Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 07 - 11 -2024:

xxx


HoaLuc 5

********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

(Reuters) – Việt Nam : Hai phi công mất tích ở tỉnh Bình Định. Bộ Quốc Phòng thông báo hai phi công của không quân Việt Nam mất tích sau khi nhảy dù ra khỏi máy bay quân sự Yak-130 do Nga sản xuất, bị rơi vào sáng nay 06/11/2024. Hà Nội vốn rất phụ thuộc vào Matxcơva về thiết bị quân sự và đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung.

(AFP) – Trung Quốc sẽ tử hình một cựu nhân viên chính phủ vì tội làm gián điệp. Trong thông tin được bộ An Ninh Nhà nước đăng trên tài khoản WeChat, và được AFP trích dẫn ngày 06/11/2024, nhờ công việc trong chính phủ, một người họ « Trương » (Zhang) tiếp cận « một số lượng lớn bí mật Nhà nước ». Sau khi bị một người nước ngoài họ « Lý » dụ dỗ, « Trương » trở thành « con rối »« đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các cơ quan tình báo nước ngoài » để đổi lấy tiền mặt. Sau cuộc điều tra, Trương bị kết án tử hình, còn một đồng phạm bị kết án 6 năm tù.

(NHK) – Nhật Bản : Tuyết rơi muộn trên núi Phú Sĩ. Những bông tuyết đầu tiên của mùa đông đã rơi trên đỉnh núi Phú Sĩ sáng 06/11/2024. Đây là lần đầu tiên kể từ 130 năm qua, tuyết rơi muộn đến một tháng so với thông thường. Tuy nhiên, nhiệt độ trên đỉnh Phú Sĩ sáng 06/11 cũng lại rơi xuống ngưỡng bất thường, -11°C, theo trạm quan sát khí tượng của vùng Kofu. Những lần tuyết rơi muộn trước đây, kể từ khi lập trạm quan sát, là vào năm 1955 và 1990.

(AFP) – Cuba chuẩn bị hứng bão Rafael. Hai tuần sau khi bị cơn bão Oscar càn quét khiến 8 người thiệt mạng, quốc gia Trung Mỹ chuẩn bị đón cơn bão Rafael, dự kiến sẽ đổ bộ vào hòn đảo trong hôm nay 06/11/2024. Đối mặt với mối đe dọa, chính quyền La Habana đã tăng cường kêu gọi người dân cảnh giác.

(AFP) – Tổng thống Pháp đề nghị hỗ trợ Kazakhstan về năng lượng hạt nhân dân sự. Tuyên bố của ông Emmanuel Macron được đưa ra vào hôm qua 05/11/2024, sau khi chủ nhân điện Elysée bày tỏ quan ngại với đồng nhiệm Kazakhstan Kassym-Jomart Tokaïev, đang công du Paris, về tình hình ở Ukraina.

(AFP) – Pháp xét xử 18 người thuộc mạng lưới đưa người vượt biển Manche. Nhiều bản án lên đến 15 năm tù đã được tuyên trong phiên tòa ngày 05/11/2024 tại Lille (miền bắc Pháp), trong đó có thủ phạm chính là Mirkhan Rasoul, một người Irak 26 tuổi. Mạng lưới « buôn bán tử thần » gồm chủ yếu người Irak Kurdistan bị chính quyền Anh cáo buộc đã tổ chức hơn 10.000 chuyến vượt biển trái phép. Còn theo các nhà điều tra Pháp, đây là một trong những nhóm lớn nhất chuyên tổ chức vượt biển Manche sang Anh từ năm 2020-2022.


***********

Công nghệ chiến tranh « giá rẻ » làm đảo lộn chiến trường

Ở Trung Đông cũng như tại Ukraina, sự xuất hiện của các loại vũ khí rẻ tiền nhưng với số lượng nhiều đang khiến các nhà quân sự phải xem xét lại về cách trang bị vũ khí, nhất là trong bối cảnh các cuộc xung đột xảy ra ngày càng nhiều.

(Ảnh minh họa) - Hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023.
(Ảnh minh họa) - Hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023. AP - Axel Heimken
Quảng cáo

Trên đây là nhận định của báo Pháp Le Figaro, trong chuyên mục Giải Mã, đăng ngày 26/10/2024. RFI giới thiệu bài viết.

Một drone Shahed của Iran có giá 20.000 đô la, 1 tên lửa đánh chặn Aster của Pháp có giá 1,5 triệu đô la. Bằng cách phóng những tên lửa rẻ tiền, lực lượng nổi dậy Houthi Yemen đã khiến quân đội Pháp, với lực lượng tuần tra ngoài khơi Hồng Hải, tốn kém nhiều chi phí. Theo nhận định của tướng Thierry Burkhard, tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Pháp, với Viện tư vấn Montaigne, khi dùng tên lửa đánh chặn Aster giá đắt chỉ để diệt drone Shahed giá rẻ, thì như vậy đúng ra là drone Shahed giá rẻ đã tiêu diệt tên lửa Aster đắt tiền. Cuộc chiến chống phiến quân Houthi Yemen là một ví dụ điển hình cho cuộc xung đột bất đối xứng : dùng lực lượng chính quy chống lực lượng không chính quy, cả về cấp độ quân sự và tài chính.  

Le Figaro trích dẫn một nguồn tin quân sự, theo đó lực lượng Houthi Yemen đang « áp dụng khái niệm lợi thế cạnh tranh » : Do không thể đấu lại kho vũ khí của phương Tây, họ tập trung vào điểm yếu của đối phương để tạo một hiệu ứng kiểu « quá tải về kinh tế », khiến đối thủ (Pháp) phải chi tiêu nhiều hơn để phòng vệ trước các mối nguy hiểm (Houthi). Nhưng Houthi không phải lực lượng duy nhất làm như vậy. Iran cũng là một trong các nước áp dụng phương pháp này, tiêu biểu là vụ đêm 13 rạng sáng 14/04/2024 đánh chặn 330 máy bay của Iran, Israel đã tốn chi phí gấp 7 lần cuộc oanh tạc của Teheran.

Thực ra, sự bất cân xứng quân sự không phải là mới. Nhưng chưa bao giờ sự chênh lệch chi phí lại lớn đến như vậy. Thứ nhất, quân đội phương Tây đã chọn đầu tư vào những thiết bị rất tinh vi, đồng nghĩa với đắt tiền và số lượng ít. Thêm vào đó, công nghệ dân sự ngày càng được sử dụng nhiều cho quốc phòng, như drone, ống nhòm nhìn ban đêm... Nguồn tin quân sự của Le Figaro nhấn mạnh đó là những lý do khiến kho vũ khí của các quốc gia tiên tiến, như Israel, Hoa Kỳ hay Nga đang phải đương đầu với những kho vũ khí kém hiện đại hơn kết hợp các phương tiện tinh vi.

Olivier Schmitt, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và là tác giả cuốn sách Chuẩn bị chiến tranh (NXB PUF) nêu một ví dụ minh họa : « Phe nổi dậy Syria hồi năm 2011 đã sử dụng một thiết bị định hướng (gyroscope), một dạng la bàn của iPad, kết hợp với ứng dụng bản đồ trực tuyến Google Maps, lắp đặt chúng trên một loại đạn súng cối được chế tạo từ những năm 1970. Bằng cách này, họ đã tạo nên một loại vũ khí tấn công chính xác, với chi phí rẻ bằng 1/500 so với hỏa lực pháo binh thông thường ». 

Một ví dụ khác được nguồn tin quân sự của Le Figaro nêu lên : « Lực lượng Ukraina đã gắn camera Go Pro lên 1 chiếc thuyền có động cơ thủy gắn ngoài, chở các thùng đổ đầy dầu. Và chúng trở thành một loại drone biển có khả năng tấn công tàu Nga ». Những phát minh khéo léo nói trên có thể sánh ngang với các loại vũ khí tinh vi, đắt tiền và ít ỏi về số lượng.

Công nghệ kép

Chiến thuật chiến đấu đã có sự thay đổi do sự xuất hiện của điều mà giới quân sự gọi là công nghệ kép, tức là các công nghệ có thể sử dụng cho mục đích dân sự hoặc quân sự. Drone là ví dụ minh họa tiêu biểu nhất. Léo Péria-Peigné, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trong cuốn Địa chính trị trong ngành vũ khí, cho biết là chính cuộc chiến năm 2020 giữa Azerbaijan và vùng Thượng Karabakh đã cho mọi người hình dung thấy drone sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong một cuộc xung đột thông thường ở cường độ cao.

Và cuộc chiến Ukraina nổ ra đã khiến người ta phải đánh giá lại việc sử dụng drone. Chuyên gia Léo Péria-Peigné cho biết thêm là « cường độ của các trận chiến và các tổn thất trước tiên giúp có thể nhanh chóng phân loại các drone thích ứng với xung đột cường độ cao và những drone quá dễ bị tấn công : những drone trình sát chiến thuật trên không cỡ lớn nhanh chóng biến mất khỏi chiến trường, thay vào đó là các thiết bị nhỏ hơn, thường là drone dân sự và được cải tiến để tiến hành nhiệm vụ trinh sát và tấn công ngày càng mang tính chiến thuật ». Các drone này có lợi thế kép là chi phí thấp và dễ chế tạo, dễ mua.

Le Figaro dẫn 1 nguồn tin quân sự khác lưu ý : « Drone giá rẻ đã trở thành một công cụ chính trên chiến trường cũng như ở hậu phương. Chúng cho phép tạo ra nhiều hiệu ứng, rất hữu ích cho một cuộc chiến tranh tiêu hao ». Dẫu cần nhiều nhân lực điều khiển, không thể mang tải trọng lớn và thường không đạt độ chính xác cao, nhưng các drone có thể khiến hệ thống phòng không của đối phương quá tải bởi vì phải đặt thiết bị cảm biến ở nhiều địa điểm. Đó là trường hợp của Israel, khi triển khai hệ thống « Mái vòm Sắt » từ năm 2010 để đánh chặn tên lửa trong bán kính 4-70 km, đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì sự chênh lệch chi phí : Để đánh chặn 1 tên lửa có giá 1.000 euro, Israel phải dùng đến 1 tên lửa đánh chặn 50.000 euro.

Élie Tenenbaum, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), giải thích : « Các hệ thống phòng không của phương Tây rất tinh vi và được thiết kế để ngăn chặn các tên lửa cũng rất tinh vi, tức là với số lượng ít. Thị trường công nghệ giá rẻ không được quan tâm nhiều ». Theo Le Figaro, quả đúng là quân đội phương Tây không được thiết kế để đối đầu với các mối đe dọa giá rẻ - « low cost ». Mô hình hoạt động của quân đội phương Tây thường là các chiến dịch ngắn - như Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất - hoặc các chiến dịch viễn chinh quy mô rút gọn - như quân đội Pháp ở Mali - khi đương đầu với những đối thủ không được trang bị các công nghệ tân tiến.

Sự thích ứng khó khăn của ngành thiết bị quân sự

Việc tiếp cận các công nghệ chiến đấu giá rẻ gián tiếp dẫn đến câu hỏi về khả năng thích ứng của các thiết bị quân sự. Israel đã tạo ra Mái Vòm Sắt, trong khi Nga đầu tư vào hoạt động gây nhiễu. Olivier Schmitt giải thích : « Mô hình phương Tây dựa vào việc nhanh chóng chiếm ưu thế trên chiến trường để từ đó đạt được một giải pháp chính trị (…) Việc giảm chi phí công nghệ đặt ra câu hỏi về khả năng giành chiến thắng, vừa là vấn đề học thuyết, lại vừa mang tính trí tuệ, nhưng việc này vẫn chưa được tiến hành ». Cách tiếp cận này đang bị xem lại bởi vì thời gian xung đột kéo dài - như trường hợp Ukraina - và khả năng thay đổi cán cân lực lượng của các nhóm vũ trang.

Quy mô của quân đội châu Âu không ngừng giảm từ sau Chiến tranh Lạnh, buộc họ phải tập trung vào một số năng lực. Một nguồn tin quân sự của Le Figaro nhấn mạnh : « Có hai cách tiếp cận : về năng lực và về mối đe dọa. Theo lẽ thường, quân đội thích nghi với đối thủ bằng cách quan sát điểm yếu của đối thủ, ưu tiên cách tiếp cận tập trung vào mối đe dọa. Nhưng phương Tây thì trong vòng 30 năm qua đã tập trung vào chính năng lực của mình do không có đối thủ. Phương Tây chưa trông thấy các mối đe dọa mới - sử dụng những công nghệ chi phí thấp ».

Do đó, phương Tây đã đầu tư vào các công nghệ quân sự tân tiến nhưng ngày càng đắt đỏ. Năm 1984, Norman Augustine, cựu thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ, dự báo các chi phí đầu tư trang thiết bị sẽ tăng nhanh hơn ngân sách, do đó phải điều chỉnh số lượng, giảm kho dự trữ. Tuy nhiên, cần phải dự trữ nhiều mới có thể đối phó với sự gia tăng vũ khí giá rẻ. Ví dụ, nước Pháp chỉ có 8 hệ thống phòng không MAMBA, cùng với một số hệ thống CROTALE cũ. Số này sẽ là không đủ trong trường hợp phải đối phó cường độ cao với các đội drone chẳng hạn.

Chuyển đổi ngành trang bị thiết bị quân sự chắc chắn là một quá trình dài lâu. Xung đột Ukraina, cũng như sự trỗi dậy của các nhóm vũ trang như Houthi, Hamas và Hezbollah, đang làm thay đổi cách đánh giá các mối đe dọa và cách thức ứng phó. Nhà nghiên cứu Élie Tenebaum giải thích, điều này không chỉ liên quan đến một số nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn. Do đó, « áp dụng một cách tiếp cận mới về năng lực » có thể là một giải pháp. Việc thiết kế các vectơ đánh chặn drone không phải « cao cấp » sẽ cho phép giảm chi phí, cũng như là việc phòng ngừa. Vẫn theo chuyên gia Tenebaum, « Mỹ và Anh đã phá hủy các điểm bắn và kho đạn dược của lực lượng Houthi. Ukraina thì muốn tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Nguyên tắc rất đơn giản : đó là nên nhắm bắn vào cung thủ hơn là nhắm bắn vào mũi tên ».

Do đó, nên xem xét việc kết hợp các loại vũ khí rẻ tiền nhưng với số lượng nhiều và các loại vũ khí tinh vi. Nguồn tin quân sự của Le Figaro cho biết : « Đây sẽ là đáp án cho câu hỏi cơ bản : Giữa chi phí được phân bổ và mức độ hiệu quả trong hoạt động, chúng ta muốn tương quan thế nào ? ». Olivier Schmitt kết luận : « Chúng ta cũng sẽ phải tìm ra các phương pháp quân sự mới để có thể chiến đấu lâu dài trong cuộc xung đột và điều chỉnh quy mô sản xuất thiết bị công nghiệp để phục vụ mục đích này. Hiện giờ, chúng ta mới chỉ đang ở trong giai đoạn quan sát », nhất là vì đổi mới công nghệ không phải là yếu tố duy nhất gây đảo lộn trên chiến trường.

Nhiều loại vũ khí thông thường hơn, chẳng hạn như pháo hoặc xe tăng « giá rẻ » cũng có thể tham gia nhờ có số lượng nhiều. Ví dụ, Nga đã điều xe tăng loại cũ, T-62, tới Ukraina và dùng đạn dược có từ thời Liên Xô. Đây là một giải pháp ít tốn kém trong một cuộc chiến tranh tiêu hao. Thế nhưng, điều này có được là nhờ lượng dự trữ nhiều. Vì thế, việc điều chỉnh phù hợp các thiết bị quân sự vẫn là cần thiết.


**********

Nga khẳng định không tìm kiếm đối đầu nhưng lên án phương Tây ủng hộ Ukraina

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga không tìm kiếm xung đột mà luôn gắn bó với nguyên tắc hợp tác đôi bên cùng có lợi. Ngày 05/11/2024, khi tiếp 28 tân đại sứ tại điện Kremlin, nguyên thủ Nga cũng lên án sự hỗ trợ của các nước phương Tây cho Kiev. Để tiếp tục cuộc chiến tại Ukraina, ngày 06/11, Thượng Viện Nga phê chuẩn hiệp ước quốc phòng với Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong lễ tiếp 28 tân đại sứ tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 05/11/2024.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong lễ tiếp 28 tân đại sứ tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 05/11/2024. AP - Yury Kochetkov
Quảng cáo

Theo tổng thống Nga, chính sách thù nghịch của một số nước phương Tây nhằm « làm trầm trọng và kéo dài thêm » cuộc xung đột ở Ukraina là « hết sức sai lầm ». Ông Putin cũng lưu ý mối quan hệ song phương giữa Nga và nhiều nước đã bị giảm tối đa, trong đó có Ý, Canada và Nhật Bản. Đài NHK của Nhật Bản cho biết chính quyền Tokyo duy trì lập trường cơ bản về những vấn đề liên quan đến Ukraina, sẽ được tân đại sứ chuyển đến Matxcơva, nhưng tiếp tục cam kết về mối quan hệ với Nga.

Để đối phó với liên minh hỗ trợ Ukraina, chính quyền Nga tăng cường hợp tác với Bắc Triều Tiên. Hiệp ước « Đối tác chiến lược toàn diện » được Thượng Viện Nga thông qua ngày 06/11, trong đó có quy định « hỗ trợ quân sự ngay lập tức » cho nhau trong trường hợp một bên bị tấn công. Hiệp ước được Hạ Viện thông qua ngày 24/10 và chỉ còn chờ tổng thống Putin ký phê chuẩn để chính thức có hiệu lực. Trong khuôn khổ hiệp ước này, Bắc Triều Tiên cử khoảng 12.000 lính sang hỗ trợ Nga chống Ukraina, trong đó có khoảng 11.000 người đang hoạt động ở vùng Kursk của Nga, giáp biên giới với Ukraina, theo khẳng định của tổng thống Zelensky.

Tối 05/11, trong buổi điểm tin hàng ngày, ông Zelensky khẳng định quân đội Ukraina đã giao tranh với lính Bắc Triều Tiên và « trận đấu đầu tiên này đã mở ra một trang mới cho tình hình bất ổn trên thế giới ». Trước đó, trả lời đài truyền hình Hàn Quốc KBS, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina Roustem Oumierov xác nhận có giao tranh và « ở quy mô nhỏ ».

Ukraina bị Nga gia tăng oanh kích trong tháng 10, trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng tư lệnh quân đội Ukraina, Oleksandr Syrsky, nhận định, đó là « một trong những đợt tấn công mạnh nhất của Nga kể từ đầu cuộc xâm lược ».


*********

Reuters: Việt Nam trong số điểm đến khi SpaceX yêu cầu chuyển dịch sản xuất ra khỏi Đài Loan


Ăng-ten vệ tinh Starlink của SpaceX được trưng bày tại một triển lãm thương mại quốc tế về điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng, ngày 31/8/2023 ở Berlin.
Ăng-ten vệ tinh Starlink của SpaceX được trưng bày tại một triển lãm thương mại quốc tế về điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng, ngày 31/8/2023 ở Berlin.

SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã yêu cầu các nhà cung cấp Đài Loan chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi hòn đảo này khiến một số bộ phận trong chuỗi cung ứng của họ phải di dời sang nước khác, trong đó có Việt Nam, theo Reuters.

Một nguồn tin tại một công ty, vốn là một trong số nhiều nhà thầu phụ cung cấp linh kiện cho các sản phẩm internet vệ tinh Starlink của SpaceX cho hãng tin Anh biết rằng công ty công nghệ không gian của Mỹ đã yêu cầu các nhà sản xuất của họ chuyển sản xuất ra bên ngoài Đài Loan vì rủi ro địa chính trị, khiến cho ít nhất một công ty chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam.

Một nguồn tin thứ 2 có hợp tác với các nhà sản xuất linh kiện vệ tinh Đài Loan trên hòn đảo này cho biết rằng SpaceX đã trực tiếp yêu cầu các nhà cung cấp chuyển hoạt động sản xuất của họ ra nước ngoài.

Theo Reuters, các nguồn tin từ chối nêu tên vì thông tin họ cung cấp không được công khai. VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới SpaceX.

Thông tin về sự chuyển dịch dây chuyền sản xuất của các nhà cung cấp cho SpaceX được đưa ra khi căng thẳng tăng cao quanh bán đảo Đài Loan. Trung Quốc xem Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình và đã tiến hành tập trận gần như hàng ngày xung quanh hòn đảo này trong 5 năm qua. Dù Đài Bắc đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh nhưng Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định chiếm Đài Loan bằng vũ lực.

Các cuộc tập trận của Trung Quốc quanh Đài Loan đã gia tăng cường độ kể từ năm 2022, với các cuộc tập trận chiến tranh mới nhất được Bắc Kinh tiến hành vào tháng trước mô phỏng lại một cuộc phong tỏa hòn đảo này. Theo Reuters, trong bối cảnh có khả năng xảy ra tình trạng gián đoạn tàn khốc đối với chuỗi cung ứng, một số công ty Đài Loan trong ngành công nghiệp vệ tinh và bán dẫn chiến lược đang thực hiện các biện pháp để giảm sự phụ thuộc vào sản xuất trong nước.

Một cố vấn đầu tư có trụ sở tại Việt Nam nói với Reuters trong tháng này rằng đại diện của SpaceX cho biết trong một cuộc họp riêng vào tháng 3 năm ngoái rằng công ty quan tâm đến việc thành lập một trung tâm sản xuất thiết bị vệ tinh tại Việt Nam và tìm kiếm lời khuyên về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Khi được Reuters yêu cầu bình luận trước việc các nhà cung cấp của SpaceX tại Đài Loan chuyển ra nước ngoài, Bộ Kinh tế Đài Loan nói rằng “các yếu tố chính trị ngắn hạn không nên ảnh hưởng đến mối quan hệ chuỗi cung ứng giữa các công ty vệ tinh quốc tế và các nhà sản xuất của Đài Loan.”

Theo Reuters, hai công nhân của nhà máy Winstron NeWeb Corporation (WNC) và một nhà thầu cho nhà máy Đài Loan chuyên cung cấp cho SpaceX cho biết rằng WNC đã bắt đầu sản xuất bộ định tuyến và các thiết bị mạng khác cho Starlink tại nhà máy của họ ở tỉnh Hà Nam của Việt Nam.

Theo một trong những công nhân này, việc WNC mở rộng tại Việt Nam phần lớn là do các đơn đặt hàng từ SpaceX, vốn đang mở rộng việc cung cấp dịch vụ internet vệ tinh của họ. Nhà thầu và một trong những công nhân này cho Reuters biết rằng nhà máy ở Hà Nam có kế hoạch tăng ít nhất gấp đôi lực lượng lao động hiện là 3.000 người của họ. Vào giữa tháng này, các phóng viên của Reuters quan sát thấy có một số biểu ngữ tuyển người làm việc được trưng bên ngoài nhà máy.

Trang web của WNC cho thấy nhà máy này có trụ sở ở Thị xã Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Các cuộc gọi của VOA tới nhà máy này ngoài giờ hành chính theo số điện thoại ghi trên trang web không được hồi âm.

Theo Reuters, nguồn tin đầu tiên biết về yêu cầu chuyển ra khỏi Đài Loan của SpaceX là một nhân viên của một nhà cung cấp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, chuyên cung cấp các linh kiện cho bảng mạch in trong thiết bị mặt đất của Starlink thông qua các cấu phần do WNC sản xuất. Nguồn tin này nói rằng một nhà cung cấp của SpaceX mà họ hợp tác được công ty Mỹ trực tiếp yêu cầu sản xuất bên ngoài Đài Loan.

Báo cáo thường niên mới nhất của WNC đưa ra vào tháng 4 được Reuters trích dẫn nói rằng: “Trước những rủi ro địa chính trị và yêu cầu thay đổi liên tục của khách hàng, WNC đã tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất toàn cầu của mình.”

Universal Microwave Technology, một nhà cung cấp và sản xuất linh kiện vệ tinh khác của SpaceX, đã đầu tư vào một nhà máy tại Việt Nam trong năm nay, theo một tài liệu chính thức và công khai của Đài Loan từ công ty được Reuters trích dẫn.

“Việc lập kế hoạch năng lực sản xuất ở nước ngoài sẽ giúp khách hàng giảm bớt sự nghi ngờ về rủi ro địa lý, được khác hàng công nhận và tăng cường phạm vi hợp tác với khách hàng,” công ty cho biết trong tài liệu, theo Reuters.

Nguồn tin có hợp tác với ngành công nghiệp vệ tinh của Đài Loan cho hãng tin Anh biết rằng SpaceX có khoảng hơn một chục nhà cung cấp trực tiếp từ hòn đảo này và họ dựa vào hàng chục nhà cung cấp trong nước tại đây.

Chính phủ Việt Nam vào tháng trước cho biết SpaceX có kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á này trong tương lai gần nhằm giúp giải quyết bế tắc về việc triển khai dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của họ tại đây.

Theo Reuters, Shenmao Technology, một nhà cung cấp vật liệu hàn cho các bản mạch in và đã cung cấp cho SpaceX, cho biết hồi tháng 4 rằng họ sẽ đầu tư 5 triệu USD để thành lập một đơn vị tại Việt Nam nhưng không nói rõ khách hàng của họ sẽ là ai.


********

Công an TPHCM câu lưu gần 20 người là cựu tù chính trị, thân nhân TNLT

RFA

Một nhóm bạn khoảng 20 người gồm thân nhân của tù chính trị và những người từng ở tù vì bất đồng chính kiến gặp mặt nhau nhân dịp một Việt kiều Úc về thăm nhưng lại bị cơ quan an ninh thành phố Hồ Chí Minh câu lưu, buộc viết cam kết “không chia sẻ bài chống phá Đảng, Nhà nước.”

Sự việc xảy ra vào khoảng 22 giờ ngày 1/11,  sau khi tàn tiệc tại một nhà hàng ở Quận 12 nhóm bạn ra về nhưng bị lực lượng Cảnh sát giao thông chặn lại để kiểm tra nồng độ cồn và sau đó đưa về các trụ sở công an phường khác nhau trong quận để thẩm vấn.

Một người ẩn danh vì lý do an ninh nói với RFA trong ngày 04/11:

Một lực lượng hùng hậu bao gồm cảnh sát giao thông, an ninh và công an đã chặn chúng tôi với lý do kiểm tra nồng độ cồn, nhưng chỉ bắt một số người thổi vào máy đo khí thở.

Sau đó, họ buộc chúng tôi lên xe về đồn công an với lý do để xét nghiệm ma tuý, rồi lại nói nghi ngờ có bom trong nhà hàng nên cần phải điều tra chúng tôi. Tuy nhiên, về đồn rồi thì họ cũng không thử ma tuý.”

Trong số những người bị câu lưu và đưa về đồn công an có hai cựu tù nhân lương tâm (TNLT) ra tù hồi năm 2023 là Đỗ Thế Hoá và Hồ Đình Cương, một số phu nhân của TNLT như bà Nguyễn Thị Châu- vợ cựu TNLT Nguyễn Ngọc Ánh...

Một số nạn nhân cho RFA biết họ bị chia ra thành nhiều tốp nhỏ và đưa về trụ sở công an của một số phường của quận 12. 

Tại đó, an ninh thành phố tra hỏi họ về mục đích của buổi gặp mặt, nội dung cũng như các mối quan hệ xã hội.

Cơ quan an ninh tiến hành lục soát tư trang và buộc phải giao nộp điện thoại, cung cấp mật khẩu để công an xem tin nhắn trên Facebook và các ứng dụng khác.

Một số bị buộc viết cam kết "không chia sẻ bài chống phá Đảng, Nhà nước" lên trang cá nhân trên mạng xã hội, không được tiết lộ nội dung buổi làm việc, sau đó được trả tự do vào lúc 4-5 giờ sáng ngày hôm sau. 

Hai người khác trong đó có một Việt kiều Úc bị câu lưu khoảng 24 tiếng mới được cho về. 

Phóng viên gọi điện cho Cơ quan an ninh điều tra của Công an TPHCM để hỏi thông tin về vụ việc, tuy nhiên, gười trực điện thoại yêu cầu phóng viên đến trụ sở cơ quan để liên hệ làm việc.

* Cập nhật lúc 13 giờ 5/11/2024: Chúng tôi chỉ nêu danh tính của 3 người bị câu lưu thay vì 4 người như trước đó. 


********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 07 - 11 -2024:

xxx


HoaLuc 5

********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

(Reuters) – Việt Nam : Hai phi công mất tích ở tỉnh Bình Định. Bộ Quốc Phòng thông báo hai phi công của không quân Việt Nam mất tích sau khi nhảy dù ra khỏi máy bay quân sự Yak-130 do Nga sản xuất, bị rơi vào sáng nay 06/11/2024. Hà Nội vốn rất phụ thuộc vào Matxcơva về thiết bị quân sự và đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung.

(AFP) – Trung Quốc sẽ tử hình một cựu nhân viên chính phủ vì tội làm gián điệp. Trong thông tin được bộ An Ninh Nhà nước đăng trên tài khoản WeChat, và được AFP trích dẫn ngày 06/11/2024, nhờ công việc trong chính phủ, một người họ « Trương » (Zhang) tiếp cận « một số lượng lớn bí mật Nhà nước ». Sau khi bị một người nước ngoài họ « Lý » dụ dỗ, « Trương » trở thành « con rối »« đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các cơ quan tình báo nước ngoài » để đổi lấy tiền mặt. Sau cuộc điều tra, Trương bị kết án tử hình, còn một đồng phạm bị kết án 6 năm tù.

(NHK) – Nhật Bản : Tuyết rơi muộn trên núi Phú Sĩ. Những bông tuyết đầu tiên của mùa đông đã rơi trên đỉnh núi Phú Sĩ sáng 06/11/2024. Đây là lần đầu tiên kể từ 130 năm qua, tuyết rơi muộn đến một tháng so với thông thường. Tuy nhiên, nhiệt độ trên đỉnh Phú Sĩ sáng 06/11 cũng lại rơi xuống ngưỡng bất thường, -11°C, theo trạm quan sát khí tượng của vùng Kofu. Những lần tuyết rơi muộn trước đây, kể từ khi lập trạm quan sát, là vào năm 1955 và 1990.

(AFP) – Cuba chuẩn bị hứng bão Rafael. Hai tuần sau khi bị cơn bão Oscar càn quét khiến 8 người thiệt mạng, quốc gia Trung Mỹ chuẩn bị đón cơn bão Rafael, dự kiến sẽ đổ bộ vào hòn đảo trong hôm nay 06/11/2024. Đối mặt với mối đe dọa, chính quyền La Habana đã tăng cường kêu gọi người dân cảnh giác.

(AFP) – Tổng thống Pháp đề nghị hỗ trợ Kazakhstan về năng lượng hạt nhân dân sự. Tuyên bố của ông Emmanuel Macron được đưa ra vào hôm qua 05/11/2024, sau khi chủ nhân điện Elysée bày tỏ quan ngại với đồng nhiệm Kazakhstan Kassym-Jomart Tokaïev, đang công du Paris, về tình hình ở Ukraina.

(AFP) – Pháp xét xử 18 người thuộc mạng lưới đưa người vượt biển Manche. Nhiều bản án lên đến 15 năm tù đã được tuyên trong phiên tòa ngày 05/11/2024 tại Lille (miền bắc Pháp), trong đó có thủ phạm chính là Mirkhan Rasoul, một người Irak 26 tuổi. Mạng lưới « buôn bán tử thần » gồm chủ yếu người Irak Kurdistan bị chính quyền Anh cáo buộc đã tổ chức hơn 10.000 chuyến vượt biển trái phép. Còn theo các nhà điều tra Pháp, đây là một trong những nhóm lớn nhất chuyên tổ chức vượt biển Manche sang Anh từ năm 2020-2022.


***********

Công nghệ chiến tranh « giá rẻ » làm đảo lộn chiến trường

Ở Trung Đông cũng như tại Ukraina, sự xuất hiện của các loại vũ khí rẻ tiền nhưng với số lượng nhiều đang khiến các nhà quân sự phải xem xét lại về cách trang bị vũ khí, nhất là trong bối cảnh các cuộc xung đột xảy ra ngày càng nhiều.

(Ảnh minh họa) - Hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023.
(Ảnh minh họa) - Hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023. AP - Axel Heimken
Quảng cáo

Trên đây là nhận định của báo Pháp Le Figaro, trong chuyên mục Giải Mã, đăng ngày 26/10/2024. RFI giới thiệu bài viết.

Một drone Shahed của Iran có giá 20.000 đô la, 1 tên lửa đánh chặn Aster của Pháp có giá 1,5 triệu đô la. Bằng cách phóng những tên lửa rẻ tiền, lực lượng nổi dậy Houthi Yemen đã khiến quân đội Pháp, với lực lượng tuần tra ngoài khơi Hồng Hải, tốn kém nhiều chi phí. Theo nhận định của tướng Thierry Burkhard, tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Pháp, với Viện tư vấn Montaigne, khi dùng tên lửa đánh chặn Aster giá đắt chỉ để diệt drone Shahed giá rẻ, thì như vậy đúng ra là drone Shahed giá rẻ đã tiêu diệt tên lửa Aster đắt tiền. Cuộc chiến chống phiến quân Houthi Yemen là một ví dụ điển hình cho cuộc xung đột bất đối xứng : dùng lực lượng chính quy chống lực lượng không chính quy, cả về cấp độ quân sự và tài chính.  

Le Figaro trích dẫn một nguồn tin quân sự, theo đó lực lượng Houthi Yemen đang « áp dụng khái niệm lợi thế cạnh tranh » : Do không thể đấu lại kho vũ khí của phương Tây, họ tập trung vào điểm yếu của đối phương để tạo một hiệu ứng kiểu « quá tải về kinh tế », khiến đối thủ (Pháp) phải chi tiêu nhiều hơn để phòng vệ trước các mối nguy hiểm (Houthi). Nhưng Houthi không phải lực lượng duy nhất làm như vậy. Iran cũng là một trong các nước áp dụng phương pháp này, tiêu biểu là vụ đêm 13 rạng sáng 14/04/2024 đánh chặn 330 máy bay của Iran, Israel đã tốn chi phí gấp 7 lần cuộc oanh tạc của Teheran.

Thực ra, sự bất cân xứng quân sự không phải là mới. Nhưng chưa bao giờ sự chênh lệch chi phí lại lớn đến như vậy. Thứ nhất, quân đội phương Tây đã chọn đầu tư vào những thiết bị rất tinh vi, đồng nghĩa với đắt tiền và số lượng ít. Thêm vào đó, công nghệ dân sự ngày càng được sử dụng nhiều cho quốc phòng, như drone, ống nhòm nhìn ban đêm... Nguồn tin quân sự của Le Figaro nhấn mạnh đó là những lý do khiến kho vũ khí của các quốc gia tiên tiến, như Israel, Hoa Kỳ hay Nga đang phải đương đầu với những kho vũ khí kém hiện đại hơn kết hợp các phương tiện tinh vi.

Olivier Schmitt, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và là tác giả cuốn sách Chuẩn bị chiến tranh (NXB PUF) nêu một ví dụ minh họa : « Phe nổi dậy Syria hồi năm 2011 đã sử dụng một thiết bị định hướng (gyroscope), một dạng la bàn của iPad, kết hợp với ứng dụng bản đồ trực tuyến Google Maps, lắp đặt chúng trên một loại đạn súng cối được chế tạo từ những năm 1970. Bằng cách này, họ đã tạo nên một loại vũ khí tấn công chính xác, với chi phí rẻ bằng 1/500 so với hỏa lực pháo binh thông thường ». 

Một ví dụ khác được nguồn tin quân sự của Le Figaro nêu lên : « Lực lượng Ukraina đã gắn camera Go Pro lên 1 chiếc thuyền có động cơ thủy gắn ngoài, chở các thùng đổ đầy dầu. Và chúng trở thành một loại drone biển có khả năng tấn công tàu Nga ». Những phát minh khéo léo nói trên có thể sánh ngang với các loại vũ khí tinh vi, đắt tiền và ít ỏi về số lượng.

Công nghệ kép

Chiến thuật chiến đấu đã có sự thay đổi do sự xuất hiện của điều mà giới quân sự gọi là công nghệ kép, tức là các công nghệ có thể sử dụng cho mục đích dân sự hoặc quân sự. Drone là ví dụ minh họa tiêu biểu nhất. Léo Péria-Peigné, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trong cuốn Địa chính trị trong ngành vũ khí, cho biết là chính cuộc chiến năm 2020 giữa Azerbaijan và vùng Thượng Karabakh đã cho mọi người hình dung thấy drone sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong một cuộc xung đột thông thường ở cường độ cao.

Và cuộc chiến Ukraina nổ ra đã khiến người ta phải đánh giá lại việc sử dụng drone. Chuyên gia Léo Péria-Peigné cho biết thêm là « cường độ của các trận chiến và các tổn thất trước tiên giúp có thể nhanh chóng phân loại các drone thích ứng với xung đột cường độ cao và những drone quá dễ bị tấn công : những drone trình sát chiến thuật trên không cỡ lớn nhanh chóng biến mất khỏi chiến trường, thay vào đó là các thiết bị nhỏ hơn, thường là drone dân sự và được cải tiến để tiến hành nhiệm vụ trinh sát và tấn công ngày càng mang tính chiến thuật ». Các drone này có lợi thế kép là chi phí thấp và dễ chế tạo, dễ mua.

Le Figaro dẫn 1 nguồn tin quân sự khác lưu ý : « Drone giá rẻ đã trở thành một công cụ chính trên chiến trường cũng như ở hậu phương. Chúng cho phép tạo ra nhiều hiệu ứng, rất hữu ích cho một cuộc chiến tranh tiêu hao ». Dẫu cần nhiều nhân lực điều khiển, không thể mang tải trọng lớn và thường không đạt độ chính xác cao, nhưng các drone có thể khiến hệ thống phòng không của đối phương quá tải bởi vì phải đặt thiết bị cảm biến ở nhiều địa điểm. Đó là trường hợp của Israel, khi triển khai hệ thống « Mái vòm Sắt » từ năm 2010 để đánh chặn tên lửa trong bán kính 4-70 km, đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì sự chênh lệch chi phí : Để đánh chặn 1 tên lửa có giá 1.000 euro, Israel phải dùng đến 1 tên lửa đánh chặn 50.000 euro.

Élie Tenenbaum, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), giải thích : « Các hệ thống phòng không của phương Tây rất tinh vi và được thiết kế để ngăn chặn các tên lửa cũng rất tinh vi, tức là với số lượng ít. Thị trường công nghệ giá rẻ không được quan tâm nhiều ». Theo Le Figaro, quả đúng là quân đội phương Tây không được thiết kế để đối đầu với các mối đe dọa giá rẻ - « low cost ». Mô hình hoạt động của quân đội phương Tây thường là các chiến dịch ngắn - như Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất - hoặc các chiến dịch viễn chinh quy mô rút gọn - như quân đội Pháp ở Mali - khi đương đầu với những đối thủ không được trang bị các công nghệ tân tiến.

Sự thích ứng khó khăn của ngành thiết bị quân sự

Việc tiếp cận các công nghệ chiến đấu giá rẻ gián tiếp dẫn đến câu hỏi về khả năng thích ứng của các thiết bị quân sự. Israel đã tạo ra Mái Vòm Sắt, trong khi Nga đầu tư vào hoạt động gây nhiễu. Olivier Schmitt giải thích : « Mô hình phương Tây dựa vào việc nhanh chóng chiếm ưu thế trên chiến trường để từ đó đạt được một giải pháp chính trị (…) Việc giảm chi phí công nghệ đặt ra câu hỏi về khả năng giành chiến thắng, vừa là vấn đề học thuyết, lại vừa mang tính trí tuệ, nhưng việc này vẫn chưa được tiến hành ». Cách tiếp cận này đang bị xem lại bởi vì thời gian xung đột kéo dài - như trường hợp Ukraina - và khả năng thay đổi cán cân lực lượng của các nhóm vũ trang.

Quy mô của quân đội châu Âu không ngừng giảm từ sau Chiến tranh Lạnh, buộc họ phải tập trung vào một số năng lực. Một nguồn tin quân sự của Le Figaro nhấn mạnh : « Có hai cách tiếp cận : về năng lực và về mối đe dọa. Theo lẽ thường, quân đội thích nghi với đối thủ bằng cách quan sát điểm yếu của đối thủ, ưu tiên cách tiếp cận tập trung vào mối đe dọa. Nhưng phương Tây thì trong vòng 30 năm qua đã tập trung vào chính năng lực của mình do không có đối thủ. Phương Tây chưa trông thấy các mối đe dọa mới - sử dụng những công nghệ chi phí thấp ».

Do đó, phương Tây đã đầu tư vào các công nghệ quân sự tân tiến nhưng ngày càng đắt đỏ. Năm 1984, Norman Augustine, cựu thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ, dự báo các chi phí đầu tư trang thiết bị sẽ tăng nhanh hơn ngân sách, do đó phải điều chỉnh số lượng, giảm kho dự trữ. Tuy nhiên, cần phải dự trữ nhiều mới có thể đối phó với sự gia tăng vũ khí giá rẻ. Ví dụ, nước Pháp chỉ có 8 hệ thống phòng không MAMBA, cùng với một số hệ thống CROTALE cũ. Số này sẽ là không đủ trong trường hợp phải đối phó cường độ cao với các đội drone chẳng hạn.

Chuyển đổi ngành trang bị thiết bị quân sự chắc chắn là một quá trình dài lâu. Xung đột Ukraina, cũng như sự trỗi dậy của các nhóm vũ trang như Houthi, Hamas và Hezbollah, đang làm thay đổi cách đánh giá các mối đe dọa và cách thức ứng phó. Nhà nghiên cứu Élie Tenebaum giải thích, điều này không chỉ liên quan đến một số nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn. Do đó, « áp dụng một cách tiếp cận mới về năng lực » có thể là một giải pháp. Việc thiết kế các vectơ đánh chặn drone không phải « cao cấp » sẽ cho phép giảm chi phí, cũng như là việc phòng ngừa. Vẫn theo chuyên gia Tenebaum, « Mỹ và Anh đã phá hủy các điểm bắn và kho đạn dược của lực lượng Houthi. Ukraina thì muốn tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Nguyên tắc rất đơn giản : đó là nên nhắm bắn vào cung thủ hơn là nhắm bắn vào mũi tên ».

Do đó, nên xem xét việc kết hợp các loại vũ khí rẻ tiền nhưng với số lượng nhiều và các loại vũ khí tinh vi. Nguồn tin quân sự của Le Figaro cho biết : « Đây sẽ là đáp án cho câu hỏi cơ bản : Giữa chi phí được phân bổ và mức độ hiệu quả trong hoạt động, chúng ta muốn tương quan thế nào ? ». Olivier Schmitt kết luận : « Chúng ta cũng sẽ phải tìm ra các phương pháp quân sự mới để có thể chiến đấu lâu dài trong cuộc xung đột và điều chỉnh quy mô sản xuất thiết bị công nghiệp để phục vụ mục đích này. Hiện giờ, chúng ta mới chỉ đang ở trong giai đoạn quan sát », nhất là vì đổi mới công nghệ không phải là yếu tố duy nhất gây đảo lộn trên chiến trường.

Nhiều loại vũ khí thông thường hơn, chẳng hạn như pháo hoặc xe tăng « giá rẻ » cũng có thể tham gia nhờ có số lượng nhiều. Ví dụ, Nga đã điều xe tăng loại cũ, T-62, tới Ukraina và dùng đạn dược có từ thời Liên Xô. Đây là một giải pháp ít tốn kém trong một cuộc chiến tranh tiêu hao. Thế nhưng, điều này có được là nhờ lượng dự trữ nhiều. Vì thế, việc điều chỉnh phù hợp các thiết bị quân sự vẫn là cần thiết.


**********

Nga khẳng định không tìm kiếm đối đầu nhưng lên án phương Tây ủng hộ Ukraina

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga không tìm kiếm xung đột mà luôn gắn bó với nguyên tắc hợp tác đôi bên cùng có lợi. Ngày 05/11/2024, khi tiếp 28 tân đại sứ tại điện Kremlin, nguyên thủ Nga cũng lên án sự hỗ trợ của các nước phương Tây cho Kiev. Để tiếp tục cuộc chiến tại Ukraina, ngày 06/11, Thượng Viện Nga phê chuẩn hiệp ước quốc phòng với Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong lễ tiếp 28 tân đại sứ tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 05/11/2024.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong lễ tiếp 28 tân đại sứ tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 05/11/2024. AP - Yury Kochetkov
Quảng cáo

Theo tổng thống Nga, chính sách thù nghịch của một số nước phương Tây nhằm « làm trầm trọng và kéo dài thêm » cuộc xung đột ở Ukraina là « hết sức sai lầm ». Ông Putin cũng lưu ý mối quan hệ song phương giữa Nga và nhiều nước đã bị giảm tối đa, trong đó có Ý, Canada và Nhật Bản. Đài NHK của Nhật Bản cho biết chính quyền Tokyo duy trì lập trường cơ bản về những vấn đề liên quan đến Ukraina, sẽ được tân đại sứ chuyển đến Matxcơva, nhưng tiếp tục cam kết về mối quan hệ với Nga.

Để đối phó với liên minh hỗ trợ Ukraina, chính quyền Nga tăng cường hợp tác với Bắc Triều Tiên. Hiệp ước « Đối tác chiến lược toàn diện » được Thượng Viện Nga thông qua ngày 06/11, trong đó có quy định « hỗ trợ quân sự ngay lập tức » cho nhau trong trường hợp một bên bị tấn công. Hiệp ước được Hạ Viện thông qua ngày 24/10 và chỉ còn chờ tổng thống Putin ký phê chuẩn để chính thức có hiệu lực. Trong khuôn khổ hiệp ước này, Bắc Triều Tiên cử khoảng 12.000 lính sang hỗ trợ Nga chống Ukraina, trong đó có khoảng 11.000 người đang hoạt động ở vùng Kursk của Nga, giáp biên giới với Ukraina, theo khẳng định của tổng thống Zelensky.

Tối 05/11, trong buổi điểm tin hàng ngày, ông Zelensky khẳng định quân đội Ukraina đã giao tranh với lính Bắc Triều Tiên và « trận đấu đầu tiên này đã mở ra một trang mới cho tình hình bất ổn trên thế giới ». Trước đó, trả lời đài truyền hình Hàn Quốc KBS, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina Roustem Oumierov xác nhận có giao tranh và « ở quy mô nhỏ ».

Ukraina bị Nga gia tăng oanh kích trong tháng 10, trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng tư lệnh quân đội Ukraina, Oleksandr Syrsky, nhận định, đó là « một trong những đợt tấn công mạnh nhất của Nga kể từ đầu cuộc xâm lược ».


*********

Reuters: Việt Nam trong số điểm đến khi SpaceX yêu cầu chuyển dịch sản xuất ra khỏi Đài Loan


Ăng-ten vệ tinh Starlink của SpaceX được trưng bày tại một triển lãm thương mại quốc tế về điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng, ngày 31/8/2023 ở Berlin.
Ăng-ten vệ tinh Starlink của SpaceX được trưng bày tại một triển lãm thương mại quốc tế về điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng, ngày 31/8/2023 ở Berlin.

SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã yêu cầu các nhà cung cấp Đài Loan chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi hòn đảo này khiến một số bộ phận trong chuỗi cung ứng của họ phải di dời sang nước khác, trong đó có Việt Nam, theo Reuters.

Một nguồn tin tại một công ty, vốn là một trong số nhiều nhà thầu phụ cung cấp linh kiện cho các sản phẩm internet vệ tinh Starlink của SpaceX cho hãng tin Anh biết rằng công ty công nghệ không gian của Mỹ đã yêu cầu các nhà sản xuất của họ chuyển sản xuất ra bên ngoài Đài Loan vì rủi ro địa chính trị, khiến cho ít nhất một công ty chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam.

Một nguồn tin thứ 2 có hợp tác với các nhà sản xuất linh kiện vệ tinh Đài Loan trên hòn đảo này cho biết rằng SpaceX đã trực tiếp yêu cầu các nhà cung cấp chuyển hoạt động sản xuất của họ ra nước ngoài.

Theo Reuters, các nguồn tin từ chối nêu tên vì thông tin họ cung cấp không được công khai. VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới SpaceX.

Thông tin về sự chuyển dịch dây chuyền sản xuất của các nhà cung cấp cho SpaceX được đưa ra khi căng thẳng tăng cao quanh bán đảo Đài Loan. Trung Quốc xem Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình và đã tiến hành tập trận gần như hàng ngày xung quanh hòn đảo này trong 5 năm qua. Dù Đài Bắc đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh nhưng Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định chiếm Đài Loan bằng vũ lực.

Các cuộc tập trận của Trung Quốc quanh Đài Loan đã gia tăng cường độ kể từ năm 2022, với các cuộc tập trận chiến tranh mới nhất được Bắc Kinh tiến hành vào tháng trước mô phỏng lại một cuộc phong tỏa hòn đảo này. Theo Reuters, trong bối cảnh có khả năng xảy ra tình trạng gián đoạn tàn khốc đối với chuỗi cung ứng, một số công ty Đài Loan trong ngành công nghiệp vệ tinh và bán dẫn chiến lược đang thực hiện các biện pháp để giảm sự phụ thuộc vào sản xuất trong nước.

Một cố vấn đầu tư có trụ sở tại Việt Nam nói với Reuters trong tháng này rằng đại diện của SpaceX cho biết trong một cuộc họp riêng vào tháng 3 năm ngoái rằng công ty quan tâm đến việc thành lập một trung tâm sản xuất thiết bị vệ tinh tại Việt Nam và tìm kiếm lời khuyên về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Khi được Reuters yêu cầu bình luận trước việc các nhà cung cấp của SpaceX tại Đài Loan chuyển ra nước ngoài, Bộ Kinh tế Đài Loan nói rằng “các yếu tố chính trị ngắn hạn không nên ảnh hưởng đến mối quan hệ chuỗi cung ứng giữa các công ty vệ tinh quốc tế và các nhà sản xuất của Đài Loan.”

Theo Reuters, hai công nhân của nhà máy Winstron NeWeb Corporation (WNC) và một nhà thầu cho nhà máy Đài Loan chuyên cung cấp cho SpaceX cho biết rằng WNC đã bắt đầu sản xuất bộ định tuyến và các thiết bị mạng khác cho Starlink tại nhà máy của họ ở tỉnh Hà Nam của Việt Nam.

Theo một trong những công nhân này, việc WNC mở rộng tại Việt Nam phần lớn là do các đơn đặt hàng từ SpaceX, vốn đang mở rộng việc cung cấp dịch vụ internet vệ tinh của họ. Nhà thầu và một trong những công nhân này cho Reuters biết rằng nhà máy ở Hà Nam có kế hoạch tăng ít nhất gấp đôi lực lượng lao động hiện là 3.000 người của họ. Vào giữa tháng này, các phóng viên của Reuters quan sát thấy có một số biểu ngữ tuyển người làm việc được trưng bên ngoài nhà máy.

Trang web của WNC cho thấy nhà máy này có trụ sở ở Thị xã Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Các cuộc gọi của VOA tới nhà máy này ngoài giờ hành chính theo số điện thoại ghi trên trang web không được hồi âm.

Theo Reuters, nguồn tin đầu tiên biết về yêu cầu chuyển ra khỏi Đài Loan của SpaceX là một nhân viên của một nhà cung cấp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, chuyên cung cấp các linh kiện cho bảng mạch in trong thiết bị mặt đất của Starlink thông qua các cấu phần do WNC sản xuất. Nguồn tin này nói rằng một nhà cung cấp của SpaceX mà họ hợp tác được công ty Mỹ trực tiếp yêu cầu sản xuất bên ngoài Đài Loan.

Báo cáo thường niên mới nhất của WNC đưa ra vào tháng 4 được Reuters trích dẫn nói rằng: “Trước những rủi ro địa chính trị và yêu cầu thay đổi liên tục của khách hàng, WNC đã tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất toàn cầu của mình.”

Universal Microwave Technology, một nhà cung cấp và sản xuất linh kiện vệ tinh khác của SpaceX, đã đầu tư vào một nhà máy tại Việt Nam trong năm nay, theo một tài liệu chính thức và công khai của Đài Loan từ công ty được Reuters trích dẫn.

“Việc lập kế hoạch năng lực sản xuất ở nước ngoài sẽ giúp khách hàng giảm bớt sự nghi ngờ về rủi ro địa lý, được khác hàng công nhận và tăng cường phạm vi hợp tác với khách hàng,” công ty cho biết trong tài liệu, theo Reuters.

Nguồn tin có hợp tác với ngành công nghiệp vệ tinh của Đài Loan cho hãng tin Anh biết rằng SpaceX có khoảng hơn một chục nhà cung cấp trực tiếp từ hòn đảo này và họ dựa vào hàng chục nhà cung cấp trong nước tại đây.

Chính phủ Việt Nam vào tháng trước cho biết SpaceX có kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á này trong tương lai gần nhằm giúp giải quyết bế tắc về việc triển khai dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của họ tại đây.

Theo Reuters, Shenmao Technology, một nhà cung cấp vật liệu hàn cho các bản mạch in và đã cung cấp cho SpaceX, cho biết hồi tháng 4 rằng họ sẽ đầu tư 5 triệu USD để thành lập một đơn vị tại Việt Nam nhưng không nói rõ khách hàng của họ sẽ là ai.


********

Công an TPHCM câu lưu gần 20 người là cựu tù chính trị, thân nhân TNLT

RFA

Một nhóm bạn khoảng 20 người gồm thân nhân của tù chính trị và những người từng ở tù vì bất đồng chính kiến gặp mặt nhau nhân dịp một Việt kiều Úc về thăm nhưng lại bị cơ quan an ninh thành phố Hồ Chí Minh câu lưu, buộc viết cam kết “không chia sẻ bài chống phá Đảng, Nhà nước.”

Sự việc xảy ra vào khoảng 22 giờ ngày 1/11,  sau khi tàn tiệc tại một nhà hàng ở Quận 12 nhóm bạn ra về nhưng bị lực lượng Cảnh sát giao thông chặn lại để kiểm tra nồng độ cồn và sau đó đưa về các trụ sở công an phường khác nhau trong quận để thẩm vấn.

Một người ẩn danh vì lý do an ninh nói với RFA trong ngày 04/11:

Một lực lượng hùng hậu bao gồm cảnh sát giao thông, an ninh và công an đã chặn chúng tôi với lý do kiểm tra nồng độ cồn, nhưng chỉ bắt một số người thổi vào máy đo khí thở.

Sau đó, họ buộc chúng tôi lên xe về đồn công an với lý do để xét nghiệm ma tuý, rồi lại nói nghi ngờ có bom trong nhà hàng nên cần phải điều tra chúng tôi. Tuy nhiên, về đồn rồi thì họ cũng không thử ma tuý.”

Trong số những người bị câu lưu và đưa về đồn công an có hai cựu tù nhân lương tâm (TNLT) ra tù hồi năm 2023 là Đỗ Thế Hoá và Hồ Đình Cương, một số phu nhân của TNLT như bà Nguyễn Thị Châu- vợ cựu TNLT Nguyễn Ngọc Ánh...

Một số nạn nhân cho RFA biết họ bị chia ra thành nhiều tốp nhỏ và đưa về trụ sở công an của một số phường của quận 12. 

Tại đó, an ninh thành phố tra hỏi họ về mục đích của buổi gặp mặt, nội dung cũng như các mối quan hệ xã hội.

Cơ quan an ninh tiến hành lục soát tư trang và buộc phải giao nộp điện thoại, cung cấp mật khẩu để công an xem tin nhắn trên Facebook và các ứng dụng khác.

Một số bị buộc viết cam kết "không chia sẻ bài chống phá Đảng, Nhà nước" lên trang cá nhân trên mạng xã hội, không được tiết lộ nội dung buổi làm việc, sau đó được trả tự do vào lúc 4-5 giờ sáng ngày hôm sau. 

Hai người khác trong đó có một Việt kiều Úc bị câu lưu khoảng 24 tiếng mới được cho về. 

Phóng viên gọi điện cho Cơ quan an ninh điều tra của Công an TPHCM để hỏi thông tin về vụ việc, tuy nhiên, gười trực điện thoại yêu cầu phóng viên đến trụ sở cơ quan để liên hệ làm việc.

* Cập nhật lúc 13 giờ 5/11/2024: Chúng tôi chỉ nêu danh tính của 3 người bị câu lưu thay vì 4 người như trước đó. 


********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm