Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 04 - 10 -2024:

xxx


HoaLuc 6

*********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

7 phút

(AP) - Mỹ cấm nhập khẩu thép và chất điều vị, tạo ngọt của các công ty Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức từ vùng Tân Cương. Bộ An ninh Nội địa Mỹ hôm qua, 02/10/2024, thông báo như trên. Đây là lần đầu tiên các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất thép và chất điều vị bị Mỹ nhắm tới, chiểu theo đạo luật Phòng ngừa lao động cưỡng bức nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ. Bộ An ninh Nội địa cho biết từ tháng 06/2022 đến nay, đã có tổng cộng 75 công ty bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương hoặc cung cấp vật liệu liên quan đến nạn lao động cưỡng bức. Ban đầu luật này của Mỹ nhắm vào các sản phẩm pin Mặt trời, cà chua, bông và hàng may mặc, nhưng từ vài tháng qua, chính phủ Hoa Kỳ đã mở rộng các lĩnh vực, trong đó có sản phẩm nhôm và hải sản.

(Reuters) - Hai công dân Trung Quốc bị Đài Loan bị trục xuất vì quấy rối một cuộc biểu tình của người tị nạn Hồng Kông. Đài Bắc hôm nay 03/10/2024 cho biết người tị nạn Hồng Kông đã biểu tình hôm 01/10/2024, ngày Quốc Khánh Trung Quốc, tại một khu phố trung tâm Đài Bắc, nhưng đã bị một nhóm người Trung Quốc quấy rối, xô đẩy. Cảnh sát sau đó đã can thiệp. Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan cho biết hai công dân Trung Quốc có liên quan đến vụ việc đã bị thu hồi giấy phép nhập cảnh và bị trục xuất. Cơ quan này ra thông cáo nhấn mạnh « chính phủ Đài Loan sẽ có những biện pháp ngay lập tức và nghiêm khắc đối với bất kỳ công dân Trung Quốc nào đến Đài Loan và có hành vi phạm pháp hoặc bất thường, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và ổn định xã hội » của Đài Loan. Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc hiện chưa bình luận về vụ việc.

(AFP) - Đài Loan : Hỏa hoạn trong một bệnh viện tại miền nam khiến 9 người thiệt mạng. Vụ hỏa hoạn xảy ra sáng sớm nay 03/10/2024 tại Pingtung, vào lúc miền nam Đài Loan đang hứng chịu cơn bão Krathon, khiến công tác cứu hỏa phức tạp hơn. Chính quyền đã mở điều tra để xác định nguyên nhân đám cháy. Liên quan đến bão Krathon, hôm nay là ngày thứ hai liên tiếp các trường học và cơ quan hành chính phải đóng cửa. Bão này đổ vào Đài Loan hôm nay với sức gió 126km/giờ, gió giật lên tới 162km/giờ, khiến 2 người chết và hơn 100 người bị thương.    

(AFP) - Tân bộ trưởng Tư Pháp Nhật: Bãi bỏ án tử hình là « không phù hợp ». Bộ trưởng Tư Pháp Nhật, Hideki Makihara, hôm qua 02/10/2024 nhận định như trên, 1 tuần sau vụ một người tù oan 88 tuổi được tòa tuyên vô tội, sau 46 năm bị biệt giam chờ thi hành án tử hình. Nhật Bản và Mỹ là hai nước duy nhất trong khối G7 vẫn còn án tử hình. Hôm qua, một ngày sau khi chính thức được bổ nhiệm, bộ trưởng Tư Pháp Hideki Makihara phát biểu với báo giới là không nên bãi bỏ án tử hình, bởi vẫn còn những tội ác đáng ghê tởm. Tuy nhiên, ông hứa là Tư pháp Nhật sẽ « thận trọng » trước khi quyết định hành quyết một tử tù.

(AFP) - Singapore : Một cựu bộ trưởng bị kết án 12 tháng tù giam do tham nhũng. Tòa án Singapore hôm nay 03/10/2024 ra phán quyết như trên đối với cựu bộ trưởng giao Thông S. Iswaran với 5 tội danh liên quan đến các vụ nhận những món quà trị giá lớn, bất hợp pháp và cản trở công lý. Vị cựu bộ trưởng 62 tuổi này nổi tiếng nhờ đã đưa Cuộc đua Công thức 1 đến Singapore. Ông đã phải từ chức hồi tháng 01/2024 sau khi bị truy tố về tội tham nhũng. Phiên tòa xét xử ông được giới quan sát coi là một trong những phiên tòa có ý nghĩa chính trị quan trọng nhất trong lịch sử Singapore. Vụ xử án tham nhũng chính trị gia cấp cao của Singapore lần gần đây nhất diễn ra hồi năm 1975, cách đây gần 50 năm. Theo bảng xếp hạng của Minh Bạch Quốc Tế những nước ít tham nhũng nhất, năm ngoái Singapore đúng thứ 5/180.

(Reuters) - Lãnh đạo chính phủ của Hamas tại Gaza đã chết trong một vụ oanh kích của Israel. Quân đội Israel hôm nay 03/10/2024 ra thông cáo cho biết cách nay 3 tháng đã « trừ khử » được Raouhi Mouchtaha, lãnh đạo chính phủ Hamas tại dải Gaza. Trong vụ oanh kích của Israel, 2 quan chức cao cấp khác của Hamas là Sameh al-Siraj và Sami Oudeh cũng mất mạng. Sameh al-Siraj phụ trách tài chính trong chính phủ Hamas tại Gaza. Sami Oudeh là lãnh đạo Cơ quan An ninh Nội địa của Hamas.

(AFP) – Do xung đột tại Trung Cận Đông, hãng hàng không Emirates ngừng nhiều chuyến bay trong khu vực. Thông báo hôm nay 03/10/2024 cho biết hãng Emirates ngừng các chuyến bay đến và từ Iran, Irak và Jordanie cho đến hết ngày 05/10. Còn đối với Liban, các hoạt động đều dừng lại cho đến ngày 08/10. Tin trên được đưa ra vào lúc Iran vừa thông báo mở trở lại không phận.

(NEWSWEEK) – Lính đánh thuê Trung Quốc chiến đấu cho Nga bỏ mạng ở Ukraina. Theo thông tin được đăng hôm qua, 02/10/2024, trên Telegram từ nhóm ZOVNovoshakhtinsk,  được truyền thông Nga gọi là “nhóm sáng kiến gồm những người vợ, người thân của những cư dân hy sinh trong khu vực Novoshakhtinsk”, hai người Trung Quốc, “hai chiến binh giỏi”, đã bỏ mạng. Hình ảnh được đăng tải trong nhóm cho thấy hai người đàn ông châu Á, mặc quân phục, các thành viên khác của nhóm kể lại hai người này đã hy sinh như thế nào. Từ đầu năm nay, một số blogger quân sự của Nga đã đưa tin về các lính đánh thuê Trung Quốc có mặt trên chiến trường Ukraina.

(AFP) – Tân tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO thăm Kiev. Ukraina là chuyến xuất ngoại đầu tiên của Mark Rutte hai ngày sau khi ông nhậm chức. Trong buổi làm việc với tổng thống Volodymyr Zelensky hôm nay, 03/10/2024 tân lãnh đạo NATO nhắc lại tổng thống Nga Vladimir Putin « cần nhớ rằng NATO không bao giờ nhượng bộ » khi cần giúp đỡ Ukraina. Khi còn là thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte đã đứng trên tuyến đầu vận động để cấp cho Ukraina chiến đấu cơ F16 do Mỹ sản xuất.

(AFP) - Tây Ban Nha ghi nhận số khách du lịch ngoại quốc cao kỷ lục trong mùa hè 2024. Khoảng 21,8 triệu du khách nước ngoài là số khách nhiều nhất Tây Ban Nha từng đón tiếp trong một mùa hè, chủ yếu đến từ Anh Quốc, Pháp, Đức và Ý. Theo Cơ quan Thống kê Tây Ban Nha, số du khách quốc tế đến nước này trong mùa hè 2024 đã tăng 7,3% so với mùa hè 2023. Riêng khách Mỹ tăng 13%. Số tiền khách du lịch chi tiêu trong kỳ nghỉ cũng tăng 17,6%, đạt 86,7 triệu euro cho 8 tháng đầu năm 2024. Tây Ban Nha là điểm đến thứ hai trên thế giới, sau Pháp.

( AFP) – Champions League: Lille lập kỳ công, hạ Real Madrid với tỷ số 1-0. Chuyện khó tin nhưng có thực : sau 36 trận vinh quang, CLB của Tây Ban Nha đau đớn ra về sau trận đấu tối qua 02/10/2024 với CLB Lille. Các cầu thủ của Real Madrid đã bất lực trước cú phạt đền của tiền đạo Jonathan David. Hơn 50.000 khán giả tại sân vận động Pierre Mauroy -  Villeneuve-d'Ascq « sẽ nhớ mãi kỳ tích này ». Thủ môn của Lille, Lucas Chevalier, tuyên bố « 20 năm sau, trận đấu với câu lạc bộ Real Madrid vẫn sẽ là một kỷ niệm đáng nghi nhớ ».


*********

''Sáng kiến 6 điểm'' của Bắc Kinh: Ukraina lo xung đột ''đóng băng'', Nga hưởng lợi

Cuộc chiến xâm lược Ukraina của Nga đã kéo dài hơn hai năm rưỡi. Trong lúc chính quyền Kiev đang một mặt quyết tâm thuyết phục các đồng minh phương Tây hậu thuẫn ‘‘một kế hoạch giành chiến thắng’’, mặt khác thúc đẩy một hội nghị hòa bình lần thứ hai nhằm thu hút sự ủng hộ quốc tế (sau hội nghị lần thứ nhất tại Thụy Sĩ), Trung Quốc và Brazil – hai quốc gia tự coi là thuộc nhóm trung lập – thúc đẩy một sáng kiến hòa bình khác.

China's Foreign Minister Wang Yi, right, and Brazil's Special Advisor to the President Celso Amorim, left, speak at a meeting about the war between Russia and Ukraine, Friday, Sept. 27, 2024. (AP Phot
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) (P) và cố vấn đặc biệt của tổng thống Brazil, Celso Amorim (T) thảo luận tại hội nghị cấp bộ trưởng về chiến tranh Nga - Ukraina, bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 27/09/2024. AP - Pamela Smith
Quảng cáo

Bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng, với sự tham gia của gần 20 nước, trên cơ sở ‘‘kế hoạch hòa bình 6 điểm’’, mà Bắc Kinh và Brasilia đưa ra từ đầu mùa hè. Chính quyền Ukraina coi đây là một nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp ‘‘đóng băng xung đột’’ có lợi cho điện Kremlin. Thực hư ra sao ?

Kế hoạch hòa bình 6 điểm của Trung Quốc và Brazil cụ thể ra sao ?

Kế hoạch hòa bình 6 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh Nga chống Ukraina, được Brazil và Trung Quốc, hai cường quốc phương Nam đưa ra ngày 23/05/2024 trong cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) và cố vấn đặc biệt của tổng thống Brazil Celso Amorim tại Bắc Kinh. Sáu điểm bao gồm (1) yêu cầu các bên không mở rộng chiến trường, không leo thang xung đột, không có thêm hành động khiêu khích, (2) nối lại đối thoại và đàm phán là ‘‘giải pháp khả thi duy nhất’’ để hạ nhiệt tình hình, (3) tăng cường trợ giúp nhân đạo và ngăn ngừa khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn, (4) cấm sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học, (5) cấm tấn công vào các nhà máy điện hạt nhân và cơ sở hạt nhân và (6) phản đối việc phân chia thế giới thành các khối đối kháng và nỗ lực để bảo vệ các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vì sao kế hoạch của Trung Quốc và Brazil khiến Ukraina lo ngại ?

Theo nhiều nhà quan sát, đối với Kiev, kế hoạch của Trung Quốc và Brazil, được mô tả là có khả năng làm lu mờ ‘‘kế hoạch hòa bình’’, cũng là kế hoạch giành chiến thắng, mà tổng thống Zelensky đang tìm cách khẳng định, dù có phải chấp nhận một số sửa đổi do áp lực từ các đồng minh phương Tây. Tổng thống Ukraina hy vọng kế hoạch hòa bình của Kiev, mà tinh thần chính là việc chấm dứt chiến tranh phải đi liền với khôi phục toàn bộ các vùng lãnh thổ đã bị Nga xâm chiếm, cũng sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước phương Nam (World Majority).

Báo Pháp Le Monde dẫn lại một nguồn tin Ukraina thân cận với hồ sơ này, chỉ ra tính chất nguy hiểm của kế hoạch của Trung Quốc và Brazil: ‘‘Kế hoạch của Trung Quốc dĩ nhiên sẽ bao gồm nhiều từ ngữ lắt léo, những quan điểm phù hợp hoặc không với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, đằng sau các luận điểm này là một ý đồ rất đơn giản, đó là đóng băng xung đột... Việc ‘‘đóng băng xung đột’’ sẽ đạt được nhờ một tối hậu thư mà Bắc Kinh ngầm gửi đến Ukraina và các đồng minh của họ, nhân danh lợi ích của đông đảo các nước phương Nam, được gọi là “khối nước chiếm đa số thế giới’’ để che giấu lợi ích của Bắc Kinh’’.

Vẫn nguồn tin này nhấn mạnh ‘‘kế hoạch của Bắc Kinh” chủ yếu là nhằm “không để Nga thua”, như người ta thường nói ở Bắc Kinh, trong một cuộc chiến mà Trung Quốc đang là bên hưởng lợi chính. Nguồn tin Ukraina kêu gọi Liên Âu, Pháp, Berlin cũng như các đồng minh khác của Ukraina ‘‘cần hiểu rõ rằng không thể chấp nhận giải pháp chấm dứt xung đột do bị tối hậu thư đe dọa như vậy’’.

Chính quyền Kiev lo ngại trong những tuần tới Trung Quốc và Brazil sẽ tiếp tục tận dụng cơ hội để thúc đẩy kế hoạch ‘‘đóng băng xung đột’’ có lợi cho Nga, đặc biệt là trong hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS+ (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cùng một số quốc gia phương Nam mới được kết nạp). Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/10, tại thành phố Kazan của Nga. Một cơ hội thuận lợi khác là hội nghị khối G20 ở Rio de Janeiro dưới sự chủ tọa của tổng thống Brazil, vào giữa tháng 11/2024, tức chưa đầy hai tuần sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Theo Le Monde, một kịch bản lôi kéo các nước phương Nam vào mặt trận ủng hộ Nga như vậy của Trung Quốc ‘‘đang khiến các đồng minh của Ukraina lo lắng’’.

Việc Thụy Sĩ, quốc gia châu Âu và là nước đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraina lần thứ nhất (giữa tháng 6/2024), chấp nhận tham gia hội nghị không chính thức do Trung Quốc và Brazil chủ trì ngày 27/09/2024 nói trên, đã bị Ukraina chỉ trích mạnh mẽ.  

Vì sao Thụy Sĩ lại tham gia hội nghị, do Trung Quốc và Brazil chủ trì, vốn bị Ukraina lên án là nguy hiểm cho Kiev?

Thụy Sĩ tham gia hội nghị nói trên với tư cách quan sát viên. Sau hội nghị, báo chí Thụy Sĩ dẫn lời của người phụ trách truyền thông của bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, Nicolas Bideau, khẳng định chính quyền Thụy Sĩ ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc và Brazil như một nỗ lực nhằm tìm giải pháp hòa bình cho xung đột. Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ giải thích rõ việc tham gia hội nghị, do Trung Quốc và Brazil chủ trì, sẽ cho phép ngành ngoại giao Thụy Sĩ ‘‘tiếp tục có được một vị trí trên trường quốc tế, để Thụy Sĩ có thể đăng cai tiếp một hội nghị thứ hai về hòa bình cho Ukraina’’, và lần này hội nghị sẽ phải có sự tham gia của Nga. Theo Thụy Sĩ, thời điểm hội nghị thứ hai chưa được xác định, và chắc chắn không thể diễn ra trước bầu cử tổng thống Mỹ, 05/11/2024.

Đã có hơn 90 nước tham dự hội nghị lần thứ nhất tại Thụy Sĩ. Nga không được mời tham gia, Trung Quốc vắng mặt, Brazil tham gia nhưng không ký Tuyên bố chung. Tuyên bố chung của hội nghị hòa bình lần thứ nhất gồm ba điểm chính : nhà máy điện hạt nhân Zaporija của Ukraina phải được bảo đảm an toàn, Ukraina phải được tự do xuất khẩu ngũ cốc và các tù binh cùng những người bị cưỡng bức sang Nga phải được trả tự do. Theo giới quan sát, hội nghị lần thứ nhất được coi là một bước tiến rất nhỏ. Tuyên bố của hội nghị được coi là một đồng thuận tối thiểu. Hòa bình cho Ukraina còn rất xa vời. Cuối tháng 9 vừa qua, Nga cũng tuyên bố sẽ không tham gia hội nghị lần thứ hai bởi coi hội nghị này là một thủ đoạn của Ukraina và các đồng minh nhằm gây áp lực, dựa vào cộng đồng quốc tế để ‘‘gửi tối hậu thư buộc Nga phải đầu hàng’’.

Trong khi đó, theo quan điểm của Thụy Sĩ, để có được một giải pháp hòa bình cho Ukraina, không thể thiếu sự tham gia của Trung Quốc và Brazil. Ngay sau hội nghị thứ nhất, ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis đã nhấn mạnh đến việc cần ‘‘tìm cách’’ để đạt được đồng thuận với Brazil và Trung Quốc, hai nước đưa ra sáng kiến hòa bình 6 điểm, ngay trước thềm hội nghị lần thứ nhất ở Thụy Sĩ.

Hội nghị về hòa bình do Trung Quốc và Brazil chủ trì có thực sự gây bất lợi cho Ukraina ?

Hiện chưa có nhiều thông tin để trả lời chắc chắn cho câu hỏi này, nhưng về nguyên tắc, lập trường chính thức của Thụy Sĩ, quan sát viên tại hội nghị do Trung Quốc và Brazil chủ trì, là  ‘‘mọi kế hoạch hòa bình cho Ukraina đều phải dựa trên luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và các nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia’’. Trên thực tế, hội nghị do Trung Quốc và Brazil chủ trì đã ra một Tuyên bố chung 9 điểm (trang mạng của bộ Ngoại Giao Trung Quốc). Điều 2 của Tuyên bố chung bao gồm kêu gọi bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ‘‘tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, tôn trọng các mối quan tâm chính đáng của các nước và cân nhắc đến nhu cầu duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng.’’

Tuyên bố chung có sự tham gia của 13 nước Algeria, Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập, Indonesia, Kazakhstan, Kenya, Mêhicô, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Zambia (vào thời điểm Trung Quốc và Brazil công bố kế hoạch ‘‘6 điểm’’, theo Bắc Kinh có 45 nước quan tâm đến kế hoạch, và 25 nước hứa hẹn sẽ tham gia). Theo trang mạng Hồng Kông South China Morning Post, ngoài Thụy Sĩ, còn Hungary và Pháp, hai nước châu Âu khác tham dự cũng với tư cách quan sát viên. Điểm đáng lưu ý là Ấn Độ, một cường quốc phương Nam, không tham gia hội nghị. New Delhi cũng được Ukraina kỳ vọng có thể đăng cai Hội nghị hòa bình thứ hai.

Cần nhấn mạnh là đề xuất 6 điểm của Trung Quốc và Brazil, bị Ukraina phản đối, chỉ được coi là một phần trong bản tuyên bố chung, và hơn nữa cũng chỉ được coi là một trong số các sáng kiến hòa bình. Con đường đi đến hòa bình cho Ukraina còn rất dài, nhưng hội nghị do Trung Quốc và Brazil chủ trì, với sự tham gia của Thụy Sĩ, khó có thể coi là một thất bại với Ukraina.


*********

North Carolina: Tình hàng xóm láng giềng mang lại hy vọng hậu bão Helene

AP

Bà Sarah Vekasi là một thợ gốm điều hành một cửa hàng ở Black Mountain, North Carolina, có tên là Sarah Sunshine Pottery, được đặt theo tên tính cách vui vẻ thường ngày của bà. Nhưng những ngày này, bà đang phải vật lộn với chấn thương do cơn bão Helene gây ra và sự bất định về tương lai của doanh nghiệp mình.

“Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi vẫn còn sống. Tôi không ổn lắm. Tôi không ổn. Nhưng tôi vô cùng biết ơn vì vẫn còn sống, đặc biệt là khi rất nhiều người không còn sống nữa,” bà Vekasi nói.

Một điều khiến bà cảm thấy khá hơn một chút là tình bạn trong cuộc họp thị trấn hàng ngày tại quảng trường.

“Thật tuyệt vời khi có thể gặp mặt trực tiếp,” bà Vekasi, người đã bị cô lập bởi những con đường không thể đi qua trong nhiều ngày, cho biết. Tại phiên họp hôm 2/10, hơn 150 người đã tụ tập khi các nhà lãnh đạo địa phương đứng trên một chiếc bàn dã ngoại lớn tiếng đưa ra những thông tin cập nhật.

Giữa sự tàn phá khủng khiếp do cơn bão chết chóc nhất tấn công vào đất liền Hoa Kỳ kể từ cơn bão Katrina, những mối liên hệ giữa con người với nhau đang mang lại hy vọng cho những người sống sót ở phía tây North Carolina. Trong khi máy bay chở hàng của chính phủ mang thức ăn và nước đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và các đội cứu hộ lội qua các con lạch để tìm kiếm những người sống sót, những người đã vượt qua cơn bão, với số người chết đã lên tới 200, đang nương tựa vào nhau.

Bà Martha Sullivan, cũng có mặt tại cuộc họp thị trấn, ghi chép cẩn thận để có thể chia sẻ thông tin — đường sá đã mở cửa trở lại, tiến độ khôi phục điện, nỗ lực khai thông dòng nước — với những người khác.

Bà Sullivan, người đã sống ở Black Mountain trong 43 năm, cho biết các con bà đã mời bà đến Charlotte sau cơn bão, nhưng bà muốn ở lại cộng đồng của mình và chăm sóc hàng xóm.

“Tôi sẽ ở lại miễn là tôi cảm thấy mình có ích”, bà Sullivan nói.

Giúp đỡ lẫn nhau ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Ở những vùng núi xa xôi, trực thăng đã đưa những người mắc kẹt đến nơi an toàn trong khi các đội tìm kiếm di chuyển những cây đổ để có thể đi từng nhà tìm kiếm người sống sót. Ở một số nơi, những ngôi nhà chênh vênh trên sườn đồi và bờ sông bị cuốn trôi.

Theo poweroutage.us, điện đang được khôi phục chậm chạp vì số lượng nhà cửa và doanh nghiệp không có điện đã giảm xuống dưới 1 triệu lần đầu tiên kể từ cuối tuần trước. Hầu hết các vụ mất điện xảy ra ở Carolinas và Georgia, nơi Helene tấn công sau khi đổ bộ vào Bờ biển Vịnh Florida với cường độ bão cấp 4. Ngoài Carolinas, đã có báo cáo về số người tử vong ở Florida, Georgia, Tennessee và Virginia.

Bà Robin Wynn mất điện tại nhà ở Asheville vào sáng ngày 27/9 và đã có thể lấy một túi đồ hộp và nước trước khi đến nơi trú ẩn mặc dù nước ngập đến đầu gối.

“Tôi không biết mình sẽ đi đâu, không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng tôi đã ra ngoài và tôi vẫn còn sống”, bà Wynn nói vào ngày 2/10.

Bây giờ bà ấy đã trở về nhà, những người hàng xóm của bà để mắt đến nhau. Rất nhiều người đã đến để đảm bảo mọi người đều có một bữa ăn nóng và nước, bà nói.

Ông Eric Williamson, làm việc tại Nhà thờ Baptist đầu tiên ở Hendersonville, thường đến thăm nhà những thành viên không thể đến nhà thờ. Tuần này, ông là đường dây cứu sinh của họ, giao thực phẩm đáp ứng các hạn chế về chế độ ăn uống và vứt bỏ thực phẩm đã hỏng.

Ngoài việc kiểm tra những thứ cần thiết, ông nói rằng điều quan trọng là chỉ cần giao lưu với mọi người trong khoảnh khắc như thế này để giúp họ biết rằng họ không đơn độc.

Ông có một danh sách viết tay về những người mà ông cần đến thăm. “Họ không có dịch vụ điện thoại, ngay cả khi họ có điện thoại cố định, rất nhiều dịch vụ không hoạt động”, ông Williamson nói. “Vì vậy, chúng tôi mang thức ăn và nước uống cho họ, nhưng cũng mang theo nụ cười và lời cầu nguyện để an ủi họ”.

Các tình nguyện viên ở Asheville tập trung vào ngày 2/10 trước khi ra ngoài để giúp tìm những người không thể liên lạc được do mất điện thoại và internet. Họ mang theo những hộp nước uống và hướng dẫn để đích thân mang kết quả về.

Ngay cả việc thông báo cho người thân của những người đã chết trong cơn bão cũng rất khó khăn.

“Thành thật mà nói, thách thức của chúng tôi là không có dịch vụ di động, không có cách nào để liên lạc với người thân”, ông Avril Pinder, một viên chức tại Quận Buncombe, nơi có ít nhất 61 người chết, cho biết. “Chúng tôi đã xác nhận được số người chết, nhưng chúng tôi không có thông tin nhận dạng của tất cả mọi người hoặc thông báo cho người thân”.

Bà Pinder cho biết ngày 3/10 đánh dấu ngày thứ bảy của các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, đồng thời cho biết thêm rằng quận không có số liệu chính thức về những người mất tích hoặc mất tích.

“Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm mọi người. Chúng tôi biết rằng có những nhóm người bị cô lập do lở đất và cầu bị phá hủy”, bà nói “Vì vậy, họ bị mất kết nối nhưng không mất tích”.

Ông Biden và bà Harris tận mắt chứng kiến

Tổng thống Joe Biden đã bay qua vùng bị tàn phá ở North và South Carolina, tận mắt chứng kiến cảnh hỗn loạn do cơn bão gây ra, hiện đã giết chết ít nhất 200 người.

Phát biểu sau đó tại Raleigh, North Carolina, ông Biden ca ngợi thống đốc đảng Dân chủ của North Carolina và thống đốc đảng Cộng hòa của South Carolina về phản ứng của họ đối với cơn bão, nói rằng sau thảm họa, “chúng ta gạt chính trị sang một bên”.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp đỡ càng nhiều người càng tốt, nhanh nhất có thể và triệt để nhất có thể”, ông nói.

Điều đó bao gồm cam kết từ chính phủ liên bang sẽ chi trả hóa đơn dọn dẹp mảnh vỡ và các biện pháp bảo vệ khẩn cấp trong sáu tháng. Khoản tiền này sẽ giải quyết tác động của lở đất và lũ lụt và sẽ trang trải chi phí cho những người ứng cứu đầu tiên, đội tìm kiếm và cứu nạn, nơi trú ẩn và cung cấp thức ăn hàng loạt.

“Chúng tôi sẽ không rời đi cho đến khi các bạn hoàn toàn bình phục”, ông Biden nói.

Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến Georgia lân cận, nơi bà cho biết tổng thống đã chấp thuận yêu cầu chi trả cho các khoản viện trợ khẩn cấp tương tự tại đó trong ba tháng.

Ông Biden có kế hoạch đến các khu vực thiên tai ở Florida và Georgia vào ngày 3/10.

Sự tàn phá từ Florida đến Tennessee

Những nhân viên tại một nhà máy nhựa ở vùng nông thôn Tennessee, những người tiếp tục làm việc vào tuần trước cho đến khi nước tràn vào bãi đậu xe của họ và nhà máy mất điện, là những người nằm trong số những nạn nhân thiệt mạng. Lũ lụt đã cuốn trôi 11 công nhân và chỉ có năm người được cứu. Hai người tử vong.

Chính quyền tiểu bang Tennessee cho biết họ đang điều tra công ty sở hữu nhà máy sau khi một số nhân viên cho biết họ không được phép rời đi kịp thời để tránh tác động của cơn bão.

Các bệnh viện và tổ chức chăm sóc sức khỏe ở Đông Nam hầu hết vẫn mở cửa mặc dù phải đối mặt với tình trạng mất điện, thiệt hại do gió, vấn đề cung ứng và lũ lụt. Nhiều bệnh viện đã dừng các thủ thuật tự chọn, trong khi chỉ một số ít đóng cửa hoàn toàn.

Tại Florida, các quan chức đang cho các tù nhân “có nguy cơ thấp” giúp dọn sạch những đống đổ nát còn sót lại.

“Sở Cải huấn, dù sao thì họ cũng làm lao động trong tù. Vì vậy, Sở đưa họ đến để dọn dẹp đống đổ nát”, Thống đốc Ron DeSantis nói với các phóng viên vào ngày 2/10.


**********

Chỉ trích Hungary ‘xa lánh đồng minh’, Đại sứ Đức bị triệu tập


Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kamianytsia, Ukraine, hôm 29/1 năm 2024.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kamianytsia, Ukraine, hôm 29/1 năm 2024.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto hôm 3/10 đã triệu tập đại sứ Đức để phàn nàn về một bài phát biểu trong đó bà đại sứ đã kêu gọi các nhân vật tên tuổi của Hungary lên tiếng phản đối những hành động mà bà cho là đang làm xói mòn lòng tin vào các đồng minh của Budapest trong NATO và EU.

“Hungary đang đi trên con đường ngày càng xa lánh bạn bè,” Đại sứ Đức Julia Gross nói trước cử tọa là các nhà ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ và các quan chức Hungary, trong một bài diễn văn có tính chỉ trích bất thường để kỷ niệm Ngày Thống nhất nước Đức hôm 2/10.

Ông Szijjarto nói những phát ngôn này là ‘không thể chấp nhận được’.

“Đại sứ Đức tại Budapest đã can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của Hungary với bài diễn văn ngày hôm qua mang tính cách xâm phạm chủ quyền của Hungary”, Ngoại trưởng Szijjarto viết trên trang Facebook của mình.

Chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Viktor Orban từ lâu đã hục hặc với các đồng minh phương Tây về một loạt vấn đề, trong đó có sự tệ hại về nhân quyền và tự do báo chí của Hungary và mối quan hệ kinh tế tương đối tốt của họ với Nga.

Đại sứ Gross cho biết một loạt các hành động đã làm tổn thương uy tín của Hungary, bao gồm điều mà ông Orban cho là sứ mệnh mang lại hòa bình cho Ukraine, bao gồm các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 7 mà không có sự ủng hộ của nước thành viên EU khác.

Bà cũng chỉ trích ‘những chiêu trò của chính phủ Hungary trong việc chấp thuận cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO’. Budapest cuối cùng đã phê chuẩn cho Thụy Điển gia nhập NATO hồi tháng Hai sau khi trì hoãn một thời gian dài.

Bà Gross cũng đề cập đến ‘những tuyên bố của từng chính trị gia trong tuần trước’.

Bà không nói rõ chi tiết, nhưng tuần trước đã viết trên X rằng Đức và Pháp đã phản đối Hungary về ‘những tuyên bố bất ngờ gần đây vốn làm suy yếu nguyên tắc đoàn kết giữa các đồng minh’. Bà dường như nhắc đến phát biểu của một trợ lý hàng đầu của Thủ tướng Orban cho rằng Ukraine không nên kháng cự cuộc xâm lược của quân Nga.

“Tôi thấy nhiều người trong quý vị có mặt ở đây tối nay luôn là người bắc những nhịp cầu”, bà Gross nói “Chúng ta nên cùng nhau đòi hỏi cho những gì quý vị đã tạo dựng sẽ không bị phá bỏ”

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Hungary và đã đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế nước này kể từ giữa những năm 1990, với các hãng ô tô Audi, Daimler, Opel và BMW đầu tư hàng tỷ euro vào quốc gia Trung Âu này.

Số liệu từ Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức-Hungary cho thấy Đức chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hungary và 22,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hungary vào năm 2023.


**********

Giới phân tích dự đoán Israel sẽ phản ứng mạnh với Iran


Ông James Jeffrey, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, lưu ý rằng Israel có lợi thế quân sự rõ rệt so với Iran và chắc chắn sẽ “đáp trả mạnh mẽ”.
Ông James Jeffrey, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, lưu ý rằng Israel có lợi thế quân sự rõ rệt so với Iran và chắc chắn sẽ “đáp trả mạnh mẽ”.

Cuộc tấn công phi đạn táo bạo của Iran vào Israel đã làm gia tăng căng thẳng trên khắp Trung Đông; một số nhà phân tích dự đoán Israel sẽ đáp trả mạnh mẽ.

Điều chưa chắc chắn là liệu đây có phải là một cuộc trả đũa qua lại một lần hay sẽ châm ngòi cho một loạt các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng có thể nhấn chìm toàn bộ Trung Đông trong xung đột.

“Có thể xảy ra theo cả hai cách”, ông Shaan Shaikh, một thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói. “Trong mọi cuộc trả đũa qua lại, các bên - Iran và Israel - đều có các lựa chọn để leo thang hoặc hạ nhiệt. Không có con đường nào được định sẵn mà họ phải lựa chọn”.

Ông James Jeffrey, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, lưu ý rằng Israel có lợi thế quân sự rõ rệt so với Iran và chắc chắn sẽ “đáp trả mạnh mẽ”.

Ông Jeffrey, chủ tịch chương trình Trung Đông tại Trung tâm Wilson, trả lời VOA qua email rằng “Khả năng leo thang của Iran để tấn công Israel bị hạn chế về mặt kỹ thuật”. “Đổi lại, Israel có khả năng leo thang rất lớn đối với Iran. Chung cuộc, sức mạnh quân sự có thể mang tính quyết định.”

Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 1/10, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết họ đã thực hiện cuộc tấn công này để trả đũa cho vụ Israel ám sát ba nhân vật chủ chốt của họ: thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh và một chỉ huy người Iran.

Với gần 200 phi đạn đạn đạo, đây là cuộc tấn công trực tiếp thứ hai và lớn nhất của Iran vào Israel từ lãnh thổ của mình. Vào tháng 4, Iran đã bắn hơn 300 phi đạn và máy bay không người lái vào Israel để đáp trả một cuộc tấn công của Israel vào một căn cứ ngoại giao của Iran tại Syria.

Trong cả hai cuộc tấn công, hệ thống phòng thủ của Israel, được lực lượng Hoa Kỳ hỗ trợ, đã đánh chặn hầu hết các phi đạn, ngăn chặn thiệt hại đáng kể. Tuy nhiên, không giống như phản ứng có chừng mực của mình vào tháng 4, Israel dự kiến sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc tấn công mới nhất. Trong một tuyên bố video, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết các nhà lãnh đạo Iran đã phạm phải một “sai lầm lớn” và cảnh báo rằng họ sẽ “trả giá cho điều đó”.

Tại sao lại là bây giờ?

Trước cuộc tấn công mới nhất, phản ứng im lặng của Iran đối với một loạt các cuộc không kích của Israel vào các quan chức và đại diện của Iran trong những tháng gần đây đã làm dấy lên nghi ngờ về mong muốn của Tehran trong việc đối đầu với một đối thủ mạnh hơn.

Có thể là như vậy, nhưng các quan chức Iran không thể ngồi yên và chứng kiến một trong những đồng minh chủ chốt của họ, Hezbollah, bị Israel triệt hạ, ông Shaikh nói.

“Họ cần phải giáng trả để bảo vệ Hezbollah ở Li Băng và cũng để cho các nhóm ủy nhiệm và đồng minh khác của họ trên khắp khu vực thấy rằng họ sẽ bảo vệ lợi ích của mình”, ông Shaikh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với VOA.

Cuộc không kích của Iran diễn ra sau cuộc tấn công trên bộ của Israel vào miền nam Li Băng vào ngày 30/9, sau nhiều tuần không kích khiến hơn 1.000 người ở Li Băng thiệt mạng và làm tê liệt ban lãnh đạo của Hezbollah.

Israel mô tả hoạt động này là “có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu”, nhằm mục đích đẩy lực lượng Hezbollah ra khỏi khu vực biên giới và phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của họ. Các chuyên gia cho biết Hezbollah đã báo cáo về các cuộc đụng độ với lực lượng Israel vào ngày 2/10, chứng minh năng lực chiến đấu của họ mặc dù lãnh đạo của họ đã bị hạ gục.

Trong khi đó, sự không chắc chắn đang bao trùm về việc liệu tình hình có tiếp tục leo thang hay không. Sau cuộc tấn công của Iran vào tháng 4, chính quyền Biden đã thuyết phục Israel phản ứng một cách kiềm chế. Các chuyên gia cho biết liệu một nỗ lực ngoại giao tương tự có được tiến hành hay không.

Lần này, rủi ro có vẻ cao hơn. Tổng thống Joe Biden cho biết ông đã chỉ đạo quân đội Hoa Kỳ giúp Israel bắn hạ phi đạn của Iran, đồng thời nói thêm, “Đừng nhầm lẫn: Hoa Kỳ hoàn toàn, hoàn toàn, hoàn toàn ủng hộ Israel”.

Ông Jeffrey, cựu đại sứ, cho biết sau cuộc tấn công vào tháng 4, sự hiểu biết giữa Israel, Hoa Kỳ và Iran là: “Đây là lần cuối cùng, anh bạn. Nếu bạn làm điều này một lần nữa, sẽ có một sự trả đũa nghiêm trọng”.

Câu hỏi bây giờ là mỗi bên sẽ thử thách giới hạn chịu đựng của bên kia đến mức nào.

Ông Shaikh, nhà phân tích của CSIS, cảnh báo rằng cuộc xung đột càng kéo dài, thì mỗi bên sẽ phải đối mặt với áp lực chính trị lớn hơn để “giao chiến với nhiều hỏa lực hơn, và đó là một mối lo ngại”.

Ông Joshua Landis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, nói cuộc tấn công của Iran “sẽ được coi là nỗ lực tương đối bất lực của Iran nhằm giữ thể diện”.

Thủ tướng Netanyahu có thể coi đây là cơ hội để tấn công mạnh vào Iran, nhưng khả năng xung đột tiếp tục vẫn chưa chắc chắn, ông Landis cho biết.

“Tuy nhiên, rất khó để biết hai bên tính toán như thế nào trong vấn đề này và liệu có thể tránh được sự leo thang hay không”, ông Landis nói trong một cuộc phỏng vấn với VOA.

Một cuộc chiến tranh giữa Israel và Iran có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực nhưng không có quốc gia nào khác có khả năng tham gia vào cuộc chiến, làm giảm nguy cơ xảy ra xung đột trong khu vực, ông cho biết.

“Tôi nghĩ mọi người đều cực kỳ lo lắng và bồn chồn”, ông Landis nói.


***********

Chagos, nơi đặt căn cứ Diego Garcia, cho Mauritius


Căn cứ quân sự Diego Garcia trên quần đảo Chagos
Căn cứ quân sự Diego Garcia trên quần đảo Chagos

Nước Anh hôm 3/10 nói rằng họ sẽ nhượng chủ quyền của quần đảo Chagos cho Mauritius trong một thỏa thuận mà họ nói là đảm bảo cho tương lai của căn cứ quân sự Diego Garcia mà hai nước Anh-Mỹ sử dụng, và cũng có thể mở đường cho những người bị mất nhà cửa hàng thập kỷ trước trở về nhà.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoan nghênh thỏa thuận này, và nói rằng nó sẽ đảm bảo cho căn cứ Diego Garcia hoạt động hiệu quả. Đây là căn cứ không quân chiến lược quan trọng ở Ấn Độ Dương cho tới thế kỷ tới.

Nhưng những người chỉ trích ở Anh nói rằng đó là sự đầu hàng khiến cho Trung Quốc, quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với Mauritius, hưởng lợi, trong khi một nhóm đại diện cho những người dân đảo Chagos đã bị mất nhà cửa bày tỏ sự tức giận về việc họ đã không được dự đàm phán.

Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết thỏa thuận này đã giải quyết tranh chấp chủ quyền của quần đảo, lãnh thổ hải ngoại cuối cùng của Anh ở châu Phi, trong khi những vụ kiện cáo đang diễn ra đã làm tổn hại cho tương lai của Diego Garcia về lâu dài.

Ông nói căn cứ này, mà ý nghĩa chiến lược của nó đã được chứng tỏ trong các cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan khi nó được dùng làm một bệ phóng cho các máy bay ném bom tầm xa, hiện đã được đảm bảo trong ít nhất 99 năm.

“Thỏa thuận hôm nay... sẽ tăng cường vai trò của chúng tôi trong việc bảo vệ an ninh toàn cầu”, ông Lammy nói trong một tuyên bố.
Ông Biden hưởng ứng quan điểm đó và nói rằng căn cứu Diego Garcia đóng ‘vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia, khu vực và toàn cầu’.

"Nó tạo điều kiện cho Mỹ hỗ trợ các hoạt động thể hiện cam kết chung của chúng tôi cho ổn định khu vực, đem đến khả năng phản ứng nhanh trước khủng hoảng và đẩy lùi một số mối đe dọa an ninh thách thức nhất mà chúng ta phải đối mặt”, ông nói.

Anh, nước đã kiểm soát khu vực này từ năm 1814 và vào năm 1965 đã tách quần đảo Chagos khỏi Mauritius - một thuộc địa cũ giành được độc lập 3 năm sau đó - để cho ra đời Lãnh thổ Anh ở Ấn Độ Dương.

Vào đầu những năm 1970, Anh đã trục xuất gần 2.000 cư dân ở đảo này đến Mauritius và Seychelles để nhường chỗ cho một căn cứ không quân trên Diego Garcia, hòn đảo lớn nhất của quần đảo mà họ đã cho Mỹ thuê vào năm 1966.

Một nghị quyết không mang tính ràng buộc tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2019 nói rằng Anh nên từ bỏ quyền kiểm soát quần đảo sau khi buộc người dân rời đi một cách sai trái.

Năm 2016, Bộ Ngoại giao Anh đã gia hạn hợp đồng thuê Diego Garcia đến năm 2036 và tuyên bố rằng những người sống trên đảo đã bị trục xuất thì sẽ không được phép quay trở lại.

Thỏa thuận mới ghi rằng Mauritius sẽ được quyền triển khai một chương trình tái định cư trên các hòn đảo khác ngoài Diego Garcia, và các điều khoản thì để cho Mauritius quyết định.

“Chúng tôi được dẫn dắt bằng niềm tin hoàn thành phi thực dân hóa nền cộng hòa của chúng tôi”, Thủ tướng Mauritius Pravind Jugnauth nói trong một bài phát biểu trên truyền hình.

Olivier Bancoult, lãnh đạo Nhóm tị nạn Chagos có trụ sở tại Mauritius, nói thỏa thuận này đánh dấu một bước ngoặt quyết định và một sự thừa nhận chính thức về những bất công mà người Chagossia phải chịu đựng.

Thủ tướng Anh Keir Starmer, người đã nói rằng chính phủ của ông, một phần được định hình bởi sự tôn trọng luật pháp quốc tế sau khi Đảng Lao động của ông lên nắm quyền hồi tháng Bảy, đã ưu tiên giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, các nhân vật hàng đầu trong Đảng Bảo thủ đối lập, vốn đã khởi động các cuộc đàm phán khi còn nắm quyền, đã chỉ trích thỏa thuận.

Phát ngôn nhân an ninh của Đảng bảo thủ Tom Tugendhat nói thỏa thuận này làm suy yếu các đồng minh của Anh và mở ra khả năng Trung Quốc giành được chỗ đứng quân sự ở Ấn Độ Dương.

“Đây là sự đầu hàng nguy hiểm sẽ trao lãnh thổ của chúng ta cho một đồng minh của Bắc Kinh”, Robert Jenrick, người ở vị trí hàng đầu để trở thành lãnh đạo Đảng Bảo thủ tiếp theo, viết trên X.


**********

Tin tức thế giới 4-10: Tổng thư ký LHQ được ủng hộ; Triều Tiên tuyên bố dùng vũ khí hạt nhân khi cần

BÌNH AN

Tin tức thế giới 4-10: Liên Hiệp Quốc lên tiếng ủng hộ ông Guterres sau khi Israel cấm nhập cảnh - Ảnh 1.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: GETTY IMAGES

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố ủng hộ ông Guterres sau khi Israel cấm ông nhập cảnh

Ngày 3-10, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sau khi Ngoại trưởng Israel Katz tuyên bố cấm ông nhập cảnh vào Israel, theo Hãng tin Reuters.

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên cho biết trong một tuyên bố rằng "bất kỳ quyết định nào không hợp tác với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hoặc Liên Hiệp Quốc đều phản tác dụng, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông". Tuyên bố không đề cập cụ thể tới Israel.

Hôm 2-10, Ngoại trưởng Israel Katz tuyên bố Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres là "nhân vật không được hoan nghênh" (persona non grata) tại Israel, cáo buộc ông không lên án rõ ràng cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel.

37 người chết và 151 người bị thương ở Lebanon trong 24 giờ qua

Trong thông báo vào sáng sớm 4-10, Bộ Y tế Lebanon cho biết có ít nhất 37 người thiệt mạng và 151 người bị thương trong các cuộc tấn công của Israel vào Lebanon trong 24 giờ qua.

Một nguồn tin thân cận với nhóm vũ trang Hezbollah cho biết Israel đã tiến hành 11 cuộc tấn công liên tiếp vào thành trì nhóm này ở phía nam thủ đô Beirut vào cuối ngày 3-10, là một trong những cuộc tấn công dữ dội nhất kể từ khi Israel tăng cường chiến dịch ném bom vào tuần trước.

Trong diễn biến khác, ít nhất 18 người chết tại trại tị nạn Tulkarm ở Bờ Tây, sau cuộc không kích mà quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt một lãnh đạo Hamas tại địa phương.

Triều Tiên tuyên bố sẽ "không do dự" dùng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công

Theo Hãng tin AFP, sáng 4-10, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa tuyên bố nước này sẽ "không do dự" sử dụng vũ khí hạt nhân nếu lãnh thổ Triều Tiên bị Hàn Quốc và Mỹ tấn công.

"'Nếu kẻ thù cố gắng sử dụng lực lượng vũ trang xâm phạm chủ quyền của CHDCND Triều Tiên, thì Triều Tiên sẽ không do dự sử dụng tất cả lực lượng tấn công mà mình có, gồm cả vũ khí hạt nhân" - ông Kim nói.

Tin tức thế giới 4-10: Liên Hiệp Quốc lên tiếng ủng hộ ông Guterres sau khi Israel cấm nhập cảnh - Ảnh 2.

Ảnh được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố ngày 4-10, cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đến thăm một căn cứ huấn luyện của quân đội Triều Tiê tại địa điểm không được tiết lộ - Ảnh: REUTERS/KCNA

Ông Kim chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vì đã đe dọa chấm dứt chính quyền Triều Tiên tại một sự kiện hôm thứ ba (1-10), nói rằng bình luận này cho thấy được bên nào đang phá hủy an ninh và hòa bình khu vực.

Số người chết do bão Helene ở Mỹ tăng lên 200

Ngày 3-10, các quan chức địa phương thông tin hơn 200 người được xác nhận đã thiệt mạng sau khi bão Helene tàn phá một số tiểu bang của Mỹ, và Helene trở thành cơn bão chết chóc thứ hai tấn công đất liền Mỹ trong hơn nửa thế kỷ, theo Hãng tin AFP.

Ít nhất 201 người thiệt mạng trên khắp các bang North Carolina, South Carolina, Georgia, Florida, Tennessee và Virginia. Hơn một nửa số người chết được ghi nhận ở North Carolina.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm ngày thứ hai liên tiếp đến vùng đông nam nước Mỹ để chia buồn với người dân về thảm họa đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người. Cơn bão đã gây ngập lụt các thị trấn, khiến vô số con đường không thể đi qua, làm mất điện và nước, gây sốc cho các cộng đồng.

Bà Melania Trump ủng hộ quyền phá thai, trái ngược với chồng

Theo Hãng tin AFP, bà Melania Trump đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ quyền phá thai trong cuốn hồi ký sắp ra mắt của bà, đưa ra lập trường hoàn toàn trái ngược với chồng bà là ông Donald Trump về một vấn đề gây chia rẽ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.

Theo các trích đoạn trong sách, bà Melania Trump đã viết rằng "cần phải đảm bảo phụ nữ có quyền tự chủ trong việc quyết định sở thích sinh con của mình, dựa ý kiến của chính họ, không chịu bất kỳ sự can thiệp hay áp lực nào từ chính phủ".

Chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống Kamala Harris đã phản ứng nhanh chóng. "Thật đáng buồn cho những người phụ nữ trên khắp nước Mỹ. Chồng của bà Melania Trump kiên quyết không đồng tình với bà và là lý do khiến hơn 1/3 phụ nữ Mỹ phải sống dưới 'Lệnh cấm phá thai Trump' vốn đe dọa sức khỏe, quyền tự do và mạng sống của họ" - Sarafina Chitika, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của bà Harris, nói.

Ấn Độ, Mỹ ký thỏa thuận hợp tác về chuỗi cung ứng các khoáng sản quan trọng

Ngày 3-10, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal và người đồng cấp Mỹ Gina Raimondo đã ký một thỏa thuận hợp tác nhằm củng cố chuỗi cung ứng tại hai nước về lithium, coban và các khoáng sản quan trọng khác được sử dụng trong xe điện và các ứng dụng năng lượng sạch, theo Hãng tin Reuters.

Hãi hùng với rác

Tin tức thế giới 4-10: - Ảnh 1.

Các em học sinh đang đi ngang qua những đống rác, chủ yếu là rác thải nhựa đổ xuống sông, nằm lại sau khi nước lũ rút đi trên sông Bagmati ở thủ đô Kathmandu, Nepal, những ngày qua - Ảnh: REUTERS


********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 04 - 10 -2024:

xxx


HoaLuc 6

*********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

7 phút

(AP) - Mỹ cấm nhập khẩu thép và chất điều vị, tạo ngọt của các công ty Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức từ vùng Tân Cương. Bộ An ninh Nội địa Mỹ hôm qua, 02/10/2024, thông báo như trên. Đây là lần đầu tiên các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất thép và chất điều vị bị Mỹ nhắm tới, chiểu theo đạo luật Phòng ngừa lao động cưỡng bức nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ. Bộ An ninh Nội địa cho biết từ tháng 06/2022 đến nay, đã có tổng cộng 75 công ty bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương hoặc cung cấp vật liệu liên quan đến nạn lao động cưỡng bức. Ban đầu luật này của Mỹ nhắm vào các sản phẩm pin Mặt trời, cà chua, bông và hàng may mặc, nhưng từ vài tháng qua, chính phủ Hoa Kỳ đã mở rộng các lĩnh vực, trong đó có sản phẩm nhôm và hải sản.

(Reuters) - Hai công dân Trung Quốc bị Đài Loan bị trục xuất vì quấy rối một cuộc biểu tình của người tị nạn Hồng Kông. Đài Bắc hôm nay 03/10/2024 cho biết người tị nạn Hồng Kông đã biểu tình hôm 01/10/2024, ngày Quốc Khánh Trung Quốc, tại một khu phố trung tâm Đài Bắc, nhưng đã bị một nhóm người Trung Quốc quấy rối, xô đẩy. Cảnh sát sau đó đã can thiệp. Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan cho biết hai công dân Trung Quốc có liên quan đến vụ việc đã bị thu hồi giấy phép nhập cảnh và bị trục xuất. Cơ quan này ra thông cáo nhấn mạnh « chính phủ Đài Loan sẽ có những biện pháp ngay lập tức và nghiêm khắc đối với bất kỳ công dân Trung Quốc nào đến Đài Loan và có hành vi phạm pháp hoặc bất thường, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và ổn định xã hội » của Đài Loan. Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc hiện chưa bình luận về vụ việc.

(AFP) - Đài Loan : Hỏa hoạn trong một bệnh viện tại miền nam khiến 9 người thiệt mạng. Vụ hỏa hoạn xảy ra sáng sớm nay 03/10/2024 tại Pingtung, vào lúc miền nam Đài Loan đang hứng chịu cơn bão Krathon, khiến công tác cứu hỏa phức tạp hơn. Chính quyền đã mở điều tra để xác định nguyên nhân đám cháy. Liên quan đến bão Krathon, hôm nay là ngày thứ hai liên tiếp các trường học và cơ quan hành chính phải đóng cửa. Bão này đổ vào Đài Loan hôm nay với sức gió 126km/giờ, gió giật lên tới 162km/giờ, khiến 2 người chết và hơn 100 người bị thương.    

(AFP) - Tân bộ trưởng Tư Pháp Nhật: Bãi bỏ án tử hình là « không phù hợp ». Bộ trưởng Tư Pháp Nhật, Hideki Makihara, hôm qua 02/10/2024 nhận định như trên, 1 tuần sau vụ một người tù oan 88 tuổi được tòa tuyên vô tội, sau 46 năm bị biệt giam chờ thi hành án tử hình. Nhật Bản và Mỹ là hai nước duy nhất trong khối G7 vẫn còn án tử hình. Hôm qua, một ngày sau khi chính thức được bổ nhiệm, bộ trưởng Tư Pháp Hideki Makihara phát biểu với báo giới là không nên bãi bỏ án tử hình, bởi vẫn còn những tội ác đáng ghê tởm. Tuy nhiên, ông hứa là Tư pháp Nhật sẽ « thận trọng » trước khi quyết định hành quyết một tử tù.

(AFP) - Singapore : Một cựu bộ trưởng bị kết án 12 tháng tù giam do tham nhũng. Tòa án Singapore hôm nay 03/10/2024 ra phán quyết như trên đối với cựu bộ trưởng giao Thông S. Iswaran với 5 tội danh liên quan đến các vụ nhận những món quà trị giá lớn, bất hợp pháp và cản trở công lý. Vị cựu bộ trưởng 62 tuổi này nổi tiếng nhờ đã đưa Cuộc đua Công thức 1 đến Singapore. Ông đã phải từ chức hồi tháng 01/2024 sau khi bị truy tố về tội tham nhũng. Phiên tòa xét xử ông được giới quan sát coi là một trong những phiên tòa có ý nghĩa chính trị quan trọng nhất trong lịch sử Singapore. Vụ xử án tham nhũng chính trị gia cấp cao của Singapore lần gần đây nhất diễn ra hồi năm 1975, cách đây gần 50 năm. Theo bảng xếp hạng của Minh Bạch Quốc Tế những nước ít tham nhũng nhất, năm ngoái Singapore đúng thứ 5/180.

(Reuters) - Lãnh đạo chính phủ của Hamas tại Gaza đã chết trong một vụ oanh kích của Israel. Quân đội Israel hôm nay 03/10/2024 ra thông cáo cho biết cách nay 3 tháng đã « trừ khử » được Raouhi Mouchtaha, lãnh đạo chính phủ Hamas tại dải Gaza. Trong vụ oanh kích của Israel, 2 quan chức cao cấp khác của Hamas là Sameh al-Siraj và Sami Oudeh cũng mất mạng. Sameh al-Siraj phụ trách tài chính trong chính phủ Hamas tại Gaza. Sami Oudeh là lãnh đạo Cơ quan An ninh Nội địa của Hamas.

(AFP) – Do xung đột tại Trung Cận Đông, hãng hàng không Emirates ngừng nhiều chuyến bay trong khu vực. Thông báo hôm nay 03/10/2024 cho biết hãng Emirates ngừng các chuyến bay đến và từ Iran, Irak và Jordanie cho đến hết ngày 05/10. Còn đối với Liban, các hoạt động đều dừng lại cho đến ngày 08/10. Tin trên được đưa ra vào lúc Iran vừa thông báo mở trở lại không phận.

(NEWSWEEK) – Lính đánh thuê Trung Quốc chiến đấu cho Nga bỏ mạng ở Ukraina. Theo thông tin được đăng hôm qua, 02/10/2024, trên Telegram từ nhóm ZOVNovoshakhtinsk,  được truyền thông Nga gọi là “nhóm sáng kiến gồm những người vợ, người thân của những cư dân hy sinh trong khu vực Novoshakhtinsk”, hai người Trung Quốc, “hai chiến binh giỏi”, đã bỏ mạng. Hình ảnh được đăng tải trong nhóm cho thấy hai người đàn ông châu Á, mặc quân phục, các thành viên khác của nhóm kể lại hai người này đã hy sinh như thế nào. Từ đầu năm nay, một số blogger quân sự của Nga đã đưa tin về các lính đánh thuê Trung Quốc có mặt trên chiến trường Ukraina.

(AFP) – Tân tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO thăm Kiev. Ukraina là chuyến xuất ngoại đầu tiên của Mark Rutte hai ngày sau khi ông nhậm chức. Trong buổi làm việc với tổng thống Volodymyr Zelensky hôm nay, 03/10/2024 tân lãnh đạo NATO nhắc lại tổng thống Nga Vladimir Putin « cần nhớ rằng NATO không bao giờ nhượng bộ » khi cần giúp đỡ Ukraina. Khi còn là thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte đã đứng trên tuyến đầu vận động để cấp cho Ukraina chiến đấu cơ F16 do Mỹ sản xuất.

(AFP) - Tây Ban Nha ghi nhận số khách du lịch ngoại quốc cao kỷ lục trong mùa hè 2024. Khoảng 21,8 triệu du khách nước ngoài là số khách nhiều nhất Tây Ban Nha từng đón tiếp trong một mùa hè, chủ yếu đến từ Anh Quốc, Pháp, Đức và Ý. Theo Cơ quan Thống kê Tây Ban Nha, số du khách quốc tế đến nước này trong mùa hè 2024 đã tăng 7,3% so với mùa hè 2023. Riêng khách Mỹ tăng 13%. Số tiền khách du lịch chi tiêu trong kỳ nghỉ cũng tăng 17,6%, đạt 86,7 triệu euro cho 8 tháng đầu năm 2024. Tây Ban Nha là điểm đến thứ hai trên thế giới, sau Pháp.

( AFP) – Champions League: Lille lập kỳ công, hạ Real Madrid với tỷ số 1-0. Chuyện khó tin nhưng có thực : sau 36 trận vinh quang, CLB của Tây Ban Nha đau đớn ra về sau trận đấu tối qua 02/10/2024 với CLB Lille. Các cầu thủ của Real Madrid đã bất lực trước cú phạt đền của tiền đạo Jonathan David. Hơn 50.000 khán giả tại sân vận động Pierre Mauroy -  Villeneuve-d'Ascq « sẽ nhớ mãi kỳ tích này ». Thủ môn của Lille, Lucas Chevalier, tuyên bố « 20 năm sau, trận đấu với câu lạc bộ Real Madrid vẫn sẽ là một kỷ niệm đáng nghi nhớ ».


*********

''Sáng kiến 6 điểm'' của Bắc Kinh: Ukraina lo xung đột ''đóng băng'', Nga hưởng lợi

Cuộc chiến xâm lược Ukraina của Nga đã kéo dài hơn hai năm rưỡi. Trong lúc chính quyền Kiev đang một mặt quyết tâm thuyết phục các đồng minh phương Tây hậu thuẫn ‘‘một kế hoạch giành chiến thắng’’, mặt khác thúc đẩy một hội nghị hòa bình lần thứ hai nhằm thu hút sự ủng hộ quốc tế (sau hội nghị lần thứ nhất tại Thụy Sĩ), Trung Quốc và Brazil – hai quốc gia tự coi là thuộc nhóm trung lập – thúc đẩy một sáng kiến hòa bình khác.

China's Foreign Minister Wang Yi, right, and Brazil's Special Advisor to the President Celso Amorim, left, speak at a meeting about the war between Russia and Ukraine, Friday, Sept. 27, 2024. (AP Phot
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) (P) và cố vấn đặc biệt của tổng thống Brazil, Celso Amorim (T) thảo luận tại hội nghị cấp bộ trưởng về chiến tranh Nga - Ukraina, bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 27/09/2024. AP - Pamela Smith
Quảng cáo

Bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng, với sự tham gia của gần 20 nước, trên cơ sở ‘‘kế hoạch hòa bình 6 điểm’’, mà Bắc Kinh và Brasilia đưa ra từ đầu mùa hè. Chính quyền Ukraina coi đây là một nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp ‘‘đóng băng xung đột’’ có lợi cho điện Kremlin. Thực hư ra sao ?

Kế hoạch hòa bình 6 điểm của Trung Quốc và Brazil cụ thể ra sao ?

Kế hoạch hòa bình 6 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh Nga chống Ukraina, được Brazil và Trung Quốc, hai cường quốc phương Nam đưa ra ngày 23/05/2024 trong cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) và cố vấn đặc biệt của tổng thống Brazil Celso Amorim tại Bắc Kinh. Sáu điểm bao gồm (1) yêu cầu các bên không mở rộng chiến trường, không leo thang xung đột, không có thêm hành động khiêu khích, (2) nối lại đối thoại và đàm phán là ‘‘giải pháp khả thi duy nhất’’ để hạ nhiệt tình hình, (3) tăng cường trợ giúp nhân đạo và ngăn ngừa khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn, (4) cấm sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học, (5) cấm tấn công vào các nhà máy điện hạt nhân và cơ sở hạt nhân và (6) phản đối việc phân chia thế giới thành các khối đối kháng và nỗ lực để bảo vệ các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vì sao kế hoạch của Trung Quốc và Brazil khiến Ukraina lo ngại ?

Theo nhiều nhà quan sát, đối với Kiev, kế hoạch của Trung Quốc và Brazil, được mô tả là có khả năng làm lu mờ ‘‘kế hoạch hòa bình’’, cũng là kế hoạch giành chiến thắng, mà tổng thống Zelensky đang tìm cách khẳng định, dù có phải chấp nhận một số sửa đổi do áp lực từ các đồng minh phương Tây. Tổng thống Ukraina hy vọng kế hoạch hòa bình của Kiev, mà tinh thần chính là việc chấm dứt chiến tranh phải đi liền với khôi phục toàn bộ các vùng lãnh thổ đã bị Nga xâm chiếm, cũng sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước phương Nam (World Majority).

Báo Pháp Le Monde dẫn lại một nguồn tin Ukraina thân cận với hồ sơ này, chỉ ra tính chất nguy hiểm của kế hoạch của Trung Quốc và Brazil: ‘‘Kế hoạch của Trung Quốc dĩ nhiên sẽ bao gồm nhiều từ ngữ lắt léo, những quan điểm phù hợp hoặc không với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, đằng sau các luận điểm này là một ý đồ rất đơn giản, đó là đóng băng xung đột... Việc ‘‘đóng băng xung đột’’ sẽ đạt được nhờ một tối hậu thư mà Bắc Kinh ngầm gửi đến Ukraina và các đồng minh của họ, nhân danh lợi ích của đông đảo các nước phương Nam, được gọi là “khối nước chiếm đa số thế giới’’ để che giấu lợi ích của Bắc Kinh’’.

Vẫn nguồn tin này nhấn mạnh ‘‘kế hoạch của Bắc Kinh” chủ yếu là nhằm “không để Nga thua”, như người ta thường nói ở Bắc Kinh, trong một cuộc chiến mà Trung Quốc đang là bên hưởng lợi chính. Nguồn tin Ukraina kêu gọi Liên Âu, Pháp, Berlin cũng như các đồng minh khác của Ukraina ‘‘cần hiểu rõ rằng không thể chấp nhận giải pháp chấm dứt xung đột do bị tối hậu thư đe dọa như vậy’’.

Chính quyền Kiev lo ngại trong những tuần tới Trung Quốc và Brazil sẽ tiếp tục tận dụng cơ hội để thúc đẩy kế hoạch ‘‘đóng băng xung đột’’ có lợi cho Nga, đặc biệt là trong hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS+ (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cùng một số quốc gia phương Nam mới được kết nạp). Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/10, tại thành phố Kazan của Nga. Một cơ hội thuận lợi khác là hội nghị khối G20 ở Rio de Janeiro dưới sự chủ tọa của tổng thống Brazil, vào giữa tháng 11/2024, tức chưa đầy hai tuần sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Theo Le Monde, một kịch bản lôi kéo các nước phương Nam vào mặt trận ủng hộ Nga như vậy của Trung Quốc ‘‘đang khiến các đồng minh của Ukraina lo lắng’’.

Việc Thụy Sĩ, quốc gia châu Âu và là nước đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraina lần thứ nhất (giữa tháng 6/2024), chấp nhận tham gia hội nghị không chính thức do Trung Quốc và Brazil chủ trì ngày 27/09/2024 nói trên, đã bị Ukraina chỉ trích mạnh mẽ.  

Vì sao Thụy Sĩ lại tham gia hội nghị, do Trung Quốc và Brazil chủ trì, vốn bị Ukraina lên án là nguy hiểm cho Kiev?

Thụy Sĩ tham gia hội nghị nói trên với tư cách quan sát viên. Sau hội nghị, báo chí Thụy Sĩ dẫn lời của người phụ trách truyền thông của bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, Nicolas Bideau, khẳng định chính quyền Thụy Sĩ ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc và Brazil như một nỗ lực nhằm tìm giải pháp hòa bình cho xung đột. Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ giải thích rõ việc tham gia hội nghị, do Trung Quốc và Brazil chủ trì, sẽ cho phép ngành ngoại giao Thụy Sĩ ‘‘tiếp tục có được một vị trí trên trường quốc tế, để Thụy Sĩ có thể đăng cai tiếp một hội nghị thứ hai về hòa bình cho Ukraina’’, và lần này hội nghị sẽ phải có sự tham gia của Nga. Theo Thụy Sĩ, thời điểm hội nghị thứ hai chưa được xác định, và chắc chắn không thể diễn ra trước bầu cử tổng thống Mỹ, 05/11/2024.

Đã có hơn 90 nước tham dự hội nghị lần thứ nhất tại Thụy Sĩ. Nga không được mời tham gia, Trung Quốc vắng mặt, Brazil tham gia nhưng không ký Tuyên bố chung. Tuyên bố chung của hội nghị hòa bình lần thứ nhất gồm ba điểm chính : nhà máy điện hạt nhân Zaporija của Ukraina phải được bảo đảm an toàn, Ukraina phải được tự do xuất khẩu ngũ cốc và các tù binh cùng những người bị cưỡng bức sang Nga phải được trả tự do. Theo giới quan sát, hội nghị lần thứ nhất được coi là một bước tiến rất nhỏ. Tuyên bố của hội nghị được coi là một đồng thuận tối thiểu. Hòa bình cho Ukraina còn rất xa vời. Cuối tháng 9 vừa qua, Nga cũng tuyên bố sẽ không tham gia hội nghị lần thứ hai bởi coi hội nghị này là một thủ đoạn của Ukraina và các đồng minh nhằm gây áp lực, dựa vào cộng đồng quốc tế để ‘‘gửi tối hậu thư buộc Nga phải đầu hàng’’.

Trong khi đó, theo quan điểm của Thụy Sĩ, để có được một giải pháp hòa bình cho Ukraina, không thể thiếu sự tham gia của Trung Quốc và Brazil. Ngay sau hội nghị thứ nhất, ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis đã nhấn mạnh đến việc cần ‘‘tìm cách’’ để đạt được đồng thuận với Brazil và Trung Quốc, hai nước đưa ra sáng kiến hòa bình 6 điểm, ngay trước thềm hội nghị lần thứ nhất ở Thụy Sĩ.

Hội nghị về hòa bình do Trung Quốc và Brazil chủ trì có thực sự gây bất lợi cho Ukraina ?

Hiện chưa có nhiều thông tin để trả lời chắc chắn cho câu hỏi này, nhưng về nguyên tắc, lập trường chính thức của Thụy Sĩ, quan sát viên tại hội nghị do Trung Quốc và Brazil chủ trì, là  ‘‘mọi kế hoạch hòa bình cho Ukraina đều phải dựa trên luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và các nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia’’. Trên thực tế, hội nghị do Trung Quốc và Brazil chủ trì đã ra một Tuyên bố chung 9 điểm (trang mạng của bộ Ngoại Giao Trung Quốc). Điều 2 của Tuyên bố chung bao gồm kêu gọi bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ‘‘tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, tôn trọng các mối quan tâm chính đáng của các nước và cân nhắc đến nhu cầu duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng.’’

Tuyên bố chung có sự tham gia của 13 nước Algeria, Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập, Indonesia, Kazakhstan, Kenya, Mêhicô, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Zambia (vào thời điểm Trung Quốc và Brazil công bố kế hoạch ‘‘6 điểm’’, theo Bắc Kinh có 45 nước quan tâm đến kế hoạch, và 25 nước hứa hẹn sẽ tham gia). Theo trang mạng Hồng Kông South China Morning Post, ngoài Thụy Sĩ, còn Hungary và Pháp, hai nước châu Âu khác tham dự cũng với tư cách quan sát viên. Điểm đáng lưu ý là Ấn Độ, một cường quốc phương Nam, không tham gia hội nghị. New Delhi cũng được Ukraina kỳ vọng có thể đăng cai Hội nghị hòa bình thứ hai.

Cần nhấn mạnh là đề xuất 6 điểm của Trung Quốc và Brazil, bị Ukraina phản đối, chỉ được coi là một phần trong bản tuyên bố chung, và hơn nữa cũng chỉ được coi là một trong số các sáng kiến hòa bình. Con đường đi đến hòa bình cho Ukraina còn rất dài, nhưng hội nghị do Trung Quốc và Brazil chủ trì, với sự tham gia của Thụy Sĩ, khó có thể coi là một thất bại với Ukraina.


*********

North Carolina: Tình hàng xóm láng giềng mang lại hy vọng hậu bão Helene

AP

Bà Sarah Vekasi là một thợ gốm điều hành một cửa hàng ở Black Mountain, North Carolina, có tên là Sarah Sunshine Pottery, được đặt theo tên tính cách vui vẻ thường ngày của bà. Nhưng những ngày này, bà đang phải vật lộn với chấn thương do cơn bão Helene gây ra và sự bất định về tương lai của doanh nghiệp mình.

“Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi vẫn còn sống. Tôi không ổn lắm. Tôi không ổn. Nhưng tôi vô cùng biết ơn vì vẫn còn sống, đặc biệt là khi rất nhiều người không còn sống nữa,” bà Vekasi nói.

Một điều khiến bà cảm thấy khá hơn một chút là tình bạn trong cuộc họp thị trấn hàng ngày tại quảng trường.

“Thật tuyệt vời khi có thể gặp mặt trực tiếp,” bà Vekasi, người đã bị cô lập bởi những con đường không thể đi qua trong nhiều ngày, cho biết. Tại phiên họp hôm 2/10, hơn 150 người đã tụ tập khi các nhà lãnh đạo địa phương đứng trên một chiếc bàn dã ngoại lớn tiếng đưa ra những thông tin cập nhật.

Giữa sự tàn phá khủng khiếp do cơn bão chết chóc nhất tấn công vào đất liền Hoa Kỳ kể từ cơn bão Katrina, những mối liên hệ giữa con người với nhau đang mang lại hy vọng cho những người sống sót ở phía tây North Carolina. Trong khi máy bay chở hàng của chính phủ mang thức ăn và nước đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và các đội cứu hộ lội qua các con lạch để tìm kiếm những người sống sót, những người đã vượt qua cơn bão, với số người chết đã lên tới 200, đang nương tựa vào nhau.

Bà Martha Sullivan, cũng có mặt tại cuộc họp thị trấn, ghi chép cẩn thận để có thể chia sẻ thông tin — đường sá đã mở cửa trở lại, tiến độ khôi phục điện, nỗ lực khai thông dòng nước — với những người khác.

Bà Sullivan, người đã sống ở Black Mountain trong 43 năm, cho biết các con bà đã mời bà đến Charlotte sau cơn bão, nhưng bà muốn ở lại cộng đồng của mình và chăm sóc hàng xóm.

“Tôi sẽ ở lại miễn là tôi cảm thấy mình có ích”, bà Sullivan nói.

Giúp đỡ lẫn nhau ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Ở những vùng núi xa xôi, trực thăng đã đưa những người mắc kẹt đến nơi an toàn trong khi các đội tìm kiếm di chuyển những cây đổ để có thể đi từng nhà tìm kiếm người sống sót. Ở một số nơi, những ngôi nhà chênh vênh trên sườn đồi và bờ sông bị cuốn trôi.

Theo poweroutage.us, điện đang được khôi phục chậm chạp vì số lượng nhà cửa và doanh nghiệp không có điện đã giảm xuống dưới 1 triệu lần đầu tiên kể từ cuối tuần trước. Hầu hết các vụ mất điện xảy ra ở Carolinas và Georgia, nơi Helene tấn công sau khi đổ bộ vào Bờ biển Vịnh Florida với cường độ bão cấp 4. Ngoài Carolinas, đã có báo cáo về số người tử vong ở Florida, Georgia, Tennessee và Virginia.

Bà Robin Wynn mất điện tại nhà ở Asheville vào sáng ngày 27/9 và đã có thể lấy một túi đồ hộp và nước trước khi đến nơi trú ẩn mặc dù nước ngập đến đầu gối.

“Tôi không biết mình sẽ đi đâu, không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng tôi đã ra ngoài và tôi vẫn còn sống”, bà Wynn nói vào ngày 2/10.

Bây giờ bà ấy đã trở về nhà, những người hàng xóm của bà để mắt đến nhau. Rất nhiều người đã đến để đảm bảo mọi người đều có một bữa ăn nóng và nước, bà nói.

Ông Eric Williamson, làm việc tại Nhà thờ Baptist đầu tiên ở Hendersonville, thường đến thăm nhà những thành viên không thể đến nhà thờ. Tuần này, ông là đường dây cứu sinh của họ, giao thực phẩm đáp ứng các hạn chế về chế độ ăn uống và vứt bỏ thực phẩm đã hỏng.

Ngoài việc kiểm tra những thứ cần thiết, ông nói rằng điều quan trọng là chỉ cần giao lưu với mọi người trong khoảnh khắc như thế này để giúp họ biết rằng họ không đơn độc.

Ông có một danh sách viết tay về những người mà ông cần đến thăm. “Họ không có dịch vụ điện thoại, ngay cả khi họ có điện thoại cố định, rất nhiều dịch vụ không hoạt động”, ông Williamson nói. “Vì vậy, chúng tôi mang thức ăn và nước uống cho họ, nhưng cũng mang theo nụ cười và lời cầu nguyện để an ủi họ”.

Các tình nguyện viên ở Asheville tập trung vào ngày 2/10 trước khi ra ngoài để giúp tìm những người không thể liên lạc được do mất điện thoại và internet. Họ mang theo những hộp nước uống và hướng dẫn để đích thân mang kết quả về.

Ngay cả việc thông báo cho người thân của những người đã chết trong cơn bão cũng rất khó khăn.

“Thành thật mà nói, thách thức của chúng tôi là không có dịch vụ di động, không có cách nào để liên lạc với người thân”, ông Avril Pinder, một viên chức tại Quận Buncombe, nơi có ít nhất 61 người chết, cho biết. “Chúng tôi đã xác nhận được số người chết, nhưng chúng tôi không có thông tin nhận dạng của tất cả mọi người hoặc thông báo cho người thân”.

Bà Pinder cho biết ngày 3/10 đánh dấu ngày thứ bảy của các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, đồng thời cho biết thêm rằng quận không có số liệu chính thức về những người mất tích hoặc mất tích.

“Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm mọi người. Chúng tôi biết rằng có những nhóm người bị cô lập do lở đất và cầu bị phá hủy”, bà nói “Vì vậy, họ bị mất kết nối nhưng không mất tích”.

Ông Biden và bà Harris tận mắt chứng kiến

Tổng thống Joe Biden đã bay qua vùng bị tàn phá ở North và South Carolina, tận mắt chứng kiến cảnh hỗn loạn do cơn bão gây ra, hiện đã giết chết ít nhất 200 người.

Phát biểu sau đó tại Raleigh, North Carolina, ông Biden ca ngợi thống đốc đảng Dân chủ của North Carolina và thống đốc đảng Cộng hòa của South Carolina về phản ứng của họ đối với cơn bão, nói rằng sau thảm họa, “chúng ta gạt chính trị sang một bên”.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp đỡ càng nhiều người càng tốt, nhanh nhất có thể và triệt để nhất có thể”, ông nói.

Điều đó bao gồm cam kết từ chính phủ liên bang sẽ chi trả hóa đơn dọn dẹp mảnh vỡ và các biện pháp bảo vệ khẩn cấp trong sáu tháng. Khoản tiền này sẽ giải quyết tác động của lở đất và lũ lụt và sẽ trang trải chi phí cho những người ứng cứu đầu tiên, đội tìm kiếm và cứu nạn, nơi trú ẩn và cung cấp thức ăn hàng loạt.

“Chúng tôi sẽ không rời đi cho đến khi các bạn hoàn toàn bình phục”, ông Biden nói.

Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến Georgia lân cận, nơi bà cho biết tổng thống đã chấp thuận yêu cầu chi trả cho các khoản viện trợ khẩn cấp tương tự tại đó trong ba tháng.

Ông Biden có kế hoạch đến các khu vực thiên tai ở Florida và Georgia vào ngày 3/10.

Sự tàn phá từ Florida đến Tennessee

Những nhân viên tại một nhà máy nhựa ở vùng nông thôn Tennessee, những người tiếp tục làm việc vào tuần trước cho đến khi nước tràn vào bãi đậu xe của họ và nhà máy mất điện, là những người nằm trong số những nạn nhân thiệt mạng. Lũ lụt đã cuốn trôi 11 công nhân và chỉ có năm người được cứu. Hai người tử vong.

Chính quyền tiểu bang Tennessee cho biết họ đang điều tra công ty sở hữu nhà máy sau khi một số nhân viên cho biết họ không được phép rời đi kịp thời để tránh tác động của cơn bão.

Các bệnh viện và tổ chức chăm sóc sức khỏe ở Đông Nam hầu hết vẫn mở cửa mặc dù phải đối mặt với tình trạng mất điện, thiệt hại do gió, vấn đề cung ứng và lũ lụt. Nhiều bệnh viện đã dừng các thủ thuật tự chọn, trong khi chỉ một số ít đóng cửa hoàn toàn.

Tại Florida, các quan chức đang cho các tù nhân “có nguy cơ thấp” giúp dọn sạch những đống đổ nát còn sót lại.

“Sở Cải huấn, dù sao thì họ cũng làm lao động trong tù. Vì vậy, Sở đưa họ đến để dọn dẹp đống đổ nát”, Thống đốc Ron DeSantis nói với các phóng viên vào ngày 2/10.


**********

Chỉ trích Hungary ‘xa lánh đồng minh’, Đại sứ Đức bị triệu tập


Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kamianytsia, Ukraine, hôm 29/1 năm 2024.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kamianytsia, Ukraine, hôm 29/1 năm 2024.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto hôm 3/10 đã triệu tập đại sứ Đức để phàn nàn về một bài phát biểu trong đó bà đại sứ đã kêu gọi các nhân vật tên tuổi của Hungary lên tiếng phản đối những hành động mà bà cho là đang làm xói mòn lòng tin vào các đồng minh của Budapest trong NATO và EU.

“Hungary đang đi trên con đường ngày càng xa lánh bạn bè,” Đại sứ Đức Julia Gross nói trước cử tọa là các nhà ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ và các quan chức Hungary, trong một bài diễn văn có tính chỉ trích bất thường để kỷ niệm Ngày Thống nhất nước Đức hôm 2/10.

Ông Szijjarto nói những phát ngôn này là ‘không thể chấp nhận được’.

“Đại sứ Đức tại Budapest đã can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của Hungary với bài diễn văn ngày hôm qua mang tính cách xâm phạm chủ quyền của Hungary”, Ngoại trưởng Szijjarto viết trên trang Facebook của mình.

Chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Viktor Orban từ lâu đã hục hặc với các đồng minh phương Tây về một loạt vấn đề, trong đó có sự tệ hại về nhân quyền và tự do báo chí của Hungary và mối quan hệ kinh tế tương đối tốt của họ với Nga.

Đại sứ Gross cho biết một loạt các hành động đã làm tổn thương uy tín của Hungary, bao gồm điều mà ông Orban cho là sứ mệnh mang lại hòa bình cho Ukraine, bao gồm các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 7 mà không có sự ủng hộ của nước thành viên EU khác.

Bà cũng chỉ trích ‘những chiêu trò của chính phủ Hungary trong việc chấp thuận cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO’. Budapest cuối cùng đã phê chuẩn cho Thụy Điển gia nhập NATO hồi tháng Hai sau khi trì hoãn một thời gian dài.

Bà Gross cũng đề cập đến ‘những tuyên bố của từng chính trị gia trong tuần trước’.

Bà không nói rõ chi tiết, nhưng tuần trước đã viết trên X rằng Đức và Pháp đã phản đối Hungary về ‘những tuyên bố bất ngờ gần đây vốn làm suy yếu nguyên tắc đoàn kết giữa các đồng minh’. Bà dường như nhắc đến phát biểu của một trợ lý hàng đầu của Thủ tướng Orban cho rằng Ukraine không nên kháng cự cuộc xâm lược của quân Nga.

“Tôi thấy nhiều người trong quý vị có mặt ở đây tối nay luôn là người bắc những nhịp cầu”, bà Gross nói “Chúng ta nên cùng nhau đòi hỏi cho những gì quý vị đã tạo dựng sẽ không bị phá bỏ”

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Hungary và đã đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế nước này kể từ giữa những năm 1990, với các hãng ô tô Audi, Daimler, Opel và BMW đầu tư hàng tỷ euro vào quốc gia Trung Âu này.

Số liệu từ Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức-Hungary cho thấy Đức chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hungary và 22,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hungary vào năm 2023.


**********

Giới phân tích dự đoán Israel sẽ phản ứng mạnh với Iran


Ông James Jeffrey, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, lưu ý rằng Israel có lợi thế quân sự rõ rệt so với Iran và chắc chắn sẽ “đáp trả mạnh mẽ”.
Ông James Jeffrey, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, lưu ý rằng Israel có lợi thế quân sự rõ rệt so với Iran và chắc chắn sẽ “đáp trả mạnh mẽ”.

Cuộc tấn công phi đạn táo bạo của Iran vào Israel đã làm gia tăng căng thẳng trên khắp Trung Đông; một số nhà phân tích dự đoán Israel sẽ đáp trả mạnh mẽ.

Điều chưa chắc chắn là liệu đây có phải là một cuộc trả đũa qua lại một lần hay sẽ châm ngòi cho một loạt các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng có thể nhấn chìm toàn bộ Trung Đông trong xung đột.

“Có thể xảy ra theo cả hai cách”, ông Shaan Shaikh, một thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói. “Trong mọi cuộc trả đũa qua lại, các bên - Iran và Israel - đều có các lựa chọn để leo thang hoặc hạ nhiệt. Không có con đường nào được định sẵn mà họ phải lựa chọn”.

Ông James Jeffrey, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, lưu ý rằng Israel có lợi thế quân sự rõ rệt so với Iran và chắc chắn sẽ “đáp trả mạnh mẽ”.

Ông Jeffrey, chủ tịch chương trình Trung Đông tại Trung tâm Wilson, trả lời VOA qua email rằng “Khả năng leo thang của Iran để tấn công Israel bị hạn chế về mặt kỹ thuật”. “Đổi lại, Israel có khả năng leo thang rất lớn đối với Iran. Chung cuộc, sức mạnh quân sự có thể mang tính quyết định.”

Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 1/10, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết họ đã thực hiện cuộc tấn công này để trả đũa cho vụ Israel ám sát ba nhân vật chủ chốt của họ: thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh và một chỉ huy người Iran.

Với gần 200 phi đạn đạn đạo, đây là cuộc tấn công trực tiếp thứ hai và lớn nhất của Iran vào Israel từ lãnh thổ của mình. Vào tháng 4, Iran đã bắn hơn 300 phi đạn và máy bay không người lái vào Israel để đáp trả một cuộc tấn công của Israel vào một căn cứ ngoại giao của Iran tại Syria.

Trong cả hai cuộc tấn công, hệ thống phòng thủ của Israel, được lực lượng Hoa Kỳ hỗ trợ, đã đánh chặn hầu hết các phi đạn, ngăn chặn thiệt hại đáng kể. Tuy nhiên, không giống như phản ứng có chừng mực của mình vào tháng 4, Israel dự kiến sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc tấn công mới nhất. Trong một tuyên bố video, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết các nhà lãnh đạo Iran đã phạm phải một “sai lầm lớn” và cảnh báo rằng họ sẽ “trả giá cho điều đó”.

Tại sao lại là bây giờ?

Trước cuộc tấn công mới nhất, phản ứng im lặng của Iran đối với một loạt các cuộc không kích của Israel vào các quan chức và đại diện của Iran trong những tháng gần đây đã làm dấy lên nghi ngờ về mong muốn của Tehran trong việc đối đầu với một đối thủ mạnh hơn.

Có thể là như vậy, nhưng các quan chức Iran không thể ngồi yên và chứng kiến một trong những đồng minh chủ chốt của họ, Hezbollah, bị Israel triệt hạ, ông Shaikh nói.

“Họ cần phải giáng trả để bảo vệ Hezbollah ở Li Băng và cũng để cho các nhóm ủy nhiệm và đồng minh khác của họ trên khắp khu vực thấy rằng họ sẽ bảo vệ lợi ích của mình”, ông Shaikh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với VOA.

Cuộc không kích của Iran diễn ra sau cuộc tấn công trên bộ của Israel vào miền nam Li Băng vào ngày 30/9, sau nhiều tuần không kích khiến hơn 1.000 người ở Li Băng thiệt mạng và làm tê liệt ban lãnh đạo của Hezbollah.

Israel mô tả hoạt động này là “có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu”, nhằm mục đích đẩy lực lượng Hezbollah ra khỏi khu vực biên giới và phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của họ. Các chuyên gia cho biết Hezbollah đã báo cáo về các cuộc đụng độ với lực lượng Israel vào ngày 2/10, chứng minh năng lực chiến đấu của họ mặc dù lãnh đạo của họ đã bị hạ gục.

Trong khi đó, sự không chắc chắn đang bao trùm về việc liệu tình hình có tiếp tục leo thang hay không. Sau cuộc tấn công của Iran vào tháng 4, chính quyền Biden đã thuyết phục Israel phản ứng một cách kiềm chế. Các chuyên gia cho biết liệu một nỗ lực ngoại giao tương tự có được tiến hành hay không.

Lần này, rủi ro có vẻ cao hơn. Tổng thống Joe Biden cho biết ông đã chỉ đạo quân đội Hoa Kỳ giúp Israel bắn hạ phi đạn của Iran, đồng thời nói thêm, “Đừng nhầm lẫn: Hoa Kỳ hoàn toàn, hoàn toàn, hoàn toàn ủng hộ Israel”.

Ông Jeffrey, cựu đại sứ, cho biết sau cuộc tấn công vào tháng 4, sự hiểu biết giữa Israel, Hoa Kỳ và Iran là: “Đây là lần cuối cùng, anh bạn. Nếu bạn làm điều này một lần nữa, sẽ có một sự trả đũa nghiêm trọng”.

Câu hỏi bây giờ là mỗi bên sẽ thử thách giới hạn chịu đựng của bên kia đến mức nào.

Ông Shaikh, nhà phân tích của CSIS, cảnh báo rằng cuộc xung đột càng kéo dài, thì mỗi bên sẽ phải đối mặt với áp lực chính trị lớn hơn để “giao chiến với nhiều hỏa lực hơn, và đó là một mối lo ngại”.

Ông Joshua Landis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, nói cuộc tấn công của Iran “sẽ được coi là nỗ lực tương đối bất lực của Iran nhằm giữ thể diện”.

Thủ tướng Netanyahu có thể coi đây là cơ hội để tấn công mạnh vào Iran, nhưng khả năng xung đột tiếp tục vẫn chưa chắc chắn, ông Landis cho biết.

“Tuy nhiên, rất khó để biết hai bên tính toán như thế nào trong vấn đề này và liệu có thể tránh được sự leo thang hay không”, ông Landis nói trong một cuộc phỏng vấn với VOA.

Một cuộc chiến tranh giữa Israel và Iran có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực nhưng không có quốc gia nào khác có khả năng tham gia vào cuộc chiến, làm giảm nguy cơ xảy ra xung đột trong khu vực, ông cho biết.

“Tôi nghĩ mọi người đều cực kỳ lo lắng và bồn chồn”, ông Landis nói.


***********

Chagos, nơi đặt căn cứ Diego Garcia, cho Mauritius


Căn cứ quân sự Diego Garcia trên quần đảo Chagos
Căn cứ quân sự Diego Garcia trên quần đảo Chagos

Nước Anh hôm 3/10 nói rằng họ sẽ nhượng chủ quyền của quần đảo Chagos cho Mauritius trong một thỏa thuận mà họ nói là đảm bảo cho tương lai của căn cứ quân sự Diego Garcia mà hai nước Anh-Mỹ sử dụng, và cũng có thể mở đường cho những người bị mất nhà cửa hàng thập kỷ trước trở về nhà.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoan nghênh thỏa thuận này, và nói rằng nó sẽ đảm bảo cho căn cứ Diego Garcia hoạt động hiệu quả. Đây là căn cứ không quân chiến lược quan trọng ở Ấn Độ Dương cho tới thế kỷ tới.

Nhưng những người chỉ trích ở Anh nói rằng đó là sự đầu hàng khiến cho Trung Quốc, quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với Mauritius, hưởng lợi, trong khi một nhóm đại diện cho những người dân đảo Chagos đã bị mất nhà cửa bày tỏ sự tức giận về việc họ đã không được dự đàm phán.

Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết thỏa thuận này đã giải quyết tranh chấp chủ quyền của quần đảo, lãnh thổ hải ngoại cuối cùng của Anh ở châu Phi, trong khi những vụ kiện cáo đang diễn ra đã làm tổn hại cho tương lai của Diego Garcia về lâu dài.

Ông nói căn cứ này, mà ý nghĩa chiến lược của nó đã được chứng tỏ trong các cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan khi nó được dùng làm một bệ phóng cho các máy bay ném bom tầm xa, hiện đã được đảm bảo trong ít nhất 99 năm.

“Thỏa thuận hôm nay... sẽ tăng cường vai trò của chúng tôi trong việc bảo vệ an ninh toàn cầu”, ông Lammy nói trong một tuyên bố.
Ông Biden hưởng ứng quan điểm đó và nói rằng căn cứu Diego Garcia đóng ‘vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia, khu vực và toàn cầu’.

"Nó tạo điều kiện cho Mỹ hỗ trợ các hoạt động thể hiện cam kết chung của chúng tôi cho ổn định khu vực, đem đến khả năng phản ứng nhanh trước khủng hoảng và đẩy lùi một số mối đe dọa an ninh thách thức nhất mà chúng ta phải đối mặt”, ông nói.

Anh, nước đã kiểm soát khu vực này từ năm 1814 và vào năm 1965 đã tách quần đảo Chagos khỏi Mauritius - một thuộc địa cũ giành được độc lập 3 năm sau đó - để cho ra đời Lãnh thổ Anh ở Ấn Độ Dương.

Vào đầu những năm 1970, Anh đã trục xuất gần 2.000 cư dân ở đảo này đến Mauritius và Seychelles để nhường chỗ cho một căn cứ không quân trên Diego Garcia, hòn đảo lớn nhất của quần đảo mà họ đã cho Mỹ thuê vào năm 1966.

Một nghị quyết không mang tính ràng buộc tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2019 nói rằng Anh nên từ bỏ quyền kiểm soát quần đảo sau khi buộc người dân rời đi một cách sai trái.

Năm 2016, Bộ Ngoại giao Anh đã gia hạn hợp đồng thuê Diego Garcia đến năm 2036 và tuyên bố rằng những người sống trên đảo đã bị trục xuất thì sẽ không được phép quay trở lại.

Thỏa thuận mới ghi rằng Mauritius sẽ được quyền triển khai một chương trình tái định cư trên các hòn đảo khác ngoài Diego Garcia, và các điều khoản thì để cho Mauritius quyết định.

“Chúng tôi được dẫn dắt bằng niềm tin hoàn thành phi thực dân hóa nền cộng hòa của chúng tôi”, Thủ tướng Mauritius Pravind Jugnauth nói trong một bài phát biểu trên truyền hình.

Olivier Bancoult, lãnh đạo Nhóm tị nạn Chagos có trụ sở tại Mauritius, nói thỏa thuận này đánh dấu một bước ngoặt quyết định và một sự thừa nhận chính thức về những bất công mà người Chagossia phải chịu đựng.

Thủ tướng Anh Keir Starmer, người đã nói rằng chính phủ của ông, một phần được định hình bởi sự tôn trọng luật pháp quốc tế sau khi Đảng Lao động của ông lên nắm quyền hồi tháng Bảy, đã ưu tiên giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, các nhân vật hàng đầu trong Đảng Bảo thủ đối lập, vốn đã khởi động các cuộc đàm phán khi còn nắm quyền, đã chỉ trích thỏa thuận.

Phát ngôn nhân an ninh của Đảng bảo thủ Tom Tugendhat nói thỏa thuận này làm suy yếu các đồng minh của Anh và mở ra khả năng Trung Quốc giành được chỗ đứng quân sự ở Ấn Độ Dương.

“Đây là sự đầu hàng nguy hiểm sẽ trao lãnh thổ của chúng ta cho một đồng minh của Bắc Kinh”, Robert Jenrick, người ở vị trí hàng đầu để trở thành lãnh đạo Đảng Bảo thủ tiếp theo, viết trên X.


**********

Tin tức thế giới 4-10: Tổng thư ký LHQ được ủng hộ; Triều Tiên tuyên bố dùng vũ khí hạt nhân khi cần

BÌNH AN

Tin tức thế giới 4-10: Liên Hiệp Quốc lên tiếng ủng hộ ông Guterres sau khi Israel cấm nhập cảnh - Ảnh 1.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: GETTY IMAGES

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố ủng hộ ông Guterres sau khi Israel cấm ông nhập cảnh

Ngày 3-10, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sau khi Ngoại trưởng Israel Katz tuyên bố cấm ông nhập cảnh vào Israel, theo Hãng tin Reuters.

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên cho biết trong một tuyên bố rằng "bất kỳ quyết định nào không hợp tác với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hoặc Liên Hiệp Quốc đều phản tác dụng, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông". Tuyên bố không đề cập cụ thể tới Israel.

Hôm 2-10, Ngoại trưởng Israel Katz tuyên bố Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres là "nhân vật không được hoan nghênh" (persona non grata) tại Israel, cáo buộc ông không lên án rõ ràng cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel.

37 người chết và 151 người bị thương ở Lebanon trong 24 giờ qua

Trong thông báo vào sáng sớm 4-10, Bộ Y tế Lebanon cho biết có ít nhất 37 người thiệt mạng và 151 người bị thương trong các cuộc tấn công của Israel vào Lebanon trong 24 giờ qua.

Một nguồn tin thân cận với nhóm vũ trang Hezbollah cho biết Israel đã tiến hành 11 cuộc tấn công liên tiếp vào thành trì nhóm này ở phía nam thủ đô Beirut vào cuối ngày 3-10, là một trong những cuộc tấn công dữ dội nhất kể từ khi Israel tăng cường chiến dịch ném bom vào tuần trước.

Trong diễn biến khác, ít nhất 18 người chết tại trại tị nạn Tulkarm ở Bờ Tây, sau cuộc không kích mà quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt một lãnh đạo Hamas tại địa phương.

Triều Tiên tuyên bố sẽ "không do dự" dùng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công

Theo Hãng tin AFP, sáng 4-10, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa tuyên bố nước này sẽ "không do dự" sử dụng vũ khí hạt nhân nếu lãnh thổ Triều Tiên bị Hàn Quốc và Mỹ tấn công.

"'Nếu kẻ thù cố gắng sử dụng lực lượng vũ trang xâm phạm chủ quyền của CHDCND Triều Tiên, thì Triều Tiên sẽ không do dự sử dụng tất cả lực lượng tấn công mà mình có, gồm cả vũ khí hạt nhân" - ông Kim nói.

Tin tức thế giới 4-10: Liên Hiệp Quốc lên tiếng ủng hộ ông Guterres sau khi Israel cấm nhập cảnh - Ảnh 2.

Ảnh được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố ngày 4-10, cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đến thăm một căn cứ huấn luyện của quân đội Triều Tiê tại địa điểm không được tiết lộ - Ảnh: REUTERS/KCNA

Ông Kim chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vì đã đe dọa chấm dứt chính quyền Triều Tiên tại một sự kiện hôm thứ ba (1-10), nói rằng bình luận này cho thấy được bên nào đang phá hủy an ninh và hòa bình khu vực.

Số người chết do bão Helene ở Mỹ tăng lên 200

Ngày 3-10, các quan chức địa phương thông tin hơn 200 người được xác nhận đã thiệt mạng sau khi bão Helene tàn phá một số tiểu bang của Mỹ, và Helene trở thành cơn bão chết chóc thứ hai tấn công đất liền Mỹ trong hơn nửa thế kỷ, theo Hãng tin AFP.

Ít nhất 201 người thiệt mạng trên khắp các bang North Carolina, South Carolina, Georgia, Florida, Tennessee và Virginia. Hơn một nửa số người chết được ghi nhận ở North Carolina.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm ngày thứ hai liên tiếp đến vùng đông nam nước Mỹ để chia buồn với người dân về thảm họa đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người. Cơn bão đã gây ngập lụt các thị trấn, khiến vô số con đường không thể đi qua, làm mất điện và nước, gây sốc cho các cộng đồng.

Bà Melania Trump ủng hộ quyền phá thai, trái ngược với chồng

Theo Hãng tin AFP, bà Melania Trump đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ quyền phá thai trong cuốn hồi ký sắp ra mắt của bà, đưa ra lập trường hoàn toàn trái ngược với chồng bà là ông Donald Trump về một vấn đề gây chia rẽ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.

Theo các trích đoạn trong sách, bà Melania Trump đã viết rằng "cần phải đảm bảo phụ nữ có quyền tự chủ trong việc quyết định sở thích sinh con của mình, dựa ý kiến của chính họ, không chịu bất kỳ sự can thiệp hay áp lực nào từ chính phủ".

Chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống Kamala Harris đã phản ứng nhanh chóng. "Thật đáng buồn cho những người phụ nữ trên khắp nước Mỹ. Chồng của bà Melania Trump kiên quyết không đồng tình với bà và là lý do khiến hơn 1/3 phụ nữ Mỹ phải sống dưới 'Lệnh cấm phá thai Trump' vốn đe dọa sức khỏe, quyền tự do và mạng sống của họ" - Sarafina Chitika, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của bà Harris, nói.

Ấn Độ, Mỹ ký thỏa thuận hợp tác về chuỗi cung ứng các khoáng sản quan trọng

Ngày 3-10, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal và người đồng cấp Mỹ Gina Raimondo đã ký một thỏa thuận hợp tác nhằm củng cố chuỗi cung ứng tại hai nước về lithium, coban và các khoáng sản quan trọng khác được sử dụng trong xe điện và các ứng dụng năng lượng sạch, theo Hãng tin Reuters.

Hãi hùng với rác

Tin tức thế giới 4-10: - Ảnh 1.

Các em học sinh đang đi ngang qua những đống rác, chủ yếu là rác thải nhựa đổ xuống sông, nằm lại sau khi nước lũ rút đi trên sông Bagmati ở thủ đô Kathmandu, Nepal, những ngày qua - Ảnh: REUTERS


********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm