Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 09 - 01 -2025:
*************
Chủ tịch vùng Catalunya, Tây Ban Nha, lên án Elon Musk tấn công "nền dân chủ", "gieo rắc thù hận"
Chủ nhân mạng X, tỉ phú Elon Musk, nhân vật thân cận với tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, không chỉ tấn công chính quyền các nước như Anh, Đức. Hôm qua, 07/01/2025, chủ tịch vùng Catalunya, Tây Ban Nha, đã lên án Musk tấn công vào « nền dân chủ », gieo rắc « thù hận », sau khi chủ nhân mạng X đưa lên mạng này một thông điệp cổ vũ cho tư tưởng bài ngoại trên một trang mạng cực hữu, khẳng định 91% thủ phạm cưỡng hiếp là người nước ngoài.
Đăng ngày:
Thông tín viên Elise Gazengel tường trình từ Barcelona :
« Elon Musk tiếp tục thể hiện thái độ thù địch với các lãnh đạo châu Âu. Hôm qua, thứ Ba 07/01, chủ tịch vùng Catalunya, Tây Ban Nha, đã đáp trả tỷ phú Mỹ sau khi Musk đưa ra thông điệp bài ngoại về số lượng người nước ngoài bị kết án trong khu vực. Chủ tịch vùng Catalunya, Salvador Illa, khẳng định : “Nền dân chủ thuộc về các công dân và chúng ta không thể để nền dân chủ lọt vào tay những triệu phú, đồng minh của phe cực hữu.”
Trong phát biểu của mình, Musk đã lấy lại tiêu đề của một tờ báo thuộc quan điểm rất bảo thủ, chỉ ra rằng có đến 91% người bị kết án hiếp dâm ở Catalunya là người nước ngoài, mà không giải thích rằng tỉ lệ nói trên chỉ đại diện cho 22 người. Và lấy ví dụ trường hợp các vụ tấn công trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 34%.
Nhưng nhà lãnh đạo thuộc đảng Xã Hội cánh tả từ chối tham gia vào các tranh luận về số liệu. Ông nói : "Công nghệ phải phục vụ nền dân chủ chứ không phải để phục vụ những kẻ muốn phá hủy nó. Catalunya đang và sẽ luôn đứng về phía dân chủ và chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ ai sử dụng cái tên Catalunya để tuyên truyền cho các thông điệp thù hận".
Phát biểu thù hận nói trên được chia sẻ bởi phe cực hữu, chiếm khoảng 11% phiếu bầu ở Catalunya. »
***********
Vì sao Elon Musk liên tiếp can thiệp vào công việc nội bộ các nước châu Âu ?
Những ngày qua, Elon Musk, ông chủ sở hữu mạng xã hội X, hãng xe điện Tesla và sắp tới là thành viên trong chính quyền Trump, liên tục bày tỏ lập trường về các chủ đề liên quan đến chính trị nội bộ của nhiều nước lớn ở châu Âu. Lãnh đạo nhiều nước không khỏi lo ngại về những động thái can thiệp nội bộ như vậy từ khi nhà tỷ phú giàu nhất thế giới này dấn thân vào chính trị bên cạnh Donald Trump.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Người ủng hộ đắc lực của Donald Trump không có ý định giới hạn trường chính trị của mình trong phạm vi Hoa Kỳ. Trong tầm ngắm của Elon Musk giờ là châu Âu.
Từ Đức đến Anh Quốc, nhà tỷ phú giàu nhất hành tinh không ngần ngại can dự vào các cuộc tranh luận chính trị nội bộ, cổ súy các đảng phái cực hữu, lực lượng có nguy cơ gây khủng hoảng chính trị tại những quốc gia này. Những phát ngôn như vậy thường được đăng trên mạng xã hội X, khiến một số lãnh đạo chính phủ tại chỗ lo ngại trong bối cảnh phải đối mặt với làn sóng trỗi dậy của phe cực hữu do các khó khăn riêng biệt ở từng nước.
Mới đây, Elon Musk đã thể hiện sự can thiệp đó với Vương Quốc Anh. Trên mạng xã hội X của mình, ông ta kêu gọi trả tự do cho một nhân vật cực hữu, Tommy Robinson. Ông cũng kêu gọi thủ tướng Anh Keir Starmer từ chức với những cáo buộc sai lệch và ngôn từ nặng nề : « Starmer phải ra đi và phải bị truy tố vì tòng phạm vào tội ác với dân chúng tồi tệ nhất nước Anh ».
Làm mất ổn định chính phủ hiện hành, cũng chính là cách mà Elon Musk cố gắng làm với nước Đức giữa lúc đất nước này đang rơi vào khủng hoảng chính phủ, cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn sẽ diễn ra vào tháng 2/2025. Doanh nhân mới khoác áo chính trị này đã liên tục bày tỏ ủng hộ đảng cực hữu AfD, kêu gọi thay đổi chính trị ở Đức.
Đến mức này người ta phải đặt câu hỏi : Tại sao Elon Musk lại có ý đồ đẩy các lực lượng chính trị cực hữu ở châu Âu lên như vậy ? Phần đông giới quan sát cho rằng đơn giản đó là vì lợi ích kinh tế của doanh nhân tỷ phú này.
Olivier Conroy, nhà báo chính trị của nhật báo Anh The Guardian nhận định trên kênh truyền hình Pháp France 2 : « Ông ta nghĩ rằng, những chính phủ cực hữu hay dân túy có thể sẽ ủng hộ các lợi ích kinh tế của ông ta. Điều này sẽ giúp cho ông ta quản lý các công việc làm ăn của mình đơn giản hơn ở các nước đó, nhất là ở châu Âu, nơi có những quy định, luật lệ lao động chặt chẽ hơn so với Hoa Kỳ ».
Nhưng theo phần đông các chuyên gia, trên hết, tỷ phú này đang nhằm vào một châu Âu suy yếu, bị chia rẽ và đang trong thời điểm tồi tệ nhất : Tại châu Âu, công nghiệp đang trong quá trình suy tàn, sức sản xuất và khả năng cạnh tranh đang bị mất dần và sẽ có rất ít lý do để lục địa này từ chối các đầu tư của Elon Musk, người đang có rất nhiều tiền.
Nhưng rõ ràng, việc bày tỏ lập trường chính trị trước các vấn đề nội bộ của nước khác đã cho thấy, Elon Musk sẽ không ngần ngại mang mạng xã hội và tài sản của mình phục vụ các tham vọng chính trị.
Trên trang diễn đàn của báo Le Monde, bà Aurore Lalucq, nghị sĩ châu Âu, cho rằng « những phát ngôn của Elon Musk rõ ràng sẽ không có tác động lớn nếu ông ta không phải là chủ sở hữu mạng xã hội X, nói một cách khác nếu ông ta không nắm giữ một nền tảng trong hạ tầng truyền thông toàn cầu. Tuy nhiên, hiện tại không có quốc gia nào của chúng ta (châu Âu) có nền tảng hoặc cơ sở hạ tầng tương tự ».
Sau lãnh đạo chính phủ Đức Olaf Scholz, thủ tướng Anh Keir Starmer, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và một số lãnh đạo châu Âu, đầu tuần này đã lên án tỷ phú Mỹ nhiều lần can thiệp vào công việc nội bộ của các nước châu Âu. Giọng điệu trái ngược với thời điểm mà các nhà lãnh đạo châu Âu tranh giành sự ưu ái với doanh nhân, hy vọng chào đón một nhà máy Tesla trong tương lai và ca ngợi thiên tài có tầm nhìn xa trông rộng của người sáng lập SpaceX.
Cuối tuần qua, phó thủ tướng, bộ trưởng kinh tế Đức, Robert Habeck, một người thuộc đảng Xanh đã có nhận định mang tính cảnh báo : « Sự kết hợp giữa khối tài sản khổng lồ với việc kiểm soát thông tin, các mạng xã hội, sử dụng trí tuệ nhân tạo và sẵn sàng làm ngơ các quy tắc là sự tấn công trực diện vào nền dân chủ của chúng ta ».
***********
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng lên mức kỷ lục mới khi ông Trump sắp trở lại Nhà Trắng
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đã vượt quá 110 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024, theo số liệu mới nhất của Hoa Kỳ, trong lúc xuất khẩu từ quốc gia vốn là trung tâm công nghiệp của Đông Nam Á cũng tăng cao khi tiền đồng giảm giá kỷ lục so với đồng đô la.
Số liệu mới nhất do cơ quan thống kê Hoa Kỳ đưa ra hôm 7/1 cho thấy Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ lượng hàng hóa trị giá hơn 124,8 tỷ USD trong khi chỉ nhập khẩu lượng hàng trị giá gần 10,9 tỷ USD từ Mỹ tính đến hết tháng 11/2024. Theo thống kê của US Census Bureau, mức thâm hụt thương mại vượt hơn 113 tỷ USD là mức cao nhất trong 11 tháng của một năm so với bất kỳ năm nào trước đây kể từ khi Việt Nam và Mỹ bắt đầu giao thương vào năm 1992.
Mức thâm hụt này chỉ thấp hơn so với hơn mức 116 tỷ USD mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại với Mỹ trong cả năm 2022.
Số liệu của Mỹ cho thấy mức thâm hụt của 11 tháng đầu năm 2024 tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước đó. Với đà tăng trưởng xuất hàng sang Mỹ, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, dự kiến mức thâm hụt thương mại cho cả năm 2024 sẽ đạt mức kỷ lục mới.
Khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 1 năm 2017, mức thâm hụt của Mỹ với Việt Nam chỉ là 38,3 tỷ USD, tức khoảng gần 1/3 so với con số của 11 tháng đầu năm 2024. Gần cuối nhiệm kỳ đó, ông Trump đã đe dọa đánh thuế lên hàng hóa của Việt Nam và gọi quốc gia Đông Nam Á là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”.
Dữ liệu mới nhất của US Census Bureau xác nhận Việt Nam tiếp tục đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Mexico, về mức thặng dư thương mại cao nhất với Mỹ. Trung Quốc có mức thặng dư thương mại với Mỹ đạt hơn 270 tỷ USD trong khi Mexico là hơn 157 tỷ USD. Thống kê cho thấy Việt Nam đứng thứ 30 trên thế giới về lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Theo Reuters, các nhà phân tích coi khoảng cách lớn này là một rủi ro cao đối với quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Trump, người sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1, đã đe dọa áp thuế lên đến 20% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Rủi ro đó đã trở nên trầm trọng hơn do đồng tiền của Việt Nam giảm mạnh trong những tháng gần đây khi tiền đồng giao dịch gần mức thấp nhất từ trước tới nay so với đồng đô la Mỹ, theo phân tích của hãng tin Anh.
Washington đang theo dõi chặt chẽ vì Việt Nam nằm trong “Danh sách giám sát” của Mỹ để kiểm tra ngoại hối. Việc kiểm soát các hoạt động nhằm theo dõi việc thao túng tiền tệ này sẽ được chuyển giao cho chính quyền Trump khi ông lên nắm quyền vào cuối tháng này.
Việt Nam có các hoạt động công nghiệp tập trung vào xuất khẩu lớn của các công ty đa quốc gia Mỹ như Apple, Google, Nike và Intel.
Số liệu thương mại chưa điều chỉnh theo mùa mới nhất của US Census Bureau cho thấy vào tháng 11/2024, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng thêm hơn 12,1 tỷ USD, cao hơn gần 2 tỷ USD so với tháng cùng kỳ của năm trước đó.
Việc tiền đồng yếu có thể là yếu tố hỗ trợ cho thâm hụt thương mại tăng cao, theo Reuters.
“Nếu Mỹ nhận thấy rằng Việt Nam cố tình giữ tiền đồng yếu để đạt được lợi thế thương mại không công bằng thì điều này có thể gây ra những cáo buộc mới về thao túng tiền tệ,” Leif Schneider, giám đốc công ty luật quốc tế Luther tại Việt Nam nói với hãng tin Anh.
Trước khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố Việt Nam, cùng với Thụy Sĩ, là những nước thao túng tiền tệ vì các can thiệp vào thị trường nhằm làm suy yếu giá trị đồng tiền của họ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối trong trường hợp có tác động kinh tế bất lợi từ các động thái tiền tệ và trong quá khứ đã bán đô la để tăng giá tiền đồng.
Trước khi những dữ liệu mới của Mỹ được đưa ra, SBV hôm 7/1 cho biết họ sẽ duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát trong khi các cơ quan chức năng sẽ theo dõi chính sách của ông Trump để điều chỉnh trong nước cho phù hợp.
SBV vào năm ngoái đã bơm 24 tỷ USD để ngăn chặn sự sụp đổ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) trong vụ giải cứu được xem là chưa từng có đối với ngân hàng đã bị Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan rút ruột trong suốt 1 thập kỷ*********
Cơ quan Y tế nói virus gây viêm phổi ở Trung Quốc đã có ở Việt Nam, kêu gọi người dân không hoang mang
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh mới đây cho biết rằng virus gây viêm phổi đang lây lan tại Trung Quốc không phải là virus mới vì đã được ghi nhận ở thành phố này trước đây trong khi lãnh đạo Bộ Y tế kêu gọi người dân trong cả nước đừng quá lo lắng với virus cúm này, theo truyền thông trong nước.
Ghi nhận trên VOV và Tiền Phong cho thấy Sở Y tế TPHCM nói rằng tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên người này “đang lưu hành tại TPHCM”.
Bản tin của 2 tờ báo này trích dẫn thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết rằng HMPV, loại virus gây viêm đường hô hấp trên và dưới đang bùng phát ở Trung Quốc, đã được phát hiện trong đợt bùng phát viêm hô hấp ở trẻ em tại thành phố hồi cuối năm 2023. Loại virus này được phát hiện với tỷ lệ 15%, và theo dữ liệu của Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM được 2 tờ báo này trích dẫn, loại HMPV chiếm tỷ lệ được cho là thấp, 12,5%, ở trẻ em trong số các tác nhân khác gây ra dịch viêm phổi cộng đồng.
Do đó, theo Tiền Phong, Sở Y tế TPHCM khẳng định HMPV không phải là virus mới trong bối cảnh nhiều người dân bày tỏ trên mạng về lo ngại trước chủng vuris mới tại Trung Quốc.
Trước đó hôm 5/1, báo Thanh Niên, trong bản tin có tựa “Virus bí ẩn khiến nhiều bệnh viện ở Trung Quốc quá tải?” trích dẫn truyền thông nước ngoài nói về một bệnh viêm phổi lạ xuất hiện tại quốc gia láng giềng của Việt Nam trong khi chính phủ nước này và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa chính thức xác nhận.
Trích dẫn Daily Star, Thanh Niên nói rằng một đợt bùng phát bệnh viêm phổi “chưa rõ nguồn gốc” lây lan tại Trung Quốc với các trường hợp phổi trắng, viêm phổi, sốt và các triệu chứng khác của virus đường hô hấp khiến các bệnh viện quá tải.
Cùng thời gian này các đây 5 năm, virus corona, hay COVID-19, đã bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc và lan sang Việt Nam cũng như toàn thế giới. Đại dịch thế kỷ này đã khiến hơn 43.000 người thiệt mạng ở Việt Nam, trong số hơn 7 triệu người chết trên toàn cầu.
Trước sự lo lắng của nhiều người Việt Nam về mối nguy mới từ virus HMPV gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên hôm 8/1 kêu gọi người dân không hoang mang, theo VietNamNet.
Ông Tuyên, trong buổi họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ, nói rằng gần đây trên hệ thống giám sát ghi nhận từ các kênh thông tin báo chí và mạng xã hội “có nói về các trường hợp mắc virus viêm phổi tại Trung Quốc.”
Để trấn an người dân, ông Tuyên trích dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong đó tuyên bố rằng các ca nhiễm trùng đường hô hấp lây lan tại quốc gia này là “bệnh thông thường và dịch bệnh đã đạt đỉnh vào thời điểm trong năm”, theo Lao Động. Vẫn theo ông Tuyên, Trung Quốc khẳng định không có sự kiện y tế bất thường nào liên quan đến những ca mắc này.
Ông Tuyên được Tuổi Trẻ trích lời mô tả rằng virus HMPV lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, hắt hơi, sổ mũi hoặc nói chuyện và khi nhiễm virus này, người bệnh có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường như sốt, ho, nghẹt mũi và có thể có biến chứng như viêm phổi hay viêm phế quản.
Vị thứ trưởng Bộ Y tế cho biết rằng WHO đánh giá đợt dịch theo mùa do tác nhân gây bệnh do đường hô hấp thường xảy ra vào mùa đông tại các khu vực có khí hậu ôn đới.
Dù hạ giảm mối nguy của virus này nhưng ông Tuyên cũng khuyến nghị người dân theo dõi tin tức từ Bộ Y tế và chủ động phòng dịch.
“Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên cập nhật những thông tin chính thức từ Bộ Y tế để tránh gây hoang mang,” ông Tuyên được Tuổi Trẻ trích lời nói và đề nghị các phương tiện truyền thông, do nhà nước quản lý, đăng tải thông tin chính thức để người dân không lo lắng.
Ông Tuyên được Lao Động trích lời nói về đánh giá của WHO rằng đây là dịch bệnh theo mùa nhưng khuyên người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh cơ bản để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Cũng theo ông Tuyên, WHO khuyến cáo không áp dụng bất cứ hạn chế nào về giao thương, đi lại liên quan đến virus gây viêm phổi tại Trung Quốc.
Vào tháng 2/2020 khi COVID bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, Việt Nam đã đóng cửa đường biên giới với nước láng giềng và sau đó ngừng các đường bay quốc tế. Đại dịch này cũng khiến nhiều nước trên thế giới phải bế quan tỏa cảng trong nhiều tháng và ảnh hưởng của nó tới kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu.
*********
Sao Hollywood nằm trong số hàng chục ngàn người sơ tán cháy rừng ở Los Angeles
Hơn 30.000 người đã phải sơ tán khỏi nhà khi một đám cháy rừng bùng phát dữ dội ở khu vực ven biển cao cấp của Los Angeles vào đêm qua, trong đó có những ngôi sao nổi tiếng của Hollywood phải chạy trốn bằng ô tô và đi bộ khi ngọn lửa nhấn chìm nhà cửa và thiêu rụi các sườn đồi.
Các nhà dự báo thời tiết cho biết tình hình thời tiết dự kiến sẽ xấu đi hơn nữa trong suốt ngày thứ Tư (8/1) khi một cơn bão gió và điều kiện khô cằn đã thổi bùng ngọn lửa ở khu phố Pacific Palisades và ít nhất hai khu vực khác ở Los Angeles.
Thống đốc California Gavin Newsom đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào thứ Ba.
Các quan chức cho biết nhiều tòa nhà đã bị phá hủy và gần 3.000 mẫu Anh (1.200 ha) đã bị thiêu rụi ở Pacific Palisades, nơi nằm giữa các thị trấn bãi biển Santa Monica và Malibu. Khu vực này là nơi sinh sống của nhiều ngôi sao điện ảnh và âm nhạc.
Đường phố tắc nghẽn vì người dân chạy trốn khỏi đám cháy, một số người bỏ lại xe khi ngọn lửa tiến sát và những đám khói lửa bốc lên trên bầu trời đêm ở Los Angeles và các vùng ngoại ô.
Diễn viên Steve Guttenberg nói với đài truyền hình KTLA rằng bạn bè của anh đã bị kẹt không thể sơ tán vì những người khác bỏ lại xe trên đường.
“Điều thực sự quan trọng là mọi người phải đoàn kết lại và đừng quan tâm về tài sản cá nhân của mình. Hãy chạy đi”, diễn viên Guttenberg nói. “Hãy đưa những người thân yêu của bạn ra khỏi đây”.
Thị trưởng Los Angeles Karen Bass vào sáng thứ Tư đã kêu gọi người dân tuân thủ lệnh sơ tán và đậu xe, sử dụng nơi trú ẩn do chính quyền thiết lập nếu cần.
“Hãy luôn cảnh giác và giữ an toàn”, bà viết trong một bài đăng trên X, nói rằng cơn bão gió dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn vào buổi sáng.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ cho biết trong một khuyến cáo: “Đây là tình huống đặc biệt nguy hiểm đối với một số khu vực của Quận Los Angeles và Ventura!”
Cư dân Pacific Palisades Cindy Festa cho biết khi bà sơ tán, đám cháy “ở rất gần những chiếc xe”, bà minh hoạ bằng ngón tay cái và ngón trỏ.
“Mọi người để xe trên đường Palisades. Cháy trên sườn đồi. Cây cọ - mọi thứ đang bốc cháy”, Festa nói từ trong xe của bà.
Một số người đã bị thương trong vụ cháy Palisades, một số bị bỏng ở mặt và tay, một viên chức cứu hỏa nói với KTLA. Một nữ lính cứu hỏa đã bị thương ở đầu. Tuy nhiên, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.
Nam diễn viên Hollywood James Woods cho biết trên X rằng anh đã có thể sơ tán khỏi ngôi nhà Pacific Palisades của mình nhưng nói thêm: “Tôi không biết lúc này ngôi nhà của chúng tôi có còn đứng vững không”.
ÍT NHẤT BA VỤ CHÁY
Một vụ cháy thứ hai, được gọi là Vụ cháy Eaton, bùng phát ở Altadena, gần Pasadena, và ngọn lửa bao trùm tăng từ 200 mẫu Anh lên 1.000 mẫu Anh (400 ha) trong vài giờ, theo Cal Fire.
CBS News cho biết gần 100 cư dân từ một viện dưỡng lão ở Pasadena đã được sơ tán. Video cho thấy nhiều cư dân lớn tuổi, nhiều người ngồi xe lăn và trên cáng cứu thương, chen chúc trên bãi đậu xe đầy khói và gió khi xe cứu hỏa và xe cứu thương đến.
Các viên chức cứu hỏa cho biết một đám cháy thứ ba có tên là Đám cháy Hurst đã bùng phát ở Sylmar, tại Thung lũng San Fernando, phía tây bắc Los Angeles, khiến một số cư dân gần đó phải sơ tán. Theo Cal Fire, đám cháy Hurst đã lan rộng từ 100 mẫu Anh (40 ha) lên 500 mẫu Anh (202 ha).
Dữ liệu từ PowerOutage.us cho thấy hơn 210.000 ngôi nhà và doanh nghiệp ở quận Los Angeles đã mất điện vào cuối ngày thứ Ba.
Các nhân chứng cho biết một số ngôi nhà bốc cháy, ngọn lửa gần như thiêu rụi xe của họ khi mọi người chạy khỏi những ngọn đồi của Hẻm núi Topanga khi đám cháy lan từ đó xuống Thái Bình Dương.
Truyền thông địa phương đưa tin đám cháy cũng đã lan về phía bắc, thiêu rụi những ngôi nhà gần Malibu. Một số khu vực của Malibu và Santa Monica đang được lệnh sơ tán.
Nhiều nạn nhân bị bỏng đã được điều trị sau khi đi bộ về phía nhà hàng Duke ở Malibu vào buổi tối, tờ Los Angeles Times đưa tin, trích dẫn lời một viên chức cứu hỏa.
Trưởng phòng Cứu hỏa Los Angeles Kristin Crowley trước đó đã phát biểu tại một cuộc họp báo rằng hơn 25.000 người trong 10.000 ngôi nhà đang bị đe dọa.
Máy bay cứu hỏa đã múc nước từ biển để phun vào ngọn lửa khi chúng nhấn chìm các ngôi nhà. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy xe ủi đất đã dọn sạch các phương tiện bị bỏ lại trên đường để các xe cứu hỏa có thể đi qua.
Ngọn lửa đã thiêu rụi một số cây trên khuôn viên của Getty Villa, một bảo tàng chứa đầy các tác phẩm nghệ thuật vô giá, nhưng bộ sưu tập vẫn an toàn phần lớn vì các bụi cây gần đó đã được cắt xuống như một biện pháp phòng ngừa, bảo tàng cho biết.
Trước khi đám cháy bắt đầu, Cơ quan Thời tiết Quốc gia đã ban hành cảnh báo cao nhất về tình trạng cháy rừng cực độ ở hầu hết Quận Los Angeles từ thứ Ba đến thứ Năm.
*************
Pháp thúc giục EU cứng rắn hơn với các bình luận chính trị của Musk
Pháp thúc giục Liên minh châu Âu sử dụng luật pháp của mình một cách mạnh mẽ hơn để tự bảo vệ mình trước sự can thiệp từ bên ngoài và thủ tướng Tây Ban Nha đã chỉ trích ông Elon Musk hôm thứ Tư (8/1), khi tỷ phú công nghệ người Mỹ đưa ra nhiều bình luận về chính trị châu Âu.
Liên minh châu Âu đang giằng co về cách phản ứng với các bài đăng của Musk trên trang mạng xã hội X của ông trong những tuần gần đây, trong đó chỉ trích các nhà lãnh đạo được bầu và gây ra sự bàng hoàng trên khắp châu Âu.
Mối lo ngại về Musk, người đàn ông giàu nhất thế giới và là đồng minh của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, đặc biệt được cảm nhận ở các thủ đô nơi mà xu hướng chính trị chính thống đang chịu áp lực từ các đảng dân túy cánh hữu.
Những bình luận của ông Musk ủng hộ đảng chống nhập cư, chống Hồi giáo Alternative for Germany (AfD), bị các cơ quan an ninh Đức dán nhãn là những kẻ cực đoan cánh hữu, trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 2 đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu đặc biệt lo lắng.
Một số chính phủ châu Âu đang gây sức ép buộc Ủy ban châu Âu sử dụng kho vũ khí pháp lý của mình để chống lại sự can thiệp được cho là của Musk.
“Hoặc Ủy ban châu Âu áp dụng với sự kiên quyết nhất các luật hiện hành để bảo vệ không gian của chúng ta hoặc không, và trong trường hợp đó, Ủy ban nên cân nhắc trao lại năng lực thực hiện cho các quốc gia thành viên EU”, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot nói với đài phát thanh France Inter.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư cáo buộc ông Musk phá hoại nền dân chủ, nhưng không nêu đích danh ông.
Vấn đề này đang thử thách sự sẵn sàng của EU trong việc đối đầu trực diện với ông Musk và có nguy cơ gây bất bình với chính quyền Trump sắp tới, cũng như hiệu quả của Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của khối, đạo luật này điều chỉnh hoạt động của các nền tảng truyền thông xã hội tại EU.
Không rõ liệu ông Musk, người sẽ đảm nhiệm vai trò cố vấn bên ngoài cho chính quyền Trump, đang hành động theo ý riêng hay được ông Trump chấp thuận.
Các nhà ngoại giao nói khối này phải hành động thận trọng vì tính cách dễ thay đổi của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên và nói thêm rằng vẫn còn quá sớm để thảo luận thẳng thắn về vấn đề này với ông Trump hoặc ông Musk vì ông Trump vẫn chưa nắm quyền. Lễ nhậm chức của ông sẽ diễn ra vào ngày 20/1.
Một phát ngôn viên của Ủy ban cho biết trong tuần này rằng DSA trước đây đã chứng minh là một công cụ hiệu quả để chống lại những rủi ro do các nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu gây ra và cho biết một lựa chọn chính trị đã được đưa ra là không trả lời trực tiếp các dòng tweet của ông Musk và “thổi bùng cuộc tranh luận”.
TỰ DO VÀ RỦI RO XÃ HỘI
Ông Musk gọi Thủ tướng Đức Olaf Scholz là “kẻ ngốc vô dụng” nên từ chức sau vụ tấn công bằng xe hơi chết người ở Đức vào tháng trước. Vào thứ Năm, ông sẽ sử dụng nền tảng của mình để tổ chức một cuộc trò chuyện với người đứng đầu AfD Alice Wiedel.
Thủ tướng Scholz đã đáp trả bằng cách kêu gọi bình tĩnh. “Hãy lờ những kẻ đó đi”, ông nói với tờ báo Đức Stern vào ngày 4/1.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhắm vào ông Musk tuần này.
“Mười năm trước, ai có thể tin được nếu chúng ta được thông báo rằng chủ sở hữu của một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới... can thiệp trực tiếp vào các cuộc bầu cử, kể cả ở Đức?”, ông nói.
Anh nằm ngoài Liên minh châu Âu và muốn vun đắp “mối quan hệ đặc biệt” với Hoa Kỳ, nhưng ông Musk vẫn liên tục chỉ trích Thủ tướng đảng Lao động Keir Starmer và chính phủ của ông, gần đây nhất là về vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em hơn một thập kỷ trước.
Trong chiến dịch tranh cử của Mỹ, ông Musk đã đóng góp khoảng 200 triệu đô la (193,82 triệu euro) và sử dụng nền tảng truyền thông xã hội của mình để ủng hộ cho ông Trump và Đảng Cộng hòa.
************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 09 - 01 -2025:
*************
Chủ tịch vùng Catalunya, Tây Ban Nha, lên án Elon Musk tấn công "nền dân chủ", "gieo rắc thù hận"
Chủ nhân mạng X, tỉ phú Elon Musk, nhân vật thân cận với tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, không chỉ tấn công chính quyền các nước như Anh, Đức. Hôm qua, 07/01/2025, chủ tịch vùng Catalunya, Tây Ban Nha, đã lên án Musk tấn công vào « nền dân chủ », gieo rắc « thù hận », sau khi chủ nhân mạng X đưa lên mạng này một thông điệp cổ vũ cho tư tưởng bài ngoại trên một trang mạng cực hữu, khẳng định 91% thủ phạm cưỡng hiếp là người nước ngoài.
Đăng ngày:
Thông tín viên Elise Gazengel tường trình từ Barcelona :
« Elon Musk tiếp tục thể hiện thái độ thù địch với các lãnh đạo châu Âu. Hôm qua, thứ Ba 07/01, chủ tịch vùng Catalunya, Tây Ban Nha, đã đáp trả tỷ phú Mỹ sau khi Musk đưa ra thông điệp bài ngoại về số lượng người nước ngoài bị kết án trong khu vực. Chủ tịch vùng Catalunya, Salvador Illa, khẳng định : “Nền dân chủ thuộc về các công dân và chúng ta không thể để nền dân chủ lọt vào tay những triệu phú, đồng minh của phe cực hữu.”
Trong phát biểu của mình, Musk đã lấy lại tiêu đề của một tờ báo thuộc quan điểm rất bảo thủ, chỉ ra rằng có đến 91% người bị kết án hiếp dâm ở Catalunya là người nước ngoài, mà không giải thích rằng tỉ lệ nói trên chỉ đại diện cho 22 người. Và lấy ví dụ trường hợp các vụ tấn công trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 34%.
Nhưng nhà lãnh đạo thuộc đảng Xã Hội cánh tả từ chối tham gia vào các tranh luận về số liệu. Ông nói : "Công nghệ phải phục vụ nền dân chủ chứ không phải để phục vụ những kẻ muốn phá hủy nó. Catalunya đang và sẽ luôn đứng về phía dân chủ và chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ ai sử dụng cái tên Catalunya để tuyên truyền cho các thông điệp thù hận".
Phát biểu thù hận nói trên được chia sẻ bởi phe cực hữu, chiếm khoảng 11% phiếu bầu ở Catalunya. »
***********
Vì sao Elon Musk liên tiếp can thiệp vào công việc nội bộ các nước châu Âu ?
Những ngày qua, Elon Musk, ông chủ sở hữu mạng xã hội X, hãng xe điện Tesla và sắp tới là thành viên trong chính quyền Trump, liên tục bày tỏ lập trường về các chủ đề liên quan đến chính trị nội bộ của nhiều nước lớn ở châu Âu. Lãnh đạo nhiều nước không khỏi lo ngại về những động thái can thiệp nội bộ như vậy từ khi nhà tỷ phú giàu nhất thế giới này dấn thân vào chính trị bên cạnh Donald Trump.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Người ủng hộ đắc lực của Donald Trump không có ý định giới hạn trường chính trị của mình trong phạm vi Hoa Kỳ. Trong tầm ngắm của Elon Musk giờ là châu Âu.
Từ Đức đến Anh Quốc, nhà tỷ phú giàu nhất hành tinh không ngần ngại can dự vào các cuộc tranh luận chính trị nội bộ, cổ súy các đảng phái cực hữu, lực lượng có nguy cơ gây khủng hoảng chính trị tại những quốc gia này. Những phát ngôn như vậy thường được đăng trên mạng xã hội X, khiến một số lãnh đạo chính phủ tại chỗ lo ngại trong bối cảnh phải đối mặt với làn sóng trỗi dậy của phe cực hữu do các khó khăn riêng biệt ở từng nước.
Mới đây, Elon Musk đã thể hiện sự can thiệp đó với Vương Quốc Anh. Trên mạng xã hội X của mình, ông ta kêu gọi trả tự do cho một nhân vật cực hữu, Tommy Robinson. Ông cũng kêu gọi thủ tướng Anh Keir Starmer từ chức với những cáo buộc sai lệch và ngôn từ nặng nề : « Starmer phải ra đi và phải bị truy tố vì tòng phạm vào tội ác với dân chúng tồi tệ nhất nước Anh ».
Làm mất ổn định chính phủ hiện hành, cũng chính là cách mà Elon Musk cố gắng làm với nước Đức giữa lúc đất nước này đang rơi vào khủng hoảng chính phủ, cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn sẽ diễn ra vào tháng 2/2025. Doanh nhân mới khoác áo chính trị này đã liên tục bày tỏ ủng hộ đảng cực hữu AfD, kêu gọi thay đổi chính trị ở Đức.
Đến mức này người ta phải đặt câu hỏi : Tại sao Elon Musk lại có ý đồ đẩy các lực lượng chính trị cực hữu ở châu Âu lên như vậy ? Phần đông giới quan sát cho rằng đơn giản đó là vì lợi ích kinh tế của doanh nhân tỷ phú này.
Olivier Conroy, nhà báo chính trị của nhật báo Anh The Guardian nhận định trên kênh truyền hình Pháp France 2 : « Ông ta nghĩ rằng, những chính phủ cực hữu hay dân túy có thể sẽ ủng hộ các lợi ích kinh tế của ông ta. Điều này sẽ giúp cho ông ta quản lý các công việc làm ăn của mình đơn giản hơn ở các nước đó, nhất là ở châu Âu, nơi có những quy định, luật lệ lao động chặt chẽ hơn so với Hoa Kỳ ».
Nhưng theo phần đông các chuyên gia, trên hết, tỷ phú này đang nhằm vào một châu Âu suy yếu, bị chia rẽ và đang trong thời điểm tồi tệ nhất : Tại châu Âu, công nghiệp đang trong quá trình suy tàn, sức sản xuất và khả năng cạnh tranh đang bị mất dần và sẽ có rất ít lý do để lục địa này từ chối các đầu tư của Elon Musk, người đang có rất nhiều tiền.
Nhưng rõ ràng, việc bày tỏ lập trường chính trị trước các vấn đề nội bộ của nước khác đã cho thấy, Elon Musk sẽ không ngần ngại mang mạng xã hội và tài sản của mình phục vụ các tham vọng chính trị.
Trên trang diễn đàn của báo Le Monde, bà Aurore Lalucq, nghị sĩ châu Âu, cho rằng « những phát ngôn của Elon Musk rõ ràng sẽ không có tác động lớn nếu ông ta không phải là chủ sở hữu mạng xã hội X, nói một cách khác nếu ông ta không nắm giữ một nền tảng trong hạ tầng truyền thông toàn cầu. Tuy nhiên, hiện tại không có quốc gia nào của chúng ta (châu Âu) có nền tảng hoặc cơ sở hạ tầng tương tự ».
Sau lãnh đạo chính phủ Đức Olaf Scholz, thủ tướng Anh Keir Starmer, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và một số lãnh đạo châu Âu, đầu tuần này đã lên án tỷ phú Mỹ nhiều lần can thiệp vào công việc nội bộ của các nước châu Âu. Giọng điệu trái ngược với thời điểm mà các nhà lãnh đạo châu Âu tranh giành sự ưu ái với doanh nhân, hy vọng chào đón một nhà máy Tesla trong tương lai và ca ngợi thiên tài có tầm nhìn xa trông rộng của người sáng lập SpaceX.
Cuối tuần qua, phó thủ tướng, bộ trưởng kinh tế Đức, Robert Habeck, một người thuộc đảng Xanh đã có nhận định mang tính cảnh báo : « Sự kết hợp giữa khối tài sản khổng lồ với việc kiểm soát thông tin, các mạng xã hội, sử dụng trí tuệ nhân tạo và sẵn sàng làm ngơ các quy tắc là sự tấn công trực diện vào nền dân chủ của chúng ta ».
***********
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng lên mức kỷ lục mới khi ông Trump sắp trở lại Nhà Trắng
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đã vượt quá 110 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024, theo số liệu mới nhất của Hoa Kỳ, trong lúc xuất khẩu từ quốc gia vốn là trung tâm công nghiệp của Đông Nam Á cũng tăng cao khi tiền đồng giảm giá kỷ lục so với đồng đô la.
Số liệu mới nhất do cơ quan thống kê Hoa Kỳ đưa ra hôm 7/1 cho thấy Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ lượng hàng hóa trị giá hơn 124,8 tỷ USD trong khi chỉ nhập khẩu lượng hàng trị giá gần 10,9 tỷ USD từ Mỹ tính đến hết tháng 11/2024. Theo thống kê của US Census Bureau, mức thâm hụt thương mại vượt hơn 113 tỷ USD là mức cao nhất trong 11 tháng của một năm so với bất kỳ năm nào trước đây kể từ khi Việt Nam và Mỹ bắt đầu giao thương vào năm 1992.
Mức thâm hụt này chỉ thấp hơn so với hơn mức 116 tỷ USD mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại với Mỹ trong cả năm 2022.
Số liệu của Mỹ cho thấy mức thâm hụt của 11 tháng đầu năm 2024 tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước đó. Với đà tăng trưởng xuất hàng sang Mỹ, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, dự kiến mức thâm hụt thương mại cho cả năm 2024 sẽ đạt mức kỷ lục mới.
Khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 1 năm 2017, mức thâm hụt của Mỹ với Việt Nam chỉ là 38,3 tỷ USD, tức khoảng gần 1/3 so với con số của 11 tháng đầu năm 2024. Gần cuối nhiệm kỳ đó, ông Trump đã đe dọa đánh thuế lên hàng hóa của Việt Nam và gọi quốc gia Đông Nam Á là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”.
Dữ liệu mới nhất của US Census Bureau xác nhận Việt Nam tiếp tục đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Mexico, về mức thặng dư thương mại cao nhất với Mỹ. Trung Quốc có mức thặng dư thương mại với Mỹ đạt hơn 270 tỷ USD trong khi Mexico là hơn 157 tỷ USD. Thống kê cho thấy Việt Nam đứng thứ 30 trên thế giới về lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Theo Reuters, các nhà phân tích coi khoảng cách lớn này là một rủi ro cao đối với quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Trump, người sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1, đã đe dọa áp thuế lên đến 20% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Rủi ro đó đã trở nên trầm trọng hơn do đồng tiền của Việt Nam giảm mạnh trong những tháng gần đây khi tiền đồng giao dịch gần mức thấp nhất từ trước tới nay so với đồng đô la Mỹ, theo phân tích của hãng tin Anh.
Washington đang theo dõi chặt chẽ vì Việt Nam nằm trong “Danh sách giám sát” của Mỹ để kiểm tra ngoại hối. Việc kiểm soát các hoạt động nhằm theo dõi việc thao túng tiền tệ này sẽ được chuyển giao cho chính quyền Trump khi ông lên nắm quyền vào cuối tháng này.
Việt Nam có các hoạt động công nghiệp tập trung vào xuất khẩu lớn của các công ty đa quốc gia Mỹ như Apple, Google, Nike và Intel.
Số liệu thương mại chưa điều chỉnh theo mùa mới nhất của US Census Bureau cho thấy vào tháng 11/2024, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng thêm hơn 12,1 tỷ USD, cao hơn gần 2 tỷ USD so với tháng cùng kỳ của năm trước đó.
Việc tiền đồng yếu có thể là yếu tố hỗ trợ cho thâm hụt thương mại tăng cao, theo Reuters.
“Nếu Mỹ nhận thấy rằng Việt Nam cố tình giữ tiền đồng yếu để đạt được lợi thế thương mại không công bằng thì điều này có thể gây ra những cáo buộc mới về thao túng tiền tệ,” Leif Schneider, giám đốc công ty luật quốc tế Luther tại Việt Nam nói với hãng tin Anh.
Trước khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố Việt Nam, cùng với Thụy Sĩ, là những nước thao túng tiền tệ vì các can thiệp vào thị trường nhằm làm suy yếu giá trị đồng tiền của họ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối trong trường hợp có tác động kinh tế bất lợi từ các động thái tiền tệ và trong quá khứ đã bán đô la để tăng giá tiền đồng.
Trước khi những dữ liệu mới của Mỹ được đưa ra, SBV hôm 7/1 cho biết họ sẽ duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát trong khi các cơ quan chức năng sẽ theo dõi chính sách của ông Trump để điều chỉnh trong nước cho phù hợp.
SBV vào năm ngoái đã bơm 24 tỷ USD để ngăn chặn sự sụp đổ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) trong vụ giải cứu được xem là chưa từng có đối với ngân hàng đã bị Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan rút ruột trong suốt 1 thập kỷ*********
Cơ quan Y tế nói virus gây viêm phổi ở Trung Quốc đã có ở Việt Nam, kêu gọi người dân không hoang mang
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh mới đây cho biết rằng virus gây viêm phổi đang lây lan tại Trung Quốc không phải là virus mới vì đã được ghi nhận ở thành phố này trước đây trong khi lãnh đạo Bộ Y tế kêu gọi người dân trong cả nước đừng quá lo lắng với virus cúm này, theo truyền thông trong nước.
Ghi nhận trên VOV và Tiền Phong cho thấy Sở Y tế TPHCM nói rằng tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên người này “đang lưu hành tại TPHCM”.
Bản tin của 2 tờ báo này trích dẫn thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết rằng HMPV, loại virus gây viêm đường hô hấp trên và dưới đang bùng phát ở Trung Quốc, đã được phát hiện trong đợt bùng phát viêm hô hấp ở trẻ em tại thành phố hồi cuối năm 2023. Loại virus này được phát hiện với tỷ lệ 15%, và theo dữ liệu của Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM được 2 tờ báo này trích dẫn, loại HMPV chiếm tỷ lệ được cho là thấp, 12,5%, ở trẻ em trong số các tác nhân khác gây ra dịch viêm phổi cộng đồng.
Do đó, theo Tiền Phong, Sở Y tế TPHCM khẳng định HMPV không phải là virus mới trong bối cảnh nhiều người dân bày tỏ trên mạng về lo ngại trước chủng vuris mới tại Trung Quốc.
Trước đó hôm 5/1, báo Thanh Niên, trong bản tin có tựa “Virus bí ẩn khiến nhiều bệnh viện ở Trung Quốc quá tải?” trích dẫn truyền thông nước ngoài nói về một bệnh viêm phổi lạ xuất hiện tại quốc gia láng giềng của Việt Nam trong khi chính phủ nước này và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa chính thức xác nhận.
Trích dẫn Daily Star, Thanh Niên nói rằng một đợt bùng phát bệnh viêm phổi “chưa rõ nguồn gốc” lây lan tại Trung Quốc với các trường hợp phổi trắng, viêm phổi, sốt và các triệu chứng khác của virus đường hô hấp khiến các bệnh viện quá tải.
Cùng thời gian này các đây 5 năm, virus corona, hay COVID-19, đã bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc và lan sang Việt Nam cũng như toàn thế giới. Đại dịch thế kỷ này đã khiến hơn 43.000 người thiệt mạng ở Việt Nam, trong số hơn 7 triệu người chết trên toàn cầu.
Trước sự lo lắng của nhiều người Việt Nam về mối nguy mới từ virus HMPV gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên hôm 8/1 kêu gọi người dân không hoang mang, theo VietNamNet.
Ông Tuyên, trong buổi họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ, nói rằng gần đây trên hệ thống giám sát ghi nhận từ các kênh thông tin báo chí và mạng xã hội “có nói về các trường hợp mắc virus viêm phổi tại Trung Quốc.”
Để trấn an người dân, ông Tuyên trích dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong đó tuyên bố rằng các ca nhiễm trùng đường hô hấp lây lan tại quốc gia này là “bệnh thông thường và dịch bệnh đã đạt đỉnh vào thời điểm trong năm”, theo Lao Động. Vẫn theo ông Tuyên, Trung Quốc khẳng định không có sự kiện y tế bất thường nào liên quan đến những ca mắc này.
Ông Tuyên được Tuổi Trẻ trích lời mô tả rằng virus HMPV lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, hắt hơi, sổ mũi hoặc nói chuyện và khi nhiễm virus này, người bệnh có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường như sốt, ho, nghẹt mũi và có thể có biến chứng như viêm phổi hay viêm phế quản.
Vị thứ trưởng Bộ Y tế cho biết rằng WHO đánh giá đợt dịch theo mùa do tác nhân gây bệnh do đường hô hấp thường xảy ra vào mùa đông tại các khu vực có khí hậu ôn đới.
Dù hạ giảm mối nguy của virus này nhưng ông Tuyên cũng khuyến nghị người dân theo dõi tin tức từ Bộ Y tế và chủ động phòng dịch.
“Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên cập nhật những thông tin chính thức từ Bộ Y tế để tránh gây hoang mang,” ông Tuyên được Tuổi Trẻ trích lời nói và đề nghị các phương tiện truyền thông, do nhà nước quản lý, đăng tải thông tin chính thức để người dân không lo lắng.
Ông Tuyên được Lao Động trích lời nói về đánh giá của WHO rằng đây là dịch bệnh theo mùa nhưng khuyên người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh cơ bản để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Cũng theo ông Tuyên, WHO khuyến cáo không áp dụng bất cứ hạn chế nào về giao thương, đi lại liên quan đến virus gây viêm phổi tại Trung Quốc.
Vào tháng 2/2020 khi COVID bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, Việt Nam đã đóng cửa đường biên giới với nước láng giềng và sau đó ngừng các đường bay quốc tế. Đại dịch này cũng khiến nhiều nước trên thế giới phải bế quan tỏa cảng trong nhiều tháng và ảnh hưởng của nó tới kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu.
*********
Sao Hollywood nằm trong số hàng chục ngàn người sơ tán cháy rừng ở Los Angeles
Hơn 30.000 người đã phải sơ tán khỏi nhà khi một đám cháy rừng bùng phát dữ dội ở khu vực ven biển cao cấp của Los Angeles vào đêm qua, trong đó có những ngôi sao nổi tiếng của Hollywood phải chạy trốn bằng ô tô và đi bộ khi ngọn lửa nhấn chìm nhà cửa và thiêu rụi các sườn đồi.
Các nhà dự báo thời tiết cho biết tình hình thời tiết dự kiến sẽ xấu đi hơn nữa trong suốt ngày thứ Tư (8/1) khi một cơn bão gió và điều kiện khô cằn đã thổi bùng ngọn lửa ở khu phố Pacific Palisades và ít nhất hai khu vực khác ở Los Angeles.
Thống đốc California Gavin Newsom đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào thứ Ba.
Các quan chức cho biết nhiều tòa nhà đã bị phá hủy và gần 3.000 mẫu Anh (1.200 ha) đã bị thiêu rụi ở Pacific Palisades, nơi nằm giữa các thị trấn bãi biển Santa Monica và Malibu. Khu vực này là nơi sinh sống của nhiều ngôi sao điện ảnh và âm nhạc.
Đường phố tắc nghẽn vì người dân chạy trốn khỏi đám cháy, một số người bỏ lại xe khi ngọn lửa tiến sát và những đám khói lửa bốc lên trên bầu trời đêm ở Los Angeles và các vùng ngoại ô.
Diễn viên Steve Guttenberg nói với đài truyền hình KTLA rằng bạn bè của anh đã bị kẹt không thể sơ tán vì những người khác bỏ lại xe trên đường.
“Điều thực sự quan trọng là mọi người phải đoàn kết lại và đừng quan tâm về tài sản cá nhân của mình. Hãy chạy đi”, diễn viên Guttenberg nói. “Hãy đưa những người thân yêu của bạn ra khỏi đây”.
Thị trưởng Los Angeles Karen Bass vào sáng thứ Tư đã kêu gọi người dân tuân thủ lệnh sơ tán và đậu xe, sử dụng nơi trú ẩn do chính quyền thiết lập nếu cần.
“Hãy luôn cảnh giác và giữ an toàn”, bà viết trong một bài đăng trên X, nói rằng cơn bão gió dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn vào buổi sáng.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ cho biết trong một khuyến cáo: “Đây là tình huống đặc biệt nguy hiểm đối với một số khu vực của Quận Los Angeles và Ventura!”
Cư dân Pacific Palisades Cindy Festa cho biết khi bà sơ tán, đám cháy “ở rất gần những chiếc xe”, bà minh hoạ bằng ngón tay cái và ngón trỏ.
“Mọi người để xe trên đường Palisades. Cháy trên sườn đồi. Cây cọ - mọi thứ đang bốc cháy”, Festa nói từ trong xe của bà.
Một số người đã bị thương trong vụ cháy Palisades, một số bị bỏng ở mặt và tay, một viên chức cứu hỏa nói với KTLA. Một nữ lính cứu hỏa đã bị thương ở đầu. Tuy nhiên, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.
Nam diễn viên Hollywood James Woods cho biết trên X rằng anh đã có thể sơ tán khỏi ngôi nhà Pacific Palisades của mình nhưng nói thêm: “Tôi không biết lúc này ngôi nhà của chúng tôi có còn đứng vững không”.
ÍT NHẤT BA VỤ CHÁY
Một vụ cháy thứ hai, được gọi là Vụ cháy Eaton, bùng phát ở Altadena, gần Pasadena, và ngọn lửa bao trùm tăng từ 200 mẫu Anh lên 1.000 mẫu Anh (400 ha) trong vài giờ, theo Cal Fire.
CBS News cho biết gần 100 cư dân từ một viện dưỡng lão ở Pasadena đã được sơ tán. Video cho thấy nhiều cư dân lớn tuổi, nhiều người ngồi xe lăn và trên cáng cứu thương, chen chúc trên bãi đậu xe đầy khói và gió khi xe cứu hỏa và xe cứu thương đến.
Các viên chức cứu hỏa cho biết một đám cháy thứ ba có tên là Đám cháy Hurst đã bùng phát ở Sylmar, tại Thung lũng San Fernando, phía tây bắc Los Angeles, khiến một số cư dân gần đó phải sơ tán. Theo Cal Fire, đám cháy Hurst đã lan rộng từ 100 mẫu Anh (40 ha) lên 500 mẫu Anh (202 ha).
Dữ liệu từ PowerOutage.us cho thấy hơn 210.000 ngôi nhà và doanh nghiệp ở quận Los Angeles đã mất điện vào cuối ngày thứ Ba.
Các nhân chứng cho biết một số ngôi nhà bốc cháy, ngọn lửa gần như thiêu rụi xe của họ khi mọi người chạy khỏi những ngọn đồi của Hẻm núi Topanga khi đám cháy lan từ đó xuống Thái Bình Dương.
Truyền thông địa phương đưa tin đám cháy cũng đã lan về phía bắc, thiêu rụi những ngôi nhà gần Malibu. Một số khu vực của Malibu và Santa Monica đang được lệnh sơ tán.
Nhiều nạn nhân bị bỏng đã được điều trị sau khi đi bộ về phía nhà hàng Duke ở Malibu vào buổi tối, tờ Los Angeles Times đưa tin, trích dẫn lời một viên chức cứu hỏa.
Trưởng phòng Cứu hỏa Los Angeles Kristin Crowley trước đó đã phát biểu tại một cuộc họp báo rằng hơn 25.000 người trong 10.000 ngôi nhà đang bị đe dọa.
Máy bay cứu hỏa đã múc nước từ biển để phun vào ngọn lửa khi chúng nhấn chìm các ngôi nhà. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy xe ủi đất đã dọn sạch các phương tiện bị bỏ lại trên đường để các xe cứu hỏa có thể đi qua.
Ngọn lửa đã thiêu rụi một số cây trên khuôn viên của Getty Villa, một bảo tàng chứa đầy các tác phẩm nghệ thuật vô giá, nhưng bộ sưu tập vẫn an toàn phần lớn vì các bụi cây gần đó đã được cắt xuống như một biện pháp phòng ngừa, bảo tàng cho biết.
Trước khi đám cháy bắt đầu, Cơ quan Thời tiết Quốc gia đã ban hành cảnh báo cao nhất về tình trạng cháy rừng cực độ ở hầu hết Quận Los Angeles từ thứ Ba đến thứ Năm.
*************
Pháp thúc giục EU cứng rắn hơn với các bình luận chính trị của Musk
Pháp thúc giục Liên minh châu Âu sử dụng luật pháp của mình một cách mạnh mẽ hơn để tự bảo vệ mình trước sự can thiệp từ bên ngoài và thủ tướng Tây Ban Nha đã chỉ trích ông Elon Musk hôm thứ Tư (8/1), khi tỷ phú công nghệ người Mỹ đưa ra nhiều bình luận về chính trị châu Âu.
Liên minh châu Âu đang giằng co về cách phản ứng với các bài đăng của Musk trên trang mạng xã hội X của ông trong những tuần gần đây, trong đó chỉ trích các nhà lãnh đạo được bầu và gây ra sự bàng hoàng trên khắp châu Âu.
Mối lo ngại về Musk, người đàn ông giàu nhất thế giới và là đồng minh của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, đặc biệt được cảm nhận ở các thủ đô nơi mà xu hướng chính trị chính thống đang chịu áp lực từ các đảng dân túy cánh hữu.
Những bình luận của ông Musk ủng hộ đảng chống nhập cư, chống Hồi giáo Alternative for Germany (AfD), bị các cơ quan an ninh Đức dán nhãn là những kẻ cực đoan cánh hữu, trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 2 đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu đặc biệt lo lắng.
Một số chính phủ châu Âu đang gây sức ép buộc Ủy ban châu Âu sử dụng kho vũ khí pháp lý của mình để chống lại sự can thiệp được cho là của Musk.
“Hoặc Ủy ban châu Âu áp dụng với sự kiên quyết nhất các luật hiện hành để bảo vệ không gian của chúng ta hoặc không, và trong trường hợp đó, Ủy ban nên cân nhắc trao lại năng lực thực hiện cho các quốc gia thành viên EU”, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot nói với đài phát thanh France Inter.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư cáo buộc ông Musk phá hoại nền dân chủ, nhưng không nêu đích danh ông.
Vấn đề này đang thử thách sự sẵn sàng của EU trong việc đối đầu trực diện với ông Musk và có nguy cơ gây bất bình với chính quyền Trump sắp tới, cũng như hiệu quả của Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của khối, đạo luật này điều chỉnh hoạt động của các nền tảng truyền thông xã hội tại EU.
Không rõ liệu ông Musk, người sẽ đảm nhiệm vai trò cố vấn bên ngoài cho chính quyền Trump, đang hành động theo ý riêng hay được ông Trump chấp thuận.
Các nhà ngoại giao nói khối này phải hành động thận trọng vì tính cách dễ thay đổi của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên và nói thêm rằng vẫn còn quá sớm để thảo luận thẳng thắn về vấn đề này với ông Trump hoặc ông Musk vì ông Trump vẫn chưa nắm quyền. Lễ nhậm chức của ông sẽ diễn ra vào ngày 20/1.
Một phát ngôn viên của Ủy ban cho biết trong tuần này rằng DSA trước đây đã chứng minh là một công cụ hiệu quả để chống lại những rủi ro do các nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu gây ra và cho biết một lựa chọn chính trị đã được đưa ra là không trả lời trực tiếp các dòng tweet của ông Musk và “thổi bùng cuộc tranh luận”.
TỰ DO VÀ RỦI RO XÃ HỘI
Ông Musk gọi Thủ tướng Đức Olaf Scholz là “kẻ ngốc vô dụng” nên từ chức sau vụ tấn công bằng xe hơi chết người ở Đức vào tháng trước. Vào thứ Năm, ông sẽ sử dụng nền tảng của mình để tổ chức một cuộc trò chuyện với người đứng đầu AfD Alice Wiedel.
Thủ tướng Scholz đã đáp trả bằng cách kêu gọi bình tĩnh. “Hãy lờ những kẻ đó đi”, ông nói với tờ báo Đức Stern vào ngày 4/1.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhắm vào ông Musk tuần này.
“Mười năm trước, ai có thể tin được nếu chúng ta được thông báo rằng chủ sở hữu của một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới... can thiệp trực tiếp vào các cuộc bầu cử, kể cả ở Đức?”, ông nói.
Anh nằm ngoài Liên minh châu Âu và muốn vun đắp “mối quan hệ đặc biệt” với Hoa Kỳ, nhưng ông Musk vẫn liên tục chỉ trích Thủ tướng đảng Lao động Keir Starmer và chính phủ của ông, gần đây nhất là về vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em hơn một thập kỷ trước.
Trong chiến dịch tranh cử của Mỹ, ông Musk đã đóng góp khoảng 200 triệu đô la (193,82 triệu euro) và sử dụng nền tảng truyền thông xã hội của mình để ủng hộ cho ông Trump và Đảng Cộng hòa.
************