấp trên đổ cho dưới, dưới lại đổ cho trên, nên cuối cùng không rõ trách nhiệm thuộc về ai và nhân dân vẫn là người chịu thiệt.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hoài Vũ (Thực hiện