Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 10 - 01 -2025:

xxxx

HoaLuc 6
***********

Mỹ trừng phạt nhân vật số 2 trong chính quyền Hungary

Hơn một chục ngày trước khi ông Joe Biden rời Nhà Trắng, hôm qua 08/01/2025 chính quyền Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt nhân vật số 2 trong nội các Hungary. Chiếu theo đạo luật mang tên luật sư Sergei Magnitzky, biểu tượng chống tham nhũng tại Nga, Washington nhắm vào bộ trưởng Thông Tin Hungary Antal Rogan. Nhân vật này là cánh tay mặt của thủ tướng Viktor Orban, một lãnh đạo thân Nga và luôn tự nhận là « một người bạn lớn » của Donald Trump.

Bộ trưởng Antal Rogan tại Budapest, Hungary, ngày 26/02/2024.
Bộ trưởng Antal Rogan tại Budapest, Hungary, ngày 26/02/2024. REUTERS - Bernadett Szabo

Theo giải thích của bộ Tài Chính Hoa Kỳ, Antan Rogan tham ô đến mức « đe dọa đến an ninh của Mỹ ». Thông tín viên Florence La Bruyère từ Budapest cho biết thêm:

Đây là nhân vật số 2 của chế độ Viktor Orban. Ông được mệnh danh là một Richelieu của Hungary. Antal Rogan, 52 tuổi, kiểm soát các cơ quan tình báo và thông tin (Bộ Thông Tin do Rogan điều hành làm mọi người liên tưởng đến thế giới trong tiểu thuyết của Gorge Orwell, bởi vì ông chỉ thị cho các phương tiện truyền thông của Nhà nước những thông tin họ cần phát tán).

Theo bộ Tài Chính Hoa Kỳ, nhân vật này đã điều khiển cả một mạng lưới tham nhũng để kiểm soát các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế Hungary. Ông biển thủ công quỹ để phục vụ lợi ích cá nhân và đảng cầm quyền trong tay thủ tướng Viktor Orban. Vấn đề là các hành vi tham nhũng đó đe dọa đến an ninh của Hoa Kỳ, theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ.

Đơn cử một thí dụ cho điều này : Antal Rogan đã điều khiển cả một mạng lưới cấp « visa vàng ». Chỉ cần 350.000 euro, bất kỳ một công dân nào ngoài khối Liên Hiệp Châu Âu đều có thể mua được hộ chiếu Hungary và như vậy là có thể tự do đi lại trong không gian Schenghen. Với visa Schenghen, người đó có thể vào Mỹ. Trong số những người mua hộ chiếu của Hungary có cả những tội phạm, như là chủ nhà ngân hàng lo về tài chính cho tổng thống Syria bị lật đổ Bachar Al Assad. 

Như vậy là Antal Rogan bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tài sản của ông tại Mỹ bị phong tỏa. Luật chống tham nhũng của Mỹ còn nhắm đến cả những người đang định cư tại Mỹ cũng như các doanh nghiệp và định chế tài chính đang hoạt động tại Mỹ mà giao dịch với bộ trưởng Hungary Antal Rogan.

Câu hỏi đặt ra là liệu thủ tướng Orban, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với Donald Trump, có thể cứu cộng sự viên thân thiết của mình khỏi danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ hay không.


************

Ưu tiên an ninh - quốc phòng : Ba Lan trong nỗi lo sợ Nga thường trực

Minh Anh

Từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/06/2025, Ba Lan đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu. An ninh của khối sẽ là ưu tiên hàng đầu, bởi vì với cuộc chiến xâm lược Ukraina, Nga lại trở thành một mối đe dọa cho Ba Lan. Sự việc cho thấy rõ mối quan hệ phức tạp giữa Matxcơva và Vacxava vì những vấn đề quá khứ lịch sử, những cạnh tranh chiến lược và địa chính trị tại vùng Đông – Trung Âu.

Tính chất phức tạp trong quan hệ Nga - Ba Lan được giải thích bởi nhiều yếu tố vừa mang tính lịch sử, vừa có tính địa chính trị.Trong một bài viết đăng trên trang Diploweb (ngày 09/03/2014), sau khi khủng hoảng Ukraina bùng nổ với việc Nga xâm chiếm và sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimée, hai nhà nghiên cứu người Ba Lan thuộc trường đại học Silésie (Katowice, Ba Lan) là Kamil Golas, chuyên gia về không gian hậu Xô Viết và Mateusz Hudzikowski, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, trước hết đã nhấn mạnh rằng « Lịch sử » đóng một vai trò to lớn, thậm chí quyết định, trong chính sách đối ngoại của hai nước, trong đó có mối quan hệ Nga – Ba Lan.

Nhiều sự kiện có liên quan trực tiếp đến Nga – được xem như là kẻ thù lâu đời của Ba Lan – hầu như ngự trị rộng rãi trên các mạng truyền thông và đời sống chính trị đất nước. Ba Lan thường xuyên bị đánh giá là một đất nước chỉ nhìn về quá khứ thay vì hướng đến tương lai. Hiện tượng này phổ biến đến mức được gọi là « chính sách lịch sử ». Cái nhìn tiêu cực về Nga là kết quả một lịch sử đế chế và chiếm đóng trong gần ba thế kỷ của Nga.

Sách sử Ba Lan luôn nhắc đến những lần đất nước bị tước mất nền độc lập, bị chia để trị bởi ba đế chế Sa hoàng, Áo và Phổ vào thế kỷ XVIII, bởi hiệp ước giữa Stalin và Hitler năm 1939, còn được gọi là Hiệp ước Molotov – Ribbentrop, và đặc biệt là giai đoạn sau Đệ Nhị Thế Chiến, bị lệ thuộc vào Liên Xô và bị áp đặt chủ nghĩa cộng sản (1945 – 1989). Nhìn từ Ba Lan, chế độ Xô Viết sụp đổ năm 1991 thật sự là một phép mầu sau ba thế kỷ dưới mối đe dọa Nga và phụ thuộc vào Matxcơva.  

Tương tự, tại Nga, quá khứ lịch sử cũng có một tầm quan trọng. Nga luôn nhắc đến giai đoạn từng bị đế chế Ba Lan đô hộ vào thế kỷ XVII. Rồi trong một thời gian dài, Nga đã từng là một siêu cường, và sức mạnh này cần phải được khôi phục. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản đối với nhiều người Nga là một thảm họa thực sự cho đất nước. Nhưng ý tưởng khôi phục một « đế chế Nga », dù chỉ là trong các phát biểu của ông Vladimir Putin, các phát biểu tuyên truyền, hay trò chơi tâm lý, lại là điều khiến Ba Lan lo sợ.

Thảm họa Smolensk: Một bước rẽ trong quan hệ Nga – Ba Lan

Các câu chuyện về xung đột đã trở thành một mặt đời sống chính trị ngày càng không thể thiếu trong suốt hơn một thập kỷ qua ở Ba Lan. Ngay từ năm 2008, sau khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược chống Gruzia, tổng thống Ba Lan thời bấy giờ là Lech Kaczynski từng tuyên bố : « Ngày hôm nay là Gruzia, ngày mai là Ukraina, hôm sau nữa sẽ là các nước vùng Baltic, và có thể đến một thời điểm nào đó, sẽ là Ba Lan, đất nước tôi ! ».

Tuyên bố này giờ còn mang nặng ý nghĩa khi nhìn vào những gì đang diễn ra tại Ukraina hiện nay, theo như nhận định từ nhà nghiên cứu về quan hệ Pháp – Đức, Paul Maurice, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên đài truyền hình ARTE : « Không một nước nào lắng nghe Ba Lan cả, bởi vì, đối với Pháp, mối nguy an ninh là ở nơi khác, đến từ phía nam, vùng Sahel ở châu Phi hay từ các nước Bắc Phi. Nhưng Ba Lan đã cho thấy rằng nước này đã đúng về mối họa an ninh đến từ Nga. Điều này đã cho phép Ba Lan chủ động trên nhiều chủ đề ».

Có lẽ sự kiện « thảm họa Smolensk » là bước rẽ quan trọng trong quan hệ Nga – Ba Lan. Ngày 10/04/2010, ông Lech Kaczynski, anh trai của Jaroslaw Kaczynski, lãnh đạo đảng PiS – Công lý và Pháp luật – cùng nhiều quan chức chính phủ cao cấp khác, tổng cộng 96 người, đã bỏ mạng trong một tai nạn hàng không tại thành phố Smolensk của Nga khi đến dự lễ tưởng niệm vụ « thảm sát Katyn ».

Đây là một tranh chấp lịch sử chưa bao giờ được Nga thừa nhận: 22 ngàn sĩ quan Ba Lan bị Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) hành quyết theo lệnh của Staline năm 1940. Tai nạn hàng không này cho đến giờ vẫn chưa được làm sáng tỏ, Nga vẫn luôn từ chối giao phần các mảnh vỡ máy bay còn lại cho phía Ba Lan để điều tra.

IMBMN : Nút thắt chiến lược cho Ba Lan

Điểm thứ hai gây khó khăn cho quan hệ Nga – Ba Lan là giữa hai nước có các lợi ích, các tầm nhìn địa chiến lược và địa chính trị rất khác biệt, thậm chí là đối nghịch. Ba Lan xem việc gia nhập NATO – Liên minh Bắc Đại Tây Dương, là một cơ hội để tăng cường năng lực phòng thủ và hiện đại hóa quân đội. Nhưng đối với Matxcơva, quyết định này của Vacxava là một hành động cản trở Nga thực hiện các tham vọng của mình tại châu lục, do vị trí địa lý chiến lược của nước này tại châu Âu.

Trong vấn đề này, yếu tố lịch sử một lần nữa được nhắc đến. Những tham vọng này của Nga thúc đẩy Ba Lan khám phá lại một thực tế chính trị được dựa trên huyền thoại : Nút thắt chiến lược của Dải đất biển Baltic – Hắc Hải (IMBMN). Đây là một dự án chưa kịp hoàn thành, nhằm xây dựng liên minh các nước nằm trên dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN), từng được Jozef Pilsudski, Quốc trưởng Đệ Nhị Cộng Hòa Ba Lan (1918-1922) đưa ra sau khi đế chế Sa hoàng sụp đổ năm 1918. Theo dự án, Liên minh các nước vùng biển quy tụ Ba Lan, Litva, Belarus và Ukraina nhằm mục tiêu tăng cường sức mạnh của vùng và để chống Nga.

Ông Maciej Bukowski, chuyên gia về an ninh năng lượng, trên trang Le Grand Continent, ngày 18/03/2021, từng giải thích : « Chỉ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, một cường quốc, hiển nhiên là Hoa Kỳ, mới thấy được tầm quan trọng của dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN) và dùng chúng để ngăn cản các thế lực thống trị trên bộ mà Liên Xô đã từng có. »   

Việc Ba Lan trở thành thành viên của NATO và Liên Hiệp Châu Âu đã phần nào giúp thực hiện chiến lược mà Mỹ đề ra sau Đệ Nhị Thế Chiến : Kiểm soát viền hàng hải Á – Âu. Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã có thể can dự chính trị vào vùng lãnh thổ IMBMN. Sau khi mở rộng NATO năm 1999 và bất chấp phản đối của Nga, vùng Đông – Trung Âu, đã và vẫn được Mỹ che chở bởi các bảo đảm an ninh, mà phần đông các nước tại IMBMN xem như là một nền tảng trung tâm cho cơ cấu an ninh của vùng.

Niềm tin vào năng lực triển khai sức mạnh quân sự Mỹ tại vùng Á – Âu đã cho phép các nước trong vùng IMBMN dành được 30 năm sau cùng để hội nhập với thị trường thế giới cũng như là hội nhập với Liên Âu. Đối với Ba Lan, tiến trình này giúp cho đất nước đạt được một số mục tiêu kinh tế và chính trị được xác định là « không thể thiếu » để có thể đuổi kịp quãng thời gian bị mất dưới thời kỳ cộng sản.

A2AD : Đối sách của Nga chống IMBMN

Rõ ràng giữa Ba Lan và Nga các lợi ích địa chính trị là không tương thích. Sự phụ thuộc của Vacxava vào Washington, hình thành trong những năm 1990, được thể hiện rõ qua mối quan hệ đồng minh bền vững, dù là bất cân đối. Trong nhãn quan của Mỹ, Ba Lan có vai trò lá chắn hàng đầu chống lại thế mạnh quân sự Nga tại vùng địa lý giáp với IMBMN. Ngược lại, đối với Nga, IMBMN cũng nằm trong vùng triển khai lực lượng quan trọng của nước này. Matxcơva ý thức được rằng bài toán duy trì vị thế cường quốc lớn của đất nước tại châu Âu sẽ phải được giải quyết ở điểm này.

Liệu đó có là nguyên nhân để giải thích cho cuộc chiến xâm lược Ukraina hiện nay? Nhìn vào thế trận hiện nay, ngoài Belarus đã nằm trong vòng kềm tỏa của chủ nhân điện Kremlin, quả thật, chỉ còn mỗi Ukraina vẫn chưa hoàn toàn hội nhập vào thế giới phương Tây như hai nước còn lại của IMBMN là Ba Lan và Litva.

Trong cuộc đối đầu này, Nga dường như đã có bước đi trước là hoàn thiện các hệ thống chống tiếp cận A2AD, và khôi phục các năng lực chiến tranh đối xứng (nhờ vào chương trình cải cách quân đội của Serdyukov), trong khi Mỹ và NATO mất một thập niên để bắt kịp binh pháp bất cân xứng phổ biến của quân đội Nga. Bức tường chống xâm nhập được Nga thiết lập đi từ phía bắc Biển Baltic và dọc theo sườn phía đông của NATO, của Ukraina, của bán đảo Crimée, Hắc Hải, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ cho đến tận đông Địa Trung Hải.

Theo ông, Maciej Bukowski, chiến lược này sẽ khiến hải quân Mỹ khó thể triển khai lực lượng một cách hiệu quả trong vùng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa một thành viên của NATO và Nga. Ông viết : « Ví dụ, hạm đội Hoa Kỳ có nguy cơ không thể tiến vào Biển Baltic qua eo biển Đan Mạch. Khả năng hỗ trợ Ba Lan và/hoặc các nước vùng Baltic của Hoa Kỳ khi đó sẽ phụ thuộc vào một thỏa thuận với Đức cho phép quân đội Mỹ đi qua lãnh thổ của nước này nếu cần thiết. Nếu không có thỏa thuận như vậy, các lữ đoàn hạng nặng của Mỹ sẽ khó có thể tới được Ba Lan ».

Tự chủ quốc phòng là quốc sách ?

Trong trường hợp này, NATO khó thể giúp được các quốc gia vùng Baltic, nơi Nga có hệ thống A2AD để bảo vệ và vô hiệu hóa các tuyến đường hàng không và đường biển của liên minh. Điều này có nghĩa là nền độc lập của các quốc gia vùng Baltic phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí địa lý và chính trị của Ba Lan.

Thực tế địa chính trị này đã xác nhận một ý tưởng ngày càng lưu hành phổ biến tại Ba Lan, theo đó, chính quyền Vacxava không những phải củng cố chính sách an ninh được tiến hành song song với Mỹ, mà còn phải phát triển các phương tiện của riêng mình để khẳng định vai trò lãnh đạo của Ba Lan tại vùng IMBMN. Nói một cách khác, Ba Lan phải gia tăng mua sắm và sản xuất vũ khí.

Tuy nhiên, ông Paul Maurice, lưu ý, điều này không đồng nghĩa với việc Ba Lan sẽ tự chủ hoàn toàn và độc lập với chiếc ô an ninh của Mỹ : « Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk từng có những lập trường như chúng ta thấy qua các dòng tweet của ông ngay trước khi bầu cử Mỹ kêu gọi tỉnh thức và nhấn mạnh tính cần thiết về sự tự chủ của châu Âu trước nỗi lo Donald Trump trở lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Tusk muốn cắt đứt tất cả các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Ông ấy bám chặt sâu sắc vào mối quan hệ này, bởi vì đó là vấn đề an ninh của Ba Lan. »

Hiện Ba Lan là quốc gia duy nhất trong khối NATO dành nhiều ngân sách nhất cho quốc phòng với 4,12% của GDP. Vacxava hy vọng các thể lôi kéo các nước thành viên khác có chính sách tương tự !


**********

Bão lửa hoành hành ở Los Angeles, thiêu rụi hàng ngàn ngôi nhà


Ngọn lửa hoành hành ở gần Đại lộ Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 8/1
Ngọn lửa hoành hành ở gần Đại lộ Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 8/1

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa Los Angeles từ phía đông và phía tây vẫn đang cháy không được kiểm soát vào sáng sớm ngày 9/1, hai ngày sau khi nó bùng phát, nhưng các đội cứu hỏa đã có bước tiến trong đêm khi họ đã kiểm soát được đám cháy nhỏ trên những ngọn đồi nhìn ra Đại lộ Hollywood.

Đám cháy Palisades giữa Santa Monica và Malibu ở sườn phía tây của thành phố và đám cháy Eaton ở phía đông gần Pasadena đã trở thành trận hỏa hoạn tàn phá nhất trong lịch sử Los Angeles khi nó thiêu rụi gần 28.000 mẫu Anh. Ít nhất năm người đã thiệt mạng và hàng ngàn công trình đã bị thiêu rụi.

Đám cháy kép - một phần của gọng kìm lửa xung quanh thành phố vốn trải rộng đến mức nó có thể nhìn thấy từ không gian - vẫn hoàn toàn không được khống chế vào lúc 6:30 sáng giờ địa phương, theo Sở Cứu hỏa California.

“Cơn bão lửa này rất lớn,” Thị trưởng Los Angeles Karen Bass nói trong một cuộc họp báo sau khi vội vã trở lại thành phố và phải cắt ngắn chuyến công du Ghana.

Lính cứu hỏa, được sự hỗ trợ từ máy bay trực thăng phun nước và chất chống cháy, đã cố gắng có bước tiến khi chữa Đám cháy Hoàng hôn, đã buộc người dân phải thi hành lệnh sơ tán bắt buộc ở Hollywood và Hollywood Hills - bao gồm các địa danh nổi tiếng trong giới showbiz như Nhà hát Trung Quốc TCL và Đại lộ Danh vọng Hollywood - vào cuối ngày 8/1.

Đám cháy đang giảm dần và thu hẹp từ 60 mẫu xuống còn khoảng 43 mẫu, theo giới chức. Không có ngôi nhà nào bị thiêu trụi trong khu vực, nữ phát ngôn nhân của sở cứu hỏa thành phố cho biết, và hầu hết lệnh sơ tán đã được dỡ bỏ.

Nhìn chung, hơn 100.000 người đã được lệnh rời bỏ nhà cửa khi gió mạnh ngang cấp bão làm ngọn lửa lan nhanh trên vùng đất nứt nẻ vốn đã không có mưa trong nhiều tháng. Ít nhất năm đám cháy rừng riêng rẽ đã bùng phát ở Hạt Los Angeles vào sáng ngày 9/1.

Tư gia của các ngôi sao điện ảnh và người nổi tiếng nằm trong số những ngôi nhà bị ngọn lửa bao trùm. Ngọn lửa đã cắt qua những căn nhà thuộc dạng xa hoa nhất thế giới.

Sở Thời tiết Quốc gia đã gia hạn cảnh báo – vốn được ban hành khi có nguy cơ hỏa hoạn cao do độ ẩm thấp, gió lớn và nhiệt độ ấm áp - cho các hạt Los Angeles và Ventura cho đến 6 giờ chiều ngày 9/1.

Các quan chức cho biết tình trạng thiếu nước đã khiến một số vòi nước cạn kiệt ở khu sang trọng Pacific Palisades, vốn nằm giữa Malibu và Santa Monica.

“Chúng tôi đã vắt kiệt hệ thống đến cùng cực. Chúng tôi đang chữa cháy rừng với hệ thống nước đô thị,” Janisse Quinones, giám đốc điều hành của Sở Nước và Điện Los Angeles, nói với các phóng viên hôm 8/1.

Lính cứu hỏa đã làm những gì có thể để cứu mạng người dân và sau đó tập trung vào những gì họ có thể làm để cứu các công trình nhà cửa, dù có nước sẵn trong vòi hay phải đưa nước từ nơi khác tới, phát ngôn nhân Sở Cứu hỏa Los Angeles Adam VanGerpen nói với kênh CBS vào sáng ngày 9/1.

Đám cháy Palisades đã thiêu rụi 17.234 mẫu và hàng trăm công trình trên đồi, lan nhanh xuống Hẻm núi Topanga cho đến khi lan đến bờ biển Thái Bình Dương hôm 7/1.

Tổng thống Joe Biden đã được thông báo vào sáng ngày 9/1 về tác động của các đám cháy rừng đang diễn ra và sẽ gặp các quan chức hàng đầu của chính quyền vào buổi chiều để thảo luận về phản ứng của liên bang, Nhà Trắng nói với các phóng viên.


********

Việt Nam lên tiếng về khả năng gia nhập BRICS


Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng (MOFA via Bao Quoc te).
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng (MOFA via Bao Quoc te).

Trả lời báo giới về câu hỏi liệu Việt Nam có ý định gia nhập khối BRICS hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm 9/1 nói rằng Việt Nam luôn “nghiên cứu và xem xét” việc tham gia các cơ chế quốc tế “dựa trên điều kiện và khả năng” của đất nước. Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc Hà Nội được cho là muốn trì hoãn việc gia nhập BRICS để cân bằng quan hệ với Mỹ dưới chính quyền Trump.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội hôm 9/1, khi được hỏi về ý định gia nhập BRICS của Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng lưu ý, với tư cách là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương.

“Việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương khu vực và quốc tế thì luôn được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở phù hợp với đường lối đối ngoại, cũng như điều kiện và khả năng của Việt Nam”, bà Hằng nhấn mạnh, theo Cổng thông tin Chính phủ.

Hoa quả Mỹ trong một siêu thị ở Hà Nội, Việt Nam, 20/9/2014 (REUTERS/Kham).

Việt Nam được, mất gì nếu ông Trump đánh thuế 60%-100% lên Trung Quốc và nhóm BRICS?

Hôm 7/1, Indonesia chính thức gia nhập BRICS, trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á gia nhập khối có 10 thành viên do Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sáng lập vào năm 2009.

Đến nay, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đã trở thành đối tác chính thức của BRICS.

Khối BRICS hiện chiếm hơn một nửa dân số thế giới và hơn 41% GDP toàn cầu, tính theo sức mua tương đương (PPP).

Được dẫn đầu bởi Trung Quốc và Nga, khối BRICS được giới quan sát và chính trị gia xem là một đối thủ địa chính trị lớn của G7, tập hợp bảy nền kinh tế phát triển hàng đầu của phương Tây do Mỹ dẫn đầu.

Hồi tháng 10/2024, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS (BRICS+) mở rộng tại thành phố Kazan của Nga theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS vào năm 2024, được kỳ vọng sẽ tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và các nước thành viên trong khối, đặc biệt là nước chủ nhà Nga.

Vài ngày sau đó, Việt Nam cho biết sẽ “nghiên cứu” cơ chế của BRICS, khi nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin bày tỏ sự ủng hộ đối với việc mở rộng BRICS với một danh sách “các quốc gia đối tác”, trong đó có Việt Nam.

BRICS ngày càng được coi là đối trọng với phương Tây, với mục tiêu chính là “phi đô la hóa” trong thương mại quốc tế. Nhiều thành viên của khối còn cáo buộc Washington sử dụng đồng đôla Mỹ làm công cụ chính trị và nhóm này đã đề xuất một đồng tiền chung.

Kể từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào tháng 11 đến nay, Tổng thống đắc cử Donald Trump thường dọa áp thuế 100% đối với các quốc gia BRICS nếu họ thay thế đồng đôla Mỹ trong thương mại quốc tế.

Trang SCMP hôm 3/1 dẫn lời các chuyên gia nói rằng việc Việt Nam trì hoãn gia nhập BRICS phản ánh sự cân bằng giữa việc tăng cường quan hệ với Mỹ và lợi ích tiềm tàng của việc liên kết với một khối được coi là đối trọng của Mỹ.

Trang này dẫn lời ông Alexander Vuving, giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, cho biết sự do dự của Việt Nam xuất phát từ “mối quan hệ mong manh” của Hà Nội với Washington.

“Việt Nam thận trọng không dập tắt cơ hội này bằng cách gia nhập nhóm mà Mỹ cho là không thân thiện”, ông Vuving nói. “Trong tính toán chiến lược của [Hà Nội], vị thế là quốc gia đối tác BRICS của Hà Nội phải được cân nhắc với mối quan hệ đối tác với Hoa Kỳ”.

Ông Muhammad Faizal Bin Abdul Rahman, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết Việt Nam có thể đang xem xét liệu chính quyền sắp tới của ông Donald Trump sẽ áp dụng những chính sách nào đối với BRICS.

Ông Faizal cho biết: “Đây có thể là một vấn đề đau đầu về mặt chính sách đối với Việt Nam, quốc gia đã đồng ý tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với Mỹ”, đặc biệt là trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện được hình thành vào năm 2023, vẫn theo trang SCMP.


***********

Tổng thống Biden: “Tổng thống Carter là người có nhân cách”


Tổng thống Joe Biden để tay lên quan tài cố Tổng thống Jimmy Carter để tiễn đưa ông
Tổng thống Joe Biden để tay lên quan tài cố Tổng thống Jimmy Carter để tiễn đưa ông

Ông Jimmy Carter, cựu tổng thống Mỹ một nhiệm kỳ nhưng được nhiều người ngưỡng mộ cho công việc nhân đạo của ông sau khi rời nhiệm sở, đã được tưởng nhớ đến trong lễ quốc tang hôm 9/1 như một người đặt sự trung thực và tử tế lên trên chính trị đảng phái.

Trong bài điếu văn, Tổng thống Dân chủ Joe Biden đã ca ngợi vị tổng thống thứ 39, người đã qua đời vào ngày 29/12 năm ngoái ở tuổi 100. Ông Biden nói rằng cuộc đời của ông Carter là ‘câu chuyện về một người đàn ông không bao giờ để những cơn sóng chính trị đẩy ông khỏi sứ mệnh phục vụ và định hình thế giới’.

“Một người có nhân cách,” ông Biden nói. “Ông cho chúng ta thấy nhân cách và niềm tin bắt đầu từ chính chúng ta và sau đó lan tỏa đến người khác như thế nào.”

Hàng chục ngàn người dân Mỹ trong hai ngày qua đã xếp hàng dài qua Điện mái vòm trong Điện Capitol để tỏ lòng tôn kính với ông Carter. Nhiều người ca ngợi ông như một tấm gương về sự đứng đắn và khiêm tốn cho các chính trị gia ngày nay vốn hết sức mang tính đảng phái.

Tổng thống đắc cử của đảng Cộng hòa Donald Trump, người sẽ trở lại nhiệm sở vào ngày 20/1, là một trong những vị khách quý tại tang lễ.

Trước khi buổi lễ bắt đầu, ông Trump bước vào nhà thờ cùng với phu nhân, bà Melania. Ông Trump bắt tay cựu phó tổng thống của ông là ông Mike Pence, người mà ông đã đối đầu sau khi ông Pence từ chối nghe theo nỗ lực lật ngược thất bại của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.

Ông Trump ngồi cạnh cựu Tổng thống Barack Obama, và hai ông đã trò chuyện khi nhạc giới thiệu bắt đầu. Bên phải ông Obama là vợ chồng các cựu tổng thống Laura và George W. Bush cùng Hillary và Bill Clinton.

Ông Biden và đệ nhất phu nhân Jill Biden bước vào tay trong tay và ngồi ở hàng ghế đầu tiên bên cạnh phó Tổng thống Kamala Harris và đệ nhị quý ông Douglas Emhoff.

Một trong những cháu trai của ông, Jason Carter, vốn chủ tịch Hội đồng Tín thác Trung tâm Carter, cho biết người ông mà ông gọi là ‘paw-paw’ và bà của ông, bà Rosalynn Carter, người đã qua đời vào năm 2023, vẫn khiêm nhường và trung thành với các giá trị của họ. Họ chọn ở lại ngôi nhà giản dị của họ ở Plains.

“Đúng vậy, ông bà đã dành bốn năm trong dinh thự của thống đốc và bốn năm trong Nhà Trắng nhưng 92 năm còn lại, họ ở quê nhà ở Plains, bang Georgia,” Jason Carter nói.

Cố Tổng thống Carter sẽ được chôn cất ở Plains.

“Tôi chưa bao giờ thấy có sự khác biệt giữa gương mặt công khai và gương mặt riêng tư của ông. Ông vẫn là cùng một người bất kể ông ở với ai hoặc ở đâu, và đối với tôi, đó là định nghĩa của sự chính trực. Sự trung thực đó đã nhận được sự thương yêu tương ứng,” Jason Carter nói thêm.

Ái nữ của ông Carter, Amy, đã tham gia cùng các thành viên khác trong gia đình trong tang lễ. Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Phó Tổng thống đắc cử JD Vance và con trai Tổng thống Biden, Hunter Biden, cũng nằm trong số những người dự lễ tang. Các cựu phó tổng thống Al Gore và Mike Pence ngồi cạnh nhau.

Ông Jimmy Carter đã giành được Nhà Trắng sau khi đánh bại Tổng thống Cộng hòa Gerald Ford trong cuộc bầu cử năm 1976. Hai vị tổng thống vốn từng là đối thủ chính trị một thời tiến tới trở thành bạn vong niên, và ông Carter đã ca ngợi ông Ford sau khi ông qua đời vào năm 2006.

Con trai của ông Ford, Steven, đã đọc một điếu văn tại tang lễ mà thân phụ ông đã viết sẵn cho ông Carter trước khi ông qua đời.

“Jimmy và tôi tôn trọng nhau khi là đối thủ ngay cả trước khi chúng tôi tôn trọng nhau như những người bạn thân,” Ford đọc lại lời của thân phụ. “Jimmy biết những điểm yếu chính trị của tôi và ông ấy đã chỉ ra được. Bây giờ tôi không thích điều đó, nhưng tôi không hề biết rằng kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 1976 sẽ đem đến một trong những tình bạn sâu sắc và lâu dài nhất của tôi.”


**********

Ông Trần Đình Triển ra tòa, có 12 luật sư bào chữa


Luật sư Trần Đình Triển phát biểu tại một sự kiện của Đòan Luật sư Hà Nội. Facebook Trần Đình Minh Long.
Luật sư Trần Đình Triển phát biểu tại một sự kiện của Đòan Luật sư Hà Nội. Facebook Trần Đình Minh Long.

Ông Trần Đình Triển, một cựu luật sư nổi tiếng đã bị xét xử ở Việt Nam hôm 9/1 vì các bài đăng trên Facebook trong đó ông chỉ trích các quan chức tòa án tối cao, trong khi các nhóm nhân quyền lên án một cuộc tấn công nữavào quyền tự do ngôn luận ở quốc gia cộng sản này, AFP đưa tin.

Trần Đình Triển, nguyên phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, là luật sư mới nhất bị chính quyền nhắm tới vì những gì họ viết trên mạng.

Bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”, người đàn ông 65 tuổi này có thể phải đối mặt với mức án 7 năm tù nếu bị tòa án Hà Nội tuyên có tội.

Hôm 9/1, ông được 12 luật sư bào chữa khi các công tố viên cáo buộc ông đăng các bài viết trên Facebook “không có chứng cứ xác thực kiểm chứng” và “ảnh hưởng uy tín ngành tòa án”, báo Tuổi Trẻ của nhà nước cho biết.

Các nhà vận động nhân quyền cho biết chính quyền ở Việt Nam, một quốc gia độc đảng, trong những năm gần đây đã tăng cường đàn áp xã hội dân sự và sử dụng các điều luật để bịt miệng những người chỉ trích chính phủ.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết Điều 331 – tội lợi dụng quyền tự do dân chủ- đã được sử dụng để kết tội và kết án ít nhất 24 người chỉ trong năm 2024.

Ông Triển, người đứng đầu công ty luật Vì Dân ở Hà Nội, bị bắt vào tháng 6/2024. Giấy phép hợp pháp của ông đã bị đình chỉ vào tuần trước.

Đảm nhận chức phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội từ năm 2013-2018, ông Triển đã bào chữa cho các nhà hoạt động và đại diện cho bị cáo trong các vấn đề nhạy cảm như tịch thu đất đai.

Ba bài trên Facebook mà ông bị buộc tội, ông chỉ trích chánh án tòa án tối cao, người mà ông cho rằng đã ngăn cản thành viên gia đình các bị cáo tham dự các phiên tòa cũng như các nhà báo và luật sư không được phép quay video trong các phiên tòa công khai, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Theo luật sư Mai Đình, một trong những luật sư của ông, một số bài viết của ông cũng ca ngợi cố lãnh đạo đảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và công an Hà Nội vì thực hiện công việc “vì người dân”.

Dự án 88, tổ chức ủng hộ quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, cho biết các cáo buộc đối với Triển là “vi phạm luật pháp quốc tế”.

“Nếu bị kết án, việc truy tố ông Triển sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các luật sư khác ở Việt Nam,” Dự án 88 cho biết trong một tuyên bố, đồng thời cảnh báo về “hiệu ứng đáng sợ đối với người dân nói chung, những người sẽ ít lên tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo không được bầu chọn của họ và các quan chức chính phủ trên mạng xã hội”.

Việt Nam có những hạn chế nghiêm ngặt về quyền tự do ngôn luận, và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam đứng thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí, mô tả Việt Nam là một trong những nơi giam giữ các nhà báo tồi tệ nhất thế giới.


**********

Tư lệnh quân đội được phương Tây hậu thuẫn được bầu làm Tổng thống Lebanon


Tư lệnh quân đội Joseph Aoun sau khi được bầu làm Tổng thống Lebanon tại trụ sở Quốc hội ở Beirut
Tư lệnh quân đội Joseph Aoun sau khi được bầu làm Tổng thống Lebanon tại trụ sở Quốc hội ở Beirut

Quốc hội Lebanon hôm 9/1 đã bầu Tư lệnh quân đội Joseph Aoun làm nguyên thủ quốc gia để lấp vào chức tổng thống còn khuyết với một vị tướng có sự ủng hộ của Mỹ và cho thấy sức ảnh hưởng suy yếu của nhóm Hezbollah được Iran hậu thuẫn sau cuộc chiến tàn khốc của nhóm này với Israel.

Trong một bài diễn văn trước Quốc hội, ông Aoun, 60 tuổi, cam kết sẽ phấn đấu để đảm bảo nhà nước được độc quyền mang vũ khí. Bài diễn văn của ông đã thu hút những tràng pháo tay lớn trong khi các nghị sỹ thuộc nhóm Hezbollah – vốn có lực lượng quân sự của riêng họ - ngồi yên.

Ông hứa sẽ xây dựng lại miền nam Lebanon và những vùng khác của đất nước mà ông nói đã bị Israel phá hủy, và cũng ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel vào Lebanon, vốn đang đắm chìm trong khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng nặng nề ngay cả trước cuộc xung đột mới nhất. “Hôm nay, một giai đoạn mới trong lịch sử của Lebanon đã bắt đầu,” ông nói.

Việc ông đắc cử phản ánh những thay đổi trong cán cân quyền lực ở Lebanon và rộng hơn là ở khu vực Trung Đông, với nhóm Hezbollah thuộc Hồi giáo Shiite bị đánh tơi bời trong cuộc chiến hồi năm ngoái, và đồng minh Syria Bashar al-Assad bị lật đổ hồi tháng 12.

Nó cũng cho thấy ảnh hưởng của Ả Rập Xê Út được hồi sinh ở một đất nước mà vai trò của Riyadh từ lâu đã bị Iran và Hezbollah làm cho lu mờ.

Ngoại trưởng Israel Gideon Saar đã chúc mừng Lebanon và nói rằng ông hy vọng việc ông Aoun đắc cử sẽ góp phần vào sự ổn định và quan hệ láng giềng hữu hảo.

Đại sứ Mỹ Lisa Johnson, vốn cũng có mặt tại Quốc hội, nói với Reuters rằng bà ‘rất vui’ khi ông Aoun đắc cử.

Ông Joseph Aoun đã không đạt được 86 phiếu cần thiết trong cuộc bỏ phiếu vòng một, nhưng đã vượt qua ngưỡng với 99 phiếu trong vòng hai, sau khi các nghị sỹ Hezbollah và đồng minh Shiite của họ là Phong trào Amal chuyển sang ủng hộ ông.

Thời cơ có được cho ông Aoun hôm 8/1 sau khi ứng cử viên mà lâu nay Hezbollah ưa chuộng, ông Suleiman Frangieh, rút lui và tuyên bố ủng hộ tư lệnh quân đội, và khi các đặc phái viên Pháp và Ả Rập Xê Út đi khắp Beirut, kêu gọi bầu cho ông Aoun trong các cuộc gặp với các chính trị gia, ba nguồn tin chính trị Lebanon cho biết.

Một nguồn tin thân cận với hoàng gia Ả Rập Xê Út cho biết các đặc phái viên Pháp, Ả Rập Xê Út và Hoa Kỳ đã nói với Chủ tịch Quốc hội Nabih Berri, một đồng minh thân cận của Hezbollah, rằng hỗ trợ tài chính quốc tế - bao gồm cả từ Ả Rập Xê Út – tùy thuộc vào việc ông Aoun có được bầu hay không.

Lebanon, nền kinh tế vẫn đang chao đảo từ sự sụp đổ tài chính hồi năm 2019, đang rất cần viện trợ để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, mà Ngân hàng Thế giới ước tính đã tiêu tốn của đất nước 8,5 tỷ đô la Mỹ.

Pháp cho biết cuộc bầu cử đã mở ra một trang mới cho Lebanon.

“Sau cuộc bầu cử này bây giờ cần phải bổ nhiệm có một chính phủ mạnh có khả năng thực hiện các cải cách cần thiết cho sự phục hồi kinh tế, ổn định, an ninh và chủ quyền của Lebanon,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Pháp Christophe Lemoine nói.

Ông Aoun đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lệnh ngừng bắn giữa Hezbollah và Israel do Washington và Paris làm trung gian hồi tháng 11.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 10 - 01 -2025:

xxxx

HoaLuc 6
***********

Mỹ trừng phạt nhân vật số 2 trong chính quyền Hungary

Hơn một chục ngày trước khi ông Joe Biden rời Nhà Trắng, hôm qua 08/01/2025 chính quyền Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt nhân vật số 2 trong nội các Hungary. Chiếu theo đạo luật mang tên luật sư Sergei Magnitzky, biểu tượng chống tham nhũng tại Nga, Washington nhắm vào bộ trưởng Thông Tin Hungary Antal Rogan. Nhân vật này là cánh tay mặt của thủ tướng Viktor Orban, một lãnh đạo thân Nga và luôn tự nhận là « một người bạn lớn » của Donald Trump.

Bộ trưởng Antal Rogan tại Budapest, Hungary, ngày 26/02/2024.
Bộ trưởng Antal Rogan tại Budapest, Hungary, ngày 26/02/2024. REUTERS - Bernadett Szabo

Theo giải thích của bộ Tài Chính Hoa Kỳ, Antan Rogan tham ô đến mức « đe dọa đến an ninh của Mỹ ». Thông tín viên Florence La Bruyère từ Budapest cho biết thêm:

Đây là nhân vật số 2 của chế độ Viktor Orban. Ông được mệnh danh là một Richelieu của Hungary. Antal Rogan, 52 tuổi, kiểm soát các cơ quan tình báo và thông tin (Bộ Thông Tin do Rogan điều hành làm mọi người liên tưởng đến thế giới trong tiểu thuyết của Gorge Orwell, bởi vì ông chỉ thị cho các phương tiện truyền thông của Nhà nước những thông tin họ cần phát tán).

Theo bộ Tài Chính Hoa Kỳ, nhân vật này đã điều khiển cả một mạng lưới tham nhũng để kiểm soát các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế Hungary. Ông biển thủ công quỹ để phục vụ lợi ích cá nhân và đảng cầm quyền trong tay thủ tướng Viktor Orban. Vấn đề là các hành vi tham nhũng đó đe dọa đến an ninh của Hoa Kỳ, theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ.

Đơn cử một thí dụ cho điều này : Antal Rogan đã điều khiển cả một mạng lưới cấp « visa vàng ». Chỉ cần 350.000 euro, bất kỳ một công dân nào ngoài khối Liên Hiệp Châu Âu đều có thể mua được hộ chiếu Hungary và như vậy là có thể tự do đi lại trong không gian Schenghen. Với visa Schenghen, người đó có thể vào Mỹ. Trong số những người mua hộ chiếu của Hungary có cả những tội phạm, như là chủ nhà ngân hàng lo về tài chính cho tổng thống Syria bị lật đổ Bachar Al Assad. 

Như vậy là Antal Rogan bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tài sản của ông tại Mỹ bị phong tỏa. Luật chống tham nhũng của Mỹ còn nhắm đến cả những người đang định cư tại Mỹ cũng như các doanh nghiệp và định chế tài chính đang hoạt động tại Mỹ mà giao dịch với bộ trưởng Hungary Antal Rogan.

Câu hỏi đặt ra là liệu thủ tướng Orban, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với Donald Trump, có thể cứu cộng sự viên thân thiết của mình khỏi danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ hay không.


************

Ưu tiên an ninh - quốc phòng : Ba Lan trong nỗi lo sợ Nga thường trực

Minh Anh

Từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/06/2025, Ba Lan đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu. An ninh của khối sẽ là ưu tiên hàng đầu, bởi vì với cuộc chiến xâm lược Ukraina, Nga lại trở thành một mối đe dọa cho Ba Lan. Sự việc cho thấy rõ mối quan hệ phức tạp giữa Matxcơva và Vacxava vì những vấn đề quá khứ lịch sử, những cạnh tranh chiến lược và địa chính trị tại vùng Đông – Trung Âu.

Tính chất phức tạp trong quan hệ Nga - Ba Lan được giải thích bởi nhiều yếu tố vừa mang tính lịch sử, vừa có tính địa chính trị.Trong một bài viết đăng trên trang Diploweb (ngày 09/03/2014), sau khi khủng hoảng Ukraina bùng nổ với việc Nga xâm chiếm và sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimée, hai nhà nghiên cứu người Ba Lan thuộc trường đại học Silésie (Katowice, Ba Lan) là Kamil Golas, chuyên gia về không gian hậu Xô Viết và Mateusz Hudzikowski, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, trước hết đã nhấn mạnh rằng « Lịch sử » đóng một vai trò to lớn, thậm chí quyết định, trong chính sách đối ngoại của hai nước, trong đó có mối quan hệ Nga – Ba Lan.

Nhiều sự kiện có liên quan trực tiếp đến Nga – được xem như là kẻ thù lâu đời của Ba Lan – hầu như ngự trị rộng rãi trên các mạng truyền thông và đời sống chính trị đất nước. Ba Lan thường xuyên bị đánh giá là một đất nước chỉ nhìn về quá khứ thay vì hướng đến tương lai. Hiện tượng này phổ biến đến mức được gọi là « chính sách lịch sử ». Cái nhìn tiêu cực về Nga là kết quả một lịch sử đế chế và chiếm đóng trong gần ba thế kỷ của Nga.

Sách sử Ba Lan luôn nhắc đến những lần đất nước bị tước mất nền độc lập, bị chia để trị bởi ba đế chế Sa hoàng, Áo và Phổ vào thế kỷ XVIII, bởi hiệp ước giữa Stalin và Hitler năm 1939, còn được gọi là Hiệp ước Molotov – Ribbentrop, và đặc biệt là giai đoạn sau Đệ Nhị Thế Chiến, bị lệ thuộc vào Liên Xô và bị áp đặt chủ nghĩa cộng sản (1945 – 1989). Nhìn từ Ba Lan, chế độ Xô Viết sụp đổ năm 1991 thật sự là một phép mầu sau ba thế kỷ dưới mối đe dọa Nga và phụ thuộc vào Matxcơva.  

Tương tự, tại Nga, quá khứ lịch sử cũng có một tầm quan trọng. Nga luôn nhắc đến giai đoạn từng bị đế chế Ba Lan đô hộ vào thế kỷ XVII. Rồi trong một thời gian dài, Nga đã từng là một siêu cường, và sức mạnh này cần phải được khôi phục. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản đối với nhiều người Nga là một thảm họa thực sự cho đất nước. Nhưng ý tưởng khôi phục một « đế chế Nga », dù chỉ là trong các phát biểu của ông Vladimir Putin, các phát biểu tuyên truyền, hay trò chơi tâm lý, lại là điều khiến Ba Lan lo sợ.

Thảm họa Smolensk: Một bước rẽ trong quan hệ Nga – Ba Lan

Các câu chuyện về xung đột đã trở thành một mặt đời sống chính trị ngày càng không thể thiếu trong suốt hơn một thập kỷ qua ở Ba Lan. Ngay từ năm 2008, sau khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược chống Gruzia, tổng thống Ba Lan thời bấy giờ là Lech Kaczynski từng tuyên bố : « Ngày hôm nay là Gruzia, ngày mai là Ukraina, hôm sau nữa sẽ là các nước vùng Baltic, và có thể đến một thời điểm nào đó, sẽ là Ba Lan, đất nước tôi ! ».

Tuyên bố này giờ còn mang nặng ý nghĩa khi nhìn vào những gì đang diễn ra tại Ukraina hiện nay, theo như nhận định từ nhà nghiên cứu về quan hệ Pháp – Đức, Paul Maurice, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên đài truyền hình ARTE : « Không một nước nào lắng nghe Ba Lan cả, bởi vì, đối với Pháp, mối nguy an ninh là ở nơi khác, đến từ phía nam, vùng Sahel ở châu Phi hay từ các nước Bắc Phi. Nhưng Ba Lan đã cho thấy rằng nước này đã đúng về mối họa an ninh đến từ Nga. Điều này đã cho phép Ba Lan chủ động trên nhiều chủ đề ».

Có lẽ sự kiện « thảm họa Smolensk » là bước rẽ quan trọng trong quan hệ Nga – Ba Lan. Ngày 10/04/2010, ông Lech Kaczynski, anh trai của Jaroslaw Kaczynski, lãnh đạo đảng PiS – Công lý và Pháp luật – cùng nhiều quan chức chính phủ cao cấp khác, tổng cộng 96 người, đã bỏ mạng trong một tai nạn hàng không tại thành phố Smolensk của Nga khi đến dự lễ tưởng niệm vụ « thảm sát Katyn ».

Đây là một tranh chấp lịch sử chưa bao giờ được Nga thừa nhận: 22 ngàn sĩ quan Ba Lan bị Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) hành quyết theo lệnh của Staline năm 1940. Tai nạn hàng không này cho đến giờ vẫn chưa được làm sáng tỏ, Nga vẫn luôn từ chối giao phần các mảnh vỡ máy bay còn lại cho phía Ba Lan để điều tra.

IMBMN : Nút thắt chiến lược cho Ba Lan

Điểm thứ hai gây khó khăn cho quan hệ Nga – Ba Lan là giữa hai nước có các lợi ích, các tầm nhìn địa chiến lược và địa chính trị rất khác biệt, thậm chí là đối nghịch. Ba Lan xem việc gia nhập NATO – Liên minh Bắc Đại Tây Dương, là một cơ hội để tăng cường năng lực phòng thủ và hiện đại hóa quân đội. Nhưng đối với Matxcơva, quyết định này của Vacxava là một hành động cản trở Nga thực hiện các tham vọng của mình tại châu lục, do vị trí địa lý chiến lược của nước này tại châu Âu.

Trong vấn đề này, yếu tố lịch sử một lần nữa được nhắc đến. Những tham vọng này của Nga thúc đẩy Ba Lan khám phá lại một thực tế chính trị được dựa trên huyền thoại : Nút thắt chiến lược của Dải đất biển Baltic – Hắc Hải (IMBMN). Đây là một dự án chưa kịp hoàn thành, nhằm xây dựng liên minh các nước nằm trên dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN), từng được Jozef Pilsudski, Quốc trưởng Đệ Nhị Cộng Hòa Ba Lan (1918-1922) đưa ra sau khi đế chế Sa hoàng sụp đổ năm 1918. Theo dự án, Liên minh các nước vùng biển quy tụ Ba Lan, Litva, Belarus và Ukraina nhằm mục tiêu tăng cường sức mạnh của vùng và để chống Nga.

Ông Maciej Bukowski, chuyên gia về an ninh năng lượng, trên trang Le Grand Continent, ngày 18/03/2021, từng giải thích : « Chỉ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, một cường quốc, hiển nhiên là Hoa Kỳ, mới thấy được tầm quan trọng của dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN) và dùng chúng để ngăn cản các thế lực thống trị trên bộ mà Liên Xô đã từng có. »   

Việc Ba Lan trở thành thành viên của NATO và Liên Hiệp Châu Âu đã phần nào giúp thực hiện chiến lược mà Mỹ đề ra sau Đệ Nhị Thế Chiến : Kiểm soát viền hàng hải Á – Âu. Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã có thể can dự chính trị vào vùng lãnh thổ IMBMN. Sau khi mở rộng NATO năm 1999 và bất chấp phản đối của Nga, vùng Đông – Trung Âu, đã và vẫn được Mỹ che chở bởi các bảo đảm an ninh, mà phần đông các nước tại IMBMN xem như là một nền tảng trung tâm cho cơ cấu an ninh của vùng.

Niềm tin vào năng lực triển khai sức mạnh quân sự Mỹ tại vùng Á – Âu đã cho phép các nước trong vùng IMBMN dành được 30 năm sau cùng để hội nhập với thị trường thế giới cũng như là hội nhập với Liên Âu. Đối với Ba Lan, tiến trình này giúp cho đất nước đạt được một số mục tiêu kinh tế và chính trị được xác định là « không thể thiếu » để có thể đuổi kịp quãng thời gian bị mất dưới thời kỳ cộng sản.

A2AD : Đối sách của Nga chống IMBMN

Rõ ràng giữa Ba Lan và Nga các lợi ích địa chính trị là không tương thích. Sự phụ thuộc của Vacxava vào Washington, hình thành trong những năm 1990, được thể hiện rõ qua mối quan hệ đồng minh bền vững, dù là bất cân đối. Trong nhãn quan của Mỹ, Ba Lan có vai trò lá chắn hàng đầu chống lại thế mạnh quân sự Nga tại vùng địa lý giáp với IMBMN. Ngược lại, đối với Nga, IMBMN cũng nằm trong vùng triển khai lực lượng quan trọng của nước này. Matxcơva ý thức được rằng bài toán duy trì vị thế cường quốc lớn của đất nước tại châu Âu sẽ phải được giải quyết ở điểm này.

Liệu đó có là nguyên nhân để giải thích cho cuộc chiến xâm lược Ukraina hiện nay? Nhìn vào thế trận hiện nay, ngoài Belarus đã nằm trong vòng kềm tỏa của chủ nhân điện Kremlin, quả thật, chỉ còn mỗi Ukraina vẫn chưa hoàn toàn hội nhập vào thế giới phương Tây như hai nước còn lại của IMBMN là Ba Lan và Litva.

Trong cuộc đối đầu này, Nga dường như đã có bước đi trước là hoàn thiện các hệ thống chống tiếp cận A2AD, và khôi phục các năng lực chiến tranh đối xứng (nhờ vào chương trình cải cách quân đội của Serdyukov), trong khi Mỹ và NATO mất một thập niên để bắt kịp binh pháp bất cân xứng phổ biến của quân đội Nga. Bức tường chống xâm nhập được Nga thiết lập đi từ phía bắc Biển Baltic và dọc theo sườn phía đông của NATO, của Ukraina, của bán đảo Crimée, Hắc Hải, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ cho đến tận đông Địa Trung Hải.

Theo ông, Maciej Bukowski, chiến lược này sẽ khiến hải quân Mỹ khó thể triển khai lực lượng một cách hiệu quả trong vùng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa một thành viên của NATO và Nga. Ông viết : « Ví dụ, hạm đội Hoa Kỳ có nguy cơ không thể tiến vào Biển Baltic qua eo biển Đan Mạch. Khả năng hỗ trợ Ba Lan và/hoặc các nước vùng Baltic của Hoa Kỳ khi đó sẽ phụ thuộc vào một thỏa thuận với Đức cho phép quân đội Mỹ đi qua lãnh thổ của nước này nếu cần thiết. Nếu không có thỏa thuận như vậy, các lữ đoàn hạng nặng của Mỹ sẽ khó có thể tới được Ba Lan ».

Tự chủ quốc phòng là quốc sách ?

Trong trường hợp này, NATO khó thể giúp được các quốc gia vùng Baltic, nơi Nga có hệ thống A2AD để bảo vệ và vô hiệu hóa các tuyến đường hàng không và đường biển của liên minh. Điều này có nghĩa là nền độc lập của các quốc gia vùng Baltic phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí địa lý và chính trị của Ba Lan.

Thực tế địa chính trị này đã xác nhận một ý tưởng ngày càng lưu hành phổ biến tại Ba Lan, theo đó, chính quyền Vacxava không những phải củng cố chính sách an ninh được tiến hành song song với Mỹ, mà còn phải phát triển các phương tiện của riêng mình để khẳng định vai trò lãnh đạo của Ba Lan tại vùng IMBMN. Nói một cách khác, Ba Lan phải gia tăng mua sắm và sản xuất vũ khí.

Tuy nhiên, ông Paul Maurice, lưu ý, điều này không đồng nghĩa với việc Ba Lan sẽ tự chủ hoàn toàn và độc lập với chiếc ô an ninh của Mỹ : « Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk từng có những lập trường như chúng ta thấy qua các dòng tweet của ông ngay trước khi bầu cử Mỹ kêu gọi tỉnh thức và nhấn mạnh tính cần thiết về sự tự chủ của châu Âu trước nỗi lo Donald Trump trở lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Tusk muốn cắt đứt tất cả các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Ông ấy bám chặt sâu sắc vào mối quan hệ này, bởi vì đó là vấn đề an ninh của Ba Lan. »

Hiện Ba Lan là quốc gia duy nhất trong khối NATO dành nhiều ngân sách nhất cho quốc phòng với 4,12% của GDP. Vacxava hy vọng các thể lôi kéo các nước thành viên khác có chính sách tương tự !


**********

Bão lửa hoành hành ở Los Angeles, thiêu rụi hàng ngàn ngôi nhà


Ngọn lửa hoành hành ở gần Đại lộ Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 8/1
Ngọn lửa hoành hành ở gần Đại lộ Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 8/1

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa Los Angeles từ phía đông và phía tây vẫn đang cháy không được kiểm soát vào sáng sớm ngày 9/1, hai ngày sau khi nó bùng phát, nhưng các đội cứu hỏa đã có bước tiến trong đêm khi họ đã kiểm soát được đám cháy nhỏ trên những ngọn đồi nhìn ra Đại lộ Hollywood.

Đám cháy Palisades giữa Santa Monica và Malibu ở sườn phía tây của thành phố và đám cháy Eaton ở phía đông gần Pasadena đã trở thành trận hỏa hoạn tàn phá nhất trong lịch sử Los Angeles khi nó thiêu rụi gần 28.000 mẫu Anh. Ít nhất năm người đã thiệt mạng và hàng ngàn công trình đã bị thiêu rụi.

Đám cháy kép - một phần của gọng kìm lửa xung quanh thành phố vốn trải rộng đến mức nó có thể nhìn thấy từ không gian - vẫn hoàn toàn không được khống chế vào lúc 6:30 sáng giờ địa phương, theo Sở Cứu hỏa California.

“Cơn bão lửa này rất lớn,” Thị trưởng Los Angeles Karen Bass nói trong một cuộc họp báo sau khi vội vã trở lại thành phố và phải cắt ngắn chuyến công du Ghana.

Lính cứu hỏa, được sự hỗ trợ từ máy bay trực thăng phun nước và chất chống cháy, đã cố gắng có bước tiến khi chữa Đám cháy Hoàng hôn, đã buộc người dân phải thi hành lệnh sơ tán bắt buộc ở Hollywood và Hollywood Hills - bao gồm các địa danh nổi tiếng trong giới showbiz như Nhà hát Trung Quốc TCL và Đại lộ Danh vọng Hollywood - vào cuối ngày 8/1.

Đám cháy đang giảm dần và thu hẹp từ 60 mẫu xuống còn khoảng 43 mẫu, theo giới chức. Không có ngôi nhà nào bị thiêu trụi trong khu vực, nữ phát ngôn nhân của sở cứu hỏa thành phố cho biết, và hầu hết lệnh sơ tán đã được dỡ bỏ.

Nhìn chung, hơn 100.000 người đã được lệnh rời bỏ nhà cửa khi gió mạnh ngang cấp bão làm ngọn lửa lan nhanh trên vùng đất nứt nẻ vốn đã không có mưa trong nhiều tháng. Ít nhất năm đám cháy rừng riêng rẽ đã bùng phát ở Hạt Los Angeles vào sáng ngày 9/1.

Tư gia của các ngôi sao điện ảnh và người nổi tiếng nằm trong số những ngôi nhà bị ngọn lửa bao trùm. Ngọn lửa đã cắt qua những căn nhà thuộc dạng xa hoa nhất thế giới.

Sở Thời tiết Quốc gia đã gia hạn cảnh báo – vốn được ban hành khi có nguy cơ hỏa hoạn cao do độ ẩm thấp, gió lớn và nhiệt độ ấm áp - cho các hạt Los Angeles và Ventura cho đến 6 giờ chiều ngày 9/1.

Các quan chức cho biết tình trạng thiếu nước đã khiến một số vòi nước cạn kiệt ở khu sang trọng Pacific Palisades, vốn nằm giữa Malibu và Santa Monica.

“Chúng tôi đã vắt kiệt hệ thống đến cùng cực. Chúng tôi đang chữa cháy rừng với hệ thống nước đô thị,” Janisse Quinones, giám đốc điều hành của Sở Nước và Điện Los Angeles, nói với các phóng viên hôm 8/1.

Lính cứu hỏa đã làm những gì có thể để cứu mạng người dân và sau đó tập trung vào những gì họ có thể làm để cứu các công trình nhà cửa, dù có nước sẵn trong vòi hay phải đưa nước từ nơi khác tới, phát ngôn nhân Sở Cứu hỏa Los Angeles Adam VanGerpen nói với kênh CBS vào sáng ngày 9/1.

Đám cháy Palisades đã thiêu rụi 17.234 mẫu và hàng trăm công trình trên đồi, lan nhanh xuống Hẻm núi Topanga cho đến khi lan đến bờ biển Thái Bình Dương hôm 7/1.

Tổng thống Joe Biden đã được thông báo vào sáng ngày 9/1 về tác động của các đám cháy rừng đang diễn ra và sẽ gặp các quan chức hàng đầu của chính quyền vào buổi chiều để thảo luận về phản ứng của liên bang, Nhà Trắng nói với các phóng viên.


********

Việt Nam lên tiếng về khả năng gia nhập BRICS


Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng (MOFA via Bao Quoc te).
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng (MOFA via Bao Quoc te).

Trả lời báo giới về câu hỏi liệu Việt Nam có ý định gia nhập khối BRICS hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm 9/1 nói rằng Việt Nam luôn “nghiên cứu và xem xét” việc tham gia các cơ chế quốc tế “dựa trên điều kiện và khả năng” của đất nước. Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc Hà Nội được cho là muốn trì hoãn việc gia nhập BRICS để cân bằng quan hệ với Mỹ dưới chính quyền Trump.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội hôm 9/1, khi được hỏi về ý định gia nhập BRICS của Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng lưu ý, với tư cách là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương.

“Việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương khu vực và quốc tế thì luôn được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở phù hợp với đường lối đối ngoại, cũng như điều kiện và khả năng của Việt Nam”, bà Hằng nhấn mạnh, theo Cổng thông tin Chính phủ.

Hoa quả Mỹ trong một siêu thị ở Hà Nội, Việt Nam, 20/9/2014 (REUTERS/Kham).

Việt Nam được, mất gì nếu ông Trump đánh thuế 60%-100% lên Trung Quốc và nhóm BRICS?

Hôm 7/1, Indonesia chính thức gia nhập BRICS, trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á gia nhập khối có 10 thành viên do Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sáng lập vào năm 2009.

Đến nay, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đã trở thành đối tác chính thức của BRICS.

Khối BRICS hiện chiếm hơn một nửa dân số thế giới và hơn 41% GDP toàn cầu, tính theo sức mua tương đương (PPP).

Được dẫn đầu bởi Trung Quốc và Nga, khối BRICS được giới quan sát và chính trị gia xem là một đối thủ địa chính trị lớn của G7, tập hợp bảy nền kinh tế phát triển hàng đầu của phương Tây do Mỹ dẫn đầu.

Hồi tháng 10/2024, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS (BRICS+) mở rộng tại thành phố Kazan của Nga theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS vào năm 2024, được kỳ vọng sẽ tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và các nước thành viên trong khối, đặc biệt là nước chủ nhà Nga.

Vài ngày sau đó, Việt Nam cho biết sẽ “nghiên cứu” cơ chế của BRICS, khi nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin bày tỏ sự ủng hộ đối với việc mở rộng BRICS với một danh sách “các quốc gia đối tác”, trong đó có Việt Nam.

BRICS ngày càng được coi là đối trọng với phương Tây, với mục tiêu chính là “phi đô la hóa” trong thương mại quốc tế. Nhiều thành viên của khối còn cáo buộc Washington sử dụng đồng đôla Mỹ làm công cụ chính trị và nhóm này đã đề xuất một đồng tiền chung.

Kể từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào tháng 11 đến nay, Tổng thống đắc cử Donald Trump thường dọa áp thuế 100% đối với các quốc gia BRICS nếu họ thay thế đồng đôla Mỹ trong thương mại quốc tế.

Trang SCMP hôm 3/1 dẫn lời các chuyên gia nói rằng việc Việt Nam trì hoãn gia nhập BRICS phản ánh sự cân bằng giữa việc tăng cường quan hệ với Mỹ và lợi ích tiềm tàng của việc liên kết với một khối được coi là đối trọng của Mỹ.

Trang này dẫn lời ông Alexander Vuving, giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, cho biết sự do dự của Việt Nam xuất phát từ “mối quan hệ mong manh” của Hà Nội với Washington.

“Việt Nam thận trọng không dập tắt cơ hội này bằng cách gia nhập nhóm mà Mỹ cho là không thân thiện”, ông Vuving nói. “Trong tính toán chiến lược của [Hà Nội], vị thế là quốc gia đối tác BRICS của Hà Nội phải được cân nhắc với mối quan hệ đối tác với Hoa Kỳ”.

Ông Muhammad Faizal Bin Abdul Rahman, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết Việt Nam có thể đang xem xét liệu chính quyền sắp tới của ông Donald Trump sẽ áp dụng những chính sách nào đối với BRICS.

Ông Faizal cho biết: “Đây có thể là một vấn đề đau đầu về mặt chính sách đối với Việt Nam, quốc gia đã đồng ý tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với Mỹ”, đặc biệt là trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện được hình thành vào năm 2023, vẫn theo trang SCMP.


***********

Tổng thống Biden: “Tổng thống Carter là người có nhân cách”


Tổng thống Joe Biden để tay lên quan tài cố Tổng thống Jimmy Carter để tiễn đưa ông
Tổng thống Joe Biden để tay lên quan tài cố Tổng thống Jimmy Carter để tiễn đưa ông

Ông Jimmy Carter, cựu tổng thống Mỹ một nhiệm kỳ nhưng được nhiều người ngưỡng mộ cho công việc nhân đạo của ông sau khi rời nhiệm sở, đã được tưởng nhớ đến trong lễ quốc tang hôm 9/1 như một người đặt sự trung thực và tử tế lên trên chính trị đảng phái.

Trong bài điếu văn, Tổng thống Dân chủ Joe Biden đã ca ngợi vị tổng thống thứ 39, người đã qua đời vào ngày 29/12 năm ngoái ở tuổi 100. Ông Biden nói rằng cuộc đời của ông Carter là ‘câu chuyện về một người đàn ông không bao giờ để những cơn sóng chính trị đẩy ông khỏi sứ mệnh phục vụ và định hình thế giới’.

“Một người có nhân cách,” ông Biden nói. “Ông cho chúng ta thấy nhân cách và niềm tin bắt đầu từ chính chúng ta và sau đó lan tỏa đến người khác như thế nào.”

Hàng chục ngàn người dân Mỹ trong hai ngày qua đã xếp hàng dài qua Điện mái vòm trong Điện Capitol để tỏ lòng tôn kính với ông Carter. Nhiều người ca ngợi ông như một tấm gương về sự đứng đắn và khiêm tốn cho các chính trị gia ngày nay vốn hết sức mang tính đảng phái.

Tổng thống đắc cử của đảng Cộng hòa Donald Trump, người sẽ trở lại nhiệm sở vào ngày 20/1, là một trong những vị khách quý tại tang lễ.

Trước khi buổi lễ bắt đầu, ông Trump bước vào nhà thờ cùng với phu nhân, bà Melania. Ông Trump bắt tay cựu phó tổng thống của ông là ông Mike Pence, người mà ông đã đối đầu sau khi ông Pence từ chối nghe theo nỗ lực lật ngược thất bại của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.

Ông Trump ngồi cạnh cựu Tổng thống Barack Obama, và hai ông đã trò chuyện khi nhạc giới thiệu bắt đầu. Bên phải ông Obama là vợ chồng các cựu tổng thống Laura và George W. Bush cùng Hillary và Bill Clinton.

Ông Biden và đệ nhất phu nhân Jill Biden bước vào tay trong tay và ngồi ở hàng ghế đầu tiên bên cạnh phó Tổng thống Kamala Harris và đệ nhị quý ông Douglas Emhoff.

Một trong những cháu trai của ông, Jason Carter, vốn chủ tịch Hội đồng Tín thác Trung tâm Carter, cho biết người ông mà ông gọi là ‘paw-paw’ và bà của ông, bà Rosalynn Carter, người đã qua đời vào năm 2023, vẫn khiêm nhường và trung thành với các giá trị của họ. Họ chọn ở lại ngôi nhà giản dị của họ ở Plains.

“Đúng vậy, ông bà đã dành bốn năm trong dinh thự của thống đốc và bốn năm trong Nhà Trắng nhưng 92 năm còn lại, họ ở quê nhà ở Plains, bang Georgia,” Jason Carter nói.

Cố Tổng thống Carter sẽ được chôn cất ở Plains.

“Tôi chưa bao giờ thấy có sự khác biệt giữa gương mặt công khai và gương mặt riêng tư của ông. Ông vẫn là cùng một người bất kể ông ở với ai hoặc ở đâu, và đối với tôi, đó là định nghĩa của sự chính trực. Sự trung thực đó đã nhận được sự thương yêu tương ứng,” Jason Carter nói thêm.

Ái nữ của ông Carter, Amy, đã tham gia cùng các thành viên khác trong gia đình trong tang lễ. Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Phó Tổng thống đắc cử JD Vance và con trai Tổng thống Biden, Hunter Biden, cũng nằm trong số những người dự lễ tang. Các cựu phó tổng thống Al Gore và Mike Pence ngồi cạnh nhau.

Ông Jimmy Carter đã giành được Nhà Trắng sau khi đánh bại Tổng thống Cộng hòa Gerald Ford trong cuộc bầu cử năm 1976. Hai vị tổng thống vốn từng là đối thủ chính trị một thời tiến tới trở thành bạn vong niên, và ông Carter đã ca ngợi ông Ford sau khi ông qua đời vào năm 2006.

Con trai của ông Ford, Steven, đã đọc một điếu văn tại tang lễ mà thân phụ ông đã viết sẵn cho ông Carter trước khi ông qua đời.

“Jimmy và tôi tôn trọng nhau khi là đối thủ ngay cả trước khi chúng tôi tôn trọng nhau như những người bạn thân,” Ford đọc lại lời của thân phụ. “Jimmy biết những điểm yếu chính trị của tôi và ông ấy đã chỉ ra được. Bây giờ tôi không thích điều đó, nhưng tôi không hề biết rằng kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 1976 sẽ đem đến một trong những tình bạn sâu sắc và lâu dài nhất của tôi.”


**********

Ông Trần Đình Triển ra tòa, có 12 luật sư bào chữa


Luật sư Trần Đình Triển phát biểu tại một sự kiện của Đòan Luật sư Hà Nội. Facebook Trần Đình Minh Long.
Luật sư Trần Đình Triển phát biểu tại một sự kiện của Đòan Luật sư Hà Nội. Facebook Trần Đình Minh Long.

Ông Trần Đình Triển, một cựu luật sư nổi tiếng đã bị xét xử ở Việt Nam hôm 9/1 vì các bài đăng trên Facebook trong đó ông chỉ trích các quan chức tòa án tối cao, trong khi các nhóm nhân quyền lên án một cuộc tấn công nữavào quyền tự do ngôn luận ở quốc gia cộng sản này, AFP đưa tin.

Trần Đình Triển, nguyên phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, là luật sư mới nhất bị chính quyền nhắm tới vì những gì họ viết trên mạng.

Bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”, người đàn ông 65 tuổi này có thể phải đối mặt với mức án 7 năm tù nếu bị tòa án Hà Nội tuyên có tội.

Hôm 9/1, ông được 12 luật sư bào chữa khi các công tố viên cáo buộc ông đăng các bài viết trên Facebook “không có chứng cứ xác thực kiểm chứng” và “ảnh hưởng uy tín ngành tòa án”, báo Tuổi Trẻ của nhà nước cho biết.

Các nhà vận động nhân quyền cho biết chính quyền ở Việt Nam, một quốc gia độc đảng, trong những năm gần đây đã tăng cường đàn áp xã hội dân sự và sử dụng các điều luật để bịt miệng những người chỉ trích chính phủ.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết Điều 331 – tội lợi dụng quyền tự do dân chủ- đã được sử dụng để kết tội và kết án ít nhất 24 người chỉ trong năm 2024.

Ông Triển, người đứng đầu công ty luật Vì Dân ở Hà Nội, bị bắt vào tháng 6/2024. Giấy phép hợp pháp của ông đã bị đình chỉ vào tuần trước.

Đảm nhận chức phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội từ năm 2013-2018, ông Triển đã bào chữa cho các nhà hoạt động và đại diện cho bị cáo trong các vấn đề nhạy cảm như tịch thu đất đai.

Ba bài trên Facebook mà ông bị buộc tội, ông chỉ trích chánh án tòa án tối cao, người mà ông cho rằng đã ngăn cản thành viên gia đình các bị cáo tham dự các phiên tòa cũng như các nhà báo và luật sư không được phép quay video trong các phiên tòa công khai, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Theo luật sư Mai Đình, một trong những luật sư của ông, một số bài viết của ông cũng ca ngợi cố lãnh đạo đảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và công an Hà Nội vì thực hiện công việc “vì người dân”.

Dự án 88, tổ chức ủng hộ quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, cho biết các cáo buộc đối với Triển là “vi phạm luật pháp quốc tế”.

“Nếu bị kết án, việc truy tố ông Triển sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các luật sư khác ở Việt Nam,” Dự án 88 cho biết trong một tuyên bố, đồng thời cảnh báo về “hiệu ứng đáng sợ đối với người dân nói chung, những người sẽ ít lên tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo không được bầu chọn của họ và các quan chức chính phủ trên mạng xã hội”.

Việt Nam có những hạn chế nghiêm ngặt về quyền tự do ngôn luận, và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam đứng thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí, mô tả Việt Nam là một trong những nơi giam giữ các nhà báo tồi tệ nhất thế giới.


**********

Tư lệnh quân đội được phương Tây hậu thuẫn được bầu làm Tổng thống Lebanon


Tư lệnh quân đội Joseph Aoun sau khi được bầu làm Tổng thống Lebanon tại trụ sở Quốc hội ở Beirut
Tư lệnh quân đội Joseph Aoun sau khi được bầu làm Tổng thống Lebanon tại trụ sở Quốc hội ở Beirut

Quốc hội Lebanon hôm 9/1 đã bầu Tư lệnh quân đội Joseph Aoun làm nguyên thủ quốc gia để lấp vào chức tổng thống còn khuyết với một vị tướng có sự ủng hộ của Mỹ và cho thấy sức ảnh hưởng suy yếu của nhóm Hezbollah được Iran hậu thuẫn sau cuộc chiến tàn khốc của nhóm này với Israel.

Trong một bài diễn văn trước Quốc hội, ông Aoun, 60 tuổi, cam kết sẽ phấn đấu để đảm bảo nhà nước được độc quyền mang vũ khí. Bài diễn văn của ông đã thu hút những tràng pháo tay lớn trong khi các nghị sỹ thuộc nhóm Hezbollah – vốn có lực lượng quân sự của riêng họ - ngồi yên.

Ông hứa sẽ xây dựng lại miền nam Lebanon và những vùng khác của đất nước mà ông nói đã bị Israel phá hủy, và cũng ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel vào Lebanon, vốn đang đắm chìm trong khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng nặng nề ngay cả trước cuộc xung đột mới nhất. “Hôm nay, một giai đoạn mới trong lịch sử của Lebanon đã bắt đầu,” ông nói.

Việc ông đắc cử phản ánh những thay đổi trong cán cân quyền lực ở Lebanon và rộng hơn là ở khu vực Trung Đông, với nhóm Hezbollah thuộc Hồi giáo Shiite bị đánh tơi bời trong cuộc chiến hồi năm ngoái, và đồng minh Syria Bashar al-Assad bị lật đổ hồi tháng 12.

Nó cũng cho thấy ảnh hưởng của Ả Rập Xê Út được hồi sinh ở một đất nước mà vai trò của Riyadh từ lâu đã bị Iran và Hezbollah làm cho lu mờ.

Ngoại trưởng Israel Gideon Saar đã chúc mừng Lebanon và nói rằng ông hy vọng việc ông Aoun đắc cử sẽ góp phần vào sự ổn định và quan hệ láng giềng hữu hảo.

Đại sứ Mỹ Lisa Johnson, vốn cũng có mặt tại Quốc hội, nói với Reuters rằng bà ‘rất vui’ khi ông Aoun đắc cử.

Ông Joseph Aoun đã không đạt được 86 phiếu cần thiết trong cuộc bỏ phiếu vòng một, nhưng đã vượt qua ngưỡng với 99 phiếu trong vòng hai, sau khi các nghị sỹ Hezbollah và đồng minh Shiite của họ là Phong trào Amal chuyển sang ủng hộ ông.

Thời cơ có được cho ông Aoun hôm 8/1 sau khi ứng cử viên mà lâu nay Hezbollah ưa chuộng, ông Suleiman Frangieh, rút lui và tuyên bố ủng hộ tư lệnh quân đội, và khi các đặc phái viên Pháp và Ả Rập Xê Út đi khắp Beirut, kêu gọi bầu cho ông Aoun trong các cuộc gặp với các chính trị gia, ba nguồn tin chính trị Lebanon cho biết.

Một nguồn tin thân cận với hoàng gia Ả Rập Xê Út cho biết các đặc phái viên Pháp, Ả Rập Xê Út và Hoa Kỳ đã nói với Chủ tịch Quốc hội Nabih Berri, một đồng minh thân cận của Hezbollah, rằng hỗ trợ tài chính quốc tế - bao gồm cả từ Ả Rập Xê Út – tùy thuộc vào việc ông Aoun có được bầu hay không.

Lebanon, nền kinh tế vẫn đang chao đảo từ sự sụp đổ tài chính hồi năm 2019, đang rất cần viện trợ để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, mà Ngân hàng Thế giới ước tính đã tiêu tốn của đất nước 8,5 tỷ đô la Mỹ.

Pháp cho biết cuộc bầu cử đã mở ra một trang mới cho Lebanon.

“Sau cuộc bầu cử này bây giờ cần phải bổ nhiệm có một chính phủ mạnh có khả năng thực hiện các cải cách cần thiết cho sự phục hồi kinh tế, ổn định, an ninh và chủ quyền của Lebanon,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Pháp Christophe Lemoine nói.

Ông Aoun đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lệnh ngừng bắn giữa Hezbollah và Israel do Washington và Paris làm trung gian hồi tháng 11.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm