Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 12 - 12 -2024:
*************
Chính phủ cam kết đối xử nhân đạo với ông Y Quynh Bdap khi dẫn độ về Việt Nam
Chính phủ Việt Nam trong văn bản trả lời Liên Hiệp quốc (LHQ) đã trấn an lo ngại của cộng đồng quốc tế về khả năng nhà hoạt động người Êđê Y Quynh Bdap sẽ bị đối xử vô nhân đạo khi bị đưa về nước.
Thư gửi Các Thủ tục Đặc biệt về nhân quyền của LHQ đề ngày 08/11/2024 và mới được công bố hôm 9/12 viết:
“Việt Nam cam kết đảm bảo các quyền của Y Quynh Bdap trong quá trình dẫn độ, tuân thủ luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, với việc cấm tuyệt đối tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo.”
Trong phiên toà tháng 1 năm nay, ông Y Quynh bị kết tội “khủng bố” vắng mặt với mức án tù 10 năm. Căn cứ vào bản án này, chính phủ yêu cầu Thái Lan bắt giữ và trục xuất ông về nước.
Giữa tháng 6 vừa qua, ông bị cảnh sát Hoàng gia bắt giữ, và Toà án hình sự Bangkok đã ra quyết định cho phép dẫn độ ông về Việt Nam. Ông đã kháng cáo và hiện vẫn bị giam ở Thái Lan.
Ông Phil Robertson, Giám đốc của tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA), cho rằng ở Việt Nam các nghi phạm hình sự thường xuyên bị đánh đập và tra tấn, chưa kể việc chính phủ đặc biệt tức giận với Y Quynh Bdap, người mà họ đổ lỗi về cuộc tấn công ở Đắk Lắk, vì vậy bất kỳ lời hứa nào họ đưa ra với Liên Hiệp Quốc chỉ là trên giấy.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 10/12, ông nói rằng Y Quynh Bdap là người tị nạn được LHQ công nhận và không nên tin vào lời nói suông của chính phủ Việt Nam và Thái Lan. Ông khẳng định:
"Hoàn toàn không an toàn cho ông khi trở về Việt Nam và trong mọi trường hợp, ông không nên bị trục xuất về nước."
Ông Y Quynh Bdap, sinh năm 1992, thành viên sáng lập của tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ), đưa gia đình sang Thái Lan tị nạn từ năm 2018.
Tuy nhiên, ông bị chính phủ cáo buộc tuyển dụng thành viên và phối hợp với các nhóm trong nước để tiến hành cuộc tấn công vào trụ sở UBND hai xã của huyện Cư Kuin giữa tháng 6/2023.
Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao vào ngày 17/10/2024, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng
khẳng định việc dẫn độ ông Y Quynh Bdap về Việt Nam là "phù hợp và nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội đều phải bị xử lý trước pháp luật."
************
Chế độ độc tài Syria sụp đổ : Cơ hội thay đổi lớn tại Trung Đông
Các diễn biến tại Syria sau khi chế độ độc tài Assad sụp đổ, với các hiểm họa và cơ hội, tiếp tục là chủ đề chính của nhiều báo Pháp, hôm nay, 11/12/2024. Một hồ sơ lớn khác là nỗ lực của tổng thống Pháp nhằm nhanh chóng tìm được một thủ tướng mới.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
« Nhập cư, khủng bố… các thách thức của thời kỳ ‘‘hậu Assad’’ » là tựa trang nhất Le Figaro. Libération dành chủ đề chính cho « Giữa hy vọng và lo ngại : Syria, năm Zero ». Le Monde dành số đặc biệt cho « Nước Syria chứng kiến những tội ác kinh hoàng của chế độ Assad ». « Trung Đông tái định hình sau khi Assad sụp đổ » là tựa chính của l’Humanité.
Le Figaro dành nhiều bài để nói về đe dọa khủng bố gia tăng sau khi Assas sụp đổ. Bài « Chiến thắng của phe nổi dậy Syria và các đe dọa khủng bố Hồi giáo tại Pháp » chú ý trước hết đến phát biểu của thủ lĩnh lực lượng HTS thắng trận, Abu Mohammed al-Golani, tại nhà thờ Hồi giáo Ommeyades, thủ đô Damas, ca ngợi một chiến thắng của « toàn khu vực », cũng như của « oumma » - cộng đồng Hồi giáo thế giới. Theo Le Figaro, việc sử dụng từ ngữ này một mặt là điều « bắt buộc » đối với thủ lĩnh phe chiến thắng trong một xã hội mà đạo Hồi là tôn giáo của đa số, mặt khác không khỏi kích động tinh thần thánh chiến của các phần tử cực đoan tại Pháp.
Hàng loạt lý do khiến thánh chiến trỗi dậy
Hàng loạt lý do được Le Figaro nêu ra để chứng minh cho nguy cơ khủng bố đè nặng lên nước Pháp, trong đó có việc các phần tử thánh chiến trước đây bị kìm chân tại tỉnh tây bắc Idleb, Syria, căn cứ địa của phong trào HTS, giờ đây có khả năng rảnh tay hoạt động. Tình hình tương tự với việc nhiều phần tử thánh chiến bị lực lượng người Kurdistan giam giữ có nguy cơ tẩu thoát, trong bối cảnh các lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ tiến quân tại các khu vực đông bắc Syria.
Bài « Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daech chờ đợi hỗn loạn, và chuẩn bị trở lại » của Le Figaro dẫn lời của giám đốc khoa học của Soufan Center, ở New York, « hỗn loạn chắc chắn sẽ là cơ hội tuyệt vời với Daech. Lực lượng này đang chờ đợi thời cơ, trong lúc tìm cách tái xây dựng một cách từ từ nhưng chắc chắn các mạng lưới trên khắp cả nước ».
Liên minh quốc tế chống thánh chiến phải đổi kế hoạch
Về chủ đề này, Le Monde cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh cố gắng để việc lực lượng nổi dậy HTS chiếm thủ đô Syria không tạo cơ hội cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo củng cố lực lượng. Vào đầu mùa thu năm nay, liên minh quốc tế chống Daech, do Mỹ đứng đầu, đã có kế hoạch rút quân khỏi Syria và Irak kể từ đầu năm tới, tuy nhiên việc chế độ Assad bất ngờ bị lật đổ buộc liên minh phải xem xét lại kế hoạch. Trên thực tế, trước khi Assad sụp đổ, Mỹ và các đồng minh đã lo ngại về sự trỗi dậy của Daech tại các vùng biên giới Syria – Irak, và xa hơn. Chưa bao giờ bạo lực lại dâng cao tại khu vực này kể từ năm 2019. Lý do kích phát là cuộc tấn công khủng bố của Hamas tại Israel ngày 7/10/2023, và chiến tranh Gaza.
Trung Đông : Cơ hội 2003 bị bỏ lỡ
Nếu như Le Figaro tập trung vào đe dọa khủng bố gia tăng với nước Pháp, Le Monde hướng cái nhìn về triển vọng thay đổi lớn tại khu vực Trung Cận Đông. Bài xã luận « Một cơ hội cho Cận Đông cần nắm lấy » của Le Monde so sánh thời điểm hiện tại với năm 2003, khi chế độ độc tài Saddam Hussein sụp đổ tại Irak. Cơ hội đã bị bỏ lỡ vào thời điểm đó. « Thay vì thiết lập nên một chế độ đa nguyên, nếu không phải là dân chủ, ở Bagdad, quan tâm đến các lợi ích của người dân Irak, cuộc xâm chiếm của Mỹ… rốt cuộc đã gieo rắc hỗn loạn lâu dài, làm bùng lên phong trào Hồi giáo vũ trang, và góp phần tích cực vào việc gia tăng sức mạnh của Iran ». Kết quả là các lực lượng theo hệ phái Shia, với Iran là hạt nhân, đã bành trướng mạnh mẽ cho đến bờ đông Địa Trung Hải và « tái khởi động cuộc chiến tranh lạnh với các nước theo hệ phái Sunni, cùng Israel ».
Các cường quốc khu vực cần kiềm chế
Hai mươi mốt năm sau, theo Le Monde, khu vực Trung Cận Đông một lần nữa đứng trước một tình thế tương tự. Sự sụp đổ của chế độ độc tài Assad, thống trị Syria nửa thế kỷ, có nguy cơ dẫn đến những hỗn loạn kinh hoàng tương tự, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội. Cụ thể là với sự suy yếu của lực lượng Hezbollah ở Liban, sau các chiến dịch tấn công của Israel, và việc trục Iran – Irak – Syria bị cắt đứt, có thể tạo điều kiện cho việc tái lập các định chế nhà nước tại Liban. Chế độ Hồi giáo Iran, suy yếu hơn hẳn, cũng đang buộc phải tìm thỏa hiệp với cựu thù Ả Rập Xê Út.
Sau nhiều thập niên chiến tranh, hỗn loạn, người dân Trung Cận Đông khao khát được yên ổn. Để biến cơ hội thành hiện thực, theo Le Monde, các thế lực chủ chốt tại khu vực phải ứng xử kiềm chế, và có trách nhiệm. Israel phải chấm dứt cuộc chiến tàn bạo tại Gaza, ngừng leo thang tại Cijordani, kiềm chế trong các tham vọng lãnh thổ tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cần tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nước láng giềng.
Cơ hội lớn, hiểm họa lớn : Syria trước ngã ba đường
L’Humanité hướng cái nhìn về lực lượng HTS, ông chủ mới của Syria trong hồ sơ « Khu vực Trung Đông với tương lai đầy bất trắc của một nước Syria mới ». Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria, Gier Pederson, cũng thừa nhận « Syria đang đứng trước ngã ba đường : Một bên là những cơ hội rất lớn, bên kia là các hiểm họa rất lớn, và chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng cả hai ». Theo l’Humanité, hành xử trong những ngày vừa qua của phe chiến thắng, bảo vệ trật tự tại thủ đô, bắt đầu chuyển giao quyền lực trong ôn hòa, trước hết là để đáp ứng các đòi hỏi « của hai thế lực đỡ đầu, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, và trên một mức độ nhất định là Mỹ, Ả Rập Xê Út và Israel ». Hành xử này là một dấu hiệu sơ bộ cho thấy nước Syria mới có thể đóng góp vào việc xây dựng một khu vực Trung Đông mới.
Theo l’Humanité, lực lượng của thủ lĩnh Golani « có thể loại trừ Daech », khiến Mỹ hài lòng, và đẩy lui người Kurdistan, khiến Thổ Nhĩ Kỳ hài lòng. Các ẩn số lớn hiện nay là « chế độ Hồi giáo » mà HTS có thể thiết lập tại Syria là chế độ như thế nào, và số phận các căn cứ hải quân và không quân Nga tại Syria sẽ ra sao.
Châu Âu không có « lá bài » nào khác hơn là HTS
Bài xã luận của Le Figaro coi Syria hơn bao giờ hết « là thùng thuốc súng », và châu Âu đã trả giá đắt để hiểu rõ là làn sóng di cư và mối đe dọa khủng bố đối với châu lục phụ thuộc trực tiếp vào việc đất nước này có bình ổn hay không. Trong bối cảnh hiện nay, « các lãnh đạo châu Âu không có lá bài nào khác là lực lượng HTS ». Đây rõ ràng không phải là một đối tác « lý tưởng, nhưng còn hơn là hỗn loạn ». Le Figaro nhấn mạnh : Châu Âu không có lựa chọn nào khác hơn là để cho lực lượng này « một cơ hội », bởi nếu Golani thất bại, toàn châu lục sẽ bị đe dọa.
« Macron vẫn tiếp tục tìm chính phủ »
Về thời sự nước Pháp, « Macron vẫn tiếp tục tìm chính phủ » là một hồ sơ trang nhất của Le Monde. Hôm qua, tổng thống Pháp có cuộc họp với tất cả lãnh đạo các đảng chấp nhận « lô gíc thỏa hiệp », ngoài hai đảng cực hữu và cực tả. Trong bối cảnh hiện tại khó có hy vọng cho một chính phủ « đoàn kết dân tộc » như tổng thống mong muốn, hai đảng Xã hội cánh tả và Những người Cộng hòa cánh hữu cho biết sẵn sàng thảo luận về « một thỏa thuận tối thiểu về các điều kiện, mà hai đảng này có thể chấp nhận sẽ không bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ mới, trong lúc vẫn duy trì vị thế của một đảng đối lập ».
Về chủ đề này, Le Figaro có bài « Các đảng thừa nhận những bất đồng giữa họ, Macron cam kết sẽ khẩn trương hơn ». Tổng thống Pháp đã cam kết sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới trong vòng 48 giờ, và nhân vật này sẽ thương lượng với các đảng về một cam kết không bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ mới.
Về triển vọng bổ nhiệm chính phủ mới, Libération cho biết « Tại điện Elysée, các đảng vẫn chưa tìm được một thỏa thuận ». Theo Libération, các đảng có mặt tại phủ tổng thống hôm qua không loại trừ việc lập một « chính phủ chung », nhưng cũng tính đến việc phải đạt một thỏa hiệp về không bỏ phiếu bất tín nhiệm, được coi là phương án B, trong trường hợp không đạt thỏa thuận về một chính phủ liên hiệp.
« Phương pháp mới của Macron »
Bài xã luận của nhật báo Công giáo La Croix chú ý đến « phương pháp mới của Macron ». Theo La Croix, tổng thống Macron « dường như đã đột nhiên ý thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình » : Sáu tháng sau quyết định giải tán Quốc Hội để bầu lại của tổng thống, « đất nước bị đẩy vào một không khí chính trị bất trắc chưa từng có ». Với việc họp cùng đại diện các đảng thuộc « khối trung tâm » (bloc central), tức không bao gồm các đảng phái cực tả và cực hữu, tổng thống Macron trực tiếp trở lại như « nhân vật trung tâm của bàn cờ chính trị ».
La Croix thừa nhận, đặt hy vọng vào một chính phủ liên hiệp, bao gồm các bộ trưởng thuộc đảng Cộng Sản và đảng Những người Cộng hòa, là « ảo tưởng », nhưng điều mà các chính khách có thể làm được trong bối cảnh hiện nay là « nhân nhượng lẫn nhau », để không lật đổ chính phủ mới.
Chính phủ bị lật đổ : « Bài học » cho cựu thủ tướng Barnier và cho chính giới Pháp
Về các nỗ lực lập chính phủ mới tại Pháp, Les Echos có bài viết đáng chú ý mang tựa đề : « Bốn bài học cho cựu thủ tướng Barnier ». Vì sao lại là bốn bài học cho cựu thủ tướng ? Nguyên do là vì trước khi đảm nhận chức thủ tướng, ngắn nhất trong lịch sử đệ ngũ Cộng hòa Pháp, ông Michel Barnier đã gần hoàn tất cuốn hồi ký « 120 bài học cuộc đời ». Les Echos đề nghị vị thủ tướng vừa bị lật đổ rút ra ít nhất bốn bài học mới. Trong đó, ba bài học đầu tiên là cho cá nhân ông Barnier, và bài học thứ tư vừa cho ông, vừa cho cả chính giới Pháp.
Bài học thứ nhất là hoàn toàn không thể tin tưởng ở lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen, bởi sự tráo trở của nhà lãnh đạo này. Les Echos nhắc cựu tổng thống một bài học xương máu khác là không nên từ bỏ những vấn đề mang tính nguyên tắc, cụ thể như việc ông đã xóa bỏ « nguyên tắc công bằng về thuế » trong dự thảo luật sau cùng nhằm làm hài lòng đối thủ chính trị.
Một bài học cho cá nhân cựu thủ tướng, nhưng cũng là cho tất cả, đó là đoàn kết nhiều khi chỉ có được sau khi đã có sự hy sinh. Chính phủ Barnier bị lật đổ, nhưng chính hành động lật đổ này đã làm lộ rõ sự cực đoan của đảng Xã hội. Ngay sau đó, đảng Xã hội đã buộc phải chấp nhận thay đổi, chấp nhận hướng đến một thỏa hiệp vì quyền lợi chung của đất nước, từ bỏ lập trường cứng rắn của liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới. Khi còn là thủ tướng, ông Barnier đã có hết sức để kêu gọi các đảng phái hợp tác, nhưng bất thành. Giờ đây, khi ông không còn đó, tình hình lại xoay chuyển theo chiều hướng tích cực hơn. Việc chính phủ Barnier bị lật đổ có ý nghĩa tích cực ở điểm này, theo Les Echos
Nước Pháp chuẩn bị đối phó « kịch bản 4°C »
Nước Pháp chuẩn bị đối phó với kịch bản mức tăng nhiệt độ hơn 4°C so với thời tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ là tựa trang nhất của Le Monde. Theo một báo cáo vừa được cơ quan khí tượng Pháp công bố. Nhiệt độ tại Pháp năm 2030 có thể tăng thêm 2°C vào năm 2030, và hơn đến 4°C vào cuối thế kỷ. Theo Le Monde, đây không hề là kịch bản « bi quan », mà chỉ là kịch bản thực tế, và chỉ mới là mức « tăng trung bình », căn cứ trên việc tổng hợp cam kết cắt giảm khí thải của các nước.
25 tỉ lượt hành khách năm 2025 : Kỷ lục với hàng không
Ngành hàng không phát triển mạnh, với số lượng hành khách tăng đến 25 tỉ lượt người vào năm tới 2025, bất chấp tình trạng thiếu máy bay thiếu, là hồ sơ trang nhất của Les Echos. Một trong những yếu tố chính là giá vé máy bay giảm. Năm 2024, tổng lợi nhuận của các hãng hàng không là hơn 30 tỉ euro.
Pháp bị chỉ trích vì tài trợ các hãng máy bay giá rẻ
Sự phát triển của ngành hàng không không phải là một tin vui với môi trường, vì đây là một ngành tạo nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính. La Croix có bài chỉ trích các trợ giúp của chính quyền Pháp cho các hãng máy bay giá rẻ, phụ trách các lộ trình ngắn, là một tác nhân quan trọng thúc đẩy hành khách sử dụng dịch vụ gây ô nhiễm này.
***********
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ “không cho phép” Syria lại bị chia rẽ
Hai ngày sau khi chế độ Bachar al-Assad sụp đổ, chính quyền Ankara đang tìm mọi cách để không đánh mất những lợi thế đạt được từ sự kiện này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua, 10/12/2024, khẳng định sẽ “không cho phép” Syria một lần nữa bị chia rẽ.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Từ Ankara, thông tín viên Anne Andlauer cho biết cụ thể :
"Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước hưởng lợi, ít nhất là trong ngắn hạn, nhờ sự sụp đổ của chế độ Bachar al-Assad, mà Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng đối thoại từ 13 năm qua và quay sang hỗ trợ phe đối lập vũ trang. Ưu tiên của tổng thống Erdogan là duy trì lợi thế này và gặt hái lợi ích chính trị, chiến lược và kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ và cho bản thân ông. Tuy nhiên, để làm được điều đó, ông cần một nước Syria ổn định và yên bình.
Kể từ 08/12, chính quyền Ankara đã kêu gọi xúc tiến một “quá trình chuyển tiếp êm thắm”, thành lập một “chính phủ mở ra cho tất cả các lực lượng” và một “Syria mới” mà “không đe dọa các quốc gia láng giềng”. Hôm qua, Recep Tayyip Erdogan đã nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không “cho phép Syria bị chia rẽ một lần nữa” hoặc “biến thành một chiến trường”. Nguyên thủ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh “không chấp nhận bất kỳ sự khiêu khích nào, bất kỳ biện pháp nào cản trở những người anh em Syria trở về quê hương”.
Lập trường này giải thích cho các cảnh báo của Ankara nhắm vào lực lượng người Kurdistan ở Syria, mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn đuổi khỏi biên giới của mình hơn bao giờ hết, cũng như những chỉ trích nhắm vào Israel, quốc gia mà Ankara lên án, xin trích, “có tư tưởng chiếm đóng” sau các cuộc không kích vào Syria và cuộc xâm nhập vào vùng đệm Golan".
Tổng thống Erdogan cũng đã thông báo mở lại một cửa khẩu biên giới với Syria, đóng cửa từ năm 2013, để tạo điều kiện thuận lợi cho di dân Syria trở về. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất thế giới, với hơn 3 triệu người Syria.
***********
Syria: Thủ tướng lâm thời cam kết bảo đảm ổn định và yên bình cho đất nước
Hai ngày sau khi chế độ Bachar Al-Assad sụp đổ, ngày 10/12/2024, lực lượng nổi dậy Syria đã bổ nhiệm ông Mohammad Al-Bachir làm thủ tướng lâm thời, phụ trách tiến trình chuyển tiếp. Phát biểu trên kênh truyền hình Al-Jazeera, ông Bachir cam kết bảo đảm sự ổn định và yên bình cho đất nước.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Năm nay 41 tuổi, Mohammad Al-Bachir từng là bộ trưởng Phát triển và Nhân đạo trong chính phủ Cứu nguy Dân tộc tại Idleb, do lực lượng Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) kiểm soát và điều hành từ năm 2017. Với vị trí này, ông Bachir quản lý tất cả các mối quan hệ với những tổ chức phi chính phủ, với Liên Hiệp Quốc, đặc biệt về những vấn đề có liên quan đến các trại tị nạn. Do vậy, theo nhận định từ nhà báo Wassim Nasr, kênh truyền hình France 24, và cũng là chuyên gia về các phong trào thánh chiến, nhân vật này là một nhà « kỹ trị Hồi giáo », theo Hồi giáo cực đoan, nhưng không phải là chiến binh thánh chiến.
Ngay khi được bổ nhiệm, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Qatar Al-Jazeera, ông Bachir cho rằng đã đến lúc người dân Syria phải được « tận hưởng sự ổn định và yên bình », đồng thời cam kết sẽ nỗ lực cung cấp « các dịch vụ mà người dân cần ». Chủ trì cuộc hợp giữa các tân bộ trưởng và các bộ trưởng của chế độ bị lật đổ, ông Bachir tuyên bố « nhiệm vụ của chính phủ lâm thời là duy trì sự ổn định của các định chế và tránh cho nhà nước bị tan rã ».
Chủ trương này cũng đã được Abu Mohammed Al-Golani, thủ lĩnh HTS và đứng đầu liên minh các phe nổi dậy, khẳng định với Sky News: « Người dân đã kiệt quệ vì chiến tranh. Đất nước không còn sức cho một cuộc chiến nào khác, và cũng sẽ không rơi vào một cuộc chiến nào nữa. »
Bachar sụp đổ : Dân Syria vừa mừng, vừa lo
Tại thủ đô Damas, người dân tiếp tục tập hợp ăn mừng chế độ Bachar Al-Assad sụp đổ, nhưng bên cạnh đó, những ngờ vực đầu tiên cũng bắt đầu xuất hiện.
Từ Damas, hai đặc phái viên đài RFI, Murielle Paradon và Boris Vichith, gởi về bài phóng sự :
Tại quảng trường Omeyyades, hàng trăm người, ngồi trên những chiếc xe tăng bị bỏ rơi hay giương cao những lá cờ cách mạng, ăn mừng chế độ sụp đổ trong tiềng ồn ào đinh tai, như Fatima, một người mẹ đã mất hai con trai dưới chế độ Bachar Al-Assad.
Bà khao khát một nền công lý : « Tôi tin tưởng vào phe nổi dậy bởi vì họ đã hy sinh mạng sống của mình. Trước đây, chúng tôi sống dưới sự kiểm soát của một chế độ tội phạm không luật lệ. Tất cả những gì sắp tới trong thời hậu Bachar chỉ có thể tốt hơn mà thôi. »
Còn Anwar, 40 tuổi, thèm khát tự do và sự thật sau hơn 50 năm bị áp bức. Anh nói : « Giờ chúng tôi phá hủy các khẩu hiệu và các áp-phích của Bachar Al-Assad và Hafez Al-Assad. Chúng tôi đã dỡ bỏ tượng của họ. Nhưng điều đấy chưa đủ. Chẳng hạn, cần phải thay đổi các giáo trình để kể về cuộc cách mạng của chúng tôi và xóa bỏ những điều dối trá của chế độ độc tài ».
Trên quảng trường Omeyyades, lực lượng nổi dậy lên cầm quyền hiện diện khắp nơi. Khẩu AK trong tay, họ nhún nhẩy giữa đám đông, ít nhiều bảo đảm an ninh. Điều này khiến ông Zacharia khiếp hãi. Ông không che giấu thiện cảm của mình đối với chế độ bị lật đổ.
Zacharia giải thích : « Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những người như thế, cầm vũ khí tại Syria. Tôi sợ, tôi cảm thấy không an toàn. Làm thế nào tôi có thể sống với những người này chứ ? Họ có thể sẽ giết tôi, tôi đâu biết được ».
Zacharia không tin tưởng vào những người nắm quyền mới tại Syria và có ý định bỏ trốn khỏi đất nước.
Nga tìm cách duy trì căn cứ quân sự
AFP hôm nay cho biết chính phủ Nga đã có những tiếp xúc đầu tiên với tân chính quyền Syria sau khi chế độ Bachar Al-Assad, đồng minh của Matxcơva, sụp đổ. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov khẳng định duy trì các mối liên hệ với những người đang kiểm soát Syria là điều cần thiết, do « Nga vẫn còn căn cứ quân sự và một văn phòng đại diện ngoại giao. Những vấn đề có liên quan đến việc bảo đảm an ninh cho những cơ sở này là điều tối quan trọng ! »
**********
Nghi phạm giết CEO UnitedHealthcare từng là nam sinh ưu tú - BBC News Tiếng Việt
- Tác giả, Madeline Halpert & Mike Wendling
- Vai trò, BBC News
Một thanh niên xuất thân từ gia đình danh giá ở Maryland, từng đứng đầu lớp tại một trường tư thục danh tiếng và tốt nghiệp từ một trường Ivy League, Luigi Mangione dường như có mọi thứ.
Đó là những gì bạn bè anh ta nói.
Họ đã sốc khi thanh niên 26 tuổi này bị bắt vì nghi giết Giám đốc điều hành UnitedHealthcare Brian Thompson - người bị bắn chết vào tuần trước tại thành phố New York. Luật sư của Mangione cho biết anh ta sẽ không nhận tội.
Theo một thông báo của cơ quan thực thi pháp luật được truyền thông Mỹ dẫn lại, Mangione được cho là hành động vì sự oán giận đối với những gì mà anh ta gọi là các công ty bảo hiểm y tế "ký sinh".
Anh ta từng thuộc một cộng đồng lướt sóng ở bang Hawaii, nhưng phải rời đi do đau lưng nghiêm trọng, theo lời những người còn nhớ tới anh ta.
Tuy nhiên, không rõ sức khỏe của Mangione bị ảnh hưởng tới mức nào mà khiến anh ta có cái nhìn về ngành y tế như vậy.
Anh ta bị bắt vào thứ Hai 9/12 tại một nhà hàng McDonald's ở thành phố Altoona, bang Pennsylvania, và bị cho là sở hữu một khẩu súng, đạn, nhiều giấy tờ giả mạo và tiền mặt.
Cảnh sát cho hay Mangione cũng có một tài liệu viết tay thể hiện "ác ý" đối với các công ty Mỹ, trong đó có những đoạn như "thật lòng mà nói, những kẻ ký sinh trùng này đáng bị trừng phạt".
Các nhà điều tra cho biết các từ "từ chối", "bảo vệ" và "làm chứng" được viết trên vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường vụ ám sát ông Thompson.
Các nguồn tin thực thi pháp luật cho rằng đây có thể là một ám chỉ đến những chiến thuật mà các công ty sử dụng để từ chối các yêu cầu thanh toán của bệnh nhân.
Mangione xuất thân trong một gia đình danh giá ở Baltimore, nổi tiếng với các doanh nghiệp gồm câu lạc bộ đồng quê, nhà dưỡng lão và một đài phát thanh, theo thông tin từ báo đài địa phương.
Ông bà của nghi phạm, Nicholas và Mary Mangione, là những nhà phát triển bất động sản đã mua Câu lạc bộ đồng quê Turf Valley vào năm 1978 và Câu lạc bộ đồng quê Hayfields ở Hunt Valley vào năm 1986.
Ngay sau khi Mangione bị buộc tội, người anh họ - nhà lập pháp Cộng hòa của bang Maryland Nino Mangione - đã đưa ra một tuyên bố nói rằng gia đình đang "sốc và đau buồn".
"Chúng tôi cầu nguyện cho gia đình của Brian Thompson và chúng tôi mong mọi người cầu nguyện cho tất cả những người liên quan," tuyên bố viết.
Thomas Maronick, một luật sư bào chữa quen biết các thành viên gia đình nghi phạm, nói với BBC về sự kinh ngạc của ông trước các cáo buộc:
"Không ai nghĩ rằng một người hưởng nhiều đặc quyền từ một gia đình nổi tiếng vì đóng góp rất nhiều cho cộng đồng lại có thể hành động thế này."
Mangione theo học Trường Gilman, một trường tư thục dành riêng cho nam sinh ở Baltimore. Anh ta là thủ khoa - danh hiệu thường được trao cho học sinh có thành tích học tập cao nhất.
Trả lời CBS News - đối tác của BBC - một người bạn chung lớp với Mangione nói rằng anh ta "không có kẻ thù nào" và "không phải tự nhiên mà trở thành thủ khoa được".
Mangione theo học ở Đại học Pennsylvania, lấy bằng cử nhân và thạc sĩ khoa học máy tính cũng như thành lập một câu lạc bộ phát triển trò chơi video, theo nguồn tin từ nhà trường
Một người bạn cùng thời với Mangione tại trường thuộc Ivy League này mô tả anh ta là một người "vô cùng bình thường" và "thông minh".
Mangione từng làm kỹ sư dữ liệu cho TrueCar, một trang web bán lẻ ô tô mới và đã qua sử dụng, theo thông tin trên mạng xã hội của anh ta.
Một người phát ngôn của công ty nói với BBC rằng anh ta đã không làm việc ở đó từ năm 2023.
Anh ta cũng từng sống với một cộng đồng lướt sóng ở bang Hawaii tên là Surfbreak. Sarah Nehemiah, người quen biết với nghi phạm khi ấy, nói với CBS rằng anh ta đã rời đi do chấn thương lưng. Tình trạng này trở nên tệ hơn do lướt sóng và hiking (đi bộ địa hình).
Bạn bè Mangione nói với truyền thông Mỹ rằng anh ta đã phẫu thuật lưng. Tài khoản mạng xã hội X được cho là của Mangione đăng tải một bức hình chụp X-quang cột sống có lắp phần cứng bên trong.
Một người bạn cùng phòng cũ, RJ Martin, nói với BBC rằng mặc dù Mangione "không bao giờ phàn nàn", nhưng cơn đau lưng đôi khi "ngăn cản" anh ta thực hiện "nhiều việc bình thường", chẳng hạn như lướt sóng hay chơi bóng chuyền.
Martin - người đã lâu không liên lạc với Mangione - nói mình tin người bạn cũ "không bao giờ nghĩ đến chuyện làm hại người khác".
"Không thể hiểu nổi," Martin cảm thán.
Một người có tên và ảnh đại diện giống Mangione có tài khoản trên Goodreads, một trang web đánh giá sách do người dùng tạo ra, đã đọc hai cuốn sách về đau lưng vào năm 2022, một trong số đó có tên là Crooked: Outwitting the Back Pain Industry (Tạm dịch: Còng lưng: Chiến thắng nền công nghiệp đau lưng).
Người này cũng đánh giá bốn sao cho một bài viết có nhan đề Industrial Society and Its Future (Tạm dịch: Xã hội công nghiệp và tương lai của nó) của Theodore Kaczynski - còn được gọi là tuyên ngôn của Unabomber (kẻ đánh bom thư).
Bắt đầu từ năm 1978, Kaczynski đã tiến hành một chiến dịch đánh bom khiến ba người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương cho đến khi bị bắt vào năm 1996.
Trong bài đánh giá của mình, Mangione thừa nhận Kaczynski là một người bạo lực nhưng nhận xét Kaczynski là một nhà cách mạng chính trị.
Theo truyền thông địa phương, mẹ của Mangione đã trình báo việc anh ta mất tích vào tháng trước với chính quyền thành phố San Francisco (bang California), nói với họ rằng bà không liên lạc được với con trai kể từ tháng Bảy.
***********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
2 phút
(AFP) - Các công tố viên New York phản đối việc hủy bỏ các phiên xử Donald Trump. Viện công tố Manhattan, hôm qua, 10/12/2024, đã lên tiếng phản đối việc hủy bỏ các phiên tòa này, nhưng đề nghị tạm đình chỉ thủ tục tố tụng cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump. Hồi mùa xuân năm nay, tòa án Manhattan đã ra một phán quyết lịch sử, kết án ông Trump trong một vụ án hình sự.
(AFP) - Ukraina oanh kích trúng các mục tiêu quân sự và năng lượng của Nga trong đêm 10 rạng sáng 11/12/2024. Trên mạng Telegram, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm nay cho biết đó là các cơ sở mà Nga đã dùng để tấn công Ukraina. Trong khi đó, các quan chức Nga chỉ nói đến các vụ tấn công bằng tên lửa và drone của Ukraina ở vùng biên giới. Trên chiến trường Ukraina, theo tổng kết mới của lực lượng cứu hỏa, vụ oanh kích của Nga vào thành phố Zaporijjia của Ukraina hôm qua đã khiến 8 người chết và 22 người bị thương.
(AFP) – Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc xem xét một dự thảo nghị quyết về ngưng bắn ngay lập tức và vô điều kiện ở Gaza. Cuộc họp sẽ diễn ra hôm nay 11/12/2024 sau khi vào tháng 11 tại Hội Đồng Bảo An, Hoa Kỳ phủ quyết yêu cầu ngưng bắn ở vùng lãnh thổ Palestine này và nhấn mạnh biện pháp này phải đi kèm với việc phóng thích các con tin. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, có lập trường ủng hộ người Palestine, nhiều khả năng sẽ thông qua nghị quyết, nhưng văn bản này không có tính ràng buộc.
(Le Figaro) - Châu Âu : Ô nhiễm bụi mịn khiến gần 240.000 người chết sớm trong năm 2023. Trong báo cáo hôm 10/12/2024, Cơ quan Môi trường Châu Âu khẳng định số người chết sớm vì bụi mịn ở Liên Âu như vậy đã giảm 5% so với năm 2022, nhưng đây vẫn là một mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng. Ý, Ba Lan và Đức là những nước có số người chết vì bụi mịn cao nhất châu Âu.
(Le Figaro) – Brazil : Trúng 200 triệu real (khoảng 32 triệu euro) và chết một tháng sau đó. Antonio Lopes, 73 tuổi, làm nghề chăn nuôi gia súc và có 4 người con, tưởng rằng có thể thoải mái hưởng tuổi già sau khi trúng xổ số ngày 09/11/2024. Tuy nhiên, niềm vui của ông không kéo dài. Theo trang G1, vài ngày sau, Antonio Lopes quyết định phẫu thuật răng, nhưng hôm 04/12, ông qua đời trong bệnh viện, có thể do một cơn đau tim.
***********
Zelenskyy tìm kiếm đảm bảo an ninh tại cuộc gặp với Trump
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã sử dụng cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống đắc cử Donald Trump kể từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ để giải thích về nhu cầu đảm bảo an ninh của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán nào về kết thúc chiến tranh với Nga, theo hai nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận ngày 7/12 cho biết.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chủ trì cuộc họp tại Paris, trong đó nhà lãnh đạo Ukraine tìm cách xây dựng mối quan hệ với ông Trump, người đã hứa sẽ chấm dứt xung đột nhanh chóng vốn làm dấy lên lo ngại ở Kyiv rằng nó có thể phần lớn được dựa theo các điều khoản của Moscow.
Reuters đã nói chuyện với tổng cộng năm người được thông tin về cuộc họp.
Ba nhà lãnh đạo, những người đã nói chuyện trong 35 phút mà không có cố vấn, đã không thảo luận về các chi tiết cụ thể về bất kỳ tầm nhìn nào cho hòa bình, nhưng ông Trump nhắc lại rằng ông muốn ngừng bắn ngay lập tức và đàm phán để chấm dứt chiến tranh nhanh chóng, theo bốn trong số những người này cho biết.
Cuộc họp đã đưa ra một số manh mối ban đầu về cách các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột có thể diễn ra, mặc dù quá trình có sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn còn nhiều khó khăn và vai trò của Hoa Kỳ vẫn chưa rõ ràng.
Một trong những nguồn tin cho biết ông Trump đã cư xử một cách thân thiện, tôn trọng và cởi mở và dường như đang ở chế độ lắng nghe. Nhóm của Trump đã không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận cho bản tin này.
Cả ông Trump và các quan chức thân cận với ông trong vấn đề Ukraine đều không công khai về cách họ hình dung chính xác về giải pháp cho cuộc chiến và về việc Ukraine khăng khăng rằng họ phải nhận được bảo đảm an ninh như một phần của bất kỳ giải pháp nào.
Điều đó đã tạo ra cảm giác bất ổn ngày càng tăng ở Kyiv, vốn đã trở nên trầm trọng hơn sau nhiều tháng Nga liên tục giành được lãnh thổ ở khu vực Donbas phía đông Ukraine và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào ban đêm vào các thành phố xa phía sau tiền tuyến.
"Một số điểm chính đã được đề cập trong cuộc họp – ví dụ, người ta nói rằng hòa bình cần có sự đảm bảo vì chỉ ngừng bắn thôi là không đủ, Putin có thể phá vỡ nó một lần nữa, như ông ấy đã từng làm trước đây, nếu không có sự đảm bảo thích hợp", một nguồn tin trong văn phòng tổng thống Ukraine cho biết.
Khi được hỏi về việc này, nguồn tin ám chỉ đến ông Trump, nói rằng "Ông ấy đang suy nghĩ về mọi chi tiết".
Kyiv đã thúc đẩy chính quyền Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm mời họ tham gia liên minh quân sự NATO. Ukraine từ lâu đã đưa ra lập luận rằng họ sẽ cần đảm bảo an ninh để ngăn chặn bất kỳ cuộc xâm lược mới nào của Nga sau này.
Thông điệp về đảm bảo an ninh vẫn nhất quán ngay cả khi Tổng thống Zelenskyy gần đây thừa nhận rằng một kết thúc thông qua ngoại giao cho cuộc chiến sẽ cứu được nhiều mạng người, làm dịu đi sự khăng khăng trước đó của ông rằng tất cả các lực lượng của Moscow phải bị trục xuất khỏi Ukraine để đạt được hòa bình.
Tạo dựng quan hệ cá nhân
Một số quan chức thân cận với ông Trump cho biết ông đã hướng các cuộc họp của mình vào việc xây dựng mối quan hệ cá nhân, vốn sẽ là chìa khóa cho cách ông tiến hành ngoại giao và rằng cuối cùng ông sẽ đưa ra quyết định về cách tiến hành.
Bản chất chung là thân thiện trong các cuộc gặp trực tiếp của ông Trump với ông Zelenskyy, khác với một số tuyên bố công khai của ông về nhà lãnh đạo Ukraine trong chiến dịch tranh cử, bao gồm cả việc gọi ông Zelenskyy là "người chào hàng vĩ đại nhất trên Trái đất" vì đã xin và nhận được hàng tỷ đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ.
Ông Macron và ông Zelenskyy có cùng quan điểm tại cuộc họp ở Paris, nhưng họ thận trọng không tỏ ra như thể họ đang dồn ông Trump vào chân tường, theo một quan chức cho biết.
Vị quan chức này nói thêm rằng nhà lãnh đạo Pháp – người trong nhiều năm đã phát triển được năng khiếu sử dụng các mối quan hệ cá nhân để thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao của mình – và ông Zelenskyy đã hợp tác ăn ý để phác thảo cách họ nhìn nhận tình hình, đồng thời nhấn mạnh rằng nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Kyiv sẽ rất khó khăn.
Ông Zelenskyy tin rằng ông Putin chỉ sợ ông Trump và có thể là Trung Quốc trên trường quốc tế và rằng bất kỳ nền hòa bình lâu dài nào cũng đòi hỏi Washington phải "thực sự mạnh mẽ", theo vị quan chức Ukraine cho biết.
Ông Trump thường xuyên cáo buộc các cường quốc châu Âu không tham gia vào các vấn đề an ninh của NATO trên lục địa này.
Hai nguồn tin cho biết ông Macron đã sử dụng cuộc họp để chứng minh rằng châu Âu đã làm rất nhiều để hỗ trợ Ukraine và họ cũng sẵn sàng chia sẻ gánh nặng an ninh một cách đồng đều hơn với Hoa Kỳ.
Còn theo một quan chức khác, ông Macron và ông Zelenskyy đã giải thích với ông Trump rằng ông Putin của năm 2024 không giống như năm 2017, khi tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ trước đó đã từng đối phó với nhà lãnh đạo Điện Kremlin lúc còn ở Nhà Trắng.
Cũng quan chức này nói thêm rằng sự sụp đổ nhanh chóng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tình thế khó khăn mà đồng minh thân cận của ông là Nga đang gặp phải cũng được sử dụng như một lập luận cho lập trường cứng rắn hơn đối với Moscow trong các nỗ lực hòa bình trong tương lai.
"Đó là lời giải thích mà không đẩy ông Trump vào thế bí."
***********
Bộ Ngoại giao Nga nói Moscow không sẵn sàng nhượng bộ về vấn đề Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga hôm 11/12 cho biết rằng Moscow không sẵn sàng nhượng bộ về vấn đề Ukraine và rằng các đề xuất của chính Tổng thống Vladimir Putin về cách chấm dứt xung đột cần phải được thực hiện.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đưa ra bình luận này trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức cũng như đàm phán giữa Ukraine và Nga để chấm dứt "sự điên rồ".
Bà Zakharova nói rằng Nga đã sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Hoa Kỳ về vấn đề Ukraine, nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ phương án nghiêm túc và khả thi nào để giải quyết những gì bà cho là mối quan ngại an ninh hợp pháp của Nga và những lo ngại về quyền của người dân nói tiếng Nga tại Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, người đã thúc đẩy mạnh mẽ để đất nước của mình được mời tham gia liên minh quân sự NATO, đã đáp lại lời kêu gọi của ông Trump bằng cách nói rằng Kyiv cần có sự đảm bảo an ninh hiệu quả.
Nhưng bà Zakharova cho biết bất kỳ ai nghĩ rằng Nga sẽ nhượng bộ về Ukraine đều đã nhầm.
"Đầu tiên, Nga đang hành động. Thứ hai, nếu ai đó mong đợi Nga sẽ nhượng bộ một số điều, thì rõ ràng những người này có trí nhớ ngắn hạn và không đủ hiểu biết về vấn đề này", bà nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết rằng các đề xuất của Tổng thống Putin về hòa bình cần phải được thực hiện.
Người đứng đầu Điện Kremlin đã nói rằng Ukraine không được gia nhập NATO và Nga cần có toàn bộ lãnh thổ của bốn khu vực Ukraine mà ông Putin cho rằng hiện đã là một phần của Nga nếu muốn có hòa bình.
********
Quan chức Mỹ: Nga có thể sắp phóng một tên lửa siêu thanh nữa vào Ukraine
Nga có thể phóng một tên lửa đạn đạo siêu thanh nữa vào Ukraine trong những ngày tới, nhưng Washington không coi vũ khí Oreshnik là một thứ sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến, theo một quan chức Hoa Kỳ cho biết hôm 11/12.
Nga lần đầu tiên bắn tên lửa Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine vào ngày 21/11, trong động thái mà Tổng thống Vladimir Putin xem là để phản ứng trước việc Ukraine lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo ATACM của Hoa Kỳ và Storm Shadow của Anh để tấn công lãnh thổ Nga với sự cho phép của phương Tây.
"Chúng tôi đánh giá rằng Oreshnik không phải là vũ khí làm thay đổi cục diện trên chiến trường, mà chỉ là một nỗ lực khác của Nga nhằm khủng bố Ukraine, và điều này sẽ thất bại", vị quan chức này cho biết.
Không có phản hồi ngay lập tức từ Nga.
Trước đó, ông Putin nói rằng Nga có thể sử dụng Oreshnik một lần nữa, bao gồm cả việc tấn công "các trung tâm ra quyết định" ở Kyiv, nếu Ukraine tiếp tục tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây.
Ông Putin tuyên bố rằng Oreshnik, có nghĩa là “cây phỉ”, không thể bị đánh chặn và có sức công phá tương đương với vũ khí hạt nhân, ngay cả khi được lắp đầu đạn thông thường.
Một số chuyên gia phương Tây cho biết đặc điểm mới lạ của Oreshnik là nó mang theo nhiều đầu đạn có khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau – điều thường gắn liền với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa.
Nhưng quan chức Hoa Kỳ đã hạ thấp tính hữu dụng của tên lửa này, gọi chúng là "thử nghiệm" về bản chất và nói rằng "Nga có thể chỉ sở hữu một số ít" tên lửa loại này. Quan chức này cũng cho biết vũ khí này có đầu đạn nhỏ hơn so với các tên lửa khác mà Nga đã triển khai ở Ukraine.
Washington cho biết có thêm nhiều lô hàng phòng không của Hoa Kỳ cấp cho Ukraine đang trên đường đến quốc gia này.
Cuộc chiến đang bước vào giai đoạn mà một số quan chức Nga và phương Tây cho rằng có thể là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất khi lực lượng của Moscow tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ những tuần đầu của cuộc xung đột đã kéo dài gần 3 năm qua.
Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ nhậm chức vào tháng tới, đã thúc đẩy lệnh ngừng bắn và đàm phán để chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng, khiến sự ủng hộ lâu dài của Washington dành cho Ukraine bị nghi ngờ.
Cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu năm 2022 của Nga đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người phải di dời và gây ra sự rạn nứt lớn nhất trong quan hệ giữa Moscow và phương Tây kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
***********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 12 - 12 -2024:
*************
Chính phủ cam kết đối xử nhân đạo với ông Y Quynh Bdap khi dẫn độ về Việt Nam
Chính phủ Việt Nam trong văn bản trả lời Liên Hiệp quốc (LHQ) đã trấn an lo ngại của cộng đồng quốc tế về khả năng nhà hoạt động người Êđê Y Quynh Bdap sẽ bị đối xử vô nhân đạo khi bị đưa về nước.
Thư gửi Các Thủ tục Đặc biệt về nhân quyền của LHQ đề ngày 08/11/2024 và mới được công bố hôm 9/12 viết:
“Việt Nam cam kết đảm bảo các quyền của Y Quynh Bdap trong quá trình dẫn độ, tuân thủ luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, với việc cấm tuyệt đối tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo.”
Trong phiên toà tháng 1 năm nay, ông Y Quynh bị kết tội “khủng bố” vắng mặt với mức án tù 10 năm. Căn cứ vào bản án này, chính phủ yêu cầu Thái Lan bắt giữ và trục xuất ông về nước.
Giữa tháng 6 vừa qua, ông bị cảnh sát Hoàng gia bắt giữ, và Toà án hình sự Bangkok đã ra quyết định cho phép dẫn độ ông về Việt Nam. Ông đã kháng cáo và hiện vẫn bị giam ở Thái Lan.
Ông Phil Robertson, Giám đốc của tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA), cho rằng ở Việt Nam các nghi phạm hình sự thường xuyên bị đánh đập và tra tấn, chưa kể việc chính phủ đặc biệt tức giận với Y Quynh Bdap, người mà họ đổ lỗi về cuộc tấn công ở Đắk Lắk, vì vậy bất kỳ lời hứa nào họ đưa ra với Liên Hiệp Quốc chỉ là trên giấy.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 10/12, ông nói rằng Y Quynh Bdap là người tị nạn được LHQ công nhận và không nên tin vào lời nói suông của chính phủ Việt Nam và Thái Lan. Ông khẳng định:
"Hoàn toàn không an toàn cho ông khi trở về Việt Nam và trong mọi trường hợp, ông không nên bị trục xuất về nước."
Ông Y Quynh Bdap, sinh năm 1992, thành viên sáng lập của tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ), đưa gia đình sang Thái Lan tị nạn từ năm 2018.
Tuy nhiên, ông bị chính phủ cáo buộc tuyển dụng thành viên và phối hợp với các nhóm trong nước để tiến hành cuộc tấn công vào trụ sở UBND hai xã của huyện Cư Kuin giữa tháng 6/2023.
Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao vào ngày 17/10/2024, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng
khẳng định việc dẫn độ ông Y Quynh Bdap về Việt Nam là "phù hợp và nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội đều phải bị xử lý trước pháp luật."
************
Chế độ độc tài Syria sụp đổ : Cơ hội thay đổi lớn tại Trung Đông
Các diễn biến tại Syria sau khi chế độ độc tài Assad sụp đổ, với các hiểm họa và cơ hội, tiếp tục là chủ đề chính của nhiều báo Pháp, hôm nay, 11/12/2024. Một hồ sơ lớn khác là nỗ lực của tổng thống Pháp nhằm nhanh chóng tìm được một thủ tướng mới.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
« Nhập cư, khủng bố… các thách thức của thời kỳ ‘‘hậu Assad’’ » là tựa trang nhất Le Figaro. Libération dành chủ đề chính cho « Giữa hy vọng và lo ngại : Syria, năm Zero ». Le Monde dành số đặc biệt cho « Nước Syria chứng kiến những tội ác kinh hoàng của chế độ Assad ». « Trung Đông tái định hình sau khi Assad sụp đổ » là tựa chính của l’Humanité.
Le Figaro dành nhiều bài để nói về đe dọa khủng bố gia tăng sau khi Assas sụp đổ. Bài « Chiến thắng của phe nổi dậy Syria và các đe dọa khủng bố Hồi giáo tại Pháp » chú ý trước hết đến phát biểu của thủ lĩnh lực lượng HTS thắng trận, Abu Mohammed al-Golani, tại nhà thờ Hồi giáo Ommeyades, thủ đô Damas, ca ngợi một chiến thắng của « toàn khu vực », cũng như của « oumma » - cộng đồng Hồi giáo thế giới. Theo Le Figaro, việc sử dụng từ ngữ này một mặt là điều « bắt buộc » đối với thủ lĩnh phe chiến thắng trong một xã hội mà đạo Hồi là tôn giáo của đa số, mặt khác không khỏi kích động tinh thần thánh chiến của các phần tử cực đoan tại Pháp.
Hàng loạt lý do khiến thánh chiến trỗi dậy
Hàng loạt lý do được Le Figaro nêu ra để chứng minh cho nguy cơ khủng bố đè nặng lên nước Pháp, trong đó có việc các phần tử thánh chiến trước đây bị kìm chân tại tỉnh tây bắc Idleb, Syria, căn cứ địa của phong trào HTS, giờ đây có khả năng rảnh tay hoạt động. Tình hình tương tự với việc nhiều phần tử thánh chiến bị lực lượng người Kurdistan giam giữ có nguy cơ tẩu thoát, trong bối cảnh các lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ tiến quân tại các khu vực đông bắc Syria.
Bài « Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daech chờ đợi hỗn loạn, và chuẩn bị trở lại » của Le Figaro dẫn lời của giám đốc khoa học của Soufan Center, ở New York, « hỗn loạn chắc chắn sẽ là cơ hội tuyệt vời với Daech. Lực lượng này đang chờ đợi thời cơ, trong lúc tìm cách tái xây dựng một cách từ từ nhưng chắc chắn các mạng lưới trên khắp cả nước ».
Liên minh quốc tế chống thánh chiến phải đổi kế hoạch
Về chủ đề này, Le Monde cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh cố gắng để việc lực lượng nổi dậy HTS chiếm thủ đô Syria không tạo cơ hội cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo củng cố lực lượng. Vào đầu mùa thu năm nay, liên minh quốc tế chống Daech, do Mỹ đứng đầu, đã có kế hoạch rút quân khỏi Syria và Irak kể từ đầu năm tới, tuy nhiên việc chế độ Assad bất ngờ bị lật đổ buộc liên minh phải xem xét lại kế hoạch. Trên thực tế, trước khi Assad sụp đổ, Mỹ và các đồng minh đã lo ngại về sự trỗi dậy của Daech tại các vùng biên giới Syria – Irak, và xa hơn. Chưa bao giờ bạo lực lại dâng cao tại khu vực này kể từ năm 2019. Lý do kích phát là cuộc tấn công khủng bố của Hamas tại Israel ngày 7/10/2023, và chiến tranh Gaza.
Trung Đông : Cơ hội 2003 bị bỏ lỡ
Nếu như Le Figaro tập trung vào đe dọa khủng bố gia tăng với nước Pháp, Le Monde hướng cái nhìn về triển vọng thay đổi lớn tại khu vực Trung Cận Đông. Bài xã luận « Một cơ hội cho Cận Đông cần nắm lấy » của Le Monde so sánh thời điểm hiện tại với năm 2003, khi chế độ độc tài Saddam Hussein sụp đổ tại Irak. Cơ hội đã bị bỏ lỡ vào thời điểm đó. « Thay vì thiết lập nên một chế độ đa nguyên, nếu không phải là dân chủ, ở Bagdad, quan tâm đến các lợi ích của người dân Irak, cuộc xâm chiếm của Mỹ… rốt cuộc đã gieo rắc hỗn loạn lâu dài, làm bùng lên phong trào Hồi giáo vũ trang, và góp phần tích cực vào việc gia tăng sức mạnh của Iran ». Kết quả là các lực lượng theo hệ phái Shia, với Iran là hạt nhân, đã bành trướng mạnh mẽ cho đến bờ đông Địa Trung Hải và « tái khởi động cuộc chiến tranh lạnh với các nước theo hệ phái Sunni, cùng Israel ».
Các cường quốc khu vực cần kiềm chế
Hai mươi mốt năm sau, theo Le Monde, khu vực Trung Cận Đông một lần nữa đứng trước một tình thế tương tự. Sự sụp đổ của chế độ độc tài Assad, thống trị Syria nửa thế kỷ, có nguy cơ dẫn đến những hỗn loạn kinh hoàng tương tự, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội. Cụ thể là với sự suy yếu của lực lượng Hezbollah ở Liban, sau các chiến dịch tấn công của Israel, và việc trục Iran – Irak – Syria bị cắt đứt, có thể tạo điều kiện cho việc tái lập các định chế nhà nước tại Liban. Chế độ Hồi giáo Iran, suy yếu hơn hẳn, cũng đang buộc phải tìm thỏa hiệp với cựu thù Ả Rập Xê Út.
Sau nhiều thập niên chiến tranh, hỗn loạn, người dân Trung Cận Đông khao khát được yên ổn. Để biến cơ hội thành hiện thực, theo Le Monde, các thế lực chủ chốt tại khu vực phải ứng xử kiềm chế, và có trách nhiệm. Israel phải chấm dứt cuộc chiến tàn bạo tại Gaza, ngừng leo thang tại Cijordani, kiềm chế trong các tham vọng lãnh thổ tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cần tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nước láng giềng.
Cơ hội lớn, hiểm họa lớn : Syria trước ngã ba đường
L’Humanité hướng cái nhìn về lực lượng HTS, ông chủ mới của Syria trong hồ sơ « Khu vực Trung Đông với tương lai đầy bất trắc của một nước Syria mới ». Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria, Gier Pederson, cũng thừa nhận « Syria đang đứng trước ngã ba đường : Một bên là những cơ hội rất lớn, bên kia là các hiểm họa rất lớn, và chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng cả hai ». Theo l’Humanité, hành xử trong những ngày vừa qua của phe chiến thắng, bảo vệ trật tự tại thủ đô, bắt đầu chuyển giao quyền lực trong ôn hòa, trước hết là để đáp ứng các đòi hỏi « của hai thế lực đỡ đầu, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, và trên một mức độ nhất định là Mỹ, Ả Rập Xê Út và Israel ». Hành xử này là một dấu hiệu sơ bộ cho thấy nước Syria mới có thể đóng góp vào việc xây dựng một khu vực Trung Đông mới.
Theo l’Humanité, lực lượng của thủ lĩnh Golani « có thể loại trừ Daech », khiến Mỹ hài lòng, và đẩy lui người Kurdistan, khiến Thổ Nhĩ Kỳ hài lòng. Các ẩn số lớn hiện nay là « chế độ Hồi giáo » mà HTS có thể thiết lập tại Syria là chế độ như thế nào, và số phận các căn cứ hải quân và không quân Nga tại Syria sẽ ra sao.
Châu Âu không có « lá bài » nào khác hơn là HTS
Bài xã luận của Le Figaro coi Syria hơn bao giờ hết « là thùng thuốc súng », và châu Âu đã trả giá đắt để hiểu rõ là làn sóng di cư và mối đe dọa khủng bố đối với châu lục phụ thuộc trực tiếp vào việc đất nước này có bình ổn hay không. Trong bối cảnh hiện nay, « các lãnh đạo châu Âu không có lá bài nào khác là lực lượng HTS ». Đây rõ ràng không phải là một đối tác « lý tưởng, nhưng còn hơn là hỗn loạn ». Le Figaro nhấn mạnh : Châu Âu không có lựa chọn nào khác hơn là để cho lực lượng này « một cơ hội », bởi nếu Golani thất bại, toàn châu lục sẽ bị đe dọa.
« Macron vẫn tiếp tục tìm chính phủ »
Về thời sự nước Pháp, « Macron vẫn tiếp tục tìm chính phủ » là một hồ sơ trang nhất của Le Monde. Hôm qua, tổng thống Pháp có cuộc họp với tất cả lãnh đạo các đảng chấp nhận « lô gíc thỏa hiệp », ngoài hai đảng cực hữu và cực tả. Trong bối cảnh hiện tại khó có hy vọng cho một chính phủ « đoàn kết dân tộc » như tổng thống mong muốn, hai đảng Xã hội cánh tả và Những người Cộng hòa cánh hữu cho biết sẵn sàng thảo luận về « một thỏa thuận tối thiểu về các điều kiện, mà hai đảng này có thể chấp nhận sẽ không bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ mới, trong lúc vẫn duy trì vị thế của một đảng đối lập ».
Về chủ đề này, Le Figaro có bài « Các đảng thừa nhận những bất đồng giữa họ, Macron cam kết sẽ khẩn trương hơn ». Tổng thống Pháp đã cam kết sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới trong vòng 48 giờ, và nhân vật này sẽ thương lượng với các đảng về một cam kết không bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ mới.
Về triển vọng bổ nhiệm chính phủ mới, Libération cho biết « Tại điện Elysée, các đảng vẫn chưa tìm được một thỏa thuận ». Theo Libération, các đảng có mặt tại phủ tổng thống hôm qua không loại trừ việc lập một « chính phủ chung », nhưng cũng tính đến việc phải đạt một thỏa hiệp về không bỏ phiếu bất tín nhiệm, được coi là phương án B, trong trường hợp không đạt thỏa thuận về một chính phủ liên hiệp.
« Phương pháp mới của Macron »
Bài xã luận của nhật báo Công giáo La Croix chú ý đến « phương pháp mới của Macron ». Theo La Croix, tổng thống Macron « dường như đã đột nhiên ý thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình » : Sáu tháng sau quyết định giải tán Quốc Hội để bầu lại của tổng thống, « đất nước bị đẩy vào một không khí chính trị bất trắc chưa từng có ». Với việc họp cùng đại diện các đảng thuộc « khối trung tâm » (bloc central), tức không bao gồm các đảng phái cực tả và cực hữu, tổng thống Macron trực tiếp trở lại như « nhân vật trung tâm của bàn cờ chính trị ».
La Croix thừa nhận, đặt hy vọng vào một chính phủ liên hiệp, bao gồm các bộ trưởng thuộc đảng Cộng Sản và đảng Những người Cộng hòa, là « ảo tưởng », nhưng điều mà các chính khách có thể làm được trong bối cảnh hiện nay là « nhân nhượng lẫn nhau », để không lật đổ chính phủ mới.
Chính phủ bị lật đổ : « Bài học » cho cựu thủ tướng Barnier và cho chính giới Pháp
Về các nỗ lực lập chính phủ mới tại Pháp, Les Echos có bài viết đáng chú ý mang tựa đề : « Bốn bài học cho cựu thủ tướng Barnier ». Vì sao lại là bốn bài học cho cựu thủ tướng ? Nguyên do là vì trước khi đảm nhận chức thủ tướng, ngắn nhất trong lịch sử đệ ngũ Cộng hòa Pháp, ông Michel Barnier đã gần hoàn tất cuốn hồi ký « 120 bài học cuộc đời ». Les Echos đề nghị vị thủ tướng vừa bị lật đổ rút ra ít nhất bốn bài học mới. Trong đó, ba bài học đầu tiên là cho cá nhân ông Barnier, và bài học thứ tư vừa cho ông, vừa cho cả chính giới Pháp.
Bài học thứ nhất là hoàn toàn không thể tin tưởng ở lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen, bởi sự tráo trở của nhà lãnh đạo này. Les Echos nhắc cựu tổng thống một bài học xương máu khác là không nên từ bỏ những vấn đề mang tính nguyên tắc, cụ thể như việc ông đã xóa bỏ « nguyên tắc công bằng về thuế » trong dự thảo luật sau cùng nhằm làm hài lòng đối thủ chính trị.
Một bài học cho cá nhân cựu thủ tướng, nhưng cũng là cho tất cả, đó là đoàn kết nhiều khi chỉ có được sau khi đã có sự hy sinh. Chính phủ Barnier bị lật đổ, nhưng chính hành động lật đổ này đã làm lộ rõ sự cực đoan của đảng Xã hội. Ngay sau đó, đảng Xã hội đã buộc phải chấp nhận thay đổi, chấp nhận hướng đến một thỏa hiệp vì quyền lợi chung của đất nước, từ bỏ lập trường cứng rắn của liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới. Khi còn là thủ tướng, ông Barnier đã có hết sức để kêu gọi các đảng phái hợp tác, nhưng bất thành. Giờ đây, khi ông không còn đó, tình hình lại xoay chuyển theo chiều hướng tích cực hơn. Việc chính phủ Barnier bị lật đổ có ý nghĩa tích cực ở điểm này, theo Les Echos
Nước Pháp chuẩn bị đối phó « kịch bản 4°C »
Nước Pháp chuẩn bị đối phó với kịch bản mức tăng nhiệt độ hơn 4°C so với thời tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ là tựa trang nhất của Le Monde. Theo một báo cáo vừa được cơ quan khí tượng Pháp công bố. Nhiệt độ tại Pháp năm 2030 có thể tăng thêm 2°C vào năm 2030, và hơn đến 4°C vào cuối thế kỷ. Theo Le Monde, đây không hề là kịch bản « bi quan », mà chỉ là kịch bản thực tế, và chỉ mới là mức « tăng trung bình », căn cứ trên việc tổng hợp cam kết cắt giảm khí thải của các nước.
25 tỉ lượt hành khách năm 2025 : Kỷ lục với hàng không
Ngành hàng không phát triển mạnh, với số lượng hành khách tăng đến 25 tỉ lượt người vào năm tới 2025, bất chấp tình trạng thiếu máy bay thiếu, là hồ sơ trang nhất của Les Echos. Một trong những yếu tố chính là giá vé máy bay giảm. Năm 2024, tổng lợi nhuận của các hãng hàng không là hơn 30 tỉ euro.
Pháp bị chỉ trích vì tài trợ các hãng máy bay giá rẻ
Sự phát triển của ngành hàng không không phải là một tin vui với môi trường, vì đây là một ngành tạo nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính. La Croix có bài chỉ trích các trợ giúp của chính quyền Pháp cho các hãng máy bay giá rẻ, phụ trách các lộ trình ngắn, là một tác nhân quan trọng thúc đẩy hành khách sử dụng dịch vụ gây ô nhiễm này.
***********
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ “không cho phép” Syria lại bị chia rẽ
Hai ngày sau khi chế độ Bachar al-Assad sụp đổ, chính quyền Ankara đang tìm mọi cách để không đánh mất những lợi thế đạt được từ sự kiện này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua, 10/12/2024, khẳng định sẽ “không cho phép” Syria một lần nữa bị chia rẽ.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Từ Ankara, thông tín viên Anne Andlauer cho biết cụ thể :
"Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước hưởng lợi, ít nhất là trong ngắn hạn, nhờ sự sụp đổ của chế độ Bachar al-Assad, mà Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng đối thoại từ 13 năm qua và quay sang hỗ trợ phe đối lập vũ trang. Ưu tiên của tổng thống Erdogan là duy trì lợi thế này và gặt hái lợi ích chính trị, chiến lược và kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ và cho bản thân ông. Tuy nhiên, để làm được điều đó, ông cần một nước Syria ổn định và yên bình.
Kể từ 08/12, chính quyền Ankara đã kêu gọi xúc tiến một “quá trình chuyển tiếp êm thắm”, thành lập một “chính phủ mở ra cho tất cả các lực lượng” và một “Syria mới” mà “không đe dọa các quốc gia láng giềng”. Hôm qua, Recep Tayyip Erdogan đã nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không “cho phép Syria bị chia rẽ một lần nữa” hoặc “biến thành một chiến trường”. Nguyên thủ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh “không chấp nhận bất kỳ sự khiêu khích nào, bất kỳ biện pháp nào cản trở những người anh em Syria trở về quê hương”.
Lập trường này giải thích cho các cảnh báo của Ankara nhắm vào lực lượng người Kurdistan ở Syria, mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn đuổi khỏi biên giới của mình hơn bao giờ hết, cũng như những chỉ trích nhắm vào Israel, quốc gia mà Ankara lên án, xin trích, “có tư tưởng chiếm đóng” sau các cuộc không kích vào Syria và cuộc xâm nhập vào vùng đệm Golan".
Tổng thống Erdogan cũng đã thông báo mở lại một cửa khẩu biên giới với Syria, đóng cửa từ năm 2013, để tạo điều kiện thuận lợi cho di dân Syria trở về. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất thế giới, với hơn 3 triệu người Syria.
***********
Syria: Thủ tướng lâm thời cam kết bảo đảm ổn định và yên bình cho đất nước
Hai ngày sau khi chế độ Bachar Al-Assad sụp đổ, ngày 10/12/2024, lực lượng nổi dậy Syria đã bổ nhiệm ông Mohammad Al-Bachir làm thủ tướng lâm thời, phụ trách tiến trình chuyển tiếp. Phát biểu trên kênh truyền hình Al-Jazeera, ông Bachir cam kết bảo đảm sự ổn định và yên bình cho đất nước.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Năm nay 41 tuổi, Mohammad Al-Bachir từng là bộ trưởng Phát triển và Nhân đạo trong chính phủ Cứu nguy Dân tộc tại Idleb, do lực lượng Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) kiểm soát và điều hành từ năm 2017. Với vị trí này, ông Bachir quản lý tất cả các mối quan hệ với những tổ chức phi chính phủ, với Liên Hiệp Quốc, đặc biệt về những vấn đề có liên quan đến các trại tị nạn. Do vậy, theo nhận định từ nhà báo Wassim Nasr, kênh truyền hình France 24, và cũng là chuyên gia về các phong trào thánh chiến, nhân vật này là một nhà « kỹ trị Hồi giáo », theo Hồi giáo cực đoan, nhưng không phải là chiến binh thánh chiến.
Ngay khi được bổ nhiệm, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Qatar Al-Jazeera, ông Bachir cho rằng đã đến lúc người dân Syria phải được « tận hưởng sự ổn định và yên bình », đồng thời cam kết sẽ nỗ lực cung cấp « các dịch vụ mà người dân cần ». Chủ trì cuộc hợp giữa các tân bộ trưởng và các bộ trưởng của chế độ bị lật đổ, ông Bachir tuyên bố « nhiệm vụ của chính phủ lâm thời là duy trì sự ổn định của các định chế và tránh cho nhà nước bị tan rã ».
Chủ trương này cũng đã được Abu Mohammed Al-Golani, thủ lĩnh HTS và đứng đầu liên minh các phe nổi dậy, khẳng định với Sky News: « Người dân đã kiệt quệ vì chiến tranh. Đất nước không còn sức cho một cuộc chiến nào khác, và cũng sẽ không rơi vào một cuộc chiến nào nữa. »
Bachar sụp đổ : Dân Syria vừa mừng, vừa lo
Tại thủ đô Damas, người dân tiếp tục tập hợp ăn mừng chế độ Bachar Al-Assad sụp đổ, nhưng bên cạnh đó, những ngờ vực đầu tiên cũng bắt đầu xuất hiện.
Từ Damas, hai đặc phái viên đài RFI, Murielle Paradon và Boris Vichith, gởi về bài phóng sự :
Tại quảng trường Omeyyades, hàng trăm người, ngồi trên những chiếc xe tăng bị bỏ rơi hay giương cao những lá cờ cách mạng, ăn mừng chế độ sụp đổ trong tiềng ồn ào đinh tai, như Fatima, một người mẹ đã mất hai con trai dưới chế độ Bachar Al-Assad.
Bà khao khát một nền công lý : « Tôi tin tưởng vào phe nổi dậy bởi vì họ đã hy sinh mạng sống của mình. Trước đây, chúng tôi sống dưới sự kiểm soát của một chế độ tội phạm không luật lệ. Tất cả những gì sắp tới trong thời hậu Bachar chỉ có thể tốt hơn mà thôi. »
Còn Anwar, 40 tuổi, thèm khát tự do và sự thật sau hơn 50 năm bị áp bức. Anh nói : « Giờ chúng tôi phá hủy các khẩu hiệu và các áp-phích của Bachar Al-Assad và Hafez Al-Assad. Chúng tôi đã dỡ bỏ tượng của họ. Nhưng điều đấy chưa đủ. Chẳng hạn, cần phải thay đổi các giáo trình để kể về cuộc cách mạng của chúng tôi và xóa bỏ những điều dối trá của chế độ độc tài ».
Trên quảng trường Omeyyades, lực lượng nổi dậy lên cầm quyền hiện diện khắp nơi. Khẩu AK trong tay, họ nhún nhẩy giữa đám đông, ít nhiều bảo đảm an ninh. Điều này khiến ông Zacharia khiếp hãi. Ông không che giấu thiện cảm của mình đối với chế độ bị lật đổ.
Zacharia giải thích : « Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những người như thế, cầm vũ khí tại Syria. Tôi sợ, tôi cảm thấy không an toàn. Làm thế nào tôi có thể sống với những người này chứ ? Họ có thể sẽ giết tôi, tôi đâu biết được ».
Zacharia không tin tưởng vào những người nắm quyền mới tại Syria và có ý định bỏ trốn khỏi đất nước.
Nga tìm cách duy trì căn cứ quân sự
AFP hôm nay cho biết chính phủ Nga đã có những tiếp xúc đầu tiên với tân chính quyền Syria sau khi chế độ Bachar Al-Assad, đồng minh của Matxcơva, sụp đổ. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov khẳng định duy trì các mối liên hệ với những người đang kiểm soát Syria là điều cần thiết, do « Nga vẫn còn căn cứ quân sự và một văn phòng đại diện ngoại giao. Những vấn đề có liên quan đến việc bảo đảm an ninh cho những cơ sở này là điều tối quan trọng ! »
**********
Nghi phạm giết CEO UnitedHealthcare từng là nam sinh ưu tú - BBC News Tiếng Việt
- Tác giả, Madeline Halpert & Mike Wendling
- Vai trò, BBC News
Một thanh niên xuất thân từ gia đình danh giá ở Maryland, từng đứng đầu lớp tại một trường tư thục danh tiếng và tốt nghiệp từ một trường Ivy League, Luigi Mangione dường như có mọi thứ.
Đó là những gì bạn bè anh ta nói.
Họ đã sốc khi thanh niên 26 tuổi này bị bắt vì nghi giết Giám đốc điều hành UnitedHealthcare Brian Thompson - người bị bắn chết vào tuần trước tại thành phố New York. Luật sư của Mangione cho biết anh ta sẽ không nhận tội.
Theo một thông báo của cơ quan thực thi pháp luật được truyền thông Mỹ dẫn lại, Mangione được cho là hành động vì sự oán giận đối với những gì mà anh ta gọi là các công ty bảo hiểm y tế "ký sinh".
Anh ta từng thuộc một cộng đồng lướt sóng ở bang Hawaii, nhưng phải rời đi do đau lưng nghiêm trọng, theo lời những người còn nhớ tới anh ta.
Tuy nhiên, không rõ sức khỏe của Mangione bị ảnh hưởng tới mức nào mà khiến anh ta có cái nhìn về ngành y tế như vậy.
Anh ta bị bắt vào thứ Hai 9/12 tại một nhà hàng McDonald's ở thành phố Altoona, bang Pennsylvania, và bị cho là sở hữu một khẩu súng, đạn, nhiều giấy tờ giả mạo và tiền mặt.
Cảnh sát cho hay Mangione cũng có một tài liệu viết tay thể hiện "ác ý" đối với các công ty Mỹ, trong đó có những đoạn như "thật lòng mà nói, những kẻ ký sinh trùng này đáng bị trừng phạt".
Các nhà điều tra cho biết các từ "từ chối", "bảo vệ" và "làm chứng" được viết trên vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường vụ ám sát ông Thompson.
Các nguồn tin thực thi pháp luật cho rằng đây có thể là một ám chỉ đến những chiến thuật mà các công ty sử dụng để từ chối các yêu cầu thanh toán của bệnh nhân.
Mangione xuất thân trong một gia đình danh giá ở Baltimore, nổi tiếng với các doanh nghiệp gồm câu lạc bộ đồng quê, nhà dưỡng lão và một đài phát thanh, theo thông tin từ báo đài địa phương.
Ông bà của nghi phạm, Nicholas và Mary Mangione, là những nhà phát triển bất động sản đã mua Câu lạc bộ đồng quê Turf Valley vào năm 1978 và Câu lạc bộ đồng quê Hayfields ở Hunt Valley vào năm 1986.
Ngay sau khi Mangione bị buộc tội, người anh họ - nhà lập pháp Cộng hòa của bang Maryland Nino Mangione - đã đưa ra một tuyên bố nói rằng gia đình đang "sốc và đau buồn".
"Chúng tôi cầu nguyện cho gia đình của Brian Thompson và chúng tôi mong mọi người cầu nguyện cho tất cả những người liên quan," tuyên bố viết.
Thomas Maronick, một luật sư bào chữa quen biết các thành viên gia đình nghi phạm, nói với BBC về sự kinh ngạc của ông trước các cáo buộc:
"Không ai nghĩ rằng một người hưởng nhiều đặc quyền từ một gia đình nổi tiếng vì đóng góp rất nhiều cho cộng đồng lại có thể hành động thế này."
Mangione theo học Trường Gilman, một trường tư thục dành riêng cho nam sinh ở Baltimore. Anh ta là thủ khoa - danh hiệu thường được trao cho học sinh có thành tích học tập cao nhất.
Trả lời CBS News - đối tác của BBC - một người bạn chung lớp với Mangione nói rằng anh ta "không có kẻ thù nào" và "không phải tự nhiên mà trở thành thủ khoa được".
Mangione theo học ở Đại học Pennsylvania, lấy bằng cử nhân và thạc sĩ khoa học máy tính cũng như thành lập một câu lạc bộ phát triển trò chơi video, theo nguồn tin từ nhà trường
Một người bạn cùng thời với Mangione tại trường thuộc Ivy League này mô tả anh ta là một người "vô cùng bình thường" và "thông minh".
Mangione từng làm kỹ sư dữ liệu cho TrueCar, một trang web bán lẻ ô tô mới và đã qua sử dụng, theo thông tin trên mạng xã hội của anh ta.
Một người phát ngôn của công ty nói với BBC rằng anh ta đã không làm việc ở đó từ năm 2023.
Anh ta cũng từng sống với một cộng đồng lướt sóng ở bang Hawaii tên là Surfbreak. Sarah Nehemiah, người quen biết với nghi phạm khi ấy, nói với CBS rằng anh ta đã rời đi do chấn thương lưng. Tình trạng này trở nên tệ hơn do lướt sóng và hiking (đi bộ địa hình).
Bạn bè Mangione nói với truyền thông Mỹ rằng anh ta đã phẫu thuật lưng. Tài khoản mạng xã hội X được cho là của Mangione đăng tải một bức hình chụp X-quang cột sống có lắp phần cứng bên trong.
Một người bạn cùng phòng cũ, RJ Martin, nói với BBC rằng mặc dù Mangione "không bao giờ phàn nàn", nhưng cơn đau lưng đôi khi "ngăn cản" anh ta thực hiện "nhiều việc bình thường", chẳng hạn như lướt sóng hay chơi bóng chuyền.
Martin - người đã lâu không liên lạc với Mangione - nói mình tin người bạn cũ "không bao giờ nghĩ đến chuyện làm hại người khác".
"Không thể hiểu nổi," Martin cảm thán.
Một người có tên và ảnh đại diện giống Mangione có tài khoản trên Goodreads, một trang web đánh giá sách do người dùng tạo ra, đã đọc hai cuốn sách về đau lưng vào năm 2022, một trong số đó có tên là Crooked: Outwitting the Back Pain Industry (Tạm dịch: Còng lưng: Chiến thắng nền công nghiệp đau lưng).
Người này cũng đánh giá bốn sao cho một bài viết có nhan đề Industrial Society and Its Future (Tạm dịch: Xã hội công nghiệp và tương lai của nó) của Theodore Kaczynski - còn được gọi là tuyên ngôn của Unabomber (kẻ đánh bom thư).
Bắt đầu từ năm 1978, Kaczynski đã tiến hành một chiến dịch đánh bom khiến ba người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương cho đến khi bị bắt vào năm 1996.
Trong bài đánh giá của mình, Mangione thừa nhận Kaczynski là một người bạo lực nhưng nhận xét Kaczynski là một nhà cách mạng chính trị.
Theo truyền thông địa phương, mẹ của Mangione đã trình báo việc anh ta mất tích vào tháng trước với chính quyền thành phố San Francisco (bang California), nói với họ rằng bà không liên lạc được với con trai kể từ tháng Bảy.
***********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
2 phút
(AFP) - Các công tố viên New York phản đối việc hủy bỏ các phiên xử Donald Trump. Viện công tố Manhattan, hôm qua, 10/12/2024, đã lên tiếng phản đối việc hủy bỏ các phiên tòa này, nhưng đề nghị tạm đình chỉ thủ tục tố tụng cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump. Hồi mùa xuân năm nay, tòa án Manhattan đã ra một phán quyết lịch sử, kết án ông Trump trong một vụ án hình sự.
(AFP) - Ukraina oanh kích trúng các mục tiêu quân sự và năng lượng của Nga trong đêm 10 rạng sáng 11/12/2024. Trên mạng Telegram, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm nay cho biết đó là các cơ sở mà Nga đã dùng để tấn công Ukraina. Trong khi đó, các quan chức Nga chỉ nói đến các vụ tấn công bằng tên lửa và drone của Ukraina ở vùng biên giới. Trên chiến trường Ukraina, theo tổng kết mới của lực lượng cứu hỏa, vụ oanh kích của Nga vào thành phố Zaporijjia của Ukraina hôm qua đã khiến 8 người chết và 22 người bị thương.
(AFP) – Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc xem xét một dự thảo nghị quyết về ngưng bắn ngay lập tức và vô điều kiện ở Gaza. Cuộc họp sẽ diễn ra hôm nay 11/12/2024 sau khi vào tháng 11 tại Hội Đồng Bảo An, Hoa Kỳ phủ quyết yêu cầu ngưng bắn ở vùng lãnh thổ Palestine này và nhấn mạnh biện pháp này phải đi kèm với việc phóng thích các con tin. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, có lập trường ủng hộ người Palestine, nhiều khả năng sẽ thông qua nghị quyết, nhưng văn bản này không có tính ràng buộc.
(Le Figaro) - Châu Âu : Ô nhiễm bụi mịn khiến gần 240.000 người chết sớm trong năm 2023. Trong báo cáo hôm 10/12/2024, Cơ quan Môi trường Châu Âu khẳng định số người chết sớm vì bụi mịn ở Liên Âu như vậy đã giảm 5% so với năm 2022, nhưng đây vẫn là một mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng. Ý, Ba Lan và Đức là những nước có số người chết vì bụi mịn cao nhất châu Âu.
(Le Figaro) – Brazil : Trúng 200 triệu real (khoảng 32 triệu euro) và chết một tháng sau đó. Antonio Lopes, 73 tuổi, làm nghề chăn nuôi gia súc và có 4 người con, tưởng rằng có thể thoải mái hưởng tuổi già sau khi trúng xổ số ngày 09/11/2024. Tuy nhiên, niềm vui của ông không kéo dài. Theo trang G1, vài ngày sau, Antonio Lopes quyết định phẫu thuật răng, nhưng hôm 04/12, ông qua đời trong bệnh viện, có thể do một cơn đau tim.
***********
Zelenskyy tìm kiếm đảm bảo an ninh tại cuộc gặp với Trump
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã sử dụng cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống đắc cử Donald Trump kể từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ để giải thích về nhu cầu đảm bảo an ninh của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán nào về kết thúc chiến tranh với Nga, theo hai nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận ngày 7/12 cho biết.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chủ trì cuộc họp tại Paris, trong đó nhà lãnh đạo Ukraine tìm cách xây dựng mối quan hệ với ông Trump, người đã hứa sẽ chấm dứt xung đột nhanh chóng vốn làm dấy lên lo ngại ở Kyiv rằng nó có thể phần lớn được dựa theo các điều khoản của Moscow.
Reuters đã nói chuyện với tổng cộng năm người được thông tin về cuộc họp.
Ba nhà lãnh đạo, những người đã nói chuyện trong 35 phút mà không có cố vấn, đã không thảo luận về các chi tiết cụ thể về bất kỳ tầm nhìn nào cho hòa bình, nhưng ông Trump nhắc lại rằng ông muốn ngừng bắn ngay lập tức và đàm phán để chấm dứt chiến tranh nhanh chóng, theo bốn trong số những người này cho biết.
Cuộc họp đã đưa ra một số manh mối ban đầu về cách các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột có thể diễn ra, mặc dù quá trình có sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn còn nhiều khó khăn và vai trò của Hoa Kỳ vẫn chưa rõ ràng.
Một trong những nguồn tin cho biết ông Trump đã cư xử một cách thân thiện, tôn trọng và cởi mở và dường như đang ở chế độ lắng nghe. Nhóm của Trump đã không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận cho bản tin này.
Cả ông Trump và các quan chức thân cận với ông trong vấn đề Ukraine đều không công khai về cách họ hình dung chính xác về giải pháp cho cuộc chiến và về việc Ukraine khăng khăng rằng họ phải nhận được bảo đảm an ninh như một phần của bất kỳ giải pháp nào.
Điều đó đã tạo ra cảm giác bất ổn ngày càng tăng ở Kyiv, vốn đã trở nên trầm trọng hơn sau nhiều tháng Nga liên tục giành được lãnh thổ ở khu vực Donbas phía đông Ukraine và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào ban đêm vào các thành phố xa phía sau tiền tuyến.
"Một số điểm chính đã được đề cập trong cuộc họp – ví dụ, người ta nói rằng hòa bình cần có sự đảm bảo vì chỉ ngừng bắn thôi là không đủ, Putin có thể phá vỡ nó một lần nữa, như ông ấy đã từng làm trước đây, nếu không có sự đảm bảo thích hợp", một nguồn tin trong văn phòng tổng thống Ukraine cho biết.
Khi được hỏi về việc này, nguồn tin ám chỉ đến ông Trump, nói rằng "Ông ấy đang suy nghĩ về mọi chi tiết".
Kyiv đã thúc đẩy chính quyền Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm mời họ tham gia liên minh quân sự NATO. Ukraine từ lâu đã đưa ra lập luận rằng họ sẽ cần đảm bảo an ninh để ngăn chặn bất kỳ cuộc xâm lược mới nào của Nga sau này.
Thông điệp về đảm bảo an ninh vẫn nhất quán ngay cả khi Tổng thống Zelenskyy gần đây thừa nhận rằng một kết thúc thông qua ngoại giao cho cuộc chiến sẽ cứu được nhiều mạng người, làm dịu đi sự khăng khăng trước đó của ông rằng tất cả các lực lượng của Moscow phải bị trục xuất khỏi Ukraine để đạt được hòa bình.
Tạo dựng quan hệ cá nhân
Một số quan chức thân cận với ông Trump cho biết ông đã hướng các cuộc họp của mình vào việc xây dựng mối quan hệ cá nhân, vốn sẽ là chìa khóa cho cách ông tiến hành ngoại giao và rằng cuối cùng ông sẽ đưa ra quyết định về cách tiến hành.
Bản chất chung là thân thiện trong các cuộc gặp trực tiếp của ông Trump với ông Zelenskyy, khác với một số tuyên bố công khai của ông về nhà lãnh đạo Ukraine trong chiến dịch tranh cử, bao gồm cả việc gọi ông Zelenskyy là "người chào hàng vĩ đại nhất trên Trái đất" vì đã xin và nhận được hàng tỷ đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ.
Ông Macron và ông Zelenskyy có cùng quan điểm tại cuộc họp ở Paris, nhưng họ thận trọng không tỏ ra như thể họ đang dồn ông Trump vào chân tường, theo một quan chức cho biết.
Vị quan chức này nói thêm rằng nhà lãnh đạo Pháp – người trong nhiều năm đã phát triển được năng khiếu sử dụng các mối quan hệ cá nhân để thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao của mình – và ông Zelenskyy đã hợp tác ăn ý để phác thảo cách họ nhìn nhận tình hình, đồng thời nhấn mạnh rằng nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Kyiv sẽ rất khó khăn.
Ông Zelenskyy tin rằng ông Putin chỉ sợ ông Trump và có thể là Trung Quốc trên trường quốc tế và rằng bất kỳ nền hòa bình lâu dài nào cũng đòi hỏi Washington phải "thực sự mạnh mẽ", theo vị quan chức Ukraine cho biết.
Ông Trump thường xuyên cáo buộc các cường quốc châu Âu không tham gia vào các vấn đề an ninh của NATO trên lục địa này.
Hai nguồn tin cho biết ông Macron đã sử dụng cuộc họp để chứng minh rằng châu Âu đã làm rất nhiều để hỗ trợ Ukraine và họ cũng sẵn sàng chia sẻ gánh nặng an ninh một cách đồng đều hơn với Hoa Kỳ.
Còn theo một quan chức khác, ông Macron và ông Zelenskyy đã giải thích với ông Trump rằng ông Putin của năm 2024 không giống như năm 2017, khi tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ trước đó đã từng đối phó với nhà lãnh đạo Điện Kremlin lúc còn ở Nhà Trắng.
Cũng quan chức này nói thêm rằng sự sụp đổ nhanh chóng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tình thế khó khăn mà đồng minh thân cận của ông là Nga đang gặp phải cũng được sử dụng như một lập luận cho lập trường cứng rắn hơn đối với Moscow trong các nỗ lực hòa bình trong tương lai.
"Đó là lời giải thích mà không đẩy ông Trump vào thế bí."
***********
Bộ Ngoại giao Nga nói Moscow không sẵn sàng nhượng bộ về vấn đề Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga hôm 11/12 cho biết rằng Moscow không sẵn sàng nhượng bộ về vấn đề Ukraine và rằng các đề xuất của chính Tổng thống Vladimir Putin về cách chấm dứt xung đột cần phải được thực hiện.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đưa ra bình luận này trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức cũng như đàm phán giữa Ukraine và Nga để chấm dứt "sự điên rồ".
Bà Zakharova nói rằng Nga đã sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Hoa Kỳ về vấn đề Ukraine, nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ phương án nghiêm túc và khả thi nào để giải quyết những gì bà cho là mối quan ngại an ninh hợp pháp của Nga và những lo ngại về quyền của người dân nói tiếng Nga tại Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, người đã thúc đẩy mạnh mẽ để đất nước của mình được mời tham gia liên minh quân sự NATO, đã đáp lại lời kêu gọi của ông Trump bằng cách nói rằng Kyiv cần có sự đảm bảo an ninh hiệu quả.
Nhưng bà Zakharova cho biết bất kỳ ai nghĩ rằng Nga sẽ nhượng bộ về Ukraine đều đã nhầm.
"Đầu tiên, Nga đang hành động. Thứ hai, nếu ai đó mong đợi Nga sẽ nhượng bộ một số điều, thì rõ ràng những người này có trí nhớ ngắn hạn và không đủ hiểu biết về vấn đề này", bà nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết rằng các đề xuất của Tổng thống Putin về hòa bình cần phải được thực hiện.
Người đứng đầu Điện Kremlin đã nói rằng Ukraine không được gia nhập NATO và Nga cần có toàn bộ lãnh thổ của bốn khu vực Ukraine mà ông Putin cho rằng hiện đã là một phần của Nga nếu muốn có hòa bình.
********
Quan chức Mỹ: Nga có thể sắp phóng một tên lửa siêu thanh nữa vào Ukraine
Nga có thể phóng một tên lửa đạn đạo siêu thanh nữa vào Ukraine trong những ngày tới, nhưng Washington không coi vũ khí Oreshnik là một thứ sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến, theo một quan chức Hoa Kỳ cho biết hôm 11/12.
Nga lần đầu tiên bắn tên lửa Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine vào ngày 21/11, trong động thái mà Tổng thống Vladimir Putin xem là để phản ứng trước việc Ukraine lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo ATACM của Hoa Kỳ và Storm Shadow của Anh để tấn công lãnh thổ Nga với sự cho phép của phương Tây.
"Chúng tôi đánh giá rằng Oreshnik không phải là vũ khí làm thay đổi cục diện trên chiến trường, mà chỉ là một nỗ lực khác của Nga nhằm khủng bố Ukraine, và điều này sẽ thất bại", vị quan chức này cho biết.
Không có phản hồi ngay lập tức từ Nga.
Trước đó, ông Putin nói rằng Nga có thể sử dụng Oreshnik một lần nữa, bao gồm cả việc tấn công "các trung tâm ra quyết định" ở Kyiv, nếu Ukraine tiếp tục tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây.
Ông Putin tuyên bố rằng Oreshnik, có nghĩa là “cây phỉ”, không thể bị đánh chặn và có sức công phá tương đương với vũ khí hạt nhân, ngay cả khi được lắp đầu đạn thông thường.
Một số chuyên gia phương Tây cho biết đặc điểm mới lạ của Oreshnik là nó mang theo nhiều đầu đạn có khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau – điều thường gắn liền với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa.
Nhưng quan chức Hoa Kỳ đã hạ thấp tính hữu dụng của tên lửa này, gọi chúng là "thử nghiệm" về bản chất và nói rằng "Nga có thể chỉ sở hữu một số ít" tên lửa loại này. Quan chức này cũng cho biết vũ khí này có đầu đạn nhỏ hơn so với các tên lửa khác mà Nga đã triển khai ở Ukraine.
Washington cho biết có thêm nhiều lô hàng phòng không của Hoa Kỳ cấp cho Ukraine đang trên đường đến quốc gia này.
Cuộc chiến đang bước vào giai đoạn mà một số quan chức Nga và phương Tây cho rằng có thể là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất khi lực lượng của Moscow tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ những tuần đầu của cuộc xung đột đã kéo dài gần 3 năm qua.
Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ nhậm chức vào tháng tới, đã thúc đẩy lệnh ngừng bắn và đàm phán để chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng, khiến sự ủng hộ lâu dài của Washington dành cho Ukraine bị nghi ngờ.
Cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu năm 2022 của Nga đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người phải di dời và gây ra sự rạn nứt lớn nhất trong quan hệ giữa Moscow và phương Tây kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
***********