Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 25 - 8 -202 : Khoe thành tích: 75 % Độc giả HNPD hiện đang sống ở Bên Kia Bức Màn Sắt !

xxx


HoaLuc 11
************

Chủ tịch Fed thừa nhận đã đến lúc giảm lãi suất

Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận các biến động của nền kinh tế Mỹ cho thấy đã đến lúc cần chấm dứt chính sách thắt chặt tiền tệ và bắt đầu hạ lãi suất.

Chủ tịch Fed thừa nhận đã đến lúc giảm lãi suất- Ảnh 1.

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại Washington hôm 31-7 - Ảnh: REUTERS

Theo báo Financial Times, ngày 23-8 (giờ địa phương), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đưa ra nhiều dấu hiệu cho thấy cơ quan này sắp hạ lãi suất trong tháng 9.

Phát biểu tại Hội nghị kinh tế thường niên Jackson Hole ngày 23-8, ông Powell khẳng định: "Đã đến lúc điều chỉnh chính sách. Hướng điều chỉnh đã rõ ràng. Còn về thời điểm và tốc độ hạ lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào, đánh giá triển vọng vẫn đang thay đổi và việc cân bằng các rủi ro".

Chủ tịch Fed khẳng định cơ quan này sẽ "làm mọi điều có thể để duy trì một thị trường lao động mạnh mẽ nhằm tiến gần hơn đến trạng thái bình ổn giá cả".

Đồng thời cảnh báo "rủi ro lạm phát tăng đã không còn, nhưng rủi ro về thị trường lao động sụt giảm đã tăng".

Ông Powell thừa nhận xu hướng giảm thuê lao động tại Mỹ trong những tháng gần đây khiến thị trường lao động "hạ nhiệt đáng kể sau trạng thái quá nhiệt trước đó".

Fed tin rằng điều này giúp nền kinh tế Mỹ "hạ cánh nhẹ nhàng", khi vừa đạt các mục tiêu kiểm soát lạm phát vừa không dẫn đến hậu quả kinh tế tiêu cực.

Những tuyên bố trên là dấu hiệu rõ ràng nhất cho việc Fed sẽ hạ lãi suất trong kỳ điều chỉnh vào giữa tháng 9 tới.

Cuối tháng 7-2023, Fed nâng lãi suất lên mốc 5,25 - 5,5% - cao nhất trong 23 năm qua.

Mức lãi suất này đến nay vẫn chưa được điều chỉnh, bất chấp những lời kêu gọi nới lỏng tiền tệ liên tục từ chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp. Nhiều người sợ việc Fed đang phản ứng quá chậm và có thể khiến kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Phiên họp Fed giữa tháng 9 diễn ra chỉ sáu tuần trước khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống.

Điều này phần nào dẫn đến lo ngại việc giảm lãi suất vào thời điểm nhạy cảm có thể dẫn đến tâm lý lạc quan hơn bình thường vào tình hình nền kinh tế của cử tri, tạo ra lợi thế ảo cho Đảng Dân chủ.

Do đó, ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã yêu cầu ông Powell không giảm lãi suất trước ngày bầu cử.


***********

Ông Zelensky khẳng định sẽ đáp trả Moscow, Nga và Ukraine trao đổi tù binh

Việt Dũng

Theo Kyiv Independent, trong ngày 24/8, Văn phòng Tổng thống Ukraine đã công bố đoạn video kỷ niệm 33 năm ngày Quốc khánh, được quay tại một khu định cư ở Sumy, giáp với vùng Kursk của Nga.

Trong đoạn video, Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định rằng Ukraine sẽ bảo vệ nền độc lập đến cùng, đồng thời đang đưa cuộc xung đột về vạch xuất phát thông qua chiến dịch tiến công ở biên giới.

GVvd4fyW4AASpoA.jpg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: X

"Bất kỳ ai muốn đem lại đau khổ cho người Ukraine sẽ phải trả giá. Người Ukraine luôn biết cách đáp trả một cách thích đáng và tương xứng. Những đòn tập kích chính xác của Ukraine có thể vướn tới bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Nga", ông Zelensky cho biết.

Cũng theo Tổng thống Zelensky, chiến dịch ở Kursk đã thể hiện rõ năng lực của Kiev, là bằng chứng cho thấy ý chí độc lập mạnh mẽ của Ukraine.

"Chỉ có người dân Ukraine có quyền lựa chọn cách sống và tương lai của mình. Những thế lực muốn biến Ukraine thành vùng đệm nên lo lắng cho chính họ", ông Zelensky nói thêm.

Nga và Ukraine trao đổi tù binh

Theo TASS, trong ngày 24/8, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về việc 115 binh lính nước này bị lực lượng Ukraine bắt giữ ở Kursk được trả tự do. Ở chiều ngược lại, Moscow cũng cho phép 115 tù binh Ukraine trở về nước.

GVvgFW7XQAArA07.jpg
Tù binh Ukraine được trả tự do. Ảnh: Pravda

"115 binh lính Nga đang ở Belarus. Họ sẽ nhận được sự chăm sóc y tế và hỗ trợ liên lạc với gia đình tại đây. Những binh lính này sẽ sớm trở về Nga để phục hồi tại các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng", phía Nga cho biết.

Phía Ukraine sau đó cũng xác nhận về việc trao đổi tù binh. Các Tiểu vương quốc ẢRập Thống nhất (UAE) là bên trung gian giúp quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi.


********

Tập đoàn Equinor của Na Uy bỏ kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi Việt Nam

2024.08.23

Tập đoàn nhà nước Equinor của Na Uy vừa quyết định bỏ kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi Việt Nam và đóng cửa văn phòng đại diện tại Hà Nội.

Hãng tin Reuters hôm 23/8 dẫn lời người phát ngôn của Equinor là Magnus Frantzen Eidsvold cho biết như vậy.

Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là có tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi vì có gió mạnh ở vùng nước nông gần bờ, dân cư đông đúc. Tuy nhiên sự chậm trễ trong việc đưa ra các chính sách trong lĩnh vực này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc lại các quyết định đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam.

Trước Equinor, công ty Orsted của Đan Mạch hồi năm ngoái cũng tuyên bố bỏ kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên Equinor đóng cửa một văn phòng quốc tế về dự án điện gió ngoài khơi, theo Reuters.

Hãng này cũng đã rời khỏi nhiều quốc gia nơi hãng từng có các dự án về dầu và khí đốt trong các năm qua để tập trung vào năng lượng tái tạo carbon thấp.

Việt Nam hiện không có dự án điện gió ngoài khơi nào nhưng lại muốn lắp đặt được các trang trại điện gió cung cấp 6 gigawatts điện chậm nhất đến năm 2030, chiếm 4% tổng lượng điện cả nước. Đây là một phần trong kế hoạch quốc gia về giảm lệ thuộc vào than nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Hiện Bộ Công thương Việt Nam chưa đưa ra bình luận gì về thông tin mới này.

Reuters dẫn lời người phát ngôn của Equinor cho biết hãng này bỏ Việt Nam sau một xem xét định kỳ về hồ sơ các công trình năng lượng tái tạo của hãng và thấy rằng lĩnh vực điện gió ngoài khơi đang đối mặt nhiều khó khăn nên hãng cần xem xét lại hướng tiếp cận.

Equinor đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào tháng 5/2022 ở Hà Nội. Hãng miêu tả đất nước với 100 triệu dân là nơi có tiềm năng cao để trở thành một thị trường điện gió ngoài khơi phát triển đáng chú ý.


**********

SpaceX sẽ đưa phi hành gia của phi thuyền Starliner của Boeing từ không gian về vào năm sau

Reuters

Hai phi hành gia của NASA đã bay đến Trạm vũ trụ quốc tế hồi tháng 6 bằng phi thuyền Starliner bị lỗi của Boeing sẽ trở về trái đất bằng phi thuyền của SpaceX vào đầu năm sau -- giám đốc NASA Bill Nelson cho biết hôm thứ Bảy, xem các trục trặc của hệ thống đẩy của Starliner là quá rủi ro để chở phi hành đoàn của NASA về.

Quyết định của NASA sử dụng đối thủ không gian hàng đầu của Boeing để đưa các phi hành gia trở về là một trong những quyết định sau những hậu quả tệ hại nhất mà NASA gặp phải trong nhiều năm. Boeing đã hy vọng nhiệm vụ thử nghiệm Starliner sẽ cứu vãn chương trình gặp khó khăn sau nhiều năm gặp vấn đề trong quá trình phát triển và đội ngân sách hơn 1,6 tỷ đô la kể từ năm 2016.

Hai phi hành gia kỳ cựu của NASA là Butch Wilmore và Suni Williams, cả hai đều là cựu phi công quân sự, đã trở thành phi hành đoàn đầu tiên của phi thuyền Starliner vào ngày 5 tháng 6 khi họ được phóng lên Trạm không gian Quốc tế (ISS) trong phi vụ thử nghiệm dự kiến kéo dài tám ngày.

Nhưng hệ thống đẩy của Starliner đã gặp một loạt trục trặc bắt đầu từ 24 giờ đầu tiên của chuyến bay đến ISS, gây ra nhiều tháng trì hoãn liên tiếp. Năm trong số 28 động cơ đẩy của nó đã hỏng và đã rò rỉ khí heli, được sử dụng để tạo áp suất cho các động cơ đẩy.

Trong kế hoạch sắp xếp lại hiếm hoi về hoạt động của phi hành gia của NASA, hai phi hành gia hiện dự kiến sẽ bay về trái đất vào tháng 2 năm 2025 trên phi thuyền Crew Dragon của SpaceX, dự kiến được phóng lên ISS vào tháng tới trong chương trình luân phiên phi hành gia thường lệ. Hai trong số bốn ghế phi hành gia của Crew Dragon sẽ được dành cho Wilmore và Williams.

"Tôi biết đây không phải là quyết định mà chúng tôi mong đợi, nhưng chúng tôi sẵn sàng thực hiện các hành động cần thiết để ủng hộ quyết định của NASA", giám đốc Starliner của Boeing Mark Nappi nói trong một email gửi cho nhân viên của công ty ông sau quyết định của NASA.

"Trọng tâm trước hết vẫn là đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn và tàu vũ trụ", ông Nappi nói.

Giám đốc NASA Nelson, phát biểu với các phóng viên tại một cuộc họp báo ở Houston, cho biết ông đã thảo luận về quyết định của NASA với CEO mới của Boeing Kelly Ortberg.

"Ông ấy nói với tôi rằng họ sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề sau khi Starliner trở về an toàn", ông Nelson nói về Ortberg.

Boeing cũng đang vật lộn với các vấn đề về chất lượng trong sản xuất máy bay thương mại, sản phẩm quan trọng nhất của hãng này.

Starliner sẽ tách khỏi ISS mà không có phi hành đoàn "vào đầu tháng 9", NASA cho biết trong một tuyên bố. Phi thuyền này sẽ bay tự động về Trái đất, vì vậy sẽ không đạt được mục tiêu có phi hành đoàn hiện diện và kiểm soát chuyến bay về.

Boeing đã khó khăn trong nhiều năm để phát triển Starliner và để cạnh tranh với Crew Dragon như một lựa chọn thứ hai của Hoa Kỳ để đưa phi hành đoàn đến và về từ quỹ đạo Trái đất.

Starliner đã không thành công trong cuộc thử nghiệm năm 2019 khi được phóng lên ISS mà không có phi hành đoàn, nhưng phần lớn đã thành công trong nỗ lực thực hiện lại năm 2022, khi nó cũng gặp phải sự cố về động cơ đẩy. Nhiệm vụ tháng 6 với phi hành đoàn đầu tiên là bắt buộc trước khi NASA chứng nhận cho phi thuyền này bay các chuyến bay thường lệ, nhưng giờ đây việc chứng nhận cho Starliner chở phi hành đoàn đã bị đảo lộn.

Kể từ khi Starliner kết nối với ISS vào tháng 6, Boeing đã phải vội vã điều tra nguyên nhân gây ra sự cố động cơ đẩy và rò rỉ khí heli. Công ty đã sắp xếp các cuộc thử nghiệm mô phỏng trên Trái đất để thu thập dữ liệu mà họ đã sử dụng để cố gắng thuyết phục các quan chức NASA rằng Starliner an toàn để đưa phi hành đoàn trở về.

Nhưng kết quả từ các cuộc thử nghiệm đó đã đặt ra nhiều câu hỏi kỹ thuật khó hơn và cuối cùng không thể làm nguôi mối lo ngại của các quan chức NASA về khả năng thực hiện chuyến bay trở về có người lái của Starliner, vốn là phần khó khăn và phức tạp nhất của nhiệm vụ thử nghiệm.

Quyết định của NASA và khả năng được chứng nhận hiện không chắc chắn của Starliner sẽ làm tăng thêm cuộc khủng hoảng mà CEO Ortberg phải đối mặt, người đã bắt đầu hồi đầu tháng này với mục tiêu xây dựng lại danh tiếng của nhà sản xuất máy bay Boeing sau sự cố một tấm cửa một chiếc máy bay chở khách 737 MAX đã bị thổi bay giữa không trung vào tháng 1.


***********

Bà Nikki Haley nói tại Đài Loan rằng chủ nghĩa biệt lập là không lành mạnh

Reuters

Bà Nikki Haley, cựu đối thủ của ông Donald Trump trong cuộc đua giành đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa, hôm thứ Bảy nói rằng chủ nghĩa biệt lập là không lành mạnh và đảng của bà nên đứng về phía các đồng minh của đất nước, đặc biệt là khi đối mặt với Trung Quốc.

Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm Đài Loan, bà Haley - đại sứ của Trump tại Liên hợp quốc, người sau đó tranh đua đề cử với ông – nói rằng điều quan trọng là phải ủng hộ Đài Loan, Ukraine và Israel.

"Tôi không nghĩ rằng cách tiếp cận theo chủ nghĩa biệt lập là lành mạnh. Tôi nghĩ rằng nước Mỹ không bao giờ có thể ngồi riêng trong cái bong bóng và nghĩ rằng chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng", bà nói.

Nỗ lực trở lại Nhà Trắng của ông Trump đã làm dấy lên lo ngại trong các đồng minh của Hoa Kỳ về chủ nghĩa biệt lập.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, bà Haley nói ông Trump không thể đắc cử và không đủ tư cách để làm tổng thống, nhưng tháng trước, bà đã kêu gọi những người ủng hộ bà bỏ phiếu cho cựu tổng thống. Ông Trump sẽ đối mặt với ứng cử viên của Đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, trong cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11.

Ông Trump đã khiến Đài Loan, một hòn đảo dân chủ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, lo ngại vào tháng 7 khi ông nói rằng "Đài Loan phải trả tiền cho chúng ta để được bảo vệ" và rằng họ đã chiếm mất hoạt động kinh doanh bán dẫn của Mỹ. Những phát biểu của ông đã giáng một đòn mạnh vào cổ phiếu của nhà sản xuất chip hàng đầu Đài Loan TSMC.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Hoa Kỳ là nhà tài trợ và cung cấp vũ khí quốc tế quan trọng nhất của Đài Loan. Mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức, Washington vẫn bị ràng buộc theo luật phải cung cấp các phương tiện để tự vệ cho hòn đảo này.

"Những gì tôi muốn thấy Đảng Cộng hòa nói đến là tự do, sát cánh cùng các đồng minh của chúng ta và đảm bảo rằng chúng ta thể hiện sức mạnh trên toàn thế giới", bà Haley phát biểu tại thủ đô Đài Bắc. "Chúng tôi không muốn thấy Trung Cộng chiến thắng, chúng tôi không muốn thấy Nga chiến thắng, chúng tôi không muốn thấy Iran hay Triều Tiên chiến thắng".

Sau khi gặp Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) và các nhà lãnh đạo cấp cao khác, bà Haley cho biết việc ủng hộ Đài Loan là vấn đề mà cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều đồng ý. Bà cho biết chính phủ Đài Loan không yêu cầu bà truyền đạt bất cứ điều gì cho ông Trump hoặc nhóm của ông.

Khi được hỏi liệu bà có nói với ban vận động tranh cử của ông Trump về chuyến thăm Đài Loan của mình hay không, bà Haley cho biết bà "không nhất thiết phải gặp trực tiếp ban vận động của ông Trump", nhưng sẽ trả lời phỏng vấn trên truyền hình, có thể viết một bài bình luận và gửi thông điệp tới Quốc hội và chính quyền Biden-Harris.

Đài Loan đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền Trump, bao gồm các chuyến thăm của các thành viên nội các và các vụ mua bán vũ khí.


*************

Quốc Hội Việt Nam lại họp bất thường vào lúc tổng bí thư Tô Lâm đang củng cố thế lực

Thanh Phương

Theo tin từ báo chí trong nước hôm qua, 23/08/2024, vào thứ hai tuần tới, 26/08, Quốc Hội Việt Nam sẽ lại được triệu tập cho một cuộc họp bất thường để “xem xét công tác nhân sự”.  

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Đây sẽ là kỳ họp bất thường lần thứ 8 của Quốc Hội đương nhiệm. Lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan lập pháp của Việt Nam, số cuộc họp bất thường nhiều đến như thế. Cuộc họp ngày 26/08 diễn ra trong bối cảnh tân tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đang củng cố thế lực, đưa những người thân tín vào các chức vụ chủ chốt trong đảng.  

Trên tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, 24/08, giáo sư Zachary Abuza, Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington, Hoa Kỳ, chuyên gia về các vấn đề chính trị và an ninh Đông Nam Á, có bài viết về những thay đổi trong guồng máy lãnh đạo của Việt Nam hiện nay. 

Giáo sư Abuza nhắc lại, được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 4, sau khi chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng lần lượt buộc phải từ chức, ông Tô Lâm đã cố giữ cả hai chức chủ tịch nước và bộ trưởng Công An, nhưng đã gặp phải sự phản đối từ cả Ban Chấp hành Trung ương và Quốc Hội. Trong khi những người đối lập với ông Tô Lâm muốn bổ nhiệm ông Trần Quốc Tỏ, em trai của cố chủ tịch nước Trần Đại Quang, làm tân bộ trưởng Công An, ông Tô Lâm đã cài được ông Lương Tam Quang, một nhân vật thân tín của ông, vào chiếc ghế này.

Đến ngày 16/08, ông Lương Tam Quang đã được bầu vào Bộ Chính trị nhờ được ông Tô Lâm cất nhắc. Tân tổng bí thư còn đưa các đồng minh, chủ yếu là các cựu quan chức bộ Công An, vào các vị trí chủ chốt khác, cụ thể là bổ nhiệm thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc làm Chánh văn phòng của Văn phòng Trung ương Đảng. Trung ương Đảng sau đó đã bổ nhiệm ông Ngọc vào Ban Bí thư trong một phiên họp giữa tháng 8. Cũng tại phiên họp đó, Trung ương đã bổ nhiệm hai người khác vào Ban Bí thư: thượng tướng Trịnh Văn Quyết, tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị của quân đội và Lê Minh Trí, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Bộ Chính trị gần đây đã phê chuẩn việc bổ nhiệm thiếu tướng Công an Vũ Hồng Vân, cũng đến từ Hưng Yên như ông Tô Lâm, làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ông Vân được coi sẽ là tai mắt của ông Tô Lâm trong Ủy ban Kiểm tra Trung ương để đảm bảo Ủy ban này không chống lại tổng bí thư hoặc các đồng minh của ông. 

Trong khi đó, chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam tiếp diễn, đặc biệt với việc Bộ Chính trị cảnh cáo kỷ luật phó thủ tướng Lê Minh Khái do liên quan đến dự án Đại Ninh ở tỉnh Lâm Đồng. 

Theo giáo sư Abuza, vẫn còn tin đồn cho rằng tướng về hưu Lương Cường sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch nước, quay trở lại thế cân bằng quyền lực truyền thống trong cấu trúc lãnh đạo "Tứ trụ". Tuy nhiên, ông Tô Lâm có vẻ "khá thoải mái" với cả hai chức vụ. Sau chuyến thăm Trung Quốc, theo dự kiến, ông sẽ tới Hoa Kỳ vào tháng 9 để phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với tư cách nguyên thủ quốc gia. 


**********

rfa.org

Đồng bằng sông Cửu Long mất 600 ha đất mỗi năm do sạt lở

RFA

Hiện mỗi năm Việt Nam mất khoảng 600 ha đất chủ yếu do lượng phù sa từ sông Mê Kông đổ về giảm quá mạnh nên chỉ có sạt lở mà không có bồi.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Hoàng Hiệp, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) được tờ Tiền Phong loan trong ngày 24/8.

Ông Hiệp cho biết sạt lở đang ngày càng mạnh hơn. Nguyên nhân là do lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giảm khoảng 50% so với 20 năm trước, và dự báo đến năm 2050 giảm khoảng 70%. Ngoài ra, khi các thủy điện ở thượng nguồn được xây đầy đủ, lượng phù sa về ĐBSCL chỉ còn 5% và xem như mất gần hết. “Lượng phù sa về càng ít, dòng chảy càng mạnh dẫn đến sạt lở cũng mạnh hơn”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Ngoài ra, vẫn theo ông Hiệp, sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa lũ mà còn xuất hiện vào mùa khô hạn, do một số vùng tuy không có nước ngọt nhưng vẫn sản xuất lúa; dẫn tới mực nước ngầm tụt đáy gây ra sạt lở như ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang…thời gian qua.

Để giải quyết tình trạng sạt lở ở ĐBSCL, ông Hiệp cho biết đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT chủ trì xây dựng đề án chống chịu biến đổi khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng ĐBSCL, giải quyết những vấn đề căn cơ của ĐBSCL, trong đó gồm: Sạt lở, sụt lún, xâm ngập mặn, lũ lụt và thiếu nước sinh hoạt.

Hiện Bộ đã lấy ý kiến các địa phương và bắt đầu viết dự thảo lần thứ 1. Sau đó dự thảo sẽ tiếp tục được chỉnh sửa và lấy ý kiến địa phương, chuyên gia song song với các bộ, ngành. Dự kiến bộ sẽ trình Chính phủ vào cuối năm nay.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 25 - 8 -202 : Khoe thành tích: 75 % Độc giả HNPD hiện đang sống ở Bên Kia Bức Màn Sắt !

xxx


HoaLuc 11
************

Chủ tịch Fed thừa nhận đã đến lúc giảm lãi suất

Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận các biến động của nền kinh tế Mỹ cho thấy đã đến lúc cần chấm dứt chính sách thắt chặt tiền tệ và bắt đầu hạ lãi suất.

Chủ tịch Fed thừa nhận đã đến lúc giảm lãi suất- Ảnh 1.

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại Washington hôm 31-7 - Ảnh: REUTERS

Theo báo Financial Times, ngày 23-8 (giờ địa phương), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đưa ra nhiều dấu hiệu cho thấy cơ quan này sắp hạ lãi suất trong tháng 9.

Phát biểu tại Hội nghị kinh tế thường niên Jackson Hole ngày 23-8, ông Powell khẳng định: "Đã đến lúc điều chỉnh chính sách. Hướng điều chỉnh đã rõ ràng. Còn về thời điểm và tốc độ hạ lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào, đánh giá triển vọng vẫn đang thay đổi và việc cân bằng các rủi ro".

Chủ tịch Fed khẳng định cơ quan này sẽ "làm mọi điều có thể để duy trì một thị trường lao động mạnh mẽ nhằm tiến gần hơn đến trạng thái bình ổn giá cả".

Đồng thời cảnh báo "rủi ro lạm phát tăng đã không còn, nhưng rủi ro về thị trường lao động sụt giảm đã tăng".

Ông Powell thừa nhận xu hướng giảm thuê lao động tại Mỹ trong những tháng gần đây khiến thị trường lao động "hạ nhiệt đáng kể sau trạng thái quá nhiệt trước đó".

Fed tin rằng điều này giúp nền kinh tế Mỹ "hạ cánh nhẹ nhàng", khi vừa đạt các mục tiêu kiểm soát lạm phát vừa không dẫn đến hậu quả kinh tế tiêu cực.

Những tuyên bố trên là dấu hiệu rõ ràng nhất cho việc Fed sẽ hạ lãi suất trong kỳ điều chỉnh vào giữa tháng 9 tới.

Cuối tháng 7-2023, Fed nâng lãi suất lên mốc 5,25 - 5,5% - cao nhất trong 23 năm qua.

Mức lãi suất này đến nay vẫn chưa được điều chỉnh, bất chấp những lời kêu gọi nới lỏng tiền tệ liên tục từ chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp. Nhiều người sợ việc Fed đang phản ứng quá chậm và có thể khiến kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Phiên họp Fed giữa tháng 9 diễn ra chỉ sáu tuần trước khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống.

Điều này phần nào dẫn đến lo ngại việc giảm lãi suất vào thời điểm nhạy cảm có thể dẫn đến tâm lý lạc quan hơn bình thường vào tình hình nền kinh tế của cử tri, tạo ra lợi thế ảo cho Đảng Dân chủ.

Do đó, ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã yêu cầu ông Powell không giảm lãi suất trước ngày bầu cử.


***********

Ông Zelensky khẳng định sẽ đáp trả Moscow, Nga và Ukraine trao đổi tù binh

Việt Dũng

Theo Kyiv Independent, trong ngày 24/8, Văn phòng Tổng thống Ukraine đã công bố đoạn video kỷ niệm 33 năm ngày Quốc khánh, được quay tại một khu định cư ở Sumy, giáp với vùng Kursk của Nga.

Trong đoạn video, Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định rằng Ukraine sẽ bảo vệ nền độc lập đến cùng, đồng thời đang đưa cuộc xung đột về vạch xuất phát thông qua chiến dịch tiến công ở biên giới.

GVvd4fyW4AASpoA.jpg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: X

"Bất kỳ ai muốn đem lại đau khổ cho người Ukraine sẽ phải trả giá. Người Ukraine luôn biết cách đáp trả một cách thích đáng và tương xứng. Những đòn tập kích chính xác của Ukraine có thể vướn tới bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Nga", ông Zelensky cho biết.

Cũng theo Tổng thống Zelensky, chiến dịch ở Kursk đã thể hiện rõ năng lực của Kiev, là bằng chứng cho thấy ý chí độc lập mạnh mẽ của Ukraine.

"Chỉ có người dân Ukraine có quyền lựa chọn cách sống và tương lai của mình. Những thế lực muốn biến Ukraine thành vùng đệm nên lo lắng cho chính họ", ông Zelensky nói thêm.

Nga và Ukraine trao đổi tù binh

Theo TASS, trong ngày 24/8, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về việc 115 binh lính nước này bị lực lượng Ukraine bắt giữ ở Kursk được trả tự do. Ở chiều ngược lại, Moscow cũng cho phép 115 tù binh Ukraine trở về nước.

GVvgFW7XQAArA07.jpg
Tù binh Ukraine được trả tự do. Ảnh: Pravda

"115 binh lính Nga đang ở Belarus. Họ sẽ nhận được sự chăm sóc y tế và hỗ trợ liên lạc với gia đình tại đây. Những binh lính này sẽ sớm trở về Nga để phục hồi tại các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng", phía Nga cho biết.

Phía Ukraine sau đó cũng xác nhận về việc trao đổi tù binh. Các Tiểu vương quốc ẢRập Thống nhất (UAE) là bên trung gian giúp quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi.


********

Tập đoàn Equinor của Na Uy bỏ kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi Việt Nam

2024.08.23

Tập đoàn nhà nước Equinor của Na Uy vừa quyết định bỏ kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi Việt Nam và đóng cửa văn phòng đại diện tại Hà Nội.

Hãng tin Reuters hôm 23/8 dẫn lời người phát ngôn của Equinor là Magnus Frantzen Eidsvold cho biết như vậy.

Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là có tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi vì có gió mạnh ở vùng nước nông gần bờ, dân cư đông đúc. Tuy nhiên sự chậm trễ trong việc đưa ra các chính sách trong lĩnh vực này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc lại các quyết định đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam.

Trước Equinor, công ty Orsted của Đan Mạch hồi năm ngoái cũng tuyên bố bỏ kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên Equinor đóng cửa một văn phòng quốc tế về dự án điện gió ngoài khơi, theo Reuters.

Hãng này cũng đã rời khỏi nhiều quốc gia nơi hãng từng có các dự án về dầu và khí đốt trong các năm qua để tập trung vào năng lượng tái tạo carbon thấp.

Việt Nam hiện không có dự án điện gió ngoài khơi nào nhưng lại muốn lắp đặt được các trang trại điện gió cung cấp 6 gigawatts điện chậm nhất đến năm 2030, chiếm 4% tổng lượng điện cả nước. Đây là một phần trong kế hoạch quốc gia về giảm lệ thuộc vào than nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Hiện Bộ Công thương Việt Nam chưa đưa ra bình luận gì về thông tin mới này.

Reuters dẫn lời người phát ngôn của Equinor cho biết hãng này bỏ Việt Nam sau một xem xét định kỳ về hồ sơ các công trình năng lượng tái tạo của hãng và thấy rằng lĩnh vực điện gió ngoài khơi đang đối mặt nhiều khó khăn nên hãng cần xem xét lại hướng tiếp cận.

Equinor đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào tháng 5/2022 ở Hà Nội. Hãng miêu tả đất nước với 100 triệu dân là nơi có tiềm năng cao để trở thành một thị trường điện gió ngoài khơi phát triển đáng chú ý.


**********

SpaceX sẽ đưa phi hành gia của phi thuyền Starliner của Boeing từ không gian về vào năm sau

Reuters

Hai phi hành gia của NASA đã bay đến Trạm vũ trụ quốc tế hồi tháng 6 bằng phi thuyền Starliner bị lỗi của Boeing sẽ trở về trái đất bằng phi thuyền của SpaceX vào đầu năm sau -- giám đốc NASA Bill Nelson cho biết hôm thứ Bảy, xem các trục trặc của hệ thống đẩy của Starliner là quá rủi ro để chở phi hành đoàn của NASA về.

Quyết định của NASA sử dụng đối thủ không gian hàng đầu của Boeing để đưa các phi hành gia trở về là một trong những quyết định sau những hậu quả tệ hại nhất mà NASA gặp phải trong nhiều năm. Boeing đã hy vọng nhiệm vụ thử nghiệm Starliner sẽ cứu vãn chương trình gặp khó khăn sau nhiều năm gặp vấn đề trong quá trình phát triển và đội ngân sách hơn 1,6 tỷ đô la kể từ năm 2016.

Hai phi hành gia kỳ cựu của NASA là Butch Wilmore và Suni Williams, cả hai đều là cựu phi công quân sự, đã trở thành phi hành đoàn đầu tiên của phi thuyền Starliner vào ngày 5 tháng 6 khi họ được phóng lên Trạm không gian Quốc tế (ISS) trong phi vụ thử nghiệm dự kiến kéo dài tám ngày.

Nhưng hệ thống đẩy của Starliner đã gặp một loạt trục trặc bắt đầu từ 24 giờ đầu tiên của chuyến bay đến ISS, gây ra nhiều tháng trì hoãn liên tiếp. Năm trong số 28 động cơ đẩy của nó đã hỏng và đã rò rỉ khí heli, được sử dụng để tạo áp suất cho các động cơ đẩy.

Trong kế hoạch sắp xếp lại hiếm hoi về hoạt động của phi hành gia của NASA, hai phi hành gia hiện dự kiến sẽ bay về trái đất vào tháng 2 năm 2025 trên phi thuyền Crew Dragon của SpaceX, dự kiến được phóng lên ISS vào tháng tới trong chương trình luân phiên phi hành gia thường lệ. Hai trong số bốn ghế phi hành gia của Crew Dragon sẽ được dành cho Wilmore và Williams.

"Tôi biết đây không phải là quyết định mà chúng tôi mong đợi, nhưng chúng tôi sẵn sàng thực hiện các hành động cần thiết để ủng hộ quyết định của NASA", giám đốc Starliner của Boeing Mark Nappi nói trong một email gửi cho nhân viên của công ty ông sau quyết định của NASA.

"Trọng tâm trước hết vẫn là đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn và tàu vũ trụ", ông Nappi nói.

Giám đốc NASA Nelson, phát biểu với các phóng viên tại một cuộc họp báo ở Houston, cho biết ông đã thảo luận về quyết định của NASA với CEO mới của Boeing Kelly Ortberg.

"Ông ấy nói với tôi rằng họ sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề sau khi Starliner trở về an toàn", ông Nelson nói về Ortberg.

Boeing cũng đang vật lộn với các vấn đề về chất lượng trong sản xuất máy bay thương mại, sản phẩm quan trọng nhất của hãng này.

Starliner sẽ tách khỏi ISS mà không có phi hành đoàn "vào đầu tháng 9", NASA cho biết trong một tuyên bố. Phi thuyền này sẽ bay tự động về Trái đất, vì vậy sẽ không đạt được mục tiêu có phi hành đoàn hiện diện và kiểm soát chuyến bay về.

Boeing đã khó khăn trong nhiều năm để phát triển Starliner và để cạnh tranh với Crew Dragon như một lựa chọn thứ hai của Hoa Kỳ để đưa phi hành đoàn đến và về từ quỹ đạo Trái đất.

Starliner đã không thành công trong cuộc thử nghiệm năm 2019 khi được phóng lên ISS mà không có phi hành đoàn, nhưng phần lớn đã thành công trong nỗ lực thực hiện lại năm 2022, khi nó cũng gặp phải sự cố về động cơ đẩy. Nhiệm vụ tháng 6 với phi hành đoàn đầu tiên là bắt buộc trước khi NASA chứng nhận cho phi thuyền này bay các chuyến bay thường lệ, nhưng giờ đây việc chứng nhận cho Starliner chở phi hành đoàn đã bị đảo lộn.

Kể từ khi Starliner kết nối với ISS vào tháng 6, Boeing đã phải vội vã điều tra nguyên nhân gây ra sự cố động cơ đẩy và rò rỉ khí heli. Công ty đã sắp xếp các cuộc thử nghiệm mô phỏng trên Trái đất để thu thập dữ liệu mà họ đã sử dụng để cố gắng thuyết phục các quan chức NASA rằng Starliner an toàn để đưa phi hành đoàn trở về.

Nhưng kết quả từ các cuộc thử nghiệm đó đã đặt ra nhiều câu hỏi kỹ thuật khó hơn và cuối cùng không thể làm nguôi mối lo ngại của các quan chức NASA về khả năng thực hiện chuyến bay trở về có người lái của Starliner, vốn là phần khó khăn và phức tạp nhất của nhiệm vụ thử nghiệm.

Quyết định của NASA và khả năng được chứng nhận hiện không chắc chắn của Starliner sẽ làm tăng thêm cuộc khủng hoảng mà CEO Ortberg phải đối mặt, người đã bắt đầu hồi đầu tháng này với mục tiêu xây dựng lại danh tiếng của nhà sản xuất máy bay Boeing sau sự cố một tấm cửa một chiếc máy bay chở khách 737 MAX đã bị thổi bay giữa không trung vào tháng 1.


***********

Bà Nikki Haley nói tại Đài Loan rằng chủ nghĩa biệt lập là không lành mạnh

Reuters

Bà Nikki Haley, cựu đối thủ của ông Donald Trump trong cuộc đua giành đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa, hôm thứ Bảy nói rằng chủ nghĩa biệt lập là không lành mạnh và đảng của bà nên đứng về phía các đồng minh của đất nước, đặc biệt là khi đối mặt với Trung Quốc.

Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm Đài Loan, bà Haley - đại sứ của Trump tại Liên hợp quốc, người sau đó tranh đua đề cử với ông – nói rằng điều quan trọng là phải ủng hộ Đài Loan, Ukraine và Israel.

"Tôi không nghĩ rằng cách tiếp cận theo chủ nghĩa biệt lập là lành mạnh. Tôi nghĩ rằng nước Mỹ không bao giờ có thể ngồi riêng trong cái bong bóng và nghĩ rằng chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng", bà nói.

Nỗ lực trở lại Nhà Trắng của ông Trump đã làm dấy lên lo ngại trong các đồng minh của Hoa Kỳ về chủ nghĩa biệt lập.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, bà Haley nói ông Trump không thể đắc cử và không đủ tư cách để làm tổng thống, nhưng tháng trước, bà đã kêu gọi những người ủng hộ bà bỏ phiếu cho cựu tổng thống. Ông Trump sẽ đối mặt với ứng cử viên của Đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, trong cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11.

Ông Trump đã khiến Đài Loan, một hòn đảo dân chủ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, lo ngại vào tháng 7 khi ông nói rằng "Đài Loan phải trả tiền cho chúng ta để được bảo vệ" và rằng họ đã chiếm mất hoạt động kinh doanh bán dẫn của Mỹ. Những phát biểu của ông đã giáng một đòn mạnh vào cổ phiếu của nhà sản xuất chip hàng đầu Đài Loan TSMC.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Hoa Kỳ là nhà tài trợ và cung cấp vũ khí quốc tế quan trọng nhất của Đài Loan. Mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức, Washington vẫn bị ràng buộc theo luật phải cung cấp các phương tiện để tự vệ cho hòn đảo này.

"Những gì tôi muốn thấy Đảng Cộng hòa nói đến là tự do, sát cánh cùng các đồng minh của chúng ta và đảm bảo rằng chúng ta thể hiện sức mạnh trên toàn thế giới", bà Haley phát biểu tại thủ đô Đài Bắc. "Chúng tôi không muốn thấy Trung Cộng chiến thắng, chúng tôi không muốn thấy Nga chiến thắng, chúng tôi không muốn thấy Iran hay Triều Tiên chiến thắng".

Sau khi gặp Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) và các nhà lãnh đạo cấp cao khác, bà Haley cho biết việc ủng hộ Đài Loan là vấn đề mà cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều đồng ý. Bà cho biết chính phủ Đài Loan không yêu cầu bà truyền đạt bất cứ điều gì cho ông Trump hoặc nhóm của ông.

Khi được hỏi liệu bà có nói với ban vận động tranh cử của ông Trump về chuyến thăm Đài Loan của mình hay không, bà Haley cho biết bà "không nhất thiết phải gặp trực tiếp ban vận động của ông Trump", nhưng sẽ trả lời phỏng vấn trên truyền hình, có thể viết một bài bình luận và gửi thông điệp tới Quốc hội và chính quyền Biden-Harris.

Đài Loan đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền Trump, bao gồm các chuyến thăm của các thành viên nội các và các vụ mua bán vũ khí.


*************

Quốc Hội Việt Nam lại họp bất thường vào lúc tổng bí thư Tô Lâm đang củng cố thế lực

Thanh Phương

Theo tin từ báo chí trong nước hôm qua, 23/08/2024, vào thứ hai tuần tới, 26/08, Quốc Hội Việt Nam sẽ lại được triệu tập cho một cuộc họp bất thường để “xem xét công tác nhân sự”.  

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Đây sẽ là kỳ họp bất thường lần thứ 8 của Quốc Hội đương nhiệm. Lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan lập pháp của Việt Nam, số cuộc họp bất thường nhiều đến như thế. Cuộc họp ngày 26/08 diễn ra trong bối cảnh tân tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đang củng cố thế lực, đưa những người thân tín vào các chức vụ chủ chốt trong đảng.  

Trên tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, 24/08, giáo sư Zachary Abuza, Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington, Hoa Kỳ, chuyên gia về các vấn đề chính trị và an ninh Đông Nam Á, có bài viết về những thay đổi trong guồng máy lãnh đạo của Việt Nam hiện nay. 

Giáo sư Abuza nhắc lại, được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 4, sau khi chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng lần lượt buộc phải từ chức, ông Tô Lâm đã cố giữ cả hai chức chủ tịch nước và bộ trưởng Công An, nhưng đã gặp phải sự phản đối từ cả Ban Chấp hành Trung ương và Quốc Hội. Trong khi những người đối lập với ông Tô Lâm muốn bổ nhiệm ông Trần Quốc Tỏ, em trai của cố chủ tịch nước Trần Đại Quang, làm tân bộ trưởng Công An, ông Tô Lâm đã cài được ông Lương Tam Quang, một nhân vật thân tín của ông, vào chiếc ghế này.

Đến ngày 16/08, ông Lương Tam Quang đã được bầu vào Bộ Chính trị nhờ được ông Tô Lâm cất nhắc. Tân tổng bí thư còn đưa các đồng minh, chủ yếu là các cựu quan chức bộ Công An, vào các vị trí chủ chốt khác, cụ thể là bổ nhiệm thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc làm Chánh văn phòng của Văn phòng Trung ương Đảng. Trung ương Đảng sau đó đã bổ nhiệm ông Ngọc vào Ban Bí thư trong một phiên họp giữa tháng 8. Cũng tại phiên họp đó, Trung ương đã bổ nhiệm hai người khác vào Ban Bí thư: thượng tướng Trịnh Văn Quyết, tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị của quân đội và Lê Minh Trí, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Bộ Chính trị gần đây đã phê chuẩn việc bổ nhiệm thiếu tướng Công an Vũ Hồng Vân, cũng đến từ Hưng Yên như ông Tô Lâm, làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ông Vân được coi sẽ là tai mắt của ông Tô Lâm trong Ủy ban Kiểm tra Trung ương để đảm bảo Ủy ban này không chống lại tổng bí thư hoặc các đồng minh của ông. 

Trong khi đó, chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam tiếp diễn, đặc biệt với việc Bộ Chính trị cảnh cáo kỷ luật phó thủ tướng Lê Minh Khái do liên quan đến dự án Đại Ninh ở tỉnh Lâm Đồng. 

Theo giáo sư Abuza, vẫn còn tin đồn cho rằng tướng về hưu Lương Cường sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch nước, quay trở lại thế cân bằng quyền lực truyền thống trong cấu trúc lãnh đạo "Tứ trụ". Tuy nhiên, ông Tô Lâm có vẻ "khá thoải mái" với cả hai chức vụ. Sau chuyến thăm Trung Quốc, theo dự kiến, ông sẽ tới Hoa Kỳ vào tháng 9 để phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với tư cách nguyên thủ quốc gia. 


**********

rfa.org

Đồng bằng sông Cửu Long mất 600 ha đất mỗi năm do sạt lở

RFA

Hiện mỗi năm Việt Nam mất khoảng 600 ha đất chủ yếu do lượng phù sa từ sông Mê Kông đổ về giảm quá mạnh nên chỉ có sạt lở mà không có bồi.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Hoàng Hiệp, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) được tờ Tiền Phong loan trong ngày 24/8.

Ông Hiệp cho biết sạt lở đang ngày càng mạnh hơn. Nguyên nhân là do lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giảm khoảng 50% so với 20 năm trước, và dự báo đến năm 2050 giảm khoảng 70%. Ngoài ra, khi các thủy điện ở thượng nguồn được xây đầy đủ, lượng phù sa về ĐBSCL chỉ còn 5% và xem như mất gần hết. “Lượng phù sa về càng ít, dòng chảy càng mạnh dẫn đến sạt lở cũng mạnh hơn”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Ngoài ra, vẫn theo ông Hiệp, sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa lũ mà còn xuất hiện vào mùa khô hạn, do một số vùng tuy không có nước ngọt nhưng vẫn sản xuất lúa; dẫn tới mực nước ngầm tụt đáy gây ra sạt lở như ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang…thời gian qua.

Để giải quyết tình trạng sạt lở ở ĐBSCL, ông Hiệp cho biết đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT chủ trì xây dựng đề án chống chịu biến đổi khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng ĐBSCL, giải quyết những vấn đề căn cơ của ĐBSCL, trong đó gồm: Sạt lở, sụt lún, xâm ngập mặn, lũ lụt và thiếu nước sinh hoạt.

Hiện Bộ đã lấy ý kiến các địa phương và bắt đầu viết dự thảo lần thứ 1. Sau đó dự thảo sẽ tiếp tục được chỉnh sửa và lấy ý kiến địa phương, chuyên gia song song với các bộ, ngành. Dự kiến bộ sẽ trình Chính phủ vào cuối năm nay.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm