Kinh Khổ
Ti-vi đưa kết quả thi quốc tế, nhiều học sinh bị bố mẹ chì chiết
mang theo nhiều huy chương vàng bạc. Tệ hại hơn nữa, trong khi hàng trăm nghìn thanh niên lặn lội vất vả để khảo sát hàm số tập thể hay tô màu ô chữ từ A tới E, thì nhóm khoảng 2 chục học sinh này nhởn nhơ ở khách sạn, tham gia các hoạt động giao lưu cùng nhiều dân chơi đến từ khắp thế giới.
Từ khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, bà Phan Kim Liên mẹ hai em Phạm Tuấn Minh(*) và Phạm Tuấn Anh thở dài thườn thượt: “Chúng nó học hành như thế chứ, bao giờ hai đứa chúng mày mới làm cho bố mẹ mở mày mở mặt.” Tuấn Minh, tên thường gọi là Minh Liên là học sinh có sức học trung bình hiện đang học lớp chuyên Toán trường Hà Nội-Am-xtéc-đam nhưng lại không mấy tập trung ôn thi đội tuyển quốc gia quốc tế, hậu quả là đã bị giải Nhì môn tiếng Anh toàn thành phố. “Có ai người ta thi tiếng Anh quốc tế đâu? Mà giải thành phố thì cũng vẫn phải thi đại học, bao giờ mới nên người hả con.” Trong khi đó, Tuấn Anh, anh trai của Minh mới ở Mỹ về nghỉ hè bảo “cứ học Tóp-phờ với Ai-eo cho anh cần đếch gì thi quốc tế.”
(*) Tên nhân vật chưa được thay đổi
Chị Liên buồn rầu tâm sự với chúng tôi về hai con đứa đầu học thì chả lo, suốt ngày lêu vêu chơi với Tây rồi biết 4, 5 ngoại ngữ sau suýt trượt đại học. Đứa thứ hai còn cắn cả thuốc lắc để nói tiếng Anh cho chuẩn, chứng minh đường tròn Ơ-le 9 điểm cũng không làm được, nhưng văn chương của Huy-gô, Đích-ken, Đốt-tôi-ép-ki với Bàn Tải Cân hay chuyện Tấm Cám thì gì cũng thuộc.
Không cùng hoàn cảnh với Tuấn Minh, bạn gái Bùi Thị Trung Hiếu, tức Hiếu đục lại là người thực sự mong có một giải quốc tế mà không được toại nguyện. Là một người say mê Toán học, Hiếu đạt nhiều giải học sinh giỏi cấp huyện, thành phố và quốc gia, lại thường xuyên có lời giải sáng tạo trên tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Năm học lớp 11, khi biết tin lớp bên cạnh đã có người được huy chương vàng Tin học, bố mẹ Hiếu ra tối hậu thư về việc sang năm lo mà học hành cho đàng hoàng. “Lại thêm một năm xôi hỏng bỏng không, em được có mỗi cái giải ba quốc gia anh ạ,” Hiếu buồn rầu tâm sự. “Sau này con em sẽ thi quốc tế để được vào thẳng đại học, cho tương lai tươi sáng.”
Do đang đóng cửa xa lánh thế gian và liên tục kiểm tra các trang mạng để xem điểm chuẩn, Tuấn Minh không hề biết từ mấy ngày nay các nhà tuyển dụng đã có mặt ở khu vực xung quanh cổng trường đại học Bách khoa, nơi các thí sinh đang đến xem kết quả. Ở nhiều địa phương, như tại huyện Kim Động, Hưng Yên, ban quản trị một nhà máy dệt đã từng bước tiếp cận các hộ gia đình có con mới đi thi đại học. Còn tại huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ, các hoạt động tuyển dụng của các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có xuất xứ Hàn Quốc và của các cơ sở mát xa, nhà hàng đang có xu hướng tăng mạnh.
Tuấn Minh hiện đang rất hồi hộp chờ xem điểm chuẩn của các trường đại học để biết tương lai mình sẽ thuộc về tháp đôi Vincom hay chợ người Giảng Võ. Trước khi Bộ giáo dục chính thức công bố danh sách 1 triệu thí sinh trượt đại học năm nay, Tuấn Minh giãi bày “Em thì thật ra chỉ thích làm vũ nữ.”
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Ti-vi đưa kết quả thi quốc tế, nhiều học sinh bị bố mẹ chì chiết
mang theo nhiều huy chương vàng bạc. Tệ hại hơn nữa, trong khi hàng trăm nghìn thanh niên lặn lội vất vả để khảo sát hàm số tập thể hay tô màu ô chữ từ A tới E, thì nhóm khoảng 2 chục học sinh này nhởn nhơ ở khách sạn, tham gia các hoạt động giao lưu cùng nhiều dân chơi đến từ khắp thế giới.
Từ khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, bà Phan Kim Liên mẹ hai em Phạm Tuấn Minh(*) và Phạm Tuấn Anh thở dài thườn thượt: “Chúng nó học hành như thế chứ, bao giờ hai đứa chúng mày mới làm cho bố mẹ mở mày mở mặt.” Tuấn Minh, tên thường gọi là Minh Liên là học sinh có sức học trung bình hiện đang học lớp chuyên Toán trường Hà Nội-Am-xtéc-đam nhưng lại không mấy tập trung ôn thi đội tuyển quốc gia quốc tế, hậu quả là đã bị giải Nhì môn tiếng Anh toàn thành phố. “Có ai người ta thi tiếng Anh quốc tế đâu? Mà giải thành phố thì cũng vẫn phải thi đại học, bao giờ mới nên người hả con.” Trong khi đó, Tuấn Anh, anh trai của Minh mới ở Mỹ về nghỉ hè bảo “cứ học Tóp-phờ với Ai-eo cho anh cần đếch gì thi quốc tế.”
(*) Tên nhân vật chưa được thay đổi
Chị Liên buồn rầu tâm sự với chúng tôi về hai con đứa đầu học thì chả lo, suốt ngày lêu vêu chơi với Tây rồi biết 4, 5 ngoại ngữ sau suýt trượt đại học. Đứa thứ hai còn cắn cả thuốc lắc để nói tiếng Anh cho chuẩn, chứng minh đường tròn Ơ-le 9 điểm cũng không làm được, nhưng văn chương của Huy-gô, Đích-ken, Đốt-tôi-ép-ki với Bàn Tải Cân hay chuyện Tấm Cám thì gì cũng thuộc.
Không cùng hoàn cảnh với Tuấn Minh, bạn gái Bùi Thị Trung Hiếu, tức Hiếu đục lại là người thực sự mong có một giải quốc tế mà không được toại nguyện. Là một người say mê Toán học, Hiếu đạt nhiều giải học sinh giỏi cấp huyện, thành phố và quốc gia, lại thường xuyên có lời giải sáng tạo trên tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Năm học lớp 11, khi biết tin lớp bên cạnh đã có người được huy chương vàng Tin học, bố mẹ Hiếu ra tối hậu thư về việc sang năm lo mà học hành cho đàng hoàng. “Lại thêm một năm xôi hỏng bỏng không, em được có mỗi cái giải ba quốc gia anh ạ,” Hiếu buồn rầu tâm sự. “Sau này con em sẽ thi quốc tế để được vào thẳng đại học, cho tương lai tươi sáng.”
Do đang đóng cửa xa lánh thế gian và liên tục kiểm tra các trang mạng để xem điểm chuẩn, Tuấn Minh không hề biết từ mấy ngày nay các nhà tuyển dụng đã có mặt ở khu vực xung quanh cổng trường đại học Bách khoa, nơi các thí sinh đang đến xem kết quả. Ở nhiều địa phương, như tại huyện Kim Động, Hưng Yên, ban quản trị một nhà máy dệt đã từng bước tiếp cận các hộ gia đình có con mới đi thi đại học. Còn tại huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ, các hoạt động tuyển dụng của các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có xuất xứ Hàn Quốc và của các cơ sở mát xa, nhà hàng đang có xu hướng tăng mạnh.
Tuấn Minh hiện đang rất hồi hộp chờ xem điểm chuẩn của các trường đại học để biết tương lai mình sẽ thuộc về tháp đôi Vincom hay chợ người Giảng Võ. Trước khi Bộ giáo dục chính thức công bố danh sách 1 triệu thí sinh trượt đại học năm nay, Tuấn Minh giãi bày “Em thì thật ra chỉ thích làm vũ nữ.”