Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Thủy quân Lục chiến tổng phản công tại mặt trận Quảng Trị tháng 9/1972
Thủy quân Lục chiến tổng phản công tại mặt trận Quảng Trị tháng 9/1972
Như đã trình bày, ngày 27/7/1972, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến (TQLC) được điều động vào thay thế Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục các cuộc phản công để tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Từ ngày đó cho đến cuối tháng 8/1972, giao tranh đã diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị Thủy quân Lục chiến và Cộng quân quanh khu vực Cổ Thành.Nhận định về toàn cảnh trận chiến tại Quảng Trị, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1, đã ghi lại trong bài viết riêng cho Ủy ban Quân sử Hoa Kỳ với nội dung như sau:
Các cuộc thư hùng giữa lực lượng chúng tôi và Cộng quân cho các mục tiêu đáng chú ý này có thể có lợi cho chúng tôi. Nếu chúng tôi thành công tái chiếm lại Quảng Trị trong vài ngày đầu của chiến dịch thì chiến trường này sẽ không thu hút một lực lượng hùng hậu của đối phương, và như thế 6 sư đoàn Cộng quân có thể sẽ chuyển hướng tấn công về vùng phía Tây Huế. Đây là điều mà tôi lo lắng nhiều nhất vì các lực lượng phòng thủ của chúng tôi tại vùng địa thế hiểm trở này đã bị tổn thất. Nhưng khi tập trung lực lượng vào mặt trận Quảng Trị, các sư đoàn Cộng quân ( CQ) đã trở thành những mục tiêu ngon lành cho các hỏa tập kết hợp của Pháo binh, Không quân chiến thuật và B-52.
Khi chiến dịch phản công đã bước vào tuần thứ 10 nhưng "vẫn chưa tạo được kết quả cụ thể nào", Trung tướng Trưởng nghĩ rằng sự giằng co kéo dài trong nhiều tuần thế là đã quá đủ, lực lượng Cộng quân vào lúc dó đã bị thiệt hại nặng bởi hỏa lực hùng hậu được tung ra từ các pháo đài không quân B 52, Không quân chiến thuật Việt-Mỹ, Pháo binh VNCH và Hải pháo từ Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Ông tin tưởng rằng một nỗ lực mới bởi Quân đoàn 1 và các đơn vị tổng trừ bị tăng phái sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Từ đó, vị tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định tung cuộc tổng phản công quyết định, ông cho tiến hành giai đoạn 3 của chiến dịch, với lực lượng tấn công chính là 2 lữ đoàn của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến: lữ đoàn 147 và lữ đoàn 258.
Trước khi tổng phản công khởi động, ngày 8/9/1972, Trung tướng Trưởng đã tung ra ba cuộc hành quân riêng rẽ để yểm trợ cho mục đích chính:
- Cuộc hành quân thứ nhất khai triển ở phía Tây Quảng Trị do một lực lượng của Sư đoàn Nhảy Dù đảm trách; nhiệm vụ của lực lượng này là tái chiếm 3 vị trí quân sự VNCH bị CQ chiếm giữ tại yếu khu La Vang, ở hướng Tây Nam Cổ Thành Quảng Trị, từ đó, lực lượng Nhảy Dù sẽ tạo một vòng đai bảo vệ hữu hiệu hướng Nam cho các đơn vị Thủy quân Lục chiến, đồng thời lập tuyến ngăn chận địch quân từ hướng Tây xâm nhập vào thị xã để tăng viện cho các đơn vị CQ đang cố thủ quanh Cổ Thành.
- Cuộc hành quân thứ hai ở hướng Đông Bắc Quảng Trị với lực lượng chính là liên đoàn 1 Biệt động quân. Nhiệm vụ của lữ đoàn này là truy cản các đơn vị trên hương lộ 560-trục lộ tiếp vận huyết mạch của CQ vào Quảng Trị.
- Cuộc hành quân thứ ba tiến hành ở vùng biển Quảng Trị: nỗ lực chính là một đơn vị Thủy quân Lục chiến VNCH được di chuyển ra Hạm đội 7 để phối hợp với lực lượng Hoa Kỳ tổ chức một cuộc tấn công thủy bộ mang tính cách nghi binh vào bãi Bắc cửa Việt.
* TQLC khởi động tổng phản công
Ngày 9 tháng 9/1972, cùng lúc với cuộc hành quân nghi binh đang diễn ra tại vùng biển Quảng Trị, cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị đã khởi động. Theo tài liệu của cựu Trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân lục chiến và của ông Trần Văn Loan-cựu sĩ quan binh chủng Cọp Biển, đối chiếu với tài liệu của Ủy ban Quân sử Hoa Kỳ, diễn tiến về cuộc phản công được ghi nhận như sau:
Sư đoàn TQLC sử dụng Lữ đoàn 147 và Lữ đoàn 258 làm nỗ lực chính cho cuộc tổng phản công. Theo kế hoạch, Lữ đoàn 147 TQLC điều động 2 tiểu đoàn 3 và 7 TQLC tấn công từ hướng Đông Bắc xuống; Lữ đoàn 258 TQLC 9 tấn công từ hướng Đông Nam, Tiểu đoàn 1 TQLC từ hướng Tây Nam. Trong 9 tiểu đoàn bộ chiến của Sư đoàn TQLC thì đã có 6 tiểu đoàn được điều động tham chiến trong kế hoạch tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.
Riêng với Tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến (đơn vị có biệt danh chiến trường là Tiểu đoàn Quái Điểu), từ ngày 11 tháng 7/1972 đến ngày 31 tháng 8/1972, tiểu đoàn này thống thuộc sự chỉ huy của Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến, trách nhiệm án ngữ ở phía Bắc Thạch Hãn, cách tỉnh lỵ 2 km để ngăn chận trục lộ tiếp vận của Cộng quân vào Quảng Trị theo hương lộ 560. Trong 52 ngày án ngữ tại vị trí nói trên, Tiểu đoàn 1 TQLC đã bị các trung đoàn CQ thay nhau tấn công và bao vây liên tục, nhưng đơn vị Cọp Biển này đã quyết chiến, tử thủ được cứ điểm cho đến ngày bàn giao lại cho 1 tiểu đoàn của Liên đoàn 1 Biệt động quân.
Trong cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành khởi động vào ngày 9 tháng 9/1972, theo tài liệu của cựu Trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, Tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến là một trong những mũi tấn công chính, thuộc quyền điều động của Bộ chỉ huy Lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến thay vì Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến như tại mặt trận Đông Bắc Quảng Trị trong tháng 7 và tháng 8/1972.
* Hai tiểu đoàn Quái Điểu và Trâu Điên trong ngày N...
Rạng sáng ngày 9/9/1972, trong khi Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục truy kích các đơn vị CQ ở phía Tây Quảng Trị gần yếu khu La Vang, thì dọc theo vùng núi tỉnh Quảng Trị từ phía Tây Nam cho đến phía Tây Bắc, hàng loạt phi vụ B 52 trải thảm lửa xuống các vị trí được ghi nhận là có cụm pháo binh và pháo của Cộng quân. Cùng lúc đó, tại thị xã Quảng Trị, 6 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến đồng loạt tấn công CQ từ nhiều hướng. Từ ga Quảng Trị, Tiểu đoàn 1 TQLC Quái Điểu do Thiếu tá Nguyễn Đăng Hòa chỉ huy đã điều động các đại đội xuất quân tấn công vào khu vực gần bệnh viện Quân Dân Y Hỗn Hợp và khu vực trường Bồ Đề.
Tại ngã ba Long Hưng, Tiểu đoàn 2 Thủy quân Lục chiến do Thiếu tá Trần Văn Hợp làm tiểu đoàn trưởng đã tung 2 đại đội tấn công vào các chốt chận của CQ trong làng Thạch Hãn. Như đã trình bày, Thạch Hãn là một làng giàu có nằm sát thị xã Quảng Trị về phía Nam, được bao bọc bởi những lũy tre xanh (trồng đã lâu năm) nối tiếp nhau. Tận dụng địa thế, lợi dụng từng cụm tre, Cộng quân đã đào hầm theo chữ A và chữ T rất kiên cố để ngăn chận các cuộc tấn công của VNCH.
Một cánh quân của tiểu đoàn Trâu Điên từ ngã từ ngã tư Quang Trung+ Duy Tân+ Lê Huấn+ Hồ Đắc Hanh với sự yểm trợ của Pháo binh và chiến xa M 48 đã tấn công "dọn sạch" các chốt Cộng quân ở bên đường Quang Trung, để từ đây đánh chiếm cụm điểm phòng ngự của Cộng quân ở rạp chiếu bóng Đại chúng và các mục tiêu dọc theo đường Lý Thái Tổ, ở phía Nam Cổ Thành Quảng Trị.
* Mặt trận hướng Đông Bắc của Tiểu đoàn 3 và 7 Thủy quân Lục chiến...
Tại hướng Đông Bắc, các Tiểu đoàn 3 và 7 TQLC đã tiến chiếm các vị trí trọng điểm để tiến sát đến Cổ Thành. Tại phía Đông Nam, Tiểu đoàn 6 TQLC Thần Ưng (do thiếu tá Đỗ Hữu Tùng chỉ huy) được Đại tá Ngô Văn Định, Lữ đoàn trưởng 258 TQLC, giao trọng trách phải vào Cổ Thành bằng mọi giá.
Tại phòng tuyến ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Trị, ở khu vực quanh trục lộ tiếp vận của Cộng quân (hương lộ 560), lực lượng tăng cường cho Sư đoàn Thủy quân Lục chiến là liên đoàn 1 Biệt động quân đã gặp sự kháng cự mạnh của Cộng quân khi liên đoàn tung 2 tiểu đoàn bung rộng khu vực kiểm soát về phía Đông. Không quân Việt-Mỹ đã xuất trận để yểm trợ cho Biệt động quân đánh bật Cộng quân ra khỏi trận địa.
Trở lại với cuộc hành quân thủy bộ ở duyên hải Quảng Trị, bộ tư lệnh Quân đoàn 1 muốn đánh lạc hướng phán đoán của Cộng quân Thiên, đồng thời sử dụng hỏa lực của Không quân và Hải pháo Hạm đội 7 Hoa Kỳ triệt hạ các cụm phòng ngự của Cộng quân dọc theo bờ biển Quảng Trị. Đây là một cuộc hành quân không cần phải hoàn tất việc tiến chiếm các mục tiêu mà chỉ mang tính cách nghi binh. Do đó, trong binh thư của khối quân sử Hoa Kỳ phần nói về chiến cuộc Mùa Hè 1972 tại VN, đã gọi cuộc hành quân này là cuộc hành quân "không hoàn tất".
Tác giả bài viết: Vương Hồng Anh
( Sinh Tồn chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Thủy quân Lục chiến tổng phản công tại mặt trận Quảng Trị tháng 9/1972
Thủy quân Lục chiến tổng phản công tại mặt trận Quảng Trị tháng 9/1972
Như đã trình bày, ngày 27/7/1972, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến (TQLC) được điều động vào thay thế Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục các cuộc phản công để tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Từ ngày đó cho đến cuối tháng 8/1972, giao tranh đã diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị Thủy quân Lục chiến và Cộng quân quanh khu vực Cổ Thành.Nhận định về toàn cảnh trận chiến tại Quảng Trị, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1, đã ghi lại trong bài viết riêng cho Ủy ban Quân sử Hoa Kỳ với nội dung như sau:
Các cuộc thư hùng giữa lực lượng chúng tôi và Cộng quân cho các mục tiêu đáng chú ý này có thể có lợi cho chúng tôi. Nếu chúng tôi thành công tái chiếm lại Quảng Trị trong vài ngày đầu của chiến dịch thì chiến trường này sẽ không thu hút một lực lượng hùng hậu của đối phương, và như thế 6 sư đoàn Cộng quân có thể sẽ chuyển hướng tấn công về vùng phía Tây Huế. Đây là điều mà tôi lo lắng nhiều nhất vì các lực lượng phòng thủ của chúng tôi tại vùng địa thế hiểm trở này đã bị tổn thất. Nhưng khi tập trung lực lượng vào mặt trận Quảng Trị, các sư đoàn Cộng quân ( CQ) đã trở thành những mục tiêu ngon lành cho các hỏa tập kết hợp của Pháo binh, Không quân chiến thuật và B-52.
Khi chiến dịch phản công đã bước vào tuần thứ 10 nhưng "vẫn chưa tạo được kết quả cụ thể nào", Trung tướng Trưởng nghĩ rằng sự giằng co kéo dài trong nhiều tuần thế là đã quá đủ, lực lượng Cộng quân vào lúc dó đã bị thiệt hại nặng bởi hỏa lực hùng hậu được tung ra từ các pháo đài không quân B 52, Không quân chiến thuật Việt-Mỹ, Pháo binh VNCH và Hải pháo từ Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Ông tin tưởng rằng một nỗ lực mới bởi Quân đoàn 1 và các đơn vị tổng trừ bị tăng phái sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Từ đó, vị tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định tung cuộc tổng phản công quyết định, ông cho tiến hành giai đoạn 3 của chiến dịch, với lực lượng tấn công chính là 2 lữ đoàn của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến: lữ đoàn 147 và lữ đoàn 258.
Trước khi tổng phản công khởi động, ngày 8/9/1972, Trung tướng Trưởng đã tung ra ba cuộc hành quân riêng rẽ để yểm trợ cho mục đích chính:
- Cuộc hành quân thứ nhất khai triển ở phía Tây Quảng Trị do một lực lượng của Sư đoàn Nhảy Dù đảm trách; nhiệm vụ của lực lượng này là tái chiếm 3 vị trí quân sự VNCH bị CQ chiếm giữ tại yếu khu La Vang, ở hướng Tây Nam Cổ Thành Quảng Trị, từ đó, lực lượng Nhảy Dù sẽ tạo một vòng đai bảo vệ hữu hiệu hướng Nam cho các đơn vị Thủy quân Lục chiến, đồng thời lập tuyến ngăn chận địch quân từ hướng Tây xâm nhập vào thị xã để tăng viện cho các đơn vị CQ đang cố thủ quanh Cổ Thành.
- Cuộc hành quân thứ hai ở hướng Đông Bắc Quảng Trị với lực lượng chính là liên đoàn 1 Biệt động quân. Nhiệm vụ của lữ đoàn này là truy cản các đơn vị trên hương lộ 560-trục lộ tiếp vận huyết mạch của CQ vào Quảng Trị.
- Cuộc hành quân thứ ba tiến hành ở vùng biển Quảng Trị: nỗ lực chính là một đơn vị Thủy quân Lục chiến VNCH được di chuyển ra Hạm đội 7 để phối hợp với lực lượng Hoa Kỳ tổ chức một cuộc tấn công thủy bộ mang tính cách nghi binh vào bãi Bắc cửa Việt.
* TQLC khởi động tổng phản công
Ngày 9 tháng 9/1972, cùng lúc với cuộc hành quân nghi binh đang diễn ra tại vùng biển Quảng Trị, cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị đã khởi động. Theo tài liệu của cựu Trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân lục chiến và của ông Trần Văn Loan-cựu sĩ quan binh chủng Cọp Biển, đối chiếu với tài liệu của Ủy ban Quân sử Hoa Kỳ, diễn tiến về cuộc phản công được ghi nhận như sau:
Sư đoàn TQLC sử dụng Lữ đoàn 147 và Lữ đoàn 258 làm nỗ lực chính cho cuộc tổng phản công. Theo kế hoạch, Lữ đoàn 147 TQLC điều động 2 tiểu đoàn 3 và 7 TQLC tấn công từ hướng Đông Bắc xuống; Lữ đoàn 258 TQLC 9 tấn công từ hướng Đông Nam, Tiểu đoàn 1 TQLC từ hướng Tây Nam. Trong 9 tiểu đoàn bộ chiến của Sư đoàn TQLC thì đã có 6 tiểu đoàn được điều động tham chiến trong kế hoạch tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.
Riêng với Tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến (đơn vị có biệt danh chiến trường là Tiểu đoàn Quái Điểu), từ ngày 11 tháng 7/1972 đến ngày 31 tháng 8/1972, tiểu đoàn này thống thuộc sự chỉ huy của Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến, trách nhiệm án ngữ ở phía Bắc Thạch Hãn, cách tỉnh lỵ 2 km để ngăn chận trục lộ tiếp vận của Cộng quân vào Quảng Trị theo hương lộ 560. Trong 52 ngày án ngữ tại vị trí nói trên, Tiểu đoàn 1 TQLC đã bị các trung đoàn CQ thay nhau tấn công và bao vây liên tục, nhưng đơn vị Cọp Biển này đã quyết chiến, tử thủ được cứ điểm cho đến ngày bàn giao lại cho 1 tiểu đoàn của Liên đoàn 1 Biệt động quân.
Trong cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành khởi động vào ngày 9 tháng 9/1972, theo tài liệu của cựu Trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, Tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến là một trong những mũi tấn công chính, thuộc quyền điều động của Bộ chỉ huy Lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến thay vì Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến như tại mặt trận Đông Bắc Quảng Trị trong tháng 7 và tháng 8/1972.
* Hai tiểu đoàn Quái Điểu và Trâu Điên trong ngày N...
Rạng sáng ngày 9/9/1972, trong khi Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục truy kích các đơn vị CQ ở phía Tây Quảng Trị gần yếu khu La Vang, thì dọc theo vùng núi tỉnh Quảng Trị từ phía Tây Nam cho đến phía Tây Bắc, hàng loạt phi vụ B 52 trải thảm lửa xuống các vị trí được ghi nhận là có cụm pháo binh và pháo của Cộng quân. Cùng lúc đó, tại thị xã Quảng Trị, 6 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến đồng loạt tấn công CQ từ nhiều hướng. Từ ga Quảng Trị, Tiểu đoàn 1 TQLC Quái Điểu do Thiếu tá Nguyễn Đăng Hòa chỉ huy đã điều động các đại đội xuất quân tấn công vào khu vực gần bệnh viện Quân Dân Y Hỗn Hợp và khu vực trường Bồ Đề.
Tại ngã ba Long Hưng, Tiểu đoàn 2 Thủy quân Lục chiến do Thiếu tá Trần Văn Hợp làm tiểu đoàn trưởng đã tung 2 đại đội tấn công vào các chốt chận của CQ trong làng Thạch Hãn. Như đã trình bày, Thạch Hãn là một làng giàu có nằm sát thị xã Quảng Trị về phía Nam, được bao bọc bởi những lũy tre xanh (trồng đã lâu năm) nối tiếp nhau. Tận dụng địa thế, lợi dụng từng cụm tre, Cộng quân đã đào hầm theo chữ A và chữ T rất kiên cố để ngăn chận các cuộc tấn công của VNCH.
Một cánh quân của tiểu đoàn Trâu Điên từ ngã từ ngã tư Quang Trung+ Duy Tân+ Lê Huấn+ Hồ Đắc Hanh với sự yểm trợ của Pháo binh và chiến xa M 48 đã tấn công "dọn sạch" các chốt Cộng quân ở bên đường Quang Trung, để từ đây đánh chiếm cụm điểm phòng ngự của Cộng quân ở rạp chiếu bóng Đại chúng và các mục tiêu dọc theo đường Lý Thái Tổ, ở phía Nam Cổ Thành Quảng Trị.
* Mặt trận hướng Đông Bắc của Tiểu đoàn 3 và 7 Thủy quân Lục chiến...
Tại hướng Đông Bắc, các Tiểu đoàn 3 và 7 TQLC đã tiến chiếm các vị trí trọng điểm để tiến sát đến Cổ Thành. Tại phía Đông Nam, Tiểu đoàn 6 TQLC Thần Ưng (do thiếu tá Đỗ Hữu Tùng chỉ huy) được Đại tá Ngô Văn Định, Lữ đoàn trưởng 258 TQLC, giao trọng trách phải vào Cổ Thành bằng mọi giá.
Tại phòng tuyến ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Trị, ở khu vực quanh trục lộ tiếp vận của Cộng quân (hương lộ 560), lực lượng tăng cường cho Sư đoàn Thủy quân Lục chiến là liên đoàn 1 Biệt động quân đã gặp sự kháng cự mạnh của Cộng quân khi liên đoàn tung 2 tiểu đoàn bung rộng khu vực kiểm soát về phía Đông. Không quân Việt-Mỹ đã xuất trận để yểm trợ cho Biệt động quân đánh bật Cộng quân ra khỏi trận địa.
Trở lại với cuộc hành quân thủy bộ ở duyên hải Quảng Trị, bộ tư lệnh Quân đoàn 1 muốn đánh lạc hướng phán đoán của Cộng quân Thiên, đồng thời sử dụng hỏa lực của Không quân và Hải pháo Hạm đội 7 Hoa Kỳ triệt hạ các cụm phòng ngự của Cộng quân dọc theo bờ biển Quảng Trị. Đây là một cuộc hành quân không cần phải hoàn tất việc tiến chiếm các mục tiêu mà chỉ mang tính cách nghi binh. Do đó, trong binh thư của khối quân sử Hoa Kỳ phần nói về chiến cuộc Mùa Hè 1972 tại VN, đã gọi cuộc hành quân này là cuộc hành quân "không hoàn tất".
Tác giả bài viết: Vương Hồng Anh
( Sinh Tồn chuyển )