(Reuters) - Trung Quốc chỉ trích Mỹ về biện pháp thắt chặt xuất khẩu chất bán dẫn. Trong
thông cáo, một phát ngôn viên của bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay
01/04/2024 phản đối việc Mỹ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hợp tác các
bên cùng có lợi giữa giới doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp nước
ngoài. Chính quyền Bắc Kinh khẳng định « Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với
tất cả các bên để tăng cường hợp tác cùng có lợi, cũng như thúc đẩy an
ninh và sự ổn định của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu và chuỗi cung
ứng ».
(Reuters) -The Insider : « Hội chứng La Havana » có liên quan đến vũ khí năng lượng của tình báo quân đội Nga. Đây là kết luận cuộc điều tra kéo dài cả năm của nhóm truyền thông điều tra độc lậpThe Insidercó
trụ sở tại Riga, Latvia, hợp tác với chương trình truyền hình 60
Minutes của Mỹ và báo Đức Der Spiegel. Các triệu chứng của « Hội chứng
La Havana » gồm đau nửa đầu, buồn nôn, chóng mặt, mất trí nhớ …, xuất
hiện lần đầu tiên hồi năm 2016 tại thủ đô Cuba. Nạn nhân chủ yếu là các
nhân viên ngoại giao Mỹ.
Theo báo cáo điều tra, các thành viên của
đơn vị 29155 thuộc tình báo quân sự Nga (GRU) có mặt tại những nơi xảy
ra « Hội chứng La Havana » và họ đã được khen thưởng, thăng chức về việc
phát triển các loại « vũ khí âm thanh không sát thương ». « Hội chứng
La Havana » có thể đã xảy ra từ trước năm 2016. Chẳng hạn, năm 2014, một
nhân viên chính phủ Mỹ tại lãnh sự quán ở Frankfurt, Đức, đã bị bất
tỉnh do hứng một « một chùm năng lượng mạnh ».
(AFP) - Sử dụng canabis (cần sa) với mục đích giải trí được hợp pháp hóa tại Đức. Với
quyết định có hiệu lực từ hôm nay 01/04/2024, Đức trở thành nước lớn
nhất Liên Âu hợp pháp hóa cần sa. Những người trưởng thành có quyền mang
theo người tối đa 25g canabis khô đến nơi công cộng, được phép trồng
cần sa tại nhà, tối đa 50g và mỗi người tối đa 3 cây. Kể từ ngày
01/07/2024, cần sa sẽ được bán tại các « câu lạc bộ cần sa », tức là các
hiệp hội phi lợi nhuận. Tối đa mỗi thành viên được mua 25g/ngày và
không quá 50g/tháng. Tại châu Âu, Malta đã hợp pháp hóa cần sa năm 2021
và Luxembourg hồi năm ngoái.
(RFI) - Các dự án mới về khai thác nguồn tài nguyên hóa thạch có thể làm phát thải 14 tỉ tấn khí CO2. Lượng
14 tỉ tấn khí CO2 tương đương với lượng khí carbon Trung Quốc thải ra
môi trường trong vòng 1 năm. Ban Môi trường đài RFI Pháp ngữ hôm nay
01/04/2024 cho biết, ước tính của các nhà phân tích của trang
mạng Carbon Brief chuyên về khoa học và chính sách về biến đổi khí hậu,
trụ sở tại Anh Quốc, được đưa ra dựa trên số liệu về các dự án mới và
những phát hiện về các mỏ khí đốt tính từ năm 2021, nhưng thực tế có thể
cao hơn nhiều.
(Đại sứ Quán Pháp tại Hà Nội) - Tàu tuần dương Pháp sắp ghé thăm Đà Nẵng.
Theo thông tin báo chí của đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, từ ngày 11đến
15/4 /2024, tàu tuần dương Vendémiaire của Hải quân Pháp sẽ đến Đà Nẵng
trong khuôn khổ chuyến thăm xã giao và thúc đẩy hợp tác giữa hại nước.
Đại sứ Pháp tại Hà Nội Olivier Brochet đánh giá, chuyến ghé thăm cảng Đà
Nẵng lần này của tàu tuần duyên Pháp là « một điểm nhấn cho hợp tác
Pháp -Việt. Chuyến thăm cũng thể hiện sự gắn bó của Pháp với quyền tự do
hàng hải, hàng không trên biển và bảo vệ các không gian chung ».
(Nikkei Asia) - Tầu chiến Trung Quốc trong quân cảng Cam Bốt.
Hải quân Trung Quốc tiếp tục tiếp cận căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt.
Mới đây nhiều nguồn tin xác nhận có ít nhất 2 chiến hạm của Trung Quốc
đang neo đậu tại căn cứ trên. Ream là căn cứ hải quân của Cam Bốt đang
được hiện đại hóa với sự hỗ trợ tài chính của Bắc Kinh. Đây là căn cứ có
vị trí chiến lược nằm ở lối vào vịnh Thái Lan. Mỹ và nhiều nước phương
Tây nhiều lần tỏ lo ngại Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân tại đây để
làm bàn đạp kiểm soát Biển Đông. Phnom Penh đã bác bỏ thông tin và khẳng
định Cam Bốt không bao giờ là nơi làm căn cứ quân sự cho nước ngoài.
(AFP) -Nga bắt thêm nhiều người Daguestan liên quan đến vụ khủng bố nhà hát gần Matxcơva.
Hôm nay, 01/04/2024, cơ quan mật vụ Nga FSB thông báo hôm trước đã bắt
giữ nhiều người tại Daguestan, một nước cộng hòa tự trị trong vùng
Kavkaz của Nga. Các đối tượng bị cáo buộc chuẩn bị tấn công khủng bố,
đồng thời cũng có liên hệ với những thủ phạm trong vụ tấn công vào rạp
hát Crocus City Hall gần Matxcơva hôm 22/03 mới đây. Theo mật vụ Nga, ho
đã bắt được 4 người tàng trữ chất nổ, chuẩn bị đánh bom vào nơi công
cộng của Nga. Cuối tuần trước an ninh Nga cũng cho biết đã phá vỡ một âm
mưu đánh bom khủng bố ở miền nam Nga do các đối tượng người gốc Trung Á
chuẩn bị.
(AFP) - Đối thoại Nhật -Trung về vấn đề nước thải nhà máy điện Fukushima.
Theo bộ Ngoại Giao Nhật, lần đầu tiên từ hôm 30/03/2024 các chuyên gia
Trung Quốc và Nhật Bản đã họp tại Tokyo để thảo luận về vấn để xả ra
biển nước thải của nhà máy điện hạt nhân bị tại nạn Fukushima đã bị
Trung Quốc phản ứng gay gắt. Sau khi Tokyo quyết định cho xả nước thải
của nhà máy điện trên ra biển ngày 24/08/2023, Bắc Kinh ngay lập túc đã
cấm nhập khẩu toàn bộ hải sản của Nhật. Một tháng sau đó Nga cũng làm
tương tự Trung Quốc. Nhật khẳng định chỉ xả thải nước không gây nguy
hiểm phóng xạ và được Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế ủng hộ.
**************
Israel san phẳng Lãnh sự quán Iran ở Syria
TRẦN PHƯƠNG
Syria
cho biết nhiều người thương vong trong vụ không kích của Israel vào
Lãnh sự quán Iran ở Damascus, trong đó gồm lãnh đạo lực lượng vệ binh
của Tehran.
Ngày
1-4, truyền thông Syria và Iran đưa tin Lãnh sự quán Iran ở thủ đô
Damascus của Syria bị san phẳng. Đây được đánh giá là động thái leo
thang xung đột có thể đẩy Israel vào thế đối đầu với Iran và các đồng
minh.
Trong khi đó, Hãng tin AFP dẫn lời Bộ Quốc phòng Syria cho
biết các cuộc không kích của Israel vào tòa nhà Lãnh sự quán Iran "đã
phá hủy toàn bộ tòa nhà".
"Kẻ thù Israel đã tiến hành các cuộc
không kích từ hướng cao nguyên Golan của Syria bị chiếm đóng, nhằm vào
tòa nhà Lãnh sự quán Iran ở Damascus. Cuộc tấn công đã phá hủy toàn bộ
tòa nhà, giết chết và làm bị thương mọi người bên trong, đồng thời việc
tìm kiếm các thi thể và giải cứu những người bị thương khỏi đống đổ nát
đang được tiến hành", Bộ Quốc phòng Syria thông báo.
Bộ Ngoại giao Syria cũng ra tuyên bố lên án vụ tấn công.
Phía
Israel chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc. Một phát ngôn viên của
quân đội Israel nói rằng: "Chúng tôi không bình luận về các thông tin
trên các phương tiện truyền thông nước ngoài".
Trong khi đó, phát biểu sau đó, đại sứ Iran tại Syria đã cảnh báo Tehran sẽ đáp trả mạnh mẽ.
Một số thông tin ban đầu cho thấy khoảng 8 người thiệt mạng sau vụ tấn công.
Một
nguồn tin an ninh Lebanon nói với Hãng tin Reuters rằng một trong những
người thiệt mạng là Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao của Lực lượng
Vệ binh cách mạng Iran (IRGC).
Đài truyền hình nhà nước Iran đưa tin một số nhà ngoại giao Iran thiệt mạng.
Các
phóng viên của Reuters có mặt tại hiện trường mô tả khói bốc lên từ
đống đổ nát của tòa nhà bị san phẳng và các xe cấp cứu đậu bên ngoài. Lá
cờ Iran được treo trên cột trước đống đổ nát. Ngoại trưởng Syria và
Iran đều có mặt tại hiện trường.
Kể từ khi bùng nổ xung đột ở Dải
Gaza, Israel đã nhiều lần tấn công các mục tiêu của Iran. Tel Aviv
thường xuyên tăng cường các cuộc không kích ở Syria chống lại lực lượng
Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Lebanon và vệ binh Iran.
***********
Bắc Kinh tuyên bố theo dõi sát cuộc tập trận của Đài Loan trên đảo Kim Môn
Anh Vũ
~3 minutes
Quân
Đội Đài Loan trong tháng Tư này tổ chức cuộc tập trận thường kỳ trên
đảo Kim Môn, nằm sát với bờ biển Hoa Lục. Đảo tiền tiêu của Đài Loan là
một địa điểm rất nhạy cảm không chỉ vì vị trí địa lý. Cách đây hơn một
tháng, sự cố ngư dân Trung Quốc thiệt mạng sau cuộc truy đuổi của tuần
duyên Đài Loan đả làm dấy lên căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Đăng ngày:
2 phút
Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Stéphane Lagarde tường trình :
Từ
sau cái chết của hai ngư dân Trung Quốc khi bị tuần duyên Đài Loan truy
đuổi gần đảo Kim Môn hồi tháng trước, tình hình vẫn còn rất căng thẳng
giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Nằm cách thành phố Hạ Môn của
Trung Quốc có vài phút đi phà, đảo Kim Môn thường xuyên bị các tàu chiến
của quân đội Trung Quốc bao vây.
Được gọi là hoạt động
thường lệ, các cuộc diễn tập của quân đội Đài Loan trên hòn đảo nhỏ đã
biến thành chốt tiền tiêu sát bờ biển Trung Quốc này sẽ kéo dài khoảng
hai chục ngày trong tháng Tư. Trung Quốc sẽ theo dõi rất sát các cuộc
diễn tập này, ông Trần Bân Hoa (Chen Binhua) phát ngôn viên văn phòng sự
vụ Đài Loan của chính phủ Trung Quốc cho biết. Ông tuyên bố : « Chính
quyền Đài Loan của đảng Dân Tiến biết rất rõ là đây là cuộc tập trận
thường xuyên hay là một sự khiêu khích có mục tiêu. Chúng tôi theo dõi
những hoạt động của quân đội Đài Loan ở Kim Môn, nếu họ gây rối hay dám
hành động thiếu thận trọng, chắc chắn họ sẽ bị thất bại ».
Bóng
gió ám chỉ đến đảng Dân Tiến cầm quyền tại Đài Loan, đại diện Trung
Quốc đã nhân dịp này đưa ra kêu gọi người dân đảo Kim Môn. Ông nói họ
muốn « xây dựng các cây cầu hơn là bắn súng ».
Mã Anh Cửu lần thứ 2 đi Trung Quốc
Vẫn
liên quan đến Đài Loan, theo AFP, hôm nay, cựu tổng thống Đài Loan Mã
Anh Cửu, thuộc đảng đối lập Quốc Dân Đảng, bắt đầu chuyến thăm Trung
Quốc kéo dài 11 ngày. Tuần tới dự kiến ông sẽ tiếp kiến chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình. Đây sẽ là cuộc gặp lần thứ hai. Ông Mã Anh Cửu làm
tổng thống Đài Loan từ 2008 đến 2016. Năm ngoái, ông là cựu tổng thống
Đài Loan đầu tiên tới thăm Hoa Lục. Quốc Dân Đảng chủ trương hòa hợp bắt
tay với Bắc Kinh đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.
************
Israel ném bom đại sứ quán Iran ở Syria, 7 người Iran thiệt mạng gồm 3 chỉ huy cấp cao
Reuters
3–4 minutes
Các
máy bay chiến đấu bị nghi là của Israel đã ném bom đại sứ quán Iran ở
Syria hôm thứ Hai 1/4, là sự leo thang rõ rệt trong cuộc chiến giữa
Israel với các kẻ địch trong khu vực. Tehran nói rằng cuộc tấn công đã
giết chết 7 cố vấn quân sự, trong đó có 3 viên chỉ huy cấp cao.
Ngoại
trưởng Syria Faisal Mekdad nói: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ tấn công
khủng bố tàn bạo nhắm vào tòa nhà lãnh sự của Iran ở Damascus và giết
chết một số người vô tội”.
Israel lâu nay vẫn nhắm mục tiêu vào
các cơ sở quân sự của Iran ở Syria và các cơ sở của những lực lượng tay
chân, và đã đẩy mạnh các cuộc tấn công đó song song với chiến dịch nhằm
vào nhóm Hamas của người Palestine được Iran hậu thuẫn ở Dải Gaza.
Kể
từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra do Hamas tấn công vào miền nam Israel
hôm 7/10/2023, quân đội Israel đã tăng cường không kích ở Syria nhằm vào
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran và nhóm vũ trang
Hezbollah của Lebanon do Iran hậu thuẫn, cả hai đều ủng hộ chính quyền
của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Cuộc tấn công hôm 1/4 là lần đầu tiên Israel tấn công vào chính khu đại sứ quán rộng lớn của Iran.
Đại
sứ Iran tại Syria Hossein Akbari, người không hề hấn gì, nói với truyền
hình nhà nước Iran rằng 5 đến 7 người, bao gồm cả các nhà ngoại giao,
đã thiệt mạng và Tehran sẽ phản ứng "quyết liệt".
Lực lượng Vệ
binh Cách mạng Iran (IRGC) nói trong một tuyên bố rằng 7 cố vấn quân sự
đã chết trong cuộc tấn công, bao gồm Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp
cao trong Lực lượng Quds của IRGC, là cơ quan tình báo đối ngoại kiêm
lực lượng bán quân sự tinh nhuệ.
Truyền thông nhà nước Iran đưa
tin Tehran tin rằng Zahedi là mục tiêu của vụ tấn công. Cấp phó của ông
và một viên chỉ huy cấp cao khác cũng thiệt mạng cùng 4 người nữa.
Tờ New York Times dẫn lời 4 quan chức Israel giấu tên công nhận Israel đã thực hiện vụ tấn công.
Đài
truyền hình Al Alam của Iran tường thuật rằng Zahedi là cố vấn quân sự ở
Syria và từng đứng đầu Lực lượng Quds ở Lebanon và Syria cho đến năm
2016.
Trích dẫn một nguồn tin quân sự, truyền thông nhà nước Syria
nói rằng Israel đã tiến hành cuộc tấn công từ Cao nguyên Golan bị chiếm
đóng vào đại sứ quán Iran và Syria đã bắn hạ một số tên lửa bằng hệ
thống phòng không của nước này.
Đại sứ Iran cho hay cuộc tấn công
nhằm vào tòa nhà lãnh sự trong khuôn viên đại sứ quán và nơi ở của ông
nằm ở hai tầng trên cùng.
Nhà Trắng đã không trả lời ngay lập tức
khi có đề nghị đưa ra bình luận. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ
Matthew Miller nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo thường kỳ
rằng Hoa Kỳ vẫn “lo ngại về bất kỳ điều gì có tính chất leo thang hoặc
gây ra sự gia tăng xung đột trong khu vực”.
Miller nói rằng ông
không dự báo là vụ tấn công sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về việc
giải thoát các con tin Israel bị Hamas bắt giữ.
Những người phát
ngôn của Hamas và nhóm Houthi đều lên án cuộc tấn công xảy ra ở
Damascus. Iran hậu thuẫn cho cả Hamas lẫn Houthi. Nhóm Hoithi ở Yemen đã
tấn công tàu thuyền trong Vịnh Aden kể từ giữa tháng 11/2023.
***********
Đây là những điều cần biết về cuộc bầu cử tại Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới
AP
5–6 minutes
Cuộc bầu cử sắp tới của Ấn Độ có thể ví là cuộc bầu cử của nền dân chủ lớn nhất thế giới.
Với
dân số hơn 1,4 tỷ người và gần 970 triệu cử tri, cuộc tổng tuyển cử ở
Ấn Độ là cuộc đối đầu giữa Thủ tướng Narendra Modi, một người theo chủ
nghĩa dân tộc theo đạo Hindu, với một liên minh rộng rãi gồm các đảng
đối lập đang vất vả cố gắng bám theo.
Ông Modi, 73 tuổi, lần đầu
tiên lên nắm quyền vào năm 2014 với những hứa hẹn về phát triển kinh tế,
thể hiện mình trong tư thế người ngoài cuộc dấn mình trong cuộc trấn áp
tham nhũng. Kể từ đó, ông đã kết hợp tôn giáo với chính trị theo một
công thức thu hút được sự ủng hộ rộng rãi của đa số người dân theo đạo
Hindu trong nước.
Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của ông Modi là một cường
quốc toàn cầu đang lên, nhưng sự cai trị của ông cũng được đánh dấu
bằng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các cuộc tấn công của những người theo
chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu chống lại các nhóm thiểu số, đặc biệt
là người Hồi giáo, và không gian cho các phương tiện truyền thông tự do
và bất đồng chính kiến bị thu hẹp.
Cuộc bầu cử hoạt động như thế nào?
Cuộc
tổng tuyển cử kéo dài 6 tuần bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 và kết quả sẽ
được công bố vào ngày 4 tháng 6. Các cử tri, chiếm hơn 10% dân số thế
giới, sẽ bầu ra 543 thành viên vào Hạ viện với nhiệm kỳ 5 năm.
Các
cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức theo bảy giai đoạn và bỏ phiếu tại hơn
một triệu phòng phiếu. Mỗi giai đoạn sẽ kéo dài một ngày với một số khu
vực bầu cử trên nhiều bang bỏ phiếu vào ngày hôm đó. Việc bỏ phiếu linh
động cho phép chính phủ triển khai hàng chục nghìn quân để ngăn chặn bạo
lực và vận chuyển các quan chức bầu cử cũng như máy bỏ phiếu.
Ấn
Độ có hệ thống bầu cử đa đảng theo kiểu người đứng đầu thắng cử, trong
đó ứng cử viên nhận được nhiều phiếu nhất sẽ thắng. Để đảm bảo đa số,
một đảng hoặc liên minh phải đạt được 272 ghế.
Trong khi cử tri ở Hoa Kỳ và các nơi khác sử dụng phiếu bầu bằng giấy thì Ấn Độ sử dụng máy bỏ phiếu điện tử.
Ai đang tranh cử?
Đảng
Bharatiya Janata của ông Modi và đối thủ chính của ông, Rahul Gandhi
của Đảng Quốc đại Ấn Độ, đại diện cho hai phe phái lớn nhất của Quốc
hội. Một số đảng quan trọng khác trong khu vực là một phần của khối đối
lập.
Các đảng đối lập, trước đây đã bị rạn nứt, nay đoàn kết dưới
một mặt trận gọi là INDIA - ẤN ĐỘ, hay Liên minh Phát triển Toàn diện
Quốc gia Ấn Độ, để loại trừ chiến thắng bầu cử thứ ba liên tiếp của ông
Modi.
Liên minh đã đưa ra một ứng cử viên chính duy nhất ở hầu hết
các khu vực bầu cử. Tuy nhiên, họ bị khuấy động bằng những khác biệt về
ý thức hệ và những xung đột cá nhân, và vẫn chưa quyết định được ứng cử
viên cho chức thủ tướng.
Hầu hết các cuộc khảo sát đều cho thấy
ông Modi có khả năng giành chiến thắng dễ dàng, đặc biệt là sau khi ông
khai trương một ngôi đền Hindu ở phía bắc thành phố Ayodhya vào tháng 1
năm nay, hoàn thành cam kết theo chủ nghĩa dân tộc Hindu lâu đời của
đảng ông.
Một chiến thắng nữa sẽ giúp ông Modi trở thành một trong
những nhà lãnh đạo được lòng dân và quan trọng nhất đất nước. Nó sẽ
theo sau một chiến thắng vang dội vào năm 2019, khi BJP giành được đa số
tuyệt đối khi đạt được 303 ghế trong quốc hội. Đảng Quốc đại chỉ giành
được 52 ghế.
Vấn đề lớn là gì?
Trong nhiều
thập kỷ, Ấn Độ đã kiên trì giữ vững niềm tin dân chủ của mình, phần lớn
nhờ vào bầu cử tự do, nền tư pháp độc lập, phương tiện truyền thông phát
triển mạnh, phe đối lập mạnh mẽ và quá trình chuyển giao quyền lực một
cách hòa bình. Một số bằng chứng này đã bị xói mòn dần dần dưới sự cai
trị 10 năm của ông Modi, với các cuộc bầu cử được coi là phép thử cho
các giá trị dân chủ của đất nước.
Nhiều cơ quan giám sát hiện đã
phân loại Ấn Độ là một “chế độ hỗn hợp” không phải là một nền dân chủ
hoàn toàn cũng không phải là một chế độ chuyên chế hoàn toàn.
Các
cuộc bầu cử cũng sẽ kiểm tra giới hạn của ông Modi, một nhà lãnh đạo
theo chủ nghĩa dân túy mà sự nổi lên của ông đã chứng kiến các cuộc tấn
công ngày càng tăng nhằm vào các nhóm tôn giáo thiểu số, chủ yếu là
người Hồi giáo. Các nhà phê bình cáo buộc ông sử dụng nền tảng ưu tiên
Ấn Độ giáo, gây nguy hiểm cho nguồn gốc thế tục của đất nước.
Dưới
thời ông Modi, các phương tiện truyền thông, từng được coi là sôi nổi
và phần lớn độc lập, đã trở nên mềm mỏng hơn và những tiếng nói chỉ
trích bị bịt miệng. Các tòa án phần lớn đã tuân theo ý muốn của ông Modi
và đưa ra phán quyết có lợi trong các vụ án quan trọng. Việc tập trung
quyền hành pháp đã làm căng thẳng chủ nghĩa liên bang của Ấn Độ. Và các
cơ quan liên bang đã nhắm vào các lãnh đạo phe đối lập hàng đầu trong
các vụ án tham nhũng, điều mà họ phủ nhận.
Một vấn đề quan trọng
khác là nền kinh tế rộng lớn của Ấn Độ, một trong những nền kinh tế phát
triển nhanh nhất thế giới. Nó đã giúp Ấn Độ nổi lên như một cường quốc
toàn cầu và là đối trọng với Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi tốc độ tăng
trưởng của Ấn Độ tăng vọt bằng một số biện pháp, chính phủ Modi vẫn gặp
khó khăn trong việc tạo đủ việc làm cho thanh niên Ấn Độ và thay vào đó
lại dựa vào các chương trình phúc lợi như thực phẩm và nhà ở miễn phí để
thu hút cử tri.
Phúc trình Phát triển Con người Châu Á-Thái Bình
Dương mới nhất của Liên hiệp quốc liệt kê Ấn Độ nằm trong số các quốc
gia hàng đầu có thu nhập cao và bất bình đẳng về giàu nghèo.
************
Tin tức thế giới 2-4: Chuẩn tướng Iran thiệt mạng; Mỹ cân nhắc gói vũ khí 18 tỉ USD cho Israel
MINH KHÔI
7–8 minutes
Xung đột Nga - Ukraine
* Nga và Ukraine tuyên bố đã bắn hạ máy bay không người lái (drone) của nhau trên Biển Đen, ngày 1-4.
Bộ Quốc phòng Nga viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng các đơn vị
phòng không của họ đã chặn 6 drone của Ukraine đang cố gắng thực hiện
một "cuộc tấn công khủng bố".
Thống đốc vùng biên giới Belgorod
của Nga, ông Vyachelsav Gladkov, cho biết các đơn vị phòng thủ đã bắn hạ
19 mục tiêu trên không. Cuộc pháo kích của Ukraine vào khu vực đã khiến
10 người bị thương.
Trong khi đó, người phát ngôn của Không quân
Ukraine, ông Illya Yevlash, thông tin họ đã bắn hạ một máy bay không
người lái "Forpost" - một trong những loại máy bay phức tạp và đắt tiền
nhất trong kho vũ khí của Nga, ước tính có giá 8 triệu USD.
Forpost là drone trinh sát của Nga được Israel sử dụng trong nhiều thập kỷ và có khả năng thực hiện hoạt động giám sát ở độ cao 5 km liên tục trong 16 giờ.
Xung đột Israel - Hamas
* Mỹ đang cân nhắc về gói vũ khí 18 tỉ USD cho Israel. Theo các nguồn thạo tin của Reuters, gói vũ khí này bao gồm 25 máy bay F-15.
Mỹ
đã nhận được yêu cầu bán 25 chiếc F-15 cho Israel từ tháng 1-2023, rất
lâu trước khi chiến dịch quân sự của nước này bắt đầu ở Gaza.
Việc
đẩy nhanh quá trình bàn giao máy bay là một trong những yêu cầu hàng
đầu của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, người đã đến thăm
Washington vào tuần trước và hội đàm với các quan chức Mỹ, bao gồm Cố
vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin.
Tổng
thống Joe Biden phải đối mặt với áp lực từ các đối tác nước ngoài, các
nhóm nhân quyền và một số thành viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội nhằm áp
đặt các điều kiện chuyển giao vũ khí, nhằm kiềm chế cuộc tấn công của
Israel ở Gaza.
Cho tới nay đã có hơn 32.000 người Palestine đã thiệt mạng ở Gaza, nhiều người trong số đó là dân thường.
Israel
đang tìm cách tăng cường đội máy bay chiến đấu vốn đã đáng gờm, không
chỉ để tiếp tục chiến đấu chống lại Hamas mà còn để ngăn chặn bất kỳ mối
đe dọa nào từ nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon được Tehran hậu thuẫn
ở biên giới phía bắc cũng như từ Iran, kẻ thù trong khu vực của Israel.
* Chuẩn tướng Iran thiệt mạng trong vụ tấn công vào tòa nhà lãnh sự Iran ở Syria. Truyền
thông nhà nước Iran xác nhận chỉ huy cấp cao của lực lượng Quds thuộc
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Chuẩn tướng Mohammad
Reza Zahedi cùng một số nhà ngoại giao nước này đã thiệt mạng trong vụ
tấn công của Israel vào tòa nhà lãnh sự Iran ở thủ đô Damascus của
Syria.
Lực lượng Quds là đơn vị hoạt động ở nước ngoài của IRGC.
Tuy
nhiên, Đại sứ Iran tại Syria, ông Hossein Akbari, cùng gia đình không
bị thương trong vụ tấn công này. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria
(SOHR) dẫn nguồn tin ở Syria cho biết thêm vụ tấn công cũng đã làm 2 cố
vấn người Iran và 5 thành viên khác trong IRGC thiệt mạng.
Hiện Israel vẫn chưa bình luận về các thông tin trên.
* Thủ tướng Israel muốn đóng cửa văn phòng Đài Al Jazeera.
Ngày 1-4, Quốc hội Israel phê chuẩn dự luật cho phép đóng cửa tạm thời
các đài truyền hình nước ngoài ở Israel được cho là mối đe dọa đối với
an ninh quốc gia.
Nếu thông qua thành luật, Thủ tướng Netanyahu và
nội các an ninh sẽ đóng cửa Đài Al Jazeera (trụ sở Qatar) trong 45
ngày. Thời gian này có thể được gia hạn và sẽ có hiệu lực cho đến cuối
tháng 7 hoặc cho đến khi kết thúc các hoạt động quân sự lớn ở Gaza.
Al
Jazeera bác bỏ cáo buộc họ gây tổn hại đến an ninh của Israel và coi đó
là một "lời nói dối nguy hiểm và lố bịch". Đài này đã chỉ trích gay gắt
hoạt động quân sự của Israel ở Gaza, đồng thời cáo buộc Israel nhắm mục
tiêu vào các văn phòng và nhân viên của họ.
Các quan chức Israel
từ lâu đã phàn nàn về việc đưa tin của Al Jazeera, nhưng không hành động
gì vì Qatar đang tài trợ cho các dự án của người Palestine ở Dải Gaza - được tất cả các bên coi là một biện pháp ngăn chặn xung đột.
Lần này, Bộ trưởng Truyền thông Shlomo Karai cáo buộc Al Jazeera khuyến khích hành động thù địch chống lại Israel từ trong nước.
Động
thái cho phép chính phủ đóng cửa văn phòng địa phương của các tập đoàn
truyền thông nước ngoài đã thu hút sự quan ngại từ Mỹ, đồng minh chính
của Israel, vốn cho rằng việc duy trì quyền tự do báo chí là rất quan
trọng.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói với các
phóng viên tại một cuộc họp báo ngày 1-4: "Nếu đó là sự thật thì một
động thái như thế thật đáng lo ngại".
Tin tức khác
* Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo. Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi bờ biển phía Đông sáng 2-4.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết tên lửa có thể đã rơi xuống biển.
Trong
bối cảnh lo ngại Nga và Triều Tiên đang phát triển liên kết quân sự
chặt chẽ hơn, Mỹ và các đồng minh lớn ở châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản
đang mở rộng hợp tác an ninh.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin, Mỹ
đang sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden với
những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc vào tháng 7, bên lề hội nghị
thượng đỉnh NATO ở Washington.
* Nối lại một phần hoạt động giao thông khu vực sập cầu ở Mỹ.
Thống đốc bang Maryland Wes Moore cho biết bang đã mở một kênh tạm thời
ở phía Bắc của cây cầu, cho phép các tàu lưu thông xung quanh con tàu
container mắc kẹt sau khi tông sập cầu Francis Scott Key.
Việc mở
kênh góp phần giúp lưu thông quanh cảng Baltimore thông thoáng hơn sau
vụ sập cầu. Đây là cảng lớn nhất ở Mỹ về xuất nhập khẩu thiết bị nông
nghiệp và xây dựng.
Một số kênh khác đang được xây dựng. Lúc này
có khoảng 50 tàu cứu hộ đang dọn sạch các mảnh vỡ của cây cầu, trước khi
đưa con tàu container mắc kẹt ra khỏi đó.
Con tàu container chở
đầy hàng bị mất điện và tắt động cơ dẫn đến va chạm với trụ cầu Francis
Scott Key vào ngày 26-4, khiến 6 người thiệt mạng và nhiều phương tiện
rơi xuống sông.
* Bộ trưởng Nội vụ Peru Victor Torres từ chức khi tổng thống bị điều tra vì đeo đồng hồ Rolex. Tổng thống Peru Dina Boluarte bị cáo buộc làm giàu bất hợp pháp và bị điều tra sau khi phát hiện đeo đồng hồ Rolex.
"Tôi ra đi thanh thản với đôi tay trong sạch", ông Torres nói sau khi tuyên bố từ chức với lý do "gia đình và sức khỏe".
Cảnh
sát và các công tố viên đã đột kích nhà và văn phòng của Tổng thống
Dina Boluarte vào cuối tuần qua để tìm bằng chứng về nguồn gốc của ít
nhất ba chiếc đồng hồ Rolex.
(Reuters) - Trung Quốc chỉ trích Mỹ về biện pháp thắt chặt xuất khẩu chất bán dẫn. Trong
thông cáo, một phát ngôn viên của bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay
01/04/2024 phản đối việc Mỹ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hợp tác các
bên cùng có lợi giữa giới doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp nước
ngoài. Chính quyền Bắc Kinh khẳng định « Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với
tất cả các bên để tăng cường hợp tác cùng có lợi, cũng như thúc đẩy an
ninh và sự ổn định của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu và chuỗi cung
ứng ».
(Reuters) -The Insider : « Hội chứng La Havana » có liên quan đến vũ khí năng lượng của tình báo quân đội Nga. Đây là kết luận cuộc điều tra kéo dài cả năm của nhóm truyền thông điều tra độc lậpThe Insidercó
trụ sở tại Riga, Latvia, hợp tác với chương trình truyền hình 60
Minutes của Mỹ và báo Đức Der Spiegel. Các triệu chứng của « Hội chứng
La Havana » gồm đau nửa đầu, buồn nôn, chóng mặt, mất trí nhớ …, xuất
hiện lần đầu tiên hồi năm 2016 tại thủ đô Cuba. Nạn nhân chủ yếu là các
nhân viên ngoại giao Mỹ.
Theo báo cáo điều tra, các thành viên của
đơn vị 29155 thuộc tình báo quân sự Nga (GRU) có mặt tại những nơi xảy
ra « Hội chứng La Havana » và họ đã được khen thưởng, thăng chức về việc
phát triển các loại « vũ khí âm thanh không sát thương ». « Hội chứng
La Havana » có thể đã xảy ra từ trước năm 2016. Chẳng hạn, năm 2014, một
nhân viên chính phủ Mỹ tại lãnh sự quán ở Frankfurt, Đức, đã bị bất
tỉnh do hứng một « một chùm năng lượng mạnh ».
(AFP) - Sử dụng canabis (cần sa) với mục đích giải trí được hợp pháp hóa tại Đức. Với
quyết định có hiệu lực từ hôm nay 01/04/2024, Đức trở thành nước lớn
nhất Liên Âu hợp pháp hóa cần sa. Những người trưởng thành có quyền mang
theo người tối đa 25g canabis khô đến nơi công cộng, được phép trồng
cần sa tại nhà, tối đa 50g và mỗi người tối đa 3 cây. Kể từ ngày
01/07/2024, cần sa sẽ được bán tại các « câu lạc bộ cần sa », tức là các
hiệp hội phi lợi nhuận. Tối đa mỗi thành viên được mua 25g/ngày và
không quá 50g/tháng. Tại châu Âu, Malta đã hợp pháp hóa cần sa năm 2021
và Luxembourg hồi năm ngoái.
(RFI) - Các dự án mới về khai thác nguồn tài nguyên hóa thạch có thể làm phát thải 14 tỉ tấn khí CO2. Lượng
14 tỉ tấn khí CO2 tương đương với lượng khí carbon Trung Quốc thải ra
môi trường trong vòng 1 năm. Ban Môi trường đài RFI Pháp ngữ hôm nay
01/04/2024 cho biết, ước tính của các nhà phân tích của trang
mạng Carbon Brief chuyên về khoa học và chính sách về biến đổi khí hậu,
trụ sở tại Anh Quốc, được đưa ra dựa trên số liệu về các dự án mới và
những phát hiện về các mỏ khí đốt tính từ năm 2021, nhưng thực tế có thể
cao hơn nhiều.
(Đại sứ Quán Pháp tại Hà Nội) - Tàu tuần dương Pháp sắp ghé thăm Đà Nẵng.
Theo thông tin báo chí của đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, từ ngày 11đến
15/4 /2024, tàu tuần dương Vendémiaire của Hải quân Pháp sẽ đến Đà Nẵng
trong khuôn khổ chuyến thăm xã giao và thúc đẩy hợp tác giữa hại nước.
Đại sứ Pháp tại Hà Nội Olivier Brochet đánh giá, chuyến ghé thăm cảng Đà
Nẵng lần này của tàu tuần duyên Pháp là « một điểm nhấn cho hợp tác
Pháp -Việt. Chuyến thăm cũng thể hiện sự gắn bó của Pháp với quyền tự do
hàng hải, hàng không trên biển và bảo vệ các không gian chung ».
(Nikkei Asia) - Tầu chiến Trung Quốc trong quân cảng Cam Bốt.
Hải quân Trung Quốc tiếp tục tiếp cận căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt.
Mới đây nhiều nguồn tin xác nhận có ít nhất 2 chiến hạm của Trung Quốc
đang neo đậu tại căn cứ trên. Ream là căn cứ hải quân của Cam Bốt đang
được hiện đại hóa với sự hỗ trợ tài chính của Bắc Kinh. Đây là căn cứ có
vị trí chiến lược nằm ở lối vào vịnh Thái Lan. Mỹ và nhiều nước phương
Tây nhiều lần tỏ lo ngại Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân tại đây để
làm bàn đạp kiểm soát Biển Đông. Phnom Penh đã bác bỏ thông tin và khẳng
định Cam Bốt không bao giờ là nơi làm căn cứ quân sự cho nước ngoài.
(AFP) -Nga bắt thêm nhiều người Daguestan liên quan đến vụ khủng bố nhà hát gần Matxcơva.
Hôm nay, 01/04/2024, cơ quan mật vụ Nga FSB thông báo hôm trước đã bắt
giữ nhiều người tại Daguestan, một nước cộng hòa tự trị trong vùng
Kavkaz của Nga. Các đối tượng bị cáo buộc chuẩn bị tấn công khủng bố,
đồng thời cũng có liên hệ với những thủ phạm trong vụ tấn công vào rạp
hát Crocus City Hall gần Matxcơva hôm 22/03 mới đây. Theo mật vụ Nga, ho
đã bắt được 4 người tàng trữ chất nổ, chuẩn bị đánh bom vào nơi công
cộng của Nga. Cuối tuần trước an ninh Nga cũng cho biết đã phá vỡ một âm
mưu đánh bom khủng bố ở miền nam Nga do các đối tượng người gốc Trung Á
chuẩn bị.
(AFP) - Đối thoại Nhật -Trung về vấn đề nước thải nhà máy điện Fukushima.
Theo bộ Ngoại Giao Nhật, lần đầu tiên từ hôm 30/03/2024 các chuyên gia
Trung Quốc và Nhật Bản đã họp tại Tokyo để thảo luận về vấn để xả ra
biển nước thải của nhà máy điện hạt nhân bị tại nạn Fukushima đã bị
Trung Quốc phản ứng gay gắt. Sau khi Tokyo quyết định cho xả nước thải
của nhà máy điện trên ra biển ngày 24/08/2023, Bắc Kinh ngay lập túc đã
cấm nhập khẩu toàn bộ hải sản của Nhật. Một tháng sau đó Nga cũng làm
tương tự Trung Quốc. Nhật khẳng định chỉ xả thải nước không gây nguy
hiểm phóng xạ và được Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế ủng hộ.
**************
Israel san phẳng Lãnh sự quán Iran ở Syria
TRẦN PHƯƠNG
Syria
cho biết nhiều người thương vong trong vụ không kích của Israel vào
Lãnh sự quán Iran ở Damascus, trong đó gồm lãnh đạo lực lượng vệ binh
của Tehran.
Ngày
1-4, truyền thông Syria và Iran đưa tin Lãnh sự quán Iran ở thủ đô
Damascus của Syria bị san phẳng. Đây được đánh giá là động thái leo
thang xung đột có thể đẩy Israel vào thế đối đầu với Iran và các đồng
minh.
Trong khi đó, Hãng tin AFP dẫn lời Bộ Quốc phòng Syria cho
biết các cuộc không kích của Israel vào tòa nhà Lãnh sự quán Iran "đã
phá hủy toàn bộ tòa nhà".
"Kẻ thù Israel đã tiến hành các cuộc
không kích từ hướng cao nguyên Golan của Syria bị chiếm đóng, nhằm vào
tòa nhà Lãnh sự quán Iran ở Damascus. Cuộc tấn công đã phá hủy toàn bộ
tòa nhà, giết chết và làm bị thương mọi người bên trong, đồng thời việc
tìm kiếm các thi thể và giải cứu những người bị thương khỏi đống đổ nát
đang được tiến hành", Bộ Quốc phòng Syria thông báo.
Bộ Ngoại giao Syria cũng ra tuyên bố lên án vụ tấn công.
Phía
Israel chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc. Một phát ngôn viên của
quân đội Israel nói rằng: "Chúng tôi không bình luận về các thông tin
trên các phương tiện truyền thông nước ngoài".
Trong khi đó, phát biểu sau đó, đại sứ Iran tại Syria đã cảnh báo Tehran sẽ đáp trả mạnh mẽ.
Một số thông tin ban đầu cho thấy khoảng 8 người thiệt mạng sau vụ tấn công.
Một
nguồn tin an ninh Lebanon nói với Hãng tin Reuters rằng một trong những
người thiệt mạng là Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao của Lực lượng
Vệ binh cách mạng Iran (IRGC).
Đài truyền hình nhà nước Iran đưa tin một số nhà ngoại giao Iran thiệt mạng.
Các
phóng viên của Reuters có mặt tại hiện trường mô tả khói bốc lên từ
đống đổ nát của tòa nhà bị san phẳng và các xe cấp cứu đậu bên ngoài. Lá
cờ Iran được treo trên cột trước đống đổ nát. Ngoại trưởng Syria và
Iran đều có mặt tại hiện trường.
Kể từ khi bùng nổ xung đột ở Dải
Gaza, Israel đã nhiều lần tấn công các mục tiêu của Iran. Tel Aviv
thường xuyên tăng cường các cuộc không kích ở Syria chống lại lực lượng
Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Lebanon và vệ binh Iran.
***********
Bắc Kinh tuyên bố theo dõi sát cuộc tập trận của Đài Loan trên đảo Kim Môn
Anh Vũ
~3 minutes
Quân
Đội Đài Loan trong tháng Tư này tổ chức cuộc tập trận thường kỳ trên
đảo Kim Môn, nằm sát với bờ biển Hoa Lục. Đảo tiền tiêu của Đài Loan là
một địa điểm rất nhạy cảm không chỉ vì vị trí địa lý. Cách đây hơn một
tháng, sự cố ngư dân Trung Quốc thiệt mạng sau cuộc truy đuổi của tuần
duyên Đài Loan đả làm dấy lên căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Đăng ngày:
2 phút
Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Stéphane Lagarde tường trình :
Từ
sau cái chết của hai ngư dân Trung Quốc khi bị tuần duyên Đài Loan truy
đuổi gần đảo Kim Môn hồi tháng trước, tình hình vẫn còn rất căng thẳng
giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Nằm cách thành phố Hạ Môn của
Trung Quốc có vài phút đi phà, đảo Kim Môn thường xuyên bị các tàu chiến
của quân đội Trung Quốc bao vây.
Được gọi là hoạt động
thường lệ, các cuộc diễn tập của quân đội Đài Loan trên hòn đảo nhỏ đã
biến thành chốt tiền tiêu sát bờ biển Trung Quốc này sẽ kéo dài khoảng
hai chục ngày trong tháng Tư. Trung Quốc sẽ theo dõi rất sát các cuộc
diễn tập này, ông Trần Bân Hoa (Chen Binhua) phát ngôn viên văn phòng sự
vụ Đài Loan của chính phủ Trung Quốc cho biết. Ông tuyên bố : « Chính
quyền Đài Loan của đảng Dân Tiến biết rất rõ là đây là cuộc tập trận
thường xuyên hay là một sự khiêu khích có mục tiêu. Chúng tôi theo dõi
những hoạt động của quân đội Đài Loan ở Kim Môn, nếu họ gây rối hay dám
hành động thiếu thận trọng, chắc chắn họ sẽ bị thất bại ».
Bóng
gió ám chỉ đến đảng Dân Tiến cầm quyền tại Đài Loan, đại diện Trung
Quốc đã nhân dịp này đưa ra kêu gọi người dân đảo Kim Môn. Ông nói họ
muốn « xây dựng các cây cầu hơn là bắn súng ».
Mã Anh Cửu lần thứ 2 đi Trung Quốc
Vẫn
liên quan đến Đài Loan, theo AFP, hôm nay, cựu tổng thống Đài Loan Mã
Anh Cửu, thuộc đảng đối lập Quốc Dân Đảng, bắt đầu chuyến thăm Trung
Quốc kéo dài 11 ngày. Tuần tới dự kiến ông sẽ tiếp kiến chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình. Đây sẽ là cuộc gặp lần thứ hai. Ông Mã Anh Cửu làm
tổng thống Đài Loan từ 2008 đến 2016. Năm ngoái, ông là cựu tổng thống
Đài Loan đầu tiên tới thăm Hoa Lục. Quốc Dân Đảng chủ trương hòa hợp bắt
tay với Bắc Kinh đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.
************
Israel ném bom đại sứ quán Iran ở Syria, 7 người Iran thiệt mạng gồm 3 chỉ huy cấp cao
Reuters
3–4 minutes
Các
máy bay chiến đấu bị nghi là của Israel đã ném bom đại sứ quán Iran ở
Syria hôm thứ Hai 1/4, là sự leo thang rõ rệt trong cuộc chiến giữa
Israel với các kẻ địch trong khu vực. Tehran nói rằng cuộc tấn công đã
giết chết 7 cố vấn quân sự, trong đó có 3 viên chỉ huy cấp cao.
Ngoại
trưởng Syria Faisal Mekdad nói: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ tấn công
khủng bố tàn bạo nhắm vào tòa nhà lãnh sự của Iran ở Damascus và giết
chết một số người vô tội”.
Israel lâu nay vẫn nhắm mục tiêu vào
các cơ sở quân sự của Iran ở Syria và các cơ sở của những lực lượng tay
chân, và đã đẩy mạnh các cuộc tấn công đó song song với chiến dịch nhằm
vào nhóm Hamas của người Palestine được Iran hậu thuẫn ở Dải Gaza.
Kể
từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra do Hamas tấn công vào miền nam Israel
hôm 7/10/2023, quân đội Israel đã tăng cường không kích ở Syria nhằm vào
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran và nhóm vũ trang
Hezbollah của Lebanon do Iran hậu thuẫn, cả hai đều ủng hộ chính quyền
của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Cuộc tấn công hôm 1/4 là lần đầu tiên Israel tấn công vào chính khu đại sứ quán rộng lớn của Iran.
Đại
sứ Iran tại Syria Hossein Akbari, người không hề hấn gì, nói với truyền
hình nhà nước Iran rằng 5 đến 7 người, bao gồm cả các nhà ngoại giao,
đã thiệt mạng và Tehran sẽ phản ứng "quyết liệt".
Lực lượng Vệ
binh Cách mạng Iran (IRGC) nói trong một tuyên bố rằng 7 cố vấn quân sự
đã chết trong cuộc tấn công, bao gồm Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp
cao trong Lực lượng Quds của IRGC, là cơ quan tình báo đối ngoại kiêm
lực lượng bán quân sự tinh nhuệ.
Truyền thông nhà nước Iran đưa
tin Tehran tin rằng Zahedi là mục tiêu của vụ tấn công. Cấp phó của ông
và một viên chỉ huy cấp cao khác cũng thiệt mạng cùng 4 người nữa.
Tờ New York Times dẫn lời 4 quan chức Israel giấu tên công nhận Israel đã thực hiện vụ tấn công.
Đài
truyền hình Al Alam của Iran tường thuật rằng Zahedi là cố vấn quân sự ở
Syria và từng đứng đầu Lực lượng Quds ở Lebanon và Syria cho đến năm
2016.
Trích dẫn một nguồn tin quân sự, truyền thông nhà nước Syria
nói rằng Israel đã tiến hành cuộc tấn công từ Cao nguyên Golan bị chiếm
đóng vào đại sứ quán Iran và Syria đã bắn hạ một số tên lửa bằng hệ
thống phòng không của nước này.
Đại sứ Iran cho hay cuộc tấn công
nhằm vào tòa nhà lãnh sự trong khuôn viên đại sứ quán và nơi ở của ông
nằm ở hai tầng trên cùng.
Nhà Trắng đã không trả lời ngay lập tức
khi có đề nghị đưa ra bình luận. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ
Matthew Miller nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo thường kỳ
rằng Hoa Kỳ vẫn “lo ngại về bất kỳ điều gì có tính chất leo thang hoặc
gây ra sự gia tăng xung đột trong khu vực”.
Miller nói rằng ông
không dự báo là vụ tấn công sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về việc
giải thoát các con tin Israel bị Hamas bắt giữ.
Những người phát
ngôn của Hamas và nhóm Houthi đều lên án cuộc tấn công xảy ra ở
Damascus. Iran hậu thuẫn cho cả Hamas lẫn Houthi. Nhóm Hoithi ở Yemen đã
tấn công tàu thuyền trong Vịnh Aden kể từ giữa tháng 11/2023.
***********
Đây là những điều cần biết về cuộc bầu cử tại Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới
AP
5–6 minutes
Cuộc bầu cử sắp tới của Ấn Độ có thể ví là cuộc bầu cử của nền dân chủ lớn nhất thế giới.
Với
dân số hơn 1,4 tỷ người và gần 970 triệu cử tri, cuộc tổng tuyển cử ở
Ấn Độ là cuộc đối đầu giữa Thủ tướng Narendra Modi, một người theo chủ
nghĩa dân tộc theo đạo Hindu, với một liên minh rộng rãi gồm các đảng
đối lập đang vất vả cố gắng bám theo.
Ông Modi, 73 tuổi, lần đầu
tiên lên nắm quyền vào năm 2014 với những hứa hẹn về phát triển kinh tế,
thể hiện mình trong tư thế người ngoài cuộc dấn mình trong cuộc trấn áp
tham nhũng. Kể từ đó, ông đã kết hợp tôn giáo với chính trị theo một
công thức thu hút được sự ủng hộ rộng rãi của đa số người dân theo đạo
Hindu trong nước.
Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của ông Modi là một cường
quốc toàn cầu đang lên, nhưng sự cai trị của ông cũng được đánh dấu
bằng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các cuộc tấn công của những người theo
chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu chống lại các nhóm thiểu số, đặc biệt
là người Hồi giáo, và không gian cho các phương tiện truyền thông tự do
và bất đồng chính kiến bị thu hẹp.
Cuộc bầu cử hoạt động như thế nào?
Cuộc
tổng tuyển cử kéo dài 6 tuần bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 và kết quả sẽ
được công bố vào ngày 4 tháng 6. Các cử tri, chiếm hơn 10% dân số thế
giới, sẽ bầu ra 543 thành viên vào Hạ viện với nhiệm kỳ 5 năm.
Các
cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức theo bảy giai đoạn và bỏ phiếu tại hơn
một triệu phòng phiếu. Mỗi giai đoạn sẽ kéo dài một ngày với một số khu
vực bầu cử trên nhiều bang bỏ phiếu vào ngày hôm đó. Việc bỏ phiếu linh
động cho phép chính phủ triển khai hàng chục nghìn quân để ngăn chặn bạo
lực và vận chuyển các quan chức bầu cử cũng như máy bỏ phiếu.
Ấn
Độ có hệ thống bầu cử đa đảng theo kiểu người đứng đầu thắng cử, trong
đó ứng cử viên nhận được nhiều phiếu nhất sẽ thắng. Để đảm bảo đa số,
một đảng hoặc liên minh phải đạt được 272 ghế.
Trong khi cử tri ở Hoa Kỳ và các nơi khác sử dụng phiếu bầu bằng giấy thì Ấn Độ sử dụng máy bỏ phiếu điện tử.
Ai đang tranh cử?
Đảng
Bharatiya Janata của ông Modi và đối thủ chính của ông, Rahul Gandhi
của Đảng Quốc đại Ấn Độ, đại diện cho hai phe phái lớn nhất của Quốc
hội. Một số đảng quan trọng khác trong khu vực là một phần của khối đối
lập.
Các đảng đối lập, trước đây đã bị rạn nứt, nay đoàn kết dưới
một mặt trận gọi là INDIA - ẤN ĐỘ, hay Liên minh Phát triển Toàn diện
Quốc gia Ấn Độ, để loại trừ chiến thắng bầu cử thứ ba liên tiếp của ông
Modi.
Liên minh đã đưa ra một ứng cử viên chính duy nhất ở hầu hết
các khu vực bầu cử. Tuy nhiên, họ bị khuấy động bằng những khác biệt về
ý thức hệ và những xung đột cá nhân, và vẫn chưa quyết định được ứng cử
viên cho chức thủ tướng.
Hầu hết các cuộc khảo sát đều cho thấy
ông Modi có khả năng giành chiến thắng dễ dàng, đặc biệt là sau khi ông
khai trương một ngôi đền Hindu ở phía bắc thành phố Ayodhya vào tháng 1
năm nay, hoàn thành cam kết theo chủ nghĩa dân tộc Hindu lâu đời của
đảng ông.
Một chiến thắng nữa sẽ giúp ông Modi trở thành một trong
những nhà lãnh đạo được lòng dân và quan trọng nhất đất nước. Nó sẽ
theo sau một chiến thắng vang dội vào năm 2019, khi BJP giành được đa số
tuyệt đối khi đạt được 303 ghế trong quốc hội. Đảng Quốc đại chỉ giành
được 52 ghế.
Vấn đề lớn là gì?
Trong nhiều
thập kỷ, Ấn Độ đã kiên trì giữ vững niềm tin dân chủ của mình, phần lớn
nhờ vào bầu cử tự do, nền tư pháp độc lập, phương tiện truyền thông phát
triển mạnh, phe đối lập mạnh mẽ và quá trình chuyển giao quyền lực một
cách hòa bình. Một số bằng chứng này đã bị xói mòn dần dần dưới sự cai
trị 10 năm của ông Modi, với các cuộc bầu cử được coi là phép thử cho
các giá trị dân chủ của đất nước.
Nhiều cơ quan giám sát hiện đã
phân loại Ấn Độ là một “chế độ hỗn hợp” không phải là một nền dân chủ
hoàn toàn cũng không phải là một chế độ chuyên chế hoàn toàn.
Các
cuộc bầu cử cũng sẽ kiểm tra giới hạn của ông Modi, một nhà lãnh đạo
theo chủ nghĩa dân túy mà sự nổi lên của ông đã chứng kiến các cuộc tấn
công ngày càng tăng nhằm vào các nhóm tôn giáo thiểu số, chủ yếu là
người Hồi giáo. Các nhà phê bình cáo buộc ông sử dụng nền tảng ưu tiên
Ấn Độ giáo, gây nguy hiểm cho nguồn gốc thế tục của đất nước.
Dưới
thời ông Modi, các phương tiện truyền thông, từng được coi là sôi nổi
và phần lớn độc lập, đã trở nên mềm mỏng hơn và những tiếng nói chỉ
trích bị bịt miệng. Các tòa án phần lớn đã tuân theo ý muốn của ông Modi
và đưa ra phán quyết có lợi trong các vụ án quan trọng. Việc tập trung
quyền hành pháp đã làm căng thẳng chủ nghĩa liên bang của Ấn Độ. Và các
cơ quan liên bang đã nhắm vào các lãnh đạo phe đối lập hàng đầu trong
các vụ án tham nhũng, điều mà họ phủ nhận.
Một vấn đề quan trọng
khác là nền kinh tế rộng lớn của Ấn Độ, một trong những nền kinh tế phát
triển nhanh nhất thế giới. Nó đã giúp Ấn Độ nổi lên như một cường quốc
toàn cầu và là đối trọng với Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi tốc độ tăng
trưởng của Ấn Độ tăng vọt bằng một số biện pháp, chính phủ Modi vẫn gặp
khó khăn trong việc tạo đủ việc làm cho thanh niên Ấn Độ và thay vào đó
lại dựa vào các chương trình phúc lợi như thực phẩm và nhà ở miễn phí để
thu hút cử tri.
Phúc trình Phát triển Con người Châu Á-Thái Bình
Dương mới nhất của Liên hiệp quốc liệt kê Ấn Độ nằm trong số các quốc
gia hàng đầu có thu nhập cao và bất bình đẳng về giàu nghèo.
************
Tin tức thế giới 2-4: Chuẩn tướng Iran thiệt mạng; Mỹ cân nhắc gói vũ khí 18 tỉ USD cho Israel
MINH KHÔI
7–8 minutes
Xung đột Nga - Ukraine
* Nga và Ukraine tuyên bố đã bắn hạ máy bay không người lái (drone) của nhau trên Biển Đen, ngày 1-4.
Bộ Quốc phòng Nga viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng các đơn vị
phòng không của họ đã chặn 6 drone của Ukraine đang cố gắng thực hiện
một "cuộc tấn công khủng bố".
Thống đốc vùng biên giới Belgorod
của Nga, ông Vyachelsav Gladkov, cho biết các đơn vị phòng thủ đã bắn hạ
19 mục tiêu trên không. Cuộc pháo kích của Ukraine vào khu vực đã khiến
10 người bị thương.
Trong khi đó, người phát ngôn của Không quân
Ukraine, ông Illya Yevlash, thông tin họ đã bắn hạ một máy bay không
người lái "Forpost" - một trong những loại máy bay phức tạp và đắt tiền
nhất trong kho vũ khí của Nga, ước tính có giá 8 triệu USD.
Forpost là drone trinh sát của Nga được Israel sử dụng trong nhiều thập kỷ và có khả năng thực hiện hoạt động giám sát ở độ cao 5 km liên tục trong 16 giờ.
Xung đột Israel - Hamas
* Mỹ đang cân nhắc về gói vũ khí 18 tỉ USD cho Israel. Theo các nguồn thạo tin của Reuters, gói vũ khí này bao gồm 25 máy bay F-15.
Mỹ
đã nhận được yêu cầu bán 25 chiếc F-15 cho Israel từ tháng 1-2023, rất
lâu trước khi chiến dịch quân sự của nước này bắt đầu ở Gaza.
Việc
đẩy nhanh quá trình bàn giao máy bay là một trong những yêu cầu hàng
đầu của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, người đã đến thăm
Washington vào tuần trước và hội đàm với các quan chức Mỹ, bao gồm Cố
vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin.
Tổng
thống Joe Biden phải đối mặt với áp lực từ các đối tác nước ngoài, các
nhóm nhân quyền và một số thành viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội nhằm áp
đặt các điều kiện chuyển giao vũ khí, nhằm kiềm chế cuộc tấn công của
Israel ở Gaza.
Cho tới nay đã có hơn 32.000 người Palestine đã thiệt mạng ở Gaza, nhiều người trong số đó là dân thường.
Israel
đang tìm cách tăng cường đội máy bay chiến đấu vốn đã đáng gờm, không
chỉ để tiếp tục chiến đấu chống lại Hamas mà còn để ngăn chặn bất kỳ mối
đe dọa nào từ nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon được Tehran hậu thuẫn
ở biên giới phía bắc cũng như từ Iran, kẻ thù trong khu vực của Israel.
* Chuẩn tướng Iran thiệt mạng trong vụ tấn công vào tòa nhà lãnh sự Iran ở Syria. Truyền
thông nhà nước Iran xác nhận chỉ huy cấp cao của lực lượng Quds thuộc
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Chuẩn tướng Mohammad
Reza Zahedi cùng một số nhà ngoại giao nước này đã thiệt mạng trong vụ
tấn công của Israel vào tòa nhà lãnh sự Iran ở thủ đô Damascus của
Syria.
Lực lượng Quds là đơn vị hoạt động ở nước ngoài của IRGC.
Tuy
nhiên, Đại sứ Iran tại Syria, ông Hossein Akbari, cùng gia đình không
bị thương trong vụ tấn công này. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria
(SOHR) dẫn nguồn tin ở Syria cho biết thêm vụ tấn công cũng đã làm 2 cố
vấn người Iran và 5 thành viên khác trong IRGC thiệt mạng.
Hiện Israel vẫn chưa bình luận về các thông tin trên.
* Thủ tướng Israel muốn đóng cửa văn phòng Đài Al Jazeera.
Ngày 1-4, Quốc hội Israel phê chuẩn dự luật cho phép đóng cửa tạm thời
các đài truyền hình nước ngoài ở Israel được cho là mối đe dọa đối với
an ninh quốc gia.
Nếu thông qua thành luật, Thủ tướng Netanyahu và
nội các an ninh sẽ đóng cửa Đài Al Jazeera (trụ sở Qatar) trong 45
ngày. Thời gian này có thể được gia hạn và sẽ có hiệu lực cho đến cuối
tháng 7 hoặc cho đến khi kết thúc các hoạt động quân sự lớn ở Gaza.
Al
Jazeera bác bỏ cáo buộc họ gây tổn hại đến an ninh của Israel và coi đó
là một "lời nói dối nguy hiểm và lố bịch". Đài này đã chỉ trích gay gắt
hoạt động quân sự của Israel ở Gaza, đồng thời cáo buộc Israel nhắm mục
tiêu vào các văn phòng và nhân viên của họ.
Các quan chức Israel
từ lâu đã phàn nàn về việc đưa tin của Al Jazeera, nhưng không hành động
gì vì Qatar đang tài trợ cho các dự án của người Palestine ở Dải Gaza - được tất cả các bên coi là một biện pháp ngăn chặn xung đột.
Lần này, Bộ trưởng Truyền thông Shlomo Karai cáo buộc Al Jazeera khuyến khích hành động thù địch chống lại Israel từ trong nước.
Động
thái cho phép chính phủ đóng cửa văn phòng địa phương của các tập đoàn
truyền thông nước ngoài đã thu hút sự quan ngại từ Mỹ, đồng minh chính
của Israel, vốn cho rằng việc duy trì quyền tự do báo chí là rất quan
trọng.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói với các
phóng viên tại một cuộc họp báo ngày 1-4: "Nếu đó là sự thật thì một
động thái như thế thật đáng lo ngại".
Tin tức khác
* Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo. Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi bờ biển phía Đông sáng 2-4.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết tên lửa có thể đã rơi xuống biển.
Trong
bối cảnh lo ngại Nga và Triều Tiên đang phát triển liên kết quân sự
chặt chẽ hơn, Mỹ và các đồng minh lớn ở châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản
đang mở rộng hợp tác an ninh.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin, Mỹ
đang sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden với
những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc vào tháng 7, bên lề hội nghị
thượng đỉnh NATO ở Washington.
* Nối lại một phần hoạt động giao thông khu vực sập cầu ở Mỹ.
Thống đốc bang Maryland Wes Moore cho biết bang đã mở một kênh tạm thời
ở phía Bắc của cây cầu, cho phép các tàu lưu thông xung quanh con tàu
container mắc kẹt sau khi tông sập cầu Francis Scott Key.
Việc mở
kênh góp phần giúp lưu thông quanh cảng Baltimore thông thoáng hơn sau
vụ sập cầu. Đây là cảng lớn nhất ở Mỹ về xuất nhập khẩu thiết bị nông
nghiệp và xây dựng.
Một số kênh khác đang được xây dựng. Lúc này
có khoảng 50 tàu cứu hộ đang dọn sạch các mảnh vỡ của cây cầu, trước khi
đưa con tàu container mắc kẹt ra khỏi đó.
Con tàu container chở
đầy hàng bị mất điện và tắt động cơ dẫn đến va chạm với trụ cầu Francis
Scott Key vào ngày 26-4, khiến 6 người thiệt mạng và nhiều phương tiện
rơi xuống sông.
* Bộ trưởng Nội vụ Peru Victor Torres từ chức khi tổng thống bị điều tra vì đeo đồng hồ Rolex. Tổng thống Peru Dina Boluarte bị cáo buộc làm giàu bất hợp pháp và bị điều tra sau khi phát hiện đeo đồng hồ Rolex.
"Tôi ra đi thanh thản với đôi tay trong sạch", ông Torres nói sau khi tuyên bố từ chức với lý do "gia đình và sức khỏe".
Cảnh
sát và các công tố viên đã đột kích nhà và văn phòng của Tổng thống
Dina Boluarte vào cuối tuần qua để tìm bằng chứng về nguồn gốc của ít
nhất ba chiếc đồng hồ Rolex.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .