Kinh Đời

Tìm Về Cội Nguồn Đạo Đức Qua Câu Chuyện Có Thật Của Cậu Bé Và Bà Lão Người Mỹ

Tuân thủ đạo đức, lấy thiện đãi người là những giá trị đạo đức phổ quát mà người xưa tín phụng. Tuy nhiên, ngày nay khi những điều tốt đẹp đang dần rời xa khiến chúng ta không khỏi nuối tiếc.


Tuân thủ đạo đức, lấy thiện đãi người là những giá trị đạo đức phổ quát mà người xưa tín phụng. Tuy nhiên, ngày nay khi những điều tốt đẹp đang dần rời xa khiến chúng ta không khỏi nuối tiếc.

Ngày 11/10, trên trang Weixin, một tài khoản có tên “Đây mới là nước Mỹ” đã đăng bài viết với tiêu đề “Câu chuyện có thật về một cậu bé và bà lão người Mỹ: Xem xong thao thức cả đêm”. Đúng như vậy, có lẽ sau khi đọc xong 2 câu chuyện này bạn sẽ không khỏi thổn thức.
Sau đây là nội dung bài viết:

Câu chuyện về một cậu bé người Mỹ


Bên bờ sông Hudson, New York, Mỹ, cách mộ của Ulysses Simpson Grant – vị Tổng thống thứ 18 của Mỹ khoảng 100 mét là ngôi mộ của một cậu bé mới chỉ 5 tuổi. Trên bài vị bằng gỗ, có ghi lại một câu chuyện như vậy:

Ngày 15/7/1797, cậu bé không may rơi xuống sườn núi tử vong. Trong sự đau đớn khôn xiết, bố mẹ cậu bé đã quyết định xây phần mộ cho đứa con trai bé bỏng của mình ở chân núi ngay nơi cậu ngã xuống.

Sau này, bởi gia đạo sa sút, người cha đành phải chuyển nhượng lại miếng đất này, ông đưa ra một yêu cầu đặc biệt với người chủ mới là: “Phần mộ của con tôi sẽ được giữ lại mãi mãi”.
Người chủ mới đồng ý với điều kiện này và đã viết nó vào trong khế ước.
100 năm qua đi, miếng đất được mua đi bán lại qua khá nhiều người, nhưng phần mộ của cậu bé vẫn được bảo lưu tại đó. Năm 1897, miếng đất được chọn làm nghĩa trang của Tổng thống Ulysses S. Grant, phần mộ của cậu bé vẫn được giữ lại hoàn chỉnh, trở thành hàng xóm của lăng mộ Grant.
Lại 100 năm qua đi, Tháng 7/1997, kỉ niệm 100 năm ngày xây dựng lăng mộ Tổng thống Grant, thị trưởng New York khi ấy đã đến đó tham dự lễ tưởng nhớ và đồng thời tu sửa lại phần mộ cho cậu bé, để nó đời đời lưu truyền mãi.
Bản khế ước kéo dài hơn 200 năm đó đã nói rõ một đạo lý đơn giản: Đã hứa rồi, thì nhất định cần phải làm được.

Câu chuyện của một bà lão người Mỹ


Có một câu chuyện như vậy:
Mùa Đông năm 1935, là đoạn thời gian mà nền kinh tế nước Mỹ tiêu điều nhất. Ngày này, tòa án đang mở phiên tòa xét xử vụ án một bà lão nghèo khổ sống ở thành phố New York.
Người đứng trên bục dành cho bị cáo là một bà lão đã gần 60 tuổi, áo quần cũ rách cùng khuôn mặt sầu khổ.
Trên gương mặt bà lão tiều tụy hiện lên một sự xấu hổ rõ nét, bởi ăn cắp bánh mì trong lò bánh mà bà bị người chủ lò tố cáo lên tòa.

Quan tòa thẩm vấn: “Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì trong lò bánh mì, có đúng vậy không?”
Bà lão cúi gằm mặt xuống, ấp úng đáp: “Đúng vậy, thưa quan tòa, tôi thật sự đã lấy trộm”.
Quan tòa lại hỏi: Động cơ bà lấy trộm bánh mì là gì, vì đói bụng phải không?”
“Đúng vậy”. Bà lão gật gật đầu, hai mắt nhìn quan tòa nói : “Tôi thật sự đã rất đói, nhưng tôi càng cần bánh mì hơn để nuôi ba đứa cháu nhỏ mồ côi cha mẹ, chúng nó đã không ăn gì suốt mấy ngày. Tôi không thể trơ mắt nhìn chúng chết đói được, chúng vẫn còn là những đứa trẻ!”

Nghe bà lão nói xong, trên những hàng ghế bên cạnh vang lên những tiếng thì thầm bàn tán.
Quan tòa gõ mạnh chùy gỗ một cái, nghiêm túc nói: “Im lặng. Bên dưới hãy nghe phán quyết?“. Quan tòa hướng mặt về phía bà lão, nói: “Bị cáo, tôi cần phải làm việc theo lẽ công bằng, chấp hành pháp luật. Bà có hai lựa chọn: nộp 10 USD tiền phạt hoặc tạm giam 10 ngày?”.

Trong sự bế tắc tụt cùng, bà đáp: “Thưa quan tòa, tôi đã phạm pháp, xin bằng lòng chịu phạt. Nếu như tôi có 10 USD, thì tôi đã không lấy cắp bánh mì. Tôi xin nhận tội tạm giam 10 ngày, nhưng…3 đứa cháu của tôi, ai có thể chăm sóc chúng đây?”

Lúc này, một người đàn ông hơn 40 tuổi từ trên hàng ghế bên cạnh đứng lên, ông khom mình về phía bà lão nói: “Xin bà hãy tiếp nhận phán quyết nộp 10 USD tiền phạt”. Đang nói, ông quay mặt lại hướng đến mọi người ngồi dưới, móc ra 10 USD, gỡ nón bỏ tờ tiền vào và nói: “Các vị, tôi là thị trưởng La Guardia, New York. Bây giờ, mong các vị hãy nộp 50 xu tiền phạt. Tiền phạt để trừng phạt cho sự hờ hững của chúng ta, vì đã để một thành phố xảy ra tình trạng một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ này”.

Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa khi ấy đều không khỏi kinh ngạc, giương mắt nhìn về phía ngài thị trưởng. Không khí im lặng đến nỗi có lẽ một cây kim dưới xuống đất cũng có thể nghe thấy. Trong phút chốc, tất cả mọi người lặng lẽ đứng dậy lấy ra 50 xu bỏ vào chiếc mũ của ngài thị trưởng, và ngay cả đến quan tòa cũng không ngoại lệ. 

Theo lý mà nói, một bà lão nghèo khổ ăn cắp bánh mì thì có liên quan gì với người ta? Tuy nhiên, ngài thị trưởng đã nói rất rõ ràng đó là sự trừng phạt cho sự lạnh nhạt của chúng ta.

Giữa người với người vốn không phải là không liên quan gì đến nhau; con người đến thế gian này, là một lạp tử của xã hội này, tất cả đều là đã có khế ước: sự qua lại giữa lợi ích vật chất, thì có pháp luật làm khế ước; sự qua lại giữa hành vi trong đời sống, thì có tinh thần làm khế ước.

Thiện lương vốn không chỉ là một loại phẩm chất đối lập với lạnh lùng, vị kỷ, tàn nhẫn, gian trá; mà đó còn là một loại giao ước tinh thần.
Lòng người hướng thiện mới được ánh mặt trời chiếu rọi, vậy nên khế ước của thiện mới tồn tại rộng khắp thế gian này. Những người hiểu rõ và biết trân quý loại khế ước này thật sự là những người cao quý. Những người biết cái giá phải trả cho sự lạnh lùng của bản thân chính là người sáng suốt. Xã hội hôm nay thật quá lạnh lùng, liệu chúng ta có phải đều đang trả giá cho lối sống ích kỷ của bản thân mình.

Tiểu Thiện,dịch từ Secretchina

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tìm Về Cội Nguồn Đạo Đức Qua Câu Chuyện Có Thật Của Cậu Bé Và Bà Lão Người Mỹ

Tuân thủ đạo đức, lấy thiện đãi người là những giá trị đạo đức phổ quát mà người xưa tín phụng. Tuy nhiên, ngày nay khi những điều tốt đẹp đang dần rời xa khiến chúng ta không khỏi nuối tiếc.


Tuân thủ đạo đức, lấy thiện đãi người là những giá trị đạo đức phổ quát mà người xưa tín phụng. Tuy nhiên, ngày nay khi những điều tốt đẹp đang dần rời xa khiến chúng ta không khỏi nuối tiếc.

Ngày 11/10, trên trang Weixin, một tài khoản có tên “Đây mới là nước Mỹ” đã đăng bài viết với tiêu đề “Câu chuyện có thật về một cậu bé và bà lão người Mỹ: Xem xong thao thức cả đêm”. Đúng như vậy, có lẽ sau khi đọc xong 2 câu chuyện này bạn sẽ không khỏi thổn thức.
Sau đây là nội dung bài viết:

Câu chuyện về một cậu bé người Mỹ


Bên bờ sông Hudson, New York, Mỹ, cách mộ của Ulysses Simpson Grant – vị Tổng thống thứ 18 của Mỹ khoảng 100 mét là ngôi mộ của một cậu bé mới chỉ 5 tuổi. Trên bài vị bằng gỗ, có ghi lại một câu chuyện như vậy:

Ngày 15/7/1797, cậu bé không may rơi xuống sườn núi tử vong. Trong sự đau đớn khôn xiết, bố mẹ cậu bé đã quyết định xây phần mộ cho đứa con trai bé bỏng của mình ở chân núi ngay nơi cậu ngã xuống.

Sau này, bởi gia đạo sa sút, người cha đành phải chuyển nhượng lại miếng đất này, ông đưa ra một yêu cầu đặc biệt với người chủ mới là: “Phần mộ của con tôi sẽ được giữ lại mãi mãi”.
Người chủ mới đồng ý với điều kiện này và đã viết nó vào trong khế ước.
100 năm qua đi, miếng đất được mua đi bán lại qua khá nhiều người, nhưng phần mộ của cậu bé vẫn được bảo lưu tại đó. Năm 1897, miếng đất được chọn làm nghĩa trang của Tổng thống Ulysses S. Grant, phần mộ của cậu bé vẫn được giữ lại hoàn chỉnh, trở thành hàng xóm của lăng mộ Grant.
Lại 100 năm qua đi, Tháng 7/1997, kỉ niệm 100 năm ngày xây dựng lăng mộ Tổng thống Grant, thị trưởng New York khi ấy đã đến đó tham dự lễ tưởng nhớ và đồng thời tu sửa lại phần mộ cho cậu bé, để nó đời đời lưu truyền mãi.
Bản khế ước kéo dài hơn 200 năm đó đã nói rõ một đạo lý đơn giản: Đã hứa rồi, thì nhất định cần phải làm được.

Câu chuyện của một bà lão người Mỹ


Có một câu chuyện như vậy:
Mùa Đông năm 1935, là đoạn thời gian mà nền kinh tế nước Mỹ tiêu điều nhất. Ngày này, tòa án đang mở phiên tòa xét xử vụ án một bà lão nghèo khổ sống ở thành phố New York.
Người đứng trên bục dành cho bị cáo là một bà lão đã gần 60 tuổi, áo quần cũ rách cùng khuôn mặt sầu khổ.
Trên gương mặt bà lão tiều tụy hiện lên một sự xấu hổ rõ nét, bởi ăn cắp bánh mì trong lò bánh mà bà bị người chủ lò tố cáo lên tòa.

Quan tòa thẩm vấn: “Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì trong lò bánh mì, có đúng vậy không?”
Bà lão cúi gằm mặt xuống, ấp úng đáp: “Đúng vậy, thưa quan tòa, tôi thật sự đã lấy trộm”.
Quan tòa lại hỏi: Động cơ bà lấy trộm bánh mì là gì, vì đói bụng phải không?”
“Đúng vậy”. Bà lão gật gật đầu, hai mắt nhìn quan tòa nói : “Tôi thật sự đã rất đói, nhưng tôi càng cần bánh mì hơn để nuôi ba đứa cháu nhỏ mồ côi cha mẹ, chúng nó đã không ăn gì suốt mấy ngày. Tôi không thể trơ mắt nhìn chúng chết đói được, chúng vẫn còn là những đứa trẻ!”

Nghe bà lão nói xong, trên những hàng ghế bên cạnh vang lên những tiếng thì thầm bàn tán.
Quan tòa gõ mạnh chùy gỗ một cái, nghiêm túc nói: “Im lặng. Bên dưới hãy nghe phán quyết?“. Quan tòa hướng mặt về phía bà lão, nói: “Bị cáo, tôi cần phải làm việc theo lẽ công bằng, chấp hành pháp luật. Bà có hai lựa chọn: nộp 10 USD tiền phạt hoặc tạm giam 10 ngày?”.

Trong sự bế tắc tụt cùng, bà đáp: “Thưa quan tòa, tôi đã phạm pháp, xin bằng lòng chịu phạt. Nếu như tôi có 10 USD, thì tôi đã không lấy cắp bánh mì. Tôi xin nhận tội tạm giam 10 ngày, nhưng…3 đứa cháu của tôi, ai có thể chăm sóc chúng đây?”

Lúc này, một người đàn ông hơn 40 tuổi từ trên hàng ghế bên cạnh đứng lên, ông khom mình về phía bà lão nói: “Xin bà hãy tiếp nhận phán quyết nộp 10 USD tiền phạt”. Đang nói, ông quay mặt lại hướng đến mọi người ngồi dưới, móc ra 10 USD, gỡ nón bỏ tờ tiền vào và nói: “Các vị, tôi là thị trưởng La Guardia, New York. Bây giờ, mong các vị hãy nộp 50 xu tiền phạt. Tiền phạt để trừng phạt cho sự hờ hững của chúng ta, vì đã để một thành phố xảy ra tình trạng một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ này”.

Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa khi ấy đều không khỏi kinh ngạc, giương mắt nhìn về phía ngài thị trưởng. Không khí im lặng đến nỗi có lẽ một cây kim dưới xuống đất cũng có thể nghe thấy. Trong phút chốc, tất cả mọi người lặng lẽ đứng dậy lấy ra 50 xu bỏ vào chiếc mũ của ngài thị trưởng, và ngay cả đến quan tòa cũng không ngoại lệ. 

Theo lý mà nói, một bà lão nghèo khổ ăn cắp bánh mì thì có liên quan gì với người ta? Tuy nhiên, ngài thị trưởng đã nói rất rõ ràng đó là sự trừng phạt cho sự lạnh nhạt của chúng ta.

Giữa người với người vốn không phải là không liên quan gì đến nhau; con người đến thế gian này, là một lạp tử của xã hội này, tất cả đều là đã có khế ước: sự qua lại giữa lợi ích vật chất, thì có pháp luật làm khế ước; sự qua lại giữa hành vi trong đời sống, thì có tinh thần làm khế ước.

Thiện lương vốn không chỉ là một loại phẩm chất đối lập với lạnh lùng, vị kỷ, tàn nhẫn, gian trá; mà đó còn là một loại giao ước tinh thần.
Lòng người hướng thiện mới được ánh mặt trời chiếu rọi, vậy nên khế ước của thiện mới tồn tại rộng khắp thế gian này. Những người hiểu rõ và biết trân quý loại khế ước này thật sự là những người cao quý. Những người biết cái giá phải trả cho sự lạnh lùng của bản thân chính là người sáng suốt. Xã hội hôm nay thật quá lạnh lùng, liệu chúng ta có phải đều đang trả giá cho lối sống ích kỷ của bản thân mình.

Tiểu Thiện,dịch từ Secretchina

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm