(AFP) – Belarus điều quân đến biên giới với Ukraina. Hôm
qua, 19/08/2024, chỉ huy lực lượng không quân Belarus, Andreï
Loukyanovich, cho biết đã tăng cường binh sĩ, máy bay, vũ khí tại biên
giới chung với Ukraina. Trong bối cảnh Ukraina tấn công vào vùng Kursk
của Nga, tổng thống Belarus Alexandre Loukachenko cáo buộc Kiev có
chính sách gây hấn, điều 120 000 lính đến biên giới Belarus. Phía
Ukraina vẫn chưa xác nhận lực lượng Belarus được tăng cường ở biên giới
và bác bỏ cáo cuộc của ông Loukachenko, cho rằng cáo buộc này được đưa
ra là để làm hài lòng đồng minh Vladimir Putin.
(AFP) – Thế Vận Hội Paralympic Paris : 25 000 cảnh sát, hiến binh được huy động để bảo đảm an ninh. Bộ
trưởng Nội Vụ Pháp Gérald Darmanin hôm nay, 20/08/2024, cho biết từ
ngày 28/08 đến 08/09 cảnh sát và hiến binh sẽ được bố trí tại các địa
điểm thi đấu, ở Paris và vùng phụ cận và Châteauroux. Chính quyền Pháp
cũng cho biết sẽ điều động các lực lượng đặc nhiệm của cảnh sát và quân
đội (BRI, Raid, GIGN) và tuyển khoảng 10 000 nhân viên trật tự an ninh
từ các doanh nghiệp tư nhân. Các biện pháp bảo đảm an ninh cho các phái
đoàn « nhạy cảm », như Israel sẽ vẫn được duy trì. Lễ khai mạc
Thế Vận Hội Paralympic sẽ diễn ra vào ngày 28/08, tại quảng trường
Concorde ở Paris và vẫn dưới sự chỉ đạo của đạo diễn nghệ thuật Thomas
Jolly.
(AFP) – Nhật Bản bầu thủ tướng mới. Lãnh
đạo đảng cầm quyền tại Nhật, đảng Tự do – Dân chủ (PLD), hôm nay,
20/08/2024, thông báo bầu thủ tướng mới vào ngày 27/09. Cuộc tranh cử
lãnh đạo đảng PLD sẽ bắt đầu vào ngày 12/09. Thông tin này được đưa ra
một tuần sau khi thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida tuyên bố sẽ không
tranh cử cho một nhiệm kỳ mới, làm lãnh đạo đảng PLD. Trong số danh sách
ứng viên, những nhân vật đáng chú ý nhất là cựu bộ trưởng Quốc Phòng
Shigeru Ishiba và cựu bộ trưởng Môi Trường Shinjiro Koizumi.
(AFP) – Hàn Quốc bắt giữ một người đào tẩu Bắc Triều Tiên. Quân
đội Seoul, hôm nay 20/08/2024, thông báo một công dân Bắc Triều Tiên đã
đào tẩu sang Hàn Quốc sau khi đi bộ qua biên giới kiên cố ngăn cách hai
miền. Người này bị bắt giữ và được giao cho cơ quan chức năng. Theo
Seoul, từ tháng Giêng đến tháng 06/2024, khoảng 105 người Bắc Triều Tiên
đã chạy sang Hàn Quốc.
(AFP) – Trung Quốc : Mưa xối xả khiến 50 người thiệt mạng vào cuối tháng 7. Truyền
thông Nhà nước Trung Quốc, hôm qua 19/08/2024, đưa tin các trận mưa lớn
do cơn bão Gaemi đổ bộ vào miền trung Trung Quốc vào cuối tháng 7 gây
ra. Ngoài 50 người thiệt mạng, 15 người khác vẫn còn mất tích ở thành
phố Tư Hưng, tỉnh Hồ Nam.
(Focus Taiwan) – Đài Loan mở cửa cho truyền thông quan sát một cuộc tập trận bắn tên lửa. Quân
đội Đài Loan hôm nay, 20/08/2024, đã thử nghiệm tên lửa đất-đối-không
tại một căn cứ ở phía nam hòn đảo. Hai tên lửa đất-đối-không Patriot
PAC-II do Hoa Kỳ sản xuất, và một tên lửa nội địa Tien-Kung III (Sky Bow
III) đã bắn trúng các mục tiêu drone. Quân đội Đài Loan hiếm khi mở cửa
cho truyền thông tham dự các cuộc tập trận bắn tên lửa như vậy. Lần
diễn tập bắn tên lửa mở cửa cho giới truyền thông gần nhất, cũng được tổ
chức tại căn cứ Jiupeng, là vào năm 2012.
(AFP) – Tòa án công lý liên bang Đức bác kháng cáo của cựu thư ký ở một trại tập trung của Đức Quốc Xã.
Hôm nay, 20/08/2024, Tòa án Công lý Liên bang Đức thông báo bác kháng
cáo và giữ nguyên bản án hai năm tù treo, được tuyên bố đối với bà
Irmgard Furchner, từng là thư ký tại một trại tập trung Stuffhof của Đức
Quốc Xã. Hiện đã 99 tuổi, bà bị cáo buộc tội đồng lõa, gây ra cái chết
của 10 000 người tại trại tập trung được đặt tại Ba Lan. Từ năm 1943 đến
năm 1945, bà Furchner được Đức Quốc Xã tuyển dụng làm nhân viên đánh
máy và thư ký cho chỉ huy trại tập trung là Paul Werner Hoppe.
(AFP) – Bầu cử tổng thống Mỹ : Donald Trump chia sẻ hình ảnh đã qua chỉnh sửa cho thấy Taylor Swift ủng hộ ông. Cựu
tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa, hôm 18/08/2024, đã chia sẻ những hình
ảnh này trên mạng xã hội. Ca sĩ Taylor Swift có tầm ảnh hưởng lớn đối
với một số cử tri trẻ của Mỹ, vẫn chưa chính thức lên tiếng ủng hộ ứng
cử viên nào cho cuộc bầu cử ngày 05/11. Vào năm 2020, ca sĩ này đã ủng
hộ Joe Biden chống lại cựu tổng thống Donald Trump, sau khi cáo buộc
đảng Cộng Hòa đã « thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và phân biệt chủng tộc trong suốt nhiệm kỳ của Trump ».
(AFP) – Cộng Hòa Congo hy vọng nhận được các liều vac-xin đầu tiên chống lại dịch Mpox vào tuần tới.
Trong một cuộc họp báo, hôm qua, 19/08/2024, bộ trưởng Y Tế CH Congo
khẳng định rằng dịch bệnh Mpox – đậu mùa khỉ, khiến 570 người thiệt mạng
tại nước này, trở thành tình trạng khẩn cấp tại châu lục. Theo một
nguồn tin ẩn danh, Hoa Kỳ đã hứa hỗ trợ CH Congo 50 000 liều vac-xin,
Nhật Bản có thể cung cấp khoảng 3,5 triệu và chỉ dành cho trẻ em.
(AFP) – Nicaragua đóng cửa 1500 tổ chức phi chính phủ. Hôm
qua, 19/08/2024, chính phủ Nicaragua đã ra một nghị định nhằm giải tán
các tổ chức phi chính phủ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như nhân
đạo, thể thao và tôn giáo. Bộ Nội Vụ nước này giải thích rằng các tổ
chức này không nêu rõ tình trạng tài chính trong thời gian hoạt động.
Tài sản của các tổ chức này đã bị tịch thu. Đây được coi là vụ giải thể
lớn nhất do tổng thống Daniel Ortega ra lệnh kể từ năm 2018, khi nhiều
cuộc biểu tình nổ ra chống lại chính quyền của tổng thống.
Vì sao tên lửa AIM-174B của Mỹ có thể thay đổi cán cân lực lượng với Trung Quốc tại Biển Đông
Trọng Thành
5–7 minutes
Trong
những tuần lễ gần đây, báo chí quốc tế và khu vực có nhiều bài viết về
loại tên lửa mới của Mỹ, mang mã số AIM-174B, được đánh giá là có khả
năng làm thay đổi ‘‘cán cân lực lượng với Trung Quốc’’ tại Biển Đông và khu vực Đài Loan. Vì sao nhiều kỳ vọng được đặt vào tên lửa AIM-174B như vậy ?
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
6 phút
Tên
lửa AIM-174B, với tầm bắn tối đa hơn 400 km, hiện là tên lửa
không-đối-không có tầm bắn xa nhất từng được lực lượng không quân của
Hải quân Mỹ triển khai. Loại tên lửa, do công ty Raytheon chế tạo, được
phát triển dựa trên mô hình tên lửa phòng không SM-6. Theo trang mạng chuyên về quân sự Pháp Zone militaire (Opex 360), SM-6 là loại tên lửa rất linh hoạt, loại hỏa tiễn ‘‘đa năng duy nhất’’ của quân đội Mỹ.
Tên lửa đối không, đối địa, đối hải… và có tầm bắn vượt trội
Ngoài
khả năng tấn công các mục tiêu trên không, hỏa tiễn này còn có thể tấn
công các mục tiêu trên đất liền và trên biển, và đồng thời bắn chặn được
các hỏa tiễn đạn đạo. Theo một số nguồn tin quân sự Mỹ, trong lần thử
lửa đầu tiên hồi cuối 2023, SM-6 đã bắn hạ được tất cả các tên lửa đạn
đạo của lực lượng nổi dậy Houthi, Yemen, tấn công các chiến hạm Mỹ tại
khu vực Biển Đỏ.
Tên lửa AIM-174B của Hải quân Hoa Kỳ – phiên bản
mới của SM-6 – lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong cuộc tập trận hải
quân đa quốc gia RIMPAC, tây Thái Bình Dương cuối tháng 6, đầu tháng
7/2024. Tên lửa AIM-174B được trang bị cho oanh tạc cơ F/A-18 Super
Hornet của Hải quân Mỹ có thể giúp Quân đội Mỹ khắc phục được điểm yếu
trầm trọng hiện nay là thiếu các hỏa tiễn có tầm bắn đủ xa. Trả lời
Reuters, nhà nghiên cứu Yết Trọng (Chieh Chung),
nhóm dự báo chiến lược Association of Strategic Foresight, có trụ sở ở
Đài Bắc (Đài Loan), nhận định : với AIM-174B, tầm bắn tối đa hơn 400 km,
vượt xa tầm bắn của tên lửa PL-15 của Trung Quốc, các chiến đấu cơ Mỹ
có thể tấn công ‘‘các mục tiêu quân sự Trung Quốc’’ ở khoảng cách an toàn.
AIM-174B có thể buộc Trung Quốc ‘‘thay đổi hành xử’’ tại Biển Đông
Trong
nhiều thập niên, kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong lĩnh
vực tên lửa không quân, Mỹ chiếm thế thượng phong. Tuy nhiên gần đây, sự
ra đời của chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc, và đặc biệt là
tên lửa PL-15, với tầm bắn hơn 250 km, đang thách thức ưu thế quân sự
của Mỹ. Một chiến đấu cơ của Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của một máy
bay chiến đấu của Hoa Kỳ thì điều đó có nghĩa là phía Trung Quốc có thể
khai hỏa trước, và ‘‘thật khó mà không làm mồi’’ cho một phi cơ di chuyển với tốc độ gấp bốn lần tốc độ âm thanh (Mach 4), theo chuyên gia Kelly Grieco, trung tâm Stimson.
Một chuyên gia kỹ thuật quốc phòng cấp cao Mỹ xin ẩn danh cho biết ‘‘điều quan trọng là loại hỏa tiễn mới này (AIM-174B) cho phép Hoa Kỳ tiến sâu hơn một chút vào Biển Đông’’, một khi xung đột xảy ra. Vũ khí mới này ‘‘có khả năng buộc Trung Quốc phải thay đổi hành xử’’, cụ thể là không để các loại phi cơ lớn, di chuyển chậm tiếp cận sát vùng tranh chấp, bởi ‘‘sẽ gặp rủi ro lớn’’. Nếu tên lửa AIM-174B buộc Trung Quốc từ bỏ ý định đưa đến gần khu vực chiến sự một phần ''các phương tiện quân sự trên không trị giá cao'' (tức ‘‘high value airborne assets’’
– gọi tắt là HVAA), như máy bay cảnh báo sớm, phi cơ chiến đấu điện từ,
phi cơ trinh sát, máy bay mang tên lửa chống hạm tầm xa, thì như vậy
phía Mỹ sẽ có nhiều ưu thế hơn khi tham chiến tại Biển Đông.
Tên lửa: Cuộc chạy đua ngày càng gay gắt
Trang mạng Forbes,
dẫn nhận định của giáo sư Justin Bronk, chuyên gia về không quân thuộc
Viện Royal United Services Institute (RUSI), Na Uy, cho hay dự án tên
lửa AIM-174B của quân đội Mỹ nằm trong một kế hoạch lớn, phát triển các
loại tên lửa không-đối-không tầm xa hơn hẳn hỏa tiễn AIM-120, loại tên
lửa tầm xa chủ yếu của không quân Mỹ hiện nay, chỉ có tầm bắn tối đa
khoảng 150km. AIM-174B có thể giúp lấy lại ưu thế của Mỹ, ‘‘bị Trung Quốc thách thức những năm gần đây với loại hỏa tiễn PL-15’’.
Hiện
tại quân đội Mỹ từ chối trả lời câu hỏi về việc loại tên lửa này có
được cung cấp cho các đồng minh hay không, liệu có được tích hợp với các
máy bay khác ngoài F/A-18 Super Hornet hay không, và Hải quân Mỹ dự
kiến sẽ đặt hàng bao nhiêu tên lửa AIM-174B mỗi năm. Cho đến nay, tên
lửa này chỉ được ra mắt trên chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet của Hải
quân Mỹ, do quân đội Mỹ và Úc điều khiển. Mỹ coi Úc là đồng minh trục
cột, và là bàn đạp để triển khai lực lượng tại Biển Đông. Washington
đang đầu tư hàng trăm triệu đô la vào cơ sở hạ tầng quân sự tại đây. Bộ
Quốc Phòng Úc cho biết ‘‘phối hợp chặt chẽ với Mỹ’’.
Cuộc
chạy đua công nghệ tên lửa Mỹ-Trung hứa hẹn sẽ gay gắt trong thời gian
tới. Theo giới quan sát, nền công nghiệp quốc phòng nói chung, và công
nghệ tên lửa nói riêng của Trung Quốc thường xuyên tiếp nhận các công
nghệ phương Tây. Trung Quốc cũng có nhiều tiếp xúc với các hoạt động tác
chiến trên không của phương Tây, hoặc gián tiếp qua tình báo, hoặc trực
tiếp chẳng hạn qua các cuộc tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO.
Theo một số chuyên gia, đối thủ đáng gờm nhất hiện tại của lực lượng
Không quân Hải quân Mỹ không còn là hỏa tiễn PL-15, mà là tên lửa
không-đối-không PL-17 đang được phát triển, có tầm bắn hơn 400 km, dường
như đã được triển khai từ cuối năm ngoái.
Nga tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng trong các cuộc không kích vào Ukraine
VOA
~3 minutes
Nga
đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng ở miền bắc Ukraine trong một cuộc
tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào ban đêm và gây ra
một đám cháy lớn ở phía tây nước này, khiến nồng độ clo trong không khí
tăng cao, các quan chức Ukraine cho biết hôm 20/8.
Các lực lượng
Ukraine đã bắn hạ ba tên lửa đạn đạo và 25 trong số 26 máy bay không
người lái được phóng đi trong cuộc tấn công vào 9 khu vực trên khắp đất
nước, chỉ huy không quân Ukraine cho biết thêm.
Các quan chức khu
vực ở vùng Sumy đông bắc, giáp với Nga, cho biết một cơ sở năng lượng đã
bị tấn công, gây mất điện cho 72 khu định cư và hơn 18.500 người.
Chính quyền khu vực cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng các nhân viên điện lực đã nhanh chóng sửa chữa thiệt hại.
Các
cơ sở năng lượng của Ukraine đã phải hứng chịu gần như hàng ngày các
cuộc pháo kích trong sáu tháng qua khi cuộc chiến tiếp diễn kể từ khi
Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2/2022.
Ukraine mua
điện từ các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu nhưng không đủ để bù
đắp cho sự thiếu hụt. Việc cắt điện thường xuyên được thông báo trong
giờ cao điểm tiêu thụ điện vào buổi tối.
Các quan chức cho biết
một cơ sở công nghiệp đã bị tấn công ở khu vực phía tây Ternopil trong
các cuộc pháo kích mới nhất và một bể chứa nhiên liệu đã bị bắn trúng.
Truyền hình Ukraine chiếu cảnh những cột khói đen khổng lồ bốc lên trên bầu trời Ternopil.
Một
lãnh đạo cấp phó của chính quyền khu vực Ternopil, Viktor Ustenko, cho
biết nhiên liệu và vật liệu bôi trơn bị cháy đã làm tăng nồng độ clo
trong không khí. Chính quyền kêu gọi mọi người ở trong nhà.
Hơn 90
lính cứu hỏa đã tham gia vào các nỗ lực dập tắt đám cháy, ông Ustenko
nói. “Tình hình đã được kiểm soát hoàn toàn”, ông cho biết thêm.
Một cuộc tấn công vào Kyiv đã bị đẩy lùi mà không gây ra thiệt hại lớn hoặc thương vong, các quan chức thành phố cho biết.
Không
có bình luận ngay lập tức nào từ Moscow về các cuộc tấn công hôm 20/8.
Cả hai bên đều nói rằng họ nhắm vào các cơ sở quan trọng đối với quân
đội chứ không phải cơ sở hạ tầng dân sự, nhưng nhiều thường dân đã thiệt
mạng trong cuộc chiến.
Moscow đã tiếp tục các cuộc không kích kể
từ khi lực lượng Ukraine bắt đầu xâm nhập vào khu vực Kursk của Nga hôm
6/8 và lực lượng Nga đã tiến dần vào một số khu vực ở miền đông Ukraine.
Đài Loan phô diễn hỏa lực tên lửa trong chuyến thăm hiếm hoi địa điểm thử nghiệm nhạy cảm
Reuters
~2 minutes
Đài
Loan đã phô diễn hỏa lực tên lửa của mình hôm 20/8, khi phóng một loạt
tên lửa đất đối không trước các phóng viên trong chuyến thăm một địa
điểm thử nghiệm nhạy cảm ở một khu vực xa xôi của bờ biển phía đông nam
hòn đảo.
Đài Loan dân chủ, nơi Trung Quốc luôn coi là lãnh thổ của
mình, đã phàn nàn về việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự khi
Bắc Kinh tìm cách khẳng định chủ quyền của mình, và Đài Bắc đã tăng
cường khả năng răn đe của mình.
Tên lửa là một phần quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Đài Loan, cả do Hoa Kỳ sản xuất và do trong nước làm ra.
Tại
căn cứ Jiupeng ở huyện Bình Đông của Đài Loan, cuộc thử nghiệm quân sự
đã bắn cả tên lửa Patriot do Hoa Kỳ sản xuất và tên lửa Sky Bow III do
Đài Loan sản xuất lên bầu trời vào lúc bình minh ló dạng, trong khi một
tàu chiến ngoài khơi bắn một tên lửa RIM-66 Standard.
“Tất cả các
tên lửa được bắn hôm nay đều bắn trúng đích một cách suôn sẻ và đã chứng
minh được hai điều: Đầu tiên là quá trình huấn luyện binh lính của
chúng tôi rất vững chắc, thứ hai là hệ thống vũ khí của chúng tôi đã
được xác thực trong quá trình bắn tên lửa thật này”, người phát ngôn Bộ
Quốc phòng Sun Li-fang nói.
“Nhìn chung, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình”, ông nói với các phóng viên trong chuyến đi hiếm hoi đến căn cứ này.
Jiupeng
cũng là nơi Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Chung-Shan do chính phủ
điều hành thử nghiệm các tên lửa mới, như phiên bản tầm xa hơn của
Hsiung Feng được thiết kế để tấn công các mục tiêu sâu bên trong Trung
Quốc.
Chính phủ Đài Loan bác bỏ các yêu sách lãnh thổ của Trung
Quốc, nói rằng chỉ có người dân hòn đảo này mới có thể quyết định tương
lai của họ.
Chương trình Đối tác Thái Bình Dương, Thiên thần Thái Bình Dương 2024 khai mạc tại Quảng Ngãi
VOA Tiếng Việt
4–5 minutes
Hoa
Kỳ và Việt Nam vừa khởi động chương trình Đối tác Thái Bình Dương và
Thiên thần Thái Bình Dương 2024 kéo dài hai tuần tại tỉnh Quảng Ngãi với
sự có mặt của tàu vận tải USNS City of Bismarck của Hải quân Mỹ.
Phái
bộ ngoại giao Mỹ tại Việt Nam và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi hôm 20/8
tổ chức lễ khai mạc Chương trình Đối tác Thái Bình Dương và Thiên thần
Thái Bình Dương (PP&PA-24) tại thành phố Quảng Ngãi.
Chương
trình PP&PA-24 do các kỹ sư của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ thuộc
Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của nước này thực hiện, giúp đẩy mạnh quan hệ
hợp tác trên các lĩnh vực như tập huấn, nâng cao năng lực trong lĩnh
vực y tế; hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; hỗ trợ sửa chữa nhỏ các
điểm trường học và trạm y tế; các hoạt động giao lưu cộng đồng, theo
Cổng thông tin tỉnh Quảng Ngãi.
“Chúng tôi rất phấn khởi với các
sự kiện và các hoạt động được lên kế hoạch trong hai tuần tới vì các
hoạt động này sẽ hỗ trợ Việt Nam và Hoa Kỳ hành động một cách nhanh
chóng trong trường hợp xảy ra thiên tai hoặc có các nỗ lực cứu trợ nhân
đạo khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự
Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại lễ khai mạc được trang
Facebook của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tường thuật trực tiếp.
“Một
trọng tâm đáng kể của năm nay sẽ tập trung vào các nhiệm vụ y tế, ghi
nhận nhu cầu căn bản để cải thiện sức khỏe trong các cộng đồng của chúng
ta”, bà Burns cho biết thêm.
“Năm nay đánh dấu tròn một
năm thành lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, mối quan hệ
đối tác bắt nguồn từ những giá trị chung, một cam kết vì hòa bình và tầm
nhìn tương lai, cùng một Việt Nam vững mạnh, độc lập, thịnh vượng và
kiên cường”, Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Daniel Keeler, Tư lệnh Chương trình
PP&PA-24, phát biểu.
“Hoa Kỳ sát cánh cùng Việt Nam theo đuổi
tầm nhìn này hiểu rằng khi chúng ta hợp tác cùng nhau, chúng ta có thể
vượt qua mọi thử thách và mang lại kết quả thực sự lâu dài”, Đại tá
Keeler nhấn mạnh.
“Đây là lần thứ hai tỉnh Quảng Ngãi được tiếp
nhận chương trình hợp tác quốc tế hữu nghị và nhân đạo của Bộ Tư lệnh
Thái Bình Dương Hoa Kỳ sau chương trình Thiên thần Thái Bình Dương được
tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2015”, ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, phát biểu trong buổi lễ.
Hôm 19/8,
chính quyền tỉnh đã đón tàu vận tải viễn chinh tốc hành USNS City of
Bismarck của Hải quân Hoa Kỳ chở các thành viên của Đoàn công tác Chương
trình Đối tác Thái Bình Dương và Thiên thần Thái Bình Dương 2024, tại
cảng Dung Quất của Quảng Ngãi, theo cổng thông tin của tỉnh.
Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Ngãi đón nhận cả hai chương trình này cùng một lúc.
Theo
ban tổ chức, trong thời gian từ ngày 19 đến 30/8 ở Quảng Ngãi, chương
trình PP&PA-24 dự kiến có khoảng 60 hoạt động thuộc 5 nhóm lĩnh vực,
gồm truyền thông, y tế, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, xây dựng,
giao lưu cộng đồng.
Khoảng 200 người sẽ tham gia chương trình kết
hợp này, bao gồm các nhân viên đến từ Lực lượng Quốc phòng Australia,
Anh, Chile, Nhật Bản và các thành viên thuộc các lực lượng vũ trang Hoa
Kỳ, đài VTV tường thuật.
Chương trình Đối tác Thái Bình Dương là
chương trình hỗ trợ nhân đạo và huấn luyện đa quốc gia do chính phủ Hoa
Kỳ khởi xướng nhằm tăng cường khả năng phối hợp và ứng phó với thảm họa,
tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực, đồng thời thúc đẩy tình
hữu nghị lâu dài ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Chương trình Thiên
thần Thái Bình Dương là chương trình hỗ trợ nhân đạo chung và kết hợp
do Không lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương chủ trì nhằm thể hiện cam kết
của Hoa Kỳ đối với các đối tác và các đồng minh ở khu vực Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương.
***********
Tin tức thế giới 21-8: Ukraine tiến 35km ở Kursk; Mỹ chỉnh chiến lược hạt nhân đề phòng Trung Quốc
MINH KHÔI
6–8 minutes
Ukraine tiến sâu 35km ở vùng Kursk
Ngày
20-8, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr
Syrsky cho hay quân đội nước này đã tiến sâu 28-35km vào vùng Kursk của Nga. Trong khi đó, Matxcơva đang điều động một số quân từ các hướng khác để tăng cường các vị trí ở Kursk.
Phát
biểu trong một cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình, tướng
Syrsky thông báo Matxcơva cũng đang gửi thêm quân đến khu vực Pokrovsk ở
phía Đông Ukraine, nơi đang diễn ra cuộc giao tranh dữ dội nhất kể từ
khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng
2-2022.
Cũng trong ngày 20-8, Nga đã thành lập ba nhóm quân sự mới
để tăng cường an ninh tại các khu vực giáp biên giới với Ukraine và các
nhóm này được đặt tên theo các khu vực Kursk, Belgorod và Bryansk.
Chỉ
huy lực lượng đặc biệt Akhmat của Liên bang Nga, ông Apti Alaudinov,
tuyên bố nỗ lực tiến quân của lực lượng Ukraine đã bị chặn lại trên toàn
bộ vùng Kursk, với các nguồn lực chính của họ bị phá hủy và quân đội
Nga đang nỗ lực đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi các khu định cư.
Hé lộ các nước NATO chuẩn bị cho Ukraine tấn công vùng Kursk
Ngày 20-8, báo Izvestia
dẫn lời cơ quan tình báo nước ngoài của Nga cho biết cuộc tấn công của
Ukraine vào vùng Kursk đã được chuẩn bị với sự tham gia của cơ quan tình
báo từ Mỹ, Anh và Ba Lan.
Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công bất
ngờ vào vùng Kursk của Nga vào ngày 6-8, nhằm tạo ra một vùng đệm và làm
suy yếu cỗ máy chiến tranh của Nga.
"Chiến dịch của Lực lượng Vũ
trang Ukraine ở vùng Kursk đã được chuẩn bị với sự tham gia của các cơ
quan tình báo Mỹ, Anh và Ba Lan", báo Izvestia dẫn lời Cơ quan
Tình báo nước ngoài. "Các đơn vị tham gia đã trải qua huấn luyện phối
hợp chiến đấu tại các trung tâm huấn luyện ở Anh và Đức".
Cơ quan Tình báo nước ngoài nói với Izvestia rằng họ có "thông tin đáng tin cậy" về những khẳng định của mình, nhưng không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào.
Nhà Trắng trước đó đã nói rằng Mỹ không có thông tin về việc Kiev dự định tiến hành một cuộc tấn công vào vùng Kursk.
Trong
khi Nga tiếp tục tiến công ở miền Đông Ukraine, Kiev tuyên bố đã chiếm
được 1.263km² lãnh thổ Kursk, bao gồm 93 khu định cư.
Ông Biden phê duyệt kế hoạch chiến lược hạt nhân tuyệt mật
Theo báo New York Times,
vào tháng 3 Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt kế hoạch chiến lược
hạt nhân tuyệt mật, lần đầu tiên tái định hướng chiến lược răn đe của
Washington đối với việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Nhà
Trắng chưa từng công bố rằng ông Biden đã phê duyệt chiến lược sửa đổi,
mang tên "Hướng dẫn Sử dụng vũ khí hạt nhân". Việc thông báo cho Quốc
hội về việc sửa đổi này dự kiến sẽ được gửi trước khi ông Biden rời
nhiệm sở.
Trong các bài phát biểu gần đây, hai quan chức cao cấp
của chính quyền đã được phép ám chỉ đến việc sửa đổi chiến lược này, vốn
được cập nhật khoảng bốn năm một lần.
Bà Kamala Harris gây quỹ được nửa tỉ USD
Phó
tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gây quỹ được khoảng 500 triệu USD kể từ
khi bà trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Con số này phản
ánh sự nhiệt tình của các nhà tài trợ trước thềm cuộc bầu cử ngày 5-11
tới.
Hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho hay số tiền này đã được quyên góp cho bà Harris trong bốn tuần kể từ khi bà chính thức tham gia cuộc đua vào ngày 21-7.
Nguồn
tài chính chiến dịch là yếu tố then chốt cho các hoạt động quảng cáo và
vận động cử tri đi bầu, giúp thuyết phục những cử tri còn do dự ủng hộ
ứng viên.
Bà Harris bước vào cuộc đua sau khi Tổng thống Joe Biden
quyết định không tiếp tục tranh cử, tạo ra làn sóng tài trợ mạnh mẽ sau
khi nguồn tiền giảm dần sau cuộc tranh luận được cho là thất bại của
ông Biden với ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump.
Trong tuần đầu
tiên của chiến dịch, bà Harris đã gây quỹ được 200 triệu USD, nhanh
chóng củng cố sự ủng hộ để trở thành ứng viên của Đảng Dân chủ.
Đội
ngũ của bà Harris đã huy động được 310 triệu đô la trong tháng 7, nâng
tổng số tiền mà bà và ông Biden đã gây quỹ trước khi ông Biden rút lui
lên hơn 1 tỉ USD.
Chiến dịch của ông Trump cho biết đã gây quỹ được 138,7 triệu USD trong tháng 7 và hiện có 327 triệu USD tiền mặt.
WHO kêu gọi chung tay ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ
Ngày
20-8, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) Hans Kluge đã kêu gọi các nước châu Âu và các nước khác cùng phối
hợp các biện pháp để ngăn chặn, kiểm soát và "xóa sổ" bệnh đậu mùa khỉ
(mpox) trên phạm vi toàn cầu.
Ông Kluge cho rằng cho dù là chủng
mới hay cũ, bệnh đậu mùa khỉ sẽ không lặp lại kịch bản tương tự như
những gì thế giới trải qua khi ứng phó với đại dịch COVID-19, bởi cơ
quan y tế các nước đã biết cách khống chế sự lây lan của dịch.
Vì
vậy, ông Kluge cho rằng việc các nước lựa chọn cách thức chung tay khống
chế bệnh đậu mùa khỉ hiện nay và trong những năm tới sẽ là một phép thử
quan trọng đối với cả châu Âu nói riêng và thế giới nói chung về năng
lực ứng phó với đại dịch.
WHO ngày 14-8 ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu do bệnh đậu mùa khỉ
bùng phát ở các nước châu Phi. Hiện bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở
CHDC Congo và các nước láng giềng với chủng bệnh đặc hữu, được gọi là
"clade I" và một biến thể mới được gọi là "clade Ib" gây quan ngại toàn
cầu do biến thể mới này dường như dễ lây lan hơn qua tiếp xúc gần.
Cơ
quan y tế Thụy Điển ngày 15-8 xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến
thể mới "clade Ib" gây bệnh mpox tại quốc gia châu Âu này. Đây là trường
hợp đầu tiên ở bên ngoài châu Phi nhiễm biến thể mới của bệnh đậu mùa
khỉ.
(AFP) – Belarus điều quân đến biên giới với Ukraina. Hôm
qua, 19/08/2024, chỉ huy lực lượng không quân Belarus, Andreï
Loukyanovich, cho biết đã tăng cường binh sĩ, máy bay, vũ khí tại biên
giới chung với Ukraina. Trong bối cảnh Ukraina tấn công vào vùng Kursk
của Nga, tổng thống Belarus Alexandre Loukachenko cáo buộc Kiev có
chính sách gây hấn, điều 120 000 lính đến biên giới Belarus. Phía
Ukraina vẫn chưa xác nhận lực lượng Belarus được tăng cường ở biên giới
và bác bỏ cáo cuộc của ông Loukachenko, cho rằng cáo buộc này được đưa
ra là để làm hài lòng đồng minh Vladimir Putin.
(AFP) – Thế Vận Hội Paralympic Paris : 25 000 cảnh sát, hiến binh được huy động để bảo đảm an ninh. Bộ
trưởng Nội Vụ Pháp Gérald Darmanin hôm nay, 20/08/2024, cho biết từ
ngày 28/08 đến 08/09 cảnh sát và hiến binh sẽ được bố trí tại các địa
điểm thi đấu, ở Paris và vùng phụ cận và Châteauroux. Chính quyền Pháp
cũng cho biết sẽ điều động các lực lượng đặc nhiệm của cảnh sát và quân
đội (BRI, Raid, GIGN) và tuyển khoảng 10 000 nhân viên trật tự an ninh
từ các doanh nghiệp tư nhân. Các biện pháp bảo đảm an ninh cho các phái
đoàn « nhạy cảm », như Israel sẽ vẫn được duy trì. Lễ khai mạc
Thế Vận Hội Paralympic sẽ diễn ra vào ngày 28/08, tại quảng trường
Concorde ở Paris và vẫn dưới sự chỉ đạo của đạo diễn nghệ thuật Thomas
Jolly.
(AFP) – Nhật Bản bầu thủ tướng mới. Lãnh
đạo đảng cầm quyền tại Nhật, đảng Tự do – Dân chủ (PLD), hôm nay,
20/08/2024, thông báo bầu thủ tướng mới vào ngày 27/09. Cuộc tranh cử
lãnh đạo đảng PLD sẽ bắt đầu vào ngày 12/09. Thông tin này được đưa ra
một tuần sau khi thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida tuyên bố sẽ không
tranh cử cho một nhiệm kỳ mới, làm lãnh đạo đảng PLD. Trong số danh sách
ứng viên, những nhân vật đáng chú ý nhất là cựu bộ trưởng Quốc Phòng
Shigeru Ishiba và cựu bộ trưởng Môi Trường Shinjiro Koizumi.
(AFP) – Hàn Quốc bắt giữ một người đào tẩu Bắc Triều Tiên. Quân
đội Seoul, hôm nay 20/08/2024, thông báo một công dân Bắc Triều Tiên đã
đào tẩu sang Hàn Quốc sau khi đi bộ qua biên giới kiên cố ngăn cách hai
miền. Người này bị bắt giữ và được giao cho cơ quan chức năng. Theo
Seoul, từ tháng Giêng đến tháng 06/2024, khoảng 105 người Bắc Triều Tiên
đã chạy sang Hàn Quốc.
(AFP) – Trung Quốc : Mưa xối xả khiến 50 người thiệt mạng vào cuối tháng 7. Truyền
thông Nhà nước Trung Quốc, hôm qua 19/08/2024, đưa tin các trận mưa lớn
do cơn bão Gaemi đổ bộ vào miền trung Trung Quốc vào cuối tháng 7 gây
ra. Ngoài 50 người thiệt mạng, 15 người khác vẫn còn mất tích ở thành
phố Tư Hưng, tỉnh Hồ Nam.
(Focus Taiwan) – Đài Loan mở cửa cho truyền thông quan sát một cuộc tập trận bắn tên lửa. Quân
đội Đài Loan hôm nay, 20/08/2024, đã thử nghiệm tên lửa đất-đối-không
tại một căn cứ ở phía nam hòn đảo. Hai tên lửa đất-đối-không Patriot
PAC-II do Hoa Kỳ sản xuất, và một tên lửa nội địa Tien-Kung III (Sky Bow
III) đã bắn trúng các mục tiêu drone. Quân đội Đài Loan hiếm khi mở cửa
cho truyền thông tham dự các cuộc tập trận bắn tên lửa như vậy. Lần
diễn tập bắn tên lửa mở cửa cho giới truyền thông gần nhất, cũng được tổ
chức tại căn cứ Jiupeng, là vào năm 2012.
(AFP) – Tòa án công lý liên bang Đức bác kháng cáo của cựu thư ký ở một trại tập trung của Đức Quốc Xã.
Hôm nay, 20/08/2024, Tòa án Công lý Liên bang Đức thông báo bác kháng
cáo và giữ nguyên bản án hai năm tù treo, được tuyên bố đối với bà
Irmgard Furchner, từng là thư ký tại một trại tập trung Stuffhof của Đức
Quốc Xã. Hiện đã 99 tuổi, bà bị cáo buộc tội đồng lõa, gây ra cái chết
của 10 000 người tại trại tập trung được đặt tại Ba Lan. Từ năm 1943 đến
năm 1945, bà Furchner được Đức Quốc Xã tuyển dụng làm nhân viên đánh
máy và thư ký cho chỉ huy trại tập trung là Paul Werner Hoppe.
(AFP) – Bầu cử tổng thống Mỹ : Donald Trump chia sẻ hình ảnh đã qua chỉnh sửa cho thấy Taylor Swift ủng hộ ông. Cựu
tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa, hôm 18/08/2024, đã chia sẻ những hình
ảnh này trên mạng xã hội. Ca sĩ Taylor Swift có tầm ảnh hưởng lớn đối
với một số cử tri trẻ của Mỹ, vẫn chưa chính thức lên tiếng ủng hộ ứng
cử viên nào cho cuộc bầu cử ngày 05/11. Vào năm 2020, ca sĩ này đã ủng
hộ Joe Biden chống lại cựu tổng thống Donald Trump, sau khi cáo buộc
đảng Cộng Hòa đã « thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và phân biệt chủng tộc trong suốt nhiệm kỳ của Trump ».
(AFP) – Cộng Hòa Congo hy vọng nhận được các liều vac-xin đầu tiên chống lại dịch Mpox vào tuần tới.
Trong một cuộc họp báo, hôm qua, 19/08/2024, bộ trưởng Y Tế CH Congo
khẳng định rằng dịch bệnh Mpox – đậu mùa khỉ, khiến 570 người thiệt mạng
tại nước này, trở thành tình trạng khẩn cấp tại châu lục. Theo một
nguồn tin ẩn danh, Hoa Kỳ đã hứa hỗ trợ CH Congo 50 000 liều vac-xin,
Nhật Bản có thể cung cấp khoảng 3,5 triệu và chỉ dành cho trẻ em.
(AFP) – Nicaragua đóng cửa 1500 tổ chức phi chính phủ. Hôm
qua, 19/08/2024, chính phủ Nicaragua đã ra một nghị định nhằm giải tán
các tổ chức phi chính phủ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như nhân
đạo, thể thao và tôn giáo. Bộ Nội Vụ nước này giải thích rằng các tổ
chức này không nêu rõ tình trạng tài chính trong thời gian hoạt động.
Tài sản của các tổ chức này đã bị tịch thu. Đây được coi là vụ giải thể
lớn nhất do tổng thống Daniel Ortega ra lệnh kể từ năm 2018, khi nhiều
cuộc biểu tình nổ ra chống lại chính quyền của tổng thống.
Vì sao tên lửa AIM-174B của Mỹ có thể thay đổi cán cân lực lượng với Trung Quốc tại Biển Đông
Trọng Thành
5–7 minutes
Trong
những tuần lễ gần đây, báo chí quốc tế và khu vực có nhiều bài viết về
loại tên lửa mới của Mỹ, mang mã số AIM-174B, được đánh giá là có khả
năng làm thay đổi ‘‘cán cân lực lượng với Trung Quốc’’ tại Biển Đông và khu vực Đài Loan. Vì sao nhiều kỳ vọng được đặt vào tên lửa AIM-174B như vậy ?
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
6 phút
Tên
lửa AIM-174B, với tầm bắn tối đa hơn 400 km, hiện là tên lửa
không-đối-không có tầm bắn xa nhất từng được lực lượng không quân của
Hải quân Mỹ triển khai. Loại tên lửa, do công ty Raytheon chế tạo, được
phát triển dựa trên mô hình tên lửa phòng không SM-6. Theo trang mạng chuyên về quân sự Pháp Zone militaire (Opex 360), SM-6 là loại tên lửa rất linh hoạt, loại hỏa tiễn ‘‘đa năng duy nhất’’ của quân đội Mỹ.
Tên lửa đối không, đối địa, đối hải… và có tầm bắn vượt trội
Ngoài
khả năng tấn công các mục tiêu trên không, hỏa tiễn này còn có thể tấn
công các mục tiêu trên đất liền và trên biển, và đồng thời bắn chặn được
các hỏa tiễn đạn đạo. Theo một số nguồn tin quân sự Mỹ, trong lần thử
lửa đầu tiên hồi cuối 2023, SM-6 đã bắn hạ được tất cả các tên lửa đạn
đạo của lực lượng nổi dậy Houthi, Yemen, tấn công các chiến hạm Mỹ tại
khu vực Biển Đỏ.
Tên lửa AIM-174B của Hải quân Hoa Kỳ – phiên bản
mới của SM-6 – lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong cuộc tập trận hải
quân đa quốc gia RIMPAC, tây Thái Bình Dương cuối tháng 6, đầu tháng
7/2024. Tên lửa AIM-174B được trang bị cho oanh tạc cơ F/A-18 Super
Hornet của Hải quân Mỹ có thể giúp Quân đội Mỹ khắc phục được điểm yếu
trầm trọng hiện nay là thiếu các hỏa tiễn có tầm bắn đủ xa. Trả lời
Reuters, nhà nghiên cứu Yết Trọng (Chieh Chung),
nhóm dự báo chiến lược Association of Strategic Foresight, có trụ sở ở
Đài Bắc (Đài Loan), nhận định : với AIM-174B, tầm bắn tối đa hơn 400 km,
vượt xa tầm bắn của tên lửa PL-15 của Trung Quốc, các chiến đấu cơ Mỹ
có thể tấn công ‘‘các mục tiêu quân sự Trung Quốc’’ ở khoảng cách an toàn.
AIM-174B có thể buộc Trung Quốc ‘‘thay đổi hành xử’’ tại Biển Đông
Trong
nhiều thập niên, kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong lĩnh
vực tên lửa không quân, Mỹ chiếm thế thượng phong. Tuy nhiên gần đây, sự
ra đời của chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc, và đặc biệt là
tên lửa PL-15, với tầm bắn hơn 250 km, đang thách thức ưu thế quân sự
của Mỹ. Một chiến đấu cơ của Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của một máy
bay chiến đấu của Hoa Kỳ thì điều đó có nghĩa là phía Trung Quốc có thể
khai hỏa trước, và ‘‘thật khó mà không làm mồi’’ cho một phi cơ di chuyển với tốc độ gấp bốn lần tốc độ âm thanh (Mach 4), theo chuyên gia Kelly Grieco, trung tâm Stimson.
Một chuyên gia kỹ thuật quốc phòng cấp cao Mỹ xin ẩn danh cho biết ‘‘điều quan trọng là loại hỏa tiễn mới này (AIM-174B) cho phép Hoa Kỳ tiến sâu hơn một chút vào Biển Đông’’, một khi xung đột xảy ra. Vũ khí mới này ‘‘có khả năng buộc Trung Quốc phải thay đổi hành xử’’, cụ thể là không để các loại phi cơ lớn, di chuyển chậm tiếp cận sát vùng tranh chấp, bởi ‘‘sẽ gặp rủi ro lớn’’. Nếu tên lửa AIM-174B buộc Trung Quốc từ bỏ ý định đưa đến gần khu vực chiến sự một phần ''các phương tiện quân sự trên không trị giá cao'' (tức ‘‘high value airborne assets’’
– gọi tắt là HVAA), như máy bay cảnh báo sớm, phi cơ chiến đấu điện từ,
phi cơ trinh sát, máy bay mang tên lửa chống hạm tầm xa, thì như vậy
phía Mỹ sẽ có nhiều ưu thế hơn khi tham chiến tại Biển Đông.
Tên lửa: Cuộc chạy đua ngày càng gay gắt
Trang mạng Forbes,
dẫn nhận định của giáo sư Justin Bronk, chuyên gia về không quân thuộc
Viện Royal United Services Institute (RUSI), Na Uy, cho hay dự án tên
lửa AIM-174B của quân đội Mỹ nằm trong một kế hoạch lớn, phát triển các
loại tên lửa không-đối-không tầm xa hơn hẳn hỏa tiễn AIM-120, loại tên
lửa tầm xa chủ yếu của không quân Mỹ hiện nay, chỉ có tầm bắn tối đa
khoảng 150km. AIM-174B có thể giúp lấy lại ưu thế của Mỹ, ‘‘bị Trung Quốc thách thức những năm gần đây với loại hỏa tiễn PL-15’’.
Hiện
tại quân đội Mỹ từ chối trả lời câu hỏi về việc loại tên lửa này có
được cung cấp cho các đồng minh hay không, liệu có được tích hợp với các
máy bay khác ngoài F/A-18 Super Hornet hay không, và Hải quân Mỹ dự
kiến sẽ đặt hàng bao nhiêu tên lửa AIM-174B mỗi năm. Cho đến nay, tên
lửa này chỉ được ra mắt trên chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet của Hải
quân Mỹ, do quân đội Mỹ và Úc điều khiển. Mỹ coi Úc là đồng minh trục
cột, và là bàn đạp để triển khai lực lượng tại Biển Đông. Washington
đang đầu tư hàng trăm triệu đô la vào cơ sở hạ tầng quân sự tại đây. Bộ
Quốc Phòng Úc cho biết ‘‘phối hợp chặt chẽ với Mỹ’’.
Cuộc
chạy đua công nghệ tên lửa Mỹ-Trung hứa hẹn sẽ gay gắt trong thời gian
tới. Theo giới quan sát, nền công nghiệp quốc phòng nói chung, và công
nghệ tên lửa nói riêng của Trung Quốc thường xuyên tiếp nhận các công
nghệ phương Tây. Trung Quốc cũng có nhiều tiếp xúc với các hoạt động tác
chiến trên không của phương Tây, hoặc gián tiếp qua tình báo, hoặc trực
tiếp chẳng hạn qua các cuộc tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO.
Theo một số chuyên gia, đối thủ đáng gờm nhất hiện tại của lực lượng
Không quân Hải quân Mỹ không còn là hỏa tiễn PL-15, mà là tên lửa
không-đối-không PL-17 đang được phát triển, có tầm bắn hơn 400 km, dường
như đã được triển khai từ cuối năm ngoái.
Nga tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng trong các cuộc không kích vào Ukraine
VOA
~3 minutes
Nga
đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng ở miền bắc Ukraine trong một cuộc
tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào ban đêm và gây ra
một đám cháy lớn ở phía tây nước này, khiến nồng độ clo trong không khí
tăng cao, các quan chức Ukraine cho biết hôm 20/8.
Các lực lượng
Ukraine đã bắn hạ ba tên lửa đạn đạo và 25 trong số 26 máy bay không
người lái được phóng đi trong cuộc tấn công vào 9 khu vực trên khắp đất
nước, chỉ huy không quân Ukraine cho biết thêm.
Các quan chức khu
vực ở vùng Sumy đông bắc, giáp với Nga, cho biết một cơ sở năng lượng đã
bị tấn công, gây mất điện cho 72 khu định cư và hơn 18.500 người.
Chính quyền khu vực cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng các nhân viên điện lực đã nhanh chóng sửa chữa thiệt hại.
Các
cơ sở năng lượng của Ukraine đã phải hứng chịu gần như hàng ngày các
cuộc pháo kích trong sáu tháng qua khi cuộc chiến tiếp diễn kể từ khi
Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2/2022.
Ukraine mua
điện từ các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu nhưng không đủ để bù
đắp cho sự thiếu hụt. Việc cắt điện thường xuyên được thông báo trong
giờ cao điểm tiêu thụ điện vào buổi tối.
Các quan chức cho biết
một cơ sở công nghiệp đã bị tấn công ở khu vực phía tây Ternopil trong
các cuộc pháo kích mới nhất và một bể chứa nhiên liệu đã bị bắn trúng.
Truyền hình Ukraine chiếu cảnh những cột khói đen khổng lồ bốc lên trên bầu trời Ternopil.
Một
lãnh đạo cấp phó của chính quyền khu vực Ternopil, Viktor Ustenko, cho
biết nhiên liệu và vật liệu bôi trơn bị cháy đã làm tăng nồng độ clo
trong không khí. Chính quyền kêu gọi mọi người ở trong nhà.
Hơn 90
lính cứu hỏa đã tham gia vào các nỗ lực dập tắt đám cháy, ông Ustenko
nói. “Tình hình đã được kiểm soát hoàn toàn”, ông cho biết thêm.
Một cuộc tấn công vào Kyiv đã bị đẩy lùi mà không gây ra thiệt hại lớn hoặc thương vong, các quan chức thành phố cho biết.
Không
có bình luận ngay lập tức nào từ Moscow về các cuộc tấn công hôm 20/8.
Cả hai bên đều nói rằng họ nhắm vào các cơ sở quan trọng đối với quân
đội chứ không phải cơ sở hạ tầng dân sự, nhưng nhiều thường dân đã thiệt
mạng trong cuộc chiến.
Moscow đã tiếp tục các cuộc không kích kể
từ khi lực lượng Ukraine bắt đầu xâm nhập vào khu vực Kursk của Nga hôm
6/8 và lực lượng Nga đã tiến dần vào một số khu vực ở miền đông Ukraine.
Đài Loan phô diễn hỏa lực tên lửa trong chuyến thăm hiếm hoi địa điểm thử nghiệm nhạy cảm
Reuters
~2 minutes
Đài
Loan đã phô diễn hỏa lực tên lửa của mình hôm 20/8, khi phóng một loạt
tên lửa đất đối không trước các phóng viên trong chuyến thăm một địa
điểm thử nghiệm nhạy cảm ở một khu vực xa xôi của bờ biển phía đông nam
hòn đảo.
Đài Loan dân chủ, nơi Trung Quốc luôn coi là lãnh thổ của
mình, đã phàn nàn về việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự khi
Bắc Kinh tìm cách khẳng định chủ quyền của mình, và Đài Bắc đã tăng
cường khả năng răn đe của mình.
Tên lửa là một phần quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Đài Loan, cả do Hoa Kỳ sản xuất và do trong nước làm ra.
Tại
căn cứ Jiupeng ở huyện Bình Đông của Đài Loan, cuộc thử nghiệm quân sự
đã bắn cả tên lửa Patriot do Hoa Kỳ sản xuất và tên lửa Sky Bow III do
Đài Loan sản xuất lên bầu trời vào lúc bình minh ló dạng, trong khi một
tàu chiến ngoài khơi bắn một tên lửa RIM-66 Standard.
“Tất cả các
tên lửa được bắn hôm nay đều bắn trúng đích một cách suôn sẻ và đã chứng
minh được hai điều: Đầu tiên là quá trình huấn luyện binh lính của
chúng tôi rất vững chắc, thứ hai là hệ thống vũ khí của chúng tôi đã
được xác thực trong quá trình bắn tên lửa thật này”, người phát ngôn Bộ
Quốc phòng Sun Li-fang nói.
“Nhìn chung, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình”, ông nói với các phóng viên trong chuyến đi hiếm hoi đến căn cứ này.
Jiupeng
cũng là nơi Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Chung-Shan do chính phủ
điều hành thử nghiệm các tên lửa mới, như phiên bản tầm xa hơn của
Hsiung Feng được thiết kế để tấn công các mục tiêu sâu bên trong Trung
Quốc.
Chính phủ Đài Loan bác bỏ các yêu sách lãnh thổ của Trung
Quốc, nói rằng chỉ có người dân hòn đảo này mới có thể quyết định tương
lai của họ.
Chương trình Đối tác Thái Bình Dương, Thiên thần Thái Bình Dương 2024 khai mạc tại Quảng Ngãi
VOA Tiếng Việt
4–5 minutes
Hoa
Kỳ và Việt Nam vừa khởi động chương trình Đối tác Thái Bình Dương và
Thiên thần Thái Bình Dương 2024 kéo dài hai tuần tại tỉnh Quảng Ngãi với
sự có mặt của tàu vận tải USNS City of Bismarck của Hải quân Mỹ.
Phái
bộ ngoại giao Mỹ tại Việt Nam và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi hôm 20/8
tổ chức lễ khai mạc Chương trình Đối tác Thái Bình Dương và Thiên thần
Thái Bình Dương (PP&PA-24) tại thành phố Quảng Ngãi.
Chương
trình PP&PA-24 do các kỹ sư của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ thuộc
Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của nước này thực hiện, giúp đẩy mạnh quan hệ
hợp tác trên các lĩnh vực như tập huấn, nâng cao năng lực trong lĩnh
vực y tế; hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; hỗ trợ sửa chữa nhỏ các
điểm trường học và trạm y tế; các hoạt động giao lưu cộng đồng, theo
Cổng thông tin tỉnh Quảng Ngãi.
“Chúng tôi rất phấn khởi với các
sự kiện và các hoạt động được lên kế hoạch trong hai tuần tới vì các
hoạt động này sẽ hỗ trợ Việt Nam và Hoa Kỳ hành động một cách nhanh
chóng trong trường hợp xảy ra thiên tai hoặc có các nỗ lực cứu trợ nhân
đạo khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự
Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại lễ khai mạc được trang
Facebook của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tường thuật trực tiếp.
“Một
trọng tâm đáng kể của năm nay sẽ tập trung vào các nhiệm vụ y tế, ghi
nhận nhu cầu căn bản để cải thiện sức khỏe trong các cộng đồng của chúng
ta”, bà Burns cho biết thêm.
“Năm nay đánh dấu tròn một
năm thành lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, mối quan hệ
đối tác bắt nguồn từ những giá trị chung, một cam kết vì hòa bình và tầm
nhìn tương lai, cùng một Việt Nam vững mạnh, độc lập, thịnh vượng và
kiên cường”, Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Daniel Keeler, Tư lệnh Chương trình
PP&PA-24, phát biểu.
“Hoa Kỳ sát cánh cùng Việt Nam theo đuổi
tầm nhìn này hiểu rằng khi chúng ta hợp tác cùng nhau, chúng ta có thể
vượt qua mọi thử thách và mang lại kết quả thực sự lâu dài”, Đại tá
Keeler nhấn mạnh.
“Đây là lần thứ hai tỉnh Quảng Ngãi được tiếp
nhận chương trình hợp tác quốc tế hữu nghị và nhân đạo của Bộ Tư lệnh
Thái Bình Dương Hoa Kỳ sau chương trình Thiên thần Thái Bình Dương được
tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2015”, ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, phát biểu trong buổi lễ.
Hôm 19/8,
chính quyền tỉnh đã đón tàu vận tải viễn chinh tốc hành USNS City of
Bismarck của Hải quân Hoa Kỳ chở các thành viên của Đoàn công tác Chương
trình Đối tác Thái Bình Dương và Thiên thần Thái Bình Dương 2024, tại
cảng Dung Quất của Quảng Ngãi, theo cổng thông tin của tỉnh.
Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Ngãi đón nhận cả hai chương trình này cùng một lúc.
Theo
ban tổ chức, trong thời gian từ ngày 19 đến 30/8 ở Quảng Ngãi, chương
trình PP&PA-24 dự kiến có khoảng 60 hoạt động thuộc 5 nhóm lĩnh vực,
gồm truyền thông, y tế, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, xây dựng,
giao lưu cộng đồng.
Khoảng 200 người sẽ tham gia chương trình kết
hợp này, bao gồm các nhân viên đến từ Lực lượng Quốc phòng Australia,
Anh, Chile, Nhật Bản và các thành viên thuộc các lực lượng vũ trang Hoa
Kỳ, đài VTV tường thuật.
Chương trình Đối tác Thái Bình Dương là
chương trình hỗ trợ nhân đạo và huấn luyện đa quốc gia do chính phủ Hoa
Kỳ khởi xướng nhằm tăng cường khả năng phối hợp và ứng phó với thảm họa,
tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực, đồng thời thúc đẩy tình
hữu nghị lâu dài ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Chương trình Thiên
thần Thái Bình Dương là chương trình hỗ trợ nhân đạo chung và kết hợp
do Không lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương chủ trì nhằm thể hiện cam kết
của Hoa Kỳ đối với các đối tác và các đồng minh ở khu vực Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương.
***********
Tin tức thế giới 21-8: Ukraine tiến 35km ở Kursk; Mỹ chỉnh chiến lược hạt nhân đề phòng Trung Quốc
MINH KHÔI
6–8 minutes
Ukraine tiến sâu 35km ở vùng Kursk
Ngày
20-8, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr
Syrsky cho hay quân đội nước này đã tiến sâu 28-35km vào vùng Kursk của Nga. Trong khi đó, Matxcơva đang điều động một số quân từ các hướng khác để tăng cường các vị trí ở Kursk.
Phát
biểu trong một cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình, tướng
Syrsky thông báo Matxcơva cũng đang gửi thêm quân đến khu vực Pokrovsk ở
phía Đông Ukraine, nơi đang diễn ra cuộc giao tranh dữ dội nhất kể từ
khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng
2-2022.
Cũng trong ngày 20-8, Nga đã thành lập ba nhóm quân sự mới
để tăng cường an ninh tại các khu vực giáp biên giới với Ukraine và các
nhóm này được đặt tên theo các khu vực Kursk, Belgorod và Bryansk.
Chỉ
huy lực lượng đặc biệt Akhmat của Liên bang Nga, ông Apti Alaudinov,
tuyên bố nỗ lực tiến quân của lực lượng Ukraine đã bị chặn lại trên toàn
bộ vùng Kursk, với các nguồn lực chính của họ bị phá hủy và quân đội
Nga đang nỗ lực đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi các khu định cư.
Hé lộ các nước NATO chuẩn bị cho Ukraine tấn công vùng Kursk
Ngày 20-8, báo Izvestia
dẫn lời cơ quan tình báo nước ngoài của Nga cho biết cuộc tấn công của
Ukraine vào vùng Kursk đã được chuẩn bị với sự tham gia của cơ quan tình
báo từ Mỹ, Anh và Ba Lan.
Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công bất
ngờ vào vùng Kursk của Nga vào ngày 6-8, nhằm tạo ra một vùng đệm và làm
suy yếu cỗ máy chiến tranh của Nga.
"Chiến dịch của Lực lượng Vũ
trang Ukraine ở vùng Kursk đã được chuẩn bị với sự tham gia của các cơ
quan tình báo Mỹ, Anh và Ba Lan", báo Izvestia dẫn lời Cơ quan
Tình báo nước ngoài. "Các đơn vị tham gia đã trải qua huấn luyện phối
hợp chiến đấu tại các trung tâm huấn luyện ở Anh và Đức".
Cơ quan Tình báo nước ngoài nói với Izvestia rằng họ có "thông tin đáng tin cậy" về những khẳng định của mình, nhưng không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào.
Nhà Trắng trước đó đã nói rằng Mỹ không có thông tin về việc Kiev dự định tiến hành một cuộc tấn công vào vùng Kursk.
Trong
khi Nga tiếp tục tiến công ở miền Đông Ukraine, Kiev tuyên bố đã chiếm
được 1.263km² lãnh thổ Kursk, bao gồm 93 khu định cư.
Ông Biden phê duyệt kế hoạch chiến lược hạt nhân tuyệt mật
Theo báo New York Times,
vào tháng 3 Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt kế hoạch chiến lược
hạt nhân tuyệt mật, lần đầu tiên tái định hướng chiến lược răn đe của
Washington đối với việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Nhà
Trắng chưa từng công bố rằng ông Biden đã phê duyệt chiến lược sửa đổi,
mang tên "Hướng dẫn Sử dụng vũ khí hạt nhân". Việc thông báo cho Quốc
hội về việc sửa đổi này dự kiến sẽ được gửi trước khi ông Biden rời
nhiệm sở.
Trong các bài phát biểu gần đây, hai quan chức cao cấp
của chính quyền đã được phép ám chỉ đến việc sửa đổi chiến lược này, vốn
được cập nhật khoảng bốn năm một lần.
Bà Kamala Harris gây quỹ được nửa tỉ USD
Phó
tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gây quỹ được khoảng 500 triệu USD kể từ
khi bà trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Con số này phản
ánh sự nhiệt tình của các nhà tài trợ trước thềm cuộc bầu cử ngày 5-11
tới.
Hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho hay số tiền này đã được quyên góp cho bà Harris trong bốn tuần kể từ khi bà chính thức tham gia cuộc đua vào ngày 21-7.
Nguồn
tài chính chiến dịch là yếu tố then chốt cho các hoạt động quảng cáo và
vận động cử tri đi bầu, giúp thuyết phục những cử tri còn do dự ủng hộ
ứng viên.
Bà Harris bước vào cuộc đua sau khi Tổng thống Joe Biden
quyết định không tiếp tục tranh cử, tạo ra làn sóng tài trợ mạnh mẽ sau
khi nguồn tiền giảm dần sau cuộc tranh luận được cho là thất bại của
ông Biden với ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump.
Trong tuần đầu
tiên của chiến dịch, bà Harris đã gây quỹ được 200 triệu USD, nhanh
chóng củng cố sự ủng hộ để trở thành ứng viên của Đảng Dân chủ.
Đội
ngũ của bà Harris đã huy động được 310 triệu đô la trong tháng 7, nâng
tổng số tiền mà bà và ông Biden đã gây quỹ trước khi ông Biden rút lui
lên hơn 1 tỉ USD.
Chiến dịch của ông Trump cho biết đã gây quỹ được 138,7 triệu USD trong tháng 7 và hiện có 327 triệu USD tiền mặt.
WHO kêu gọi chung tay ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ
Ngày
20-8, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) Hans Kluge đã kêu gọi các nước châu Âu và các nước khác cùng phối
hợp các biện pháp để ngăn chặn, kiểm soát và "xóa sổ" bệnh đậu mùa khỉ
(mpox) trên phạm vi toàn cầu.
Ông Kluge cho rằng cho dù là chủng
mới hay cũ, bệnh đậu mùa khỉ sẽ không lặp lại kịch bản tương tự như
những gì thế giới trải qua khi ứng phó với đại dịch COVID-19, bởi cơ
quan y tế các nước đã biết cách khống chế sự lây lan của dịch.
Vì
vậy, ông Kluge cho rằng việc các nước lựa chọn cách thức chung tay khống
chế bệnh đậu mùa khỉ hiện nay và trong những năm tới sẽ là một phép thử
quan trọng đối với cả châu Âu nói riêng và thế giới nói chung về năng
lực ứng phó với đại dịch.
WHO ngày 14-8 ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu do bệnh đậu mùa khỉ
bùng phát ở các nước châu Phi. Hiện bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở
CHDC Congo và các nước láng giềng với chủng bệnh đặc hữu, được gọi là
"clade I" và một biến thể mới được gọi là "clade Ib" gây quan ngại toàn
cầu do biến thể mới này dường như dễ lây lan hơn qua tiếp xúc gần.
Cơ
quan y tế Thụy Điển ngày 15-8 xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến
thể mới "clade Ib" gây bệnh mpox tại quốc gia châu Âu này. Đây là trường
hợp đầu tiên ở bên ngoài châu Phi nhiễm biến thể mới của bệnh đậu mùa
khỉ.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .