Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 06 - 10 -2024:

xxx

HoaLuc 8
************

Trung Quốc bước sang tuổi 75: Liệu Tập Cận Bình có thể sửa chữa nền kinh tế đang suy yếu?


A woman sells Chinese flags in a historic neighbourhood of Beijing ahead of National Day celebrations.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Các biện pháp kích thích đã làm bùng nổ thị trường chứng khoán nhưng các nhà kinh tế không chắc chắn rằng chúng có thể giải quyết được những vấn đề sâu xa hơn
  • Tác giả, João da Silva
  • Vai trò, Phóng viên Kinh doanh

Khi Trung Quốc bước vào Tuần lễ Vàng (từ ngày 1/10) và kỷ niệm 75 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng Cộng sản cầm quyền đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu.

Các kế hoạch bao gồm hỗ trợ cho ngành bất động sản đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, hỗ trợ thị trường chứng khoán, phát tiền mặt cho người nghèo và tăng chi tiêu của chính phủ.

Cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã ghi nhận mức tăng kỷ lục sau các thông báo trên.

Nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng những chính sách này có thể không đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế của Trung Quốc.

Một số biện pháp mới do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố vào ngày 24/9 đã nhằm trực tiếp vào thị trường chứng khoán đang suy yếu của đất nước.

Các công cụ mới bao gồm khoản tài trợ trị giá 800 tỷ nhân dân tệ (114 tỷ đô la) có thể được các công ty bảo hiểm, công ty môi giới và công ty quản lý tài sản vay để mua cổ phiếu.

Thống đốc PBOC Phan Công Thắng cũng cho biết ngân hàng trung ương sẽ hỗ trợ các công ty niêm yết muốn mua lại cổ phiếu của chính họ và công bố kế hoạch giảm chi phí đi vay, đồng thời cho phép các ngân hàng tăng cường cho vay.

Chỉ hai ngày sau thông báo của PBOC, ông Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp bất ngờ tập trung vào vấn đề kinh tế. Cuộc họp quy tụ các lãnh đạo hàng đầu của đất nước, được gọi là Bộ Chính trị.

Các quan chức đã hứa sẽ tăng cường chi tiêu chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Vào thứ Hai 30/9, một ngày trước khi Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ kéo dài một tuần, Chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã tăng hơn 8%, mức tăng tốt nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Diễn biến này chốt lại năm ngày tăng trưởng mạnh khi chỉ số này tăng vọt 20%.

Ngày hôm sau, khi các thị trường đóng cửa tại đại lục, Hang Seng tại Hong Kong đã tăng hơn 6%.

"Các nhà đầu tư rất thích các thông báo này," nhà phân tích Trung Quốc Bill Bishop nói.

Trong khi các nhà đầu tư có thể đã khui nút chai sâm panh, ông Tập còn nhiều vấn đề sâu xa hơn cần giải quyết.

China's President Xi Jinping speaks during a National Day reception on the eve of the 75th anniversary of the People's Republic of China.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kỷ niệm 75 năm thành lập có nghĩa là nó đã tồn tại lâu hơn nhà nước cộng sản lớn còn lại từng xuất hiện trong lịch sử - Liên Xô - vốn đã sụp đổ sau 74 năm kể từ khi thành lập.

"Tránh số phận của Liên Xô từ lâu đã là mối quan tâm chính của các nhà lãnh đạo Trung Quốc," Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore, chia sẻ.

Điều quan trọng nhất trong tâm trí các quan chức là thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế nói chung trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng nền kinh tế có thể không đạt được mục tiêu tăng trưởng hằng năm 5% của chính mình.

"Ở Trung Quốc, các mục tiêu phải được đáp ứng, bằng mọi cách cần thiết," Yuen Yuen Ang, giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học Johns Hopkins, bình luận.

"Các nhà lãnh đạo lo ngại rằng việc không đạt được các mục tiêu này vào năm 2024 sẽ khiến tình trạng tăng trưởng chậm và lòng tin ngày càng lung lay trầm trọng hơn."

Một trong những lực cản chính đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là sự suy thoái của thị trường bất động sản trong nước vốn bắt đầu từ ba năm trước.

Bên cạnh các chính sách nhằm thúc đẩy cổ phiếu, gói kích thích mới được công bố cũng nhằm vào ngành bất động sản.

Gói này bao gồm các biện pháp tăng cho vay ngân hàng, cắt giảm lãi suất thế chấp và giảm mức tối thiểu của khoản thanh toán trước đối với người mua ngôi nhà thứ hai.

Nhưng có sự hoài nghi rằng những động thái như vậy liệu có đủ để vực dậy thị trường nhà ở.

"Những biện pháp đó được hoan nghênh nhưng không có khả năng thay đổi nhiều nếu chỉ thực hiện một cách đơn lẻ," Harry Murphy Cruise, một nhà kinh tế tại công ty dịch vụ tài chính Moody's Analytics, nhận định.

"Điểm yếu của Trung Quốc bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng niềm tin, không phải khủng hoảng tín dụng; các công ty và gia đình không muốn vay, bất kể việc vay có rẻ đến mức nào."

Tại phiên họp của Bộ Chính trị, các nhà lãnh đạo đã cam kết không chỉ dừng lại ở việc cắt giảm lãi suất và khai thác các quỹ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, ngoài việc đặt ra các ưu tiên như ổn định thị trường bất động sản, hỗ trợ tiêu dùng và thúc đẩy việc làm, các quan chức đưa ra rất ít thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi chi tiêu của chính phủ.

"Nếu gói kích thích tài khóa không đáp ứng được kỳ vọng của thị trường, các nhà đầu tư có thể sẽ thất vọng," Qian Wang, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại công ty tư vấn đầu tư Vanguard, cảnh báo.

"Ngoài ra, gói kích thích chính sách theo chu kỳ không giải quyết được các vấn đề về cấu trúc," bà Wang lưu ý, cho rằng nếu không có những cải cách sâu rộng hơn, các vấn đề mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt sẽ không biến mất.

Các nhà kinh tế coi việc giải quyết các vấn đề cố hữu trên thị trường bất động sản là chìa khóa để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế nói chung.

Bất động sản là khoản đầu tư lớn nhất mà hầu hết các gia đình sẽ thực hiện và giá nhà giảm đã góp phần làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng.

"Đảm bảo giao nhà đã bán trước nhưng chưa hoàn thiện sẽ là chìa khóa," theo Sophie Altermatt, chuyên gia kinh tế tại tập đoàn ngân hàng Julius Baer.

"Để tăng mức tiêu dùng trong nước một cách bền vững, hỗ trợ tài khóa cho thu nhập hộ gia đình cần vượt ra ngoài các khoản chuyển giao một lần và thay vào đó là thông qua các hệ thống lương hưu và an sinh xã hội được cải thiện."

Unfinished project of Evergrande Cultural Tourism City in Zhenjiang City, China.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Evergrande, từng là một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, đã phá sản vào tháng 1/2024

Vào ngày kỷ niệm 75 năm thành lập nhà nước, một bài xã luận trên tờ báo do nhà nước kiểm soát Nhân dân Nhật báo với một giọng điệu lạc quan, thừa nhận rằng "mặc dù chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức, nhưng tương lai thì đầy hứa hẹn".

Theo bài báo, các khái niệm do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra như "phát triển chất lượng cao" và "lực lượng sản xuất mới" là chìa khóa để mở ra con đường hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Việc nhấn mạnh vào những ý tưởng đó phản ánh nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm chuyển đổi từ tăng trưởng nhanh trong quá khứ như đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng, sang phát triển một nền kinh tế cân bằng hơn dựa trên các ngành công nghiệp cao cấp.

Theo bà Ang, thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt là "nền kinh tế cũ và mới đan xen sâu sắc với nhau; nếu nền kinh tế cũ suy thoái quá nhanh, chắc chắn sẽ cản trở sự trỗi dậy của nền kinh tế mới".

"Đây là điều mà giới lãnh đạo đã nhận ra và đang tìm cách giải quyết."


*********

Tin tức thế giới 6-10: Israel tuyên bố sẽ đánh Iran, báo động nhân 1 năm ngày Hamas tấn công

Cuộc chiến Gaza sắp tròn 1 năm; Israel thề trả đũa Iran; Pháp kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Tel Aviv; Tehran vẫn theo đuổi ngừng bắn ở Gaza, Lebanon; tàu New Zealand bốc cháy và chìm sau khi mắc cạn... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 6-10.


Tin tức thế giới 6-10: Israel báo động trước kỉ niệm Gaza; tàu hải quân New Zealand mắc cạn - Ảnh 1.

Gia đình mất người thân trong vụ không kích của Israel ở Khan Yunis, miền nam Gaza, ngày 2-10 - Ảnh: AFP

Israel báo động trước kỷ niệm ngày Hamas tấn công

Ngày 5-10, Israel đặt quân đội trong tình trạng báo động trước ngày kỷ niệm cuộc tấn công ngày 7-10 của Hamas làm hơn 1.200 người thiệt mạng ở Israel.

"Chúng tôi đã chuẩn bị tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho ngày này", Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Daniel Hagari của quân đội Israel cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra "các cuộc tấn công vào mặt trận trong nước".

Sau 1 năm, cuộc chiến ở Gaza vẫn tiếp diễn nhưng đã giảm cường độ và Israel đã chuyển trọng tâm sang phía bắc, nơi xảy ra giao tranh với nhóm Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Lebanon.

Hamas cho biết các cuộc không kích của Israel ngày 5-10 ở phía bắc và phía đông Lebanon đã giết chết 1 chỉ huy của nhóm này. Đây là lần đầu tiên Israel mở cuộc tấn công vào các trại tị nạn của người Palestine tại Lebanon kể từ khi xung đột Dải Gaza nổ ra vào tháng 10-2023.

  • Tin tức thế giới 6-10: Israel báo động trước kỉ niệm Gaza; tàu hải quân New Zealand mắc cạn - Ảnh 2.

Israel chuẩn bị trả đũa Iran

Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu, ngày 5-10 khẳng định rằng nước này có quyền đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran trong tuần này. Ngày 1-10, Iran đã phóng hàng loạt tên lửa về phía Israel để trả đũa việc Israel tiêu diệt thủ lĩnh nhóm Hezbollah. Cùng ngày, Israel tuyên bố tấn công trên bộ vào miền nam Lebanon.

"Israel có nghĩa vụ và quyền tự vệ và phản ứng lại các cuộc tấn công này và đó là những gì chúng tôi sẽ làm", Netanyahu nói. Ông cũng tuyên bố Tel Aviv đã phá hủy phần lớn hệ thống tên lửa và rocket mà Hezbollah chế tạo trong nhiều năm qua và "thay đổi tiến trình và cán cân của cuộc chiến".

Một quan chức quân sự Israel tiết lộ rằng quân đội nước này "đang chuẩn bị phản ứng" trước cuộc tấn công của Iran. Trước đó, Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, tuyên bố rằng "cuộc kháng chiến trong khu vực sẽ không lùi bước".

Tin tức thế giới 6-10: Israel báo động trước kỉ niệm Gaza; tàu hải quân New Zealand mắc cạn - Ảnh 2.

Tuần hành kêu gọi ngừng buôn bán vũ khí với Israel ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 5-10 - Ảnh: AFP

Iran vẫn theo đuổi ngừng bắn

Ngoại trưởng Iran Seyyed Abbas Araghchi tuyên bố vẫn theo đuổi ngừng bắn tại Lebanon và Dải Gaza, nhưng cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ vụ tấn công trả đũa nào từ Israel.

Phát biểu tại Syria ngày 5-10, ông Araghchi khẳng định cam kết của Iran ủng hộ "cuộc kháng chiến" chống Israel. Chương trình nghị sự của Tehran tập trung vào việc tiếp tục hỗ trợ người tị nạn Lebanon ở Syria và đảm bảo một lệnh ngừng bắn ở Gaza và Lebanon. Tuy nhiên, bất kỳ điều kiện ngừng bắn nào cũng cần phải được cả người Palestine và Lebanon chấp thuận.

Nói về khả năng bị Israel tấn công, Ngoại trưởng Iran khẳng định Tehran sẽ có phản ứng phù hợp và thậm chí là mạnh hơn. "Chúng tôi đã chứng minh điều này trong quá khứ và họ sẵn sàng thử thách quyết tâm của chúng tôi một lần nữa", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Araghchi.

Tổng thống Pháp chỉ trích Israel


Ngày 5-10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi ngừng chuyển vũ khí cho Israel để sử dụng ở Gaza và chỉ trích việc Tel Aviv tấn công trên bộ vào Lebanon.

Trong tuyên bố, Macron nhắc lại quan ngại về cuộc xung đột ở Gaza vẫn đang tiếp diễn mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi ngừng bắn. "Tôi nghĩ chúng tôi không được lắng nghe. Tôi nghĩ đó là một sai lầm, bao gồm cả đối với an ninh của Israel", ông nói và cho biết Pháp hiện không cung cấp vũ khí cho Israel.

Ngay sau đó, Thủ tướng Israel đã phản ứng dữ dội. "Khi Israel chiến đấu với các thế lực man rợ do Iran lãnh đạo, tất cả các quốc gia văn minh nên kiên quyết đứng về phía Israel. Tuy nhiên, Tổng thống Macron và các nhà lãnh đạo phương Tây khác hiện đang kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Israel. Thật đáng xấu hổ", Hãng tin AFP dẫn lời ông Netanyahu.

Ông Zelensky tiếp tục gặp ông Biden

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 5-10 nói rằng ông sẽ dự cuộc họp quốc tế để thảo luận về hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ được tổ chức tại Đức vào tuần tới. Sự kiện dự kiến sẽ quy tụ hơn 50 đồng minh của Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Theo đó, ông Zelensky sẽ trình bày "các bước đi rõ ràng, cụ thể hướng tới một kết thúc công bằng cho cuộc chiến". Ông nhấn mạnh quân đội Ukraine đã "chứng minh những gì người Ukraine có thể làm khi họ có đủ vũ khí và đủ tầm bắn" bằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) tầm xa vào các căn cứ quân sự của Nga.

"Chúng tôi sẽ thuyết phục các đối tác của mình rằng chỉ riêng drone của chúng tôi là không đủ. Cần có những bước đi quyết đoán hơn để đưa cuộc chiến này đến gần hơn với hồi kết", ông nói. Trước đó, nhà lãnh đạo Ukraine đã kêu gọi các nước phương Tây tham gia bắn hạ tên lửa của Matxcơva và cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Tàu chiến New Zealand mắc cạn ở Samoa

Tin tức thế giới 6-10: Israel báo động trước kỉ niệm Gaza; tàu hải quân New Zealand mắc cạn - Ảnh 3.

Tàu HMNZS Manawanui chìm sau khi mắc cạn ở Samoa - Ảnh: NZ Herald

Ngày 6-10, New Zealand cho biết đã giải cứu toàn bộ 75 thủy thủ từ một tàu hải quân bị mắc cạn và chìm ngoài khơi Samoa trong khi đang tiến hành khảo sát rạn san hô.

"Sự cố xảy ra vào tối ngày 5-10. 75 người đã rời tàu trên bè cứu sinh và thuyền biển sau khi tàu mắc cạn", người phát ngôn quân đội New Zealand xác nhận. Một chiếc P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia New Zealand cũng đã được triển khai để hỗ trợ giải cứu.

Theo AFP, tàu HMNZS Manawanui đâm vào một rạn san hô ngoài khơi đảo Upolu. Đoạn video trên phương tiện truyền thông địa cho thấy khói bốc lên từ con tàu trị giá 103 triệu USD trước khi nó bị chìm.

Tàu HMNZS Manawanui thường được triển khai thực hiện các nhiệm vụ lặn, cứu hộ và khảo sát trên khắp New Zealand và Tây Nam Thái Bình Dương.


******

Trung Quốc - Nga, hai điểm tựa của Iran trong xung đột ở Trung Đông

Thanh Hà

Nếu thực sự lao vào một cuộc đọ sức trực tiếp với Israel và phía sau lưng Nhà nước Do Thái là Hoa Kỳ, thì Iran có thể trông cậy vào ai ? Câu trả lời hiển nhiên nhất là Nga và Trung Quốc. 

Ngọn lửa chiến tranh lan rộng tại Trung Đông khi hai đối thủ chính trọng khu vực là Israel và Iran trực tiếp lao vào cuộc đọ sức. Trên chiến trường Ukraina, Kiev rút quân khỏi Vouhledar, liên tục lùi bước trước sức mạnh của quân Nga. Tại lễ khai mạc thượng đỉnh Khối Pháp Ngữ lần thứ 19 tại Villers-Cotterêts, vùng Hauts de France, trong số các nguyên thủ quốc gia tham dự có chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tô Lâm. Tân thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu trước Quốc Hội về chương trình hành động trước khi nội các cánh hữu này bị 192 dân biểu cánh tả kiến nghị « bất tín nhiệm ».  

Thưa quý thính giả, thời sự trong tuần nổi bật với những sự kiện vừa nêu. Tuy nhiên, tạp chí hôm nay xin tập trung vào hai điểm nóng trên thế giới : Trung Đông và Ukraina.

*****

Trong một chục ngày, quân đội Israel phối hợp với bên tình báo tiêu giệt thủ lĩnh và các chỉ huy cấp cao nhất của Hezbollah, lực lượng vũ trang Hồi Giáo theo hệ phái Shia được Iran yểm trợ. Tại Liban và vùng Cisjordanie, Israel dồn dập oanh kích những khu vực bị coi là sào huyệt khủng bố của Hezbollah và của phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas, cũng được Teheran bảo trợ. 

Liên tiếp lãnh đòn, Cộng Hòa Hồi Giáo Iran bắt buộc phải trả đũa để bảo toàn ảnh hưởng trong khu vực. Trong đêm 01/10/2024; Teheran bắn 200 tên lửa về phía Israel. Cho dù không gây nhiều thiệt hại cho đối phương, nhưng đây là lần thứ nhì trong vòng nửa năm, Iran trực tiếp thách thức an ninh của Nhà nước Do Thái, một quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Ở Tel Aviv, uy tín của thủ tướng Benjamin Netanyahu với công luận trong nước lên như diều gặp gió. Không còn thấy bất kỳ một cuộc xuống đường nào đòi ông từ chức vì đã một năm nay vẫn chưa đưa được 101 con tin Israel, còn bị Hamas bắt giữ tại Gaza từ sau loạt khủng bố ngày 07/10/2023, về lại với gia đình.

Tại Washington, một tháng trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, chính quyền Biden vừa khẳng định « Israel có quyền tự vệ », vừa tuyên bố « không cho phép Israel vượt lằn ranh đỏ, tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran ». 

Tehran - Matxcơva : Đổi tên lửa đạn đạo lấy bí quyết chế tạo vũ khí nguyên tử

Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng này Trung Quốc và Nga khá kín tiếng. Matxcơva kêu gọi các bên « kềm chế ». Bắc Kinh tỏ thái độ « có trách nhiệm » với chủ trương các bên cần « xuống thang ». Trên đài RFI hôm 02/10/2024, chuyên gia về địa chính trị Dominique Moïsi thuộc Viện nghiên cứu Montaigne, Paris nhấn mạnh : xung đột ở Trung Đông hoàn toàn có lợi cho Nga.

« Về phía Nga, đâu đó, Matxcơva là bên hưởng lợi hơn cả từ sau loạt khủng bố hôm 07/10/2023. Có thể nói là Nga đã thắng lớn từ khi nổ ra chiến tranh ở Gaza và cuộc xung đột này giờ đây đã lan rộng tới Liban, mà có thể là còn đang lan tiếp tới toàn khu vực ở Trung Đông. Chiến sự tại đây chi phối cộng đồng quốc tế. Phương Tây giảm chú ý và viện trợ cho Ukraina. Tóm lại, chiến tranh Gaza hoàn toàn có lợi cho nước Nga ».

Drone do Iran chế tạo đã được phát hiện tại Ukraina ngay từ 2022 khi Nga bắt đầu « chiến dịch quân sự đặc biệt » đánh chiếm nước láng giềng sát cạnh. Điều phương Tây lo ngại hơn cả là hợp tác giữa Matxcơva với Teheran trong lĩnh vực hạt nhân. Trong những báo cáo gần đây, Âu Mỹ khẳng định « Iran đã cấp hơn 200 tên lửa đạn đạo Fath-360 » cho Nga. Washington và Luân Đôn thậm chí còn cho rằng để đổi lấy tên lửa có tầm bắn tối đa 120 km và có khả năng mang theo đầu đạn 150 kg này, Matxcơva « dường như đã chia sẻ bí quyết hạt nhân với Iran ».

Teheran chuẩn bị triển hạn thỏa thuận « đối tác chiến lược toàn diện » với Nga nhân thượng đỉnh khối BRICS được tổ chức tại Kazan trong tháng này. Đây là bước kế tiếp vào lúc « đối tác song phương không ngừng được mở rộng đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự », như nhiều nhà quan sát ghi nhận (Báo Le Figaro ngày 03/10/2024).  

Bắc Kinh : Iran, « một yếu tố trong cuộc đọ sức với Mỹ » 

Nhìn từ phía Trung Quốc, chảo lửa ở Trung Đông trước hết là một hiểm họa đối với kinh tế toàn cầu, như chuyên gia về địa chính trị Viện Montaigne, Dominique Moïsi phân tích :

«  Bắc Kinh không có lợi ích gì và cũng hoàn toàn không có ý định can thiệp vào tình hình rất phức tạp tại Trung Đông. Trung Quốc tuy nhiên không muốn tình trạng tại khu vực này bị xấu đi hay xung đột gia tăng cường độ, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, và trực tiếp tác động đến tăng trưởng của Trung Quốc vốn đã không mấy khả quan. Kịch bản tốt nhất đối với Trung Quốc là tình hình ở Trung Đông được hạ nhiệt, nhưng Bắc Kinh không lên tuyến đầu trên hồ sơ này và đây không phải là thời điểm, mà thực ra thì Trung Quốc cũng không sẵn sàng để can thiệp vào xung đột ở Trung Đông ».

Bất chấp lệnh cấm vận, từ năm 2020 đến 2023 tổng kim ngạch xuất khẩu dầu hỏa của Iran sang Trung Quốc đã được nhân lên gấp ba. Theo các số liệu của Hạ Viện Mỹ, « 80 % xuất khẩu dầu hỏa của Iran là để cung cấp cho thị trường Trung Quốc » và Bắc Kinh chấp nhận rủi ro, bởi « dầu của Iran vừa rẻ, vừa có chất lượng cao ».

Nghiên cứu của hãng tin Anh Reuters hồi tháng 10/2023 cho thấy « nhờ dầu hỏa của Iran, Trung Quốc tiết kiệm được 10 tỷ đô la trong 9 tháng đầu năm 2023 ». Cơ quan tư vấn chuyên về năng lượng Kpler, được Reuters trích dẫn, thẩm định : Iran bán dầu hỏa cho Trung Quốc với giá thấp hơn từ 5 đến 13 đô la một thùng dầu, và « trên bàn cờ địa chính trị, Iran là một yếu tố trong mắt Bắc Kinh để đối phó với Hoa Kỳ ». Hỗ trợ kinh tế Iran, Trung Quốc tạo sức mạnh cho một quốc gia đang trở thành một mối thách thức quân sự và địa chiến lược đối với Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng với Israel hiện tại ».

Israel « tuyên chiến » với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Lần đầu tiên trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, tổng thư ký định chế đa quốc gia này bị một thành viên « Cấm cửa ». Ngoại trưởng Israel hôm 02/10/2024 tuyên bố Antonio Guterres là một « nhân vật không được hoan nghênh » do ông đã không trực tiếp lên án Iran tấn công Israel đêm hôm trước. Đây là dấu hiệu mới cho thấy quan hệ rất căng thẳng giữa Nhà nước Do Thái với Liên Hiệp Quốc từ sau loạt tấn công đẫm máu trên lãnh thổ Israel hôm 07/10/2023, và cũng thể hiện người đứng đầu Liên Hiệp Quốc bị lép vế so với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Trên đài RFI, chuyên gia về Liên Hiệp Quốc Romual Scriora phân tích :

 « Israel nhắm vào Liên Hiệp Quốc bởi đây là một mục tiêu dễ tấn công. Dễ chỉ trích tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và tuyên bố Israel không hoan nghênh đón tiếp ông Antonio Guterres dễ làm hơn là chĩa mũi dùi vào tổng thống Hoa Kỳ chẳng hạn. Do vậy, tấn công vào tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tức là thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhắm vào cộng đồng quốc tế. Hơn thế nữa, điều này cho phép ông chứng minh với công luận trong nước về tính chính đáng của các cuộc xung đột. Netanyahu đặt Israel trong thế là nạn nhân của cộng đồng quốc tế, của nạn bài Do Thái mà theo ông là khá phổ biến ». 

Vouhledar, một khúc quanh trong cuộc chiến Ukraina có lợi cho Putin

Về cuộc xung đột kéo dài trên lãnh thổ Châu Âu : Ukraina chính thức thông báo rút quân khỏi thành phố Vouhledar, vùng Donbass ở miền Đông. Hôm 02/10/2024, quân đội Ukraina đã để mất thành phố có vị trí chiến lược, nằm giữa Mariupol và Donestk : thêm một dấu hiệu về những khó khăn ngày càng tăng mà lực lượng của Kiev đang phải đối mặt.

Đối với Nga, đây là một « cột mốc quan trọng » trong cuộc chiến Matxcơva đã khai mào từ tháng 2/2022. Chuyên gia về quân sự Ulrich Bounat, giải thích với nhà báo Julien Chavanne của RFI :

« Sự mất mát này trước hết là cả một biểu tượng, bởi vì từ hơn hai năm rưỡi nay, Ukraina đã trường kỳ kháng chiến, và tương tự như ở một số nơi, sau một thời gian cố thủ, rốt cuộc đã phải lùi bước trước đà tiến và sức mạnh của quân Nga. Từng bước, khả năng của Nga chiếm đóng một vài khu vực mang tính chiến lược rồi họ cứ tiến thêm, chiếm thêm đất của Ukraina. Một trong những điểm được ghi nhận tới nay, và chúng ta có thể kiểm chứng trong trường hợp của thành phố Vouhledar, là tại nhiều nơi Ukraina đã không xây dựng được một đường chiến tuyến vững chắc chung quanh những thành trì quan trọng này. Điều đó cho phép quân Nga dễ dàng chiếm được những địa danh này như điều đã từng xảy ra ở Aviivka nơi họ đã tiến được từ 10 đến 15 km trong vỏn vẹn vài tuần lễ, bởi vì phía Ukraina thiếu một sự chuẩn bị ».

Gaza, Ukrain : Tâm điểm giải thưởng Bayeux giành cho phóng viên chiến trường

Tình hình ở Gaza sau một năm xung đột và chiến tranh Ukraina là tâm điểm chương trình triển lãm, hội thảo và giới thiệu phim và sách dành cho các phóng viên chiến trường tổ chức tại thành phố Bayeux, vùng Normandie tây bắc nước Pháp. Sự kiện mở ra từ ngày đến ngày 13/10/2024. 350 phóng viên chiến trường được mời tham dự sự kiện. Trong năm vừa qua, 58 nhà báo đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới. Trong số các nạn nhân tại Gaza, một nhà báo của hãng tin Anh Reuters thiệt mạng hôm 13/10/2023 và cùng ngày, 6 phóng viên quốc tế bị thương. Văn phòng đại diện của hãng tin Pháp AFP tại Gaza bị hư hại nặng nề hôm 02/11/2023.  

Canada cam kết ngừng « hút nhân viên y tế của châu Phi »

Xin khép lại tạp chí hôm nay bằng một tin mang tính xã hội : tỉnh Québec của Canada trong tuần đã chính thức thông báo ngừng tuyển dụng y tá tại một số quốc gia châu Phi, như trường hợp của Maroc. Người lao động ở các nước chậm phát triển ước mong sang Âu - Mỹ hành nghề để được trả lương cao, nhưng lại tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế ngay trên nước họ, nơi mà hệ thống y tế vốn đã rất tệ.

Như nhiều nước phát triển phương Tây, Canada thiếu y tá, hộ lý phục vụ trong bệnh viện. Quốc gia Bắc Mỹ này đã tạm thời tìm ra giải pháp tuyển dụng nhân viên y tế nước ngoài, qua đó làm suy yếu thêm mạng lưới y tế và bệnh viện tại các nước chậm phát triển. Từ Quebec thông tín viên Pascale Guéricolas giải thích :

« 'Đây là một quyết định đã được suy nghĩ chín chắn, được cân nhắc và công bằng'. Đại sứ Macoc tại Canada Souriya Otmani đã hoan nghênh quyết định của vùng Québec ngừng tuyển dụng thêm y tế của Maroc đến làm việc tại các bệnh viện ở Québec. Cách nay vài tháng, nhà ngoại giao này từng công khai nói đến hiện tượng Maroc bị thất thoát nguồn nhân lực do các y tá sang làm việc tại Québec.

Trong hai năm, hơn một ngàn y tá bỏ đi khỏi châu Phi, nhất là những người từ Cameroune, hay Côte d’Ivoire. Tại châu Phi, 37 quốc gia có số lượng nhân viên y tế thấp hơn so với mức trung bình trên thế giới, theo như báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Rõ ràng là chính quyền của vùng Québec đã hưởng ứng kêu gọi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới trước hiện tượng hệ thống y tế tại một số quốc gia đang yếu kém.

Thiếu y tá là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ về sức khỏe cộng đồng. Theo đài phát thanh Radio Canada, hệ thống bệnh viện tại nước này tiếp tục tuyển dụng nhân viên ở các nước trong vùng Vịnh và từ Tunisia ».


*********

Tổng thống Đài Loan: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 'không thể nào' là quê hương


Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức
Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa “không thể nào” trở thành quê hương của Đài Loan được vì Đài Loan có nguồn gốc chính trị lâu đời hơn, Tổng thống Lại Thanh Đức của hòn đảo này nói vào ngày thứ Bảy.

Ông Lại, nhậm chức tổng thống vào tháng 5, bị Bắc Kinh lên án là "kẻ ly khai." Ông bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, nói rằng hòn đảo này là một quốc gia có tên là Trung Hoa Dân Quốc và có nguồn gốc từ cuộc cách mạng năm 1911 lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng.

Chính quyền cộng hòa chạy sang Đài Loan vào năm 1949 sau khi thua trong cuộc nội chiến với phe cộng sản của Mao Trạch Đông, những người lập nên Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nước vẫn tiếp tục tuyên bố đảo Đài Loan là lãnh thổ "thiêng liêng" của mình.

Phát biểu tại một nhạc hội trước lễ kỉ niệm ngày quốc khánh Đài Loan vào ngày 10 tháng 10, ông Lại lưu ý rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kỉ niệm 75 năm ngày thành lập vào ngày 1 tháng 10 và vài ngày nữa sẽ tới sinh nhật lần thứ 113 của Trung Hoa Dân Quốc.

"Do đó, xét về thâm niên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoàn toàn không thể nào trở thành quê hương của người dân Trung Hoa Dân Quốc được. Ngược lại, Trung Hoa Dân Quốc có thể là quê hương của người dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trên 75 tuổi," ông Lại nói thêm, giữa tiếng vỗ tay.

"Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của những lễ kỉ niệm này là chúng ta phải nhớ rằng chúng ta là một quốc gia có chủ quyền và độc lập," ông nói.

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc không hồi đáp các cuộc gọi yêu cầu bình luận ngoài giờ làm việc.

Trong bài phát biểu vào ngày trước ngày quốc khánh của đất nước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại quan điểm của chính phủ rằng Đài Loan là lãnh thổ của mình.

Ông Lại sẽ có bài diễn văn quan trọng của riêng mình vào ngày quốc khánh 10 tháng 10. Trước đây ông từng chỉ trích Bắc Kinh bằng cách viện dẫn lịch sử.

Tháng trước, ông Lại nói nếu yêu sách của Trung Quốc đối với Đài Loan là về sự toàn vẹn lãnh thổ thì họ cũng nên lấy lại đất từ Nga mà triều đại cuối cùng của Trung Quốc đã nhượng vào thế kỷ 19.


**********

Đổ bộ tấn công miền nam Lebanon, Israel tiêu diệt bao nhiêu tay súng Hezbollah?

Minh Thu

IDF mô tả các hoạt động trên bộ của Israel ở miền nam Lebanon là "các cuộc đột kích có giới hạn, cục bộ, và có mục tiêu". Mục đích của IDF là phá hủy cơ sở hạ tầng của Hezbollah ở khu vực biên giới mà đặc biệt là ở các ngôi làng giáp ranh với Israel để người dân có thể trở về nhà.

Giới chức quân sự Israel cho biết, IDF có ý định kết thúc các hoạt động này càng sớm càng tốt, thậm chí chỉ trong vài tuần.

israel hezbollah 12.jpg
Binh sĩ Israel hoạt động ở miền nam Lebanon. Ảnh: IDF

Theo tờ Times of Israel, trong tuyên bố hôm 4/10, IDF cho hay trong số 250 tay súng của nhóm vũ trang Hezbollah thiệt mạng, kể từ khi Israel đổ bộ vào miền nam Lebabon hôm 30/9, có ít nhất 21 chỉ huy chiến trường bao gồm 5 chỉ huy cấp lữ đoàn, 10 chỉ huy đại đội, và 6 chỉ huy trung đội.

Trong khi đó, tổn thất của quân đội Israel trong cuộc tấn công trên bộ chống lại Hezbollah ở Lebanon là 9 binh sĩ.

Hiện tại, Sư đoàn 98 và 36 của IDF đang hoạt động tại một số ngôi làng ở Lebanon nằm gần biên giới Israel. Tại các khu vực này, quân đội Israel cũng đã tìm thấy số lượng lớn vũ khí, và cơ sở hạ tầng mà Hezbollah bỏ lại.

Ngoài ra, hơn nửa triệu dân thường Lebanon đã rời khỏi miền nam Lebanon, sau khi IDF đưa ra các cảnh báo sơ tán. 

Trong quá trình chiến đấu ở Lebanon, quân đội Israel chủ yếu đối mặt với hỏa lực tên lửa chống tăng, và các cuộc tấn công bằng súng cối từ Hezbollah. Một số cuộc giao tranh cận chiến cũng đã xảy ra giữa binh sĩ Israel và các thành viên Hezbollah.

Chiến dịch tấn công trên bộ được Israel triển khai, giữa lúc IDF tiếp tục không kích vị trí ẩn náu của chỉ huy cấp cao Hezbollah tại thủ đô Beirut của Lebanon. Tính riêng ở miền nam Lebanon, hơn 2.000 địa điểm của Hezbollah đã bị Israel tấn công từ trên không.

israel hezbollah 11.jpg
Quân đội Israel tìm thấy một bệ phóng tên lửa tại ngôi làng ở miền nam Lebanon. Ảnh: IDF

Các nguồn tin quân sự cho biết, IDF đã phát hiện dấu hiệu "kiệt sức" của các tay súng Hezbollah chiến đấu ở miền nam Lebanon. Quân đội Israel nhận định, sự mệt mỏi của các thành viên Hezbollah là do nhiều chỉ huy của nhóm đã bị tiêu diệt bao gồm các sĩ quan thực địa.

"Hezbollah đang phải hứng chịu những đòn tấn công rất mạnh và liên tiếp. Chúng tôi đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, và chúng tôi sẽ còn nhiều điều bất ngờ hơn nữa, một số đã được thực hiện và một số sẽ được thực hiện”, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố trong chuyến thăm trụ sở Sư đoàn 36 ở miền bắc Israel hôm 4/10.

“Sư đoàn tên lửa và rocket của Hezbollah đã phải chịu tổn thất lớn. Một phần là do hoạt động chính xác và chất lượng cao của Israel. Các trụ sở chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, toàn bộ ban lãnh đạo của Lực lượng tinh nhuệ Radwan, và trên thực tế là toàn bộ cấp chỉ huy thứ 2 và thứ 3 dưới quyền thủ lĩnh Nasrallah cũng đã bị tiêu diệt”, ông Gallant nói thêm.
***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 06 - 10 -2024:

xxx

HoaLuc 8
************

Trung Quốc bước sang tuổi 75: Liệu Tập Cận Bình có thể sửa chữa nền kinh tế đang suy yếu?


A woman sells Chinese flags in a historic neighbourhood of Beijing ahead of National Day celebrations.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Các biện pháp kích thích đã làm bùng nổ thị trường chứng khoán nhưng các nhà kinh tế không chắc chắn rằng chúng có thể giải quyết được những vấn đề sâu xa hơn
  • Tác giả, João da Silva
  • Vai trò, Phóng viên Kinh doanh

Khi Trung Quốc bước vào Tuần lễ Vàng (từ ngày 1/10) và kỷ niệm 75 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng Cộng sản cầm quyền đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu.

Các kế hoạch bao gồm hỗ trợ cho ngành bất động sản đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, hỗ trợ thị trường chứng khoán, phát tiền mặt cho người nghèo và tăng chi tiêu của chính phủ.

Cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã ghi nhận mức tăng kỷ lục sau các thông báo trên.

Nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng những chính sách này có thể không đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế của Trung Quốc.

Một số biện pháp mới do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố vào ngày 24/9 đã nhằm trực tiếp vào thị trường chứng khoán đang suy yếu của đất nước.

Các công cụ mới bao gồm khoản tài trợ trị giá 800 tỷ nhân dân tệ (114 tỷ đô la) có thể được các công ty bảo hiểm, công ty môi giới và công ty quản lý tài sản vay để mua cổ phiếu.

Thống đốc PBOC Phan Công Thắng cũng cho biết ngân hàng trung ương sẽ hỗ trợ các công ty niêm yết muốn mua lại cổ phiếu của chính họ và công bố kế hoạch giảm chi phí đi vay, đồng thời cho phép các ngân hàng tăng cường cho vay.

Chỉ hai ngày sau thông báo của PBOC, ông Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp bất ngờ tập trung vào vấn đề kinh tế. Cuộc họp quy tụ các lãnh đạo hàng đầu của đất nước, được gọi là Bộ Chính trị.

Các quan chức đã hứa sẽ tăng cường chi tiêu chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Vào thứ Hai 30/9, một ngày trước khi Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ kéo dài một tuần, Chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã tăng hơn 8%, mức tăng tốt nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Diễn biến này chốt lại năm ngày tăng trưởng mạnh khi chỉ số này tăng vọt 20%.

Ngày hôm sau, khi các thị trường đóng cửa tại đại lục, Hang Seng tại Hong Kong đã tăng hơn 6%.

"Các nhà đầu tư rất thích các thông báo này," nhà phân tích Trung Quốc Bill Bishop nói.

Trong khi các nhà đầu tư có thể đã khui nút chai sâm panh, ông Tập còn nhiều vấn đề sâu xa hơn cần giải quyết.

China's President Xi Jinping speaks during a National Day reception on the eve of the 75th anniversary of the People's Republic of China.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kỷ niệm 75 năm thành lập có nghĩa là nó đã tồn tại lâu hơn nhà nước cộng sản lớn còn lại từng xuất hiện trong lịch sử - Liên Xô - vốn đã sụp đổ sau 74 năm kể từ khi thành lập.

"Tránh số phận của Liên Xô từ lâu đã là mối quan tâm chính của các nhà lãnh đạo Trung Quốc," Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore, chia sẻ.

Điều quan trọng nhất trong tâm trí các quan chức là thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế nói chung trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng nền kinh tế có thể không đạt được mục tiêu tăng trưởng hằng năm 5% của chính mình.

"Ở Trung Quốc, các mục tiêu phải được đáp ứng, bằng mọi cách cần thiết," Yuen Yuen Ang, giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học Johns Hopkins, bình luận.

"Các nhà lãnh đạo lo ngại rằng việc không đạt được các mục tiêu này vào năm 2024 sẽ khiến tình trạng tăng trưởng chậm và lòng tin ngày càng lung lay trầm trọng hơn."

Một trong những lực cản chính đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là sự suy thoái của thị trường bất động sản trong nước vốn bắt đầu từ ba năm trước.

Bên cạnh các chính sách nhằm thúc đẩy cổ phiếu, gói kích thích mới được công bố cũng nhằm vào ngành bất động sản.

Gói này bao gồm các biện pháp tăng cho vay ngân hàng, cắt giảm lãi suất thế chấp và giảm mức tối thiểu của khoản thanh toán trước đối với người mua ngôi nhà thứ hai.

Nhưng có sự hoài nghi rằng những động thái như vậy liệu có đủ để vực dậy thị trường nhà ở.

"Những biện pháp đó được hoan nghênh nhưng không có khả năng thay đổi nhiều nếu chỉ thực hiện một cách đơn lẻ," Harry Murphy Cruise, một nhà kinh tế tại công ty dịch vụ tài chính Moody's Analytics, nhận định.

"Điểm yếu của Trung Quốc bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng niềm tin, không phải khủng hoảng tín dụng; các công ty và gia đình không muốn vay, bất kể việc vay có rẻ đến mức nào."

Tại phiên họp của Bộ Chính trị, các nhà lãnh đạo đã cam kết không chỉ dừng lại ở việc cắt giảm lãi suất và khai thác các quỹ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, ngoài việc đặt ra các ưu tiên như ổn định thị trường bất động sản, hỗ trợ tiêu dùng và thúc đẩy việc làm, các quan chức đưa ra rất ít thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi chi tiêu của chính phủ.

"Nếu gói kích thích tài khóa không đáp ứng được kỳ vọng của thị trường, các nhà đầu tư có thể sẽ thất vọng," Qian Wang, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại công ty tư vấn đầu tư Vanguard, cảnh báo.

"Ngoài ra, gói kích thích chính sách theo chu kỳ không giải quyết được các vấn đề về cấu trúc," bà Wang lưu ý, cho rằng nếu không có những cải cách sâu rộng hơn, các vấn đề mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt sẽ không biến mất.

Các nhà kinh tế coi việc giải quyết các vấn đề cố hữu trên thị trường bất động sản là chìa khóa để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế nói chung.

Bất động sản là khoản đầu tư lớn nhất mà hầu hết các gia đình sẽ thực hiện và giá nhà giảm đã góp phần làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng.

"Đảm bảo giao nhà đã bán trước nhưng chưa hoàn thiện sẽ là chìa khóa," theo Sophie Altermatt, chuyên gia kinh tế tại tập đoàn ngân hàng Julius Baer.

"Để tăng mức tiêu dùng trong nước một cách bền vững, hỗ trợ tài khóa cho thu nhập hộ gia đình cần vượt ra ngoài các khoản chuyển giao một lần và thay vào đó là thông qua các hệ thống lương hưu và an sinh xã hội được cải thiện."

Unfinished project of Evergrande Cultural Tourism City in Zhenjiang City, China.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Evergrande, từng là một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, đã phá sản vào tháng 1/2024

Vào ngày kỷ niệm 75 năm thành lập nhà nước, một bài xã luận trên tờ báo do nhà nước kiểm soát Nhân dân Nhật báo với một giọng điệu lạc quan, thừa nhận rằng "mặc dù chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức, nhưng tương lai thì đầy hứa hẹn".

Theo bài báo, các khái niệm do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra như "phát triển chất lượng cao" và "lực lượng sản xuất mới" là chìa khóa để mở ra con đường hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Việc nhấn mạnh vào những ý tưởng đó phản ánh nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm chuyển đổi từ tăng trưởng nhanh trong quá khứ như đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng, sang phát triển một nền kinh tế cân bằng hơn dựa trên các ngành công nghiệp cao cấp.

Theo bà Ang, thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt là "nền kinh tế cũ và mới đan xen sâu sắc với nhau; nếu nền kinh tế cũ suy thoái quá nhanh, chắc chắn sẽ cản trở sự trỗi dậy của nền kinh tế mới".

"Đây là điều mà giới lãnh đạo đã nhận ra và đang tìm cách giải quyết."


*********

Tin tức thế giới 6-10: Israel tuyên bố sẽ đánh Iran, báo động nhân 1 năm ngày Hamas tấn công

Cuộc chiến Gaza sắp tròn 1 năm; Israel thề trả đũa Iran; Pháp kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Tel Aviv; Tehran vẫn theo đuổi ngừng bắn ở Gaza, Lebanon; tàu New Zealand bốc cháy và chìm sau khi mắc cạn... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 6-10.


Tin tức thế giới 6-10: Israel báo động trước kỉ niệm Gaza; tàu hải quân New Zealand mắc cạn - Ảnh 1.

Gia đình mất người thân trong vụ không kích của Israel ở Khan Yunis, miền nam Gaza, ngày 2-10 - Ảnh: AFP

Israel báo động trước kỷ niệm ngày Hamas tấn công

Ngày 5-10, Israel đặt quân đội trong tình trạng báo động trước ngày kỷ niệm cuộc tấn công ngày 7-10 của Hamas làm hơn 1.200 người thiệt mạng ở Israel.

"Chúng tôi đã chuẩn bị tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho ngày này", Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Daniel Hagari của quân đội Israel cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra "các cuộc tấn công vào mặt trận trong nước".

Sau 1 năm, cuộc chiến ở Gaza vẫn tiếp diễn nhưng đã giảm cường độ và Israel đã chuyển trọng tâm sang phía bắc, nơi xảy ra giao tranh với nhóm Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Lebanon.

Hamas cho biết các cuộc không kích của Israel ngày 5-10 ở phía bắc và phía đông Lebanon đã giết chết 1 chỉ huy của nhóm này. Đây là lần đầu tiên Israel mở cuộc tấn công vào các trại tị nạn của người Palestine tại Lebanon kể từ khi xung đột Dải Gaza nổ ra vào tháng 10-2023.

  • Tin tức thế giới 6-10: Israel báo động trước kỉ niệm Gaza; tàu hải quân New Zealand mắc cạn - Ảnh 2.

Israel chuẩn bị trả đũa Iran

Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu, ngày 5-10 khẳng định rằng nước này có quyền đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran trong tuần này. Ngày 1-10, Iran đã phóng hàng loạt tên lửa về phía Israel để trả đũa việc Israel tiêu diệt thủ lĩnh nhóm Hezbollah. Cùng ngày, Israel tuyên bố tấn công trên bộ vào miền nam Lebanon.

"Israel có nghĩa vụ và quyền tự vệ và phản ứng lại các cuộc tấn công này và đó là những gì chúng tôi sẽ làm", Netanyahu nói. Ông cũng tuyên bố Tel Aviv đã phá hủy phần lớn hệ thống tên lửa và rocket mà Hezbollah chế tạo trong nhiều năm qua và "thay đổi tiến trình và cán cân của cuộc chiến".

Một quan chức quân sự Israel tiết lộ rằng quân đội nước này "đang chuẩn bị phản ứng" trước cuộc tấn công của Iran. Trước đó, Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, tuyên bố rằng "cuộc kháng chiến trong khu vực sẽ không lùi bước".

Tin tức thế giới 6-10: Israel báo động trước kỉ niệm Gaza; tàu hải quân New Zealand mắc cạn - Ảnh 2.

Tuần hành kêu gọi ngừng buôn bán vũ khí với Israel ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 5-10 - Ảnh: AFP

Iran vẫn theo đuổi ngừng bắn

Ngoại trưởng Iran Seyyed Abbas Araghchi tuyên bố vẫn theo đuổi ngừng bắn tại Lebanon và Dải Gaza, nhưng cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ vụ tấn công trả đũa nào từ Israel.

Phát biểu tại Syria ngày 5-10, ông Araghchi khẳng định cam kết của Iran ủng hộ "cuộc kháng chiến" chống Israel. Chương trình nghị sự của Tehran tập trung vào việc tiếp tục hỗ trợ người tị nạn Lebanon ở Syria và đảm bảo một lệnh ngừng bắn ở Gaza và Lebanon. Tuy nhiên, bất kỳ điều kiện ngừng bắn nào cũng cần phải được cả người Palestine và Lebanon chấp thuận.

Nói về khả năng bị Israel tấn công, Ngoại trưởng Iran khẳng định Tehran sẽ có phản ứng phù hợp và thậm chí là mạnh hơn. "Chúng tôi đã chứng minh điều này trong quá khứ và họ sẵn sàng thử thách quyết tâm của chúng tôi một lần nữa", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Araghchi.

Tổng thống Pháp chỉ trích Israel


Ngày 5-10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi ngừng chuyển vũ khí cho Israel để sử dụng ở Gaza và chỉ trích việc Tel Aviv tấn công trên bộ vào Lebanon.

Trong tuyên bố, Macron nhắc lại quan ngại về cuộc xung đột ở Gaza vẫn đang tiếp diễn mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi ngừng bắn. "Tôi nghĩ chúng tôi không được lắng nghe. Tôi nghĩ đó là một sai lầm, bao gồm cả đối với an ninh của Israel", ông nói và cho biết Pháp hiện không cung cấp vũ khí cho Israel.

Ngay sau đó, Thủ tướng Israel đã phản ứng dữ dội. "Khi Israel chiến đấu với các thế lực man rợ do Iran lãnh đạo, tất cả các quốc gia văn minh nên kiên quyết đứng về phía Israel. Tuy nhiên, Tổng thống Macron và các nhà lãnh đạo phương Tây khác hiện đang kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Israel. Thật đáng xấu hổ", Hãng tin AFP dẫn lời ông Netanyahu.

Ông Zelensky tiếp tục gặp ông Biden

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 5-10 nói rằng ông sẽ dự cuộc họp quốc tế để thảo luận về hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ được tổ chức tại Đức vào tuần tới. Sự kiện dự kiến sẽ quy tụ hơn 50 đồng minh của Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Theo đó, ông Zelensky sẽ trình bày "các bước đi rõ ràng, cụ thể hướng tới một kết thúc công bằng cho cuộc chiến". Ông nhấn mạnh quân đội Ukraine đã "chứng minh những gì người Ukraine có thể làm khi họ có đủ vũ khí và đủ tầm bắn" bằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) tầm xa vào các căn cứ quân sự của Nga.

"Chúng tôi sẽ thuyết phục các đối tác của mình rằng chỉ riêng drone của chúng tôi là không đủ. Cần có những bước đi quyết đoán hơn để đưa cuộc chiến này đến gần hơn với hồi kết", ông nói. Trước đó, nhà lãnh đạo Ukraine đã kêu gọi các nước phương Tây tham gia bắn hạ tên lửa của Matxcơva và cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Tàu chiến New Zealand mắc cạn ở Samoa

Tin tức thế giới 6-10: Israel báo động trước kỉ niệm Gaza; tàu hải quân New Zealand mắc cạn - Ảnh 3.

Tàu HMNZS Manawanui chìm sau khi mắc cạn ở Samoa - Ảnh: NZ Herald

Ngày 6-10, New Zealand cho biết đã giải cứu toàn bộ 75 thủy thủ từ một tàu hải quân bị mắc cạn và chìm ngoài khơi Samoa trong khi đang tiến hành khảo sát rạn san hô.

"Sự cố xảy ra vào tối ngày 5-10. 75 người đã rời tàu trên bè cứu sinh và thuyền biển sau khi tàu mắc cạn", người phát ngôn quân đội New Zealand xác nhận. Một chiếc P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia New Zealand cũng đã được triển khai để hỗ trợ giải cứu.

Theo AFP, tàu HMNZS Manawanui đâm vào một rạn san hô ngoài khơi đảo Upolu. Đoạn video trên phương tiện truyền thông địa cho thấy khói bốc lên từ con tàu trị giá 103 triệu USD trước khi nó bị chìm.

Tàu HMNZS Manawanui thường được triển khai thực hiện các nhiệm vụ lặn, cứu hộ và khảo sát trên khắp New Zealand và Tây Nam Thái Bình Dương.


******

Trung Quốc - Nga, hai điểm tựa của Iran trong xung đột ở Trung Đông

Thanh Hà

Nếu thực sự lao vào một cuộc đọ sức trực tiếp với Israel và phía sau lưng Nhà nước Do Thái là Hoa Kỳ, thì Iran có thể trông cậy vào ai ? Câu trả lời hiển nhiên nhất là Nga và Trung Quốc. 

Ngọn lửa chiến tranh lan rộng tại Trung Đông khi hai đối thủ chính trọng khu vực là Israel và Iran trực tiếp lao vào cuộc đọ sức. Trên chiến trường Ukraina, Kiev rút quân khỏi Vouhledar, liên tục lùi bước trước sức mạnh của quân Nga. Tại lễ khai mạc thượng đỉnh Khối Pháp Ngữ lần thứ 19 tại Villers-Cotterêts, vùng Hauts de France, trong số các nguyên thủ quốc gia tham dự có chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tô Lâm. Tân thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu trước Quốc Hội về chương trình hành động trước khi nội các cánh hữu này bị 192 dân biểu cánh tả kiến nghị « bất tín nhiệm ».  

Thưa quý thính giả, thời sự trong tuần nổi bật với những sự kiện vừa nêu. Tuy nhiên, tạp chí hôm nay xin tập trung vào hai điểm nóng trên thế giới : Trung Đông và Ukraina.

*****

Trong một chục ngày, quân đội Israel phối hợp với bên tình báo tiêu giệt thủ lĩnh và các chỉ huy cấp cao nhất của Hezbollah, lực lượng vũ trang Hồi Giáo theo hệ phái Shia được Iran yểm trợ. Tại Liban và vùng Cisjordanie, Israel dồn dập oanh kích những khu vực bị coi là sào huyệt khủng bố của Hezbollah và của phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas, cũng được Teheran bảo trợ. 

Liên tiếp lãnh đòn, Cộng Hòa Hồi Giáo Iran bắt buộc phải trả đũa để bảo toàn ảnh hưởng trong khu vực. Trong đêm 01/10/2024; Teheran bắn 200 tên lửa về phía Israel. Cho dù không gây nhiều thiệt hại cho đối phương, nhưng đây là lần thứ nhì trong vòng nửa năm, Iran trực tiếp thách thức an ninh của Nhà nước Do Thái, một quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Ở Tel Aviv, uy tín của thủ tướng Benjamin Netanyahu với công luận trong nước lên như diều gặp gió. Không còn thấy bất kỳ một cuộc xuống đường nào đòi ông từ chức vì đã một năm nay vẫn chưa đưa được 101 con tin Israel, còn bị Hamas bắt giữ tại Gaza từ sau loạt khủng bố ngày 07/10/2023, về lại với gia đình.

Tại Washington, một tháng trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, chính quyền Biden vừa khẳng định « Israel có quyền tự vệ », vừa tuyên bố « không cho phép Israel vượt lằn ranh đỏ, tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran ». 

Tehran - Matxcơva : Đổi tên lửa đạn đạo lấy bí quyết chế tạo vũ khí nguyên tử

Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng này Trung Quốc và Nga khá kín tiếng. Matxcơva kêu gọi các bên « kềm chế ». Bắc Kinh tỏ thái độ « có trách nhiệm » với chủ trương các bên cần « xuống thang ». Trên đài RFI hôm 02/10/2024, chuyên gia về địa chính trị Dominique Moïsi thuộc Viện nghiên cứu Montaigne, Paris nhấn mạnh : xung đột ở Trung Đông hoàn toàn có lợi cho Nga.

« Về phía Nga, đâu đó, Matxcơva là bên hưởng lợi hơn cả từ sau loạt khủng bố hôm 07/10/2023. Có thể nói là Nga đã thắng lớn từ khi nổ ra chiến tranh ở Gaza và cuộc xung đột này giờ đây đã lan rộng tới Liban, mà có thể là còn đang lan tiếp tới toàn khu vực ở Trung Đông. Chiến sự tại đây chi phối cộng đồng quốc tế. Phương Tây giảm chú ý và viện trợ cho Ukraina. Tóm lại, chiến tranh Gaza hoàn toàn có lợi cho nước Nga ».

Drone do Iran chế tạo đã được phát hiện tại Ukraina ngay từ 2022 khi Nga bắt đầu « chiến dịch quân sự đặc biệt » đánh chiếm nước láng giềng sát cạnh. Điều phương Tây lo ngại hơn cả là hợp tác giữa Matxcơva với Teheran trong lĩnh vực hạt nhân. Trong những báo cáo gần đây, Âu Mỹ khẳng định « Iran đã cấp hơn 200 tên lửa đạn đạo Fath-360 » cho Nga. Washington và Luân Đôn thậm chí còn cho rằng để đổi lấy tên lửa có tầm bắn tối đa 120 km và có khả năng mang theo đầu đạn 150 kg này, Matxcơva « dường như đã chia sẻ bí quyết hạt nhân với Iran ».

Teheran chuẩn bị triển hạn thỏa thuận « đối tác chiến lược toàn diện » với Nga nhân thượng đỉnh khối BRICS được tổ chức tại Kazan trong tháng này. Đây là bước kế tiếp vào lúc « đối tác song phương không ngừng được mở rộng đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự », như nhiều nhà quan sát ghi nhận (Báo Le Figaro ngày 03/10/2024).  

Bắc Kinh : Iran, « một yếu tố trong cuộc đọ sức với Mỹ » 

Nhìn từ phía Trung Quốc, chảo lửa ở Trung Đông trước hết là một hiểm họa đối với kinh tế toàn cầu, như chuyên gia về địa chính trị Viện Montaigne, Dominique Moïsi phân tích :

«  Bắc Kinh không có lợi ích gì và cũng hoàn toàn không có ý định can thiệp vào tình hình rất phức tạp tại Trung Đông. Trung Quốc tuy nhiên không muốn tình trạng tại khu vực này bị xấu đi hay xung đột gia tăng cường độ, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, và trực tiếp tác động đến tăng trưởng của Trung Quốc vốn đã không mấy khả quan. Kịch bản tốt nhất đối với Trung Quốc là tình hình ở Trung Đông được hạ nhiệt, nhưng Bắc Kinh không lên tuyến đầu trên hồ sơ này và đây không phải là thời điểm, mà thực ra thì Trung Quốc cũng không sẵn sàng để can thiệp vào xung đột ở Trung Đông ».

Bất chấp lệnh cấm vận, từ năm 2020 đến 2023 tổng kim ngạch xuất khẩu dầu hỏa của Iran sang Trung Quốc đã được nhân lên gấp ba. Theo các số liệu của Hạ Viện Mỹ, « 80 % xuất khẩu dầu hỏa của Iran là để cung cấp cho thị trường Trung Quốc » và Bắc Kinh chấp nhận rủi ro, bởi « dầu của Iran vừa rẻ, vừa có chất lượng cao ».

Nghiên cứu của hãng tin Anh Reuters hồi tháng 10/2023 cho thấy « nhờ dầu hỏa của Iran, Trung Quốc tiết kiệm được 10 tỷ đô la trong 9 tháng đầu năm 2023 ». Cơ quan tư vấn chuyên về năng lượng Kpler, được Reuters trích dẫn, thẩm định : Iran bán dầu hỏa cho Trung Quốc với giá thấp hơn từ 5 đến 13 đô la một thùng dầu, và « trên bàn cờ địa chính trị, Iran là một yếu tố trong mắt Bắc Kinh để đối phó với Hoa Kỳ ». Hỗ trợ kinh tế Iran, Trung Quốc tạo sức mạnh cho một quốc gia đang trở thành một mối thách thức quân sự và địa chiến lược đối với Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng với Israel hiện tại ».

Israel « tuyên chiến » với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Lần đầu tiên trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, tổng thư ký định chế đa quốc gia này bị một thành viên « Cấm cửa ». Ngoại trưởng Israel hôm 02/10/2024 tuyên bố Antonio Guterres là một « nhân vật không được hoan nghênh » do ông đã không trực tiếp lên án Iran tấn công Israel đêm hôm trước. Đây là dấu hiệu mới cho thấy quan hệ rất căng thẳng giữa Nhà nước Do Thái với Liên Hiệp Quốc từ sau loạt tấn công đẫm máu trên lãnh thổ Israel hôm 07/10/2023, và cũng thể hiện người đứng đầu Liên Hiệp Quốc bị lép vế so với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Trên đài RFI, chuyên gia về Liên Hiệp Quốc Romual Scriora phân tích :

 « Israel nhắm vào Liên Hiệp Quốc bởi đây là một mục tiêu dễ tấn công. Dễ chỉ trích tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và tuyên bố Israel không hoan nghênh đón tiếp ông Antonio Guterres dễ làm hơn là chĩa mũi dùi vào tổng thống Hoa Kỳ chẳng hạn. Do vậy, tấn công vào tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tức là thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhắm vào cộng đồng quốc tế. Hơn thế nữa, điều này cho phép ông chứng minh với công luận trong nước về tính chính đáng của các cuộc xung đột. Netanyahu đặt Israel trong thế là nạn nhân của cộng đồng quốc tế, của nạn bài Do Thái mà theo ông là khá phổ biến ». 

Vouhledar, một khúc quanh trong cuộc chiến Ukraina có lợi cho Putin

Về cuộc xung đột kéo dài trên lãnh thổ Châu Âu : Ukraina chính thức thông báo rút quân khỏi thành phố Vouhledar, vùng Donbass ở miền Đông. Hôm 02/10/2024, quân đội Ukraina đã để mất thành phố có vị trí chiến lược, nằm giữa Mariupol và Donestk : thêm một dấu hiệu về những khó khăn ngày càng tăng mà lực lượng của Kiev đang phải đối mặt.

Đối với Nga, đây là một « cột mốc quan trọng » trong cuộc chiến Matxcơva đã khai mào từ tháng 2/2022. Chuyên gia về quân sự Ulrich Bounat, giải thích với nhà báo Julien Chavanne của RFI :

« Sự mất mát này trước hết là cả một biểu tượng, bởi vì từ hơn hai năm rưỡi nay, Ukraina đã trường kỳ kháng chiến, và tương tự như ở một số nơi, sau một thời gian cố thủ, rốt cuộc đã phải lùi bước trước đà tiến và sức mạnh của quân Nga. Từng bước, khả năng của Nga chiếm đóng một vài khu vực mang tính chiến lược rồi họ cứ tiến thêm, chiếm thêm đất của Ukraina. Một trong những điểm được ghi nhận tới nay, và chúng ta có thể kiểm chứng trong trường hợp của thành phố Vouhledar, là tại nhiều nơi Ukraina đã không xây dựng được một đường chiến tuyến vững chắc chung quanh những thành trì quan trọng này. Điều đó cho phép quân Nga dễ dàng chiếm được những địa danh này như điều đã từng xảy ra ở Aviivka nơi họ đã tiến được từ 10 đến 15 km trong vỏn vẹn vài tuần lễ, bởi vì phía Ukraina thiếu một sự chuẩn bị ».

Gaza, Ukrain : Tâm điểm giải thưởng Bayeux giành cho phóng viên chiến trường

Tình hình ở Gaza sau một năm xung đột và chiến tranh Ukraina là tâm điểm chương trình triển lãm, hội thảo và giới thiệu phim và sách dành cho các phóng viên chiến trường tổ chức tại thành phố Bayeux, vùng Normandie tây bắc nước Pháp. Sự kiện mở ra từ ngày đến ngày 13/10/2024. 350 phóng viên chiến trường được mời tham dự sự kiện. Trong năm vừa qua, 58 nhà báo đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới. Trong số các nạn nhân tại Gaza, một nhà báo của hãng tin Anh Reuters thiệt mạng hôm 13/10/2023 và cùng ngày, 6 phóng viên quốc tế bị thương. Văn phòng đại diện của hãng tin Pháp AFP tại Gaza bị hư hại nặng nề hôm 02/11/2023.  

Canada cam kết ngừng « hút nhân viên y tế của châu Phi »

Xin khép lại tạp chí hôm nay bằng một tin mang tính xã hội : tỉnh Québec của Canada trong tuần đã chính thức thông báo ngừng tuyển dụng y tá tại một số quốc gia châu Phi, như trường hợp của Maroc. Người lao động ở các nước chậm phát triển ước mong sang Âu - Mỹ hành nghề để được trả lương cao, nhưng lại tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế ngay trên nước họ, nơi mà hệ thống y tế vốn đã rất tệ.

Như nhiều nước phát triển phương Tây, Canada thiếu y tá, hộ lý phục vụ trong bệnh viện. Quốc gia Bắc Mỹ này đã tạm thời tìm ra giải pháp tuyển dụng nhân viên y tế nước ngoài, qua đó làm suy yếu thêm mạng lưới y tế và bệnh viện tại các nước chậm phát triển. Từ Quebec thông tín viên Pascale Guéricolas giải thích :

« 'Đây là một quyết định đã được suy nghĩ chín chắn, được cân nhắc và công bằng'. Đại sứ Macoc tại Canada Souriya Otmani đã hoan nghênh quyết định của vùng Québec ngừng tuyển dụng thêm y tế của Maroc đến làm việc tại các bệnh viện ở Québec. Cách nay vài tháng, nhà ngoại giao này từng công khai nói đến hiện tượng Maroc bị thất thoát nguồn nhân lực do các y tá sang làm việc tại Québec.

Trong hai năm, hơn một ngàn y tá bỏ đi khỏi châu Phi, nhất là những người từ Cameroune, hay Côte d’Ivoire. Tại châu Phi, 37 quốc gia có số lượng nhân viên y tế thấp hơn so với mức trung bình trên thế giới, theo như báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Rõ ràng là chính quyền của vùng Québec đã hưởng ứng kêu gọi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới trước hiện tượng hệ thống y tế tại một số quốc gia đang yếu kém.

Thiếu y tá là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ về sức khỏe cộng đồng. Theo đài phát thanh Radio Canada, hệ thống bệnh viện tại nước này tiếp tục tuyển dụng nhân viên ở các nước trong vùng Vịnh và từ Tunisia ».


*********

Tổng thống Đài Loan: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 'không thể nào' là quê hương


Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức
Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa “không thể nào” trở thành quê hương của Đài Loan được vì Đài Loan có nguồn gốc chính trị lâu đời hơn, Tổng thống Lại Thanh Đức của hòn đảo này nói vào ngày thứ Bảy.

Ông Lại, nhậm chức tổng thống vào tháng 5, bị Bắc Kinh lên án là "kẻ ly khai." Ông bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, nói rằng hòn đảo này là một quốc gia có tên là Trung Hoa Dân Quốc và có nguồn gốc từ cuộc cách mạng năm 1911 lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng.

Chính quyền cộng hòa chạy sang Đài Loan vào năm 1949 sau khi thua trong cuộc nội chiến với phe cộng sản của Mao Trạch Đông, những người lập nên Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nước vẫn tiếp tục tuyên bố đảo Đài Loan là lãnh thổ "thiêng liêng" của mình.

Phát biểu tại một nhạc hội trước lễ kỉ niệm ngày quốc khánh Đài Loan vào ngày 10 tháng 10, ông Lại lưu ý rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kỉ niệm 75 năm ngày thành lập vào ngày 1 tháng 10 và vài ngày nữa sẽ tới sinh nhật lần thứ 113 của Trung Hoa Dân Quốc.

"Do đó, xét về thâm niên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoàn toàn không thể nào trở thành quê hương của người dân Trung Hoa Dân Quốc được. Ngược lại, Trung Hoa Dân Quốc có thể là quê hương của người dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trên 75 tuổi," ông Lại nói thêm, giữa tiếng vỗ tay.

"Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của những lễ kỉ niệm này là chúng ta phải nhớ rằng chúng ta là một quốc gia có chủ quyền và độc lập," ông nói.

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc không hồi đáp các cuộc gọi yêu cầu bình luận ngoài giờ làm việc.

Trong bài phát biểu vào ngày trước ngày quốc khánh của đất nước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại quan điểm của chính phủ rằng Đài Loan là lãnh thổ của mình.

Ông Lại sẽ có bài diễn văn quan trọng của riêng mình vào ngày quốc khánh 10 tháng 10. Trước đây ông từng chỉ trích Bắc Kinh bằng cách viện dẫn lịch sử.

Tháng trước, ông Lại nói nếu yêu sách của Trung Quốc đối với Đài Loan là về sự toàn vẹn lãnh thổ thì họ cũng nên lấy lại đất từ Nga mà triều đại cuối cùng của Trung Quốc đã nhượng vào thế kỷ 19.


**********

Đổ bộ tấn công miền nam Lebanon, Israel tiêu diệt bao nhiêu tay súng Hezbollah?

Minh Thu

IDF mô tả các hoạt động trên bộ của Israel ở miền nam Lebanon là "các cuộc đột kích có giới hạn, cục bộ, và có mục tiêu". Mục đích của IDF là phá hủy cơ sở hạ tầng của Hezbollah ở khu vực biên giới mà đặc biệt là ở các ngôi làng giáp ranh với Israel để người dân có thể trở về nhà.

Giới chức quân sự Israel cho biết, IDF có ý định kết thúc các hoạt động này càng sớm càng tốt, thậm chí chỉ trong vài tuần.

israel hezbollah 12.jpg
Binh sĩ Israel hoạt động ở miền nam Lebanon. Ảnh: IDF

Theo tờ Times of Israel, trong tuyên bố hôm 4/10, IDF cho hay trong số 250 tay súng của nhóm vũ trang Hezbollah thiệt mạng, kể từ khi Israel đổ bộ vào miền nam Lebabon hôm 30/9, có ít nhất 21 chỉ huy chiến trường bao gồm 5 chỉ huy cấp lữ đoàn, 10 chỉ huy đại đội, và 6 chỉ huy trung đội.

Trong khi đó, tổn thất của quân đội Israel trong cuộc tấn công trên bộ chống lại Hezbollah ở Lebanon là 9 binh sĩ.

Hiện tại, Sư đoàn 98 và 36 của IDF đang hoạt động tại một số ngôi làng ở Lebanon nằm gần biên giới Israel. Tại các khu vực này, quân đội Israel cũng đã tìm thấy số lượng lớn vũ khí, và cơ sở hạ tầng mà Hezbollah bỏ lại.

Ngoài ra, hơn nửa triệu dân thường Lebanon đã rời khỏi miền nam Lebanon, sau khi IDF đưa ra các cảnh báo sơ tán. 

Trong quá trình chiến đấu ở Lebanon, quân đội Israel chủ yếu đối mặt với hỏa lực tên lửa chống tăng, và các cuộc tấn công bằng súng cối từ Hezbollah. Một số cuộc giao tranh cận chiến cũng đã xảy ra giữa binh sĩ Israel và các thành viên Hezbollah.

Chiến dịch tấn công trên bộ được Israel triển khai, giữa lúc IDF tiếp tục không kích vị trí ẩn náu của chỉ huy cấp cao Hezbollah tại thủ đô Beirut của Lebanon. Tính riêng ở miền nam Lebanon, hơn 2.000 địa điểm của Hezbollah đã bị Israel tấn công từ trên không.

israel hezbollah 11.jpg
Quân đội Israel tìm thấy một bệ phóng tên lửa tại ngôi làng ở miền nam Lebanon. Ảnh: IDF

Các nguồn tin quân sự cho biết, IDF đã phát hiện dấu hiệu "kiệt sức" của các tay súng Hezbollah chiến đấu ở miền nam Lebanon. Quân đội Israel nhận định, sự mệt mỏi của các thành viên Hezbollah là do nhiều chỉ huy của nhóm đã bị tiêu diệt bao gồm các sĩ quan thực địa.

"Hezbollah đang phải hứng chịu những đòn tấn công rất mạnh và liên tiếp. Chúng tôi đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, và chúng tôi sẽ còn nhiều điều bất ngờ hơn nữa, một số đã được thực hiện và một số sẽ được thực hiện”, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố trong chuyến thăm trụ sở Sư đoàn 36 ở miền bắc Israel hôm 4/10.

“Sư đoàn tên lửa và rocket của Hezbollah đã phải chịu tổn thất lớn. Một phần là do hoạt động chính xác và chất lượng cao của Israel. Các trụ sở chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, toàn bộ ban lãnh đạo của Lực lượng tinh nhuệ Radwan, và trên thực tế là toàn bộ cấp chỉ huy thứ 2 và thứ 3 dưới quyền thủ lĩnh Nasrallah cũng đã bị tiêu diệt”, ông Gallant nói thêm.
***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm