Cà Kê Dê Ngỗng
Tiêu diệt vệ tinh Mỹ, tham vọng hão của TQ !
Bình luận vụ thử tên lửa liên lục địa tầm trung Agni V của Ấn Độ ngày 19-4-2012, tờ Thời Báo Hoàn Cầu nói rằng trình độ tên lửa của Ấn chỉ mới ở mức “ấu nhi” và còn “rất lạc hậu”.
Thật vậy, so với khả năng và tham vọng phóng tên lửa diệt vệ tinh của Trung Quốc thì rõ ràng Ấn Độ chưa nhằm nhò gì!
Sát thủ “bất lưu tình”!
Ngày 11-1-2007, lịch sử khoa học quân sự dường như đã lật sang trang với vụ thử nghiệm vũ khí diệt vệ tinh (anti satellite-ASAT) thành công của TQ, khi một tên lửa lao vào với vận tốc 28.800 km/giờ và bắn trúng vệ tinh Phong Vân-1C ở độ cao 865 km đang bay trên quỹ đạo ở chiều ngược đầu. Chuyên san Aviation Week & Space Technology là nơi đầu tiên loan tin sự kiện này. Nó được xác nhận bởi Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ ngày 18 và cuối cùng ngày 23 Bộ Ngoại giao TQ chính thức lên tiếng.
Đây là vụ thử ASAT lần đầu tiên kể từ năm 1985 khi Mỹ thực hiện một thử nghiệm tương tự. Dù tờ New York Times (23-4-2007) thuật rằng tình báo Mỹ đã biết trước vụ thử ASAT của TQ nhưng tướng tư lệnh không quân Mỹ lúc đó, Teed Michael Moseley, vẫn nói rằng vụ việc “thật là shock, shock như vụ Liên Xô đưa vệ tinh lên quỹ đạo trước chúng ta; và điều này khiến không gian, về mặt thiên văn học mà nói, trở nên nguy hiểm hơn trước đó”...
Vũ trụ bị nguy hiểm thế nào chưa biết nhưng có thể thấy rõ sự đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống vệ tinh Mỹ! Theo Ian Easton (The Great Game in Space,(*), TQ đã triển khai 40 tên lửa ASAT. Tác giả dẫn từ một nguồn website Hong Kong cho biết kho tên lửa ASAT TQ đặt ở khu vực tây bắc, bí mật đâu đó trong rặng Thiên Sơn (Tân Cương). Khả năng ASAT TQ đang trở thành một thách thức thật sự đối với Mỹ, nước chiếm gần 1/2 trong hơn 270 vệ tinh quân sự, chưa kể hàng trăm vệ tinh dân sự và thương mại khác. Sát thủ ASAT TQ rõ ràng là mối nguy hiểm tiềm tàng không thể xem nhẹ đối với hệ thống vệ tinh tình báo không ảnh (PHOTINT), vệ tinh điện quang (EO), vệ tinh tình báo điện tử (ELINT), radar khổng kính (SAR)... Một trận “Trân Châu cảng trên không” như (cựu) bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld từng cảnh báo không phải là không thể xảy ra.
Chỉ riêng tình báo không ảnh, Mỹ hiện có ba vệ tinh KH-12 EO (15 tấn) được tin là có khả năng quan sát vật thể bề rộng chỉ vài centimet trên mặt đất từ cõi trời. Ngoài ra, Mỹ còn có ba radar “Lacrosse/Onyx” SAR có thể nhìn thấu mây, chụp vật thể trong bóng đêm với độ phân giải nhỏ hơn 2m, thậm chí có thể chụp vật thể trong lòng đất cũng như trong lòng biển “ở độ sâu chưa được rõ”. Về hệ thống cảnh báo sớm, Mỹ có 3-4 vệ tinh DSP (Defense Support Program) với bộ cảm ứng hồng ngoại có thể quan sát mọi ngóc ngách thế giới và đưa ra cảnh báo sớm khi nhận thấy dấu hiệu bất thường tại các bãi phóng tên lửa cũng như bãi thử hạt nhân (vệ tinh DSP đã được sử dụng trong cuộc chiến Iraq 1991 để dò tìm hoạt động của các bãi phóng tên lửa Scud).
Về viễn thông, Mỹ có năm vệ tinh MILSTAR không chỉ hỗ trợ liên lạc toàn cầu mà còn giúp phá nhiễu sóng đối phương. Về định vị, Mỹ có 24-32 vệ tinh GPS, giúp cung cấp vị trí chính xác, dẫn đường, theo dõi vận tốc bất kỳ vật thể nào, hỗ trợ oanh tạc, “chỉ điểm” cho tên lửa hành trình... Còn phải kể đến khoảng bốn vệ tinh NAVSTAR/GPS giúp dẫn đường cho máy bay không người lái... Tóm lại, phải nói rằng quân đội Mỹ sống và thở bằng nguồn “dưỡng khí” vệ tinh. Tất cả hoạt động thường nhật cũng như các chiến dịch đánh đấm của họ đều trông cậy vào hệ thống vệ tinh. Trong cuộc chiến Iraq 2003, có đến 68% vũ khí Mỹ đã được hướng dẫn bằng vệ tinh (so với 10% trong cuộc chiến Iraq 1991). Cho nên hệ thống vệ tinh cũng là gót chân Achilles của quân đội Mỹ. Theo TQ cứ nhằm vệ tinh mà “bùm”, quân đội Mỹ chỉ có nước... khóc!
Nhưng đó là chuyện . . . tào lao sự!
Trong cuộc thử nghiệm năm 2007, ASAT TQ đã tạo ra vụ nổ làm bắn ra nhiều mảnh vụn nhất lịch sử không gian Nếu cứ theo cách của TQ những mảnh vụn này sẽ gây ra vụ va chạm liên hoàn với những vật thể và vệ tinh khác, trong đó có vệ tinh TQ, khiến không gian trở nên không sử dụng được trong hàng ngàn năm!...
Trong thực tế, việc giải phương trình đạn đạo học để giúp ASAT triệt thủ được vệ tinh Mỹ không phải đơn giản, theo cách như việc bắn trúng một vệ tinh “nhà” trong cuộc thử nghiệm của TQ. Về đề tài này, tiến sĩ Geoffrey Forden (thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, cựu thanh sát viên vũ khí LHQ) đã có bài viết rất chi tiết.
Theo Forden, dựa vào dữ liệu khoa học chuẩn xác mà tình báo Mỹ ghi nhận trong vụ thử ASAT của TQ năm 2007, có thể kết luận rằng kỹ thuật ASAT của TQ là bắn một mục tiêu được nhìn thấy rõ, chứ không phải dò tìm để phát hiện rồi mới diệt. Trừ khi phát triển được thiết bị cảm ứng dò tìm hoàn hảo, TQ phải chờ cho đến khi mục tiêu vệ tinh ở quỹ đạo tầm thấp (LEO) bay vào vùng phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Nếu vệ tinh khuất trong bóng tối, ASAT bó tay! Khiếm khuyết kỹ thuật này có thể cũng sẽ được khắc phục nhưng khó khăn vẫn chưa hết. Căn cứ vào tốc độ bay của các vệ tinh quân sự Mỹ, có thể biết rằng có một số vệ tinh Mỹ ở LEO bay ngang TQ vài lần mỗi tuần. Để diệt chúng, TQ phải điều chỉnh dàn phóng ASAT theo vị trí tương ứng thích hợp. Vấn đề ở chỗ cứ mỗi giờ hoặc mỗi ngày trôi qua thì TQ lại phải tái điều chỉnh vị trí dàn phóng để khớp hướng bắn...
Giả định thêm rằng TQ sẽ giới hạn mục tiêu để cực đại xác suất thành công bằng cách chỉ tập trung vào vệ tinh GPS. Trong bất kỳ thời điểm nào, chỉ có tổng cộng chín vệ tinh GPS Mỹ bay ngang TQ. Như vậy, với tổng cộng 32 vệ tinh GPS, Mỹ cũng còn 23 chiếc để hoạt động sau khi chín chiếc kia bị “luộc”. Thậm chí trong tình huống xấu nhất khi TQ diệt được 16 vệ tinh GPS, quân đội Mỹ cũng chỉ bị gián đoạn liên lạc tại eo biển Đài Loan khoảng tám tiếng. Đó là thời gian mà các vệ tinh GPS còn lại sẽ được điều hướng để thay thế tác chiến... Với vệ tinh viễn thông, lại một giả định nữa rằng TQ có thể khử được tám vệ tinh viễn thông ở quỹ đạo địa tĩnh trên bầu trời eo biển Đài Loan, vẫn sẽ còn một tổng dung lượng thông tin với hơn 14 tỉ bit/giây từ các vệ tinh viễn thông dân sự khác của Mỹ mà quân đội họ có thể sử dụng. Trong thực tế, với kỹ thuật quân sự hiện có, TQ rất khó có thể diệt được những vệ tinh thuộc loại hắc ám của Mỹ bởi hầu hết đều được đưa vào sâu trong ngoại tầng không gian.
Cuối cùng, còn một yếu tố không thể không đề cập. Trong cuộc thử nghiệm năm 2007, ASAT TQ đã tạo ra vụ nổ làm bắn ra nhiều mảnh vụn nhất lịch sử không gian, với ít nhất 2.317 mảnh có kích thước có thể theo dõi được (bằng quả bóng golf hoặc lớn hơn) cùng khoảng 150.000 mảnh nhỏ khác. Do đó, sẽ là một thảm kịch cho chính TQ khi họ bắn nổ một lúc chín vệ tinh của Mỹ. Ước tính cú tấn công như vậy sẽ tạo ra hơn 18.900 mảnh vụn có đường kính trung bình 10cm. Những mảnh vụn này sẽ gây ra vụ va chạm liên hoàn với những vật thể và vệ tinh khác, trong đó có vệ tinh TQ, khiến không gian trở nên không sử dụng được trong hàng ngàn năm!...
Dù thế nào TQ vẫn không từ bỏ tham vọng ASAT.
Bài của Mạnh Kim(TTOnline)
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=173427
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tiêu diệt vệ tinh Mỹ, tham vọng hão của TQ !
Bình luận vụ thử tên lửa liên lục địa tầm trung Agni V của Ấn Độ ngày 19-4-2012, tờ Thời Báo Hoàn Cầu nói rằng trình độ tên lửa của Ấn chỉ mới ở mức “ấu nhi” và còn “rất lạc hậu”.
Thật vậy, so với khả năng và tham vọng phóng tên lửa diệt vệ tinh của Trung Quốc thì rõ ràng Ấn Độ chưa nhằm nhò gì!
Sát thủ “bất lưu tình”!
Ngày 11-1-2007, lịch sử khoa học quân sự dường như đã lật sang trang với vụ thử nghiệm vũ khí diệt vệ tinh (anti satellite-ASAT) thành công của TQ, khi một tên lửa lao vào với vận tốc 28.800 km/giờ và bắn trúng vệ tinh Phong Vân-1C ở độ cao 865 km đang bay trên quỹ đạo ở chiều ngược đầu. Chuyên san Aviation Week & Space Technology là nơi đầu tiên loan tin sự kiện này. Nó được xác nhận bởi Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ ngày 18 và cuối cùng ngày 23 Bộ Ngoại giao TQ chính thức lên tiếng.
Đây là vụ thử ASAT lần đầu tiên kể từ năm 1985 khi Mỹ thực hiện một thử nghiệm tương tự. Dù tờ New York Times (23-4-2007) thuật rằng tình báo Mỹ đã biết trước vụ thử ASAT của TQ nhưng tướng tư lệnh không quân Mỹ lúc đó, Teed Michael Moseley, vẫn nói rằng vụ việc “thật là shock, shock như vụ Liên Xô đưa vệ tinh lên quỹ đạo trước chúng ta; và điều này khiến không gian, về mặt thiên văn học mà nói, trở nên nguy hiểm hơn trước đó”...
Vũ trụ bị nguy hiểm thế nào chưa biết nhưng có thể thấy rõ sự đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống vệ tinh Mỹ! Theo Ian Easton (The Great Game in Space,(*), TQ đã triển khai 40 tên lửa ASAT. Tác giả dẫn từ một nguồn website Hong Kong cho biết kho tên lửa ASAT TQ đặt ở khu vực tây bắc, bí mật đâu đó trong rặng Thiên Sơn (Tân Cương). Khả năng ASAT TQ đang trở thành một thách thức thật sự đối với Mỹ, nước chiếm gần 1/2 trong hơn 270 vệ tinh quân sự, chưa kể hàng trăm vệ tinh dân sự và thương mại khác. Sát thủ ASAT TQ rõ ràng là mối nguy hiểm tiềm tàng không thể xem nhẹ đối với hệ thống vệ tinh tình báo không ảnh (PHOTINT), vệ tinh điện quang (EO), vệ tinh tình báo điện tử (ELINT), radar khổng kính (SAR)... Một trận “Trân Châu cảng trên không” như (cựu) bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld từng cảnh báo không phải là không thể xảy ra.
Chỉ riêng tình báo không ảnh, Mỹ hiện có ba vệ tinh KH-12 EO (15 tấn) được tin là có khả năng quan sát vật thể bề rộng chỉ vài centimet trên mặt đất từ cõi trời. Ngoài ra, Mỹ còn có ba radar “Lacrosse/Onyx” SAR có thể nhìn thấu mây, chụp vật thể trong bóng đêm với độ phân giải nhỏ hơn 2m, thậm chí có thể chụp vật thể trong lòng đất cũng như trong lòng biển “ở độ sâu chưa được rõ”. Về hệ thống cảnh báo sớm, Mỹ có 3-4 vệ tinh DSP (Defense Support Program) với bộ cảm ứng hồng ngoại có thể quan sát mọi ngóc ngách thế giới và đưa ra cảnh báo sớm khi nhận thấy dấu hiệu bất thường tại các bãi phóng tên lửa cũng như bãi thử hạt nhân (vệ tinh DSP đã được sử dụng trong cuộc chiến Iraq 1991 để dò tìm hoạt động của các bãi phóng tên lửa Scud).
Về viễn thông, Mỹ có năm vệ tinh MILSTAR không chỉ hỗ trợ liên lạc toàn cầu mà còn giúp phá nhiễu sóng đối phương. Về định vị, Mỹ có 24-32 vệ tinh GPS, giúp cung cấp vị trí chính xác, dẫn đường, theo dõi vận tốc bất kỳ vật thể nào, hỗ trợ oanh tạc, “chỉ điểm” cho tên lửa hành trình... Còn phải kể đến khoảng bốn vệ tinh NAVSTAR/GPS giúp dẫn đường cho máy bay không người lái... Tóm lại, phải nói rằng quân đội Mỹ sống và thở bằng nguồn “dưỡng khí” vệ tinh. Tất cả hoạt động thường nhật cũng như các chiến dịch đánh đấm của họ đều trông cậy vào hệ thống vệ tinh. Trong cuộc chiến Iraq 2003, có đến 68% vũ khí Mỹ đã được hướng dẫn bằng vệ tinh (so với 10% trong cuộc chiến Iraq 1991). Cho nên hệ thống vệ tinh cũng là gót chân Achilles của quân đội Mỹ. Theo TQ cứ nhằm vệ tinh mà “bùm”, quân đội Mỹ chỉ có nước... khóc!
Nhưng đó là chuyện . . . tào lao sự!
Trong cuộc thử nghiệm năm 2007, ASAT TQ đã tạo ra vụ nổ làm bắn ra nhiều mảnh vụn nhất lịch sử không gian Nếu cứ theo cách của TQ những mảnh vụn này sẽ gây ra vụ va chạm liên hoàn với những vật thể và vệ tinh khác, trong đó có vệ tinh TQ, khiến không gian trở nên không sử dụng được trong hàng ngàn năm!...
Trong thực tế, việc giải phương trình đạn đạo học để giúp ASAT triệt thủ được vệ tinh Mỹ không phải đơn giản, theo cách như việc bắn trúng một vệ tinh “nhà” trong cuộc thử nghiệm của TQ. Về đề tài này, tiến sĩ Geoffrey Forden (thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, cựu thanh sát viên vũ khí LHQ) đã có bài viết rất chi tiết.
Theo Forden, dựa vào dữ liệu khoa học chuẩn xác mà tình báo Mỹ ghi nhận trong vụ thử ASAT của TQ năm 2007, có thể kết luận rằng kỹ thuật ASAT của TQ là bắn một mục tiêu được nhìn thấy rõ, chứ không phải dò tìm để phát hiện rồi mới diệt. Trừ khi phát triển được thiết bị cảm ứng dò tìm hoàn hảo, TQ phải chờ cho đến khi mục tiêu vệ tinh ở quỹ đạo tầm thấp (LEO) bay vào vùng phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Nếu vệ tinh khuất trong bóng tối, ASAT bó tay! Khiếm khuyết kỹ thuật này có thể cũng sẽ được khắc phục nhưng khó khăn vẫn chưa hết. Căn cứ vào tốc độ bay của các vệ tinh quân sự Mỹ, có thể biết rằng có một số vệ tinh Mỹ ở LEO bay ngang TQ vài lần mỗi tuần. Để diệt chúng, TQ phải điều chỉnh dàn phóng ASAT theo vị trí tương ứng thích hợp. Vấn đề ở chỗ cứ mỗi giờ hoặc mỗi ngày trôi qua thì TQ lại phải tái điều chỉnh vị trí dàn phóng để khớp hướng bắn...
Giả định thêm rằng TQ sẽ giới hạn mục tiêu để cực đại xác suất thành công bằng cách chỉ tập trung vào vệ tinh GPS. Trong bất kỳ thời điểm nào, chỉ có tổng cộng chín vệ tinh GPS Mỹ bay ngang TQ. Như vậy, với tổng cộng 32 vệ tinh GPS, Mỹ cũng còn 23 chiếc để hoạt động sau khi chín chiếc kia bị “luộc”. Thậm chí trong tình huống xấu nhất khi TQ diệt được 16 vệ tinh GPS, quân đội Mỹ cũng chỉ bị gián đoạn liên lạc tại eo biển Đài Loan khoảng tám tiếng. Đó là thời gian mà các vệ tinh GPS còn lại sẽ được điều hướng để thay thế tác chiến... Với vệ tinh viễn thông, lại một giả định nữa rằng TQ có thể khử được tám vệ tinh viễn thông ở quỹ đạo địa tĩnh trên bầu trời eo biển Đài Loan, vẫn sẽ còn một tổng dung lượng thông tin với hơn 14 tỉ bit/giây từ các vệ tinh viễn thông dân sự khác của Mỹ mà quân đội họ có thể sử dụng. Trong thực tế, với kỹ thuật quân sự hiện có, TQ rất khó có thể diệt được những vệ tinh thuộc loại hắc ám của Mỹ bởi hầu hết đều được đưa vào sâu trong ngoại tầng không gian.
Cuối cùng, còn một yếu tố không thể không đề cập. Trong cuộc thử nghiệm năm 2007, ASAT TQ đã tạo ra vụ nổ làm bắn ra nhiều mảnh vụn nhất lịch sử không gian, với ít nhất 2.317 mảnh có kích thước có thể theo dõi được (bằng quả bóng golf hoặc lớn hơn) cùng khoảng 150.000 mảnh nhỏ khác. Do đó, sẽ là một thảm kịch cho chính TQ khi họ bắn nổ một lúc chín vệ tinh của Mỹ. Ước tính cú tấn công như vậy sẽ tạo ra hơn 18.900 mảnh vụn có đường kính trung bình 10cm. Những mảnh vụn này sẽ gây ra vụ va chạm liên hoàn với những vật thể và vệ tinh khác, trong đó có vệ tinh TQ, khiến không gian trở nên không sử dụng được trong hàng ngàn năm!...
Dù thế nào TQ vẫn không từ bỏ tham vọng ASAT.
Bài của Mạnh Kim(TTOnline)
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=173427