Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 24 - 8 -202 : Khoe thành tích: 75 % Độc giả HNPD hiện đang sống ở Bên Kia Bức Màn Sắt !
********
TIN TỔNG HỢP
(REUTERS) – Tập đoàn điện gió na Uy rút khỏi Việt Nam. Người phát ngôn của Equinor tập đoàn năng lượng hàng đầu của Na Uy ngày 23/08/2023 cho biết Equinor quyết định đóng cửa văn phòng tại Hà Nội, bỏ các kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của quốc tế trong các dự án năng lượng tái tạo vì gió mạnh ở vùng nước nông gần các khu vực ven biển, đông dân cư, theo đánh giá của Ngân Hàng Thế giới, nhưng sự chậm trễ trong cải cách quy định gần đây đã khiến một số nhà đầu tư tương lai phải xem xét lại kế hoạch của họ. Đây là lần đầu tiên Equinor đóng cửa một văn phòng quốc tế về phát triển điện gió ngoài khơi.
(AFP)- Cảnh sát Philippines đột kích một tụ điểm lừa đảo của người Trung Quốc. Cảnh sát Philippines thông báo ngày 22/08/2024 đó là một tụ điểm lừa đảo qua mạng internet do các kiều dân Trung Quốc điều hành tại thủ đô Manila, hàng chục người Philippines làm thuê và người nước ngoài bị bắt giữ, trong đó có 58 công dân Trung Quốc, chuyên dụ dỗ các nạn nhân đầu tư tiền vào các nền tảng giả.
(AFP) – Bình Nhưỡng chỉ trích Mỹ bán trực thăng hiên đại cho Hàn Quốc. Bộ Quốc Phòng Bắc Triều Tiên, trong thông cáo ra ngày 22/08/2024, gọi việc Mỹ bán trực thăng Apache cho Hàn Quốc là hành động « thiếu thận trọng và khiêu khích » nhằm « cố tình gây bất ổn an ninh trong khu vực », đồng thời thông cáo cũng phản đối mạnh mẽ việc Mỹ bán vũ khí cho Nhật Bản mới đây mà Bình Nhưỡng gọi là « sự tăng cường quân sự cho các thế lực chư hầu ». Chế độ Bắc Triều Tiên nhấn mạnh, thỏa thuận này càng khiến Bình Nhưỡng « tăng cường hơn nữa » các phương tiện « răn đe chiến lược » của riêng mình.
(AFP) – 8 quân nhân Đài Loan bị kết án tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Theo tòa thượng thẩm Đài Loan, hôm qua, 22/08/2024, các bị cáo bị kết án do để lọt ‘‘những bí mật quan trọng’’, với động cơ ‘‘kiếm tiền’’. Án phạt nặng nhất là với quân nhân tên ‘‘Hsiao’’, với án 13 năm tù. Theo tòa án Đài Loan, bị cáo đã đóng vai trò then chốt trong việc tuyển mộ binh sĩ để lập một ‘‘mạng lưới hoạt động cho Trung Quốc’’
(AFP) – Canada: Bãi công làm tê liệt mạng đường sắt chở hàng, chính phủ ra lệnh các công ty hoạt động trở lại. Mạng lưới đường sắt chở hàng của Canada ngừng hoạt động từ hôm qua, 22/08/2024 sau khi gần 100.000 nhân viên bãi công do các thương thuyết nhằm cải thiện điều kiện lao động, với ban lãnh đạo hai công ty vận tải (CN và CPKC), bất thành. Theo AFP, đây là lần đầu tiên bãi công diễn ra đồng loạt tại hai công ty ngành vận tải đường sắt.
(AFP) – Phát hiện viên kim cương khổng lồ, lớn thứ hai thế giới tại miền nam châu Phi, ‘‘nhờ tia X’’. Một công ty khai mỏ Canada hôm qua, 22/08/2024, thông báo đã phát hiện được viên kim cương năng đến 2.492 carat, tương đương nửa ki lô. Theo Finacial Times, báu vật này ước tính trị giá hơn 40 triệu euro. Theo tổng giám đốc 77 Diamonds, tập đoàn trang sức lớn nhất châu Âu, đây là phát hiện quan trọng nhất trong ngành kim cương từ 120 năm nay. Chuyên gia này cho biết, phát hiện nói trên chủ yếu là nhờ công nghệ phát hiện bằng tia X.
(AFP) – Pháp : Nữ phóng viên chiến trường Madeleine Riffaud ra mắt tập 3 hồi ký chiến tranh đúng dịp tròn 100 tuổi. Cựu chiến binh Madeleine Riffaud, sinh năm 1924, từng tham gia cuộc kháng chiến chống phát xít Đức, hôm nay, 23/082/2024, cho ra mắt tập ba và cũng là cuốn cuối cùng trong tập hồi ký bằng truyện tranh, có tiêu đề ‘‘Les nouilles à la tomate’’ (Mỳ sốt cà chua’’). Mỳ sốt cà chua là một trong những món ăn ngon nhất trong ký ức của bà về cái thời gian nan này. Cũng trong dịp bà Riffdaud tròn 100 tuổi, nhà xuất bản Point công bố một tuyển tập thơ Madeleine Riffaud.
**********
TT Biden điện đàm với ông Zelenskyy, công bố khoản viện trợ quân sự mới cho Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Sáu 23/8 và công bố một gói viện trợ quân sự mới trước Ngày Độc lập của Ukraine vào thứ Bảy 24/8, các văn phòng của hai ông cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, cũng điện đàm với người đồng cấp Ukraine Rustem Umerov hôm 23/8, viết trên mạng xã hội rằng gói viện trợ này trị giá 125 triệu đô la.
Trong cuộc điện đàm với ông Zelenskyy, ông Biden tái khẳng định sự ủng hộ của Washington, được Nhà Trắng mô tả là "không lay chuyển", dành cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Gói viện trợ bao gồm tên lửa phòng không, thiết bị chống máy bay không người lái, tên lửa chống tăng và đạn dược, Nhà Trắng ra tuyên bố cho hay.
Các nhà lãnh đạo hai nước tiến hành điện đàm trước ngày độc lập của Ukraine.
"Ukraine rất cần nguồn cung cấp vũ khí từ các gói viện trợ đã công bố, đặc biệt là các hệ thống phòng không bổ sung để bảo vệ hiệu quả các thành phố, cộng đồng và cơ sở hạ tầng quan trọng", ông Zelenskyy bày tỏ trong một tuyên bố sau cuộc điện đàm, được văn phòng của ông công bố.
Sau khi chiếm Crimea từ tay Ukraine vào năm 2014, Nga đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng hồi tháng 2/2022. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã cung cấp viện trợ, trợ giúp quân sự cho Ukraine đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xâm lược này.
Washington đã cung cấp cho Ukraine hơn 50 tỷ đô la qua các khoản viện trợ quân sự kể từ năm 2022.
Cuộc chiến leo thang vào ngày 6/8 khi Ukraine điều hàng nghìn binh sĩ vượt qua biên giới đi vào khu vực Kursk ở miền tây của Nga. Kể từ đó, Kyiv đã tuyên bố một loạt thắng lợi trên chiến trường, nhưng lực lượng Nga vẫn tiếp tục tiến quân đều đặn ở miền đông Ukraine.
Trong một diễn biến riêng rẽ, cũng hôm 23/8, Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt đối với hơn 400 tổ chức và cá nhân vì hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga tại Ukraine, bao gồm cả các công ty Trung Quốc mà các quan chức Hoa Kỳ tin rằng đang giúp Moscow lách lệnh trừng phạt của phương Tây và tăng cường sức mạnh của quân đội.
*********
Mỹ trừng phạt 400 pháp nhân, gồm các hãng Trung Quốc, vì tiếp tay cho chiến tranh của Nga
Hôm thứ Sáu 23/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết quốc gia này áp đặt lệnh trừng phạt đối với hơn 400 pháp nhân và cá nhân vì họ tiếp tay cho nỗ lực chiến tranh của Nga tại Ukraine, bao gồm cả những công ty Trung Quốc mà các quan chức Mỹ tin rằng đang giúp Moscow lách lệnh trừng phạt của phương Tây và tăng cường sức mạnh của quân đội.
Theo trang thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ nói tóm tắt về các lệnh trừng phạt đối với 190 mục tiêu, các lệnh này bao gồm các biện pháp nhằm vào các hãng ở Trung Quốc tham gia vận chuyển máy công cụ và đồ vi điện tử đến Nga.
Bộ Tài chính Mỹ cho hay họ cũng đang nhắm mục tiêu vào các mạng lưới xuyên quốc gia tham gia mua đạn dược và các vật tư khác cho Nga.
Chính quyền của Tổng thống Biden cũng bổ sung 123 pháp nhân vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, có tên tiếng Anh là Entity List. Danh sách này buộc các nhà cung cấp phải xin giấy phép trước khi vận chuyển hàng đến các công ty bị đưa vào tầm ngắm. Những pháp nhân bị bổ sung hôm 23/8 bao gồm 63 ở Nga và 42 ở Trung Quốc.
Bộ Tài chính Mỹ nói rằng họ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công ty công nghệ tài chính, chứng khoán, cho vay bất động sản và các công ty tài chính khác của Nga, nhưng chưa áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng nước ngoài hỗ trợ các giao dịch góp phần tiếp sức cho nỗ lực chiến tranh của Nga.
Bộ Tài chính đã cảnh báo với các ngân hàng kể từ tháng 12/2023 rằng nếu vẫn cứ tiếp tục giao dịch trong nền kinh tế thời chiến của Nga có thể làm cho họ bị cắt đứt khỏi hệ thống tài chính dựa trên đồng đô la.
Các lệnh trừng phạt của Bộ Ngoại giao Mỹ bao gồm cả các động thái nhằm kìm hãm ngành năng lượng của Nga và đánh vào các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và các nền kinh tế Trung Á mà Mỹ tin rằng đang giúp Nga né tránh các lệnh trừng phạt, Bộ Ngoại giao nói.
Các mục tiêu bao gồm bộ phận xuất nhập khẩu của Tập đoàn máy công cụ Đại Liên ở Trung Quốc, mà Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng hãng này đã cung cấp các mặt hàng lưỡng dụng dân sự-quân sự trị giá 4 triệu đô la cho các công ty Nga.
Bộ Tài chính Mỹ cũng nhắm mục tiêu vào hơn 20 công ty có trụ sở tại Hong Kong và Trung Quốc mà họ nói là đã cung cấp hàng hóa cho cơ sở công nghiệp quân sự của Nga.
Các biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ cũng bao gồm các hành động nhằm vào các công ty cung cấp linh kiện được lắp trong loại máy bay không người lái Orlan mà Nga đang sử dụng ở Ukraine.
Washington cũng muốn sử dụng các biện pháp trừng phạt để gây khó cho các dự án năng lượng trong tương lai ở Nga và việc vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng của nước này. Theo trang thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ, họ nhắm mục tiêu vào dự án Arctic LNG 2 trị giá 21 tỷ đô la của Nga và các công ty khác tham gia vào các dự án năng lượng trong tương lai ở Nga. Dự án Arctic LNG 2 đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, theo đó đã hạn chế việc Nga được sử dụng tàu chở dầu có thể đi qua băng.
Các lệnh trừng phạt cũng nhắm vào các công ty tham gia vận chuyển LNG, như White Fox Ship Management có trụ sở tại UAE, mà Mỹ nói rằng gần đây đã mua 4 con tàu để vận chuyển LNG.
Pháp chờ có thủ tướng mới, tình hình ở Trung Đông là hai trong số những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm nhất hôm nay 23/08/2024.
Trang nhất và bài xã luận của tờ Le Figaro chạy tựa “Đi tìm loài chim qúy hiếm” nhận định tổng thống Macron đang tìm kiếm một thủ tướng dày dặn kinh nghiệm và biết cách đoàn kết mọi người. Đồng thời, chủ nhân điện Elysée cũng mong muốn một thủ tướng không có tham vọng ra tranh cử tổng thống vào năm 2027. Emmanuel Macron tiếp tục hành trình tuyệt vọng tìm kiếm loài chim quý hiếm, trong bối cảnh ông không thể dựa vào các cuộc thăm dò để tìm ra một thủ tướng lý tưởng, bởi theo những thăm dò mới nhất, trớ trêu thay, thủ tướng từ nhiệm Gabriel Attal vẫn là nhân vật mà người dân Pháp muốn giữ lại ở điện Matignon.
Liệu buổi họp bàn của tổng thống với các lãnh đạo của phe đối lập có làm thay đổi tình hình hay không ? Đó là một ẩn số, bởi mỗi đảng đều có những quan điểm khác nhau. Lập trường của các đảng đã được xác định từ ngày 07/07 khi đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) và đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) để mắt tới cuộc bầu cử tổng thống 2027, còn đảng cánh tả Xã Hội (PS) và đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) dường như miễn cưỡng chấp nhận viễn cảnh “chung sống” chính trị (cohabitation).
Nhật báo thiên hữu cho rằng tổng thống Macron sẽ không tìm ra giải pháp từ các đảng phái mà từ các cá nhân. Trong cuộc tìm kiếm “con cừu năm chân”, Emmanuel Macron phải tìm ra một nhân vật có kinh nghiệm trong nghệ thuật đàm phán, đồng thời đủ vững vàng để đối mặt với một Quốc Hội sôi sục, trong đó có 11 nhóm chính trị, điều chưa từng có trước đây. Có kinh nghiệm chính trị là một lợi thế trong bối cảnh này, nhưng những cái tên được đề cập nhiều như Bernard Cazeneuve hay Xavier Bertrand dường như khó giúp cho chính trường Pháp thoát khỏi bế tắc.
Vẫn còn giả thuyết về cái gọi là nhân vật “xã hội dân sự”, một công chức cao cấp hay một chủ doanh nghiệp, lên lãnh đạo chính phủ. Tuy nhiên, Le Figaro nhận định ngay cả trong trường hợp một Mario Draghi phiên bản Pháp xuất hiện, điều đó không chắc sẽ đáp ứng được nguyện vọng của người dân Pháp, đã bỏ phiếu ồ ạt trong cuộc bầu cử lập pháp vừa qua để gửi thông điệp chính trị tới Emmanuel Macron. Họ xứng đáng có một chính phủ có thể hành động, chứ không phải một nhóm “siêu lãnh đạo” chỉ biết làm nền.
Chỉ định thủ tướng : Vở kịch của tổng thống Macron
Trang nhất của tờ Libération cũng quan tâm đến cùng chủ đề. Bài xã luận của nhật báo thiên tả chạy tựa “Macron và Matignon, vở kịch kéo dài quá lâu” mỉa mai rằng tất cả các diễn viên đều đã thuộc lời thoại như lòng bàn tay, sau khi đã có cả một mùa hè để tập dượt. Khán giả ngồi trong khán phòng, bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, đã biết tỏng nội dung vở kịch, nhưng dường như vẫn hy vọng sẽ khám phá được những điều mới mẻ.
Chính trị là một chủ đề nghiêm túc, thế nhưng từ 47 ngày qua, chính trường Pháp đã hoàn toàn bị tê liệt. Tổng thống Macron đã chọn giải pháp coi chính trường như một năm học, qua việc thong thả tận hưởng một mùa hè Thế Vận Hội và phớt lờ những lời kêu gọi bổ nhiệm thủ tướng mới của liên minh cánh tả NFP.
Libération nhận định quãng thời gian chờ đợi vừa qua nằm trong khuôn khổ “chiến dịch gạn lọc” của điện Elysée. Mong muốn lớn nhất của Emmanuel Macron là phá vỡ sự gắn kết của liên minh cánh tả, điều mà chủ nhân điện Elysée đã không lường trước. Ông muốn áp dụng trở lại những gì đã tạo nên ADN của mình cách đây 7 năm, với một chính phủ bao gồm cả cánh hữu lẫn cánh tả, hay lý tưởng nhất là cánh hữu và cánh trung.
Những cuộc tham vấn tại Elysée hoàn toàn mang tính hình thức và chỉ có mục đích khiến khán giả mòn mỏi chờ đợi trước khi bức màn vén lên và để lộ ra vị khách bất ngờ, người sẽ tiến vào điện Matignon, nhân vật mà chỉ mình Emmanuel Macron biết danh tính. Tờ báo kết luận rằng sau ngần ấy năm cầm quyền, và ngay cả khi ánh hào quang của mình đang dần lụi tàn, nam diễn viên chính vẫn cố chứng tỏ rằng vở kịch không thể được diễn nếu không có sự góp mặt của mình.
Israel gây áp lực với Tòa án Hình sự Quốc tế
Về thời sự ở Trung Đông, trang nhất của nhật báo Le Monde đề cập đến việc Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phải chịu áp lực từ phía Israel về những gì đang hoành hành ở dải Gaza. Để tránh việc tòa án nói trên ban hành lệnh bắt giữ thủ tướng Benjamin Netanyahu và bộ trưởng Quốc Phòng Yoav Gallant, Nhà nước Do Thái cùng với một số nước phương Tây, đang gia tăng các hành động cản trở tòa án thực thi quyền hành.
Các biện pháp trả đũa ngoại giao nhắm vào Na Uy, được Israel công bố ngày 08/08, là ví dụ điển hình về việc Israel gây áp lực với ICC. Ngoại trưởng Israel Israël Katz đã chỉ trích Oslo trong việc công nhận Palestine vào cuối tháng 5 và tham gia “phiên tòa vô căn cứ chống lại Israel tại ICC”. Trước đó hôm 20/05, công tố viên ICC Karim Khan đã đề nghị tòa ban hành lệnh bắt giữ Benjamin Netanyahu và Yoav Gallant.
Ba tuần sau đó, Vương Quốc Anh dự phiên tòa với tư cách là amicus curiae (người bạn của tòa án), có nhiệm vụ cung cấp ý kiến chuyên môn cho các thẩm phán. Tại phiên tòa, Luân Đôn khẳng định Hiệp định Oslo, được Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ký vào năm 1993 tại Nhà Trắng, không cho phép Palestine yêu cầu tòa án điều tra tội ác của Israel như Palestine đã từng làm hồi năm 2018. Yêu cầu này của Palestine đã buộc ICC mở cuộc điều tra vào tháng 03/2021, nhưng cho đến nay, tòa vẫn chưa ban hành lệnh bắt giữ với hai quan chức nêu trên.
Cách đây 3 năm, các thẩm phán ICC đã cho phép Anh Quốc nộp bản tóm tắt dài 10 trang để tòa nghiên cứu. Le Monde nhận định sau khi chấp nhận yêu cầu của Luân Đôn, các thẩm phán ICC đã vô hình trung cho phép nhiều đối tượng khác can thiệp, tạo thuận lợi cho “chiến dịch câu giờ” của Israel. ICC đã nhận được hơn 60 ý kiến từ các giáo sư luật quốc tế, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư vấn, một thượng nghị sĩ Mỹ, các cựu tướng lĩnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), các chuyên gia từ Liên Hiệp Quốc cùng với ý kiến của khoảng 20 quốc gia. Trong số đó có ý kiến của Na Uy, nước tuyên bố đóng vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán với Hiệp định Oslo, nhưng nay phải đối mặt với sự trả đũa ngoại giao từ Nhà nước Do Thái.
Những bất đồng giữa Israel và Hamas về hai “hành lang” ở Gaza
Vẫn về Trung Đông, tờ Les Echos có bài viết nhận định những bất đồng giữa Israel và tổ chức Palestine Hamas trong việc kiểm soát hai “hành lang” ở dải Gaza có nguy cơ khiến đàm phán ngưng bắn thất bại và khiến chiến tranh lan ra toàn bộ khu vực.
Bất chấp mọi nỗ lực của Hoa Kỳ, Washington vẫn chưa tìm ra giải pháp thần kỳ nào để giải quyết vấn đề này. Điều đáng lo ngại là trong trường hợp các cuộc đàm phán giữa hai bên đổ bể, Iran và tổ chức Hezbollah tại Liban có thể sẽ nhảy vào cuộc, gây ra một cuộc chiến tranh khu vực chống lại Nhà nước Do Thái.
“Hành lang” đầu tiên được quân đội Israel ngẫu nhiên đặt biệt danh là Philadelphia, một dải lãnh thổ dài 14 km và rộng khoảng 100 mét, chạy dọc theo toàn bộ biên giới phía nam Gaza với Ai Cập. Quân đội Israel kiểm soát hoàn toàn “hành lang” này, đặc biệt là cửa khẩu Rafah, vào cuối tháng 5. Kể từ đó, Israel bắt tay vào cuộc săn lùng ngầm. 20 đường hầm đi qua biên giới Ai Cập cùng với 82 lối vào đã bị phát hiện và phá hủy.
Mục tiêu của Nhà nước Do Thái là ngăn chặn Hamas buôn lậu vũ khí và cản trở lực lượng vũ trang của tổ chức Palestine tự do di chuyển. Đối với thủ tướng Benjamin Netanyahu, quân đội Israel sẽ phải luôn hiện diện ở khu vực này.
Về phần mình, Ai Cập, giống như Hamas, cũng phản đối sự hiện diện quân sự của Israel và mong muốn phía Palestine, không nhất thiết từ phe Hamas, chịu trách nhiệm quản lý đồn biên giới Rafah. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trong chuyến công du khu vực này những ngày qua, đã cố gắng đề xuất các công thức thỏa hiệp, nhưng hiện tại đều không mang lại kết quả.
“Hành lang” thứ hai có biệt danh là Netzarim, đặt theo tên của một trong những khu định cư mà Israel đã dỡ bỏ trong quá trình rút quân vào năm 2005. “Hành lang” này kéo dài hơn 6,5 km và cắt ngang phần giữa của dải Gaza. Quân đội Israel đã thiết lập một số vị trí ở khu vực này để từ đó tiến hành các hoạt động trên khắp dải Gaza.
Nhật báo kinh tế kết luận trong trường hợp đàm phán liên quan đến những “hành lang” nói trên thất bại, Iran và Hezbollah có thể sẽ biến những lời hăm dọa trả đũa quy mô lớn chống lại Israel thành hiện thực, sau khi thủ lĩnh chính trị của Hamas, Ismaïl Haniyeh, và lãnh đạo quân sự của Hezbollah, Fouad Chokr, bị Israel hạ sát lần lượt ở Teheran và Beirut.
Pháp : Tuần hành ở Bretagne kêu gọi Iran trao trả con tin
Quay trở lại Pháp, tờ La Croix dành bài xã luận nói về cuộc tuần hành sẽ được tổ chức vào cuối tuần này tại vùng Bretagne, phía tây nước Pháp, để kêu gọi Teheran trả tự do cho ba công dân Pháp bị giam giữ ở Iran.
Tên của họ là Cécile Kohler, Jacques Paris và Olivier (họ không được công khai). Cả ba hiện đang bị giam giữ ở Iran. Cécile Kohler và Jacques Paris bị giam từ ngày 07/05/2022 vì tội “gián điệp”. Bị tước đoạt tự do một cách tàn bạo khi đi du lịch ở Iran, họ bị Cộng Hòa Hồi Giáo sử dụng trong chiến lược “ngoại giao con tin” đáng ghê tởm, bao gồm việc bỏ tù những công dân phương Tây và biến họ thành những con bài thương lượng trong các cuộc đàm phán cấp Nhà nước.
Có rất ít thông tin về điều kiện giam giữ, nhưng nhiều khả năng họ bị giam trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của nhà tù Evin ở Teheran. Cũng không ai biết Paris đã có những biện pháp gì để giải cứu những con tin này. Các cuộc đàm phán có tiến triển tốt ? Hay chính phủ Pháp đang tỏ ra cứng rắn ? Các tù nhân và gia đình đang chờ đợi trong nỗi thống khổ khôn lường, sau khi trở thành nạn nhân của chiến lược “ngoại giao con tin”.
Nhật báo Công Giáo cho rằng tất cả mọi người đều có khả năng giúp đỡ những con tin này, qua việc luôn nhớ về họ, không để ký ức của họ bị chôn vùi bởi sự im lặng trôi theo thời gian. Bởi vậy, Cécile Kohler, Jacques Paris và Olivier sẽ là tâm điểm của sự chú ý vào cuối tuần này tại Paimpol, nơi tổ chức một cuộc tuần hành quy tụ các thành viên trong gia đình họ và một số cựu con tin để kêu gọi Iran trả tự do cho ba tù nhân nói trên. Đây cũng là cơ hội để tưởng nhớ những công dân châu Âu khác (Thụy Điển, Đức, Anh Quốc và Áo) bị chế độ Teheran giam giữ một cách tùy tiện, trong bối cảnh hàng trăm người Iran bị bắt và đôi khi bị xử tử mà không qua xét xử vì đã tham gia phong trao ủng hộ phụ nữ hay tự do. Cầu mong cho tất cả những người này, từ chốn ngục tù, có thể lắng nghe rằng họ không bị lãng quên.
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng, Jake Sullivan, sẽ gặp nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị tại Trung Quốc vào tuần tới để thảo luận về các vấn đề từ Đài Loan cho đến các cuộc đàm phán quân sự Mỹ - Trung và cuộc khủng hoảng fentanyl ở Mỹ, một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho biết vào thứ Sáu.
Trong các cuộc hội đàm từ ngày 27-29/8 tại Bắc Kinh, hai bên cũng sẽ thảo luận về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, cũng như vấn đề Biển Đông, Triều Tiên, Trung Đông, Myanmar và trí tuệ nhân tạo, quan chức này nói với các phóng viên.
Chuyến đi của ông Sullivan diễn ra trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 5/11, nơi ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris, phó tổng thống hiện tại, đối đầu với cựu Tổng thống Donald Trump, trong đó sự cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc là một vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng.
Cả hai bên đều tìm cách ổn định mối quan hệ đầy sóng gió trong năm qua kể từ khi mối quan hệ này xuống mức thấp kỷ lục sau khi Hoa Kỳ bắn hạ một khinh khí cầu bị nghi ngờ do thám của Trung Quốc.
Tờ Axios đưa tin trước đó rằng ông Sullivan và ông Vương dự kiến sẽ đặt nền móng cho một cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối năm nay, để tiếp nối hội nghị thượng đỉnh California của họ vào tháng 11 năm ngoái.
Nhà Trắng đã không trả lời yêu cầu bình luận về việc liệu một cuộc gặp như vậy có được cân nhắc hay không.
Ông Sullivan đã có các cuộc đàm phán thường xuyên với ông Vương, với mục đích như chính quyền nói là việc quản lý có trách nhiệm sự cạnh tranh giữa các siêu cường.
Vị quan chức lưu ý rằng hai người đã gặp nhau lần cuối vào tháng 1 tại Bangkok, nơi họ thảo luận về các cách thức thúc đẩy kết quả từ hội nghị thượng đỉnh California, bao gồm việc nối lại các cuộc đàm phán quân sự, hợp tác chống ma túy và những rủi ro do AI gây ra.
ĐIỂM TIẾP XÚC
Vị quan chức cho biết chuyến thăm không liên quan quá chặt chẽ đến cuộc bầu cử. “Đó không phải là vấn đề. Chúng tôi đã cố gắng thực hiện những điểm tiếp xúc giữa ông Vương Nghị và ông Jake Sullivan khoảng một lần mỗi quý”.
“(Cuộc bầu cử) luôn ở trong nền tảng của bất cứ cuộc gặp nào của chúng tôi với các quan chức nước ngoài quan tâm đến những gì sẽ diễn ra tiếp theo hoặc quá trình chuyển đổi sẽ như thế nào, nhưng cuộc họp này sẽ tập trung vào các chủ đề và vấn đề mà chúng tôi đang giải quyết”.
“Chúng tôi có thể hoàn thành rất nhiều việc trước khi kết thúc năm chỉ để quản lý mối quan hệ. Tôi nghĩ đó sẽ là trọng tâm”.
Viên chức này cho biết ông Sullivan sẽ thúc đẩy việc nối lại các cuộc đàm phán quân sự cấp cao với Trung Quốc, và cũng có khả năng nêu lên mối quan ngại của Hoa Kỳ về “áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế gia tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan”.
Ông cũng sẽ muốn lắng nghe đánh giá của Trung Quốc về tình hình ở Trung Đông, nơi hai bên có cách tiếp cận khác nhau nhưng có một số mối quan ngại chung về sự bất ổn.
“Nó thực sự là về việc xóa bỏ những hiểu lầm và tránh để cuộc cạnh tranh này biến thành xung đột hơn bất cứ điều gì khác”, viên chức này cho biết.
Vẫn theo viên chức Mỹ, có những lĩnh vực mà các bên có thể hợp tác, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng fentanyl tràn vào Hoa Kỳ.
"Cuộc chiến chống lại các hóa chất tiền chất bất hợp pháp và fentanyl là... một hoạt động thương mại không ngừng phát triển, vì vậy luôn có những điều chúng ta cần phải thúc đẩy”.
Những người chỉ trích ở Washington cho rằng chính quyền Biden đã không gây đủ áp lực lên Bắc Kinh về các chất liên quan đến fentanyl, vốn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng quá liều ma túy ở Hoa Kỳ.
Trung Quốc nói họ đang trấn áp fentanyl và các hóa chất tiền chất và rằng cuộc khủng hoảng ở Hoa Kỳ là vấn đề về phía bên cầu chứ không phải bên cung.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã gặp ông Vương Nghị và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 4. Chuyến thăm đó mang lại ít tiến triển về các vấn đề gây tranh cãi, mặc dù có một số nỗ lực nhằm xoa dịu bầu không khí bằng cách nhấn mạnh vào các hoạt động trao đổi giáo dục và văn hóa khác.
Ông Blinken đã nhắc lại mối quan ngại của Washington về hành động của Bắc Kinh đối với Đài Loan và sự ủng hộ của nước này đối với cuộc chiến của Nga tại Ukraine khi ông gặp Vương Nghị tại Lào vào tháng 7.
*********
Người di cư châu Á, bao gồm người Việt, bị kẹt nhiều tuần ở sân bay Brazil trong điều kiện báo động
Hàng trăm người di cư từ Ấn Độ, Nepal và Việt Nam đã bị kẹt tại sân bay quốc tế Sao Paulo trong nhiều tuần lễ qua trong điều kiện đáng báo động, phải ngủ trên sàn trong khi chờ nhập cảnh vào Brazil, theo Văn phòng Luật sư công và các tài liệu mà Reuters xem được vào thứ Sáu.
Người phát ngôn của văn phòng cho biết một người di cư 39 tuổi từ Ghana đã tử vong cách đây hai tuần mà không rõ nguyên nhân. Không rõ liệu người đàn ông này đã tử vong khi bị giữ lại tại sân bay hay trên đường đến bệnh viện.
Viên chức này cho biết có ít nhất 666 người di cư không có thị thực đang chờ nhập cảnh vào Brazil tại sân bay Guarulhos, với tình trạng không chắc chắn ngày càng gia tăng khi chính phủ có kế hoạch thắt chặt các quy tắc nhập cảnh vào thứ Hai để ngăn chặn dòng người nước ngoài sử dụng Brazil làm điểm trung chuyển để đến Hoa Kỳ và Canada.
Những người di cư bị giữ trong một khu vực hạn chế, không được phép tắm rửa và hạn chế di chuyển, khiến họ khó có thể kiếm được thức ăn và nước uống, trong khi trẻ em và thanh thiếu niên phải chịu đựng cái lạnh mùa đông mà không có chăn mền, viên chức này cho biết thêm.
Văn phòng Luật sư công cho rằng quyền con người của những người di cư đã bị vi phạm khi sức khỏe của họ ngày càng suy yếu.
Cơ quan này nói cần phải cải thiện khẩn cấp các điều kiện cho những người di cư trong khi tình trạng của họ đang được giải quyết, và trong một tuyên bố, kêu gọi nhà chức trách tuân thủ luật pháp của Brazil dựa trên nguyên tắc nhân đạo là chấp nhận người tị nạn và không trả họ về quốc gia xuất xứ.
Bộ Công an Brazil cho biết bắt đầu từ thứ Hai, du khách nước ngoài không có thị thực Brazil đang đi đến một quốc gia khác phải đi thẳng đến điểm đến của họ hoặc trở về quốc gia quê hương của họ.
Bộ này cho biết trong một tuyên bố rằng Brazil đã chứng kiến sự bùng nổ về du khách nước ngoài, đặc biệt là từ châu Á, hạ cánh tại quốc gia này để quá cảnh trên đường đến Bắc Mỹ.
Để vào Brazil, họ yêu cầu được cấp quy chế tị nạn, cáo buộc bị ngược đãi và đe dọa ở quốc gia quê hương, nhưng phần lớn đi về phía bắc khi có thể, theo hai báo cáo từ các cơ quan chức năng mà Reuters xem được và một nguồn tin cảnh sát cấp.
Hiện tại, những hành khách đến Sao Paulo mà không có thị thực sẽ không được phép ở lại Brazil, bộ này cho biết.
Không rõ liệu các quy định mới có áp dụng cho những người di cư đã có mặt tại sân bay Sao Paulo hay chỉ áp dụng cho những người đến sau khi các quy định có hiệu lực.
Các chuyên gia về nhập cư lo ngại rằng các quy định được đề xuất sẽ trái với Công ước về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc năm 1951, mà Brazil là một bên tham gia và kêu gọi các quốc gia tiếp nhận những người có nguy cơ ở quốc gia quê hương của họ, ngay cả khi họ không có giấy tờ.
Người đứng đầu ủy ban về người tị nạn của Brazil, Jean Uema, nói với Reuters rằng các quy định sẽ áp dụng cụ thể cho sân bay Sao Paulo và sẽ không có thay đổi nào đối với chính sách của Brazil đối với người xin tị nạn.
**********
Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự: bầu ai, miễn nhiệm ai?
Hiện có một số chức danh lãnh đạo đang cần được kiện toàn, trong đó có một phó thủ tướng, bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, bộ trưởng Tư pháp.
Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức họp bất thường vào ngày thứ Hai 26/8 để kiện toàn nhân sự cấp cao.
Văn bản dự kiến Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa 15, được Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố vào chiều ngày thứ Sáu 23/8 có nội dung như sau:
“Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa 15 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Kỳ họp sẽ diễn ra trong 01 ngày, bắt đầu từ 08 giờ 00 thứ Hai, ngày 26/8/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.”
Trong các cuộc họp bất thường gần đây, Quốc hội đã miễn nhiệm và bầu hoặc phê chuẩn một số lãnh đạo.
Chẳng hạn, vào ngày 21/3, Quốc hội đã họp bất thường để miễn nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Phê chuẩn phó thủ tướng, bộ trưởng?
Hiện có một số chức danh trong chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính cần phải thông qua Quốc hội.
Đầu tiên là vị trí của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Vào ngày 3/8, ông Khái đã bị Trung ương Đảng cho thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Vào ngày 8/8, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật ông Khái và đến ngày 13/8, Bộ Chính trị công bố hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông.
Nguyên nhân ông Lê Minh Khái bị kỷ luật được cho là liên quan đến vai trò của ông tại dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng, trong giai đoạn ông làm Tổng Thanh tra Chính phủ, Bí thư Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2021.
Hiện ông Khái vẫn còn giữ chức phó thủ tướng. Tuy nhiên, với việc ông không còn là ủy viên Trung ương Đảng, có thể hiểu là việc miễn nhiệm ông sẽ sớm được thực hiện.
Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014, phó thủ tướng là chức danh được Quốc hội phê chuẩn từ đề nghị của Thủ tướng.
Do đó, việc bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm chức danh phó thủ tướng thì cần cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền, ở đây là thủ tướng chính phủ, trình lên Quốc hội để miễn nhiệm.
Việc miễn nhiệm ông Khái cũng đồng nghĩa với việc cần bổ nhiệm một nhân vật mới "điền vào chỗ trống".
Một vị trí phó thủ tướng khác cũng có thể cần được xem xét, miễn nhiệm, đó là trường hợp ông Trần Lưu Quang.
Trường hợp ông Quang không liên quan đến vấn đề kỷ luật. Tuy nhiên, sau khi ông được phân công giữ chức trưởng Ban Kinh tế trung ương theo quyết định của Bộ Chính trị vào ngày 21/8, có khả năng ông sẽ rời chính phủ. Nếu vậy, sẽ cần có thêm một quy trình miễn nhiệm và phê chuẩn cho vị trí phó thủ tướng nữa.
Ghế Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cũng đang cần được kiện toàn. Bộ trưởng hiện nay là ông Đặng Quốc Khánh đã được Trung ương Đảng cho thôi chức ủy viên vào ngày 3/8 tương tự như trường hợp ông Lê Minh Khái. Do đó, có thể Quốc hội sẽ miễn nhiệm ông Khánh và phê chuẩn người thay thế ông trong kỳ họp bất thường lần này.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long mới đây được bổ nhiệm vị trí phó thủ tướng. Hiện có hai khả năng: Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp tục kiêm nhiệm chức bộ trưởng Tư pháp; hoặc sẽ có người mới thay ông ở ghế bộ trưởng. Nếu vậy, việc bổ nhiệm bộ trưởng cũng cần được Quốc hội phê chuẩn.
Cho đến nay, Quốc hội khóa 15 đã có 7 kỳ họp thường kỳ và 7 kỳ họp bất thường.
Bầu chủ tịch nước khi nào?
Một trong những vấn đề đang thu hút sự quan tâm hiện nay là liệu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tiếp tục giữ hai chức vụ cho đến Đại hội 14 hay ông sẽ thôi làm chủ tịch nước.
Sau khi trở thành chủ tịch nước hồi tháng 5, ông Tô Lâm đã được Trung ương Đảng bầu làm tổng bí thư vào ngày 3/8, chỉ hai tuần sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Vào ngày 15/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết dự kiến sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10/2024.
Vào ngày 12/8, hãng tin Reuters dẫn lời một số quan chức Việt Nam và nước ngoài nói rằng ông Tô Lâm sẽ thôi chức chủ tịch nước khi Quốc hội họp thường kỳ vào tháng 10.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 dự kiến khai mạc vào ngày 21/10 và bế mạc trễ nhất là vào ngày 30/11.
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tập trung chuẩn bị cho Đại hội 14, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1/2026. Hai công tác được coi là quan trọng nhất là nhân sự và văn kiện.
Tại Đại hội 14, các vị trí lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam - bao gồm Tứ Trụ, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương Đảng - sẽ được bầu lại.
Nhiều chuyên gia và nhà ngoại giao cho rằng ông Tô Lâm hiện đang là ứng viên sáng giá nhất cho chiếc ghế tổng bí thư khóa 14.
Ngày 8/8, Giáo sư Jonathan London, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học người Mỹ chuyên về giáo dục và chính trị đương đại Việt Nam, bình luận với BBC News Tiếng Việt:
"Trong quá khứ gần thì Việt Nam có trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng từng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước và tổng bí thư trong hơn hai năm sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Sắp tới Việt Nam sẽ có Đại hội Đảng thì sẽ quay lại thể chế cũ, tức sẽ có bốn người trong Tứ Trụ."
"Ông Tô Lâm đã nắm cả hai vị trí nhưng tôi nghĩ chính trị của Việt Nam nên được hiểu thông qua một quá trình chứ không phải một hiện tượng, một cá nhân. Điều quan trọng là chờ đợi xem ông Tô Lâm sẽ làm được những gì cũng như ông ấy và Thủ tướng Phạm Minh Chính - hai lãnh đạo quan trọng nhất trên chính trường Việt Nam hiện tại - sẽ kết hợp với nhau như thế nào để giải quyết những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt."
********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 24 - 8 -202 : Khoe thành tích: 75 % Độc giả HNPD hiện đang sống ở Bên Kia Bức Màn Sắt !
********
TIN TỔNG HỢP
(REUTERS) – Tập đoàn điện gió na Uy rút khỏi Việt Nam. Người phát ngôn của Equinor tập đoàn năng lượng hàng đầu của Na Uy ngày 23/08/2023 cho biết Equinor quyết định đóng cửa văn phòng tại Hà Nội, bỏ các kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của quốc tế trong các dự án năng lượng tái tạo vì gió mạnh ở vùng nước nông gần các khu vực ven biển, đông dân cư, theo đánh giá của Ngân Hàng Thế giới, nhưng sự chậm trễ trong cải cách quy định gần đây đã khiến một số nhà đầu tư tương lai phải xem xét lại kế hoạch của họ. Đây là lần đầu tiên Equinor đóng cửa một văn phòng quốc tế về phát triển điện gió ngoài khơi.
(AFP)- Cảnh sát Philippines đột kích một tụ điểm lừa đảo của người Trung Quốc. Cảnh sát Philippines thông báo ngày 22/08/2024 đó là một tụ điểm lừa đảo qua mạng internet do các kiều dân Trung Quốc điều hành tại thủ đô Manila, hàng chục người Philippines làm thuê và người nước ngoài bị bắt giữ, trong đó có 58 công dân Trung Quốc, chuyên dụ dỗ các nạn nhân đầu tư tiền vào các nền tảng giả.
(AFP) – Bình Nhưỡng chỉ trích Mỹ bán trực thăng hiên đại cho Hàn Quốc. Bộ Quốc Phòng Bắc Triều Tiên, trong thông cáo ra ngày 22/08/2024, gọi việc Mỹ bán trực thăng Apache cho Hàn Quốc là hành động « thiếu thận trọng và khiêu khích » nhằm « cố tình gây bất ổn an ninh trong khu vực », đồng thời thông cáo cũng phản đối mạnh mẽ việc Mỹ bán vũ khí cho Nhật Bản mới đây mà Bình Nhưỡng gọi là « sự tăng cường quân sự cho các thế lực chư hầu ». Chế độ Bắc Triều Tiên nhấn mạnh, thỏa thuận này càng khiến Bình Nhưỡng « tăng cường hơn nữa » các phương tiện « răn đe chiến lược » của riêng mình.
(AFP) – 8 quân nhân Đài Loan bị kết án tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Theo tòa thượng thẩm Đài Loan, hôm qua, 22/08/2024, các bị cáo bị kết án do để lọt ‘‘những bí mật quan trọng’’, với động cơ ‘‘kiếm tiền’’. Án phạt nặng nhất là với quân nhân tên ‘‘Hsiao’’, với án 13 năm tù. Theo tòa án Đài Loan, bị cáo đã đóng vai trò then chốt trong việc tuyển mộ binh sĩ để lập một ‘‘mạng lưới hoạt động cho Trung Quốc’’
(AFP) – Canada: Bãi công làm tê liệt mạng đường sắt chở hàng, chính phủ ra lệnh các công ty hoạt động trở lại. Mạng lưới đường sắt chở hàng của Canada ngừng hoạt động từ hôm qua, 22/08/2024 sau khi gần 100.000 nhân viên bãi công do các thương thuyết nhằm cải thiện điều kiện lao động, với ban lãnh đạo hai công ty vận tải (CN và CPKC), bất thành. Theo AFP, đây là lần đầu tiên bãi công diễn ra đồng loạt tại hai công ty ngành vận tải đường sắt.
(AFP) – Phát hiện viên kim cương khổng lồ, lớn thứ hai thế giới tại miền nam châu Phi, ‘‘nhờ tia X’’. Một công ty khai mỏ Canada hôm qua, 22/08/2024, thông báo đã phát hiện được viên kim cương năng đến 2.492 carat, tương đương nửa ki lô. Theo Finacial Times, báu vật này ước tính trị giá hơn 40 triệu euro. Theo tổng giám đốc 77 Diamonds, tập đoàn trang sức lớn nhất châu Âu, đây là phát hiện quan trọng nhất trong ngành kim cương từ 120 năm nay. Chuyên gia này cho biết, phát hiện nói trên chủ yếu là nhờ công nghệ phát hiện bằng tia X.
(AFP) – Pháp : Nữ phóng viên chiến trường Madeleine Riffaud ra mắt tập 3 hồi ký chiến tranh đúng dịp tròn 100 tuổi. Cựu chiến binh Madeleine Riffaud, sinh năm 1924, từng tham gia cuộc kháng chiến chống phát xít Đức, hôm nay, 23/082/2024, cho ra mắt tập ba và cũng là cuốn cuối cùng trong tập hồi ký bằng truyện tranh, có tiêu đề ‘‘Les nouilles à la tomate’’ (Mỳ sốt cà chua’’). Mỳ sốt cà chua là một trong những món ăn ngon nhất trong ký ức của bà về cái thời gian nan này. Cũng trong dịp bà Riffdaud tròn 100 tuổi, nhà xuất bản Point công bố một tuyển tập thơ Madeleine Riffaud.
**********
TT Biden điện đàm với ông Zelenskyy, công bố khoản viện trợ quân sự mới cho Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Sáu 23/8 và công bố một gói viện trợ quân sự mới trước Ngày Độc lập của Ukraine vào thứ Bảy 24/8, các văn phòng của hai ông cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, cũng điện đàm với người đồng cấp Ukraine Rustem Umerov hôm 23/8, viết trên mạng xã hội rằng gói viện trợ này trị giá 125 triệu đô la.
Trong cuộc điện đàm với ông Zelenskyy, ông Biden tái khẳng định sự ủng hộ của Washington, được Nhà Trắng mô tả là "không lay chuyển", dành cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Gói viện trợ bao gồm tên lửa phòng không, thiết bị chống máy bay không người lái, tên lửa chống tăng và đạn dược, Nhà Trắng ra tuyên bố cho hay.
Các nhà lãnh đạo hai nước tiến hành điện đàm trước ngày độc lập của Ukraine.
"Ukraine rất cần nguồn cung cấp vũ khí từ các gói viện trợ đã công bố, đặc biệt là các hệ thống phòng không bổ sung để bảo vệ hiệu quả các thành phố, cộng đồng và cơ sở hạ tầng quan trọng", ông Zelenskyy bày tỏ trong một tuyên bố sau cuộc điện đàm, được văn phòng của ông công bố.
Sau khi chiếm Crimea từ tay Ukraine vào năm 2014, Nga đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng hồi tháng 2/2022. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã cung cấp viện trợ, trợ giúp quân sự cho Ukraine đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xâm lược này.
Washington đã cung cấp cho Ukraine hơn 50 tỷ đô la qua các khoản viện trợ quân sự kể từ năm 2022.
Cuộc chiến leo thang vào ngày 6/8 khi Ukraine điều hàng nghìn binh sĩ vượt qua biên giới đi vào khu vực Kursk ở miền tây của Nga. Kể từ đó, Kyiv đã tuyên bố một loạt thắng lợi trên chiến trường, nhưng lực lượng Nga vẫn tiếp tục tiến quân đều đặn ở miền đông Ukraine.
Trong một diễn biến riêng rẽ, cũng hôm 23/8, Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt đối với hơn 400 tổ chức và cá nhân vì hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga tại Ukraine, bao gồm cả các công ty Trung Quốc mà các quan chức Hoa Kỳ tin rằng đang giúp Moscow lách lệnh trừng phạt của phương Tây và tăng cường sức mạnh của quân đội.
*********
Mỹ trừng phạt 400 pháp nhân, gồm các hãng Trung Quốc, vì tiếp tay cho chiến tranh của Nga
Hôm thứ Sáu 23/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết quốc gia này áp đặt lệnh trừng phạt đối với hơn 400 pháp nhân và cá nhân vì họ tiếp tay cho nỗ lực chiến tranh của Nga tại Ukraine, bao gồm cả những công ty Trung Quốc mà các quan chức Mỹ tin rằng đang giúp Moscow lách lệnh trừng phạt của phương Tây và tăng cường sức mạnh của quân đội.
Theo trang thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ nói tóm tắt về các lệnh trừng phạt đối với 190 mục tiêu, các lệnh này bao gồm các biện pháp nhằm vào các hãng ở Trung Quốc tham gia vận chuyển máy công cụ và đồ vi điện tử đến Nga.
Bộ Tài chính Mỹ cho hay họ cũng đang nhắm mục tiêu vào các mạng lưới xuyên quốc gia tham gia mua đạn dược và các vật tư khác cho Nga.
Chính quyền của Tổng thống Biden cũng bổ sung 123 pháp nhân vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, có tên tiếng Anh là Entity List. Danh sách này buộc các nhà cung cấp phải xin giấy phép trước khi vận chuyển hàng đến các công ty bị đưa vào tầm ngắm. Những pháp nhân bị bổ sung hôm 23/8 bao gồm 63 ở Nga và 42 ở Trung Quốc.
Bộ Tài chính Mỹ nói rằng họ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công ty công nghệ tài chính, chứng khoán, cho vay bất động sản và các công ty tài chính khác của Nga, nhưng chưa áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng nước ngoài hỗ trợ các giao dịch góp phần tiếp sức cho nỗ lực chiến tranh của Nga.
Bộ Tài chính đã cảnh báo với các ngân hàng kể từ tháng 12/2023 rằng nếu vẫn cứ tiếp tục giao dịch trong nền kinh tế thời chiến của Nga có thể làm cho họ bị cắt đứt khỏi hệ thống tài chính dựa trên đồng đô la.
Các lệnh trừng phạt của Bộ Ngoại giao Mỹ bao gồm cả các động thái nhằm kìm hãm ngành năng lượng của Nga và đánh vào các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và các nền kinh tế Trung Á mà Mỹ tin rằng đang giúp Nga né tránh các lệnh trừng phạt, Bộ Ngoại giao nói.
Các mục tiêu bao gồm bộ phận xuất nhập khẩu của Tập đoàn máy công cụ Đại Liên ở Trung Quốc, mà Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng hãng này đã cung cấp các mặt hàng lưỡng dụng dân sự-quân sự trị giá 4 triệu đô la cho các công ty Nga.
Bộ Tài chính Mỹ cũng nhắm mục tiêu vào hơn 20 công ty có trụ sở tại Hong Kong và Trung Quốc mà họ nói là đã cung cấp hàng hóa cho cơ sở công nghiệp quân sự của Nga.
Các biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ cũng bao gồm các hành động nhằm vào các công ty cung cấp linh kiện được lắp trong loại máy bay không người lái Orlan mà Nga đang sử dụng ở Ukraine.
Washington cũng muốn sử dụng các biện pháp trừng phạt để gây khó cho các dự án năng lượng trong tương lai ở Nga và việc vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng của nước này. Theo trang thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ, họ nhắm mục tiêu vào dự án Arctic LNG 2 trị giá 21 tỷ đô la của Nga và các công ty khác tham gia vào các dự án năng lượng trong tương lai ở Nga. Dự án Arctic LNG 2 đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, theo đó đã hạn chế việc Nga được sử dụng tàu chở dầu có thể đi qua băng.
Các lệnh trừng phạt cũng nhắm vào các công ty tham gia vận chuyển LNG, như White Fox Ship Management có trụ sở tại UAE, mà Mỹ nói rằng gần đây đã mua 4 con tàu để vận chuyển LNG.
Pháp chờ có thủ tướng mới, tình hình ở Trung Đông là hai trong số những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm nhất hôm nay 23/08/2024.
Trang nhất và bài xã luận của tờ Le Figaro chạy tựa “Đi tìm loài chim qúy hiếm” nhận định tổng thống Macron đang tìm kiếm một thủ tướng dày dặn kinh nghiệm và biết cách đoàn kết mọi người. Đồng thời, chủ nhân điện Elysée cũng mong muốn một thủ tướng không có tham vọng ra tranh cử tổng thống vào năm 2027. Emmanuel Macron tiếp tục hành trình tuyệt vọng tìm kiếm loài chim quý hiếm, trong bối cảnh ông không thể dựa vào các cuộc thăm dò để tìm ra một thủ tướng lý tưởng, bởi theo những thăm dò mới nhất, trớ trêu thay, thủ tướng từ nhiệm Gabriel Attal vẫn là nhân vật mà người dân Pháp muốn giữ lại ở điện Matignon.
Liệu buổi họp bàn của tổng thống với các lãnh đạo của phe đối lập có làm thay đổi tình hình hay không ? Đó là một ẩn số, bởi mỗi đảng đều có những quan điểm khác nhau. Lập trường của các đảng đã được xác định từ ngày 07/07 khi đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) và đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) để mắt tới cuộc bầu cử tổng thống 2027, còn đảng cánh tả Xã Hội (PS) và đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) dường như miễn cưỡng chấp nhận viễn cảnh “chung sống” chính trị (cohabitation).
Nhật báo thiên hữu cho rằng tổng thống Macron sẽ không tìm ra giải pháp từ các đảng phái mà từ các cá nhân. Trong cuộc tìm kiếm “con cừu năm chân”, Emmanuel Macron phải tìm ra một nhân vật có kinh nghiệm trong nghệ thuật đàm phán, đồng thời đủ vững vàng để đối mặt với một Quốc Hội sôi sục, trong đó có 11 nhóm chính trị, điều chưa từng có trước đây. Có kinh nghiệm chính trị là một lợi thế trong bối cảnh này, nhưng những cái tên được đề cập nhiều như Bernard Cazeneuve hay Xavier Bertrand dường như khó giúp cho chính trường Pháp thoát khỏi bế tắc.
Vẫn còn giả thuyết về cái gọi là nhân vật “xã hội dân sự”, một công chức cao cấp hay một chủ doanh nghiệp, lên lãnh đạo chính phủ. Tuy nhiên, Le Figaro nhận định ngay cả trong trường hợp một Mario Draghi phiên bản Pháp xuất hiện, điều đó không chắc sẽ đáp ứng được nguyện vọng của người dân Pháp, đã bỏ phiếu ồ ạt trong cuộc bầu cử lập pháp vừa qua để gửi thông điệp chính trị tới Emmanuel Macron. Họ xứng đáng có một chính phủ có thể hành động, chứ không phải một nhóm “siêu lãnh đạo” chỉ biết làm nền.
Chỉ định thủ tướng : Vở kịch của tổng thống Macron
Trang nhất của tờ Libération cũng quan tâm đến cùng chủ đề. Bài xã luận của nhật báo thiên tả chạy tựa “Macron và Matignon, vở kịch kéo dài quá lâu” mỉa mai rằng tất cả các diễn viên đều đã thuộc lời thoại như lòng bàn tay, sau khi đã có cả một mùa hè để tập dượt. Khán giả ngồi trong khán phòng, bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, đã biết tỏng nội dung vở kịch, nhưng dường như vẫn hy vọng sẽ khám phá được những điều mới mẻ.
Chính trị là một chủ đề nghiêm túc, thế nhưng từ 47 ngày qua, chính trường Pháp đã hoàn toàn bị tê liệt. Tổng thống Macron đã chọn giải pháp coi chính trường như một năm học, qua việc thong thả tận hưởng một mùa hè Thế Vận Hội và phớt lờ những lời kêu gọi bổ nhiệm thủ tướng mới của liên minh cánh tả NFP.
Libération nhận định quãng thời gian chờ đợi vừa qua nằm trong khuôn khổ “chiến dịch gạn lọc” của điện Elysée. Mong muốn lớn nhất của Emmanuel Macron là phá vỡ sự gắn kết của liên minh cánh tả, điều mà chủ nhân điện Elysée đã không lường trước. Ông muốn áp dụng trở lại những gì đã tạo nên ADN của mình cách đây 7 năm, với một chính phủ bao gồm cả cánh hữu lẫn cánh tả, hay lý tưởng nhất là cánh hữu và cánh trung.
Những cuộc tham vấn tại Elysée hoàn toàn mang tính hình thức và chỉ có mục đích khiến khán giả mòn mỏi chờ đợi trước khi bức màn vén lên và để lộ ra vị khách bất ngờ, người sẽ tiến vào điện Matignon, nhân vật mà chỉ mình Emmanuel Macron biết danh tính. Tờ báo kết luận rằng sau ngần ấy năm cầm quyền, và ngay cả khi ánh hào quang của mình đang dần lụi tàn, nam diễn viên chính vẫn cố chứng tỏ rằng vở kịch không thể được diễn nếu không có sự góp mặt của mình.
Israel gây áp lực với Tòa án Hình sự Quốc tế
Về thời sự ở Trung Đông, trang nhất của nhật báo Le Monde đề cập đến việc Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phải chịu áp lực từ phía Israel về những gì đang hoành hành ở dải Gaza. Để tránh việc tòa án nói trên ban hành lệnh bắt giữ thủ tướng Benjamin Netanyahu và bộ trưởng Quốc Phòng Yoav Gallant, Nhà nước Do Thái cùng với một số nước phương Tây, đang gia tăng các hành động cản trở tòa án thực thi quyền hành.
Các biện pháp trả đũa ngoại giao nhắm vào Na Uy, được Israel công bố ngày 08/08, là ví dụ điển hình về việc Israel gây áp lực với ICC. Ngoại trưởng Israel Israël Katz đã chỉ trích Oslo trong việc công nhận Palestine vào cuối tháng 5 và tham gia “phiên tòa vô căn cứ chống lại Israel tại ICC”. Trước đó hôm 20/05, công tố viên ICC Karim Khan đã đề nghị tòa ban hành lệnh bắt giữ Benjamin Netanyahu và Yoav Gallant.
Ba tuần sau đó, Vương Quốc Anh dự phiên tòa với tư cách là amicus curiae (người bạn của tòa án), có nhiệm vụ cung cấp ý kiến chuyên môn cho các thẩm phán. Tại phiên tòa, Luân Đôn khẳng định Hiệp định Oslo, được Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ký vào năm 1993 tại Nhà Trắng, không cho phép Palestine yêu cầu tòa án điều tra tội ác của Israel như Palestine đã từng làm hồi năm 2018. Yêu cầu này của Palestine đã buộc ICC mở cuộc điều tra vào tháng 03/2021, nhưng cho đến nay, tòa vẫn chưa ban hành lệnh bắt giữ với hai quan chức nêu trên.
Cách đây 3 năm, các thẩm phán ICC đã cho phép Anh Quốc nộp bản tóm tắt dài 10 trang để tòa nghiên cứu. Le Monde nhận định sau khi chấp nhận yêu cầu của Luân Đôn, các thẩm phán ICC đã vô hình trung cho phép nhiều đối tượng khác can thiệp, tạo thuận lợi cho “chiến dịch câu giờ” của Israel. ICC đã nhận được hơn 60 ý kiến từ các giáo sư luật quốc tế, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư vấn, một thượng nghị sĩ Mỹ, các cựu tướng lĩnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), các chuyên gia từ Liên Hiệp Quốc cùng với ý kiến của khoảng 20 quốc gia. Trong số đó có ý kiến của Na Uy, nước tuyên bố đóng vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán với Hiệp định Oslo, nhưng nay phải đối mặt với sự trả đũa ngoại giao từ Nhà nước Do Thái.
Những bất đồng giữa Israel và Hamas về hai “hành lang” ở Gaza
Vẫn về Trung Đông, tờ Les Echos có bài viết nhận định những bất đồng giữa Israel và tổ chức Palestine Hamas trong việc kiểm soát hai “hành lang” ở dải Gaza có nguy cơ khiến đàm phán ngưng bắn thất bại và khiến chiến tranh lan ra toàn bộ khu vực.
Bất chấp mọi nỗ lực của Hoa Kỳ, Washington vẫn chưa tìm ra giải pháp thần kỳ nào để giải quyết vấn đề này. Điều đáng lo ngại là trong trường hợp các cuộc đàm phán giữa hai bên đổ bể, Iran và tổ chức Hezbollah tại Liban có thể sẽ nhảy vào cuộc, gây ra một cuộc chiến tranh khu vực chống lại Nhà nước Do Thái.
“Hành lang” đầu tiên được quân đội Israel ngẫu nhiên đặt biệt danh là Philadelphia, một dải lãnh thổ dài 14 km và rộng khoảng 100 mét, chạy dọc theo toàn bộ biên giới phía nam Gaza với Ai Cập. Quân đội Israel kiểm soát hoàn toàn “hành lang” này, đặc biệt là cửa khẩu Rafah, vào cuối tháng 5. Kể từ đó, Israel bắt tay vào cuộc săn lùng ngầm. 20 đường hầm đi qua biên giới Ai Cập cùng với 82 lối vào đã bị phát hiện và phá hủy.
Mục tiêu của Nhà nước Do Thái là ngăn chặn Hamas buôn lậu vũ khí và cản trở lực lượng vũ trang của tổ chức Palestine tự do di chuyển. Đối với thủ tướng Benjamin Netanyahu, quân đội Israel sẽ phải luôn hiện diện ở khu vực này.
Về phần mình, Ai Cập, giống như Hamas, cũng phản đối sự hiện diện quân sự của Israel và mong muốn phía Palestine, không nhất thiết từ phe Hamas, chịu trách nhiệm quản lý đồn biên giới Rafah. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trong chuyến công du khu vực này những ngày qua, đã cố gắng đề xuất các công thức thỏa hiệp, nhưng hiện tại đều không mang lại kết quả.
“Hành lang” thứ hai có biệt danh là Netzarim, đặt theo tên của một trong những khu định cư mà Israel đã dỡ bỏ trong quá trình rút quân vào năm 2005. “Hành lang” này kéo dài hơn 6,5 km và cắt ngang phần giữa của dải Gaza. Quân đội Israel đã thiết lập một số vị trí ở khu vực này để từ đó tiến hành các hoạt động trên khắp dải Gaza.
Nhật báo kinh tế kết luận trong trường hợp đàm phán liên quan đến những “hành lang” nói trên thất bại, Iran và Hezbollah có thể sẽ biến những lời hăm dọa trả đũa quy mô lớn chống lại Israel thành hiện thực, sau khi thủ lĩnh chính trị của Hamas, Ismaïl Haniyeh, và lãnh đạo quân sự của Hezbollah, Fouad Chokr, bị Israel hạ sát lần lượt ở Teheran và Beirut.
Pháp : Tuần hành ở Bretagne kêu gọi Iran trao trả con tin
Quay trở lại Pháp, tờ La Croix dành bài xã luận nói về cuộc tuần hành sẽ được tổ chức vào cuối tuần này tại vùng Bretagne, phía tây nước Pháp, để kêu gọi Teheran trả tự do cho ba công dân Pháp bị giam giữ ở Iran.
Tên của họ là Cécile Kohler, Jacques Paris và Olivier (họ không được công khai). Cả ba hiện đang bị giam giữ ở Iran. Cécile Kohler và Jacques Paris bị giam từ ngày 07/05/2022 vì tội “gián điệp”. Bị tước đoạt tự do một cách tàn bạo khi đi du lịch ở Iran, họ bị Cộng Hòa Hồi Giáo sử dụng trong chiến lược “ngoại giao con tin” đáng ghê tởm, bao gồm việc bỏ tù những công dân phương Tây và biến họ thành những con bài thương lượng trong các cuộc đàm phán cấp Nhà nước.
Có rất ít thông tin về điều kiện giam giữ, nhưng nhiều khả năng họ bị giam trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của nhà tù Evin ở Teheran. Cũng không ai biết Paris đã có những biện pháp gì để giải cứu những con tin này. Các cuộc đàm phán có tiến triển tốt ? Hay chính phủ Pháp đang tỏ ra cứng rắn ? Các tù nhân và gia đình đang chờ đợi trong nỗi thống khổ khôn lường, sau khi trở thành nạn nhân của chiến lược “ngoại giao con tin”.
Nhật báo Công Giáo cho rằng tất cả mọi người đều có khả năng giúp đỡ những con tin này, qua việc luôn nhớ về họ, không để ký ức của họ bị chôn vùi bởi sự im lặng trôi theo thời gian. Bởi vậy, Cécile Kohler, Jacques Paris và Olivier sẽ là tâm điểm của sự chú ý vào cuối tuần này tại Paimpol, nơi tổ chức một cuộc tuần hành quy tụ các thành viên trong gia đình họ và một số cựu con tin để kêu gọi Iran trả tự do cho ba tù nhân nói trên. Đây cũng là cơ hội để tưởng nhớ những công dân châu Âu khác (Thụy Điển, Đức, Anh Quốc và Áo) bị chế độ Teheran giam giữ một cách tùy tiện, trong bối cảnh hàng trăm người Iran bị bắt và đôi khi bị xử tử mà không qua xét xử vì đã tham gia phong trao ủng hộ phụ nữ hay tự do. Cầu mong cho tất cả những người này, từ chốn ngục tù, có thể lắng nghe rằng họ không bị lãng quên.
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng, Jake Sullivan, sẽ gặp nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị tại Trung Quốc vào tuần tới để thảo luận về các vấn đề từ Đài Loan cho đến các cuộc đàm phán quân sự Mỹ - Trung và cuộc khủng hoảng fentanyl ở Mỹ, một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho biết vào thứ Sáu.
Trong các cuộc hội đàm từ ngày 27-29/8 tại Bắc Kinh, hai bên cũng sẽ thảo luận về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, cũng như vấn đề Biển Đông, Triều Tiên, Trung Đông, Myanmar và trí tuệ nhân tạo, quan chức này nói với các phóng viên.
Chuyến đi của ông Sullivan diễn ra trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 5/11, nơi ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris, phó tổng thống hiện tại, đối đầu với cựu Tổng thống Donald Trump, trong đó sự cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc là một vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng.
Cả hai bên đều tìm cách ổn định mối quan hệ đầy sóng gió trong năm qua kể từ khi mối quan hệ này xuống mức thấp kỷ lục sau khi Hoa Kỳ bắn hạ một khinh khí cầu bị nghi ngờ do thám của Trung Quốc.
Tờ Axios đưa tin trước đó rằng ông Sullivan và ông Vương dự kiến sẽ đặt nền móng cho một cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối năm nay, để tiếp nối hội nghị thượng đỉnh California của họ vào tháng 11 năm ngoái.
Nhà Trắng đã không trả lời yêu cầu bình luận về việc liệu một cuộc gặp như vậy có được cân nhắc hay không.
Ông Sullivan đã có các cuộc đàm phán thường xuyên với ông Vương, với mục đích như chính quyền nói là việc quản lý có trách nhiệm sự cạnh tranh giữa các siêu cường.
Vị quan chức lưu ý rằng hai người đã gặp nhau lần cuối vào tháng 1 tại Bangkok, nơi họ thảo luận về các cách thức thúc đẩy kết quả từ hội nghị thượng đỉnh California, bao gồm việc nối lại các cuộc đàm phán quân sự, hợp tác chống ma túy và những rủi ro do AI gây ra.
ĐIỂM TIẾP XÚC
Vị quan chức cho biết chuyến thăm không liên quan quá chặt chẽ đến cuộc bầu cử. “Đó không phải là vấn đề. Chúng tôi đã cố gắng thực hiện những điểm tiếp xúc giữa ông Vương Nghị và ông Jake Sullivan khoảng một lần mỗi quý”.
“(Cuộc bầu cử) luôn ở trong nền tảng của bất cứ cuộc gặp nào của chúng tôi với các quan chức nước ngoài quan tâm đến những gì sẽ diễn ra tiếp theo hoặc quá trình chuyển đổi sẽ như thế nào, nhưng cuộc họp này sẽ tập trung vào các chủ đề và vấn đề mà chúng tôi đang giải quyết”.
“Chúng tôi có thể hoàn thành rất nhiều việc trước khi kết thúc năm chỉ để quản lý mối quan hệ. Tôi nghĩ đó sẽ là trọng tâm”.
Viên chức này cho biết ông Sullivan sẽ thúc đẩy việc nối lại các cuộc đàm phán quân sự cấp cao với Trung Quốc, và cũng có khả năng nêu lên mối quan ngại của Hoa Kỳ về “áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế gia tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan”.
Ông cũng sẽ muốn lắng nghe đánh giá của Trung Quốc về tình hình ở Trung Đông, nơi hai bên có cách tiếp cận khác nhau nhưng có một số mối quan ngại chung về sự bất ổn.
“Nó thực sự là về việc xóa bỏ những hiểu lầm và tránh để cuộc cạnh tranh này biến thành xung đột hơn bất cứ điều gì khác”, viên chức này cho biết.
Vẫn theo viên chức Mỹ, có những lĩnh vực mà các bên có thể hợp tác, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng fentanyl tràn vào Hoa Kỳ.
"Cuộc chiến chống lại các hóa chất tiền chất bất hợp pháp và fentanyl là... một hoạt động thương mại không ngừng phát triển, vì vậy luôn có những điều chúng ta cần phải thúc đẩy”.
Những người chỉ trích ở Washington cho rằng chính quyền Biden đã không gây đủ áp lực lên Bắc Kinh về các chất liên quan đến fentanyl, vốn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng quá liều ma túy ở Hoa Kỳ.
Trung Quốc nói họ đang trấn áp fentanyl và các hóa chất tiền chất và rằng cuộc khủng hoảng ở Hoa Kỳ là vấn đề về phía bên cầu chứ không phải bên cung.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã gặp ông Vương Nghị và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 4. Chuyến thăm đó mang lại ít tiến triển về các vấn đề gây tranh cãi, mặc dù có một số nỗ lực nhằm xoa dịu bầu không khí bằng cách nhấn mạnh vào các hoạt động trao đổi giáo dục và văn hóa khác.
Ông Blinken đã nhắc lại mối quan ngại của Washington về hành động của Bắc Kinh đối với Đài Loan và sự ủng hộ của nước này đối với cuộc chiến của Nga tại Ukraine khi ông gặp Vương Nghị tại Lào vào tháng 7.
*********
Người di cư châu Á, bao gồm người Việt, bị kẹt nhiều tuần ở sân bay Brazil trong điều kiện báo động
Hàng trăm người di cư từ Ấn Độ, Nepal và Việt Nam đã bị kẹt tại sân bay quốc tế Sao Paulo trong nhiều tuần lễ qua trong điều kiện đáng báo động, phải ngủ trên sàn trong khi chờ nhập cảnh vào Brazil, theo Văn phòng Luật sư công và các tài liệu mà Reuters xem được vào thứ Sáu.
Người phát ngôn của văn phòng cho biết một người di cư 39 tuổi từ Ghana đã tử vong cách đây hai tuần mà không rõ nguyên nhân. Không rõ liệu người đàn ông này đã tử vong khi bị giữ lại tại sân bay hay trên đường đến bệnh viện.
Viên chức này cho biết có ít nhất 666 người di cư không có thị thực đang chờ nhập cảnh vào Brazil tại sân bay Guarulhos, với tình trạng không chắc chắn ngày càng gia tăng khi chính phủ có kế hoạch thắt chặt các quy tắc nhập cảnh vào thứ Hai để ngăn chặn dòng người nước ngoài sử dụng Brazil làm điểm trung chuyển để đến Hoa Kỳ và Canada.
Những người di cư bị giữ trong một khu vực hạn chế, không được phép tắm rửa và hạn chế di chuyển, khiến họ khó có thể kiếm được thức ăn và nước uống, trong khi trẻ em và thanh thiếu niên phải chịu đựng cái lạnh mùa đông mà không có chăn mền, viên chức này cho biết thêm.
Văn phòng Luật sư công cho rằng quyền con người của những người di cư đã bị vi phạm khi sức khỏe của họ ngày càng suy yếu.
Cơ quan này nói cần phải cải thiện khẩn cấp các điều kiện cho những người di cư trong khi tình trạng của họ đang được giải quyết, và trong một tuyên bố, kêu gọi nhà chức trách tuân thủ luật pháp của Brazil dựa trên nguyên tắc nhân đạo là chấp nhận người tị nạn và không trả họ về quốc gia xuất xứ.
Bộ Công an Brazil cho biết bắt đầu từ thứ Hai, du khách nước ngoài không có thị thực Brazil đang đi đến một quốc gia khác phải đi thẳng đến điểm đến của họ hoặc trở về quốc gia quê hương của họ.
Bộ này cho biết trong một tuyên bố rằng Brazil đã chứng kiến sự bùng nổ về du khách nước ngoài, đặc biệt là từ châu Á, hạ cánh tại quốc gia này để quá cảnh trên đường đến Bắc Mỹ.
Để vào Brazil, họ yêu cầu được cấp quy chế tị nạn, cáo buộc bị ngược đãi và đe dọa ở quốc gia quê hương, nhưng phần lớn đi về phía bắc khi có thể, theo hai báo cáo từ các cơ quan chức năng mà Reuters xem được và một nguồn tin cảnh sát cấp.
Hiện tại, những hành khách đến Sao Paulo mà không có thị thực sẽ không được phép ở lại Brazil, bộ này cho biết.
Không rõ liệu các quy định mới có áp dụng cho những người di cư đã có mặt tại sân bay Sao Paulo hay chỉ áp dụng cho những người đến sau khi các quy định có hiệu lực.
Các chuyên gia về nhập cư lo ngại rằng các quy định được đề xuất sẽ trái với Công ước về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc năm 1951, mà Brazil là một bên tham gia và kêu gọi các quốc gia tiếp nhận những người có nguy cơ ở quốc gia quê hương của họ, ngay cả khi họ không có giấy tờ.
Người đứng đầu ủy ban về người tị nạn của Brazil, Jean Uema, nói với Reuters rằng các quy định sẽ áp dụng cụ thể cho sân bay Sao Paulo và sẽ không có thay đổi nào đối với chính sách của Brazil đối với người xin tị nạn.
**********
Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự: bầu ai, miễn nhiệm ai?
Hiện có một số chức danh lãnh đạo đang cần được kiện toàn, trong đó có một phó thủ tướng, bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, bộ trưởng Tư pháp.
Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức họp bất thường vào ngày thứ Hai 26/8 để kiện toàn nhân sự cấp cao.
Văn bản dự kiến Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa 15, được Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố vào chiều ngày thứ Sáu 23/8 có nội dung như sau:
“Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa 15 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Kỳ họp sẽ diễn ra trong 01 ngày, bắt đầu từ 08 giờ 00 thứ Hai, ngày 26/8/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.”
Trong các cuộc họp bất thường gần đây, Quốc hội đã miễn nhiệm và bầu hoặc phê chuẩn một số lãnh đạo.
Chẳng hạn, vào ngày 21/3, Quốc hội đã họp bất thường để miễn nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Phê chuẩn phó thủ tướng, bộ trưởng?
Hiện có một số chức danh trong chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính cần phải thông qua Quốc hội.
Đầu tiên là vị trí của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Vào ngày 3/8, ông Khái đã bị Trung ương Đảng cho thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Vào ngày 8/8, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật ông Khái và đến ngày 13/8, Bộ Chính trị công bố hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông.
Nguyên nhân ông Lê Minh Khái bị kỷ luật được cho là liên quan đến vai trò của ông tại dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng, trong giai đoạn ông làm Tổng Thanh tra Chính phủ, Bí thư Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2021.
Hiện ông Khái vẫn còn giữ chức phó thủ tướng. Tuy nhiên, với việc ông không còn là ủy viên Trung ương Đảng, có thể hiểu là việc miễn nhiệm ông sẽ sớm được thực hiện.
Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014, phó thủ tướng là chức danh được Quốc hội phê chuẩn từ đề nghị của Thủ tướng.
Do đó, việc bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm chức danh phó thủ tướng thì cần cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền, ở đây là thủ tướng chính phủ, trình lên Quốc hội để miễn nhiệm.
Việc miễn nhiệm ông Khái cũng đồng nghĩa với việc cần bổ nhiệm một nhân vật mới "điền vào chỗ trống".
Một vị trí phó thủ tướng khác cũng có thể cần được xem xét, miễn nhiệm, đó là trường hợp ông Trần Lưu Quang.
Trường hợp ông Quang không liên quan đến vấn đề kỷ luật. Tuy nhiên, sau khi ông được phân công giữ chức trưởng Ban Kinh tế trung ương theo quyết định của Bộ Chính trị vào ngày 21/8, có khả năng ông sẽ rời chính phủ. Nếu vậy, sẽ cần có thêm một quy trình miễn nhiệm và phê chuẩn cho vị trí phó thủ tướng nữa.
Ghế Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cũng đang cần được kiện toàn. Bộ trưởng hiện nay là ông Đặng Quốc Khánh đã được Trung ương Đảng cho thôi chức ủy viên vào ngày 3/8 tương tự như trường hợp ông Lê Minh Khái. Do đó, có thể Quốc hội sẽ miễn nhiệm ông Khánh và phê chuẩn người thay thế ông trong kỳ họp bất thường lần này.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long mới đây được bổ nhiệm vị trí phó thủ tướng. Hiện có hai khả năng: Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp tục kiêm nhiệm chức bộ trưởng Tư pháp; hoặc sẽ có người mới thay ông ở ghế bộ trưởng. Nếu vậy, việc bổ nhiệm bộ trưởng cũng cần được Quốc hội phê chuẩn.
Cho đến nay, Quốc hội khóa 15 đã có 7 kỳ họp thường kỳ và 7 kỳ họp bất thường.
Bầu chủ tịch nước khi nào?
Một trong những vấn đề đang thu hút sự quan tâm hiện nay là liệu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tiếp tục giữ hai chức vụ cho đến Đại hội 14 hay ông sẽ thôi làm chủ tịch nước.
Sau khi trở thành chủ tịch nước hồi tháng 5, ông Tô Lâm đã được Trung ương Đảng bầu làm tổng bí thư vào ngày 3/8, chỉ hai tuần sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Vào ngày 15/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết dự kiến sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10/2024.
Vào ngày 12/8, hãng tin Reuters dẫn lời một số quan chức Việt Nam và nước ngoài nói rằng ông Tô Lâm sẽ thôi chức chủ tịch nước khi Quốc hội họp thường kỳ vào tháng 10.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 dự kiến khai mạc vào ngày 21/10 và bế mạc trễ nhất là vào ngày 30/11.
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tập trung chuẩn bị cho Đại hội 14, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1/2026. Hai công tác được coi là quan trọng nhất là nhân sự và văn kiện.
Tại Đại hội 14, các vị trí lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam - bao gồm Tứ Trụ, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương Đảng - sẽ được bầu lại.
Nhiều chuyên gia và nhà ngoại giao cho rằng ông Tô Lâm hiện đang là ứng viên sáng giá nhất cho chiếc ghế tổng bí thư khóa 14.
Ngày 8/8, Giáo sư Jonathan London, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học người Mỹ chuyên về giáo dục và chính trị đương đại Việt Nam, bình luận với BBC News Tiếng Việt:
"Trong quá khứ gần thì Việt Nam có trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng từng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước và tổng bí thư trong hơn hai năm sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Sắp tới Việt Nam sẽ có Đại hội Đảng thì sẽ quay lại thể chế cũ, tức sẽ có bốn người trong Tứ Trụ."
"Ông Tô Lâm đã nắm cả hai vị trí nhưng tôi nghĩ chính trị của Việt Nam nên được hiểu thông qua một quá trình chứ không phải một hiện tượng, một cá nhân. Điều quan trọng là chờ đợi xem ông Tô Lâm sẽ làm được những gì cũng như ông ấy và Thủ tướng Phạm Minh Chính - hai lãnh đạo quan trọng nhất trên chính trường Việt Nam hiện tại - sẽ kết hợp với nhau như thế nào để giải quyết những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt."
********