Israel sẵn sàng cho phép tàu chở hàng viện trợ tới bờ biển Gaza
Reuters
~2 minutes
Israel
sẵn sàng cho phép các tàu chở hàng viện trợ tới Dải Gaza bị chiến tranh
tàn phá "ngay lập tức" như một phần của hành lang biển được quốc đảo
Síp đề xuất, Ngoại trưởng Israel cho biết hôm 31/12, đồng thời nêu tên 4
quốc gia châu Âu là các bên tham gia tiềm năng.
Theo thỏa thuận
được chính quyền Nicosia đề xuất lần đầu vào tháng 11, hàng hóa sẽ được
kiểm tra an ninh tại cảng Larnaca của Síp trước khi được vận chuyển đến
bờ biển Gaza, cách đó 370 km, thay vì qua nước láng giềng Ai Cập hay
Israel. Nếu kế hoạch được thực thi, nó sẽ đánh dấu sự nới lỏng đầu tiên
lệnh phong tỏa của hải quân Israel đối với Gaza vào năm 2007, sau khi
phiến quân Hồi giáo Hamas giành quyền kiểm soát Gaza.
Với hàng
trăm nghìn thường dân Palestine phải di dời, ý tưởng này cũng có thể đáp
ứng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 22 tháng 12, kêu
gọi mở rộng các cơ chế cứu trợ nhân đạo.
“Nó có thể bắt đầu ngay
lập tức”, Ngoại trưởng Eli Cohen nói với đài phát thanh 103 FM ở Tel
Aviv khi được hỏi về hành lang Địa Trung Hải.
Ông cho biết Anh,
Pháp, Hy Lạp và Hà Lan nằm trong số các quốc gia có tàu thuyền có thể
cập bến trực tiếp bờ biển Gaza, nơi thiếu cảng nước sâu. Dường như ông
muốn họ làm điều đó hơn là dỡ hàng viện trợ ở Israel.
Không có phản hồi ngay lập tức từ London, Paris, Athens hay Amsterdam.
Một
số quốc gia viện trợ châu Âu và Ả Rập đã gửi viện trợ tới Gaza thông
qua thị trấn ven biển Al Arish gần đó của Ai Cập. Israel đã tham gia vào
việc giám sát những chuyến hàng đó, điều mà một số cơ quan cứu trợ nhân
đạo cho rằng đã tạo ra sự chậm trễ.
New
Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đón mừng năm
mới 2024 bằng màn bắn pháo hoa ở Auckland sớm ngày 1/1.
Pháo hoa thắp sáng bầu trời đêm đầy mây, kèm theo ánh sáng laser và màn trình diễn đèn màu.
Sydney
cũng chào đón năm 2024 bằng màn bắn pháo hoa rực rỡ gồm các loại pháo
hoa màu bạc và vàng để kỷ niệm 50 năm thành lập Nhà hát Opera nổi tiếng.
Trong
khi đó tại Gaza, người dân nơi này có ít hy vọng rằng năm 2024 sẽ khiến
họ cảm thấy bớt khổ đau hơn sau 12 tuần chiến tranh của Israel nhằm
tiêu diệt Hamas.
Tại Rafah ở biên giới Gaza với Ai Cập, nơi đã trở
thành tâm điểm lớn nhất đối với người Palestine chạy trốn khỏi các khu
vực khác của vùng đất này, người dân hôm 31/12 bận tâm nhiều hơn tới
việc nỗ lực tìm nơi trú ẩn, thức ăn và nước uống hơn là nghĩ về năm mới.
Ông
Abu Abdullah al-Agha, một người đàn ông trung niên Palestine có ngôi
nhà ở Khan Younis bị phá hủy và mất một cháu gái và cháu trai trong một
cuộc không kích của Israel, cho biết: “Năm 2024, tôi ước được quay trở
lại đống đổ nát của ngôi nhà của mình, dựng lều và sống ở đó”.
Còn
tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đối mặt với cuộc bầu cử
vào tháng 3, chỉ đề cập qua loa đến cuộc chiến của ông ở Ukraine trong
bài phát biểu năm mới hôm 31/12, ca ngợi những người lính là các anh
hùng nhưng chủ yếu nhấn mạnh đến sự đoàn kết và quyết tâm chung.
Ở Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trên truyền hình nhân dịp năm mới hôm 31/12.
Ông
nói rằng nước này sẽ củng cố và nâng cao xu hướng phục hồi kinh tế tích
cực vào năm 2024, đồng thời duy trì phát triển kinh tế lâu dài với
những cải cách sâu sắc hơn.
Tại nước láng giềng Triều Tiên, truyền
thông nhà nước hôm 31/12 đưa tin rằng Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ phóng ba
vệ tinh do thám mới, chế tạo máy bay không người lái quân sự và tăng
cường kho vũ khí hạt nhân vào năm 2024, trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong
Un nói rằng chính sách của Mỹ khiến chiến tranh là điều không thể tránh
khỏi.
(AFP) – Nhiều nơi ở Pháp đón giao thừa trong bão lụt.
Tỉnh Pas-de-Calais, miền bắc nước Pháp, được đặt trong tình trạng báo
động mưa lũ trong hai ngày Chủ Nhật 31/12 và thứ Hai 01/01/2024. Các con
sông Le Hem, La Laquette et La Canche, đặt trong báo động mầu cam do
mực nước dâng cao. Theo Cơ quan Dự báo Khí tượng Thủy văn Pháp Météo –
France, mưa bão và gió lớn di chuyển với vận tốc từ 100 - 110 km/giờ sẽ
đổ vào khu vực trong đêm nay. Vùng Tây Nam của dãy núi Massif Central và
Đông Bắc, cũng như ở Jura, dãy núi Alpes ở phía Đông có nguy cơ đón Năm
Mới dưới những cơn mưa lớn.
(AFP) – Quân đội Mỹ bắn chìm ba tầu của phe Houthi.
Quân đội Mỹ hôm nay, 31/12/2023, cho biết ba tầu của phe nổi dậy người
Houthi ở Yemen đã tấn công vào một tầu container ở Hồng Hải. Quân đội Mỹ
khẳng định đã có phản ứng tự vệ chính đáng sau khi bị những lực lượng
này nhắm bắn vào các trực thăng của hải quân Mỹ.
(AFP) – Năm Mới 2024: Big Ben mừng 100 năm tuổi!
Tiếng chuông « Boong » của đồng hồ Big Ben trên tháp Elizabeth là tiếng
chuông nổi tiếng nhất trên thế giới. Năm 1923, trước nửa đêm ngày Giao
Thừa, kỹ sư của BBC AG Dryland, đã leo lên một trên nóc mái nhà, đối
diện với Nghị Viện Anh để ghi âm lại tiếng chuông vào thời khắc chuyển
sang năm 1924. Tiếng kêu « boong » này kể từ đó được phát trực tiếp.
Trong đêm Giao Thừa Chủ Nhật này, tiếng chuông này sẽ lại ngân lên vào
đúng nửa đêm trên Radio 4 của BBC. Trong khi Luân Đôn sẽ đón lễ Giao
Thừa, Andrew Strangewayn một kỹ sư cơ học, cùng với hai đồng nghiệp
khác cũng sẽ có mặt trên tháp Elizabeth kiểm tra những chi tiết sau cùng
để bảo đảm rằng đồng hồ vẫn « chính xác trong vài phần của giây ».
Người
dân và các bác sĩ cho biết, máy bay Israel hôm 31/12 đã tăng cường các
cuộc tấn công vào miền trung Gaza, trong khi giao tranh tiếp diễn ở các
thị trấn và trại tị nạn trong cuộc chiến mà Thủ tướng Israel Benjamin
Netanyahu cho biết sẽ mất "nhiều tháng nữa" mới kết thúc.
Những
bình luận của ông Netanyahu cho thấy rằng cuộc chiến không có dấu hiệu
ngừng lại sau khi đã giết chết hàng ngàn người và san bằng phần lớn
Gaza, trong khi tuyên bố của ông về việc khôi phục quyền kiểm soát của
Israel đối với khu biên giới của vùng đất này với Ai Cập đã đặt ra những
câu hỏi mới về giải pháp cuối cùng là hai nhà nước.
Các cuộc
không kích đã nhắm vào al-Maghazi và al-Bureij ở miền trung Gaza, giết
chết 8 người trong một ngôi nhà và khiến nhiều người khác ở tiền tuyến,
nơi xe tăng Israel đang chiến đấu với Hamas, phải chạy đến Rafah ở biên
giới với Ai Cập.
Một đoạn video của Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ
được công bố hôm 31/12 cho thấy sự hỗn loạn sau các cuộc không kích ở
miền trung Gaza, khi lực lượng cứu hộ làm việc trong bóng tối để bế một
đứa trẻ bị thương ra khỏi đống đổ nát bốc khói.
Mục tiêu đã nêu
của quân đội Israel là tiêu diệt Hamas, nhóm chiến binh Palestine đã bất
ngờ phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào các thị trấn của Israel
vào ngày 7 tháng 10, giết chết 1.200 người, chủ yếu là dân thường và
bắt giữ 240 con tin.
Theo các cơ quan y tế ở Gaza do Hamas điều
hành, các cuộc oanh kích và pháo kích của Israel đã giết chết hơn 21.800
người, cùng với nhiều người khác được cho là đã chết dưới các đống đổ
nát và khiến gần 2,3 triệu người dân của nước này phải rời bỏ nhà cửa.
Số
liệu về thương vong của Bộ Y tế Palestine không phân biệt giữa chiến
binh và dân thường nhưng Bộ này cho biết 70% số người thiệt mạng ở Gaza
là phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi. Israel phản đối số liệu thương vong
của người Palestine và nói rằng họ đã tiêu diệt 8.000 chiến binh.
Chiến
tranh và tình trạng thiếu nhu yếu phẩm đã khiến 40% người dân Gaza có
nguy cơ bị đói kém, giám đốc ở Gaza của cơ quan Liên Hợp Quốc về người
tị nạn Palestine cho biết trên mạng xã hội hôm 30/12.
Israel đã
phong tỏa hầu hết việc cung cấp lương thực, nhiên liệu và thuốc men sau
vụ tấn công ngày 7/10. Hôm 31/12, nước này cho biết sẵn sàng cho phép
tàu từ một số nước phương Tây chuyển hàng viện trợ trực tiếp đến bờ biển
Gaza sau khi được kiểm tra an ninh ở Síp.
John Pilger, nhà báo chống Chiến tranh Việt Nam, qua đời ở tuổi 84 -
5–6 minutes
Nhà báo và nhà làm phim người Úc John Pilger vừa qua đời ở tuổi 84, gia đình ông thông báo.
Một tuyên bố của thân nhân trên X cho biết ông qua đời ở London hôm thứ Bảy.
Họ mô tả Pilger "đơn giản là người cha, người ông, người bạn đời tuyệt vời và được yêu mến nhất".
Ông
là một nhà phê bình lớn tiếng và đôi khi gây tranh cãi về chính sách
đối ngoại của phương Tây. Ông cũng từng lớn tiếng về cách đối xử với
người Úc bản địa.
Pilger sinh ra ở Bondi, New South
Wales, Úc vào năm 1939, nhưng sống ở Anh từ thời thập niên 1960. Ông làm
việc cho các hãng tin khác nhau, trong đó có Reuters và Daily Mirror.
Ông
được biết đến nhiều nhất trong vai trò phóng viên nước ngoài, bao gồm
đưa tin về Chiến tranh Việt Nam, Campuchia dưới thời Khmer Đỏ, và tin từ
Hoa Kỳ trong thời kỳ hỗn loạn ở các thập niên 1960 và 1970.
Ông
đã có mặt trong cùng căn phòng vào lúc Robert Kennedy bị ám sát khi
đang tranh cử giành chức ứng viên Đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử tổng
thống năm 1968, theo trang web của ông.
Ông đã thực hiện
nhiều phim tài liệu, bao gồm bộ phim hồi năm 1979, Year Zero: Cái chết
thầm lặng của Campuchia, nói về đất nước Campuchia dưới thời Pol Pot và
Khmer Đỏ, cũng như nhiều phim về nước Úc và cách đối xử của nước này với
người Úc bản địa.
Phóng viên phản chiến
Từng
là phóng viên ở Nam Việt Nam thời chiến tranh, John Pilger có mặt ở Sài
Gòn ngày 30/04/1975 và ở Hà Nội trong tháng 5 năm đó để chứng kiến điều
ông gọi là “thảm kịch Việt Nam”.
Pilger đổ lỗi phần lớn
cho các sai lầm của Hoa Kỳ và nói cuộc thảm sát Mỹ Lai chỉ là một trong
rất nhiều trận đánh, vụ ném bom mà Hoa Kỳ thực hiện “giết chết nhiều
người Nam VN, đồng minh của họ”, và “đốt trụi một nửa số rừng cây”, làm
“nhiễm độc vô số sông ngòi” ở VNCH.
Trong dịp 20 năm kết
thúc Cuộc chiến Việt Nam, ông trở lại Sài Gòn để chứng kiến sự thay đổi
nhưng vẫn tiếp tục nhắc tới “bản chất tội phạm của cuộc chiến” (the
criminal nature of the war) quân đội Hoa Kỳ đã gây ra.
Tuy
thế ông cũng nhắc tới sự đau khổ của người miền Nam sau 1975 khi nhiều
công chức, cựu quân nhân VNCH “bị bắt, tống vào các trại cải tạo, những
gulag của Hà Nội”.
Với quan điểm thiên tả, phản chiến,
John Pilger từng kêu gọi đưa Henry Kissinger ra toà án xử tội phạm chiến
tranh, vì Cuộc chiến Việt Nam, và vì lệnh ném bom trải thảm Campuchia.
Nhìn
vào nước Việt Nam thời Đổi Mới, Pilger chỉ trích cách chính quyền dùng
nhân công rẻ để thu hút các ông chủ tư bản dưới nhãn hiệu “cải cách”.
Ông tỏ ra bi quan về tương lai của người nghèo ở VN, khi mà “thật rõ
ràng rằng một lần nữa đây sẽ là xã hội bị nước ngoài áp đặt
(foreign-imposed society), sau khi người ta đã hy sinh vô cùng nhiều để
xoá nó”.
“Thoả ước giữa Đảng CS VN và người nông dân sẽ
tan vỡ, sẽ có các khoảng trống, sẽ có các vấn đề. Có thể đó là lý do
người nghèo bị lôi khỏi đường phố Sài Gòn, nhốt vào các trại tạm cư và
những tín đồ Phật giáo chống chính quyền - họ gợi lại hình ảnh những
người đã giúp kéo đổ chế độ cũ - nay trở thành tù nhân lương tâm.”
John
Pilger tại Hà Nội năm 1979, trong chuyến đi tới Việt Nam để làm phóng
sự về đất nước này ba năm sau khi chiến tranh kết thúc
'Báo chí phải liên quan đến cuộc sống con người'
Trong
một cuộc phỏng vấn năm 1990 với kênh phát thanh BBC Radio 4, chương
trình Desert Island Discs, ông nói rằng ông luôn "quan tâm đến những nạn
nhân của chiến tranh, những người phải đi theo lối đi khác".
“Báo chí chẳng là gì nếu nó không hướng tới nhân loại - nó phải liên quan đến cuộc sống của con người,” ông nói.
Ông
giành được nhiều giải thưởng trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm
Giải thưởng Nhà báo của năm của Anh năm 1967 và 1979, và Giải thưởng
Richard Dimbleby của Bafta cho thể loại tường thuật thực tế năm 1991.
Trong
những năm gần đây, ông là người ủng hộ mạnh mẽ nhà sáng lập Wikileaks
Julian Assange - người hiện đang bị tù tại Nhà tù Belmarsh của Anh và
đang đấu tranh chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ, liên quan đến việc công bố
hàng nghìn tài liệu mật hồi năm 2010 và 2011.
Ông mô tả
Assange là "người nói sự thật, không phạm tội gì ngoài việc tiết lộ các
tội ác và sự dối trá của chính phủ trên quy mô lớn".
Tài khoản chính thức của Wikileaks trên X mô tả Pilger là một "người quyết liệt lên tiếng về sự thật trước quyền lực".
Pilger
cũng gây tranh cãi với những bình luận của mình về Nga. Trong một bài
báo năm 2014 viết cho tờ The Guardian của Anh, ông viết rằng Tổng thống
Vladimir Putin là "nhà lãnh đạo duy nhất lên án sự trỗi dậy của chủ
nghĩa phát xít ở châu Âu thế kỷ 21".
Ông cũng nói với
đài truyền hình nhà nước Nga phát sóng ra quốc tế, RT, rằng vụ tấn công
bằng chất độc thần kinh của Nga ở Salisbury năm 2018 là "một vở kịch
được xây dựng cẩn thận trong đó giới truyền thông đóng một vai trò".
Bạn bè Pilger xác nhận với BBC về việc ông đã qua đời.
Houthi tấn công tàu chở container, Maersk tạm dừng chuyển hàng qua Biển Đỏ
Reuters
2–3 minutes
Maersk
hôm 31/12 cho biết rằng phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn đã tấn
công một tàu chở container của hãng bằng tên lửa và thuyền nhỏ, khiến
công ty này phải tạm dừng mọi chuyến chở hàng qua Biển Đỏ trong 48 giờ.
Maersk
cho biết rằng thủy thủ đoàn của tàu Maersk Hangzhou vẫn an toàn và
không có dấu hiệu cháy nổ trên tàu. Con tàu hoàn toàn có thể điều khiển
được và tiếp tục hành trình về phía bắc tới Cảng Suez.
Đây là vụ
tấn công mới nhất của phiến quân Houthi ở Yemen, vốn đã nhắm mục tiêu
vào các tàu ở Biển Đỏ để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với nhóm Hồi giáo
Hamas đang chiến đấu với Israel ở Gaza.
Các cuộc tấn công đã làm
gián đoạn thương mại thế giới, khiến các công ty vận tải lớn phải đi
tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn quanh Mũi Hảo Vọng của Châu Phi thay
vì qua Kênh đào Suez.
Biển Đỏ là điểm vào của các tàu sử dụng Kênh
đào Suez, nơi luân chuyển khoảng 12% thương mại toàn cầu và rất quan
trọng cho việc vận chuyển hàng hóa giữa châu Á và châu Âu.
Hoa Kỳ
phát động Chiến dịch Người bảo vệ Thịnh vượng vào ngày 19/12, và cho
biết hơn 20 quốc gia đã đồng ý tham gia vào các nỗ lực bảo vệ tàu thuyền
ở vùng Biển Đỏ gần Yemen.
Sau đó, Maersk cho biết vào ngày 24
tháng 12 rằng hãng sẽ tiếp tục các chuyến đi qua Biển Đỏ. Tuy nhiên, các
cuộc tấn công vẫn tiếp tục và các đồng minh của Mỹ tỏ ra miễn cưỡng
tham gia liên minh, với gần một nửa không tuyên bố công khai sự hiện
diện của họ.
Maersk, một trong những hãng vận chuyển hàng hóa lớn
của thế giới, hôm 31/12 cho biết họ sẽ trì hoãn tất cả các chuyến hàng
quá cảnh qua khu vực này trong 48 giờ, sau khi tàu Maersk Hangzhou bị
trúng tên lửa hôm 30/12, cách Al Hodeidah, Yemen 55 hải lý về phía tây
nam.
Một tàu chiến của Mỹ đã bắn hạ hai tên lửa đạn đạo chống hạm
khác bắn từ các khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen, theo Bộ Tư lệnh
Trung ương Hoa Kỳ (CENTCOM).
Israel sẵn sàng cho phép tàu chở hàng viện trợ tới bờ biển Gaza
Reuters
~2 minutes
Israel
sẵn sàng cho phép các tàu chở hàng viện trợ tới Dải Gaza bị chiến tranh
tàn phá "ngay lập tức" như một phần của hành lang biển được quốc đảo
Síp đề xuất, Ngoại trưởng Israel cho biết hôm 31/12, đồng thời nêu tên 4
quốc gia châu Âu là các bên tham gia tiềm năng.
Theo thỏa thuận
được chính quyền Nicosia đề xuất lần đầu vào tháng 11, hàng hóa sẽ được
kiểm tra an ninh tại cảng Larnaca của Síp trước khi được vận chuyển đến
bờ biển Gaza, cách đó 370 km, thay vì qua nước láng giềng Ai Cập hay
Israel. Nếu kế hoạch được thực thi, nó sẽ đánh dấu sự nới lỏng đầu tiên
lệnh phong tỏa của hải quân Israel đối với Gaza vào năm 2007, sau khi
phiến quân Hồi giáo Hamas giành quyền kiểm soát Gaza.
Với hàng
trăm nghìn thường dân Palestine phải di dời, ý tưởng này cũng có thể đáp
ứng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 22 tháng 12, kêu
gọi mở rộng các cơ chế cứu trợ nhân đạo.
“Nó có thể bắt đầu ngay
lập tức”, Ngoại trưởng Eli Cohen nói với đài phát thanh 103 FM ở Tel
Aviv khi được hỏi về hành lang Địa Trung Hải.
Ông cho biết Anh,
Pháp, Hy Lạp và Hà Lan nằm trong số các quốc gia có tàu thuyền có thể
cập bến trực tiếp bờ biển Gaza, nơi thiếu cảng nước sâu. Dường như ông
muốn họ làm điều đó hơn là dỡ hàng viện trợ ở Israel.
Không có phản hồi ngay lập tức từ London, Paris, Athens hay Amsterdam.
Một
số quốc gia viện trợ châu Âu và Ả Rập đã gửi viện trợ tới Gaza thông
qua thị trấn ven biển Al Arish gần đó của Ai Cập. Israel đã tham gia vào
việc giám sát những chuyến hàng đó, điều mà một số cơ quan cứu trợ nhân
đạo cho rằng đã tạo ra sự chậm trễ.
New
Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đón mừng năm
mới 2024 bằng màn bắn pháo hoa ở Auckland sớm ngày 1/1.
Pháo hoa thắp sáng bầu trời đêm đầy mây, kèm theo ánh sáng laser và màn trình diễn đèn màu.
Sydney
cũng chào đón năm 2024 bằng màn bắn pháo hoa rực rỡ gồm các loại pháo
hoa màu bạc và vàng để kỷ niệm 50 năm thành lập Nhà hát Opera nổi tiếng.
Trong
khi đó tại Gaza, người dân nơi này có ít hy vọng rằng năm 2024 sẽ khiến
họ cảm thấy bớt khổ đau hơn sau 12 tuần chiến tranh của Israel nhằm
tiêu diệt Hamas.
Tại Rafah ở biên giới Gaza với Ai Cập, nơi đã trở
thành tâm điểm lớn nhất đối với người Palestine chạy trốn khỏi các khu
vực khác của vùng đất này, người dân hôm 31/12 bận tâm nhiều hơn tới
việc nỗ lực tìm nơi trú ẩn, thức ăn và nước uống hơn là nghĩ về năm mới.
Ông
Abu Abdullah al-Agha, một người đàn ông trung niên Palestine có ngôi
nhà ở Khan Younis bị phá hủy và mất một cháu gái và cháu trai trong một
cuộc không kích của Israel, cho biết: “Năm 2024, tôi ước được quay trở
lại đống đổ nát của ngôi nhà của mình, dựng lều và sống ở đó”.
Còn
tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đối mặt với cuộc bầu cử
vào tháng 3, chỉ đề cập qua loa đến cuộc chiến của ông ở Ukraine trong
bài phát biểu năm mới hôm 31/12, ca ngợi những người lính là các anh
hùng nhưng chủ yếu nhấn mạnh đến sự đoàn kết và quyết tâm chung.
Ở Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trên truyền hình nhân dịp năm mới hôm 31/12.
Ông
nói rằng nước này sẽ củng cố và nâng cao xu hướng phục hồi kinh tế tích
cực vào năm 2024, đồng thời duy trì phát triển kinh tế lâu dài với
những cải cách sâu sắc hơn.
Tại nước láng giềng Triều Tiên, truyền
thông nhà nước hôm 31/12 đưa tin rằng Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ phóng ba
vệ tinh do thám mới, chế tạo máy bay không người lái quân sự và tăng
cường kho vũ khí hạt nhân vào năm 2024, trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong
Un nói rằng chính sách của Mỹ khiến chiến tranh là điều không thể tránh
khỏi.
(AFP) – Nhiều nơi ở Pháp đón giao thừa trong bão lụt.
Tỉnh Pas-de-Calais, miền bắc nước Pháp, được đặt trong tình trạng báo
động mưa lũ trong hai ngày Chủ Nhật 31/12 và thứ Hai 01/01/2024. Các con
sông Le Hem, La Laquette et La Canche, đặt trong báo động mầu cam do
mực nước dâng cao. Theo Cơ quan Dự báo Khí tượng Thủy văn Pháp Météo –
France, mưa bão và gió lớn di chuyển với vận tốc từ 100 - 110 km/giờ sẽ
đổ vào khu vực trong đêm nay. Vùng Tây Nam của dãy núi Massif Central và
Đông Bắc, cũng như ở Jura, dãy núi Alpes ở phía Đông có nguy cơ đón Năm
Mới dưới những cơn mưa lớn.
(AFP) – Quân đội Mỹ bắn chìm ba tầu của phe Houthi.
Quân đội Mỹ hôm nay, 31/12/2023, cho biết ba tầu của phe nổi dậy người
Houthi ở Yemen đã tấn công vào một tầu container ở Hồng Hải. Quân đội Mỹ
khẳng định đã có phản ứng tự vệ chính đáng sau khi bị những lực lượng
này nhắm bắn vào các trực thăng của hải quân Mỹ.
(AFP) – Năm Mới 2024: Big Ben mừng 100 năm tuổi!
Tiếng chuông « Boong » của đồng hồ Big Ben trên tháp Elizabeth là tiếng
chuông nổi tiếng nhất trên thế giới. Năm 1923, trước nửa đêm ngày Giao
Thừa, kỹ sư của BBC AG Dryland, đã leo lên một trên nóc mái nhà, đối
diện với Nghị Viện Anh để ghi âm lại tiếng chuông vào thời khắc chuyển
sang năm 1924. Tiếng kêu « boong » này kể từ đó được phát trực tiếp.
Trong đêm Giao Thừa Chủ Nhật này, tiếng chuông này sẽ lại ngân lên vào
đúng nửa đêm trên Radio 4 của BBC. Trong khi Luân Đôn sẽ đón lễ Giao
Thừa, Andrew Strangewayn một kỹ sư cơ học, cùng với hai đồng nghiệp
khác cũng sẽ có mặt trên tháp Elizabeth kiểm tra những chi tiết sau cùng
để bảo đảm rằng đồng hồ vẫn « chính xác trong vài phần của giây ».
Người
dân và các bác sĩ cho biết, máy bay Israel hôm 31/12 đã tăng cường các
cuộc tấn công vào miền trung Gaza, trong khi giao tranh tiếp diễn ở các
thị trấn và trại tị nạn trong cuộc chiến mà Thủ tướng Israel Benjamin
Netanyahu cho biết sẽ mất "nhiều tháng nữa" mới kết thúc.
Những
bình luận của ông Netanyahu cho thấy rằng cuộc chiến không có dấu hiệu
ngừng lại sau khi đã giết chết hàng ngàn người và san bằng phần lớn
Gaza, trong khi tuyên bố của ông về việc khôi phục quyền kiểm soát của
Israel đối với khu biên giới của vùng đất này với Ai Cập đã đặt ra những
câu hỏi mới về giải pháp cuối cùng là hai nhà nước.
Các cuộc
không kích đã nhắm vào al-Maghazi và al-Bureij ở miền trung Gaza, giết
chết 8 người trong một ngôi nhà và khiến nhiều người khác ở tiền tuyến,
nơi xe tăng Israel đang chiến đấu với Hamas, phải chạy đến Rafah ở biên
giới với Ai Cập.
Một đoạn video của Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ
được công bố hôm 31/12 cho thấy sự hỗn loạn sau các cuộc không kích ở
miền trung Gaza, khi lực lượng cứu hộ làm việc trong bóng tối để bế một
đứa trẻ bị thương ra khỏi đống đổ nát bốc khói.
Mục tiêu đã nêu
của quân đội Israel là tiêu diệt Hamas, nhóm chiến binh Palestine đã bất
ngờ phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào các thị trấn của Israel
vào ngày 7 tháng 10, giết chết 1.200 người, chủ yếu là dân thường và
bắt giữ 240 con tin.
Theo các cơ quan y tế ở Gaza do Hamas điều
hành, các cuộc oanh kích và pháo kích của Israel đã giết chết hơn 21.800
người, cùng với nhiều người khác được cho là đã chết dưới các đống đổ
nát và khiến gần 2,3 triệu người dân của nước này phải rời bỏ nhà cửa.
Số
liệu về thương vong của Bộ Y tế Palestine không phân biệt giữa chiến
binh và dân thường nhưng Bộ này cho biết 70% số người thiệt mạng ở Gaza
là phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi. Israel phản đối số liệu thương vong
của người Palestine và nói rằng họ đã tiêu diệt 8.000 chiến binh.
Chiến
tranh và tình trạng thiếu nhu yếu phẩm đã khiến 40% người dân Gaza có
nguy cơ bị đói kém, giám đốc ở Gaza của cơ quan Liên Hợp Quốc về người
tị nạn Palestine cho biết trên mạng xã hội hôm 30/12.
Israel đã
phong tỏa hầu hết việc cung cấp lương thực, nhiên liệu và thuốc men sau
vụ tấn công ngày 7/10. Hôm 31/12, nước này cho biết sẵn sàng cho phép
tàu từ một số nước phương Tây chuyển hàng viện trợ trực tiếp đến bờ biển
Gaza sau khi được kiểm tra an ninh ở Síp.
John Pilger, nhà báo chống Chiến tranh Việt Nam, qua đời ở tuổi 84 -
5–6 minutes
Nhà báo và nhà làm phim người Úc John Pilger vừa qua đời ở tuổi 84, gia đình ông thông báo.
Một tuyên bố của thân nhân trên X cho biết ông qua đời ở London hôm thứ Bảy.
Họ mô tả Pilger "đơn giản là người cha, người ông, người bạn đời tuyệt vời và được yêu mến nhất".
Ông
là một nhà phê bình lớn tiếng và đôi khi gây tranh cãi về chính sách
đối ngoại của phương Tây. Ông cũng từng lớn tiếng về cách đối xử với
người Úc bản địa.
Pilger sinh ra ở Bondi, New South
Wales, Úc vào năm 1939, nhưng sống ở Anh từ thời thập niên 1960. Ông làm
việc cho các hãng tin khác nhau, trong đó có Reuters và Daily Mirror.
Ông
được biết đến nhiều nhất trong vai trò phóng viên nước ngoài, bao gồm
đưa tin về Chiến tranh Việt Nam, Campuchia dưới thời Khmer Đỏ, và tin từ
Hoa Kỳ trong thời kỳ hỗn loạn ở các thập niên 1960 và 1970.
Ông
đã có mặt trong cùng căn phòng vào lúc Robert Kennedy bị ám sát khi
đang tranh cử giành chức ứng viên Đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử tổng
thống năm 1968, theo trang web của ông.
Ông đã thực hiện
nhiều phim tài liệu, bao gồm bộ phim hồi năm 1979, Year Zero: Cái chết
thầm lặng của Campuchia, nói về đất nước Campuchia dưới thời Pol Pot và
Khmer Đỏ, cũng như nhiều phim về nước Úc và cách đối xử của nước này với
người Úc bản địa.
Phóng viên phản chiến
Từng
là phóng viên ở Nam Việt Nam thời chiến tranh, John Pilger có mặt ở Sài
Gòn ngày 30/04/1975 và ở Hà Nội trong tháng 5 năm đó để chứng kiến điều
ông gọi là “thảm kịch Việt Nam”.
Pilger đổ lỗi phần lớn
cho các sai lầm của Hoa Kỳ và nói cuộc thảm sát Mỹ Lai chỉ là một trong
rất nhiều trận đánh, vụ ném bom mà Hoa Kỳ thực hiện “giết chết nhiều
người Nam VN, đồng minh của họ”, và “đốt trụi một nửa số rừng cây”, làm
“nhiễm độc vô số sông ngòi” ở VNCH.
Trong dịp 20 năm kết
thúc Cuộc chiến Việt Nam, ông trở lại Sài Gòn để chứng kiến sự thay đổi
nhưng vẫn tiếp tục nhắc tới “bản chất tội phạm của cuộc chiến” (the
criminal nature of the war) quân đội Hoa Kỳ đã gây ra.
Tuy
thế ông cũng nhắc tới sự đau khổ của người miền Nam sau 1975 khi nhiều
công chức, cựu quân nhân VNCH “bị bắt, tống vào các trại cải tạo, những
gulag của Hà Nội”.
Với quan điểm thiên tả, phản chiến,
John Pilger từng kêu gọi đưa Henry Kissinger ra toà án xử tội phạm chiến
tranh, vì Cuộc chiến Việt Nam, và vì lệnh ném bom trải thảm Campuchia.
Nhìn
vào nước Việt Nam thời Đổi Mới, Pilger chỉ trích cách chính quyền dùng
nhân công rẻ để thu hút các ông chủ tư bản dưới nhãn hiệu “cải cách”.
Ông tỏ ra bi quan về tương lai của người nghèo ở VN, khi mà “thật rõ
ràng rằng một lần nữa đây sẽ là xã hội bị nước ngoài áp đặt
(foreign-imposed society), sau khi người ta đã hy sinh vô cùng nhiều để
xoá nó”.
“Thoả ước giữa Đảng CS VN và người nông dân sẽ
tan vỡ, sẽ có các khoảng trống, sẽ có các vấn đề. Có thể đó là lý do
người nghèo bị lôi khỏi đường phố Sài Gòn, nhốt vào các trại tạm cư và
những tín đồ Phật giáo chống chính quyền - họ gợi lại hình ảnh những
người đã giúp kéo đổ chế độ cũ - nay trở thành tù nhân lương tâm.”
John
Pilger tại Hà Nội năm 1979, trong chuyến đi tới Việt Nam để làm phóng
sự về đất nước này ba năm sau khi chiến tranh kết thúc
'Báo chí phải liên quan đến cuộc sống con người'
Trong
một cuộc phỏng vấn năm 1990 với kênh phát thanh BBC Radio 4, chương
trình Desert Island Discs, ông nói rằng ông luôn "quan tâm đến những nạn
nhân của chiến tranh, những người phải đi theo lối đi khác".
“Báo chí chẳng là gì nếu nó không hướng tới nhân loại - nó phải liên quan đến cuộc sống của con người,” ông nói.
Ông
giành được nhiều giải thưởng trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm
Giải thưởng Nhà báo của năm của Anh năm 1967 và 1979, và Giải thưởng
Richard Dimbleby của Bafta cho thể loại tường thuật thực tế năm 1991.
Trong
những năm gần đây, ông là người ủng hộ mạnh mẽ nhà sáng lập Wikileaks
Julian Assange - người hiện đang bị tù tại Nhà tù Belmarsh của Anh và
đang đấu tranh chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ, liên quan đến việc công bố
hàng nghìn tài liệu mật hồi năm 2010 và 2011.
Ông mô tả
Assange là "người nói sự thật, không phạm tội gì ngoài việc tiết lộ các
tội ác và sự dối trá của chính phủ trên quy mô lớn".
Tài khoản chính thức của Wikileaks trên X mô tả Pilger là một "người quyết liệt lên tiếng về sự thật trước quyền lực".
Pilger
cũng gây tranh cãi với những bình luận của mình về Nga. Trong một bài
báo năm 2014 viết cho tờ The Guardian của Anh, ông viết rằng Tổng thống
Vladimir Putin là "nhà lãnh đạo duy nhất lên án sự trỗi dậy của chủ
nghĩa phát xít ở châu Âu thế kỷ 21".
Ông cũng nói với
đài truyền hình nhà nước Nga phát sóng ra quốc tế, RT, rằng vụ tấn công
bằng chất độc thần kinh của Nga ở Salisbury năm 2018 là "một vở kịch
được xây dựng cẩn thận trong đó giới truyền thông đóng một vai trò".
Bạn bè Pilger xác nhận với BBC về việc ông đã qua đời.
Houthi tấn công tàu chở container, Maersk tạm dừng chuyển hàng qua Biển Đỏ
Reuters
2–3 minutes
Maersk
hôm 31/12 cho biết rằng phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn đã tấn
công một tàu chở container của hãng bằng tên lửa và thuyền nhỏ, khiến
công ty này phải tạm dừng mọi chuyến chở hàng qua Biển Đỏ trong 48 giờ.
Maersk
cho biết rằng thủy thủ đoàn của tàu Maersk Hangzhou vẫn an toàn và
không có dấu hiệu cháy nổ trên tàu. Con tàu hoàn toàn có thể điều khiển
được và tiếp tục hành trình về phía bắc tới Cảng Suez.
Đây là vụ
tấn công mới nhất của phiến quân Houthi ở Yemen, vốn đã nhắm mục tiêu
vào các tàu ở Biển Đỏ để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với nhóm Hồi giáo
Hamas đang chiến đấu với Israel ở Gaza.
Các cuộc tấn công đã làm
gián đoạn thương mại thế giới, khiến các công ty vận tải lớn phải đi
tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn quanh Mũi Hảo Vọng của Châu Phi thay
vì qua Kênh đào Suez.
Biển Đỏ là điểm vào của các tàu sử dụng Kênh
đào Suez, nơi luân chuyển khoảng 12% thương mại toàn cầu và rất quan
trọng cho việc vận chuyển hàng hóa giữa châu Á và châu Âu.
Hoa Kỳ
phát động Chiến dịch Người bảo vệ Thịnh vượng vào ngày 19/12, và cho
biết hơn 20 quốc gia đã đồng ý tham gia vào các nỗ lực bảo vệ tàu thuyền
ở vùng Biển Đỏ gần Yemen.
Sau đó, Maersk cho biết vào ngày 24
tháng 12 rằng hãng sẽ tiếp tục các chuyến đi qua Biển Đỏ. Tuy nhiên, các
cuộc tấn công vẫn tiếp tục và các đồng minh của Mỹ tỏ ra miễn cưỡng
tham gia liên minh, với gần một nửa không tuyên bố công khai sự hiện
diện của họ.
Maersk, một trong những hãng vận chuyển hàng hóa lớn
của thế giới, hôm 31/12 cho biết họ sẽ trì hoãn tất cả các chuyến hàng
quá cảnh qua khu vực này trong 48 giờ, sau khi tàu Maersk Hangzhou bị
trúng tên lửa hôm 30/12, cách Al Hodeidah, Yemen 55 hải lý về phía tây
nam.
Một tàu chiến của Mỹ đã bắn hạ hai tên lửa đạn đạo chống hạm
khác bắn từ các khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen, theo Bộ Tư lệnh
Trung ương Hoa Kỳ (CENTCOM).
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .