Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi ngày 23 - 8 -202 : Khoe thành tích: 75 % Độc giả HNPD hiện đang sống ở Bên Kia Bức Màn Sắt ! )
************
TIN TỔNG HỢP
(AFP) – Israel tiêu diệt lãnh đạo quân sự của Fatah ở Liban. Theo chính quyền Liban, hôm qua, 21/08/2024, Israel đã mở nhiều cuộc tấn công tại miền nam nước này, khiến 6 người bỏ mạng, trong đó có Khalil Al-Maqdah, lãnh đạo quân sự của tổ chức Hồi giáo Palestine Fatah, hoạt động tại vùng Cisjordanie . Vụ tấn công này có thể tác động đến các cuộc đàm phán về ngừng bắn tại Gaza, giữa Israel và Hamas, gặp bế tắc từ nhiều tháng qua. Tối qua, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã điện đàm với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó ông thúc giục đồng minh phải cấp tốc đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin.
(AFP) – Quốc Hội Ukraina bỏ phiếu gia nhập Tòa án hình sự quốc tế (CPI). Sau nhiều năm tranh cãi và vấp phải phản đối từ phía quân đội, hôm qua, 21/08/2024, Quốc Hội Ukraina đã bỏ phiếu thuận, cho phép Kiev gia nhập Quy chế Roma, trở thành thành viên thứ 125 của Tòa án hình sự quốc tế (CPI), với mục đích trừng phạt các tội ác chiến tranh mà Nga gây ra trên lãnh thổ nước này. Sau cuộc xâm lược của Nga năm 2022, CPI đã phát lệnh bắt giữ tổng thống Nga Vladimir Putin và nhiều lãnh đạo quân sự của Nga vì phạm tội ác chiến tranh tại Ukraina. Các nghị sĩ Ukraina cũng đề cập đến điều 124 của Quy chế Roma, cho phép tất cả người dân Ukraina, dân thường hay quân nhân, được miễn trừ tất cả các tội ác chiến tranh được quy định bởi CPI, trong vòng 7 năm. Quyết định này vẫn cần được tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky phê duyệt.
(Reuters) – Vụ máy bay chở tổng thống Iran bị rơi là do « thời tiết ». Hôm qua, 21/08/2024, hãng tin Fars của Iran cho biết vụ rơi máy bay khiến tổng thống Iran Ebrahim Raisi bỏ mạng hồi tháng Năm vừa qua là do điều kiện thời tiết. Trực thăng không thể chịu được trọng lượng quá lớn, vì chở nhiều hơn hai người so với sức chứa được cho phép, và đã đâm vào núi, gần biên giới Azerbaijan. Tuy nhiên, cơ quan truyền thông của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Iran, chịu trách nhiệm công bố thông tin về cuộc điều tra vụ tai nạn, hôm nay, đã bác bỏ thông tin mà Fars đưa ra, khẳng định là « hoàn toàn sai sự thật ».
(AFP) – Các quan chức cấp cao của Mỹ gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Theo thông báo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm qua, 21/08/2024, hai bên đã thảo luận về sự hỗ trợ của Mỹ « trong việc nối lại đối thoại giữa Trung Quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng các đại diện của ông » cũng như trong việc thúc đẩy nhân quyền, bảo tồn di sản lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của người Tây Tạng. Đáp lại, Bắc Kinh đã lên án cuộc gặp này, cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma là « một kẻ lưu vong chính trị tham gia vào các hoạt động ly khai chống Trung Quốc dưới vỏ bọc tôn giáo » và phản đối bất kỳ hình thức gặp gỡ nào giữa các quan chức chính phủ của bất kỳ quốc gia nào với Đạt Lai Lạt Ma.
(AFP) – Úc lên kế hoạch sản xuất tên lửa nội địa. Bộ trưởng Công Nghiệp Quốc Phòng Úc hôm nay, 22/08/2024, cho biết một nhà máy sản xuất tên lửa hành trình chống hạm và các tên lửa tấn công sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm nay. Dự án trị giá 570 triệu đô la được kỳ vọng sẽ giúp Úc tăng cường năng lực quân sự, phát triển nền tảng công nghiệp quốc phòng trong bối cảnh chạy đua vũ trang trong khu vực. Nhà máy sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2027 và có khả năng sản xuất 100 tên lửa mỗi năm.
(AFP) – Cam Bốt tiếp nhận lại tượng Phật giáo và Hindu giáo từ các bảo tàng Hoa Kỳ. Các bức tượng này đến từ những nhà sưu tập hoặc từ các bảo tàng ở Mỹ, sau một quá trình đàm phán nhiều năm. Trong một buổi lễ hôm nay, 22/08/2024, thủ tướng Cam Bốt Hun Manet khẳng định « những bức tượng mà chúng tôi lấy lại được là vô giá, là những di sản văn hóa quốc gia đối với người dân Cam Bốt ». Trong thời gian Khmer Đỏ cầm quyền, nhiều vụ buôn bán cổ vật bất hợp pháp đã xảy ra tại Cam Bốt. Nhà buôn cổ vật người Anh Douglas Latchford là một trong những trùm buôn cổ vật trái phép ở Cam Bốt. Ông qua đời vào năm 2020 trong lúc chờ bị xét xử ở Mỹ về tội buôn bán tác phẩm nghệ thuật. Gia đình ông đã làm việc với chính quyền để giúp trả lại nhiều cổ vật Khmer.
(NHK) – Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC) nhất trí thúc đẩy quá trình khử cacbon. Sau cuộc họp cấp bộ trưởng hôm qua, 21/08/2024, tại Indonesia, 11 thành viên thuộc cộng đồng AZEC, gồm Nhật Bản, Úc và các nước Đông Nam Á, đã đưa ra tuyên bố trên. Các nước cam kết thúc đẩy sử dụng nhiên liệu không thải ra khí CO2, thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu bền vững và tiết kiệm năng lượng trong các khu công nghiệp.
(AFP) – Bồ Đào Nha kêu gọi Liên Âu hỗ trợ chống cháy rừng trên đảo Madeira thuộc Đại Tây Dương. Lời kêu gọi được chính quyền nước này đưa ra hôm qua, 21/08/2024, một tuần sau khi cháy rừng hoành hành tại đây. Bất chấp những nỗ lực của lính cứu hỏa, lửa vẫn tiếp tục lan rộng, thiêu rụi 4.392 ha rừng. Theo chính quyền khu vực, lửa đang lan đến gần khu vực rừng Laurissilva, rừng nguyệt quế lớn nhất còn sót lại, nằm trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
***********
Sai lầm của tướng Nga giúp quân đội Ukraine dễ dàng đột kích vùng Kursk?
Tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời một quan chức giấu tên trong cơ quan an ninh Nga cho hay, tướng Alexander Lapin được cho là đã giải tán một hội đồng liên ngành có nhiệm vụ giám sát an ninh ở vùng Kursk vào mùa xuân, chỉ vài tháng trước khi Ukraine đột kích xuyên biên giới vào ngày 6/8.
Hội đồng này bao gồm các sĩ quan quân đội, cùng các quan chức an ninh địa phương và khu vực. Nguồn tin cho biết thêm, ông Lapin đưa ra quyết định giải tán hội đồng vì tin rằng chỉ riêng quân đội đã có đủ sức mạnh và nguồn lực để bảo vệ biên giới Nga.
Cũng theo WSJ, việc giải tán hội đồng đã dẫn đến những phản ứng “hỗn loạn và không hiệu quả” của Nga trước cuộc đột kích từ phía Kiev, do Nga thiếu một cơ quan chỉ đạo phản ứng tập trung.
Tờ báo Mỹ nói thêm, tình trạng thiếu nhân sự có thể đã ngăn cản ông Lapin bảo vệ thành công các khu vực biên giới, trong khi các đơn vị biên giới hầu hết là lính nghĩa vụ không được trang bị đầy đủ.
Trước đây, tướng Lapin từng phải đối mặt với những lời chỉ trích vì đã không thể bảo vệ các vùng lãnh thổ mà quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát ở phía đông bắc Ukraine vào năm 2022. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng lực lượng mặt đất Nga. Còn hồi tháng 5, ông Lapin đã chỉ huy quân đội chống lại cuộc xâm nhập của Ukraine vào vùng Belgorod của Nga.
Cuộc tập kích của Ukraine vào vùng Kursk được cho là đã khiến Nga bất ngờ. Hôm 20/8, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrsky cho biết, Kiev đã “giành quyền kiểm soát 1.263 km2 lãnh thổ, và kiểm soát 93 khu định cư tại Nga”.
Trước đó, giới chức Ukraine cho biết mục tiêu của chiến dịch đột kích là tạo ra một “vùng đệm” để ngăn Nga pháo kích vào Ukraine.
Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, cho hay hoạt động ở Kursk là một phần trong nỗ lực nhằm ép Nga tham gia đàm phán.
Nếu có một nước nào phải theo dõi sát sao và với đầy nỗi lo lắng một trục Nga – Trung ngày càng được củng cố, thì đó chính là Nhật Bản. Bị giới hạn về địa lý và chịu sức ép từ gánh nặng lịch sử, Nhật Bản có nguy cơ đối mặt cùng lúc với hai đối thủ cường quốc hạt nhân, thậm chí có thể là ba, nếu bao gồm cả mối đe dọa Bắc Triều Tiên trong vùng Đông Á.
Nỗi lo này đã được thể hiện rõ trong Sách Trắng quốc phòng thường niên « Quốc phòng Nhật Bản 2024 », được công bố ngày 12/07/2024, cho rằng Nhật Bản « đang phải đối mặt với một môi trường an ninh nghiêm trọng và phức tạp nhất kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến ».
Lần đầu tiên Tokyo cảnh báo trực tiếp về « khả năng một tình huống nghiêm trọng tương tự như cuộc xâm lược Ukraina của Nga xảy ra ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong tương lai, đặc biệt là ở vùng Đông Á », ám chỉ đến những hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan.
Đài Loan và mối lo an ninh cho Nhật Bản
Theo nhận định của Yoshinaga Kenji, cựu sĩ quan tình báo của Cơ quan Điều tra An ninh và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, với trang The Diplomat, « phần đầu của Sách Trắng quốc phòng năm nay, mô tả tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản, là phần căng thẳng nhất trong lịch sử Sách Trắng, khi xét đến cuộc chiến xâm lược kéo dài của Nga tại Ukraina, áp lực quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc đối với Đài Loan và việc Bắc Triều Tiên triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ».
Lập trường đối ngoại cứng rắn cùng với đà trỗi dậy mạnh mẽ năng lực quân sự của Bắc Kinh đặt Tokyo trước một thách thức chiến lược lớn chưa từng có. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Kihara Minoru mở đầu Sách Trắng với đánh giá « không quốc gia nào có thể tự bảo vệ an ninh của mình ». Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng mà Tokyo chia sẻ các giá trị phổ quát và lợi ích chiến lược.
Nhật Bản bày tỏ « quan ngại nghiêm trọng » về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên toàn khu vực xung quanh Nhật Bản, từ biển Hoa Đông – đặc biệt xung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc – cho đến biển Nhật Bản, Tây Thái Bình Dương, nhất là xung quanh Đài Loan, trước nguy cơ « xảy ra căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan, do những hoạt động quân sự ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ».
Về điểm này, nhà nghiên cứu địa chính trị Valérie Niquet, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược FRS, trong một chương trình tranh luận trên đài phát thanh France Culture (18/05/2024), đưa ra một số phân tích :
« Đài Loan có một vị thế quan trọng cả về mặt ý thức hệ, cho thấy một mô hình dân chủ vẫn có thể tồn tại trong thế giới Trung Hoa, điều mà Tập Cận Bình hoàn toàn phủ nhận, và cả về mặt chiến lược, vì Đài Loan là chốt chặn lối ra Thái Bình Dương và do vậy không thể để cho Đài Loan rơi vào tay Bắc Kinh. Đó là chưa nói đến người dân.
Câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là mối quan hệ chiến lược quốc phòng giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ. Các căn cứ chính của Mỹ ở châu Á đều nằm ở Nhật Bản và chủ yếu ở quần đảo Okinawa, nằm ở tuyến đầu đối diện với Đài Loan, (với 53.000 lính Mỹ).
Hòn đảo cuối cùng, Yonaguni, nằm gần nhất với đảo cực tây của Nhật Bản, chỉ cách bờ biển Đài Loan khoảng 100 km, nên thực sự Nhật Bản ở trên tuyến đầu. Hơn nữa, khi Trung Quốc tập trận để gây áp lực với Đài Loan, vào lúc bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan cách đây không lâu, 5 hay 6 quả tên lửa, tôi quên mất con số chính xác, đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Nhật Bản. Đây rõ ràng còn là lời cảnh báo đối với Nhật Bản, gây áp lực buộc nước này không được đi quá xa. »
Nhưng điều làm Tokyo đặc biệt lo lắng là khả năng Bắc Kinh và Matxcơva siết chặt hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự. Tokyo xem những cuộc tập ném bom chung và tuần tra hải quân chung thường xuyên giữa hai cường quốc này là « nhằm mục đích phô trương sức mạnh chống Nhật Bản ».
Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản cho thấy nỗi bất an về quan hệ hợp tác Nga - Trung. Trang South China Morning Post ngày 27/11/2023 trích dẫn một báo cáo an ninh của Viện Nghiên cứu Quốc Phòng (NIDS), một tổ chức tư vấn trực thuộc bộ Quốc Phòng Nhật Bản, cho thấy một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của Tokyo là hai cường quốc này thực sự trở thành đồng minh quân sự.
Dưới thời thủ tướng Shinzo Abe (2012-2020), Nhật Bản đã nỗ lực thiết lập một chính sách đối ngoại hòa dịu với Nga. Cố thủ tướng Abe đã có gần 30 cuộc gặp với tổng thống Vladimir Putin nhằm gầy dựng một mối quan hệ tin cậy, một mặt là để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Kuril, dưới sự kiểm soát của Nga từ năm 1945.
Vùng « Lãnh thổ phương bắc » này, theo cách gọi của Nhật Bản, có một vị trí chiến lược, nằm ở phía bắc đảo Hokkaido và là chốt chặn cửa biển Okhotsk. Nhưng nỗ lực này của ông Abe chẳng mang lại kết quả : Nga không những không nhượng một tấc đất lãnh thổ nào mà còn tăng cường sự hiện diện quân sự trên quần đảo, bố trí 3500 binh lính và nhất là lắp đặt các hệ thống tên lửa địa đối không S-300 vào cuối năm 2020.
Mặt khác, theo phân tích của nhà địa chính trị học Céline Pajon, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên báo Libération ngày 25/03/2022, ông Abe còn nhắm đến mục tiêu chiến lược xa hơn. Khi tìm cách xích lại gần Putin, thủ tướng Nhật Bản hy vọng tránh để Nga rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, hay chí ít là ngăn chặn việc hình thành một mặt trận Nga - Trung chống Nhật Bản trong các vấn đề lãnh thổ và lịch sử.
Một lần nữa ông Abe lại gặp thất bại. Matxcơva lệ thuộc ngày càng nhiều vào Bắc Kinh về kinh tế và hai bên có những cam kết hợp tác quân sự chưa từng có. Quân đội Nga và Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn tại vùng Viễn Đông, tổ chức các cuộc tuần tra chung xung quanh Nhật Bản, khiến Tokyo phải lo lắng.
Trước nguy cơ phải đối mặt với cùng lúc hai cường quốc hạt nhân Nga – Trung trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và thậm chí có thể có bên thứ ba là Bắc Triều Tiên, tháng 12/2022, chính phủ của thủ tướng Fumio Kishida công bố ba tài liệu chiến lược quan trọng : Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Phòng thủ Quốc gia (NDS) và Chương trình Tăng cường Phòng thủ (DBP).
Theo nhiều nhà quan sát tại Pháp, cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga phát động đã có những tác động đáng kể đến việc vạch ra chiến lược an ninh cho Nhật Bản. Tài liệu NSS đánh giá Trung Quốc như là một « thách thức chiến lược chưa từng có » và xem Bắc Triều Tiên là một « mối đe dọa nghiêm trọng hơn và sắp xảy ra ». Nhưng, nước Nga, không giống như trong phiên bản NSS năm 2013, cùng sự phối hợp chiến lược của Matxcơva với Bắc Kinh, giờ được xác định là « mối quan tâm sâu sắc về an ninh ».
AUKUS: Giải pháp để thoát gọng kềm Nga – Trung ?
Nhật Bản còn thông báo tăng đáng kể ngân sách quốc phòng với mục tiêu từ đây đến năm 2027 đạt mức chi tiêu quân sự 2% GDP như các nước thành viên Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Đáng chú ý là lần đầu tiên Nhật Bản cho biết tham vọng sở hữu năng lực phản công, để nước này thực hiện các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào lãnh thổ đối thủ.
Giáo sư Tsuyoshi Goroku, ngành Quan hệ Quốc tế và Kinh tế, trường đại học Nishogakusha, trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) của Pháp hồi tháng 3/2024, lưu ý bước tiến lịch sử này, « không phải là một sự đảo ngược đột ngột các nguyên tắc chính sách quốc phòng truyền thống của đất nước. Đúng hơn đó là một sự thừa nhận của Tokyo về môi trường an ninh ngày càng xấu đi của Nhật Bản. Điều này là kết quả của một loạt những thay đổi tăng dần trong suốt hai thập niên qua. Tuy nhiên, việc Nga vô cớ xâm lược Ukraina là một lời cảnh báo cho Nhật Bản, củng cố những đánh giá ảm đạm và thúc đẩy hơn nữa những thay đổi này ».
Vị giáo sư Nhật Bản thừa nhận đất nước ông đã hưởng được một nền an ninh và sự thịnh vượng trong khuôn khổ trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ. Nhưng việc Nga và Trung Quốc có tham vọng thay đổi trật tự đó khiến Nhật Bản cảm thấy bất an. Trong suốt hai năm qua, thủ tướng Fumio Kishida nhiều lần cảnh báo « Ukraina hôm nay rất có thể sẽ là Đông Á ngày mai » và « an ninh của châu Âu và vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là không thể tách rời ».
Và cảm giác bất an này dường như được đông đảo công luận Nhật Bản chia sẻ. Giáo sư Tsuyoshi Goroku giải thích :
« Sau cuộc xâm lược của Nga, một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng Nhật Bản ngày càng lo sợ an ninh của Nhật Bản đang bị đe dọa. Ngoài ra, một cuộc khảo sát do tờ Nikkei thực hiện vào tháng 3 năm 2022 cho thấy 77% số người được hỏi "lo ngại" nếu cộng đồng quốc tế không ngăn chặn được cuộc xâm lược của Nga và việc thay đổi biên giới, điều này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống Đài Loan. Liệu cuộc xâm lược của Nga và thành công có thể của cuộc chiến này có khuyến khích Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không, đó vẫn còn là vấn đề tranh luận, nhưng công chúng Nhật Bản đã thể hiện rõ những lo ngại này. »
Trong hai ngày 16 - 17/05/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cuộc gặp lần thứ 43 kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012. Trong chuyến thăm này, tổng thống Nga đã đến thăm Harbin, nơi có Viện Công nghệ Quân sự Trung Quốc. Một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao, một tín hiệu mạnh mẽ gởi đến Nhật Bản và các nước phương Tây : Nga và Trung Quốc đang thắt chặt quan hệ hợp tác, kể cả về công nghiệp vũ khí.
Trong bối cảnh này, Nhật Bản quan ngại về các hoạt động quân sự của Nga và sự phối hợp chiến lược của Nga với Trung Quốc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chiến tranh Ukraina kéo dài, Bắc Triều Tiên có thể sẽ can dự với việc cung cấp tên lửa và đạn dược cho Nga. Mối quan hệ hợp tác quân sự Matxcơva – Bình Nhưỡng càng làm cho môi trường an ninh Nhật Bản thêm phần u ám.
Đối diện với những mối đe dọa an ninh chưa từng có này, thủ tướng Fumio Kishida đã gia tăng các hoạt động ngoại giao, thiết lập các mối quan hệ chiến lược với nhiều nước từ châu Á đến châu Âu, từ việc mở rộng quan hệ đối tác với NATO, cho đến việc để ngỏ khả năng tham gia liên minh quân sự AUKUS, hiện quy tụ ba nước Anh, Mỹ và Úc. Về điểm này, nhà địa chính trị học Valerie Niquet nhận định :
« Ưu điểm lớn của AUKUS so với các đối tác khác: đây là một liên minh Anglo-Saxon và do vậy sẽ không làm Washington tức giận, vì Úc và Anh là những đồng minh rất thân thiết của Mỹ và Nhật Bản đã ký kết những thỏa thuận hợp tác trao đổi, chẳng hạn như tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tập trận chung với cả Úc và Anh.
Hơn nữa, chúng ta không thể quên một thực tế là việc tham gia một phần vào liên minh AUKUS, không liên quan đến khía cạnh hạt nhân, mà có lẽ là trụ cột đầu tiên như người ta nói về hợp tác công nghệ đối với Nhật Bản, cũng có yếu tố uy tín theo nghĩa Nhật Bản trở lại với trường quốc tế với tư cách là một tác nhân chính, cả trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, điều vẫn chưa có trên phương diện xuất khẩu vũ khí ».
**********
Chính trị gia Thái Lan lão làng Thaksin Shinawatra hôm 22/8 nói rằng chương trình phát tiền trị giá 500 tỷ baht (14,53 tỷ đô la Mỹ) vốn là ngọn cờ đầu của đảng ông là cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế ì ạch. Điều này cho thấy chính phủ sắp tới sẽ có sự liên tục về chính sách.
Bà Paetongtarn Shinawatra, ái nữ của ông Thaksin và là lãnh đạo của Đảng Pheu Thai dân túy, đã được Quốc hội Thái Lan bầu làm thủ tướng hôm 6/8 để lên thay ông Srettha Tavisin, vốn đã bị tòa án cách chức.
“Chương trình đó là để kích thích nền kinh tế,” ông Thaksin phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Bangkok. Ông đã trình bày những lợi ích chính của chương trình phát tiền vốn là lời hứa chủ chốt trong chiến dịch của đảng ông trong cuộc bầu cử năm ngoái.
Chương trình cho ‘ví kỹ thuật số’ mà theo đó mỗi người trong số khoảng 50 triệu người dân Thái Lan sẽ được nhận 10.000 baht (tương ứng 290,70 đô la) tín dụng thông qua một ứng dụng trên điện thoại để tiêu dùng tại chỗ trong vòng sáu tháng đã được chính phủ Srettha lên kế hoạch triển khai vào quý 4.
Tuy nhiên, việc ông Srettha ra đi đã làm dấy lên nghi ngờ rằng liệu nó có còn được thực hiện như kế hoạch hay không.
Phát biểu của ông Thaksin cho thấy tân Thủ tướng Paetongtarn có thể sẽ tiếp tục thực hiện chương trình vốn đã bị các chuyên gia và Ngân hàng trung ương Thái Lan chỉ trích, trong lúc nền kinh tế lớn thứ hai đông nam Á đang oằn mình với khối nợ hộ gia đình ngày một lớn.
“Điều này cho phép kích thích nền kinh tế chính xác hơn,” ông Thaksin, cựu thủ tướng đã sống lưu vong 15 năm ở nước ngoài trước khi trở lại Thái Lan hồi năm ngoái, nói.
Trong bài phát biểu đề cập nhiều vấn đề, ông Thaksin cũng nói Thái Lan cần cải cách ngành nông nghiệp để cạnh tranh hơn cũng như tăng doanh thu và năng lực ngành du lịch, động lực tăng trưởng chính của nước này, bao gồm cả việc mở rộng sân bay chính ở Bangkok.
Ông cũng nói rằng Thái Lan nên làm nhiều hơn để bảo vệ nền kinh tế trước sự tràn ngập hàng Trung Quốc giá rẻ, trong đó có áp dụng ‘các bước chủ nghĩa bảo hộ từ từ’ và nói thêm rằng ‘chúng ta phải có sự công bình trong cạnh tranh’.
Ông cũng nói Bộ trưởng Tài chính nên hợp tác chặt chẽ với ngân hàng trung ương để đảm bảo chính sách tài khóa và tiền tệ hoạt động đi cùng một hướng, và nói rằng điều quan trọng là khối nợ hộ gia đình khổng lồ của Thái Lan phải được tái cơ cấu và các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được vốn vay.
*********
Venezuela: Nhiều viên chức bị sa thải vì không ủng hộ tổng thống "tái đắc cử" Nicolas Maduro
Sau khi được tuyên bố tái đắc cử tổng thống Venezuela hồi tháng 7, một kết quả gây nhiều tranh cãi, ông Nicolas Maduro tiếp tục đàn áp những người phản đối và kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội. Nhiều nhân viên tại các doanh nghiệp công đã bị sa thải hoặc buộc phải xin nghỉ việc vì không ủng hộ tổng thống.
Đăng ngày:
1 phút
Từ Caracas, thông tín viên Alice Campaignolle cho biết thêm thông tin :
Tại các doanh nghiệp công, như tập đoàn dầu khí PDVSA, kênh truyền hình VTV, tập đoàn điện lực Corpoelec, nhiều nhân viên đã bị sa thải, hay nói cách khác là nhiều nhân viên bị buộc phải từ chức. Lý do là vì họ không ủng hộ tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro.
Theo hãng tin Reuters, mạng xã hội của các nhân viên được giám sát chặt chẽ, bất cứ ai đăng bài chỉ trích chính phủ hiện tại đều bị bộ phận nhân sự triệu tập. Thông thường, các công chức buộc phải tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, nhiều người trong số họ muốn tránh gây sự chú ý, muốn giữ im lặng về lập trường chính trị. Tuy nhiên, sự kiềm chế này vẫn chưa đủ và hàng trăm nhân viên đã phải nghỉ việc kể từ cuộc bầu cử ngày 28/07.
Cuộc đàn áp mới này khiến người ta nhớ đến làn sóng sa thải nhân viên vào những năm 2002, 2003. Lúc đó, tổng thống Hugo Chavez đã sa thải hơn 20.000 người khỏi tập đoàn dầu khí PDVSA vì tham gia đình công, khiến đất nước bị tê liệt. Ngày nay, tập đoàn công này chỉ còn khoảng 9.000 nhân viên và thiếu trầm trọng nhân sự trình độ cao.
***********
Lãnh đạo Việt Nam bày tỏ hy vọng người Việt Nam ở nước ngoài tích cực đóng góp về tiền của và trí tuệ cho đất nước nhân Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới lần thứ tư và Diễn đàn tri thức chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 vừa diễn ra vào sáng 22/8 tại Hà Nội.
Truyền thông Nhà nước cho biết, tham dự hội nghị có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc; lãnh đạo các địa phương và 400 kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ…
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng tham dự hội nghị đón chào kiều bào dự hội nghị, theo truyền thông trong nước.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị, nhấn mạnh tầm quan trọng của người Việt ở nước ngoài.
“Kiều bào ngày càng khẳng định vị thế trong xã hội sở tại và đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa quốc gia sở tại và Việt Nam. Bên cạnh đó, kiều bào còn trở thành một nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.” - báo Nhà nước dẫn phát biểu của ông Bùi Thanh Sơn tại hội nghị.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, trong hơn 30 năm qua, tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt hơn 200 tỷ USD, ngang với lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng kỳ. Đến hết năm 2023, kiều bào đã đầu tư 421 dự án với tổng vốn đăng ký 1,72 tỷ USD, cùng với hàng ngàn doanh nghiệp có vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cũng theo thông tin từ hội nghị, hiện có khoảng hơn sáu triệu người Việt Nam đang sống và làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam đã từng tổ chức ba lần hội nghị trước vào các năm 2009, 2012 và 2016, thu hút sự tham gia của hơn 2.000 kiều bào, theo ông Sơn.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh Hội nghị đã trở thành diễn đàn trao đổi chuyên sâu về những vấn đề chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.
Báo Nhà nước dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nói rằng hội nghị “không chỉ là nơi lắng nghe các ý kiến tâm huyết từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mà còn là cơ hội để các cơ quan trong nước thu nhận những ý kiến, đề xuất quý báu, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong thời gian tới”.
Chính phủ Việt Nam cho rằng Hội nghị và Diễn đàn lần này nhằm khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng về Việt kiều mà cụ thể là việc thực hiện Nghị quyết 36 của Đảng về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trong bài phỏng vấn trước hội nghị cũng thừa nhận rằng công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài mặc dù đã có bước đột phá, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn do "một bộ phận nhỏ kiều bào chưa thực sự mở lòng, xóa bỏ định kiến.”
**********
Một quan chức Nga hôm nay, 22/08/2024, xác nhận đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công bằng drone và tên lửa từ Ukraina tại miền tây nước này, đặc biệt là vùng Volgograd.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
1 phút
Trên mạng xã hội Telegram, thống đốc vùng Volgograd, Andreï Botcharov, khẳng định « đã ngăn chặn hầu như toàn bộ các tên lửa và drone của Ukraina », tuy nhiên các mảnh vỡ rơi xuống đã gây hỏa hoạn tại một cơ sở của bộ Quốc Phòng Nga tại Marinovka. Đám cháy hiện đã được dập tắt và không có thương vong nào. Theo AP, dữ liệu từ các vệ tinh của NASA, chuyên dùng để phát hiện cháy rừng, cho thấy các đám cháy bùng phát xung quanh sân đỗ của căn cứ không quân tại Marionovka.
Tại miền tây của Nga, vùng Briansk, theo AFP, quan chức địa phương khẳng định đã ngăn một nhóm "phá hoại" của Ukraina xâm nhập vào lãnh thổ nước này. Vùng Briansk nằm cách vùng Kursk khoảng 240 km, nơi mà quân đội Ukraina đã mở một cuộc tấn công lớn từ ngày 06/08.
Còn tại vùng Kursk, thống đốc Alexeï Smirnov cho biết hai tên lửa và một drone của Ukraina đã bị lực lượng phòng không bắn chặn. Theo Reuters, quan chức địa phương này hôm nay đã bắt đầu cho xây dựng các nơi trú ẩn cho thường dân trước các cuộc tấn công của Kiev.
Về phía nam Nga, vùng Rostov, 5 drone được cho là của Ukraina cũng đã bị lực lượng Nga phá hủy.
Tại thủ đô Matxcơva, thị trưởng Sergueï Sobianine cho biết trong đêm Thứ ba rạng sáng thứ Tư, thành phố đã phải hứng chịu một trong những cuộc tấn công lớn nhất từ Ukraina. Bộ Quốc Phòng Nga nêu rõ là 11 thiết bị đã bị phá hủy tại Matxcơva.
*********
Thái Lan hôm 23/8 xác nhận một ca đậu mùa khỉ được báo cáo trong tuần này là virus chủng Clade 1b, ca thứ hai của biến thể này được xác nhận bên ngoài châu Phi.
Ca này là một người đàn ông châu Âu 66 tuổi đã đến Thái Lan hồi tuần trước từ một nước châu Phi không rõ, nơi căn bệnh này đang lây lan.
“Kết quả xét nghiệm xác nhận rằng ông ấy bị nhiễm đậu mùa khỉ chủng Clade 1b, đây là ca đầu tiên được chẩn đoán ở Thái Lan, nhưng người này có khả năng bị nhiễm bệnh từ một quốc gia mà bệnh này là đặc hữu,” ông Thongchai Keeratihattayakorn, Tổng giám đốc Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan, nói với Reuters.
Ông cho biết không có ca nhiễm nào khác được phát hiện thông qua truy vết tiếp xúc. Chủng Clade 1b đã gây quan ngại toàn cầu do sự dễ dàng lây lan của nó thông qua tiếp xúc gần thường xuyên.
Một ca nhiễm biến thể này đã được xác nhận vào tuần trước ở Thụy Điển và liên quan đến đợt bùng phát ngày càng lây lan ở châu Phi, dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó đang lây lan ra ngoài lục địa này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ gần đây là tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng có tầm quan ngại quốc tế sau khi biến thể mới được xác định.
Thái Lan hôm 21/8 cho biết người đàn ông nhiễm bệnh được xác nhận là đã quá cảnh ở một nước Trung Đông mà ông không nói rõ, trước khi bay sang Thái Lan.
Thái Lan đã phát hiện 800 ca nhiễm đậu mùa khỉ chủng Clade 2 kể từ năm 2022, nhưng cho đến nay vẫn chưa phát hiện trường hợp nào thuộc biến thể Clade 1 hoặc Clade 1b.
*********
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói báo Anh đưa tin sai sự thật về việc công dân Anh bị tạm giữ hộ chiếu
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 22/8 lên tiếng phản bác các thông tin được báo chí Anh đưa ra gần đây, cảnh báo khách du lịch Anh có thể bị tạm thu hộ chiếu ở Việt Nam, cho rằng đây là các thông tin sai sự thật.
Trước đó, vào ngày 16/8, báo Mirror và một số báo khác của Anh đưa tin dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao nước này cảnh báo công dân Anh có thể bị mất hộ chiếu khi đến quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ Ngoại giao của Anh được báo Anh trích dẫn cho biết khách du lịch Anh sẽ không thể rời Việt Nam mà không có visa hợp lệ. Các khách du lịch phải vào và ra khỏi Việt Nam sử dụng cùng một hộ chiếu theo một quy định mới. Quy định này được đưa ra sau vụ việc một số khách du lịch đã không thể rời khỏi Việt Nam vì giấy tờ của họ bị chính quyền địa phương tịch thu.
Bộ Ngoại giao Anh cũng cảnh báo công dân Anh về việc họ đã bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam vì hộ chiếu bị hư.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng hôm 22/8 nói tại cuộc họp báo thường kỳ: “Chúng tôi bác bỏ những thông tin sai sự thật như vậy. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là luôn tạo thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam và qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội”.
**********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi ngày 23 - 8 -202 : Khoe thành tích: 75 % Độc giả HNPD hiện đang sống ở Bên Kia Bức Màn Sắt ! )
************
TIN TỔNG HỢP
(AFP) – Israel tiêu diệt lãnh đạo quân sự của Fatah ở Liban. Theo chính quyền Liban, hôm qua, 21/08/2024, Israel đã mở nhiều cuộc tấn công tại miền nam nước này, khiến 6 người bỏ mạng, trong đó có Khalil Al-Maqdah, lãnh đạo quân sự của tổ chức Hồi giáo Palestine Fatah, hoạt động tại vùng Cisjordanie . Vụ tấn công này có thể tác động đến các cuộc đàm phán về ngừng bắn tại Gaza, giữa Israel và Hamas, gặp bế tắc từ nhiều tháng qua. Tối qua, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã điện đàm với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó ông thúc giục đồng minh phải cấp tốc đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin.
(AFP) – Quốc Hội Ukraina bỏ phiếu gia nhập Tòa án hình sự quốc tế (CPI). Sau nhiều năm tranh cãi và vấp phải phản đối từ phía quân đội, hôm qua, 21/08/2024, Quốc Hội Ukraina đã bỏ phiếu thuận, cho phép Kiev gia nhập Quy chế Roma, trở thành thành viên thứ 125 của Tòa án hình sự quốc tế (CPI), với mục đích trừng phạt các tội ác chiến tranh mà Nga gây ra trên lãnh thổ nước này. Sau cuộc xâm lược của Nga năm 2022, CPI đã phát lệnh bắt giữ tổng thống Nga Vladimir Putin và nhiều lãnh đạo quân sự của Nga vì phạm tội ác chiến tranh tại Ukraina. Các nghị sĩ Ukraina cũng đề cập đến điều 124 của Quy chế Roma, cho phép tất cả người dân Ukraina, dân thường hay quân nhân, được miễn trừ tất cả các tội ác chiến tranh được quy định bởi CPI, trong vòng 7 năm. Quyết định này vẫn cần được tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky phê duyệt.
(Reuters) – Vụ máy bay chở tổng thống Iran bị rơi là do « thời tiết ». Hôm qua, 21/08/2024, hãng tin Fars của Iran cho biết vụ rơi máy bay khiến tổng thống Iran Ebrahim Raisi bỏ mạng hồi tháng Năm vừa qua là do điều kiện thời tiết. Trực thăng không thể chịu được trọng lượng quá lớn, vì chở nhiều hơn hai người so với sức chứa được cho phép, và đã đâm vào núi, gần biên giới Azerbaijan. Tuy nhiên, cơ quan truyền thông của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Iran, chịu trách nhiệm công bố thông tin về cuộc điều tra vụ tai nạn, hôm nay, đã bác bỏ thông tin mà Fars đưa ra, khẳng định là « hoàn toàn sai sự thật ».
(AFP) – Các quan chức cấp cao của Mỹ gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Theo thông báo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm qua, 21/08/2024, hai bên đã thảo luận về sự hỗ trợ của Mỹ « trong việc nối lại đối thoại giữa Trung Quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng các đại diện của ông » cũng như trong việc thúc đẩy nhân quyền, bảo tồn di sản lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của người Tây Tạng. Đáp lại, Bắc Kinh đã lên án cuộc gặp này, cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma là « một kẻ lưu vong chính trị tham gia vào các hoạt động ly khai chống Trung Quốc dưới vỏ bọc tôn giáo » và phản đối bất kỳ hình thức gặp gỡ nào giữa các quan chức chính phủ của bất kỳ quốc gia nào với Đạt Lai Lạt Ma.
(AFP) – Úc lên kế hoạch sản xuất tên lửa nội địa. Bộ trưởng Công Nghiệp Quốc Phòng Úc hôm nay, 22/08/2024, cho biết một nhà máy sản xuất tên lửa hành trình chống hạm và các tên lửa tấn công sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm nay. Dự án trị giá 570 triệu đô la được kỳ vọng sẽ giúp Úc tăng cường năng lực quân sự, phát triển nền tảng công nghiệp quốc phòng trong bối cảnh chạy đua vũ trang trong khu vực. Nhà máy sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2027 và có khả năng sản xuất 100 tên lửa mỗi năm.
(AFP) – Cam Bốt tiếp nhận lại tượng Phật giáo và Hindu giáo từ các bảo tàng Hoa Kỳ. Các bức tượng này đến từ những nhà sưu tập hoặc từ các bảo tàng ở Mỹ, sau một quá trình đàm phán nhiều năm. Trong một buổi lễ hôm nay, 22/08/2024, thủ tướng Cam Bốt Hun Manet khẳng định « những bức tượng mà chúng tôi lấy lại được là vô giá, là những di sản văn hóa quốc gia đối với người dân Cam Bốt ». Trong thời gian Khmer Đỏ cầm quyền, nhiều vụ buôn bán cổ vật bất hợp pháp đã xảy ra tại Cam Bốt. Nhà buôn cổ vật người Anh Douglas Latchford là một trong những trùm buôn cổ vật trái phép ở Cam Bốt. Ông qua đời vào năm 2020 trong lúc chờ bị xét xử ở Mỹ về tội buôn bán tác phẩm nghệ thuật. Gia đình ông đã làm việc với chính quyền để giúp trả lại nhiều cổ vật Khmer.
(NHK) – Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC) nhất trí thúc đẩy quá trình khử cacbon. Sau cuộc họp cấp bộ trưởng hôm qua, 21/08/2024, tại Indonesia, 11 thành viên thuộc cộng đồng AZEC, gồm Nhật Bản, Úc và các nước Đông Nam Á, đã đưa ra tuyên bố trên. Các nước cam kết thúc đẩy sử dụng nhiên liệu không thải ra khí CO2, thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu bền vững và tiết kiệm năng lượng trong các khu công nghiệp.
(AFP) – Bồ Đào Nha kêu gọi Liên Âu hỗ trợ chống cháy rừng trên đảo Madeira thuộc Đại Tây Dương. Lời kêu gọi được chính quyền nước này đưa ra hôm qua, 21/08/2024, một tuần sau khi cháy rừng hoành hành tại đây. Bất chấp những nỗ lực của lính cứu hỏa, lửa vẫn tiếp tục lan rộng, thiêu rụi 4.392 ha rừng. Theo chính quyền khu vực, lửa đang lan đến gần khu vực rừng Laurissilva, rừng nguyệt quế lớn nhất còn sót lại, nằm trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
***********
Sai lầm của tướng Nga giúp quân đội Ukraine dễ dàng đột kích vùng Kursk?
Tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời một quan chức giấu tên trong cơ quan an ninh Nga cho hay, tướng Alexander Lapin được cho là đã giải tán một hội đồng liên ngành có nhiệm vụ giám sát an ninh ở vùng Kursk vào mùa xuân, chỉ vài tháng trước khi Ukraine đột kích xuyên biên giới vào ngày 6/8.
Hội đồng này bao gồm các sĩ quan quân đội, cùng các quan chức an ninh địa phương và khu vực. Nguồn tin cho biết thêm, ông Lapin đưa ra quyết định giải tán hội đồng vì tin rằng chỉ riêng quân đội đã có đủ sức mạnh và nguồn lực để bảo vệ biên giới Nga.
Cũng theo WSJ, việc giải tán hội đồng đã dẫn đến những phản ứng “hỗn loạn và không hiệu quả” của Nga trước cuộc đột kích từ phía Kiev, do Nga thiếu một cơ quan chỉ đạo phản ứng tập trung.
Tờ báo Mỹ nói thêm, tình trạng thiếu nhân sự có thể đã ngăn cản ông Lapin bảo vệ thành công các khu vực biên giới, trong khi các đơn vị biên giới hầu hết là lính nghĩa vụ không được trang bị đầy đủ.
Trước đây, tướng Lapin từng phải đối mặt với những lời chỉ trích vì đã không thể bảo vệ các vùng lãnh thổ mà quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát ở phía đông bắc Ukraine vào năm 2022. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng lực lượng mặt đất Nga. Còn hồi tháng 5, ông Lapin đã chỉ huy quân đội chống lại cuộc xâm nhập của Ukraine vào vùng Belgorod của Nga.
Cuộc tập kích của Ukraine vào vùng Kursk được cho là đã khiến Nga bất ngờ. Hôm 20/8, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrsky cho biết, Kiev đã “giành quyền kiểm soát 1.263 km2 lãnh thổ, và kiểm soát 93 khu định cư tại Nga”.
Trước đó, giới chức Ukraine cho biết mục tiêu của chiến dịch đột kích là tạo ra một “vùng đệm” để ngăn Nga pháo kích vào Ukraine.
Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, cho hay hoạt động ở Kursk là một phần trong nỗ lực nhằm ép Nga tham gia đàm phán.
Nếu có một nước nào phải theo dõi sát sao và với đầy nỗi lo lắng một trục Nga – Trung ngày càng được củng cố, thì đó chính là Nhật Bản. Bị giới hạn về địa lý và chịu sức ép từ gánh nặng lịch sử, Nhật Bản có nguy cơ đối mặt cùng lúc với hai đối thủ cường quốc hạt nhân, thậm chí có thể là ba, nếu bao gồm cả mối đe dọa Bắc Triều Tiên trong vùng Đông Á.
Nỗi lo này đã được thể hiện rõ trong Sách Trắng quốc phòng thường niên « Quốc phòng Nhật Bản 2024 », được công bố ngày 12/07/2024, cho rằng Nhật Bản « đang phải đối mặt với một môi trường an ninh nghiêm trọng và phức tạp nhất kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến ».
Lần đầu tiên Tokyo cảnh báo trực tiếp về « khả năng một tình huống nghiêm trọng tương tự như cuộc xâm lược Ukraina của Nga xảy ra ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong tương lai, đặc biệt là ở vùng Đông Á », ám chỉ đến những hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan.
Đài Loan và mối lo an ninh cho Nhật Bản
Theo nhận định của Yoshinaga Kenji, cựu sĩ quan tình báo của Cơ quan Điều tra An ninh và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, với trang The Diplomat, « phần đầu của Sách Trắng quốc phòng năm nay, mô tả tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản, là phần căng thẳng nhất trong lịch sử Sách Trắng, khi xét đến cuộc chiến xâm lược kéo dài của Nga tại Ukraina, áp lực quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc đối với Đài Loan và việc Bắc Triều Tiên triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ».
Lập trường đối ngoại cứng rắn cùng với đà trỗi dậy mạnh mẽ năng lực quân sự của Bắc Kinh đặt Tokyo trước một thách thức chiến lược lớn chưa từng có. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Kihara Minoru mở đầu Sách Trắng với đánh giá « không quốc gia nào có thể tự bảo vệ an ninh của mình ». Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng mà Tokyo chia sẻ các giá trị phổ quát và lợi ích chiến lược.
Nhật Bản bày tỏ « quan ngại nghiêm trọng » về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên toàn khu vực xung quanh Nhật Bản, từ biển Hoa Đông – đặc biệt xung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc – cho đến biển Nhật Bản, Tây Thái Bình Dương, nhất là xung quanh Đài Loan, trước nguy cơ « xảy ra căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan, do những hoạt động quân sự ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ».
Về điểm này, nhà nghiên cứu địa chính trị Valérie Niquet, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược FRS, trong một chương trình tranh luận trên đài phát thanh France Culture (18/05/2024), đưa ra một số phân tích :
« Đài Loan có một vị thế quan trọng cả về mặt ý thức hệ, cho thấy một mô hình dân chủ vẫn có thể tồn tại trong thế giới Trung Hoa, điều mà Tập Cận Bình hoàn toàn phủ nhận, và cả về mặt chiến lược, vì Đài Loan là chốt chặn lối ra Thái Bình Dương và do vậy không thể để cho Đài Loan rơi vào tay Bắc Kinh. Đó là chưa nói đến người dân.
Câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là mối quan hệ chiến lược quốc phòng giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ. Các căn cứ chính của Mỹ ở châu Á đều nằm ở Nhật Bản và chủ yếu ở quần đảo Okinawa, nằm ở tuyến đầu đối diện với Đài Loan, (với 53.000 lính Mỹ).
Hòn đảo cuối cùng, Yonaguni, nằm gần nhất với đảo cực tây của Nhật Bản, chỉ cách bờ biển Đài Loan khoảng 100 km, nên thực sự Nhật Bản ở trên tuyến đầu. Hơn nữa, khi Trung Quốc tập trận để gây áp lực với Đài Loan, vào lúc bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan cách đây không lâu, 5 hay 6 quả tên lửa, tôi quên mất con số chính xác, đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Nhật Bản. Đây rõ ràng còn là lời cảnh báo đối với Nhật Bản, gây áp lực buộc nước này không được đi quá xa. »
Nhưng điều làm Tokyo đặc biệt lo lắng là khả năng Bắc Kinh và Matxcơva siết chặt hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự. Tokyo xem những cuộc tập ném bom chung và tuần tra hải quân chung thường xuyên giữa hai cường quốc này là « nhằm mục đích phô trương sức mạnh chống Nhật Bản ».
Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản cho thấy nỗi bất an về quan hệ hợp tác Nga - Trung. Trang South China Morning Post ngày 27/11/2023 trích dẫn một báo cáo an ninh của Viện Nghiên cứu Quốc Phòng (NIDS), một tổ chức tư vấn trực thuộc bộ Quốc Phòng Nhật Bản, cho thấy một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của Tokyo là hai cường quốc này thực sự trở thành đồng minh quân sự.
Dưới thời thủ tướng Shinzo Abe (2012-2020), Nhật Bản đã nỗ lực thiết lập một chính sách đối ngoại hòa dịu với Nga. Cố thủ tướng Abe đã có gần 30 cuộc gặp với tổng thống Vladimir Putin nhằm gầy dựng một mối quan hệ tin cậy, một mặt là để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Kuril, dưới sự kiểm soát của Nga từ năm 1945.
Vùng « Lãnh thổ phương bắc » này, theo cách gọi của Nhật Bản, có một vị trí chiến lược, nằm ở phía bắc đảo Hokkaido và là chốt chặn cửa biển Okhotsk. Nhưng nỗ lực này của ông Abe chẳng mang lại kết quả : Nga không những không nhượng một tấc đất lãnh thổ nào mà còn tăng cường sự hiện diện quân sự trên quần đảo, bố trí 3500 binh lính và nhất là lắp đặt các hệ thống tên lửa địa đối không S-300 vào cuối năm 2020.
Mặt khác, theo phân tích của nhà địa chính trị học Céline Pajon, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên báo Libération ngày 25/03/2022, ông Abe còn nhắm đến mục tiêu chiến lược xa hơn. Khi tìm cách xích lại gần Putin, thủ tướng Nhật Bản hy vọng tránh để Nga rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, hay chí ít là ngăn chặn việc hình thành một mặt trận Nga - Trung chống Nhật Bản trong các vấn đề lãnh thổ và lịch sử.
Một lần nữa ông Abe lại gặp thất bại. Matxcơva lệ thuộc ngày càng nhiều vào Bắc Kinh về kinh tế và hai bên có những cam kết hợp tác quân sự chưa từng có. Quân đội Nga và Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn tại vùng Viễn Đông, tổ chức các cuộc tuần tra chung xung quanh Nhật Bản, khiến Tokyo phải lo lắng.
Trước nguy cơ phải đối mặt với cùng lúc hai cường quốc hạt nhân Nga – Trung trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và thậm chí có thể có bên thứ ba là Bắc Triều Tiên, tháng 12/2022, chính phủ của thủ tướng Fumio Kishida công bố ba tài liệu chiến lược quan trọng : Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Phòng thủ Quốc gia (NDS) và Chương trình Tăng cường Phòng thủ (DBP).
Theo nhiều nhà quan sát tại Pháp, cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga phát động đã có những tác động đáng kể đến việc vạch ra chiến lược an ninh cho Nhật Bản. Tài liệu NSS đánh giá Trung Quốc như là một « thách thức chiến lược chưa từng có » và xem Bắc Triều Tiên là một « mối đe dọa nghiêm trọng hơn và sắp xảy ra ». Nhưng, nước Nga, không giống như trong phiên bản NSS năm 2013, cùng sự phối hợp chiến lược của Matxcơva với Bắc Kinh, giờ được xác định là « mối quan tâm sâu sắc về an ninh ».
AUKUS: Giải pháp để thoát gọng kềm Nga – Trung ?
Nhật Bản còn thông báo tăng đáng kể ngân sách quốc phòng với mục tiêu từ đây đến năm 2027 đạt mức chi tiêu quân sự 2% GDP như các nước thành viên Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Đáng chú ý là lần đầu tiên Nhật Bản cho biết tham vọng sở hữu năng lực phản công, để nước này thực hiện các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào lãnh thổ đối thủ.
Giáo sư Tsuyoshi Goroku, ngành Quan hệ Quốc tế và Kinh tế, trường đại học Nishogakusha, trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) của Pháp hồi tháng 3/2024, lưu ý bước tiến lịch sử này, « không phải là một sự đảo ngược đột ngột các nguyên tắc chính sách quốc phòng truyền thống của đất nước. Đúng hơn đó là một sự thừa nhận của Tokyo về môi trường an ninh ngày càng xấu đi của Nhật Bản. Điều này là kết quả của một loạt những thay đổi tăng dần trong suốt hai thập niên qua. Tuy nhiên, việc Nga vô cớ xâm lược Ukraina là một lời cảnh báo cho Nhật Bản, củng cố những đánh giá ảm đạm và thúc đẩy hơn nữa những thay đổi này ».
Vị giáo sư Nhật Bản thừa nhận đất nước ông đã hưởng được một nền an ninh và sự thịnh vượng trong khuôn khổ trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ. Nhưng việc Nga và Trung Quốc có tham vọng thay đổi trật tự đó khiến Nhật Bản cảm thấy bất an. Trong suốt hai năm qua, thủ tướng Fumio Kishida nhiều lần cảnh báo « Ukraina hôm nay rất có thể sẽ là Đông Á ngày mai » và « an ninh của châu Âu và vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là không thể tách rời ».
Và cảm giác bất an này dường như được đông đảo công luận Nhật Bản chia sẻ. Giáo sư Tsuyoshi Goroku giải thích :
« Sau cuộc xâm lược của Nga, một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng Nhật Bản ngày càng lo sợ an ninh của Nhật Bản đang bị đe dọa. Ngoài ra, một cuộc khảo sát do tờ Nikkei thực hiện vào tháng 3 năm 2022 cho thấy 77% số người được hỏi "lo ngại" nếu cộng đồng quốc tế không ngăn chặn được cuộc xâm lược của Nga và việc thay đổi biên giới, điều này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống Đài Loan. Liệu cuộc xâm lược của Nga và thành công có thể của cuộc chiến này có khuyến khích Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không, đó vẫn còn là vấn đề tranh luận, nhưng công chúng Nhật Bản đã thể hiện rõ những lo ngại này. »
Trong hai ngày 16 - 17/05/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cuộc gặp lần thứ 43 kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012. Trong chuyến thăm này, tổng thống Nga đã đến thăm Harbin, nơi có Viện Công nghệ Quân sự Trung Quốc. Một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao, một tín hiệu mạnh mẽ gởi đến Nhật Bản và các nước phương Tây : Nga và Trung Quốc đang thắt chặt quan hệ hợp tác, kể cả về công nghiệp vũ khí.
Trong bối cảnh này, Nhật Bản quan ngại về các hoạt động quân sự của Nga và sự phối hợp chiến lược của Nga với Trung Quốc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chiến tranh Ukraina kéo dài, Bắc Triều Tiên có thể sẽ can dự với việc cung cấp tên lửa và đạn dược cho Nga. Mối quan hệ hợp tác quân sự Matxcơva – Bình Nhưỡng càng làm cho môi trường an ninh Nhật Bản thêm phần u ám.
Đối diện với những mối đe dọa an ninh chưa từng có này, thủ tướng Fumio Kishida đã gia tăng các hoạt động ngoại giao, thiết lập các mối quan hệ chiến lược với nhiều nước từ châu Á đến châu Âu, từ việc mở rộng quan hệ đối tác với NATO, cho đến việc để ngỏ khả năng tham gia liên minh quân sự AUKUS, hiện quy tụ ba nước Anh, Mỹ và Úc. Về điểm này, nhà địa chính trị học Valerie Niquet nhận định :
« Ưu điểm lớn của AUKUS so với các đối tác khác: đây là một liên minh Anglo-Saxon và do vậy sẽ không làm Washington tức giận, vì Úc và Anh là những đồng minh rất thân thiết của Mỹ và Nhật Bản đã ký kết những thỏa thuận hợp tác trao đổi, chẳng hạn như tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tập trận chung với cả Úc và Anh.
Hơn nữa, chúng ta không thể quên một thực tế là việc tham gia một phần vào liên minh AUKUS, không liên quan đến khía cạnh hạt nhân, mà có lẽ là trụ cột đầu tiên như người ta nói về hợp tác công nghệ đối với Nhật Bản, cũng có yếu tố uy tín theo nghĩa Nhật Bản trở lại với trường quốc tế với tư cách là một tác nhân chính, cả trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, điều vẫn chưa có trên phương diện xuất khẩu vũ khí ».
**********
Chính trị gia Thái Lan lão làng Thaksin Shinawatra hôm 22/8 nói rằng chương trình phát tiền trị giá 500 tỷ baht (14,53 tỷ đô la Mỹ) vốn là ngọn cờ đầu của đảng ông là cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế ì ạch. Điều này cho thấy chính phủ sắp tới sẽ có sự liên tục về chính sách.
Bà Paetongtarn Shinawatra, ái nữ của ông Thaksin và là lãnh đạo của Đảng Pheu Thai dân túy, đã được Quốc hội Thái Lan bầu làm thủ tướng hôm 6/8 để lên thay ông Srettha Tavisin, vốn đã bị tòa án cách chức.
“Chương trình đó là để kích thích nền kinh tế,” ông Thaksin phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Bangkok. Ông đã trình bày những lợi ích chính của chương trình phát tiền vốn là lời hứa chủ chốt trong chiến dịch của đảng ông trong cuộc bầu cử năm ngoái.
Chương trình cho ‘ví kỹ thuật số’ mà theo đó mỗi người trong số khoảng 50 triệu người dân Thái Lan sẽ được nhận 10.000 baht (tương ứng 290,70 đô la) tín dụng thông qua một ứng dụng trên điện thoại để tiêu dùng tại chỗ trong vòng sáu tháng đã được chính phủ Srettha lên kế hoạch triển khai vào quý 4.
Tuy nhiên, việc ông Srettha ra đi đã làm dấy lên nghi ngờ rằng liệu nó có còn được thực hiện như kế hoạch hay không.
Phát biểu của ông Thaksin cho thấy tân Thủ tướng Paetongtarn có thể sẽ tiếp tục thực hiện chương trình vốn đã bị các chuyên gia và Ngân hàng trung ương Thái Lan chỉ trích, trong lúc nền kinh tế lớn thứ hai đông nam Á đang oằn mình với khối nợ hộ gia đình ngày một lớn.
“Điều này cho phép kích thích nền kinh tế chính xác hơn,” ông Thaksin, cựu thủ tướng đã sống lưu vong 15 năm ở nước ngoài trước khi trở lại Thái Lan hồi năm ngoái, nói.
Trong bài phát biểu đề cập nhiều vấn đề, ông Thaksin cũng nói Thái Lan cần cải cách ngành nông nghiệp để cạnh tranh hơn cũng như tăng doanh thu và năng lực ngành du lịch, động lực tăng trưởng chính của nước này, bao gồm cả việc mở rộng sân bay chính ở Bangkok.
Ông cũng nói rằng Thái Lan nên làm nhiều hơn để bảo vệ nền kinh tế trước sự tràn ngập hàng Trung Quốc giá rẻ, trong đó có áp dụng ‘các bước chủ nghĩa bảo hộ từ từ’ và nói thêm rằng ‘chúng ta phải có sự công bình trong cạnh tranh’.
Ông cũng nói Bộ trưởng Tài chính nên hợp tác chặt chẽ với ngân hàng trung ương để đảm bảo chính sách tài khóa và tiền tệ hoạt động đi cùng một hướng, và nói rằng điều quan trọng là khối nợ hộ gia đình khổng lồ của Thái Lan phải được tái cơ cấu và các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được vốn vay.
*********
Venezuela: Nhiều viên chức bị sa thải vì không ủng hộ tổng thống "tái đắc cử" Nicolas Maduro
Sau khi được tuyên bố tái đắc cử tổng thống Venezuela hồi tháng 7, một kết quả gây nhiều tranh cãi, ông Nicolas Maduro tiếp tục đàn áp những người phản đối và kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội. Nhiều nhân viên tại các doanh nghiệp công đã bị sa thải hoặc buộc phải xin nghỉ việc vì không ủng hộ tổng thống.
Đăng ngày:
1 phút
Từ Caracas, thông tín viên Alice Campaignolle cho biết thêm thông tin :
Tại các doanh nghiệp công, như tập đoàn dầu khí PDVSA, kênh truyền hình VTV, tập đoàn điện lực Corpoelec, nhiều nhân viên đã bị sa thải, hay nói cách khác là nhiều nhân viên bị buộc phải từ chức. Lý do là vì họ không ủng hộ tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro.
Theo hãng tin Reuters, mạng xã hội của các nhân viên được giám sát chặt chẽ, bất cứ ai đăng bài chỉ trích chính phủ hiện tại đều bị bộ phận nhân sự triệu tập. Thông thường, các công chức buộc phải tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, nhiều người trong số họ muốn tránh gây sự chú ý, muốn giữ im lặng về lập trường chính trị. Tuy nhiên, sự kiềm chế này vẫn chưa đủ và hàng trăm nhân viên đã phải nghỉ việc kể từ cuộc bầu cử ngày 28/07.
Cuộc đàn áp mới này khiến người ta nhớ đến làn sóng sa thải nhân viên vào những năm 2002, 2003. Lúc đó, tổng thống Hugo Chavez đã sa thải hơn 20.000 người khỏi tập đoàn dầu khí PDVSA vì tham gia đình công, khiến đất nước bị tê liệt. Ngày nay, tập đoàn công này chỉ còn khoảng 9.000 nhân viên và thiếu trầm trọng nhân sự trình độ cao.
***********
Lãnh đạo Việt Nam bày tỏ hy vọng người Việt Nam ở nước ngoài tích cực đóng góp về tiền của và trí tuệ cho đất nước nhân Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới lần thứ tư và Diễn đàn tri thức chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 vừa diễn ra vào sáng 22/8 tại Hà Nội.
Truyền thông Nhà nước cho biết, tham dự hội nghị có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc; lãnh đạo các địa phương và 400 kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ…
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng tham dự hội nghị đón chào kiều bào dự hội nghị, theo truyền thông trong nước.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị, nhấn mạnh tầm quan trọng của người Việt ở nước ngoài.
“Kiều bào ngày càng khẳng định vị thế trong xã hội sở tại và đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa quốc gia sở tại và Việt Nam. Bên cạnh đó, kiều bào còn trở thành một nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.” - báo Nhà nước dẫn phát biểu của ông Bùi Thanh Sơn tại hội nghị.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, trong hơn 30 năm qua, tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt hơn 200 tỷ USD, ngang với lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng kỳ. Đến hết năm 2023, kiều bào đã đầu tư 421 dự án với tổng vốn đăng ký 1,72 tỷ USD, cùng với hàng ngàn doanh nghiệp có vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cũng theo thông tin từ hội nghị, hiện có khoảng hơn sáu triệu người Việt Nam đang sống và làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam đã từng tổ chức ba lần hội nghị trước vào các năm 2009, 2012 và 2016, thu hút sự tham gia của hơn 2.000 kiều bào, theo ông Sơn.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh Hội nghị đã trở thành diễn đàn trao đổi chuyên sâu về những vấn đề chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.
Báo Nhà nước dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nói rằng hội nghị “không chỉ là nơi lắng nghe các ý kiến tâm huyết từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mà còn là cơ hội để các cơ quan trong nước thu nhận những ý kiến, đề xuất quý báu, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong thời gian tới”.
Chính phủ Việt Nam cho rằng Hội nghị và Diễn đàn lần này nhằm khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng về Việt kiều mà cụ thể là việc thực hiện Nghị quyết 36 của Đảng về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trong bài phỏng vấn trước hội nghị cũng thừa nhận rằng công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài mặc dù đã có bước đột phá, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn do "một bộ phận nhỏ kiều bào chưa thực sự mở lòng, xóa bỏ định kiến.”
**********
Một quan chức Nga hôm nay, 22/08/2024, xác nhận đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công bằng drone và tên lửa từ Ukraina tại miền tây nước này, đặc biệt là vùng Volgograd.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
1 phút
Trên mạng xã hội Telegram, thống đốc vùng Volgograd, Andreï Botcharov, khẳng định « đã ngăn chặn hầu như toàn bộ các tên lửa và drone của Ukraina », tuy nhiên các mảnh vỡ rơi xuống đã gây hỏa hoạn tại một cơ sở của bộ Quốc Phòng Nga tại Marinovka. Đám cháy hiện đã được dập tắt và không có thương vong nào. Theo AP, dữ liệu từ các vệ tinh của NASA, chuyên dùng để phát hiện cháy rừng, cho thấy các đám cháy bùng phát xung quanh sân đỗ của căn cứ không quân tại Marionovka.
Tại miền tây của Nga, vùng Briansk, theo AFP, quan chức địa phương khẳng định đã ngăn một nhóm "phá hoại" của Ukraina xâm nhập vào lãnh thổ nước này. Vùng Briansk nằm cách vùng Kursk khoảng 240 km, nơi mà quân đội Ukraina đã mở một cuộc tấn công lớn từ ngày 06/08.
Còn tại vùng Kursk, thống đốc Alexeï Smirnov cho biết hai tên lửa và một drone của Ukraina đã bị lực lượng phòng không bắn chặn. Theo Reuters, quan chức địa phương này hôm nay đã bắt đầu cho xây dựng các nơi trú ẩn cho thường dân trước các cuộc tấn công của Kiev.
Về phía nam Nga, vùng Rostov, 5 drone được cho là của Ukraina cũng đã bị lực lượng Nga phá hủy.
Tại thủ đô Matxcơva, thị trưởng Sergueï Sobianine cho biết trong đêm Thứ ba rạng sáng thứ Tư, thành phố đã phải hứng chịu một trong những cuộc tấn công lớn nhất từ Ukraina. Bộ Quốc Phòng Nga nêu rõ là 11 thiết bị đã bị phá hủy tại Matxcơva.
*********
Thái Lan hôm 23/8 xác nhận một ca đậu mùa khỉ được báo cáo trong tuần này là virus chủng Clade 1b, ca thứ hai của biến thể này được xác nhận bên ngoài châu Phi.
Ca này là một người đàn ông châu Âu 66 tuổi đã đến Thái Lan hồi tuần trước từ một nước châu Phi không rõ, nơi căn bệnh này đang lây lan.
“Kết quả xét nghiệm xác nhận rằng ông ấy bị nhiễm đậu mùa khỉ chủng Clade 1b, đây là ca đầu tiên được chẩn đoán ở Thái Lan, nhưng người này có khả năng bị nhiễm bệnh từ một quốc gia mà bệnh này là đặc hữu,” ông Thongchai Keeratihattayakorn, Tổng giám đốc Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan, nói với Reuters.
Ông cho biết không có ca nhiễm nào khác được phát hiện thông qua truy vết tiếp xúc. Chủng Clade 1b đã gây quan ngại toàn cầu do sự dễ dàng lây lan của nó thông qua tiếp xúc gần thường xuyên.
Một ca nhiễm biến thể này đã được xác nhận vào tuần trước ở Thụy Điển và liên quan đến đợt bùng phát ngày càng lây lan ở châu Phi, dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó đang lây lan ra ngoài lục địa này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ gần đây là tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng có tầm quan ngại quốc tế sau khi biến thể mới được xác định.
Thái Lan hôm 21/8 cho biết người đàn ông nhiễm bệnh được xác nhận là đã quá cảnh ở một nước Trung Đông mà ông không nói rõ, trước khi bay sang Thái Lan.
Thái Lan đã phát hiện 800 ca nhiễm đậu mùa khỉ chủng Clade 2 kể từ năm 2022, nhưng cho đến nay vẫn chưa phát hiện trường hợp nào thuộc biến thể Clade 1 hoặc Clade 1b.
*********
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói báo Anh đưa tin sai sự thật về việc công dân Anh bị tạm giữ hộ chiếu
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 22/8 lên tiếng phản bác các thông tin được báo chí Anh đưa ra gần đây, cảnh báo khách du lịch Anh có thể bị tạm thu hộ chiếu ở Việt Nam, cho rằng đây là các thông tin sai sự thật.
Trước đó, vào ngày 16/8, báo Mirror và một số báo khác của Anh đưa tin dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao nước này cảnh báo công dân Anh có thể bị mất hộ chiếu khi đến quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ Ngoại giao của Anh được báo Anh trích dẫn cho biết khách du lịch Anh sẽ không thể rời Việt Nam mà không có visa hợp lệ. Các khách du lịch phải vào và ra khỏi Việt Nam sử dụng cùng một hộ chiếu theo một quy định mới. Quy định này được đưa ra sau vụ việc một số khách du lịch đã không thể rời khỏi Việt Nam vì giấy tờ của họ bị chính quyền địa phương tịch thu.
Bộ Ngoại giao Anh cũng cảnh báo công dân Anh về việc họ đã bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam vì hộ chiếu bị hư.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng hôm 22/8 nói tại cuộc họp báo thường kỳ: “Chúng tôi bác bỏ những thông tin sai sự thật như vậy. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là luôn tạo thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam và qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội”.
**********