Kinh Khổ
'Tin vịt' lên ngôi và sự trăn trở ở phương Tây

Cùng với với việc tỷ phú Donald Trump chuẩn bị bước vào Nhà Trắng, truyền thông phương Tây mấy tuần nay vò đầu bứt tai tự hỏi 'vì sao đến nỗi này'.
Nhiều người Việt Nam theo dõi truyền thông Hoa Kỳ hẳn nhận thấy giới truyền thông dự đoán, và có thể cả mong đợi, một tổng thống Clinton mới chứ không phải tỷ phú họ Trump.
Cho tới ngay trước ngày bầu cử báo New York Times còn 'chat' với tôi qua dịch vụ hỏi đáp tin tức tự động trên Facebook Messenger và đưa ra các kết quả thăm dò cho thấy bà Clinton có tới 84% cơ hội trong khi tỷ phú gốc Đức chỉ có 16%.
Kết quả gây sốc khiến chính New York Times và truyền thông phương Tây nói chung phải tự vấn và tìm câu trả lời cho hai câu hỏi:
- Tại sao các nhà thăm dò ý kiến và cả truyền thông nói chung lại có thể dự đoán sai đến thế?
- Tin vịt có ảnh hưởng tới đâu trong chiến thắng của tỷ phú Trump?
'Hậu sự thật'
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, cựu Giám đốc tin tức và thời sự của BBC Richard Sambook, hiện là Giáo sư báo chí của Đại học Cardiff, có bài 'Sao truyền thông có thể sai đến thế về Trump và Brexit'.
Ông Sambrook nói các hãng truyền thông lớn thay vì đứng ngoài để đưa tin thì đã thành "một phần của bong bóng chính trị/người nổi tiếng" và mất đi tính độc lập và khả năng thách thức các chính trị gia và người nổi tiếng".
Giáo sư Sambrook cũng cho rằng nhiều phóng viên giờ ngồi trước màn hình máy tính để lấy tin thay vì bỏ nhiều thời gian gặp mặt trực tiếp những người liên quan hoặc gián tiếp nói chuyện với thật nhiều người như vậy.
Nhưng cũng có những ý kiến phản hồi nói rằng một số ủng hộ viên của ông Trump không đếm xỉa gì đến sự thật.
Trong bài viết ngay từ tháng Tám, cây viết xã luận David Ignatius trên Washington Post dẫn các nghiên cứu cho rằng những cố gắng để tránh gây hiểu nhầm chỉ càng làm mọi người hiểu nhầm thêm vì những cố gắng này có tác dụng ngược.
Trong khi đó Từ điển Oxford mới đây chọn từ 'hậu sự thật' là từ của năm sau kết quả bầu cử ở Mỹ và trưng cầu dân ý ở Anh.
Báo The Guardian của Anh viết về sự kiện này:
"Được từ điển định nghĩa là một tính từ "liên quan tới hay chỉ các hoàn cảnh trong đó những chứng cứ khách quan ít có ảnh hưởng đối với công luận hơn so với việc kích thích cảm xúc và niềm tin cá nhân của họ, các biên tập viên nói tần suất sử dụng thuật ngữ "hậu sự thật" tăng khoảng 2.000% trong năm 2016 so với năm trước đó."
Tờ báo cũng dẫn lời Từ điển Oxford nói 'khái niệm 'hậu' trong hậu sự thật' không giống như hậu trong 'hậu chiến' chẳng hạn. 'Hậu sự thật' được cho là "thuộc về thời điểm mà trong đó khái niệm cụ thể [ở đây là sự thật] trở nên không quan trọng hoặc không còn liên quan".
Tin vịt
Ở phía bên kia của hậu sự thật là sức lan tỏa diệu kỳ của tin vịt.
Hồi giữa tháng 11, trang tin Vox của Hoa Kỳ chạy tít "Trump hiểu điều nhiều người không hiểu: Người ta không quyết định dựa trên sự thật'.
"...Chúng ta thường bị cảm xúc và các định kiến dẫn dắt. Con người cũng hay có xu hướng phớt lờ sự thật để tiếp tục nhìn thế giới theo cách suy nghĩ mà chúng ta đã có sẵn. Và chỉ đơn thuần đưa ra những thông tin đúng đắn để phản bác những định kiến sẵn có đó thường là không đủ để chặn sự lan tỏa của tin vịt."
Báo New York Times hôm 20/11 có bài dài tìm hiểu về tin vịt và mở đầu với câu chuyện doanh nhân Eric Tucker ở Texas đã dựng lên chuyện người ta được trả tiền và được xe buýt chở đi để biểu tình chống Tổng thống đắc cử Donald Trump, người được cho là cũng vào hùa với ông Tucker.
New York Times nói ông Tucker lúc đó chỉ có 40 người hâm một trên Twitter nhưng tin nhắn của ông đã được 16.000 lượt chia sẻ. Còn trên Facebook số lượt chia sẻ lên tới 350.000.
Cuối cùng ông Tucker đã xóa tin nhắn, theo New York Times, nhưng tin vịt đó đã lan tỏa quá rộng.
Tờ báo nổi tiếng ở Hoa Kỳ nói sự thật là ông Tucker đã chụp ảnh một đoàn xe buýt ông thấy ở Austin, bang Texas vì thấy lạ.
Nhưng ông không biết đó thực ra là xe chở khách tới hội nghị có 13.000 người tham dự của một hãng phần mềm.
Ông Tucker cũng nói ông đã thử tìm qua Google xem có hội nghị nào diễn ra trong thành phố không nhưng không thấy và kết luận là các cuộc biểu tình chống ông Trump ở Austin và các xe buýt chở người đó có liên quan.
Ông cũng nghĩ ông chỉ là một người bình thường với số người hâm một ít ỏi.
Hậu tin vịt?
Sự lan tỏa chóng mặt của tin vịt khiến phần đông truyền thông chính thông lên tiếng cảnh báo công chúng về sự tồn tại cũng như cách nhận biết tin vịt.
Huffington Post hôm 22/11 đưa ra chín điều cần làm để tránh bị lừa tin tức.
- Đừng chỉ đọc tít không thôi.
- Xem hãng tin nào đăng tải
- Xem ngày giờ đăng
- Ai là tác giả
- Nguồn và đường dẫn ở đâu ra
- Đề phòng ảnh và lời dẫn có vấn đề
- Để ý xu hướng tin ngay vì định kiến của bản thân
- Tìm xem các hãng tin khác có đưa không
- Suy nghĩ trước khi chia sẻ
Hufftington Post dường như cho rằng nếu làm như vậy người ta sẽ không bị bẫy bởi các tin vịt như Giáo hoàng Francis ủng hộ ông Donald Trump hay Tỷ phú George Soros tuyên bố sẽ tài trợ các nhóm thù ghét người da đen.
Cũng hôm 22/11, BBC đăng bài hướng dẫn cách báo cho Facebook và Google biết nếu quý vị bắt gặp tin vịt.
Phía trên các thông điệp trên Facebook, ở phía bên phải tên chủ tài khoản, có nút bấm để hiện các lựa chọn và lựa chọn cuối cùng là để báo lên Facebook. Sau khi đã chọn báo cho Facebook, người dùng sẽ cần chọn lý do mà trong trường hợp này là tin, bài, ảnh hay video 'không nên có mặt trên Facebook' và lựa chọn trên màn hình tiếp theo là tin giả mạo.
Ông chủ Mark Zuckerberg của Facebook cũng nói công ty này sẽ có những hành động để việc thông báo tin giả mạo lên Facebook dễ dàng hơn cũng như tăng cường khả năng nhận biết tin giả mạo của chính Facebook.
Nhưng câu hỏi mà nhiều người đặt ra là ảnh hưởng của tin vịt tới đâu trong các diễn biến bầu cử ở Mỹ và trước đó là trưng cầu dân ý ở Anh trong tương quan với sự thất vọng với hệ thống chính trị nói chung, định kiến của công chúng và cả hậu sự thật.
Và nếu vậy câu hỏi tiếp theo có thể là liệu có phải chúng đang sống trong thời đại vừa hậu sự thật lẫn hậu tin vịt mà trong đó sự chán chường và thất vọng với thực tại lên ngôi và số đông đang sống với bong bóng hy vọng?
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
'Tin vịt' lên ngôi và sự trăn trở ở phương Tây

Cùng với với việc tỷ phú Donald Trump chuẩn bị bước vào Nhà Trắng, truyền thông phương Tây mấy tuần nay vò đầu bứt tai tự hỏi 'vì sao đến nỗi này'.
Nhiều người Việt Nam theo dõi truyền thông Hoa Kỳ hẳn nhận thấy giới truyền thông dự đoán, và có thể cả mong đợi, một tổng thống Clinton mới chứ không phải tỷ phú họ Trump.
Cho tới ngay trước ngày bầu cử báo New York Times còn 'chat' với tôi qua dịch vụ hỏi đáp tin tức tự động trên Facebook Messenger và đưa ra các kết quả thăm dò cho thấy bà Clinton có tới 84% cơ hội trong khi tỷ phú gốc Đức chỉ có 16%.
Kết quả gây sốc khiến chính New York Times và truyền thông phương Tây nói chung phải tự vấn và tìm câu trả lời cho hai câu hỏi:
- Tại sao các nhà thăm dò ý kiến và cả truyền thông nói chung lại có thể dự đoán sai đến thế?
- Tin vịt có ảnh hưởng tới đâu trong chiến thắng của tỷ phú Trump?
'Hậu sự thật'
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, cựu Giám đốc tin tức và thời sự của BBC Richard Sambook, hiện là Giáo sư báo chí của Đại học Cardiff, có bài 'Sao truyền thông có thể sai đến thế về Trump và Brexit'.
Ông Sambrook nói các hãng truyền thông lớn thay vì đứng ngoài để đưa tin thì đã thành "một phần của bong bóng chính trị/người nổi tiếng" và mất đi tính độc lập và khả năng thách thức các chính trị gia và người nổi tiếng".
Giáo sư Sambrook cũng cho rằng nhiều phóng viên giờ ngồi trước màn hình máy tính để lấy tin thay vì bỏ nhiều thời gian gặp mặt trực tiếp những người liên quan hoặc gián tiếp nói chuyện với thật nhiều người như vậy.
Nhưng cũng có những ý kiến phản hồi nói rằng một số ủng hộ viên của ông Trump không đếm xỉa gì đến sự thật.
Trong bài viết ngay từ tháng Tám, cây viết xã luận David Ignatius trên Washington Post dẫn các nghiên cứu cho rằng những cố gắng để tránh gây hiểu nhầm chỉ càng làm mọi người hiểu nhầm thêm vì những cố gắng này có tác dụng ngược.
Trong khi đó Từ điển Oxford mới đây chọn từ 'hậu sự thật' là từ của năm sau kết quả bầu cử ở Mỹ và trưng cầu dân ý ở Anh.
Báo The Guardian của Anh viết về sự kiện này:
"Được từ điển định nghĩa là một tính từ "liên quan tới hay chỉ các hoàn cảnh trong đó những chứng cứ khách quan ít có ảnh hưởng đối với công luận hơn so với việc kích thích cảm xúc và niềm tin cá nhân của họ, các biên tập viên nói tần suất sử dụng thuật ngữ "hậu sự thật" tăng khoảng 2.000% trong năm 2016 so với năm trước đó."
Tờ báo cũng dẫn lời Từ điển Oxford nói 'khái niệm 'hậu' trong hậu sự thật' không giống như hậu trong 'hậu chiến' chẳng hạn. 'Hậu sự thật' được cho là "thuộc về thời điểm mà trong đó khái niệm cụ thể [ở đây là sự thật] trở nên không quan trọng hoặc không còn liên quan".
Tin vịt
Ở phía bên kia của hậu sự thật là sức lan tỏa diệu kỳ của tin vịt.
Hồi giữa tháng 11, trang tin Vox của Hoa Kỳ chạy tít "Trump hiểu điều nhiều người không hiểu: Người ta không quyết định dựa trên sự thật'.
"...Chúng ta thường bị cảm xúc và các định kiến dẫn dắt. Con người cũng hay có xu hướng phớt lờ sự thật để tiếp tục nhìn thế giới theo cách suy nghĩ mà chúng ta đã có sẵn. Và chỉ đơn thuần đưa ra những thông tin đúng đắn để phản bác những định kiến sẵn có đó thường là không đủ để chặn sự lan tỏa của tin vịt."
Báo New York Times hôm 20/11 có bài dài tìm hiểu về tin vịt và mở đầu với câu chuyện doanh nhân Eric Tucker ở Texas đã dựng lên chuyện người ta được trả tiền và được xe buýt chở đi để biểu tình chống Tổng thống đắc cử Donald Trump, người được cho là cũng vào hùa với ông Tucker.
New York Times nói ông Tucker lúc đó chỉ có 40 người hâm một trên Twitter nhưng tin nhắn của ông đã được 16.000 lượt chia sẻ. Còn trên Facebook số lượt chia sẻ lên tới 350.000.
Cuối cùng ông Tucker đã xóa tin nhắn, theo New York Times, nhưng tin vịt đó đã lan tỏa quá rộng.
Tờ báo nổi tiếng ở Hoa Kỳ nói sự thật là ông Tucker đã chụp ảnh một đoàn xe buýt ông thấy ở Austin, bang Texas vì thấy lạ.
Nhưng ông không biết đó thực ra là xe chở khách tới hội nghị có 13.000 người tham dự của một hãng phần mềm.
Ông Tucker cũng nói ông đã thử tìm qua Google xem có hội nghị nào diễn ra trong thành phố không nhưng không thấy và kết luận là các cuộc biểu tình chống ông Trump ở Austin và các xe buýt chở người đó có liên quan.
Ông cũng nghĩ ông chỉ là một người bình thường với số người hâm một ít ỏi.
Hậu tin vịt?
Sự lan tỏa chóng mặt của tin vịt khiến phần đông truyền thông chính thông lên tiếng cảnh báo công chúng về sự tồn tại cũng như cách nhận biết tin vịt.
Huffington Post hôm 22/11 đưa ra chín điều cần làm để tránh bị lừa tin tức.
- Đừng chỉ đọc tít không thôi.
- Xem hãng tin nào đăng tải
- Xem ngày giờ đăng
- Ai là tác giả
- Nguồn và đường dẫn ở đâu ra
- Đề phòng ảnh và lời dẫn có vấn đề
- Để ý xu hướng tin ngay vì định kiến của bản thân
- Tìm xem các hãng tin khác có đưa không
- Suy nghĩ trước khi chia sẻ
Hufftington Post dường như cho rằng nếu làm như vậy người ta sẽ không bị bẫy bởi các tin vịt như Giáo hoàng Francis ủng hộ ông Donald Trump hay Tỷ phú George Soros tuyên bố sẽ tài trợ các nhóm thù ghét người da đen.
Cũng hôm 22/11, BBC đăng bài hướng dẫn cách báo cho Facebook và Google biết nếu quý vị bắt gặp tin vịt.
Phía trên các thông điệp trên Facebook, ở phía bên phải tên chủ tài khoản, có nút bấm để hiện các lựa chọn và lựa chọn cuối cùng là để báo lên Facebook. Sau khi đã chọn báo cho Facebook, người dùng sẽ cần chọn lý do mà trong trường hợp này là tin, bài, ảnh hay video 'không nên có mặt trên Facebook' và lựa chọn trên màn hình tiếp theo là tin giả mạo.
Ông chủ Mark Zuckerberg của Facebook cũng nói công ty này sẽ có những hành động để việc thông báo tin giả mạo lên Facebook dễ dàng hơn cũng như tăng cường khả năng nhận biết tin giả mạo của chính Facebook.
Nhưng câu hỏi mà nhiều người đặt ra là ảnh hưởng của tin vịt tới đâu trong các diễn biến bầu cử ở Mỹ và trước đó là trưng cầu dân ý ở Anh trong tương quan với sự thất vọng với hệ thống chính trị nói chung, định kiến của công chúng và cả hậu sự thật.
Và nếu vậy câu hỏi tiếp theo có thể là liệu có phải chúng đang sống trong thời đại vừa hậu sự thật lẫn hậu tin vịt mà trong đó sự chán chường và thất vọng với thực tại lên ngôi và số đông đang sống với bong bóng hy vọng?
BBC