Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 26 - 6 -2024

xxx


Hoaluc 4
***********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(Libération) - Số lượng và mức độ các vụ cháy rừng lớn tăng 120% trên thế giới trong 20 năm qua. Theo một nghiên cứu dựa trên ảnh vệ tinh và được công bố hôm 24/06/2024 trên báo Nature Ecology & Evolution, từ năm 2003 đến năm 2023, gần 3.000 vụ cháy rừng lớn, gây ô nhiễm mạnh và có sức tàn phá nặng nề nhất diễn ra trên khắp các châu lục. Năm 2023 là năm xảy ra các vụ cháy rừng với cường độ khủng khiếp nhất, làm trầm trọng thêm tình trạng Trái đất bị hâm nóng.

(AFP) - Điện Kremlin : Thủ tưởng Ấn Độ sắp công du Nga. Phủ tổng thống Nga hôm nay 25/06/2024 thông báo đang « chuẩn bị » cho chuyến công du của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Matxcơva, nhưng không cho biết ngày cụ thể. Truyền thông Nga và Ấn Độ thì nói rằng ông Modi sẽ đến Nga vào đầu tháng 07/2024.

(AFP) - Tòa án hình sự quốc tế (CPI) truy nã tổng tham mưu trưởng quân độ Nga Valéri Guérassimov và cựu bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergueï Choïgou. Thông báo truy nã của Tòa án hình sự quốc tế được đưa ra vào hôm nay 25/06/2024. Trong thông cáo, tòa cho biết hai nhân vật này của Nga bị tố cáo phạm tội ác chiến tranh vì đã chỉ huy các vụ tấn công nhắm vào mục tiêu dân sự và gây ra nhiều thiệt hại lớn cho các công trình dân sự và thường dân, vượt quá mục đích quân sự của Nga.

(AFP) - Bruxelles chuẩn bị chuyển cho Ukraina 1,4 tỉ euro từ tiền lãi tài sản của Nga bị phong tỏa ở Liên Âu. Lãnh đạo Ngoại Giao châu Âu, Josep Borrell, hôm 24/06/2024 thông báo như trên sau cuộc họp của các Ngoại trưởng khối 27 nước. Ngoài 1,4 tỉ euro được chuyển cho Kiev vào tháng 07, Liên Âu sẽ chuyển thêm 1 tỉ euro từ nay đến cuối năm 2024 để Ukraina mua vũ khí. Trong khi đó, Praha hôm nay 25/06/2024 thông báo lô đạn dược đầu tiên mua ngoài châu Âu theo khuôn khổ chương trình viện trợ theo sáng kiến của CH Séc đã được chuyển đến Ukraina.

(AFP) - Chiến tranh Ukraina : Quân đội Nga khẳng định triệt hạ được 30 drone Ukraina tấn công vùng biên Belgorod và Voronej của Nga trong đêm 24, rạng sáng 25/06/2024. Thống đốc vùng Belgorod cho biết một người dân làng Belovskoïe, đã thiệt mạng. Trong khi đó, bộ Quốc Phòng Ukraina sáng nay thông báo đã tấn công trúng vào một kho đạn dược của quân đội Nga trong vùng Voronej, gây ra đám cháy lớn trải rộng 3.500 m2. Trong khi đó, thành phố Odessa, miền nam Ukraina hôm qua bị Nga tấn công bằng tên lửa hành trình, khiến 3 người bị thương. Vụ tấn công cũng làm bùng lên đám cháy trên diện tích tích 3.000m2.

(AFP) Hằng Nga-6 trở về Trái đất. Tàu thăm dò của Trung Quốc mang theo những mẫu đá từ phía bị khuất của Mặt trăng đã quay trở lại Trái đất vào hôm nay 25/06/2024, kết thúc chương trình thám hiểm kéo dài 53 ngày. Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc ca ngợi chương trình này "thành công rực rỡ"

(AFP) – Thủ tướng Hungary Viktor Orban công du Ý. Tại thủ đô Roma, thủ tướng Ý Giorgia Meloni, hôm qua 24/06/2024, đã mô tả Hungary là một "đối tác châu Âu quan trọng" và là "đồng minh có giá trị trong khối NATO", những vẫn nhắc lại những bất đồng của hai bên về Ukraina. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh khối 27 quốc gia thành viên Liên Âu (EU) đang trong quá trình đàm phán trong việc phân bổ nhân sự vào các vị trí then chốt sau cuộc bầu cử Nghị Viện châu Âu vừa qua. 

(AFP) – Mỹ kêu gọi Israel tránh leo thang căng thẳng ở Liban. Trong cuộc hội đàm với bộ trưởng Quốc Phòng Israel Yoav Gallant tại Washington, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, hôm qua 24/06/2024, kêu gọi Israel tránh để căng thẳng leo thang ở Liban. Hai bộ trưởng cũng thảo luận để tìm kiếm các biện pháp giải cứu các con tin ở Gaza. Bộ trưởng Yoav Gallant đang có chuyến thăm Hoa Kỳ với mục đích tái khẳng định giá trị của mối quan hệ khăng khít với đồng minh quan trọng nhất của Nhà nước Do Thái, sau khi thủ tướng Benjamin Netanyahu công khai chỉ trích Mỹ chậm trễ trong việc chuyển giao vũ khí. 

(AFP) – WHO : 2,6 triệu người chết mỗi năm do rượu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm nay 25/06/2024, cho biết rượu giết chết 2,6 triệu người mỗi năm và con số này vẫn "cao ở mức không thể chấp nhận được", mặc dù đã giảm nhẹ trong những năm gần đây. Báo cáo của WHO nhấn mạnh rằng rượu đứng đằng sau 1/20 ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu, nếu tính cả các vụ tai nạn giao thông, bạo lực, cùng với vô số bệnh tật và rối loạn do thứ đồ uống này gây ra. 


************

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

Bích LiênTTXVN

Chú thích ảnh
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ ngày 23/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) ngày 6 - 9/6, EP khóa mới sẽ tổ chức bỏ phiếu phê chuẩn ứng cử viên vị trí Chủ tịch EC và các ủy viên khác. Các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp ở Brussels trong 2 ngày từ ngày 27/6 tới. Trước cuộc họp này, 6 nhà lãnh đạo đóng vai trò thương lượng chính đã đạt được thỏa thuận và thỏa thuận này giờ cần có được sự ủng hộ từ đa số.

Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Ngoài việc đưa bà von der Leyen trở lại làm Chủ tịch EC, các nhà lãnh đạo cũng chọn cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha, ông Antonio Costa làm chủ tịch Hội đồng châu Âu và Thủ tướng đương nhiệm của Estonia, bà Kaja Kallas làm đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU.


*********

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

Nguyễn HằngTTXVN

Chú thích ảnh
Nhật hoàng Naruhito (trái) và Hoàng hậu Masako. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN

Sự kiện đánh dấu bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tới Anh.

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito. Lần gần đây Nhà vua Nhật Bản đến Anh để dự quốc tang Nữ hoàng Elizabeth II vào tháng 9/2022.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Anh ngày 22/6 theo lời mời chính thức của Vua Charles III. Theo kế hoạch, Nhà vua sẽ đến thăm khu lăng mộ Hoàng gia Anh tại Lâu đài Windsor ngày 27/6 để đặt hoa tại nơi an nghỉ của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip. Sau đó một ngày, Nhà vua Naruhito và Hoàng hậu dự kiến đến thăm Đại học Oxford, nơi cả hai từng theo học.


***********

Cựu Tổng thống Thụy Sĩ đắc cử Tổng thư ký Hội đồng châu Âu


Chú thích ảnh
Cựu Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset. Ảnh: AFP/TTXVN

Thông báo cho biết chính trị gia 52 tuổi sẽ đảm nhận cương vị mới từ ngày 18/9, thay thế cho ông Marija Pejcinovic Buric. Thông báo nêu rõ: “Xin chúc mừng ông Alain Berset, người vừa được bầu làm Tổng thư ký Hội đồng Châu Âu cho nhiệm kỳ 5 năm”.

Trong cuộc đua vào vị trí nêu trên, ông Alain Berset đã phải cạnh tranh với Ủy viên tư pháp Liên minh châu Âu Didier Reynders và cựu Bộ trưởng Văn hóa Estonia Indrek Saar.

Trước đây, ông Berset là một trong những chính trị gia được ủng hộ rộng rãi nhất tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên, ông đã khiến mọi người bất ngờ bằng tuyên bố rời khỏi Hội đồng Liên bang vào cuối năm 2023.  

Trong khi đó, được thành lập tại Strasbourg vào năm 1949, Hội đồng châu Âu là tổ chức có 46 quốc gia, thảo luận các chính sách hướng đến mục tiêu duy trì nền dân chủ và pháp quyền.


************

Nga và Ukraine trao đổi tù binh


Chú thích ảnh
Binh sĩ Ukraine tại khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine ngày 30/3/2019. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/ TTXVN

Thông báo cũng cho biết Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã tham gia nỗ lực trung gian cho thỏa thuận trao đổi tù binh này. Theo đó, tù binh Nga sẽ được đưa về Moskva về máy bay vận tải quân sự và sẽ được điều trị y tế tại các cơ sở y tế quân đội.

Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, truyền thông UAE cùng ngày đã dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao UAE nhấn mạnh thành công của nỗ lực trung gian mới nhất này là kết quả của việc UAE tận dụng được các mối quan hệ và đối tác khác biệt với cả hai bên, khẳng định đây là lần trung gian thành công thứ 5 kể từ đầu năm nay.

Tuyên bố của Bộ ngoại giao UAE tái khẳng định cam kết tiếp tục nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Nga - Ukraine, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại, giảm leo thang và ngoại giao để giải quyết xung đột cũng như giảm thiểu hậu quả nhân đạo.

Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã xác nhận việc trao trả 90 tù binh chiến tranh của nước này bị Nga giam giữ.


***********

Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange được tự do sau khi đạt thỏa thuận với tư pháp Mỹ

Minh Anh

Sau năm năm bị giam giữ trong một nhà tù được canh phòng nghiêm ngặt nhất nước Anh, hôm nay, 25/06/2024, nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange đã được trả tự do và rời nước Anh, sau một thỏa thuận đạt được với tư pháp Hoa Kỳ.

Đăng ngày:

1 phút

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin giải thích thêm :

« Từ nhiều tuần qua tổng thống Mỹ Joe Biden đã để ngỏ khả năng xem xét hủy bỏ cáo buộc nhắm vào Julian Assange, đặc biệt theo yêu cầu của thủ tướng Úc Anthony Albanese.

Cho đến hiện tại, theo những cáo buộc mà ông đang bị tòa án Mỹ truy tố, nhà sáng lập WikiLeaks có nguy cơ lãnh án đến 175 năm tù vì đã thu thập và phát tán thông tin về các hoạt động của quân đội Mỹ ở Irak.

Thay vì như thế, theo một thỏa thuận đạt được với tư pháp Mỹ, Julian Assange sẽ nhận tội với một tội danh duy nhất và sẽ bị kết án 62 tháng tù. Đây chính xác là quãng thời gian mà ông đã trải qua tại Belmarsh ở tây nam Luân Đôn, một trong số các nhà tù được canh phòng chặt chẽ nhất ở Anh Quốc.

Trong năm năm qua, Julian Assange và những người thân của ông đã nỗ lực hết sức nhằm tránh việc dẫn độ ông sang Mỹ, ít nhất là trên lãnh thổ lục địa Mỹ. Chính vì điều này mà phiên xử sắp tới cho phép xác nhận thỏa thuận, sẽ diễn ra tại vùng lãnh thổ xa nhất nước Mỹ, quần đảo Marianne ở Thái Bình Dương.

Một thẩm phán ở Saipan sẽ phải hợp pháp thỏa thuận trên vào sáng thứ Tư theo giờ địa phương. Sau đó, Julian Assange sẽ trở về Úc, quê hương ông, để có thể tận hưởng sự tự do mới có của mình. »


********

Manila muốn đối thoại sau vụ đụng độ giữa hải cảnh Trung Quốc và hải quân Philippines ở Biển Đông

Minh Anh

Ngoại trưởng Philippines, Enrique Manalo, hôm nay, 25/06/2024, bày tỏ mong muốn đối thoại với Bắc Kinh sau vụ đụng độ nghiêm trọng ngày 17/06, giữa hải cảnh Trung Quốc và thủy thủ Philippines ở Biển Đông.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Trong phiên điều trần công khai ở Thượng Viện, ngoại trưởng Manalo giải thích Manila hy vọng tổ chức một cuộc họp song phương vào đầu tháng Bảy « để thảo luận cụ thể về những sự cố gần đây ». Ông tin vào « đối thoại và ngoại giao » để giải quyết những sự cố nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo AFP, ngoại trưởng Philippines khẳng định, Manila « không làm ngơ trước những sự cố đang xảy ra » và chỉ chấp nhận những giải pháp không gây tổn hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ở Biển Đông.

Lãnh đạo ngoại giao Philippines cho biết thêm, hai nước đã thiết lập một nhóm làm việc trong tuần rồi.

Hôm thứ Hai, 17/6, các hình ảnh video do quân đội Philippines công bố cho thấy, nhiều binh sĩ Trung Quốc trang bị dao, gậy và rìu đã chặn một đoàn tầu tiếp tế dành cho các binh sĩ Philippines đồn trú trên một con tầu bị mắc cạn gần Bãi Cỏ Mây, cách quần đảo Palawan của Philippines 200 km, và xa đảo Hải Nam của Trung Quốc đến hơn 1000 km, nhưng bị Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền.

Hải cảnh Trung Quốc đã leo lên tàu Philippines, xô xát với thủy thủ đoàn. Trong vụ này, một thủy thủ Philippines đã bị thương, và hải cảnh Trung Quốc đã tịch thu, phá hủy trang thiết bị trên tầu Philippines.

Bắc Kinh đã có những phản ứng, cho rằng hải cảnh Trung Quốc đã hành xử một cách « chuyên nghiệp và có chừng mực », quy trách nhiệm sự việc cho Manila. Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., hôm Chủ Nhật, 23/6, khẳng định Philippines không để « bị hăm dọa » sau sự cố này.


************

voatiengviet.com

Việt Nam vượt Trung Quốc thành nước xuất khẩu nhiều hàng may mặc nhất sang Mỹ

VOA Tiếng Việt

Việt Nam vượt qua nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc và trở thành nước xuất khẩu nhiều sản phẩm may mặc nhất sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2024, số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, được báo chí trong nước dẫn lại.

Các trang tin tức Tuổi Trẻ, CafeF và Thương Hiệu & Pháp Luật trong các ngày 23-25/6 dẫn các con số của Bộ Công Thương đưa tin rằng trong 5 tháng đầu năm vừa qua, lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đi ra thế giới đạt gần 16 tỷ đô la, tăng 5% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó một phần lớn, lên đến 6 tỷ đô la, được xuất sang riêng thị trường Mỹ, tương đương mức tăng 4% so với cùng kỳ hồi năm 2023, vẫn theo Tuổi Trẻ, CafeF và Thương Hiệu & Pháp Luật.

Với con số nêu trên, Việt Nam giữ vị trí số 1 về thị phần hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ, đứng trên Trung Quốc, các bản tin của Tuổi Trẻ, CafeF và Thương Hiệu & Pháp Luật viết.

Ba trang tin trong nước dẫn lời các chuyên gia không rõ danh tính nói khi đánh giá về cơ hội và triển vọng xuất khẩu từ nay đến cuối năm rằng ngành dệt may Việt Nam đang có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh.

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược sản xuất thông qua cải tiến quy trình, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, ứng dụng tự động hoá các khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, công suất sản xuất, linh hoạt đáp ứng các đơn hàng nhỏ, đa dạng sản phẩm.

Ngoài ra, vẫn các chuyên gia nhận xét rằng doanh nghiệp cũng phải chú trọng đến việc lựa chọn các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế phù hợp với xu hướng kinh tế tuần hoàn.

Theo Tuổi Trẻ, CafeF và Thương Hiệu & Pháp Luật, trên bình diện rộng hơn, Bộ Công Thương đưa ra số liệu cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 44,4 tỷ đô la, tăng 22,3%, tương ứng tăng 8,11 tỷ đô la so với cùng kỳ năm trước.

Đây là mức tăng mạnh nhất trong số các thị trường xuất khẩu có tăng trưởng của Việt Nam trong 5 tháng qua. Cán cân thương mại của đất nước với Mỹ duy trì xuất siêu ở mức 38,1 tỷ đô la, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2023, các bản tin cho hay.


************

voatiengviet.com

Sinh viên Mỹ ở Trung Quốc giảm, Mỹ có thể mất một thế hệ chuyên gia về Trung Quốc

VOA News

Số lượng người Mỹ học tập tại Trung Quốc đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, từ khoảng 11.000 năm 2019 xuống còn 800 người trong năm nay, và sụt giảm nghiêm trọng đến mức một số học giả về Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ có thể mất đi một thế hệ “chuyên gia về Trung Quốc”.

Ông David Moser, một người Mỹ đã sống và làm việc ở Trung Quốc hơn ba thập niên và là cựu giám đốc học thuật của China Educational Tours (CET) tại Bắc Kinh, nói: “Tôi đã không gặp một sinh viên Mỹ nào trong nhiều năm rồi”.

CET, được thành lập vào năm 1982, là một tổ chức có trụ sở tại Washington chuyên tuyển dụng sinh viên Mỹ để nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa ngắn hạn ở Trung Quốc. Ông Moser nói rằng vị trí giám đốc học thuật của ông gần đây đã không còn và tổ chức này vẫn rất vất vả trong việc thu hút thêm sinh viên quay trở lại Trung Quốc.

CET từng thực hiện các chương trình du học ngắn hạn tại một số thành phố ở Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Cáp Nhĩ Tân và Hàng Châu. Hiện tại, chương trình chỉ có ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Phần về Cáp Nhĩ Tân trên trang web của CET cho thấy các chương trình “bị đình chỉ cho đến mùa xuân năm 2025”.

Ông Moser nói: “Chúng ta đã mất đi một thế hệ rất quan trọng, những người cần phải tiếp tục nghiên cứu hay học tập gì đấy ở Trung Quốc ngay bây giờ, để 10 năm nữa, họ trở thành… những [chuyên gia] rất giàu kinh nghiệm về Trung Quốc.”

Trong năm học 2011-2012, số lượng sinh viên Mỹ ở Trung Quốc là khoảng 15.000. Kể từ đó, với việc Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc và xích mích ngày càng tăng giữa hai nước, con số này đã giảm, giảm đáng kể sau đại dịch xuống còn khoảng 200 ở mức thấp nhất.

Mất hiểu biết

Ông Moser cho rằng việc thiếu nhân tài hiểu rõ về Trung Quốc chắc chắn là một tổn thất to lớn đối với Mỹ.

Ông nói: “Bạn thực sự cần những người hiểu rõ hai hệ thống học thuật, hai hệ thống đại học và cách thức hoạt động của những việc này để không mắc phải sai lầm lớn”.

Tuy nhiên, các dự án của CET tại Đài Loan đang phát triển mạnh mẽ.

Ông Moser cho biết CET bắt đầu chương trình du học hè đầu tiên tại Đại học Quốc gia Đài Loan vào năm 2022, thu hút hơn 120 sinh viên Mỹ. Ông cho biết một chương trình được thành lập ở Đài Loan vì có quá ít sinh viên Mỹ muốn đến Trung Quốc.

Ông nói ông tin rằng bắt đầu từ khoảng năm 2008, khi Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội đầu tiên, tình trạng ô nhiễm và vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đã khiến một số sinh viên Mỹ rời bỏ và xu hướng này vẫn chưa đảo ngược.

Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19 cũng là một bước ngoặt quan trọng. Vào thời điểm đó, nhiều người nước ngoài, trong đó có sinh viên Mỹ, đã rời khỏi Trung Quốc. Sau khi chính phủ Trung Quốc bất ngờ dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào cuối năm 2022, hầu hết người nước ngoài đã không quay trở lại ngay lập tức.

Tư thế ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên trường quốc tế dưới thời Tập Cận Bình, và tuyên truyền thù địch chống lại phương Tây trong nước, có thể đã ngăn cản các tài năng nước ngoài đến thăm Trung Quốc để trao đổi văn hóa và kinh doanh.

Luật phản gián sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 cũng khiến nhiều người Mỹ ngần ngại khi đến Trung Quốc chứ đừng nói đến việc học tập ở đó.

Khi quan hệ Mỹ-Trung xấu đi, các cuộc trao đổi học thuật chính thức cũng được đón nhận một cách lạnh lùng. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đình chỉ tất cả các chương trình trao đổi Fulbright sang Trung Quốc và Hong Kong vào tháng 7 năm 2020.

Sau khi luật phản gián tác động tiêu cực đến Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã tìm cách mở rộng thiện chí ở cấp độ giao lưu nhân dân. Ông Tập tuyên bố trong cuộc họp Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại San Francisco vào tháng 11 năm 2023: “Để mở rộng giao lưu giữa người dân Trung Quốc và Hoa Kỳ, đặc biệt là thế hệ trẻ, Trung Quốc sẵn sàng mời 50.000 thanh niên Mỹ đến Trung Quốc để trao đổi và nghiên cứu trong 5 năm tới.”

Học sinh trung học thăm Trung Quốc

Vào tháng 1 năm 2024, hơn 20 học sinh từ trường trung học Muscatine ở Iowa đã đến thăm Bắc Kinh, Hà Bắc và Thượng Hải. Vào tháng 3 có 24 học sinh từ trường trung học Lincoln và trường trung học Steilacoom ở tiểu bang Washington cũng đã lên máy bay từ San Francisco đến Bắc Kinh.

Đại học Ôn Châu và Đại học Kean ở New Jersey đã ký thỏa thuận cùng thành lập Đại học Ôn Châu-Kean vào tháng 5 năm 2006. Vào thời điểm đó, ông Tập là bí thư đảng ủy Chiết Giang, tỉnh Ôn Châu, quê hương của ông và ông đã tham dự lễ ký kết vào năm 2006.

Trong thư gửi chủ tịch Đại học Kean ngày 7/6, ông Tập khuyến khích các trường đại học ở hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác. Tuy nhiên, ba ngày sau, 4 giáo viên người Mỹ đang giảng dạy các khóa học ngắn hạn tại Đại học Bắc Hoa ở Cát Lâm, Trung Quốc, đã bị một người đàn ông Trung Quốc đâm. Các quan chức Trung Quốc đã nhanh chóng xóa nội dung liên quan trên mạng xã hội và phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao đã gọi vụ việc là một “tai nạn” và sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước.

Bà Meghan Burke, cựu giáo sư xã hội học tại Đại học Illinois Wesleyan, cho biết dù vụ tấn công giáo viên Mỹ là vụ việc gây sốc và bất ngờ nhưng bà vẫn hy vọng nó sẽ không ảnh hưởng đến niềm tin của người Mỹ khi học tập và du lịch tại Trung Quốc.

Khi được hỏi về 800 sinh viên Mỹ ở Trung Quốc hiện nay, bà Burke nói rằng đó là một điều đáng tiếc lớn đối với Hoa Kỳ.

“Ngôn ngữ là chìa khóa để hiểu văn hóa. Vì vậy, bất kỳ hạn chế nào trong việc học tiếng Quan Thoại hoặc các ngôn ngữ khác của Trung Quốc chỉ cản trở khả năng của chúng ta trong việc hiểu biết liên văn hóa rộng hơn và phức tạp hơn cũng như quan điểm quốc tế mà tôi nghĩ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả những người tham gia vào các cuộc trò chuyện đó”, bà Burke nói.

Ngược lại, có 300.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Hoa Kỳ.

Ông Moser nói: “Sự bất đối xứng là không tốt đối với Trung Quốc, nhưng nó còn tồi tệ hơn nhiều”. “Người Trung Quốc có kiến thức rất tốt về Hoa Kỳ, về văn hóa, về chính phủ của Mỹ, mọi thứ.”


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 26 - 6 -2024

xxx


Hoaluc 4
***********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(Libération) - Số lượng và mức độ các vụ cháy rừng lớn tăng 120% trên thế giới trong 20 năm qua. Theo một nghiên cứu dựa trên ảnh vệ tinh và được công bố hôm 24/06/2024 trên báo Nature Ecology & Evolution, từ năm 2003 đến năm 2023, gần 3.000 vụ cháy rừng lớn, gây ô nhiễm mạnh và có sức tàn phá nặng nề nhất diễn ra trên khắp các châu lục. Năm 2023 là năm xảy ra các vụ cháy rừng với cường độ khủng khiếp nhất, làm trầm trọng thêm tình trạng Trái đất bị hâm nóng.

(AFP) - Điện Kremlin : Thủ tưởng Ấn Độ sắp công du Nga. Phủ tổng thống Nga hôm nay 25/06/2024 thông báo đang « chuẩn bị » cho chuyến công du của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Matxcơva, nhưng không cho biết ngày cụ thể. Truyền thông Nga và Ấn Độ thì nói rằng ông Modi sẽ đến Nga vào đầu tháng 07/2024.

(AFP) - Tòa án hình sự quốc tế (CPI) truy nã tổng tham mưu trưởng quân độ Nga Valéri Guérassimov và cựu bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergueï Choïgou. Thông báo truy nã của Tòa án hình sự quốc tế được đưa ra vào hôm nay 25/06/2024. Trong thông cáo, tòa cho biết hai nhân vật này của Nga bị tố cáo phạm tội ác chiến tranh vì đã chỉ huy các vụ tấn công nhắm vào mục tiêu dân sự và gây ra nhiều thiệt hại lớn cho các công trình dân sự và thường dân, vượt quá mục đích quân sự của Nga.

(AFP) - Bruxelles chuẩn bị chuyển cho Ukraina 1,4 tỉ euro từ tiền lãi tài sản của Nga bị phong tỏa ở Liên Âu. Lãnh đạo Ngoại Giao châu Âu, Josep Borrell, hôm 24/06/2024 thông báo như trên sau cuộc họp của các Ngoại trưởng khối 27 nước. Ngoài 1,4 tỉ euro được chuyển cho Kiev vào tháng 07, Liên Âu sẽ chuyển thêm 1 tỉ euro từ nay đến cuối năm 2024 để Ukraina mua vũ khí. Trong khi đó, Praha hôm nay 25/06/2024 thông báo lô đạn dược đầu tiên mua ngoài châu Âu theo khuôn khổ chương trình viện trợ theo sáng kiến của CH Séc đã được chuyển đến Ukraina.

(AFP) - Chiến tranh Ukraina : Quân đội Nga khẳng định triệt hạ được 30 drone Ukraina tấn công vùng biên Belgorod và Voronej của Nga trong đêm 24, rạng sáng 25/06/2024. Thống đốc vùng Belgorod cho biết một người dân làng Belovskoïe, đã thiệt mạng. Trong khi đó, bộ Quốc Phòng Ukraina sáng nay thông báo đã tấn công trúng vào một kho đạn dược của quân đội Nga trong vùng Voronej, gây ra đám cháy lớn trải rộng 3.500 m2. Trong khi đó, thành phố Odessa, miền nam Ukraina hôm qua bị Nga tấn công bằng tên lửa hành trình, khiến 3 người bị thương. Vụ tấn công cũng làm bùng lên đám cháy trên diện tích tích 3.000m2.

(AFP) Hằng Nga-6 trở về Trái đất. Tàu thăm dò của Trung Quốc mang theo những mẫu đá từ phía bị khuất của Mặt trăng đã quay trở lại Trái đất vào hôm nay 25/06/2024, kết thúc chương trình thám hiểm kéo dài 53 ngày. Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc ca ngợi chương trình này "thành công rực rỡ"

(AFP) – Thủ tướng Hungary Viktor Orban công du Ý. Tại thủ đô Roma, thủ tướng Ý Giorgia Meloni, hôm qua 24/06/2024, đã mô tả Hungary là một "đối tác châu Âu quan trọng" và là "đồng minh có giá trị trong khối NATO", những vẫn nhắc lại những bất đồng của hai bên về Ukraina. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh khối 27 quốc gia thành viên Liên Âu (EU) đang trong quá trình đàm phán trong việc phân bổ nhân sự vào các vị trí then chốt sau cuộc bầu cử Nghị Viện châu Âu vừa qua. 

(AFP) – Mỹ kêu gọi Israel tránh leo thang căng thẳng ở Liban. Trong cuộc hội đàm với bộ trưởng Quốc Phòng Israel Yoav Gallant tại Washington, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, hôm qua 24/06/2024, kêu gọi Israel tránh để căng thẳng leo thang ở Liban. Hai bộ trưởng cũng thảo luận để tìm kiếm các biện pháp giải cứu các con tin ở Gaza. Bộ trưởng Yoav Gallant đang có chuyến thăm Hoa Kỳ với mục đích tái khẳng định giá trị của mối quan hệ khăng khít với đồng minh quan trọng nhất của Nhà nước Do Thái, sau khi thủ tướng Benjamin Netanyahu công khai chỉ trích Mỹ chậm trễ trong việc chuyển giao vũ khí. 

(AFP) – WHO : 2,6 triệu người chết mỗi năm do rượu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm nay 25/06/2024, cho biết rượu giết chết 2,6 triệu người mỗi năm và con số này vẫn "cao ở mức không thể chấp nhận được", mặc dù đã giảm nhẹ trong những năm gần đây. Báo cáo của WHO nhấn mạnh rằng rượu đứng đằng sau 1/20 ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu, nếu tính cả các vụ tai nạn giao thông, bạo lực, cùng với vô số bệnh tật và rối loạn do thứ đồ uống này gây ra. 


************

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

Bích LiênTTXVN

Chú thích ảnh
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ ngày 23/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) ngày 6 - 9/6, EP khóa mới sẽ tổ chức bỏ phiếu phê chuẩn ứng cử viên vị trí Chủ tịch EC và các ủy viên khác. Các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp ở Brussels trong 2 ngày từ ngày 27/6 tới. Trước cuộc họp này, 6 nhà lãnh đạo đóng vai trò thương lượng chính đã đạt được thỏa thuận và thỏa thuận này giờ cần có được sự ủng hộ từ đa số.

Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Ngoài việc đưa bà von der Leyen trở lại làm Chủ tịch EC, các nhà lãnh đạo cũng chọn cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha, ông Antonio Costa làm chủ tịch Hội đồng châu Âu và Thủ tướng đương nhiệm của Estonia, bà Kaja Kallas làm đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU.


*********

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

Nguyễn HằngTTXVN

Chú thích ảnh
Nhật hoàng Naruhito (trái) và Hoàng hậu Masako. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN

Sự kiện đánh dấu bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tới Anh.

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito. Lần gần đây Nhà vua Nhật Bản đến Anh để dự quốc tang Nữ hoàng Elizabeth II vào tháng 9/2022.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Anh ngày 22/6 theo lời mời chính thức của Vua Charles III. Theo kế hoạch, Nhà vua sẽ đến thăm khu lăng mộ Hoàng gia Anh tại Lâu đài Windsor ngày 27/6 để đặt hoa tại nơi an nghỉ của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip. Sau đó một ngày, Nhà vua Naruhito và Hoàng hậu dự kiến đến thăm Đại học Oxford, nơi cả hai từng theo học.


***********

Cựu Tổng thống Thụy Sĩ đắc cử Tổng thư ký Hội đồng châu Âu


Chú thích ảnh
Cựu Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset. Ảnh: AFP/TTXVN

Thông báo cho biết chính trị gia 52 tuổi sẽ đảm nhận cương vị mới từ ngày 18/9, thay thế cho ông Marija Pejcinovic Buric. Thông báo nêu rõ: “Xin chúc mừng ông Alain Berset, người vừa được bầu làm Tổng thư ký Hội đồng Châu Âu cho nhiệm kỳ 5 năm”.

Trong cuộc đua vào vị trí nêu trên, ông Alain Berset đã phải cạnh tranh với Ủy viên tư pháp Liên minh châu Âu Didier Reynders và cựu Bộ trưởng Văn hóa Estonia Indrek Saar.

Trước đây, ông Berset là một trong những chính trị gia được ủng hộ rộng rãi nhất tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên, ông đã khiến mọi người bất ngờ bằng tuyên bố rời khỏi Hội đồng Liên bang vào cuối năm 2023.  

Trong khi đó, được thành lập tại Strasbourg vào năm 1949, Hội đồng châu Âu là tổ chức có 46 quốc gia, thảo luận các chính sách hướng đến mục tiêu duy trì nền dân chủ và pháp quyền.


************

Nga và Ukraine trao đổi tù binh


Chú thích ảnh
Binh sĩ Ukraine tại khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine ngày 30/3/2019. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/ TTXVN

Thông báo cũng cho biết Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã tham gia nỗ lực trung gian cho thỏa thuận trao đổi tù binh này. Theo đó, tù binh Nga sẽ được đưa về Moskva về máy bay vận tải quân sự và sẽ được điều trị y tế tại các cơ sở y tế quân đội.

Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, truyền thông UAE cùng ngày đã dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao UAE nhấn mạnh thành công của nỗ lực trung gian mới nhất này là kết quả của việc UAE tận dụng được các mối quan hệ và đối tác khác biệt với cả hai bên, khẳng định đây là lần trung gian thành công thứ 5 kể từ đầu năm nay.

Tuyên bố của Bộ ngoại giao UAE tái khẳng định cam kết tiếp tục nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Nga - Ukraine, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại, giảm leo thang và ngoại giao để giải quyết xung đột cũng như giảm thiểu hậu quả nhân đạo.

Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã xác nhận việc trao trả 90 tù binh chiến tranh của nước này bị Nga giam giữ.


***********

Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange được tự do sau khi đạt thỏa thuận với tư pháp Mỹ

Minh Anh

Sau năm năm bị giam giữ trong một nhà tù được canh phòng nghiêm ngặt nhất nước Anh, hôm nay, 25/06/2024, nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange đã được trả tự do và rời nước Anh, sau một thỏa thuận đạt được với tư pháp Hoa Kỳ.

Đăng ngày:

1 phút

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin giải thích thêm :

« Từ nhiều tuần qua tổng thống Mỹ Joe Biden đã để ngỏ khả năng xem xét hủy bỏ cáo buộc nhắm vào Julian Assange, đặc biệt theo yêu cầu của thủ tướng Úc Anthony Albanese.

Cho đến hiện tại, theo những cáo buộc mà ông đang bị tòa án Mỹ truy tố, nhà sáng lập WikiLeaks có nguy cơ lãnh án đến 175 năm tù vì đã thu thập và phát tán thông tin về các hoạt động của quân đội Mỹ ở Irak.

Thay vì như thế, theo một thỏa thuận đạt được với tư pháp Mỹ, Julian Assange sẽ nhận tội với một tội danh duy nhất và sẽ bị kết án 62 tháng tù. Đây chính xác là quãng thời gian mà ông đã trải qua tại Belmarsh ở tây nam Luân Đôn, một trong số các nhà tù được canh phòng chặt chẽ nhất ở Anh Quốc.

Trong năm năm qua, Julian Assange và những người thân của ông đã nỗ lực hết sức nhằm tránh việc dẫn độ ông sang Mỹ, ít nhất là trên lãnh thổ lục địa Mỹ. Chính vì điều này mà phiên xử sắp tới cho phép xác nhận thỏa thuận, sẽ diễn ra tại vùng lãnh thổ xa nhất nước Mỹ, quần đảo Marianne ở Thái Bình Dương.

Một thẩm phán ở Saipan sẽ phải hợp pháp thỏa thuận trên vào sáng thứ Tư theo giờ địa phương. Sau đó, Julian Assange sẽ trở về Úc, quê hương ông, để có thể tận hưởng sự tự do mới có của mình. »


********

Manila muốn đối thoại sau vụ đụng độ giữa hải cảnh Trung Quốc và hải quân Philippines ở Biển Đông

Minh Anh

Ngoại trưởng Philippines, Enrique Manalo, hôm nay, 25/06/2024, bày tỏ mong muốn đối thoại với Bắc Kinh sau vụ đụng độ nghiêm trọng ngày 17/06, giữa hải cảnh Trung Quốc và thủy thủ Philippines ở Biển Đông.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Trong phiên điều trần công khai ở Thượng Viện, ngoại trưởng Manalo giải thích Manila hy vọng tổ chức một cuộc họp song phương vào đầu tháng Bảy « để thảo luận cụ thể về những sự cố gần đây ». Ông tin vào « đối thoại và ngoại giao » để giải quyết những sự cố nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo AFP, ngoại trưởng Philippines khẳng định, Manila « không làm ngơ trước những sự cố đang xảy ra » và chỉ chấp nhận những giải pháp không gây tổn hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ở Biển Đông.

Lãnh đạo ngoại giao Philippines cho biết thêm, hai nước đã thiết lập một nhóm làm việc trong tuần rồi.

Hôm thứ Hai, 17/6, các hình ảnh video do quân đội Philippines công bố cho thấy, nhiều binh sĩ Trung Quốc trang bị dao, gậy và rìu đã chặn một đoàn tầu tiếp tế dành cho các binh sĩ Philippines đồn trú trên một con tầu bị mắc cạn gần Bãi Cỏ Mây, cách quần đảo Palawan của Philippines 200 km, và xa đảo Hải Nam của Trung Quốc đến hơn 1000 km, nhưng bị Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền.

Hải cảnh Trung Quốc đã leo lên tàu Philippines, xô xát với thủy thủ đoàn. Trong vụ này, một thủy thủ Philippines đã bị thương, và hải cảnh Trung Quốc đã tịch thu, phá hủy trang thiết bị trên tầu Philippines.

Bắc Kinh đã có những phản ứng, cho rằng hải cảnh Trung Quốc đã hành xử một cách « chuyên nghiệp và có chừng mực », quy trách nhiệm sự việc cho Manila. Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., hôm Chủ Nhật, 23/6, khẳng định Philippines không để « bị hăm dọa » sau sự cố này.


************

voatiengviet.com

Việt Nam vượt Trung Quốc thành nước xuất khẩu nhiều hàng may mặc nhất sang Mỹ

VOA Tiếng Việt

Việt Nam vượt qua nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc và trở thành nước xuất khẩu nhiều sản phẩm may mặc nhất sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2024, số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, được báo chí trong nước dẫn lại.

Các trang tin tức Tuổi Trẻ, CafeF và Thương Hiệu & Pháp Luật trong các ngày 23-25/6 dẫn các con số của Bộ Công Thương đưa tin rằng trong 5 tháng đầu năm vừa qua, lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đi ra thế giới đạt gần 16 tỷ đô la, tăng 5% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó một phần lớn, lên đến 6 tỷ đô la, được xuất sang riêng thị trường Mỹ, tương đương mức tăng 4% so với cùng kỳ hồi năm 2023, vẫn theo Tuổi Trẻ, CafeF và Thương Hiệu & Pháp Luật.

Với con số nêu trên, Việt Nam giữ vị trí số 1 về thị phần hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ, đứng trên Trung Quốc, các bản tin của Tuổi Trẻ, CafeF và Thương Hiệu & Pháp Luật viết.

Ba trang tin trong nước dẫn lời các chuyên gia không rõ danh tính nói khi đánh giá về cơ hội và triển vọng xuất khẩu từ nay đến cuối năm rằng ngành dệt may Việt Nam đang có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh.

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược sản xuất thông qua cải tiến quy trình, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, ứng dụng tự động hoá các khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, công suất sản xuất, linh hoạt đáp ứng các đơn hàng nhỏ, đa dạng sản phẩm.

Ngoài ra, vẫn các chuyên gia nhận xét rằng doanh nghiệp cũng phải chú trọng đến việc lựa chọn các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế phù hợp với xu hướng kinh tế tuần hoàn.

Theo Tuổi Trẻ, CafeF và Thương Hiệu & Pháp Luật, trên bình diện rộng hơn, Bộ Công Thương đưa ra số liệu cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 44,4 tỷ đô la, tăng 22,3%, tương ứng tăng 8,11 tỷ đô la so với cùng kỳ năm trước.

Đây là mức tăng mạnh nhất trong số các thị trường xuất khẩu có tăng trưởng của Việt Nam trong 5 tháng qua. Cán cân thương mại của đất nước với Mỹ duy trì xuất siêu ở mức 38,1 tỷ đô la, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2023, các bản tin cho hay.


************

voatiengviet.com

Sinh viên Mỹ ở Trung Quốc giảm, Mỹ có thể mất một thế hệ chuyên gia về Trung Quốc

VOA News

Số lượng người Mỹ học tập tại Trung Quốc đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, từ khoảng 11.000 năm 2019 xuống còn 800 người trong năm nay, và sụt giảm nghiêm trọng đến mức một số học giả về Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ có thể mất đi một thế hệ “chuyên gia về Trung Quốc”.

Ông David Moser, một người Mỹ đã sống và làm việc ở Trung Quốc hơn ba thập niên và là cựu giám đốc học thuật của China Educational Tours (CET) tại Bắc Kinh, nói: “Tôi đã không gặp một sinh viên Mỹ nào trong nhiều năm rồi”.

CET, được thành lập vào năm 1982, là một tổ chức có trụ sở tại Washington chuyên tuyển dụng sinh viên Mỹ để nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa ngắn hạn ở Trung Quốc. Ông Moser nói rằng vị trí giám đốc học thuật của ông gần đây đã không còn và tổ chức này vẫn rất vất vả trong việc thu hút thêm sinh viên quay trở lại Trung Quốc.

CET từng thực hiện các chương trình du học ngắn hạn tại một số thành phố ở Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Cáp Nhĩ Tân và Hàng Châu. Hiện tại, chương trình chỉ có ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Phần về Cáp Nhĩ Tân trên trang web của CET cho thấy các chương trình “bị đình chỉ cho đến mùa xuân năm 2025”.

Ông Moser nói: “Chúng ta đã mất đi một thế hệ rất quan trọng, những người cần phải tiếp tục nghiên cứu hay học tập gì đấy ở Trung Quốc ngay bây giờ, để 10 năm nữa, họ trở thành… những [chuyên gia] rất giàu kinh nghiệm về Trung Quốc.”

Trong năm học 2011-2012, số lượng sinh viên Mỹ ở Trung Quốc là khoảng 15.000. Kể từ đó, với việc Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc và xích mích ngày càng tăng giữa hai nước, con số này đã giảm, giảm đáng kể sau đại dịch xuống còn khoảng 200 ở mức thấp nhất.

Mất hiểu biết

Ông Moser cho rằng việc thiếu nhân tài hiểu rõ về Trung Quốc chắc chắn là một tổn thất to lớn đối với Mỹ.

Ông nói: “Bạn thực sự cần những người hiểu rõ hai hệ thống học thuật, hai hệ thống đại học và cách thức hoạt động của những việc này để không mắc phải sai lầm lớn”.

Tuy nhiên, các dự án của CET tại Đài Loan đang phát triển mạnh mẽ.

Ông Moser cho biết CET bắt đầu chương trình du học hè đầu tiên tại Đại học Quốc gia Đài Loan vào năm 2022, thu hút hơn 120 sinh viên Mỹ. Ông cho biết một chương trình được thành lập ở Đài Loan vì có quá ít sinh viên Mỹ muốn đến Trung Quốc.

Ông nói ông tin rằng bắt đầu từ khoảng năm 2008, khi Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội đầu tiên, tình trạng ô nhiễm và vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đã khiến một số sinh viên Mỹ rời bỏ và xu hướng này vẫn chưa đảo ngược.

Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19 cũng là một bước ngoặt quan trọng. Vào thời điểm đó, nhiều người nước ngoài, trong đó có sinh viên Mỹ, đã rời khỏi Trung Quốc. Sau khi chính phủ Trung Quốc bất ngờ dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào cuối năm 2022, hầu hết người nước ngoài đã không quay trở lại ngay lập tức.

Tư thế ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên trường quốc tế dưới thời Tập Cận Bình, và tuyên truyền thù địch chống lại phương Tây trong nước, có thể đã ngăn cản các tài năng nước ngoài đến thăm Trung Quốc để trao đổi văn hóa và kinh doanh.

Luật phản gián sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 cũng khiến nhiều người Mỹ ngần ngại khi đến Trung Quốc chứ đừng nói đến việc học tập ở đó.

Khi quan hệ Mỹ-Trung xấu đi, các cuộc trao đổi học thuật chính thức cũng được đón nhận một cách lạnh lùng. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đình chỉ tất cả các chương trình trao đổi Fulbright sang Trung Quốc và Hong Kong vào tháng 7 năm 2020.

Sau khi luật phản gián tác động tiêu cực đến Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã tìm cách mở rộng thiện chí ở cấp độ giao lưu nhân dân. Ông Tập tuyên bố trong cuộc họp Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại San Francisco vào tháng 11 năm 2023: “Để mở rộng giao lưu giữa người dân Trung Quốc và Hoa Kỳ, đặc biệt là thế hệ trẻ, Trung Quốc sẵn sàng mời 50.000 thanh niên Mỹ đến Trung Quốc để trao đổi và nghiên cứu trong 5 năm tới.”

Học sinh trung học thăm Trung Quốc

Vào tháng 1 năm 2024, hơn 20 học sinh từ trường trung học Muscatine ở Iowa đã đến thăm Bắc Kinh, Hà Bắc và Thượng Hải. Vào tháng 3 có 24 học sinh từ trường trung học Lincoln và trường trung học Steilacoom ở tiểu bang Washington cũng đã lên máy bay từ San Francisco đến Bắc Kinh.

Đại học Ôn Châu và Đại học Kean ở New Jersey đã ký thỏa thuận cùng thành lập Đại học Ôn Châu-Kean vào tháng 5 năm 2006. Vào thời điểm đó, ông Tập là bí thư đảng ủy Chiết Giang, tỉnh Ôn Châu, quê hương của ông và ông đã tham dự lễ ký kết vào năm 2006.

Trong thư gửi chủ tịch Đại học Kean ngày 7/6, ông Tập khuyến khích các trường đại học ở hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác. Tuy nhiên, ba ngày sau, 4 giáo viên người Mỹ đang giảng dạy các khóa học ngắn hạn tại Đại học Bắc Hoa ở Cát Lâm, Trung Quốc, đã bị một người đàn ông Trung Quốc đâm. Các quan chức Trung Quốc đã nhanh chóng xóa nội dung liên quan trên mạng xã hội và phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao đã gọi vụ việc là một “tai nạn” và sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước.

Bà Meghan Burke, cựu giáo sư xã hội học tại Đại học Illinois Wesleyan, cho biết dù vụ tấn công giáo viên Mỹ là vụ việc gây sốc và bất ngờ nhưng bà vẫn hy vọng nó sẽ không ảnh hưởng đến niềm tin của người Mỹ khi học tập và du lịch tại Trung Quốc.

Khi được hỏi về 800 sinh viên Mỹ ở Trung Quốc hiện nay, bà Burke nói rằng đó là một điều đáng tiếc lớn đối với Hoa Kỳ.

“Ngôn ngữ là chìa khóa để hiểu văn hóa. Vì vậy, bất kỳ hạn chế nào trong việc học tiếng Quan Thoại hoặc các ngôn ngữ khác của Trung Quốc chỉ cản trở khả năng của chúng ta trong việc hiểu biết liên văn hóa rộng hơn và phức tạp hơn cũng như quan điểm quốc tế mà tôi nghĩ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả những người tham gia vào các cuộc trò chuyện đó”, bà Burke nói.

Ngược lại, có 300.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Hoa Kỳ.

Ông Moser nói: “Sự bất đối xứng là không tốt đối với Trung Quốc, nhưng nó còn tồi tệ hơn nhiều”. “Người Trung Quốc có kiến thức rất tốt về Hoa Kỳ, về văn hóa, về chính phủ của Mỹ, mọi thứ.”


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm