Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 27 tháng 03 -2025:

*************
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc trì hoãn phán quyết luận tội Tổng thống Yoon

Theo Korea Times, việc trì hoãn này làm dấy lên nhiều đồn đoán, đặc biệt là khi tòa án ban đầu hứa sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng. Nếu tòa án không đưa ra phán quyết vào ngày 29/3, có khả năng việc này sẽ bị hoãn cho tới ngày cuối cùng của tháng hoặc thậm chí có thể kéo dài sang tháng 4.
Lịch trình phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol khác đáng kể so với vụ việc năm 2004 của cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, khi phán quyết được đưa ra 14 ngày sau phiên điều trần cuối cùng. Tới vụ việc năm 2017 của bà Park Geun-hye, tòa ra phán quyết sau 11 ngày. Tuy nhiên, quá trình cân nhắc trong vụ án của Tổng thống Yoon đã kéo dài gấp đôi thời gian.
Các nhà quan sát ban đầu dự đoán, phán quyết sẽ được đưa ra vào giữa tháng 3, dựa trên mốc thời gian 2 tuần sau khi phiên điều trần cuối cùng kết thúc, tương tự các vụ luận tội lãnh đạo chính phủ trước đây.
Tuy nhiên, dự đoán ban đầu và kỳ vọng sau đó về ngày phán quyết đều không chính xác. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, lý do chính dẫn đến sự trì hoãn này là các thẩm phán bất đồng quan điểm về những vấn đề pháp lý quan trọng. Theo đó, các thẩm phán muốn đạt được sự nhất trí cao nhất để giảm thiếu những thách thức tiềm ẩn đối với phán quyết và các chia rẽ phán quyết có thể gây ra.
Theo những người trong cuộc hiểu rõ các vấn đề pháp lý, các thẩm phán Tòa án Hiến pháp đã cân nhắc về vụ việc này mỗi ngày, thậm chí cả cuối tuần kể từ sau phiên điều trần cuối cùng vào ngày 25/2.
*********************
TIN TỔNG HỢP
(RFI) – Ngoại trưởng Pháp bắt đầu vòng công du châu Á đầu tiên. Sau chặng dừng đầu tiên ở Singapore, hôm nay, 25/03/2025, ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot đến thăm Indonesia trước khi đến Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra trong khuôn khổ vòng công du Đông Nam Á sắp tới của nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron. Lịch trình nghị sự được thông báo là những hồ sơ quốc tế lớn như xung đột tại Ukraina và Cận Đông, cũng như là tăng cường hợp tác đối tác chiến lược trong bầu không khí bất định do những căng thẳng Mỹ - Trung gây ra.
(Inquirer) – Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ công du Philippines ngày 28 và 29/03/2025. Chuyến đi « đúng thời điểm » và chứng tỏ châu Á-Thái Bình Dương là một ưu tiên của Nhà Trắng, theo đánh giá của đại sứ Philippines tại Washington. Thông cáo của Lầu Năm Góc cho biết tại Manila, bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth sẽ hội kiến tổng thống Ferdinand Marcos Jr và sẽ có những cuộc trao đổi với đồng cấp Philippines, Gilberto Teodoro. Philippines là một trong những chặng dừng của vòng công du châu Á-Thái Bình Dương của ông Hegseth, bên cạnh Hawaii, đảo Guam và Nhật Bản.
(RFI) – Liên Âu thông báo ưu tiên gần 50 dự án khai thác khoáng sản chiến lược. Ngày 25/03/2025, Ủy Ban Châu Âu công bố danh sách đầu tiên về các quặng mỏ và nhà máy chuyên sản xuất đất hiếm và các kim loại thiết yếu có thể được mở tại châu lục. Trong số 47 dự án, có 9 tại Pháp. Mục tiêu là giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc.
(AFP) – Hungary và Nga tăng cường hợp tác về thương mại và năng lượng. Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjarto đến Matxcơva hôm nay 26/03/2025. Budapest phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Trên mạng xã hội Facebook, ông thông báo sẽ có các cuộc trao đổi với phó thủ tướng Nga kiêm bộ trưởng Năng Lượng Alexander Novak. Là thành viên Liên Hiệp Châu Âu, Hungary luôn « đi ngược », chống mọi kế hoạch trừng phạt kinh tế Nga từ khi Matxcơva xâm chiếm Ukraina. Năm 2004, Hungary mua gần 9 tỷ mét khối khí đốt và gần 5 triệu tấn dầu hỏa của Nga.
(AFP) – Phó tổng thống Hoa Kỳ đến Groenland. Chuyến thăm diễn ra vào lúc Nhà Trắng đòi thâu tóm vùng lãnh thổ tự trị được đặt dưới quyền kiểm soát của Đan Mạch. Ngày 25/03/2025, ông JD Vance loan báo sẽ tháp tùng phu nhân đến Groenland nhưng trước sự chống đối mạnh mẽ của chính quyền địa phương và cả Cophenhagen, cuối cùng phó tổng thống Hoa Kỳ đã đổi ý. Thông cáo chính thức từ văn phòng của ông Vance cho biết ngày 28/03, phó tổng thống Hoa Kỳ chỉ dừng lại ở căn cứ quân sự tại Pituffik, một địa điểm chiến lược đối với an ninh của Mỹ tại Bắc Cực.
(AFP) – Hoa Kỳ oanh kích nhiều vùng tại Yemen. Truyền thông lực lượng Houthi hôm nay, 26/03/2025, cho biết không quân Mỹ đã tiến hành các cuộc oanh kích « hung hăng, gây ra nhiều thiệt hại vật chất » nhưng không cho biết rõ số lượng nạn nhân. Tổng cộng có khoảng 17 cuộc tấn công nhằm vào các vùng Saada và Amra, tây bắc Yemen. Từ ngày 15/03, Washington thông báo mở một cuộc tấn công quân sự mới chống lại phe Houthi, được Iran hậu thuẫn. Hoa Kỳ tuyên bố đánh cho đến khi nào lực lượng nổi dậy này ngừng tấn công tầu thuyền đi qua tuyến đường biển này ở Hồng Hải và Vịnh Aden.
(AFP) – Iran tiết lộ hệ thống tên lửa mới. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran hôm 22/03/2025, công bố hệ thống tên lửa mới được đặt tại ba đảo chiến lược ở Vịnh Ba Tư là Greater Tunb, Lesser Tunb và Abu Musa. Trên đài truyền hình Nhà nước Alireza Tangsiri, chỉ huy hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tuyên bố những loại vũ khí này có « khả năng tấn công các căn cứ, tầu thuyền và tài sản của kẻ thù trong khu vực » và « có thể phá hủy hoàn toàn mọi mục tiêu trong phạm vi 600 km ». Thông báo này được đưa ra vào lúc Iran chuẩn bị hồi đáp thư ngỏ từ tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục Teheran nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân, đồng thời cảnh báo khả năng hành động quân sự nếu Iran từ chối.
(AFP) – Phụ nữ Đan Mạch được lệnh đi nghĩa vụ quân sự. Bộ Quốc Phòng Đan Mạch hôm 25/03/20255 thông báo từ ngày 01/07, phụ nữ cũng phải đi nghĩa vụ quân sự do « tình hình an ninh và quốc phòng hiện tại ». Trước mắt, phụ nữ trên 18 tuổi nhận được giấy gọi tham gia một ngày cho công tác phòng thủ. Trong ngày này, họ sẽ bốc thăm để xem có phải nhập ngũ hay không trong trường hợp Đan Mạch thiếu lính dự bị. Trước mối đe dọa xuất phát từ Nga, Copenhagen đã tăng thêm gần 6 tỷ euro ngân sách quốc phòng cho hai năm 2025 và 2026.
(AFP) – Tây Ban Nha tăng chi phí an ninh và quốc phòng. 2% GDP sẽ được dành cho ngân sách phòng thủ trước ngưỡng năm 2029. Thủ tướng Pedro Sanchez hôm nay 26/03/2025 thông báo từ nay đến trước mùa hè, Madrid sẽ cụ thể hóa kế hoạch « nhằm thúc đẩy công nghiệp quốc phòng » chuẩn bị đương đầu với những mối đe dọa xuất phát từ Nga và trước việc Liên Hiệp Châu Âu không còn có thể trông cậy vào ô dù an ninh của Mỹ. Ngân sách phòng thủ của Tây Ban Nha hiện tương đương khoảng 1,28% GDP nước này, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu, trong đó đứng đầu là Ba Lan. Năm 2024, Vacxava dành đến hơn 4% GDP cho các khoản chi phí quân sự.
(AFP) – Mỹ : Tổng thống Trump giảm nhẹ tầm mức vụ lộ bí mật quân sự. Vụ tai tiếng để lộ bí mật quân sự trong chiến dịch đánh phe nổi dậy Houthi ở Yemen mà Jeffrey Goldberg, tổng biên tập tạp chí The Atlantic, « vô tình » được mời tham dự các cuộc họp trực tuyến trên ứng dụng Signal, giữa các giới chức an ninh Hoa Kỳ. Trả lời báo chí hôm 25/03/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump bênh vực cố vấn an ninh quốc gia và bộ trưởng Quốc Phòng. Ông coi việc các giới chức an ninh Hoa Kỳ để lộ kế hoạch quân sự là một « sơ sót nhỏ » và « không nghiêm trọng ». Ông gọi tổng biên tập báo The Atlantic là tay nhà báo « lưu manh ». Phe đối lập bên đảng Dân Chủ đòi bộ trưởng Quốc Phòng và cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng phải từ chức.
(AFP) – Thụy Điển : Bất bình đẳng về kinh tế ngày càng sâu giữa các gia đình. Một thăm dò do bốn hiệp hội và tổ chức phi chính phủ, bao gồm Hội Hồng Thập Tự công bố hôm nay, 26/03/2025, cho thấy cứ ba gia đình thì có một hộ đơn thân không đủ ăn khi đói. Những hộ này phải « chọn lựa giữa tự kiếm ăn và quần áo ». Lạm phát, giá lương thực tăng cao và nợ hộ gia đình cao đang đè nặng nền kinh tế Thụy Điển.
(20 Minutes) – Mỹ : Bang Florida khuyến khích trẻ em đi làm để thay thế di dân bất hợp pháp. Kênh truyền thông Mỹ CNN cho biết bang Florida đang tìm cách thay thế nguồn lao động di dân bất hợp pháp. Thống đốc bang Florida, Ron DeSantis, và Nghị Viện bang hôm qua, 25/03/2025, đã trình một dự luật nhằm nới lỏng các quy định về lao động trẻ em cho phép các thiếu niên ngay từ 14 tuổi có thể làm việc ban đêm. Nếu văn bản được thông qua, trẻ em có thể học ban ngày, làm việc về đêm. Hiện đối tượng lao động này không được phép làm việc trước 6 giờ sáng và sau 23 giờ đêm.
(AFP) – Tổng thống Brazil thúc đẩy « mối đối tác thương mại giữa Nhật Bản và khối các quốc gia Nam Mỹ Mercosur ». Dẫn đầu một phái đoàn hàng trăm doanh nhân đến Nhật Bản, ông Lula da Silva hôm nay 26/03/2025 kêu gọi Tokyo và khối Mercosur nhanh chóng thông qua hiệp định tự do mậu dịch, để tháo gỡ vòng kềm tỏa trước chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ. Khối Mercosur bao gồm Achentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Brazil và Achentina là hai nguồn cung cấp nông phẩm lớn trên thế giới.
(AFP) – Hàn Quốc : Cháy rừng lớn khiến 24 người chết. Theo một quan chức bộ Nội Vụ Hàn Quốc hôm nay, 26/03/2025, đây chỉ là con số tạm thời, trong số này có một phi công trực thăng. Hàng ngàn lính cứu hỏa đã được huy động hòng dập tắt hơn một chục ngọn lửa, bùng phát từ cuối tuần qua (22-23/03), thiêu rụi hơn 17 ngàn ha rừng và đe dọa hai điểm di tích được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Đây là đợt cháy rừng lớn thứ hai, sau đợt lớn nhất năm 2000, thiêu cháy hơn 23.900 ha rừng ở bờ phía đông đất nước.
***********
Mỹ : Hăm dọa - quân bài lãnh đạo của Donad Trump
« Trump lãnh đạo bằng hăm dọa như thế nào ? » là tựa chính của Le Monde. Nhật báo Pháp nhận thấy từ khi trở lại cầm quyền ở, tổng thống Donald Trump liên tục có những đe dọa với các định chế ở trong nước làm suy yếu nền dân chủ Mỹ.
Trong bài viết dài có tựa đề : « Hăm dọa, công cụ hiệu quả của chính phủ Trump », Le Monde phân tích chiến lược « Sốc và khiếp sợ - Shock and Awe » mà Donald Trump sử dụng trong nhiệm kỳ thứ hai để áp đặt quyền lực của mình. Chiến thuật này bao gồm việc đàn áp đối lập bằng cách tăng cường tấn công vào các tổ chức quan trọng như trường đại học, công ty luật và các thẩm phán, những đối tượng thường bị ông coi là thù địch với chính quyền.
Các trường đại học chịu áp lực lớn. Đại học Columbia, nơi diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Gaza, đã phải nhượng bộ yêu cầu của chính quyền Trump trước nguy cơ bị cắt giảm ngân sách. Nhiều cơ quan tổ chức khác cũng đang chịu áp lực tương tự. Một số công ty luật bị cáo buộc có liên quan đến các cuộc điều tra chống lại Trump đã bị trừng phạt bằng hạn chế quyền tiếp cận các hợp đồng liên bang của họ và đe dọa sự tồn tại. Các thẩm phán chặn các sắc lệnh hành pháp của Trump đang phải đối mặt với sự quấy rối và đe dọa công khai.
Với báo chí, Donald Trump gọi các cuộc điều tra của báo chí về ông là bất hợp pháp và đặt các phương tiện truyền thông chỉ trích ông vào tầm ngắm. Le Monde cũng cho biết thêm trong bối cảnh như vậy, giới doanh nghiệp im lặng, tránh chỉ trích Trump, cho dù các biện pháp của tổng thống đang gây khó cho họ. Chiến lược hăm dọa này cũng có tác dụng đối với nội bộ đảng Cộng Hòa. Nhiều thượng nghị sĩ phải miễn cưỡng ủng hộ dẫn đến tình trạng sùng bái cá nhân xung quanh Trump.
Le Monde nhận thấy, nhiệm kỳ thứ hai của Trump được đánh dấu bằng chiến lược gây hoang mang lo sợ nhằm khuất phục các định chế và đối thủ, tạo ra bầu không khí chính trị chuyên quyền ngày càng rõ.
Ngừng bắn trên Biển Đen, thỏa thuận tối thiểu
Các báo Pháp hôm nay chú ý nhiều vào các cuộc đàm phán con thoi Mỹ - Ukraina rồi Nga - Mỹ trong hai ngày 23 và 24/03 tại Ryiadh, Ả Rập Xê Út nhằm tìm kiếm ngừng bắn cho cuộc chiến tranh Ukraina. Le Figaro trong bài « Ukraina và Nga chấp nhận ngừng bắn trên Biển Đen » cho rằng một kết quả không như Donald Trump mong muốn nhưng có thể mở đường cho việc chấm dứt chiến sự trên Biển Đen. Thỏa hiệp đã đạt được nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng hải thương mại, mặc dù chi tiết vẫn chưa rõ ràng.
Theo Le Figaro, có thể đã có nhượng bộ với Nga : Nhà Trắng có thể đã nới lỏng một số lệnh trừng phạt để tạo điều kiện cho Nga quay trở lại thị trường ngũ cốc quốc tế. Cụ thể, Matxcơva yêu cầu dỡ bỏ các hạn chế đối với ngân hàng nông nghiệp và các nhà xuất khẩu của nước này. Các bước tiếp theo chưa rõ ràng. Kiev nhìn thấy ý đồ của Nga muốn trì hoãn thời gian. Câu hỏi đặt ra : Liệu thỏa thuận hạn chế này có thực sự thay đổi được cục diện của cuộc xung đột hay chỉ là một sự hoãn lại mang tính chiến lược ? Nhìn chung, các báo đều có nhận định rằng tác động về mặt quân sự của thỏa thuận này không có gì lớn. Các cuộc giao tranh trên Biển Đen vốn không ở cường độ cao và khốc liệt như trên đất liền.
Hưu chiến toàn diện, Kiev lo hơn là mừng
Liên quan đến cuộc chiến tranh tại Ukraina, trong bối cảnh các cuộc đàm phán Mỹ -Ukraina, Nga - Mỹ đang được thúc đẩy, Le Monde có bài « Tại Kiev triển vọng hưu chiến gây lo lắng ».
Đặc phái viên của Le Monde tại Kiev trong bài phân tích quan điểm của các chuyên gia quân sự Ukraina về các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Mỹ, nhấn mạnh rằng một lệnh ngừng bắn có thể mang lại lợi ích cho Matxcơva hơn là Kiev. Theo các chuyên gia được trích dẫn, Nga có thể tận dụng thời gian ngừng bắn để củng cố lực lượng và chuẩn bị cho cuộc tấn công mới.
Hầu hết các nhà phân tích Ukraina cho rằng Vladimir Putin chưa đạt được mục tiêu ban đầu là chiếm đóng toàn bộ Ukraina, thay đổi chính quyền, và giải giáp quân đội Ukraina. Nga đến giờ mới chỉ kiểm soát được 19% lãnh thổ Ukraina. Trong khi đó, theo các chuyên gia, hiện tại Ukraina cũng đã tăng cường năng lực quân sự với sự hỗ trợ từ phương Tây, đặc biệt là trang bị quân đội và tình báo. Dù Nga vẫn là một mối đe dọa lớn, Ukraina tin rằng họ có thể phòng thủ và duy trì cuộc chiến. Điều lo ngại nhất là sự thay đổi chính sách của Mỹ. Chính quyền Trump có thể thiên về nhượng bộ Nga, giảm sự hỗ trợ cho Ukraina. Trong hoàn cảnh như vậy, Ukraina buộc phải tìm kiếm thêm sự hỗ trợ quân sự và chính trị của các đồng minh, chủ yếu từ Châu Âu. Kiev hiểu rằng một lệnh ngừng bắn có thể chỉ là tạm thời trước một cuộc chiến tiếp theo với Nga.
Doanh nghiệp Pháp tan giấc mơ Mỹ với Donald Trump
Trong lĩnh vực kinh tế và vẫn liên quan đến chính quyền Trump, Le Figaro chạy tựa « Đối mặt với Trump, sự tỉnh ngộ của các lãnh đạo doanh nghiệp Pháp ». Tờ báo cho thấy phần đông các lãnh đạo doanh nghiệp lớn của Pháp đã tỏ ra rất phấn chấn hào hứng với việc Donald Trump trở lại cầm quyền.
Họ nhìn thấy ở Trump là người ủng hộ doanh nghiệp, chống thuế khóa, quy định gò bó cản trở các danh nghiệp. Hầu hết đều cho rằng Hoa Kỳ của Donald Trump là một miền đất hứa mới cho hoạt động làm ăn của họ. Thái độ hồ hởi đó nhanh chóng nhường chỗ cho tâm trạng bất ổn và lo ngại sau các tuyên bố và biện pháp bảo hộ của ông, trong đó có tăng thuế hải quan và nhiều chính sách kinh tế khó lường.
Tờ báo dẫn lời một chủ ngân hàng thương mại tại Paris nhận xét : « Thật kinh khủng, mọi người đều mò mẫm mù quáng. Trong những điều kiện như thế này, việc quản lý công ty trở nên không thể ».
Các công ty Pháp và Châu Âu, vốn trước đây phụ thuộc vào Hoa Kỳ về đầu tư, hiện đang xem xét lại chiến lược của mình. Sự bất ổn trong các quyết định của Trump đã gây ra hoang mang trong giới lãnh đạo doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, cuộc chiến kinh tế của Trump không chỉ giới hạn ở thuế quan mà còn mở rộng sang các lĩnh vực năng lượng, công nghệ hay liên minh địa chính trị, đáng chú ý là sự xích lại gần với Nga.
Một doanh nhân lớn đã thốt lên « tất cả chúng ta đã nhầm ». Theo tờ báo, trước tình hình bất ổn này, các công ty đang giảm đầu tư vào Hoa Kỳ và thậm chí tạm ngừng một số dự án. Đầu tư vào Hoa Kỳ không còn là ưu tiên. Nhưng trở lại Châu Âu cũng lại là một vấn đề không đơn giản, bởi chính sách thuế khóa và các quy định của Châu Âu cần phải được đơn giản hóa mạnh mẽ tạo thuận lợi cho đầu tư.
Người Pháp muốn tẩy chay hàng Mỹ
Chuyển qua với nhật báo Libération. Hồ sơ chính của tờ báo là tẩy chay sản phẩm Mỹ đang có chiều hướng gia tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng thương mại, địa chính trị giữa nước Mỹ của Donald Trump và Châu Âu.
Libération dành một bài viết dài cho hồ sơ đề cập đến thực tế hiện nay là người tiêu dùng Pháp sẵn sàng tẩy chay sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng của Mỹ như Tesla, McDonald, Coca… để chống lại Donald Trump.
Theo cuộc thăm dò dư luận của Viện Ifop cho Libération, 62% người tiêu dùng Pháp ủng hộ việc cấm các sản phẩm và dịch vụ từ Hoa Kỳ. Một phần ba trong số này cho biết đang thực hiện cuộc tẩy chay này để lên án thái độ và chính sách của Donald Trump và Elon Musk.
Theo Libération xu hướng tẩy chay Tesla và các sản phẩm Mỹ tại Pháp, phần nào phản ánh sự phản đối chính quyền Trump. Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, doanh số Tesla tại EU đã giảm 49% trong hai tháng đầu năm. Mặc dù chưa thể xác định rõ tác động từ những hành động gây tranh cãi của Elon Musk, như chào kiểu phát xít hay ủng hộ Trump, nhưng một cuộc khảo sát của Ifop cho thấy 47% người Pháp có ý định tẩy chay Tesla. Xu hướng tẩy chay còn mở rộng sang các sản phẩm Mỹ nói chung. Theo khảo sát của Ifop, 62% người Pháp ủng hộ việc ngừng mua hàng từ Mỹ. Điều này cho thấy tác động tiêu cực của Trump đối với hình ảnh nước Mỹ. Hiện tượng này được xem như một phong trào đang lan rộng, nhất là sau cuộc cãi vã nảy lửa giữa Donald Trump và Volodymyr Zelensky hồi tháng 2 vừa qua.
Bên cạnh đó, Libération phân tích ý nghĩa chính trị của những đợt tẩy chay sản phẩm Mỹ trong quá khứ ở Pháp. Trong thập niên 1970, các phong trào cánh tả sử dụng tẩy chay để phản đối chiến tranh Việt Nam, nhưng ít ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Đến thập niên 1990, ý thức tiêu dùng có trách nhiệm lan rộng, dẫn đến các phong trào chống toàn cầu hóa, hay như vụ đập phá cửa hiệu McDonald năm 1999 nhằm phản ứng trước thuế quan của Mỹ lên hàng hóa Pháp. Tuy nhiên, các hành động như vậy không mấy khi làm suy yếu các nhãn hiệu đôi khi còn củng cố nó, như trường hợp McDonald trở thành thương hiệu mạnh hơn tại Pháp. Hiện nay, trong bối cảnh chính quyền Trump gây tranh cãi, phong trào tẩy chay Mỹ có thể mở ra một chương mới. Theo giới chuyên gia, người tiêu dùng ngày càng đặt câu hỏi về quan hệ với một nước Mỹ không còn được coi là đồng minh thân thiết và xu hướng phản đối này có thể còn kéo dài.
Sóng thần ma túy đổ vào Pháp
Về thời sự nước Pháp, nạn buôn bán ma túy đang hoành hành ở Pháp là chủ đề lớn của Le Figaro. Tựa chính trang nhất của tờ báo : « Cocain, cần sa… ma túy đang đổ ập vào nước Pháp như thế nào ».
Tờ báo cho hay, lượng ma túy các loại bị bắt giữ tại Pháp trong năm 2024 đã tăng 18%. Hải quan Pháp đang phải đối mặt với tệ nạn buôn bán ma túy ngày càng tinh vi và quy mô lớn hơn. Theo Le Figaro, trong năm ngoái, Hải quan Pháp đã thu giữ được 110,8 tấn sản phẩm ma túy các loại, tức tăng 18% trong một năm. Để đưa được hàng vào lãnh thổ Pháp và qua mắt được 16.500 nhân viên hải quan ở các nhà ga, sân bay, hải cảng và mạng lưới đường bộ, những kẻ buôn ma túy đã không ngừng tìm ra được những thủ đoạn vận chuyển giấu hàng ngày càng tinh vi. Chính quyền Pháp hiện nay tăng cường các cuộc tuần tra kiểm soát ngay từ ngoài khơi để cố ngăn chặn làn sóng độc hại.
Có cung là phải có cầu. Vẫn theo Le Figaro, tại Pháp số lượng tiêu thụ cocain đã đạt mức kỷ lục, hơn một triệu người. Cuộc chiến hàng ngày chống ma túy giờ đang trở nên dữ dội và phức tạp khi mà chính quyền vẫn chạy đuổi theo mạng lưới buôn ma túy.
************
Thỏa thuận ngừng bắn với Ukraina ở Hắc Hải: Nga vẫn chơi trò "câu giờ"
Sau hai ngày đàm phán gián tiếp tại Ả Rập Xê Út dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, Ukraina và Nga cuối cùng đã chấp nhận ngừng bắn trên biển ở Hắc Hải, nhưng Điện Kremlin đã ngay lập tức đưa ra điều kiện cho việc thi hành thỏa thuận này : Phải dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt của phương Tây, một đòi hỏi khó mà đáp ứng được trong lúc này.
Đăng ngày:
4 phút
Như vậy là trong tiến trình đàm phán về ngừng bắn để tiến tới chấm dứt chiến tranh, Matxcơva coi như vẫn làm chủ cuộc chơi, hay nói đúng hơn là vẫn chơi trò “câu giờ”, mà ngay cả tổng thống Donald Trump, lãnh đạo siêu cường quốc số một thế giới, cũng không làm gì được.
Một dấu hiệu cho thấy tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn làm theo ý của ông, đó là ban đầu, theo các hãng thông tấn Nga, hôm qua, 25/03/2025, Nhà Trắng và Điện Kremlin ra một thông cáo chung về kết quả cuộc đàm phán giữa phái đoàn hai nước tại Ả Rập Xê Út. Nhưng sau đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết là nội dung cuộc thảo luận sẽ không được công bố.
Mãi đến hôm nay, Nhà Trắng mới ra thông cáo về ngưng bắn giữa Ukraina và Nga, nhưng việc Matxcơva ngay lập tức đưa ra những điều kiện cho việc thực hiện thỏa thuận cho thấy là trên thực tế vẫn chưa có một thỏa thuận về hưu chiến thật sự và mục tiêu mà tổng thống Trump đề ra là ngưng bắn toàn diện trong 30 ngày vẫn còn rất xa vời.
Điện Kremlin kêu gọi chấm dứt các hạn chế đối với "một số nhà sản xuất và xuất khẩu", "các công ty bảo hiểm" của Nga và đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp nhà nước Rosselkhozbank, đồng thời yêu cầu để cho Nga được kết nối lại hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Nhưng Hoa Kỳ không thể áp dụng những biện pháp này một cách đơn phương nếu không có sự phối hợp với châu Âu.
Về lệnh ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina và Nga, một mục tiêu quan trọng khác sau cuộc điện đàm giữa hai ông Trump và Putin ngày 18/03, những tiến bộ đạt được cũng rất mong manh và chưa biết khi nào mới đạt được thỏa thuận. Trả lời trên kênh truyền hình Newsmax hôm qua, tổng thống Trump đã nhìn nhận: “Tôi nghĩ là Nga muốn chấm dứt cuộc chiến này, nhưng có thể là họ kéo dài thời gian”.
Nhật báo Pháp Le Monde hôm nay trích dẫn Fyodor Lukyanov, tổng biên tập tờ Russia in Global Affairs, một nhân vật thân cận với Điện Kremlin, ghi nhận mọi thứ đang diễn ra theo đúng kịch bản của Nga: Lệnh ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và ngừng bắn ở Hắc Hải, nếu được thực hiện, cũng sẽ không làm thay đổi nhiều tình hình chiến sự, vì quân đội Nga vẫn tiếp tục đà tiến trên chiến trường Ukraina.
Cũng trên tờ Le Monde, một nhà phân tích khác của Nga, xin được giấu tên, nhận định rằng, sau mỗi cuộc thảo luận giữa Nga và Mỹ, Điện Kremlin muốn chứng tỏ rằng họ vẫn giữ được "thế chủ động chiến lược" để đàm phán trong vị thế mạnh hơn.
Hôm qua, tuy xem thỏa thuận ngừng bắn ở Hắc Hải là một "bước đi tốt", tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã cảnh báo: "Chúng tôi thấy Nga đã bắt đầu thao túng, bóp méo các thỏa thuận và trên thực tế là lừa dối những người trung gian và toàn thế giới". Những khác biệt trong đánh giá và trong việc áp dụng các biện pháp mà Washington công bố đã nhanh chóng trở nên rõ ràng giữa Kiev và Matxcơva.
Tờ Le Monde trích dẫn ông Kirill Rogov, một nhà khoa học chính trị người Nga tại Vienna và là người sáng lập nền tảng phân tích Re:Russia, bày tỏ quan ngại: "Chính quyền Trump đang hành động vì lợi ích của phía Nga nhiều hơn. Matxcơva đã nhận được rất nhiều mà không đáp lại bất cứ điều gì". Theo ông Rogov, Putin sẽ có thể dễ dàng vi phạm các thỏa thuận và đổ lỗi cho Ukraina, vì các bên có cách diễn giải khác nhau. Đối với Matxcơva, thỏa thuận về ngừng bắn ở Hắc Hải có lợi thế kép: chứng tỏ thiện chí với Donald Trump, nhưng trên hết là cho phép ông kéo dài thời gian.
*********
Trung Quốc, bên thắng cuộc khi Trump "trở mặt" với đồng minh
Tổng thống Mỹ hứa sớm chấm dứt chiến tranh Ukraina, từ tham vọng ban đầu là 24 giờ thành 100 ngày nhưng đồng nhiệm Nga đã không vội chiều theo ý. Vòng đàm phán đầu tiên kết thúc ngày 25/03/2025 đã không đi đến thỏa thuận ngừng bắn nào. Tuy nhiên, việc Mỹ “bỏ mặc” Ukraina, trực tiếp đàm phán với Nga đang khiến nhiều nước châu Á bồn chồn vì Donald Trump cũng có thể làm tương tự với Trung Quốc, nhân nhượng về Đài Loan với chủ tịch Tập Cận Bình thay vì bảo vệ hòn đảo.
Đăng ngày:

Trong bài phân tích đăng trên trang Asialyst ngày 07/03/2025, nhà nghiên cứu Pierre-Antoine Donnet nhận định : “Trung Quốc thắng lợi trước biến động toàn cầu mà Trump mong muốn” (La Chine gagnante face au basculement du monde voulu par Trump). Lòng tin - nền tảng cơ bản của mối quan hệ giữa các đồng minh - đang bị tổng thống Trump chà đạp. Ngay sau vụ tổng thống Ukraina bị “xỉ vả” tại Nhà Trắng ngày 28/02 trước truyền thông thế giới, Bắc Kinh đã “đánh tiếng”, thông qua nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, rằng “Washington sẽ khiến bạn phấn khích hoặc bỏ rơi bạn chỉ trong chớp mắt”.
Trump gieo rắc hoài nghi ở châu Á có lợi cho Trung Quốc
Lập luận này xuất phát từ việc chính quyền Trump phớt lờ sự thật rằng Nga đã tấn công Ukraina và không cáo buộc Matxcơva. Cho nên, trên thực tế, Mỹ đang trao toàn quyền cho Trung Quốc tấn công Đài Loan. Thế nhưng, “Lịch sử dạy chúng ta rằng các thỏa thuận “đổi đất lấy hòa bình” không bao giờ có kết thúc tốt đẹp” theo tiến sĩ Rahman Yaacob trong bài nhận định trên trang Nikkei Asia ngày 02/03. Tiền lệ là thỏa thuận Munich được Đức, Anh, Ý ký tháng 09/1938 nhượng cho Đệ Tam Đế Chế (Đức quốc xã) vùng Sudetenland (vùng Séc và Slovakia). Hitler hứa không chinh phục thêm vùng đất nào khác. Thủ tướng Anh Neville Chamberlain tự hào vì mang lại hòa bình. Nhưng chưa đầy một tháng sau, Đức quốc xã chiếm Ba Lan, khởi đầu Thế Chiến II. Liệu lịch sử sẽ lặp lại ?
Daniel Ten Kate, cây bút xã luận chuyên về châu Á của Bloomberg, trong bài phân tích ngày 02/03, đánh giá : “Những tuyên bố của Trump cho thấy ông sẽ tránh tấn công các đối thủ chiến lược như Nga và Trung Quốc trừ khi các lợi ích quan trọng của Mỹ bị đe dọa trực tiếp. Đây là một viễn cảnh đáng lo ngại cho các đồng minh truyền thống ở châu Âu và Viễn Đông, cũng như Đài Loan”. Vì vậy, những chính sách, hành động gây hỗn loạn hiện nay của chính quyền Trump “về cơ bản đang phục vụ cho lợi ích chiến lược của ông Tập Cận Bình”, người “chỉ cần đợi cho đến khi mọi chuyện trở nên bất lợi cho Mỹ”. Đến lúc đó, vẫn theo Daniel Ten Kate, “bất kể ai nắm quyền (ở Washington hay Bắc Kinh) sẽ thấy rằng “nền dân chủ mang đặc tính Trung Hoa” giờ đây sẽ trở thành chuẩn mực và “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” sẽ thay đổi cơ bản và có lẽ là mãi mãi”.
Trung Quốc xoa tay vì Trump “đổi trắng thay đen” và “mù mờ” về Đài Loan
Điểm thứ hai cần lưu ý là chính quyền Trump “đổi trắng thay đen”. Từ nạn nhân chịu chiến tranh từ 3 năm qua, Ukraina như bị chính quyền Trump coi là “đáng bị như vậy”, tổng thống Zelensky trở thành “độc tài” trong phát biểu của tổng thống Trump và là “kẻ vô ơn”, theo cáo buộc của phó tổng thống JD Vance vì không cảm ơn đủ Hoa Kỳ và tổng thống Trump. Nga hả hê vì những cáo buộc này. Trung Quốc im lặng. Nhưng nhận định của giáo sư Thẩm Nghị (Shen Yi), Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, phản ánh phần nào quan điểm của Bắc Kinh : “Trong tương lai, ngày càng nhiều quốc gia sẽ hiểu được một vài sự thật cơ bản : việc phụ thuộc vào Hoa Kỳ có thể gây ra hậu quả thảm khốc”.
Còn theo Rahman Yaacob trên trang Nikkei Asia, “cách Trump xử lý cuộc xung đột này cũng có thể phá hoại sự ổn định về lâu dài của Đài Loan”. Đài Loan có vai trò quan trọng trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc, đối thủ chính của Mỹ, nhưng cũng không thoát khỏi đòn tấn công trực diện của tổng thống Trump. Ngày 17/02, ông lại cáo buộc “Đài Loan ăn cắp (công nghệ bán dẫn) của Mỹ” và dọa đánh thuế đến 100% sản phẩm bán dẫn Đài Loan. Người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan (NSC) Ngô Chiêu Nhiếp lên tiếng bác bỏ những phát biểu này. Sau đó, tập đoàn TSMC thông báo với tổng thống Trump tại Nhà Trắng khoản đầu tư bổ sung 100 tỷ đô la và việc xây dựng năm nhà máy lắp ráp chip mới tại Mỹ. Quyết định được tổng thống Donald Trump đánh giá là một “nước cờ cao tay” của “công ty quyền lực nhất thế giới”.
Về mặt chiến lược, chính quyền Mỹ hiện nay dường như có thái độ mập mờ hơn trong quan hệ với Đài Loan. Tại phiên điều trần ở Thượng Viện về việc phê chuẩn làm thứ trưởng ngoại giao phụ trách chính sách quốc phòng, ông Elbridge Colby phát biểu : “Tôi từng nói rằng Đài Loan rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Nhưng (…) đó không phải là một lợi ích sống còn”. Giải thích về sự thay đổi, thứ trưởng Colby cho là liên quan đến “sự suy giảm nghiêm trọng về tương quan quân sự” với Trung Quốc. Ông cho rằng Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột với Trung Quốc và nếu xảy ra, cuộc xung đột đó có nguy cơ hủy hoại quân đội Mỹ. Do đó, Washington sẽ mượn tay đồng minh trong khu vực để phục vụ “Lợi ích cơ bản của Mỹ là phủ nhận quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc”. Cụ thể, Mỹ “cần tập trung nỗ lực cho quốc phòng của Đài Loan một cách hiệu quả, hợp lý và cung cấp cho Đài Loan cũng như cho Nhật Bản, phương tiện để thực hiện điều đó và để làm hơn thế nữa”. Thứ trưởng Colby cũng cho rằng Đài Loan phải tăng gấp ba ngân sách quân sự để đạt 10% GDP.
Trung Quốc thủ lợi từ một châu Âu bất mãn với Mỹ
Một số nhà phân tích cho rằng chủ trương của tổng thống Trump đàm phán riêng với Nga nhằm “phá vỡ” liên minh Nga-Trung và Nga-Bắc Triều Tiên - điều này cũng được đặc sứ Mỹ về Ukraina Kellogg nhấn mạnh ở Hội nghị An ninh Munich - để Washington tập trung đối phó với Bắc Kinh và tiếp tục chính sách xoay trục sang châu Á. Nhà Trung Quốc học François Godement nhận định với tuần báo Pháp Le Point rằng “việc làm giảm xung đột với Nga và thúc đẩy Israel loại bỏ Hamas ở Gaza có thể là bước mở đầu cho việc chuyển hướng sang Trung Quốc. Nhưng thực tế thì đây chỉ là chính sách hão huyền”.
Hai nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc không chỉ hiểu rõ nhau mà thậm chí còn thông báo sự hợp tác “không giới hạn” giữa hai nước chỉ ba tuần trước khi Nga bắt đầu tấn công Ukraina. Bắc Kinh khẳng định “Putin thông báo những điểm mới nhất trong các cuộc tiếp xúc Nga-Mỹ”, đồng thời nhấn mạnh “Trung Quốc và Nga là những láng giềng hữu hảo không thể chia cắt”.
Không những không tách được Nga khỏi Trung Quốc, Washington còn đang giúp Bắc Kinh tranh thủ được tâm trạng bất mãn của Liên Hiệp Châu Âu về đồng minh Mỹ. Theo nhà Hán học François Danjou, có sự chuyển hướng về “quyền lực mềm” có lợi cho Trung Quốc. “Nhận thấy được sự rối loạn của châu Âu”, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị “chủ trương xích lại (Liên Âu) một cách thân thiện” theo phương châm “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Tại Hội nghị An ninh Munich, ông Vương Nghị khẳng định Liên Âu và Trung Quốc “là đối tác chứ không phải đối thủ”. Năm 2025 đánh dấu tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương được ông nhấn mạnh là cơ hội để “tăng cường giao lưu chiến lược và hợp tác cùng có lợi”.
Để kết luận, tác giả bài phân tích Pierre-Antoine Donnet cho rằng đối với châu Á, điều cấp bách là phải cùng nhau chuẩn bị ứng phó với khả năng bị Mỹ “bỏ rơi”. So với châu Âu, nhiệm vụ có vẻ phức tạp hơn vì những bất hòa lịch sử giữa một số nước như Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc tìm ra một chính sách chung giữa những nước này sẽ là một quá trình chậm chạp và đầy rủi ro, không có gì bảo đảm thành công. Và điểm yếu cố hữu của các nước châu Á là có một Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội để cố gắng áp đặt quyền lãnh đạo và đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực
*************
Năm năm sau Brexit, làn sóng di dân vào Vương quốc Anh vẫn là vấn đề nổi cộm
Nhìn lại 5 năm sau khi thỏa thuận Brexit có hiệu lực (từ 31/01/2020), vấn đề di dân vào Anh, cả hợp pháp và trái phép, vẫn là vấn đề nổi cộm lớn ở quốc gia nay đã nằm ngoài Liên Hiệp Châu Âu, dẫu rằng cắt giảm di dân là một tiêu chí của Brexit. Thông tín viên Nguyễn Giang từ Anh quốc tìm hiểu chủ đề này.
RFI : 5 năm sau khi Thỏa thuận Brexit đưa Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu có hiệu lực, vấn đề di dân vào Vương quốc Anh nay ra sao? Dư luận Anh nghĩ gì về chuyện này ?
TTV NGUYỄN GIANG: Có thể nói là sau 5 năm Brexit, dòng người vào Anh vẫn đông hơn dòng người ra đi, khiến con số ròng nhập cư vào Anh tăng lên. Tuy thế, thành phần của các nhóm người tới Anh có sự thay đổi. Chúng ta nhớ rằng Brexit năm 2016 chính là hệ quả của việc quá 50% (dù không lớn) cử tri Anh muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) để dân các nước khác trong EU không thể tới Anh sinh sống tự do.
Nước Anh đã đạt được điều này vì lý do chủ quan (Brexit referendum) và khách quan là sau đại dịch Covid, số người từ châu Âu thuộc EU tới Anh giảm, và kinh tế Anh kém đi, người EU quay về đất nước họ, như trường hợp của Ba Lan, nơi có tăng trưởng kinh tế tốt hơn Anh.
Bù vào đó thì di dân từ các nước khác trên thế giới, tạm gọi là nhóm nhập cư ngoài EU, lại tăng lên từ năm 2020. Người từ các nước Commonwealth (ví dụ Nigeria) hay đặc khu như Hồng Kông (nơi có nhóm mang hộ chiếu hải ngoại của Anh), và cả Trung Đông, Đông Nam Á (chủ yếu từ Việt Nam), vẫn vào Anh đều đều. Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2024, con số nhập cư ròng tăng mạnh, đạt trên 900 nghìn/năm tính vào thời điểm đầu năm 2024. Số dân EU thì sang Anh giảm dần đều từ đầu năm 2024.
Dư luận Anh tiếp tục phản đối nhập cư mà họ cho là đang quá mức vì chi phí của chính quyền cho người xin tỵ nạn ngốn vào ngân sách nhà nước. Còn với cả di dân kinh tế, sinh viên du học, thì dù họ vào hợp pháp nhưng con số đông đảo lại đẩy giá thuê nhà ở các đô thị lên cao ngất, khiến người bản địa cũng không hài lòng.
Giới trẻ Anh sau khi học xong gần như không thể nào mua được căn hộ đầu tiên, kể cả khi đi làm có lương khá. Tân chính phủ Lao Động tung ra kế hoạch xây thêm 1,5 triệu căn nhà từ nay đến năm 2029 để điều chỉnh sự mất cân bằng cung-cầu, nhưng lạm phát và lạm chi ngân sách, nhu cầu cắt chi tiêu công khiến mục tiêu này ngày càng khó đạt, theo các bình luận trên báo Anh.
RFI : Chính phủ của đảng Lao động bỏ chương trình Rwanda nhiều tai tiếng của chính phủ Bảo thủ tiền nhiệm, vậy họ có giải pháp nào thay thế ?
TTV NGUYỄN GIANG: Sau khi đảng Lao động lên cầm quyền tháng 7/2024, Anh quốc đã đẩy mạnh việc truy bắt các băng đảng buôn người và đẩy mạnh việc trục xuất và cho hồi hương người không được tỵ nạn.
Trong nước, Anh thay đổi luật để phạt rất nặng những chủ lao động thuê nhân công thiếu giấy tờ cư trú. Mức phạt nay lên tới 60 nghìn bảng Anh cho một lao động lậu. Đây là khoản tiền rất lớn, tương đương 71,5 nghìn euro, hay 77,4 nghìn đô la Mỹ. Chủ lao động có thể bị tước giấy phép hành nghề, hoặc bị phạt tù nếu đã tham gia buôn người vào Anh để làm việc.Cụ thể là cảnh sát, cục di trú và biên phòng tăng cường truy bắt và kiểm tra các tiệm ăn, nhà hàng, cơ sở sản xuất, và cả tiệm làm móng của chủ là người châu Á, gồm Việt Nam.
Chính quyền còn công khai tin tức và số liệu về các vụ truy quét này để răn đe. Ví dụ, trang của chính phủ Anh hôm 28/02/2025 viết: “Từ ngày 05/07/2024 đến 31/01/2025, số vụ kiểm tra giấy tờ lao động và số vụ bắt giữ đã tăng khoảng 38% so với cùng kỳ 12 tháng trước. Trong thời gian đó, Bộ Nội Vụ đã công bố 1.090 giấy phạt dân sự đối với những người sử dụng lao động trái phép. Chủ thuê lao động phi pháp có thể đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 60.000 bảng Anh cho mỗi người tuyển dụng sai trái ».
Về đối ngoại, Anh đã thành lập Lực lượng An ninh Biên giới mới do cựu cảnh sát trưởng Martin Hewitt lãnh đạo. Bên đối tác là Pháp đã bổ nhiệm một Đại diện cao cấp về di cư, Patrick Stefanini. Hai bên hợp tác chặt để hạn chế dòng thuyền nhỏ vào Anh.
RFI: Những năm qua, quan hệ Anh-Pháp đã qua các bước thăng trầm vì dòng « thuyền nhỏ » (small boats) qua eo biển Manche vào Anh, vậy tình hình nay ra sao?
TTV NGUYỄN GIANG: Kể từ sau khi đảng Lao động bỏ kế hoạch Rwanda của đảng Bảo thủ cầm quyền nhiệm kỳ trước, chính sách của chính phủ Anh hiện thời là tập trung “phá án” buôn người, tăng quyển cho Biên phòng Anh và hợp tác chặt với Pháp và các nước châu Âu nhằm “chặn nguồn người nhập cư từ gốc” trước khi họ vào Anh.
Nhờ không khí chính trị Anh-Pháp cải thiện và chiến lược “tái sắp đặt” (reset) quan hệ với EU, nhất là với Pháp, tháng 2 vừa qua, hai nước đã tung ra sáng kiến mới nhất chống di dân bằng thuyền nhỏ từ Pháp vào Anh. Cụ thể thì bộ trưởng Nội Vụ Anh, bà Yvette Cooper, và người đồng cấp Pháp, Bruno Retailleau, đã gặp nhau ở Calais vào ngày 27/02 để thống nhất các hành động thực thi pháp luật mới, như một phần của quan hệ đối tác đã được làm mới, nhằm đối phó với nạn vượt biên bằng thuyền nhỏ qua eo biển Manche (English Channel). Hai bên đã lập đơn vị Cảnh Sát Đặc Nhiệm mới, kèm bộ phận khởi tố, tương tự như những các đại đội cảnh sát « compagnie de marche » được triển khai trong Thế Vận Hội Paris 2024, để bắt và nhanh chóng đưa ra tòa các chủ băng buôn người.
Đơn vị hỗn hợp có tên tiếng Pháp là Groupe d’Appui Operationnel, đóng trụ sở tại Dunkerque, cảng biển vùng Pas de Calais, ở tây bắc nước Pháp, giáp Bỉ, và có 2 nhiệm vụ : Thứ nhất là tăng cường tuần tra vùng bờ biển của Pháp bằng hoạt động trinh sát điện tử và thực địa ; thứ hai là tăng số chuyên viên điều khiển từ xa cho đội drone để rà soát từ trên không các hoạt động buôn người sâu trong nội địa và chặn thuyền trước khi ra biển.
Dù còn quá sớm để đánh giá tính hiệu quả của đơn vị hỗn hợp Anh-Pháp này, chúng ta có thể nói là sau các bước trầm trong quan hệ với Pháp, thì nay mối giao hảo đã tốt hơn. Điều đáng nói là đảng Lao động được phe đối lập, như đảng Bảo thủ, thúc vào lưng trong chính sách ngăn di dân “trái thông lệ” (irregular) vào Anh. Lãnh đạo đảng Bảo thủ còn vừa gợi ý hôm 09/03 rằng Luật Nhân quyền mà Anh ký với châu Âu “không nên áp dụng vào các vụ trục xuất di dân trái phép”. Các nhóm nhân quyền đã phê phán rằng đảng cầm quyền hay đối lập ở Anh đều đua nhau dùng lá bài chặn di dân trái phép để thỏa mãn tâm lý cử tri.
Riêng với người Việt Nam vào Anh bằng thuyền nhỏ, thì thời gian qua tình hình khó khăn do việc kiểm tra các hàng quán, nên nhiều trang Facebook của người Việt Nam thông báo với nhau về chuyện xin hồi hương. Vấn đề cũng được chính phủ Anh đẩy mạnh gần đây. Có các kênh nhận xác minh nhân thân rồi đưa họ hồi hương với chi phí do phía Anh trả.
Xin nhắc rằng, trên đài báo Anh, kể cả đài BBC, thì chủ đề di dân bằng thuyền nhỏ từ Pháp sang Anh những năm qua được đề cập liên tục. Đã có kênh truyền hình Anh quay cảnh ở bờ biển Calais với hàng trăm người trèo lên thuyền đi sang Anh mà “cảnh sát Pháp đứng lắc đầu nhìn, không chặn lại”. Anh và Pháp đổ lỗi cho nhau về vấn đề này. Nhưng đó là mấy năm trước, nay thì có vẻ như hai chính phủ đã hợp tác “chặn di dân bằng thuyền nhỏ” từ điểm xuất phát. Chúng ta cần chờ xem việc này có hiệu quả tới đâu trong năm nay là năm đầu tiên Anh và Pháp cùng triển khai phối hợp xử lý vấn đề này.
*************
Việt Nam giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, mở cửa cho Starlink của Mỹ
Trong bối cảnh lo ngại Hoa Kỳ áp thuế quan, Việt Nam thông báo sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm, bao gồm xe hơi và khí hóa lỏng và sẽ cho phép công ty SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk ra mắt dịch vụ viễn thông vệ tinh Starlink ở Việt Nam.
Đăng ngày:
2 phút
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam vào năm 2024. Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam dự kiến là 123,5 tỷ đô la vào năm 2024, tăng hơn 18% so với năm 2023. Việt Nam như vậy là nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mêhicô.
Trong bối cảnh này, Hà Nội lo ngại sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của đợt áp thuế hải quan đối ứng toàn diện mà tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng với các đối tác thương mại chính của Hoa Kỳ. Cách đây chưa đầy hai tuần, thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố kế hoạch giảm thuế quan để khuyến khích nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Tối qua 25/03, trên trang mạng của mình, bộ Tài Chính Việt Nam thông báo, thuế nhập khẩu đối với một số loại xe hơi sẽ giảm một nửa và thuế suất đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng sẽ giảm từ 5% xuống 2%. Thuế cũng sẽ được giảm đối với một số sản phẩm khác, như đùi gà đông lạnh, hạnh nhân, quả anh đào ngọt, nho khô và gỗ.
Thông báo của bộ Tài Chính cho biết các sửa đổi nói trên, dự kiến sẽ có hiệu lực trong tháng này, nhằm "giải quyết những diễn biến phức tạp và khó lường trong tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kinh tế, thương mại và thuế quan". Thông báo trích lời ông Nguyễn Quốc Hưng, Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, việc điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng là để “bảo đảm đối xử công bằng giữa các Đối tác Chiến lược Toàn diện của Việt Nam”, trong đó có Hoa Kỳ.
Về Starlink, việc ra mắt dịch vụ viễn thông vệ tinh này sẽ diễn ra như một phần của chương trình thí điểm kéo dài đến cuối năm 2030. Trên trang mạng, chính phủ Việt Nam hôm nay cho biết “sẽ không có giới hạn nào đối với sự tham gia của vốn nước ngoài vào dịch vụ này”.
***********
Tình báo Mỹ : Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Hoa Kỳ
Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất nhắm vào Mỹ, đứng trước cả Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Trong báo cáo thường niên về các mối đe dọa nhắm vào an ninh Hoa Kỳ được công bố ngày 25/03/2025, các giới chức trong ngành tình báo Mỹ khẳng định « lợi ích và an ninh của Hoa Kỳ ở khắp mọi nơi trên thế giới đang bị Trung Quốc đe dọa » và Bắc Kinh đang có những bước tiến « vững chắc » trong mục tiêu đánh chiếm Đài Loan.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

Theo hãng tin Pháp AFP, giải trình trước một ủy ban của Thượng Viện về báo cáo thường niên liên quan đến những mối đe dọa nhắm vào Hoa Kỳ, giám đốc tình báo quốc gia, bà Tulsi Gabbard nhấn mạnh : « Trung Quốc là đối thủ lợi hại nhất » của Mỹ trong tất cả mọi lĩnh vực, quân sự, kinh tế, công nghệ, không gian và an ninh mạng. « Trung Quốc là mối đe dọa quân sự lớn nhất đối với an ninh quốc gia (…) Quân đội nước này có thể can thiệp vào tất cả mọi phương diện chống phá nước Mỹ trong một cuộc xung đột ở khu vực, để khẳng định ảnh hưởng của Bắc Kinh ở cấp toàn cầu và để bảo đảm an ninh tại các khu vực Trung Quốc khẳng định chủ quyền ».
Vẫn theo Tulsa Gabbard, « vũ khí tầm xa của Trung Quốc có khả năng nhắm tới lãnh thổ của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương như đảo Guam, Hawaii hay ở mãi tận Alaska ». Giới chức tình báo Mỹ cho rằng Bắc Kinh tiếp tục mở rộng các chiến dịch « để làm suy yếu nước Mỹ ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ cũng như trên trường quốc tế », trong đó có cả các chiến dịch phát tán tin giả.
Tại buổi họp báo sáng 26/03, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Quách Gia Khôn đánh giá báo cáo của Mỹ « thổi phồng mối đe dọa Trung Quốc » mang tính « thiên kiến » và từ nhiều năm nay, Washington luôn đưa ra những báo cáo « với nội dung tương tự »
*********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 27 tháng 03 -2025:

*************
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc trì hoãn phán quyết luận tội Tổng thống Yoon

Theo Korea Times, việc trì hoãn này làm dấy lên nhiều đồn đoán, đặc biệt là khi tòa án ban đầu hứa sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng. Nếu tòa án không đưa ra phán quyết vào ngày 29/3, có khả năng việc này sẽ bị hoãn cho tới ngày cuối cùng của tháng hoặc thậm chí có thể kéo dài sang tháng 4.
Lịch trình phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol khác đáng kể so với vụ việc năm 2004 của cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, khi phán quyết được đưa ra 14 ngày sau phiên điều trần cuối cùng. Tới vụ việc năm 2017 của bà Park Geun-hye, tòa ra phán quyết sau 11 ngày. Tuy nhiên, quá trình cân nhắc trong vụ án của Tổng thống Yoon đã kéo dài gấp đôi thời gian.
Các nhà quan sát ban đầu dự đoán, phán quyết sẽ được đưa ra vào giữa tháng 3, dựa trên mốc thời gian 2 tuần sau khi phiên điều trần cuối cùng kết thúc, tương tự các vụ luận tội lãnh đạo chính phủ trước đây.
Tuy nhiên, dự đoán ban đầu và kỳ vọng sau đó về ngày phán quyết đều không chính xác. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, lý do chính dẫn đến sự trì hoãn này là các thẩm phán bất đồng quan điểm về những vấn đề pháp lý quan trọng. Theo đó, các thẩm phán muốn đạt được sự nhất trí cao nhất để giảm thiếu những thách thức tiềm ẩn đối với phán quyết và các chia rẽ phán quyết có thể gây ra.
Theo những người trong cuộc hiểu rõ các vấn đề pháp lý, các thẩm phán Tòa án Hiến pháp đã cân nhắc về vụ việc này mỗi ngày, thậm chí cả cuối tuần kể từ sau phiên điều trần cuối cùng vào ngày 25/2.
*********************
TIN TỔNG HỢP
(RFI) – Ngoại trưởng Pháp bắt đầu vòng công du châu Á đầu tiên. Sau chặng dừng đầu tiên ở Singapore, hôm nay, 25/03/2025, ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot đến thăm Indonesia trước khi đến Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra trong khuôn khổ vòng công du Đông Nam Á sắp tới của nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron. Lịch trình nghị sự được thông báo là những hồ sơ quốc tế lớn như xung đột tại Ukraina và Cận Đông, cũng như là tăng cường hợp tác đối tác chiến lược trong bầu không khí bất định do những căng thẳng Mỹ - Trung gây ra.
(Inquirer) – Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ công du Philippines ngày 28 và 29/03/2025. Chuyến đi « đúng thời điểm » và chứng tỏ châu Á-Thái Bình Dương là một ưu tiên của Nhà Trắng, theo đánh giá của đại sứ Philippines tại Washington. Thông cáo của Lầu Năm Góc cho biết tại Manila, bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth sẽ hội kiến tổng thống Ferdinand Marcos Jr và sẽ có những cuộc trao đổi với đồng cấp Philippines, Gilberto Teodoro. Philippines là một trong những chặng dừng của vòng công du châu Á-Thái Bình Dương của ông Hegseth, bên cạnh Hawaii, đảo Guam và Nhật Bản.
(RFI) – Liên Âu thông báo ưu tiên gần 50 dự án khai thác khoáng sản chiến lược. Ngày 25/03/2025, Ủy Ban Châu Âu công bố danh sách đầu tiên về các quặng mỏ và nhà máy chuyên sản xuất đất hiếm và các kim loại thiết yếu có thể được mở tại châu lục. Trong số 47 dự án, có 9 tại Pháp. Mục tiêu là giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc.
(AFP) – Hungary và Nga tăng cường hợp tác về thương mại và năng lượng. Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjarto đến Matxcơva hôm nay 26/03/2025. Budapest phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Trên mạng xã hội Facebook, ông thông báo sẽ có các cuộc trao đổi với phó thủ tướng Nga kiêm bộ trưởng Năng Lượng Alexander Novak. Là thành viên Liên Hiệp Châu Âu, Hungary luôn « đi ngược », chống mọi kế hoạch trừng phạt kinh tế Nga từ khi Matxcơva xâm chiếm Ukraina. Năm 2004, Hungary mua gần 9 tỷ mét khối khí đốt và gần 5 triệu tấn dầu hỏa của Nga.
(AFP) – Phó tổng thống Hoa Kỳ đến Groenland. Chuyến thăm diễn ra vào lúc Nhà Trắng đòi thâu tóm vùng lãnh thổ tự trị được đặt dưới quyền kiểm soát của Đan Mạch. Ngày 25/03/2025, ông JD Vance loan báo sẽ tháp tùng phu nhân đến Groenland nhưng trước sự chống đối mạnh mẽ của chính quyền địa phương và cả Cophenhagen, cuối cùng phó tổng thống Hoa Kỳ đã đổi ý. Thông cáo chính thức từ văn phòng của ông Vance cho biết ngày 28/03, phó tổng thống Hoa Kỳ chỉ dừng lại ở căn cứ quân sự tại Pituffik, một địa điểm chiến lược đối với an ninh của Mỹ tại Bắc Cực.
(AFP) – Hoa Kỳ oanh kích nhiều vùng tại Yemen. Truyền thông lực lượng Houthi hôm nay, 26/03/2025, cho biết không quân Mỹ đã tiến hành các cuộc oanh kích « hung hăng, gây ra nhiều thiệt hại vật chất » nhưng không cho biết rõ số lượng nạn nhân. Tổng cộng có khoảng 17 cuộc tấn công nhằm vào các vùng Saada và Amra, tây bắc Yemen. Từ ngày 15/03, Washington thông báo mở một cuộc tấn công quân sự mới chống lại phe Houthi, được Iran hậu thuẫn. Hoa Kỳ tuyên bố đánh cho đến khi nào lực lượng nổi dậy này ngừng tấn công tầu thuyền đi qua tuyến đường biển này ở Hồng Hải và Vịnh Aden.
(AFP) – Iran tiết lộ hệ thống tên lửa mới. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran hôm 22/03/2025, công bố hệ thống tên lửa mới được đặt tại ba đảo chiến lược ở Vịnh Ba Tư là Greater Tunb, Lesser Tunb và Abu Musa. Trên đài truyền hình Nhà nước Alireza Tangsiri, chỉ huy hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tuyên bố những loại vũ khí này có « khả năng tấn công các căn cứ, tầu thuyền và tài sản của kẻ thù trong khu vực » và « có thể phá hủy hoàn toàn mọi mục tiêu trong phạm vi 600 km ». Thông báo này được đưa ra vào lúc Iran chuẩn bị hồi đáp thư ngỏ từ tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục Teheran nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân, đồng thời cảnh báo khả năng hành động quân sự nếu Iran từ chối.
(AFP) – Phụ nữ Đan Mạch được lệnh đi nghĩa vụ quân sự. Bộ Quốc Phòng Đan Mạch hôm 25/03/20255 thông báo từ ngày 01/07, phụ nữ cũng phải đi nghĩa vụ quân sự do « tình hình an ninh và quốc phòng hiện tại ». Trước mắt, phụ nữ trên 18 tuổi nhận được giấy gọi tham gia một ngày cho công tác phòng thủ. Trong ngày này, họ sẽ bốc thăm để xem có phải nhập ngũ hay không trong trường hợp Đan Mạch thiếu lính dự bị. Trước mối đe dọa xuất phát từ Nga, Copenhagen đã tăng thêm gần 6 tỷ euro ngân sách quốc phòng cho hai năm 2025 và 2026.
(AFP) – Tây Ban Nha tăng chi phí an ninh và quốc phòng. 2% GDP sẽ được dành cho ngân sách phòng thủ trước ngưỡng năm 2029. Thủ tướng Pedro Sanchez hôm nay 26/03/2025 thông báo từ nay đến trước mùa hè, Madrid sẽ cụ thể hóa kế hoạch « nhằm thúc đẩy công nghiệp quốc phòng » chuẩn bị đương đầu với những mối đe dọa xuất phát từ Nga và trước việc Liên Hiệp Châu Âu không còn có thể trông cậy vào ô dù an ninh của Mỹ. Ngân sách phòng thủ của Tây Ban Nha hiện tương đương khoảng 1,28% GDP nước này, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu, trong đó đứng đầu là Ba Lan. Năm 2024, Vacxava dành đến hơn 4% GDP cho các khoản chi phí quân sự.
(AFP) – Mỹ : Tổng thống Trump giảm nhẹ tầm mức vụ lộ bí mật quân sự. Vụ tai tiếng để lộ bí mật quân sự trong chiến dịch đánh phe nổi dậy Houthi ở Yemen mà Jeffrey Goldberg, tổng biên tập tạp chí The Atlantic, « vô tình » được mời tham dự các cuộc họp trực tuyến trên ứng dụng Signal, giữa các giới chức an ninh Hoa Kỳ. Trả lời báo chí hôm 25/03/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump bênh vực cố vấn an ninh quốc gia và bộ trưởng Quốc Phòng. Ông coi việc các giới chức an ninh Hoa Kỳ để lộ kế hoạch quân sự là một « sơ sót nhỏ » và « không nghiêm trọng ». Ông gọi tổng biên tập báo The Atlantic là tay nhà báo « lưu manh ». Phe đối lập bên đảng Dân Chủ đòi bộ trưởng Quốc Phòng và cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng phải từ chức.
(AFP) – Thụy Điển : Bất bình đẳng về kinh tế ngày càng sâu giữa các gia đình. Một thăm dò do bốn hiệp hội và tổ chức phi chính phủ, bao gồm Hội Hồng Thập Tự công bố hôm nay, 26/03/2025, cho thấy cứ ba gia đình thì có một hộ đơn thân không đủ ăn khi đói. Những hộ này phải « chọn lựa giữa tự kiếm ăn và quần áo ». Lạm phát, giá lương thực tăng cao và nợ hộ gia đình cao đang đè nặng nền kinh tế Thụy Điển.
(20 Minutes) – Mỹ : Bang Florida khuyến khích trẻ em đi làm để thay thế di dân bất hợp pháp. Kênh truyền thông Mỹ CNN cho biết bang Florida đang tìm cách thay thế nguồn lao động di dân bất hợp pháp. Thống đốc bang Florida, Ron DeSantis, và Nghị Viện bang hôm qua, 25/03/2025, đã trình một dự luật nhằm nới lỏng các quy định về lao động trẻ em cho phép các thiếu niên ngay từ 14 tuổi có thể làm việc ban đêm. Nếu văn bản được thông qua, trẻ em có thể học ban ngày, làm việc về đêm. Hiện đối tượng lao động này không được phép làm việc trước 6 giờ sáng và sau 23 giờ đêm.
(AFP) – Tổng thống Brazil thúc đẩy « mối đối tác thương mại giữa Nhật Bản và khối các quốc gia Nam Mỹ Mercosur ». Dẫn đầu một phái đoàn hàng trăm doanh nhân đến Nhật Bản, ông Lula da Silva hôm nay 26/03/2025 kêu gọi Tokyo và khối Mercosur nhanh chóng thông qua hiệp định tự do mậu dịch, để tháo gỡ vòng kềm tỏa trước chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ. Khối Mercosur bao gồm Achentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Brazil và Achentina là hai nguồn cung cấp nông phẩm lớn trên thế giới.
(AFP) – Hàn Quốc : Cháy rừng lớn khiến 24 người chết. Theo một quan chức bộ Nội Vụ Hàn Quốc hôm nay, 26/03/2025, đây chỉ là con số tạm thời, trong số này có một phi công trực thăng. Hàng ngàn lính cứu hỏa đã được huy động hòng dập tắt hơn một chục ngọn lửa, bùng phát từ cuối tuần qua (22-23/03), thiêu rụi hơn 17 ngàn ha rừng và đe dọa hai điểm di tích được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Đây là đợt cháy rừng lớn thứ hai, sau đợt lớn nhất năm 2000, thiêu cháy hơn 23.900 ha rừng ở bờ phía đông đất nước.
***********
Mỹ : Hăm dọa - quân bài lãnh đạo của Donad Trump
« Trump lãnh đạo bằng hăm dọa như thế nào ? » là tựa chính của Le Monde. Nhật báo Pháp nhận thấy từ khi trở lại cầm quyền ở, tổng thống Donald Trump liên tục có những đe dọa với các định chế ở trong nước làm suy yếu nền dân chủ Mỹ.
Trong bài viết dài có tựa đề : « Hăm dọa, công cụ hiệu quả của chính phủ Trump », Le Monde phân tích chiến lược « Sốc và khiếp sợ - Shock and Awe » mà Donald Trump sử dụng trong nhiệm kỳ thứ hai để áp đặt quyền lực của mình. Chiến thuật này bao gồm việc đàn áp đối lập bằng cách tăng cường tấn công vào các tổ chức quan trọng như trường đại học, công ty luật và các thẩm phán, những đối tượng thường bị ông coi là thù địch với chính quyền.
Các trường đại học chịu áp lực lớn. Đại học Columbia, nơi diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Gaza, đã phải nhượng bộ yêu cầu của chính quyền Trump trước nguy cơ bị cắt giảm ngân sách. Nhiều cơ quan tổ chức khác cũng đang chịu áp lực tương tự. Một số công ty luật bị cáo buộc có liên quan đến các cuộc điều tra chống lại Trump đã bị trừng phạt bằng hạn chế quyền tiếp cận các hợp đồng liên bang của họ và đe dọa sự tồn tại. Các thẩm phán chặn các sắc lệnh hành pháp của Trump đang phải đối mặt với sự quấy rối và đe dọa công khai.
Với báo chí, Donald Trump gọi các cuộc điều tra của báo chí về ông là bất hợp pháp và đặt các phương tiện truyền thông chỉ trích ông vào tầm ngắm. Le Monde cũng cho biết thêm trong bối cảnh như vậy, giới doanh nghiệp im lặng, tránh chỉ trích Trump, cho dù các biện pháp của tổng thống đang gây khó cho họ. Chiến lược hăm dọa này cũng có tác dụng đối với nội bộ đảng Cộng Hòa. Nhiều thượng nghị sĩ phải miễn cưỡng ủng hộ dẫn đến tình trạng sùng bái cá nhân xung quanh Trump.
Le Monde nhận thấy, nhiệm kỳ thứ hai của Trump được đánh dấu bằng chiến lược gây hoang mang lo sợ nhằm khuất phục các định chế và đối thủ, tạo ra bầu không khí chính trị chuyên quyền ngày càng rõ.
Ngừng bắn trên Biển Đen, thỏa thuận tối thiểu
Các báo Pháp hôm nay chú ý nhiều vào các cuộc đàm phán con thoi Mỹ - Ukraina rồi Nga - Mỹ trong hai ngày 23 và 24/03 tại Ryiadh, Ả Rập Xê Út nhằm tìm kiếm ngừng bắn cho cuộc chiến tranh Ukraina. Le Figaro trong bài « Ukraina và Nga chấp nhận ngừng bắn trên Biển Đen » cho rằng một kết quả không như Donald Trump mong muốn nhưng có thể mở đường cho việc chấm dứt chiến sự trên Biển Đen. Thỏa hiệp đã đạt được nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng hải thương mại, mặc dù chi tiết vẫn chưa rõ ràng.
Theo Le Figaro, có thể đã có nhượng bộ với Nga : Nhà Trắng có thể đã nới lỏng một số lệnh trừng phạt để tạo điều kiện cho Nga quay trở lại thị trường ngũ cốc quốc tế. Cụ thể, Matxcơva yêu cầu dỡ bỏ các hạn chế đối với ngân hàng nông nghiệp và các nhà xuất khẩu của nước này. Các bước tiếp theo chưa rõ ràng. Kiev nhìn thấy ý đồ của Nga muốn trì hoãn thời gian. Câu hỏi đặt ra : Liệu thỏa thuận hạn chế này có thực sự thay đổi được cục diện của cuộc xung đột hay chỉ là một sự hoãn lại mang tính chiến lược ? Nhìn chung, các báo đều có nhận định rằng tác động về mặt quân sự của thỏa thuận này không có gì lớn. Các cuộc giao tranh trên Biển Đen vốn không ở cường độ cao và khốc liệt như trên đất liền.
Hưu chiến toàn diện, Kiev lo hơn là mừng
Liên quan đến cuộc chiến tranh tại Ukraina, trong bối cảnh các cuộc đàm phán Mỹ -Ukraina, Nga - Mỹ đang được thúc đẩy, Le Monde có bài « Tại Kiev triển vọng hưu chiến gây lo lắng ».
Đặc phái viên của Le Monde tại Kiev trong bài phân tích quan điểm của các chuyên gia quân sự Ukraina về các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Mỹ, nhấn mạnh rằng một lệnh ngừng bắn có thể mang lại lợi ích cho Matxcơva hơn là Kiev. Theo các chuyên gia được trích dẫn, Nga có thể tận dụng thời gian ngừng bắn để củng cố lực lượng và chuẩn bị cho cuộc tấn công mới.
Hầu hết các nhà phân tích Ukraina cho rằng Vladimir Putin chưa đạt được mục tiêu ban đầu là chiếm đóng toàn bộ Ukraina, thay đổi chính quyền, và giải giáp quân đội Ukraina. Nga đến giờ mới chỉ kiểm soát được 19% lãnh thổ Ukraina. Trong khi đó, theo các chuyên gia, hiện tại Ukraina cũng đã tăng cường năng lực quân sự với sự hỗ trợ từ phương Tây, đặc biệt là trang bị quân đội và tình báo. Dù Nga vẫn là một mối đe dọa lớn, Ukraina tin rằng họ có thể phòng thủ và duy trì cuộc chiến. Điều lo ngại nhất là sự thay đổi chính sách của Mỹ. Chính quyền Trump có thể thiên về nhượng bộ Nga, giảm sự hỗ trợ cho Ukraina. Trong hoàn cảnh như vậy, Ukraina buộc phải tìm kiếm thêm sự hỗ trợ quân sự và chính trị của các đồng minh, chủ yếu từ Châu Âu. Kiev hiểu rằng một lệnh ngừng bắn có thể chỉ là tạm thời trước một cuộc chiến tiếp theo với Nga.
Doanh nghiệp Pháp tan giấc mơ Mỹ với Donald Trump
Trong lĩnh vực kinh tế và vẫn liên quan đến chính quyền Trump, Le Figaro chạy tựa « Đối mặt với Trump, sự tỉnh ngộ của các lãnh đạo doanh nghiệp Pháp ». Tờ báo cho thấy phần đông các lãnh đạo doanh nghiệp lớn của Pháp đã tỏ ra rất phấn chấn hào hứng với việc Donald Trump trở lại cầm quyền.
Họ nhìn thấy ở Trump là người ủng hộ doanh nghiệp, chống thuế khóa, quy định gò bó cản trở các danh nghiệp. Hầu hết đều cho rằng Hoa Kỳ của Donald Trump là một miền đất hứa mới cho hoạt động làm ăn của họ. Thái độ hồ hởi đó nhanh chóng nhường chỗ cho tâm trạng bất ổn và lo ngại sau các tuyên bố và biện pháp bảo hộ của ông, trong đó có tăng thuế hải quan và nhiều chính sách kinh tế khó lường.
Tờ báo dẫn lời một chủ ngân hàng thương mại tại Paris nhận xét : « Thật kinh khủng, mọi người đều mò mẫm mù quáng. Trong những điều kiện như thế này, việc quản lý công ty trở nên không thể ».
Các công ty Pháp và Châu Âu, vốn trước đây phụ thuộc vào Hoa Kỳ về đầu tư, hiện đang xem xét lại chiến lược của mình. Sự bất ổn trong các quyết định của Trump đã gây ra hoang mang trong giới lãnh đạo doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, cuộc chiến kinh tế của Trump không chỉ giới hạn ở thuế quan mà còn mở rộng sang các lĩnh vực năng lượng, công nghệ hay liên minh địa chính trị, đáng chú ý là sự xích lại gần với Nga.
Một doanh nhân lớn đã thốt lên « tất cả chúng ta đã nhầm ». Theo tờ báo, trước tình hình bất ổn này, các công ty đang giảm đầu tư vào Hoa Kỳ và thậm chí tạm ngừng một số dự án. Đầu tư vào Hoa Kỳ không còn là ưu tiên. Nhưng trở lại Châu Âu cũng lại là một vấn đề không đơn giản, bởi chính sách thuế khóa và các quy định của Châu Âu cần phải được đơn giản hóa mạnh mẽ tạo thuận lợi cho đầu tư.
Người Pháp muốn tẩy chay hàng Mỹ
Chuyển qua với nhật báo Libération. Hồ sơ chính của tờ báo là tẩy chay sản phẩm Mỹ đang có chiều hướng gia tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng thương mại, địa chính trị giữa nước Mỹ của Donald Trump và Châu Âu.
Libération dành một bài viết dài cho hồ sơ đề cập đến thực tế hiện nay là người tiêu dùng Pháp sẵn sàng tẩy chay sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng của Mỹ như Tesla, McDonald, Coca… để chống lại Donald Trump.
Theo cuộc thăm dò dư luận của Viện Ifop cho Libération, 62% người tiêu dùng Pháp ủng hộ việc cấm các sản phẩm và dịch vụ từ Hoa Kỳ. Một phần ba trong số này cho biết đang thực hiện cuộc tẩy chay này để lên án thái độ và chính sách của Donald Trump và Elon Musk.
Theo Libération xu hướng tẩy chay Tesla và các sản phẩm Mỹ tại Pháp, phần nào phản ánh sự phản đối chính quyền Trump. Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, doanh số Tesla tại EU đã giảm 49% trong hai tháng đầu năm. Mặc dù chưa thể xác định rõ tác động từ những hành động gây tranh cãi của Elon Musk, như chào kiểu phát xít hay ủng hộ Trump, nhưng một cuộc khảo sát của Ifop cho thấy 47% người Pháp có ý định tẩy chay Tesla. Xu hướng tẩy chay còn mở rộng sang các sản phẩm Mỹ nói chung. Theo khảo sát của Ifop, 62% người Pháp ủng hộ việc ngừng mua hàng từ Mỹ. Điều này cho thấy tác động tiêu cực của Trump đối với hình ảnh nước Mỹ. Hiện tượng này được xem như một phong trào đang lan rộng, nhất là sau cuộc cãi vã nảy lửa giữa Donald Trump và Volodymyr Zelensky hồi tháng 2 vừa qua.
Bên cạnh đó, Libération phân tích ý nghĩa chính trị của những đợt tẩy chay sản phẩm Mỹ trong quá khứ ở Pháp. Trong thập niên 1970, các phong trào cánh tả sử dụng tẩy chay để phản đối chiến tranh Việt Nam, nhưng ít ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Đến thập niên 1990, ý thức tiêu dùng có trách nhiệm lan rộng, dẫn đến các phong trào chống toàn cầu hóa, hay như vụ đập phá cửa hiệu McDonald năm 1999 nhằm phản ứng trước thuế quan của Mỹ lên hàng hóa Pháp. Tuy nhiên, các hành động như vậy không mấy khi làm suy yếu các nhãn hiệu đôi khi còn củng cố nó, như trường hợp McDonald trở thành thương hiệu mạnh hơn tại Pháp. Hiện nay, trong bối cảnh chính quyền Trump gây tranh cãi, phong trào tẩy chay Mỹ có thể mở ra một chương mới. Theo giới chuyên gia, người tiêu dùng ngày càng đặt câu hỏi về quan hệ với một nước Mỹ không còn được coi là đồng minh thân thiết và xu hướng phản đối này có thể còn kéo dài.
Sóng thần ma túy đổ vào Pháp
Về thời sự nước Pháp, nạn buôn bán ma túy đang hoành hành ở Pháp là chủ đề lớn của Le Figaro. Tựa chính trang nhất của tờ báo : « Cocain, cần sa… ma túy đang đổ ập vào nước Pháp như thế nào ».
Tờ báo cho hay, lượng ma túy các loại bị bắt giữ tại Pháp trong năm 2024 đã tăng 18%. Hải quan Pháp đang phải đối mặt với tệ nạn buôn bán ma túy ngày càng tinh vi và quy mô lớn hơn. Theo Le Figaro, trong năm ngoái, Hải quan Pháp đã thu giữ được 110,8 tấn sản phẩm ma túy các loại, tức tăng 18% trong một năm. Để đưa được hàng vào lãnh thổ Pháp và qua mắt được 16.500 nhân viên hải quan ở các nhà ga, sân bay, hải cảng và mạng lưới đường bộ, những kẻ buôn ma túy đã không ngừng tìm ra được những thủ đoạn vận chuyển giấu hàng ngày càng tinh vi. Chính quyền Pháp hiện nay tăng cường các cuộc tuần tra kiểm soát ngay từ ngoài khơi để cố ngăn chặn làn sóng độc hại.
Có cung là phải có cầu. Vẫn theo Le Figaro, tại Pháp số lượng tiêu thụ cocain đã đạt mức kỷ lục, hơn một triệu người. Cuộc chiến hàng ngày chống ma túy giờ đang trở nên dữ dội và phức tạp khi mà chính quyền vẫn chạy đuổi theo mạng lưới buôn ma túy.
************
Thỏa thuận ngừng bắn với Ukraina ở Hắc Hải: Nga vẫn chơi trò "câu giờ"
Sau hai ngày đàm phán gián tiếp tại Ả Rập Xê Út dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, Ukraina và Nga cuối cùng đã chấp nhận ngừng bắn trên biển ở Hắc Hải, nhưng Điện Kremlin đã ngay lập tức đưa ra điều kiện cho việc thi hành thỏa thuận này : Phải dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt của phương Tây, một đòi hỏi khó mà đáp ứng được trong lúc này.
Đăng ngày:
4 phút
Như vậy là trong tiến trình đàm phán về ngừng bắn để tiến tới chấm dứt chiến tranh, Matxcơva coi như vẫn làm chủ cuộc chơi, hay nói đúng hơn là vẫn chơi trò “câu giờ”, mà ngay cả tổng thống Donald Trump, lãnh đạo siêu cường quốc số một thế giới, cũng không làm gì được.
Một dấu hiệu cho thấy tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn làm theo ý của ông, đó là ban đầu, theo các hãng thông tấn Nga, hôm qua, 25/03/2025, Nhà Trắng và Điện Kremlin ra một thông cáo chung về kết quả cuộc đàm phán giữa phái đoàn hai nước tại Ả Rập Xê Út. Nhưng sau đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết là nội dung cuộc thảo luận sẽ không được công bố.
Mãi đến hôm nay, Nhà Trắng mới ra thông cáo về ngưng bắn giữa Ukraina và Nga, nhưng việc Matxcơva ngay lập tức đưa ra những điều kiện cho việc thực hiện thỏa thuận cho thấy là trên thực tế vẫn chưa có một thỏa thuận về hưu chiến thật sự và mục tiêu mà tổng thống Trump đề ra là ngưng bắn toàn diện trong 30 ngày vẫn còn rất xa vời.
Điện Kremlin kêu gọi chấm dứt các hạn chế đối với "một số nhà sản xuất và xuất khẩu", "các công ty bảo hiểm" của Nga và đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp nhà nước Rosselkhozbank, đồng thời yêu cầu để cho Nga được kết nối lại hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Nhưng Hoa Kỳ không thể áp dụng những biện pháp này một cách đơn phương nếu không có sự phối hợp với châu Âu.
Về lệnh ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina và Nga, một mục tiêu quan trọng khác sau cuộc điện đàm giữa hai ông Trump và Putin ngày 18/03, những tiến bộ đạt được cũng rất mong manh và chưa biết khi nào mới đạt được thỏa thuận. Trả lời trên kênh truyền hình Newsmax hôm qua, tổng thống Trump đã nhìn nhận: “Tôi nghĩ là Nga muốn chấm dứt cuộc chiến này, nhưng có thể là họ kéo dài thời gian”.
Nhật báo Pháp Le Monde hôm nay trích dẫn Fyodor Lukyanov, tổng biên tập tờ Russia in Global Affairs, một nhân vật thân cận với Điện Kremlin, ghi nhận mọi thứ đang diễn ra theo đúng kịch bản của Nga: Lệnh ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và ngừng bắn ở Hắc Hải, nếu được thực hiện, cũng sẽ không làm thay đổi nhiều tình hình chiến sự, vì quân đội Nga vẫn tiếp tục đà tiến trên chiến trường Ukraina.
Cũng trên tờ Le Monde, một nhà phân tích khác của Nga, xin được giấu tên, nhận định rằng, sau mỗi cuộc thảo luận giữa Nga và Mỹ, Điện Kremlin muốn chứng tỏ rằng họ vẫn giữ được "thế chủ động chiến lược" để đàm phán trong vị thế mạnh hơn.
Hôm qua, tuy xem thỏa thuận ngừng bắn ở Hắc Hải là một "bước đi tốt", tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã cảnh báo: "Chúng tôi thấy Nga đã bắt đầu thao túng, bóp méo các thỏa thuận và trên thực tế là lừa dối những người trung gian và toàn thế giới". Những khác biệt trong đánh giá và trong việc áp dụng các biện pháp mà Washington công bố đã nhanh chóng trở nên rõ ràng giữa Kiev và Matxcơva.
Tờ Le Monde trích dẫn ông Kirill Rogov, một nhà khoa học chính trị người Nga tại Vienna và là người sáng lập nền tảng phân tích Re:Russia, bày tỏ quan ngại: "Chính quyền Trump đang hành động vì lợi ích của phía Nga nhiều hơn. Matxcơva đã nhận được rất nhiều mà không đáp lại bất cứ điều gì". Theo ông Rogov, Putin sẽ có thể dễ dàng vi phạm các thỏa thuận và đổ lỗi cho Ukraina, vì các bên có cách diễn giải khác nhau. Đối với Matxcơva, thỏa thuận về ngừng bắn ở Hắc Hải có lợi thế kép: chứng tỏ thiện chí với Donald Trump, nhưng trên hết là cho phép ông kéo dài thời gian.
*********
Trung Quốc, bên thắng cuộc khi Trump "trở mặt" với đồng minh
Tổng thống Mỹ hứa sớm chấm dứt chiến tranh Ukraina, từ tham vọng ban đầu là 24 giờ thành 100 ngày nhưng đồng nhiệm Nga đã không vội chiều theo ý. Vòng đàm phán đầu tiên kết thúc ngày 25/03/2025 đã không đi đến thỏa thuận ngừng bắn nào. Tuy nhiên, việc Mỹ “bỏ mặc” Ukraina, trực tiếp đàm phán với Nga đang khiến nhiều nước châu Á bồn chồn vì Donald Trump cũng có thể làm tương tự với Trung Quốc, nhân nhượng về Đài Loan với chủ tịch Tập Cận Bình thay vì bảo vệ hòn đảo.
Đăng ngày:

Trong bài phân tích đăng trên trang Asialyst ngày 07/03/2025, nhà nghiên cứu Pierre-Antoine Donnet nhận định : “Trung Quốc thắng lợi trước biến động toàn cầu mà Trump mong muốn” (La Chine gagnante face au basculement du monde voulu par Trump). Lòng tin - nền tảng cơ bản của mối quan hệ giữa các đồng minh - đang bị tổng thống Trump chà đạp. Ngay sau vụ tổng thống Ukraina bị “xỉ vả” tại Nhà Trắng ngày 28/02 trước truyền thông thế giới, Bắc Kinh đã “đánh tiếng”, thông qua nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, rằng “Washington sẽ khiến bạn phấn khích hoặc bỏ rơi bạn chỉ trong chớp mắt”.
Trump gieo rắc hoài nghi ở châu Á có lợi cho Trung Quốc
Lập luận này xuất phát từ việc chính quyền Trump phớt lờ sự thật rằng Nga đã tấn công Ukraina và không cáo buộc Matxcơva. Cho nên, trên thực tế, Mỹ đang trao toàn quyền cho Trung Quốc tấn công Đài Loan. Thế nhưng, “Lịch sử dạy chúng ta rằng các thỏa thuận “đổi đất lấy hòa bình” không bao giờ có kết thúc tốt đẹp” theo tiến sĩ Rahman Yaacob trong bài nhận định trên trang Nikkei Asia ngày 02/03. Tiền lệ là thỏa thuận Munich được Đức, Anh, Ý ký tháng 09/1938 nhượng cho Đệ Tam Đế Chế (Đức quốc xã) vùng Sudetenland (vùng Séc và Slovakia). Hitler hứa không chinh phục thêm vùng đất nào khác. Thủ tướng Anh Neville Chamberlain tự hào vì mang lại hòa bình. Nhưng chưa đầy một tháng sau, Đức quốc xã chiếm Ba Lan, khởi đầu Thế Chiến II. Liệu lịch sử sẽ lặp lại ?
Daniel Ten Kate, cây bút xã luận chuyên về châu Á của Bloomberg, trong bài phân tích ngày 02/03, đánh giá : “Những tuyên bố của Trump cho thấy ông sẽ tránh tấn công các đối thủ chiến lược như Nga và Trung Quốc trừ khi các lợi ích quan trọng của Mỹ bị đe dọa trực tiếp. Đây là một viễn cảnh đáng lo ngại cho các đồng minh truyền thống ở châu Âu và Viễn Đông, cũng như Đài Loan”. Vì vậy, những chính sách, hành động gây hỗn loạn hiện nay của chính quyền Trump “về cơ bản đang phục vụ cho lợi ích chiến lược của ông Tập Cận Bình”, người “chỉ cần đợi cho đến khi mọi chuyện trở nên bất lợi cho Mỹ”. Đến lúc đó, vẫn theo Daniel Ten Kate, “bất kể ai nắm quyền (ở Washington hay Bắc Kinh) sẽ thấy rằng “nền dân chủ mang đặc tính Trung Hoa” giờ đây sẽ trở thành chuẩn mực và “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” sẽ thay đổi cơ bản và có lẽ là mãi mãi”.
Trung Quốc xoa tay vì Trump “đổi trắng thay đen” và “mù mờ” về Đài Loan
Điểm thứ hai cần lưu ý là chính quyền Trump “đổi trắng thay đen”. Từ nạn nhân chịu chiến tranh từ 3 năm qua, Ukraina như bị chính quyền Trump coi là “đáng bị như vậy”, tổng thống Zelensky trở thành “độc tài” trong phát biểu của tổng thống Trump và là “kẻ vô ơn”, theo cáo buộc của phó tổng thống JD Vance vì không cảm ơn đủ Hoa Kỳ và tổng thống Trump. Nga hả hê vì những cáo buộc này. Trung Quốc im lặng. Nhưng nhận định của giáo sư Thẩm Nghị (Shen Yi), Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, phản ánh phần nào quan điểm của Bắc Kinh : “Trong tương lai, ngày càng nhiều quốc gia sẽ hiểu được một vài sự thật cơ bản : việc phụ thuộc vào Hoa Kỳ có thể gây ra hậu quả thảm khốc”.
Còn theo Rahman Yaacob trên trang Nikkei Asia, “cách Trump xử lý cuộc xung đột này cũng có thể phá hoại sự ổn định về lâu dài của Đài Loan”. Đài Loan có vai trò quan trọng trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc, đối thủ chính của Mỹ, nhưng cũng không thoát khỏi đòn tấn công trực diện của tổng thống Trump. Ngày 17/02, ông lại cáo buộc “Đài Loan ăn cắp (công nghệ bán dẫn) của Mỹ” và dọa đánh thuế đến 100% sản phẩm bán dẫn Đài Loan. Người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan (NSC) Ngô Chiêu Nhiếp lên tiếng bác bỏ những phát biểu này. Sau đó, tập đoàn TSMC thông báo với tổng thống Trump tại Nhà Trắng khoản đầu tư bổ sung 100 tỷ đô la và việc xây dựng năm nhà máy lắp ráp chip mới tại Mỹ. Quyết định được tổng thống Donald Trump đánh giá là một “nước cờ cao tay” của “công ty quyền lực nhất thế giới”.
Về mặt chiến lược, chính quyền Mỹ hiện nay dường như có thái độ mập mờ hơn trong quan hệ với Đài Loan. Tại phiên điều trần ở Thượng Viện về việc phê chuẩn làm thứ trưởng ngoại giao phụ trách chính sách quốc phòng, ông Elbridge Colby phát biểu : “Tôi từng nói rằng Đài Loan rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Nhưng (…) đó không phải là một lợi ích sống còn”. Giải thích về sự thay đổi, thứ trưởng Colby cho là liên quan đến “sự suy giảm nghiêm trọng về tương quan quân sự” với Trung Quốc. Ông cho rằng Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột với Trung Quốc và nếu xảy ra, cuộc xung đột đó có nguy cơ hủy hoại quân đội Mỹ. Do đó, Washington sẽ mượn tay đồng minh trong khu vực để phục vụ “Lợi ích cơ bản của Mỹ là phủ nhận quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc”. Cụ thể, Mỹ “cần tập trung nỗ lực cho quốc phòng của Đài Loan một cách hiệu quả, hợp lý và cung cấp cho Đài Loan cũng như cho Nhật Bản, phương tiện để thực hiện điều đó và để làm hơn thế nữa”. Thứ trưởng Colby cũng cho rằng Đài Loan phải tăng gấp ba ngân sách quân sự để đạt 10% GDP.
Trung Quốc thủ lợi từ một châu Âu bất mãn với Mỹ
Một số nhà phân tích cho rằng chủ trương của tổng thống Trump đàm phán riêng với Nga nhằm “phá vỡ” liên minh Nga-Trung và Nga-Bắc Triều Tiên - điều này cũng được đặc sứ Mỹ về Ukraina Kellogg nhấn mạnh ở Hội nghị An ninh Munich - để Washington tập trung đối phó với Bắc Kinh và tiếp tục chính sách xoay trục sang châu Á. Nhà Trung Quốc học François Godement nhận định với tuần báo Pháp Le Point rằng “việc làm giảm xung đột với Nga và thúc đẩy Israel loại bỏ Hamas ở Gaza có thể là bước mở đầu cho việc chuyển hướng sang Trung Quốc. Nhưng thực tế thì đây chỉ là chính sách hão huyền”.
Hai nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc không chỉ hiểu rõ nhau mà thậm chí còn thông báo sự hợp tác “không giới hạn” giữa hai nước chỉ ba tuần trước khi Nga bắt đầu tấn công Ukraina. Bắc Kinh khẳng định “Putin thông báo những điểm mới nhất trong các cuộc tiếp xúc Nga-Mỹ”, đồng thời nhấn mạnh “Trung Quốc và Nga là những láng giềng hữu hảo không thể chia cắt”.
Không những không tách được Nga khỏi Trung Quốc, Washington còn đang giúp Bắc Kinh tranh thủ được tâm trạng bất mãn của Liên Hiệp Châu Âu về đồng minh Mỹ. Theo nhà Hán học François Danjou, có sự chuyển hướng về “quyền lực mềm” có lợi cho Trung Quốc. “Nhận thấy được sự rối loạn của châu Âu”, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị “chủ trương xích lại (Liên Âu) một cách thân thiện” theo phương châm “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Tại Hội nghị An ninh Munich, ông Vương Nghị khẳng định Liên Âu và Trung Quốc “là đối tác chứ không phải đối thủ”. Năm 2025 đánh dấu tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương được ông nhấn mạnh là cơ hội để “tăng cường giao lưu chiến lược và hợp tác cùng có lợi”.
Để kết luận, tác giả bài phân tích Pierre-Antoine Donnet cho rằng đối với châu Á, điều cấp bách là phải cùng nhau chuẩn bị ứng phó với khả năng bị Mỹ “bỏ rơi”. So với châu Âu, nhiệm vụ có vẻ phức tạp hơn vì những bất hòa lịch sử giữa một số nước như Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc tìm ra một chính sách chung giữa những nước này sẽ là một quá trình chậm chạp và đầy rủi ro, không có gì bảo đảm thành công. Và điểm yếu cố hữu của các nước châu Á là có một Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội để cố gắng áp đặt quyền lãnh đạo và đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực
*************
Năm năm sau Brexit, làn sóng di dân vào Vương quốc Anh vẫn là vấn đề nổi cộm
Nhìn lại 5 năm sau khi thỏa thuận Brexit có hiệu lực (từ 31/01/2020), vấn đề di dân vào Anh, cả hợp pháp và trái phép, vẫn là vấn đề nổi cộm lớn ở quốc gia nay đã nằm ngoài Liên Hiệp Châu Âu, dẫu rằng cắt giảm di dân là một tiêu chí của Brexit. Thông tín viên Nguyễn Giang từ Anh quốc tìm hiểu chủ đề này.
RFI : 5 năm sau khi Thỏa thuận Brexit đưa Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu có hiệu lực, vấn đề di dân vào Vương quốc Anh nay ra sao? Dư luận Anh nghĩ gì về chuyện này ?
TTV NGUYỄN GIANG: Có thể nói là sau 5 năm Brexit, dòng người vào Anh vẫn đông hơn dòng người ra đi, khiến con số ròng nhập cư vào Anh tăng lên. Tuy thế, thành phần của các nhóm người tới Anh có sự thay đổi. Chúng ta nhớ rằng Brexit năm 2016 chính là hệ quả của việc quá 50% (dù không lớn) cử tri Anh muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) để dân các nước khác trong EU không thể tới Anh sinh sống tự do.
Nước Anh đã đạt được điều này vì lý do chủ quan (Brexit referendum) và khách quan là sau đại dịch Covid, số người từ châu Âu thuộc EU tới Anh giảm, và kinh tế Anh kém đi, người EU quay về đất nước họ, như trường hợp của Ba Lan, nơi có tăng trưởng kinh tế tốt hơn Anh.
Bù vào đó thì di dân từ các nước khác trên thế giới, tạm gọi là nhóm nhập cư ngoài EU, lại tăng lên từ năm 2020. Người từ các nước Commonwealth (ví dụ Nigeria) hay đặc khu như Hồng Kông (nơi có nhóm mang hộ chiếu hải ngoại của Anh), và cả Trung Đông, Đông Nam Á (chủ yếu từ Việt Nam), vẫn vào Anh đều đều. Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2024, con số nhập cư ròng tăng mạnh, đạt trên 900 nghìn/năm tính vào thời điểm đầu năm 2024. Số dân EU thì sang Anh giảm dần đều từ đầu năm 2024.
Dư luận Anh tiếp tục phản đối nhập cư mà họ cho là đang quá mức vì chi phí của chính quyền cho người xin tỵ nạn ngốn vào ngân sách nhà nước. Còn với cả di dân kinh tế, sinh viên du học, thì dù họ vào hợp pháp nhưng con số đông đảo lại đẩy giá thuê nhà ở các đô thị lên cao ngất, khiến người bản địa cũng không hài lòng.
Giới trẻ Anh sau khi học xong gần như không thể nào mua được căn hộ đầu tiên, kể cả khi đi làm có lương khá. Tân chính phủ Lao Động tung ra kế hoạch xây thêm 1,5 triệu căn nhà từ nay đến năm 2029 để điều chỉnh sự mất cân bằng cung-cầu, nhưng lạm phát và lạm chi ngân sách, nhu cầu cắt chi tiêu công khiến mục tiêu này ngày càng khó đạt, theo các bình luận trên báo Anh.
RFI : Chính phủ của đảng Lao động bỏ chương trình Rwanda nhiều tai tiếng của chính phủ Bảo thủ tiền nhiệm, vậy họ có giải pháp nào thay thế ?
TTV NGUYỄN GIANG: Sau khi đảng Lao động lên cầm quyền tháng 7/2024, Anh quốc đã đẩy mạnh việc truy bắt các băng đảng buôn người và đẩy mạnh việc trục xuất và cho hồi hương người không được tỵ nạn.
Trong nước, Anh thay đổi luật để phạt rất nặng những chủ lao động thuê nhân công thiếu giấy tờ cư trú. Mức phạt nay lên tới 60 nghìn bảng Anh cho một lao động lậu. Đây là khoản tiền rất lớn, tương đương 71,5 nghìn euro, hay 77,4 nghìn đô la Mỹ. Chủ lao động có thể bị tước giấy phép hành nghề, hoặc bị phạt tù nếu đã tham gia buôn người vào Anh để làm việc.Cụ thể là cảnh sát, cục di trú và biên phòng tăng cường truy bắt và kiểm tra các tiệm ăn, nhà hàng, cơ sở sản xuất, và cả tiệm làm móng của chủ là người châu Á, gồm Việt Nam.
Chính quyền còn công khai tin tức và số liệu về các vụ truy quét này để răn đe. Ví dụ, trang của chính phủ Anh hôm 28/02/2025 viết: “Từ ngày 05/07/2024 đến 31/01/2025, số vụ kiểm tra giấy tờ lao động và số vụ bắt giữ đã tăng khoảng 38% so với cùng kỳ 12 tháng trước. Trong thời gian đó, Bộ Nội Vụ đã công bố 1.090 giấy phạt dân sự đối với những người sử dụng lao động trái phép. Chủ thuê lao động phi pháp có thể đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 60.000 bảng Anh cho mỗi người tuyển dụng sai trái ».
Về đối ngoại, Anh đã thành lập Lực lượng An ninh Biên giới mới do cựu cảnh sát trưởng Martin Hewitt lãnh đạo. Bên đối tác là Pháp đã bổ nhiệm một Đại diện cao cấp về di cư, Patrick Stefanini. Hai bên hợp tác chặt để hạn chế dòng thuyền nhỏ vào Anh.
RFI: Những năm qua, quan hệ Anh-Pháp đã qua các bước thăng trầm vì dòng « thuyền nhỏ » (small boats) qua eo biển Manche vào Anh, vậy tình hình nay ra sao?
TTV NGUYỄN GIANG: Kể từ sau khi đảng Lao động bỏ kế hoạch Rwanda của đảng Bảo thủ cầm quyền nhiệm kỳ trước, chính sách của chính phủ Anh hiện thời là tập trung “phá án” buôn người, tăng quyển cho Biên phòng Anh và hợp tác chặt với Pháp và các nước châu Âu nhằm “chặn nguồn người nhập cư từ gốc” trước khi họ vào Anh.
Nhờ không khí chính trị Anh-Pháp cải thiện và chiến lược “tái sắp đặt” (reset) quan hệ với EU, nhất là với Pháp, tháng 2 vừa qua, hai nước đã tung ra sáng kiến mới nhất chống di dân bằng thuyền nhỏ từ Pháp vào Anh. Cụ thể thì bộ trưởng Nội Vụ Anh, bà Yvette Cooper, và người đồng cấp Pháp, Bruno Retailleau, đã gặp nhau ở Calais vào ngày 27/02 để thống nhất các hành động thực thi pháp luật mới, như một phần của quan hệ đối tác đã được làm mới, nhằm đối phó với nạn vượt biên bằng thuyền nhỏ qua eo biển Manche (English Channel). Hai bên đã lập đơn vị Cảnh Sát Đặc Nhiệm mới, kèm bộ phận khởi tố, tương tự như những các đại đội cảnh sát « compagnie de marche » được triển khai trong Thế Vận Hội Paris 2024, để bắt và nhanh chóng đưa ra tòa các chủ băng buôn người.
Đơn vị hỗn hợp có tên tiếng Pháp là Groupe d’Appui Operationnel, đóng trụ sở tại Dunkerque, cảng biển vùng Pas de Calais, ở tây bắc nước Pháp, giáp Bỉ, và có 2 nhiệm vụ : Thứ nhất là tăng cường tuần tra vùng bờ biển của Pháp bằng hoạt động trinh sát điện tử và thực địa ; thứ hai là tăng số chuyên viên điều khiển từ xa cho đội drone để rà soát từ trên không các hoạt động buôn người sâu trong nội địa và chặn thuyền trước khi ra biển.
Dù còn quá sớm để đánh giá tính hiệu quả của đơn vị hỗn hợp Anh-Pháp này, chúng ta có thể nói là sau các bước trầm trong quan hệ với Pháp, thì nay mối giao hảo đã tốt hơn. Điều đáng nói là đảng Lao động được phe đối lập, như đảng Bảo thủ, thúc vào lưng trong chính sách ngăn di dân “trái thông lệ” (irregular) vào Anh. Lãnh đạo đảng Bảo thủ còn vừa gợi ý hôm 09/03 rằng Luật Nhân quyền mà Anh ký với châu Âu “không nên áp dụng vào các vụ trục xuất di dân trái phép”. Các nhóm nhân quyền đã phê phán rằng đảng cầm quyền hay đối lập ở Anh đều đua nhau dùng lá bài chặn di dân trái phép để thỏa mãn tâm lý cử tri.
Riêng với người Việt Nam vào Anh bằng thuyền nhỏ, thì thời gian qua tình hình khó khăn do việc kiểm tra các hàng quán, nên nhiều trang Facebook của người Việt Nam thông báo với nhau về chuyện xin hồi hương. Vấn đề cũng được chính phủ Anh đẩy mạnh gần đây. Có các kênh nhận xác minh nhân thân rồi đưa họ hồi hương với chi phí do phía Anh trả.
Xin nhắc rằng, trên đài báo Anh, kể cả đài BBC, thì chủ đề di dân bằng thuyền nhỏ từ Pháp sang Anh những năm qua được đề cập liên tục. Đã có kênh truyền hình Anh quay cảnh ở bờ biển Calais với hàng trăm người trèo lên thuyền đi sang Anh mà “cảnh sát Pháp đứng lắc đầu nhìn, không chặn lại”. Anh và Pháp đổ lỗi cho nhau về vấn đề này. Nhưng đó là mấy năm trước, nay thì có vẻ như hai chính phủ đã hợp tác “chặn di dân bằng thuyền nhỏ” từ điểm xuất phát. Chúng ta cần chờ xem việc này có hiệu quả tới đâu trong năm nay là năm đầu tiên Anh và Pháp cùng triển khai phối hợp xử lý vấn đề này.
*************
Việt Nam giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, mở cửa cho Starlink của Mỹ
Trong bối cảnh lo ngại Hoa Kỳ áp thuế quan, Việt Nam thông báo sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm, bao gồm xe hơi và khí hóa lỏng và sẽ cho phép công ty SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk ra mắt dịch vụ viễn thông vệ tinh Starlink ở Việt Nam.
Đăng ngày:
2 phút
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam vào năm 2024. Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam dự kiến là 123,5 tỷ đô la vào năm 2024, tăng hơn 18% so với năm 2023. Việt Nam như vậy là nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mêhicô.
Trong bối cảnh này, Hà Nội lo ngại sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của đợt áp thuế hải quan đối ứng toàn diện mà tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng với các đối tác thương mại chính của Hoa Kỳ. Cách đây chưa đầy hai tuần, thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố kế hoạch giảm thuế quan để khuyến khích nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Tối qua 25/03, trên trang mạng của mình, bộ Tài Chính Việt Nam thông báo, thuế nhập khẩu đối với một số loại xe hơi sẽ giảm một nửa và thuế suất đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng sẽ giảm từ 5% xuống 2%. Thuế cũng sẽ được giảm đối với một số sản phẩm khác, như đùi gà đông lạnh, hạnh nhân, quả anh đào ngọt, nho khô và gỗ.
Thông báo của bộ Tài Chính cho biết các sửa đổi nói trên, dự kiến sẽ có hiệu lực trong tháng này, nhằm "giải quyết những diễn biến phức tạp và khó lường trong tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kinh tế, thương mại và thuế quan". Thông báo trích lời ông Nguyễn Quốc Hưng, Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, việc điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng là để “bảo đảm đối xử công bằng giữa các Đối tác Chiến lược Toàn diện của Việt Nam”, trong đó có Hoa Kỳ.
Về Starlink, việc ra mắt dịch vụ viễn thông vệ tinh này sẽ diễn ra như một phần của chương trình thí điểm kéo dài đến cuối năm 2030. Trên trang mạng, chính phủ Việt Nam hôm nay cho biết “sẽ không có giới hạn nào đối với sự tham gia của vốn nước ngoài vào dịch vụ này”.
***********
Tình báo Mỹ : Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Hoa Kỳ
Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất nhắm vào Mỹ, đứng trước cả Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Trong báo cáo thường niên về các mối đe dọa nhắm vào an ninh Hoa Kỳ được công bố ngày 25/03/2025, các giới chức trong ngành tình báo Mỹ khẳng định « lợi ích và an ninh của Hoa Kỳ ở khắp mọi nơi trên thế giới đang bị Trung Quốc đe dọa » và Bắc Kinh đang có những bước tiến « vững chắc » trong mục tiêu đánh chiếm Đài Loan.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

Theo hãng tin Pháp AFP, giải trình trước một ủy ban của Thượng Viện về báo cáo thường niên liên quan đến những mối đe dọa nhắm vào Hoa Kỳ, giám đốc tình báo quốc gia, bà Tulsi Gabbard nhấn mạnh : « Trung Quốc là đối thủ lợi hại nhất » của Mỹ trong tất cả mọi lĩnh vực, quân sự, kinh tế, công nghệ, không gian và an ninh mạng. « Trung Quốc là mối đe dọa quân sự lớn nhất đối với an ninh quốc gia (…) Quân đội nước này có thể can thiệp vào tất cả mọi phương diện chống phá nước Mỹ trong một cuộc xung đột ở khu vực, để khẳng định ảnh hưởng của Bắc Kinh ở cấp toàn cầu và để bảo đảm an ninh tại các khu vực Trung Quốc khẳng định chủ quyền ».
Vẫn theo Tulsa Gabbard, « vũ khí tầm xa của Trung Quốc có khả năng nhắm tới lãnh thổ của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương như đảo Guam, Hawaii hay ở mãi tận Alaska ». Giới chức tình báo Mỹ cho rằng Bắc Kinh tiếp tục mở rộng các chiến dịch « để làm suy yếu nước Mỹ ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ cũng như trên trường quốc tế », trong đó có cả các chiến dịch phát tán tin giả.
Tại buổi họp báo sáng 26/03, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Quách Gia Khôn đánh giá báo cáo của Mỹ « thổi phồng mối đe dọa Trung Quốc » mang tính « thiên kiến » và từ nhiều năm nay, Washington luôn đưa ra những báo cáo « với nội dung tương tự »
*********