Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 19 -3-2023 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx

HoaLuc 7**********

voatiengviet.com

Mỹ tái tục các chuyến bay không người lái trên Biển Đen sau khi Nga nghênh cản

Reuters

Mỹ đã tái tục các chuyến bay không người lái do thám bên trên khu vực Biển Đen sau khi một máy bay chiến đấu của Nga nghênh cản hôm thứ Ba khiến máy bay không người lái do thám của Mỹ rơi xuống biển, hai quan chức Mỹ cho biết ngày thứ Sáu.

Một chiếc RQ-4 Global Hawk đã thực hiện một phi vụ tới khu vực này vào ngày thứ Sáu, các quan chức cho biết, với một người nói thêm rằng đây là chuyến bay không người lái đầu tiên như vậy kể từ sự cố hôm thứ Ba. Các quan chức Lầu Năm Góc đã nhiều lần nhấn mạnh trong tuần này rằng vụ việc sẽ không ngăn cản Washington thực hiện các phi vụ như vậy.

Tuy nhiên, vụ triệt hạ máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ ngày thứ Ba là sự cố trực tiếp đầu tiên giữa Mỹ và Nga kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu, làm xấu đi mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Washington và Moscow khi cả hai nước công khai quy trách lẫn nhau.

Nga bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng hai máy bay chiến đấu Su-24 của họ đã hành động liều lĩnh xung quanh máy bay không người lái của Mỹ, thay vào đó, Nga nói máy bay không người lái “lạng lách mạnh” dẫn đến tai nạn.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc công bố một đoạn video ngày thứ Năm cho thấy một máy bay chiến đấu Su-27 của Nga áp sát máy bay không người lái và rải nhiên liệu gần nó, điều mà các quan chức Mỹ cho là một nỗ lực rõ ràng nhằm làm hỏng máy bay Mỹ khi nó đang bay.

Nó cũng cho thấy đường truyền video bị mất sau một vụ áp sát khác của phía Nga, mà Lầu Năm Góc nói là do một máy bay chiến đấu của Nga va chạm với máy bay không người lái.

Đoạn video kết thúc với hình ảnh cánh quạt của máy bay không người lái bị hư hỏng mà Lầu Năm Góc cho rằng nguyên nhân là do va chạm, khiến máy bay không thể hoạt động được và lao xuống vùng nước sâu.

Vụ việc trên vùng biển quốc tế là lời nhắc nhở về nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga về Ukraine, nước mà Moscow đã xâm lược hơn một năm trước và được các đồng minh phương Tây hỗ trợ về tình báo và vũ khí.


***********

rfi.fr

Nhật, Đức cam kết siết chặt trừng phạt Nga và hậu thuẫn Ukraina

Trọng Thành

Đức, Nhật siết chặt hợp tác an ninh, quốc phòng. Ưu tiên là củng cố mặt trận trừng phạt Nga, hậu thuẫn Ukraina. Chính phủ của thủ tướng Đức Olaf Scholz lần đầu tiên có cuộc họp tham vấn cấp chính phủ về an ninh kinh tế với Nhật. Đây cũng là lần đầu tiên bộ trưởng Quốc Phòng Đức đến Nhật từ 16 năm nay.

Theo đài Nhật NHK, trong cuộc hội kiến ngày hôm qua, 18/03/2023, thủ tướng Nhật Kishida Fumio và người đồng cấp Đức Olaf Scholz đã thỏa thuận ‘‘duy trì các trừng phạt nghiêm ngặt với Nga, và hậu thuẫn Ukraina’’. Hai bên khẳng định cần chấm dứt cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraina sớm nhất có thể. Trước các thách thức to lớn hiện nay, chính quyền Đức đang xét lại hoàn toàn chính sách hạn chế hợp tác về an ninh với Nhật.

Thông tín viên Pascal Thibaut từ Berlin cho biết cụ thể:

‘‘Nhật Bản từ lâu vốn đã bị Đức xa lánh. Ở châu Á, Berlin chỉ để mắt đến Trung Quốc. Giờ đây Đức muốn xem xét lại lập trường này. Đim đến đầu tiên của thủ tướng Đức Olaf Scholz tới khu vực là Nhật Bản. Đi cùng với Olaf Scholz có sáu bộ trưởng và một phái đoàn kinh tế lớn, sẽ tham dự các tham vấn cấp chính phủ đầu tiên giữa hai nước.

Cuộc chiến ở Ukraina đang để lại những hậu quả.Cả hai quốc gia đều có chung một láng giềng Nga gây lo ngại. Hai quốc gia bại trận trong Đệ nhị Thế chiến, từ lâu đã có chủ trương kiềm chế sức mạnh quân sự, nhưng giờ đây muốn tăng cường nỗ lực và phát triển hợp tác an ninh song phương.

Hai quốc gia xuất khẩu và cách tân này, vốn không có tài nguyên về năng lượng, phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu và các chuỗi cung ứng là thiết yếu để nền kinh tế của họ có thể vận hành tốt.Tokyo và Berlin muốn phát triển hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như khai thác tài nguyên, pin điện hay bán dẫn.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cảm thấy quan hệ song phương với Nhật Bản đã chuyển sang ‘‘một cấp độ mới’’.Hai tháng nữa, ông Scholz sẽ lại tới Nhật để tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào tháng 5’’.

Hợp tác vì an ninh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương

Tăng cường hợp tác vì an ninh tại Ấn Độ - Thái Bình Dương là một nội dung căn bản khác. Theo NHK, hai lãnh đạo chính phủ Nhật - Đức tái khẳng định nguyên tắc thúc đẩy một khu vực ‘‘Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở’’. Thách thức lớn nhất, không được trực tiếp gọi tên, chính là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Đức liên tiếp 7 năm nay. Chính phủ Nhật dường như đang đặt hy vọng vào việc Đức sẽ có thái độ kiên quyết hơn với Bắc Kinh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trả lời đài Đức Deutsche Welle (DW) trước chuyến công du của thủ tướng Đức, ông Toshimitsu Shigemura, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda (Nhật Bản), nhận định : Thủ tướng Nhật muốn ‘‘trực tiếp hiểu rõ chính sách của Đức với Trung Quốc’’, “Nhật Bản lo ngại sâu sắc về việc Đức và một số nước khác vẫn muốn cố gắng hợp tác với Trung Quốc, bất chấp những vấn đề ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương… cụ thể như việc Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa các đảo san hô trên khắp Biển Đông, đàn áp toàn diện giới bất đồng chính kiến ở Hồng Kông, đe dọa Đài Loan và yêu sách lãnh thổ ngày càng hung hăng đối với một số nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Ấn Độ’’.


**********

rfi.fr

Putin đối mặt lệnh truy nã quốc tế, trong lúc bằng hữu của Nga ngày càng ít

Thụy My

Sự kiện Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC theo tiếng Anh hay CPI theo tiếng Pháp) vào cuối giờ chiều thứ Sáu 17/03/2023 ra lệnh bắt giữ tổng thống Nga Vladimir Putin vì tội ác chiến tranh, được các báo hết sức chú ý, dù chưa kịp đưa lên báo giấy. Cú đòn choáng váng này được đưa ra vào lúc chỉ vài ngày nữa Tập Cận Bình thăm Matxcơva, trong bối cảnh số nước « bạn bè » của Nga vốn hỗn tạp, đang giảm xuống.

Định chế quốc tế duy nhất có thể truy nã Putin đã ra tay

Trang web Le Figaro nêu ra câu hỏi « Putin có thể bị xét xử hay không ? ». Đây là lần đầu tiên đối với một nguyên thủ đương nhiệm, ngoài châu Phi. Cũng với cáo buộc tội phạm chiến tranh, cựu tổng thống Bờ biển Ngà Laurent Gbagbo là nguyên thủ đầu tiên bị ICC tống giam vì các vụ thảm sát năm 2002. Đến 2009, lệnh bắt giữ lần đầu được đưa ra cho một tổng thống đương nhiệm là Omar el-Béchir của Sudan, vì tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và diệt chủng ở Darfour.

Theo tờ báo, tin này là một đòn sấm sét, tạo uy tín lớn cho Tòa án Hình sự Quốc tế. Ngay từ tháng 3/2022, Tòa đã mở điều tra trong thời gian kỷ lục, sau khi Nga oanh kích vào thường dân Ukraina. Công tố viên người Anh Karim Khan đã chủ động, vì Ukraina chưa phê chuẩn quy chế Roma. Mọi việc diễn tiến rất nhanh từ hôm 03/04 sau khi phát hiện các hố chôn người tập thể ở Bucha, 39 quốc gia thành viên ICC bật đèn xanh cho cuộc điều tra quy mô.

Theo giáo sư Julia Grignon, đại học Laval ở Canada, việc Tòa án phát lệnh bắt cho thấy đã có đủ những yếu tố để truy tố Vladimir Putin. Nhưng do Nga không chấp nhận quy chế Roma, cơ hội điệu được ông chủ điện Kremlin ra trước tòa hết sức mỏng manh. ICC không thể gởi một đơn vị đặc nhiệm để áp giải ông ta sang La Haye, cũng không có việc Putin tự nộp mình hay cảnh sát Nga đưa sang, hoặc một nước thứ ba giải giao. Mọi việc còn tùy thuộc vào diễn biến cuộc chiến, và sự hợp tác của các Nhà nước khác. Tuy nhiên bà Grignon lưu ý, trừng phạt quốc tế hiện nay cũng đã cản trở Vladimir Putin ra khỏi nước Nga.

Luật sư Clémence Bectarte của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) nhấn mạnh trên Libération cuối tuần : « Tòa án Hình sự Quốc tế là định chế tư pháp duy nhất có thể khởi tố Vladimir Putin », thế nên việc tổ chức này ra lệnh bắt giữ là sự kiện vô cùng quan trọng. Là nguyên thủ đương nhiệm, Putin có được quyền đặc miễn trước tất cả những tòa án quốc tế khác. Điều này được chờ đợi bởi tất cả những người kêu gọi đặt lên hàng đầu cuộc đấu tranh chống lại tình trạng kẻ xâm lăng lại được thoát tội.

« Trung lập mang màu sắc Trung Hoa »

Trong bối cảnh đó, mọi cặp mắt đều đổ dồn vào chuyến thăm Matxcơva của chủ tịch Trung Quốc từ 20 đến 22/03. L’Express cho rằng phía sau bề ngoài « trung lập », Bắc Kinh vẫn tiếp tục hỗ trợ Nga, đối tác quan trọng trong việc đối địch với Mỹ. Courrier International nhận thấy phương Tây lo ngại về thái độ của « nhà hòa giải » Tập Cận Bình.

Libération cuối tuần mỉa mai, « Nga-Trung bước vào ‘kỷ nguyên mới’, đâm sau lưng Ukraina ». Tháng 12/2022 Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã trao đổi rất lâu qua video, và ba tháng trước đó đã gặp gỡ nhân thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Uzbekistan. Cũng đừng quên chuyến thăm Bắc Kinh của Putin trong dịp Thế vận hội mùa đông, tháng 2/2022, chỉ vài ngày trước khi tổng thống Nga khởi động « chiến dịch quân sự đặc biệt ».

Phải chăng theo yêu cầu của Tập, Putin đã chờ đợi đến khi Olympic kết thúc mới tung ra đoàn xe tăng và máy bay tấn công Kiev ? Hết chuyến thăm cấp Nhà nước đến những thỏa thuận chung, điện đàm với nhau thường xuyên, trong khi một cuộc điện thoại với nạn nhân bị xâm lược là Ukraina cũng không có, phải chăng đây là sự « trung lập mang màu sắc Trung Hoa » ?

Nhà nghiên cứu Triệu Thông (Zhao Tong) trên L’Express cảnh báo cộng đồng quốc tế không nên chờ đợi có sự thay đổi nào trong quan điểm của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ không bỏ rơi Nga để cải thiện quan hệ với phương Tây, đơn giản vì coi Matxcơva là đồng đội để chống lại Hoa Kỳ. Tập Cận Bình cho rằng phương Tây sử dụng cuộc chiến tranh Ukraina để làm Nga yếu đi, và sợ rằng một khi Nga bị đánh bại, đến lượt Trung Quốc sẽ chịu áp lực. Rất thực dụng, Bắc Kinh khai thác tình thế hiện nay - một nước Nga yếu kém sẽ ngày càng lệ thuộc Trung Quốc, và phe dân tộc chủ nghĩa Hoa lục đã nghĩ đến việc đòi lại những vùng đất ở Viễn Đông.

Quân Nga đã đuối sức ở Bakhmut ?

Về tình hình chiến sự Ukraina, Courrier International dự báo tại Bakhmut, gió có thể đổi chiều thuận lợi cho Kiev. L’Express nhận định chiến thuật mới của Nga tại đây là con dao hai lưỡi, còn La Croix cuối tuần nhấn mạnh đến sự đoàn kết cao độ và tinh thần bất khuất của người Ukraina.

Đã có những tiếng nói tố cáo cái giá quá cao của việc bảo vệ thành phố nhỏ bé này, nhưng từ vài ngày qua, giọng điệu đã thay đổi. Theo trang TSN, nhịp độ tấn công của quân Nga đã giảm hẳn, do thiệt hại quá nhiều nhân mạng cũng như thiết bị ; còn trang Fokus cho rằng lính đánh thuê Wagner không còn đủ sức chiếm Bakhmut. Quân Nga chuyển sang chiến thuật dùng những đơn vị nhỏ từ 12 đến 15 binh sĩ để tấn công trực diện nên gặm nhấm được một ít đất, nhưng quá rủi ro cho những người lính xung kích.

Về phía Ukraina, người dân đồng tâm nhất trí phía sau những tấm gương anh hùng. Những hình ảnh trên mạng xã hội : hai cha con cùng chết vì pháo trong cùng một chiến hào, một tù binh hiên ngang hô « Vinh quang cho Ukraina » và bị bắn thẳng vào đầu…càng làm sôi sục tinh thần ái quốc.

Đã sai lầm với Vladimir Putin, cần tỉnh táo trước Tập Cận Bình

Trên bình diện địa chính trị, Le Point giới thiệu cuốn sách của nhà kinh tế kiêm nhà sử học Nicolas Baverez « Dân chủ chống lại các đế chế toàn trị ». Thế giới sẽ đi về đâu, khi Nga tìm lại sự ngạo mạn độc tài xưa kia, còn Trung Quốc cảm thấy mọc thêm đôi cánh đế quốc ? Bị hai bạo chúa khổng lồ đe dọa, liệu về lâu về dài, các nền dân chủ còn tiếp tục trăn trở với chủ nghĩa cá nhân cao độ, mất đi ý thức về lợi ích chung ? Tự do và dân chủ không phải là thủ đắc vĩnh viễn, mà là những cuộc chiến đấu thường xuyên.

Tin rằng phương Tây đang suy tàn, Trung Quốc và Nga muốn chèn ép « những đứa trẻ được nuông chiều » này. Phải chăng Bắc Kinh đang biến Matxcơva thành chư hầu ? Cuộc xâm lăng Ukraina bộc lộ sự cố kết Nga-Trung, cũng như sự yếu kém về quân sự của châu Âu. Đã đành phương Tây đã phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ một cách bất ngờ trước cuộc chiến của Putin, nhưng chưa đủ. Châu Âu, người khổng lồ kinh tế nhưng là chú lùn về chính trị và quân sự, chỉ có thể trông cậy vào NATO và sự bảo vệ của Mỹ.

Sau khi bị lừa dối, bị mù quáng về bản chất của Vladimir Putin, Nicolas Baverez cho rằng không nên lặp lại sai lầm tương tự với Tập Cận Bình. Ông Tập đã thẳng thừng đòi hỏi vị trí lãnh đạo thế giới về kinh tế cũng như quân sự từ nay đến 2049, đồng thời đang nắm quyền lực tuyệt đối, với chính sách tôn sùng lãnh tụ như thời Mao Trạch Đông – tội phạm lớn nhất trong lịch sử loài người với 70 triệu người chết. Liệu trong đầu ông Tập có điều gì tốt đẹp cho nhân loại ? Tác giả cho rằng yếu tố thiếu vắng nơi phương Tây là sự sáng suốt, kêu gọi « tái vũ trang » về kinh tế, quân sự và nhất là tinh thần : khát vọng tự do của con người làm nên sức mạnh cho phe dân chủ.

Bắc Kinh làm châu Âu bừng tỉnh giấc mộng 20 năm

Le Point cũng nhận thấy « Sự tách biệt rạch ròi giữa châu Âu và Trung Quốc ». Các nước châu Âu lần lượt đứng vào một « liên minh chống Bắc Kinh » dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Tờ báo nhắc lại năm 2003, ngỡ rằng mở cửa kinh tế sẽ dẫn đến tự do hóa chính trị, châu Âu mong muốn trở thành « đối tác chiến lược toàn diện » với Trung Quốc. Hai mươi năm sau, đảng cộng sản Trung Quốc bóp nghẹt mọi ý hướng tự do và nhất quyết chống phương Tây, khiến quan hệ đang ở mức thấp nhất.

Trong lúc Pháp đang loay hoay, các nước thành viên khác của Liên Hiệp Châu Âu (EU) dần dà tỏ rõ thái độ. Đức vừa có quyết định chiến lược : xem lại việc sử dụng các thiết bị 5G Trung Quốc (Huawei, ZTE) trong mạng viễn thông. Hà Lan, vốn chủ trương tự do mậu dịch, đã buộc tập đoàn ASML không bán cho Bắc Kinh máy công cụ để sản xuất chip bán dẫn. Một động thái đầy ý nghĩa nữa là các định chế châu Âu ra lệnh cho viên chức phải xóa ứng dụng TikTok trên điện thoại.

Khi ủng hộ Matxcơva về mặt chính trị trong cuộc xâm lăng Ukraina, Tập Cận Bình chứng tỏ tham vọng của ông ta không phải là hợp tác, mà nhằm chế ngự thế giới dân chủ. Còn nước Mỹ với việc dẫn đầu về viện trợ quân sự cho Kiev, cho thấy vẫn là người bảo đảm an ninh cho châu lục. Thực tế này thúc đẩy các quốc gia dân chủ châu Âu siết chặt hàng ngũ xung quanh Washington, và Trung Âu tuy đang bị dẫn dụ trước « Con đường tơ lụa mới », đã cắt đứt với Bắc Kinh. Một trong những động thái đầu tiên của tân tổng thống Cộng hòa Sec, Petr Pavel sau khi đắc cử là gọi điện cho tổng thống Đài Loan bày tỏ sự ủng hộ.

Liên Hiệp Châu Âu giờ đây hoàn toàn đồng tình với Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn Bắc Kinh, không cho tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất về bán dẫn và tin học lượng tử. Lâu nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn dựa vào trọng lượng kinh tế để ép châu Âu không đứng về phía Mỹ, nhưng đã tự hại mình bằng chính sách ngoại giao chiến lang hung hăng. Theo thăm dò của Pew Research, hình ảnh Bắc Kinh đang vô cùng xấu xí : có đến 74 % người Đức không ưa Trung Quốc, tỉ lệ này ở Anh là 69 %, Pháp 68 %.

« Bạn bè » của Nga còn những ai ?

Nhìn chung, The Economist trong bài « Ngoại giao Potemkin » nhận định những người bạn của Nga là một nhóm hỗn tạp, và số lượng đang giảm sút. Trên lý thuyết, trọng lượng địa chính trị của Matxcơva rất đáng kể : Nga có quân đội và lính đánh thuê đóng tại ít nhất 16 nước. Có nơi nhằm hỗ trợ các nhà độc tài cánh hẩu như Mali và Syria ; nơi khác để duy trì những cuộc « xung đột đóng băng » như ở Gruzia nhằm chận con đường đến NATO của nước này.

Trong thập niên qua, Nga chiếm hơn phân nửa trong số vũ khí xuất khẩu sang 22 nước, kể cả những nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ ; là nhà cung cấp khí đốt chính cho hơn một chục nước. Tại Liên Hiệp Quốc, Matxcơva được khoảng vài chục quốc gia hoặc bỏ phiếu ủng hộ, hoặc vắng mặt có lợi cho Nga. Tuần báo Anh đã xem xét theo 11 tiêu chí để phân những « bạn bè » của Nga làm ba nhóm : « liên minh những kẻ thất bại », « nhóm hoài niệm Liên Xô » và « trục cơ hội ».

Trước hết là « những kẻ thất bại ». Trên giấy tờ, Matxcơva có năm đồng minh chính thức trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (OTSC) gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tadjikistan. Tuy liên kết bằng hiệp ước hỗ tương nhưng chẳng có thành viên nào đưa quân đến giúp Nga tấn công Ukraina, ngoài Belarus cho mượn đất. Matxcơva hầu như hoàn toàn bị cô lập, chỉ có vỏn vẹn bốn nước (Bắc Triều Tiên, Syria, Belarus, Nicaragua) là luôn bỏ phiếu chống các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Liên minh này có điểm chung là phi dân chủ, một số như Erythrea thì bản thân bị thế giới coi như « hủi ».

Khoảng 30 nước khác có xu hướng vắng mặt trong các cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc về Ukraina. Trong nhóm không chịu « Goodbye Lênin » này, một số có cảm tình với Nga nhờ mối liên hệ với Liên Xô trong quá khứ, nhưng chừng như họ quên rằng Ukraina cũng từng là một bộ phận của Liên bang Xô viết. Số khác ở châu Phi, đảng cầm quyền hoặc chính khách cần Nga tài trợ hay ủng hộ tranh cử. Nhóm thứ ba là những nước cơ hội, coi trừng phạt của phương Tây là dịp để kiếm những món lợi béo bở khi buôn bán với Nga : Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ nhảy vào thay thế hàng hóa của châu Âu và Mỹ, Ấn Độ tranh thủ mua dầu giá rẻ…

AUKUS, mô hình cho đồng minh phương Tây

Tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, The Economist đánh giá « Hiệp ước AUKUS là hình mẫu cho các đồng minh phương Tây » : Tập trung nhân tài và nguồn lực là phương cách duy nhất để đối phó với sức nặng của Trung Quốc.

Trong nhiều thập niên, các thủy thủ Anh và Úc vẫn thường xuyên thăm các tàu ngầm Mỹ. Tuy là đồng minh thân thiết nhưng họ không thể bước qua một cánh cửa của phòng máy, vì tại đây che giấu công nghệ bất khả xâm phạm của Hoa Kỳ : động cơ phản lực nguyên tử, mà Mỹ chỉ bắt đầu chia sẻ cho Anh kể từ 1958. Giờ đây AUKUS đã mở cánh cửa này cho Úc, đồng thời khởi đầu một giai đoạn mới trong sự cạnh tranh với Trung Quốc. Ba nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Úc và những người kế nhiệm của họ cam kết lâu dài là sẽ không khoanh tay ngồi nhìn Bắc Kinh thống trị Á châu. Ngân sách quân sự Trung Quốc nay đã cao hơn cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản họp lại.

Mỹ phải san sẻ những bí mật quý giá nhất về nguyên tử, nhưng được Úc đầu tư lớn vào kỹ nghệ, có thêm cảng biển ở Thái Bình Dương và hỏa lực lớn của đồng minh tại châu Á. Úc có được công nghệ hàng hải đẳng cấp thế giới, kỹ nghệ Anh cũng hưởng lợi. Không chỉ về tàu ngầm, cột trụ thứ hai của AUKUS còn liên quan đến công nghệ cao như trí thông minh nhân tạo, lượng tử và hỏa tiễn siêu thanh.

Trung Quốc : Không có công lý cho những nạn nhân của Mao

Nhìn lại lịch sử, The Economist lý giải « Vì sao những nạn nhân của Mao không tìm được công lý ». Đối với tất cả những chế độ quyết tâm xóa nhòa những tội ác khủng khiếp trong quá khứ, những nạn nhân cuối cùng còn sống sót là nhóm người gây phiền hà. Trường hợp ông Wang Kangfu, thầy giáo dạy môn Văn của một trường tiểu học vùng quê thuộc tỉnh Giang Tây là một ví dụ.

Lúc Cách mạng Văn hóa nổ ra, thầy giáo họ Vương mới 24 tuổi bị bắt ngay trong lớp học, bị buộc tội chống Mao và cưỡng hiếp các nữ sinh, bị cải tạo lao động 10 năm. Vài năm sau khi Mao Trạch Đông chết, tình hình tương đối cởi mở hơn, Vương tìm được 10/12 « nhân chứng », người nói rằng hoàn toàn không biết về vụ án, người thú nhận đã bị buộc khai man. Nhưng tư pháp từ chối mở lại hồ sơ.

Cuộc đấu tranh đòi công lý đã cướp đi nhiều thời gian và sức lực của gia đình ông Vương. Đối với nhà cầm quyền, sự kiên trì này gây rắc rối, nhưng thời gian đứng về phía họ. Ông Vương qua đời vào năm ngoái, thọ 80 tuổi. Chẳng bao lâu nữa thế hệ tương lai chỉ còn biết đến Cách mạng Văn hóa qua sử sách, và lịch sử thì do đảng viết ra.

Tựa chính các tuần san Pháp

Trang bìa các tuần báo Pháp kỳ này chủ yếu đề cập đến nội tình trong nước. Le Point chạy tựa « Xì-căng-đan thực sự về nước », phê phán những người lý tưởng và cực đoan ngăn trở những giải pháp cho khí hậu. L’Obs dành hồ sơ cho vấn đề an tử và trợ tử, một câu hỏi luôn nhức nhối và đầy phức tạp. L’Express đăng hình tổng thống Pháp được vẽ theo bức tượng « Người suy tư » với dòng tít lớn « Emmanuel Macron, những tham vọng cho năm 2027 ». Courrier International đưa tít « Hưu trí : Nước Cộng hòa (Pháp) bị chia thành nhiều mảnh vụn », nhận định việc chính phủ mạnh tay thông qua cải cách sẽ đè nặng lên giai đoạn cuối nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron. Riêng The Economist đặt vấn đề « Điều gì sai lầm đối với các ngân hàng » sau một loạt vụ phá sản gần đây.


*********

rfi.fr

Ukraina: TT Putin bất ngờ thăm cảng Mariupol bị Nga chiếm đóng ở vùng Donbass sau khi ghé Crimée

Trọng Nghĩa

Lần đầu tiên từ ngày khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ đến thăm Mariupol, một thành phố cảng của Ukraina ở vùng Donbass bị đã quân đội Nga chiếm đóng vào tháng 5/2022. Theo truyền thông Nga vào hôm nay, 19/03/2023, chuyến thăm thành phố Ukraina bị chiếm đóng được thực hiện ngay sau khi ông Putin ghé bán đảo Crimée bị Nga sáp nhập từ năm 2014.

Theo hãng thông tấn Tass của Nga, ông Vladimir Putin đã bay tới Mariupol bằng trực thăng, sau đó tự mình lái xe tham quan thành phố. Ông đã nói chuyện với người dân địa phương, đến thăm nhiều địa điểm và được báo cáo về công cuộc tái thiết thành phố đã bị tàn phá nặng nề vào năm ngoái.

Chuyến thị sát Mariupol, vùng đất của Ukraina mới bị Nga sáp nhập, diễn ra ngay sau khi ông Putin cũng bất ngờ ghé thăm bán đảo Crimée vào hôm qua, một vùng lãnh thổ của Ukraina đã bị Nga chiếm đóng từ năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày Nga sáp nhập Crimée.

Theo thông tín viên RFI Julian Colling tại Matxcơva, động thái đi thăm Crimée của tổng thống Nga quả là một cử chỉ nhạo báng hướng về phương Tây, vào lúc ông vừa bị Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ban hành lệnh truy nã về các tội ác chiến tranh ở Ukraina:

“Chuyến thăm này có thể được hiểu là một cử chỉ ủng hộ mạnh mẽ đối với bán đảo bị sáp nhập. Thật vậy, là người đã thực hiện liên tiếp nhiều chuyến công du trong những tuần lễ gần đây, sự kiện tổng thống Nga đích thân đến Crimée diễn ra vào lúc bán đảo này ngày càng trở thành một vấn đề sống còn đối với Điện Kremlin.

Lý do là tại Kiev, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tiếp tục hứa với người dân của ông mình về việc chiếm lại toàn bộ bán đảo Crimée. Trong những tháng gần đây, nhiều sự cố an ninh khác nhau đã khuấy động bề ngoài yên tĩnh của nơi này, trong đó có các vụ tấn công bằng drone và nhiều vụ nổ khác nhau gần các địa điểm chiến lược. Nổi bật nhất là cuộc tấn công phá hoại nhắm vào Cầu Crimée.

Trong một cuộc họp về sự phát triển kinh tế của vùng Crimée hôm thứ Sáu vừa qua, Vladimir Putin đã hứa làm mọi việc để “loại bỏ mọi mối đe dọa”.

Cần nhớ rằng, cho đến nay, Matxcơva đã bơm hàng tỷ euro vào bán đảo vốn đã trở thành ưu tiên hàng đầu trước sự bất mãn của nhiều vùng khác của Nga. Putin cũng gọi “sự thống nhất” của Crimée với nước Nga là một “lựa chọn lịch sử”.

Vào hôm qua, thứ Bảy, theo các hình ảnh được chính quyền công bố, ông Putin đã tự lái xe đến Crimée, điều đã khiến thống đốc vùng này thốt lên rằng ông Putin là một “lãnh đạo đáng kinh ngạc, người biết cách gây bất ngờ”.

Sau đó, hai người đã cùng nhau đến thăm một trung tâm văn hóa mới ở Sevastopol, trước khi rời đi - trên một chiếc xe nước ngoài, cụ thể là một chiếc xe Nhật Bản - điều mà các kênh thông tin độc lập của Nga đã không quên ghi nhận một cách mỉa mai”.

Các chuyến thăm của tổng thống Putin diễn ra vào lúc lực lượng Nga tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraina. Theo quân đội Ukraina, khu vực Lviv ở miền tây, lại bị drone do Iran sản xuất tấn công. Trong lúc đó, theo hãng tin Anh Reuters, lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga đã lên kế hoạch tuyển mộ khoảng 30.000 chiến binh mới vào giữa tháng 5 tới đây.

**********

Các nước phản ứng ra sao với lệnh ICC đòi bắt ông Putin?


Ngày 18-3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói "không ai đứng trên pháp luật" sau khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Liên minh châu Âu, Mỹ, Nga, Ukraine... cũng phản ứng.

Các nước phản ứng ra sao với lệnh ICC đòi bắt ông Putin? - Ảnh 1.

(Từ trái sang) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell - Ảnh: ElPLURAL.COM

Hôm 17-3, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh" khi đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.

Các nước và nhiều bên khác đang tiếp tục phản ứng với thông tin này.

Hôm nay 18-3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hoan nghênh quyết định của ICC về việc phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông nói rằng động thái này cho thấy "không ai đứng trên pháp luật", theo Hãng tin Reuters.

"ICC là cơ quan thích hợp để điều tra các tội ác chiến tranh. Thực tế là không ai đứng trên pháp luật và điều đó đang trở nên rõ ràng ngay bây giờ" - ông Scholz phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở Tokyo.

Trong khi đó, hôm 17-3, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng ông Putin "rõ ràng đã phạm tội ác chiến tranh" và việc ICC quyết định phát lệnh bắt giữ ông Putin là "chính đáng".

Ông Biden thừa nhận cả Mỹ và Nga đều không công nhận ICC, nhưng ông nghĩ rằng động thái của ICC "đã đưa ra thông điệp rất mạnh mẽ", theo Hãng tin Reuters.

Tuy nhiên, Nga đã chỉ trích mạnh mẽ phản ứng của Mỹ với lệnh bắt giữ của ICC. Đại sứ quán Nga tại Mỹ nói rằng trong khi Washington không hợp tác với ICC trong các vụ liên quan đến công dân Mỹ, thì họ lại nhanh chóng hoan nghênh quyết định của ICC liên quan đến Nga. 

"Lập trường của Mỹ gợi nhớ đến chứng tâm thần phân liệt chậm chạp" - Đại sứ quán Nga viết trên Telegram ngày 17-3, đồng thời cáo buộc Mỹ hành động "vì lợi ích địa chính trị của riêng mình", theo Đài RT.

Trong khi đó, Điện Kremlin khẳng định Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu.

Các nước phản ứng ra sao với lệnh ICC đòi bắt ông Putin? - Ảnh 2.

Quân nhân Ukraine khai hỏa lựu pháo M119 tại tiền tuyến gần thành phố Bakhmut, đông Ukraine hôm 10-3 - Ảnh: REUTERS

Còn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi động thái của ICC là "quyết định lịch sử". Ông thông tin thêm: "Trong các vụ án hình sự đang được cơ quan thực thi pháp luật của chúng tôi điều tra, có hơn 16.000 trường hợp trẻ em Ukraine bị buộc trục xuất bởi những người chiếm đóng".

Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell bình luận: "Quyết định của ICC về phát lệnh bắt giữ ông Vladimir Putin là bước khởi đầu của quá trình chịu trách nhiệm. Chúng tôi đánh giá cao và hỗ trợ công việc của ICC. Không thể có sự miễn trừ hình phạt".

Người phát ngôn Chính phủ Ba Lan Piotr Muller nói: "Đây là quyết định quan trọng của ICC, chỉ ra những tội ác chiến tranh do bộ máy của Nga gây ra. Ông Vladimir Putin đứng đầu bộ máy này và nên bị xét xử".

Trong khi đó Ngoại trưởng Cộng hòa Czech Jan Lipavsky phản ứng: "Ông Putin chắc chắn phải chịu trách nhiệm về các tội ác chiến tranh và ông ta nên bị đưa ra xét xử vì tội tấn công (Ukraine). Tôi hoan nghênh quyết định của ICC".


**********

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 388



1. Tòa án Hình sự Quốc tế ở Hague đã ra lệnh bắt tổng thống Nga Putin vì cho đó là người phải chịu trách nhiệm về những tội ác chiến tranh được gây ra đối với dân thường Ukraina, đặc biệt là việc bắt cóc trẻ em đưa về Nga và tìm cách đồng hóa.

Chính quyền Nga nhanh chóng phản đối, cho rằng lệnh bắt « gây căm phẫn và không thể chấp nhận. Nước Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án này ». Trên thực tế, vào năm 2000, chính phủ Nga đã ký hiệp ước tham gia Công ước Rome, chấp nhận quyền phán xử của tòa án này. Nhưng sau đó, năm 2016, sau các sự kiện xâm chiếm và sát nhập Crimea, đồng thời rộ lên các bằng chứng về những tội ác chiến tranh ở các vùng bị tạm chiếm, chính quyền Putin đã đơn phương tuyên bố rút khỏi công ước này.

The Russian gov't spokesperson Dmitry Peskov has stated that an arrest warrant issued against Russian President Vladimir Putin is outrageous & meaningless and says Russia does not recognize the jurisdiction of the ICC. Here is how Putin could be arrested https://t.co/1w8TVnikoZ

— Duke CNA (@AtangaCelest) March 18, 2023

Cựu tổng thống Nga Medvedev coi bản án như một mẩu giấy toalet:

The International Criminal Court has issued an arrest warrant against Vladimir Putin. No need to explain WHERE this paper should be used🧻.

— Dmitry Medvedev (@MedvedevRussiaE) March 17, 2023

…trong khi chính quyền Ukraina vui mừng vì từ nay: « Tổng thống Nga Putin đã chính thức bị tình nghi là kẻ tội phạm quốc tế và có thể bị xét xử trong một thời gian không xa. Cả thế giới nhận được dấu hiệu: ai đúng, ai sai trong cuộc chiến này và sẽ phải nghĩ lại nhiều lần trước khi bắt tay với ông ta trên bàn đối thoại, cũng như chính quyền Putin hiện nay là một tổ chức tội phạm ».

Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá « đây là một quyết định khẳng định rằng công lý được thực thi ».

⚡ The decision of the International Criminal Court in The Hague to issue an arrest warrant for putin and the Children’s Rights Commissioner of russia Lvova-Belova is justified, says US President Joe Biden. pic.twitter.com/zdfCgx3L32

— FLASH (@Flash_news_ua) March 18, 2023

…còn thủ tướng Đức Scholz nói rằng: « Không ai có thể ngồi trên pháp luật », trong khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức Marco Buschmann thêm rằng: « Đó là một dấu hiệu quan trọng, khi tất cả những kẻ hỗ trợ Putin trong cuộc chiến này sẽ có thể phải chịu trách nhiệm trước tòa ».

"#Olaf_Scholz showing the world, the actual height of #Vladimir_Putin

"No one is above the law," #German Chancellor #Olaf_Scholz welcomed #Putin's arrest warrant issued by the #UN International Court of Justice. pic.twitter.com/wCkTYY0KP4


— Putin's IBS (@kardinal691) March 18, 2023

2. Chiến sự nổ ra lẻ tẻ trên chiến trường Svatove-Kreminna nhưng chưa có bất kỳ một thay đổi lớn nào - nguồn từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW.

Western #Luhansk/Eastern #Kharkiv Oblast #Russian forces conducted limited ground attacks along the Kupyansk-Svatove-Kreminna line on March 17 but did not secure any confirmed territorial gains. https://t.co/BIwYpoZbsa pic.twitter.com/yJmAgXYadv

— ISW (@TheStudyofWar) March 18, 2023


Fire suppression of enemy positions in Svatove-Kreminne direction — first-person combat footage

In one of the most turbulent areas of the front, Svatove-Kreminne, activity has again increased. The day before the 25th brigade of the Ukrainian Army tried unsuccessfully to attack… https://t.co/VAqI7F28I7 pic.twitter.com/6A6qQyME5u

— 𝕯𝖆𝖛𝖎𝖉 É𝕴𝕽𝕰 🇷🇺 ❤ 🇮🇪 (@DAVIDOD50) March 18, 2023


Trong hơn 2 tháng qua, quân hai bên vẫn giữ vững được các vị trí của mình. Có những lúc quân Nga đã tổ chức phản công lớn, tưởng như đẩy lùi được quân Ukraina, nhưng sau đó cũng không giữ nổi các vị trí chiếm được, nên lại phải lùi lại về các công sự trước đó:

9/ then down to south #Svatove and #Kreminna area we are still witnessing the same "dance" and still the same "moves".
being very lucky that Ru did not managed to drag there massives forces in one go, to make "decisive" push (no breakthrough whatsoever) even after depleting abt pic.twitter.com/V4MwpCfEN8

— J. like JJ 🇫🇷 🇺🇦 #UkraineMap (@HeliosRunner) March 18, 2023

Nguồn Nga có thông tin hơi khác chút, nhưng lại không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào:

⚡️⚔️ RECAP End of 17 Mar⚡️
🔹#Starobelsk DIR
🇷🇺➡️🇺🇦over #Oskol near #Gryanikovka
🇷🇺➡️W of #Chervonopopovka
⚔️in #Serebryanskoye🌲
⚔️at #Belogorovka
🔹#Soledar DIR
🇷🇺⚔️at🇺🇦O-Vasilyevka
🇷🇺⚔️at #Bogdanovka
🇷🇺⚔️at #Khromovo
🇷🇺➡️in #Bakhmut
⚔️at #Kasnoye,at🛣️
🇷🇺➡️#Kurdyumovka
1/3...🔻 pic.twitter.com/ISnlOcQsJ7

— 🇷🇺🇺🇦 SITREP ⚔ 🇬🇧 - Rybar & Others in EN 🔥 (@DeuNachrichten) March 18, 2023

Xe tăng T-80 của Ukraina bị phá hủy:

Ukrainian T-80 tank destroyed & without its turret in Svatove-Kreminna line. pic.twitter.com/rsyH6DuPvC

— Clash Report (@clashreport) March 18, 2023

Phía Nga đưa phim cho thấy chiếm được một vị trí của quân Ukraina:

3313/ The #AFU trench system which was capture by RF. #Svatove - #Kreminna pic.twitter.com/t1Zw0pKBBJ

— Huligan (@Ghost132607472) March 18, 2023

3. Một số các nhà quan sát cho rằng: Mục đích quân Ukraina cố thủ Bakhmut là thu hút càng nhiều càng tốt các lực lượng Nga vào chiến trường này, dành thời gian cho bộ chỉ huy phía Ukraina có thời gian để chuẩn bị cho các cuộc phản công khắp tới. Trong lúc này, hàng ngàn lính Ukraina được cử tới các thao trường trên toàn châu Âu để được huấn luyện sử dụng vũ khí hạng nặng của phương Tây, mà khi trở về lực lượng này sẽ  trở thành mũi xung kích chính trong thời gian tới.

Ukrainian soldiers learn how to use Challenger 2 tanks - video of the British Ministry of Defense.#UkraineRussianWar #Ukraine #ukrainecounteroffensive #Ukraine #Kherson #Soledar #Wagner #ATACMS #Bakhmut #HIMARS #Kramatorsk #Luhansk #Ukraina #Zaporizhzhia #Moscow #Crimea pic.twitter.com/TY3f0xEPcT

— RUSSIA vs Ukraine #2022/23 (@W_W_3_2022) March 18, 2023

Bản đồ Bakhmut theo nguồn ISW:

@TheStudyofWar March 17 2023 War Day 387
🇷🇺 limited ground attacks across the Kupyansk-Svatove-Kreminna line.
🇷🇺 offensive operations in and around Bakhmut.
🇷🇺 offensive operations along the outskirts of Donetsk City.
🇺🇦🇷🇺https://t.co/Mk3ISGeRoM pic.twitter.com/KXbv1c1tF9

— Michael Bérard 🇪🇺🇦🇫🇺🇦 (@berard_mike) March 18, 2023

Ngay cả nguồn Nga cũng cảnh báo về một cuộc phản công của phía Ukraina tại Bakhmut, khi cho rằng phía Ukraina đang tập trung rất nhiều vũ khí hạng nặng ở cách đó không xa, trong khi lực lượng Nga đang bị dàn mỏng do chiến trường ngày càng dài:

Prédiction:
Prochainement il y aura une importante contre offensive depuis Chasiv Yar pour sauver Bakhmut, profitant nottament de l'étirement de la ligne de front. pic.twitter.com/Tm2mBAlq7F

— Sun Tzu (@Sun_Tzu_Tao) March 18, 2023

Đã có một số phim từ hai nguồn cho thấy quân Ukraina đang tiến về Bakhmut cùng với nhiều vũ khí mới được viện trợ từ phương Tây:

Caso você esteja se perguntando por que a intensidade das notícias de Bakhmut caiu.

A Ucrânia dobrou a defesa de Bakhmut, com reforços chegando por dias. pic.twitter.com/Ep3LXTP88q


— @GeopoliticaBR (@geopoliticabra) March 18, 2023


Another Video from today shows a massive convoy of Ukrainian Armed forces reportedly seen in the direction of Bakhmut, Ukraine is sending reinforcements in Bakhmut to Stop Russian Advance in Bakhmut.#Ukraine #Russia pic.twitter.com/IUz5RJ4fM7

— UKRAINE LIVE 🇺🇦 (@defensesentinel) March 18, 2023


Những hình ảnh này được cho là ở đâu đó trên đường T0504 vào Bakhmut:

🇷🇺🇺🇦 Blindados ucranianos supuestamente en la carretera T-504, en dirección a la ciudad de Bakhmut. pic.twitter.com/99w1nnT7vL

— Poderío Militar 🇪🇸🇺🇦🇪🇸 (@PoderioMilitar) March 18, 2023

Xe bọc thép M113 đến từ Đan Mạch ở Chasiv Yar, phía tây Bakhmut:

#Ukraine/#Russia 🇺🇦🇷🇺:

🇺🇦#Ukrainian M113G4DK APC armed with 12.7mm M2 Browning, delivered from 🇩🇰#Denmark, in Chasiv Yar, near #Bakhmut, #Donetsk oblast. pic.twitter.com/5KecG4QNag


— 𝕻𝖗𝖆𝖎𝖘𝖊 𝕿𝖍𝖊 𝕾𝖙𝖊𝖕𝖍 (@praisethesteph) March 18, 2023

Bộ binh Ukraina dùng xe bọc thép YPR-765 do Hà Lan viện trợ tấn công vị trí của lính Nga:

Ukrainian infantry forces, with the support of YPR-765 armored personnel carriers provided by the 🇳🇱Netherlands, are storming 🇷🇺Russian positions west of #Bakhmut - UKrainian Front#UkraineRussianWar #Ukrainian #UkraineKrieg #Ukraine️ #ukraineinvasion #Internationalleaks pic.twitter.com/wVaeOrMn6a

— The HbK (@The5HbK) March 18, 2023

Chiến sự trong thành phố:

Ukrainian soldier firing rockets and an RPG round into a Waginer held building in Bakhmut pic.twitter.com/iIfwsPPRfm

— Seveer of the 95th rifles 🇺🇦🇬🇧 (@Seveerity) March 18, 2023


L'asilo è tornato sotto Bakhmut... pic.twitter.com/2YWJrA3mGw

— Maurizio Ferrato (@FerratoMaurizio) March 18, 2023

Here we go! Ready! Fire!
Border guards-mortars in Bakhmut
destroyed the enemy assault group.
And with a well-aimed shot at the ammunition cache, they "demilitarized" the advanced detachment of the "Wagner" infantry fighting unit.
We beat the occupier - we are getting closer to ✌️ pic.twitter.com/z725kLNMjx

— 🇺🇦 странная птица (@far_sharly) March 18, 2023


Không quân Nga liên tiếp ném bom phốt pho xuống các vị trí của phía Ukraina:

🇷🇺🇺🇦...Night assault on Artemovsk (Bakhmut) and the situation at the Artemovsk non-ferrous metal processing plant, for which heavy fighting continues. #Russian #Putin #RussiaUkraineWar #UkraineRussianWar #Bakhmut #Ukrainian #Zelensky #Biden #USArmy #EU #America #EU #NATO #Europe pic.twitter.com/xtAubjuzmW

— Vũ thế Hưng (@vuthehung_1995) March 18, 2023

Phim từ BBC ngay tại chiến trường:

"One company can kill 50 enemy soldiers in a day"

What the front looks like in the spring, why the AFU continue to defend #Bakhmut and what weapons have been destroying the Russians for 120 years — in a BBC video.

3/3 pic.twitter.com/KEETgDbHyG


— ✙ Albina Fella ✙ 🇺🇦🇬🇧🇫🇷🇩🇪🇵🇱🇺🇸🇨🇦🇦🇺 (@albafella1) March 18, 2023

Lính Ukraina di chuyển và chiến đấu trong một Bakhmut đổ nát:

Walking through the ruined Bakhmut today pic.twitter.com/ix1DsCeYJa

— Koba (@Roberto05246129) March 18, 2023


— 🔱Jun🔱 (@fGr6JW3waJ1FKMN) March 18, 2023


Một người lính Ukraina bị thương được đồng đội mang đi cấp cứu:

#Breaking: Bakhmut direction#UkraineRussianWar #Ukrainian #UkraineKrieg #ukraineinvasion #Internatiomalleaks #Russian #Russia pic.twitter.com/wkUt3cKNOw

— The HbK (@The5HbK) March 18, 2023

10 xe tăng Nga trúng bom:

The White Wolf Brigade of the Ukrainian forces destroys 10 tanks of the occupied Russian enemy near Bakhmut at night. pic.twitter.com/6H9VFKZZMk

— 🇺🇦 странная птица (@far_sharly) March 18, 2023

Con đường vào Bakhmut lúc này, tuy khó khăn nhưng có thể thấy vẫn thông suốt:

3318/ Road in the vicinity of #Bakhmut - #Artemovsk pic.twitter.com/Wff6zwZQT8

— Huligan (@Ghost132607472) March 18, 2023

Một xe bọc thép của Ukraina trúng đạn:

Foto de um veículo militar norte-americano enviado aos ucranianos destruído na cidade de Bakhmut, leste da Ucrânia, depois de um ataque russo com ATGM. (arma para ser usada em blindados) pic.twitter.com/BNXru1nlam

— Rany 🇧🇷 (@nt_rani) March 18, 2023

Lính Wagner:

📽🇷🇺 T-80 BVM operado por Wagner en Bakhmut. pic.twitter.com/oF7Gq0b6ZC

— Iván Psyko 🇪🇦🇺🇦 (@psyko_ivan) March 18, 2023

4. Ở phía Nam Bakhmut, quân Nga cũng đang tìm cách bao vây Avdiyivka. Suốt một năm qua, quân Nga tấn công vị trí này nhưng không có kết quả nhiều. Hầu như toàn bộ các đơn vị « lính tình nguyện » dân quân Donbas đã bị tiêu diệt và hiện được thay thế bởi các đơn vị lính tổng động viên đến từ Nga

Avdiyivka—another small Ukrainian city Russian forces are trying to encircle along with Bakhmut

Press officer said Russians attacked the city 21 times yday, lost 200 troops but received reinforcement

They advanced up to 3 km north of the city last month https://t.co/xe0YoXY7nN pic.twitter.com/jcoJTFqcvD


— Euromaidan Press (@EuromaidanPress) March 18, 2023

5. Quân Ukraina tổ chức một cuộc tấn công vào vị trí của Nga ở gần Robotyne, Zaporizhzhia. Một xe bọc thép bị phá hủy:

A Ukrainian YPR-765 armored personnel carrier was destroyed during an attempted Ukrainian attack in the vicinity of Robotyne, #Zaporizhzhia Oblast - UWT#UkraineRussianWar #Ukraine️ #Internationalleaks #Russian #Russia pic.twitter.com/TT1BJlVJ7s

— The HbK (@The5HbK) March 18, 2023

Quân Nga bắn phá các làng mạc gần khu vực chiến sự:

Consequences of the #Russian night attack on #Zaporizhzhia. pic.twitter.com/SW7XgDqk3x

— Kyivtoday 🇺🇦 (@Kyivtodaycom) March 18, 2023


Consecuencias de un ataque nocturno ruso con misiles contra la infraestructura civil en #Zaporizhzhia#RussiaIsATerroristState pic.twitter.com/NvToWhQXeV

— Tte.Dan (@kozako01) March 18, 2023


Xe BM-21 Grad của Nga bị bắn trúng:

Запорожское направление
Прямое попадание по российской РСЗО БМ-21 "Град". Совместная работа 44-й отдельной артиллерийской бригады и 128-й отдельной горно-штурмовой бригады#Украина #Запорожье #Ukrainе #Zaporizhzhia #RussiaIsATerroristState #UkraineRussiaWar pic.twitter.com/njz5D7yabR

— sergio (@SerDer_Daniels) March 18, 2023

6. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố: « Chính quyền Nga muốn có một cuộc đối thoại nghiêm túc để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina nhưng sẽ không chấp thuận bất cứ một tối hậu thư nào. »

can we therefore understand that #Moscow is in favor of the principle of mutual concessions with #Ukraine and #NATO-#USA and of strategic detente.
to inspire the #Kremlin: starting ideas👇https://t.co/z2hjtACetu@tassagency_en @mfa_russia @MFA_China @POTUS #Zelensky #Bakhmut #AP https://t.co/SMA1OK9Pyx

— MEDAWAR Omar (@OmarMedawar) March 18, 2023

…đồng thời nói rằng : « Nước Nga đã sẵng sàng lắng nghe những đề nghị của phương Tây và Ukraina về một phương pháp hòa bình để giải quyết cuộc xung đột, nhưng chỉ có thể làm điều này khi phương Tây xóa bỏ mọi cấm vận cũng như hạn chế về luật pháp chống lại Nga ».

"Russia is ready for the proposals of Western countries and Ukraine regarding the diplomatic settlement of the conflict, but it is possible to achieve a resolution of the conflict only by removing all sanctions and lawsuits in international bodies against Russia," said Ministry… https://t.co/CdyrcZZbac pic.twitter.com/H93wYdWonb

— NOËL 🇪🇺 🇺🇦 (@NOELreports) March 18, 2023

7. Xe cứu trợ nhân đạo từ Ba Lan đã bị pháo binh Nga bắn trúng trong lúc chở hàng cứu trợ tới Chasiv Yar. Hai tình nguyện viên bị thương và được chuyển tới bệnh viện, trong đó một người bị đánh giá là « nghiêm trọng ».

Vicino a Bakhmut, una granata ha colpito un minibus di volontari polacchi che portavano aiuti umanitari a Chasov Yar,scrive l'edizione ucraina Donbas 24
I volontari sono feriti.
Uno è stato evacuato dal Life Saving Center all'ospedale di Dnipro, scrive il quotidiano pic.twitter.com/FbNUwBlpNn

— Gianluca (@Gianl1974) March 18, 2023

Thêm một tuần nữa trôi qua, một điều có thể nhận thấy được là sức tấn công của phía Nga ngay cả ở chiến trường « trọng điểm » như Bakhmut cũng ngày càng yếu đi, còn phía Ukraina ngày càng nhận được thêm nhiều vũ khí quan trọng để chuẩn bị cho đợt phản công sắp tới. Nếu quân Nga sẽ tiếp tục thua trận, cùng với lệnh truy nã quốc tế, tổng thống Nga Putin sẽ khó có thể giữ được quyền lực và khi đó thậm chí có thể dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ độc tài này. Hơn 20 năm qua, Putin nắm quyền liên tục tại nước Nga và đã thay đổi Hiến pháp, để có thể nắm quyền cho đến chết.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH 18.03.2023


*********

Ấn Độ cảnh báo tình hình ‘mong manh, nguy hiểm’ ở biên giới

Khánh An

Ấn Độ cảnh báo tình hình ‘mong manh, nguy hiểm’ ở biên giới - Ảnh 1.

Một chốt kiểm soát của Ấn Độ trên đường đến Ladakh

REUTERS

Hãng Reuters ngày 18.3 dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho hay tình hình giữa nước này và Trung Quốc tại vùng Ladakh trên dãy Himalaya là mong manh và nguy hiểm, khi các lực lượng quân sự được điều động nhiều nơi rất sát nhau.

Ít nhất 24 binh sĩ thiệt mạng khi 2 bên đụng độ tại khu vực này vào năm 2020, nhưng tình hình đã yên lặng trở lại sau nhiều vòng đối thoại ngoại giao và quân sự.

Bạo lực đã nổ ra ở khu vực phía đông của đường biên giới chưa phân định giữa hai cường quốc châu Á trang bị vũ khí hạt nhân vào tháng 12.2022, nhưng không có trường hợp thiệt mạng.

"Tình hình tôi nghĩ vẫn còn rất mong manh vì có những nơi lực lượng điều động rất gần nhau và theo đánh giá quân sự thì hoàn toàn nguy hiểm", ông phát biểu tại một sự kiện do tờ India Today tổ chức.


Binh sĩ Ấn Độ, Trung Quốc đụng độ bằng gậy gộc, gạch đá tại vùng phân giới

Theo nhà ngoại giao này, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc không thể trở lại bình thường trừ khi tranh chấp biên giới được giải quyết theo thỏa thuận về nguyên tắc mà ông đạt được với giới chức ngoại giao Trung Quốc vào tháng 9.2020.

"Người Trung Quốc phải thể hiện điều đã thỏa thuận, và họ đã chật vật với chuyện đó", theo ông Jaishankar.

Dù lực lượng 2 nước đã rời khỏi nhiều khu vực, các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành về những điểm chưa giải quyết.

"Chúng tôi đã nói rất rõ với Trung Quốc rằng không thể có sự vi phạm về hòa bình và yên tĩnh, các vị không thể vi phạm thỏa thuận và muốn phần còn lại của mối quan hệ tiếp diễn như thể không có gì xảy ra. Điều đó là không thể biện hộ", Ngoại trưởng Jaishankar cho biết.

Nhà ngoại giao Ấn Độ cho hay ông đã thảo luận tình hình với tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương bên lề cuộc họp ngoại trưởng G20 tổ chức tại Ấn Độ mới đây.

Trung Quốc chưa bình luận về phát biểu mới nhất của Ngoại trưởng Jaishankar.

Về việc Ấn Độ giữ chức chủ tịch luân phiên của G20 trong năm nay, ông Jaishankar bày tỏ hy vọng rằng New Delhi có thể làm diễn đàn này "đúng hơn với nhiệm vụ toàn cầu của mình".

"G20 không nên là một câu lạc bộ tranh luận hay đấu trường chỉ dành cho phía bắc bán cầu. Toàn bộ các mối quan tâm toàn cầu cần phải được nắm bắt. Chúng tôi đã đưa ra quan điểm đó rất mạnh mẽ", theo Ngoại trưởng Ấn Độ.

Trước đó, 2 hội nghị cấp ngoại trưởng G20 ở Ấn Độ trong vòng 3 tuần qua đã bị phủ bóng bởi vấn đề chiến sự tại Ukraine.


**********

Chiến sự ngày 388: Wagner tuyển thêm quân, Nga không chấp nhận tối hậu thư của Ukraine

Vi Trân

Hai bên công bố thiệt hại mới

Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine ngày 18.3 cho hay lực lượng nước này đã đẩy lùi 100 đợt tấn công của Nga trong vòng 24 giờ, theo trang The Kyiv Independent. Ukraine cũng tuyên bố đã bắn hạ 11 trong số 16 máy bay không người lái (UAV) Shahed do Iran sản xuất được Nga triển khai vào cuối ngày 17.3. Ngoài ra, an ninh Ukraine tuyên bố phá hủy 10 xe tăng và xe bọc thép chở quân của Nga tại Donetsk trong đêm 17.3.

Chiến sự ngày 388: Wagner tuyển thêm quân, Nga không chấp nhận tối hậu thư của Ukraine - Ảnh 1.

Pháo binh Ukraine khai hỏa gần Bakhmut ngày 17.3

AFP

Về phía Nga, TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Igor Konashenkov ngày 18.3 cho biết lực lượng phòng không đã ngăn chặn 15 quả rốc két, bắn rơi 9 UAV của Ukraine trong 24 giờ. Ông nói Nga đã tấn công 89 đơn vị pháo binh của Ukraine tại nhiều khu vực, tiêu diệt 120 binh sĩ đối phương tại Donetsk, 60 người khác tại Kupiansk (tỉnh Kharkiv), 50 binh sĩ tại phía nam Donetsk và Zaporizhzhia.

Nga tăng hình phạt với hành vi phỉ báng binh sĩ

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18.3 thông qua việc sửa đổi luật cấm phỉ báng binh sĩ tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine, theo đài RT. Luật được các nghị sĩ thông qua trong tháng này đưa ra hình phạt đối với người phỉ báng, tuyên truyền thông tin sai lệch về thành viên các lực lượng vũ trang Nga. Tuy nhiên, sửa đổi mới sẽ mở rộng phạm vi với cả lực lượng tình nguyện hỗ trợ quân đội Nga.

Pháo tự hành của Nga hoạt động tại Donbass

Pháo tự hành của Nga hoạt động tại Donbass

BỘ QUỐC PHÒNG NGA

Người có hành vi phỉ báng có thể bị phạt từ 100.000 rúp đến 1,5 triệu rúp (30 triệu - 459 triệu đồng), hoặc phạt tù lên đến 7 năm (tăng thêm 2 năm so với mức cũ) và cấm tranh cử các chức vụ trong chính quyền. Người lan truyền thông tin giả mạo về lực lượng tình nguyện tham gia chiến dịch đặc biệt có thể bị phạt 15 năm tù, theo TASS.

Công ty quân sự tư nhân Wagner là một trong những lực lượng tình nguyện của Nga tham gia chiến dịch tại Ukraine. Lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin đã vận động bảo vệ các tay súng của ông trước hành vi mà ông gọi là tuyên truyền thông tin sai lệch. Tuy nhiên, ông cho rằng luật này không nên được sử dụng để bảo vệ các chỉ huy quân sự cấp cao, nhằm không ngăn cản những chỉ trích mang tính xây dựng giúp họ "làm việc có trách nhiệm" hơn.

Trong ngày 18.3, ông Prigozhin thông báo kế hoạch tuyển thêm 30.000 thành viên tính đến giữa tháng 5. CNN dẫn lời vị này cho biết Wagner đang tuyển 500 - 800 người mỗi ngày, có khi lên đến 1.200 người mỗi ngày.

Ông Putin bất ngờ đến Crimea

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Crimea trong ngày 18.3, đúng dịp 9 năm Nga sáp nhập bán đảo này.

Theo đài RT, nhà lãnh đạo tham quan trường học của trẻ em và khảo sát công trình xây dựng công viên lịch sử và khảo cổ Chersonesos.

Chiến sự ngày 388: Wagner tuyển thêm quân, Nga không chấp nhận tối hậu thư của Ukraine - Ảnh 4.

Tổng thống Vladimir Putin bắt tay ông Mikhail Razvozhayev (trái), tỉnh trưởng Sevastopol ngày 18.3

REUTERS

Ông Mikhail Razvozhayev, tỉnh trưởng Sevastopol, cho biết chính quyền thành phố sự kiến khánh thành trường nghệ thuật cho trẻ em trong ngày 18.3 và đã chuẩn bị mọi thứ cho cuộc gọi video với tổng thống nhưng ông Putin bất ngờ xuất hiện. "Cuối cùng, tổng thống đích thân đến nơi bằng xe hơi. Ông ấy là người cầm lái", ông Razvozhayev nói.

Lần gần nhất Tổng thống Putin đến Crimea là vào tháng 7.2020. Khi đó, ông dự lễ đặt ky của nhiều tàu chiến tại xưởng đóng tàu Zaliv tại thành phố Kerch. Hồi tháng 12 năm ngoái, nhà lãnh đạo đến cầu Crimea nối miền nam Nga với bán đảo Crimea, trong lúc cây cầu được sửa chữa sau vụ nổ vào tháng 10 cùng năm.

Nga lên án "lệnh bắt Tổng thống Putin"

Điện Kremlin ngày 18.3 tuyên bố Moscow không công nhận thẩm quyền của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) và cho rằng lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin mà tòa này mới ban hành là vô hiệu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói các quyết định của ICC "hoàn toàn không có ý nghĩa" đối với Nga. Trong khi đó, Chủ tịch Duma Quốc gia (hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin nói động thái này là bằng chứng về "sự cuồng loạn" của phương Tây.

Trong lệnh bắt giữ được công bố hôm 17.3, ICC cáo buộc ông Putin phạm tội ác chiến tranh vì trục xuất bất hợp pháp hàng trăm trẻ em khỏi Ukraine. Động thái của ICC sẽ buộc 123 quốc gia thành viên của tòa phải bắt giữ ông Putin nếu ông đặt chân lên lãnh thổ của họ, và chuyển nhà lãnh đạo tới The Hague (Hà Lan) để xét xử.

Nga nói "sẵn sàng giải quyết vấn đề Ukraine"

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 18.3 nói Moscow sẵn sàng lắng nghe những đề xuất nghiêm túc nhằm giải quyết khủng hoảng Ukraine nhưng sẽ không chấp nhận những tối hậu thư, theo TASS.

Bà Zakharova cho rằng "công thức hòa bình" của Ukraine, trong đó yêu cầu Nga rút khỏi các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson, Zaporizhzhia, Crimea, bồi thường chiến sự, nhận tội tại tòa quốc tế là "xa rời thực tế". "Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sẵn sàng lắng nghe những đề xuất thật sự nghiêm túc từ phương Tây và Ukraine về việc tìm giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc khủng hoảng, nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận những tối hậu thư", bà Zakharova nói.

Người phát ngôn lặp lại quan điểm của Nga để đạt hòa bình là các bên ngừng cung cấp vũ khí, lính đánh thuê cho Ukraine, ngừng hoạt động quân sự, Ukraine khôi phục vị thế trung lập, chấp nhận tình hình mới trên thực địa, phi quân sự hóa, phi phát xít hóa, tôn trọng quyền của người nói tiếng Nga và cộng đồng thiểu số tại Ukraine.

Thỏa thuận ngũ cốc được gia hạn

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 18.3 thông báo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc đã được gia hạn. "Sau cuộc đàm phán với cả hai bên (Nga và Ukraine), chúng tôi đã đảm bảo việc gia hạn thỏa thuận, vốn dự kiến hết hiệu lực vào ngày 19.3", hãng thông tấn Anadolu dẫn lời Tổng thống Erdogan nói tại buổi lễ ở tỉnh Canakkale. Nhà lãnh đạo không nói rõ thỏa thuận được gia hạn bao lâu. Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra thông báo tương tự và không nêu rõ thời gian được gia hạn.

Trong khi đó, Bộ trưởng Hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov thông báo trên Twitter rằng thỏa thuận "được gia hạn thêm 120 ngày". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cùng ngày nhấn mạnh rằng Nga chỉ đồng ý gia hạn thêm 60 ngày, theo TASS.

Trước đó, phía Ukraine không đồng ý và nói điều khoản ban đầu quy định thời hạn gia hạn tối thiểu là 120 ngày.

Thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc làm trung gian, được ký kết vào tháng 7.2022 với thời hạn 120 ngày và đã được gia hạn một lần (120 ngày) vào tháng 11.2022. Theo thỏa thuận, các bên đảm bảo Ukraine được xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Odessa, Chornomorsk và Yuzhne của Ukraine ở biển Đen. Một trung tâm điều phối hỗn hợp được thiết lập ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để kiểm tra các tàu nhằm ngăn vận chuyển vũ khí. Phía Nga cho biết nước này và Liên Hiệp Quốc cũng ký biên bản ghi nhớ ràng buộc các tổ chức quốc tế dỡ bỏ giới hạn trong việc xuất khẩu phân bón và nông sản của Nga. Moscow cho rằng nội dung này đã không được thực hiện trong khi phương Tây nhấn mạnh không cấm Nga xuất khẩu phân bón và nông sản.

Ukraine là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và thỏa thuận đã giúp giảm nhẹ cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới sau khi xung đột bùng phát. Theo Tổng thống Erdogan, nhờ thỏa thuận, 25 triệu tấn lương thực của Ukraine đã được phân phối ra thị trường thế giới.


********

Politico : Trung Quốc đã chuyển vũ khí và các thiết bị quân sự khác cho Nga

Thùy Dương

Các công ty Trung Quốc, trong đó một doanh nghiệp có mối liên hệ với chính quyền Bắc Kinh, đã chuyển cho nhiều thực thể Nga 1.000 khẩu súng trường và các thiết bị khác có thể được sử dụng vào mục đích quân sự, nhất là drone và áo chống đạn, theo các dữ liệu về thương mại và hải quan mà trang mạng  Politico của Mỹ thu thập được.

Thông tin được Politico loan tải trong bối cảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 17/03/2023 thông báo sẽ đến Matxcơva vào thứ hai tuần tới để gặp tổng thống Vladimir Putin, chuyến thăm chính thức Nga đầu tiên của chủ tịch Trung Quốc kể từ khi Nga xâm lược Ukraina.

Đây được xem là lần đầu tiên có dữ liệu để khẳng định rằng Trung Quốc đã chuyển một số loại vũ khí cho các công ty Nga, tuy nhiên vẫn chưa thể chứng minh cụ thể đây là sự trợ giúp của Bắc Kinh cho nỗ lực chiến tranh Ukraina của Nga.

Theo Politico, Bắc Kinh cũng tiếp tục chuyển cho Nga các drone, các linh kiện của drone, cũng như nhiều trang thiết bị « lưỡng dụng » chưa từng được khai báo, tức là các mặt hàng thương mại có thể được quân Nga sử dụng ở chiến trường Ukraina. Việc bán các mặt hàng lưỡng dụng cho phép Trung Quốc tăng cường viện trợ cho Matxcơva mà không bị các biện pháp trả đũa từ phương Tây. 

Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu đã cảnh báo Bắc Kinh không nên trợ giúp cho các nỗ lực quân sự của Nga ở Ukraina. Cách nay vài tuần, Âu - Mỹ nhận định việc Trung Quốc dự tính gửi vũ khí cho quân đội Nga có khả năng làm thay đổi bản chất của cuộc giao tranh trên bộ ở Ukraina.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington trong một thông cáo cho biết Bắc Kinh cam kết thúc đẩy các cuộc hòa đàm ở Ukraina. Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc nói « Trung Quốc không phải là nguồn cội khủng hoảng và không cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột này ».


*********

rfi.fr

Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ tổng thống Nga về tội ác chiến tranh

Thanh Phương

Hôm qua, 17/03/2023, Tòa án Hình sự Quốc tế, trụ sở tại La Haye, thông báo đã phát lệnh bắt giữ tổng thống Vladimir Putin về trách nhiệm của ông trong các tội ác chiến tranh xảy ra từ khi Nga tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraina cách đây hơn một năm, đặc biệt là các vụ đày trẻ em Ukraina đến Nga và các vùng bị chiếm đóng. Theo Kiev, hơn 16.000 trẻ em Ukraina đã bị đưa sang Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược ngày 24/022022.

Từ La Haye, thông tín viên RFI Stéphanie Maupas tường trình: 

« Đây là kết quả đầu tiên trong cuộc điều tra của Tòa án về Ukraina, bắt đầu từ cách đây 1 năm. Công tố viên của Tòa án, ông Karim Khan nhắm vào tổng thống Nga. Vladimir Putin bị tình nghi đã đày các trẻ em Ukraina đến Nga và đây là một tội ác chiến tranh. Ông cũng bị truy tố về tội đã di tản trái phép nhiều trẻ em Ukraina đến các vùng bị chiếm đóng, đặc biệt là vùng Donbass. 

Vladimir Putin bị truy tố với tư cách là thủ phạm  trực tiếp cũng như là đồng phạm, nhất là với Ủy viên về quyền trẻ em của Nga, bà Maria Lvova Belova.

Các lệnh bắt giữ liên quan đến những sự việc xảy ra từ ngày 24/02/2022, khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. Đó là các vụ chuyển những trẻ em, nhất là trẻ mồ côi đến Nga, một số đã được nhận làm con nuôi và được cấp quốc tịch Nga. 

Nội dung của các lệnh bắt giữ này không được công bố, nhưng theo giải thích của Tòa án trong một thông cáo, thông tin nói trên được đưa ra nhằm tìm cách ngăn chặn những tội ác tương tự trong tương lai. 

Các lệnh bắt giữ kể từ nay được ban hành, nhưng việc khó nhất là phải làm sao bắt được tổng thống Nga. Matxcơva đã có phản ứng, nhắc lại rằng Nga chưa phê chuẩn hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế. » 

Hôm qua, các quan chức cao cấp của Nga, trong đó có phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov, đã bác bỏ lệnh bắt giữ tổng thống Putin, nhắc lại rằng Matxcơva không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế. Ngược lại, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky thì ca ngợi một quyết định “lịch sử” của Tòa án Hình sự Quốc tế. 

Về phản ứng của các nước khác, đối với tổng thống Mỹ Joe Biden, lệnh bắt giữ tổng thống Putin về tội ác chiến tranh là “đúng đắn”. Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Joseph Borrel thì cho đây là một “quyết định quan trọng”.


*********

rfi.fr

Sau 9 năm Crimée bị Nga sáp nhập, Ukraina quyết tâm giành lại bán đảo này

Chi Phương


CHIẾN TRANH UKRAINA

Đăng ngày:

Lễ kỷ niệm bán đảo Crimée 9 năm bị sáp nhập vào Nga, Crimée, ngày 17/03/2023.
Lễ kỷ niệm bán đảo Crimée 9 năm bị sáp nhập vào Nga, Crimée, ngày 17/03/2023. AP

Cách nay 9 năm, ngày 18/03/2014, tổng thống Vladimir Putin đã ký thoả thuận sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý bị cho là “giả tạo”. Vấn đề Crimée nổi lên kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của Ukraina. Mong muốn của Kiev giành lại bán đảo Crimée đã khiến phương Tây bối rối.  

"Qua việc giành lại bán đảo Crimée, chúng ta sẽ lập lại hòa bình. Đó là lãnh thổ của chúng ta, dân tộc chúng ta, lịch sử của chúng ta", Volodymyr Zelensky đã viết như vậy trên Twitter vào tháng trước. Tổng thống Ukraina thường xuyên tuyên bố rằng Ukraina sẽ giành lại kiểm soát bán đảo bị sáp nhập này. Kể từ khi Nga rút quân khỏi Kherson và khu vực hữu ngạn sông Dniepr, viễn cảnh này có vẻ như không còn khó thực hiện so với hồi đầu cuộc tấn công của Nga.

Các lãnh đạo phương Tây vẫn luôn công khai khẳng định rằng Crimée thuộc về Ukraina, nhưng trên thực tế đối với họ, bán đảo này có vẻ như là một trường hợp đặc biệt. Tuy không nói ra, nhưng nhiều quan chức tin rằng Ukraina không đủ khả năng giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình bằng vũ lực. Paris cũng như Luân Đôn hay Berlin đều nhấn mạnh rằng phương Tây chỉ có thể hỗ trợ nỗ lực chiến tranh trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, cũng có lo ngại về việc Nga sẽ phản ứng dữ dội hơn hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, dobán đảo Crimée có giá trị biểu tượng và chính trị rất quan trọng đối với Vladimir Putin.   

Những nước ủng hộ Ukraina không khuyến khích nước này giành lại Crimée nhưng không công khai nói điều này. Về mặt chính thức họ để cho Kiev tự quyết định về nhịp độ của cuộc chiến.  


*********

Tin tức thế giới 18-3: Nhiều nước ủng hộ lệnh bắt ông Putin; Nga nói 'không thể chấp nhận được'


Tin tức thế giới 18-3: Nhiều nước ủng hộ lệnh bắt ông Putin; Nga nói không thể chấp nhận được - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp ủy viên về quyền trẻ em của Nga Maria Lvova-Belova vào tháng 2-2023 - Ảnh: REUTERS

Nga khẳng định lệnh bắt ông Putin vô hiệu 

Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) và coi các phán quyết của cơ quan này là vô hiệu lực, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời ngày 17-3 về việc ICC phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Thực tế, đó là điều duy nhất tôi có thể nói với quý vị về quyết định này", Hãng tin Tass dẫn lời ông Peskov chỉ trích lệnh bắt là "thái quá và không thể chấp nhận được". 

Tuy nhiên, người phát ngôn Nga không trả lời câu hỏi liệu quyết định của tòa án có ảnh hưởng đến chuyến thăm của ông Putin tới các quốc gia đã công nhận quyền tài phán của ICC hay không.

Trước đó, ICC đã phát lệnh bắt ông Putin và ủy viên về quyền trẻ em của Nga Maria Lvova-Belova với cáo buộc vi phạm "các tội ác chiến tranh" tại Ukraine. 

Nhiều nước phương Tây đã lên tiếng ủng hộ quyết định này. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định việc Nga phạm tội ác chiến tranh là điều "không phải nghi ngờ", trong khi Pháp tuyên bố "không ai có thể thoát khỏi công lý".

Giải thích về động thái này, công tố viên Karim Khan của ICC giải thích rằng các thẩm phán tin rằng có "cơ sở hợp lý" để nghi ông Putin có trách nhiệm hình sự trong việc hàng trăm trẻ em Ukraine đã được đưa tới Nga. 

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Khan cho biết ông Putin có thể bị bắt giữ nếu đặt chân đến bất cứ đâu tại 120 quốc gia công nhận ICC. 

Công tố viên của ICC cho biết đây chỉ là "bước đầu" và vẫn còn nhiều cuộc điều tra đang tiếp diễn về xung đột ở Ukraine.

* Mỹ nối lại hoạt động do thám trên Biển Đen. Ngày 17-3, các quan chức Mỹ cho biết Washington đã nối lại hoạt động của các máy bay do thám không người lái sau vụ chiếc MQ-9 Reaper của nước này rơi sau khi va chạm với tiêm kích Su-27 của Nga.

Hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức này xác nhận một chiếc RQ-4 Global Hawk đã thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đen cùng ngày. 

Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó cũng khẳng định sẽ không ngừng hoạt động do thám tại khu vực này.

Tin tức thế giới 18-3: Nhiều nước ủng hộ lệnh bắt ông Putin; Nga nói không thể chấp nhận được - Ảnh 3.

Mỹ công bố hình ảnh tiêm kích Su-27 của Nga áp sát máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Washington ngày 14-3 - Ảnh: REUTERS

* Nga đồng ý kéo dài thỏa thuận ngũ cốc đến ngày 18-5. Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia cho biết Matxcơva đã thông báo cho Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine rằng nước này sẽ gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ở Biển Đen trong 60 ngày. 

Trước đó, Ukraine cho biết muốn thỏa thuận được gia hạn thêm 120 ngày. 

Ngày 17-3, Liên Hiệp Quốc cho biết đang "làm mọi thứ có thể" để đảm bảo một thỏa thuận cho phép tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng Biển Đen. 

Thỏa thuận, do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian giữa Nga và Ukraine, được ký vào tháng 7-2022 và gia hạn thêm 120 ngày vào tháng 11-2022 nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu một phần do xung đột Ukraine. Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào ngày 18-3.

Ông Nebenzia cũng đặt thời hạn 2 tháng cho các nước phương Tây và Mỹ để gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ngành nông nghiệp của Nga. 

Trước đó, Matxcơva chỉ trích thỏa thuận ngũ cốc chỉ thực hiện việc xuất khẩu của Ukraine mà phớt lờ xuất khẩu của Nga. 

Chính quyền Pháp đối mặt với bỏ phiếu bất tín nhiệm. 

Sau khi quyết tâm thúc đẩy cải cách hưu trí, chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. 

Ngày 17-3, các chính trị gia đối lập của Pháp đã yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ để đáp lại việc Thủ tướng Elisabeth Borne kích hoạt điều 49:3 của Hiến pháp để thông qua dự luật cải cách hưu trí mà không cần bỏ phiếu ở Quốc hội.

Tin tức thế giới 18-3: Nhiều nước ủng hộ lệnh bắt ông Putin; Nga nói không thể chấp nhận được - Ảnh 5.

Người biểu tình trên đường ray tàu hỏa ở Bordeaux, Pháp, ngày 17-3 - Ảnh: AFP

Trên toàn nước Pháp, biểu tình bùng nổ dữ dội sau động thái của chính phủ nhằm nâng tuổi hưu từ 62 lên 64. Hơn 300 người bị bắt giữ, theo Bộ Nội vụ nước này. 

Biểu tình, kéo dài từ tháng 1-2023, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, trường học và các dịch vụ công ở Pháp. Tuy nhiên, công đoàn tiếp tục kêu gọi biểu tình vào tuần sau.

* Ông Trump trở lại Facebook, YouTube. "Tôi đã trở lại", cựu tổng thống Mỹ Donald Trump viết trong bài đăng đầu tiên ngày 17-3 sau khi được mở lại tài khoản mạng xã hội Facebook và YouTube. 

Kèm với bài đăng là đoạn video khoảng 12 giây khi ông có bài phát biểu chiến thắng tại cuộc bầu cử năm 2016 rằng: "Xin lỗi vì để mọi người đợi lâu, chuyện phức tạp". 

Ông Trump đã bị nhiều mạng xã hội cấm cửa sau vụ những người ủng hộ ông tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ năm 2021.

* Mỹ treo thưởng 20.000 USD để giải cứu công dân bị bắt cóc ở Mexico. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết những ai cung cấp thông tin có thể giúp giải cứu công dân Mỹ Maria del Carmen Lopez sẽ nhận được món tiền thưởng trên. 

Đài CNN dẫn lời văn phòng FBI ở Los Angeles cho biết bà Carmen Lopez, 63 tuổi, bị bắt cóc tại nhà mình ở Mexico cách đây hơn một tháng. 

Đầu tháng này, 4 người Mỹ cũng đã bị các thành viên băng đảng ma túy ở Mexico nổ súng bắn và bắt đi ngay sau khi tới Mexico, trong đó 2 người đã thiệt mạng.

Quận Cam hứng bão

Hình ảnh hồ bơi sau một nhà dân nằm cheo leo bên miệng hố sạt lở thuộc thành phố San Clemente, thuộc quận Cam, bang California (Mỹ) cho thấy sức tàn phá của bão quét qua nơi này những ngày qua. (Ảnh: REUTERS)


**********

Chiến sự ngày 387: Ba Lan, Slovakia hứa gửi chiến đấu cơ cho Ukraine, Nga cảnh báo


Trong bản cập nhật chiến sự vào sáng 17.3, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine nói rằng lực lượng Nga đã phóng 5 tên lửa và tiến hành 18 cuộc không kích trong 24 giờ trước đó, theo trang The Kyiv Independent.

Các lực lượng Nga cũng đã thực hiện hơn 100 cuộc tấn công từ nhiều hệ thống rốc két phóng loạt, theo Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine.

Chiến sự ngày 387: Ba Lan, Slovakia hứa gửi chiến đấu cơ cho Ukraine, Nga cảnh báo   - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine bắn một quả đạn cối vào một vị trí tiền tuyến gần thành phố Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk ngày 16.3

Reuters

Trong khi đó, Không quân Ukraine nhắm mục tiêu vào 7 căn cứ tạm thời của Nga, còn lực lượng tên lửa và pháo binh Ukraine tấn công 5 căn cứ tạm thời, 5 sở chỉ huy, 2 trạm radar, kho chứa nhiên liệu, thiết bị gây nhiễu và hệ thống phòng không, theo Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine.

Đến tối 17.3 chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

Tốc độ tiến quân của Nga ở mức thấp nhất kể từ tháng 1?

Bộ Quốc phòng Anh ngày 17.3 nhận định quân chính quy của Nga và lực lượng lính đánh thuê của công ty quân sự tư nhân Wagner gần đây đã giành được một số vị trí phía tây sông Bakhmutka ở trung tâm thành phố Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk.

"Tuy nhiên, nhìn rộng hơn trên toàn tuyến, Nga đang tiến hành một số hành động tấn công cục bộ với tốc độ thấp nhất kể từ ít nhất là tháng 1.2023", Bộ Quốc phòng Anh đánh giá trong bản cập nhật tình báo mới nhất.

Bộ Quốc phòng Anh cho rằng tốc độ tấn công thấp của Nga "rất có thể" liên quan đến tình trạng quân đội Nga tạm thời không đạt hiệu quả chiến đấu của các đội hình được triển khai ở một mức độ nào đó.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Anh, giới chỉ huy quân đội Nga sẽ cố gắng khôi phục tiềm năng tấn công của các lực lượng sau khi bổ sung nhân lực và đạn dược.

"Trong khi chờ đợi, các chỉ huy có thể sẽ buộc phải lựa chọn giữa việc tiến hành các hoạt động tấn công và việc tổ chức một cuộc phòng thủ toàn diện đáng tin cậy", Bộ Quốc phòng Anh nhận định.

Đến tối 17.3 chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với đánh giá trên của Bộ Quốc Phòng Anh.

Trong khi đó, quyền lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Denis Pushilin ngày 17.3 nói rằng các lực lượng Nga đang tiến vào Bakhmut sau khi ngăn chặn nỗ lực rút lui của một số đơn vị quân sự Ukraine, theo Hãng tin TASS.

Phương Tây cảnh báo Ukraine đừng để phí "nỗ lực cuối cùng" về viện trợ đạn dược vì Bakhmut

Slovakia sẽ tặng 13 máy bay chiến đấu cho Ukraine

Thủ tướng Slovakia Eduard Heger ngày 17.3 cho hay nước này sẽ tặng 13 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine, theo AFP.

"Chúng tôi sẽ bàn giao 13 máy bay MiG-29 của chúng tôi cho Ukraine", Thủ tướng Heger nói với các phóng viên, đồng thời cho biết thêm Bratislava cũng sẽ chuyển giao hệ thống phòng không Kub cho Kyiv.

Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad nói rằng việc chuyển giao các máy bay MiG-29 từ Slovakia tới Kiev sẽ mất "vài tuần".

Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 16.3 thông báo rằng Warsaw sẽ gửi 4 máy bay MiG-29 do Liên Xô sản xuất tới Ukraine "trong những ngày tới".

Trong khi đó, Điện Kremlin ngày 17.3 tuyên bố các máy bay chiến đấu mà Ba Lan và Slovakia sẽ gửi cho Ukraine sẽ bị phá hủy, đồng thời lặp lại rằng việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Kyiv sẽ không làm thay đổi các mục tiêu quân sự của Nga.

Nga khen thưởng phi công "hạ" UAV Mỹ

Hãng tin RIA ngày 17.3 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã trao tặng "giải thưởng nhà nước" cho các phi công của hai máy bay chiến đấu Su-27 trong vụ máy bay không người lái (UAV) MQ-9 của Mỹ rơi ở biển Đen hôm 14.3, theo Reuters.

Khi công bố các giải thưởng ngày 17.3, Bộ Quốc phòng Nga tái khẳng định các máy bay Nga đã không va chạm với UAV Mỹ, và chiếc MQ-9 rơi vì chuyển hướng gấp dẫn đến mất lái và mất cao độ. Moscow cũng cho rằng thiết bị của Mỹ đã xâm phạm ranh giới khu vực được thiết lập tạm thời cho "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine.

Bản tin cũng dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng hành động của Mỹ giống như một sự khiêu khích nhằm gia tăng căng thẳng

Ông Tập Cận Bình sẽ thăm Nga vào tuần sau

Reuters dẫn lại thông báo Điện Kremlin đưa ra ngày 17.3 cho biết theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga từ ngày 20-22.3.

"Trong các cuộc hội đàm, hai bên sẽ thảo luận các vấn đề thời sự về phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc", Điện Kremlin cho biết.

"Một số văn kiện song phương quan trọng sẽ được ký kết", Điện Kremlin thông báo thêm.

Thông tin chuyến đi cũng được Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong họp báo chiều 17.3 cho biết Chủ tịch Tập sẽ trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực với Tổng thống Putin trong chuyến thăm Nga.


***********

Hai nước NATO gửi tiêm kích cho Ukraine

Thụy Miên

Phi đội gồm 11 tiêm kích MiG-29 của Slovakia chính thức về hưu mùa hè năm ngoái và đa số trong tình trạng không hoạt động. Slovakia sẽ gửi cho Ukraine những chiếc còn sử dụng được, số máy bay còn lại sẽ trở thành nguồn cung cấp phụ tùng. 

Nước này cũng viện trợ một số hệ thống phòng không KUB của mình cho Ukraine.

Xem nhanh: Chiến dịch ngày 386, Nga mò UAV Mỹ, Ukraine nhận MiG-29; sắp có hội đàm Putin-Tập Cận Bình

00:19:42

Xem nhanh: Chiến dịch ngày 386, Nga "mò" UAV Mỹ, Ukraine nhận MiG-29; sắp có hội đàm Putin-Tập Cận Bình

Một ngày trước, Ba Lan tuyên bố sẽ chuyển giao 4 chiếc MiG-29 cho Kyiv trong những ngày tới, trở thành nước đầu tiên trong số các đồng minh cung cấp dòng máy bay chiến đấu cho Ukraine. Còn Bỉ cho hay sẽ cung cấp 240 xe tải quân sự hiệu Volvo cho Ukraine.

Hai nước NATO gửi tiêm kích cho Ukraine - Ảnh 1.

Ảnh chụp từ clip Lầu Năm Góc công bố về vụ va chạm với máy bay trên Biển Đen

Reuters

TASS hôm 17.3 đưa tin lực lượng Nga dưới sự hỗ trợ hỏa lực của Quân đoàn Donetsk số 1 đã đẩy mạnh tấn công ở mặt trận Maryinka, xóa sổ 3 cứ điểm của Ukraine. Còn ở điểm cách Bakhmut vài ki lô mét, các đơn vị tấn công bộ binh Ukraine cho biết chuẩn bị sẵn sàng trước bất kỳ kịch bản nào.

Trong khi đó, tình hình tại Biển Đen tiếp tục căng thẳng sau khi Hải quân Nga tăng cường sự hiện diện tại đây theo sau vụ va chạm giữa tiêm kích Su-27 của Nga với MQ-9 của Mỹ hôm 14.3. Lầu Năm Góc công bố video clip ghi hình "bằng chứng" cho thấy 2 tiêm kích Nga tiếp cận và xả nhiên liệu gần chiếc MQ-9. Kế đến, một chiếc Su-27 va vào cánh quạt của MQ-9, khiến máy bay Mỹ rơi xuống Biển Đen. Theo TASS, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trao phần thưởng cho các phi công Su-27 nhờ công ngăn chặn máy bay Mỹ đi vào vùng Nga đang tổ chức chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Phương Tây cảnh báo Ukraine đừng để phí "nỗ lực cuối cùng" về viện trợ đạn dược vì Bakhmut


***********

Đội biệt kích Ukraine ngăn Nga khép vòng vây Bakhmut

Ẩn mình trong khu rừng nhỏ, chỉ huy đơn vị biệt kích Ukraine thông báo cho các binh sĩ nhiệm vụ ngăn chặn lực lượng Nga đang tấn công Bakhmut.

Các đơn vị biệt kích Ukraine có nhiệm vụ bảo vệ làng Grygorivka, cách Bakhmut khoảng 10 km về phía tây bắc. Nếu binh sĩ Nga và nhóm lính Wagner chiếm được làng Grygorivka, họ sẽ khép chặt gọng kìm bao vây Bakhmut, định đoạt chiến trường tại nơi chứng kiến giao tranh đẫm máu nhất nhiều tháng qua.

"Chúng tôi phòng ngự từ các ngọn đồi xung quanh làng. Nhiệm vụ của chúng tôi là ngăn đối phương tấn công và hỗ trợ pháo binh cho bộ binh", chỉ huy nhóm biệt kích, 45 tuổi, nói.

Nhóm biệt kích Ukraine mặc trang phục ngụy trang, mang theo súng trường tấn công Tavor TAR-21 do Israel thiết kế và sản xuất ở Ukraine.

Ở chiến trường xung quanh Bakhmut, tiếng pháo kích liên tục vang lên, báo hiệu các đợt giao tranh dữ dội giữa Nga và Ukraine.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine sáng 16/3 cho biết lực lượng Nga đã tấn công dữ dội làng Orikhovo-Vasylivka và Bogdanivka, cách tuyến phòng ngự của đội biệt kích vài km. Các đơn vị Ukraine tại hai làng này đã đẩy lùi nhiều đợt xung kích của đối phương.

"Tình hình rất khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn kiểm soát được", chỉ huy đội biệt kích Ukraine cho biết.

Chỉ huy này cho hay Nga có lợi thế về pháo binh và Ukraine đang chịu tổn thất nặng nề vì điều này. "Đó là lý do khiến chúng tôi phải lùi lại, song đôi lúc cũng phản công", ông nói, thêm rằng Nga đang tìm cách chiếm làng Bogdanivka, sau đó là Chasiv Yar, để "thắt miệng túi" bao vây Bakhmut.

Chasiv Yar, thị trấn nhỏ gần phía tây Bakhmut, cũng là mục tiêu lực lượng Nga đang nhắm tới để khép gọng kìm.

Các binh sĩ của một đơn vị đặc nhiệm Ukraine tập trung ở khu rừng gần Bakhmut hôm 15/3. Ảnh: AFP.

Các binh sĩ của một đơn vị đặc nhiệm Ukraine tập trung ở khu rừng gần Bakhmut hôm 15/3. Ảnh: AFP.

Tại thị trấn nhỏ Pryvillya, cách mặt trận khoảng 2 km, người lính có mật danh "Romeo" đang chỉ huy một đơn vị cắm chốt ở đây cho biết Nga đã tổ chức tấn công suốt một tuần qua, nhằm áp sát trung tâm Bakhmut.

Ở Pryvillya, mật độ pháo kích diễn ra ít hơn và hai bên chủ yếu sử dụng máy bay không người lái (UAV) để tấn công nhau.

Max, 40 tuổi, đang điều khiển một UAV mang lựu đạn hướng về phía khu rừng nơi lực lượng Nga đóng quân. Trên màn hình điều khiển của Max, khung cảnh bên dưới hiện lên rõ ràng.

Max điều khiển chiếc UAV bay lơ lửng cách mặt đất khoảng 20 m. Tuy nhiên, khi tiến gần mục tiêu, tín hiệu điều khiển chiếc UAV đột nhiên bị gián đoạn. Max vội vã nhấn nút thả lựu đạn rồi cố điều khiển chiếc UAV quay về chỗ mình, khiến quả lựu đạn trượt mục tiêu.

"Nga đang gây nhiễu, cắt tín hiệu giữa UAV và người điều khiển", Max nói. Chiếc UAV của Max có một vài vết đạn, dấu hiệu cho thấy lực lượng Nga đã nhắm bắn khi nó mất kiểm soát và hạ độ cao.

Max cho biết đã mất tổng cộng 62 UAV kể từ khi bắt đầu xung đột, có ngày tới ba chiếc bị rơi.

"Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến này trong thời gian dài và huấn luyện lực lượng tác chiến điện tử", Zyma, lãnh đạo đơn vị điều khiển UAV ở miền nam Ukraine, nhận định, thêm rằng phía Nga dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để chặn tín hiệu tới UAV, hoặc tạo tín hiệu giả để UAV đi chệch hướng.

Max cho biết các binh sĩ Ukraine vẫn cố gắng làm việc hiệu quả nhất có thể. "Tôi cảm thấy ổn vì có thể nhìn thấy ngay kết quả nỗ lực của mình. Tôi có thể sử dụng thời gian và đạn dược một cách hiệu quả. Điều đó khiến tôi hài lòng", Max nói.

Ngọc Ánh (Theo AFP)


**********

Mẫu thiết giáp được Ukraine tin dùng ở Bakhmut


Xe chiến đấu bộ binh BTR-4 là mẫu thiết giáp được quân đội Ukraine sử dụng phổ biến nhất trong nỗ lực phòng thủ thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk trước đà tấn công liên tục của lực lượng Nga.

Video được chia sẻ trên mạng xã hội tháng trước cho thấy BTR-4 hiệp đồng với nhóm binh sĩ Ukraine tấn công vị trí của một nhóm tay súng Wagner ở phía bắc Bakhmut. Trận đánh thể hiện khả năng chiến đấu của một trong những mẫu thiết giáp được Ukraine tin dùng nhất hiện nay, đặc biệt là trong các trận đánh ác liệt tại Bakhmut.

BTR-4 là dự án tư nhân do Nhà máy chế tạo máy Morozov, cơ sở sản xuất tăng thiết giáp nổi tiếng của Ukraine, triển khai đầu thập niên 2000. Nguyên mẫu xe được trưng bày tại triển lãm ở thủ đô Kiev hồi tháng 6/2006, dây chuyền sản xuất hàng loạt khởi động cuối năm 2008 và lô hàng 10 chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế quân đội Ukraine năm 2009.

Mẫu thiết giáp được Ukraine tin dùng ở Bakhmut

Xe thiết giáp BTR-4 Ukraine hiệp đồng với bộ binh tấn công vị trí tay súng Wagner trong video hồi tháng 2. Video: Twitter/Militarylandnet.

Thiết kế nội thất của BTR-4 có nhiều khác biệt với các dòng BTR-60/70/80 ra đời từ thời Liên Xô và vẫn phục vụ trong biên chế quân đội Ukraine, với một số điểm tương đồng các xe thiết giáp phương Tây.

Lái xe và trưởng xe ngồi phía trước, động cơ và hệ thống truyền động nằm giữa thân, trong khi khoang chở bộ binh nằm phía sau. Thiết kế này cho phép nhà sản xuất triển khai nhiều cấu hình khác nhau trên khung thân BTR-4 cơ bản, từ chiến đấu và chở quân đến xe cứu thương hoặc cứu kéo phương tiện cơ giới.

Xe chiến đấu bộ binh BTR-4 được trang bị cụm vũ khí gồm pháo tự động 2A72 cỡ nòng 30 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm, súng phóng lựu tự động 30 mm và tối đa 4 tên lửa chống tăng dẫn đường. Vỏ thép hàn của xe chống chịu được đạn bộ binh và có thể làm đạn chống tăng RPG chệch hướng, mặt trong được bọc vật liệu kevlar để ngăn mảnh văng xuyên phá gây sát thương.

Đơn hàng lớn đầu tiên của dòng xe này được Ukraine công bố năm 2012, khi Bộ Quốc phòng Iraq đặt mua 450 chiếc BTR-4E. Tuy nhiên, quân đội Iraq hủy đơn hàng sau khi nhận 88 phương tiện vì cho rằng xe BTR-4E có vấn đề về chất lượng. Lục quân Ukraine sau đó tiếp nhận 52 xe đã xuất xưởng nhưng chưa được chuyển cho Iraq.

Nigeria được bàn giao khoảng 40-50 chiếc BTR-4E vào năm 2014, dòng xe này cũng vượt qua thử nghiệm và đánh giá của quân đội Indonesia nhưng Jakarta hồi năm 2017 thông báo từ bỏ ý định mua hàng.

Các đơn vị Vệ binh Quốc gia Ukraine tiếp nhận 10 xe BTR-4E vào tháng 4/2014 và sử dụng chúng trong trận đánh ở Slavyansk, khiến dân quân thân Nga bị đẩy lùi khỏi thành phố và phái rút về Donetsk. Nhiều quân nhân Ukraine khi đó đã ca ngợi khả năng phòng vệ, cơ động và hệ thống kính ngắm của BTR-4.

Quân đội và Vệ binh Quốc gia Ukraine biên chế khoảng 250 xe BTR-4 trước khi nổ ra chiến sự với Nga hồi tháng 2/2022. Nhu cầu sử dụng thiết giáp này trên chiến trường tăng lên, buộc nhà máy Morozov gấp rút xuất xưởng một số xe gần hoàn thiện.

BTR-4 là một trong những xe thiết giáp tốt nhất của Ukraine, nhưng nó không phải xe tăng và rất dễ tổn thương trước hỏa lực đối phương. Lực lượng Nga đã phá hủy hoặc thu giữ ít nhất 77 chiếc BTR-4 trong hơn một năm qua, tương đương 1/4 số xe trong biên chế Ukraine.

Thiết giáp BTR-4 thuộc Lữ đoàn số 92 diễn tập ở Yavoriv, miền tây Ukraine, hồi năm 2017. Ảnh: US Army.

Thiết giáp BTR-4 thuộc Lữ đoàn số 92 diễn tập ở Yavoriv, miền tây Ukraine, hồi năm 2017. Ảnh: US Army.

Nhiều chiếc còn lại đang được triển khai ở Bakhmut trong đội hình Lữ đoàn Spartan thuộc Bộ Nội vụ Ukraine và Lữ đoàn Bộ binh cơ giới số 92 của lục quân. Một số xe được bổ sung giáp lồng để đối phó đạn chống tăng RPG-7.

Giới chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá BTR-4 phù hợp với tác chiến đô thị nhờ khả năng cơ động cao và pháo 2A72 có tốc độ bắn nhanh. Tuy nhiên, chúng cần được bộ binh yểm trợ chặt chẽ để ngăn đối phương tập kích, điều được thể hiện rõ trong video trận đánh hồi tháng 2.

Trong video, xe BTR-4 Ukraine khai hỏa về vị trí của các tay súng Wagner ở khoảng cách rất gần, đồng thời liên tục di chuyển tiến lùi để tránh hỏa lực bắn trả từ đối phương. Bộ binh Ukraine cũng cẩn thận càn quét khu vực phía sau xe, nhằm tránh nguy cơ đối phương tập hậu và phá hủy chiếc BTR-4.

BTR-4 cũng dễ tổn thương bởi hỏa lực pháo binh trên tuyến đường cuối cùng để tiếp cận Bakhmut, vốn nằm trong tầm bắn của nhiều đơn vị Nga những ngày gần đây. Ít nhất hai xe BTR-4 đã bị phá hủy trong vài tuần qua, ảnh hưởng đáng kể tới năng lực chiến đấu của các đơn vị cố thủ tại Bakhmut.

"BTR-4 là khí tài rất hiệu quả, nhưng các vũ khí hiện đại nhất cũng luôn đối mặt nguy cơ biến thành sắt vụn ở chiến trường ác liệt nhất tại Ukraine", chuyên gia quân sự Mỹ David Axe nhận xét trong bài viết trên Forbes.

Vũ Anh (Theo Forbes)


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 19 -3-2023 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx

HoaLuc 7**********

voatiengviet.com

Mỹ tái tục các chuyến bay không người lái trên Biển Đen sau khi Nga nghênh cản

Reuters

Mỹ đã tái tục các chuyến bay không người lái do thám bên trên khu vực Biển Đen sau khi một máy bay chiến đấu của Nga nghênh cản hôm thứ Ba khiến máy bay không người lái do thám của Mỹ rơi xuống biển, hai quan chức Mỹ cho biết ngày thứ Sáu.

Một chiếc RQ-4 Global Hawk đã thực hiện một phi vụ tới khu vực này vào ngày thứ Sáu, các quan chức cho biết, với một người nói thêm rằng đây là chuyến bay không người lái đầu tiên như vậy kể từ sự cố hôm thứ Ba. Các quan chức Lầu Năm Góc đã nhiều lần nhấn mạnh trong tuần này rằng vụ việc sẽ không ngăn cản Washington thực hiện các phi vụ như vậy.

Tuy nhiên, vụ triệt hạ máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ ngày thứ Ba là sự cố trực tiếp đầu tiên giữa Mỹ và Nga kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu, làm xấu đi mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Washington và Moscow khi cả hai nước công khai quy trách lẫn nhau.

Nga bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng hai máy bay chiến đấu Su-24 của họ đã hành động liều lĩnh xung quanh máy bay không người lái của Mỹ, thay vào đó, Nga nói máy bay không người lái “lạng lách mạnh” dẫn đến tai nạn.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc công bố một đoạn video ngày thứ Năm cho thấy một máy bay chiến đấu Su-27 của Nga áp sát máy bay không người lái và rải nhiên liệu gần nó, điều mà các quan chức Mỹ cho là một nỗ lực rõ ràng nhằm làm hỏng máy bay Mỹ khi nó đang bay.

Nó cũng cho thấy đường truyền video bị mất sau một vụ áp sát khác của phía Nga, mà Lầu Năm Góc nói là do một máy bay chiến đấu của Nga va chạm với máy bay không người lái.

Đoạn video kết thúc với hình ảnh cánh quạt của máy bay không người lái bị hư hỏng mà Lầu Năm Góc cho rằng nguyên nhân là do va chạm, khiến máy bay không thể hoạt động được và lao xuống vùng nước sâu.

Vụ việc trên vùng biển quốc tế là lời nhắc nhở về nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga về Ukraine, nước mà Moscow đã xâm lược hơn một năm trước và được các đồng minh phương Tây hỗ trợ về tình báo và vũ khí.


***********

rfi.fr

Nhật, Đức cam kết siết chặt trừng phạt Nga và hậu thuẫn Ukraina

Trọng Thành

Đức, Nhật siết chặt hợp tác an ninh, quốc phòng. Ưu tiên là củng cố mặt trận trừng phạt Nga, hậu thuẫn Ukraina. Chính phủ của thủ tướng Đức Olaf Scholz lần đầu tiên có cuộc họp tham vấn cấp chính phủ về an ninh kinh tế với Nhật. Đây cũng là lần đầu tiên bộ trưởng Quốc Phòng Đức đến Nhật từ 16 năm nay.

Theo đài Nhật NHK, trong cuộc hội kiến ngày hôm qua, 18/03/2023, thủ tướng Nhật Kishida Fumio và người đồng cấp Đức Olaf Scholz đã thỏa thuận ‘‘duy trì các trừng phạt nghiêm ngặt với Nga, và hậu thuẫn Ukraina’’. Hai bên khẳng định cần chấm dứt cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraina sớm nhất có thể. Trước các thách thức to lớn hiện nay, chính quyền Đức đang xét lại hoàn toàn chính sách hạn chế hợp tác về an ninh với Nhật.

Thông tín viên Pascal Thibaut từ Berlin cho biết cụ thể:

‘‘Nhật Bản từ lâu vốn đã bị Đức xa lánh. Ở châu Á, Berlin chỉ để mắt đến Trung Quốc. Giờ đây Đức muốn xem xét lại lập trường này. Đim đến đầu tiên của thủ tướng Đức Olaf Scholz tới khu vực là Nhật Bản. Đi cùng với Olaf Scholz có sáu bộ trưởng và một phái đoàn kinh tế lớn, sẽ tham dự các tham vấn cấp chính phủ đầu tiên giữa hai nước.

Cuộc chiến ở Ukraina đang để lại những hậu quả.Cả hai quốc gia đều có chung một láng giềng Nga gây lo ngại. Hai quốc gia bại trận trong Đệ nhị Thế chiến, từ lâu đã có chủ trương kiềm chế sức mạnh quân sự, nhưng giờ đây muốn tăng cường nỗ lực và phát triển hợp tác an ninh song phương.

Hai quốc gia xuất khẩu và cách tân này, vốn không có tài nguyên về năng lượng, phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu và các chuỗi cung ứng là thiết yếu để nền kinh tế của họ có thể vận hành tốt.Tokyo và Berlin muốn phát triển hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như khai thác tài nguyên, pin điện hay bán dẫn.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cảm thấy quan hệ song phương với Nhật Bản đã chuyển sang ‘‘một cấp độ mới’’.Hai tháng nữa, ông Scholz sẽ lại tới Nhật để tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào tháng 5’’.

Hợp tác vì an ninh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương

Tăng cường hợp tác vì an ninh tại Ấn Độ - Thái Bình Dương là một nội dung căn bản khác. Theo NHK, hai lãnh đạo chính phủ Nhật - Đức tái khẳng định nguyên tắc thúc đẩy một khu vực ‘‘Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở’’. Thách thức lớn nhất, không được trực tiếp gọi tên, chính là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Đức liên tiếp 7 năm nay. Chính phủ Nhật dường như đang đặt hy vọng vào việc Đức sẽ có thái độ kiên quyết hơn với Bắc Kinh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trả lời đài Đức Deutsche Welle (DW) trước chuyến công du của thủ tướng Đức, ông Toshimitsu Shigemura, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda (Nhật Bản), nhận định : Thủ tướng Nhật muốn ‘‘trực tiếp hiểu rõ chính sách của Đức với Trung Quốc’’, “Nhật Bản lo ngại sâu sắc về việc Đức và một số nước khác vẫn muốn cố gắng hợp tác với Trung Quốc, bất chấp những vấn đề ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương… cụ thể như việc Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa các đảo san hô trên khắp Biển Đông, đàn áp toàn diện giới bất đồng chính kiến ở Hồng Kông, đe dọa Đài Loan và yêu sách lãnh thổ ngày càng hung hăng đối với một số nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Ấn Độ’’.


**********

rfi.fr

Putin đối mặt lệnh truy nã quốc tế, trong lúc bằng hữu của Nga ngày càng ít

Thụy My

Sự kiện Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC theo tiếng Anh hay CPI theo tiếng Pháp) vào cuối giờ chiều thứ Sáu 17/03/2023 ra lệnh bắt giữ tổng thống Nga Vladimir Putin vì tội ác chiến tranh, được các báo hết sức chú ý, dù chưa kịp đưa lên báo giấy. Cú đòn choáng váng này được đưa ra vào lúc chỉ vài ngày nữa Tập Cận Bình thăm Matxcơva, trong bối cảnh số nước « bạn bè » của Nga vốn hỗn tạp, đang giảm xuống.

Định chế quốc tế duy nhất có thể truy nã Putin đã ra tay

Trang web Le Figaro nêu ra câu hỏi « Putin có thể bị xét xử hay không ? ». Đây là lần đầu tiên đối với một nguyên thủ đương nhiệm, ngoài châu Phi. Cũng với cáo buộc tội phạm chiến tranh, cựu tổng thống Bờ biển Ngà Laurent Gbagbo là nguyên thủ đầu tiên bị ICC tống giam vì các vụ thảm sát năm 2002. Đến 2009, lệnh bắt giữ lần đầu được đưa ra cho một tổng thống đương nhiệm là Omar el-Béchir của Sudan, vì tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và diệt chủng ở Darfour.

Theo tờ báo, tin này là một đòn sấm sét, tạo uy tín lớn cho Tòa án Hình sự Quốc tế. Ngay từ tháng 3/2022, Tòa đã mở điều tra trong thời gian kỷ lục, sau khi Nga oanh kích vào thường dân Ukraina. Công tố viên người Anh Karim Khan đã chủ động, vì Ukraina chưa phê chuẩn quy chế Roma. Mọi việc diễn tiến rất nhanh từ hôm 03/04 sau khi phát hiện các hố chôn người tập thể ở Bucha, 39 quốc gia thành viên ICC bật đèn xanh cho cuộc điều tra quy mô.

Theo giáo sư Julia Grignon, đại học Laval ở Canada, việc Tòa án phát lệnh bắt cho thấy đã có đủ những yếu tố để truy tố Vladimir Putin. Nhưng do Nga không chấp nhận quy chế Roma, cơ hội điệu được ông chủ điện Kremlin ra trước tòa hết sức mỏng manh. ICC không thể gởi một đơn vị đặc nhiệm để áp giải ông ta sang La Haye, cũng không có việc Putin tự nộp mình hay cảnh sát Nga đưa sang, hoặc một nước thứ ba giải giao. Mọi việc còn tùy thuộc vào diễn biến cuộc chiến, và sự hợp tác của các Nhà nước khác. Tuy nhiên bà Grignon lưu ý, trừng phạt quốc tế hiện nay cũng đã cản trở Vladimir Putin ra khỏi nước Nga.

Luật sư Clémence Bectarte của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) nhấn mạnh trên Libération cuối tuần : « Tòa án Hình sự Quốc tế là định chế tư pháp duy nhất có thể khởi tố Vladimir Putin », thế nên việc tổ chức này ra lệnh bắt giữ là sự kiện vô cùng quan trọng. Là nguyên thủ đương nhiệm, Putin có được quyền đặc miễn trước tất cả những tòa án quốc tế khác. Điều này được chờ đợi bởi tất cả những người kêu gọi đặt lên hàng đầu cuộc đấu tranh chống lại tình trạng kẻ xâm lăng lại được thoát tội.

« Trung lập mang màu sắc Trung Hoa »

Trong bối cảnh đó, mọi cặp mắt đều đổ dồn vào chuyến thăm Matxcơva của chủ tịch Trung Quốc từ 20 đến 22/03. L’Express cho rằng phía sau bề ngoài « trung lập », Bắc Kinh vẫn tiếp tục hỗ trợ Nga, đối tác quan trọng trong việc đối địch với Mỹ. Courrier International nhận thấy phương Tây lo ngại về thái độ của « nhà hòa giải » Tập Cận Bình.

Libération cuối tuần mỉa mai, « Nga-Trung bước vào ‘kỷ nguyên mới’, đâm sau lưng Ukraina ». Tháng 12/2022 Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã trao đổi rất lâu qua video, và ba tháng trước đó đã gặp gỡ nhân thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Uzbekistan. Cũng đừng quên chuyến thăm Bắc Kinh của Putin trong dịp Thế vận hội mùa đông, tháng 2/2022, chỉ vài ngày trước khi tổng thống Nga khởi động « chiến dịch quân sự đặc biệt ».

Phải chăng theo yêu cầu của Tập, Putin đã chờ đợi đến khi Olympic kết thúc mới tung ra đoàn xe tăng và máy bay tấn công Kiev ? Hết chuyến thăm cấp Nhà nước đến những thỏa thuận chung, điện đàm với nhau thường xuyên, trong khi một cuộc điện thoại với nạn nhân bị xâm lược là Ukraina cũng không có, phải chăng đây là sự « trung lập mang màu sắc Trung Hoa » ?

Nhà nghiên cứu Triệu Thông (Zhao Tong) trên L’Express cảnh báo cộng đồng quốc tế không nên chờ đợi có sự thay đổi nào trong quan điểm của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ không bỏ rơi Nga để cải thiện quan hệ với phương Tây, đơn giản vì coi Matxcơva là đồng đội để chống lại Hoa Kỳ. Tập Cận Bình cho rằng phương Tây sử dụng cuộc chiến tranh Ukraina để làm Nga yếu đi, và sợ rằng một khi Nga bị đánh bại, đến lượt Trung Quốc sẽ chịu áp lực. Rất thực dụng, Bắc Kinh khai thác tình thế hiện nay - một nước Nga yếu kém sẽ ngày càng lệ thuộc Trung Quốc, và phe dân tộc chủ nghĩa Hoa lục đã nghĩ đến việc đòi lại những vùng đất ở Viễn Đông.

Quân Nga đã đuối sức ở Bakhmut ?

Về tình hình chiến sự Ukraina, Courrier International dự báo tại Bakhmut, gió có thể đổi chiều thuận lợi cho Kiev. L’Express nhận định chiến thuật mới của Nga tại đây là con dao hai lưỡi, còn La Croix cuối tuần nhấn mạnh đến sự đoàn kết cao độ và tinh thần bất khuất của người Ukraina.

Đã có những tiếng nói tố cáo cái giá quá cao của việc bảo vệ thành phố nhỏ bé này, nhưng từ vài ngày qua, giọng điệu đã thay đổi. Theo trang TSN, nhịp độ tấn công của quân Nga đã giảm hẳn, do thiệt hại quá nhiều nhân mạng cũng như thiết bị ; còn trang Fokus cho rằng lính đánh thuê Wagner không còn đủ sức chiếm Bakhmut. Quân Nga chuyển sang chiến thuật dùng những đơn vị nhỏ từ 12 đến 15 binh sĩ để tấn công trực diện nên gặm nhấm được một ít đất, nhưng quá rủi ro cho những người lính xung kích.

Về phía Ukraina, người dân đồng tâm nhất trí phía sau những tấm gương anh hùng. Những hình ảnh trên mạng xã hội : hai cha con cùng chết vì pháo trong cùng một chiến hào, một tù binh hiên ngang hô « Vinh quang cho Ukraina » và bị bắn thẳng vào đầu…càng làm sôi sục tinh thần ái quốc.

Đã sai lầm với Vladimir Putin, cần tỉnh táo trước Tập Cận Bình

Trên bình diện địa chính trị, Le Point giới thiệu cuốn sách của nhà kinh tế kiêm nhà sử học Nicolas Baverez « Dân chủ chống lại các đế chế toàn trị ». Thế giới sẽ đi về đâu, khi Nga tìm lại sự ngạo mạn độc tài xưa kia, còn Trung Quốc cảm thấy mọc thêm đôi cánh đế quốc ? Bị hai bạo chúa khổng lồ đe dọa, liệu về lâu về dài, các nền dân chủ còn tiếp tục trăn trở với chủ nghĩa cá nhân cao độ, mất đi ý thức về lợi ích chung ? Tự do và dân chủ không phải là thủ đắc vĩnh viễn, mà là những cuộc chiến đấu thường xuyên.

Tin rằng phương Tây đang suy tàn, Trung Quốc và Nga muốn chèn ép « những đứa trẻ được nuông chiều » này. Phải chăng Bắc Kinh đang biến Matxcơva thành chư hầu ? Cuộc xâm lăng Ukraina bộc lộ sự cố kết Nga-Trung, cũng như sự yếu kém về quân sự của châu Âu. Đã đành phương Tây đã phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ một cách bất ngờ trước cuộc chiến của Putin, nhưng chưa đủ. Châu Âu, người khổng lồ kinh tế nhưng là chú lùn về chính trị và quân sự, chỉ có thể trông cậy vào NATO và sự bảo vệ của Mỹ.

Sau khi bị lừa dối, bị mù quáng về bản chất của Vladimir Putin, Nicolas Baverez cho rằng không nên lặp lại sai lầm tương tự với Tập Cận Bình. Ông Tập đã thẳng thừng đòi hỏi vị trí lãnh đạo thế giới về kinh tế cũng như quân sự từ nay đến 2049, đồng thời đang nắm quyền lực tuyệt đối, với chính sách tôn sùng lãnh tụ như thời Mao Trạch Đông – tội phạm lớn nhất trong lịch sử loài người với 70 triệu người chết. Liệu trong đầu ông Tập có điều gì tốt đẹp cho nhân loại ? Tác giả cho rằng yếu tố thiếu vắng nơi phương Tây là sự sáng suốt, kêu gọi « tái vũ trang » về kinh tế, quân sự và nhất là tinh thần : khát vọng tự do của con người làm nên sức mạnh cho phe dân chủ.

Bắc Kinh làm châu Âu bừng tỉnh giấc mộng 20 năm

Le Point cũng nhận thấy « Sự tách biệt rạch ròi giữa châu Âu và Trung Quốc ». Các nước châu Âu lần lượt đứng vào một « liên minh chống Bắc Kinh » dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Tờ báo nhắc lại năm 2003, ngỡ rằng mở cửa kinh tế sẽ dẫn đến tự do hóa chính trị, châu Âu mong muốn trở thành « đối tác chiến lược toàn diện » với Trung Quốc. Hai mươi năm sau, đảng cộng sản Trung Quốc bóp nghẹt mọi ý hướng tự do và nhất quyết chống phương Tây, khiến quan hệ đang ở mức thấp nhất.

Trong lúc Pháp đang loay hoay, các nước thành viên khác của Liên Hiệp Châu Âu (EU) dần dà tỏ rõ thái độ. Đức vừa có quyết định chiến lược : xem lại việc sử dụng các thiết bị 5G Trung Quốc (Huawei, ZTE) trong mạng viễn thông. Hà Lan, vốn chủ trương tự do mậu dịch, đã buộc tập đoàn ASML không bán cho Bắc Kinh máy công cụ để sản xuất chip bán dẫn. Một động thái đầy ý nghĩa nữa là các định chế châu Âu ra lệnh cho viên chức phải xóa ứng dụng TikTok trên điện thoại.

Khi ủng hộ Matxcơva về mặt chính trị trong cuộc xâm lăng Ukraina, Tập Cận Bình chứng tỏ tham vọng của ông ta không phải là hợp tác, mà nhằm chế ngự thế giới dân chủ. Còn nước Mỹ với việc dẫn đầu về viện trợ quân sự cho Kiev, cho thấy vẫn là người bảo đảm an ninh cho châu lục. Thực tế này thúc đẩy các quốc gia dân chủ châu Âu siết chặt hàng ngũ xung quanh Washington, và Trung Âu tuy đang bị dẫn dụ trước « Con đường tơ lụa mới », đã cắt đứt với Bắc Kinh. Một trong những động thái đầu tiên của tân tổng thống Cộng hòa Sec, Petr Pavel sau khi đắc cử là gọi điện cho tổng thống Đài Loan bày tỏ sự ủng hộ.

Liên Hiệp Châu Âu giờ đây hoàn toàn đồng tình với Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn Bắc Kinh, không cho tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất về bán dẫn và tin học lượng tử. Lâu nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn dựa vào trọng lượng kinh tế để ép châu Âu không đứng về phía Mỹ, nhưng đã tự hại mình bằng chính sách ngoại giao chiến lang hung hăng. Theo thăm dò của Pew Research, hình ảnh Bắc Kinh đang vô cùng xấu xí : có đến 74 % người Đức không ưa Trung Quốc, tỉ lệ này ở Anh là 69 %, Pháp 68 %.

« Bạn bè » của Nga còn những ai ?

Nhìn chung, The Economist trong bài « Ngoại giao Potemkin » nhận định những người bạn của Nga là một nhóm hỗn tạp, và số lượng đang giảm sút. Trên lý thuyết, trọng lượng địa chính trị của Matxcơva rất đáng kể : Nga có quân đội và lính đánh thuê đóng tại ít nhất 16 nước. Có nơi nhằm hỗ trợ các nhà độc tài cánh hẩu như Mali và Syria ; nơi khác để duy trì những cuộc « xung đột đóng băng » như ở Gruzia nhằm chận con đường đến NATO của nước này.

Trong thập niên qua, Nga chiếm hơn phân nửa trong số vũ khí xuất khẩu sang 22 nước, kể cả những nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ ; là nhà cung cấp khí đốt chính cho hơn một chục nước. Tại Liên Hiệp Quốc, Matxcơva được khoảng vài chục quốc gia hoặc bỏ phiếu ủng hộ, hoặc vắng mặt có lợi cho Nga. Tuần báo Anh đã xem xét theo 11 tiêu chí để phân những « bạn bè » của Nga làm ba nhóm : « liên minh những kẻ thất bại », « nhóm hoài niệm Liên Xô » và « trục cơ hội ».

Trước hết là « những kẻ thất bại ». Trên giấy tờ, Matxcơva có năm đồng minh chính thức trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (OTSC) gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tadjikistan. Tuy liên kết bằng hiệp ước hỗ tương nhưng chẳng có thành viên nào đưa quân đến giúp Nga tấn công Ukraina, ngoài Belarus cho mượn đất. Matxcơva hầu như hoàn toàn bị cô lập, chỉ có vỏn vẹn bốn nước (Bắc Triều Tiên, Syria, Belarus, Nicaragua) là luôn bỏ phiếu chống các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Liên minh này có điểm chung là phi dân chủ, một số như Erythrea thì bản thân bị thế giới coi như « hủi ».

Khoảng 30 nước khác có xu hướng vắng mặt trong các cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc về Ukraina. Trong nhóm không chịu « Goodbye Lênin » này, một số có cảm tình với Nga nhờ mối liên hệ với Liên Xô trong quá khứ, nhưng chừng như họ quên rằng Ukraina cũng từng là một bộ phận của Liên bang Xô viết. Số khác ở châu Phi, đảng cầm quyền hoặc chính khách cần Nga tài trợ hay ủng hộ tranh cử. Nhóm thứ ba là những nước cơ hội, coi trừng phạt của phương Tây là dịp để kiếm những món lợi béo bở khi buôn bán với Nga : Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ nhảy vào thay thế hàng hóa của châu Âu và Mỹ, Ấn Độ tranh thủ mua dầu giá rẻ…

AUKUS, mô hình cho đồng minh phương Tây

Tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, The Economist đánh giá « Hiệp ước AUKUS là hình mẫu cho các đồng minh phương Tây » : Tập trung nhân tài và nguồn lực là phương cách duy nhất để đối phó với sức nặng của Trung Quốc.

Trong nhiều thập niên, các thủy thủ Anh và Úc vẫn thường xuyên thăm các tàu ngầm Mỹ. Tuy là đồng minh thân thiết nhưng họ không thể bước qua một cánh cửa của phòng máy, vì tại đây che giấu công nghệ bất khả xâm phạm của Hoa Kỳ : động cơ phản lực nguyên tử, mà Mỹ chỉ bắt đầu chia sẻ cho Anh kể từ 1958. Giờ đây AUKUS đã mở cánh cửa này cho Úc, đồng thời khởi đầu một giai đoạn mới trong sự cạnh tranh với Trung Quốc. Ba nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Úc và những người kế nhiệm của họ cam kết lâu dài là sẽ không khoanh tay ngồi nhìn Bắc Kinh thống trị Á châu. Ngân sách quân sự Trung Quốc nay đã cao hơn cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản họp lại.

Mỹ phải san sẻ những bí mật quý giá nhất về nguyên tử, nhưng được Úc đầu tư lớn vào kỹ nghệ, có thêm cảng biển ở Thái Bình Dương và hỏa lực lớn của đồng minh tại châu Á. Úc có được công nghệ hàng hải đẳng cấp thế giới, kỹ nghệ Anh cũng hưởng lợi. Không chỉ về tàu ngầm, cột trụ thứ hai của AUKUS còn liên quan đến công nghệ cao như trí thông minh nhân tạo, lượng tử và hỏa tiễn siêu thanh.

Trung Quốc : Không có công lý cho những nạn nhân của Mao

Nhìn lại lịch sử, The Economist lý giải « Vì sao những nạn nhân của Mao không tìm được công lý ». Đối với tất cả những chế độ quyết tâm xóa nhòa những tội ác khủng khiếp trong quá khứ, những nạn nhân cuối cùng còn sống sót là nhóm người gây phiền hà. Trường hợp ông Wang Kangfu, thầy giáo dạy môn Văn của một trường tiểu học vùng quê thuộc tỉnh Giang Tây là một ví dụ.

Lúc Cách mạng Văn hóa nổ ra, thầy giáo họ Vương mới 24 tuổi bị bắt ngay trong lớp học, bị buộc tội chống Mao và cưỡng hiếp các nữ sinh, bị cải tạo lao động 10 năm. Vài năm sau khi Mao Trạch Đông chết, tình hình tương đối cởi mở hơn, Vương tìm được 10/12 « nhân chứng », người nói rằng hoàn toàn không biết về vụ án, người thú nhận đã bị buộc khai man. Nhưng tư pháp từ chối mở lại hồ sơ.

Cuộc đấu tranh đòi công lý đã cướp đi nhiều thời gian và sức lực của gia đình ông Vương. Đối với nhà cầm quyền, sự kiên trì này gây rắc rối, nhưng thời gian đứng về phía họ. Ông Vương qua đời vào năm ngoái, thọ 80 tuổi. Chẳng bao lâu nữa thế hệ tương lai chỉ còn biết đến Cách mạng Văn hóa qua sử sách, và lịch sử thì do đảng viết ra.

Tựa chính các tuần san Pháp

Trang bìa các tuần báo Pháp kỳ này chủ yếu đề cập đến nội tình trong nước. Le Point chạy tựa « Xì-căng-đan thực sự về nước », phê phán những người lý tưởng và cực đoan ngăn trở những giải pháp cho khí hậu. L’Obs dành hồ sơ cho vấn đề an tử và trợ tử, một câu hỏi luôn nhức nhối và đầy phức tạp. L’Express đăng hình tổng thống Pháp được vẽ theo bức tượng « Người suy tư » với dòng tít lớn « Emmanuel Macron, những tham vọng cho năm 2027 ». Courrier International đưa tít « Hưu trí : Nước Cộng hòa (Pháp) bị chia thành nhiều mảnh vụn », nhận định việc chính phủ mạnh tay thông qua cải cách sẽ đè nặng lên giai đoạn cuối nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron. Riêng The Economist đặt vấn đề « Điều gì sai lầm đối với các ngân hàng » sau một loạt vụ phá sản gần đây.


*********

rfi.fr

Ukraina: TT Putin bất ngờ thăm cảng Mariupol bị Nga chiếm đóng ở vùng Donbass sau khi ghé Crimée

Trọng Nghĩa

Lần đầu tiên từ ngày khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ đến thăm Mariupol, một thành phố cảng của Ukraina ở vùng Donbass bị đã quân đội Nga chiếm đóng vào tháng 5/2022. Theo truyền thông Nga vào hôm nay, 19/03/2023, chuyến thăm thành phố Ukraina bị chiếm đóng được thực hiện ngay sau khi ông Putin ghé bán đảo Crimée bị Nga sáp nhập từ năm 2014.

Theo hãng thông tấn Tass của Nga, ông Vladimir Putin đã bay tới Mariupol bằng trực thăng, sau đó tự mình lái xe tham quan thành phố. Ông đã nói chuyện với người dân địa phương, đến thăm nhiều địa điểm và được báo cáo về công cuộc tái thiết thành phố đã bị tàn phá nặng nề vào năm ngoái.

Chuyến thị sát Mariupol, vùng đất của Ukraina mới bị Nga sáp nhập, diễn ra ngay sau khi ông Putin cũng bất ngờ ghé thăm bán đảo Crimée vào hôm qua, một vùng lãnh thổ của Ukraina đã bị Nga chiếm đóng từ năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày Nga sáp nhập Crimée.

Theo thông tín viên RFI Julian Colling tại Matxcơva, động thái đi thăm Crimée của tổng thống Nga quả là một cử chỉ nhạo báng hướng về phương Tây, vào lúc ông vừa bị Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ban hành lệnh truy nã về các tội ác chiến tranh ở Ukraina:

“Chuyến thăm này có thể được hiểu là một cử chỉ ủng hộ mạnh mẽ đối với bán đảo bị sáp nhập. Thật vậy, là người đã thực hiện liên tiếp nhiều chuyến công du trong những tuần lễ gần đây, sự kiện tổng thống Nga đích thân đến Crimée diễn ra vào lúc bán đảo này ngày càng trở thành một vấn đề sống còn đối với Điện Kremlin.

Lý do là tại Kiev, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tiếp tục hứa với người dân của ông mình về việc chiếm lại toàn bộ bán đảo Crimée. Trong những tháng gần đây, nhiều sự cố an ninh khác nhau đã khuấy động bề ngoài yên tĩnh của nơi này, trong đó có các vụ tấn công bằng drone và nhiều vụ nổ khác nhau gần các địa điểm chiến lược. Nổi bật nhất là cuộc tấn công phá hoại nhắm vào Cầu Crimée.

Trong một cuộc họp về sự phát triển kinh tế của vùng Crimée hôm thứ Sáu vừa qua, Vladimir Putin đã hứa làm mọi việc để “loại bỏ mọi mối đe dọa”.

Cần nhớ rằng, cho đến nay, Matxcơva đã bơm hàng tỷ euro vào bán đảo vốn đã trở thành ưu tiên hàng đầu trước sự bất mãn của nhiều vùng khác của Nga. Putin cũng gọi “sự thống nhất” của Crimée với nước Nga là một “lựa chọn lịch sử”.

Vào hôm qua, thứ Bảy, theo các hình ảnh được chính quyền công bố, ông Putin đã tự lái xe đến Crimée, điều đã khiến thống đốc vùng này thốt lên rằng ông Putin là một “lãnh đạo đáng kinh ngạc, người biết cách gây bất ngờ”.

Sau đó, hai người đã cùng nhau đến thăm một trung tâm văn hóa mới ở Sevastopol, trước khi rời đi - trên một chiếc xe nước ngoài, cụ thể là một chiếc xe Nhật Bản - điều mà các kênh thông tin độc lập của Nga đã không quên ghi nhận một cách mỉa mai”.

Các chuyến thăm của tổng thống Putin diễn ra vào lúc lực lượng Nga tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraina. Theo quân đội Ukraina, khu vực Lviv ở miền tây, lại bị drone do Iran sản xuất tấn công. Trong lúc đó, theo hãng tin Anh Reuters, lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga đã lên kế hoạch tuyển mộ khoảng 30.000 chiến binh mới vào giữa tháng 5 tới đây.

**********

Các nước phản ứng ra sao với lệnh ICC đòi bắt ông Putin?


Ngày 18-3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói "không ai đứng trên pháp luật" sau khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Liên minh châu Âu, Mỹ, Nga, Ukraine... cũng phản ứng.

Các nước phản ứng ra sao với lệnh ICC đòi bắt ông Putin? - Ảnh 1.

(Từ trái sang) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell - Ảnh: ElPLURAL.COM

Hôm 17-3, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh" khi đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.

Các nước và nhiều bên khác đang tiếp tục phản ứng với thông tin này.

Hôm nay 18-3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hoan nghênh quyết định của ICC về việc phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông nói rằng động thái này cho thấy "không ai đứng trên pháp luật", theo Hãng tin Reuters.

"ICC là cơ quan thích hợp để điều tra các tội ác chiến tranh. Thực tế là không ai đứng trên pháp luật và điều đó đang trở nên rõ ràng ngay bây giờ" - ông Scholz phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở Tokyo.

Trong khi đó, hôm 17-3, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng ông Putin "rõ ràng đã phạm tội ác chiến tranh" và việc ICC quyết định phát lệnh bắt giữ ông Putin là "chính đáng".

Ông Biden thừa nhận cả Mỹ và Nga đều không công nhận ICC, nhưng ông nghĩ rằng động thái của ICC "đã đưa ra thông điệp rất mạnh mẽ", theo Hãng tin Reuters.

Tuy nhiên, Nga đã chỉ trích mạnh mẽ phản ứng của Mỹ với lệnh bắt giữ của ICC. Đại sứ quán Nga tại Mỹ nói rằng trong khi Washington không hợp tác với ICC trong các vụ liên quan đến công dân Mỹ, thì họ lại nhanh chóng hoan nghênh quyết định của ICC liên quan đến Nga. 

"Lập trường của Mỹ gợi nhớ đến chứng tâm thần phân liệt chậm chạp" - Đại sứ quán Nga viết trên Telegram ngày 17-3, đồng thời cáo buộc Mỹ hành động "vì lợi ích địa chính trị của riêng mình", theo Đài RT.

Trong khi đó, Điện Kremlin khẳng định Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu.

Các nước phản ứng ra sao với lệnh ICC đòi bắt ông Putin? - Ảnh 2.

Quân nhân Ukraine khai hỏa lựu pháo M119 tại tiền tuyến gần thành phố Bakhmut, đông Ukraine hôm 10-3 - Ảnh: REUTERS

Còn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi động thái của ICC là "quyết định lịch sử". Ông thông tin thêm: "Trong các vụ án hình sự đang được cơ quan thực thi pháp luật của chúng tôi điều tra, có hơn 16.000 trường hợp trẻ em Ukraine bị buộc trục xuất bởi những người chiếm đóng".

Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell bình luận: "Quyết định của ICC về phát lệnh bắt giữ ông Vladimir Putin là bước khởi đầu của quá trình chịu trách nhiệm. Chúng tôi đánh giá cao và hỗ trợ công việc của ICC. Không thể có sự miễn trừ hình phạt".

Người phát ngôn Chính phủ Ba Lan Piotr Muller nói: "Đây là quyết định quan trọng của ICC, chỉ ra những tội ác chiến tranh do bộ máy của Nga gây ra. Ông Vladimir Putin đứng đầu bộ máy này và nên bị xét xử".

Trong khi đó Ngoại trưởng Cộng hòa Czech Jan Lipavsky phản ứng: "Ông Putin chắc chắn phải chịu trách nhiệm về các tội ác chiến tranh và ông ta nên bị đưa ra xét xử vì tội tấn công (Ukraine). Tôi hoan nghênh quyết định của ICC".


**********

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 388



1. Tòa án Hình sự Quốc tế ở Hague đã ra lệnh bắt tổng thống Nga Putin vì cho đó là người phải chịu trách nhiệm về những tội ác chiến tranh được gây ra đối với dân thường Ukraina, đặc biệt là việc bắt cóc trẻ em đưa về Nga và tìm cách đồng hóa.

Chính quyền Nga nhanh chóng phản đối, cho rằng lệnh bắt « gây căm phẫn và không thể chấp nhận. Nước Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án này ». Trên thực tế, vào năm 2000, chính phủ Nga đã ký hiệp ước tham gia Công ước Rome, chấp nhận quyền phán xử của tòa án này. Nhưng sau đó, năm 2016, sau các sự kiện xâm chiếm và sát nhập Crimea, đồng thời rộ lên các bằng chứng về những tội ác chiến tranh ở các vùng bị tạm chiếm, chính quyền Putin đã đơn phương tuyên bố rút khỏi công ước này.

The Russian gov't spokesperson Dmitry Peskov has stated that an arrest warrant issued against Russian President Vladimir Putin is outrageous & meaningless and says Russia does not recognize the jurisdiction of the ICC. Here is how Putin could be arrested https://t.co/1w8TVnikoZ

— Duke CNA (@AtangaCelest) March 18, 2023

Cựu tổng thống Nga Medvedev coi bản án như một mẩu giấy toalet:

The International Criminal Court has issued an arrest warrant against Vladimir Putin. No need to explain WHERE this paper should be used🧻.

— Dmitry Medvedev (@MedvedevRussiaE) March 17, 2023

…trong khi chính quyền Ukraina vui mừng vì từ nay: « Tổng thống Nga Putin đã chính thức bị tình nghi là kẻ tội phạm quốc tế và có thể bị xét xử trong một thời gian không xa. Cả thế giới nhận được dấu hiệu: ai đúng, ai sai trong cuộc chiến này và sẽ phải nghĩ lại nhiều lần trước khi bắt tay với ông ta trên bàn đối thoại, cũng như chính quyền Putin hiện nay là một tổ chức tội phạm ».

Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá « đây là một quyết định khẳng định rằng công lý được thực thi ».

⚡ The decision of the International Criminal Court in The Hague to issue an arrest warrant for putin and the Children’s Rights Commissioner of russia Lvova-Belova is justified, says US President Joe Biden. pic.twitter.com/zdfCgx3L32

— FLASH (@Flash_news_ua) March 18, 2023

…còn thủ tướng Đức Scholz nói rằng: « Không ai có thể ngồi trên pháp luật », trong khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức Marco Buschmann thêm rằng: « Đó là một dấu hiệu quan trọng, khi tất cả những kẻ hỗ trợ Putin trong cuộc chiến này sẽ có thể phải chịu trách nhiệm trước tòa ».

"#Olaf_Scholz showing the world, the actual height of #Vladimir_Putin

"No one is above the law," #German Chancellor #Olaf_Scholz welcomed #Putin's arrest warrant issued by the #UN International Court of Justice. pic.twitter.com/wCkTYY0KP4


— Putin's IBS (@kardinal691) March 18, 2023

2. Chiến sự nổ ra lẻ tẻ trên chiến trường Svatove-Kreminna nhưng chưa có bất kỳ một thay đổi lớn nào - nguồn từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW.

Western #Luhansk/Eastern #Kharkiv Oblast #Russian forces conducted limited ground attacks along the Kupyansk-Svatove-Kreminna line on March 17 but did not secure any confirmed territorial gains. https://t.co/BIwYpoZbsa pic.twitter.com/yJmAgXYadv

— ISW (@TheStudyofWar) March 18, 2023


Fire suppression of enemy positions in Svatove-Kreminne direction — first-person combat footage

In one of the most turbulent areas of the front, Svatove-Kreminne, activity has again increased. The day before the 25th brigade of the Ukrainian Army tried unsuccessfully to attack… https://t.co/VAqI7F28I7 pic.twitter.com/6A6qQyME5u

— 𝕯𝖆𝖛𝖎𝖉 É𝕴𝕽𝕰 🇷🇺 ❤ 🇮🇪 (@DAVIDOD50) March 18, 2023


Trong hơn 2 tháng qua, quân hai bên vẫn giữ vững được các vị trí của mình. Có những lúc quân Nga đã tổ chức phản công lớn, tưởng như đẩy lùi được quân Ukraina, nhưng sau đó cũng không giữ nổi các vị trí chiếm được, nên lại phải lùi lại về các công sự trước đó:

9/ then down to south #Svatove and #Kreminna area we are still witnessing the same "dance" and still the same "moves".
being very lucky that Ru did not managed to drag there massives forces in one go, to make "decisive" push (no breakthrough whatsoever) even after depleting abt pic.twitter.com/V4MwpCfEN8

— J. like JJ 🇫🇷 🇺🇦 #UkraineMap (@HeliosRunner) March 18, 2023

Nguồn Nga có thông tin hơi khác chút, nhưng lại không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào:

⚡️⚔️ RECAP End of 17 Mar⚡️
🔹#Starobelsk DIR
🇷🇺➡️🇺🇦over #Oskol near #Gryanikovka
🇷🇺➡️W of #Chervonopopovka
⚔️in #Serebryanskoye🌲
⚔️at #Belogorovka
🔹#Soledar DIR
🇷🇺⚔️at🇺🇦O-Vasilyevka
🇷🇺⚔️at #Bogdanovka
🇷🇺⚔️at #Khromovo
🇷🇺➡️in #Bakhmut
⚔️at #Kasnoye,at🛣️
🇷🇺➡️#Kurdyumovka
1/3...🔻 pic.twitter.com/ISnlOcQsJ7

— 🇷🇺🇺🇦 SITREP ⚔ 🇬🇧 - Rybar & Others in EN 🔥 (@DeuNachrichten) March 18, 2023

Xe tăng T-80 của Ukraina bị phá hủy:

Ukrainian T-80 tank destroyed & without its turret in Svatove-Kreminna line. pic.twitter.com/rsyH6DuPvC

— Clash Report (@clashreport) March 18, 2023

Phía Nga đưa phim cho thấy chiếm được một vị trí của quân Ukraina:

3313/ The #AFU trench system which was capture by RF. #Svatove - #Kreminna pic.twitter.com/t1Zw0pKBBJ

— Huligan (@Ghost132607472) March 18, 2023

3. Một số các nhà quan sát cho rằng: Mục đích quân Ukraina cố thủ Bakhmut là thu hút càng nhiều càng tốt các lực lượng Nga vào chiến trường này, dành thời gian cho bộ chỉ huy phía Ukraina có thời gian để chuẩn bị cho các cuộc phản công khắp tới. Trong lúc này, hàng ngàn lính Ukraina được cử tới các thao trường trên toàn châu Âu để được huấn luyện sử dụng vũ khí hạng nặng của phương Tây, mà khi trở về lực lượng này sẽ  trở thành mũi xung kích chính trong thời gian tới.

Ukrainian soldiers learn how to use Challenger 2 tanks - video of the British Ministry of Defense.#UkraineRussianWar #Ukraine #ukrainecounteroffensive #Ukraine #Kherson #Soledar #Wagner #ATACMS #Bakhmut #HIMARS #Kramatorsk #Luhansk #Ukraina #Zaporizhzhia #Moscow #Crimea pic.twitter.com/TY3f0xEPcT

— RUSSIA vs Ukraine #2022/23 (@W_W_3_2022) March 18, 2023

Bản đồ Bakhmut theo nguồn ISW:

@TheStudyofWar March 17 2023 War Day 387
🇷🇺 limited ground attacks across the Kupyansk-Svatove-Kreminna line.
🇷🇺 offensive operations in and around Bakhmut.
🇷🇺 offensive operations along the outskirts of Donetsk City.
🇺🇦🇷🇺https://t.co/Mk3ISGeRoM pic.twitter.com/KXbv1c1tF9

— Michael Bérard 🇪🇺🇦🇫🇺🇦 (@berard_mike) March 18, 2023

Ngay cả nguồn Nga cũng cảnh báo về một cuộc phản công của phía Ukraina tại Bakhmut, khi cho rằng phía Ukraina đang tập trung rất nhiều vũ khí hạng nặng ở cách đó không xa, trong khi lực lượng Nga đang bị dàn mỏng do chiến trường ngày càng dài:

Prédiction:
Prochainement il y aura une importante contre offensive depuis Chasiv Yar pour sauver Bakhmut, profitant nottament de l'étirement de la ligne de front. pic.twitter.com/Tm2mBAlq7F

— Sun Tzu (@Sun_Tzu_Tao) March 18, 2023

Đã có một số phim từ hai nguồn cho thấy quân Ukraina đang tiến về Bakhmut cùng với nhiều vũ khí mới được viện trợ từ phương Tây:

Caso você esteja se perguntando por que a intensidade das notícias de Bakhmut caiu.

A Ucrânia dobrou a defesa de Bakhmut, com reforços chegando por dias. pic.twitter.com/Ep3LXTP88q


— @GeopoliticaBR (@geopoliticabra) March 18, 2023


Another Video from today shows a massive convoy of Ukrainian Armed forces reportedly seen in the direction of Bakhmut, Ukraine is sending reinforcements in Bakhmut to Stop Russian Advance in Bakhmut.#Ukraine #Russia pic.twitter.com/IUz5RJ4fM7

— UKRAINE LIVE 🇺🇦 (@defensesentinel) March 18, 2023


Những hình ảnh này được cho là ở đâu đó trên đường T0504 vào Bakhmut:

🇷🇺🇺🇦 Blindados ucranianos supuestamente en la carretera T-504, en dirección a la ciudad de Bakhmut. pic.twitter.com/99w1nnT7vL

— Poderío Militar 🇪🇸🇺🇦🇪🇸 (@PoderioMilitar) March 18, 2023

Xe bọc thép M113 đến từ Đan Mạch ở Chasiv Yar, phía tây Bakhmut:

#Ukraine/#Russia 🇺🇦🇷🇺:

🇺🇦#Ukrainian M113G4DK APC armed with 12.7mm M2 Browning, delivered from 🇩🇰#Denmark, in Chasiv Yar, near #Bakhmut, #Donetsk oblast. pic.twitter.com/5KecG4QNag


— 𝕻𝖗𝖆𝖎𝖘𝖊 𝕿𝖍𝖊 𝕾𝖙𝖊𝖕𝖍 (@praisethesteph) March 18, 2023

Bộ binh Ukraina dùng xe bọc thép YPR-765 do Hà Lan viện trợ tấn công vị trí của lính Nga:

Ukrainian infantry forces, with the support of YPR-765 armored personnel carriers provided by the 🇳🇱Netherlands, are storming 🇷🇺Russian positions west of #Bakhmut - UKrainian Front#UkraineRussianWar #Ukrainian #UkraineKrieg #Ukraine️ #ukraineinvasion #Internationalleaks pic.twitter.com/wVaeOrMn6a

— The HbK (@The5HbK) March 18, 2023

Chiến sự trong thành phố:

Ukrainian soldier firing rockets and an RPG round into a Waginer held building in Bakhmut pic.twitter.com/iIfwsPPRfm

— Seveer of the 95th rifles 🇺🇦🇬🇧 (@Seveerity) March 18, 2023


L'asilo è tornato sotto Bakhmut... pic.twitter.com/2YWJrA3mGw

— Maurizio Ferrato (@FerratoMaurizio) March 18, 2023

Here we go! Ready! Fire!
Border guards-mortars in Bakhmut
destroyed the enemy assault group.
And with a well-aimed shot at the ammunition cache, they "demilitarized" the advanced detachment of the "Wagner" infantry fighting unit.
We beat the occupier - we are getting closer to ✌️ pic.twitter.com/z725kLNMjx

— 🇺🇦 странная птица (@far_sharly) March 18, 2023


Không quân Nga liên tiếp ném bom phốt pho xuống các vị trí của phía Ukraina:

🇷🇺🇺🇦...Night assault on Artemovsk (Bakhmut) and the situation at the Artemovsk non-ferrous metal processing plant, for which heavy fighting continues. #Russian #Putin #RussiaUkraineWar #UkraineRussianWar #Bakhmut #Ukrainian #Zelensky #Biden #USArmy #EU #America #EU #NATO #Europe pic.twitter.com/xtAubjuzmW

— Vũ thế Hưng (@vuthehung_1995) March 18, 2023

Phim từ BBC ngay tại chiến trường:

"One company can kill 50 enemy soldiers in a day"

What the front looks like in the spring, why the AFU continue to defend #Bakhmut and what weapons have been destroying the Russians for 120 years — in a BBC video.

3/3 pic.twitter.com/KEETgDbHyG


— ✙ Albina Fella ✙ 🇺🇦🇬🇧🇫🇷🇩🇪🇵🇱🇺🇸🇨🇦🇦🇺 (@albafella1) March 18, 2023

Lính Ukraina di chuyển và chiến đấu trong một Bakhmut đổ nát:

Walking through the ruined Bakhmut today pic.twitter.com/ix1DsCeYJa

— Koba (@Roberto05246129) March 18, 2023


— 🔱Jun🔱 (@fGr6JW3waJ1FKMN) March 18, 2023


Một người lính Ukraina bị thương được đồng đội mang đi cấp cứu:

#Breaking: Bakhmut direction#UkraineRussianWar #Ukrainian #UkraineKrieg #ukraineinvasion #Internatiomalleaks #Russian #Russia pic.twitter.com/wkUt3cKNOw

— The HbK (@The5HbK) March 18, 2023

10 xe tăng Nga trúng bom:

The White Wolf Brigade of the Ukrainian forces destroys 10 tanks of the occupied Russian enemy near Bakhmut at night. pic.twitter.com/6H9VFKZZMk

— 🇺🇦 странная птица (@far_sharly) March 18, 2023

Con đường vào Bakhmut lúc này, tuy khó khăn nhưng có thể thấy vẫn thông suốt:

3318/ Road in the vicinity of #Bakhmut - #Artemovsk pic.twitter.com/Wff6zwZQT8

— Huligan (@Ghost132607472) March 18, 2023

Một xe bọc thép của Ukraina trúng đạn:

Foto de um veículo militar norte-americano enviado aos ucranianos destruído na cidade de Bakhmut, leste da Ucrânia, depois de um ataque russo com ATGM. (arma para ser usada em blindados) pic.twitter.com/BNXru1nlam

— Rany 🇧🇷 (@nt_rani) March 18, 2023

Lính Wagner:

📽🇷🇺 T-80 BVM operado por Wagner en Bakhmut. pic.twitter.com/oF7Gq0b6ZC

— Iván Psyko 🇪🇦🇺🇦 (@psyko_ivan) March 18, 2023

4. Ở phía Nam Bakhmut, quân Nga cũng đang tìm cách bao vây Avdiyivka. Suốt một năm qua, quân Nga tấn công vị trí này nhưng không có kết quả nhiều. Hầu như toàn bộ các đơn vị « lính tình nguyện » dân quân Donbas đã bị tiêu diệt và hiện được thay thế bởi các đơn vị lính tổng động viên đến từ Nga

Avdiyivka—another small Ukrainian city Russian forces are trying to encircle along with Bakhmut

Press officer said Russians attacked the city 21 times yday, lost 200 troops but received reinforcement

They advanced up to 3 km north of the city last month https://t.co/xe0YoXY7nN pic.twitter.com/jcoJTFqcvD


— Euromaidan Press (@EuromaidanPress) March 18, 2023

5. Quân Ukraina tổ chức một cuộc tấn công vào vị trí của Nga ở gần Robotyne, Zaporizhzhia. Một xe bọc thép bị phá hủy:

A Ukrainian YPR-765 armored personnel carrier was destroyed during an attempted Ukrainian attack in the vicinity of Robotyne, #Zaporizhzhia Oblast - UWT#UkraineRussianWar #Ukraine️ #Internationalleaks #Russian #Russia pic.twitter.com/TT1BJlVJ7s

— The HbK (@The5HbK) March 18, 2023

Quân Nga bắn phá các làng mạc gần khu vực chiến sự:

Consequences of the #Russian night attack on #Zaporizhzhia. pic.twitter.com/SW7XgDqk3x

— Kyivtoday 🇺🇦 (@Kyivtodaycom) March 18, 2023


Consecuencias de un ataque nocturno ruso con misiles contra la infraestructura civil en #Zaporizhzhia#RussiaIsATerroristState pic.twitter.com/NvToWhQXeV

— Tte.Dan (@kozako01) March 18, 2023


Xe BM-21 Grad của Nga bị bắn trúng:

Запорожское направление
Прямое попадание по российской РСЗО БМ-21 "Град". Совместная работа 44-й отдельной артиллерийской бригады и 128-й отдельной горно-штурмовой бригады#Украина #Запорожье #Ukrainе #Zaporizhzhia #RussiaIsATerroristState #UkraineRussiaWar pic.twitter.com/njz5D7yabR

— sergio (@SerDer_Daniels) March 18, 2023

6. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố: « Chính quyền Nga muốn có một cuộc đối thoại nghiêm túc để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina nhưng sẽ không chấp thuận bất cứ một tối hậu thư nào. »

can we therefore understand that #Moscow is in favor of the principle of mutual concessions with #Ukraine and #NATO-#USA and of strategic detente.
to inspire the #Kremlin: starting ideas👇https://t.co/z2hjtACetu@tassagency_en @mfa_russia @MFA_China @POTUS #Zelensky #Bakhmut #AP https://t.co/SMA1OK9Pyx

— MEDAWAR Omar (@OmarMedawar) March 18, 2023

…đồng thời nói rằng : « Nước Nga đã sẵng sàng lắng nghe những đề nghị của phương Tây và Ukraina về một phương pháp hòa bình để giải quyết cuộc xung đột, nhưng chỉ có thể làm điều này khi phương Tây xóa bỏ mọi cấm vận cũng như hạn chế về luật pháp chống lại Nga ».

"Russia is ready for the proposals of Western countries and Ukraine regarding the diplomatic settlement of the conflict, but it is possible to achieve a resolution of the conflict only by removing all sanctions and lawsuits in international bodies against Russia," said Ministry… https://t.co/CdyrcZZbac pic.twitter.com/H93wYdWonb

— NOËL 🇪🇺 🇺🇦 (@NOELreports) March 18, 2023

7. Xe cứu trợ nhân đạo từ Ba Lan đã bị pháo binh Nga bắn trúng trong lúc chở hàng cứu trợ tới Chasiv Yar. Hai tình nguyện viên bị thương và được chuyển tới bệnh viện, trong đó một người bị đánh giá là « nghiêm trọng ».

Vicino a Bakhmut, una granata ha colpito un minibus di volontari polacchi che portavano aiuti umanitari a Chasov Yar,scrive l'edizione ucraina Donbas 24
I volontari sono feriti.
Uno è stato evacuato dal Life Saving Center all'ospedale di Dnipro, scrive il quotidiano pic.twitter.com/FbNUwBlpNn

— Gianluca (@Gianl1974) March 18, 2023

Thêm một tuần nữa trôi qua, một điều có thể nhận thấy được là sức tấn công của phía Nga ngay cả ở chiến trường « trọng điểm » như Bakhmut cũng ngày càng yếu đi, còn phía Ukraina ngày càng nhận được thêm nhiều vũ khí quan trọng để chuẩn bị cho đợt phản công sắp tới. Nếu quân Nga sẽ tiếp tục thua trận, cùng với lệnh truy nã quốc tế, tổng thống Nga Putin sẽ khó có thể giữ được quyền lực và khi đó thậm chí có thể dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ độc tài này. Hơn 20 năm qua, Putin nắm quyền liên tục tại nước Nga và đã thay đổi Hiến pháp, để có thể nắm quyền cho đến chết.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH 18.03.2023


*********

Ấn Độ cảnh báo tình hình ‘mong manh, nguy hiểm’ ở biên giới

Khánh An

Ấn Độ cảnh báo tình hình ‘mong manh, nguy hiểm’ ở biên giới - Ảnh 1.

Một chốt kiểm soát của Ấn Độ trên đường đến Ladakh

REUTERS

Hãng Reuters ngày 18.3 dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho hay tình hình giữa nước này và Trung Quốc tại vùng Ladakh trên dãy Himalaya là mong manh và nguy hiểm, khi các lực lượng quân sự được điều động nhiều nơi rất sát nhau.

Ít nhất 24 binh sĩ thiệt mạng khi 2 bên đụng độ tại khu vực này vào năm 2020, nhưng tình hình đã yên lặng trở lại sau nhiều vòng đối thoại ngoại giao và quân sự.

Bạo lực đã nổ ra ở khu vực phía đông của đường biên giới chưa phân định giữa hai cường quốc châu Á trang bị vũ khí hạt nhân vào tháng 12.2022, nhưng không có trường hợp thiệt mạng.

"Tình hình tôi nghĩ vẫn còn rất mong manh vì có những nơi lực lượng điều động rất gần nhau và theo đánh giá quân sự thì hoàn toàn nguy hiểm", ông phát biểu tại một sự kiện do tờ India Today tổ chức.


Binh sĩ Ấn Độ, Trung Quốc đụng độ bằng gậy gộc, gạch đá tại vùng phân giới

Theo nhà ngoại giao này, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc không thể trở lại bình thường trừ khi tranh chấp biên giới được giải quyết theo thỏa thuận về nguyên tắc mà ông đạt được với giới chức ngoại giao Trung Quốc vào tháng 9.2020.

"Người Trung Quốc phải thể hiện điều đã thỏa thuận, và họ đã chật vật với chuyện đó", theo ông Jaishankar.

Dù lực lượng 2 nước đã rời khỏi nhiều khu vực, các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành về những điểm chưa giải quyết.

"Chúng tôi đã nói rất rõ với Trung Quốc rằng không thể có sự vi phạm về hòa bình và yên tĩnh, các vị không thể vi phạm thỏa thuận và muốn phần còn lại của mối quan hệ tiếp diễn như thể không có gì xảy ra. Điều đó là không thể biện hộ", Ngoại trưởng Jaishankar cho biết.

Nhà ngoại giao Ấn Độ cho hay ông đã thảo luận tình hình với tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương bên lề cuộc họp ngoại trưởng G20 tổ chức tại Ấn Độ mới đây.

Trung Quốc chưa bình luận về phát biểu mới nhất của Ngoại trưởng Jaishankar.

Về việc Ấn Độ giữ chức chủ tịch luân phiên của G20 trong năm nay, ông Jaishankar bày tỏ hy vọng rằng New Delhi có thể làm diễn đàn này "đúng hơn với nhiệm vụ toàn cầu của mình".

"G20 không nên là một câu lạc bộ tranh luận hay đấu trường chỉ dành cho phía bắc bán cầu. Toàn bộ các mối quan tâm toàn cầu cần phải được nắm bắt. Chúng tôi đã đưa ra quan điểm đó rất mạnh mẽ", theo Ngoại trưởng Ấn Độ.

Trước đó, 2 hội nghị cấp ngoại trưởng G20 ở Ấn Độ trong vòng 3 tuần qua đã bị phủ bóng bởi vấn đề chiến sự tại Ukraine.


**********

Chiến sự ngày 388: Wagner tuyển thêm quân, Nga không chấp nhận tối hậu thư của Ukraine

Vi Trân

Hai bên công bố thiệt hại mới

Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine ngày 18.3 cho hay lực lượng nước này đã đẩy lùi 100 đợt tấn công của Nga trong vòng 24 giờ, theo trang The Kyiv Independent. Ukraine cũng tuyên bố đã bắn hạ 11 trong số 16 máy bay không người lái (UAV) Shahed do Iran sản xuất được Nga triển khai vào cuối ngày 17.3. Ngoài ra, an ninh Ukraine tuyên bố phá hủy 10 xe tăng và xe bọc thép chở quân của Nga tại Donetsk trong đêm 17.3.

Chiến sự ngày 388: Wagner tuyển thêm quân, Nga không chấp nhận tối hậu thư của Ukraine - Ảnh 1.

Pháo binh Ukraine khai hỏa gần Bakhmut ngày 17.3

AFP

Về phía Nga, TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Igor Konashenkov ngày 18.3 cho biết lực lượng phòng không đã ngăn chặn 15 quả rốc két, bắn rơi 9 UAV của Ukraine trong 24 giờ. Ông nói Nga đã tấn công 89 đơn vị pháo binh của Ukraine tại nhiều khu vực, tiêu diệt 120 binh sĩ đối phương tại Donetsk, 60 người khác tại Kupiansk (tỉnh Kharkiv), 50 binh sĩ tại phía nam Donetsk và Zaporizhzhia.

Nga tăng hình phạt với hành vi phỉ báng binh sĩ

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18.3 thông qua việc sửa đổi luật cấm phỉ báng binh sĩ tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine, theo đài RT. Luật được các nghị sĩ thông qua trong tháng này đưa ra hình phạt đối với người phỉ báng, tuyên truyền thông tin sai lệch về thành viên các lực lượng vũ trang Nga. Tuy nhiên, sửa đổi mới sẽ mở rộng phạm vi với cả lực lượng tình nguyện hỗ trợ quân đội Nga.

Pháo tự hành của Nga hoạt động tại Donbass

Pháo tự hành của Nga hoạt động tại Donbass

BỘ QUỐC PHÒNG NGA

Người có hành vi phỉ báng có thể bị phạt từ 100.000 rúp đến 1,5 triệu rúp (30 triệu - 459 triệu đồng), hoặc phạt tù lên đến 7 năm (tăng thêm 2 năm so với mức cũ) và cấm tranh cử các chức vụ trong chính quyền. Người lan truyền thông tin giả mạo về lực lượng tình nguyện tham gia chiến dịch đặc biệt có thể bị phạt 15 năm tù, theo TASS.

Công ty quân sự tư nhân Wagner là một trong những lực lượng tình nguyện của Nga tham gia chiến dịch tại Ukraine. Lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin đã vận động bảo vệ các tay súng của ông trước hành vi mà ông gọi là tuyên truyền thông tin sai lệch. Tuy nhiên, ông cho rằng luật này không nên được sử dụng để bảo vệ các chỉ huy quân sự cấp cao, nhằm không ngăn cản những chỉ trích mang tính xây dựng giúp họ "làm việc có trách nhiệm" hơn.

Trong ngày 18.3, ông Prigozhin thông báo kế hoạch tuyển thêm 30.000 thành viên tính đến giữa tháng 5. CNN dẫn lời vị này cho biết Wagner đang tuyển 500 - 800 người mỗi ngày, có khi lên đến 1.200 người mỗi ngày.

Ông Putin bất ngờ đến Crimea

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Crimea trong ngày 18.3, đúng dịp 9 năm Nga sáp nhập bán đảo này.

Theo đài RT, nhà lãnh đạo tham quan trường học của trẻ em và khảo sát công trình xây dựng công viên lịch sử và khảo cổ Chersonesos.

Chiến sự ngày 388: Wagner tuyển thêm quân, Nga không chấp nhận tối hậu thư của Ukraine - Ảnh 4.

Tổng thống Vladimir Putin bắt tay ông Mikhail Razvozhayev (trái), tỉnh trưởng Sevastopol ngày 18.3

REUTERS

Ông Mikhail Razvozhayev, tỉnh trưởng Sevastopol, cho biết chính quyền thành phố sự kiến khánh thành trường nghệ thuật cho trẻ em trong ngày 18.3 và đã chuẩn bị mọi thứ cho cuộc gọi video với tổng thống nhưng ông Putin bất ngờ xuất hiện. "Cuối cùng, tổng thống đích thân đến nơi bằng xe hơi. Ông ấy là người cầm lái", ông Razvozhayev nói.

Lần gần nhất Tổng thống Putin đến Crimea là vào tháng 7.2020. Khi đó, ông dự lễ đặt ky của nhiều tàu chiến tại xưởng đóng tàu Zaliv tại thành phố Kerch. Hồi tháng 12 năm ngoái, nhà lãnh đạo đến cầu Crimea nối miền nam Nga với bán đảo Crimea, trong lúc cây cầu được sửa chữa sau vụ nổ vào tháng 10 cùng năm.

Nga lên án "lệnh bắt Tổng thống Putin"

Điện Kremlin ngày 18.3 tuyên bố Moscow không công nhận thẩm quyền của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) và cho rằng lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin mà tòa này mới ban hành là vô hiệu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói các quyết định của ICC "hoàn toàn không có ý nghĩa" đối với Nga. Trong khi đó, Chủ tịch Duma Quốc gia (hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin nói động thái này là bằng chứng về "sự cuồng loạn" của phương Tây.

Trong lệnh bắt giữ được công bố hôm 17.3, ICC cáo buộc ông Putin phạm tội ác chiến tranh vì trục xuất bất hợp pháp hàng trăm trẻ em khỏi Ukraine. Động thái của ICC sẽ buộc 123 quốc gia thành viên của tòa phải bắt giữ ông Putin nếu ông đặt chân lên lãnh thổ của họ, và chuyển nhà lãnh đạo tới The Hague (Hà Lan) để xét xử.

Nga nói "sẵn sàng giải quyết vấn đề Ukraine"

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 18.3 nói Moscow sẵn sàng lắng nghe những đề xuất nghiêm túc nhằm giải quyết khủng hoảng Ukraine nhưng sẽ không chấp nhận những tối hậu thư, theo TASS.

Bà Zakharova cho rằng "công thức hòa bình" của Ukraine, trong đó yêu cầu Nga rút khỏi các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson, Zaporizhzhia, Crimea, bồi thường chiến sự, nhận tội tại tòa quốc tế là "xa rời thực tế". "Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sẵn sàng lắng nghe những đề xuất thật sự nghiêm túc từ phương Tây và Ukraine về việc tìm giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc khủng hoảng, nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận những tối hậu thư", bà Zakharova nói.

Người phát ngôn lặp lại quan điểm của Nga để đạt hòa bình là các bên ngừng cung cấp vũ khí, lính đánh thuê cho Ukraine, ngừng hoạt động quân sự, Ukraine khôi phục vị thế trung lập, chấp nhận tình hình mới trên thực địa, phi quân sự hóa, phi phát xít hóa, tôn trọng quyền của người nói tiếng Nga và cộng đồng thiểu số tại Ukraine.

Thỏa thuận ngũ cốc được gia hạn

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 18.3 thông báo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc đã được gia hạn. "Sau cuộc đàm phán với cả hai bên (Nga và Ukraine), chúng tôi đã đảm bảo việc gia hạn thỏa thuận, vốn dự kiến hết hiệu lực vào ngày 19.3", hãng thông tấn Anadolu dẫn lời Tổng thống Erdogan nói tại buổi lễ ở tỉnh Canakkale. Nhà lãnh đạo không nói rõ thỏa thuận được gia hạn bao lâu. Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra thông báo tương tự và không nêu rõ thời gian được gia hạn.

Trong khi đó, Bộ trưởng Hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov thông báo trên Twitter rằng thỏa thuận "được gia hạn thêm 120 ngày". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cùng ngày nhấn mạnh rằng Nga chỉ đồng ý gia hạn thêm 60 ngày, theo TASS.

Trước đó, phía Ukraine không đồng ý và nói điều khoản ban đầu quy định thời hạn gia hạn tối thiểu là 120 ngày.

Thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc làm trung gian, được ký kết vào tháng 7.2022 với thời hạn 120 ngày và đã được gia hạn một lần (120 ngày) vào tháng 11.2022. Theo thỏa thuận, các bên đảm bảo Ukraine được xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Odessa, Chornomorsk và Yuzhne của Ukraine ở biển Đen. Một trung tâm điều phối hỗn hợp được thiết lập ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để kiểm tra các tàu nhằm ngăn vận chuyển vũ khí. Phía Nga cho biết nước này và Liên Hiệp Quốc cũng ký biên bản ghi nhớ ràng buộc các tổ chức quốc tế dỡ bỏ giới hạn trong việc xuất khẩu phân bón và nông sản của Nga. Moscow cho rằng nội dung này đã không được thực hiện trong khi phương Tây nhấn mạnh không cấm Nga xuất khẩu phân bón và nông sản.

Ukraine là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và thỏa thuận đã giúp giảm nhẹ cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới sau khi xung đột bùng phát. Theo Tổng thống Erdogan, nhờ thỏa thuận, 25 triệu tấn lương thực của Ukraine đã được phân phối ra thị trường thế giới.


********

Politico : Trung Quốc đã chuyển vũ khí và các thiết bị quân sự khác cho Nga

Thùy Dương

Các công ty Trung Quốc, trong đó một doanh nghiệp có mối liên hệ với chính quyền Bắc Kinh, đã chuyển cho nhiều thực thể Nga 1.000 khẩu súng trường và các thiết bị khác có thể được sử dụng vào mục đích quân sự, nhất là drone và áo chống đạn, theo các dữ liệu về thương mại và hải quan mà trang mạng  Politico của Mỹ thu thập được.

Thông tin được Politico loan tải trong bối cảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 17/03/2023 thông báo sẽ đến Matxcơva vào thứ hai tuần tới để gặp tổng thống Vladimir Putin, chuyến thăm chính thức Nga đầu tiên của chủ tịch Trung Quốc kể từ khi Nga xâm lược Ukraina.

Đây được xem là lần đầu tiên có dữ liệu để khẳng định rằng Trung Quốc đã chuyển một số loại vũ khí cho các công ty Nga, tuy nhiên vẫn chưa thể chứng minh cụ thể đây là sự trợ giúp của Bắc Kinh cho nỗ lực chiến tranh Ukraina của Nga.

Theo Politico, Bắc Kinh cũng tiếp tục chuyển cho Nga các drone, các linh kiện của drone, cũng như nhiều trang thiết bị « lưỡng dụng » chưa từng được khai báo, tức là các mặt hàng thương mại có thể được quân Nga sử dụng ở chiến trường Ukraina. Việc bán các mặt hàng lưỡng dụng cho phép Trung Quốc tăng cường viện trợ cho Matxcơva mà không bị các biện pháp trả đũa từ phương Tây. 

Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu đã cảnh báo Bắc Kinh không nên trợ giúp cho các nỗ lực quân sự của Nga ở Ukraina. Cách nay vài tuần, Âu - Mỹ nhận định việc Trung Quốc dự tính gửi vũ khí cho quân đội Nga có khả năng làm thay đổi bản chất của cuộc giao tranh trên bộ ở Ukraina.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington trong một thông cáo cho biết Bắc Kinh cam kết thúc đẩy các cuộc hòa đàm ở Ukraina. Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc nói « Trung Quốc không phải là nguồn cội khủng hoảng và không cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột này ».


*********

rfi.fr

Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ tổng thống Nga về tội ác chiến tranh

Thanh Phương

Hôm qua, 17/03/2023, Tòa án Hình sự Quốc tế, trụ sở tại La Haye, thông báo đã phát lệnh bắt giữ tổng thống Vladimir Putin về trách nhiệm của ông trong các tội ác chiến tranh xảy ra từ khi Nga tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraina cách đây hơn một năm, đặc biệt là các vụ đày trẻ em Ukraina đến Nga và các vùng bị chiếm đóng. Theo Kiev, hơn 16.000 trẻ em Ukraina đã bị đưa sang Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược ngày 24/022022.

Từ La Haye, thông tín viên RFI Stéphanie Maupas tường trình: 

« Đây là kết quả đầu tiên trong cuộc điều tra của Tòa án về Ukraina, bắt đầu từ cách đây 1 năm. Công tố viên của Tòa án, ông Karim Khan nhắm vào tổng thống Nga. Vladimir Putin bị tình nghi đã đày các trẻ em Ukraina đến Nga và đây là một tội ác chiến tranh. Ông cũng bị truy tố về tội đã di tản trái phép nhiều trẻ em Ukraina đến các vùng bị chiếm đóng, đặc biệt là vùng Donbass. 

Vladimir Putin bị truy tố với tư cách là thủ phạm  trực tiếp cũng như là đồng phạm, nhất là với Ủy viên về quyền trẻ em của Nga, bà Maria Lvova Belova.

Các lệnh bắt giữ liên quan đến những sự việc xảy ra từ ngày 24/02/2022, khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. Đó là các vụ chuyển những trẻ em, nhất là trẻ mồ côi đến Nga, một số đã được nhận làm con nuôi và được cấp quốc tịch Nga. 

Nội dung của các lệnh bắt giữ này không được công bố, nhưng theo giải thích của Tòa án trong một thông cáo, thông tin nói trên được đưa ra nhằm tìm cách ngăn chặn những tội ác tương tự trong tương lai. 

Các lệnh bắt giữ kể từ nay được ban hành, nhưng việc khó nhất là phải làm sao bắt được tổng thống Nga. Matxcơva đã có phản ứng, nhắc lại rằng Nga chưa phê chuẩn hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế. » 

Hôm qua, các quan chức cao cấp của Nga, trong đó có phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov, đã bác bỏ lệnh bắt giữ tổng thống Putin, nhắc lại rằng Matxcơva không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế. Ngược lại, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky thì ca ngợi một quyết định “lịch sử” của Tòa án Hình sự Quốc tế. 

Về phản ứng của các nước khác, đối với tổng thống Mỹ Joe Biden, lệnh bắt giữ tổng thống Putin về tội ác chiến tranh là “đúng đắn”. Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Joseph Borrel thì cho đây là một “quyết định quan trọng”.


*********

rfi.fr

Sau 9 năm Crimée bị Nga sáp nhập, Ukraina quyết tâm giành lại bán đảo này

Chi Phương


CHIẾN TRANH UKRAINA

Đăng ngày:

Lễ kỷ niệm bán đảo Crimée 9 năm bị sáp nhập vào Nga, Crimée, ngày 17/03/2023.
Lễ kỷ niệm bán đảo Crimée 9 năm bị sáp nhập vào Nga, Crimée, ngày 17/03/2023. AP

Cách nay 9 năm, ngày 18/03/2014, tổng thống Vladimir Putin đã ký thoả thuận sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý bị cho là “giả tạo”. Vấn đề Crimée nổi lên kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của Ukraina. Mong muốn của Kiev giành lại bán đảo Crimée đã khiến phương Tây bối rối.  

"Qua việc giành lại bán đảo Crimée, chúng ta sẽ lập lại hòa bình. Đó là lãnh thổ của chúng ta, dân tộc chúng ta, lịch sử của chúng ta", Volodymyr Zelensky đã viết như vậy trên Twitter vào tháng trước. Tổng thống Ukraina thường xuyên tuyên bố rằng Ukraina sẽ giành lại kiểm soát bán đảo bị sáp nhập này. Kể từ khi Nga rút quân khỏi Kherson và khu vực hữu ngạn sông Dniepr, viễn cảnh này có vẻ như không còn khó thực hiện so với hồi đầu cuộc tấn công của Nga.

Các lãnh đạo phương Tây vẫn luôn công khai khẳng định rằng Crimée thuộc về Ukraina, nhưng trên thực tế đối với họ, bán đảo này có vẻ như là một trường hợp đặc biệt. Tuy không nói ra, nhưng nhiều quan chức tin rằng Ukraina không đủ khả năng giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình bằng vũ lực. Paris cũng như Luân Đôn hay Berlin đều nhấn mạnh rằng phương Tây chỉ có thể hỗ trợ nỗ lực chiến tranh trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, cũng có lo ngại về việc Nga sẽ phản ứng dữ dội hơn hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, dobán đảo Crimée có giá trị biểu tượng và chính trị rất quan trọng đối với Vladimir Putin.   

Những nước ủng hộ Ukraina không khuyến khích nước này giành lại Crimée nhưng không công khai nói điều này. Về mặt chính thức họ để cho Kiev tự quyết định về nhịp độ của cuộc chiến.  


*********

Tin tức thế giới 18-3: Nhiều nước ủng hộ lệnh bắt ông Putin; Nga nói 'không thể chấp nhận được'


Tin tức thế giới 18-3: Nhiều nước ủng hộ lệnh bắt ông Putin; Nga nói không thể chấp nhận được - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp ủy viên về quyền trẻ em của Nga Maria Lvova-Belova vào tháng 2-2023 - Ảnh: REUTERS

Nga khẳng định lệnh bắt ông Putin vô hiệu 

Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) và coi các phán quyết của cơ quan này là vô hiệu lực, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời ngày 17-3 về việc ICC phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Thực tế, đó là điều duy nhất tôi có thể nói với quý vị về quyết định này", Hãng tin Tass dẫn lời ông Peskov chỉ trích lệnh bắt là "thái quá và không thể chấp nhận được". 

Tuy nhiên, người phát ngôn Nga không trả lời câu hỏi liệu quyết định của tòa án có ảnh hưởng đến chuyến thăm của ông Putin tới các quốc gia đã công nhận quyền tài phán của ICC hay không.

Trước đó, ICC đã phát lệnh bắt ông Putin và ủy viên về quyền trẻ em của Nga Maria Lvova-Belova với cáo buộc vi phạm "các tội ác chiến tranh" tại Ukraine. 

Nhiều nước phương Tây đã lên tiếng ủng hộ quyết định này. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định việc Nga phạm tội ác chiến tranh là điều "không phải nghi ngờ", trong khi Pháp tuyên bố "không ai có thể thoát khỏi công lý".

Giải thích về động thái này, công tố viên Karim Khan của ICC giải thích rằng các thẩm phán tin rằng có "cơ sở hợp lý" để nghi ông Putin có trách nhiệm hình sự trong việc hàng trăm trẻ em Ukraine đã được đưa tới Nga. 

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Khan cho biết ông Putin có thể bị bắt giữ nếu đặt chân đến bất cứ đâu tại 120 quốc gia công nhận ICC. 

Công tố viên của ICC cho biết đây chỉ là "bước đầu" và vẫn còn nhiều cuộc điều tra đang tiếp diễn về xung đột ở Ukraine.

* Mỹ nối lại hoạt động do thám trên Biển Đen. Ngày 17-3, các quan chức Mỹ cho biết Washington đã nối lại hoạt động của các máy bay do thám không người lái sau vụ chiếc MQ-9 Reaper của nước này rơi sau khi va chạm với tiêm kích Su-27 của Nga.

Hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức này xác nhận một chiếc RQ-4 Global Hawk đã thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đen cùng ngày. 

Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó cũng khẳng định sẽ không ngừng hoạt động do thám tại khu vực này.

Tin tức thế giới 18-3: Nhiều nước ủng hộ lệnh bắt ông Putin; Nga nói không thể chấp nhận được - Ảnh 3.

Mỹ công bố hình ảnh tiêm kích Su-27 của Nga áp sát máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Washington ngày 14-3 - Ảnh: REUTERS

* Nga đồng ý kéo dài thỏa thuận ngũ cốc đến ngày 18-5. Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia cho biết Matxcơva đã thông báo cho Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine rằng nước này sẽ gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ở Biển Đen trong 60 ngày. 

Trước đó, Ukraine cho biết muốn thỏa thuận được gia hạn thêm 120 ngày. 

Ngày 17-3, Liên Hiệp Quốc cho biết đang "làm mọi thứ có thể" để đảm bảo một thỏa thuận cho phép tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng Biển Đen. 

Thỏa thuận, do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian giữa Nga và Ukraine, được ký vào tháng 7-2022 và gia hạn thêm 120 ngày vào tháng 11-2022 nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu một phần do xung đột Ukraine. Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào ngày 18-3.

Ông Nebenzia cũng đặt thời hạn 2 tháng cho các nước phương Tây và Mỹ để gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ngành nông nghiệp của Nga. 

Trước đó, Matxcơva chỉ trích thỏa thuận ngũ cốc chỉ thực hiện việc xuất khẩu của Ukraine mà phớt lờ xuất khẩu của Nga. 

Chính quyền Pháp đối mặt với bỏ phiếu bất tín nhiệm. 

Sau khi quyết tâm thúc đẩy cải cách hưu trí, chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. 

Ngày 17-3, các chính trị gia đối lập của Pháp đã yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ để đáp lại việc Thủ tướng Elisabeth Borne kích hoạt điều 49:3 của Hiến pháp để thông qua dự luật cải cách hưu trí mà không cần bỏ phiếu ở Quốc hội.

Tin tức thế giới 18-3: Nhiều nước ủng hộ lệnh bắt ông Putin; Nga nói không thể chấp nhận được - Ảnh 5.

Người biểu tình trên đường ray tàu hỏa ở Bordeaux, Pháp, ngày 17-3 - Ảnh: AFP

Trên toàn nước Pháp, biểu tình bùng nổ dữ dội sau động thái của chính phủ nhằm nâng tuổi hưu từ 62 lên 64. Hơn 300 người bị bắt giữ, theo Bộ Nội vụ nước này. 

Biểu tình, kéo dài từ tháng 1-2023, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, trường học và các dịch vụ công ở Pháp. Tuy nhiên, công đoàn tiếp tục kêu gọi biểu tình vào tuần sau.

* Ông Trump trở lại Facebook, YouTube. "Tôi đã trở lại", cựu tổng thống Mỹ Donald Trump viết trong bài đăng đầu tiên ngày 17-3 sau khi được mở lại tài khoản mạng xã hội Facebook và YouTube. 

Kèm với bài đăng là đoạn video khoảng 12 giây khi ông có bài phát biểu chiến thắng tại cuộc bầu cử năm 2016 rằng: "Xin lỗi vì để mọi người đợi lâu, chuyện phức tạp". 

Ông Trump đã bị nhiều mạng xã hội cấm cửa sau vụ những người ủng hộ ông tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ năm 2021.

* Mỹ treo thưởng 20.000 USD để giải cứu công dân bị bắt cóc ở Mexico. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết những ai cung cấp thông tin có thể giúp giải cứu công dân Mỹ Maria del Carmen Lopez sẽ nhận được món tiền thưởng trên. 

Đài CNN dẫn lời văn phòng FBI ở Los Angeles cho biết bà Carmen Lopez, 63 tuổi, bị bắt cóc tại nhà mình ở Mexico cách đây hơn một tháng. 

Đầu tháng này, 4 người Mỹ cũng đã bị các thành viên băng đảng ma túy ở Mexico nổ súng bắn và bắt đi ngay sau khi tới Mexico, trong đó 2 người đã thiệt mạng.

Quận Cam hứng bão

Hình ảnh hồ bơi sau một nhà dân nằm cheo leo bên miệng hố sạt lở thuộc thành phố San Clemente, thuộc quận Cam, bang California (Mỹ) cho thấy sức tàn phá của bão quét qua nơi này những ngày qua. (Ảnh: REUTERS)


**********

Chiến sự ngày 387: Ba Lan, Slovakia hứa gửi chiến đấu cơ cho Ukraine, Nga cảnh báo


Trong bản cập nhật chiến sự vào sáng 17.3, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine nói rằng lực lượng Nga đã phóng 5 tên lửa và tiến hành 18 cuộc không kích trong 24 giờ trước đó, theo trang The Kyiv Independent.

Các lực lượng Nga cũng đã thực hiện hơn 100 cuộc tấn công từ nhiều hệ thống rốc két phóng loạt, theo Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine.

Chiến sự ngày 387: Ba Lan, Slovakia hứa gửi chiến đấu cơ cho Ukraine, Nga cảnh báo   - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine bắn một quả đạn cối vào một vị trí tiền tuyến gần thành phố Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk ngày 16.3

Reuters

Trong khi đó, Không quân Ukraine nhắm mục tiêu vào 7 căn cứ tạm thời của Nga, còn lực lượng tên lửa và pháo binh Ukraine tấn công 5 căn cứ tạm thời, 5 sở chỉ huy, 2 trạm radar, kho chứa nhiên liệu, thiết bị gây nhiễu và hệ thống phòng không, theo Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine.

Đến tối 17.3 chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

Tốc độ tiến quân của Nga ở mức thấp nhất kể từ tháng 1?

Bộ Quốc phòng Anh ngày 17.3 nhận định quân chính quy của Nga và lực lượng lính đánh thuê của công ty quân sự tư nhân Wagner gần đây đã giành được một số vị trí phía tây sông Bakhmutka ở trung tâm thành phố Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk.

"Tuy nhiên, nhìn rộng hơn trên toàn tuyến, Nga đang tiến hành một số hành động tấn công cục bộ với tốc độ thấp nhất kể từ ít nhất là tháng 1.2023", Bộ Quốc phòng Anh đánh giá trong bản cập nhật tình báo mới nhất.

Bộ Quốc phòng Anh cho rằng tốc độ tấn công thấp của Nga "rất có thể" liên quan đến tình trạng quân đội Nga tạm thời không đạt hiệu quả chiến đấu của các đội hình được triển khai ở một mức độ nào đó.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Anh, giới chỉ huy quân đội Nga sẽ cố gắng khôi phục tiềm năng tấn công của các lực lượng sau khi bổ sung nhân lực và đạn dược.

"Trong khi chờ đợi, các chỉ huy có thể sẽ buộc phải lựa chọn giữa việc tiến hành các hoạt động tấn công và việc tổ chức một cuộc phòng thủ toàn diện đáng tin cậy", Bộ Quốc phòng Anh nhận định.

Đến tối 17.3 chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với đánh giá trên của Bộ Quốc Phòng Anh.

Trong khi đó, quyền lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Denis Pushilin ngày 17.3 nói rằng các lực lượng Nga đang tiến vào Bakhmut sau khi ngăn chặn nỗ lực rút lui của một số đơn vị quân sự Ukraine, theo Hãng tin TASS.

Phương Tây cảnh báo Ukraine đừng để phí "nỗ lực cuối cùng" về viện trợ đạn dược vì Bakhmut

Slovakia sẽ tặng 13 máy bay chiến đấu cho Ukraine

Thủ tướng Slovakia Eduard Heger ngày 17.3 cho hay nước này sẽ tặng 13 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine, theo AFP.

"Chúng tôi sẽ bàn giao 13 máy bay MiG-29 của chúng tôi cho Ukraine", Thủ tướng Heger nói với các phóng viên, đồng thời cho biết thêm Bratislava cũng sẽ chuyển giao hệ thống phòng không Kub cho Kyiv.

Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad nói rằng việc chuyển giao các máy bay MiG-29 từ Slovakia tới Kiev sẽ mất "vài tuần".

Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 16.3 thông báo rằng Warsaw sẽ gửi 4 máy bay MiG-29 do Liên Xô sản xuất tới Ukraine "trong những ngày tới".

Trong khi đó, Điện Kremlin ngày 17.3 tuyên bố các máy bay chiến đấu mà Ba Lan và Slovakia sẽ gửi cho Ukraine sẽ bị phá hủy, đồng thời lặp lại rằng việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Kyiv sẽ không làm thay đổi các mục tiêu quân sự của Nga.

Nga khen thưởng phi công "hạ" UAV Mỹ

Hãng tin RIA ngày 17.3 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã trao tặng "giải thưởng nhà nước" cho các phi công của hai máy bay chiến đấu Su-27 trong vụ máy bay không người lái (UAV) MQ-9 của Mỹ rơi ở biển Đen hôm 14.3, theo Reuters.

Khi công bố các giải thưởng ngày 17.3, Bộ Quốc phòng Nga tái khẳng định các máy bay Nga đã không va chạm với UAV Mỹ, và chiếc MQ-9 rơi vì chuyển hướng gấp dẫn đến mất lái và mất cao độ. Moscow cũng cho rằng thiết bị của Mỹ đã xâm phạm ranh giới khu vực được thiết lập tạm thời cho "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine.

Bản tin cũng dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng hành động của Mỹ giống như một sự khiêu khích nhằm gia tăng căng thẳng

Ông Tập Cận Bình sẽ thăm Nga vào tuần sau

Reuters dẫn lại thông báo Điện Kremlin đưa ra ngày 17.3 cho biết theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga từ ngày 20-22.3.

"Trong các cuộc hội đàm, hai bên sẽ thảo luận các vấn đề thời sự về phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc", Điện Kremlin cho biết.

"Một số văn kiện song phương quan trọng sẽ được ký kết", Điện Kremlin thông báo thêm.

Thông tin chuyến đi cũng được Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong họp báo chiều 17.3 cho biết Chủ tịch Tập sẽ trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực với Tổng thống Putin trong chuyến thăm Nga.


***********

Hai nước NATO gửi tiêm kích cho Ukraine

Thụy Miên

Phi đội gồm 11 tiêm kích MiG-29 của Slovakia chính thức về hưu mùa hè năm ngoái và đa số trong tình trạng không hoạt động. Slovakia sẽ gửi cho Ukraine những chiếc còn sử dụng được, số máy bay còn lại sẽ trở thành nguồn cung cấp phụ tùng. 

Nước này cũng viện trợ một số hệ thống phòng không KUB của mình cho Ukraine.

Xem nhanh: Chiến dịch ngày 386, Nga mò UAV Mỹ, Ukraine nhận MiG-29; sắp có hội đàm Putin-Tập Cận Bình

00:19:42

Xem nhanh: Chiến dịch ngày 386, Nga "mò" UAV Mỹ, Ukraine nhận MiG-29; sắp có hội đàm Putin-Tập Cận Bình

Một ngày trước, Ba Lan tuyên bố sẽ chuyển giao 4 chiếc MiG-29 cho Kyiv trong những ngày tới, trở thành nước đầu tiên trong số các đồng minh cung cấp dòng máy bay chiến đấu cho Ukraine. Còn Bỉ cho hay sẽ cung cấp 240 xe tải quân sự hiệu Volvo cho Ukraine.

Hai nước NATO gửi tiêm kích cho Ukraine - Ảnh 1.

Ảnh chụp từ clip Lầu Năm Góc công bố về vụ va chạm với máy bay trên Biển Đen

Reuters

TASS hôm 17.3 đưa tin lực lượng Nga dưới sự hỗ trợ hỏa lực của Quân đoàn Donetsk số 1 đã đẩy mạnh tấn công ở mặt trận Maryinka, xóa sổ 3 cứ điểm của Ukraine. Còn ở điểm cách Bakhmut vài ki lô mét, các đơn vị tấn công bộ binh Ukraine cho biết chuẩn bị sẵn sàng trước bất kỳ kịch bản nào.

Trong khi đó, tình hình tại Biển Đen tiếp tục căng thẳng sau khi Hải quân Nga tăng cường sự hiện diện tại đây theo sau vụ va chạm giữa tiêm kích Su-27 của Nga với MQ-9 của Mỹ hôm 14.3. Lầu Năm Góc công bố video clip ghi hình "bằng chứng" cho thấy 2 tiêm kích Nga tiếp cận và xả nhiên liệu gần chiếc MQ-9. Kế đến, một chiếc Su-27 va vào cánh quạt của MQ-9, khiến máy bay Mỹ rơi xuống Biển Đen. Theo TASS, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trao phần thưởng cho các phi công Su-27 nhờ công ngăn chặn máy bay Mỹ đi vào vùng Nga đang tổ chức chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Phương Tây cảnh báo Ukraine đừng để phí "nỗ lực cuối cùng" về viện trợ đạn dược vì Bakhmut


***********

Đội biệt kích Ukraine ngăn Nga khép vòng vây Bakhmut

Ẩn mình trong khu rừng nhỏ, chỉ huy đơn vị biệt kích Ukraine thông báo cho các binh sĩ nhiệm vụ ngăn chặn lực lượng Nga đang tấn công Bakhmut.

Các đơn vị biệt kích Ukraine có nhiệm vụ bảo vệ làng Grygorivka, cách Bakhmut khoảng 10 km về phía tây bắc. Nếu binh sĩ Nga và nhóm lính Wagner chiếm được làng Grygorivka, họ sẽ khép chặt gọng kìm bao vây Bakhmut, định đoạt chiến trường tại nơi chứng kiến giao tranh đẫm máu nhất nhiều tháng qua.

"Chúng tôi phòng ngự từ các ngọn đồi xung quanh làng. Nhiệm vụ của chúng tôi là ngăn đối phương tấn công và hỗ trợ pháo binh cho bộ binh", chỉ huy nhóm biệt kích, 45 tuổi, nói.

Nhóm biệt kích Ukraine mặc trang phục ngụy trang, mang theo súng trường tấn công Tavor TAR-21 do Israel thiết kế và sản xuất ở Ukraine.

Ở chiến trường xung quanh Bakhmut, tiếng pháo kích liên tục vang lên, báo hiệu các đợt giao tranh dữ dội giữa Nga và Ukraine.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine sáng 16/3 cho biết lực lượng Nga đã tấn công dữ dội làng Orikhovo-Vasylivka và Bogdanivka, cách tuyến phòng ngự của đội biệt kích vài km. Các đơn vị Ukraine tại hai làng này đã đẩy lùi nhiều đợt xung kích của đối phương.

"Tình hình rất khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn kiểm soát được", chỉ huy đội biệt kích Ukraine cho biết.

Chỉ huy này cho hay Nga có lợi thế về pháo binh và Ukraine đang chịu tổn thất nặng nề vì điều này. "Đó là lý do khiến chúng tôi phải lùi lại, song đôi lúc cũng phản công", ông nói, thêm rằng Nga đang tìm cách chiếm làng Bogdanivka, sau đó là Chasiv Yar, để "thắt miệng túi" bao vây Bakhmut.

Chasiv Yar, thị trấn nhỏ gần phía tây Bakhmut, cũng là mục tiêu lực lượng Nga đang nhắm tới để khép gọng kìm.

Các binh sĩ của một đơn vị đặc nhiệm Ukraine tập trung ở khu rừng gần Bakhmut hôm 15/3. Ảnh: AFP.

Các binh sĩ của một đơn vị đặc nhiệm Ukraine tập trung ở khu rừng gần Bakhmut hôm 15/3. Ảnh: AFP.

Tại thị trấn nhỏ Pryvillya, cách mặt trận khoảng 2 km, người lính có mật danh "Romeo" đang chỉ huy một đơn vị cắm chốt ở đây cho biết Nga đã tổ chức tấn công suốt một tuần qua, nhằm áp sát trung tâm Bakhmut.

Ở Pryvillya, mật độ pháo kích diễn ra ít hơn và hai bên chủ yếu sử dụng máy bay không người lái (UAV) để tấn công nhau.

Max, 40 tuổi, đang điều khiển một UAV mang lựu đạn hướng về phía khu rừng nơi lực lượng Nga đóng quân. Trên màn hình điều khiển của Max, khung cảnh bên dưới hiện lên rõ ràng.

Max điều khiển chiếc UAV bay lơ lửng cách mặt đất khoảng 20 m. Tuy nhiên, khi tiến gần mục tiêu, tín hiệu điều khiển chiếc UAV đột nhiên bị gián đoạn. Max vội vã nhấn nút thả lựu đạn rồi cố điều khiển chiếc UAV quay về chỗ mình, khiến quả lựu đạn trượt mục tiêu.

"Nga đang gây nhiễu, cắt tín hiệu giữa UAV và người điều khiển", Max nói. Chiếc UAV của Max có một vài vết đạn, dấu hiệu cho thấy lực lượng Nga đã nhắm bắn khi nó mất kiểm soát và hạ độ cao.

Max cho biết đã mất tổng cộng 62 UAV kể từ khi bắt đầu xung đột, có ngày tới ba chiếc bị rơi.

"Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến này trong thời gian dài và huấn luyện lực lượng tác chiến điện tử", Zyma, lãnh đạo đơn vị điều khiển UAV ở miền nam Ukraine, nhận định, thêm rằng phía Nga dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để chặn tín hiệu tới UAV, hoặc tạo tín hiệu giả để UAV đi chệch hướng.

Max cho biết các binh sĩ Ukraine vẫn cố gắng làm việc hiệu quả nhất có thể. "Tôi cảm thấy ổn vì có thể nhìn thấy ngay kết quả nỗ lực của mình. Tôi có thể sử dụng thời gian và đạn dược một cách hiệu quả. Điều đó khiến tôi hài lòng", Max nói.

Ngọc Ánh (Theo AFP)


**********

Mẫu thiết giáp được Ukraine tin dùng ở Bakhmut


Xe chiến đấu bộ binh BTR-4 là mẫu thiết giáp được quân đội Ukraine sử dụng phổ biến nhất trong nỗ lực phòng thủ thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk trước đà tấn công liên tục của lực lượng Nga.

Video được chia sẻ trên mạng xã hội tháng trước cho thấy BTR-4 hiệp đồng với nhóm binh sĩ Ukraine tấn công vị trí của một nhóm tay súng Wagner ở phía bắc Bakhmut. Trận đánh thể hiện khả năng chiến đấu của một trong những mẫu thiết giáp được Ukraine tin dùng nhất hiện nay, đặc biệt là trong các trận đánh ác liệt tại Bakhmut.

BTR-4 là dự án tư nhân do Nhà máy chế tạo máy Morozov, cơ sở sản xuất tăng thiết giáp nổi tiếng của Ukraine, triển khai đầu thập niên 2000. Nguyên mẫu xe được trưng bày tại triển lãm ở thủ đô Kiev hồi tháng 6/2006, dây chuyền sản xuất hàng loạt khởi động cuối năm 2008 và lô hàng 10 chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế quân đội Ukraine năm 2009.

Mẫu thiết giáp được Ukraine tin dùng ở Bakhmut

Xe thiết giáp BTR-4 Ukraine hiệp đồng với bộ binh tấn công vị trí tay súng Wagner trong video hồi tháng 2. Video: Twitter/Militarylandnet.

Thiết kế nội thất của BTR-4 có nhiều khác biệt với các dòng BTR-60/70/80 ra đời từ thời Liên Xô và vẫn phục vụ trong biên chế quân đội Ukraine, với một số điểm tương đồng các xe thiết giáp phương Tây.

Lái xe và trưởng xe ngồi phía trước, động cơ và hệ thống truyền động nằm giữa thân, trong khi khoang chở bộ binh nằm phía sau. Thiết kế này cho phép nhà sản xuất triển khai nhiều cấu hình khác nhau trên khung thân BTR-4 cơ bản, từ chiến đấu và chở quân đến xe cứu thương hoặc cứu kéo phương tiện cơ giới.

Xe chiến đấu bộ binh BTR-4 được trang bị cụm vũ khí gồm pháo tự động 2A72 cỡ nòng 30 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm, súng phóng lựu tự động 30 mm và tối đa 4 tên lửa chống tăng dẫn đường. Vỏ thép hàn của xe chống chịu được đạn bộ binh và có thể làm đạn chống tăng RPG chệch hướng, mặt trong được bọc vật liệu kevlar để ngăn mảnh văng xuyên phá gây sát thương.

Đơn hàng lớn đầu tiên của dòng xe này được Ukraine công bố năm 2012, khi Bộ Quốc phòng Iraq đặt mua 450 chiếc BTR-4E. Tuy nhiên, quân đội Iraq hủy đơn hàng sau khi nhận 88 phương tiện vì cho rằng xe BTR-4E có vấn đề về chất lượng. Lục quân Ukraine sau đó tiếp nhận 52 xe đã xuất xưởng nhưng chưa được chuyển cho Iraq.

Nigeria được bàn giao khoảng 40-50 chiếc BTR-4E vào năm 2014, dòng xe này cũng vượt qua thử nghiệm và đánh giá của quân đội Indonesia nhưng Jakarta hồi năm 2017 thông báo từ bỏ ý định mua hàng.

Các đơn vị Vệ binh Quốc gia Ukraine tiếp nhận 10 xe BTR-4E vào tháng 4/2014 và sử dụng chúng trong trận đánh ở Slavyansk, khiến dân quân thân Nga bị đẩy lùi khỏi thành phố và phái rút về Donetsk. Nhiều quân nhân Ukraine khi đó đã ca ngợi khả năng phòng vệ, cơ động và hệ thống kính ngắm của BTR-4.

Quân đội và Vệ binh Quốc gia Ukraine biên chế khoảng 250 xe BTR-4 trước khi nổ ra chiến sự với Nga hồi tháng 2/2022. Nhu cầu sử dụng thiết giáp này trên chiến trường tăng lên, buộc nhà máy Morozov gấp rút xuất xưởng một số xe gần hoàn thiện.

BTR-4 là một trong những xe thiết giáp tốt nhất của Ukraine, nhưng nó không phải xe tăng và rất dễ tổn thương trước hỏa lực đối phương. Lực lượng Nga đã phá hủy hoặc thu giữ ít nhất 77 chiếc BTR-4 trong hơn một năm qua, tương đương 1/4 số xe trong biên chế Ukraine.

Thiết giáp BTR-4 thuộc Lữ đoàn số 92 diễn tập ở Yavoriv, miền tây Ukraine, hồi năm 2017. Ảnh: US Army.

Thiết giáp BTR-4 thuộc Lữ đoàn số 92 diễn tập ở Yavoriv, miền tây Ukraine, hồi năm 2017. Ảnh: US Army.

Nhiều chiếc còn lại đang được triển khai ở Bakhmut trong đội hình Lữ đoàn Spartan thuộc Bộ Nội vụ Ukraine và Lữ đoàn Bộ binh cơ giới số 92 của lục quân. Một số xe được bổ sung giáp lồng để đối phó đạn chống tăng RPG-7.

Giới chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá BTR-4 phù hợp với tác chiến đô thị nhờ khả năng cơ động cao và pháo 2A72 có tốc độ bắn nhanh. Tuy nhiên, chúng cần được bộ binh yểm trợ chặt chẽ để ngăn đối phương tập kích, điều được thể hiện rõ trong video trận đánh hồi tháng 2.

Trong video, xe BTR-4 Ukraine khai hỏa về vị trí của các tay súng Wagner ở khoảng cách rất gần, đồng thời liên tục di chuyển tiến lùi để tránh hỏa lực bắn trả từ đối phương. Bộ binh Ukraine cũng cẩn thận càn quét khu vực phía sau xe, nhằm tránh nguy cơ đối phương tập hậu và phá hủy chiếc BTR-4.

BTR-4 cũng dễ tổn thương bởi hỏa lực pháo binh trên tuyến đường cuối cùng để tiếp cận Bakhmut, vốn nằm trong tầm bắn của nhiều đơn vị Nga những ngày gần đây. Ít nhất hai xe BTR-4 đã bị phá hủy trong vài tuần qua, ảnh hưởng đáng kể tới năng lực chiến đấu của các đơn vị cố thủ tại Bakhmut.

"BTR-4 là khí tài rất hiệu quả, nhưng các vũ khí hiện đại nhất cũng luôn đối mặt nguy cơ biến thành sắt vụn ở chiến trường ác liệt nhất tại Ukraine", chuyên gia quân sự Mỹ David Axe nhận xét trong bài viết trên Forbes.

Vũ Anh (Theo Forbes)


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm