Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 13 - 9 -2024
***********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
5 phút
(Bloomberg) - Các quỹ đầu tư của châu Á lập liên minh để đầu tư 35 tỉ đô la vào Việt Nam trong 10 năm tới. Câu lạc bộ Nhà đầu tư Vốn Tư nhân Việt Nam (VPCA) ra mắt vào nay 12/09/2024, do 5 quỹ đầu tư thành lập. Mục tiêu là thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực từ nông nghiệp đến giáo dục, y tế … Ban đầu gồm 40 thành viên từ các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế, VPCA dự kiến từ nay đến cuối năm 2024 số thành viên sẽ tăng lên thành 100. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Washington - Bắc Kinh khiến nhiều doanh nghiệp dời nhà máy khỏi Trung Quốc và tìm thị trường mới, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư xem là điểm đến tiềm năng. Từ 30 tỉ đô la năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo đến năm 2030 sẽ đạt 90 tỷ đô la.
(VIR) – Mỹ hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Trong hai ngày 11-12/09/2024, Mỹ và Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn và chính sách công. Sự kiện này nằm trong chương trình Quỹ quốc tế về An ninh và Đổi mới công nghệ (Quỹ ITSI), được thành lập trong khuôn khổ đạo luật CHIPS & Science Act. Sự kiện diễn ra đúng dịp kỷ niệm tròn một năm hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam là một trong 8 nước được chọn trong sáng kiến này, cùng với Costa Rica, Mêhicô, Panama, Indonesia, Philippines, Kenya và Ấn Độ.
(AFP) - Mỹ : Tình trạng khẩn cấp được ban bố ở Los Angeles do cháy rừng. Thống đốc bang California hôm 11/09/2024 thông báo ban hành tình trạng khẩn cấp ở Los Angeles, San Bernardino và một số địa phương lân cận để đối phó với 3 vụ cháy rừng lớn. Vụ cháy rừng Bridge Fire đã thiêu rụi cả trăm ngôi nhà và gần 20.000 ha rừng chỉ trong vòng 24 giờ. Vụ cháy rừng Line Fire thì đã thiêu rụi 14.000 ha rừng. Người dân nhiều ngôi làng vùng núi đã phải sơ tán, đường sá tắc nghẽn. Vụ cháy Airport Fire thì tàn phá 8.900 ha rừng. Hơn 5.700 người đã được huy động để dập lửa ở các khu vực này.
(AFP) - Đề phòng chiến tranh, Thụy Điển tăng gấp đôi ngân sách phòng vệ dân sự. Chính phủ Thụy Điển hôm nay 12/09/2024 thông báo sẽ tăng ngân sách phòng vệ dân sự cho 3 năm tới để tăng cường khả năng trụ vững của đất nước về cơ sở hạ tầng, cứu hộ và chăm sóc sức khỏe trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Thông cáo của chính phủ nhấn mạnh các bài học kinh nghiệm từ chiến tranh Ukraina cho thấy cần bảo đảm khả năng vận hành những lĩnh vực then chốt trong xã hội. Năm 2024, Thụy Điển đã đạt chỉ tiêu NATO đề ra là chi 2,2% GDP cho quốc phòng.
(AFP) - Có đến 9 ứng viên tranh chức thủ tướng Nhật Bản thay thế ông Fumio Kishida. Danh sách được chính thức công bố hôm nay 12/09/2024. T : Chín ứng viên, trong đó có 2 phụ nữ, lao vào cuộc đua giành chức chủ tịch Đảng Dân Chủ Tự Do, đảng đang cầm quyền tại Nhật Bản. Ngày 27/09 đảng này sẽ tổ chức bầu cử nội bộ và người đắc cử chủ tịch sẽ thay thế thủ tướng Kishida điều hành đất nước. Fumio Kishida, 67 tuổi, đã giữ chức thủ tướng từ tháng 10/2021. Điểm tín nhiệm của ông sụt giảm mạnh do lạm phát làm suy yếu sức mua của các hộ gia đình và do những vụ tai tiếng làm hoen ố thanh danh của đảng Dân Chủ Tự Do.
(AFP) - Tân thủ tướng Pháp Michel Barnier cam kết nội các mới sẽ mang tính « đại diện » cho các xu hướng chính trị trong bối cảnh chính trường Pháp bị chia rẽ sâu rộng. Phát biểu hôm nay, 12/09/2023, thủ tướng Barnier thuộc đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, cho biết ông tiếp tục đối thoại với các đảng để thành lập chính phủ liên minh vào tuần tới. Về phần tổng thống Emmanuel Macron, hôm nay ông đến thành phố cảng Le Havre chủ trì lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành phố này được giải phóng khỏi Đức Quốc Xã. Thị trưởng Le Havre, cựu thủ tướng Edouard Philippe, trong cương vị chủ tịch đảng Horizons vừa tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống, gián tiếp để ngỏ khả năng ông Macron từ chức trước khi hết nhiệm kỳ vào năm 2027.
(AFP) - Bá Tước Monte-Cristo, một trong 4 bộ phim được đề nghị đại diện cho điện ảnh Pháp tranh giải Oscar. Trung Tâm Điện Ảnh Quốc Gia Pháp hôm 11/09/2024 công bố danh sách 4 bộ phim được chọn tranh giải Oscar vào tháng 3/2025, trong đó có phim Bá Tước Monte-Cristo. Tác phẩm dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Alexandre Dumas sau 11 tuần lễ công chiếu đã thu hút hơn 8 triệu khán giả Pháp và là một trong những bộ phim ăn khách nhất trong 9 tháng đầu năm nay.
(AFP) - Cựu tổng thống Peru Fujimori qua đời, thọ 86 tuổi. Alberto Fujimori vừa qua đời tại Lima ngày 11/09/2024 vì bệnh ung thư. Chính phủ Peru thông báo để 3 ngày quốc tang. Đắc cử tổng thống năm 1990, ông Fujimori đã lãnh đạo Peru trong một thập niên với một bàn tay sắt. Những năm cuối đời ông phải sống trong ngục tù vì tội tham nhũng và « tội ác chống nhân loại », do đã ra lệnh sát hại thường dân trong khuôn khổ chiến dịch chống phiến quân theo chủ nghĩa Mao vào đầu thập niên 1990. Di sản chính trị của vị tổng thống gốc Nhật Bản này gây chia rẽ sâu rộng trong công luận.
(Reuters) - Ô tô điện Trung Quốc trước nguy cơ bị Bruxelles đánh thuế: Trọng tâm chuyến công du Liên Hiệp Châu Âu của bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc Vương Văn Đào. Thông cáo hôm 12/09/2024 nhấn mạnh đến cuộc hội đàm giữa bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc với phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đặc trách thương mại Valdis Dombrovskis ngày 19/09. Thay vì 10 % như hiện tại, Bruxelles dự trù đánh thuế đến 35,5 % vào ô tô điện Trung Quốc bán sang thị trường châu Âu.
***********
Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu bị đẩy dần vào bóng tối ?
Báo chí Nga ngày 11/09/2024 rầm rộ đưa tin bộ trưởng Quốc Phòng Andrei Beloussov, trong bộ quân phục, hiện diện tại khu vực đang diễn ra « chiến dịch đặc biệt », cụm từ mà Matxcơva sử dụng khi nói đến chiến tranh Ukraina. Giới quan sát ghi nhận đây là một điều đáng ngạc nhiên, bởi cho đến nay công luận cứ ngỡ rằng khác với người tiền nhiệm Sergei Shoigu, ông Belousov, nguyên là một chuyên gia về kinh tế, không trực tiếp tham dự vào những quyết định quân sự về Ukraina.
Đăng ngày:
2 phút
Trong khi đó, như ghi nhận của thông tín viên Anissa El Jabri tại Matxcơva, hào quang của cựu bộ trưởng Quốc Phòng Sergei Shoigu càng lúc càng mờ nhạt :
« Từ giữa tháng Tư, tức là trong vòng chưa đầy 5 tháng, khoảng một chục tướng lĩnh và quan chức trong bộ Quốc Phòng đã bị truy tố vì tội gian lận hay tham nhũng, hoặc bị bắt giam ngay lập tức. Tất cả đều là những người thân cận với Sergei Shoigu. Đây là điều chưa từng xảy ra và nhất là tất cả các quyết định đều xuất phát từ Ủy Ban Điều Tra, một cơ quan đầy quyền lực, trực tiếp do điện Kremlin điều khiển.
Không còn nghi ngờ gì nữa: Đây là một loạt các vụ thanh trừng được quyết định từ bên trên và do thượng tầng lãnh đạo trực tiếp chỉ thị. Sergei Shoigu hiện vẫn được bình yên và được chỉ định vào chức vụ thư ký Hội Đồng An Ninh, nhưng cả nước Nga đều biết rằng cựu bộ trưởng Quốc Phòng không còn khả năng che chở những người thân cận của ông. Số phận của ông Shoigu có vẻ không đến nỗi tệ nhưng vai trò của nhân vật này chỉ còn mang tính tượng trưng. Sergei Shoigu đã không được tháp tùng tổng thống Vladimir Putin đến vùng Tuva vào ngày tựu trường 02/09 vừa qua, cho dù đấy chính là quê hương của ông ».
**********
Hồng Kông phẫn nộ trước khả năng các văn phòng đại diện kinh tế tại Mỹ phải đóng cửa
Chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông hôm 11/09/2024 tố cáo Hoa Kỳ « bóp méo sự thật » sau khi Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật về Trung Quốc trong đó có điều khoản liên quan trực tiếp tới Hồng Kông. Dự luật về Trung Quốc và Hồng Kông đã được Hạ Viện thông qua ngày 10/09/2024 với 413 phiếu thuận.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Văn bản yêu cầu Nhà Trắng ngừng triển hạn một số đặc quyền cho 3 Văn Phòng Đại Diện Kinh Tế và Thương Mại của Hồng Kông ở Mỹ, do các quyền tự do cơ bản tại đặc khu bị bóp nghẹt từ 2020 khi Trung Quốc áp đặt đạo luật an ninh quốc gia với Hồng Kông.
Hệ quả kèm theo là Hồng Kông có thể sẽ phải đóng cửa các văn phòng đại diện ở Washington, New York và San Francisco, đồng thời mất đặc quyền trong giao thương với Mỹ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Cléa Broadhurst giải thích thêm về căng thẳng gia tăng giữa Hồng Kông mà thực ra là giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ :
Căng thẳng gia tăng giữa Hồng Kông và Hoa Kỳ liên quan đến một dự luật được biểu quyết tại Hạ Viện và văn bản này có thể dẫn tới việc các văn phòng đại diện của Hồng Kông tại Mỹ phải ngừng hoạt động. Biện pháp nói trên phản ánh quan ngại của Mỹ về quyền tự trị tại Hồng Kông đang bị thu hẹp và tình hình nhân quyền xuống cấp kể từ 2020, khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với đặc khu hành chính này.
Các giới chức Hồng Kông đã mạnh mẽ chỉ trích dự luật nói trên, coi đây là một sự vi phạm các chuẩn mực quốc tế và là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông cho rằng họ đã bị tấn công một cách bất công và quyết định của Mỹ hủy hoại khả năng để đặc khu hành chính này của Trung Quốc duy trì các mối liên hệ về kinh tế và ngoại giao với Mỹ.
Dự luật của Hoa Kỳ còn phải vượt qua nhiều giai đoạn trước khi chính thức có hiệu lực, nhưng đã làm dấy lên căng thẳng giữa Hồng Kông và Washington. Mục tiêu của các văn phòng đại diện Hồng Kông tại Mỹ là nhằm thúc đẩy các liên hệ về kinh tế và ngoại giao. Nếu đạo luật này của Mỹ có hiệu lực thì các văn phòng nói trên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục hoạt động.
Đối với Hoa Kỳ, văn bản này nằm trong khuôn khổ nỗ lực rộng lớn hơn nhằm lên án những hành động của Trung Quốc tại Hồng Kông và trước tình trạng các quyền tự do, các giá trị dân chủ tại đặc khu hành chính này đang xuống cấp. Đây cũng là một trong những biện pháp kềm tỏa ảnh hưởng của Bắc Kinh trên thế giới, đặc biệt là trên các vấn đề nhân quyền và tự do chính trị.
Quyết định này chủ yếu phản ánh hố sâu chia cách Washington và Bắc Kinh. Hồng Kông bị kẹt giữa hai làn đạn.
**********
Trung Quốc tung chiêu mới để bác tố cáo về chính sách ở Tây Tạng, Tân Cương
Chính quyền Trung Quốc đã triển khai các nỗ lực tuyên truyền mới nhằm phản bác lại tố cáo của phương Tây về tình hình nhân quyền ở Khu tự trị của người Uyghur Tân Cương và ở Tây Tạng.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc liên tục mời các vlogger nước ngoài đến thăm Tân Cương, nơi sinh sống của hàng triệu người Uyghur, một nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi. Cũng trong tháng này, Trung Quốc đã khánh thành một trung tâm truyền thông quốc tế để sản xuất nội dung mô tả một số “diễn biến tích cực” ở Tây Tạng, chẳng hạn như thu nhập ngày càng tăng của người dân Tây Tạng.
Kể từ năm 2017, Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc, Nghị viện Châu Âu và các tổ chức nhân quyền đã lên án Trung Quốc vì đã giam giữ tới 1 triệu người Uyghur, buộc hàng trăm nghìn phụ nữ Uyghur phải phá thai hoặc triệt sản, và buộc người Uyghur, người Kazakh và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương phải làm việc trong các nhà máy, khiến Hoa Kỳ phải thông qua Đạo luật Bảo vệ chống lại Lao động Cưỡng bức ở Uyghur vào năm 2021.
Tại Tây Tạng, các tổ chức nhân quyền và các nước phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, cáo buộc chính phủ Trung Quốc xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng thông qua chương trình giáo dục tiếng Trung bắt buộc cho trẻ em Tây Tạng, buộc hàng trăm nghìn người Tây Tạng ở nông thôn phải di dời đến các khu vực thành thị và thay thế tên Tây Tạng “Tibet” bằng tên tiếng Hoa được La Mã hóa là “Xizang” trong các văn bản chính thức.
Đài Loan hôm 5 tháng 9 nói họ biết có các phúc trình rằng Trung Quốc đã tuyển dụng những người Đài Loan có sức ảnh hưởng đến thăm Tân Cương và giúp thúc đẩy một bức tranh tích cực hơn về khu vực này thông qua các video của họ.
Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan, đơn vị giám sát các hoạt động giao lưu trao đổi xuyên eo biển, cho biết họ vẫn đang xem xét sự gia tăng gần đây của nội dung liên quan đến Tân Cương do những người Đài Loan có sức ảnh hưởng sản xuất và kêu gọi họ tránh vi phạm luật khi nhận thù lao từ Bắc Kinh.
Youtuber người Đài Loan Potter Wang tuyên bố vào tháng 6 rằng chính phủ Trung Quốc đã mời những người Đài Loan có sức ảnh hưởng tham gia các chuyến đi được đài thọ đến Trung Quốc để sản xuất nội dung. Những tuyên bố của ông đã khiến một số YouTuber Đài Loan mà gần đây có đăng tải các video về Tân Cương phủ nhận việc nhận thù lao từ Bắc Kinh.
Đáp lại những cảnh báo từ chính quyền Đài Loan, Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hoan nghênh “đồng bào Đài Loan” đến thăm Trung Quốc và tận hưởng “những ngọn núi và dòng sông hùng vĩ, nếm thử nhiều loại thực phẩm, trải nghiệm phong tục địa phương và chia sẻ những gì họ đã thấy và nghe”.
Ngoài việc mời những người Đài Loan có sức ảnh hưởng đến thăm Tân Cương, Bắc Kinh đã mời các nhà báo và vlogger nước ngoài đến thăm Tân Cương kể từ đầu năm 2024.
Trong một số bài báo, tờ báo do nhà nước Trung Quốc điều hành, Global Times nói những người nước ngoài này đã tìm hiểu về “những thành tựu kinh tế mới nhất, quyền tự do tôn giáo và sự hòa nhập sắc tộc của Tân Cương” sau khi đến thăm các ngành công nghiệp, địa điểm tôn giáo và nhà ở địa phương.
Một số chuyên gia cho biết chính quyền Trung Quốc thường áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hành trình tại Tân Cương của những người có sức ảnh hưởng đến từ nước ngoài để đảm bảo nội dung họ tạo ra phù hợp với bức tranh tích cực mà Bắc Kinh muốn quảng bá, vốn trái ngược với các phúc trình hiện nay của truyền thông nước ngoài về việc Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Uyghur, áp dụng lao động cưỡng bức hoặc các chương trình kiểm soát sinh đẻ khắc nghiệt đối với các sắc tộc thiểu số.
Ông Timothy Grose, giáo sư Nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Công nghệ Rose-Hulman ở Indiana, nói: “Những người có sức ảnh hưởng đến từ nước ngoài thường dành thời gian ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương và đến thăm những nơi như Grand Bazaar, nơi họ sẽ thử các món ăn địa phương và xem các buổi biểu diễn khiêu vũ dường như gợi ý rằng các hình thức văn hóa của người Uyghur được bảo vệ”.
Ngoài việc giới thiệu các khía cạnh của văn hóa Uyghur, ông Grose cho biết, các video Tân Cương của những người có sức ảnh hưởng nước ngoài thường sẽ mô tả cảnh người Uyghur được tuyển dụng và các biển báo địa phương có chữ Trung Quốc và chữ Uyghur.
“Bắc Kinh tin rằng đây là một chiến lược hiệu quả [để chống lại các tố cáo trên quốc tế hiện nay về vấn đề Tân Cương] nếu họ gián tiếp kiểm soát các loại hình ảnh được xuất khẩu ra khỏi Tân Cương”, ông nói với VOA qua điện thoại.
Bằng cách tràn ngập các nền tảng truyền thông xã hội với nội dung Tân Cương do những người có sức ảnh hưởng nước ngoài này sản xuất, ông Grose cho biết, chính phủ Trung Quốc đang cố gắng tiếp cận và tác động đến những khán giả thông thường, đặc biệt là những khán giả trẻ tuổi, những người không có kiến thức sâu sắc về Trung Quốc hoặc Tân Cương.
“Những khán giả thông thường này không có chuyên môn về Trung Quốc, vì vậy họ sẽ không biết tìm dấu hiệu áp bức ở đâu trong các video vì họ không quen thuộc với văn hóa Uyghur hoặc chính sách dân tộc của Trung Quốc”, ông nói.
Ông Grose cho biết, vì Trung Quốc đang trực tiếp hoặc gián tiếp lấp đầy các nền tảng truyền thông xã hội bằng nội dung phù hợp với cách mà họ muốn tô vẽ về Tân Cương, nên các học giả, nhà hoạt động và nhà báo sẽ khó có thể phản bác các nỗ lực tuyên truyền của Bắc Kinh bằng các nội dung phản ánh thực tế trong khu vực.
Kể chuyện về Tây Tạng
Bắc Kinh cũng đã khởi động một sáng kiến mới nhằm “kể chuyện hay về Tây Tạng”.
Vào ngày 2 tháng 9, một số cơ quan chính quyền địa phương và trung ương Trung Quốc đã khánh thành một “trung tâm truyền thông quốc tế” tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, nhằm mục đích tăng cường khả năng của Bắc Kinh trong việc quảng bá cách họ muốn tô vẽ về chính sách Tây Tạng của họ.
Ngòi bút người Pháp Margot Chevestrier, người làm việc cho Tập đoàn truyền thông quốc tế Trung Quốc do nhà nước điều hành, cho biết nhiều người trẻ Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi “phúc trình thiên vị” trên phương tiện truyền thông xã hội toàn cầu và những hiểu lầm này thường bắt nguồn từ “phúc trình sai lệch của một số phương tiện truyền thông hoặc cá nhân”.
Theo China News do nhà nước Trung Quốc điều hành, một trang web tin tức trực tuyến, trung tâm truyền thông quốc tế mới sẽ “cho phép nhiều người trong và ngoài nước biết đến Tây Tạng, hiểu Tây Tạng và yêu Tây Tạng hơn”.
Một số nhà phân tích cho biết trung tâm truyền thông có thể đóng vai trò là một tổ chức tập trung để “điều phối” các nỗ lực tuyên truyền của Bắc Kinh tập trung vào Tây Tạng.
“Vì dường như không có nhiều nỗ lực tuyên truyền về Tây Tạng như ở Tân Cương, nên Bắc Kinh có thể đang nghĩ cách sử dụng chiến thuật này”, bà Sarah Cook, một nhà nghiên cứu độc lập về Trung Quốc và là cựu giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại tổ chức phi lợi nhuận Freedom House cho biết.
Bà Cook nói khối lượng nỗ lực tuyên truyền mà Trung Quốc dành cho Tân Cương và Tây Tạng cho thấy hai vấn đề này được Bắc Kinh ưu tiên hàng đầu.
“Mặc dù Tây Tạng và Tân Cương là ưu tiên của họ, nhưng các chiến thuật mà bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc triển khai lại tương tự nhau, bao gồm phát tán thông tin sai lệch thông qua các tài khoản giả, hạn chế các nhà báo nước ngoài tiếp cận một số địa điểm nhất định và ngăn chặn thông tin trái ngược với luận điệu của họ”, bà nói với VOA qua điện thoại.
Ông Grose cho biết vì các nỗ lực tuyên truyền của họ dường như đã thành công, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng cùng một bộ chiến lược để thách thức các sự kiện hiện có về tình hình ở Tân Cương và Tây Tạng.
Ông cho biết để đẩy lùi các chiến dịch của Bắc Kinh, các nhóm tập trung vào Tân Cương và Tây Tạng nên cố gắng tăng cường sự hiện diện của họ trên các nền tảng truyền thông xã hội và tạo ra nội dung trực quan “hấp dẫn và cảm động” hơn, “được ngữ cảnh hóa phù hợp” nhưng có thể tác động đến đối tượng khán giả trẻ.
Ngoài ra, bà Cook cho biết điều quan trọng là những cá nhân quan tâm đến tình hình ở Tây Tạng và Tân Cương phải làm việc với các nhóm nghiên cứu có cùng chí hướng và vạch trần các chiến dịch tuyên truyền khác nhau mà Trung Quốc đang thúc đẩy.
“Họ có thể cố gắng sản xuất các video ngắn thông báo cho mọi người về các chiến thuật của Bắc Kinh”, bà nói.
**********
Cao Bằng: xe khách và xe máy bị lũ cuốn khiến 21 người chết, 10 người mất tích
Một trận lũ cuốn trôi xe khách 29 chỗ cùng hai xe ô tô năm chỗ và nhiều xe máy xảy ra vào rạng sáng ngày 9/9 ở xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng. Cho đến ngày 12/9, việc tìm kiếm các nạn nhân mới tìm được 12 thi thể nạn nhân, còn 10 người vẫn mất tích.
Truyền thông Nhà nước dẫn thông tin trên từ Sở Chỉ huy chiến dịch tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng vào sáng ngày 12/9.
Những nạn nhân này bị lũ cuốn ở Khuổi Ngoạ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình. Các nạn nhân được phát hiện trong xác xe khách, dọc bờ suối, có người bị vùi sâu dưới đống đất đá, bùn nhão, cơ quan tìm kiếm cứu hộ tỉnh Cao Bằng cho biết.
Theo cơ quan chức năng tỉnh này, ngoài xe khách 29 chỗ của nhà xe Việt Trang còn hai ô tô năm chỗ và khoảng 10 xe khách bị cuốn trôi.
Cao Bằng đã huy động hơn 500 người thuộc nhiều lực lượng bộ đội, công an, dân quân tham gia tìm kiếm nạn nhân ở các vùng sạt lở tại Nguyên Bình.
Sau khi nước rút, đội cứu hộ đã tìm được xe khách cách hiện trường vụ sạt lở khoảng hai km. Báo Nhà nước miêu tả chiếc xe bị vò nát, chỉ còn lại bánh và ít bộ phận nhô lên mặt nước, lẫn trong đất đá.
Ngoài vụ sạt lở này, huyện Nguyên Bình còn có bốn điểm sạt lở khác. Tại các điểm sạt lở này, đến nay lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 39 thi thể, còn 14 người mất tích**********
Iran triệu tập lãnh đạo bốn đại sứ quán châu Âu ở Tehran
Bộ Ngoại giao Iran đã triệu tập người đứng đầu các đại sứ quán Anh, Pháp, Đức và Hà Lan vào thứ Năm (12/9), hãng thông tấn Mizan của ngành tư pháp Iran đưa tin, sau khi có những cáo buộc về việc nước này chuyển giao tên lửa cho Nga và việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm thứ Ba (10/9) nói rằng Nga đã nhận được tên lửa đạn đạo từ Iran và có khả năng sẽ sử dụng chúng trong cuộc chiến tranh ở Ukraine trong vòng vài tuần.
Hoa Kỳ, Anh, Đức và Pháp cũng đã công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran, bao gồm các biện pháp chống lại hãng hàng không quốc gia Iran Air của nước này.
Điện Kremlin nói sau tuyên bố của ông Blinken rằng những lời khẳng định này là vô căn cứ. Iran nói các tuyên bố về việc chuyển giao tên lửa cho Nga là “sai sự thật và gây hiểu lầm” và lên án các lệnh trừng phạt mới, vốn cũng bao gồm hủy bỏ các thỏa thuận dịch vụ hàng không song phương với ba quốc gia châu Âu.
“Sau khi một số nước châu Âu theo Mỹ tiếp tục đưa ra những tuyên bố không mang tính xây dựng, vu khống [Iran] can thiệp vào cuộc xung đột ở Ukraine và áp đặt lệnh trừng phạt đối với Cộng hòa Hồi giáo, những người đứng đầu đại sứ quán của Anh, Pháp, Hà Lan và Đức đã được triệu tập tại Tehran”, hãng tin Mizan cho biết.
Nhà ngoại giao cấp cao nhất của Iran tại London đã bị Bộ ngoại giao Anh triệu tập vào thứ Tư (11/9). Đại sứ Iran tại Hà Lan cũng đã bị Bộ ngoại giao Hà Lan triệu tập. Hà Lan cũng kêu gọi có “các lệnh trừng phạt mới, mạnh mẽ của EU” đối với Tehran.
***********
Số người chết do hậu quả bão Yagi ở Việt Nam lên đến 199 người
Số người chết và mất tích do hậu quả của bão Yagi ở Việt Nam đã lên đến 327 người tính đến đêm ngày 12/9, theo số liệu của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Cụ thể, có 199 người chết và 128 người mất tích, 807 người bị thương.
Các tỉnh có thiệt hại nhiều nhất gồm: Lào Cai - 177 người chết và mất tích, Cao Bằng - 52 người, Yên Bái - 44 người.
Bão Yagi (còn gọi là bão số 3) đổ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam hồi cuối tuần qua còn gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mưa lũ do bão đã làm hơn 130.000 căn nhà hư hỏng, hơn 57.000 nhà bị ngập, hơn 195.000 ha lúa và hơn 35.000 ha hoa màu bị ngập úng; hơn 1.500.000 con gia cầm bị chết.
Mưa lũ cũng làm hỏng đường xá gây ách tắc giao thông trên các quốc lộ. Đến trưa ngày 12/9 vẫn còn 230 điểm tắc trên các tuyến quốc lô và cao tốc ở phía Bắc, theo Bộ Giao thông Vận tải.
Các tuyến đê điều ở 11 tỉnh bao gồm cả thủ đô Hà Nội đã xảy ra sự cố vì mưa lũ. Số liệu của Chi cục Quản lý cho thấy đã có 70 sự cố đê điều xảy ra sau bão.
************
Khắc phục hậu quả bão Yagi, phép thử đối với TBT Tô Lâm
Vào chiều ngày 9/9, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp chỉ đạo việc khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số ba (tên quốc tế là Yagi). Cuộc họp do Chủ tịch nước, Tổng Bí thư (TBT) Tô Lâm chủ trì. Một số ý kiến của những người quan sát tình hình chính trị Việt Nam cho rằng đây là phép thử đối với tân Tổng bí thư, cựu Bộ trưởng Công an - người vừa lên nắm chức vụ này thay cố TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 3 tháng 8 vừa qua.
Cơn bão Yagi được mệnh danh là cơn bão mạnh nhất ở Biển Đông trong vòng một thập kỷ qua đổ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam vào ngày 7/9 vừa qua. Số người chết và mất tích do bão này gây ra tiếp tục tăng và đã lên đến 292 người tính đến 11 giờ ngày 11/9, theo số liệu của Cục quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Tại cuộc họp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư hôm 9/9, TBT Tô Lâm gửi lời chia buồn tới người thân, gia đình các đồng chí đã hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ; chia sẻ với những mất mát, đau thương của các gia đình có người bị thiệt mạng, bị thiệt hại nặng nề do bão số 3, báo Nhà nước đưa tin.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng chỉ đạo các địa phương phải “hạn chế các hoạt động khác, tập trung cho việc cứu trợ, cứu nạn; triển khai các phương án tiếp cận người dân để hỗ trợ đồ ăn, nước sạch giúp đỡ người dân vượt qua thời gian khó khăn."
Tổng bí thư chỉ đạo sau bão
Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài ở Đức hôm 11/9 cho rằng khắc phục hậu quả bão Yagi là một thách thức với tân Tổng Bí thư Tô Lâm, bởi vì khi ông Tô Lâm vừa lên chức thì cơn bão có thể nói là mạnh nhất trong nhiều thập kỷ đã đổ vào Việt Nam và đã tàn phá Việt Nam nặng nề. Theo Luật sư Đài, ông Tô Lâm cũng đã có những sự chỉ đạo nhất định, nhưng ông Tô Lâm vẫn lập lại những cái cũ rích trước đây, và chưa đưa ra một tuyên bố nào là sẽ đưa ra số tiền cứu trợ người dân bao nhiêu, chỉ yêu cầu Mặt trận Tổ quốc kêu gọi người dân đóng góp từ thiện.
Trước bão Yagi, nhiều cơn bão mạnh đã vào Việt Nam như siêu bão Noru đổ bộ vào miền Trung Việt Nam vào cuối tháng 9/2022 làm ít nhất 16 người thiệt mạng và mất tích, hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng, nhiều khu vực bị ngập lụt… Hay bão Damrey (tháng 11/2017) làm 107 người chết, 16 người mất tích, 342 người bị thương…
Nhưng khi đó báo chí Nhà nước không có những thông tin chi tiết về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo trực tiếp trong việc chống bão và cứu trợ khắc phục hậu quả… giống như lần này với Tổng bí thư Tô Lâm.
Ông Tô Lâm hiện đang muốn lấy lại uy tín với người dân, cho nên những nỗ lực của ổng là bình thường thôi.
-Luật sư Nguyễn Văn Đài
Luật sư Nguyễn Văn Đài nói thêm:
“Ông Tô Lâm sức khỏe tốt hơn ông Nguyễn Phú Trọng trước đây, nên khi xảy ra bão lũ thì cũng đã triệu tập chính phủ và các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, để chỉ đạo khắc phục hậu quả. Như vậy có khác ông Trọng trước đây, ông Trọng vì sức khỏe và cũng vì ổng quan tâm đến Đảng và chế độ nhiều hơn. Nhưng thực tiễn việc phòng chống bão lũ là việc của Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành khác. Ông Tô Lâm hiện đang muốn lấy lại uy tín với người dân, cho nên những nỗ lực của ổng là bình thường thôi.”
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể) cho biết:
“Tôi nghĩ chuyện bão là một tai họa thiên nhiên, ở Việt Nam người ta đã có rất nhiều kinh nghiệm về đối phó với tai họa thiên nhiên như bão, lũ, lụt. Tôi nghĩ lần này cũng thế. Tôi nghĩ bộ máy nhà nước nó vẫn cứ vận hành. Tôi không nghĩ nó là một thách thức gì đối với ông Tô Lâm. Dĩ nhiên người ta có thể xem xét nếu ông ứng phó nhanh hơn hay không… ”
Người dân nhìn vào dàn lãnh đạo mới
Tân TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm mới nhậm chức người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3 tháng 8 vừa qua vào khi có nhiều bình luận ở trong nước và quốc tế về việc ông đã hạ bệ các đối thủ tiềm tàng của mình chỉ trong một thời gian ngắn trên con đường vào vị trí TBT như cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.
Ngay sau khi lên chức, một loạt những vị trí quan trọng trong Đảng và Chính phủ mới được bổ nhiệm cũng được cho là những người rất gần với ông Tô Lâm bao gồm tân Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, người cũng vừa được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị trong tháng tám vừa qua; ông Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an - vừa được bầu vào Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng trong tháng tám vừa qua.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 11/9 khi nói với RFA cho rằng:
“Quá trình sắp xếp nhân sự của ông Tô Lâm đã hoàn tất. Các vị trí chủ chốt trong chính quyền đều do người thân tín của ông nắm giữ. Điểm chung là những người này là công an hoặc cùng quê Hưng Yên với ông. Vì vậy, ông Tô Lâm hiện nay là người chịu trách nhiệm chính đối với các vấn đề của đất nước, một người đứng đầu một đảng cầm quyền ở Việt Nam.”
Chính
quyền đã không có một lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp sẵn sàng đối phó
với các tình huống xấu nhất, dù cho ngân sách chi cho lực lượng công an
hơn mười lần ngân sách chi cho giáo dục hay y tế.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ
Việc ông Tô Lâm tham gia trực tiếp cuộc họp chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ từ cơn bão số ba Yagi do đó theo ông Vũ nó không chỉ thể hiện tinh thần của người đứng đầu mà còn là người chịu trách nhiệm chính trong điều hành và dẫn dắt công tác phòng chống hậu quả của bão lụt.
Nhưng ông Vũ cho rằng những gì được thấy, ít nhất là trên báo chí và mạng xã hội, cho đến nay cho thấy một sự thất bại, lúng túng, bị động và thiếu tổ chức của công tác cứu hộ.
“Thứ nhất là chính quyền đã không dự đoán và cảnh báo được sự xuất hiện của lũ lụt sau cơn bão, dẫn đến người dân các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai bị tác động bất ngờ.
Thứ hai là chính quyền đã không có một lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất, dù cho ngân sách chi cho lực lượng công an hơn mười lần ngân sách chi cho giáo dục hay y tế.”
Một người dân ở Hà Nội có tên là Khoa nói với RFA về hoạt động cứu hộ sau bão:
“Tôi chứng kiến mưa bão năm nay bất thường, nhất là mưa quá lớn nước, khắp nơi ngập lụt. Tại các Khu Công nghiệp nước ngập cao nửa mét, nhà máy xí nghiệp nghỉ ba bốn hôm nay. Hà Nội thì đường xá vẫn tắc, trong xóm thì nước dâng cao. Có gì đó bất thường ở trong khâu ứng cứu, đợi hoài… họp xong… nhưng quyết thì lâu quá, thay vì phải phản ứng ngay lập tức. Đó làm do cơ chế vận hành chậm chạp. Mấy ngày nay người dân kêu gọi làm sao có trực thăng cứu hộ, do nhiều gia đình cheo leo trên nóc nhà, nhưng không có, thuyền vào cũng không có, các địa phương ra đến nơi thì chết hết rồi, rất là khổ tâm.”
Một người dân khác ở Hà nội có tên là Trí nhận xét:
“Tôi nghĩ chủ yếu là do chủ quan và không lường được hết tác hại của bão. Việc nhà nước muốn phòng chống, cứu trợ hay khắc phục hậu quả chủ yếu là phụ thuộc vào nguồn lực nhà nước, mà tôi nghĩ nguồn lực đấy ở Việt Nam là không có nhiều, không có trang thiết bị hiện đại.”
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, khi trả lời RFA hôm 10/9 cho biết ý kiến:
“Hà Nội thật sự có ý chí chủ quan đối với khả năng một cơn bão mạnh kiểu Yagi. Ứng phó của Hà Nội theo tôi đến hiện nay còn nhiều lúng túng, không giúp đỡ được kịp thời cho người dân, kể cả trường hợp những người bị chết trong vùng sông Hồng do cơn bão này tạo ra… Dù có ứng phó nhưng công tác chuẩn bị quyết định tới 90 % kết quả đạt được. Nhưng do tư duy chuẩn bị của mọi người đối với việc thỉnh thoảng Hà Nội cũng sẽ nhận những cơn bão lớn. Vì vậy lần này Hà Nội nhận một kết cục tiêu cực của cơn bão Yagi.”
Không chỉ thiệt hại nhiều về người, bão Yagi cũng đã làm hơn 160.000 ha lúa bị ngập úng ở miền Bắc; hơn 30.000 ha hoa màu bị ngập úng và thiệt hại; hơn 1.600 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 790.000 con gia súc, gia cầm bị chết, theo Báo cáo cập nhật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến trưa ngày 11/9.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vào sáng ngày 11/9 ra cảnh báo về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá tại 16 địa phương thuộc các tỉnh phía Bắc và bắc Trung bộ.
*********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 13 - 9 -2024
***********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
5 phút
(Bloomberg) - Các quỹ đầu tư của châu Á lập liên minh để đầu tư 35 tỉ đô la vào Việt Nam trong 10 năm tới. Câu lạc bộ Nhà đầu tư Vốn Tư nhân Việt Nam (VPCA) ra mắt vào nay 12/09/2024, do 5 quỹ đầu tư thành lập. Mục tiêu là thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực từ nông nghiệp đến giáo dục, y tế … Ban đầu gồm 40 thành viên từ các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế, VPCA dự kiến từ nay đến cuối năm 2024 số thành viên sẽ tăng lên thành 100. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Washington - Bắc Kinh khiến nhiều doanh nghiệp dời nhà máy khỏi Trung Quốc và tìm thị trường mới, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư xem là điểm đến tiềm năng. Từ 30 tỉ đô la năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo đến năm 2030 sẽ đạt 90 tỷ đô la.
(VIR) – Mỹ hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Trong hai ngày 11-12/09/2024, Mỹ và Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn và chính sách công. Sự kiện này nằm trong chương trình Quỹ quốc tế về An ninh và Đổi mới công nghệ (Quỹ ITSI), được thành lập trong khuôn khổ đạo luật CHIPS & Science Act. Sự kiện diễn ra đúng dịp kỷ niệm tròn một năm hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam là một trong 8 nước được chọn trong sáng kiến này, cùng với Costa Rica, Mêhicô, Panama, Indonesia, Philippines, Kenya và Ấn Độ.
(AFP) - Mỹ : Tình trạng khẩn cấp được ban bố ở Los Angeles do cháy rừng. Thống đốc bang California hôm 11/09/2024 thông báo ban hành tình trạng khẩn cấp ở Los Angeles, San Bernardino và một số địa phương lân cận để đối phó với 3 vụ cháy rừng lớn. Vụ cháy rừng Bridge Fire đã thiêu rụi cả trăm ngôi nhà và gần 20.000 ha rừng chỉ trong vòng 24 giờ. Vụ cháy rừng Line Fire thì đã thiêu rụi 14.000 ha rừng. Người dân nhiều ngôi làng vùng núi đã phải sơ tán, đường sá tắc nghẽn. Vụ cháy Airport Fire thì tàn phá 8.900 ha rừng. Hơn 5.700 người đã được huy động để dập lửa ở các khu vực này.
(AFP) - Đề phòng chiến tranh, Thụy Điển tăng gấp đôi ngân sách phòng vệ dân sự. Chính phủ Thụy Điển hôm nay 12/09/2024 thông báo sẽ tăng ngân sách phòng vệ dân sự cho 3 năm tới để tăng cường khả năng trụ vững của đất nước về cơ sở hạ tầng, cứu hộ và chăm sóc sức khỏe trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Thông cáo của chính phủ nhấn mạnh các bài học kinh nghiệm từ chiến tranh Ukraina cho thấy cần bảo đảm khả năng vận hành những lĩnh vực then chốt trong xã hội. Năm 2024, Thụy Điển đã đạt chỉ tiêu NATO đề ra là chi 2,2% GDP cho quốc phòng.
(AFP) - Có đến 9 ứng viên tranh chức thủ tướng Nhật Bản thay thế ông Fumio Kishida. Danh sách được chính thức công bố hôm nay 12/09/2024. T : Chín ứng viên, trong đó có 2 phụ nữ, lao vào cuộc đua giành chức chủ tịch Đảng Dân Chủ Tự Do, đảng đang cầm quyền tại Nhật Bản. Ngày 27/09 đảng này sẽ tổ chức bầu cử nội bộ và người đắc cử chủ tịch sẽ thay thế thủ tướng Kishida điều hành đất nước. Fumio Kishida, 67 tuổi, đã giữ chức thủ tướng từ tháng 10/2021. Điểm tín nhiệm của ông sụt giảm mạnh do lạm phát làm suy yếu sức mua của các hộ gia đình và do những vụ tai tiếng làm hoen ố thanh danh của đảng Dân Chủ Tự Do.
(AFP) - Tân thủ tướng Pháp Michel Barnier cam kết nội các mới sẽ mang tính « đại diện » cho các xu hướng chính trị trong bối cảnh chính trường Pháp bị chia rẽ sâu rộng. Phát biểu hôm nay, 12/09/2023, thủ tướng Barnier thuộc đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, cho biết ông tiếp tục đối thoại với các đảng để thành lập chính phủ liên minh vào tuần tới. Về phần tổng thống Emmanuel Macron, hôm nay ông đến thành phố cảng Le Havre chủ trì lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành phố này được giải phóng khỏi Đức Quốc Xã. Thị trưởng Le Havre, cựu thủ tướng Edouard Philippe, trong cương vị chủ tịch đảng Horizons vừa tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống, gián tiếp để ngỏ khả năng ông Macron từ chức trước khi hết nhiệm kỳ vào năm 2027.
(AFP) - Bá Tước Monte-Cristo, một trong 4 bộ phim được đề nghị đại diện cho điện ảnh Pháp tranh giải Oscar. Trung Tâm Điện Ảnh Quốc Gia Pháp hôm 11/09/2024 công bố danh sách 4 bộ phim được chọn tranh giải Oscar vào tháng 3/2025, trong đó có phim Bá Tước Monte-Cristo. Tác phẩm dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Alexandre Dumas sau 11 tuần lễ công chiếu đã thu hút hơn 8 triệu khán giả Pháp và là một trong những bộ phim ăn khách nhất trong 9 tháng đầu năm nay.
(AFP) - Cựu tổng thống Peru Fujimori qua đời, thọ 86 tuổi. Alberto Fujimori vừa qua đời tại Lima ngày 11/09/2024 vì bệnh ung thư. Chính phủ Peru thông báo để 3 ngày quốc tang. Đắc cử tổng thống năm 1990, ông Fujimori đã lãnh đạo Peru trong một thập niên với một bàn tay sắt. Những năm cuối đời ông phải sống trong ngục tù vì tội tham nhũng và « tội ác chống nhân loại », do đã ra lệnh sát hại thường dân trong khuôn khổ chiến dịch chống phiến quân theo chủ nghĩa Mao vào đầu thập niên 1990. Di sản chính trị của vị tổng thống gốc Nhật Bản này gây chia rẽ sâu rộng trong công luận.
(Reuters) - Ô tô điện Trung Quốc trước nguy cơ bị Bruxelles đánh thuế: Trọng tâm chuyến công du Liên Hiệp Châu Âu của bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc Vương Văn Đào. Thông cáo hôm 12/09/2024 nhấn mạnh đến cuộc hội đàm giữa bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc với phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đặc trách thương mại Valdis Dombrovskis ngày 19/09. Thay vì 10 % như hiện tại, Bruxelles dự trù đánh thuế đến 35,5 % vào ô tô điện Trung Quốc bán sang thị trường châu Âu.
***********
Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu bị đẩy dần vào bóng tối ?
Báo chí Nga ngày 11/09/2024 rầm rộ đưa tin bộ trưởng Quốc Phòng Andrei Beloussov, trong bộ quân phục, hiện diện tại khu vực đang diễn ra « chiến dịch đặc biệt », cụm từ mà Matxcơva sử dụng khi nói đến chiến tranh Ukraina. Giới quan sát ghi nhận đây là một điều đáng ngạc nhiên, bởi cho đến nay công luận cứ ngỡ rằng khác với người tiền nhiệm Sergei Shoigu, ông Belousov, nguyên là một chuyên gia về kinh tế, không trực tiếp tham dự vào những quyết định quân sự về Ukraina.
Đăng ngày:
2 phút
Trong khi đó, như ghi nhận của thông tín viên Anissa El Jabri tại Matxcơva, hào quang của cựu bộ trưởng Quốc Phòng Sergei Shoigu càng lúc càng mờ nhạt :
« Từ giữa tháng Tư, tức là trong vòng chưa đầy 5 tháng, khoảng một chục tướng lĩnh và quan chức trong bộ Quốc Phòng đã bị truy tố vì tội gian lận hay tham nhũng, hoặc bị bắt giam ngay lập tức. Tất cả đều là những người thân cận với Sergei Shoigu. Đây là điều chưa từng xảy ra và nhất là tất cả các quyết định đều xuất phát từ Ủy Ban Điều Tra, một cơ quan đầy quyền lực, trực tiếp do điện Kremlin điều khiển.
Không còn nghi ngờ gì nữa: Đây là một loạt các vụ thanh trừng được quyết định từ bên trên và do thượng tầng lãnh đạo trực tiếp chỉ thị. Sergei Shoigu hiện vẫn được bình yên và được chỉ định vào chức vụ thư ký Hội Đồng An Ninh, nhưng cả nước Nga đều biết rằng cựu bộ trưởng Quốc Phòng không còn khả năng che chở những người thân cận của ông. Số phận của ông Shoigu có vẻ không đến nỗi tệ nhưng vai trò của nhân vật này chỉ còn mang tính tượng trưng. Sergei Shoigu đã không được tháp tùng tổng thống Vladimir Putin đến vùng Tuva vào ngày tựu trường 02/09 vừa qua, cho dù đấy chính là quê hương của ông ».
**********
Hồng Kông phẫn nộ trước khả năng các văn phòng đại diện kinh tế tại Mỹ phải đóng cửa
Chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông hôm 11/09/2024 tố cáo Hoa Kỳ « bóp méo sự thật » sau khi Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật về Trung Quốc trong đó có điều khoản liên quan trực tiếp tới Hồng Kông. Dự luật về Trung Quốc và Hồng Kông đã được Hạ Viện thông qua ngày 10/09/2024 với 413 phiếu thuận.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Văn bản yêu cầu Nhà Trắng ngừng triển hạn một số đặc quyền cho 3 Văn Phòng Đại Diện Kinh Tế và Thương Mại của Hồng Kông ở Mỹ, do các quyền tự do cơ bản tại đặc khu bị bóp nghẹt từ 2020 khi Trung Quốc áp đặt đạo luật an ninh quốc gia với Hồng Kông.
Hệ quả kèm theo là Hồng Kông có thể sẽ phải đóng cửa các văn phòng đại diện ở Washington, New York và San Francisco, đồng thời mất đặc quyền trong giao thương với Mỹ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Cléa Broadhurst giải thích thêm về căng thẳng gia tăng giữa Hồng Kông mà thực ra là giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ :
Căng thẳng gia tăng giữa Hồng Kông và Hoa Kỳ liên quan đến một dự luật được biểu quyết tại Hạ Viện và văn bản này có thể dẫn tới việc các văn phòng đại diện của Hồng Kông tại Mỹ phải ngừng hoạt động. Biện pháp nói trên phản ánh quan ngại của Mỹ về quyền tự trị tại Hồng Kông đang bị thu hẹp và tình hình nhân quyền xuống cấp kể từ 2020, khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với đặc khu hành chính này.
Các giới chức Hồng Kông đã mạnh mẽ chỉ trích dự luật nói trên, coi đây là một sự vi phạm các chuẩn mực quốc tế và là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông cho rằng họ đã bị tấn công một cách bất công và quyết định của Mỹ hủy hoại khả năng để đặc khu hành chính này của Trung Quốc duy trì các mối liên hệ về kinh tế và ngoại giao với Mỹ.
Dự luật của Hoa Kỳ còn phải vượt qua nhiều giai đoạn trước khi chính thức có hiệu lực, nhưng đã làm dấy lên căng thẳng giữa Hồng Kông và Washington. Mục tiêu của các văn phòng đại diện Hồng Kông tại Mỹ là nhằm thúc đẩy các liên hệ về kinh tế và ngoại giao. Nếu đạo luật này của Mỹ có hiệu lực thì các văn phòng nói trên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục hoạt động.
Đối với Hoa Kỳ, văn bản này nằm trong khuôn khổ nỗ lực rộng lớn hơn nhằm lên án những hành động của Trung Quốc tại Hồng Kông và trước tình trạng các quyền tự do, các giá trị dân chủ tại đặc khu hành chính này đang xuống cấp. Đây cũng là một trong những biện pháp kềm tỏa ảnh hưởng của Bắc Kinh trên thế giới, đặc biệt là trên các vấn đề nhân quyền và tự do chính trị.
Quyết định này chủ yếu phản ánh hố sâu chia cách Washington và Bắc Kinh. Hồng Kông bị kẹt giữa hai làn đạn.
**********
Trung Quốc tung chiêu mới để bác tố cáo về chính sách ở Tây Tạng, Tân Cương
Chính quyền Trung Quốc đã triển khai các nỗ lực tuyên truyền mới nhằm phản bác lại tố cáo của phương Tây về tình hình nhân quyền ở Khu tự trị của người Uyghur Tân Cương và ở Tây Tạng.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc liên tục mời các vlogger nước ngoài đến thăm Tân Cương, nơi sinh sống của hàng triệu người Uyghur, một nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi. Cũng trong tháng này, Trung Quốc đã khánh thành một trung tâm truyền thông quốc tế để sản xuất nội dung mô tả một số “diễn biến tích cực” ở Tây Tạng, chẳng hạn như thu nhập ngày càng tăng của người dân Tây Tạng.
Kể từ năm 2017, Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc, Nghị viện Châu Âu và các tổ chức nhân quyền đã lên án Trung Quốc vì đã giam giữ tới 1 triệu người Uyghur, buộc hàng trăm nghìn phụ nữ Uyghur phải phá thai hoặc triệt sản, và buộc người Uyghur, người Kazakh và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương phải làm việc trong các nhà máy, khiến Hoa Kỳ phải thông qua Đạo luật Bảo vệ chống lại Lao động Cưỡng bức ở Uyghur vào năm 2021.
Tại Tây Tạng, các tổ chức nhân quyền và các nước phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, cáo buộc chính phủ Trung Quốc xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng thông qua chương trình giáo dục tiếng Trung bắt buộc cho trẻ em Tây Tạng, buộc hàng trăm nghìn người Tây Tạng ở nông thôn phải di dời đến các khu vực thành thị và thay thế tên Tây Tạng “Tibet” bằng tên tiếng Hoa được La Mã hóa là “Xizang” trong các văn bản chính thức.
Đài Loan hôm 5 tháng 9 nói họ biết có các phúc trình rằng Trung Quốc đã tuyển dụng những người Đài Loan có sức ảnh hưởng đến thăm Tân Cương và giúp thúc đẩy một bức tranh tích cực hơn về khu vực này thông qua các video của họ.
Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan, đơn vị giám sát các hoạt động giao lưu trao đổi xuyên eo biển, cho biết họ vẫn đang xem xét sự gia tăng gần đây của nội dung liên quan đến Tân Cương do những người Đài Loan có sức ảnh hưởng sản xuất và kêu gọi họ tránh vi phạm luật khi nhận thù lao từ Bắc Kinh.
Youtuber người Đài Loan Potter Wang tuyên bố vào tháng 6 rằng chính phủ Trung Quốc đã mời những người Đài Loan có sức ảnh hưởng tham gia các chuyến đi được đài thọ đến Trung Quốc để sản xuất nội dung. Những tuyên bố của ông đã khiến một số YouTuber Đài Loan mà gần đây có đăng tải các video về Tân Cương phủ nhận việc nhận thù lao từ Bắc Kinh.
Đáp lại những cảnh báo từ chính quyền Đài Loan, Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hoan nghênh “đồng bào Đài Loan” đến thăm Trung Quốc và tận hưởng “những ngọn núi và dòng sông hùng vĩ, nếm thử nhiều loại thực phẩm, trải nghiệm phong tục địa phương và chia sẻ những gì họ đã thấy và nghe”.
Ngoài việc mời những người Đài Loan có sức ảnh hưởng đến thăm Tân Cương, Bắc Kinh đã mời các nhà báo và vlogger nước ngoài đến thăm Tân Cương kể từ đầu năm 2024.
Trong một số bài báo, tờ báo do nhà nước Trung Quốc điều hành, Global Times nói những người nước ngoài này đã tìm hiểu về “những thành tựu kinh tế mới nhất, quyền tự do tôn giáo và sự hòa nhập sắc tộc của Tân Cương” sau khi đến thăm các ngành công nghiệp, địa điểm tôn giáo và nhà ở địa phương.
Một số chuyên gia cho biết chính quyền Trung Quốc thường áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hành trình tại Tân Cương của những người có sức ảnh hưởng đến từ nước ngoài để đảm bảo nội dung họ tạo ra phù hợp với bức tranh tích cực mà Bắc Kinh muốn quảng bá, vốn trái ngược với các phúc trình hiện nay của truyền thông nước ngoài về việc Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Uyghur, áp dụng lao động cưỡng bức hoặc các chương trình kiểm soát sinh đẻ khắc nghiệt đối với các sắc tộc thiểu số.
Ông Timothy Grose, giáo sư Nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Công nghệ Rose-Hulman ở Indiana, nói: “Những người có sức ảnh hưởng đến từ nước ngoài thường dành thời gian ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương và đến thăm những nơi như Grand Bazaar, nơi họ sẽ thử các món ăn địa phương và xem các buổi biểu diễn khiêu vũ dường như gợi ý rằng các hình thức văn hóa của người Uyghur được bảo vệ”.
Ngoài việc giới thiệu các khía cạnh của văn hóa Uyghur, ông Grose cho biết, các video Tân Cương của những người có sức ảnh hưởng nước ngoài thường sẽ mô tả cảnh người Uyghur được tuyển dụng và các biển báo địa phương có chữ Trung Quốc và chữ Uyghur.
“Bắc Kinh tin rằng đây là một chiến lược hiệu quả [để chống lại các tố cáo trên quốc tế hiện nay về vấn đề Tân Cương] nếu họ gián tiếp kiểm soát các loại hình ảnh được xuất khẩu ra khỏi Tân Cương”, ông nói với VOA qua điện thoại.
Bằng cách tràn ngập các nền tảng truyền thông xã hội với nội dung Tân Cương do những người có sức ảnh hưởng nước ngoài này sản xuất, ông Grose cho biết, chính phủ Trung Quốc đang cố gắng tiếp cận và tác động đến những khán giả thông thường, đặc biệt là những khán giả trẻ tuổi, những người không có kiến thức sâu sắc về Trung Quốc hoặc Tân Cương.
“Những khán giả thông thường này không có chuyên môn về Trung Quốc, vì vậy họ sẽ không biết tìm dấu hiệu áp bức ở đâu trong các video vì họ không quen thuộc với văn hóa Uyghur hoặc chính sách dân tộc của Trung Quốc”, ông nói.
Ông Grose cho biết, vì Trung Quốc đang trực tiếp hoặc gián tiếp lấp đầy các nền tảng truyền thông xã hội bằng nội dung phù hợp với cách mà họ muốn tô vẽ về Tân Cương, nên các học giả, nhà hoạt động và nhà báo sẽ khó có thể phản bác các nỗ lực tuyên truyền của Bắc Kinh bằng các nội dung phản ánh thực tế trong khu vực.
Kể chuyện về Tây Tạng
Bắc Kinh cũng đã khởi động một sáng kiến mới nhằm “kể chuyện hay về Tây Tạng”.
Vào ngày 2 tháng 9, một số cơ quan chính quyền địa phương và trung ương Trung Quốc đã khánh thành một “trung tâm truyền thông quốc tế” tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, nhằm mục đích tăng cường khả năng của Bắc Kinh trong việc quảng bá cách họ muốn tô vẽ về chính sách Tây Tạng của họ.
Ngòi bút người Pháp Margot Chevestrier, người làm việc cho Tập đoàn truyền thông quốc tế Trung Quốc do nhà nước điều hành, cho biết nhiều người trẻ Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi “phúc trình thiên vị” trên phương tiện truyền thông xã hội toàn cầu và những hiểu lầm này thường bắt nguồn từ “phúc trình sai lệch của một số phương tiện truyền thông hoặc cá nhân”.
Theo China News do nhà nước Trung Quốc điều hành, một trang web tin tức trực tuyến, trung tâm truyền thông quốc tế mới sẽ “cho phép nhiều người trong và ngoài nước biết đến Tây Tạng, hiểu Tây Tạng và yêu Tây Tạng hơn”.
Một số nhà phân tích cho biết trung tâm truyền thông có thể đóng vai trò là một tổ chức tập trung để “điều phối” các nỗ lực tuyên truyền của Bắc Kinh tập trung vào Tây Tạng.
“Vì dường như không có nhiều nỗ lực tuyên truyền về Tây Tạng như ở Tân Cương, nên Bắc Kinh có thể đang nghĩ cách sử dụng chiến thuật này”, bà Sarah Cook, một nhà nghiên cứu độc lập về Trung Quốc và là cựu giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại tổ chức phi lợi nhuận Freedom House cho biết.
Bà Cook nói khối lượng nỗ lực tuyên truyền mà Trung Quốc dành cho Tân Cương và Tây Tạng cho thấy hai vấn đề này được Bắc Kinh ưu tiên hàng đầu.
“Mặc dù Tây Tạng và Tân Cương là ưu tiên của họ, nhưng các chiến thuật mà bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc triển khai lại tương tự nhau, bao gồm phát tán thông tin sai lệch thông qua các tài khoản giả, hạn chế các nhà báo nước ngoài tiếp cận một số địa điểm nhất định và ngăn chặn thông tin trái ngược với luận điệu của họ”, bà nói với VOA qua điện thoại.
Ông Grose cho biết vì các nỗ lực tuyên truyền của họ dường như đã thành công, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng cùng một bộ chiến lược để thách thức các sự kiện hiện có về tình hình ở Tân Cương và Tây Tạng.
Ông cho biết để đẩy lùi các chiến dịch của Bắc Kinh, các nhóm tập trung vào Tân Cương và Tây Tạng nên cố gắng tăng cường sự hiện diện của họ trên các nền tảng truyền thông xã hội và tạo ra nội dung trực quan “hấp dẫn và cảm động” hơn, “được ngữ cảnh hóa phù hợp” nhưng có thể tác động đến đối tượng khán giả trẻ.
Ngoài ra, bà Cook cho biết điều quan trọng là những cá nhân quan tâm đến tình hình ở Tây Tạng và Tân Cương phải làm việc với các nhóm nghiên cứu có cùng chí hướng và vạch trần các chiến dịch tuyên truyền khác nhau mà Trung Quốc đang thúc đẩy.
“Họ có thể cố gắng sản xuất các video ngắn thông báo cho mọi người về các chiến thuật của Bắc Kinh”, bà nói.
**********
Cao Bằng: xe khách và xe máy bị lũ cuốn khiến 21 người chết, 10 người mất tích
Một trận lũ cuốn trôi xe khách 29 chỗ cùng hai xe ô tô năm chỗ và nhiều xe máy xảy ra vào rạng sáng ngày 9/9 ở xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng. Cho đến ngày 12/9, việc tìm kiếm các nạn nhân mới tìm được 12 thi thể nạn nhân, còn 10 người vẫn mất tích.
Truyền thông Nhà nước dẫn thông tin trên từ Sở Chỉ huy chiến dịch tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng vào sáng ngày 12/9.
Những nạn nhân này bị lũ cuốn ở Khuổi Ngoạ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình. Các nạn nhân được phát hiện trong xác xe khách, dọc bờ suối, có người bị vùi sâu dưới đống đất đá, bùn nhão, cơ quan tìm kiếm cứu hộ tỉnh Cao Bằng cho biết.
Theo cơ quan chức năng tỉnh này, ngoài xe khách 29 chỗ của nhà xe Việt Trang còn hai ô tô năm chỗ và khoảng 10 xe khách bị cuốn trôi.
Cao Bằng đã huy động hơn 500 người thuộc nhiều lực lượng bộ đội, công an, dân quân tham gia tìm kiếm nạn nhân ở các vùng sạt lở tại Nguyên Bình.
Sau khi nước rút, đội cứu hộ đã tìm được xe khách cách hiện trường vụ sạt lở khoảng hai km. Báo Nhà nước miêu tả chiếc xe bị vò nát, chỉ còn lại bánh và ít bộ phận nhô lên mặt nước, lẫn trong đất đá.
Ngoài vụ sạt lở này, huyện Nguyên Bình còn có bốn điểm sạt lở khác. Tại các điểm sạt lở này, đến nay lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 39 thi thể, còn 14 người mất tích**********
Iran triệu tập lãnh đạo bốn đại sứ quán châu Âu ở Tehran
Bộ Ngoại giao Iran đã triệu tập người đứng đầu các đại sứ quán Anh, Pháp, Đức và Hà Lan vào thứ Năm (12/9), hãng thông tấn Mizan của ngành tư pháp Iran đưa tin, sau khi có những cáo buộc về việc nước này chuyển giao tên lửa cho Nga và việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm thứ Ba (10/9) nói rằng Nga đã nhận được tên lửa đạn đạo từ Iran và có khả năng sẽ sử dụng chúng trong cuộc chiến tranh ở Ukraine trong vòng vài tuần.
Hoa Kỳ, Anh, Đức và Pháp cũng đã công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran, bao gồm các biện pháp chống lại hãng hàng không quốc gia Iran Air của nước này.
Điện Kremlin nói sau tuyên bố của ông Blinken rằng những lời khẳng định này là vô căn cứ. Iran nói các tuyên bố về việc chuyển giao tên lửa cho Nga là “sai sự thật và gây hiểu lầm” và lên án các lệnh trừng phạt mới, vốn cũng bao gồm hủy bỏ các thỏa thuận dịch vụ hàng không song phương với ba quốc gia châu Âu.
“Sau khi một số nước châu Âu theo Mỹ tiếp tục đưa ra những tuyên bố không mang tính xây dựng, vu khống [Iran] can thiệp vào cuộc xung đột ở Ukraine và áp đặt lệnh trừng phạt đối với Cộng hòa Hồi giáo, những người đứng đầu đại sứ quán của Anh, Pháp, Hà Lan và Đức đã được triệu tập tại Tehran”, hãng tin Mizan cho biết.
Nhà ngoại giao cấp cao nhất của Iran tại London đã bị Bộ ngoại giao Anh triệu tập vào thứ Tư (11/9). Đại sứ Iran tại Hà Lan cũng đã bị Bộ ngoại giao Hà Lan triệu tập. Hà Lan cũng kêu gọi có “các lệnh trừng phạt mới, mạnh mẽ của EU” đối với Tehran.
***********
Số người chết do hậu quả bão Yagi ở Việt Nam lên đến 199 người
Số người chết và mất tích do hậu quả của bão Yagi ở Việt Nam đã lên đến 327 người tính đến đêm ngày 12/9, theo số liệu của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Cụ thể, có 199 người chết và 128 người mất tích, 807 người bị thương.
Các tỉnh có thiệt hại nhiều nhất gồm: Lào Cai - 177 người chết và mất tích, Cao Bằng - 52 người, Yên Bái - 44 người.
Bão Yagi (còn gọi là bão số 3) đổ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam hồi cuối tuần qua còn gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mưa lũ do bão đã làm hơn 130.000 căn nhà hư hỏng, hơn 57.000 nhà bị ngập, hơn 195.000 ha lúa và hơn 35.000 ha hoa màu bị ngập úng; hơn 1.500.000 con gia cầm bị chết.
Mưa lũ cũng làm hỏng đường xá gây ách tắc giao thông trên các quốc lộ. Đến trưa ngày 12/9 vẫn còn 230 điểm tắc trên các tuyến quốc lô và cao tốc ở phía Bắc, theo Bộ Giao thông Vận tải.
Các tuyến đê điều ở 11 tỉnh bao gồm cả thủ đô Hà Nội đã xảy ra sự cố vì mưa lũ. Số liệu của Chi cục Quản lý cho thấy đã có 70 sự cố đê điều xảy ra sau bão.
************
Khắc phục hậu quả bão Yagi, phép thử đối với TBT Tô Lâm
Vào chiều ngày 9/9, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp chỉ đạo việc khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số ba (tên quốc tế là Yagi). Cuộc họp do Chủ tịch nước, Tổng Bí thư (TBT) Tô Lâm chủ trì. Một số ý kiến của những người quan sát tình hình chính trị Việt Nam cho rằng đây là phép thử đối với tân Tổng bí thư, cựu Bộ trưởng Công an - người vừa lên nắm chức vụ này thay cố TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 3 tháng 8 vừa qua.
Cơn bão Yagi được mệnh danh là cơn bão mạnh nhất ở Biển Đông trong vòng một thập kỷ qua đổ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam vào ngày 7/9 vừa qua. Số người chết và mất tích do bão này gây ra tiếp tục tăng và đã lên đến 292 người tính đến 11 giờ ngày 11/9, theo số liệu của Cục quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Tại cuộc họp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư hôm 9/9, TBT Tô Lâm gửi lời chia buồn tới người thân, gia đình các đồng chí đã hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ; chia sẻ với những mất mát, đau thương của các gia đình có người bị thiệt mạng, bị thiệt hại nặng nề do bão số 3, báo Nhà nước đưa tin.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng chỉ đạo các địa phương phải “hạn chế các hoạt động khác, tập trung cho việc cứu trợ, cứu nạn; triển khai các phương án tiếp cận người dân để hỗ trợ đồ ăn, nước sạch giúp đỡ người dân vượt qua thời gian khó khăn."
Tổng bí thư chỉ đạo sau bão
Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài ở Đức hôm 11/9 cho rằng khắc phục hậu quả bão Yagi là một thách thức với tân Tổng Bí thư Tô Lâm, bởi vì khi ông Tô Lâm vừa lên chức thì cơn bão có thể nói là mạnh nhất trong nhiều thập kỷ đã đổ vào Việt Nam và đã tàn phá Việt Nam nặng nề. Theo Luật sư Đài, ông Tô Lâm cũng đã có những sự chỉ đạo nhất định, nhưng ông Tô Lâm vẫn lập lại những cái cũ rích trước đây, và chưa đưa ra một tuyên bố nào là sẽ đưa ra số tiền cứu trợ người dân bao nhiêu, chỉ yêu cầu Mặt trận Tổ quốc kêu gọi người dân đóng góp từ thiện.
Trước bão Yagi, nhiều cơn bão mạnh đã vào Việt Nam như siêu bão Noru đổ bộ vào miền Trung Việt Nam vào cuối tháng 9/2022 làm ít nhất 16 người thiệt mạng và mất tích, hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng, nhiều khu vực bị ngập lụt… Hay bão Damrey (tháng 11/2017) làm 107 người chết, 16 người mất tích, 342 người bị thương…
Nhưng khi đó báo chí Nhà nước không có những thông tin chi tiết về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo trực tiếp trong việc chống bão và cứu trợ khắc phục hậu quả… giống như lần này với Tổng bí thư Tô Lâm.
Ông Tô Lâm hiện đang muốn lấy lại uy tín với người dân, cho nên những nỗ lực của ổng là bình thường thôi.
-Luật sư Nguyễn Văn Đài
Luật sư Nguyễn Văn Đài nói thêm:
“Ông Tô Lâm sức khỏe tốt hơn ông Nguyễn Phú Trọng trước đây, nên khi xảy ra bão lũ thì cũng đã triệu tập chính phủ và các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, để chỉ đạo khắc phục hậu quả. Như vậy có khác ông Trọng trước đây, ông Trọng vì sức khỏe và cũng vì ổng quan tâm đến Đảng và chế độ nhiều hơn. Nhưng thực tiễn việc phòng chống bão lũ là việc của Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành khác. Ông Tô Lâm hiện đang muốn lấy lại uy tín với người dân, cho nên những nỗ lực của ổng là bình thường thôi.”
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể) cho biết:
“Tôi nghĩ chuyện bão là một tai họa thiên nhiên, ở Việt Nam người ta đã có rất nhiều kinh nghiệm về đối phó với tai họa thiên nhiên như bão, lũ, lụt. Tôi nghĩ lần này cũng thế. Tôi nghĩ bộ máy nhà nước nó vẫn cứ vận hành. Tôi không nghĩ nó là một thách thức gì đối với ông Tô Lâm. Dĩ nhiên người ta có thể xem xét nếu ông ứng phó nhanh hơn hay không… ”
Người dân nhìn vào dàn lãnh đạo mới
Tân TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm mới nhậm chức người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3 tháng 8 vừa qua vào khi có nhiều bình luận ở trong nước và quốc tế về việc ông đã hạ bệ các đối thủ tiềm tàng của mình chỉ trong một thời gian ngắn trên con đường vào vị trí TBT như cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.
Ngay sau khi lên chức, một loạt những vị trí quan trọng trong Đảng và Chính phủ mới được bổ nhiệm cũng được cho là những người rất gần với ông Tô Lâm bao gồm tân Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, người cũng vừa được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị trong tháng tám vừa qua; ông Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an - vừa được bầu vào Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng trong tháng tám vừa qua.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 11/9 khi nói với RFA cho rằng:
“Quá trình sắp xếp nhân sự của ông Tô Lâm đã hoàn tất. Các vị trí chủ chốt trong chính quyền đều do người thân tín của ông nắm giữ. Điểm chung là những người này là công an hoặc cùng quê Hưng Yên với ông. Vì vậy, ông Tô Lâm hiện nay là người chịu trách nhiệm chính đối với các vấn đề của đất nước, một người đứng đầu một đảng cầm quyền ở Việt Nam.”
Chính
quyền đã không có một lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp sẵn sàng đối phó
với các tình huống xấu nhất, dù cho ngân sách chi cho lực lượng công an
hơn mười lần ngân sách chi cho giáo dục hay y tế.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ
Việc ông Tô Lâm tham gia trực tiếp cuộc họp chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ từ cơn bão số ba Yagi do đó theo ông Vũ nó không chỉ thể hiện tinh thần của người đứng đầu mà còn là người chịu trách nhiệm chính trong điều hành và dẫn dắt công tác phòng chống hậu quả của bão lụt.
Nhưng ông Vũ cho rằng những gì được thấy, ít nhất là trên báo chí và mạng xã hội, cho đến nay cho thấy một sự thất bại, lúng túng, bị động và thiếu tổ chức của công tác cứu hộ.
“Thứ nhất là chính quyền đã không dự đoán và cảnh báo được sự xuất hiện của lũ lụt sau cơn bão, dẫn đến người dân các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai bị tác động bất ngờ.
Thứ hai là chính quyền đã không có một lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất, dù cho ngân sách chi cho lực lượng công an hơn mười lần ngân sách chi cho giáo dục hay y tế.”
Một người dân ở Hà Nội có tên là Khoa nói với RFA về hoạt động cứu hộ sau bão:
“Tôi chứng kiến mưa bão năm nay bất thường, nhất là mưa quá lớn nước, khắp nơi ngập lụt. Tại các Khu Công nghiệp nước ngập cao nửa mét, nhà máy xí nghiệp nghỉ ba bốn hôm nay. Hà Nội thì đường xá vẫn tắc, trong xóm thì nước dâng cao. Có gì đó bất thường ở trong khâu ứng cứu, đợi hoài… họp xong… nhưng quyết thì lâu quá, thay vì phải phản ứng ngay lập tức. Đó làm do cơ chế vận hành chậm chạp. Mấy ngày nay người dân kêu gọi làm sao có trực thăng cứu hộ, do nhiều gia đình cheo leo trên nóc nhà, nhưng không có, thuyền vào cũng không có, các địa phương ra đến nơi thì chết hết rồi, rất là khổ tâm.”
Một người dân khác ở Hà nội có tên là Trí nhận xét:
“Tôi nghĩ chủ yếu là do chủ quan và không lường được hết tác hại của bão. Việc nhà nước muốn phòng chống, cứu trợ hay khắc phục hậu quả chủ yếu là phụ thuộc vào nguồn lực nhà nước, mà tôi nghĩ nguồn lực đấy ở Việt Nam là không có nhiều, không có trang thiết bị hiện đại.”
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, khi trả lời RFA hôm 10/9 cho biết ý kiến:
“Hà Nội thật sự có ý chí chủ quan đối với khả năng một cơn bão mạnh kiểu Yagi. Ứng phó của Hà Nội theo tôi đến hiện nay còn nhiều lúng túng, không giúp đỡ được kịp thời cho người dân, kể cả trường hợp những người bị chết trong vùng sông Hồng do cơn bão này tạo ra… Dù có ứng phó nhưng công tác chuẩn bị quyết định tới 90 % kết quả đạt được. Nhưng do tư duy chuẩn bị của mọi người đối với việc thỉnh thoảng Hà Nội cũng sẽ nhận những cơn bão lớn. Vì vậy lần này Hà Nội nhận một kết cục tiêu cực của cơn bão Yagi.”
Không chỉ thiệt hại nhiều về người, bão Yagi cũng đã làm hơn 160.000 ha lúa bị ngập úng ở miền Bắc; hơn 30.000 ha hoa màu bị ngập úng và thiệt hại; hơn 1.600 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 790.000 con gia súc, gia cầm bị chết, theo Báo cáo cập nhật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến trưa ngày 11/9.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vào sáng ngày 11/9 ra cảnh báo về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá tại 16 địa phương thuộc các tỉnh phía Bắc và bắc Trung bộ.
*********