Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 29 - 6 -2024

xxx

HoaLuc 7************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) – Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng dung túng và ủng hộ Philippines có những hành vi « khiêu khích ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Mao Ninh đưa ra lời kêu gọi này vào hôm nay 28/06/2024 sau phát biểu của thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Kurt Cambell, chỉ trích Bắc Kinh « có những hành vi gây bất ổn ở Biển Đông », cụ thể là qua vụ đụng độ giữa hải cảnh Trung Quốc và tuần duyên Philippines hôm 17/06 trong khu vực Bãi Cỏ Mây - Biển Đông. Cũng ông Campbell nhấn mạnh những « cam kết sắt thép  của Hoa Kỳ đối với Philippines trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng hỗ tương ». 

(AFP) – Bầu cử Quốc Hội Mông Cổ, đảng cầm quyền có triển vọng giữ được đa số. Các phòng phiếu mở cửa từ 7 giờ sáng cho đến 10 giờ đêm ngày 28/06/2024. Tại một quốc gia đất rộng (lớn gầp 3 lần nước Pháp) người thưa (dân số 3,6 triệu người) và nằm sát cạnh với Nga và Trung Quốc, cử tri Mông Cổ bầu lại 126 đại biểu Quốc Hội. Đảng Nhân Dân Mông Cổ liên tục cầm quyền từ 2016, trên nguyên tắc vẫn giữ được đa số tại Quốc Hội cho một nhiệm kỳ 4 năm, cho dù cử tri có phần mệt mỏi vì những tai tiếng tham nhũng trong chính giới. 

(AFP) – Bắc Kinh chuẩn bị « nhiều biện pháp quan trọng cải cách kinh tế ». Vài tuần trước một cuộc họp được đánh giá là quan trọng để vực dậy kinh tế, chủ tịch Tập Cận Bình hôm 28/06/2024 cho biết đó sẽ là những biện pháp « tăng tốc các chương trình cải tổ về mọi mặt (…) mở rộng môi trường kinh doanh phù hợp với các chuẩn mực quốc tế ». Giới quan sát dự báo Bắc Kinh sẽ « tổ chức lại một số cơ cấu Nhà nước và trong hàng ngũ quân đội » để vực dậy kinh tế. Theo báo chí Trung Quốc, ông Tập sẽ chủ trì hội nghị đặc biệt từ ngày 15-18/07/2024. 

(AFP) – Cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp 2024 chuẩn bị khai mạc. Từ ngày Thứ Bảy 30/06/2024 Tour de France khởi động từ thành phố Florence của Ý. Trên hành trình 21 chặng, đoàn đua vượt gần 3.500 km và sẽ về đến đích là thành phố biển Nice, ngày 21/07/2024. Lần đầu tiên trong lịch sử Tour de France, điểm đến không phải là Paris với hình ảnh Khải Hoàn Môn. Lý do Kinh Đô Ánh Sáng tập trung trước lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic 2024 (26/7-11/08/2024). 

(AFP) – Nước sông Seine hiện « quá bẩn », không cho phép tổ chức cuộc đua bơi ngoài trời nhân Thế Vận Hội Paris 2024. Một tháng trước lễ khai mạc Olympic, tòa đô chính Paris ngày 28/06/2024 công bố kết quả xét nghiệm nước sông và kết luận trong điều kiện hiện tại, « nước sông bị ô nhiễm do mưa nhiều, nước quá lạnh và độ chảy quá xiết để có thể tổ chức các cuộc đua ngoài trời » trên con sông nổi tiếng của Paris. Ban tổ chức có dự trù một giải pháp thay thế đó là hoãn ngày thi đấu « một vài hôm » nhưng dường như không tính đến khả năng thay đổi địa điểm tổ chức cuộc tranh tài.

(AFP) – Đài Loan kêu gọi công dân tránh đi Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh dự kiến kết án tử hình những người tranh đấu cho Đài Loan độc lập. Chính quyền Đài Bắc hôm qua, 27/06/2024, kêu gọi dân chúng tránh sang Hoa Lục, nếu « không thực sự cần thiết ». Người phát ngôn cơ quan phụ trách quan hệ với Trung Quốc cho biết « sau khi thẩm định tình hình chung, chính quyền nhận thấy cần phải nâng mức cảnh báo » về vấn đề này. Vẫn theo cơ quan này, nếu buộc phải đi Trung Quốc, người dân Đài Loan cần tránh thảo luận về các vấn đề nhạy cảm, chụp ảnh các vị trí quân sự, bến cảng, sân bay, hay « mang theo các ấn bản liên quan đến chính trị, lịch sử hay tôn giáo ».

(AFP) – Liên minh hơn 50 quốc gia và các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi chuyển hướng đầu tư mạnh cho Nông nghiệp tôn trọng môi sinh. Liên minh vì Nông nghiệp sinh thái /Coalition pour l'agroécologie họp tại Roma, hôm qua, 27/06/2024, tại trụ sở của Quỹ Quốc tế phát triển Nông nghiệp (Fida) đã thông qua cương lĩnh hành động 6 năm (2024 – 2030). Theo chủ tịch Fida, hệ thống nông nghiệp hiện hành đang là thủ phạm gây thiệt hại cho toàn thế giới khoảng 10.000 tỉ đô la/năm, tác hại đến sức khỏe con người, môi trường. Theo Liên minh vì Nông nghiệp sinh thái, các đầu tư cho nông nghiệp sinh thái hiện nay là 44 tỉ đô la/năm. Để chuyển hướng mạnh, cần tăng gấp 10 số đầu tư này.

(AFP) – Miến Điện : Tổ chức Y sĩ Không biên giới (MSF) tuyên bố đình chỉ các hoạt động tại vùng phía bắc bang Rakhine, do xung đột vũ trang. Quyết định của MSF được AFP thông báo hôm nay 28/06/2024, trong bối cảnh gia tăng đụng độ giữa tập đoàn quân sự Miến Điện và nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số AA – Quân đội Arakan tại bang miền tây Miến Điện, giáp với Bangladesh.
************

voatiengviet.com

Cảnh sát Thái Lan bắt giữ 2 người Việt hành hung dã man đồng bào ở Pattaya

VOA Tiếng Việt

Hôm 27/6, cảnh sát tại thành phố biển Pattaya của Thái Lan bắt giữ 2 người đàn ông Việt Nam vì họ đánh đập tàn bạo một đồng bào người Việt do mâu thuẫn nợ nần một ngày trước đó, hai trang The Thaiger và Pattaya Mail đưa tin lần lượt hôm 27 và 28/6.

The Thaiger và Pattaya Mail cho biết những người bị bắt là Tran Chinh Tin, 30 tuổi, và Nguyen Anh Kiet, 32 tuổi. Cả hai đều nhận tội đã hành hung Xuan Hai Ngo, 38 tuổi. Vụ việc xảy ra bên ngoài một nhà hàng.

Trích dẫn thông tin của cảnh sát, The Thaiger và Pattaya Mail tường thuật rằng Tran Chinh Tin khai là ông này từng làm ăn chung với Xuan Hai Ngo ở Việt Nam cách đây 3 năm, gồm buôn bán phụ kiện xe hơi và cầm đồ xe cộ. Nhưng cửa hàng chung của họ bị lỗ gần 1 tỷ đồng do nhà chức trách Việt Nam thu giữ 2 chiếc xe gian mà họ nhận cầm đồ.

Sau khi bị thua lỗ, Tran Chinh Tin đi trốn nợ, sang làm việc tại nhà hàng của người thân của Nguyen Anh Kiet ở Pattaya.

Xuan Hai Ngo đã lần ra nơi ở của Tran Chinh Tin, tìm đến và đòi nợ. Tran Chinh Tin cãi lại rằng hai người làm ăn chung nên không có chuyện ông này phải chịu hết trách nhiệm về nợ nần. Lời qua tiếng lại đã dẫn đến ẩu đảm, các bản tin của The Thaiger và Pattaya Mail viết.

Thaiger cho biết thêm Tran Chinh Tin khai với cảnh sát rằng Xuan Hai Ngo lôi bố mẹ Tran Chinh Tin ra chửi bới nên ông này mất kiềm chế. Ông này nói thêm rằng việc hành hung không có ý đồ từ trước.

Sau khi bị đánh đập, nạn nhân Xuan Hai Ngo cương quyết đòi xử lý nghiêm. Về phần hai nghi phạm Tran Chinh Tin và Nguyen Anh Kiet, họ khẳng định với cảnh sát là họ không tham gia băng đảng nào và không hề có mưu đồ dụ Xuan Hai Ngo vào bẫy, vẫn theo tin của The Thaiger.

Trước đó, trang tin KhaoSod English đã đưa tin về vụ hành hung xảy ra giữa ban ngày hồi chiều hôm 26/6 trước mắt và gây sốc cho nhiều khách du lịch nước ngoài ở Pattaya. Một phóng viên của KhaoSod English đã ghi hình vụ việc và can ngăn. Cảnh sát được gọi đến không lâu sau và nhanh chóng bắt được một nghi phạm, được xác định là người Việt.

Nạn nhân Xuan Hai Ngo đã bị thương vì bị đánh đập và nói rằng những người tấn công ông là con nợ của ông. Hai bên đã hẹn gặp để giải quyết nợ nần.

Con nợ đã đi ô tô cùng 4 người nữa đến gặp, Xuan Hai Ngo kể lại, theo tường thuật của KhaoSod English. Hai bên chưa nói chuyện được mấy câu, cuộc gặp đã biến thành vụ hành hung trong đó Xuan Hai Ngo bị khống chế, bị đấm đá liên tiếp và gục ngã xuống phố.

“Đấy là cái bẫy. Họ có chủ ý dụ tôi đến để đánh. Giờ tôi rất sợ”, Xuan Hai Ngo nói, được KhaoSod English trích dẫn lại.

Cảnh sát đã khám xe của các con nợ, phát hiện và thu giữ nhiều loại vụ khí đáng báo động, gồm dao, hung khí khác bằng kim loại và gậy gộc. Cảnh sát nói vẫn đang tiếp tục điều tra, truy tìm các nghi phạm còn lại và đưa nhóm tội phạm người Việt ra xét xử, KhaoSod English tường thuật.


*************
rfi.fr

Pháp: Một ngày trước vòng 1 bầu cử Quốc Hội, phe cực hữu sung sức, Phục Hưng trong bế tắc

Anh Vũ

Hôm nay là ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử vòng một cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn vào ngày Chủ nhật (30/06), một kỳ bầu cử mang những thách thức chưa từng có cho chính trường cũng như với cử tri Pháp. Các tờ báo ra hôm nay, 28/06/2024, đều dành phần lớn các trang báo cho chủ đề bầu cử, đang được khai thác dưới các góc độ khác nhau.

Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa chính trang nhất : « Cuộc bỏ phiếu lịch sử ».  Tờ báo ghi nhận đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) đang trên thế mạnh trước cuộc bầu cử lịch sử này. Theo  Les Echos, chiến dịch tranh cử vòng đầu tiên của cuộc bầu cử lập pháp, sau khi hôm 10/06, tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố giải tán Quốc Hội, hôm nay kết thúc. Một chiến dịch vận động gấp gáp « với dấu ấn là sự khó hiểu và kết quả cuối cùng sau vòng hai tối ngày 7/7 sẽ giống như một bước nhảy vào vô định ». Hơn 4.000 ứng cử viên (so với 6.300 vào năm 2022) sẽ tranh giành nhau 577 ghế tại Hạ Viện.

Tờ báo cho biết, một ngày trước vòng một của cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, các thăm dò ý định bỏ phiếu đều dự báo kết quả bầu cử sẽ phân chia lực lượng chính trị Pháp thành 3 khối, trong đó phe đa số cầm quyền hiện nay thất bại nặng nề.

Tờ báo nhận định, buổi tối của vòng bầu cử thứ 2, dù đa số của đảng Tập Hợp Dân Tộc thế nào, hay sự xuất hiện ở Quốc Hội ba khối liên minh RN - Phục Hưng - Mặt Trận Bình Dân mới có ra sao thì việc lãnh đạo nước Pháp vẫn sẽ trở nên khó khăn. « Nước Pháp sẽ bị đẩy đến trước thời khắc hỗn loạn. Chỉ có một điều chắc chắn đó là đảng RN của Jordan Bardella ở trên thế mạnh hơn bao giờ hết ».

Theo các cuộc thăm dò dự định bỏ phiếu ở vòng 1, RN có thể sẽ dành được 37% phiếu bầu ở vòng 1. Thừa thắng trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, RN tiếp tục mở rộng địa bàn, người dân Pháp không thay đổi ý kiến, vẫn muốn trừng phạt tổng thống Emmanuel Macron. Đảng của ông cùng các liên minh chỉ thu được 20% phiếu bầu, về sau liên minh cánh tả, Mặt Trận Bình Dân Mới đạt khoảng 28% phiếu.

Giữ khoảng cách với tổng thống

Một thực tế khác được nhiều tờ báo ghi nhận trong chiến dịch tranh cử lần này, phe đa số cầm đang đi vào ngõ cụt. Trong tâm trạng thất vọng và oán trách quyết định giải tán Quốc Hội của tổng thống, nhiều người trong phe đa số bắt đầu quay lưng lại với ông Macron. Nhật báo Libération nhận xét : « Bị các bộ trưởng xa lánh, các ứng cử viên chối bỏ, bị cử tri cho là không hiểu nổi, tổng thống nước Cộng hòa đang bị gạt ra ngoài lề trước vòng một cuộc bầu cử, dự báo sẽ là hủy diệt đối với đa số mãn nhiệm ».

Xã luận tờ báo bình luận : « Với quyết định giải tán Quốc Hội, tổng thống đã trở thành người không được chào đón, gây rắc rối cho nội bộ của phe mình, mà mới gần đây ông vẫn còn thần tượng của họ. Một sự cô lập mà ông là người duy nhất chịu trách nhiệm vì muốn độc quyền lãnh đạo ». Libération khẳng định, « hậu quả bây giờ tổng thống Macron rơi vào giữa cơn bão do chính ông gây ra, và khi ông quay lại, thì thấy mình ... rất cô đơn. »

Nhật báo La Croix thì chú ý đến các cử tri những người quyết định tương lai của nước Pháp bằng lá phiếu bầu của mình. Tờ báo Công giáo ghi nhận, đây là kỳ bầu cử mà các cử tri thực sự khó xử và miễn cưỡng không biết lựa chọn thế nào cho đúng với lương tâm. Tờ báo cho thấy nhiều cử tri cho biết họ “bị giằng xé” trước vòng 1 cuộc bầu cử lập pháp, bắt đầu vào ngày 30/06.

Không chấp nhận phe cực hữu (RN) nhưng cũng không muốn bầu cho cực tả Nước Pháp Bất Khuất ( La France Insoumis). Họ đang trong tâm trạng giằng xé trước một sự lựa chọn rất khó khăn, không biết bầu cho ai.

Liên Âu : Đau đầu bầu chọn lãnh đạo chủ chốt

Một thời sự khác cũng liên quan đến bầu cử được báo chí Pháp quan tâm theo dõi nhưng ở quy mô Liên Hiệp Châu Âu. Đó là cuộc lựa chọn lãnh đạo chủ chốt của khối cho nhiệm kỳ mới.

Le Figaro cho biết, ba tuần sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu diễn ra hôm 09/06, hội nghị thượng đỉnh của khối đã khai mạc tại Bruxelles hôm thứ Năm (27/06). Việc lựa chọn những nhân vật nắm giữ những cơ quan lãnh đạo cao nhất ở EU trong 5 năm tới đang khiến 27 nước thành viên đau đầu và có nguy cơ gây ra xích mích.

Ba liên minh chiếm đa số tại Nghị Viện ở Strasbourg sau cuộc bầu cử vừa qua đã quyết định bà Ursula von der Leyen người Đức được tái bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, chủ tịch tương lai của Hội Đồng Châu Âu sẽ giao cho ông Antonio Costa, thuộc đảng Xã Hội của Bồ Đào Nha và lãnh đạo Ngoại Giao của Liên Hiệp sẽ là bà thủ tướng Estonia Kaja Kallas. Tuy nhiên thủ tướng Ý, bà Gorgia Meloni và thủ tướng Hungary Viktor Orban không đồng ý, muốn chứng tỏ phải có vai trò trong việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng cũng như định hướng chính sách của  Liên Âu.

Trong phân chia chức vụ này, các báo đặc biệt chú ý đến chân dung lãnh đạo Ngoại Giao tương lai của Liên Hiệp, bà Kaja Kallas. Trừ phi có những bất ngờ, bà thủ tướng Estonia chắc chắn sẽ là người lãnh đạo ngoại giao Liên Âu trong 5 năm tới, thay thế cho ông Josep Borell. 

La Croix có bài « Một người đàn bà thép cho Châu Âu ». Bà Kallas, 47 tuổi là luật sư, nổi tiếng là một người nói thẳng và cứng rắn đối với Nga. Tờ báo viết : Thủ tướng Estonia trong 5 năm tới sẽ là người đại diện cho tiếng nói của Liên Âu trên thế giới. Việc bà Kallas nắm ngoại giao của EU mang tính biểu tượng cao. Quốc gia vùng Baltic nhỏ bé này có dân số 1,3 triệu người, từng bị Liên Xô chiếm đóng và chỉ giành lại được độc lập vào năm 1991.

Còn theo Les Echos ghi nhận qua bài « Kaja Kallas, một phụ nữ Baltic kịch liệt chống Putin, lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu ». Theo nhật báo, thủ tướng Estonia đã trở nên nổi bật kể từ khi Nga xâm lược Ukraina. Các nhà ngoại giao lo ngại bà sẽ tập trung quá nhiều vào vấn đề Nga.

Vẫn liên quan đến ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu, Le Figaro có bài phóng sự dài mang tiêu đề : « Ở trung tâm bộ máy  trừng phạt của Liên Âu ». Cỗ máy sản sinh ra các lệnh trừng phạt của Châu Âu chính là ngành Ngoại giao. Bài phóng sự cho thấy cơ chế áp các trừng phạt của EU vận hành ra sao ? Ai là người nắm quyền quyết định ? Hiệu quả các biện pháp trừng phạt Nga ra sao ?

Nợ nần một mặt trận khác ở Ukraina

Mặc dù bị thời sự chính trị bầu cử ở Pháp che lấp, nhưng tình Ukraina vẫn được một số báo chú  ý tới. Trang kinh tế báo le Figaro có bài « Trận chiến nợ nần, mặt trận tài chính của chiến tranh Ukraina ».

Bài báo cho hay, chính phủ Kiev đang đàm phán một thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân để cơ cấu lại một phần các khoản vay. Nếu không thỏa hiệp trước tháng 8, Ukraina sẽ rơi vào vỡ nợ.

Tờ báo nhận thấy, trong khi cuộc chiến quân sự tiếp tục diễn ra ác liệt thì một cuộc chiến khác, về tài chính, đang diễn ra trong hậu trường. Chính phủ của Volodymyr Zelensky đang nỗ lực đàm phán với một nhóm các nhà đầu tư nắm giữ khoản nợ khoảng 20 tỷ đô la Mỹ của Ukraina. Khoản nợ này đã được hưởng ân hạn tạm dừng thanh toán, một ngày sau cuộc xâm lược năm 2022, và sẽ hết hạn vào tháng 8 tới. Trong khi vòng đàm phán đầu tiên thất bại, Kiev lại rơi vào cuộc chạy đua với thời gian để cơ cấu lại các khoản nợ nhằm tiếp tục hưởng lợi từ kế hoạch cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Về chủ đề chiến tranh Ukraina, Le Monde có bài phóng sự : « Tại Lviv, đường phố vắng tanh trước các nhà tuyển quân ». Bài báo cho thấy ở thành phố lớn phía tây Ukraina này, các đội tuần tra truy lùng những người đàn ông trong độ tuổi đi lính để thay thế những quân nhân đã bị thiệt mạng hoặc bị thương ở mặt trận, đồng thời luân chuyển những người lính kiệt sức sau hai năm rưỡi chiến tranh.

Các cuộc kiểm tra bắt lính đang trở nên phổ biến nhưng không được lòng dân. Một sĩ quan tuyển quân cho phóng viên Le Monde biết, mỗi ngày các cuộc kiểm tra của họ bắt được khoảng 25 đến 30 người trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự nhưng trốn đăng ký. Do sợ hãi, những người trong độ tuổi đi lính đã trốn tránh, nên Lviv giờ đường phố vắng tanh vắng ngắt. Có không ít những người có điều kiện đã bỏ trốn ra nước ngoài, theo Le Monde.

Hàng Trung Quốc tràn ngập các nước phương Nam

Tiếp tục với chủ đề kinh tế. Nhật báo Le Monde có bài viết đáng chú ý : « Trung Quốc tràn ngập cả ở các nước đang trỗi dậy ». Le Monde cho thấy, từ Brazil tới Việt Nam, các nước mới  trỗi dậy lo ngại làn sóng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trong một số lĩnh vực, Trung Quốc đã tăng cường xuất khẩu sang các nước phương Nam. Để bảo vệ nền kinh tế của mình, các nước này đang gia tăng các rào cản hải quan chống lại Bắc Kinh.

Le Monde nhận xét, Trung Quốc đối đầu với phần còn lại của thế giới. Sau Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ, những nước đã áp dụng các rào cản hải quan chống lại việc nhập khẩu xe điện của Trung Quốc, đến lượt các nước mới trỗi dậy lo sợ làn sóng sản phẩm đến từ cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới. Một lĩnh vực đặc biệt thể hiện mối quan tâm của họ, đó là ngành thép.

Do các công trình xây dựng rơi vào tình trạng đình đốn, Trung Quốc, nước chỉ tiêu thụ gần 1/4 nhu cầu thép của thế giới, đang tìm cách bán lượng thép tồn kho của mình ra nước ngoài. Năm 2023, giá thép giảm và xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 33%, khiến Chilê, Brazil và Mehicô phải ngay lập tức tăng thuế hải quan. Các nước khác như Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành điều tra chống bán phá giá.

Đậu tương, một sản phẩn khác trong tình trạng dư thừa ở Trung Quốc do tiêu thụ thịt lợn giảm, cũng được xuất khẩu ồ ạt. Trong 4 tháng đầu năm 2024, lượng xuất khẩu đạt 600.000 tấn, tăng 500% so với cùng kỳ năm 2023.


************

Kiev thúc ép đồng minh châu Âu lập “vùng cấm bay” tại miền tây Ukraina

Trọng Thành

Trong bối cảnh hệ thống phòng không hiện có không thể giúp Kiev tự vệ trước các đợt oanh kích dữ dội của Nga, chính quyền Ukraina đang gia tăng áp lực để các đồng minh châu Âu xác lập ‘‘vùng cấm bay’’ ở miền tây nước này, thông qua các hệ thống lá chắn tên lửa triển khai tại Ba Lan và Rumani.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

AFP ngày hôm nay 28/06/2024 cho biết, nhiều quan chức dân sự và quân sự Ukraina nêu ra đòi hỏi này với các đối tác châu Âu. Dân biểu độc lập Oleksii Gontcharenko nhấn mạnh việc xác lập một “vùng cấm bay” như vậy cho phép bảo vệ miền tây và miền nam Ukraina, cũng như các vùng biên giới của Ba Lan và Rumani. Và trên thực tế, tên lửa Nga đã từng xâm nhập không phận hai quốc gia châu Âu này. 

Hồi cuối tháng 05/2024, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba nhấn mạnh là “không có bất cứ trở ngại pháp lý, an ninh hay đạo lý nào cản trở các đối tác sử dụng các vũ khí đặt trên lãnh thổ của mình để bắn hạ tên lửa Nga trên lãnh thổ Ukraina”. 

Miền tây Ukraina, với nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng và điện lực, là mục tiêu của Nga. Một nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết, Nga đã từng tấn công vào một kho chứa khí đốt ngầm “sâu 3 km trong lòng đất” tại miền tây Ukraina. Một quan chức cao cấp trong ngành an ninh của Ukraina lo ngại tình hình sẽ trở nên khó khăn gấp bội khi mùa đông đến, trong bối cảnh khoảng một nửa cơ sở điện lực của Ukraina đã bị Nga phá hủy trong những tháng gần đây. Tình trạng mất điện diễn ra gần như hàng ngày trên phạm vi cả nước. 

Mỹ và Israel đang đàm phán về 8 hệ thống tên lửa Patriot cấp cho Ukraina

Báo Anh Financial Times hôm qua, 27/06/2024, cho biết Israel và Mỹ đang đàm phán về việc cung cấp cho Ukraina 8 hệ thống phòng không Patriot. Hồi tháng 4, Israel thông báo sẽ ngừng sử dụng 8 hệ thống Patriot, đã hơn 30 năm tuổi, để thay bằng các hệ thống phòng không hiện đại hơn. Theo tổng thống Volodymir Zelensky, để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ, Ukraina cần đến “25 hệ thống tên lửa phòng không Patriot, mỗi hệ thống bao gồm từ 6 đến 8 bệ phóng”. Hiện tại, Kiev có ít nhất 4 hệ thống Patriot do Mỹ và Đức cung cấp. 

Drone trinh sát: Matxcơva cảnh báo nguy cơ xung đột Nga - NATO

Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Andrei Belousov hôm nay, 28/06, yêu cầu cơ quan tham mưu có các biện pháp đối phó với “các drone chiến lược” của Mỹ hoạt động tại Biển Đen, làm gia tăng nguy cơ va chạm với các phi cơ của không quân Nga. Theo bộ Quốc Phòng Nga, các drone này làm nhiệm vụ thu thập thông tin, xác định mục tiêu cho các vũ khí có độ chính xác cao do phương Tây cung cấp và Ukraina dùng để tấn công các cơ sở của Nga.

Theo tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, hôm qua, quân đội Nga không có khả năng tạo ‘‘các đột phá” trên chiến trường Ukraina, bất chấp chiến dịch tấn công mới từ đầu năm 2024.


*************

voatiengviet.com

Bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Philippines, Nhật Bản sắp gặp nhau ở Manila

Reuters

Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Nhật Bản và Philippines sẽ gặp nhau tại Manila vào tháng tới để đàm phán, có thể bao gồm một hiệp ước quốc phòng đột phá cho phép lực lượng quân sự của hai nước đến thăm lãnh thổ của nhau.

Bộ Ngoại giao Manila cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara sẽ gặp những người đồng cấp Philippines vào ngày 8/7 trong cuộc gặp 2+2.

Cuộc gặp diễn ra giữa bối cảnh Philippines và Nhật Bản đang đàm phán một thỏa thuận tiếp cận tương hỗ (RAA) nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai đồng minh chủ chốt của Mỹ ở châu Á.

Nghị sĩ Nhật Bản và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera, người đã đến thăm Manila trong tuần này cùng với hai nhà lập pháp khác, nói ông hy vọng hiệp ước RAA sẽ “đạt tiến bộ nhanh chóng” trong các cuộc đàm phán cấp cao vào tháng tới.

“Tôi hy vọng RAA sẽ được phê chuẩn”, ông Onodera nói trong một cuộc họp báo.

Philippines đang tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước khác để chống lại điều mà nước này mô tả là sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, Nhật Bản và Trung Quốc đã đối đầu ở Biển Hoa Đông trên các hòn đảo nhỏ không có người ở mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và Tokyo gọi là Senkaku.

“Tôi tin rằng Philippines và Nhật Bản có điểm chung”, ông Onodera nói, đề cập đến cuộc đụng độ giữa họ với Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

“Chúng tôi phản đối mọi nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng”, ông Onodera nói thêm.

Vào tháng 2/2023, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đồng ý tại Tokyo rằng quân đội của họ sẽ hợp tác cứu trợ thiên tai, một thỏa thuận mở đường cho các cuộc đàm phán RAA với Nhật Bản.


**********

Thời tiết khắc nghiệt tàn phá khắp nước Mỹ - từ lũ lụt ở Trung Tây đến những cơn bão chết người ở Đông Bắc

AP

Thời tiết khắc nghiệt trong nhiều ngày đã gây ra sự huỷ hoại và tàn phá trên khắp nước Mỹ, bao gồm mưa xối xả và lũ lụt ở vùng Thượng Trung Tây và những cơn bão mạnh ở vùng Đông Bắc khiến ít nhất hai người thiệt mạng do cây đổ.

Những cơn bão chết người tàn phá nhiều vùng ở vùng Đông Bắc vào cuối ngày 26/6 đến đầu ngày 27/6 đã tạo ra các cơn lốc xoáy và ban đầu khiến khoảng 250.000 khách hàng trong khu vực bị mất điện.

Cơ quan Thời tiết Quốc gia xác nhận rằng một cơn lốc xoáy đã di chuyển qua các vùng của Rhode Island và Massachusetts vào tối ngày 26/6, và ở phía tây Pennsylvania, các cơn bão được cho là đã tạo ra ít nhất ba cơn lốc xoáy. Gió mạnh với tốc độ lên tới 113 km/giờ làm đổ đường dây điện và cây cối, đồng thời làm hư hại một số ngôi nhà và công trình kiến trúc khác trong khu vực. Không có thương tích nào được báo cáo.

Những cơn bão xảy ra ngay sau lũ lụt trên diện rộng ở các vùng Trung Tây sau nhiều ngày mưa xối xả khiến khu vực này ngập nước. Tờ Des Moines Register đưa tin hôm 27/6 rằng một người đàn ông 52 tuổi đã chết đuối trong tầng hầm ở Iowa sau khi nền móng bị sập và các mảnh vụn đè lên ông ta. Lũ lụt được cho là nguyên nhân gây ra ít nhất hai trường hợp tử vong khác - một ở Iowa và một ở South Dakota - do lái xe gần khu vực ngập lụt.

Phần lớn nước Mỹ cũng phải hứng chịu đợt nắng nóng thiêu đốt khi các nhà khoa học gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.

Đây là diễn biến của các sự kiện thời tiết ở Hoa Kỳ và những gì được tin là có thể xảy ra trong những ngày tới:

Vỡ đập Minnesota

Mưa lớn trong nhiều ngày làm ngập dòng sông Blue Earth, khiến nước dâng cao quanh đập Rapidan ở miền nam Minnesota. Dòng nước chảy xiết cuốn trôi những mảng lớn bờ sông và cuốn theo một container vận chuyển khi làm đổ các cột điện và làm hỏng một trạm biến áp.

Một ngôi nhà nằm gần bờ sông hàng chục năm nay chứng kiến mặt đất dần dần bị xói mòn từ bên dưới cho đến khi sụp đổ xuống sông hôm 25/6.

Trong khi ngôi nhà của ông không còn nữa, ông David Hruska dự định duy trì cửa hàng gia đình gần đó, có tên là The Rapidan Dam Store - nếu nó không bị rơi xuống dòng sông đang chảy dữ dội. Nước dâng cao đã xói mòn đất chỉ cách tòa nhà khoảng 3 mét.

Ông Hruska nói với hãng tin AP rằng cơ quan thực thi pháp luật địa phương đang giúp trục vớt các món đồ trong cửa hàng “trong trường hợp cửa hàng biến mất”. Nếu nó vẫn nằm trên nền đất cứng, gia đình hy vọng sẽ di chuyển toàn bộ cấu trúc.

“Điều đó có thể thực hiện được, chúng tôi đã xem xét điều đó,” ông nói. “Nhưng bây giờ nó đã quá bão hòa. Chúng tôi phải đợi mọi thứ khô thêm một chút để họ có thể đưa thiết bị hạng nặng vào đó để mang nó ra”.

Iowa

Ở phía tây bắc Iowa, các khu dân cư ở thành phố Sioux và các thị trấn nhỏ hơn bị nước lũ tàn phá. Thống đốc Kim Reynolds đã đi thị sát thiệt hại cùng với các quan chức liên bang hôm 27/6.

Một số cộng đồng vẫn đang phải đối mặt với tình trạng hệ thống cấp thoát nước bị hỏng khi người dân nỗ lực dọn dẹp các mảnh vụn. Ở Rock Valley, các quan chức đã gắn thẻ các ngôi nhà bằng các biển báo có mã màu để cho biết liệu chúng có an toàn để vào hay không.

Các cộng đồng dọc theo ngã ba phía tây của sông Des Moines đang chuẩn bị ứng phó với tác động của dòng sông dâng cao, mặc dù các quan chức được khuyến khích rằng mối đe dọa dường như đang giảm bớt.

Điều phối viên Quản lý Khẩn cấp Quận Humboldt, Kyle Bissell, cho biết mực nước sông dâng cao vào sáng 27/6 tại Humboldt, Iowa, cao khoảng 5 mét và dự kiến sẽ sớm rút đi.

South Dakota

Góc đông nam của South Dakota trong tuần này bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt xối xả tàn phá cộng đồng ven hồ McCook ở Thành phố North Sioux, làm sập đường phố, đốn ngã cột điện và cây cối, đồng thời cuốn trôi một số ngôi nhà khỏi nền móng.

Dọc theo Sông Big Sioux trong thị trấn, lũ lụt làm gãy cây cầu đường sắt hơn 100 năm tuổi.

Gần thị trấn nhỏ Canton, ông Bob Schultz chứng kiến lũ lụt phá hủy hầu hết mùa đậu tương và ngô của ông.

“Chúng rất đẹp, có vị trí tốt và không có cỏ dại,” ông nói hôm 27/6. “Rồi trời bắt đầu mưa, chúng tôi sống bên bờ sông và chúng tôi không thể làm gì được”.

Nebraska

Ở phía đông bắc Nebraska, Thành phố South Sioux và các thị trấn lân cận khác dọc theo dòng sông Missouri dâng cao đã chứng kiến những con đường, nhà cửa và đất trồng trọt ven sông trũng thấp bị ngập lụt.

Ở hạ lưu, cảnh báo lũ lụt đã có hiệu lực đối với các cộng đồng dọc sông trong suốt tuần tới, nhưng lũ lụt ở đó ít nghiêm trọng hơn dự kiến.

Điều gì tiếp theo

Những người ở xa hơn về phía nam dọc theo các nhánh sông bị ngập đang cố gắng vượt qua bất kỳ trận lũ lụt nào khi lượng nước tràn vào hạ lưu.

Ông Justin Spring và hàng chục tình nguyện viên đã dành nhiều ngày để vận chuyển toàn bộ kho phụ tùng ô tô hạng nặng và máy móc của ông lên vùng đất cao hơn từ cửa hàng tái chế ô tô của mình nằm dọc theo Sông Missouri tại Plattsmouth, một thành phố trũng của Nebraska với khoảng 6.500 dân.

Ông nói: “Tất cả bạn bè và các doanh nghiệp khác đã giúp giải quyết tất cả.” “Đó là sự hỗ trợ rất nhiều của cộng đồng. Tôi không thể nói cho bạn biết tôi đánh giá cao nó đến mức nào.”

Mực nước sông dự kiến sẽ đạt đỉnh 9,8 mét vào ngày 29/6. Lượng nước đó đủ cao để làm ngập các con đường ven sông và làm ngập các giếng nước ở Plattsmouth. Ông nói, nếu nó giữ ở mức dưới 10 mét, thì các cửa hàng máy móc của Spring sẽ không bị ảnh hưởng.

Lực lượng Công binh Hoa Kỳ Omaha hôm 27/6 cho biết đã hạn chế xả nước từ Đập Gavins Point ở biên giới Nam Dakota-Nebraska trong nỗ lực giảm bớt lũ lụt dọc theo hạ lưu Missouri. Công binh nói điều đó đã được hỗ trợ bằng cách làm chậm dòng chảy của sông vào đập.


************

Đài Loan bắt giữ 8 người Việt Nam là lao động bỏ trốn

VOA Tiếng Việt

Cảnh sát thành phố Đài Trung của Đài Loan cho biết hôm 28/6 họ đã tìm thấy 16 người lao động nhập cư từ Việt Nam và Indonesia mà trước đó nhóm người này bị xem là đã bỏ đi mất tung tích, các trang CNA News và Focus Taiwan đưa tin.

Truyền thông Đài Loan dẫn lời nhà chức trách cho hay nhóm người này được tìm thấy vào sáng sớm ngày 26/6, bao gồm 8 người từ Việt Nam và 8 người từ Indonesia. Trong nhóm 8 người Việt này có một cặp vợ chồng đang bị chính quyền Đài Loan truy nã về tội lừa đảo, theo CNA News.

Chính quyền quận Đại Nhã của thành phố Đài Trung nói rằng nhóm người này đã mất tích trong khoảng thời gian từ vài tháng đến hai hoặc ba năm, tùy từng người, theo trang Focus Taiwan.

Bản tin viết rằng tất cả 16 người này đều bị thẩm vấn và sau đó được giải đến Cơ quan Quản lý Trung ương Đài Loan thuộc Cơ quan Nhập cư Quốc gia, theo các quy định trong Đạo luật Di trú của nước này.

Đôi vợ chồng người Việt Nam bị truy nã về tội lừa đảo sau đó đã được bàn giao cho văn phòng công tố viên thành phố Đài Trung, bản tin cho biết thêm.

Vụ việc bị lộ tẩy vào ngày 10/6 sau khi một người dân địa phương trình báo về một chiếc xe tải tình nghi chở những người lao động nhập cư mất tích, mặc dù cảnh sát không nói rõ lý do tại sao chiếc xe này lại đáng ngờ, vẫn trang Focus Taiwan tường thuật.

Vụ việc trên khiến khu vực này phải thành lập một đội chuyên trách để điều tra và sau khi xem lại đoạn ghi hình giám sát an ninh, cảnh sát đã phát hiện nhiều người lao động nhập cư mất tích đang lẩn trốn trong một ngôi nhà bỏ trống ở quận Đàm Tử, Đài Trung, và bắt đầu theo dõi sinh hoạt hàng ngày của họ.

Cảnh sát xông vào ngôi nhà này lúc 4 giờ sáng ngày 26/6 và tiến hành bắt giữ họ trong hai giờ sau đó.

Sau khi điều tra sâu hơn, cảnh sát phát hiện cặp vợ chồng người Việt đang bị truy nã trong một vụ lừa đảo và hai người này đang sử dụng danh tính giả để né cảnh sát.

VOA đã liên lạc với Ban Quản lý Lao động thuộc Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và đề nghị họ bình luận về nhóm 8 công dân Việt Nam này bị chính quyền Đài Loan giam giữ nhưng chưa được phản hồi.

Truyền thông Việt Nam mô tả Đài Loan hiện đang là thị trường hấp dẫn nhất đối với lao động Việt Nam. Họ xem cơ hội làm việc tại hòn đảo này là một trong những xu hướng của lao động trẻ Việt Nam với mục đích tích lũy tài chính để thay đổi cuộc sống ở trong nước.


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 29 - 6 -2024

xxx

HoaLuc 7************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) – Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng dung túng và ủng hộ Philippines có những hành vi « khiêu khích ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Mao Ninh đưa ra lời kêu gọi này vào hôm nay 28/06/2024 sau phát biểu của thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Kurt Cambell, chỉ trích Bắc Kinh « có những hành vi gây bất ổn ở Biển Đông », cụ thể là qua vụ đụng độ giữa hải cảnh Trung Quốc và tuần duyên Philippines hôm 17/06 trong khu vực Bãi Cỏ Mây - Biển Đông. Cũng ông Campbell nhấn mạnh những « cam kết sắt thép  của Hoa Kỳ đối với Philippines trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng hỗ tương ». 

(AFP) – Bầu cử Quốc Hội Mông Cổ, đảng cầm quyền có triển vọng giữ được đa số. Các phòng phiếu mở cửa từ 7 giờ sáng cho đến 10 giờ đêm ngày 28/06/2024. Tại một quốc gia đất rộng (lớn gầp 3 lần nước Pháp) người thưa (dân số 3,6 triệu người) và nằm sát cạnh với Nga và Trung Quốc, cử tri Mông Cổ bầu lại 126 đại biểu Quốc Hội. Đảng Nhân Dân Mông Cổ liên tục cầm quyền từ 2016, trên nguyên tắc vẫn giữ được đa số tại Quốc Hội cho một nhiệm kỳ 4 năm, cho dù cử tri có phần mệt mỏi vì những tai tiếng tham nhũng trong chính giới. 

(AFP) – Bắc Kinh chuẩn bị « nhiều biện pháp quan trọng cải cách kinh tế ». Vài tuần trước một cuộc họp được đánh giá là quan trọng để vực dậy kinh tế, chủ tịch Tập Cận Bình hôm 28/06/2024 cho biết đó sẽ là những biện pháp « tăng tốc các chương trình cải tổ về mọi mặt (…) mở rộng môi trường kinh doanh phù hợp với các chuẩn mực quốc tế ». Giới quan sát dự báo Bắc Kinh sẽ « tổ chức lại một số cơ cấu Nhà nước và trong hàng ngũ quân đội » để vực dậy kinh tế. Theo báo chí Trung Quốc, ông Tập sẽ chủ trì hội nghị đặc biệt từ ngày 15-18/07/2024. 

(AFP) – Cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp 2024 chuẩn bị khai mạc. Từ ngày Thứ Bảy 30/06/2024 Tour de France khởi động từ thành phố Florence của Ý. Trên hành trình 21 chặng, đoàn đua vượt gần 3.500 km và sẽ về đến đích là thành phố biển Nice, ngày 21/07/2024. Lần đầu tiên trong lịch sử Tour de France, điểm đến không phải là Paris với hình ảnh Khải Hoàn Môn. Lý do Kinh Đô Ánh Sáng tập trung trước lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic 2024 (26/7-11/08/2024). 

(AFP) – Nước sông Seine hiện « quá bẩn », không cho phép tổ chức cuộc đua bơi ngoài trời nhân Thế Vận Hội Paris 2024. Một tháng trước lễ khai mạc Olympic, tòa đô chính Paris ngày 28/06/2024 công bố kết quả xét nghiệm nước sông và kết luận trong điều kiện hiện tại, « nước sông bị ô nhiễm do mưa nhiều, nước quá lạnh và độ chảy quá xiết để có thể tổ chức các cuộc đua ngoài trời » trên con sông nổi tiếng của Paris. Ban tổ chức có dự trù một giải pháp thay thế đó là hoãn ngày thi đấu « một vài hôm » nhưng dường như không tính đến khả năng thay đổi địa điểm tổ chức cuộc tranh tài.

(AFP) – Đài Loan kêu gọi công dân tránh đi Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh dự kiến kết án tử hình những người tranh đấu cho Đài Loan độc lập. Chính quyền Đài Bắc hôm qua, 27/06/2024, kêu gọi dân chúng tránh sang Hoa Lục, nếu « không thực sự cần thiết ». Người phát ngôn cơ quan phụ trách quan hệ với Trung Quốc cho biết « sau khi thẩm định tình hình chung, chính quyền nhận thấy cần phải nâng mức cảnh báo » về vấn đề này. Vẫn theo cơ quan này, nếu buộc phải đi Trung Quốc, người dân Đài Loan cần tránh thảo luận về các vấn đề nhạy cảm, chụp ảnh các vị trí quân sự, bến cảng, sân bay, hay « mang theo các ấn bản liên quan đến chính trị, lịch sử hay tôn giáo ».

(AFP) – Liên minh hơn 50 quốc gia và các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi chuyển hướng đầu tư mạnh cho Nông nghiệp tôn trọng môi sinh. Liên minh vì Nông nghiệp sinh thái /Coalition pour l'agroécologie họp tại Roma, hôm qua, 27/06/2024, tại trụ sở của Quỹ Quốc tế phát triển Nông nghiệp (Fida) đã thông qua cương lĩnh hành động 6 năm (2024 – 2030). Theo chủ tịch Fida, hệ thống nông nghiệp hiện hành đang là thủ phạm gây thiệt hại cho toàn thế giới khoảng 10.000 tỉ đô la/năm, tác hại đến sức khỏe con người, môi trường. Theo Liên minh vì Nông nghiệp sinh thái, các đầu tư cho nông nghiệp sinh thái hiện nay là 44 tỉ đô la/năm. Để chuyển hướng mạnh, cần tăng gấp 10 số đầu tư này.

(AFP) – Miến Điện : Tổ chức Y sĩ Không biên giới (MSF) tuyên bố đình chỉ các hoạt động tại vùng phía bắc bang Rakhine, do xung đột vũ trang. Quyết định của MSF được AFP thông báo hôm nay 28/06/2024, trong bối cảnh gia tăng đụng độ giữa tập đoàn quân sự Miến Điện và nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số AA – Quân đội Arakan tại bang miền tây Miến Điện, giáp với Bangladesh.
************

voatiengviet.com

Cảnh sát Thái Lan bắt giữ 2 người Việt hành hung dã man đồng bào ở Pattaya

VOA Tiếng Việt

Hôm 27/6, cảnh sát tại thành phố biển Pattaya của Thái Lan bắt giữ 2 người đàn ông Việt Nam vì họ đánh đập tàn bạo một đồng bào người Việt do mâu thuẫn nợ nần một ngày trước đó, hai trang The Thaiger và Pattaya Mail đưa tin lần lượt hôm 27 và 28/6.

The Thaiger và Pattaya Mail cho biết những người bị bắt là Tran Chinh Tin, 30 tuổi, và Nguyen Anh Kiet, 32 tuổi. Cả hai đều nhận tội đã hành hung Xuan Hai Ngo, 38 tuổi. Vụ việc xảy ra bên ngoài một nhà hàng.

Trích dẫn thông tin của cảnh sát, The Thaiger và Pattaya Mail tường thuật rằng Tran Chinh Tin khai là ông này từng làm ăn chung với Xuan Hai Ngo ở Việt Nam cách đây 3 năm, gồm buôn bán phụ kiện xe hơi và cầm đồ xe cộ. Nhưng cửa hàng chung của họ bị lỗ gần 1 tỷ đồng do nhà chức trách Việt Nam thu giữ 2 chiếc xe gian mà họ nhận cầm đồ.

Sau khi bị thua lỗ, Tran Chinh Tin đi trốn nợ, sang làm việc tại nhà hàng của người thân của Nguyen Anh Kiet ở Pattaya.

Xuan Hai Ngo đã lần ra nơi ở của Tran Chinh Tin, tìm đến và đòi nợ. Tran Chinh Tin cãi lại rằng hai người làm ăn chung nên không có chuyện ông này phải chịu hết trách nhiệm về nợ nần. Lời qua tiếng lại đã dẫn đến ẩu đảm, các bản tin của The Thaiger và Pattaya Mail viết.

Thaiger cho biết thêm Tran Chinh Tin khai với cảnh sát rằng Xuan Hai Ngo lôi bố mẹ Tran Chinh Tin ra chửi bới nên ông này mất kiềm chế. Ông này nói thêm rằng việc hành hung không có ý đồ từ trước.

Sau khi bị đánh đập, nạn nhân Xuan Hai Ngo cương quyết đòi xử lý nghiêm. Về phần hai nghi phạm Tran Chinh Tin và Nguyen Anh Kiet, họ khẳng định với cảnh sát là họ không tham gia băng đảng nào và không hề có mưu đồ dụ Xuan Hai Ngo vào bẫy, vẫn theo tin của The Thaiger.

Trước đó, trang tin KhaoSod English đã đưa tin về vụ hành hung xảy ra giữa ban ngày hồi chiều hôm 26/6 trước mắt và gây sốc cho nhiều khách du lịch nước ngoài ở Pattaya. Một phóng viên của KhaoSod English đã ghi hình vụ việc và can ngăn. Cảnh sát được gọi đến không lâu sau và nhanh chóng bắt được một nghi phạm, được xác định là người Việt.

Nạn nhân Xuan Hai Ngo đã bị thương vì bị đánh đập và nói rằng những người tấn công ông là con nợ của ông. Hai bên đã hẹn gặp để giải quyết nợ nần.

Con nợ đã đi ô tô cùng 4 người nữa đến gặp, Xuan Hai Ngo kể lại, theo tường thuật của KhaoSod English. Hai bên chưa nói chuyện được mấy câu, cuộc gặp đã biến thành vụ hành hung trong đó Xuan Hai Ngo bị khống chế, bị đấm đá liên tiếp và gục ngã xuống phố.

“Đấy là cái bẫy. Họ có chủ ý dụ tôi đến để đánh. Giờ tôi rất sợ”, Xuan Hai Ngo nói, được KhaoSod English trích dẫn lại.

Cảnh sát đã khám xe của các con nợ, phát hiện và thu giữ nhiều loại vụ khí đáng báo động, gồm dao, hung khí khác bằng kim loại và gậy gộc. Cảnh sát nói vẫn đang tiếp tục điều tra, truy tìm các nghi phạm còn lại và đưa nhóm tội phạm người Việt ra xét xử, KhaoSod English tường thuật.


*************
rfi.fr

Pháp: Một ngày trước vòng 1 bầu cử Quốc Hội, phe cực hữu sung sức, Phục Hưng trong bế tắc

Anh Vũ

Hôm nay là ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử vòng một cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn vào ngày Chủ nhật (30/06), một kỳ bầu cử mang những thách thức chưa từng có cho chính trường cũng như với cử tri Pháp. Các tờ báo ra hôm nay, 28/06/2024, đều dành phần lớn các trang báo cho chủ đề bầu cử, đang được khai thác dưới các góc độ khác nhau.

Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa chính trang nhất : « Cuộc bỏ phiếu lịch sử ».  Tờ báo ghi nhận đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) đang trên thế mạnh trước cuộc bầu cử lịch sử này. Theo  Les Echos, chiến dịch tranh cử vòng đầu tiên của cuộc bầu cử lập pháp, sau khi hôm 10/06, tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố giải tán Quốc Hội, hôm nay kết thúc. Một chiến dịch vận động gấp gáp « với dấu ấn là sự khó hiểu và kết quả cuối cùng sau vòng hai tối ngày 7/7 sẽ giống như một bước nhảy vào vô định ». Hơn 4.000 ứng cử viên (so với 6.300 vào năm 2022) sẽ tranh giành nhau 577 ghế tại Hạ Viện.

Tờ báo cho biết, một ngày trước vòng một của cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, các thăm dò ý định bỏ phiếu đều dự báo kết quả bầu cử sẽ phân chia lực lượng chính trị Pháp thành 3 khối, trong đó phe đa số cầm quyền hiện nay thất bại nặng nề.

Tờ báo nhận định, buổi tối của vòng bầu cử thứ 2, dù đa số của đảng Tập Hợp Dân Tộc thế nào, hay sự xuất hiện ở Quốc Hội ba khối liên minh RN - Phục Hưng - Mặt Trận Bình Dân mới có ra sao thì việc lãnh đạo nước Pháp vẫn sẽ trở nên khó khăn. « Nước Pháp sẽ bị đẩy đến trước thời khắc hỗn loạn. Chỉ có một điều chắc chắn đó là đảng RN của Jordan Bardella ở trên thế mạnh hơn bao giờ hết ».

Theo các cuộc thăm dò dự định bỏ phiếu ở vòng 1, RN có thể sẽ dành được 37% phiếu bầu ở vòng 1. Thừa thắng trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, RN tiếp tục mở rộng địa bàn, người dân Pháp không thay đổi ý kiến, vẫn muốn trừng phạt tổng thống Emmanuel Macron. Đảng của ông cùng các liên minh chỉ thu được 20% phiếu bầu, về sau liên minh cánh tả, Mặt Trận Bình Dân Mới đạt khoảng 28% phiếu.

Giữ khoảng cách với tổng thống

Một thực tế khác được nhiều tờ báo ghi nhận trong chiến dịch tranh cử lần này, phe đa số cầm đang đi vào ngõ cụt. Trong tâm trạng thất vọng và oán trách quyết định giải tán Quốc Hội của tổng thống, nhiều người trong phe đa số bắt đầu quay lưng lại với ông Macron. Nhật báo Libération nhận xét : « Bị các bộ trưởng xa lánh, các ứng cử viên chối bỏ, bị cử tri cho là không hiểu nổi, tổng thống nước Cộng hòa đang bị gạt ra ngoài lề trước vòng một cuộc bầu cử, dự báo sẽ là hủy diệt đối với đa số mãn nhiệm ».

Xã luận tờ báo bình luận : « Với quyết định giải tán Quốc Hội, tổng thống đã trở thành người không được chào đón, gây rắc rối cho nội bộ của phe mình, mà mới gần đây ông vẫn còn thần tượng của họ. Một sự cô lập mà ông là người duy nhất chịu trách nhiệm vì muốn độc quyền lãnh đạo ». Libération khẳng định, « hậu quả bây giờ tổng thống Macron rơi vào giữa cơn bão do chính ông gây ra, và khi ông quay lại, thì thấy mình ... rất cô đơn. »

Nhật báo La Croix thì chú ý đến các cử tri những người quyết định tương lai của nước Pháp bằng lá phiếu bầu của mình. Tờ báo Công giáo ghi nhận, đây là kỳ bầu cử mà các cử tri thực sự khó xử và miễn cưỡng không biết lựa chọn thế nào cho đúng với lương tâm. Tờ báo cho thấy nhiều cử tri cho biết họ “bị giằng xé” trước vòng 1 cuộc bầu cử lập pháp, bắt đầu vào ngày 30/06.

Không chấp nhận phe cực hữu (RN) nhưng cũng không muốn bầu cho cực tả Nước Pháp Bất Khuất ( La France Insoumis). Họ đang trong tâm trạng giằng xé trước một sự lựa chọn rất khó khăn, không biết bầu cho ai.

Liên Âu : Đau đầu bầu chọn lãnh đạo chủ chốt

Một thời sự khác cũng liên quan đến bầu cử được báo chí Pháp quan tâm theo dõi nhưng ở quy mô Liên Hiệp Châu Âu. Đó là cuộc lựa chọn lãnh đạo chủ chốt của khối cho nhiệm kỳ mới.

Le Figaro cho biết, ba tuần sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu diễn ra hôm 09/06, hội nghị thượng đỉnh của khối đã khai mạc tại Bruxelles hôm thứ Năm (27/06). Việc lựa chọn những nhân vật nắm giữ những cơ quan lãnh đạo cao nhất ở EU trong 5 năm tới đang khiến 27 nước thành viên đau đầu và có nguy cơ gây ra xích mích.

Ba liên minh chiếm đa số tại Nghị Viện ở Strasbourg sau cuộc bầu cử vừa qua đã quyết định bà Ursula von der Leyen người Đức được tái bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, chủ tịch tương lai của Hội Đồng Châu Âu sẽ giao cho ông Antonio Costa, thuộc đảng Xã Hội của Bồ Đào Nha và lãnh đạo Ngoại Giao của Liên Hiệp sẽ là bà thủ tướng Estonia Kaja Kallas. Tuy nhiên thủ tướng Ý, bà Gorgia Meloni và thủ tướng Hungary Viktor Orban không đồng ý, muốn chứng tỏ phải có vai trò trong việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng cũng như định hướng chính sách của  Liên Âu.

Trong phân chia chức vụ này, các báo đặc biệt chú ý đến chân dung lãnh đạo Ngoại Giao tương lai của Liên Hiệp, bà Kaja Kallas. Trừ phi có những bất ngờ, bà thủ tướng Estonia chắc chắn sẽ là người lãnh đạo ngoại giao Liên Âu trong 5 năm tới, thay thế cho ông Josep Borell. 

La Croix có bài « Một người đàn bà thép cho Châu Âu ». Bà Kallas, 47 tuổi là luật sư, nổi tiếng là một người nói thẳng và cứng rắn đối với Nga. Tờ báo viết : Thủ tướng Estonia trong 5 năm tới sẽ là người đại diện cho tiếng nói của Liên Âu trên thế giới. Việc bà Kallas nắm ngoại giao của EU mang tính biểu tượng cao. Quốc gia vùng Baltic nhỏ bé này có dân số 1,3 triệu người, từng bị Liên Xô chiếm đóng và chỉ giành lại được độc lập vào năm 1991.

Còn theo Les Echos ghi nhận qua bài « Kaja Kallas, một phụ nữ Baltic kịch liệt chống Putin, lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu ». Theo nhật báo, thủ tướng Estonia đã trở nên nổi bật kể từ khi Nga xâm lược Ukraina. Các nhà ngoại giao lo ngại bà sẽ tập trung quá nhiều vào vấn đề Nga.

Vẫn liên quan đến ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu, Le Figaro có bài phóng sự dài mang tiêu đề : « Ở trung tâm bộ máy  trừng phạt của Liên Âu ». Cỗ máy sản sinh ra các lệnh trừng phạt của Châu Âu chính là ngành Ngoại giao. Bài phóng sự cho thấy cơ chế áp các trừng phạt của EU vận hành ra sao ? Ai là người nắm quyền quyết định ? Hiệu quả các biện pháp trừng phạt Nga ra sao ?

Nợ nần một mặt trận khác ở Ukraina

Mặc dù bị thời sự chính trị bầu cử ở Pháp che lấp, nhưng tình Ukraina vẫn được một số báo chú  ý tới. Trang kinh tế báo le Figaro có bài « Trận chiến nợ nần, mặt trận tài chính của chiến tranh Ukraina ».

Bài báo cho hay, chính phủ Kiev đang đàm phán một thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân để cơ cấu lại một phần các khoản vay. Nếu không thỏa hiệp trước tháng 8, Ukraina sẽ rơi vào vỡ nợ.

Tờ báo nhận thấy, trong khi cuộc chiến quân sự tiếp tục diễn ra ác liệt thì một cuộc chiến khác, về tài chính, đang diễn ra trong hậu trường. Chính phủ của Volodymyr Zelensky đang nỗ lực đàm phán với một nhóm các nhà đầu tư nắm giữ khoản nợ khoảng 20 tỷ đô la Mỹ của Ukraina. Khoản nợ này đã được hưởng ân hạn tạm dừng thanh toán, một ngày sau cuộc xâm lược năm 2022, và sẽ hết hạn vào tháng 8 tới. Trong khi vòng đàm phán đầu tiên thất bại, Kiev lại rơi vào cuộc chạy đua với thời gian để cơ cấu lại các khoản nợ nhằm tiếp tục hưởng lợi từ kế hoạch cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Về chủ đề chiến tranh Ukraina, Le Monde có bài phóng sự : « Tại Lviv, đường phố vắng tanh trước các nhà tuyển quân ». Bài báo cho thấy ở thành phố lớn phía tây Ukraina này, các đội tuần tra truy lùng những người đàn ông trong độ tuổi đi lính để thay thế những quân nhân đã bị thiệt mạng hoặc bị thương ở mặt trận, đồng thời luân chuyển những người lính kiệt sức sau hai năm rưỡi chiến tranh.

Các cuộc kiểm tra bắt lính đang trở nên phổ biến nhưng không được lòng dân. Một sĩ quan tuyển quân cho phóng viên Le Monde biết, mỗi ngày các cuộc kiểm tra của họ bắt được khoảng 25 đến 30 người trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự nhưng trốn đăng ký. Do sợ hãi, những người trong độ tuổi đi lính đã trốn tránh, nên Lviv giờ đường phố vắng tanh vắng ngắt. Có không ít những người có điều kiện đã bỏ trốn ra nước ngoài, theo Le Monde.

Hàng Trung Quốc tràn ngập các nước phương Nam

Tiếp tục với chủ đề kinh tế. Nhật báo Le Monde có bài viết đáng chú ý : « Trung Quốc tràn ngập cả ở các nước đang trỗi dậy ». Le Monde cho thấy, từ Brazil tới Việt Nam, các nước mới  trỗi dậy lo ngại làn sóng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trong một số lĩnh vực, Trung Quốc đã tăng cường xuất khẩu sang các nước phương Nam. Để bảo vệ nền kinh tế của mình, các nước này đang gia tăng các rào cản hải quan chống lại Bắc Kinh.

Le Monde nhận xét, Trung Quốc đối đầu với phần còn lại của thế giới. Sau Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ, những nước đã áp dụng các rào cản hải quan chống lại việc nhập khẩu xe điện của Trung Quốc, đến lượt các nước mới trỗi dậy lo sợ làn sóng sản phẩm đến từ cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới. Một lĩnh vực đặc biệt thể hiện mối quan tâm của họ, đó là ngành thép.

Do các công trình xây dựng rơi vào tình trạng đình đốn, Trung Quốc, nước chỉ tiêu thụ gần 1/4 nhu cầu thép của thế giới, đang tìm cách bán lượng thép tồn kho của mình ra nước ngoài. Năm 2023, giá thép giảm và xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 33%, khiến Chilê, Brazil và Mehicô phải ngay lập tức tăng thuế hải quan. Các nước khác như Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành điều tra chống bán phá giá.

Đậu tương, một sản phẩn khác trong tình trạng dư thừa ở Trung Quốc do tiêu thụ thịt lợn giảm, cũng được xuất khẩu ồ ạt. Trong 4 tháng đầu năm 2024, lượng xuất khẩu đạt 600.000 tấn, tăng 500% so với cùng kỳ năm 2023.


************

Kiev thúc ép đồng minh châu Âu lập “vùng cấm bay” tại miền tây Ukraina

Trọng Thành

Trong bối cảnh hệ thống phòng không hiện có không thể giúp Kiev tự vệ trước các đợt oanh kích dữ dội của Nga, chính quyền Ukraina đang gia tăng áp lực để các đồng minh châu Âu xác lập ‘‘vùng cấm bay’’ ở miền tây nước này, thông qua các hệ thống lá chắn tên lửa triển khai tại Ba Lan và Rumani.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

AFP ngày hôm nay 28/06/2024 cho biết, nhiều quan chức dân sự và quân sự Ukraina nêu ra đòi hỏi này với các đối tác châu Âu. Dân biểu độc lập Oleksii Gontcharenko nhấn mạnh việc xác lập một “vùng cấm bay” như vậy cho phép bảo vệ miền tây và miền nam Ukraina, cũng như các vùng biên giới của Ba Lan và Rumani. Và trên thực tế, tên lửa Nga đã từng xâm nhập không phận hai quốc gia châu Âu này. 

Hồi cuối tháng 05/2024, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba nhấn mạnh là “không có bất cứ trở ngại pháp lý, an ninh hay đạo lý nào cản trở các đối tác sử dụng các vũ khí đặt trên lãnh thổ của mình để bắn hạ tên lửa Nga trên lãnh thổ Ukraina”. 

Miền tây Ukraina, với nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng và điện lực, là mục tiêu của Nga. Một nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết, Nga đã từng tấn công vào một kho chứa khí đốt ngầm “sâu 3 km trong lòng đất” tại miền tây Ukraina. Một quan chức cao cấp trong ngành an ninh của Ukraina lo ngại tình hình sẽ trở nên khó khăn gấp bội khi mùa đông đến, trong bối cảnh khoảng một nửa cơ sở điện lực của Ukraina đã bị Nga phá hủy trong những tháng gần đây. Tình trạng mất điện diễn ra gần như hàng ngày trên phạm vi cả nước. 

Mỹ và Israel đang đàm phán về 8 hệ thống tên lửa Patriot cấp cho Ukraina

Báo Anh Financial Times hôm qua, 27/06/2024, cho biết Israel và Mỹ đang đàm phán về việc cung cấp cho Ukraina 8 hệ thống phòng không Patriot. Hồi tháng 4, Israel thông báo sẽ ngừng sử dụng 8 hệ thống Patriot, đã hơn 30 năm tuổi, để thay bằng các hệ thống phòng không hiện đại hơn. Theo tổng thống Volodymir Zelensky, để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ, Ukraina cần đến “25 hệ thống tên lửa phòng không Patriot, mỗi hệ thống bao gồm từ 6 đến 8 bệ phóng”. Hiện tại, Kiev có ít nhất 4 hệ thống Patriot do Mỹ và Đức cung cấp. 

Drone trinh sát: Matxcơva cảnh báo nguy cơ xung đột Nga - NATO

Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Andrei Belousov hôm nay, 28/06, yêu cầu cơ quan tham mưu có các biện pháp đối phó với “các drone chiến lược” của Mỹ hoạt động tại Biển Đen, làm gia tăng nguy cơ va chạm với các phi cơ của không quân Nga. Theo bộ Quốc Phòng Nga, các drone này làm nhiệm vụ thu thập thông tin, xác định mục tiêu cho các vũ khí có độ chính xác cao do phương Tây cung cấp và Ukraina dùng để tấn công các cơ sở của Nga.

Theo tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, hôm qua, quân đội Nga không có khả năng tạo ‘‘các đột phá” trên chiến trường Ukraina, bất chấp chiến dịch tấn công mới từ đầu năm 2024.


*************

voatiengviet.com

Bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Philippines, Nhật Bản sắp gặp nhau ở Manila

Reuters

Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Nhật Bản và Philippines sẽ gặp nhau tại Manila vào tháng tới để đàm phán, có thể bao gồm một hiệp ước quốc phòng đột phá cho phép lực lượng quân sự của hai nước đến thăm lãnh thổ của nhau.

Bộ Ngoại giao Manila cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara sẽ gặp những người đồng cấp Philippines vào ngày 8/7 trong cuộc gặp 2+2.

Cuộc gặp diễn ra giữa bối cảnh Philippines và Nhật Bản đang đàm phán một thỏa thuận tiếp cận tương hỗ (RAA) nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai đồng minh chủ chốt của Mỹ ở châu Á.

Nghị sĩ Nhật Bản và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera, người đã đến thăm Manila trong tuần này cùng với hai nhà lập pháp khác, nói ông hy vọng hiệp ước RAA sẽ “đạt tiến bộ nhanh chóng” trong các cuộc đàm phán cấp cao vào tháng tới.

“Tôi hy vọng RAA sẽ được phê chuẩn”, ông Onodera nói trong một cuộc họp báo.

Philippines đang tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước khác để chống lại điều mà nước này mô tả là sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, Nhật Bản và Trung Quốc đã đối đầu ở Biển Hoa Đông trên các hòn đảo nhỏ không có người ở mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và Tokyo gọi là Senkaku.

“Tôi tin rằng Philippines và Nhật Bản có điểm chung”, ông Onodera nói, đề cập đến cuộc đụng độ giữa họ với Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

“Chúng tôi phản đối mọi nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng”, ông Onodera nói thêm.

Vào tháng 2/2023, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đồng ý tại Tokyo rằng quân đội của họ sẽ hợp tác cứu trợ thiên tai, một thỏa thuận mở đường cho các cuộc đàm phán RAA với Nhật Bản.


**********

Thời tiết khắc nghiệt tàn phá khắp nước Mỹ - từ lũ lụt ở Trung Tây đến những cơn bão chết người ở Đông Bắc

AP

Thời tiết khắc nghiệt trong nhiều ngày đã gây ra sự huỷ hoại và tàn phá trên khắp nước Mỹ, bao gồm mưa xối xả và lũ lụt ở vùng Thượng Trung Tây và những cơn bão mạnh ở vùng Đông Bắc khiến ít nhất hai người thiệt mạng do cây đổ.

Những cơn bão chết người tàn phá nhiều vùng ở vùng Đông Bắc vào cuối ngày 26/6 đến đầu ngày 27/6 đã tạo ra các cơn lốc xoáy và ban đầu khiến khoảng 250.000 khách hàng trong khu vực bị mất điện.

Cơ quan Thời tiết Quốc gia xác nhận rằng một cơn lốc xoáy đã di chuyển qua các vùng của Rhode Island và Massachusetts vào tối ngày 26/6, và ở phía tây Pennsylvania, các cơn bão được cho là đã tạo ra ít nhất ba cơn lốc xoáy. Gió mạnh với tốc độ lên tới 113 km/giờ làm đổ đường dây điện và cây cối, đồng thời làm hư hại một số ngôi nhà và công trình kiến trúc khác trong khu vực. Không có thương tích nào được báo cáo.

Những cơn bão xảy ra ngay sau lũ lụt trên diện rộng ở các vùng Trung Tây sau nhiều ngày mưa xối xả khiến khu vực này ngập nước. Tờ Des Moines Register đưa tin hôm 27/6 rằng một người đàn ông 52 tuổi đã chết đuối trong tầng hầm ở Iowa sau khi nền móng bị sập và các mảnh vụn đè lên ông ta. Lũ lụt được cho là nguyên nhân gây ra ít nhất hai trường hợp tử vong khác - một ở Iowa và một ở South Dakota - do lái xe gần khu vực ngập lụt.

Phần lớn nước Mỹ cũng phải hứng chịu đợt nắng nóng thiêu đốt khi các nhà khoa học gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.

Đây là diễn biến của các sự kiện thời tiết ở Hoa Kỳ và những gì được tin là có thể xảy ra trong những ngày tới:

Vỡ đập Minnesota

Mưa lớn trong nhiều ngày làm ngập dòng sông Blue Earth, khiến nước dâng cao quanh đập Rapidan ở miền nam Minnesota. Dòng nước chảy xiết cuốn trôi những mảng lớn bờ sông và cuốn theo một container vận chuyển khi làm đổ các cột điện và làm hỏng một trạm biến áp.

Một ngôi nhà nằm gần bờ sông hàng chục năm nay chứng kiến mặt đất dần dần bị xói mòn từ bên dưới cho đến khi sụp đổ xuống sông hôm 25/6.

Trong khi ngôi nhà của ông không còn nữa, ông David Hruska dự định duy trì cửa hàng gia đình gần đó, có tên là The Rapidan Dam Store - nếu nó không bị rơi xuống dòng sông đang chảy dữ dội. Nước dâng cao đã xói mòn đất chỉ cách tòa nhà khoảng 3 mét.

Ông Hruska nói với hãng tin AP rằng cơ quan thực thi pháp luật địa phương đang giúp trục vớt các món đồ trong cửa hàng “trong trường hợp cửa hàng biến mất”. Nếu nó vẫn nằm trên nền đất cứng, gia đình hy vọng sẽ di chuyển toàn bộ cấu trúc.

“Điều đó có thể thực hiện được, chúng tôi đã xem xét điều đó,” ông nói. “Nhưng bây giờ nó đã quá bão hòa. Chúng tôi phải đợi mọi thứ khô thêm một chút để họ có thể đưa thiết bị hạng nặng vào đó để mang nó ra”.

Iowa

Ở phía tây bắc Iowa, các khu dân cư ở thành phố Sioux và các thị trấn nhỏ hơn bị nước lũ tàn phá. Thống đốc Kim Reynolds đã đi thị sát thiệt hại cùng với các quan chức liên bang hôm 27/6.

Một số cộng đồng vẫn đang phải đối mặt với tình trạng hệ thống cấp thoát nước bị hỏng khi người dân nỗ lực dọn dẹp các mảnh vụn. Ở Rock Valley, các quan chức đã gắn thẻ các ngôi nhà bằng các biển báo có mã màu để cho biết liệu chúng có an toàn để vào hay không.

Các cộng đồng dọc theo ngã ba phía tây của sông Des Moines đang chuẩn bị ứng phó với tác động của dòng sông dâng cao, mặc dù các quan chức được khuyến khích rằng mối đe dọa dường như đang giảm bớt.

Điều phối viên Quản lý Khẩn cấp Quận Humboldt, Kyle Bissell, cho biết mực nước sông dâng cao vào sáng 27/6 tại Humboldt, Iowa, cao khoảng 5 mét và dự kiến sẽ sớm rút đi.

South Dakota

Góc đông nam của South Dakota trong tuần này bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt xối xả tàn phá cộng đồng ven hồ McCook ở Thành phố North Sioux, làm sập đường phố, đốn ngã cột điện và cây cối, đồng thời cuốn trôi một số ngôi nhà khỏi nền móng.

Dọc theo Sông Big Sioux trong thị trấn, lũ lụt làm gãy cây cầu đường sắt hơn 100 năm tuổi.

Gần thị trấn nhỏ Canton, ông Bob Schultz chứng kiến lũ lụt phá hủy hầu hết mùa đậu tương và ngô của ông.

“Chúng rất đẹp, có vị trí tốt và không có cỏ dại,” ông nói hôm 27/6. “Rồi trời bắt đầu mưa, chúng tôi sống bên bờ sông và chúng tôi không thể làm gì được”.

Nebraska

Ở phía đông bắc Nebraska, Thành phố South Sioux và các thị trấn lân cận khác dọc theo dòng sông Missouri dâng cao đã chứng kiến những con đường, nhà cửa và đất trồng trọt ven sông trũng thấp bị ngập lụt.

Ở hạ lưu, cảnh báo lũ lụt đã có hiệu lực đối với các cộng đồng dọc sông trong suốt tuần tới, nhưng lũ lụt ở đó ít nghiêm trọng hơn dự kiến.

Điều gì tiếp theo

Những người ở xa hơn về phía nam dọc theo các nhánh sông bị ngập đang cố gắng vượt qua bất kỳ trận lũ lụt nào khi lượng nước tràn vào hạ lưu.

Ông Justin Spring và hàng chục tình nguyện viên đã dành nhiều ngày để vận chuyển toàn bộ kho phụ tùng ô tô hạng nặng và máy móc của ông lên vùng đất cao hơn từ cửa hàng tái chế ô tô của mình nằm dọc theo Sông Missouri tại Plattsmouth, một thành phố trũng của Nebraska với khoảng 6.500 dân.

Ông nói: “Tất cả bạn bè và các doanh nghiệp khác đã giúp giải quyết tất cả.” “Đó là sự hỗ trợ rất nhiều của cộng đồng. Tôi không thể nói cho bạn biết tôi đánh giá cao nó đến mức nào.”

Mực nước sông dự kiến sẽ đạt đỉnh 9,8 mét vào ngày 29/6. Lượng nước đó đủ cao để làm ngập các con đường ven sông và làm ngập các giếng nước ở Plattsmouth. Ông nói, nếu nó giữ ở mức dưới 10 mét, thì các cửa hàng máy móc của Spring sẽ không bị ảnh hưởng.

Lực lượng Công binh Hoa Kỳ Omaha hôm 27/6 cho biết đã hạn chế xả nước từ Đập Gavins Point ở biên giới Nam Dakota-Nebraska trong nỗ lực giảm bớt lũ lụt dọc theo hạ lưu Missouri. Công binh nói điều đó đã được hỗ trợ bằng cách làm chậm dòng chảy của sông vào đập.


************

Đài Loan bắt giữ 8 người Việt Nam là lao động bỏ trốn

VOA Tiếng Việt

Cảnh sát thành phố Đài Trung của Đài Loan cho biết hôm 28/6 họ đã tìm thấy 16 người lao động nhập cư từ Việt Nam và Indonesia mà trước đó nhóm người này bị xem là đã bỏ đi mất tung tích, các trang CNA News và Focus Taiwan đưa tin.

Truyền thông Đài Loan dẫn lời nhà chức trách cho hay nhóm người này được tìm thấy vào sáng sớm ngày 26/6, bao gồm 8 người từ Việt Nam và 8 người từ Indonesia. Trong nhóm 8 người Việt này có một cặp vợ chồng đang bị chính quyền Đài Loan truy nã về tội lừa đảo, theo CNA News.

Chính quyền quận Đại Nhã của thành phố Đài Trung nói rằng nhóm người này đã mất tích trong khoảng thời gian từ vài tháng đến hai hoặc ba năm, tùy từng người, theo trang Focus Taiwan.

Bản tin viết rằng tất cả 16 người này đều bị thẩm vấn và sau đó được giải đến Cơ quan Quản lý Trung ương Đài Loan thuộc Cơ quan Nhập cư Quốc gia, theo các quy định trong Đạo luật Di trú của nước này.

Đôi vợ chồng người Việt Nam bị truy nã về tội lừa đảo sau đó đã được bàn giao cho văn phòng công tố viên thành phố Đài Trung, bản tin cho biết thêm.

Vụ việc bị lộ tẩy vào ngày 10/6 sau khi một người dân địa phương trình báo về một chiếc xe tải tình nghi chở những người lao động nhập cư mất tích, mặc dù cảnh sát không nói rõ lý do tại sao chiếc xe này lại đáng ngờ, vẫn trang Focus Taiwan tường thuật.

Vụ việc trên khiến khu vực này phải thành lập một đội chuyên trách để điều tra và sau khi xem lại đoạn ghi hình giám sát an ninh, cảnh sát đã phát hiện nhiều người lao động nhập cư mất tích đang lẩn trốn trong một ngôi nhà bỏ trống ở quận Đàm Tử, Đài Trung, và bắt đầu theo dõi sinh hoạt hàng ngày của họ.

Cảnh sát xông vào ngôi nhà này lúc 4 giờ sáng ngày 26/6 và tiến hành bắt giữ họ trong hai giờ sau đó.

Sau khi điều tra sâu hơn, cảnh sát phát hiện cặp vợ chồng người Việt đang bị truy nã trong một vụ lừa đảo và hai người này đang sử dụng danh tính giả để né cảnh sát.

VOA đã liên lạc với Ban Quản lý Lao động thuộc Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và đề nghị họ bình luận về nhóm 8 công dân Việt Nam này bị chính quyền Đài Loan giam giữ nhưng chưa được phản hồi.

Truyền thông Việt Nam mô tả Đài Loan hiện đang là thị trường hấp dẫn nhất đối với lao động Việt Nam. Họ xem cơ hội làm việc tại hòn đảo này là một trong những xu hướng của lao động trẻ Việt Nam với mục đích tích lũy tài chính để thay đổi cuộc sống ở trong nước.


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm