(Reuters)
– Hàn Quốc : Cựu lãnh đạo cảnh sát quận Yongsan bị kết án 3 năm tù giam
liên quan đến thảm kịch 159 người chết trong Halloween 2022. Theo
phán quyết của tòa án quận Tây Seoul, được đưa ra hôm nay, 30/09/2024,
cựu cảnh sát Lee Im-Jae bị kết án vì không dự phòng những biện pháp an
ninh cần thiết trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội ở Itaewon, góp
phần « tạo ra những điều kiện » khiến thảm kịch xảy ra. Đây là lần đầu
tiên cảnh sát bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về thảm kịch khiến nhiều
người trẻ bỏ mạng do xô đẩy, tại khu phố nổi tiếng sầm uất về đêm của
thủ đô Hàn Quốc. Kể từ khi thảm kịch xảy ra, nhiều gia đình các nạn nhân
đòi bộ trưởng Nội Vụ và An ninh Lee Sang-min, phải chịu trách nhiệm về
cái chết của con em họ.
(AFP) – Một cựu quan chức quân đội Đài Loan bị kết án 17 năm tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc.Tòa
án Tối cao Đài Loan hôm nay, 30/09/2024 đã kết án Lou Wen-Chinh, một
cựu giảng viên của Không Quân, cấp bậc trung tá, vì vi phạm luật hình
sự, « hỗ trợ một gián điệp của kẻ thù », tiết lộ bí mật quân sự của
Không Quân Đài Loan. Ông Lou được cho là đã gặp các quan chức của đảng
Cộng Sản Trung Quốc ở nước ngoài. Tòa không nêu rõ là ông Lou đã được
hưởng lợi gì từ Bắc Kinh. Vào tháng Tám vừa qua, Đài Bắc cũng đã kết án 8
cựu quân nhân với mức án lên đến 13 năm tù vì làm gián điệp cho Bắc
Kinh.
(AFP) – Hội Đồng Châu Âu trao giải Vaclav-Havel cho phe đối lập ở Venezuela. Giải
thưởng Vaclav-Havel, trị giá 60 000 euro, năm nay đã được trao tặng hôm
nay, 30/09/2024, cho bà Maria Corina Machado, lãnh đạo phe đối lập của
Venezuela vì những tranh đấu, dấn thân của bà trong « việc lên án
những vi phạm nhân quyền tại nước Nam Mỹ này, cũng như góp phần vào việc
bảo vệ nền dân chủ và Nhà nước Pháp quyền ». Hiện bà được cho là đang hoạt động « bí mật » ở
Venezuela sau cuộc bầu cử tổng thống với kết quả thắng cuộc thuộc về
Nicolas Maduro gây tranh cãi. Sau khi ông Maduro tái đắc cử, nhiều cuộc
biểu tình đã nổ ra khiến 27 người bỏ mạng, 192 người bị thương. Khoảng
2400 người bị chính quyền bắt giữ.
(AFP) – Tổ chức Phóng viên Không biên giới lập nền tảng giám sát các tuyên truyền và loan tin sai lệch. Nền tảng với tên gọi « Propanganda Monitor », được
khởi xướng hôm nay, 30/09/2024, có thể truy cập từ trang chính thức của
Tổ chức Phóng viên không biên giới. Nền tảng này, trước tiên tập trung
vào các nội dung tuyên truyền của Nga bằng hình ảnh và văn bản, sau đó,
sẽ dần được mở rộng sang tuyên truyền từ các nước khác, ví dụ như từ
Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ. Nền tảng Propaganda Monitor cung cấp những
thông tin, ví dụ như cuộc điều tra về cách mà kênh truyền hình RT của
Nga vẫn có thể truy cập được mặc dù bị châu Âu cấm phát sóng.
(AFP) –Pháp : Marine Le Pen cùng với các đảng viên RN khác hầu tòa. Tư
pháp của Pháp, hôm nay 30/09/2024, mở phiên tòa xét xử dân biểu thuộc
đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN), Marine Le Pen, người cha của bà,
Jean-Marie, cùng với 25 người khác. Những người này bị cáo buộc đã dùng
tiền của Nghị Viện Châu Âu thuê các trợ lý nghị sĩ để trả lương cho các
quan chức của đảng RN từ năm 2004 đến năm 2016.
(Reuters) – Phó thủ tướng Nga nhận định biến động về giá dầu thuyên giảm bất chấp bất ổn ở Trung Đông. Ông
Alexander Novak cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn được kênh Al
Arabiya News công bố hôm nay 30/09/2024. Phó thủ tướng Novak cũng khẳng
định nền kinh tế Nga sẽ đứng vững trước mọi biện pháp trừng phạt của
phương Tây.
(AFP) – Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế kêu gọi các nước tăng cường ý thức tôn trọng luật nhân đạo quốc tế. Nhật
báo Le Temps của Thụy Sĩ, hôm qua 29/09/2024, đăng bài phỏng vấn bà
Mirjana Spoljaric, chủ tịch Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc Tế (ICRC). Bà tố cáo
sự thiếu tôn trọng nghiêm trọng đối với luật nhân đạo quốc tế và kêu
gọi các quốc gia dành “ưu tiên chính trị” cho luật này. Bà nhấn mạnh “luật
nhân đạo không ngăn cản chiến tranh, nhưng quy định cách thức tiến hành
chiến tranh để sau đó có thể đàm phán và xây dựng hòa bình”.
*********
Triều Tiên lên án Mỹ tại Liên hiệp quốc
AP
6–8 minutes
Triều
Tiên hôm 30/9 lên án rằng Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ “khuấy động
các cuộc đối đầu quân sự hơn nữa” bằng cách tham gia các cuộc tập trận ở
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và “không ngừng nói” về việc thay đổi
chế độ tại Triều Tiên.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc Kim Song cho biết Triều Tiên đang thực hiện các bước để tự vệ tốt hơn.
Những
lời của ông Kim, mặc dù gay gắt, nhưng dường như không đại diện cho bất
kỳ sự thay đổi đáng kể nào so với lời lẽ thông thường của Bình Nhưỡng.
Ông đã phát biểu vào ngày cuối cùng của cuộc họp cấp cao của Đại hội
đồng Liên hiệp quốc với các nhà lãnh đạo thế giới — một ngày mà một số
quốc gia bị cô lập về mặt ngoại giao nhất thế giới đã lên diễn đàn.
Ông
Kim nói Hoa Kỳ, khi cố gắng thống trị các vấn đề thế giới, đã không
hành động công bằng với cộng đồng các quốc gia và đang lợi dụng Liên
hiệp quốc đa phương cho mục đích riêng của mình.
“Họ đang khuấy
động các cuộc đối đầu quân sự hơn nữa”, ông Kim nói, cáo buộc Washington
đạo đức giả - một cáo buộc phổ biến khác từ Triều Tiên. “Ai đã phát
triển và sử dụng vũ khí hạt nhân lần đầu tiên trong lịch sử loài
người?...Ai không ngừng nói về sự kết thúc một chế độ của một quốc gia
có chủ quyền?”
Ông nói thêm: “Liên hiệp quốc đang bị lợi dụng cho
các mục đích chính trị của một quốc gia riêng lẻ. Những thực tế như vậy
không còn được dung thứ và cho phép nữa”.
Khi ông nói, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ chăm chú ghi chép trên giấy. Không có phản hồi ngay lập tức từ Hoa Kỳ.
Triều Tiên đang phản ứng lại các cuộc tập trận Mỹ-Hàn
Quân
đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn vào
tháng trước nhằm tăng cường năng lực phòng thủ chung của họ chống lại
Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng một lần nữa cáo buộc Mỹ-Hàn
đang tiến hành một cuộc xâm lược.
Cuộc tập trận thường niên vào
mùa hè diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều
Tiên khi cả các cuộc biểu dương vũ khí của Triều Tiên và các cuộc tập
trận quân sự chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều gia tăng. Vào thời điểm
đó, Triều Tiên đã ra tuyên bố gọi các cuộc tập trận này là “cuộc tập
trận chiến tranh khiêu khích” và cho biết chúng biện minh cho tham vọng
hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong một phản bác sau đó tại hội
trường, một nhà ngoại giao Hàn Quốc đã gọi những tuyên bố của Triều Tiên
là vô căn cứ và cho biết việc theo đuổi vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn
đạo của Bình Nhưỡng là gốc rễ của căng thẳng.
“Chúng tôi có nhiệm
vụ, giống như bất kỳ quốc gia thành viên nào, là bảo vệ tính mạng và sự
an toàn của người dân khỏi mối đe dọa quân sự của Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Triều Tiên bằng cách duy trì tư thế phòng thủ và răn đe chung mạnh
mẽ giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ”, Phó Đại sứ Hàn Quốc tại Liên hiệp quốc
Sangijn Kim nói.
Bài phát biểu của ông Kim Song giống với bài phát
biểu trước đây của ông tại cùng bục phát biểu vào năm ngoái, khi ông
nói rằng Hoa Kỳ đang cố gắng kích động một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ông cũng cho biết Bình Nhưỡng đang tăng cường phòng thủ để đối phó với
“bá quyền” mà họ cho là đang đe dọa họ. “Chúng tôi tiếp tục tăng cường
khả năng răn đe chiến tranh của mình”, ông Kim nói.
Chiến tranh
Triều Tiên 1950-53 kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn thay vì một hiệp ước
hòa bình, khiến Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và — về mặt kỹ thuật —
vẫn trong tình trạng chiến tranh.
Một số nước có mặt nhưng không phát biểu
Không
phát biểu tại hội nghị sáu ngày này là đại diện từ Myanmar và
Afghanistan, cả hai đều đang trong tình trạng lấp lửng của Liên hiệp
quốc sau khi các chế độ mới lên nắm quyền trong những năm gần đây.
Afghanistan
không hoàn toàn vắng mặt trong cuộc tranh luận ngày 30/9. Ngoại trưởng
Ireland Sean Fleming yêu cầu một cam kết “không thể thương lượng” về
bình đẳng giới ở đó. Và Ngoại trưởng Canada đã chỉ trích Taliban cầm
quyền vì các chính sách hạn chế của họ đối với phụ nữ và tác động của
những luật như vậy đối với xã hội Afghanistan. Bà Melanie Joly nói
“Taliban không thể khiến luật pháp quốc tế biến mất thông qua các sắc
lệnh đơn giản”.
Vào một buổi sáng đầy rẫy những lời chỉ trích về
“bá quyền”, nhà ngoại giao hàng đầu của Burkina Faso cho biết khái niệm
đa phương được trân trọng của Liên hiệp quốc – quá trình ra quyết định
trên diện rộng cho phép tất cả các quốc gia lên tiếng về các vấn đề mà
hành tinh đang phải đối mặt – đã “cạn kiệt”, danh tiếng của nó “bị hủy
hoại, hết lần này đến lần khác, bởi các hành động săn mồi của một số
quốc gia thành viên đã quyết định rằng họ là chủ nhân của thế giới”.
“Sự
hòa hợp và gắn kết của thế giới chúng ta đang bị đe dọa”, Ngoại trưởng
Karamoko Jean Marie Traore nói. “Chúng tôi muốn kêu gọi các cường quốc
trên thế giới ưu tiên một nền quản trị toàn cầu bao trùm, loại bỏ các
tầm nhìn bá quyền. Và nếu chúng ta có thể làm được điều đó, vinh quang
của Liên hiệp quốc sẽ lại được khôi phục”.
Các quốc gia yếu hơn chỉ trích Liên hiệp quốc, phương Tây
Ngoại
trưởng Syria Bassam Sabbagh, người đại diện cho một quốc gia tương đối
cô lập khác, cũng cho biết chủ nghĩa đa phương của Liên hiệp quốc đã
ngừng hoạt động — nếu như ông nói, nó từng hoạt động. Ông đã trích dẫn
những gì ông gọi là tội ác “khủng bố” của Israel kể từ khi Hamas tấn
công người Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 và Israel đáp trả nhanh
chóng và tàn bạo tại Gaza. Israel nói họ chỉ tự vệ mà thôi.
“Sự
hỗn loạn đang lan rộng”, ông Sabbagh nói. “Tất cả những gì đã xảy ra đã
tiết lộ ý định thực sự của tập thể phương Tây. Hoa Kỳ đã ngăn cản Hội
đồng (Bảo an) thực hiện trách nhiệm đối đầu với các mối đe dọa đối với
hòa bình và an ninh quốc tế”.
Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Ả
Rập Thống nhất, Shekh Shakhboot Nahyan al-Nahyan, phát biểu về cùng chủ
đề: “Ngay cả chiến tranh cũng có luật lệ”.
Trong khi đó, Ngoại
trưởng Nicaragua, Valdrack Ludwing Jaentschke Whitaker, nói các quốc gia
nhỏ như nước ông sẽ không bao giờ lùi bước — ngay cả khi đối mặt với
các cường quốc.
Đối với “những kẻ xâm lược, những kẻ can thiệp đội
lốt cừu, có bộ mặt sói”, ông nói, “chúng tôi là những dân tộc giàu văn
hóa, tài nguyên và mô hình cộng đồng. Chúng tôi giàu các giá trị đã bị
chối bỏ, bóp méo, vu khống hoặc suy yếu. Chúng tôi sẽ không để mình bị
biến thành những kẻ ăn xin túng thiếu."
**********
Ngư dân Việt Nam bị thương trong một vụ tấn công ở Biển Đông
Một
tàu cá Việt Nam đã bị tấn công ở Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi
cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền, và 10 ngư dân trên tàu
bị thương, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 30/9.
Tờ
Tiền Phong dẫn lời một viên chức địa phương tại xã Bình Châu, tỉnh Quảng
Ngãi, cho biết tàu cá Việt Nam đã liên lạc qua radio hôm 29/9 để báo
cáo về vụ tấn công, nói rằng ba ngư dân bị gãy chân tay và bảy ngư dân
bị các thương tích khác.
Không rõ tàu của nước nào đã tấn công tàu
Việt Nam và các viên chức ở Bình Châu nói với AP rằng họ không có thông
tin gì hơn ngoài những gì Tiền Phong đã tường thuật.
Lực lượng biên phòng Việt Nam đang điều tra vụ việc nhưng vẫn chưa cung cấp bất kỳ thông tin nào.
Quần
đảo Hoàng Sa cách bờ biển phía đông của Việt Nam khoảng 400 km và cách
tỉnh Hải Nam của Trung Quốc một khoảng cách tương đương về phía đông
nam.
Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Tiền Phong nói vụ tấn công tàu xảy ra ở vùng biển Việt Nam nhưng không nêu rõ chính xác địa điểm xảy ra vụ việc.
Trung
Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, vùng biển chiến lược
quan trọng, gây ra tranh chấp với Philippines, Việt Nam, Malaysia,
Brunei và Đài Loan.
Bắc Kinh ngày càng quyết đoán trong việc theo
đuổi các yêu sách của mình, khiến Trung Quốc phải đối đầu trực tiếp với
Philippines và Việt Nam.
Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền nào ở
Biển Đông, nhưng đã triển khai các phương tiện của Hải quân và Không
quân để tuần tra tuyến đường thủy này, nơi có khoảng 5 nghìn tỷ đô la
thương mại toàn cầu đi qua mỗi năm.
Trung Quốc đã đe dọa sẽ có
“hậu quả nghiêm trọng” vào năm ngoái sau khi Hải quân Hoa Kỳ điều một
tàu khu trục đi vòng quanh quần đảo Hoàng Sa trong một “hoạt động tự do
hàng hải” thách thức cái mà họ gọi là “các yêu sách hàng hải quá mức”.
Quần
đảo Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc kể từ
năm 1974, khi Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ Việt Nam Cộng hoà trong một
trận hải chiến ngắn.
Năm ngoái, các bức ảnh vệ tinh cho thấy
Trung Quốc dường như đang xây dựng một đường băng trên đảo Tri Tôn thuộc
quần đảo Hoàng Sa. Theo thiết kế vào thời điểm đó, đường băng này có vẻ
đủ lớn để chứa máy bay cánh quạt và máy bay không người lái nhưng không
phải máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom.
Trung Quốc cũng đã
có một bến cảng nhỏ và các tòa nhà trên đảo trong nhiều năm, cùng với
một bãi đáp trực thăng và các đài radar.
Trung Quốc đã từ chối
cung cấp thông tin chi tiết về công trình xây dựng đảo của mình, ngoại
trừ nói rằng mục đích của công trình này là thúc đẩy an toàn hàng hải
toàn cầu.
Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc rằng họ đang quân sự
hóa tuyến đường thủy này, một tuyến đường toàn cầu và an ninh quan
trọng, cũng được cho là nằm trên các trữ lượng khí đốt và dầu mỏ khổng
lồ.
***********
Bộ trưởng Quốc phòng Israel: Cuộc tấn công trên bộ vào Lebanon đã cận kề
NGHI VŨ
Bộ
trưởng Quốc phòng Israel cho biết giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến
dọc biên giới giữa Israel và Lebanon sẽ sớm bắt đầu, trong khi có nguồn
tin từ Mỹ nói Israel đã thông báo cho Washington về việc tấn công trên
bộ vào Lebanon.
Ngày
30-9, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết giai đoạn tiếp
theo của cuộc chiến dọc biên giới giữa Israel và Lebanon sẽ sớm bắt đầu,
trong khi báo chí Mỹ đưa tin lực lượng đặc nhiệm Israel có thể đã có
nhiều cuộc đột kích vào Lebanon.
"Giai đoạn tiếp theo của cuộc
chiến chống Hezbollah sẽ sớm bắt đầu", ông Gallant phát biểu tại một
cuộc họp của những người đứng đầu hội đồng địa phương ở khu vực miền bắc
Israel.
Ông Gallant nói giai đoạn tiếp theo sẽ góp phần đạt được mục tiêu là đưa cư dân Israel sơ tán trở về nhà của họ.
Cùng
ngày 30-9, Bộ trưởng Quốc phòng Israel thông tin lực lượng trên bộ có
thể được triển khai nhằm chống lại nhóm Hezbollah ở Lebanon, nói thêm
Israel sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự dù đã tiêu diệt được thủ lĩnh
Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah.
Đài BBC dẫn nguồn tin từ một
quan chức Mỹ xác nhận việc Israel đã thông báo cho Mỹ rằng họ có ý định
tiến hành một cuộc tấn công có giới hạn trên bộ vào Lebanon.
Quan chức này nói chiến dịch trên có thể bắt đầu ngay trong ngày 30-9.
Thêm
vào đó, nói với Hãng tin Reuters, một quan chức Mỹ cho biết Washington
đang quan sát việc điều quân của quân đội Israel, cho thấy một cuộc tấn
công trên bộ vào Lebanon có thể sắp xảy ra.
Trả lời báo chí ngày
30-9, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết Mỹ
không muốn chứng kiến bạo lực lan rộng ở Trung Đông và muốn thấy sự
"xuống thang".
"Chúng tôi muốn tìm ra con đường dẫn đến hòa bình,
để người Palestine và người Israel được an toàn, cùng người dân Lebanon
và Israel sống ở biên giới phía bắc cũng được an ninh và an toàn", bà
Thomas-Greenfield khẳng định.
Khi được hỏi liệu Israel có thông
báo với Mỹ về việc họ sẽ thực hiện một cuộc tấn công vào Lebanon hay
không, Thomas-Greenfield cho biết bà không thảo luận về các cuộc trao
đổi giữa Mỹ và Israel nhưng hai nước đang liên lạc chặt chẽ.
Ông Biden kêu gọi Israel ngừng bắn tại Lebanon
Ngày
30-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi ngừng bắn tại Lebanon, sau khi
được hỏi về nhận định trước thông tin Israel đang chuẩn bị cho một chiến
dịch trên bộ vào Lebanon nhắm vào nhóm Hezbollah.
Theo đó, khi được hỏi liệu ông có hài lòng với kế hoạch của Israel, Tổng thống Mỹ trả lời: "Tôi hài lòng với việc họ dừng lại".
********
Israel gia tăng oanh kích, đánh sâu vào thủ đô Beirut
Không
quân Israel sáng sớm hôm nay, 30/09/2024, đã oanh kích thủ đô Beirut,
lần đầu tiên kể từ đầu cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Hezbollah,
giết chết ba thành viên một nhóm vũ trang người Palestine.
Trong
ngày Chủ Nhật, Israel đã tiến hành hơn 120 cuộc oanh kích nhắm vào
nhiều vùng khác nhau của Liban, làm thiệt mạng hơn 100 người và gần 360
người khác bị thương, phần đông là thường dân, theo số liệu do bộ Y Tế
Liban đưa ra.
Từ Beiruth, thông tín viên đài RFI Paul Khalifeh tường thuật :
« Đợt
không kích của Israel nhắm vào một căn hộ trong khu phố Cola có đa số
người theo đạo Hồi hệ phái Sunni, ở trung tâm phía tây thủ đô Beirut.
Cuộc tấn công này đã giết chết thủ lãnh quân sự của Mặt trận Giải phóng
Nhân dân Palestine ở Liban cùng với hai quan chức khác của phong trào
cánh tả Palestine, cũng như là một thường dân.
Sáng sớm
hôm nay, các chiến đấu cơ – oanh tạc cơ đã tập trung dội bom phía bắc
vùng đồng bằng Bekaa, vốn dĩ đã bị oanh tạc dữ dội trong ngày Chủ Nhật.
Những cuộc không kích này còn nhắm vào nhiều khu dân cư, phá hủy hàng
chục ngôi nhà, đôi khi trên đầu những người cư ngụ.
Nhiều
vùng khác ở Liban cũng không được thoát. Một đợt oanh kích đặc biệt
thảm khốc ở phía đông thành phố Saida cách Beirut 45 km về phía nam, đã
làm thiệt mạng 30 người và khoảng 50 người khác bị thương.
Bất
chấp cái chết của lãnh đạo phong trào Hassan Nasrallah và phần lớn các
chỉ huy quân sự cấp cao, phe Hezbollah tiếp tục chiến đấu. Họ đã sớm bắt
đầu tấn công trước khi trời hừng sáng khi nã pháo nhắm vào một vị trí
quân sự Israel ở biên giới.
Trong ngày Chủ Nhật và cho
đến tận khuya, phe Hezbollah cho biết đã thực hiện 12 cuộc tấn công, bao
gồm cả việc nã hơn một chục tên lửa tầm trung và phóng một phi đội
drone nhằm vào những mục tiêu đôi khi tương đối xa biên giới. »
Cũng
trong ngày hôm nay, theo AFP, Liban, Syria và Iran bắt đầu những ngày
quốc tang sau cái chết của lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah trong
cuộc oanh kích của Israel hôm thứ Bảy 28/09.
**********
Lãnh đạo Hezbollah tại Liban bị trừ khử : Sự bất lực của Mỹ và Iran
Minh Anh
4–5 minutes
Việc
lãnh đạo lực lượng Hồi giáo cực đoan Hezbollah ở Liban, Hassan
Nasrallah bị Israel tiêu diệt trong một cuộc oanh kích đã làm xáo trộn
bàn cờ địa chính trị ở Cận Đông. Israel « thận trọng » vui mừng, đi kèm
với nỗi lo cho phần tiếp theo. Iran tuyên bố sẽ có những đáp trả « thích
đáng » nhưng đối mặt với những « chọn lựa tồi ». Còn Hoa Kỳ, đồng minh
của Israel, miễn cưỡng bị lôi vào các chiến dịch quân sự của Israel.
Đăng ngày:
4 phút
Nhà nghiên cứu địa chính trị Dominique Moïsi trên nhật báo kinh tế Les Echos rất rõ ràng : Cái chết của Nasrallah làm lộ rõ sự « bất lực » của
Mỹ và Iran. Những gì vừa xảy ra ở Liban thực sự đánh dấu một bước ngoặt
lịch sử trong cuộc chiến ở Liban, cũng như là cho cả vùng Cận Đông.
Một
mặt, vụ việc khẳng định thế tương quan lực lượng mới giữa Israel và
Iran nhưng mặt khác, việc hạ sát ông Nasrallah, đang làm dấy lên nỗi lo
xung đột lan rộng ra toàn khu vực : Phe nổi dậy người Huthis ở Yemen hay
các đồng minh của Iran tại Syria và Irak sẽ làm gì sắp tới ? An ninh
của Israel như vậy trong dài hạn sẽ chẳng bao giờ được bảo đảm, theo như
nhận định từ một số nhà quan sát.
Sự kiện này làm rõ thế bất lực của cả Mỹ và Iran, phải đóng vai « khán giả » hơn là những « diễn viên » thực thụ trong một tấn bi kịch vượt quá khả năng, theo nhận định của chuyên gia Dominique Moisi.
Hoa
Kỳ, tuy hài lòng về việc ông Nasrallah bị tiêu diệt, nhưng đã không thể
gây được chút áp lực nào đối với Israel, đồng minh thân thiết của mình
để có được một lệnh ngưng bắn tạm thời cho dải Gaza và ở Liban.
Thảm hại hơn, theo ghi nhận của Le Monde, chính quyền Biden còn « chấp nhận để cho Israel xỏ mũi lôi đi »,
lao vào những cuộc xung đột mà Israel tiến hành ở dải Gaza, tại Liban
và thậm chí ở cả Yemen, những mặt trận mà Washington muốn tránh do e sợ
bùng nổ leo thang xung đột khó dự đoán.
Hoa Kỳ rơi vào thế khó xử.
Bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Pháp vận động cho ý tưởng một
lệnh ngưng bắn ở Liban, thì quân đội Israel âm thầm « cú đánh lịch sử »
ở Beirut, khi dùng đến những quả bom nặng 900 kg do Mỹ sản xuất để có
thể đánh sập hầm và giết chết lãnh đạo phe Hezbollah. Ý tưởng một lệnh
hưu chiến dài 21 ngày mà Mỹ ấp ủ xem như « tan thành mây khói », gây khó khăn cho chính quyền Biden theo đuổi một đường hướng nhất quán do khoảng cách giữa ý định và thực tế ngày càng lớn.
Sự
táo bạo của Israel, một vố đau cho phe Hezbollah, là một thất bại chiến
lược của chế độ thần quyền Iran. Lực lượng Hezbollah, đứa con tinh thần
do Iran tạo ra – bất chấp nguồn cung vũ khí dồi dào và tính kỷ luật của
các binh sĩ – với những gì diễn ra trong hai tuần gần đây, từ vụ nổ máy
nhắn tin, điện đàm cho đến cái chết của nhà lãnh đạo và nhiều quan chức
quân sự cao cấp, lộ rõ là một « con cọp giấy ».
Sự do dự của Teheran khi hậu thuẫn Hezbollah cũng như phe Hamas trái ngược với những tuyên bố hùng hồn « thề trả đũa »
cho đồng minh và những sĩ quan của mình bị Israel hạ sát đang mang lại
một cảm giác họ đã phó mặc các đồng minh cho số phận của chính họ, để ưu
tiên cứu lấy chế độ, có nguy cơ không tồn tại được trước một cuộc chiến
thất bại chống Israel.
Nhưng thái độ này của Iran có nguy cơ gây
tổn hại cho mối quan hệ về hệ tư tưởng, quân sự và tài chính với những
đồng minh ở Cận Đông. « Trục kháng chiến » mà Iran dầy công gầy dựng có nguy cơ bị lệch hướng trước tính cấp thiết của việc bảo vệ lợi ích sống còn của mình.
Dẫu
sao thì giới quan sát tại Pháp cũng có cùng một nhận xét : Thắng lợi
quân sự của Israel tại Liban có nguy cơ là một chiến thắng kiểu Pyrros,
một thắng lợi đạt được với những thiệt hại nhân mạng to lớn và do vậy,
có thể làm suy yếu bên thắng trận trong dài hạn. Nhà địa chính trị
Dominique Moisi lưu ý : An ninh của Israel phụ thuộc nhiều vào tính hợp
pháp của Israel. Thế giới đã thay đổi và ngày càng ít thống trị bởi
phương Tây, trong khi các nước phương Nam toàn cầu ngày càng xem Israel
như là một cường quốc thống trị và vô sỉ !
********
Mỹ thông báo viện trợ hơn nửa tỷ đô la hỗ trợ quốc phòng Đài Loan
Chính
quyền Hoa Kỳ thông báo tổng thống Joe Biden, hôm qua 29/09/2024, đã phê
duyệt gói viện trợ trị giá hơn nửa tỷ đô la để hỗ trợ quốc phòng Đài
Loan.
Hãng tin AFP dẫn lại thông cáo của Nhà Trắng cho biết, tổng thống Biden đã yêu cầu ngoại trưởng Antony Blinken gửi “các thiết bị và dịch vụ quốc phòng trị giá lên tới 567 triệu đô la để hỗ trợ Đài Loan”.
Gói
hỗ trợ này nằm trong khuôn khổ kế hoạch viện trợ quy mô lớn được Quốc
Hội Mỹ thông qua hồi tháng 04/2024, với hơn 8 tỷ đô la được huy động để
giúp Đài Loan có thể đương đầu với quân đội Trung Quốc, bằng cách đầu tư
vào tàu ngầm. Washington cũng hỗ trợ Đài Bắc về mặt kinh tế, giúp cạnh
tranh với các dự án lớn của Bắc Kinh ở những nước đang phát triển.
Trung
Quốc đã gia tăng áp lực quân sự và chính trị với Đài Loan trong những
năm gần đây, thường xuyên điều tàu chiến và máy bay quân sự di chuyển
vòng quanh hòn đảo. Bắc Kinh thường xuyên phản đối việc Washington hỗ
trợ Đài Bắc và cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung
Quốc.
Về tình hình tại chỗ, chính quyền Đài Loan, hôm qua, tuyên bố đang trong tình trạng cảnh giác cao độ sau khi phát hiện “sóng” tên lửa được phóng bên trong lãnh thổ Trung Quốc, vài ngày sau khi Bắc Kinh tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Bộ Quốc Phòng Đài Loan ghi nhận các tên lửa hoạt động ở khu vực Nội Mông, Cam Túc, Thanh Hải và Tân Cương, đồng thời nhấn mạnh “lực lượng phòng không của Đài Loan duy trì mức cảnh giác cao độ” và cho biết “bất kỳ hành động đe dọa và khiêu khích nào của Trung Quốc sẽ làm suy yếu nghiêm trọng sự ổn định trong khu vực”.
**********
Tại Hoa Kỳ, bão Helene khiến gần 100 người thiệt mạng
Chi Phương
2–3 minutes
Cơn
bão Helene đổ bộ vào miền đông và đông nam Hoa Kỳ từ giữa tuần trước,
khiến ít nhất 93 người bỏ mạng. Cho đến hôm nay, 30/09/2024, chính quyền
địa phương vẫn tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân, khắc phục hậu quả của
cơn bão.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Với
sức gió 225km/h, bão Helene đã khiến bang Bắc Carolina bị thiệt hại
nặng nề nhất, ít nhất 37 người bỏ mạng. Cơn bão cũng quét qua các bang
khác như Georgia và Florida. Nhiều hạ tầng giao thông, nhà cửa đã bị phá
hủy, hệ thống cung cấp nước đã bị gián đoạn. Khoảng 2,2 triệu gia đình
không có điện. Giám đốc cơ quan khí tượng quốc gia Hoa Kỳ NWS cho biết
vẫn duy trì « cảnh báo ngập lụt tại một số khu vực ở Bắc Carolina » do vẫn còn nguy cơ vỡ đập.
Hôm
nay, các đội cứu hộ vẫn tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân, những người bị
mắc kẹt trong những căn nhà ngập nước. Theo AP, quan chức Bắc Carolina,
một số khu vực hiện vẫn bị cô lập, ví dụ như thành phố Ashville.
Tổng
thống Hoa Kỳ Joe Biden và hai ứng viên tranh cử vào Nhà Trắng Kamala
Harris và Donald Trump thông báo sẽ đến các khu vực mà bão Helene đi
qua.
Ngập lụt ở Nepal khiến ít nhất 192 người thiệt mạng
Nhìn
sang châu Á, mực nước của các con sông tại Nepal đột ngột dâng cao do
mưa lớn vào cuối tuần qua, gây ra ngập lụt tại nhiều nơi. Ít nhất 192
người đã bỏ mạng, hơn 30 người mất tích, theo số liệu mà chính quyền
Nepal công bố hôm nay 30/09.
Riêng tại thung lũng Kathmandu, được
bao quanh bởi núi đồi, các con sông tràn bờ, làm ngập nhà cửa, bệnh
viện, đường sá, khiến 56 người tử vong.
Chính quyền Nepal cho biết
đã ghi nhận lượng mưa cao kỷ lục so với hàng chục năm qua. Quân đội
nước này cũng đã thực hiện 4.000 cuộc sơ tán, điều trực thăng và các
thuyền gắn máy tham gia cứu hộ cứu nạn. Đường sá bị phá hủy cũng khiến
cho thủ đô Katmandou bị cô lập, thiếu rau củ, đẩy giá của nhiều mặt hàng
thiết yếu lên cao.
Nga
hôm Chủ Nhật (29/9) tuyên bố rằng Thủ tướng Mikhail Mishustin sẽ gặp
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tại Tehran vào thứ Hai.
Thông
báo này được đưa ra trong bối cảnh Nga lên án “vụ ám sát chính trị” của
Israel đối với thủ lĩnh Hezbollah được Iran hậu thuẫn, Hassan Nasrallah,
tại Beirut.
Ông Mishustin sẽ hội đàm với ông Pezeshkian và Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Reza Aref, tuyên bố của chính phủ cho biết.
“Chúng
tôi dự định thảo luận về toàn bộ hợp tác Nga-Iran trong các lĩnh vực
thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo”, Nga cho biết.
Các cuộc
đàm phán sẽ tập trung vào “việc thực hiện các dự án chung lớn trong các
lĩnh vực liên quan đến vận tải, năng lượng, công nghiệp và nông nghiệp”,
tuyên bố cho biết thêm.
Các chính phủ phương Tây đã cáo buộc Iran
cung cấp cả máy bay không người lái và tên lửa cho Moscow để phục vụ
cho cuộc chiến tranh với Ukraine, một cáo buộc mà Tehran đã nhiều lần
phủ nhận.
Ông Pezeshkian sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir
Putin trong chuyến thăm Nga vào tháng tới để tham dự hội nghị thượng
đỉnh BRICS.
Sau khi rời Iran, Thủ tướng Nga Mishustin sẽ tham dự
một cuộc họp tại Armenia vào thứ Ba của Diễn đàn Kinh tế Á-Âu, chính phủ
cho biết vào Chủ Nhật, nhắc tới một tổ trong khuôn khổ nhóm các quốc
gia thuộc Liên Xô cũ.
Tuyên bố cho biết cuộc họp sẽ thảo luận về
số hóa, hoạt động thị trường và hợp tác trong Liên minh Kinh tế Á-Âu,
bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga.
Nga thường giới thiệu Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) như một giải pháp thay thế cho các nhóm chính trị và kinh tế của phương Tây.
***********
Việt Nam đặc xá cho gần 3.800 tù nhân, không gồm Đinh La Thăng và Chu Ngọc Anh
Chính
quyền Việt Nam hôm 30/9 công bố họ sẽ trả tự do cho 3.765 người, nhưng
không gồm những nhà hoạt động chính trị hay các quan chức chính quyền bị
án tù trong các vụ đại án tham nhũng, trong đợt đặc xá mới nhất ngay
sau chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Tô Lâm.
Báo Tin Tức
của TTXVN cho biết rằng Văn phòng Chủ tịch nước công bố Quyết định đặc
xác năm 2024 do ông Tô Lâm ký ban hành ngày 29/9 trong một buổi họp báo
có sự phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Tòa án Nhân dân tối cao
hôm 30/9.
Ông Lâm, người kiêm nhiệm cả chức Tổng bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam, vừa kết thúc chuyến công du tới Mỹ và Cuba nhưng hiện đang
ở Mông Cổ trong chuyến thăm cấp nhà nước. Trước chuyến thăm Mỹ, chính
quyền Việt Nam đã thả tự do trước thời hạn cho hai nhà hoạt động Trần
Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng.
Theo Tin Tức, đợt đặc xá
năm nay được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh, vốn được Việt
Nam kỷ niệm vào ngày 2/9, để tha trước thời hạn cho gần 3.800 phạm nhân
đang chấp hành án phạt tù và những người đang được tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù.
Tờ báo do Đảng Cộng sản kiểm soát nói rằng đợt
đặc xá năm nay “một lần nữa tiếp tục khẳng định chính sách khoan hồng
của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với
những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành
người có ích cho xã hội.”
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
được Tin Tức trích lời nói tại buổi họp báo hôm 30/9 rằng có 20 phạm
nhân mang quốc tịch nước ngoài – gồm 2 công dân Mỹ và 9 người mang quốc
tịch Trung Quốc, trong số những nước khác – được đặc xá lần này. Những
người nước ngoài này đã bị kết án tù ở Việt Nam với các tội danh liên
quan đến giết người, buôn lậu, tổ chức đánh bạc, tổ chức cho người ở lại
Việt Nam phi pháp.
Trong khi đó, vẫn theo Tin Tức, Thứ trưởng Bộ
Công an Nguyễn Ngọc Lâm cho biết tại buổi họp báo rằng có 561 người dân
tộc thiểu số được đặc xá năm nay. Vị thiếu tướng này nói rằng trong số
gần 3.800 người được thả trước thời hạn, có 403 người phạm các tội về
trật tự quản lý kinh tế, 275 người phạm các tội về chức vụ, 205 người
phạm các tội về ma túy, 64 người phạm tội giết người, trong số nhiều tội
phạm khác.
Không có bất kỳ nhà hoạt động chính trị nào được thả
tự do trong đợt đặc xá này. Việt Nam đã công bố 9 đợt đặc xá vào các dịp
2/9, một sự kiện mà chính quyềny nói là trọng đại, với tổng số hơn
92.000 người đã được thả trước thời hạn, theo Lao Động.
Các nhà hoạt động vì tự do và dân chủ, mà các tổ chức nhân quyền quốc
tế gọi là tù nhân lương tâm, không được bao gồm trong những đợt đặc xá
trước đây.
Đưa tin hồi đầu tháng trước về đợt đặc xá năm nay, Đài tiếng nói VOV
cho biết rằng những phạm nhân bị kết án tù về tội phản bội Tổ quốc,
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, gián điệp, xâm phạm an ninh
lãnh thổ hay bạo loạn, không được đề nghị xét tha trước thời hạn.
Theo
Tin Tức, Thứ trưởng Công an Nguyễn Ngọc Lâm hôm 30/9 cho biết rằng ông
Đinh La Thăng và ông Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách những người
được đặc xá đợt này.
Ông Thăng, cựu bí thư Thành ủy TPHCM, bị kết
án tổng cộng 30 năm tù vì tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án xảy ra tại tập
đoàn dầu khí Việt Nam, trong khi ông Anh, cựu thủ tịch UBND TP Hà Nội,
bị kết án 3 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thóat lãng phí” trong vụ thổi phồng giá kít xét nghiệm
Việt Á. Những vụ án này được xét xử khi cuộc chiến chống tham nhũng của
Việt Nam mở rộng từ các bộ ngành trong chính quyền tới các tập đoàn
kinh doanh lớn trong nước.
Vào tháng 8, chính quyền Việt Nam cho
viết có khoảng 643 người nước ngoài đang thụ án tại Việt Nam. Trong khi
đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW nói rằng có hơn 160 tù nhân chính
trị đang vị giam giữ tại quốc gia Đông Nam Á.
Dự kiến, những người được đặc xá năm nay sẽ được thả tự do vào ngày 1/10.
************
Anh kêu gọi ngừng bắn sau các cuộc không kích của Israel tại Lebanon
Hôm
thứ Hai (30/9), Anh nói tất cả các bên nên tìm cách hạ nhiệt căng thẳng
và ngừng bắn sau các cuộc không kích của Israel tại Lebanon, đồng thời
nhắc lại rằng khu vực này cần phải rút lui khỏi bờ vực chiến tranh.
“Chúng
tôi kiên quyết ủng hộ quyền tự vệ của Israel”, một phát ngôn viên của
Thủ tướng Keir Starmer nói. “Nhưng thông điệp rất rõ ràng của chúng tôi
hiện nay là, ở mọi phía, (tất cả) các bên phải thể hiện sự kiềm chế”.
Israel
đã tấn công Lebanon bằng một làn sóng tấn công kéo dài hai tuần, tiêu
diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah và một số chỉ huy nhưng cũng
giết chết khoảng 1.000 người Lebanon và buộc 1 triệu người phải rời bỏ
nhà cửa. Hezbollah đã cam kết sẽ đối đầu với bất kỳ cuộc xâm lược trên
bộ nào của Israel vào Lebanon.
“Chúng tôi muốn thấy tất cả các bên
rút lui khỏi bờ vực”, ông nói. “Bất kỳ sự leo thang nào nữa đều phải
được tránh. Một lệnh ngừng bắn sẽ tạo ra không gian cần thiết để tìm ra
giải pháp chính trị cần thiết nhằm đảm bảo hòa bình trong khu vực”.
Ông
Starmer và các bộ trưởng chính phủ khác cũng đã kêu gọi công dân Anh
rời khỏi Lebanon trên các chuyến bay thương mại trong khi vẫn có thể.
Người phát ngôn cho biết chính phủ đang thực hiện mọi kế hoạch dự phòng cần thiết liên quan đến tình hình ở Lebanon.
“Điều
chúng tôi đang tập trung vào lúc này là đảm bảo thêm chỗ trên các
chuyến bay thương mại cho những người muốn rời đi, và chúng tôi nhắc lại
rõ ràng lời kêu gọi những người đó hãy rời đi và đăng ký có mặt với
chúng tôi và đặt chuyến bay đầu tiên có sẵn”, ông nói.
**********
Tin tức thế giới 1-10: Lo Israel sắp tràn sang, quân đội Lebanon rút khỏi biên giới
THANH HIỀN
6–8 minutes
Quân đội Lebanon rút khỏi biên giới
Theo
Hãng tin Reuters, nguồn tin an ninh từ Lebanon cho biết quân đội
Lebanon đã rút lui khỏi các vị trí dọc biên giới phía nam của nước này
với Israel khoảng 5km về phía bắc biên giới.
Thông tin xuất hiện
trong bối cảnh có những đồn đoán về việc Israel sắp tiến hành xâm nhập
trên bộ vào Lebanon, vài ngày sau khi tiêu diệt thủ lĩnh Hassan
Nasrallah của nhóm vũ trang Hezbollah.
Người phát ngôn quân đội
Lebanon không xác nhận hay phủ nhận động thái này. Quân đội Lebanon từ
trước đến nay vẫn đứng ngoài các xung đột lớn với Israel và đã không tấn
công vào quân đội Israel trong năm qua.
Ông Amal Al-Hourani,
người đứng đầu ngôi làng Jdeidet Marjayoun (Lebanon) cách biên giới
khoảng 10km, cho biết người dân địa phương đã nhận được yêu cầu sơ tán
"càng sớm càng tốt" từ quân đội Israel.
Khi có nhiều đồn đoán rằng hoạt động trên bộ
sắp diễn ra, một người phát ngôn của quân đội Israel đã đưa ra tuyên bố
trên nền tảng X, yêu cầu người dân Israel không "lan truyền tin đồn vô
trách nhiệm" về các hoạt động và di chuyển của quân đội.
Trong khi
đó, các nguồn tin an ninh cho biết Israel đã tiến hành ít nhất 2 cuộc
không kích vào vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Lebanon vào cuối
ngày 30-9.
Phóng viên của Reuters đã nhìn thấy một tia sáng và
nghe thấy tiếng nổ lớn khoảng 1 tiếng sau khi quân đội Israel cảnh báo
người dân sơ tán khỏi các khu vực gần các tòa nhà mà họ cho là có hạ
tầng của Hezbollah.
Israel thông báo với Mỹ về các các hoạt động có "giới hạn" chống lại Hezbollah
Người
phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Israel đã thông
báo với Mỹ về việc đang tiến hành các hoạt động trên bộ hạn chế tập
trung vào hạ tầng của nhóm Hezbollah ở Lebanon tại khu vực gần biên
giới.
Ông Miller nhấn mạnh Mỹ tiếp tục ủng hộ lệnh ngừng bắn giữa
Israel và Hezbollah, song cũng cho rằng áp lực quân sự đôi khi có thể
tạo điều kiện cho ngoại giao. Dù vậy, ông cảnh báo áp lực quân sự cũng
có thể dẫn đến tính toán sai lầm và hậu quả không mong muốn.
Đã
xuất hiện các đồn đoàn về việc Israel sắp đưa quân vào Lebanon. Một quan
chức Mỹ không nêu tên đã nói với Reuters rằng vị trí của quân đội
Israel cho thấy một cuộc tấn công trên bộ có thể sắp xảy ra.
Căn cứ có lính Mỹ bị tấn công ở Banghdad
Sáng
sớm 1-10, hai quan chức quân sự Iraq cho biết ít nhất 2 rocket Katyusha
đã tấn công vào căn cứ quân sự có lực lượng Mỹ đồn trú gần Sân bay quốc
tế Baghdad. Hệ thống phòng không đã chặn được các rocket này.
Hai
nguồn tin an ninh cho biết điều tra ban đầu cho thấy 3 rocket đã được
khai hỏa, trong đó một quả đã rơi gần các tòa nhà do lực lượng chống
khủng bố của Iraq sử dụng, gây hư hại và cháy một số phương tiện, nhưng
không có thương vong.
Các nhóm vũ trang có liên kết với Iran ở
Iraq đã nhiều lần tấn công quân đội Mỹ ở Trung Đông kể từ xung đột
Israel - Hamas nổ ra ở Dải Gaza vào tháng 10-2023.
Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng
Theo
một tài liệu được công bố trên trang web của Quốc hội Nga ngày 30-9,
nước này có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 23% vào năm tới.
Đợt
tăng chi tiêu theo kế hoạch mới nhất sẽ đưa ngân sách quốc phòng của
Nga từ mức 10.800 tỉ rúp (115 tỉ USD) năm 2024 lên 13.500 tỉ rúp (145 tỉ
USD) vào năm 2025. Ngân sách quốc phòng sẽ chiếm 32% trong tổng ngân
sách 41.500 tỉ rúp của năm tới.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nga
Anton Siluanov cho biết chính phủ sẽ vẫn ưu tiên ngân sách để hỗ trợ cho
chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Chi tiêu quốc phòng dự kiến
giảm xuống mức 12.800 tỉ rouble vào năm 2026. Khoảng 10% tổng ngân sách
quốc phòng sẽ dành cho quân nhân.
Cùng ngày 30-9, Tổng thống Nga
Vladimir Putin đã ký sắc lệnh nhập ngũ thường kỳ mùa thu, theo đó kêu
gọi 133.000 công dân trong độ tuổi từ 18-30 thực hiện nghĩa vụ quân sự
từ ngày 1-10 đến 31-12-2024.
Tất cả nam giới ở Nga từ 18 tuổi được
gọi nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 1 năm. Tháng 7-2023, Hạ
viện Nga đã bỏ phiếu nâng độ tuổi tối đa nam giới nhập ngũ từ 27 lên 30
tuổi. Luật mới có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2024.
Bão Helene khiến hơn 100 người chết, gián đoạn chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ
Bão
Helene đã khiến hơn 100 người thiệt mạng ở North Carolina, Florida,
Tennessee và Virginia, khiến đường sá bị phá hủy đồng thời khiến hàng
triệu người rơi vào cảnh mất điện.
Phó tổng thống Kamala Harris dự
kiến sẽ có kế hoạch đến thăm khu vực ở đông nam bị ảnh hưởng bởi cơn
bão. Trước đó vào hôm 29-9, bà đã phải cắt ngắn chuyến đi vận động tranh
cử ở Neveda để trở lại Washington họp với cơ quan quản lý tình trạng
khẩn cấp.
Trong khi đó cựu tổng thống Donald Trump, ứng viên tổng
thống của Đảng Cộng hòa, đã đến thăm Valdosta ở tiểu bang dao động
Georgia. Ông bày tỏ cảm ơn các lãnh đạo và lực lượng ứng cứu đã ứng phó
với cơn bão và thể hiện sự đồng lòng với những người bị ảnh hưởng do cơn
bão.
Tổng thống Joe Biden cũng dự kiến sẽ đến thăm bang North Carolina trong tuần này.
(Reuters)
– Hàn Quốc : Cựu lãnh đạo cảnh sát quận Yongsan bị kết án 3 năm tù giam
liên quan đến thảm kịch 159 người chết trong Halloween 2022. Theo
phán quyết của tòa án quận Tây Seoul, được đưa ra hôm nay, 30/09/2024,
cựu cảnh sát Lee Im-Jae bị kết án vì không dự phòng những biện pháp an
ninh cần thiết trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội ở Itaewon, góp
phần « tạo ra những điều kiện » khiến thảm kịch xảy ra. Đây là lần đầu
tiên cảnh sát bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về thảm kịch khiến nhiều
người trẻ bỏ mạng do xô đẩy, tại khu phố nổi tiếng sầm uất về đêm của
thủ đô Hàn Quốc. Kể từ khi thảm kịch xảy ra, nhiều gia đình các nạn nhân
đòi bộ trưởng Nội Vụ và An ninh Lee Sang-min, phải chịu trách nhiệm về
cái chết của con em họ.
(AFP) – Một cựu quan chức quân đội Đài Loan bị kết án 17 năm tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc.Tòa
án Tối cao Đài Loan hôm nay, 30/09/2024 đã kết án Lou Wen-Chinh, một
cựu giảng viên của Không Quân, cấp bậc trung tá, vì vi phạm luật hình
sự, « hỗ trợ một gián điệp của kẻ thù », tiết lộ bí mật quân sự của
Không Quân Đài Loan. Ông Lou được cho là đã gặp các quan chức của đảng
Cộng Sản Trung Quốc ở nước ngoài. Tòa không nêu rõ là ông Lou đã được
hưởng lợi gì từ Bắc Kinh. Vào tháng Tám vừa qua, Đài Bắc cũng đã kết án 8
cựu quân nhân với mức án lên đến 13 năm tù vì làm gián điệp cho Bắc
Kinh.
(AFP) – Hội Đồng Châu Âu trao giải Vaclav-Havel cho phe đối lập ở Venezuela. Giải
thưởng Vaclav-Havel, trị giá 60 000 euro, năm nay đã được trao tặng hôm
nay, 30/09/2024, cho bà Maria Corina Machado, lãnh đạo phe đối lập của
Venezuela vì những tranh đấu, dấn thân của bà trong « việc lên án
những vi phạm nhân quyền tại nước Nam Mỹ này, cũng như góp phần vào việc
bảo vệ nền dân chủ và Nhà nước Pháp quyền ». Hiện bà được cho là đang hoạt động « bí mật » ở
Venezuela sau cuộc bầu cử tổng thống với kết quả thắng cuộc thuộc về
Nicolas Maduro gây tranh cãi. Sau khi ông Maduro tái đắc cử, nhiều cuộc
biểu tình đã nổ ra khiến 27 người bỏ mạng, 192 người bị thương. Khoảng
2400 người bị chính quyền bắt giữ.
(AFP) – Tổ chức Phóng viên Không biên giới lập nền tảng giám sát các tuyên truyền và loan tin sai lệch. Nền tảng với tên gọi « Propanganda Monitor », được
khởi xướng hôm nay, 30/09/2024, có thể truy cập từ trang chính thức của
Tổ chức Phóng viên không biên giới. Nền tảng này, trước tiên tập trung
vào các nội dung tuyên truyền của Nga bằng hình ảnh và văn bản, sau đó,
sẽ dần được mở rộng sang tuyên truyền từ các nước khác, ví dụ như từ
Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ. Nền tảng Propaganda Monitor cung cấp những
thông tin, ví dụ như cuộc điều tra về cách mà kênh truyền hình RT của
Nga vẫn có thể truy cập được mặc dù bị châu Âu cấm phát sóng.
(AFP) –Pháp : Marine Le Pen cùng với các đảng viên RN khác hầu tòa. Tư
pháp của Pháp, hôm nay 30/09/2024, mở phiên tòa xét xử dân biểu thuộc
đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN), Marine Le Pen, người cha của bà,
Jean-Marie, cùng với 25 người khác. Những người này bị cáo buộc đã dùng
tiền của Nghị Viện Châu Âu thuê các trợ lý nghị sĩ để trả lương cho các
quan chức của đảng RN từ năm 2004 đến năm 2016.
(Reuters) – Phó thủ tướng Nga nhận định biến động về giá dầu thuyên giảm bất chấp bất ổn ở Trung Đông. Ông
Alexander Novak cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn được kênh Al
Arabiya News công bố hôm nay 30/09/2024. Phó thủ tướng Novak cũng khẳng
định nền kinh tế Nga sẽ đứng vững trước mọi biện pháp trừng phạt của
phương Tây.
(AFP) – Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế kêu gọi các nước tăng cường ý thức tôn trọng luật nhân đạo quốc tế. Nhật
báo Le Temps của Thụy Sĩ, hôm qua 29/09/2024, đăng bài phỏng vấn bà
Mirjana Spoljaric, chủ tịch Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc Tế (ICRC). Bà tố cáo
sự thiếu tôn trọng nghiêm trọng đối với luật nhân đạo quốc tế và kêu
gọi các quốc gia dành “ưu tiên chính trị” cho luật này. Bà nhấn mạnh “luật
nhân đạo không ngăn cản chiến tranh, nhưng quy định cách thức tiến hành
chiến tranh để sau đó có thể đàm phán và xây dựng hòa bình”.
*********
Triều Tiên lên án Mỹ tại Liên hiệp quốc
AP
6–8 minutes
Triều
Tiên hôm 30/9 lên án rằng Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ “khuấy động
các cuộc đối đầu quân sự hơn nữa” bằng cách tham gia các cuộc tập trận ở
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và “không ngừng nói” về việc thay đổi
chế độ tại Triều Tiên.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc Kim Song cho biết Triều Tiên đang thực hiện các bước để tự vệ tốt hơn.
Những
lời của ông Kim, mặc dù gay gắt, nhưng dường như không đại diện cho bất
kỳ sự thay đổi đáng kể nào so với lời lẽ thông thường của Bình Nhưỡng.
Ông đã phát biểu vào ngày cuối cùng của cuộc họp cấp cao của Đại hội
đồng Liên hiệp quốc với các nhà lãnh đạo thế giới — một ngày mà một số
quốc gia bị cô lập về mặt ngoại giao nhất thế giới đã lên diễn đàn.
Ông
Kim nói Hoa Kỳ, khi cố gắng thống trị các vấn đề thế giới, đã không
hành động công bằng với cộng đồng các quốc gia và đang lợi dụng Liên
hiệp quốc đa phương cho mục đích riêng của mình.
“Họ đang khuấy
động các cuộc đối đầu quân sự hơn nữa”, ông Kim nói, cáo buộc Washington
đạo đức giả - một cáo buộc phổ biến khác từ Triều Tiên. “Ai đã phát
triển và sử dụng vũ khí hạt nhân lần đầu tiên trong lịch sử loài
người?...Ai không ngừng nói về sự kết thúc một chế độ của một quốc gia
có chủ quyền?”
Ông nói thêm: “Liên hiệp quốc đang bị lợi dụng cho
các mục đích chính trị của một quốc gia riêng lẻ. Những thực tế như vậy
không còn được dung thứ và cho phép nữa”.
Khi ông nói, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ chăm chú ghi chép trên giấy. Không có phản hồi ngay lập tức từ Hoa Kỳ.
Triều Tiên đang phản ứng lại các cuộc tập trận Mỹ-Hàn
Quân
đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn vào
tháng trước nhằm tăng cường năng lực phòng thủ chung của họ chống lại
Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng một lần nữa cáo buộc Mỹ-Hàn
đang tiến hành một cuộc xâm lược.
Cuộc tập trận thường niên vào
mùa hè diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều
Tiên khi cả các cuộc biểu dương vũ khí của Triều Tiên và các cuộc tập
trận quân sự chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều gia tăng. Vào thời điểm
đó, Triều Tiên đã ra tuyên bố gọi các cuộc tập trận này là “cuộc tập
trận chiến tranh khiêu khích” và cho biết chúng biện minh cho tham vọng
hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong một phản bác sau đó tại hội
trường, một nhà ngoại giao Hàn Quốc đã gọi những tuyên bố của Triều Tiên
là vô căn cứ và cho biết việc theo đuổi vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn
đạo của Bình Nhưỡng là gốc rễ của căng thẳng.
“Chúng tôi có nhiệm
vụ, giống như bất kỳ quốc gia thành viên nào, là bảo vệ tính mạng và sự
an toàn của người dân khỏi mối đe dọa quân sự của Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Triều Tiên bằng cách duy trì tư thế phòng thủ và răn đe chung mạnh
mẽ giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ”, Phó Đại sứ Hàn Quốc tại Liên hiệp quốc
Sangijn Kim nói.
Bài phát biểu của ông Kim Song giống với bài phát
biểu trước đây của ông tại cùng bục phát biểu vào năm ngoái, khi ông
nói rằng Hoa Kỳ đang cố gắng kích động một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ông cũng cho biết Bình Nhưỡng đang tăng cường phòng thủ để đối phó với
“bá quyền” mà họ cho là đang đe dọa họ. “Chúng tôi tiếp tục tăng cường
khả năng răn đe chiến tranh của mình”, ông Kim nói.
Chiến tranh
Triều Tiên 1950-53 kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn thay vì một hiệp ước
hòa bình, khiến Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và — về mặt kỹ thuật —
vẫn trong tình trạng chiến tranh.
Một số nước có mặt nhưng không phát biểu
Không
phát biểu tại hội nghị sáu ngày này là đại diện từ Myanmar và
Afghanistan, cả hai đều đang trong tình trạng lấp lửng của Liên hiệp
quốc sau khi các chế độ mới lên nắm quyền trong những năm gần đây.
Afghanistan
không hoàn toàn vắng mặt trong cuộc tranh luận ngày 30/9. Ngoại trưởng
Ireland Sean Fleming yêu cầu một cam kết “không thể thương lượng” về
bình đẳng giới ở đó. Và Ngoại trưởng Canada đã chỉ trích Taliban cầm
quyền vì các chính sách hạn chế của họ đối với phụ nữ và tác động của
những luật như vậy đối với xã hội Afghanistan. Bà Melanie Joly nói
“Taliban không thể khiến luật pháp quốc tế biến mất thông qua các sắc
lệnh đơn giản”.
Vào một buổi sáng đầy rẫy những lời chỉ trích về
“bá quyền”, nhà ngoại giao hàng đầu của Burkina Faso cho biết khái niệm
đa phương được trân trọng của Liên hiệp quốc – quá trình ra quyết định
trên diện rộng cho phép tất cả các quốc gia lên tiếng về các vấn đề mà
hành tinh đang phải đối mặt – đã “cạn kiệt”, danh tiếng của nó “bị hủy
hoại, hết lần này đến lần khác, bởi các hành động săn mồi của một số
quốc gia thành viên đã quyết định rằng họ là chủ nhân của thế giới”.
“Sự
hòa hợp và gắn kết của thế giới chúng ta đang bị đe dọa”, Ngoại trưởng
Karamoko Jean Marie Traore nói. “Chúng tôi muốn kêu gọi các cường quốc
trên thế giới ưu tiên một nền quản trị toàn cầu bao trùm, loại bỏ các
tầm nhìn bá quyền. Và nếu chúng ta có thể làm được điều đó, vinh quang
của Liên hiệp quốc sẽ lại được khôi phục”.
Các quốc gia yếu hơn chỉ trích Liên hiệp quốc, phương Tây
Ngoại
trưởng Syria Bassam Sabbagh, người đại diện cho một quốc gia tương đối
cô lập khác, cũng cho biết chủ nghĩa đa phương của Liên hiệp quốc đã
ngừng hoạt động — nếu như ông nói, nó từng hoạt động. Ông đã trích dẫn
những gì ông gọi là tội ác “khủng bố” của Israel kể từ khi Hamas tấn
công người Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 và Israel đáp trả nhanh
chóng và tàn bạo tại Gaza. Israel nói họ chỉ tự vệ mà thôi.
“Sự
hỗn loạn đang lan rộng”, ông Sabbagh nói. “Tất cả những gì đã xảy ra đã
tiết lộ ý định thực sự của tập thể phương Tây. Hoa Kỳ đã ngăn cản Hội
đồng (Bảo an) thực hiện trách nhiệm đối đầu với các mối đe dọa đối với
hòa bình và an ninh quốc tế”.
Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Ả
Rập Thống nhất, Shekh Shakhboot Nahyan al-Nahyan, phát biểu về cùng chủ
đề: “Ngay cả chiến tranh cũng có luật lệ”.
Trong khi đó, Ngoại
trưởng Nicaragua, Valdrack Ludwing Jaentschke Whitaker, nói các quốc gia
nhỏ như nước ông sẽ không bao giờ lùi bước — ngay cả khi đối mặt với
các cường quốc.
Đối với “những kẻ xâm lược, những kẻ can thiệp đội
lốt cừu, có bộ mặt sói”, ông nói, “chúng tôi là những dân tộc giàu văn
hóa, tài nguyên và mô hình cộng đồng. Chúng tôi giàu các giá trị đã bị
chối bỏ, bóp méo, vu khống hoặc suy yếu. Chúng tôi sẽ không để mình bị
biến thành những kẻ ăn xin túng thiếu."
**********
Ngư dân Việt Nam bị thương trong một vụ tấn công ở Biển Đông
Một
tàu cá Việt Nam đã bị tấn công ở Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi
cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền, và 10 ngư dân trên tàu
bị thương, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 30/9.
Tờ
Tiền Phong dẫn lời một viên chức địa phương tại xã Bình Châu, tỉnh Quảng
Ngãi, cho biết tàu cá Việt Nam đã liên lạc qua radio hôm 29/9 để báo
cáo về vụ tấn công, nói rằng ba ngư dân bị gãy chân tay và bảy ngư dân
bị các thương tích khác.
Không rõ tàu của nước nào đã tấn công tàu
Việt Nam và các viên chức ở Bình Châu nói với AP rằng họ không có thông
tin gì hơn ngoài những gì Tiền Phong đã tường thuật.
Lực lượng biên phòng Việt Nam đang điều tra vụ việc nhưng vẫn chưa cung cấp bất kỳ thông tin nào.
Quần
đảo Hoàng Sa cách bờ biển phía đông của Việt Nam khoảng 400 km và cách
tỉnh Hải Nam của Trung Quốc một khoảng cách tương đương về phía đông
nam.
Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Tiền Phong nói vụ tấn công tàu xảy ra ở vùng biển Việt Nam nhưng không nêu rõ chính xác địa điểm xảy ra vụ việc.
Trung
Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, vùng biển chiến lược
quan trọng, gây ra tranh chấp với Philippines, Việt Nam, Malaysia,
Brunei và Đài Loan.
Bắc Kinh ngày càng quyết đoán trong việc theo
đuổi các yêu sách của mình, khiến Trung Quốc phải đối đầu trực tiếp với
Philippines và Việt Nam.
Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền nào ở
Biển Đông, nhưng đã triển khai các phương tiện của Hải quân và Không
quân để tuần tra tuyến đường thủy này, nơi có khoảng 5 nghìn tỷ đô la
thương mại toàn cầu đi qua mỗi năm.
Trung Quốc đã đe dọa sẽ có
“hậu quả nghiêm trọng” vào năm ngoái sau khi Hải quân Hoa Kỳ điều một
tàu khu trục đi vòng quanh quần đảo Hoàng Sa trong một “hoạt động tự do
hàng hải” thách thức cái mà họ gọi là “các yêu sách hàng hải quá mức”.
Quần
đảo Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc kể từ
năm 1974, khi Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ Việt Nam Cộng hoà trong một
trận hải chiến ngắn.
Năm ngoái, các bức ảnh vệ tinh cho thấy
Trung Quốc dường như đang xây dựng một đường băng trên đảo Tri Tôn thuộc
quần đảo Hoàng Sa. Theo thiết kế vào thời điểm đó, đường băng này có vẻ
đủ lớn để chứa máy bay cánh quạt và máy bay không người lái nhưng không
phải máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom.
Trung Quốc cũng đã
có một bến cảng nhỏ và các tòa nhà trên đảo trong nhiều năm, cùng với
một bãi đáp trực thăng và các đài radar.
Trung Quốc đã từ chối
cung cấp thông tin chi tiết về công trình xây dựng đảo của mình, ngoại
trừ nói rằng mục đích của công trình này là thúc đẩy an toàn hàng hải
toàn cầu.
Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc rằng họ đang quân sự
hóa tuyến đường thủy này, một tuyến đường toàn cầu và an ninh quan
trọng, cũng được cho là nằm trên các trữ lượng khí đốt và dầu mỏ khổng
lồ.
***********
Bộ trưởng Quốc phòng Israel: Cuộc tấn công trên bộ vào Lebanon đã cận kề
NGHI VŨ
Bộ
trưởng Quốc phòng Israel cho biết giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến
dọc biên giới giữa Israel và Lebanon sẽ sớm bắt đầu, trong khi có nguồn
tin từ Mỹ nói Israel đã thông báo cho Washington về việc tấn công trên
bộ vào Lebanon.
Ngày
30-9, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết giai đoạn tiếp
theo của cuộc chiến dọc biên giới giữa Israel và Lebanon sẽ sớm bắt đầu,
trong khi báo chí Mỹ đưa tin lực lượng đặc nhiệm Israel có thể đã có
nhiều cuộc đột kích vào Lebanon.
"Giai đoạn tiếp theo của cuộc
chiến chống Hezbollah sẽ sớm bắt đầu", ông Gallant phát biểu tại một
cuộc họp của những người đứng đầu hội đồng địa phương ở khu vực miền bắc
Israel.
Ông Gallant nói giai đoạn tiếp theo sẽ góp phần đạt được mục tiêu là đưa cư dân Israel sơ tán trở về nhà của họ.
Cùng
ngày 30-9, Bộ trưởng Quốc phòng Israel thông tin lực lượng trên bộ có
thể được triển khai nhằm chống lại nhóm Hezbollah ở Lebanon, nói thêm
Israel sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự dù đã tiêu diệt được thủ lĩnh
Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah.
Đài BBC dẫn nguồn tin từ một
quan chức Mỹ xác nhận việc Israel đã thông báo cho Mỹ rằng họ có ý định
tiến hành một cuộc tấn công có giới hạn trên bộ vào Lebanon.
Quan chức này nói chiến dịch trên có thể bắt đầu ngay trong ngày 30-9.
Thêm
vào đó, nói với Hãng tin Reuters, một quan chức Mỹ cho biết Washington
đang quan sát việc điều quân của quân đội Israel, cho thấy một cuộc tấn
công trên bộ vào Lebanon có thể sắp xảy ra.
Trả lời báo chí ngày
30-9, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết Mỹ
không muốn chứng kiến bạo lực lan rộng ở Trung Đông và muốn thấy sự
"xuống thang".
"Chúng tôi muốn tìm ra con đường dẫn đến hòa bình,
để người Palestine và người Israel được an toàn, cùng người dân Lebanon
và Israel sống ở biên giới phía bắc cũng được an ninh và an toàn", bà
Thomas-Greenfield khẳng định.
Khi được hỏi liệu Israel có thông
báo với Mỹ về việc họ sẽ thực hiện một cuộc tấn công vào Lebanon hay
không, Thomas-Greenfield cho biết bà không thảo luận về các cuộc trao
đổi giữa Mỹ và Israel nhưng hai nước đang liên lạc chặt chẽ.
Ông Biden kêu gọi Israel ngừng bắn tại Lebanon
Ngày
30-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi ngừng bắn tại Lebanon, sau khi
được hỏi về nhận định trước thông tin Israel đang chuẩn bị cho một chiến
dịch trên bộ vào Lebanon nhắm vào nhóm Hezbollah.
Theo đó, khi được hỏi liệu ông có hài lòng với kế hoạch của Israel, Tổng thống Mỹ trả lời: "Tôi hài lòng với việc họ dừng lại".
********
Israel gia tăng oanh kích, đánh sâu vào thủ đô Beirut
Không
quân Israel sáng sớm hôm nay, 30/09/2024, đã oanh kích thủ đô Beirut,
lần đầu tiên kể từ đầu cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Hezbollah,
giết chết ba thành viên một nhóm vũ trang người Palestine.
Trong
ngày Chủ Nhật, Israel đã tiến hành hơn 120 cuộc oanh kích nhắm vào
nhiều vùng khác nhau của Liban, làm thiệt mạng hơn 100 người và gần 360
người khác bị thương, phần đông là thường dân, theo số liệu do bộ Y Tế
Liban đưa ra.
Từ Beiruth, thông tín viên đài RFI Paul Khalifeh tường thuật :
« Đợt
không kích của Israel nhắm vào một căn hộ trong khu phố Cola có đa số
người theo đạo Hồi hệ phái Sunni, ở trung tâm phía tây thủ đô Beirut.
Cuộc tấn công này đã giết chết thủ lãnh quân sự của Mặt trận Giải phóng
Nhân dân Palestine ở Liban cùng với hai quan chức khác của phong trào
cánh tả Palestine, cũng như là một thường dân.
Sáng sớm
hôm nay, các chiến đấu cơ – oanh tạc cơ đã tập trung dội bom phía bắc
vùng đồng bằng Bekaa, vốn dĩ đã bị oanh tạc dữ dội trong ngày Chủ Nhật.
Những cuộc không kích này còn nhắm vào nhiều khu dân cư, phá hủy hàng
chục ngôi nhà, đôi khi trên đầu những người cư ngụ.
Nhiều
vùng khác ở Liban cũng không được thoát. Một đợt oanh kích đặc biệt
thảm khốc ở phía đông thành phố Saida cách Beirut 45 km về phía nam, đã
làm thiệt mạng 30 người và khoảng 50 người khác bị thương.
Bất
chấp cái chết của lãnh đạo phong trào Hassan Nasrallah và phần lớn các
chỉ huy quân sự cấp cao, phe Hezbollah tiếp tục chiến đấu. Họ đã sớm bắt
đầu tấn công trước khi trời hừng sáng khi nã pháo nhắm vào một vị trí
quân sự Israel ở biên giới.
Trong ngày Chủ Nhật và cho
đến tận khuya, phe Hezbollah cho biết đã thực hiện 12 cuộc tấn công, bao
gồm cả việc nã hơn một chục tên lửa tầm trung và phóng một phi đội
drone nhằm vào những mục tiêu đôi khi tương đối xa biên giới. »
Cũng
trong ngày hôm nay, theo AFP, Liban, Syria và Iran bắt đầu những ngày
quốc tang sau cái chết của lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah trong
cuộc oanh kích của Israel hôm thứ Bảy 28/09.
**********
Lãnh đạo Hezbollah tại Liban bị trừ khử : Sự bất lực của Mỹ và Iran
Minh Anh
4–5 minutes
Việc
lãnh đạo lực lượng Hồi giáo cực đoan Hezbollah ở Liban, Hassan
Nasrallah bị Israel tiêu diệt trong một cuộc oanh kích đã làm xáo trộn
bàn cờ địa chính trị ở Cận Đông. Israel « thận trọng » vui mừng, đi kèm
với nỗi lo cho phần tiếp theo. Iran tuyên bố sẽ có những đáp trả « thích
đáng » nhưng đối mặt với những « chọn lựa tồi ». Còn Hoa Kỳ, đồng minh
của Israel, miễn cưỡng bị lôi vào các chiến dịch quân sự của Israel.
Đăng ngày:
4 phút
Nhà nghiên cứu địa chính trị Dominique Moïsi trên nhật báo kinh tế Les Echos rất rõ ràng : Cái chết của Nasrallah làm lộ rõ sự « bất lực » của
Mỹ và Iran. Những gì vừa xảy ra ở Liban thực sự đánh dấu một bước ngoặt
lịch sử trong cuộc chiến ở Liban, cũng như là cho cả vùng Cận Đông.
Một
mặt, vụ việc khẳng định thế tương quan lực lượng mới giữa Israel và
Iran nhưng mặt khác, việc hạ sát ông Nasrallah, đang làm dấy lên nỗi lo
xung đột lan rộng ra toàn khu vực : Phe nổi dậy người Huthis ở Yemen hay
các đồng minh của Iran tại Syria và Irak sẽ làm gì sắp tới ? An ninh
của Israel như vậy trong dài hạn sẽ chẳng bao giờ được bảo đảm, theo như
nhận định từ một số nhà quan sát.
Sự kiện này làm rõ thế bất lực của cả Mỹ và Iran, phải đóng vai « khán giả » hơn là những « diễn viên » thực thụ trong một tấn bi kịch vượt quá khả năng, theo nhận định của chuyên gia Dominique Moisi.
Hoa
Kỳ, tuy hài lòng về việc ông Nasrallah bị tiêu diệt, nhưng đã không thể
gây được chút áp lực nào đối với Israel, đồng minh thân thiết của mình
để có được một lệnh ngưng bắn tạm thời cho dải Gaza và ở Liban.
Thảm hại hơn, theo ghi nhận của Le Monde, chính quyền Biden còn « chấp nhận để cho Israel xỏ mũi lôi đi »,
lao vào những cuộc xung đột mà Israel tiến hành ở dải Gaza, tại Liban
và thậm chí ở cả Yemen, những mặt trận mà Washington muốn tránh do e sợ
bùng nổ leo thang xung đột khó dự đoán.
Hoa Kỳ rơi vào thế khó xử.
Bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Pháp vận động cho ý tưởng một
lệnh ngưng bắn ở Liban, thì quân đội Israel âm thầm « cú đánh lịch sử »
ở Beirut, khi dùng đến những quả bom nặng 900 kg do Mỹ sản xuất để có
thể đánh sập hầm và giết chết lãnh đạo phe Hezbollah. Ý tưởng một lệnh
hưu chiến dài 21 ngày mà Mỹ ấp ủ xem như « tan thành mây khói », gây khó khăn cho chính quyền Biden theo đuổi một đường hướng nhất quán do khoảng cách giữa ý định và thực tế ngày càng lớn.
Sự
táo bạo của Israel, một vố đau cho phe Hezbollah, là một thất bại chiến
lược của chế độ thần quyền Iran. Lực lượng Hezbollah, đứa con tinh thần
do Iran tạo ra – bất chấp nguồn cung vũ khí dồi dào và tính kỷ luật của
các binh sĩ – với những gì diễn ra trong hai tuần gần đây, từ vụ nổ máy
nhắn tin, điện đàm cho đến cái chết của nhà lãnh đạo và nhiều quan chức
quân sự cao cấp, lộ rõ là một « con cọp giấy ».
Sự do dự của Teheran khi hậu thuẫn Hezbollah cũng như phe Hamas trái ngược với những tuyên bố hùng hồn « thề trả đũa »
cho đồng minh và những sĩ quan của mình bị Israel hạ sát đang mang lại
một cảm giác họ đã phó mặc các đồng minh cho số phận của chính họ, để ưu
tiên cứu lấy chế độ, có nguy cơ không tồn tại được trước một cuộc chiến
thất bại chống Israel.
Nhưng thái độ này của Iran có nguy cơ gây
tổn hại cho mối quan hệ về hệ tư tưởng, quân sự và tài chính với những
đồng minh ở Cận Đông. « Trục kháng chiến » mà Iran dầy công gầy dựng có nguy cơ bị lệch hướng trước tính cấp thiết của việc bảo vệ lợi ích sống còn của mình.
Dẫu
sao thì giới quan sát tại Pháp cũng có cùng một nhận xét : Thắng lợi
quân sự của Israel tại Liban có nguy cơ là một chiến thắng kiểu Pyrros,
một thắng lợi đạt được với những thiệt hại nhân mạng to lớn và do vậy,
có thể làm suy yếu bên thắng trận trong dài hạn. Nhà địa chính trị
Dominique Moisi lưu ý : An ninh của Israel phụ thuộc nhiều vào tính hợp
pháp của Israel. Thế giới đã thay đổi và ngày càng ít thống trị bởi
phương Tây, trong khi các nước phương Nam toàn cầu ngày càng xem Israel
như là một cường quốc thống trị và vô sỉ !
********
Mỹ thông báo viện trợ hơn nửa tỷ đô la hỗ trợ quốc phòng Đài Loan
Chính
quyền Hoa Kỳ thông báo tổng thống Joe Biden, hôm qua 29/09/2024, đã phê
duyệt gói viện trợ trị giá hơn nửa tỷ đô la để hỗ trợ quốc phòng Đài
Loan.
Hãng tin AFP dẫn lại thông cáo của Nhà Trắng cho biết, tổng thống Biden đã yêu cầu ngoại trưởng Antony Blinken gửi “các thiết bị và dịch vụ quốc phòng trị giá lên tới 567 triệu đô la để hỗ trợ Đài Loan”.
Gói
hỗ trợ này nằm trong khuôn khổ kế hoạch viện trợ quy mô lớn được Quốc
Hội Mỹ thông qua hồi tháng 04/2024, với hơn 8 tỷ đô la được huy động để
giúp Đài Loan có thể đương đầu với quân đội Trung Quốc, bằng cách đầu tư
vào tàu ngầm. Washington cũng hỗ trợ Đài Bắc về mặt kinh tế, giúp cạnh
tranh với các dự án lớn của Bắc Kinh ở những nước đang phát triển.
Trung
Quốc đã gia tăng áp lực quân sự và chính trị với Đài Loan trong những
năm gần đây, thường xuyên điều tàu chiến và máy bay quân sự di chuyển
vòng quanh hòn đảo. Bắc Kinh thường xuyên phản đối việc Washington hỗ
trợ Đài Bắc và cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung
Quốc.
Về tình hình tại chỗ, chính quyền Đài Loan, hôm qua, tuyên bố đang trong tình trạng cảnh giác cao độ sau khi phát hiện “sóng” tên lửa được phóng bên trong lãnh thổ Trung Quốc, vài ngày sau khi Bắc Kinh tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Bộ Quốc Phòng Đài Loan ghi nhận các tên lửa hoạt động ở khu vực Nội Mông, Cam Túc, Thanh Hải và Tân Cương, đồng thời nhấn mạnh “lực lượng phòng không của Đài Loan duy trì mức cảnh giác cao độ” và cho biết “bất kỳ hành động đe dọa và khiêu khích nào của Trung Quốc sẽ làm suy yếu nghiêm trọng sự ổn định trong khu vực”.
**********
Tại Hoa Kỳ, bão Helene khiến gần 100 người thiệt mạng
Chi Phương
2–3 minutes
Cơn
bão Helene đổ bộ vào miền đông và đông nam Hoa Kỳ từ giữa tuần trước,
khiến ít nhất 93 người bỏ mạng. Cho đến hôm nay, 30/09/2024, chính quyền
địa phương vẫn tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân, khắc phục hậu quả của
cơn bão.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Với
sức gió 225km/h, bão Helene đã khiến bang Bắc Carolina bị thiệt hại
nặng nề nhất, ít nhất 37 người bỏ mạng. Cơn bão cũng quét qua các bang
khác như Georgia và Florida. Nhiều hạ tầng giao thông, nhà cửa đã bị phá
hủy, hệ thống cung cấp nước đã bị gián đoạn. Khoảng 2,2 triệu gia đình
không có điện. Giám đốc cơ quan khí tượng quốc gia Hoa Kỳ NWS cho biết
vẫn duy trì « cảnh báo ngập lụt tại một số khu vực ở Bắc Carolina » do vẫn còn nguy cơ vỡ đập.
Hôm
nay, các đội cứu hộ vẫn tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân, những người bị
mắc kẹt trong những căn nhà ngập nước. Theo AP, quan chức Bắc Carolina,
một số khu vực hiện vẫn bị cô lập, ví dụ như thành phố Ashville.
Tổng
thống Hoa Kỳ Joe Biden và hai ứng viên tranh cử vào Nhà Trắng Kamala
Harris và Donald Trump thông báo sẽ đến các khu vực mà bão Helene đi
qua.
Ngập lụt ở Nepal khiến ít nhất 192 người thiệt mạng
Nhìn
sang châu Á, mực nước của các con sông tại Nepal đột ngột dâng cao do
mưa lớn vào cuối tuần qua, gây ra ngập lụt tại nhiều nơi. Ít nhất 192
người đã bỏ mạng, hơn 30 người mất tích, theo số liệu mà chính quyền
Nepal công bố hôm nay 30/09.
Riêng tại thung lũng Kathmandu, được
bao quanh bởi núi đồi, các con sông tràn bờ, làm ngập nhà cửa, bệnh
viện, đường sá, khiến 56 người tử vong.
Chính quyền Nepal cho biết
đã ghi nhận lượng mưa cao kỷ lục so với hàng chục năm qua. Quân đội
nước này cũng đã thực hiện 4.000 cuộc sơ tán, điều trực thăng và các
thuyền gắn máy tham gia cứu hộ cứu nạn. Đường sá bị phá hủy cũng khiến
cho thủ đô Katmandou bị cô lập, thiếu rau củ, đẩy giá của nhiều mặt hàng
thiết yếu lên cao.
Nga
hôm Chủ Nhật (29/9) tuyên bố rằng Thủ tướng Mikhail Mishustin sẽ gặp
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tại Tehran vào thứ Hai.
Thông
báo này được đưa ra trong bối cảnh Nga lên án “vụ ám sát chính trị” của
Israel đối với thủ lĩnh Hezbollah được Iran hậu thuẫn, Hassan Nasrallah,
tại Beirut.
Ông Mishustin sẽ hội đàm với ông Pezeshkian và Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Reza Aref, tuyên bố của chính phủ cho biết.
“Chúng
tôi dự định thảo luận về toàn bộ hợp tác Nga-Iran trong các lĩnh vực
thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo”, Nga cho biết.
Các cuộc
đàm phán sẽ tập trung vào “việc thực hiện các dự án chung lớn trong các
lĩnh vực liên quan đến vận tải, năng lượng, công nghiệp và nông nghiệp”,
tuyên bố cho biết thêm.
Các chính phủ phương Tây đã cáo buộc Iran
cung cấp cả máy bay không người lái và tên lửa cho Moscow để phục vụ
cho cuộc chiến tranh với Ukraine, một cáo buộc mà Tehran đã nhiều lần
phủ nhận.
Ông Pezeshkian sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir
Putin trong chuyến thăm Nga vào tháng tới để tham dự hội nghị thượng
đỉnh BRICS.
Sau khi rời Iran, Thủ tướng Nga Mishustin sẽ tham dự
một cuộc họp tại Armenia vào thứ Ba của Diễn đàn Kinh tế Á-Âu, chính phủ
cho biết vào Chủ Nhật, nhắc tới một tổ trong khuôn khổ nhóm các quốc
gia thuộc Liên Xô cũ.
Tuyên bố cho biết cuộc họp sẽ thảo luận về
số hóa, hoạt động thị trường và hợp tác trong Liên minh Kinh tế Á-Âu,
bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga.
Nga thường giới thiệu Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) như một giải pháp thay thế cho các nhóm chính trị và kinh tế của phương Tây.
***********
Việt Nam đặc xá cho gần 3.800 tù nhân, không gồm Đinh La Thăng và Chu Ngọc Anh
Chính
quyền Việt Nam hôm 30/9 công bố họ sẽ trả tự do cho 3.765 người, nhưng
không gồm những nhà hoạt động chính trị hay các quan chức chính quyền bị
án tù trong các vụ đại án tham nhũng, trong đợt đặc xá mới nhất ngay
sau chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Tô Lâm.
Báo Tin Tức
của TTXVN cho biết rằng Văn phòng Chủ tịch nước công bố Quyết định đặc
xác năm 2024 do ông Tô Lâm ký ban hành ngày 29/9 trong một buổi họp báo
có sự phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Tòa án Nhân dân tối cao
hôm 30/9.
Ông Lâm, người kiêm nhiệm cả chức Tổng bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam, vừa kết thúc chuyến công du tới Mỹ và Cuba nhưng hiện đang
ở Mông Cổ trong chuyến thăm cấp nhà nước. Trước chuyến thăm Mỹ, chính
quyền Việt Nam đã thả tự do trước thời hạn cho hai nhà hoạt động Trần
Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng.
Theo Tin Tức, đợt đặc xá
năm nay được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh, vốn được Việt
Nam kỷ niệm vào ngày 2/9, để tha trước thời hạn cho gần 3.800 phạm nhân
đang chấp hành án phạt tù và những người đang được tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù.
Tờ báo do Đảng Cộng sản kiểm soát nói rằng đợt
đặc xá năm nay “một lần nữa tiếp tục khẳng định chính sách khoan hồng
của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với
những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành
người có ích cho xã hội.”
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
được Tin Tức trích lời nói tại buổi họp báo hôm 30/9 rằng có 20 phạm
nhân mang quốc tịch nước ngoài – gồm 2 công dân Mỹ và 9 người mang quốc
tịch Trung Quốc, trong số những nước khác – được đặc xá lần này. Những
người nước ngoài này đã bị kết án tù ở Việt Nam với các tội danh liên
quan đến giết người, buôn lậu, tổ chức đánh bạc, tổ chức cho người ở lại
Việt Nam phi pháp.
Trong khi đó, vẫn theo Tin Tức, Thứ trưởng Bộ
Công an Nguyễn Ngọc Lâm cho biết tại buổi họp báo rằng có 561 người dân
tộc thiểu số được đặc xá năm nay. Vị thiếu tướng này nói rằng trong số
gần 3.800 người được thả trước thời hạn, có 403 người phạm các tội về
trật tự quản lý kinh tế, 275 người phạm các tội về chức vụ, 205 người
phạm các tội về ma túy, 64 người phạm tội giết người, trong số nhiều tội
phạm khác.
Không có bất kỳ nhà hoạt động chính trị nào được thả
tự do trong đợt đặc xá này. Việt Nam đã công bố 9 đợt đặc xá vào các dịp
2/9, một sự kiện mà chính quyềny nói là trọng đại, với tổng số hơn
92.000 người đã được thả trước thời hạn, theo Lao Động.
Các nhà hoạt động vì tự do và dân chủ, mà các tổ chức nhân quyền quốc
tế gọi là tù nhân lương tâm, không được bao gồm trong những đợt đặc xá
trước đây.
Đưa tin hồi đầu tháng trước về đợt đặc xá năm nay, Đài tiếng nói VOV
cho biết rằng những phạm nhân bị kết án tù về tội phản bội Tổ quốc,
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, gián điệp, xâm phạm an ninh
lãnh thổ hay bạo loạn, không được đề nghị xét tha trước thời hạn.
Theo
Tin Tức, Thứ trưởng Công an Nguyễn Ngọc Lâm hôm 30/9 cho biết rằng ông
Đinh La Thăng và ông Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách những người
được đặc xá đợt này.
Ông Thăng, cựu bí thư Thành ủy TPHCM, bị kết
án tổng cộng 30 năm tù vì tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án xảy ra tại tập
đoàn dầu khí Việt Nam, trong khi ông Anh, cựu thủ tịch UBND TP Hà Nội,
bị kết án 3 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thóat lãng phí” trong vụ thổi phồng giá kít xét nghiệm
Việt Á. Những vụ án này được xét xử khi cuộc chiến chống tham nhũng của
Việt Nam mở rộng từ các bộ ngành trong chính quyền tới các tập đoàn
kinh doanh lớn trong nước.
Vào tháng 8, chính quyền Việt Nam cho
viết có khoảng 643 người nước ngoài đang thụ án tại Việt Nam. Trong khi
đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW nói rằng có hơn 160 tù nhân chính
trị đang vị giam giữ tại quốc gia Đông Nam Á.
Dự kiến, những người được đặc xá năm nay sẽ được thả tự do vào ngày 1/10.
************
Anh kêu gọi ngừng bắn sau các cuộc không kích của Israel tại Lebanon
Hôm
thứ Hai (30/9), Anh nói tất cả các bên nên tìm cách hạ nhiệt căng thẳng
và ngừng bắn sau các cuộc không kích của Israel tại Lebanon, đồng thời
nhắc lại rằng khu vực này cần phải rút lui khỏi bờ vực chiến tranh.
“Chúng
tôi kiên quyết ủng hộ quyền tự vệ của Israel”, một phát ngôn viên của
Thủ tướng Keir Starmer nói. “Nhưng thông điệp rất rõ ràng của chúng tôi
hiện nay là, ở mọi phía, (tất cả) các bên phải thể hiện sự kiềm chế”.
Israel
đã tấn công Lebanon bằng một làn sóng tấn công kéo dài hai tuần, tiêu
diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah và một số chỉ huy nhưng cũng
giết chết khoảng 1.000 người Lebanon và buộc 1 triệu người phải rời bỏ
nhà cửa. Hezbollah đã cam kết sẽ đối đầu với bất kỳ cuộc xâm lược trên
bộ nào của Israel vào Lebanon.
“Chúng tôi muốn thấy tất cả các bên
rút lui khỏi bờ vực”, ông nói. “Bất kỳ sự leo thang nào nữa đều phải
được tránh. Một lệnh ngừng bắn sẽ tạo ra không gian cần thiết để tìm ra
giải pháp chính trị cần thiết nhằm đảm bảo hòa bình trong khu vực”.
Ông
Starmer và các bộ trưởng chính phủ khác cũng đã kêu gọi công dân Anh
rời khỏi Lebanon trên các chuyến bay thương mại trong khi vẫn có thể.
Người phát ngôn cho biết chính phủ đang thực hiện mọi kế hoạch dự phòng cần thiết liên quan đến tình hình ở Lebanon.
“Điều
chúng tôi đang tập trung vào lúc này là đảm bảo thêm chỗ trên các
chuyến bay thương mại cho những người muốn rời đi, và chúng tôi nhắc lại
rõ ràng lời kêu gọi những người đó hãy rời đi và đăng ký có mặt với
chúng tôi và đặt chuyến bay đầu tiên có sẵn”, ông nói.
**********
Tin tức thế giới 1-10: Lo Israel sắp tràn sang, quân đội Lebanon rút khỏi biên giới
THANH HIỀN
6–8 minutes
Quân đội Lebanon rút khỏi biên giới
Theo
Hãng tin Reuters, nguồn tin an ninh từ Lebanon cho biết quân đội
Lebanon đã rút lui khỏi các vị trí dọc biên giới phía nam của nước này
với Israel khoảng 5km về phía bắc biên giới.
Thông tin xuất hiện
trong bối cảnh có những đồn đoán về việc Israel sắp tiến hành xâm nhập
trên bộ vào Lebanon, vài ngày sau khi tiêu diệt thủ lĩnh Hassan
Nasrallah của nhóm vũ trang Hezbollah.
Người phát ngôn quân đội
Lebanon không xác nhận hay phủ nhận động thái này. Quân đội Lebanon từ
trước đến nay vẫn đứng ngoài các xung đột lớn với Israel và đã không tấn
công vào quân đội Israel trong năm qua.
Ông Amal Al-Hourani,
người đứng đầu ngôi làng Jdeidet Marjayoun (Lebanon) cách biên giới
khoảng 10km, cho biết người dân địa phương đã nhận được yêu cầu sơ tán
"càng sớm càng tốt" từ quân đội Israel.
Khi có nhiều đồn đoán rằng hoạt động trên bộ
sắp diễn ra, một người phát ngôn của quân đội Israel đã đưa ra tuyên bố
trên nền tảng X, yêu cầu người dân Israel không "lan truyền tin đồn vô
trách nhiệm" về các hoạt động và di chuyển của quân đội.
Trong khi
đó, các nguồn tin an ninh cho biết Israel đã tiến hành ít nhất 2 cuộc
không kích vào vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Lebanon vào cuối
ngày 30-9.
Phóng viên của Reuters đã nhìn thấy một tia sáng và
nghe thấy tiếng nổ lớn khoảng 1 tiếng sau khi quân đội Israel cảnh báo
người dân sơ tán khỏi các khu vực gần các tòa nhà mà họ cho là có hạ
tầng của Hezbollah.
Israel thông báo với Mỹ về các các hoạt động có "giới hạn" chống lại Hezbollah
Người
phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Israel đã thông
báo với Mỹ về việc đang tiến hành các hoạt động trên bộ hạn chế tập
trung vào hạ tầng của nhóm Hezbollah ở Lebanon tại khu vực gần biên
giới.
Ông Miller nhấn mạnh Mỹ tiếp tục ủng hộ lệnh ngừng bắn giữa
Israel và Hezbollah, song cũng cho rằng áp lực quân sự đôi khi có thể
tạo điều kiện cho ngoại giao. Dù vậy, ông cảnh báo áp lực quân sự cũng
có thể dẫn đến tính toán sai lầm và hậu quả không mong muốn.
Đã
xuất hiện các đồn đoàn về việc Israel sắp đưa quân vào Lebanon. Một quan
chức Mỹ không nêu tên đã nói với Reuters rằng vị trí của quân đội
Israel cho thấy một cuộc tấn công trên bộ có thể sắp xảy ra.
Căn cứ có lính Mỹ bị tấn công ở Banghdad
Sáng
sớm 1-10, hai quan chức quân sự Iraq cho biết ít nhất 2 rocket Katyusha
đã tấn công vào căn cứ quân sự có lực lượng Mỹ đồn trú gần Sân bay quốc
tế Baghdad. Hệ thống phòng không đã chặn được các rocket này.
Hai
nguồn tin an ninh cho biết điều tra ban đầu cho thấy 3 rocket đã được
khai hỏa, trong đó một quả đã rơi gần các tòa nhà do lực lượng chống
khủng bố của Iraq sử dụng, gây hư hại và cháy một số phương tiện, nhưng
không có thương vong.
Các nhóm vũ trang có liên kết với Iran ở
Iraq đã nhiều lần tấn công quân đội Mỹ ở Trung Đông kể từ xung đột
Israel - Hamas nổ ra ở Dải Gaza vào tháng 10-2023.
Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng
Theo
một tài liệu được công bố trên trang web của Quốc hội Nga ngày 30-9,
nước này có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 23% vào năm tới.
Đợt
tăng chi tiêu theo kế hoạch mới nhất sẽ đưa ngân sách quốc phòng của
Nga từ mức 10.800 tỉ rúp (115 tỉ USD) năm 2024 lên 13.500 tỉ rúp (145 tỉ
USD) vào năm 2025. Ngân sách quốc phòng sẽ chiếm 32% trong tổng ngân
sách 41.500 tỉ rúp của năm tới.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nga
Anton Siluanov cho biết chính phủ sẽ vẫn ưu tiên ngân sách để hỗ trợ cho
chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Chi tiêu quốc phòng dự kiến
giảm xuống mức 12.800 tỉ rouble vào năm 2026. Khoảng 10% tổng ngân sách
quốc phòng sẽ dành cho quân nhân.
Cùng ngày 30-9, Tổng thống Nga
Vladimir Putin đã ký sắc lệnh nhập ngũ thường kỳ mùa thu, theo đó kêu
gọi 133.000 công dân trong độ tuổi từ 18-30 thực hiện nghĩa vụ quân sự
từ ngày 1-10 đến 31-12-2024.
Tất cả nam giới ở Nga từ 18 tuổi được
gọi nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 1 năm. Tháng 7-2023, Hạ
viện Nga đã bỏ phiếu nâng độ tuổi tối đa nam giới nhập ngũ từ 27 lên 30
tuổi. Luật mới có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2024.
Bão Helene khiến hơn 100 người chết, gián đoạn chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ
Bão
Helene đã khiến hơn 100 người thiệt mạng ở North Carolina, Florida,
Tennessee và Virginia, khiến đường sá bị phá hủy đồng thời khiến hàng
triệu người rơi vào cảnh mất điện.
Phó tổng thống Kamala Harris dự
kiến sẽ có kế hoạch đến thăm khu vực ở đông nam bị ảnh hưởng bởi cơn
bão. Trước đó vào hôm 29-9, bà đã phải cắt ngắn chuyến đi vận động tranh
cử ở Neveda để trở lại Washington họp với cơ quan quản lý tình trạng
khẩn cấp.
Trong khi đó cựu tổng thống Donald Trump, ứng viên tổng
thống của Đảng Cộng hòa, đã đến thăm Valdosta ở tiểu bang dao động
Georgia. Ông bày tỏ cảm ơn các lãnh đạo và lực lượng ứng cứu đã ứng phó
với cơn bão và thể hiện sự đồng lòng với những người bị ảnh hưởng do cơn
bão.
Tổng thống Joe Biden cũng dự kiến sẽ đến thăm bang North Carolina trong tuần này.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .