Rạng sáng 30-6, tuyển Đức đã đánh bại Đan Mạch 2-0 ở vòng 16 đội, qua đó giành vé vào tứ kết Euro 2024.
Với
lợi thế sân nhà, đội tuyển Đức nhập cuộc hứng khởi và thậm chí làm tung
lưới Đan Mạch chỉ sau có 4 phút. Từ tình huống phạt góc, trung vệ
Schlotterbeck đánh đầu cận thành nhưng bàn thắng không được công nhận vì
đồng đội của anh phạm lỗi trước đó.
Tuyển Đức tiếp tục dồn ép, tạo ra sức tấn công mạnh mẽ và các cơ hội cũng liên tục xuất hiện. Đan Mạch
chỉ có thể đứng vững trong hiệp 1 nhờ sự xuất sắc của thủ thành Kasper
Schmeichel. Lão tướng đã 37 tuổi vẫn cho thấy sự dẻo dai với những pha
bay nhảy cản phá những cú sút của Kai Hevertz, Joshua Kimmich,…
Hiệp 1 cũng có lúc bị tạm hoãn khi mưa to và sấm chớp xuất hiện. Hai đội trở lại sau nửa tiếng và không có bàn nào được ghi.
Sang
đầu hiệp 2, những diễn biến hay liên tục xuất hiện. Trung vệ Andersen
của Đan Mạch làm nhân vật chính của hai tình huống quan trọng chỉ trong
ít phút. Phút 48, anh sút tung lưới tuyển Đức nhưng không được công nhận
bàn thắng vì lỗi việt vị của đồng đội.
Chỉ 3 phút sau, Andersen
trở thành tội đồ khi để bóng chạm tay trong vòng cấm. Kai Havertz giúp
tuyển Đức vượt lên với quả phạt đền chính xác.
Đan Mạch không thể tiếp tục phòng ngự mà buộc phải đẩy cao đội hình. Điều này khiến hàng thủ của họ lộ ra nhiều khoảng trống.
Tuyển
Đức sau nhiều đợt phản công chưa hiệu quả thì đến phút 68 cũng nâng
được tỉ số. Musiala băng lên trống trải sau đường chuyền từ sân nhà của
Schlotterbeck. Ở thế đối mặt Schmeichel, anh lạnh lùng dứt điểm chéo góc
gia tăng cách biệt.
Những phút còn lại, các cơ hội ngon ăn tiếp
tục được đội chủ nhà tạo ra nhưng không có thêm bàn thắng được ghi. Đức
giành vé vào tứ kết Euro 2024 nhờ chiến thắng 2-0 trước Đan Mạch.
*************
Phần Lan gửi vũ khí cho Kiev, UAV Ukraine gây thương vong ở tỉnh biên giới Nga
Tuấn Trần
3–4 minutes
Trang
Mil.in.ua dẫn thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Phần Lan
cho biết, gói viện trợ lần này là lời cam kết của Helsinki trong việc hỗ
trợ chính quyền Kiev trong cuộc xung đột.
“Đây
là gói hỗ trợ thiết bị quốc phòng thứ 24 từ Phần Lan gửi tới Ukraine.
Gói lần này có trị giá 159 triệu Euro, nâng tổng giá trị các lô viện trợ
quân sự của Helsinki dành cho Kiev lên hơn 2,2 tỷ Euro. Phần Lan cam
kết hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột. Đây không chỉ là vấn đề về
Ukraine, mà là quyền của tất cả những người dân tự do”, thông cáo viết.
“Để
đảm bảo an toàn cho việc chuyển giao thiết bị quân sự nên những gì có
trong lô viện trợ, phương thức vận chuyển cũng như thời gian bàn giao sẽ
không được công bố. Tuy nhiên, những thiết bị được gửi đã tính tới nhu
cầu của phía Ukraine”, thông cáo viết thêm.
Trang Mil.in.ua nhận
định, chính quyền Phần Lan ngoài việc gửi các lô viện trợ quân sự cho
Ukraine, thì còn tham gia vào một số hoạt động hỗ trợ Kiev khác như đóng
góp tài chính vào sáng kiến mua đạn pháo do Cộng hòa Czech khởi xướng,
hay tham gia vào sáng kiến mua thiết giáp cho Ukraine do Ba Lan đứng
đầu.
UAV Ukraine gây thương vong ở tỉnh biên giới Nga
Giới
chức Nga hôm nay (29/6) cho biết, một vụ tấn công do máy bay không
người lái (UAV) của quân đội Ukraine nhằm vào tỉnh biên giới Kursk đã
khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em.
“Vào đêm 28/6, một
UAV Ukraine đã tấn công vào căn chung cư nằm trong làng Gorodishche
thuộc huyện Rylsky của tỉnh Kursk khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 2
trẻ em. Hai người khác cũng trong khu chung cư trên đã được chuyển tới
Bệnh viện huyện Rylsky trong tình trạng nguy kịch. Tôi xin gửi lời chia
buồn tới gia đình những người thiệt mạng”, hãng tin TASS dẫn bài đăng
của quyền Thống đốc tỉnh Kursk Alexey Smirnov viết trên Telegram.
Cũng
theo vị quan chức này, quân đội Ukraine trong ngày 28/6 đã tổ chức các
cuộc tập kích bằng UAV nhằm vào tỉnh Kursk. Các đơn vị phòng không địa
phương đã vô hiệu hóa 9 chiếc UAV của đối phương.
**********
Ukraine tuyên bố đánh trúng trung tâm liên lạc không gian của Nga ở Crimea
Ngày
28-6, Ukraine tuyên bố đã phá hủy một bộ phận giá trị trong hệ thống
liên lạc vệ tinh của lực lượng Nga tại bán đảo Crimea, cùng với đó là
bắn hạ một máy bay Su-25 tại Donetsk.
Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 28-6 cho biết quân đội nước này đã đánh trúng trung tâm liên lạc không gian của Nga tại Crimea.
Đăng
tải trên Telegram, bộ này mô tả mục tiêu bị nhắm trúng là một thành
phần quân sự có giá trị trong hệ thống định vị và liên lạc vệ tinh của
lực lượng Nga.
Hãng tin Reuters cho biết họ hiện không thể xác
minh thông tin trên, nhưng dẫn thông tin từ các cuộc trò chuyện trên
mạng xã hội địa phương cho thấy có nhiều vụ nổ được ghi nhận hôm 24-6
gần làng Vitino trên bán đảo Crimea, nơi đặt trung tâm liên lạc của Nga.
Cùng ngày 28-6, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng Nga đã giành được quyền kiểm soát làng Rozdolivka, cách vùng Bakhmut (tỉnh Donetsk) khoảng 20km về phía bắc, Hãng tin AFP đưa tin.
Bộ
Quốc phòng Nga cũng cho biết lực lượng Nga trong tuần qua đã thực hiện
17 cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác và drone, nhắm vào các doanh
nghiệp công nghiệp quân sự, trung tâm hậu cần, khu vực triển khai của
quân đội và lính đánh thuê nước ngoài của Ukraine.
Nhóm mặt trận
phía bắc của Nga đã tiến sâu vào phòng tuyến của quân đội Ukraine và gây
thương vong cho 1.560 quân địch ở vùng Kharkov phía đông bắc Ukraine.
Trong
khi đó, cũng tại Donetsk, Lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine cho biết
qua Telegram rằng binh sĩ của họ đã bắn hạ một máy bay Su-25 của Nga,
báo Kiyv Post đưa tin.
"Binh sĩ đã phát hiện một chiếc Su-25 của phe địch, hay còn gọi là Grach, đang chuẩn bị xuất kích chiến đấu", Kyiv Post dẫn bài đăng ngày 28-6 của Lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine.
Theo
đó, một đội thuộc lữ đoàn 31 của lực lượng này đã sử dụng hệ thống tên
lửa phòng không vác vai Igla để bắn hạ thành công chiếc máy bay Nga.
Dẫn nguồn tin từ binh sĩ Ukraine, Hãng tin AFP cho biết tình hình đạn dược của lực lượng Ukraine đang được cải thiện.
"Điều
này đã được cải thiện trong tháng vừa qua, và đang ngày càng tốt hơn,
ít nhất là với đạn pháo cỡ 155mm", một trung sĩ Ukraine với biệt danh
"Luntik" chia sẻ với AFP.
Người này cho biết trong quý 1-2024, đạn
dược trong đơn vị của ông được phân phối nghiêm ngặt ở mức "6 quả đạn
pháo mỗi ngày", trong khi giới hạn hiện nay là "lên đến 40 quả đạn pháo
mỗi ngày".
***********
TIN TỔNG HỢP
RFI
4–5 minutes
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
4 phút
(RFI) - Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời tại Mỹ.
Theo tin từ gia đình, bà Bích Thuận, một nghệ sĩ kỳ cựu của sân khấu
cải lương Việt Nam, vừa qua đời hôm 25/06/2024 tại Houston, Hoa Kỳ, thọ
100 tuổi. Sinh ở Bắc Ninh, quê hương của quan họ, nhưng Bích Thuận lại
theo các gánh hát cải lương theo điệu nhạc tài tử miền nam. Sau khi vào
miền nam vào năm 1948, bà đã lập gánh hát Bích Thuận, nhưng giải tán
gánh hát này 2 năm sau đó để gia nhập các gánh khác, hoạt động cùng với
các tên tuổi khác của bộ môn cải lương như Phùng Há, Năm Châu, Bảy Nam,
Kim Chung…Nghệ sĩ Bích Thuận đã sang định cư ở Pháp từ thập niên 1980,
nhưng vẫn thường tham gia trình diễn các trích đoạn tuồng cải lương nổi
tiếng. Những năm gần, do tình trạng sức khỏe suy yếu, bà phải sang Mỹ để
sống với các con.
(AFP) - Kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu 2024 tăng nhanh hơn dự kiến.
Theo thống kê chính thức của Việt Nam công bố ngày hôm nay 29/06/2024
cho biết GDP tăng 6,4 %. Để so sánh cùng thời kỳ năm ngoái, tăng trưởng
của Việt Nam là 3,7 %. Thành quả đạt được trong 6 tháng đầu năm nay chủ
yếu nhờ sản xuất công nghiệp tăng 7,5 % ; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
tăng 8,2 %. Tuy nhiên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vẫn kêu gọi Việt Nam tiếp tục
cải tổ để giữ được đà tăng trưởng nói trên.
(AFP) - Bầu cử Quốc Hội Mông Cổ: Thủ tướng tuyên bố giành chiến thắng.
Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene tuyên bố đảng cầm quyền đã
giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội hôm qua, 28/06/2024, khẳng
định đảng này vẫn giữ được đa số tuyệt đối trong nghị viện mới, cho dù
người dân nước này đã quá chán ngán với nạn tham nhũng và tình hình kinh
tế ảm đạm.
(AFP) - Irak phát hiện 5 quả bom Daech cất giấu trong một đền thờ Hồi Giáo tại Mossoul cách nay đã 7 năm.
Đền thờ Hồi Giáo Al-Nouri ở Mossoul được coi là một công trình kiến
trúc độc đáo và là một di sản văn hóa của Irak, được xây dựng từ thế kỷ
thứ 12 nhưng đã nhiều lần bị phá hủy. Nay chỉ còn lại một vài vết tích
cổ. Trong công tác trùng tu di tích lịch sử này các giới chức Irak tối
qua 28/06/2024 đã phát hiện 5 quả bom được giấu bên trong một bức tường
của ngôi đền. Irak cần nhiều ngày để vô hiệu hóa và tháo dỡ những quả
bom đó khỏi đên Al Nourri.
(AFP) - Đua xe đạp: Tour de France bắt đầu tại Ý.
Các tay đua xe đạp Tour de France (Vòng đua Pháp Quốc) đã xuất phát
trưa nay tại Firenze ( Ý ). Các đội đua sẽ đến Pháp vào thứ ba tuần tới.
Năm nay, do Paris đón tiếp Thế Vận Hội Mùa Hè nên điểm đến của Tour de
France sẽ là thành phố Nice ở miền nam nước Pháp.
(AFP) - Bản nhạc nổi tiếng Boléro chỉ có một tác giả là nhạc sĩ Maurice Ravel (1875-1937).
Tòa Án Nanterre, ngoại ô Paris, hôm qua 28/06/2024 đã ra phán quyết như
trên và hệ quả kèm theo là tác phẩm không bị hạn chế sử dụng vì những
ly do « tác quyền ». Vụ kiện xuất phát từ chỗ gia đình của ông Alexandre
Benois khẳng định ông Benois, đã qua đời từ năm 1960, là đồng tác giả
của bản Boléro. Nếu được kiện thì tuyệt tác này của Maurice Ravel sẽ
tiếp tục được bảo vệ về mặt bản quyền cho đến tận năm 2039. Ngày
01/05/2016 bản Boléro hết thời hạn bảo hộ tác quyền. Ra mắt
công chúng lần đầu vào năm 1928 tác phẩm này của Rave đã « gây nên một
cơn sốt trong làng nghệ thuật Paris ». Đến nay, đây là một trong những
tác phẩm nhạc cổ điển hiếm hoi cho phép thu về hàng trăm triệu euro tiền
bản quyền.
(AFP) - Vài tiết lộ về lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris 2024 :
Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame, bảo tàng Louvre, bảo tàng Orsay... và sông
Seine sẽ là những điểm nhấn của lễ khai mạc Olympic 26/07/2024 tới đây.
Chương trình dự trù kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ với các màn biểu diễn,
diễu hành trải dọc theo sông Seine. Quảng trường Trocadéro dường như sẽ
là điểm « kết thúc » chương trình của lộ trình dài 6km. Paris huy động
3.000 vũ công, nhạc sĩ để chào đón thế giới và chờ đợi có tới 326.000
khán giả đi xem, hơn một tỷ khán giả theo dõi lễ khai mạc Olympic Paris
2024 qua truyền hình.
*************
Bầu cử tổng thống Iran : Hai phe bảo thủ và ôn hòa tiếp tục đối đầu nhau ở vòng 2
Thanh Hà
2–3 minutes
Cử
tri Iran được kêu gọi bầu lại tổng thống ở vòng hai vào ngày 05/07/2024
do sau cuộc bỏ phiếu hôm qua 28/06/2024 hai ứng cử viên về đầu cùng
không hội đủ 50 % phiếu ủng hộ. Bộ Nội Vụ Iran thông báo cử tri sẽ chọn
giữa hai ứng viên Massoud Pezeshkian có đường lối ôn hòa và Saïd Jalili
thuộc phe « cực kỳ bảo thủ » để thay thế tổng thống Ebrahim Raïssi, tử
nạn vào tháng 5.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Thông tín viên RFI tại Teheran, Siavosh Ghazi cho biết về kết quả bầu cử chính thức:
« Trước
hết tỷ lệ tham gia chỉ ở khoảng 40 % tức là thấp nhất trong một cuộc
bầu cử tổng thống từ sau cuộc Cách Mạng Hồi Giáo Iran năm 1976.
Mặc
dù chính quyền và các nhân vật nổi tiếng trong hàng ngũ ôn hòa và của
phe bảo thủ đã liên tục kêu gọi cử tri tham gia bỏ phiếu hôm qua, nhưng
60 % cử tri Iran vẫn từ chối thi hành phận sự công dân. Đây là dấu hiệu
công luận bất mãn vì tình trạng kinh tế tồi tệ, vì các đợt đàn áp từ sau
cái chết hồi tháng 9/2022 của cô Mahsa Amini.
Ứng cử viên thuộc cánh ôn hòa Massoud
Pezeshkian chỉ được 40 % cử tri ủng hộ. Ở góc đài bên kia, ứng viên cực
kỳ bảo thủ Saïd Jalili về nhì với 38,5 % số phiếu. Thêm vào đó, chủ
tịch Quốc hội Iran, cũng thuộc cánh bảo thủ, ông Mohammad Bagher
Ghalibaf thuyết phục được 14 % cử tri. Như vậy là bên bảo thủ chiếm được hơn 53 % phiếu bầu.
Cuộc
đối đầu vòng hai sẽ là giữa ứng viên cải cách Massoud Pezeshkian và
nhân vật cực kỳ bảo thủ Saïd Jalili. Trong kịch bản đó lá phiếu của
những người đã tẩy chay bầu cử ở vòng 1 sẽ mang tính quyết định. Trong
những ngày sắp tới, sẽ biết được là phe ôn hòa liệu có đủ sức huy động
cử tri trung thành với họ hay không. Nhưng mọi chuyện được báo trước là
sẽ không dễ dàng » ***********
Putin nói Nga có thể tái tục triển khai phi đạn tầm trung toàn cầu
Reuters
2–3 minutes
Tổng
thống Vladimir Putin ngày thứ Sáu nói rằng Nga nên tiếp tục sản xuất
phi đạn có năng lực hạt nhân tầm trung và tầm ngắn và sau đó xem xét nơi
triển khai chúng sau khi Mỹ đưa phi đạn tương tự tới Châu Âu và Châu Á.
Bước
đi này của ông Putin cuối cùng xóa bỏ tất cả những gì còn sót lại từ
một trong những hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng nhất thời Chiến
tranh Lạnh trong bối cảnh lo ngại rằng hai cường quốc hạt nhân lớn nhất
thế giới có thể bước vào một cuộc chạy đua vũ trang mới cùng với Trung
Quốc.
Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF), được Mikhail
Gorbachev và Ronald Reagan kí năm 1987, đánh dấu lần đầu tiên hai siêu
cường quốc đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân của họ và loại bỏ toàn bộ
hạng mục vũ khí hạt nhân.
Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump
chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 sau khi cho rằng Moscow
đang vi phạm hiệp ước, một cáo buộc mà Điện Kremlin liên tục phủ nhận và
coi đó là một cái cớ.
Nga sau đó đình chỉ phát triển các loại phi
đạn trước đây bị cấm theo hiệp ước INF - phi đạn đạn đạo và hành trình
bắn từ mặt đất có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km.
Ông Putin nói
Nga đã cam kết không triển khai những phi đạn như vậy nhưng Mỹ đã tiếp
tục sản xuất chúng, đưa chúng đến Đan Mạch để diễn tập và cũng đưa đến
Philippines.
“Chúng ta cần đáp trả điều này và đưa ra quyết định
về những gì chúng ta sẽ phải làm kế tiếp theo hướng này,” ông Putin nói
với Hội đồng An ninh Nga trong cuộc họp được chiếu trên truyền hình nhà
nước.
“Rõ ràng, chúng ta cần bắt đầu sản xuất các hệ thống tấn
công này và sau đó, dựa trên tình hình thực tế, đưa ra quyết định về nơi
triển khai chúng – nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho chúng ta,” ông
nói.
Nga và Mỹ, cho đến nay là các cường quốc hạt nhân lớn nhất,
đều bày tỏ tiếc nuối về sự đổ vỡ các hiệp ước kiểm soát vũ khí vốn nhằm
làm chậm cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh và giảm nguy cơ
chiến tranh hạt nhân.
***********
Tin tức thế giới 29-6: Ông Putin cân nhắc tên lửa tầm trung; ông Biden đặt mục tiêu đắc cử
NHẬT ĐĂNG
5–7 minutes
Phát
biểu ngày 27-6, ông Putin đề cập tới việc Nga nên tái khởi động việc
sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn có khả năng mang đầu đạn hạt
nhân.
Ông Putin đẩy mạnh tên lửa hạt nhân để đáp trả Mỹ
Theo
Reuters, Tổng thống Nga cho rằng Matxcơva phải cân nhắc nơi triển khai
số tên lửa trên, sau khi Mỹ đã mang các tên lửa tương ứng tới châu Âu và
châu Á.
Trước đây, Nga và Mỹ có một số hiệp ước về kiểm soát số
lượng vũ khí. Một trong các thỏa thuận giúp hạn chế chạy đua vũ trang
của hai nước là Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vốn
ký từ năm 1987.
Tuy nhiên những thỏa thuận này dần phai nhạt và bị
đình chỉ song song với mối quan hệ căng thẳng giữa Nga với Mỹ và phương
Tây nói chung. Nhiều ý kiến lo ngại rằng việc Nga đối đầu với sự phản
đối của các nước đồng minh của Mỹ trong cuộc xung đột Ukraine sẽ khiến
hai bên lao vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Theo ông Putin,
Nga đã cam kết không triển khai các tên lửa này, nhưng Mỹ đã tái khởi
động sản xuất và đưa tới Đan Mạch cũng như Philippines, vì vậy Nga cũng
phải có động thái.
"Chúng ta cần đáp trả và ra quyết định về những
gì mình phải làm theo hướng này. Rõ ràng chúng ta cần bắt đầu sản xuất
các hệ thống tấn công trên và sau đó, dựa trên tình huống thực tế, ra
quyết định về việc đặt nó ở đâu, nếu cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho
chúng ta", ông Putin nói trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Liên bang
Nga.
Nga phản đối Nhật Bản tập trận với NATO
Hôm
28-6, Nga lên tiếng phản đối kế hoạch của Nhật Bản về việc tham gia cuộc
tập trận chung với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại đảo
Hokkaido. Theo kế hoạch, Nhật Bản muốn tập trận với Đức và Tây Ban Nha
cuối tháng này.
Matxcơva xem sự mở rộng của NATO là mối nguy hại
cho an ninh quốc gia. Quan hệ giữa Nga và liên minh quân sự này đặc biệt
xấu sau khi Tổng thống Nga Putin phát động "chiến dịch quân sự đặc
biệt" ở Ukraine vào tháng 2-2022.
Nga cáo buộc Thủ tướng Nhật Bản
Kishida Fumio đang đặt Tokyo vào "một con đường dẫn tới leo thang nguy
hiểm". Theo đó, người Nga cảm thấy không thể chấp nhận với các động thái
quân sự ngoài khơi bờ biển vùng Viễn Đông nước này, đặc biệt khi đối
tượng tập trận chung lại là các thành viên NATO vốn dĩ ở rất xa khu vực.
Iran bầu tổng thống mới thay ông Raisi
Hôm
28-6, Iran tiến hành bỏ phiếu chọn tổng thống mới thay ông Ebrahim
Raisi, người đã thiệt mạng trong một vụ trực thăng gặp nạn gần đây.
Cuộc
bỏ phiếu này dồn nhiều sự tập trung vào ứng viên Masoud Pezeshkian, một
bác sĩ phẫu thuật tim ít được biết tới. Ông được xem là nhân vật duy
nhất theo đường lối "cải cách", và phải cạnh tranh với những ứng viên
theo đường lối cứng rắn và phù hợp với chính sách của Đại giáo chủ
Ayatollah Ali Khamenei.
Ông Khamenei là nhân vật quyền lực nhất
Iran, đã nắm quyền kể từ năm 1989. Dư luận quốc tế cho rằng cuộc bầu cử
lần này không tạo ra ảnh hưởng nào tới chính sách của Iran, nhưng sẽ
phác họa bức tranh Iran trong tương lai vì gợi mở đôi chút về nhân vật
tiềm năng kế nhiệm ông Khamenei, 85 tuổi.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra
trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở Trung Đông, xung quanh
cuộc chiến giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hamas của người Palestine ở
Dải Gaza. Iran được cho là nước bảo trợ cho hàng loạt tổ chức Hồi giáo
đang ủng hộ Hamas và tấn công Israel.
Ông Biden đặt mục tiêu đắc cử
Hôm
28-6, Tổng thống Mỹ Biden khẳng định ông đặt mục tiêu sẽ tái đắc cử tại
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, diễn ra vào tháng 11 tới.
Hiện
ông Biden là niềm hy vọng của Đảng Dân chủ và dự kiến sẽ gặp lại cựu
tổng thống Donald Trump (Đảng Cộng hòa) tại "trận chung kết".
Năm
2020, ông Biden đã đánh bại ông Trump trong một cuộc bầu cử tốn giấy
mực báo giới. Tuy nhiên trong năm nay, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy
ông đang có khả năng chiến thắng thấp hơn ông Trump.
Phát biểu
của ông Biden về "mục tiêu đắc cử" nêu trên gây chú ý vì được đưa ra
không lâu sau cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa ông và ông Trump.
Điều
đáng nói là ông Biden đã nhận nhiều đánh giá tiêu cực với lần xuất hiện
trên, khi nói lắp bắp, thều thào, và nhiều lúc không mạch lạc. Cả những
tờ báo vốn không thích ông Trump cũng phải thừa nhận ông Biden có 90
phút "thảm họa" ở Atlanta.
Nga và Ukraine tiếp tục giao tranh
Hôm
28-6, Reuters dẫn lời các quan chức Ukraine khẳng định một vụ tấn công
bằng tên lửa của Nga đã trúng tòa nhà dân cư 9 tầng ở thành phố Dnipro,
làm chết ít nhất 1 người và khiến 6 người khác bị thương.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko, số người chết có thể tăng lên khi nhiều nạn nhân còn kẹt trong đống đổ nát của tòa nhà.
Đây
là một trong những diễn biến mới nhất cuộc xung đột Nga - Ukraine, vốn
đã kéo sang năm thứ ba. Thời gian qua, hai bên đã liên tục tố đối phương
tấn công chết người tại các khu vực dân cư.
Hiện nay Ukraine bị
nhận xét đang rơi vào thế khó. Từ sau cuộc phản công bị đánh giá thất
bại năm ngoái, Kiev đã chứng kiến Matxcơva tạo bước tiến tại khắp vùng
đông và nam Ukraine. Bên cạnh đó Ukraine cũng khẳng định Nga đã mở "mặt
trận mới" ở vùng đông bắc gần thành phố Kharkov.
Rạng sáng 30-6, tuyển Đức đã đánh bại Đan Mạch 2-0 ở vòng 16 đội, qua đó giành vé vào tứ kết Euro 2024.
Với
lợi thế sân nhà, đội tuyển Đức nhập cuộc hứng khởi và thậm chí làm tung
lưới Đan Mạch chỉ sau có 4 phút. Từ tình huống phạt góc, trung vệ
Schlotterbeck đánh đầu cận thành nhưng bàn thắng không được công nhận vì
đồng đội của anh phạm lỗi trước đó.
Tuyển Đức tiếp tục dồn ép, tạo ra sức tấn công mạnh mẽ và các cơ hội cũng liên tục xuất hiện. Đan Mạch
chỉ có thể đứng vững trong hiệp 1 nhờ sự xuất sắc của thủ thành Kasper
Schmeichel. Lão tướng đã 37 tuổi vẫn cho thấy sự dẻo dai với những pha
bay nhảy cản phá những cú sút của Kai Hevertz, Joshua Kimmich,…
Hiệp 1 cũng có lúc bị tạm hoãn khi mưa to và sấm chớp xuất hiện. Hai đội trở lại sau nửa tiếng và không có bàn nào được ghi.
Sang
đầu hiệp 2, những diễn biến hay liên tục xuất hiện. Trung vệ Andersen
của Đan Mạch làm nhân vật chính của hai tình huống quan trọng chỉ trong
ít phút. Phút 48, anh sút tung lưới tuyển Đức nhưng không được công nhận
bàn thắng vì lỗi việt vị của đồng đội.
Chỉ 3 phút sau, Andersen
trở thành tội đồ khi để bóng chạm tay trong vòng cấm. Kai Havertz giúp
tuyển Đức vượt lên với quả phạt đền chính xác.
Đan Mạch không thể tiếp tục phòng ngự mà buộc phải đẩy cao đội hình. Điều này khiến hàng thủ của họ lộ ra nhiều khoảng trống.
Tuyển
Đức sau nhiều đợt phản công chưa hiệu quả thì đến phút 68 cũng nâng
được tỉ số. Musiala băng lên trống trải sau đường chuyền từ sân nhà của
Schlotterbeck. Ở thế đối mặt Schmeichel, anh lạnh lùng dứt điểm chéo góc
gia tăng cách biệt.
Những phút còn lại, các cơ hội ngon ăn tiếp
tục được đội chủ nhà tạo ra nhưng không có thêm bàn thắng được ghi. Đức
giành vé vào tứ kết Euro 2024 nhờ chiến thắng 2-0 trước Đan Mạch.
*************
Phần Lan gửi vũ khí cho Kiev, UAV Ukraine gây thương vong ở tỉnh biên giới Nga
Tuấn Trần
3–4 minutes
Trang
Mil.in.ua dẫn thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Phần Lan
cho biết, gói viện trợ lần này là lời cam kết của Helsinki trong việc hỗ
trợ chính quyền Kiev trong cuộc xung đột.
“Đây
là gói hỗ trợ thiết bị quốc phòng thứ 24 từ Phần Lan gửi tới Ukraine.
Gói lần này có trị giá 159 triệu Euro, nâng tổng giá trị các lô viện trợ
quân sự của Helsinki dành cho Kiev lên hơn 2,2 tỷ Euro. Phần Lan cam
kết hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột. Đây không chỉ là vấn đề về
Ukraine, mà là quyền của tất cả những người dân tự do”, thông cáo viết.
“Để
đảm bảo an toàn cho việc chuyển giao thiết bị quân sự nên những gì có
trong lô viện trợ, phương thức vận chuyển cũng như thời gian bàn giao sẽ
không được công bố. Tuy nhiên, những thiết bị được gửi đã tính tới nhu
cầu của phía Ukraine”, thông cáo viết thêm.
Trang Mil.in.ua nhận
định, chính quyền Phần Lan ngoài việc gửi các lô viện trợ quân sự cho
Ukraine, thì còn tham gia vào một số hoạt động hỗ trợ Kiev khác như đóng
góp tài chính vào sáng kiến mua đạn pháo do Cộng hòa Czech khởi xướng,
hay tham gia vào sáng kiến mua thiết giáp cho Ukraine do Ba Lan đứng
đầu.
UAV Ukraine gây thương vong ở tỉnh biên giới Nga
Giới
chức Nga hôm nay (29/6) cho biết, một vụ tấn công do máy bay không
người lái (UAV) của quân đội Ukraine nhằm vào tỉnh biên giới Kursk đã
khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em.
“Vào đêm 28/6, một
UAV Ukraine đã tấn công vào căn chung cư nằm trong làng Gorodishche
thuộc huyện Rylsky của tỉnh Kursk khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 2
trẻ em. Hai người khác cũng trong khu chung cư trên đã được chuyển tới
Bệnh viện huyện Rylsky trong tình trạng nguy kịch. Tôi xin gửi lời chia
buồn tới gia đình những người thiệt mạng”, hãng tin TASS dẫn bài đăng
của quyền Thống đốc tỉnh Kursk Alexey Smirnov viết trên Telegram.
Cũng
theo vị quan chức này, quân đội Ukraine trong ngày 28/6 đã tổ chức các
cuộc tập kích bằng UAV nhằm vào tỉnh Kursk. Các đơn vị phòng không địa
phương đã vô hiệu hóa 9 chiếc UAV của đối phương.
**********
Ukraine tuyên bố đánh trúng trung tâm liên lạc không gian của Nga ở Crimea
Ngày
28-6, Ukraine tuyên bố đã phá hủy một bộ phận giá trị trong hệ thống
liên lạc vệ tinh của lực lượng Nga tại bán đảo Crimea, cùng với đó là
bắn hạ một máy bay Su-25 tại Donetsk.
Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 28-6 cho biết quân đội nước này đã đánh trúng trung tâm liên lạc không gian của Nga tại Crimea.
Đăng
tải trên Telegram, bộ này mô tả mục tiêu bị nhắm trúng là một thành
phần quân sự có giá trị trong hệ thống định vị và liên lạc vệ tinh của
lực lượng Nga.
Hãng tin Reuters cho biết họ hiện không thể xác
minh thông tin trên, nhưng dẫn thông tin từ các cuộc trò chuyện trên
mạng xã hội địa phương cho thấy có nhiều vụ nổ được ghi nhận hôm 24-6
gần làng Vitino trên bán đảo Crimea, nơi đặt trung tâm liên lạc của Nga.
Cùng ngày 28-6, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng Nga đã giành được quyền kiểm soát làng Rozdolivka, cách vùng Bakhmut (tỉnh Donetsk) khoảng 20km về phía bắc, Hãng tin AFP đưa tin.
Bộ
Quốc phòng Nga cũng cho biết lực lượng Nga trong tuần qua đã thực hiện
17 cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác và drone, nhắm vào các doanh
nghiệp công nghiệp quân sự, trung tâm hậu cần, khu vực triển khai của
quân đội và lính đánh thuê nước ngoài của Ukraine.
Nhóm mặt trận
phía bắc của Nga đã tiến sâu vào phòng tuyến của quân đội Ukraine và gây
thương vong cho 1.560 quân địch ở vùng Kharkov phía đông bắc Ukraine.
Trong
khi đó, cũng tại Donetsk, Lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine cho biết
qua Telegram rằng binh sĩ của họ đã bắn hạ một máy bay Su-25 của Nga,
báo Kiyv Post đưa tin.
"Binh sĩ đã phát hiện một chiếc Su-25 của phe địch, hay còn gọi là Grach, đang chuẩn bị xuất kích chiến đấu", Kyiv Post dẫn bài đăng ngày 28-6 của Lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine.
Theo
đó, một đội thuộc lữ đoàn 31 của lực lượng này đã sử dụng hệ thống tên
lửa phòng không vác vai Igla để bắn hạ thành công chiếc máy bay Nga.
Dẫn nguồn tin từ binh sĩ Ukraine, Hãng tin AFP cho biết tình hình đạn dược của lực lượng Ukraine đang được cải thiện.
"Điều
này đã được cải thiện trong tháng vừa qua, và đang ngày càng tốt hơn,
ít nhất là với đạn pháo cỡ 155mm", một trung sĩ Ukraine với biệt danh
"Luntik" chia sẻ với AFP.
Người này cho biết trong quý 1-2024, đạn
dược trong đơn vị của ông được phân phối nghiêm ngặt ở mức "6 quả đạn
pháo mỗi ngày", trong khi giới hạn hiện nay là "lên đến 40 quả đạn pháo
mỗi ngày".
***********
TIN TỔNG HỢP
RFI
4–5 minutes
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
4 phút
(RFI) - Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời tại Mỹ.
Theo tin từ gia đình, bà Bích Thuận, một nghệ sĩ kỳ cựu của sân khấu
cải lương Việt Nam, vừa qua đời hôm 25/06/2024 tại Houston, Hoa Kỳ, thọ
100 tuổi. Sinh ở Bắc Ninh, quê hương của quan họ, nhưng Bích Thuận lại
theo các gánh hát cải lương theo điệu nhạc tài tử miền nam. Sau khi vào
miền nam vào năm 1948, bà đã lập gánh hát Bích Thuận, nhưng giải tán
gánh hát này 2 năm sau đó để gia nhập các gánh khác, hoạt động cùng với
các tên tuổi khác của bộ môn cải lương như Phùng Há, Năm Châu, Bảy Nam,
Kim Chung…Nghệ sĩ Bích Thuận đã sang định cư ở Pháp từ thập niên 1980,
nhưng vẫn thường tham gia trình diễn các trích đoạn tuồng cải lương nổi
tiếng. Những năm gần, do tình trạng sức khỏe suy yếu, bà phải sang Mỹ để
sống với các con.
(AFP) - Kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu 2024 tăng nhanh hơn dự kiến.
Theo thống kê chính thức của Việt Nam công bố ngày hôm nay 29/06/2024
cho biết GDP tăng 6,4 %. Để so sánh cùng thời kỳ năm ngoái, tăng trưởng
của Việt Nam là 3,7 %. Thành quả đạt được trong 6 tháng đầu năm nay chủ
yếu nhờ sản xuất công nghiệp tăng 7,5 % ; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
tăng 8,2 %. Tuy nhiên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vẫn kêu gọi Việt Nam tiếp tục
cải tổ để giữ được đà tăng trưởng nói trên.
(AFP) - Bầu cử Quốc Hội Mông Cổ: Thủ tướng tuyên bố giành chiến thắng.
Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene tuyên bố đảng cầm quyền đã
giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội hôm qua, 28/06/2024, khẳng
định đảng này vẫn giữ được đa số tuyệt đối trong nghị viện mới, cho dù
người dân nước này đã quá chán ngán với nạn tham nhũng và tình hình kinh
tế ảm đạm.
(AFP) - Irak phát hiện 5 quả bom Daech cất giấu trong một đền thờ Hồi Giáo tại Mossoul cách nay đã 7 năm.
Đền thờ Hồi Giáo Al-Nouri ở Mossoul được coi là một công trình kiến
trúc độc đáo và là một di sản văn hóa của Irak, được xây dựng từ thế kỷ
thứ 12 nhưng đã nhiều lần bị phá hủy. Nay chỉ còn lại một vài vết tích
cổ. Trong công tác trùng tu di tích lịch sử này các giới chức Irak tối
qua 28/06/2024 đã phát hiện 5 quả bom được giấu bên trong một bức tường
của ngôi đền. Irak cần nhiều ngày để vô hiệu hóa và tháo dỡ những quả
bom đó khỏi đên Al Nourri.
(AFP) - Đua xe đạp: Tour de France bắt đầu tại Ý.
Các tay đua xe đạp Tour de France (Vòng đua Pháp Quốc) đã xuất phát
trưa nay tại Firenze ( Ý ). Các đội đua sẽ đến Pháp vào thứ ba tuần tới.
Năm nay, do Paris đón tiếp Thế Vận Hội Mùa Hè nên điểm đến của Tour de
France sẽ là thành phố Nice ở miền nam nước Pháp.
(AFP) - Bản nhạc nổi tiếng Boléro chỉ có một tác giả là nhạc sĩ Maurice Ravel (1875-1937).
Tòa Án Nanterre, ngoại ô Paris, hôm qua 28/06/2024 đã ra phán quyết như
trên và hệ quả kèm theo là tác phẩm không bị hạn chế sử dụng vì những
ly do « tác quyền ». Vụ kiện xuất phát từ chỗ gia đình của ông Alexandre
Benois khẳng định ông Benois, đã qua đời từ năm 1960, là đồng tác giả
của bản Boléro. Nếu được kiện thì tuyệt tác này của Maurice Ravel sẽ
tiếp tục được bảo vệ về mặt bản quyền cho đến tận năm 2039. Ngày
01/05/2016 bản Boléro hết thời hạn bảo hộ tác quyền. Ra mắt
công chúng lần đầu vào năm 1928 tác phẩm này của Rave đã « gây nên một
cơn sốt trong làng nghệ thuật Paris ». Đến nay, đây là một trong những
tác phẩm nhạc cổ điển hiếm hoi cho phép thu về hàng trăm triệu euro tiền
bản quyền.
(AFP) - Vài tiết lộ về lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris 2024 :
Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame, bảo tàng Louvre, bảo tàng Orsay... và sông
Seine sẽ là những điểm nhấn của lễ khai mạc Olympic 26/07/2024 tới đây.
Chương trình dự trù kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ với các màn biểu diễn,
diễu hành trải dọc theo sông Seine. Quảng trường Trocadéro dường như sẽ
là điểm « kết thúc » chương trình của lộ trình dài 6km. Paris huy động
3.000 vũ công, nhạc sĩ để chào đón thế giới và chờ đợi có tới 326.000
khán giả đi xem, hơn một tỷ khán giả theo dõi lễ khai mạc Olympic Paris
2024 qua truyền hình.
*************
Bầu cử tổng thống Iran : Hai phe bảo thủ và ôn hòa tiếp tục đối đầu nhau ở vòng 2
Thanh Hà
2–3 minutes
Cử
tri Iran được kêu gọi bầu lại tổng thống ở vòng hai vào ngày 05/07/2024
do sau cuộc bỏ phiếu hôm qua 28/06/2024 hai ứng cử viên về đầu cùng
không hội đủ 50 % phiếu ủng hộ. Bộ Nội Vụ Iran thông báo cử tri sẽ chọn
giữa hai ứng viên Massoud Pezeshkian có đường lối ôn hòa và Saïd Jalili
thuộc phe « cực kỳ bảo thủ » để thay thế tổng thống Ebrahim Raïssi, tử
nạn vào tháng 5.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Thông tín viên RFI tại Teheran, Siavosh Ghazi cho biết về kết quả bầu cử chính thức:
« Trước
hết tỷ lệ tham gia chỉ ở khoảng 40 % tức là thấp nhất trong một cuộc
bầu cử tổng thống từ sau cuộc Cách Mạng Hồi Giáo Iran năm 1976.
Mặc
dù chính quyền và các nhân vật nổi tiếng trong hàng ngũ ôn hòa và của
phe bảo thủ đã liên tục kêu gọi cử tri tham gia bỏ phiếu hôm qua, nhưng
60 % cử tri Iran vẫn từ chối thi hành phận sự công dân. Đây là dấu hiệu
công luận bất mãn vì tình trạng kinh tế tồi tệ, vì các đợt đàn áp từ sau
cái chết hồi tháng 9/2022 của cô Mahsa Amini.
Ứng cử viên thuộc cánh ôn hòa Massoud
Pezeshkian chỉ được 40 % cử tri ủng hộ. Ở góc đài bên kia, ứng viên cực
kỳ bảo thủ Saïd Jalili về nhì với 38,5 % số phiếu. Thêm vào đó, chủ
tịch Quốc hội Iran, cũng thuộc cánh bảo thủ, ông Mohammad Bagher
Ghalibaf thuyết phục được 14 % cử tri. Như vậy là bên bảo thủ chiếm được hơn 53 % phiếu bầu.
Cuộc
đối đầu vòng hai sẽ là giữa ứng viên cải cách Massoud Pezeshkian và
nhân vật cực kỳ bảo thủ Saïd Jalili. Trong kịch bản đó lá phiếu của
những người đã tẩy chay bầu cử ở vòng 1 sẽ mang tính quyết định. Trong
những ngày sắp tới, sẽ biết được là phe ôn hòa liệu có đủ sức huy động
cử tri trung thành với họ hay không. Nhưng mọi chuyện được báo trước là
sẽ không dễ dàng » ***********
Putin nói Nga có thể tái tục triển khai phi đạn tầm trung toàn cầu
Reuters
2–3 minutes
Tổng
thống Vladimir Putin ngày thứ Sáu nói rằng Nga nên tiếp tục sản xuất
phi đạn có năng lực hạt nhân tầm trung và tầm ngắn và sau đó xem xét nơi
triển khai chúng sau khi Mỹ đưa phi đạn tương tự tới Châu Âu và Châu Á.
Bước
đi này của ông Putin cuối cùng xóa bỏ tất cả những gì còn sót lại từ
một trong những hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng nhất thời Chiến
tranh Lạnh trong bối cảnh lo ngại rằng hai cường quốc hạt nhân lớn nhất
thế giới có thể bước vào một cuộc chạy đua vũ trang mới cùng với Trung
Quốc.
Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF), được Mikhail
Gorbachev và Ronald Reagan kí năm 1987, đánh dấu lần đầu tiên hai siêu
cường quốc đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân của họ và loại bỏ toàn bộ
hạng mục vũ khí hạt nhân.
Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump
chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 sau khi cho rằng Moscow
đang vi phạm hiệp ước, một cáo buộc mà Điện Kremlin liên tục phủ nhận và
coi đó là một cái cớ.
Nga sau đó đình chỉ phát triển các loại phi
đạn trước đây bị cấm theo hiệp ước INF - phi đạn đạn đạo và hành trình
bắn từ mặt đất có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km.
Ông Putin nói
Nga đã cam kết không triển khai những phi đạn như vậy nhưng Mỹ đã tiếp
tục sản xuất chúng, đưa chúng đến Đan Mạch để diễn tập và cũng đưa đến
Philippines.
“Chúng ta cần đáp trả điều này và đưa ra quyết định
về những gì chúng ta sẽ phải làm kế tiếp theo hướng này,” ông Putin nói
với Hội đồng An ninh Nga trong cuộc họp được chiếu trên truyền hình nhà
nước.
“Rõ ràng, chúng ta cần bắt đầu sản xuất các hệ thống tấn
công này và sau đó, dựa trên tình hình thực tế, đưa ra quyết định về nơi
triển khai chúng – nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho chúng ta,” ông
nói.
Nga và Mỹ, cho đến nay là các cường quốc hạt nhân lớn nhất,
đều bày tỏ tiếc nuối về sự đổ vỡ các hiệp ước kiểm soát vũ khí vốn nhằm
làm chậm cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh và giảm nguy cơ
chiến tranh hạt nhân.
***********
Tin tức thế giới 29-6: Ông Putin cân nhắc tên lửa tầm trung; ông Biden đặt mục tiêu đắc cử
NHẬT ĐĂNG
5–7 minutes
Phát
biểu ngày 27-6, ông Putin đề cập tới việc Nga nên tái khởi động việc
sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn có khả năng mang đầu đạn hạt
nhân.
Ông Putin đẩy mạnh tên lửa hạt nhân để đáp trả Mỹ
Theo
Reuters, Tổng thống Nga cho rằng Matxcơva phải cân nhắc nơi triển khai
số tên lửa trên, sau khi Mỹ đã mang các tên lửa tương ứng tới châu Âu và
châu Á.
Trước đây, Nga và Mỹ có một số hiệp ước về kiểm soát số
lượng vũ khí. Một trong các thỏa thuận giúp hạn chế chạy đua vũ trang
của hai nước là Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vốn
ký từ năm 1987.
Tuy nhiên những thỏa thuận này dần phai nhạt và bị
đình chỉ song song với mối quan hệ căng thẳng giữa Nga với Mỹ và phương
Tây nói chung. Nhiều ý kiến lo ngại rằng việc Nga đối đầu với sự phản
đối của các nước đồng minh của Mỹ trong cuộc xung đột Ukraine sẽ khiến
hai bên lao vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Theo ông Putin,
Nga đã cam kết không triển khai các tên lửa này, nhưng Mỹ đã tái khởi
động sản xuất và đưa tới Đan Mạch cũng như Philippines, vì vậy Nga cũng
phải có động thái.
"Chúng ta cần đáp trả và ra quyết định về những
gì mình phải làm theo hướng này. Rõ ràng chúng ta cần bắt đầu sản xuất
các hệ thống tấn công trên và sau đó, dựa trên tình huống thực tế, ra
quyết định về việc đặt nó ở đâu, nếu cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho
chúng ta", ông Putin nói trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Liên bang
Nga.
Nga phản đối Nhật Bản tập trận với NATO
Hôm
28-6, Nga lên tiếng phản đối kế hoạch của Nhật Bản về việc tham gia cuộc
tập trận chung với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại đảo
Hokkaido. Theo kế hoạch, Nhật Bản muốn tập trận với Đức và Tây Ban Nha
cuối tháng này.
Matxcơva xem sự mở rộng của NATO là mối nguy hại
cho an ninh quốc gia. Quan hệ giữa Nga và liên minh quân sự này đặc biệt
xấu sau khi Tổng thống Nga Putin phát động "chiến dịch quân sự đặc
biệt" ở Ukraine vào tháng 2-2022.
Nga cáo buộc Thủ tướng Nhật Bản
Kishida Fumio đang đặt Tokyo vào "một con đường dẫn tới leo thang nguy
hiểm". Theo đó, người Nga cảm thấy không thể chấp nhận với các động thái
quân sự ngoài khơi bờ biển vùng Viễn Đông nước này, đặc biệt khi đối
tượng tập trận chung lại là các thành viên NATO vốn dĩ ở rất xa khu vực.
Iran bầu tổng thống mới thay ông Raisi
Hôm
28-6, Iran tiến hành bỏ phiếu chọn tổng thống mới thay ông Ebrahim
Raisi, người đã thiệt mạng trong một vụ trực thăng gặp nạn gần đây.
Cuộc
bỏ phiếu này dồn nhiều sự tập trung vào ứng viên Masoud Pezeshkian, một
bác sĩ phẫu thuật tim ít được biết tới. Ông được xem là nhân vật duy
nhất theo đường lối "cải cách", và phải cạnh tranh với những ứng viên
theo đường lối cứng rắn và phù hợp với chính sách của Đại giáo chủ
Ayatollah Ali Khamenei.
Ông Khamenei là nhân vật quyền lực nhất
Iran, đã nắm quyền kể từ năm 1989. Dư luận quốc tế cho rằng cuộc bầu cử
lần này không tạo ra ảnh hưởng nào tới chính sách của Iran, nhưng sẽ
phác họa bức tranh Iran trong tương lai vì gợi mở đôi chút về nhân vật
tiềm năng kế nhiệm ông Khamenei, 85 tuổi.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra
trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở Trung Đông, xung quanh
cuộc chiến giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hamas của người Palestine ở
Dải Gaza. Iran được cho là nước bảo trợ cho hàng loạt tổ chức Hồi giáo
đang ủng hộ Hamas và tấn công Israel.
Ông Biden đặt mục tiêu đắc cử
Hôm
28-6, Tổng thống Mỹ Biden khẳng định ông đặt mục tiêu sẽ tái đắc cử tại
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, diễn ra vào tháng 11 tới.
Hiện
ông Biden là niềm hy vọng của Đảng Dân chủ và dự kiến sẽ gặp lại cựu
tổng thống Donald Trump (Đảng Cộng hòa) tại "trận chung kết".
Năm
2020, ông Biden đã đánh bại ông Trump trong một cuộc bầu cử tốn giấy
mực báo giới. Tuy nhiên trong năm nay, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy
ông đang có khả năng chiến thắng thấp hơn ông Trump.
Phát biểu
của ông Biden về "mục tiêu đắc cử" nêu trên gây chú ý vì được đưa ra
không lâu sau cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa ông và ông Trump.
Điều
đáng nói là ông Biden đã nhận nhiều đánh giá tiêu cực với lần xuất hiện
trên, khi nói lắp bắp, thều thào, và nhiều lúc không mạch lạc. Cả những
tờ báo vốn không thích ông Trump cũng phải thừa nhận ông Biden có 90
phút "thảm họa" ở Atlanta.
Nga và Ukraine tiếp tục giao tranh
Hôm
28-6, Reuters dẫn lời các quan chức Ukraine khẳng định một vụ tấn công
bằng tên lửa của Nga đã trúng tòa nhà dân cư 9 tầng ở thành phố Dnipro,
làm chết ít nhất 1 người và khiến 6 người khác bị thương.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko, số người chết có thể tăng lên khi nhiều nạn nhân còn kẹt trong đống đổ nát của tòa nhà.
Đây
là một trong những diễn biến mới nhất cuộc xung đột Nga - Ukraine, vốn
đã kéo sang năm thứ ba. Thời gian qua, hai bên đã liên tục tố đối phương
tấn công chết người tại các khu vực dân cư.
Hiện nay Ukraine bị
nhận xét đang rơi vào thế khó. Từ sau cuộc phản công bị đánh giá thất
bại năm ngoái, Kiev đã chứng kiến Matxcơva tạo bước tiến tại khắp vùng
đông và nam Ukraine. Bên cạnh đó Ukraine cũng khẳng định Nga đã mở "mặt
trận mới" ở vùng đông bắc gần thành phố Kharkov.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .