Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 16 - 11 -2024:
**********
Drone biển : Vũ khí hải chiến then chốt và chiến lược tham vọng của nhiều nước
Trong bối cảnh căng thẳng xung đột gia tăng tại nhiều vùng biển trên thế giới, từ Biển Đông đến Hắc Hải, Hồng Hải … triển lãm Hải quân Quốc tế Euronaval diễn ra tại Paris, Pháp, từ ngày 04 đến 07/11/2024 với sự thống lĩnh của drone biển. Báo chí, truyền thông Pháp nhân dịp này dành nhiều bài phân tích về sự phát triển của drone hải quân.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Đài RFI xem drone là « vũ khí hải chiến mới ». Le Monde nhận định « Drone mặt nước nay trở thành một loại vũ khí có vai trò quyết định trong hải chiến ». Tương tự, đài TV5 Monde khẳng định « các drone là vũ khí không thể phủ nhận của trong hải chiến thời hiện đại ».
Trong chuyên mục Giải Mã ngày 26/10, báo Le Figaro nhắc lại việc lực lượng Ukraina đặt camera Go Pro lên thuyền có động cơ thủy gắn ngoài, chở các thùng đầy nhiên liệu, biến chúng trở thành một loại drone biển có khả năng tấn công tàu Nga. Đối với Le Figaro, những phát minh khéo léo nói trên có thể đạt hiệu quả ngang với các loại vũ khí tinh vi, đắt tiền. Trang mạng đài TV5 Monde ngày 07/11 trích dẫn Chiva, đại diện về vũ khí của bộ Quân Lực Pháp, bên lề triển lãm Hải quân Quốc tế Euronaval, theo đó các cuộc hải chiến hiện nay ở Hồng Hải, Hắc Hải dự báo các lực lượng hải quân sẽ được « drone hóa ồ ạt ».
Đối với Le Monde ngày 03/11, một quân đội dù không có lực lượng hải quân nhưng lại đẩy lui được hạm đội Nga, một trong những hạm đội hùng mạnh nhất thế giới tại Hắc Hải, là một trong những điều gây bất ngờ lớn nhất trong chiến tranh Ukraina. Với những chiếc xuồng nhỏ, Ukraina đã đánh chìm hoặc gây hư hại khá nhiều tàu chiến của Nga khiến Matxcơva phải di dời một phần hạm đội khỏi cảng Sébastopol ở bán đảo Crimée đã sáp nhập của Ukraina.
Cho dù drone mặt nước không phải là vũ khí mới, nhưng theo chuyên gia Léo Péria-Peigné của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, được Le Monde trích dẫn, « những phát triển công nghệ gần đây về thiết bị điện tử trên tàu đã cho phép chế tạo những tàu nhỏ hơn, mạnh hơn và có khả năng chống chịu cao hơn với môi trường vốn đòi hỏi đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe ». Cũng theo chuyên gia này, « nghiên cứu về drone mặt nước đang tiến triển tương đối chậm, nhưng cuộc chiến ở Ukraina đã tạo ra một cú hích vô cùng mạnh ».
Mỹ phát triển drone biển để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương
Ngoài một đội drone cỡ nhỏ giống như những drone đươc sử dụng ở Ukraina, Mỹ còn bắt tay vào phát triển các tàu chiến không người lái thực sự. Hồi năm 2016, Mỹ đã cho hạ thủy Sea-Hunter (Thợ săn biển), tàu tuần tra đầu tiên không có thủy thủ đoàn, dài 40m, có khả năng hoạt động độc lập ngoài khơi trong suốt nhiều tháng. Theo Lầu Năm Góc, được trang bị thiết bị sóng âm sonar, radar và camera hiện đại, tàu Sea-Hunter có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như chống tàu ngầm, dò mìn, giám sát hàng hải. Tàu chỉ tiêu tốn 20.000 đô la mỗi ngày so với chi phí 700.000 đô la/ngày của một tàu khu trục (destroyer).
Mỹ cũng bắt đầu đóng những con tàu không người lái lớn hơn, dài 60-90m. « Hạm đội ma » của Mỹ ra mắt với 4 tàu không người lái.
Đối với Washington, thách thức thực sự là làm sao đối phó được với sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Do các nhà máy đóng tàu của Mỹ khó theo kịp tốc độ chế tạo tàu của Trung Quốc nên drone biển được xem là một giải pháp khả thi. Hồi tháng 06, đô đốc Samuel Paparo, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nói với báo Washington Post là trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan, ông muốn dùng drone biển và biến vùng eo biển Đài Loan thành « địa ngục » cho lực lượng Trung Quốc trong 1 tháng để có thời gian chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Lầu Năm Góc muốn là đến năm 2045 có một hạm đội hỗn hợp gồm hơn 370 tàu thông thường và 150 drone biển. Trong năm 2024 và 2025, hải quân Hoa Kỳ sẽ có 1 tỷ đô la cho riêng các chương trình drone biển, ngoài ngân sách 32 tỷ đô la đóng các tàu thông thường cho năm 2025.
Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ … đều có nhu cầu lớn về drone biển
Đài Bắc cũng có tham vọng lớn về phát triển drone biển để đối phó với nguy cơ Trung Quốc tấn công đổ bộ hay bao vây phong tỏa đảo Đài Loan. Bắt đầu được triển khai cách nay 2 năm, việc phát triển drone biển mang chất nổ (kamikaze) đang được tiến hành với tốc độ tối đa. Vào tháng 6, nhà sản xuất tàu của Đài Loan, CITIC Shipbuilding, đã cho trình làng bản mẫu đầu tiên của drone mặt nước. Dài 16,5m và có tầm hoạt động 40 km, drone này được lấy cảm hứng trực tiếp từ mô hình drone phổ biến nhất của Ukraina : thuyền có động cơ thủy gắn ngoài cỡ nhỏ. Drone biển của Đài Loan có thể đạt tốc độ 30 hải lý/giờ (khoảng 55km/giờ). Theo nhà sản xuất, sớm nhất là vào năm 2026 drone có thể được sản xuất « đại trà ».
Nhìn sang bán đảo Triều Tiên, hải quân Hàn Quốc từ năm 2022 cũng đã tái cơ cấu, chuyển đổi 1 trong 3 hạm đội thành một « bộ chỉ huy lực lượng hải quân không người lái ». Đây được xem là một thay đổi lớn nhằm phát triển một đội drone mặt nước, một đội drone lặn và một đội drone trên không. Mục tiêu của Seoul là đến năm 2035 tăng số drone mặt nước, hiện chiếm chưa đến 10%, lên thành 30%.
Trong khi đó, tại châu Âu, vẫn theo Le Monde, do ngân sách hạn chế, các đầu tư trong những năm gần đây chủ yếu liên quan đến drone lặn, trong bối cảnh việc bảo vệ các cảng, lối tiếp cận hoặc cơ sở hạ tầng biển dường như cấp bách hơn. Tây Ban Nha, Ý và Anh trong những năm gần đây mới cho ra mắt một vài mô hình drone biển, chỉ có Berlin là cho thấy Đức có tham vọng lớn phát triển drone mặt nước. Hồi tháng 03/2023, hải quân Đức đã giới thiệu một dự án tương tự như dự án của Hàn Quốc, theo đó từ nay đến năm 2035, 1/3 hạm đội của Đức sẽ là drone biển thế hệ mới.
So với các nước châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ được xem là một ngoại lệ. Một số chương trình drone mặt nước khá tân tiến, trong đó có một mẫu drone kamikaze, đã được trình làng ngay từ đầu những năm 2020. Đây lại là những thuyền động cơ thủy ngoài nhỏ, có thể thích ứng mọi nhu cầu, từ thiết bị viễn thông, gây nhiễu đến các loại vũ khí khác nhau (ngư lôi chống tàu ngầm, tên lửa dẫn đường để chiến đấu trên mặt nước …). Ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn hướng nhiều đến nước ngoài, được huy động để xuất khẩu các thiết bị tương đối rẻ tiền. Ankara hy vọng drone mặt nước của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ đạt thành công tương tự như drone trên không.
Pháp có ưu thế để trở thành quốc gia số một trong lĩnh vực drone biển ?
Nước Pháp cũng được ghi nhận có thay đổi mô hình do tác động của chiến tranh Ukraina. Theo một nguồn thạo tin của Le Monde, một lộ trình đã được vạch ra vào cuối năm 2023 để hải quân Pháp « không bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt », nhưng đến những tháng gần đây Pháp mới tăng tốc và đến cuối năm 2024 thì Cơ quan Đổi mới Quốc phòng dường như mới khởi động chương trình nghiên cứu drone mặt nước có vũ trang.
Tập đoàn Naval Group, nhà sản xuất tàu quân sự chính của Pháp, hồi tháng 09 đã công bố loại drone Seaquest, một loại drone mặt nước có chiều dài 6-50m, đặc biệt dành cho các hoạt động phòng thủ ven biển hoặc bảo vệ các tàu hải quân, ví dụ tàu sân bay. Tuy nhiên, đến nay hãng đóng tàu Naval Group vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng drone nào từ Nhà nước Pháp.
Trong khi đó, theo nhận định với đài RFI Pháp ngữ của Tamara Brizard, nhà đồng sáng lập Arke Océan, công ty chuyên sản xuất những đàn drone lặn kích cỡ nhỏ của Pháp, dẫu bị tụt lại phía sau trong phân khúc drone trên không, lần này Pháp lại có nhiều ưu thế để trở thành quốc gia số một trong lĩnh vực drone biển, nhờ các công ty nhỏ nhưng rất năng động ở vùng ven biển Côte d'Azur và Bretagne.
Ban đầu những drone này được chế tạo nhằm mục đích bảo vệ đa dạng sinh học, nhưng sau đó Arke Océan đã tìm ra ứng dụng quân sự cho loại drone dân sự của công ty. Theo ông Tamara Brizard, các drone lặn nhỏ sẽ không thể ra khơi xa nhưng trái lại chúng có khả năng định vị chính xác hơn nhiều. Vì vậy, các đàn drone được dùng để bảo vệ các địa điểm, phát hiện các âm thanh. Chúng có thể hoạt động và nghe dưới đáy biển cả tháng trời. Khi nghe thấy dấu hiệu cho thấy có mối đe dọa từ các thợ lặn hoặc tàu thuyền, đàn drone sẽ phát ra âm thanh báo động.
Pháp, vốn là quốc gia có hải phận (domaine marine) lớn thứ hai trên thế giới, cần bảo đảm khả năng nắm giữ các vùng đó. Timothé Moulinier, đại diện về Nghiên cứu và Phát triển, Sáng chế và công nghệ số, của Gican, Nhóm Công nghiệp Xây dựng và Hoạt động Hải quân, khẳng định phát triển drone biển chính là một phần chiến lược của Pháp, bởi « những phương tiện mới này cho phép giám sát các khu vực này, chống các hoạt động buôn lậu, đánh bắt cá bất hợp pháp ». Và đây là những công cụ phục vụ cho cả lực lượng hải quân và các hoạt trên biển khác.
Drone biển, một yếu tố chủ chốt trong các cuộc hải chiến tương lai, cũng sẽ giúp đảm bảo sự hiện diện gần như thường trực của hải quân quốc gia trong một tương lai gần, kể cả ở các đại dương dẫu là rộng lớn nhất và xa xôi nhất nhưng cũng là trung tâm của sự cạnh tranh giữa các quốc gia.
*************
Trump chọn Thống đốc North Dakota Burgum làm Bộ trưởng Nội vụ
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết hôm 14/11 rằng Thống đốc North Dakota Doug Burgum, một cựu giám đốc điều hành công ty phần mềm giàu có, sẽ là lựa chọn của ông cho chức Bộ trưởng Nội vụ.
"Ông ấy sẽ đứng đầu Bộ Nội vụ và điều đó sẽ thật tuyệt vời", ông Trump, trong bộ vét Tuxedo, nói tại một buổi dạ tiệc tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida của ông, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ đưa ra thông báo chính thức vào ngày 15/11.
Ông Burgum, 68 tuổi, tự nhận mình là người bảo thủ truyền thống với đầu óc kinh doanh. Ông đã ghanh đua với ông Trump để giành đề cử tranh chức tổng thống của Đảng Cộng hòa trước khi rút lui và trở thành người ủng hộ trung thành của ông Trump. Ông đã xuất hiện tại các buổi gây quỹ và ủng hộ ông Trump trên truyền hình.
Tại buổi dạ tiệc có sự góp mặt của tỷ phú công nghệ Elon Musk, diễn viên Sylvester Stallone và các thành viên trong chính quyền mới, ông Trump đã ca ngợi những lựa chọn nội các mới nhất của mình và đưa ra một số phát biểu dài nhất kể từ bài phát biểu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
"Không ai biết chúng ta sẽ giành chiến thắng theo cách chúng ta đã giành chiến thắng", ông Trump nói.
Ông trêu ông Musk về việc ông vẫn ở lại Mar-a-Lago sau cuộc bầu cử. Ông Musk tham gia một số cuộc họp của ông Trump tại khu nghỉ dưỡng ven biển.
"Tôi không đuổi cậu ấy ra khỏi đây được. Cậu ấy rất thích nơi này. Và tôi thích có cậu ấy ở đây", ông Trump nói.
Cuối sự kiện, ông Musk lên sân khấu phát biểu.
"Công chúng đã trao cho chúng ta một nhiệm vụ không thể rõ ràng hơn. Người dân đã lên tiếng, người dân muốn thay đổi", ông nói.
Kể từ khi giành chiến thắng, ông Trump đã chọn một số người trung thành nhưng có ít kinh nghiệm cho các vị trí chủ chốt trong nội các, khiến một số đồng minh choáng váng. Ông Trump khẳng định rõ ràng rằng ông nghiêm túc trong việc định hình lại – và trong một số trường hợp là thử nghiệm – các thể chế của Hoa Kỳ.
Sản xuất nhiều dầu và khí đốt hơn
Bộ trưởng Nội vụ sẽ giám sát các chính sách hướng dẫn sử dụng 202,3 triệu ha đất liên bang và đất bộ lạc, chiếm một phần năm diện tích bề mặt của quốc gia.
Tổng thống Joe Biden đã đưa cơ quan này trở thành trọng tâm trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu của mình bằng cách thúc đẩy việc cấp phép cho các dự án năng lượng gió và mặt trời ở ngoài khơi và tạo ra một chương trình cho thuê đất để bảo tồn theo cùng cách chúng được sử dụng để phát triển.
Ông Burgum dự kiến sẽ được giao nhiệm vụ tăng sản lượng dầu, khí đốt và khoáng sản trên đất liền và vùng biển của liên bang.
Công việc đó có thể liên quan đến việc tăng cường cho thuê mới ở Vịnh Mexico và trên đất liền liên bang tại các tiểu bang sản xuất dầu của Mỹ như Wyoming và New Mexico.
Ông Biden đã cam kết sẽ ngừng các hợp đồng mới cho thuê đất liền để khai thác dầu nhưng đã bị tòa án chặn lại. Ban lãnh đạo Bộ Nội vụ dưới thời ông Trump có thể hủy bỏ kế hoạch khoan dầu ngoài khơi kéo dài 5 năm của ông Biden, vốn có số lượng các cuộc đấu giá được lên lịch thấp kỷ lục, và tăng diện tích được chào bán tại các cuộc bán đấu giá trên bờ do Quốc hội ủy nhiệm.
Hoạt động khai thác trên đất liền và vùng biển liên bang chiếm khoảng một phần tư sản lượng dầu và 12% sản lượng khí đốt của Mỹ.
Theo dữ liệu từ Cục Quản lý Đất đai Hoa Kỳ, số lượng giấy phép khoan được cấp trên đất liên bang đã giảm 16% trong khoảng thời gian từ năm tài chính 2020, năm cuối cùng của chính quyền đầu tiên của ông Trump, đến năm tài chính 2023. Diện tích đất trong các hợp đồng thuê mới trên bờ đã giảm 95%.
********
Mỹ : Donald Trump có quyền lực vô hạn ?
Donald Trump trở lại Nhà Trắng, binh sĩ Bắc Triều Tiên có mặt ở Nga vẫn là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm hôm nay 15/11/2024.
Đăng ngày:
Tại Hoa Kỳ, trang nhất và bài xã luận của tờ Le Monde chú ý đến việc quyền lực của tổng thống tân cử Donald Trump dường như vô hạn khi đảng Cộng Hòa nắm quyền kiểm soát Quốc Hội lưỡng viện sau cuộc bầu cử ngày 05/11. Sau khi nhận kết quả, Donald Trump đã kêu gọi được miễn thủ tục phê chuẩn của Thượng Viện đối với việc bổ nhiệm những người sẽ nắm giữ các vị trí then chốt trong chính quyền tương lai. Đề xuất này thực sự gây tranh cãi vì nó làm lu mờ nguyên tắc phân chia quyền lực.
Điển hình là việc lựa chọn Tulsi Gabbard, cựu dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, từng làm việc tại Fox News, làm Giám đốc Tình báo Quốc gia, bao gồm 18 cơ quan tình báo (CIA, FBI, NSA…), thực sự gây hoang mang. Việc bà thiếu trình độ chuyên môn cho một lĩnh vực nhạy cảm như vậy, cùng với những phát ngôn kỳ lạ trong quá khứ về các thuyết âm mưu, hay sự thiện cảm mà bà dành cho Nga và các đồng minh của nước này là những điều gây lo ngại.
Đề xuất bổ nhiệm dân biểu bang Florida, Matt Gaetz, làm bộ trưởng Tư Pháp cũng gây sửng sốt, khi ông đang bị điều tra về những sai phạm cá nhân. Ông cũng là nhân vật gây ra những mối bất hòa trong nội bộ của Hạ Viện.
Việc đề bạt nhân vật giàu nhất thế giới, Elon Musk, vào nội các cũng là điều gây xôn xao. Le Monde nhận định phải là một kẻ ngốc nghếch hay thiếu hiểu biết (hoặc cả hai) mới có thể vui mừng trước việc bổ nhiệm vào chính phủ một người gắn bó sự nghiệp với một mạng xã hội đã trở thành công cụ mạnh mẽ của việc phát tán thông tin sai lệch, một loại độc tố đối với các nền dân chủ. Cũng phải ngốc nghếch và thiếu hiểu biết không kém mới không nhận thấy rằng những lựa chọn này là sự cám dỗ của Donald Trump trong việc giải quyết các mối bất đồng cá nhân với những người mà nhà tỷ phú đã có xung đột trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Tuy nhiên, giải quyết ân oán không thể là chiến lược của một vị tổng thống và các thượng nghị sĩ Cộng Hòa cần phải nhắc nhở tân chủ nhân Nhà Trắng về điều này.
Binh sĩ Bắc Triều Tiên có mặt tại Nga có phải là “bước ngoặt” trong cuộc chiến tranh Ukraina ?
Nhìn sang châu Âu, tờ Le Figaro dành trang nhất quan tâm đến hồ sơ Bắc Triều Tiên cử binh sĩ sang Nga để tham gia vào cuộc xâm lược Ukraina. Nhật báo thiên hữu nhận định hoạt động này không đơn giản chỉ khiến “căng thẳng leo thang tột độ”, mà còn có thể coi là “bước ngoặt” gây ra “mối lo ngại rất lớn” trong cuộc chiến.
Báo New York Times (NYT), ngày 12/11, dẫn lời các quan chức Mỹ và Ukraina, cho biết quân đội Nga đã tập trung 50.000 binh sĩ sẵn sàng tham chiến ở khu vực Kursk. Trong số những người này, theo tờ báo Mỹ, có sự góp mặt của 10.000 cho đến 12.000 binh sĩ do Bình Nhưỡng cử đến. Vẫn theo NYT, lực lượng này có thể phát động các cuộc tấn công “trong những ngày tới” để tái chiếm khu vực mà Ukraina chiếm đóng một phần từ ngày 06/08 vừa qua.
Việc binh lính Bắc Triều Tiên xuất hiện trên chiến trường khiến phương Tây vô cùng lo lắng, đặc biệt trong bối cảnh Donald Trump tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Các đồng minh của Kiev lo ngại Washington sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraina, trong khi tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mark Rutte, trong tuần qua đã nhấn mạnh phương Tây cần phải tiếp tục hỗ trợ Ukraina “chừng nào Kiev còn cần”.
Quan hệ Bắc Triều Tiên-Nga khiến Trung Quốc “khó chịu”
Việc Bắc Triều Tiên gần gũi với Nga cũng khiến Trung Quốc của Tập Cận Bình “khó chịu”. Le Figaro nhận định việc hai nước xích lại gần nhau có thể gia tăng sự bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, sát cạnh Trung Quốc, đi kèm với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng cũng không phải là tín hiệu tốt đối với Bắc Kinh. Khả năng xảy ra một vụ xung đột ở biên giới giữa hai miền Triều Tiên có thể khiến Washington phải quan tâm trở lại tới thùng thuốc súng hạt nhân ở Đông Bắc Á.
Trung Quốc, vốn tỏ ra rất kín đáo, vẫn không phủ nhận “mối quan hệ đối tác không giới hạn” với Nga và đồng minh “bất ổn” Bắc Triều Tiên, được liên kết với nhau thông qua các lợi ích chiến lược lâu dài. Tuy nhiên, điệu tango giữa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi Matxcơva xua quân xâm lược nước láng giềng đánh dấu một sự thay đổi theo chiều hướng căng thẳng trong mối quan hệ của tam giác Bắc Kinh-Matxcơva-Bình Nhưỡng, mang đậm mùi chiến tranh lạnh. Trong khi hai nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên-Nga đã gặp nhau hai lần trong chưa đầy 1 năm, tại Vladivostok vào tháng 09/2023 và tại Bình Nhưỡng vào tháng 6 vừa qua, thì chủ tịch Trung Quốc đã không gặp Kim Jong Un trong suốt 5 năm qua.
Tình báo Azerbaijan “khử” những nhà đối lập sống ở Pháp
Vào lúc hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Azerbaijan, bài xã luận của tờ Libération thuật lại hiện tượng những người chống đối chế độ Baku sống lưu vong ở Pháp nói riêng và châu Âu nói chung bị truy lùng ráo riết.
Như những luật sư của họ đã tóm tắt mọi chuyện, “bắt đầu có rất nhiều thi thể xuất hiện”. Những đối thủ dũng cảm của chế độ khát máu Ilham Aliyev, nhà lãnh đạo chuyên quyền, kế thừa toàn bộ quyền kiểm soát đất nước từ cha ông, không được an toàn ngay cả khi sống lưu vong. Tại Pháp, một số nhà đối lập đã bị hạ sát một cách bí ẩn. Nhưng Azerbaijan không phải là một quốc gia tầm thường, bởi từ khi Nga quyết định xua quân xâm lược Ukraina, khiến phương Tây buộc phải ban hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt Kremlin, Azerbaijan đã trở thành một kho dự trữ dầu và khí đốt tự nhiên khổng lồ mà châu Âu rất cần. Vì vậy, tất cả những tội ác của Baku về mặt chính thức chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, cuộc điều tra của Libération, dựa trên nhiều cuộc phỏng vấn và các tài liệu pháp lý mà tờ báo thiên tả đã tham khảo, chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Libération ghi nhận về sự tồn tại của một “tổ chức mafia” do chế độ Aliyev cử đến để thẳng tay loại bỏ những ai dám tố cáo chế độ Baku từ Pháp. Libération đặc biệt chú ý đến một nhân vật, có tên Ramazan Y., thừa nhận đã được cơ quan mật vụ của nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tuyển mộ để ám sát các nhà đối lập Azerbaijan sống ở Pháp. Hiện đang bị giam ở nhà tù Fresnes, người này đang tìm mọi cách để không bị dẫn độ về Matxcơva.
Ngoài ra, hồ sơ Panama còn tiết lộ ông Aliyev và đồng bọn kiểm soát khối tài sản ngầm lên tới 490 triệu đô la để ở trong các tài khoản ở nước ngoài. Số tiền này có thể giúp nhà độc tài loại bỏ rất nhiều đối thủ, đặc biệt khi những người này đang ngày càng ít dần, đồng nghĩa với việc “số lượng xác chết gia tăng”.
Pháp : Người tiêu thụ ma túy có phải là tội phạm ?
Về lĩnh vực xã hội, nhật báo Công Giáo La Croix dành trang nhất lo ngại về nạn buôn bán ma túy hoành hành ở Pháp. Vào mùa thu vừa qua, đã xảy ra hàng loạt các vụ án hình sự, dường như đều do vấn nạn này gây ra. Tại Poitiers, một thiếu niên 15 tuổi đã thiệt mạng trong một vụ xả súng. Tại Grenoble, một thiếu niên khác cũng trúng đạn và tử vong. Gần Rennes, một đứa trẻ 5 tuổi bị thương do đạn lạc… Các thẩm phán chỉ ra mối liên hệ giữa những vụ việc này, dường như đều liên quan đến chất cấm.
Lập luận của họ rất đơn giản : không có người mua thuốc phiện, sẽ không có người bán, và không ai phạm tội. Hai công tố viên đặc biệt quan tâm đến những vụ án này, ở Marseille và Grenoble, đã mở các phiên tòa xét xử những người tiêu thụ chất cấm. Thậm chí, đối với công tố viên Eric Vaillant ở Grenoble, ông coi những người dùng ma túy như là “đồng phạm của các tay buôn”.
Thomas là một trong 5 triệu người Pháp hút cần sa. Như bao người khác, anh bắt đầu hút từ thời trung học và ý thức được về mối liên hệ nhân quả giữa việc tài trợ cho các đường dây này và những thảm kịch mà chính các mạng lưới này gây ra. Để tránh tài trợ cho đường dây buôn bán ma túy do những thiếu niên trong khu phố của anh kiểm soát, cư dân Paris này có nguồn cung thuốc phiện từ vùng Ardèche. Tuy nhiên, Thomas từ chối đánh đồng những người tiêu thụ chất cấm với những kẻ buôn bán ma túy.
Arthur, một nhân viên phục vụ trong một nhà hàng ở Paris, lần đầu tiên hút cần sa khi mới 11 tuổi. Bây giờ đã 24 tuổi, anh tự nhận đã “nghiện hoàn toàn” và từ chối nhận bất kỳ trách nhiệm nào về bạo lực gây ra từ nạn buôn bán ma túy. Theo anh, các thông điệp chống lại người tiêu thụ ma túy là “sự giả dối hoàn toàn”. Chàng trai này không giấu giếm việc hút cần sa trên các con phố Paris và khẳng định đã bị cảnh sát kiểm tra nhiều lần, nhưng vẫn “không hề hấn gì”.
Trên thực tế, luật pháp của Pháp đã hình sự hóa việc sử dụng ma túy từ hơn 50 năm qua. Chỉ cần có cần sa trong túi cũng có thể bị phạt tiền, và Pháp vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ người tiêu thụ ma túy cao nhất ở châu Âu. Gần một nửa số người trưởng thành đã từng thử cần sa ít nhất một lần trong đời, theo thống kê của đài Quan sát Ma túy và Xu hướng Nghiện ngập của Pháp (OFDT).
Khủng hoảng dân số “đáng lo ngại” ở Pháp
Khủng hoảng dân số gia tăng ở Pháp là chủ đề trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Trong chín tháng đầu năm, tỷ lệ sinh giảm 2,7% so với năm 2023, theo số liệu của Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (Insee). Vào năm ngoái, chỉ có 677.800 trẻ em chào đời, giảm 6,6% so với năm 2022, “một sự giảm sút chưa từng có kể từ khi kết thúc thời kỳ bùng nổ dân số”.
Năm 2023 đánh dấu một bước ngoặt, bởi lần đầu tiên sau 13 năm, phụ nữ đã sinh ít con hơn ở mọi độ tuổi. Trước đây, tỷ lệ sinh ở phụ nữ trên 35 tuổi vẫn tăng, nhờ vào xu hướng mang thai muộn, nhưng xu hướng này giờ đã đảo ngược. Năm ngoái, số ca sinh đã giảm 4,2% ở phụ nữ từ 35 đến 39 tuổi và giảm 5% ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, chính ở nhóm phụ nữ từ 25 đến 34 tuổi, chiếm tỷ lệ sinh con cao nhất mỗi năm, sự sụt giảm số ca sinh lại rõ rệt nhất, với mức giảm 7,4% ở nhóm 25-29 tuổi và 8,6% ở nhóm 30-34 tuổi.
*********
Trump chọn Thống đốc North Dakota Burgum làm Bộ trưởng Nội vụ
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết hôm 14/11 rằng Thống đốc North Dakota Doug Burgum, một cựu giám đốc điều hành công ty phần mềm giàu có, sẽ là lựa chọn của ông cho chức Bộ trưởng Nội vụ.
"Ông ấy sẽ đứng đầu Bộ Nội vụ và điều đó sẽ thật tuyệt vời", ông Trump, trong bộ vét Tuxedo, nói tại một buổi dạ tiệc tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida của ông, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ đưa ra thông báo chính thức vào ngày 15/11.
Ông Burgum, 68 tuổi, tự nhận mình là người bảo thủ truyền thống với đầu óc kinh doanh. Ông đã ghanh đua với ông Trump để giành đề cử tranh chức tổng thống của Đảng Cộng hòa trước khi rút lui và trở thành người ủng hộ trung thành của ông Trump. Ông đã xuất hiện tại các buổi gây quỹ và ủng hộ ông Trump trên truyền hình.
Tại buổi dạ tiệc có sự góp mặt của tỷ phú công nghệ Elon Musk, diễn viên Sylvester Stallone và các thành viên trong chính quyền mới, ông Trump đã ca ngợi những lựa chọn nội các mới nhất của mình và đưa ra một số phát biểu dài nhất kể từ bài phát biểu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
"Không ai biết chúng ta sẽ giành chiến thắng theo cách chúng ta đã giành chiến thắng", ông Trump nói.
Ông trêu ông Musk về việc ông vẫn ở lại Mar-a-Lago sau cuộc bầu cử. Ông Musk tham gia một số cuộc họp của ông Trump tại khu nghỉ dưỡng ven biển.
"Tôi không đuổi cậu ấy ra khỏi đây được. Cậu ấy rất thích nơi này. Và tôi thích có cậu ấy ở đây", ông Trump nói.
Cuối sự kiện, ông Musk lên sân khấu phát biểu.
"Công chúng đã trao cho chúng ta một nhiệm vụ không thể rõ ràng hơn. Người dân đã lên tiếng, người dân muốn thay đổi", ông nói.
Kể từ khi giành chiến thắng, ông Trump đã chọn một số người trung thành nhưng có ít kinh nghiệm cho các vị trí chủ chốt trong nội các, khiến một số đồng minh choáng váng. Ông Trump khẳng định rõ ràng rằng ông nghiêm túc trong việc định hình lại – và trong một số trường hợp là thử nghiệm – các thể chế của Hoa Kỳ.
Sản xuất nhiều dầu và khí đốt hơn
Bộ trưởng Nội vụ sẽ giám sát các chính sách hướng dẫn sử dụng 202,3 triệu ha đất liên bang và đất bộ lạc, chiếm một phần năm diện tích bề mặt của quốc gia.
Tổng thống Joe Biden đã đưa cơ quan này trở thành trọng tâm trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu của mình bằng cách thúc đẩy việc cấp phép cho các dự án năng lượng gió và mặt trời ở ngoài khơi và tạo ra một chương trình cho thuê đất để bảo tồn theo cùng cách chúng được sử dụng để phát triển.
Ông Burgum dự kiến sẽ được giao nhiệm vụ tăng sản lượng dầu, khí đốt và khoáng sản trên đất liền và vùng biển của liên bang.
Công việc đó có thể liên quan đến việc tăng cường cho thuê mới ở Vịnh Mexico và trên đất liền liên bang tại các tiểu bang sản xuất dầu của Mỹ như Wyoming và New Mexico.
Ông Biden đã cam kết sẽ ngừng các hợp đồng mới cho thuê đất liền để khai thác dầu nhưng đã bị tòa án chặn lại. Ban lãnh đạo Bộ Nội vụ dưới thời ông Trump có thể hủy bỏ kế hoạch khoan dầu ngoài khơi kéo dài 5 năm của ông Biden, vốn có số lượng các cuộc đấu giá được lên lịch thấp kỷ lục, và tăng diện tích được chào bán tại các cuộc bán đấu giá trên bờ do Quốc hội ủy nhiệm.
Hoạt động khai thác trên đất liền và vùng biển liên bang chiếm khoảng một phần tư sản lượng dầu và 12% sản lượng khí đốt của Mỹ.
Theo dữ liệu từ Cục Quản lý Đất đai Hoa Kỳ, số lượng giấy phép khoan được cấp trên đất liên bang đã giảm 16% trong khoảng thời gian từ năm tài chính 2020, năm cuối cùng của chính quyền đầu tiên của ông Trump, đến năm tài chính 2023. Diện tích đất trong các hợp đồng thuê mới trên bờ đã giảm 95%.
*******
Nguồn tin từ Kyiv: Tổng thống Ukraine cảnh báo thủ tướng Đức về cuộc gọi với Putin
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 15/11 cảnh báo Thủ tướng Đức Olaf Scholz không nên điện đàm với Vladimir Putin, nói rằng điều đó sẽ làm giảm sự cô lập đối với nhà lãnh đạo Nga và làm chiến tranh tiếp diễn, một nguồn tin tại văn phòng tổng thống ở Kyiv cho biết.
Một người phát ngôn của chính phủ Đức cho biết Thủ tướng Scholz đã thúc giục ông Putin bắt đầu các cuộc đàm phán với Kyiv để mở đường cho một "hòa bình công bằng và lâu dài" khi hai nhà lãnh đạo điện đàm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2022 trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Nguồn tin tại Kyiv nói với Reuters rằng ông Scholz, một đồng minh thân cận của Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, đã thông báo trước cho ông Zelenskyy về kế hoạch nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga.
"Thủ tướng đã nói với tổng thống của chúng tôi rằng ông ấy có kế hoạch nói chuyện với ông Putin. Tổng thống cho biết điều này sẽ chỉ có lợi cho ông Putin vì sẽ làm giảm sự cô lập chống lại ông ấy. Ông Putin không muốn hòa bình thực sự, ông ấy muốn câu giờ", nguồn tin cho biết.
"Nói chuyện với [thủ tướng Đức] sẽ giúp ông Putin thay đổi cục diện và tiếp tục chiến tranh. Điều đó sẽ không mang lại hòa bình vì ông Putin sẽ chỉ lặp lại những lời dối trá mà ông ta đã nói trong nhiều năm, khiến mọi người có cảm giác như ông ta không còn bị cô lập nữa", nguồn tin cho biết.
Theo người phát ngôn của Đức, trong cuộc điện đàm kéo dài một giờ, ông Scholz đã yêu cầu quân đội Nga rút khỏi Ukraine và tái khẳng định sự ủng hộ liên tục của Đức đối với Ukraine.
Berlin là một nhà ủng hộ tài chính lớn của Ukraine và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv sau Hoa Kỳ, nơi Donald Trump sắp trở thành tổng thống mới sau cuộc bầu cử ở Mỹ đầu tháng này, khiến sự hỗ trợ trong tương lai của Washington cho Kyiv dường như không còn chắc chắn.
***********
Các thành phố thải nhiều khí nhà kính nhất: Thượng Hải, Tokyo, New York, Houston
Các thành phố ở Châu Á và Hoa Kỳ thải ra nhiều khí giữ nhiệt nhất, gây ra biến đổi khí hậu, trong đó Thượng Hải là thành phố gây ô nhiễm nhất, theo dữ liệu mới kết hợp giữa quan sát và trí tuệ nhân tạo.
Bảy nơi thải ra hơn 1 tỷ tấn khí nhà kính đều ở Trung Quốc, ngoại trừ tiểu bang Texas của Mỹ, xếp thứ sáu, theo dữ liệu mới từ một tổ chức do cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore đồng sáng lập và được công bố vào ngày 15/11 tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hiệp quốc ở Baku, Azerbaijan.
Các quốc gia tham gia đàm phán đang cố gắng đặt ra mục tiêu mới để cắt giảm lượng khí thải đó và tính xem các quốc gia giàu sẽ chi bao nhiêu để giúp thế giới thực hiện nhiệm vụ đó.
Sử dụng vệ tinh và các quan sát mặt đất, được bổ sung bằng trí tuệ nhân tạo, Climate Trace đã tìm cách định lượng carbon dioxide, methane và nitrous oxide gây hiệu ứng nhà kính, cũng như các chất gây ô nhiễm không khí truyền thống khác trên toàn thế giới. Lần đầu tiên, dữ liệu này bao gồm hơn 9.000 khu vực đô thị.
Tổng lượng ô nhiễm carbon dioxide và methane của Trái đất tăng 0,7% lên 61,2 tỷ tấn, với methane tồn tại trong thời gian ngắn nhưng cực mạnh tăng 0,2%. Các con số này cao hơn các tập dữ liệu khác “vì chúng tôi có phạm vi bao phủ toàn diện như vậy và chúng tôi đã quan sát thấy nhiều khí thải hơn ở nhiều lĩnh vực hơn mức thường có”, ông Gavin McCormick, đồng sáng lập Climate Trace, cho biết.
Rất nhiều thành phố lớn thải ra nhiều hơn một số quốc gia
256 triệu tấn khí nhà kính của Thượng Hải dẫn đầu tất cả các thành phố và vượt qua các quốc gia Colombia hoặc Na Uy. Tokyo thải ra 250 triệu tấn, trong khi Thành phố New York thải ra 160 triệu tấn và Houston thải ra 150 triệu tấn. Seoul xếp thứ năm trong số các thành phố với 142 triệu tấn.
“Một trong những địa điểm ở lưu vực Permian tại Texas cho đến nay là địa điểm gây ô nhiễm tồi tệ nhất trên toàn thế giới”, ông Gore nói. “Và có lẽ tôi không nên ngạc nhiên về điều đó, nhưng tôi nghĩ đến mức độ ô nhiễm của một số địa điểm ở Nga và Trung Quốc, v.v. Nhưng lưu vực Permian đang làm lu mờ tất cả”.
Xét về các tiểu bang và tỉnh, bảy trong số đó thải ra hơn 1 tỷ tấn ô nhiễm carbon, dẫn đầu là Sơn Đông, Trung Quốc với 1,28 tỷ tấn. Các tỉnh gây ô nhiễm hàng tỷ tấn khác là Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Giang Tô và Quảng Đông, tất cả đều ở Trung Quốc. Xếp thứ sáu trong bảy nơi này là tiểu bang Texas của Mỹ.
Những quốc gia nào đang tăng và những quốc gia nào đang giảm
Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Indonesia và Nga có mức khí thải tăng cao nhất từ năm 2022 đến năm 2023, trong khi Venezuela, Nhật Bản, Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có mức giảm ô nhiễm lớn nhất.
Bộ dữ liệu — do các nhà khoa học và phân tích gia từ nhiều nhóm khác nhau duy trì — cũng xem xét các chất ô nhiễm truyền thống như carbon monoxide, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, amoniac, lưu huỳnh dioxit và các hóa chất khác liên quan đến không khí bẩn.
Ông Gore nói việc đốt nhiên liệu hóa thạch giải phóng cả hai loại ô nhiễm và lưu ý rằng hàng triệu người trên toàn thế giới tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí.
Ông Gore cho biết đây “là mối đe dọa sức khỏe lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt”.
Ông Al Gore đã chỉ trích việc tổ chức các cuộc đàm phán khí hậu (COP) tại Azerbaijan - một quốc gia dầu mỏ và là nơi có những giếng dầu đầu tiên trên thế giới - cũng như việc tổ chức COP tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm ngoái.
Ông Gore nói “Thật không may khi ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và các quốc gia dầu mỏ đã nắm quyền kiểm soát quy trình COP ở mức độ không lành mạnh”. “Năm tới tại Brazil, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi trong mô hình đó. Nhưng, bạn biết đấy, sẽ không tốt cho cộng đồng thế giới khi trao cho ngành công nghiệp gây ô nhiễm số 1 thế giới quá nhiều quyền kiểm soát đối với toàn bộ quá trình.”
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã kêu gọi hành động nhiều hơn nữa về biến đổi khí hậu và đã tìm cách làm chậm quá trình phá rừng kể từ khi ông trở lại nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là tổng thống. Nhưng năm ngoái, Brazil đã sản xuất nhiều dầu hơn cả Azerbaijan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.
*************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 16 - 11 -2024:
**********
Drone biển : Vũ khí hải chiến then chốt và chiến lược tham vọng của nhiều nước
Trong bối cảnh căng thẳng xung đột gia tăng tại nhiều vùng biển trên thế giới, từ Biển Đông đến Hắc Hải, Hồng Hải … triển lãm Hải quân Quốc tế Euronaval diễn ra tại Paris, Pháp, từ ngày 04 đến 07/11/2024 với sự thống lĩnh của drone biển. Báo chí, truyền thông Pháp nhân dịp này dành nhiều bài phân tích về sự phát triển của drone hải quân.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Đài RFI xem drone là « vũ khí hải chiến mới ». Le Monde nhận định « Drone mặt nước nay trở thành một loại vũ khí có vai trò quyết định trong hải chiến ». Tương tự, đài TV5 Monde khẳng định « các drone là vũ khí không thể phủ nhận của trong hải chiến thời hiện đại ».
Trong chuyên mục Giải Mã ngày 26/10, báo Le Figaro nhắc lại việc lực lượng Ukraina đặt camera Go Pro lên thuyền có động cơ thủy gắn ngoài, chở các thùng đầy nhiên liệu, biến chúng trở thành một loại drone biển có khả năng tấn công tàu Nga. Đối với Le Figaro, những phát minh khéo léo nói trên có thể đạt hiệu quả ngang với các loại vũ khí tinh vi, đắt tiền. Trang mạng đài TV5 Monde ngày 07/11 trích dẫn Chiva, đại diện về vũ khí của bộ Quân Lực Pháp, bên lề triển lãm Hải quân Quốc tế Euronaval, theo đó các cuộc hải chiến hiện nay ở Hồng Hải, Hắc Hải dự báo các lực lượng hải quân sẽ được « drone hóa ồ ạt ».
Đối với Le Monde ngày 03/11, một quân đội dù không có lực lượng hải quân nhưng lại đẩy lui được hạm đội Nga, một trong những hạm đội hùng mạnh nhất thế giới tại Hắc Hải, là một trong những điều gây bất ngờ lớn nhất trong chiến tranh Ukraina. Với những chiếc xuồng nhỏ, Ukraina đã đánh chìm hoặc gây hư hại khá nhiều tàu chiến của Nga khiến Matxcơva phải di dời một phần hạm đội khỏi cảng Sébastopol ở bán đảo Crimée đã sáp nhập của Ukraina.
Cho dù drone mặt nước không phải là vũ khí mới, nhưng theo chuyên gia Léo Péria-Peigné của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, được Le Monde trích dẫn, « những phát triển công nghệ gần đây về thiết bị điện tử trên tàu đã cho phép chế tạo những tàu nhỏ hơn, mạnh hơn và có khả năng chống chịu cao hơn với môi trường vốn đòi hỏi đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe ». Cũng theo chuyên gia này, « nghiên cứu về drone mặt nước đang tiến triển tương đối chậm, nhưng cuộc chiến ở Ukraina đã tạo ra một cú hích vô cùng mạnh ».
Mỹ phát triển drone biển để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương
Ngoài một đội drone cỡ nhỏ giống như những drone đươc sử dụng ở Ukraina, Mỹ còn bắt tay vào phát triển các tàu chiến không người lái thực sự. Hồi năm 2016, Mỹ đã cho hạ thủy Sea-Hunter (Thợ săn biển), tàu tuần tra đầu tiên không có thủy thủ đoàn, dài 40m, có khả năng hoạt động độc lập ngoài khơi trong suốt nhiều tháng. Theo Lầu Năm Góc, được trang bị thiết bị sóng âm sonar, radar và camera hiện đại, tàu Sea-Hunter có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như chống tàu ngầm, dò mìn, giám sát hàng hải. Tàu chỉ tiêu tốn 20.000 đô la mỗi ngày so với chi phí 700.000 đô la/ngày của một tàu khu trục (destroyer).
Mỹ cũng bắt đầu đóng những con tàu không người lái lớn hơn, dài 60-90m. « Hạm đội ma » của Mỹ ra mắt với 4 tàu không người lái.
Đối với Washington, thách thức thực sự là làm sao đối phó được với sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Do các nhà máy đóng tàu của Mỹ khó theo kịp tốc độ chế tạo tàu của Trung Quốc nên drone biển được xem là một giải pháp khả thi. Hồi tháng 06, đô đốc Samuel Paparo, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nói với báo Washington Post là trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan, ông muốn dùng drone biển và biến vùng eo biển Đài Loan thành « địa ngục » cho lực lượng Trung Quốc trong 1 tháng để có thời gian chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Lầu Năm Góc muốn là đến năm 2045 có một hạm đội hỗn hợp gồm hơn 370 tàu thông thường và 150 drone biển. Trong năm 2024 và 2025, hải quân Hoa Kỳ sẽ có 1 tỷ đô la cho riêng các chương trình drone biển, ngoài ngân sách 32 tỷ đô la đóng các tàu thông thường cho năm 2025.
Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ … đều có nhu cầu lớn về drone biển
Đài Bắc cũng có tham vọng lớn về phát triển drone biển để đối phó với nguy cơ Trung Quốc tấn công đổ bộ hay bao vây phong tỏa đảo Đài Loan. Bắt đầu được triển khai cách nay 2 năm, việc phát triển drone biển mang chất nổ (kamikaze) đang được tiến hành với tốc độ tối đa. Vào tháng 6, nhà sản xuất tàu của Đài Loan, CITIC Shipbuilding, đã cho trình làng bản mẫu đầu tiên của drone mặt nước. Dài 16,5m và có tầm hoạt động 40 km, drone này được lấy cảm hứng trực tiếp từ mô hình drone phổ biến nhất của Ukraina : thuyền có động cơ thủy gắn ngoài cỡ nhỏ. Drone biển của Đài Loan có thể đạt tốc độ 30 hải lý/giờ (khoảng 55km/giờ). Theo nhà sản xuất, sớm nhất là vào năm 2026 drone có thể được sản xuất « đại trà ».
Nhìn sang bán đảo Triều Tiên, hải quân Hàn Quốc từ năm 2022 cũng đã tái cơ cấu, chuyển đổi 1 trong 3 hạm đội thành một « bộ chỉ huy lực lượng hải quân không người lái ». Đây được xem là một thay đổi lớn nhằm phát triển một đội drone mặt nước, một đội drone lặn và một đội drone trên không. Mục tiêu của Seoul là đến năm 2035 tăng số drone mặt nước, hiện chiếm chưa đến 10%, lên thành 30%.
Trong khi đó, tại châu Âu, vẫn theo Le Monde, do ngân sách hạn chế, các đầu tư trong những năm gần đây chủ yếu liên quan đến drone lặn, trong bối cảnh việc bảo vệ các cảng, lối tiếp cận hoặc cơ sở hạ tầng biển dường như cấp bách hơn. Tây Ban Nha, Ý và Anh trong những năm gần đây mới cho ra mắt một vài mô hình drone biển, chỉ có Berlin là cho thấy Đức có tham vọng lớn phát triển drone mặt nước. Hồi tháng 03/2023, hải quân Đức đã giới thiệu một dự án tương tự như dự án của Hàn Quốc, theo đó từ nay đến năm 2035, 1/3 hạm đội của Đức sẽ là drone biển thế hệ mới.
So với các nước châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ được xem là một ngoại lệ. Một số chương trình drone mặt nước khá tân tiến, trong đó có một mẫu drone kamikaze, đã được trình làng ngay từ đầu những năm 2020. Đây lại là những thuyền động cơ thủy ngoài nhỏ, có thể thích ứng mọi nhu cầu, từ thiết bị viễn thông, gây nhiễu đến các loại vũ khí khác nhau (ngư lôi chống tàu ngầm, tên lửa dẫn đường để chiến đấu trên mặt nước …). Ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn hướng nhiều đến nước ngoài, được huy động để xuất khẩu các thiết bị tương đối rẻ tiền. Ankara hy vọng drone mặt nước của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ đạt thành công tương tự như drone trên không.
Pháp có ưu thế để trở thành quốc gia số một trong lĩnh vực drone biển ?
Nước Pháp cũng được ghi nhận có thay đổi mô hình do tác động của chiến tranh Ukraina. Theo một nguồn thạo tin của Le Monde, một lộ trình đã được vạch ra vào cuối năm 2023 để hải quân Pháp « không bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt », nhưng đến những tháng gần đây Pháp mới tăng tốc và đến cuối năm 2024 thì Cơ quan Đổi mới Quốc phòng dường như mới khởi động chương trình nghiên cứu drone mặt nước có vũ trang.
Tập đoàn Naval Group, nhà sản xuất tàu quân sự chính của Pháp, hồi tháng 09 đã công bố loại drone Seaquest, một loại drone mặt nước có chiều dài 6-50m, đặc biệt dành cho các hoạt động phòng thủ ven biển hoặc bảo vệ các tàu hải quân, ví dụ tàu sân bay. Tuy nhiên, đến nay hãng đóng tàu Naval Group vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng drone nào từ Nhà nước Pháp.
Trong khi đó, theo nhận định với đài RFI Pháp ngữ của Tamara Brizard, nhà đồng sáng lập Arke Océan, công ty chuyên sản xuất những đàn drone lặn kích cỡ nhỏ của Pháp, dẫu bị tụt lại phía sau trong phân khúc drone trên không, lần này Pháp lại có nhiều ưu thế để trở thành quốc gia số một trong lĩnh vực drone biển, nhờ các công ty nhỏ nhưng rất năng động ở vùng ven biển Côte d'Azur và Bretagne.
Ban đầu những drone này được chế tạo nhằm mục đích bảo vệ đa dạng sinh học, nhưng sau đó Arke Océan đã tìm ra ứng dụng quân sự cho loại drone dân sự của công ty. Theo ông Tamara Brizard, các drone lặn nhỏ sẽ không thể ra khơi xa nhưng trái lại chúng có khả năng định vị chính xác hơn nhiều. Vì vậy, các đàn drone được dùng để bảo vệ các địa điểm, phát hiện các âm thanh. Chúng có thể hoạt động và nghe dưới đáy biển cả tháng trời. Khi nghe thấy dấu hiệu cho thấy có mối đe dọa từ các thợ lặn hoặc tàu thuyền, đàn drone sẽ phát ra âm thanh báo động.
Pháp, vốn là quốc gia có hải phận (domaine marine) lớn thứ hai trên thế giới, cần bảo đảm khả năng nắm giữ các vùng đó. Timothé Moulinier, đại diện về Nghiên cứu và Phát triển, Sáng chế và công nghệ số, của Gican, Nhóm Công nghiệp Xây dựng và Hoạt động Hải quân, khẳng định phát triển drone biển chính là một phần chiến lược của Pháp, bởi « những phương tiện mới này cho phép giám sát các khu vực này, chống các hoạt động buôn lậu, đánh bắt cá bất hợp pháp ». Và đây là những công cụ phục vụ cho cả lực lượng hải quân và các hoạt trên biển khác.
Drone biển, một yếu tố chủ chốt trong các cuộc hải chiến tương lai, cũng sẽ giúp đảm bảo sự hiện diện gần như thường trực của hải quân quốc gia trong một tương lai gần, kể cả ở các đại dương dẫu là rộng lớn nhất và xa xôi nhất nhưng cũng là trung tâm của sự cạnh tranh giữa các quốc gia.
*************
Trump chọn Thống đốc North Dakota Burgum làm Bộ trưởng Nội vụ
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết hôm 14/11 rằng Thống đốc North Dakota Doug Burgum, một cựu giám đốc điều hành công ty phần mềm giàu có, sẽ là lựa chọn của ông cho chức Bộ trưởng Nội vụ.
"Ông ấy sẽ đứng đầu Bộ Nội vụ và điều đó sẽ thật tuyệt vời", ông Trump, trong bộ vét Tuxedo, nói tại một buổi dạ tiệc tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida của ông, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ đưa ra thông báo chính thức vào ngày 15/11.
Ông Burgum, 68 tuổi, tự nhận mình là người bảo thủ truyền thống với đầu óc kinh doanh. Ông đã ghanh đua với ông Trump để giành đề cử tranh chức tổng thống của Đảng Cộng hòa trước khi rút lui và trở thành người ủng hộ trung thành của ông Trump. Ông đã xuất hiện tại các buổi gây quỹ và ủng hộ ông Trump trên truyền hình.
Tại buổi dạ tiệc có sự góp mặt của tỷ phú công nghệ Elon Musk, diễn viên Sylvester Stallone và các thành viên trong chính quyền mới, ông Trump đã ca ngợi những lựa chọn nội các mới nhất của mình và đưa ra một số phát biểu dài nhất kể từ bài phát biểu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
"Không ai biết chúng ta sẽ giành chiến thắng theo cách chúng ta đã giành chiến thắng", ông Trump nói.
Ông trêu ông Musk về việc ông vẫn ở lại Mar-a-Lago sau cuộc bầu cử. Ông Musk tham gia một số cuộc họp của ông Trump tại khu nghỉ dưỡng ven biển.
"Tôi không đuổi cậu ấy ra khỏi đây được. Cậu ấy rất thích nơi này. Và tôi thích có cậu ấy ở đây", ông Trump nói.
Cuối sự kiện, ông Musk lên sân khấu phát biểu.
"Công chúng đã trao cho chúng ta một nhiệm vụ không thể rõ ràng hơn. Người dân đã lên tiếng, người dân muốn thay đổi", ông nói.
Kể từ khi giành chiến thắng, ông Trump đã chọn một số người trung thành nhưng có ít kinh nghiệm cho các vị trí chủ chốt trong nội các, khiến một số đồng minh choáng váng. Ông Trump khẳng định rõ ràng rằng ông nghiêm túc trong việc định hình lại – và trong một số trường hợp là thử nghiệm – các thể chế của Hoa Kỳ.
Sản xuất nhiều dầu và khí đốt hơn
Bộ trưởng Nội vụ sẽ giám sát các chính sách hướng dẫn sử dụng 202,3 triệu ha đất liên bang và đất bộ lạc, chiếm một phần năm diện tích bề mặt của quốc gia.
Tổng thống Joe Biden đã đưa cơ quan này trở thành trọng tâm trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu của mình bằng cách thúc đẩy việc cấp phép cho các dự án năng lượng gió và mặt trời ở ngoài khơi và tạo ra một chương trình cho thuê đất để bảo tồn theo cùng cách chúng được sử dụng để phát triển.
Ông Burgum dự kiến sẽ được giao nhiệm vụ tăng sản lượng dầu, khí đốt và khoáng sản trên đất liền và vùng biển của liên bang.
Công việc đó có thể liên quan đến việc tăng cường cho thuê mới ở Vịnh Mexico và trên đất liền liên bang tại các tiểu bang sản xuất dầu của Mỹ như Wyoming và New Mexico.
Ông Biden đã cam kết sẽ ngừng các hợp đồng mới cho thuê đất liền để khai thác dầu nhưng đã bị tòa án chặn lại. Ban lãnh đạo Bộ Nội vụ dưới thời ông Trump có thể hủy bỏ kế hoạch khoan dầu ngoài khơi kéo dài 5 năm của ông Biden, vốn có số lượng các cuộc đấu giá được lên lịch thấp kỷ lục, và tăng diện tích được chào bán tại các cuộc bán đấu giá trên bờ do Quốc hội ủy nhiệm.
Hoạt động khai thác trên đất liền và vùng biển liên bang chiếm khoảng một phần tư sản lượng dầu và 12% sản lượng khí đốt của Mỹ.
Theo dữ liệu từ Cục Quản lý Đất đai Hoa Kỳ, số lượng giấy phép khoan được cấp trên đất liên bang đã giảm 16% trong khoảng thời gian từ năm tài chính 2020, năm cuối cùng của chính quyền đầu tiên của ông Trump, đến năm tài chính 2023. Diện tích đất trong các hợp đồng thuê mới trên bờ đã giảm 95%.
********
Mỹ : Donald Trump có quyền lực vô hạn ?
Donald Trump trở lại Nhà Trắng, binh sĩ Bắc Triều Tiên có mặt ở Nga vẫn là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm hôm nay 15/11/2024.
Đăng ngày:
Tại Hoa Kỳ, trang nhất và bài xã luận của tờ Le Monde chú ý đến việc quyền lực của tổng thống tân cử Donald Trump dường như vô hạn khi đảng Cộng Hòa nắm quyền kiểm soát Quốc Hội lưỡng viện sau cuộc bầu cử ngày 05/11. Sau khi nhận kết quả, Donald Trump đã kêu gọi được miễn thủ tục phê chuẩn của Thượng Viện đối với việc bổ nhiệm những người sẽ nắm giữ các vị trí then chốt trong chính quyền tương lai. Đề xuất này thực sự gây tranh cãi vì nó làm lu mờ nguyên tắc phân chia quyền lực.
Điển hình là việc lựa chọn Tulsi Gabbard, cựu dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, từng làm việc tại Fox News, làm Giám đốc Tình báo Quốc gia, bao gồm 18 cơ quan tình báo (CIA, FBI, NSA…), thực sự gây hoang mang. Việc bà thiếu trình độ chuyên môn cho một lĩnh vực nhạy cảm như vậy, cùng với những phát ngôn kỳ lạ trong quá khứ về các thuyết âm mưu, hay sự thiện cảm mà bà dành cho Nga và các đồng minh của nước này là những điều gây lo ngại.
Đề xuất bổ nhiệm dân biểu bang Florida, Matt Gaetz, làm bộ trưởng Tư Pháp cũng gây sửng sốt, khi ông đang bị điều tra về những sai phạm cá nhân. Ông cũng là nhân vật gây ra những mối bất hòa trong nội bộ của Hạ Viện.
Việc đề bạt nhân vật giàu nhất thế giới, Elon Musk, vào nội các cũng là điều gây xôn xao. Le Monde nhận định phải là một kẻ ngốc nghếch hay thiếu hiểu biết (hoặc cả hai) mới có thể vui mừng trước việc bổ nhiệm vào chính phủ một người gắn bó sự nghiệp với một mạng xã hội đã trở thành công cụ mạnh mẽ của việc phát tán thông tin sai lệch, một loại độc tố đối với các nền dân chủ. Cũng phải ngốc nghếch và thiếu hiểu biết không kém mới không nhận thấy rằng những lựa chọn này là sự cám dỗ của Donald Trump trong việc giải quyết các mối bất đồng cá nhân với những người mà nhà tỷ phú đã có xung đột trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Tuy nhiên, giải quyết ân oán không thể là chiến lược của một vị tổng thống và các thượng nghị sĩ Cộng Hòa cần phải nhắc nhở tân chủ nhân Nhà Trắng về điều này.
Binh sĩ Bắc Triều Tiên có mặt tại Nga có phải là “bước ngoặt” trong cuộc chiến tranh Ukraina ?
Nhìn sang châu Âu, tờ Le Figaro dành trang nhất quan tâm đến hồ sơ Bắc Triều Tiên cử binh sĩ sang Nga để tham gia vào cuộc xâm lược Ukraina. Nhật báo thiên hữu nhận định hoạt động này không đơn giản chỉ khiến “căng thẳng leo thang tột độ”, mà còn có thể coi là “bước ngoặt” gây ra “mối lo ngại rất lớn” trong cuộc chiến.
Báo New York Times (NYT), ngày 12/11, dẫn lời các quan chức Mỹ và Ukraina, cho biết quân đội Nga đã tập trung 50.000 binh sĩ sẵn sàng tham chiến ở khu vực Kursk. Trong số những người này, theo tờ báo Mỹ, có sự góp mặt của 10.000 cho đến 12.000 binh sĩ do Bình Nhưỡng cử đến. Vẫn theo NYT, lực lượng này có thể phát động các cuộc tấn công “trong những ngày tới” để tái chiếm khu vực mà Ukraina chiếm đóng một phần từ ngày 06/08 vừa qua.
Việc binh lính Bắc Triều Tiên xuất hiện trên chiến trường khiến phương Tây vô cùng lo lắng, đặc biệt trong bối cảnh Donald Trump tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Các đồng minh của Kiev lo ngại Washington sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraina, trong khi tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mark Rutte, trong tuần qua đã nhấn mạnh phương Tây cần phải tiếp tục hỗ trợ Ukraina “chừng nào Kiev còn cần”.
Quan hệ Bắc Triều Tiên-Nga khiến Trung Quốc “khó chịu”
Việc Bắc Triều Tiên gần gũi với Nga cũng khiến Trung Quốc của Tập Cận Bình “khó chịu”. Le Figaro nhận định việc hai nước xích lại gần nhau có thể gia tăng sự bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, sát cạnh Trung Quốc, đi kèm với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng cũng không phải là tín hiệu tốt đối với Bắc Kinh. Khả năng xảy ra một vụ xung đột ở biên giới giữa hai miền Triều Tiên có thể khiến Washington phải quan tâm trở lại tới thùng thuốc súng hạt nhân ở Đông Bắc Á.
Trung Quốc, vốn tỏ ra rất kín đáo, vẫn không phủ nhận “mối quan hệ đối tác không giới hạn” với Nga và đồng minh “bất ổn” Bắc Triều Tiên, được liên kết với nhau thông qua các lợi ích chiến lược lâu dài. Tuy nhiên, điệu tango giữa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi Matxcơva xua quân xâm lược nước láng giềng đánh dấu một sự thay đổi theo chiều hướng căng thẳng trong mối quan hệ của tam giác Bắc Kinh-Matxcơva-Bình Nhưỡng, mang đậm mùi chiến tranh lạnh. Trong khi hai nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên-Nga đã gặp nhau hai lần trong chưa đầy 1 năm, tại Vladivostok vào tháng 09/2023 và tại Bình Nhưỡng vào tháng 6 vừa qua, thì chủ tịch Trung Quốc đã không gặp Kim Jong Un trong suốt 5 năm qua.
Tình báo Azerbaijan “khử” những nhà đối lập sống ở Pháp
Vào lúc hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Azerbaijan, bài xã luận của tờ Libération thuật lại hiện tượng những người chống đối chế độ Baku sống lưu vong ở Pháp nói riêng và châu Âu nói chung bị truy lùng ráo riết.
Như những luật sư của họ đã tóm tắt mọi chuyện, “bắt đầu có rất nhiều thi thể xuất hiện”. Những đối thủ dũng cảm của chế độ khát máu Ilham Aliyev, nhà lãnh đạo chuyên quyền, kế thừa toàn bộ quyền kiểm soát đất nước từ cha ông, không được an toàn ngay cả khi sống lưu vong. Tại Pháp, một số nhà đối lập đã bị hạ sát một cách bí ẩn. Nhưng Azerbaijan không phải là một quốc gia tầm thường, bởi từ khi Nga quyết định xua quân xâm lược Ukraina, khiến phương Tây buộc phải ban hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt Kremlin, Azerbaijan đã trở thành một kho dự trữ dầu và khí đốt tự nhiên khổng lồ mà châu Âu rất cần. Vì vậy, tất cả những tội ác của Baku về mặt chính thức chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, cuộc điều tra của Libération, dựa trên nhiều cuộc phỏng vấn và các tài liệu pháp lý mà tờ báo thiên tả đã tham khảo, chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Libération ghi nhận về sự tồn tại của một “tổ chức mafia” do chế độ Aliyev cử đến để thẳng tay loại bỏ những ai dám tố cáo chế độ Baku từ Pháp. Libération đặc biệt chú ý đến một nhân vật, có tên Ramazan Y., thừa nhận đã được cơ quan mật vụ của nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tuyển mộ để ám sát các nhà đối lập Azerbaijan sống ở Pháp. Hiện đang bị giam ở nhà tù Fresnes, người này đang tìm mọi cách để không bị dẫn độ về Matxcơva.
Ngoài ra, hồ sơ Panama còn tiết lộ ông Aliyev và đồng bọn kiểm soát khối tài sản ngầm lên tới 490 triệu đô la để ở trong các tài khoản ở nước ngoài. Số tiền này có thể giúp nhà độc tài loại bỏ rất nhiều đối thủ, đặc biệt khi những người này đang ngày càng ít dần, đồng nghĩa với việc “số lượng xác chết gia tăng”.
Pháp : Người tiêu thụ ma túy có phải là tội phạm ?
Về lĩnh vực xã hội, nhật báo Công Giáo La Croix dành trang nhất lo ngại về nạn buôn bán ma túy hoành hành ở Pháp. Vào mùa thu vừa qua, đã xảy ra hàng loạt các vụ án hình sự, dường như đều do vấn nạn này gây ra. Tại Poitiers, một thiếu niên 15 tuổi đã thiệt mạng trong một vụ xả súng. Tại Grenoble, một thiếu niên khác cũng trúng đạn và tử vong. Gần Rennes, một đứa trẻ 5 tuổi bị thương do đạn lạc… Các thẩm phán chỉ ra mối liên hệ giữa những vụ việc này, dường như đều liên quan đến chất cấm.
Lập luận của họ rất đơn giản : không có người mua thuốc phiện, sẽ không có người bán, và không ai phạm tội. Hai công tố viên đặc biệt quan tâm đến những vụ án này, ở Marseille và Grenoble, đã mở các phiên tòa xét xử những người tiêu thụ chất cấm. Thậm chí, đối với công tố viên Eric Vaillant ở Grenoble, ông coi những người dùng ma túy như là “đồng phạm của các tay buôn”.
Thomas là một trong 5 triệu người Pháp hút cần sa. Như bao người khác, anh bắt đầu hút từ thời trung học và ý thức được về mối liên hệ nhân quả giữa việc tài trợ cho các đường dây này và những thảm kịch mà chính các mạng lưới này gây ra. Để tránh tài trợ cho đường dây buôn bán ma túy do những thiếu niên trong khu phố của anh kiểm soát, cư dân Paris này có nguồn cung thuốc phiện từ vùng Ardèche. Tuy nhiên, Thomas từ chối đánh đồng những người tiêu thụ chất cấm với những kẻ buôn bán ma túy.
Arthur, một nhân viên phục vụ trong một nhà hàng ở Paris, lần đầu tiên hút cần sa khi mới 11 tuổi. Bây giờ đã 24 tuổi, anh tự nhận đã “nghiện hoàn toàn” và từ chối nhận bất kỳ trách nhiệm nào về bạo lực gây ra từ nạn buôn bán ma túy. Theo anh, các thông điệp chống lại người tiêu thụ ma túy là “sự giả dối hoàn toàn”. Chàng trai này không giấu giếm việc hút cần sa trên các con phố Paris và khẳng định đã bị cảnh sát kiểm tra nhiều lần, nhưng vẫn “không hề hấn gì”.
Trên thực tế, luật pháp của Pháp đã hình sự hóa việc sử dụng ma túy từ hơn 50 năm qua. Chỉ cần có cần sa trong túi cũng có thể bị phạt tiền, và Pháp vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ người tiêu thụ ma túy cao nhất ở châu Âu. Gần một nửa số người trưởng thành đã từng thử cần sa ít nhất một lần trong đời, theo thống kê của đài Quan sát Ma túy và Xu hướng Nghiện ngập của Pháp (OFDT).
Khủng hoảng dân số “đáng lo ngại” ở Pháp
Khủng hoảng dân số gia tăng ở Pháp là chủ đề trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Trong chín tháng đầu năm, tỷ lệ sinh giảm 2,7% so với năm 2023, theo số liệu của Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (Insee). Vào năm ngoái, chỉ có 677.800 trẻ em chào đời, giảm 6,6% so với năm 2022, “một sự giảm sút chưa từng có kể từ khi kết thúc thời kỳ bùng nổ dân số”.
Năm 2023 đánh dấu một bước ngoặt, bởi lần đầu tiên sau 13 năm, phụ nữ đã sinh ít con hơn ở mọi độ tuổi. Trước đây, tỷ lệ sinh ở phụ nữ trên 35 tuổi vẫn tăng, nhờ vào xu hướng mang thai muộn, nhưng xu hướng này giờ đã đảo ngược. Năm ngoái, số ca sinh đã giảm 4,2% ở phụ nữ từ 35 đến 39 tuổi và giảm 5% ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, chính ở nhóm phụ nữ từ 25 đến 34 tuổi, chiếm tỷ lệ sinh con cao nhất mỗi năm, sự sụt giảm số ca sinh lại rõ rệt nhất, với mức giảm 7,4% ở nhóm 25-29 tuổi và 8,6% ở nhóm 30-34 tuổi.
*********
Trump chọn Thống đốc North Dakota Burgum làm Bộ trưởng Nội vụ
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết hôm 14/11 rằng Thống đốc North Dakota Doug Burgum, một cựu giám đốc điều hành công ty phần mềm giàu có, sẽ là lựa chọn của ông cho chức Bộ trưởng Nội vụ.
"Ông ấy sẽ đứng đầu Bộ Nội vụ và điều đó sẽ thật tuyệt vời", ông Trump, trong bộ vét Tuxedo, nói tại một buổi dạ tiệc tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida của ông, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ đưa ra thông báo chính thức vào ngày 15/11.
Ông Burgum, 68 tuổi, tự nhận mình là người bảo thủ truyền thống với đầu óc kinh doanh. Ông đã ghanh đua với ông Trump để giành đề cử tranh chức tổng thống của Đảng Cộng hòa trước khi rút lui và trở thành người ủng hộ trung thành của ông Trump. Ông đã xuất hiện tại các buổi gây quỹ và ủng hộ ông Trump trên truyền hình.
Tại buổi dạ tiệc có sự góp mặt của tỷ phú công nghệ Elon Musk, diễn viên Sylvester Stallone và các thành viên trong chính quyền mới, ông Trump đã ca ngợi những lựa chọn nội các mới nhất của mình và đưa ra một số phát biểu dài nhất kể từ bài phát biểu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
"Không ai biết chúng ta sẽ giành chiến thắng theo cách chúng ta đã giành chiến thắng", ông Trump nói.
Ông trêu ông Musk về việc ông vẫn ở lại Mar-a-Lago sau cuộc bầu cử. Ông Musk tham gia một số cuộc họp của ông Trump tại khu nghỉ dưỡng ven biển.
"Tôi không đuổi cậu ấy ra khỏi đây được. Cậu ấy rất thích nơi này. Và tôi thích có cậu ấy ở đây", ông Trump nói.
Cuối sự kiện, ông Musk lên sân khấu phát biểu.
"Công chúng đã trao cho chúng ta một nhiệm vụ không thể rõ ràng hơn. Người dân đã lên tiếng, người dân muốn thay đổi", ông nói.
Kể từ khi giành chiến thắng, ông Trump đã chọn một số người trung thành nhưng có ít kinh nghiệm cho các vị trí chủ chốt trong nội các, khiến một số đồng minh choáng váng. Ông Trump khẳng định rõ ràng rằng ông nghiêm túc trong việc định hình lại – và trong một số trường hợp là thử nghiệm – các thể chế của Hoa Kỳ.
Sản xuất nhiều dầu và khí đốt hơn
Bộ trưởng Nội vụ sẽ giám sát các chính sách hướng dẫn sử dụng 202,3 triệu ha đất liên bang và đất bộ lạc, chiếm một phần năm diện tích bề mặt của quốc gia.
Tổng thống Joe Biden đã đưa cơ quan này trở thành trọng tâm trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu của mình bằng cách thúc đẩy việc cấp phép cho các dự án năng lượng gió và mặt trời ở ngoài khơi và tạo ra một chương trình cho thuê đất để bảo tồn theo cùng cách chúng được sử dụng để phát triển.
Ông Burgum dự kiến sẽ được giao nhiệm vụ tăng sản lượng dầu, khí đốt và khoáng sản trên đất liền và vùng biển của liên bang.
Công việc đó có thể liên quan đến việc tăng cường cho thuê mới ở Vịnh Mexico và trên đất liền liên bang tại các tiểu bang sản xuất dầu của Mỹ như Wyoming và New Mexico.
Ông Biden đã cam kết sẽ ngừng các hợp đồng mới cho thuê đất liền để khai thác dầu nhưng đã bị tòa án chặn lại. Ban lãnh đạo Bộ Nội vụ dưới thời ông Trump có thể hủy bỏ kế hoạch khoan dầu ngoài khơi kéo dài 5 năm của ông Biden, vốn có số lượng các cuộc đấu giá được lên lịch thấp kỷ lục, và tăng diện tích được chào bán tại các cuộc bán đấu giá trên bờ do Quốc hội ủy nhiệm.
Hoạt động khai thác trên đất liền và vùng biển liên bang chiếm khoảng một phần tư sản lượng dầu và 12% sản lượng khí đốt của Mỹ.
Theo dữ liệu từ Cục Quản lý Đất đai Hoa Kỳ, số lượng giấy phép khoan được cấp trên đất liên bang đã giảm 16% trong khoảng thời gian từ năm tài chính 2020, năm cuối cùng của chính quyền đầu tiên của ông Trump, đến năm tài chính 2023. Diện tích đất trong các hợp đồng thuê mới trên bờ đã giảm 95%.
*******
Nguồn tin từ Kyiv: Tổng thống Ukraine cảnh báo thủ tướng Đức về cuộc gọi với Putin
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 15/11 cảnh báo Thủ tướng Đức Olaf Scholz không nên điện đàm với Vladimir Putin, nói rằng điều đó sẽ làm giảm sự cô lập đối với nhà lãnh đạo Nga và làm chiến tranh tiếp diễn, một nguồn tin tại văn phòng tổng thống ở Kyiv cho biết.
Một người phát ngôn của chính phủ Đức cho biết Thủ tướng Scholz đã thúc giục ông Putin bắt đầu các cuộc đàm phán với Kyiv để mở đường cho một "hòa bình công bằng và lâu dài" khi hai nhà lãnh đạo điện đàm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2022 trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Nguồn tin tại Kyiv nói với Reuters rằng ông Scholz, một đồng minh thân cận của Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, đã thông báo trước cho ông Zelenskyy về kế hoạch nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga.
"Thủ tướng đã nói với tổng thống của chúng tôi rằng ông ấy có kế hoạch nói chuyện với ông Putin. Tổng thống cho biết điều này sẽ chỉ có lợi cho ông Putin vì sẽ làm giảm sự cô lập chống lại ông ấy. Ông Putin không muốn hòa bình thực sự, ông ấy muốn câu giờ", nguồn tin cho biết.
"Nói chuyện với [thủ tướng Đức] sẽ giúp ông Putin thay đổi cục diện và tiếp tục chiến tranh. Điều đó sẽ không mang lại hòa bình vì ông Putin sẽ chỉ lặp lại những lời dối trá mà ông ta đã nói trong nhiều năm, khiến mọi người có cảm giác như ông ta không còn bị cô lập nữa", nguồn tin cho biết.
Theo người phát ngôn của Đức, trong cuộc điện đàm kéo dài một giờ, ông Scholz đã yêu cầu quân đội Nga rút khỏi Ukraine và tái khẳng định sự ủng hộ liên tục của Đức đối với Ukraine.
Berlin là một nhà ủng hộ tài chính lớn của Ukraine và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv sau Hoa Kỳ, nơi Donald Trump sắp trở thành tổng thống mới sau cuộc bầu cử ở Mỹ đầu tháng này, khiến sự hỗ trợ trong tương lai của Washington cho Kyiv dường như không còn chắc chắn.
***********
Các thành phố thải nhiều khí nhà kính nhất: Thượng Hải, Tokyo, New York, Houston
Các thành phố ở Châu Á và Hoa Kỳ thải ra nhiều khí giữ nhiệt nhất, gây ra biến đổi khí hậu, trong đó Thượng Hải là thành phố gây ô nhiễm nhất, theo dữ liệu mới kết hợp giữa quan sát và trí tuệ nhân tạo.
Bảy nơi thải ra hơn 1 tỷ tấn khí nhà kính đều ở Trung Quốc, ngoại trừ tiểu bang Texas của Mỹ, xếp thứ sáu, theo dữ liệu mới từ một tổ chức do cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore đồng sáng lập và được công bố vào ngày 15/11 tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hiệp quốc ở Baku, Azerbaijan.
Các quốc gia tham gia đàm phán đang cố gắng đặt ra mục tiêu mới để cắt giảm lượng khí thải đó và tính xem các quốc gia giàu sẽ chi bao nhiêu để giúp thế giới thực hiện nhiệm vụ đó.
Sử dụng vệ tinh và các quan sát mặt đất, được bổ sung bằng trí tuệ nhân tạo, Climate Trace đã tìm cách định lượng carbon dioxide, methane và nitrous oxide gây hiệu ứng nhà kính, cũng như các chất gây ô nhiễm không khí truyền thống khác trên toàn thế giới. Lần đầu tiên, dữ liệu này bao gồm hơn 9.000 khu vực đô thị.
Tổng lượng ô nhiễm carbon dioxide và methane của Trái đất tăng 0,7% lên 61,2 tỷ tấn, với methane tồn tại trong thời gian ngắn nhưng cực mạnh tăng 0,2%. Các con số này cao hơn các tập dữ liệu khác “vì chúng tôi có phạm vi bao phủ toàn diện như vậy và chúng tôi đã quan sát thấy nhiều khí thải hơn ở nhiều lĩnh vực hơn mức thường có”, ông Gavin McCormick, đồng sáng lập Climate Trace, cho biết.
Rất nhiều thành phố lớn thải ra nhiều hơn một số quốc gia
256 triệu tấn khí nhà kính của Thượng Hải dẫn đầu tất cả các thành phố và vượt qua các quốc gia Colombia hoặc Na Uy. Tokyo thải ra 250 triệu tấn, trong khi Thành phố New York thải ra 160 triệu tấn và Houston thải ra 150 triệu tấn. Seoul xếp thứ năm trong số các thành phố với 142 triệu tấn.
“Một trong những địa điểm ở lưu vực Permian tại Texas cho đến nay là địa điểm gây ô nhiễm tồi tệ nhất trên toàn thế giới”, ông Gore nói. “Và có lẽ tôi không nên ngạc nhiên về điều đó, nhưng tôi nghĩ đến mức độ ô nhiễm của một số địa điểm ở Nga và Trung Quốc, v.v. Nhưng lưu vực Permian đang làm lu mờ tất cả”.
Xét về các tiểu bang và tỉnh, bảy trong số đó thải ra hơn 1 tỷ tấn ô nhiễm carbon, dẫn đầu là Sơn Đông, Trung Quốc với 1,28 tỷ tấn. Các tỉnh gây ô nhiễm hàng tỷ tấn khác là Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Giang Tô và Quảng Đông, tất cả đều ở Trung Quốc. Xếp thứ sáu trong bảy nơi này là tiểu bang Texas của Mỹ.
Những quốc gia nào đang tăng và những quốc gia nào đang giảm
Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Indonesia và Nga có mức khí thải tăng cao nhất từ năm 2022 đến năm 2023, trong khi Venezuela, Nhật Bản, Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có mức giảm ô nhiễm lớn nhất.
Bộ dữ liệu — do các nhà khoa học và phân tích gia từ nhiều nhóm khác nhau duy trì — cũng xem xét các chất ô nhiễm truyền thống như carbon monoxide, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, amoniac, lưu huỳnh dioxit và các hóa chất khác liên quan đến không khí bẩn.
Ông Gore nói việc đốt nhiên liệu hóa thạch giải phóng cả hai loại ô nhiễm và lưu ý rằng hàng triệu người trên toàn thế giới tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí.
Ông Gore cho biết đây “là mối đe dọa sức khỏe lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt”.
Ông Al Gore đã chỉ trích việc tổ chức các cuộc đàm phán khí hậu (COP) tại Azerbaijan - một quốc gia dầu mỏ và là nơi có những giếng dầu đầu tiên trên thế giới - cũng như việc tổ chức COP tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm ngoái.
Ông Gore nói “Thật không may khi ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và các quốc gia dầu mỏ đã nắm quyền kiểm soát quy trình COP ở mức độ không lành mạnh”. “Năm tới tại Brazil, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi trong mô hình đó. Nhưng, bạn biết đấy, sẽ không tốt cho cộng đồng thế giới khi trao cho ngành công nghiệp gây ô nhiễm số 1 thế giới quá nhiều quyền kiểm soát đối với toàn bộ quá trình.”
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã kêu gọi hành động nhiều hơn nữa về biến đổi khí hậu và đã tìm cách làm chậm quá trình phá rừng kể từ khi ông trở lại nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là tổng thống. Nhưng năm ngoái, Brazil đã sản xuất nhiều dầu hơn cả Azerbaijan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.
*************