Kinh Đời
Tiền, động cơ lợi nhuận và hoạt động chính trị
[Tiền, động cơ lợi nhuận và hoạt động chính trị] Nếu bạn bỏ thời gian theo dõi các kì tranh cử ở Mỹ, không chỉ gói gọn trong tranh cử tổng thống thì bạn sẽ thấy một yếu tố quan trọng nhất, đó là tiền. Muốn thắng trong tranh cử, thì tiền không là tất cả nhưng nếu không có tiền hay yếu thế về tiền thì gần như cầm chắc khả năng bại cuộc.
Tại sao? Vì đơn giản quần chúng thường không quan tâm nhiều đến kinh tế chính trị, quần chúng ít lãng mạn, họ chỉ quan tâm đến thực tế thay vì chính sách hay lý tưởng. Muốn họ quan tâm, không thờ ơ, bạn phải vận động, phải quảng cáo….hay nói đúng kiểu ngôn từ hà nội là phải đi tuyên truyền. Vì vậy, ai nắm truyền thông và giáo dục là một lợi thế cực lớn. Và ở Mỹ, nó nằm trong tay phe cánh tả, lý do các ông chủ của các tổ chức trên đa số là phe cánh tả.
Bất kì một tổ chức chính trị nào cũng vậy, muốn mạnh và duy trì được sức mạnh ấy dài lâu phải có nguồn tài trợ dồi dào. Vậy bản chất của một tổ chức chính trị lớn mạnh phải là nơi tích tụ của nhiều dòng chảy về tiền. Bây giờ, hãy đặt câu hỏi, tại sao người ta phải tài trợ cho bạn? Đơn giản vì bạn đã, đang và sẽ làm điều có lợi cho người ta. Tức một tổ chức chính trị nói thẳng ra là một tổ chức phân phát quyền lợi kinh tế chính trị và một đảng phái chính trị là một tổ chức lợi ích-tiền bạc ăn chia khổng lồ.
Nghe có vẻ bi quan nhưng đó là thực tế. Từ thực tế đó, ta suy luận đến nhiều vấn đề sau:
1. Chế độ dân chủ giúp hạn chế rất nhiều sự lũng đoạn trong kinh tế chính trị của một phe phái nào đó.
2. Cánh tả thường có lợi thế tương đối hơn cánh hữu vì là hệ thống cung cấp những đặc quyền (sẽ dẫn đến đặc lợi) cho giới giàu. Tuy nhiên, giới giàu không phải là một thực thể thống nhất mà nhiều phe phái, chưa kể các tiểu doanh thương muốn xóa bỏ các đặc quyền của giới giàu nên họ thường ủng hộ cánh hữu, dẫn đến cánh hữu vẫn có thể thắng thế nếu biết cách sắp xếp, chia chác lợi ích tốt hơn.
3. Tại sao phong trào dân chủ ở Việt Nam có vẻ “chẳng phát triển như bạn mong đợi”? Vì nó không thể so với chính quyền hiện tại ở mức độ phân phối lợi ích. Muốn nó lớn mạnh một cách rõ ràng thì nền kinh tế hiện tại của Việt Nam phải sụp đổ. Bạn không thể nói những lý tưởng trên trời kiểu như “dân chủ”, “nhân quyền” với người dân bình thường. Họ sẽ không nghe đâu, cái họ quan tâm phải là lợi ích trước mắt, phải là lợi ích của cá nhân họ, và khi họ thiếu thốn đến cùng cực, vượt qua ngưỡng chịu đứng của riêng mình thì họ mới nghe bạn với tâm lý hy vọng có sự thay đổi.
4. Nhìn vào “dòng chảy của tiền” bạn có thể hiểu ra rất nhiều điều.
5. Giới giàu nhiều tiền nhất sẽ luôn có lợi hơn trong mục tiêu định
hướng quần chúng. Vì vậy, không bao giờ có cái gọi là tự do kinh tế
tuyệt đối hay công bằng cơ hội tuyệt đối. Chính người dân phải tự nâng
cao dân trí để tránh bị dẫn dắt bằng hai công cụ truyền thông và giáo
dục. Và chính dân trí cao sẽ giúp môi trường kinh tế tự do hơn và nhiều
cơ hội cho người dân hơn bằng cách xóa bỏ đi nhiều đặc quyền của giới
giàu.
Ông cha ta có câu, “có thực mới vực được đạo”, nếu ngẫm đi ngẫm lại và
khéo suy diễn với chân lý trên như đã trình bày thì quả không sai.
http://cafekubua.com/2016/10/01/tien-dong-co-loi-nhuan-va-hoat-dong-chinh-tri/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tiền, động cơ lợi nhuận và hoạt động chính trị
[Tiền, động cơ lợi nhuận và hoạt động chính trị] Nếu bạn bỏ thời gian theo dõi các kì tranh cử ở Mỹ, không chỉ gói gọn trong tranh cử tổng thống thì bạn sẽ thấy một yếu tố quan trọng nhất, đó là tiền. Muốn thắng trong tranh cử, thì tiền không là tất cả nhưng nếu không có tiền hay yếu thế về tiền thì gần như cầm chắc khả năng bại cuộc.
Tại sao? Vì đơn giản quần chúng thường không quan tâm nhiều đến kinh tế chính trị, quần chúng ít lãng mạn, họ chỉ quan tâm đến thực tế thay vì chính sách hay lý tưởng. Muốn họ quan tâm, không thờ ơ, bạn phải vận động, phải quảng cáo….hay nói đúng kiểu ngôn từ hà nội là phải đi tuyên truyền. Vì vậy, ai nắm truyền thông và giáo dục là một lợi thế cực lớn. Và ở Mỹ, nó nằm trong tay phe cánh tả, lý do các ông chủ của các tổ chức trên đa số là phe cánh tả.
Bất kì một tổ chức chính trị nào cũng vậy, muốn mạnh và duy trì được sức mạnh ấy dài lâu phải có nguồn tài trợ dồi dào. Vậy bản chất của một tổ chức chính trị lớn mạnh phải là nơi tích tụ của nhiều dòng chảy về tiền. Bây giờ, hãy đặt câu hỏi, tại sao người ta phải tài trợ cho bạn? Đơn giản vì bạn đã, đang và sẽ làm điều có lợi cho người ta. Tức một tổ chức chính trị nói thẳng ra là một tổ chức phân phát quyền lợi kinh tế chính trị và một đảng phái chính trị là một tổ chức lợi ích-tiền bạc ăn chia khổng lồ.
Nghe có vẻ bi quan nhưng đó là thực tế. Từ thực tế đó, ta suy luận đến nhiều vấn đề sau:
1. Chế độ dân chủ giúp hạn chế rất nhiều sự lũng đoạn trong kinh tế chính trị của một phe phái nào đó.
2. Cánh tả thường có lợi thế tương đối hơn cánh hữu vì là hệ thống cung cấp những đặc quyền (sẽ dẫn đến đặc lợi) cho giới giàu. Tuy nhiên, giới giàu không phải là một thực thể thống nhất mà nhiều phe phái, chưa kể các tiểu doanh thương muốn xóa bỏ các đặc quyền của giới giàu nên họ thường ủng hộ cánh hữu, dẫn đến cánh hữu vẫn có thể thắng thế nếu biết cách sắp xếp, chia chác lợi ích tốt hơn.
3. Tại sao phong trào dân chủ ở Việt Nam có vẻ “chẳng phát triển như bạn mong đợi”? Vì nó không thể so với chính quyền hiện tại ở mức độ phân phối lợi ích. Muốn nó lớn mạnh một cách rõ ràng thì nền kinh tế hiện tại của Việt Nam phải sụp đổ. Bạn không thể nói những lý tưởng trên trời kiểu như “dân chủ”, “nhân quyền” với người dân bình thường. Họ sẽ không nghe đâu, cái họ quan tâm phải là lợi ích trước mắt, phải là lợi ích của cá nhân họ, và khi họ thiếu thốn đến cùng cực, vượt qua ngưỡng chịu đứng của riêng mình thì họ mới nghe bạn với tâm lý hy vọng có sự thay đổi.
4. Nhìn vào “dòng chảy của tiền” bạn có thể hiểu ra rất nhiều điều.
5. Giới giàu nhiều tiền nhất sẽ luôn có lợi hơn trong mục tiêu định
hướng quần chúng. Vì vậy, không bao giờ có cái gọi là tự do kinh tế
tuyệt đối hay công bằng cơ hội tuyệt đối. Chính người dân phải tự nâng
cao dân trí để tránh bị dẫn dắt bằng hai công cụ truyền thông và giáo
dục. Và chính dân trí cao sẽ giúp môi trường kinh tế tự do hơn và nhiều
cơ hội cho người dân hơn bằng cách xóa bỏ đi nhiều đặc quyền của giới
giàu.
Ông cha ta có câu, “có thực mới vực được đạo”, nếu ngẫm đi ngẫm lại và
khéo suy diễn với chân lý trên như đã trình bày thì quả không sai.
http://cafekubua.com/2016/10/01/tien-dong-co-loi-nhuan-va-hoat-dong-chinh-tri/