Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 21 -7 -2023

xxx

HoaLuc 6
*********

rfi.fr

Nga tập trận phóng tên lửa chống hạm trên Biển Đen

Trọng Nghĩa

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau những lời đe dọa tấn công vào tàu hướng đến các cảng của Ukraina, Matxcơva sáng 21/07/2023 loan báo một cuộc “tập trận” đã được lực lượng Nga tiến hành ở vùng tây bắc Biển Đen, với tên lửa chống hạm đã được khai hỏa để bắn hạ một mục tiêu trên biển.

Đăng ngày:

2 phút

Trong thông báo bộ Quốc Phòng Nga khẳng định: “Dữ liệu đo đạc từ xa và video giám sát từ drone trên không đã xác nhận thành công của cuộc tập trận. Tàu mục tiêu đã bị cuộc tấn công bằng tên lửa phá hủy”. Thông báo cũng nói thêm là lực lượng không quân của hạm đội Nga, cùng với các chiến hạm, đã “thực hiện các hành động nhằm cô lập khu vực tạm thời cấm tàu bè qua lại” “chặn bắt tàu”.

Ngày 19/07 Matxcơva cho biết kể từ ngày 20/07, mọi tàu đi qua Biển Đen để đến Ukraina bị coi là phương tiện có khả năng vận chuyển hàng quân sự và các quốc gia chủ nhân của tàu là bên tham chiến. Matxcơva còn nói rõ là “một số khu vực ở phía tây bắc và đông nam của vùng biển quốc tế ở Biển Đen đã được xem là tạm thời không an toàn cho việc qua lại”.

Ukraina cũng đe dọa tàu đến các cảng của Nga

Chính quyền Ukraina đã phản ứng và tuyên bố rằng kể từ ngày 21/07, Kiev cũng coi bất kỳ con tàu nào ở Biển Đen hướng đến các cảng hoặc lãnh thổ bị chiếm đóng của Nga là phương tiện có khả năng chở hàng quân sự.

Căng thẳng đã gia tăng trở lại trên Biển Đen kể từ khi Nga hủy bỏ thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina, vốn rất quan trọng đối với lương thực thế giới. Thỏa thuận này, được đàm phán dưới sự bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc, cho phép các tàu chở ngũ cốc rời các cảng Ukraina thông qua các hành lang hàng hải được bảo vệ.


**********

rfi.fr

Thái Lan: Đảng Tiến Bước ủng hộ ứng viên thủ tướng của đảng Pheu Thai

Trọng Thành

Đảng Move Forward/Tiến Bước (MFP), về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội Thái Lan hôm nay, 20/07/2023, cho biết sẽ ủng hộ ứng cử viên thủ tướng của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái). Tuyên bố được đưa ra hai ngày sau khi Quốc Hội Thái Lan bác tư cách ứng viên thủ tướng của lãnh đạo đảng Tiến Bước, ông Pita Limjaroenrat.

Đăng ngày:

2 phút

Doanh nhân Srettha Thavisin (trái) và nữ dân biểu Paetongtarn Shinawatra, trong cuộc họp báo của đảng Pheu Thai tại Bangkok, Thái Lan, ngày14/05/2023.
Doanh nhân Srettha Thavisin (trái) và nữ dân biểu Paetongtarn Shinawatra, trong cuộc họp báo của đảng Pheu Thai tại Bangkok, Thái Lan, ngày14/05/2023. AP - Wason Wanichakorn

‘‘Điều quan trọng nhất không phải là ông Pita trở thành thủ tướng Thái Lan, mà là Thái Lan có thể trở thành một đất nước dân chủ hay không’’. Trên đây là tuyên bố của tổng thư ký đảng Tiến Bước Chaitawat Tulathon với báo giới. Tổng thư ký đảng này cho biết: ‘‘trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội vào ngày 27/07, đảng Tiến Bước sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng Pheu Thai, tương tự như đảng Pheu Thai đã bầu cho ứng cử viên đảng Tiến Bước’’.

Đảng Pheu Thai của gia tộc Shinawatra, về nhì trong cuộc bầu cử Quốc Hội, tham gia liên minh tám đảng phái cùng với đảng Tiến Bước, từng hy vọng đưa Pita Limjaroenrat lên làm thủ tướng. Nhưng mục tiêu bất thành. Giờ đây, doanh nhân Srettha Thavisin, 60 tuổi, một trong các nhân vật chủ chốt của đảng Pheu Thai, dường như là người có nhiều khả năng trở thành ứng viên thủ tướng của liên minh các đảng ủng hộ dân chủ.

Đảng Tiến Bước chủ trương tổ chế độ quân chủ và cải tổ quân đội. Theo AFP, chính sự có mặt của đảng này trong liên minh hậu thuẫn ứng viên thủ tướng mới có thể một lần nữa khiến phe dân chủ thất bại. Đông đảo các thượng nghị sĩ dự kiến sẽ tiếp tục chống lại ứng viên của liên minh các đảng dân chủ. Theo AFP, trong trường hợp này, đảng Pheu Thai sẽ buộc phải liên minh với các đảng có lập trường hòa dịu hơn với quân đội.


***********

voatiengviet.com

Các chế tài mới của Mỹ ngăn chặn Nga tiếp cận nguồn cung cho chiến trường

Reuters

Hoa Kỳ ngày 20/7 áp đặt các chế tài liên quan đến Nga đối với gần 120 cá nhân và tổ chức nhằm ngăn chặn việc Moscow tiếp cận các thiết bị điện tử và các hàng hóa hỗ trợ cho cuộc xâm lược của họ tại Ukraine, Bộ Ngân khố và Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo.

Các biện pháp mới cũng được thiết kế để “làm giảm doanh thu của Nga từ lĩnh vực kim loại và khai thác mỏ, làm suy yếu khả năng năng lượng trong tương lai của nước này và làm giảm khả năng tiếp cận của Nga với hệ thống tài chính quốc tế”, Bộ Ngân khố cho biết trong một tuyên bố.

“Các hành động hôm nay thể hiện một bước nữa trong nỗ lực của chúng tôi nhằm hạn chế khả năng quân sự của Nga, khả năng tiếp cận nguồn cung cấp chiến trường và lợi nhuận kinh tế của nước này,” Thứ trưởng Bộ Ngân khố Wally Adeyemo cho biết trong tuyên bố.

Tòa đại sứ Nga tại Washington không trả lời yêu cầu bình luận.

Theo Bộ Ngoại giao, những người bị nhắm mục tiêu bao gồm một công dân Nga và một công dân Triều Tiên - Yong Hyok Rim - có liên hệ với ông Yevgeniy Prigozhin, thủ lĩnh nổi loạn của nhóm lính đánh thuê Wagner, vì đã giúp cung cấp đạn dược cho Nga.

Hai công ty quân sự tư nhân khác của Nga cũng bị chế tài, trong đó có Okhrana, thuộc sở hữu của công ty năng lượng khổng lồ Gazprom do Điện Kremlin kiểm soát.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết 6 thứ trưởng Nga, phó giám đốc cơ quan an ninh FSB và thống đốc vùng Smolensk đã bị nhắm mục tiêu.

Các chế tài này đóng băng bất kỳ tài sản nào tại Hoa Kỳ hoặc lợi ích trong tài sản tại Hoa Kỳ thuộc sở hữu của những người bị nhắm mục tiêu và cấm công dân Hoa Kỳ hoặc người sống ở Mỹ giao dịch với họ.

Ngoại trưởng Antony Blinken nói trong một tuyên bố rằng các biện pháp này “tiếp tục buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc xâm lược bất hợp pháp vào Ukraine và làm suy giảm khả năng hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của nước này”.

Các biện pháp này bắt nguồn từ các cam kết hỗ trợ Ukraine của các nhà lãnh đạo G7 và nhằm phá vỡ nỗ lực của Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt bằng cách mua các thiết bị điện tử, công nghệ và hàng hóa do nước ngoài sản xuất thông qua các bên thứ ba và các điểm trung chuyển bên ngoài Nga, Bộ Ngân khố Mỹ cho biết.

Nhiều thực thể bị nhắm mục tiêu này đã chuyển sang Nga các linh kiện điện tử được tìm thấy trong các hệ thống vũ khí của Nga được sử dụng để chống lại Ukraine, Bộ nói.

Các thực thể bao gồm các công ty có trụ sở tại Cộng hòa Kyrgyz, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Serbia, Bộ Ngân khố cho biết.

Các công ty này bao gồm LLC RM Design and Development, một công ty có trụ sở tại Cộng hòa Kyrgyz mà Bộ Ngân khố gọi là “một bên gửi hàng dồi dào” cho những người nhận ở Nga các hàng hóa với mục đích sử dụng dân sự và quân sự.

Ba công ty khác có trụ sở tại Cộng hòa Kyrgyz và chủ sở hữu người Nga của một trong số đó đã bị chế tài, Bộ Ngân khố nói.

Bộ cho biết các biện pháp này nhắm vào gần một chục thực thể Nga nhập khẩu công nghệ lưỡng dụng do nước ngoài sản xuất và gần 30 nhà sản xuất vũ khí và các viện liên hệ đến nghiên cứu quốc phòng của Nga.

Bộ Ngân khố Mỹ cho biết, 5 định chế tài chính của Nga đã bị chế tài như một phần trong nỗ lực nhằm “làm suy giảm” khả năng tiếp cận của Nga với hệ thống tài chính quốc tế.

***********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8. Văn phòng tổng thống Hàn Quốc hôm nay 20/07/2023 thông báo các lãnh đạo Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ gặp nhau vào tháng 8 tại Mỹ nhằm tăng cường hợp tác quân sự chống lại các mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ phía Bắc Triều Tiên. Quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Seoul đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay, trong bối cảnh lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un kêu gọi tăng cường phát triển vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.

(AFP) - Nga - Trung tập trận chung ở biển Nhật Bản. Theo bộ Quốc Phòng Nga, cuộc tập trận chung diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23/07/2023 nhằm « tăng cường hợp tác hàng hải giữa Nga và Trung Quốc, duy trì ổn định và hòa bình ở châu Á-Thái Bình Dương ». Thông cáo của bộ Quốc Phòng Nga không nêu cụ thể số tầu tham gia cuộc tập trận, mà chỉ cho biết có nhiều chiến hạm chống tầu ngầm và tầu hộ tống. Trước đó, Trung Quốc cho biết đã cử 5 tầu chiến và 4 máy bay trực thăng tham gia. Đây là lần thứ 6 kể từ năm 2019, Nga và Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận chung ở vùng biển Nhật Bản.

(NHK) - Nhật Bản sẽ mở rộng lệnh cấm xuất khẩu ô tô sang Nga. Có khả năng trong cuộc họp vào tuần tới, chính phủ Tokyo sẽ thông qua quyết định cấm xuất khẩu ô tô đã qua sử dụng do Nhật Bản sản xuất. Loại xe này rất được ưa chuộng ở Nga. Lệnh cấm xuất khẩu cũng sẽ được áp dụng cho các loại xe chạy diesel có dung tích xi lanh trên 1900 cm3, cũng như các loại xe hybrid và xe điện.

(Reuters) – Wagner huấn luyện lực lượng đặc nhiệm Belarus gần biên giới Ba Lan. Bộ Quốc phòng Belarus hôm nay 20/07/2023 thông báo rằng tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga đã bắt đầu chương trình huấn luyện các lực lượng đặc nhiệm của Belarus tại một cơ sở quân sự chỉ cách biên giới Ba Lan một vài dặm. Thủ lĩnh của Wagner, Yevgeny Prigozhin, xuất hiện trong một đoạn video được công bố hôm qua, đã chào đón các chiến binh của ông đến Belarus.

(AFP) - Phần Lan đóng cửa một lãnh sự Nga. Theo quyết định ngày 19/07/2023 của Helsinki, lãnh sự quán Nga tại Turku, tây nam Phần Lan, sẽ  ngưng hoạt động từ ngày 01/10 để đáp trả quyết định ngày 06/07 của Nga đóng cửa lãnh sự quán Phần Lan tại Saint-Peterburg do vụ Helsinki trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga bị cáo buộc « hoạt động tình báo ». Văn phòng thủ tướng Phần Lan cũng đang xem xét về tương lai của lãnh sự quán Nga ở Mariehamn, ở trên đảo Åland.

(AFP) - Liên Hiệp Châu Âu họp bàn về Thổ Nhĩ Kỳ. Lãnh đạo ngoại giao của 27 nước họp tại Bruxelles, Bỉ, ngày 20/07/2023, để bàn về khả năng tăng cường quan hệ với Ankara sau khi chính quyền tổng thống Erdogan đặt điều kiện nối lại đàm phán về kết nạp nước này vào Liên Âu, đổi lấy việc Ankara chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Âu vẫn bất đồng về tình hình của Chypre và vấn đề nhà nước pháp quyền. Ankara chú ý đến hai hồ sơ : Thỏa thuận liên minh thuế quan Thổ Nhĩ Kỳ-Liên Âu, được triển khai từ năm 1995, phải được thích ứng để tạo điện kiện hơn cho trao đổi thương mại ; Liên Âu nới lỏng điều kiện cấp thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

(AFP) – Bạo loạn ở Pháp : hơn 700 người lãnh án tù giam. Hơn ba tuần sau các cuộc bạo loạn ở Pháp do vụ thiếu niên Nahel bị một viên cảnh sát bắn chết, bộ trưởng Tư pháp Éric Dupond-Moretti, hôm qua, 19/07/2023, cho biết tổng cộng đã có hơn 1.000 người bị kết án, với gần 742 bị phạt tù giam.

(RFI) - Tập đoàn Ấn Độ Tata mở nhà máy sản xuất pin ô tô điện tại Anh. Ngày 19/07/2023, tập đoàn sở hữu thương hiệu Jaguar Land Rover cho biết sẽ đầu tư khoảng 4,7 tỉ đô la để mở nhà máy sản xuất pin được cho là lớn nhất châu Âu tại Bridgewater, tây nam Anh Quốc. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động khoảng 3 năm tới và tuyển dụng từ 5.000 đến 9.000 người. Sau 9 tháng đàm phán, thỏa thuận với Tata được cho là một thành công lớn của chính phủ thủ tướng Rishi Sunak, vì đây là khoản đầu tư lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô của Anh.

(AFP) - Một người Úc được cứu sống sau hai tháng lênh đênh trên biển. Ông Thimothy Shaddock cùng với con chó Bella đồng hành sống được nhờ cá sống và nước mưa trong suốt hai tháng. Con tầu hai thân Aloha Toa của họ bị hỏng sau khi gặp bão ở Đông Đại Tây Dương. Họ đã được một con tầu của Mêhicô cứu ở ngoài khơi, cách bờ biển khoảng 2.200 km hôm 18/07/2023. Timothy đã tặng chú chó cho thuyền trưởng con tầu đã cứu sống ông. Người đàn ông 54 tuổi đã nhặt được con chó này lang thang ở thành phố biển La Paz của Mêhicô lúc ông chuẩn bị ra khơi đến quần đảo Polynésie của Pháp, cách đó 6.000 km. 

(AFP) – Một sư tử sổ chuồng gần Berlin. Thành phố Berlin, Đức, hôm nay 20/07/2023, đang tiến hành các cuộc tìm kiếm quy mô lớn bằng trực thăng và drone ở phía nam thành phố, nhằm tìm kiếm một loài động vật hoang dã, được cho là một con sư tử ( cái ) sổ chuồng. Nhà chức trách đã yêu cầu người dân ở gần đó không ra khỏi nhà.


**********

Ảnh hưởng của Nga tại châu Phi : 1/5 Di sản thời Liên Xô

Đức Tâm

Nhân hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ hai được tổ chức tại Saint Petersburg, Nga,  trong hai ngày 27 và 28/07/2023, RFI và France 24 có loạt bài làm rõ ảnh hưởng của Nga tại châu Phi. RFI Tiếng Việt giới thiệu.

Đăng ngày:

4 phút

Dưới sự lãnh đạo của Nikita Khrouchtchev, Liên  Xô đã tiến hành nhiều hợp tác với châu Phi.
Dưới sự lãnh đạo của Nikita Khrouchtchev, Liên Xô đã tiến hành nhiều hợp tác với châu Phi. © Studio graphique FMM

Bài đầu tiên (*) trong loạt bài về « Ảnh hưởng của Nga tại châu Phi » đưa chúng ta đi ngược thời gian, trở về thời Liên Xô trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Nikita Khrouchchev, bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trương ương đảng Cộng Sản Liên Xô, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết, đã nhanh chóng nhận ra rằng để ngăn chặn khối phương Tây, cần ủng hộ các nước châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Luận điểm này do Nikita Khrouchtchev phát triển từ cuối những năm 1950, giờ đây được Matxcơva « dùng lại ». 

Trong một bài diễn văn hồi tháng 08/1961, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrouchtchev lên án những hành động của các thế lực đế quốc tại châu Phi. Ông tố cáo : « Chính các nước đế quốc đã tổ chức cuộc trấn áp đẫm máu những người yêu nước ở Congo, chính các nước này đã giết hại người anh hùng dân tộc Patrice Lumumba ».  

Dưới sự lãnh đạo của Khrouchtchev, Liên Xô đã tiến hành nhiều hợp tác với châu Phi. Bán ồ ạt vũ khí và huấn luyện quân sự, gửi chuyên gia, phát triển các cơ sở hạ tầng, cấp học bổng, rất nhiều sáng kiến và đa dạng. Hàng nghìn sinh viên tới học tại các trường đại học của Liên Xô.

« Hòa nhập với sinh viên Liên Xô »

Đối với một số người, thời gian học ở Liên Xô là một kinh nghiệm chua chát, khắc nghiệt, giữa phũ phàng và phân biệt chủng tộc, nhưng đó không phải là trường hợp của Louis-Patrice Ngagnon, được đi học ở Kiev trong những năm 1970. Ông cho RFI biết : « Chúng tôi đã được đào tạo rất, rất tốt. Đó thực sự là mối quan hệ hợp tác có lợi cho cả hai bên. Chúng tôi sang Liên Xô học trong những điều kiện thuận lợi nhất, bởi vì tất cả đều trong tầm tay của chúng tôi » và nhấn mạnh, « không có sự chia tách sinh viên. Chúng tôi hòa nhập với sinh viên Liên Xô và chúng tôi học cùng một chương trình ».

Kỹ sư người Congo này cho rằng kinh nghiệm đào tạo ở Liên Xô đã cho phép thế hệ của ông đào tạo thế hệ kế tiếp ở trong nước. Nếu như họ có được một trình độ nhất định khi hồi hương, thì không phải các sinh viên này đều trở thành một lực lượng cộng sản tiên phong, như Matxcơva hy vọng. Theo Tatiana Smirnova, nhà nhân chủng học, thuộc trung tâm FrancoPaix, đại học Québec, ở Montréal, đa số các nước vừa mới giành được độc lập đã « chơi » lá bài cạnh tranh giữa hai khối Đông-Tây.

Quan hệ phức tạp với Liên Xô

Chuyên gia Smirnova giải thích : « Cần nhấn mạnh là quan hệ giữa châu Phi và Liên Xô rất phức tạp, vượt ra bên ngoài hình ảnh đối đầu giữa hai khối Đông-Tây, giữa hai người Anh Cả tìm cách giúp đỡ các nước nghèo bị áp bức ». Các nước châu Phi không hài lòng chấp nhận đứng ở ngoại vi, mà ngược lại, bản thân họ rất năng động. « Lãnh đạo các nước châu Phi ít nhiều khai thác lá bài cạnh tranh giữa hai khối đối lập tùy theo cơ hội từng lúc ». Bà Smirnova đưa ra ví dụ Nigeria, « vào lúc đó, nước này đã khai thác rất tốt lá bài quan hệ với cả hai khối ».

Từ những năm 1980 trở đi, Liên Xô từng bước sụp đổ. Mối quan tâm đến châu Phi suy giảm. Nước Nga mới hầu như vắng bóng ở châu lục này cho đến những năm gần đây, khi giới lãnh đạo Nga dùng lại những lập luận có từ thời Liên Xô.

Bà Smirnova chỉ rõ : « Nước Nga giải phóng châu Phi khỏi chủ nghĩa đế quốc phương Tây ; hiển nhiên, lập luận này được xây dựng trên cơ sở quá khứ Liên Xô », nhưng « không thể nói rằng mối quan hệ hiện nay giữa Nga và châu Phi được tạo dựng từ mạng lưới các sinh viên cũ », tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô trước đây. Diễn giải này giờ đây được chấp nhận trong một bộ phận công luận châu Phi bị cảm thấy hẫng hụt do thất bại của các tiến trình dân chủ tiến hành không chọn vẹn, kể từ khi thoát khỏi chiến tranh lạnh. 

(* Tác giả François Mazet)


************
rfi.fr

Irak : Người biểu tình đốt đại sứ quán Thụy Điển ở Bagdad

Thu Hằng

Sáng sớm 20/07/2023, đông đảo người Irak ủng hộ lãnh đạo tôn giáo Moqtada Sadr đã tập trung biểu tình trước đại sứ quán Thụy Điển ở Bagdad để phản đối một vụ đốt kinh Coran thứ hai, có thể đã diễn ra ở Stockholm. Vào khoảng 3 giờ sáng, họ đã đốt tòa đại sứ. Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông. Hỏa hoạn được dập tắt nhưng hiện chưa rõ về quy mô thiệt hại.

Đăng ngày:

2 phút

Một người biểu tình giương chân dung của giáo sĩ  Moqtada al-Sadr trước sứ quán Thụy Điển, Bagdad, Irak, ngày 20/07/2023.
Một người biểu tình giương chân dung của giáo sĩ Moqtada al-Sadr trước sứ quán Thụy Điển, Bagdad, Irak, ngày 20/07/2023. REUTERS - AHMED SAAD

Theo một thông tín viên của AFP, những người biểu tình giương các cuốn kinh Coran và chân dung của Mohamed al-Sadr, một giáo sĩ có nhiều ảnh hưởng theo hệ phái Shia, và là cha của nhà lãnh đạo tôn giáo Moqtada Sadr nói trên để « lên án việc đốt kinh Coran » và « yêu cầu chính phủ Thụy Điển và chính phủ Irak chấm dứt kiểu làm này ». Sau nhiều giờ căng thẳng, xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát, tình hình ổn định trở lại vào buổi sáng.

Bộ Ngoại Giao Thụy Điển xác nhận với AFP là nhân viên đại sứ quán vẫn « an toàn ». Ngoại trưởng Tobias Billström nhận định « chuyện xảy ra là hoàn toàn không thể chấp nhận được và chính phủ kịch kiệt lên án những vụ tấn công này ». Đại biện Irak tại Stockholm đã bị bộ Ngoại Giao Thụy Điển triệu lên phản đối.

Bộ Ngoại Giao Irak ra thông cáo ngày 20/07 « lên án mạnh mẽ » vụ đốt đại sứ quán Thụy Điển ở Bagdad, yêu cầu lực lượng an ninh « khẩn trương mở điều tra » và đưa ra những biện pháp cần thiết để xác định các thủ phạm, trừng trị họ theo đúng luật. Tuy nhiên, theo một thông cáo chính thức, được AFP trích dẫn, Irak đã ra lệnh trục xuất nữ đại sứ Thụy Điển.

Vụ tấn công vào tòa đại sứ Thụy Điển tại Irak diễn ra vào lúc cảnh sát Thụy Điển cho phép một cuộc tập hợp nhỏ tại Stockholm ngày 20/07. Một trong những người tổ chức, Salwan Momika, người Irak tị nạn ở Thụy Điển, thông báo trên mạng Facebook là muốn đốt một cuốn kinh Coran và cờ Irak trước đại sứ quán của nước này. Chính người này đã đốt vài trang kinh Coran hôm 28/06 trước đền thờ Hồi Giáo lớn nhất ở Stockholm vào đúng dịp lễ hiến sinh Aid al-Adha quan trọng. Cộng đồng quốc tế đã chỉ trích gay gắt hành động của Momika.


**********

Vì sao Ukraine cứ phải nhắc phương Tây chuyển nhanh vũ khí?


Binh sĩ Ukraine tập luyện sử dụng xe tăng Leopard 2 trên thao trường Tây Ban Nha hồi tháng 3-2023 - Ảnh: AFP

Binh sĩ Ukraine tập luyện sử dụng xe tăng Leopard 2 trên thao trường Tây Ban Nha hồi tháng 3-2023 - Ảnh: AFP

Những lời hứa màu hồng với Ukraine

Ngày 11-7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Boris Pistorius công bố gói viện trợ quân sự mới nhất dành cho Ukraine. Gói này trị giá 700 triệu euro (785 triệu USD), bao gồm 2 hệ thống phòng không Patriot, 25 xe tăng Leopard 1, 40 xe chiến đấu bộ binh Marder, 20.000 viên đạn pháo…

Theo Viện Kinh tế thế giới Kiel, Berlin đã cam kết cho Ukraine 7,5 tỉ euro viện trợ quân sự, biến nước Đức trở thành quốc gia viện trợ quân sự cho Ukraine nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Trong khi đó, theo website của Hạ viện Anh, với việc đã cam kết viện trợ tổng cộng 4,6 tỉ bảng (5,9 tỉ USD), London trở thành nước ủng hộ quân sự cho Kiev đứng thứ ba thế giới.

Tính đến nay, Anh đã công bố viện trợ Ukraine nhiều khí tài chủ lực như xe tăng Challenger 2, tên lửa tầm xa Storm Shadow…

Bên cạnh Đức và Anh, tháng 3-2023, Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất giao cho Ukraine 1 triệu viên đạn pháo trong vòng 12 tháng tới.

Châu Âu gặp khó trong việc bảo vệ chính mình

Trái ngược những lời hứa màu hồng, theo ông Max Hastings - cựu tổng biên tập báo Telegraph, việc mua bán vũ khí của các nước châu Âu cho Ukraine đang trong tình trạng báo động.

Báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đưa ra nhận định khá bi quan: "Kho vũ khí của quân đội các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, cũng như của các nước thành viên EU đã bị rút sạch. Chúng chất đầy khí tài không sử dụng được và thiếu đạn dược trầm trọng".

Một trong những nguyên nhân chính của hiện trạng này là sự thiếu đầu tư cho quốc phòng kéo dài hàng chục năm. Theo Hãng tin Bloomberg, kể từ sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, các nước châu Âu đã cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng.

Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết ngân sách quốc phòng của các nước châu Âu (sau điều chỉnh lạm phát) đã giảm từ 343 tỉ USD vào năm 1988 xuống chỉ còn 275 tỉ USD vào năm 2013.

Việc châu Âu "tự tin" giảm chi quốc phòng phần lớn do sự ỷ lại vào NATO và chiếc ô bảo vệ của Mỹ, cùng với việc không còn thế lực quốc tế nào đủ mạnh để đe dọa sự tồn tại của họ. Năng lực quốc phòng của châu Âu do đó hiển nhiên bị suy yếu.

Trong đó, Đức là ví dụ tiêu biểu. Năm 2018, sự thiếu thiết bị, phương tiện và máy bay trong các đơn vị Đức phổ biến đến mức ủy viên Quốc hội Đức về lực lượng vũ trang khi ấy là ông Hans-Peter Bartels đã phải tuyên bố quân đội nước này không đạt chuẩn để bảo vệ mình hay các đồng minh NATO.

Tháng 5-2022, Chính phủ Đức công bố sẽ chi 100 tỉ euro (107 tỉ USD) để tái thiết quân đội. Tuy nhiên, gần một năm sau đó, tháng 3-2023, bà Eva Högl - người kế nhiệm của ông Bartels - cập nhật: "Tình hình mua bán quá chậm chạp. Các dự án đầu tiên đã bắt đầu, song binh lính của chúng ta vẫn chưa nhận đồng nào từ nguồn quỹ trên trong năm 2022".

Năng lực sản xuất hạn chế nghiêm trọng

Các công ty quốc phòng chuộng sản xuất vũ khí hiện đại, phức tạp hoặc vũ khí cá nhân hơn là pháo truyền thống - loại vũ khí được sử dụng nhiều bậc nhất trên chiến trường Ukraine - Ảnh: AFP

Các công ty quốc phòng chuộng sản xuất vũ khí hiện đại, phức tạp hoặc vũ khí cá nhân hơn là pháo truyền thống - loại vũ khí được sử dụng nhiều bậc nhất trên chiến trường Ukraine - Ảnh: AFP

Chính việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến khả năng sản xuất khí tài của các nước châu Âu chưa thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Ukraine.

Theo báo Washington Post, quân đội Ukraine hiện sử dụng 90.000 đến 140.000 viên đạn pháo mỗi tháng, nhiều hơn năng lực sản xuất 14.500 viên một tháng của cả Mỹ và EU.

Theo ông Hastings, dù EU và NATO đã tuyên bố sẽ đẩy nhanh tốc độ sản xuất vũ khí, nền công nghiệp quốc phòng các nước vẫn cần 2 đến 3 năm để có thể chuyển giao các lô đạn hay vật liệu cơ bản đầu tiên.

Tháng 10-2022, nhà thầu quốc phòng lớn nhất châu Âu BAE Systems cũng cho biết họ cần ít nhất 30 tháng để tái khởi động dây chuyền sản xuất pháo tự hành M777. Hãng tin Bloomberg khẳng định số đạn pháo 155mm - cỡ đạn ưa dùng của quân đội Kiev - mà Anh đã hứa với Ukraine cũng sẽ tốn khoảng thời gian tương tự.

Thêm vào đó, việc thiếu hụt chất bán dẫn cùng các khó khăn trong chuỗi cung ứng khiến thời gian chuyển giao một số loại phương tiện chiến đấu và xe bọc thép trì trệ lên đến 7 năm.

Sự việc còn trầm trọng hơn khi các công ty vũ khí lớn vẫn đang khá lưỡng lự trong việc mở rộng đầu tư vì lo sợ chiến sự tại Ukraine kết thúc đột ngột và chính phủ các nước từ chối mua lại số vũ khí họ sản xuất thừa.

Ông Hastings nhận định: "Việc chỉ trích các công ty châu Âu tính toán thiển cận trong khi chính phủ các nước không muốn tính đường xa là không công bằng".
***********

Tin tức thế giới 21-7: Nga dùng 90 drone, phóng 70 tên lửa tấn công Ukraine suốt 4 ngày


Lính cứu hỏa làm việc tại một tòa nhà hành chính bị hư hại nặng do bị tấn công bằng tên lửa ở Odessa, Ukraine ngày 20-7 - Ảnh: REUTERS

Lính cứu hỏa làm việc tại một tòa nhà hành chính bị hư hại nặng do bị tấn công bằng tên lửa ở Odessa, Ukraine ngày 20-7 - Ảnh: REUTERS

Tin tức thế giới nổi bật là xung đột Nga - Ukraine

* Ông Zelensky nói Nga tấn công dồn dập trong 4 ngày. Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Nga đã sử dụng gần 70 tên lửa các loại và gần 90 máy bay không người lái Shahed chỉ trong 4 ngày trong các cuộc tấn công vào thành phố Odessa, Mykolaiv và các địa điểm khác ở phía nam Ukraine, theo Đài CNN.

"Tất nhiên, các binh sĩ Ukraine đã bắn hạ được một số tên lửa và máy bay không người lái của kẻ thù. Tôi cảm ơn từng người bảo vệ bầu trời của chúng ta vì điều này" - ông Zelensky nói trong bài phát biểu hàng đêm hôm 20-7.

Nhưng ông cũng thừa nhận "thật không may, khả năng phòng không của Ukraine vẫn chưa đủ để bảo vệ toàn bộ bầu trời Ukraine".

Ông Zelensky thông tin thêm Ukraine đang làm việc với các đối tác "càng nhiều càng tốt" để có thêm các hệ thống phòng không, có thể đảm bảo an ninh cho Odessa và các thành phố khác trên cả nước.

* Đại sứ Nga bác âm mưu tấn công tàu dân sự ở Biển Đen sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc. Ngày 20-7, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov tuyên bố Nga không có ý định tấn công các tàu dân sự ở Biển Đen và đổ lỗi cho Ukraine, sau khi Mỹ cảnh báo về khả năng này, theo Hãng tin Reuters.

"Những nỗ lực nhằm quy kết Nga chuẩn bị một số cuộc tấn công vào các tàu dân sự là hoàn toàn sai sự thật" - ông Anatoly Antonov nói.

* Ukraine sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro để tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen. Theo Hãng tin Tass ngày 20-7, trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền trên tạp chí Time mới đây, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố Ukraine sẵn sàng chấp nhận bất kỳ rủi ro nào để tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc của mình qua Biển Đen.

Ông khẳng định Kiev bất chấp việc Nga rút khỏi thỏa thuận này và cảnh báo tất cả tàu đi đến các cảng của Ukraine ở Biển Đen có thể được coi là tàu chở hàng hóa quân sự.

"Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận bất kỳ rủi ro nào" - ông Kuleba nói, đồng thời khẳng định chính quyền Ukraine "không muốn tự ý đặt tính mạng của bất kỳ ai vào rủi ro".

Trong khi đó, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, cho biết những phát biểu của Ukraine và Nga về các khu vực không an toàn ở Biển Đen đang cản trở nỗ lực khôi phục lưu thông hàng hóa trên biển trong khu vực.

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns trong ảnh chụp ở Bắc Kinh hôm 8-7 - Ảnh: REUTERS

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns trong ảnh chụp ở Bắc Kinh hôm 8-7 - Ảnh: REUTERS

Các tin tức thế giới khác

* Báo Wall Street Journal: Tin tặc Trung Quốc truy cập email của đại sứ Mỹ. Ngày 20-7, báo Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin các tin tặc có liên hệ với Bắc Kinh đã truy cập tài khoản email (thư điện tử) của Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns.

Tờ báo cho rằng hoạt động vi phạm này nằm một phần trong hoạt động gián điệp được cho là đã xâm phạm ít nhất hàng trăm ngàn email cá nhân của chính phủ Mỹ.

Tài khoản của ông Daniel Kritenbrink, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cũng đã bị tin tặc tấn công.

Khi được hỏi về vụ truy cập tài khoản của hai nhà ngoại giao này, Bộ Ngoại giao từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào và cho biết cuộc điều tra của họ về hoạt động gián điệp nói trên đang diễn ra.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sắp tới thăm Úc, New Zealand, Tonga. Ngày 20-7, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo ông Blinken sẽ tới Nam Thái Bình Dương vào tuần tới trong bối cảnh Washington tìm cách củng cố vị thế của mình trong khu vực giữa lúc Trung Quốc cũng mở rộng ảnh hưởng tại đây, theo Hãng tin AFP.

Ông Blinken sẽ tới đảo Tonga vào ngày 26-7 để dự lễ khánh thành đại sứ quán mới của Mỹ, trước khi tới Úc và New Zealand.

* Google thử nghiệm công cụ viết tin tức bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Ngày 20-7, công ty công nghệ Google (Mỹ) cho biết họ đang hợp tác với các nhà xuất bản tin tức để thiết kế một công cụ mới được AI hỗ trợ nhằm giúp các nhà báo tường thuật và viết tin tức.

Công cụ mới - được biết đến với tên nội bộ là Genesis - đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Báo New York Times đang cùng báo Washington Post và báo Wall Street Journal của Mỹ hợp tác thử nghiệm sản phẩm mới.

* Phi công trực thăng thiệt mạng khi chiến đấu với cháy rừng ở Canada. Theo Hãng tin AFP, ngày 20-5, cảnh sát Canada cho biết một phi công đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trực thăng ở phía tây Canada, trong lúc chiến đấu với đám cháy rừng đang tàn phá nước này.

Ủy ban An toàn giao thông Canada thông tin máy bay "đã va chạm với địa hình trong quá trình chữa cháy" và vụ tai nạn xảy ra ở một địa điểm xa xôi. Phi công này là người thứ ba thiệt mạng khi chiến đấu với cháy rừng gần đây ở Canada, sau khi hai lính cứu hỏa thiệt mạng vào tuần trước.

Voi ở Vân Nam, Trung Quốc

Một con voi con châu Á đang chơi đùa với mẹ tại huyện tự trị dân tộc Di-Cáp Nê Giang Thành, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, vào ngày 19-7-2023. Voi châu Á, một loài quan trọng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đang được bảo vệ cấp quốc gia ở Trung Quốc. Bức ảnh này được Hãng tin Tân Hoa xã đăng trong bài viết có tiêu đề "Người và voi chung sống ở Vân Nam, tây nam Trung Quốc" - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Một con voi con châu Á đang chơi đùa với mẹ tại huyện tự trị dân tộc Di-Cáp Nê Giang Thành, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, vào ngày 19-7-2023. Voi châu Á, một loài quan trọng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đang được bảo vệ cấp quốc gia ở Trung Quốc. Bức ảnh này được Hãng tin Tân Hoa xã đăng trong bài viết có tiêu đề "Người và voi chung sống ở Vân Nam, tây nam Trung Quốc" - Ảnh: TÂN HOA XÃ


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 21 -7 -2023

xxx

HoaLuc 6
*********

rfi.fr

Nga tập trận phóng tên lửa chống hạm trên Biển Đen

Trọng Nghĩa

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau những lời đe dọa tấn công vào tàu hướng đến các cảng của Ukraina, Matxcơva sáng 21/07/2023 loan báo một cuộc “tập trận” đã được lực lượng Nga tiến hành ở vùng tây bắc Biển Đen, với tên lửa chống hạm đã được khai hỏa để bắn hạ một mục tiêu trên biển.

Đăng ngày:

2 phút

Trong thông báo bộ Quốc Phòng Nga khẳng định: “Dữ liệu đo đạc từ xa và video giám sát từ drone trên không đã xác nhận thành công của cuộc tập trận. Tàu mục tiêu đã bị cuộc tấn công bằng tên lửa phá hủy”. Thông báo cũng nói thêm là lực lượng không quân của hạm đội Nga, cùng với các chiến hạm, đã “thực hiện các hành động nhằm cô lập khu vực tạm thời cấm tàu bè qua lại” “chặn bắt tàu”.

Ngày 19/07 Matxcơva cho biết kể từ ngày 20/07, mọi tàu đi qua Biển Đen để đến Ukraina bị coi là phương tiện có khả năng vận chuyển hàng quân sự và các quốc gia chủ nhân của tàu là bên tham chiến. Matxcơva còn nói rõ là “một số khu vực ở phía tây bắc và đông nam của vùng biển quốc tế ở Biển Đen đã được xem là tạm thời không an toàn cho việc qua lại”.

Ukraina cũng đe dọa tàu đến các cảng của Nga

Chính quyền Ukraina đã phản ứng và tuyên bố rằng kể từ ngày 21/07, Kiev cũng coi bất kỳ con tàu nào ở Biển Đen hướng đến các cảng hoặc lãnh thổ bị chiếm đóng của Nga là phương tiện có khả năng chở hàng quân sự.

Căng thẳng đã gia tăng trở lại trên Biển Đen kể từ khi Nga hủy bỏ thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina, vốn rất quan trọng đối với lương thực thế giới. Thỏa thuận này, được đàm phán dưới sự bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc, cho phép các tàu chở ngũ cốc rời các cảng Ukraina thông qua các hành lang hàng hải được bảo vệ.


**********

rfi.fr

Thái Lan: Đảng Tiến Bước ủng hộ ứng viên thủ tướng của đảng Pheu Thai

Trọng Thành

Đảng Move Forward/Tiến Bước (MFP), về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội Thái Lan hôm nay, 20/07/2023, cho biết sẽ ủng hộ ứng cử viên thủ tướng của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái). Tuyên bố được đưa ra hai ngày sau khi Quốc Hội Thái Lan bác tư cách ứng viên thủ tướng của lãnh đạo đảng Tiến Bước, ông Pita Limjaroenrat.

Đăng ngày:

2 phút

Doanh nhân Srettha Thavisin (trái) và nữ dân biểu Paetongtarn Shinawatra, trong cuộc họp báo của đảng Pheu Thai tại Bangkok, Thái Lan, ngày14/05/2023.
Doanh nhân Srettha Thavisin (trái) và nữ dân biểu Paetongtarn Shinawatra, trong cuộc họp báo của đảng Pheu Thai tại Bangkok, Thái Lan, ngày14/05/2023. AP - Wason Wanichakorn

‘‘Điều quan trọng nhất không phải là ông Pita trở thành thủ tướng Thái Lan, mà là Thái Lan có thể trở thành một đất nước dân chủ hay không’’. Trên đây là tuyên bố của tổng thư ký đảng Tiến Bước Chaitawat Tulathon với báo giới. Tổng thư ký đảng này cho biết: ‘‘trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội vào ngày 27/07, đảng Tiến Bước sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng Pheu Thai, tương tự như đảng Pheu Thai đã bầu cho ứng cử viên đảng Tiến Bước’’.

Đảng Pheu Thai của gia tộc Shinawatra, về nhì trong cuộc bầu cử Quốc Hội, tham gia liên minh tám đảng phái cùng với đảng Tiến Bước, từng hy vọng đưa Pita Limjaroenrat lên làm thủ tướng. Nhưng mục tiêu bất thành. Giờ đây, doanh nhân Srettha Thavisin, 60 tuổi, một trong các nhân vật chủ chốt của đảng Pheu Thai, dường như là người có nhiều khả năng trở thành ứng viên thủ tướng của liên minh các đảng ủng hộ dân chủ.

Đảng Tiến Bước chủ trương tổ chế độ quân chủ và cải tổ quân đội. Theo AFP, chính sự có mặt của đảng này trong liên minh hậu thuẫn ứng viên thủ tướng mới có thể một lần nữa khiến phe dân chủ thất bại. Đông đảo các thượng nghị sĩ dự kiến sẽ tiếp tục chống lại ứng viên của liên minh các đảng dân chủ. Theo AFP, trong trường hợp này, đảng Pheu Thai sẽ buộc phải liên minh với các đảng có lập trường hòa dịu hơn với quân đội.


***********

voatiengviet.com

Các chế tài mới của Mỹ ngăn chặn Nga tiếp cận nguồn cung cho chiến trường

Reuters

Hoa Kỳ ngày 20/7 áp đặt các chế tài liên quan đến Nga đối với gần 120 cá nhân và tổ chức nhằm ngăn chặn việc Moscow tiếp cận các thiết bị điện tử và các hàng hóa hỗ trợ cho cuộc xâm lược của họ tại Ukraine, Bộ Ngân khố và Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo.

Các biện pháp mới cũng được thiết kế để “làm giảm doanh thu của Nga từ lĩnh vực kim loại và khai thác mỏ, làm suy yếu khả năng năng lượng trong tương lai của nước này và làm giảm khả năng tiếp cận của Nga với hệ thống tài chính quốc tế”, Bộ Ngân khố cho biết trong một tuyên bố.

“Các hành động hôm nay thể hiện một bước nữa trong nỗ lực của chúng tôi nhằm hạn chế khả năng quân sự của Nga, khả năng tiếp cận nguồn cung cấp chiến trường và lợi nhuận kinh tế của nước này,” Thứ trưởng Bộ Ngân khố Wally Adeyemo cho biết trong tuyên bố.

Tòa đại sứ Nga tại Washington không trả lời yêu cầu bình luận.

Theo Bộ Ngoại giao, những người bị nhắm mục tiêu bao gồm một công dân Nga và một công dân Triều Tiên - Yong Hyok Rim - có liên hệ với ông Yevgeniy Prigozhin, thủ lĩnh nổi loạn của nhóm lính đánh thuê Wagner, vì đã giúp cung cấp đạn dược cho Nga.

Hai công ty quân sự tư nhân khác của Nga cũng bị chế tài, trong đó có Okhrana, thuộc sở hữu của công ty năng lượng khổng lồ Gazprom do Điện Kremlin kiểm soát.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết 6 thứ trưởng Nga, phó giám đốc cơ quan an ninh FSB và thống đốc vùng Smolensk đã bị nhắm mục tiêu.

Các chế tài này đóng băng bất kỳ tài sản nào tại Hoa Kỳ hoặc lợi ích trong tài sản tại Hoa Kỳ thuộc sở hữu của những người bị nhắm mục tiêu và cấm công dân Hoa Kỳ hoặc người sống ở Mỹ giao dịch với họ.

Ngoại trưởng Antony Blinken nói trong một tuyên bố rằng các biện pháp này “tiếp tục buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc xâm lược bất hợp pháp vào Ukraine và làm suy giảm khả năng hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của nước này”.

Các biện pháp này bắt nguồn từ các cam kết hỗ trợ Ukraine của các nhà lãnh đạo G7 và nhằm phá vỡ nỗ lực của Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt bằng cách mua các thiết bị điện tử, công nghệ và hàng hóa do nước ngoài sản xuất thông qua các bên thứ ba và các điểm trung chuyển bên ngoài Nga, Bộ Ngân khố Mỹ cho biết.

Nhiều thực thể bị nhắm mục tiêu này đã chuyển sang Nga các linh kiện điện tử được tìm thấy trong các hệ thống vũ khí của Nga được sử dụng để chống lại Ukraine, Bộ nói.

Các thực thể bao gồm các công ty có trụ sở tại Cộng hòa Kyrgyz, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Serbia, Bộ Ngân khố cho biết.

Các công ty này bao gồm LLC RM Design and Development, một công ty có trụ sở tại Cộng hòa Kyrgyz mà Bộ Ngân khố gọi là “một bên gửi hàng dồi dào” cho những người nhận ở Nga các hàng hóa với mục đích sử dụng dân sự và quân sự.

Ba công ty khác có trụ sở tại Cộng hòa Kyrgyz và chủ sở hữu người Nga của một trong số đó đã bị chế tài, Bộ Ngân khố nói.

Bộ cho biết các biện pháp này nhắm vào gần một chục thực thể Nga nhập khẩu công nghệ lưỡng dụng do nước ngoài sản xuất và gần 30 nhà sản xuất vũ khí và các viện liên hệ đến nghiên cứu quốc phòng của Nga.

Bộ Ngân khố Mỹ cho biết, 5 định chế tài chính của Nga đã bị chế tài như một phần trong nỗ lực nhằm “làm suy giảm” khả năng tiếp cận của Nga với hệ thống tài chính quốc tế.

***********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8. Văn phòng tổng thống Hàn Quốc hôm nay 20/07/2023 thông báo các lãnh đạo Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ gặp nhau vào tháng 8 tại Mỹ nhằm tăng cường hợp tác quân sự chống lại các mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ phía Bắc Triều Tiên. Quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Seoul đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay, trong bối cảnh lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un kêu gọi tăng cường phát triển vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.

(AFP) - Nga - Trung tập trận chung ở biển Nhật Bản. Theo bộ Quốc Phòng Nga, cuộc tập trận chung diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23/07/2023 nhằm « tăng cường hợp tác hàng hải giữa Nga và Trung Quốc, duy trì ổn định và hòa bình ở châu Á-Thái Bình Dương ». Thông cáo của bộ Quốc Phòng Nga không nêu cụ thể số tầu tham gia cuộc tập trận, mà chỉ cho biết có nhiều chiến hạm chống tầu ngầm và tầu hộ tống. Trước đó, Trung Quốc cho biết đã cử 5 tầu chiến và 4 máy bay trực thăng tham gia. Đây là lần thứ 6 kể từ năm 2019, Nga và Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận chung ở vùng biển Nhật Bản.

(NHK) - Nhật Bản sẽ mở rộng lệnh cấm xuất khẩu ô tô sang Nga. Có khả năng trong cuộc họp vào tuần tới, chính phủ Tokyo sẽ thông qua quyết định cấm xuất khẩu ô tô đã qua sử dụng do Nhật Bản sản xuất. Loại xe này rất được ưa chuộng ở Nga. Lệnh cấm xuất khẩu cũng sẽ được áp dụng cho các loại xe chạy diesel có dung tích xi lanh trên 1900 cm3, cũng như các loại xe hybrid và xe điện.

(Reuters) – Wagner huấn luyện lực lượng đặc nhiệm Belarus gần biên giới Ba Lan. Bộ Quốc phòng Belarus hôm nay 20/07/2023 thông báo rằng tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga đã bắt đầu chương trình huấn luyện các lực lượng đặc nhiệm của Belarus tại một cơ sở quân sự chỉ cách biên giới Ba Lan một vài dặm. Thủ lĩnh của Wagner, Yevgeny Prigozhin, xuất hiện trong một đoạn video được công bố hôm qua, đã chào đón các chiến binh của ông đến Belarus.

(AFP) - Phần Lan đóng cửa một lãnh sự Nga. Theo quyết định ngày 19/07/2023 của Helsinki, lãnh sự quán Nga tại Turku, tây nam Phần Lan, sẽ  ngưng hoạt động từ ngày 01/10 để đáp trả quyết định ngày 06/07 của Nga đóng cửa lãnh sự quán Phần Lan tại Saint-Peterburg do vụ Helsinki trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga bị cáo buộc « hoạt động tình báo ». Văn phòng thủ tướng Phần Lan cũng đang xem xét về tương lai của lãnh sự quán Nga ở Mariehamn, ở trên đảo Åland.

(AFP) - Liên Hiệp Châu Âu họp bàn về Thổ Nhĩ Kỳ. Lãnh đạo ngoại giao của 27 nước họp tại Bruxelles, Bỉ, ngày 20/07/2023, để bàn về khả năng tăng cường quan hệ với Ankara sau khi chính quyền tổng thống Erdogan đặt điều kiện nối lại đàm phán về kết nạp nước này vào Liên Âu, đổi lấy việc Ankara chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Âu vẫn bất đồng về tình hình của Chypre và vấn đề nhà nước pháp quyền. Ankara chú ý đến hai hồ sơ : Thỏa thuận liên minh thuế quan Thổ Nhĩ Kỳ-Liên Âu, được triển khai từ năm 1995, phải được thích ứng để tạo điện kiện hơn cho trao đổi thương mại ; Liên Âu nới lỏng điều kiện cấp thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

(AFP) – Bạo loạn ở Pháp : hơn 700 người lãnh án tù giam. Hơn ba tuần sau các cuộc bạo loạn ở Pháp do vụ thiếu niên Nahel bị một viên cảnh sát bắn chết, bộ trưởng Tư pháp Éric Dupond-Moretti, hôm qua, 19/07/2023, cho biết tổng cộng đã có hơn 1.000 người bị kết án, với gần 742 bị phạt tù giam.

(RFI) - Tập đoàn Ấn Độ Tata mở nhà máy sản xuất pin ô tô điện tại Anh. Ngày 19/07/2023, tập đoàn sở hữu thương hiệu Jaguar Land Rover cho biết sẽ đầu tư khoảng 4,7 tỉ đô la để mở nhà máy sản xuất pin được cho là lớn nhất châu Âu tại Bridgewater, tây nam Anh Quốc. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động khoảng 3 năm tới và tuyển dụng từ 5.000 đến 9.000 người. Sau 9 tháng đàm phán, thỏa thuận với Tata được cho là một thành công lớn của chính phủ thủ tướng Rishi Sunak, vì đây là khoản đầu tư lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô của Anh.

(AFP) - Một người Úc được cứu sống sau hai tháng lênh đênh trên biển. Ông Thimothy Shaddock cùng với con chó Bella đồng hành sống được nhờ cá sống và nước mưa trong suốt hai tháng. Con tầu hai thân Aloha Toa của họ bị hỏng sau khi gặp bão ở Đông Đại Tây Dương. Họ đã được một con tầu của Mêhicô cứu ở ngoài khơi, cách bờ biển khoảng 2.200 km hôm 18/07/2023. Timothy đã tặng chú chó cho thuyền trưởng con tầu đã cứu sống ông. Người đàn ông 54 tuổi đã nhặt được con chó này lang thang ở thành phố biển La Paz của Mêhicô lúc ông chuẩn bị ra khơi đến quần đảo Polynésie của Pháp, cách đó 6.000 km. 

(AFP) – Một sư tử sổ chuồng gần Berlin. Thành phố Berlin, Đức, hôm nay 20/07/2023, đang tiến hành các cuộc tìm kiếm quy mô lớn bằng trực thăng và drone ở phía nam thành phố, nhằm tìm kiếm một loài động vật hoang dã, được cho là một con sư tử ( cái ) sổ chuồng. Nhà chức trách đã yêu cầu người dân ở gần đó không ra khỏi nhà.


**********

Ảnh hưởng của Nga tại châu Phi : 1/5 Di sản thời Liên Xô

Đức Tâm

Nhân hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ hai được tổ chức tại Saint Petersburg, Nga,  trong hai ngày 27 và 28/07/2023, RFI và France 24 có loạt bài làm rõ ảnh hưởng của Nga tại châu Phi. RFI Tiếng Việt giới thiệu.

Đăng ngày:

4 phút

Dưới sự lãnh đạo của Nikita Khrouchtchev, Liên  Xô đã tiến hành nhiều hợp tác với châu Phi.
Dưới sự lãnh đạo của Nikita Khrouchtchev, Liên Xô đã tiến hành nhiều hợp tác với châu Phi. © Studio graphique FMM

Bài đầu tiên (*) trong loạt bài về « Ảnh hưởng của Nga tại châu Phi » đưa chúng ta đi ngược thời gian, trở về thời Liên Xô trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Nikita Khrouchchev, bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trương ương đảng Cộng Sản Liên Xô, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết, đã nhanh chóng nhận ra rằng để ngăn chặn khối phương Tây, cần ủng hộ các nước châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Luận điểm này do Nikita Khrouchtchev phát triển từ cuối những năm 1950, giờ đây được Matxcơva « dùng lại ». 

Trong một bài diễn văn hồi tháng 08/1961, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrouchtchev lên án những hành động của các thế lực đế quốc tại châu Phi. Ông tố cáo : « Chính các nước đế quốc đã tổ chức cuộc trấn áp đẫm máu những người yêu nước ở Congo, chính các nước này đã giết hại người anh hùng dân tộc Patrice Lumumba ».  

Dưới sự lãnh đạo của Khrouchtchev, Liên Xô đã tiến hành nhiều hợp tác với châu Phi. Bán ồ ạt vũ khí và huấn luyện quân sự, gửi chuyên gia, phát triển các cơ sở hạ tầng, cấp học bổng, rất nhiều sáng kiến và đa dạng. Hàng nghìn sinh viên tới học tại các trường đại học của Liên Xô.

« Hòa nhập với sinh viên Liên Xô »

Đối với một số người, thời gian học ở Liên Xô là một kinh nghiệm chua chát, khắc nghiệt, giữa phũ phàng và phân biệt chủng tộc, nhưng đó không phải là trường hợp của Louis-Patrice Ngagnon, được đi học ở Kiev trong những năm 1970. Ông cho RFI biết : « Chúng tôi đã được đào tạo rất, rất tốt. Đó thực sự là mối quan hệ hợp tác có lợi cho cả hai bên. Chúng tôi sang Liên Xô học trong những điều kiện thuận lợi nhất, bởi vì tất cả đều trong tầm tay của chúng tôi » và nhấn mạnh, « không có sự chia tách sinh viên. Chúng tôi hòa nhập với sinh viên Liên Xô và chúng tôi học cùng một chương trình ».

Kỹ sư người Congo này cho rằng kinh nghiệm đào tạo ở Liên Xô đã cho phép thế hệ của ông đào tạo thế hệ kế tiếp ở trong nước. Nếu như họ có được một trình độ nhất định khi hồi hương, thì không phải các sinh viên này đều trở thành một lực lượng cộng sản tiên phong, như Matxcơva hy vọng. Theo Tatiana Smirnova, nhà nhân chủng học, thuộc trung tâm FrancoPaix, đại học Québec, ở Montréal, đa số các nước vừa mới giành được độc lập đã « chơi » lá bài cạnh tranh giữa hai khối Đông-Tây.

Quan hệ phức tạp với Liên Xô

Chuyên gia Smirnova giải thích : « Cần nhấn mạnh là quan hệ giữa châu Phi và Liên Xô rất phức tạp, vượt ra bên ngoài hình ảnh đối đầu giữa hai khối Đông-Tây, giữa hai người Anh Cả tìm cách giúp đỡ các nước nghèo bị áp bức ». Các nước châu Phi không hài lòng chấp nhận đứng ở ngoại vi, mà ngược lại, bản thân họ rất năng động. « Lãnh đạo các nước châu Phi ít nhiều khai thác lá bài cạnh tranh giữa hai khối đối lập tùy theo cơ hội từng lúc ». Bà Smirnova đưa ra ví dụ Nigeria, « vào lúc đó, nước này đã khai thác rất tốt lá bài quan hệ với cả hai khối ».

Từ những năm 1980 trở đi, Liên Xô từng bước sụp đổ. Mối quan tâm đến châu Phi suy giảm. Nước Nga mới hầu như vắng bóng ở châu lục này cho đến những năm gần đây, khi giới lãnh đạo Nga dùng lại những lập luận có từ thời Liên Xô.

Bà Smirnova chỉ rõ : « Nước Nga giải phóng châu Phi khỏi chủ nghĩa đế quốc phương Tây ; hiển nhiên, lập luận này được xây dựng trên cơ sở quá khứ Liên Xô », nhưng « không thể nói rằng mối quan hệ hiện nay giữa Nga và châu Phi được tạo dựng từ mạng lưới các sinh viên cũ », tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô trước đây. Diễn giải này giờ đây được chấp nhận trong một bộ phận công luận châu Phi bị cảm thấy hẫng hụt do thất bại của các tiến trình dân chủ tiến hành không chọn vẹn, kể từ khi thoát khỏi chiến tranh lạnh. 

(* Tác giả François Mazet)


************
rfi.fr

Irak : Người biểu tình đốt đại sứ quán Thụy Điển ở Bagdad

Thu Hằng

Sáng sớm 20/07/2023, đông đảo người Irak ủng hộ lãnh đạo tôn giáo Moqtada Sadr đã tập trung biểu tình trước đại sứ quán Thụy Điển ở Bagdad để phản đối một vụ đốt kinh Coran thứ hai, có thể đã diễn ra ở Stockholm. Vào khoảng 3 giờ sáng, họ đã đốt tòa đại sứ. Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông. Hỏa hoạn được dập tắt nhưng hiện chưa rõ về quy mô thiệt hại.

Đăng ngày:

2 phút

Một người biểu tình giương chân dung của giáo sĩ  Moqtada al-Sadr trước sứ quán Thụy Điển, Bagdad, Irak, ngày 20/07/2023.
Một người biểu tình giương chân dung của giáo sĩ Moqtada al-Sadr trước sứ quán Thụy Điển, Bagdad, Irak, ngày 20/07/2023. REUTERS - AHMED SAAD

Theo một thông tín viên của AFP, những người biểu tình giương các cuốn kinh Coran và chân dung của Mohamed al-Sadr, một giáo sĩ có nhiều ảnh hưởng theo hệ phái Shia, và là cha của nhà lãnh đạo tôn giáo Moqtada Sadr nói trên để « lên án việc đốt kinh Coran » và « yêu cầu chính phủ Thụy Điển và chính phủ Irak chấm dứt kiểu làm này ». Sau nhiều giờ căng thẳng, xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát, tình hình ổn định trở lại vào buổi sáng.

Bộ Ngoại Giao Thụy Điển xác nhận với AFP là nhân viên đại sứ quán vẫn « an toàn ». Ngoại trưởng Tobias Billström nhận định « chuyện xảy ra là hoàn toàn không thể chấp nhận được và chính phủ kịch kiệt lên án những vụ tấn công này ». Đại biện Irak tại Stockholm đã bị bộ Ngoại Giao Thụy Điển triệu lên phản đối.

Bộ Ngoại Giao Irak ra thông cáo ngày 20/07 « lên án mạnh mẽ » vụ đốt đại sứ quán Thụy Điển ở Bagdad, yêu cầu lực lượng an ninh « khẩn trương mở điều tra » và đưa ra những biện pháp cần thiết để xác định các thủ phạm, trừng trị họ theo đúng luật. Tuy nhiên, theo một thông cáo chính thức, được AFP trích dẫn, Irak đã ra lệnh trục xuất nữ đại sứ Thụy Điển.

Vụ tấn công vào tòa đại sứ Thụy Điển tại Irak diễn ra vào lúc cảnh sát Thụy Điển cho phép một cuộc tập hợp nhỏ tại Stockholm ngày 20/07. Một trong những người tổ chức, Salwan Momika, người Irak tị nạn ở Thụy Điển, thông báo trên mạng Facebook là muốn đốt một cuốn kinh Coran và cờ Irak trước đại sứ quán của nước này. Chính người này đã đốt vài trang kinh Coran hôm 28/06 trước đền thờ Hồi Giáo lớn nhất ở Stockholm vào đúng dịp lễ hiến sinh Aid al-Adha quan trọng. Cộng đồng quốc tế đã chỉ trích gay gắt hành động của Momika.


**********

Vì sao Ukraine cứ phải nhắc phương Tây chuyển nhanh vũ khí?


Binh sĩ Ukraine tập luyện sử dụng xe tăng Leopard 2 trên thao trường Tây Ban Nha hồi tháng 3-2023 - Ảnh: AFP

Binh sĩ Ukraine tập luyện sử dụng xe tăng Leopard 2 trên thao trường Tây Ban Nha hồi tháng 3-2023 - Ảnh: AFP

Những lời hứa màu hồng với Ukraine

Ngày 11-7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Boris Pistorius công bố gói viện trợ quân sự mới nhất dành cho Ukraine. Gói này trị giá 700 triệu euro (785 triệu USD), bao gồm 2 hệ thống phòng không Patriot, 25 xe tăng Leopard 1, 40 xe chiến đấu bộ binh Marder, 20.000 viên đạn pháo…

Theo Viện Kinh tế thế giới Kiel, Berlin đã cam kết cho Ukraine 7,5 tỉ euro viện trợ quân sự, biến nước Đức trở thành quốc gia viện trợ quân sự cho Ukraine nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Trong khi đó, theo website của Hạ viện Anh, với việc đã cam kết viện trợ tổng cộng 4,6 tỉ bảng (5,9 tỉ USD), London trở thành nước ủng hộ quân sự cho Kiev đứng thứ ba thế giới.

Tính đến nay, Anh đã công bố viện trợ Ukraine nhiều khí tài chủ lực như xe tăng Challenger 2, tên lửa tầm xa Storm Shadow…

Bên cạnh Đức và Anh, tháng 3-2023, Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất giao cho Ukraine 1 triệu viên đạn pháo trong vòng 12 tháng tới.

Châu Âu gặp khó trong việc bảo vệ chính mình

Trái ngược những lời hứa màu hồng, theo ông Max Hastings - cựu tổng biên tập báo Telegraph, việc mua bán vũ khí của các nước châu Âu cho Ukraine đang trong tình trạng báo động.

Báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đưa ra nhận định khá bi quan: "Kho vũ khí của quân đội các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, cũng như của các nước thành viên EU đã bị rút sạch. Chúng chất đầy khí tài không sử dụng được và thiếu đạn dược trầm trọng".

Một trong những nguyên nhân chính của hiện trạng này là sự thiếu đầu tư cho quốc phòng kéo dài hàng chục năm. Theo Hãng tin Bloomberg, kể từ sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, các nước châu Âu đã cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng.

Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết ngân sách quốc phòng của các nước châu Âu (sau điều chỉnh lạm phát) đã giảm từ 343 tỉ USD vào năm 1988 xuống chỉ còn 275 tỉ USD vào năm 2013.

Việc châu Âu "tự tin" giảm chi quốc phòng phần lớn do sự ỷ lại vào NATO và chiếc ô bảo vệ của Mỹ, cùng với việc không còn thế lực quốc tế nào đủ mạnh để đe dọa sự tồn tại của họ. Năng lực quốc phòng của châu Âu do đó hiển nhiên bị suy yếu.

Trong đó, Đức là ví dụ tiêu biểu. Năm 2018, sự thiếu thiết bị, phương tiện và máy bay trong các đơn vị Đức phổ biến đến mức ủy viên Quốc hội Đức về lực lượng vũ trang khi ấy là ông Hans-Peter Bartels đã phải tuyên bố quân đội nước này không đạt chuẩn để bảo vệ mình hay các đồng minh NATO.

Tháng 5-2022, Chính phủ Đức công bố sẽ chi 100 tỉ euro (107 tỉ USD) để tái thiết quân đội. Tuy nhiên, gần một năm sau đó, tháng 3-2023, bà Eva Högl - người kế nhiệm của ông Bartels - cập nhật: "Tình hình mua bán quá chậm chạp. Các dự án đầu tiên đã bắt đầu, song binh lính của chúng ta vẫn chưa nhận đồng nào từ nguồn quỹ trên trong năm 2022".

Năng lực sản xuất hạn chế nghiêm trọng

Các công ty quốc phòng chuộng sản xuất vũ khí hiện đại, phức tạp hoặc vũ khí cá nhân hơn là pháo truyền thống - loại vũ khí được sử dụng nhiều bậc nhất trên chiến trường Ukraine - Ảnh: AFP

Các công ty quốc phòng chuộng sản xuất vũ khí hiện đại, phức tạp hoặc vũ khí cá nhân hơn là pháo truyền thống - loại vũ khí được sử dụng nhiều bậc nhất trên chiến trường Ukraine - Ảnh: AFP

Chính việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến khả năng sản xuất khí tài của các nước châu Âu chưa thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Ukraine.

Theo báo Washington Post, quân đội Ukraine hiện sử dụng 90.000 đến 140.000 viên đạn pháo mỗi tháng, nhiều hơn năng lực sản xuất 14.500 viên một tháng của cả Mỹ và EU.

Theo ông Hastings, dù EU và NATO đã tuyên bố sẽ đẩy nhanh tốc độ sản xuất vũ khí, nền công nghiệp quốc phòng các nước vẫn cần 2 đến 3 năm để có thể chuyển giao các lô đạn hay vật liệu cơ bản đầu tiên.

Tháng 10-2022, nhà thầu quốc phòng lớn nhất châu Âu BAE Systems cũng cho biết họ cần ít nhất 30 tháng để tái khởi động dây chuyền sản xuất pháo tự hành M777. Hãng tin Bloomberg khẳng định số đạn pháo 155mm - cỡ đạn ưa dùng của quân đội Kiev - mà Anh đã hứa với Ukraine cũng sẽ tốn khoảng thời gian tương tự.

Thêm vào đó, việc thiếu hụt chất bán dẫn cùng các khó khăn trong chuỗi cung ứng khiến thời gian chuyển giao một số loại phương tiện chiến đấu và xe bọc thép trì trệ lên đến 7 năm.

Sự việc còn trầm trọng hơn khi các công ty vũ khí lớn vẫn đang khá lưỡng lự trong việc mở rộng đầu tư vì lo sợ chiến sự tại Ukraine kết thúc đột ngột và chính phủ các nước từ chối mua lại số vũ khí họ sản xuất thừa.

Ông Hastings nhận định: "Việc chỉ trích các công ty châu Âu tính toán thiển cận trong khi chính phủ các nước không muốn tính đường xa là không công bằng".
***********

Tin tức thế giới 21-7: Nga dùng 90 drone, phóng 70 tên lửa tấn công Ukraine suốt 4 ngày


Lính cứu hỏa làm việc tại một tòa nhà hành chính bị hư hại nặng do bị tấn công bằng tên lửa ở Odessa, Ukraine ngày 20-7 - Ảnh: REUTERS

Lính cứu hỏa làm việc tại một tòa nhà hành chính bị hư hại nặng do bị tấn công bằng tên lửa ở Odessa, Ukraine ngày 20-7 - Ảnh: REUTERS

Tin tức thế giới nổi bật là xung đột Nga - Ukraine

* Ông Zelensky nói Nga tấn công dồn dập trong 4 ngày. Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Nga đã sử dụng gần 70 tên lửa các loại và gần 90 máy bay không người lái Shahed chỉ trong 4 ngày trong các cuộc tấn công vào thành phố Odessa, Mykolaiv và các địa điểm khác ở phía nam Ukraine, theo Đài CNN.

"Tất nhiên, các binh sĩ Ukraine đã bắn hạ được một số tên lửa và máy bay không người lái của kẻ thù. Tôi cảm ơn từng người bảo vệ bầu trời của chúng ta vì điều này" - ông Zelensky nói trong bài phát biểu hàng đêm hôm 20-7.

Nhưng ông cũng thừa nhận "thật không may, khả năng phòng không của Ukraine vẫn chưa đủ để bảo vệ toàn bộ bầu trời Ukraine".

Ông Zelensky thông tin thêm Ukraine đang làm việc với các đối tác "càng nhiều càng tốt" để có thêm các hệ thống phòng không, có thể đảm bảo an ninh cho Odessa và các thành phố khác trên cả nước.

* Đại sứ Nga bác âm mưu tấn công tàu dân sự ở Biển Đen sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc. Ngày 20-7, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov tuyên bố Nga không có ý định tấn công các tàu dân sự ở Biển Đen và đổ lỗi cho Ukraine, sau khi Mỹ cảnh báo về khả năng này, theo Hãng tin Reuters.

"Những nỗ lực nhằm quy kết Nga chuẩn bị một số cuộc tấn công vào các tàu dân sự là hoàn toàn sai sự thật" - ông Anatoly Antonov nói.

* Ukraine sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro để tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen. Theo Hãng tin Tass ngày 20-7, trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền trên tạp chí Time mới đây, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố Ukraine sẵn sàng chấp nhận bất kỳ rủi ro nào để tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc của mình qua Biển Đen.

Ông khẳng định Kiev bất chấp việc Nga rút khỏi thỏa thuận này và cảnh báo tất cả tàu đi đến các cảng của Ukraine ở Biển Đen có thể được coi là tàu chở hàng hóa quân sự.

"Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận bất kỳ rủi ro nào" - ông Kuleba nói, đồng thời khẳng định chính quyền Ukraine "không muốn tự ý đặt tính mạng của bất kỳ ai vào rủi ro".

Trong khi đó, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, cho biết những phát biểu của Ukraine và Nga về các khu vực không an toàn ở Biển Đen đang cản trở nỗ lực khôi phục lưu thông hàng hóa trên biển trong khu vực.

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns trong ảnh chụp ở Bắc Kinh hôm 8-7 - Ảnh: REUTERS

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns trong ảnh chụp ở Bắc Kinh hôm 8-7 - Ảnh: REUTERS

Các tin tức thế giới khác

* Báo Wall Street Journal: Tin tặc Trung Quốc truy cập email của đại sứ Mỹ. Ngày 20-7, báo Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin các tin tặc có liên hệ với Bắc Kinh đã truy cập tài khoản email (thư điện tử) của Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns.

Tờ báo cho rằng hoạt động vi phạm này nằm một phần trong hoạt động gián điệp được cho là đã xâm phạm ít nhất hàng trăm ngàn email cá nhân của chính phủ Mỹ.

Tài khoản của ông Daniel Kritenbrink, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cũng đã bị tin tặc tấn công.

Khi được hỏi về vụ truy cập tài khoản của hai nhà ngoại giao này, Bộ Ngoại giao từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào và cho biết cuộc điều tra của họ về hoạt động gián điệp nói trên đang diễn ra.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sắp tới thăm Úc, New Zealand, Tonga. Ngày 20-7, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo ông Blinken sẽ tới Nam Thái Bình Dương vào tuần tới trong bối cảnh Washington tìm cách củng cố vị thế của mình trong khu vực giữa lúc Trung Quốc cũng mở rộng ảnh hưởng tại đây, theo Hãng tin AFP.

Ông Blinken sẽ tới đảo Tonga vào ngày 26-7 để dự lễ khánh thành đại sứ quán mới của Mỹ, trước khi tới Úc và New Zealand.

* Google thử nghiệm công cụ viết tin tức bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Ngày 20-7, công ty công nghệ Google (Mỹ) cho biết họ đang hợp tác với các nhà xuất bản tin tức để thiết kế một công cụ mới được AI hỗ trợ nhằm giúp các nhà báo tường thuật và viết tin tức.

Công cụ mới - được biết đến với tên nội bộ là Genesis - đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Báo New York Times đang cùng báo Washington Post và báo Wall Street Journal của Mỹ hợp tác thử nghiệm sản phẩm mới.

* Phi công trực thăng thiệt mạng khi chiến đấu với cháy rừng ở Canada. Theo Hãng tin AFP, ngày 20-5, cảnh sát Canada cho biết một phi công đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trực thăng ở phía tây Canada, trong lúc chiến đấu với đám cháy rừng đang tàn phá nước này.

Ủy ban An toàn giao thông Canada thông tin máy bay "đã va chạm với địa hình trong quá trình chữa cháy" và vụ tai nạn xảy ra ở một địa điểm xa xôi. Phi công này là người thứ ba thiệt mạng khi chiến đấu với cháy rừng gần đây ở Canada, sau khi hai lính cứu hỏa thiệt mạng vào tuần trước.

Voi ở Vân Nam, Trung Quốc

Một con voi con châu Á đang chơi đùa với mẹ tại huyện tự trị dân tộc Di-Cáp Nê Giang Thành, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, vào ngày 19-7-2023. Voi châu Á, một loài quan trọng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đang được bảo vệ cấp quốc gia ở Trung Quốc. Bức ảnh này được Hãng tin Tân Hoa xã đăng trong bài viết có tiêu đề "Người và voi chung sống ở Vân Nam, tây nam Trung Quốc" - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Một con voi con châu Á đang chơi đùa với mẹ tại huyện tự trị dân tộc Di-Cáp Nê Giang Thành, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, vào ngày 19-7-2023. Voi châu Á, một loài quan trọng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đang được bảo vệ cấp quốc gia ở Trung Quốc. Bức ảnh này được Hãng tin Tân Hoa xã đăng trong bài viết có tiêu đề "Người và voi chung sống ở Vân Nam, tây nam Trung Quốc" - Ảnh: TÂN HOA XÃ


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm