Tin nóng trong ngày
Tình báo Anh: có đơn vị quân Nga về nước vì bị tổn thất nặng nề [ CẬP NHẬT NGÀY 30 - 3-2022 ]]
Lavrov bay sang Trung Quốc gặp Vương Nghị đề nghị mở rộng hợp tác
Nga và Trung Quốc đã đồng ý mở rộng hợp tác tại một gặp các ngoại trưởng của họ ở Trung Quốc hôm 30/3, hãng tin Nga Interfax dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho biết, trong bối cảnh mà Moscow mô tả là ‘tình hình quốc tế khó khăn’.
Interfax cho biết hợp tác Nga-Trung bao gồm xây dựng sự phối hợp chính sách đối ngoại và có chung một tiếng nói về các vấn đề toàn cầu.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc.
(Reuters)
Pháo kích xung quanh Kyiv và giao tranh quanh Chernihiv
Các quan chức Ukraine cho biết đã có pháo kích xung quanh thủ đô Kyiv và thành phố Chernihiv ở phía bắc 30/3, bất chấp cam kết giảm quy mô hoạt động quân sự của Moscow.
Phó thị trưởng Kiev, Mykola Povoroznyk, phát biểu trên đài truyền hình quốc gia rằng thủ đô đã không bị pháo kích trong đêm.
“Đêm qua trôi qua tương đối tĩnh lặng giữa âm thanh của còi báo động và tiếng súng từ các trận chiến xung quanh thành phố, nhưng không có pháo kích bên trong thành phố,” ông cho biết.
Thống đốc vùng Chernihiv, ông Viacheslav Chaus, cho biết ông không thấy các cuộc tấn công của Nga giảm bớt.
“Chúng ta có tin vào điều đó (lời hứa giảm các hoạt động quân sự) không? Tất nhiên là không,” ông Chaus viết trên Telegram.
“Việc ‘giảm hoạt động quân sự’ở vùng Chernihiv đã được chứng minh bằng việc kẻ thù tấn công vào thành phố Nizhyn, bao gồm cả không kích, và suốt đêm họ đã tấn công Chernihiv.”
Serhiy Hamaliy, Thống đốc vùng Khmelnitskyi ở tây Ukraine cho biết quân Nga đã tấn công các cơ sở công nghiệp trong khu vực trong ba đợt trong đêm.
(Reuters)
Anh nghi ngờ cam kết giảm hoạt động quân sự của Nga
Anh có cách nhìn rất hoài nghi đối với Nga và cam kết của Moscow giảm quy mô các hoạt động quân sự xung quanh Kyiv, Phó Thủ tướng nước này Dominic Raabsaying nói và cho biết London sẽ đánh giá Moscow bằng hành động chứ không phải lời nói.
“Cánh cửa ngoại giao sẽ luôn được mở hé, nhưng tôi không nghĩ quý vị có thể tin vào những gì đang phát ra từ miệng cỗ máy chiến tranh của ông Putin,” ông Raab nói trên Sky News.
(Reuters)
Tình báo Anh: có đơn vị quân Nga về nước vì bị tổn thất nặng nề
Một số đơn vị quân Nga bị tổn thất nặng nề ở Ukraine đã buộc phải trở về nước cũng như nước láng giềng Belarus, tình báo quân đội Anh cho biết một ngày sau khi Nga hứa sẽ giảm quy mô các hoạt động quân sự xung quanh Kyiv và một thành phố khác.
Tổn thất nặng nề và việc rút một phần quân đã ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Nga, Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
“Những chuyện như vậy đang gây thêm áp lực lên hệ thống hậu cần vốn đã bị kéo căng của Nga và cho thấy những khó khăn mà Nga đang gặp phải trong việc tái tổ chức các đơn vị ở Ukraine,” Bộ Quốc phòng Anh cho biết cho biết trong một đánh giá hôm 30/3.
Nga có thể sẽ tiếp tục bù đắp cho khả năng hành quân trên bộ bị giảm bằng cách tấn công hàng loạt bằng pháo binh và tên lửa, Bộ Quốc phòng Anh cho biết thêm.
Tại một khu vực được phía Ukraine giành lại trên một con đường hướng tới làng Rusaniv là rải rác với những chiếc xe tăng Nga bị đốt cháy và những mảnh đồng phục lính Nga. Những ngôi nhà xung quanh đã bị phá hủy.
(Reuters)
Mỹ và các đồng minh đang có kế hoạch áp đặt những chế tài mới lên thêm nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Nga vốn thiết yếu trong trong việc hỗ trợ cho cuộc xâm lược Ukraine, bao gồm chuỗi cung cấp quân sự, Thứ trưởng Bộ Ngân Khố Mỹ Wally Adeyemo tuyên bố ngày 29/3.
Ông Adeyemo phát biểu tại London trong chuyến công du châu Âu để tham khảo với các đồng minh về việc củng cố và thực thi các chế tài để trừng phạt Nga. Ông nói việc mở rộng những nỗ lực này nhằm phá hoại “khả năng của Điện Kremlin điều hành cổ máy chiến tranh của Nga.”
Bộ Ngân khố Mỹ hôm 24/3 áp đặt chế tài lên hơn chục công ty quốc phòng Nga, từ những công ty sản xuất đạn dược, tên lửa và trực thăng sử dụng cho cuộc xâm lược Ukraine cho đến các công ty chuyên về ra-đa và hệ thống hình ảnh. Các chế tài này phong tỏa bất cứ tài sản nào của họ nằm dưới quyền tài phán của Mỹ và cấm các thực thể Mỹ giao dịch với họ.
“Ngoài việc chế tài các công ty trong các lĩnh vực giúp những hoạt động xấu xa của Điện Kremlin, chúng tôi cũng có kế hoạch hành động để làm gián đoạn những chuỗi cung cấp thiết yếu của họ,” ông Adeyemo nói tại cơ quan nghiên cứu Chatham House.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine để thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” hòng “giải giới” và “phi quốc xã hóa” Ukraine.
Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24/2, các đồng minh phương Tây đã phong tỏa các tài sản ngoại tệ của ngân hàng trung ương Nga, cấm những ngân hàng lớn của Nga và giới tài phiệt Nga chuyển tiền và hạn chế xuất khẩu các vật liệu bán dẫn tiên tiến cùng các công nghệ khác.
Các chế tài đã tước các nguồn lực của Điện Kremlin và làm tê liệt kinh tế Nga. Ông Adeyemo khẳng định những chế tài này vẫn giữ nguyên chừng nào cuộc xâm lược còn tiếp tục.
Ông Adeyemo nói ông hy vọng các nước như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là một phần của hệ thống tài chánh tòan cầu, hơn là xem cuộc khủng hoảng tại Ukraine như là một thời điểm để chia cách với phương Tây.
Bàn ra tán vào (0)
Tình báo Anh: có đơn vị quân Nga về nước vì bị tổn thất nặng nề [ CẬP NHẬT NGÀY 30 - 3-2022 ]]
Lavrov bay sang Trung Quốc gặp Vương Nghị đề nghị mở rộng hợp tác
Nga và Trung Quốc đã đồng ý mở rộng hợp tác tại một gặp các ngoại trưởng của họ ở Trung Quốc hôm 30/3, hãng tin Nga Interfax dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho biết, trong bối cảnh mà Moscow mô tả là ‘tình hình quốc tế khó khăn’.
Interfax cho biết hợp tác Nga-Trung bao gồm xây dựng sự phối hợp chính sách đối ngoại và có chung một tiếng nói về các vấn đề toàn cầu.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc.
(Reuters)
Pháo kích xung quanh Kyiv và giao tranh quanh Chernihiv
Các quan chức Ukraine cho biết đã có pháo kích xung quanh thủ đô Kyiv và thành phố Chernihiv ở phía bắc 30/3, bất chấp cam kết giảm quy mô hoạt động quân sự của Moscow.
Phó thị trưởng Kiev, Mykola Povoroznyk, phát biểu trên đài truyền hình quốc gia rằng thủ đô đã không bị pháo kích trong đêm.
“Đêm qua trôi qua tương đối tĩnh lặng giữa âm thanh của còi báo động và tiếng súng từ các trận chiến xung quanh thành phố, nhưng không có pháo kích bên trong thành phố,” ông cho biết.
Thống đốc vùng Chernihiv, ông Viacheslav Chaus, cho biết ông không thấy các cuộc tấn công của Nga giảm bớt.
“Chúng ta có tin vào điều đó (lời hứa giảm các hoạt động quân sự) không? Tất nhiên là không,” ông Chaus viết trên Telegram.
“Việc ‘giảm hoạt động quân sự’ở vùng Chernihiv đã được chứng minh bằng việc kẻ thù tấn công vào thành phố Nizhyn, bao gồm cả không kích, và suốt đêm họ đã tấn công Chernihiv.”
Serhiy Hamaliy, Thống đốc vùng Khmelnitskyi ở tây Ukraine cho biết quân Nga đã tấn công các cơ sở công nghiệp trong khu vực trong ba đợt trong đêm.
(Reuters)
Anh nghi ngờ cam kết giảm hoạt động quân sự của Nga
Anh có cách nhìn rất hoài nghi đối với Nga và cam kết của Moscow giảm quy mô các hoạt động quân sự xung quanh Kyiv, Phó Thủ tướng nước này Dominic Raabsaying nói và cho biết London sẽ đánh giá Moscow bằng hành động chứ không phải lời nói.
“Cánh cửa ngoại giao sẽ luôn được mở hé, nhưng tôi không nghĩ quý vị có thể tin vào những gì đang phát ra từ miệng cỗ máy chiến tranh của ông Putin,” ông Raab nói trên Sky News.
(Reuters)
Tình báo Anh: có đơn vị quân Nga về nước vì bị tổn thất nặng nề
Một số đơn vị quân Nga bị tổn thất nặng nề ở Ukraine đã buộc phải trở về nước cũng như nước láng giềng Belarus, tình báo quân đội Anh cho biết một ngày sau khi Nga hứa sẽ giảm quy mô các hoạt động quân sự xung quanh Kyiv và một thành phố khác.
Tổn thất nặng nề và việc rút một phần quân đã ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Nga, Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
“Những chuyện như vậy đang gây thêm áp lực lên hệ thống hậu cần vốn đã bị kéo căng của Nga và cho thấy những khó khăn mà Nga đang gặp phải trong việc tái tổ chức các đơn vị ở Ukraine,” Bộ Quốc phòng Anh cho biết cho biết trong một đánh giá hôm 30/3.
Nga có thể sẽ tiếp tục bù đắp cho khả năng hành quân trên bộ bị giảm bằng cách tấn công hàng loạt bằng pháo binh và tên lửa, Bộ Quốc phòng Anh cho biết thêm.
Tại một khu vực được phía Ukraine giành lại trên một con đường hướng tới làng Rusaniv là rải rác với những chiếc xe tăng Nga bị đốt cháy và những mảnh đồng phục lính Nga. Những ngôi nhà xung quanh đã bị phá hủy.
(Reuters)
Mỹ và các đồng minh đang có kế hoạch áp đặt những chế tài mới lên thêm nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Nga vốn thiết yếu trong trong việc hỗ trợ cho cuộc xâm lược Ukraine, bao gồm chuỗi cung cấp quân sự, Thứ trưởng Bộ Ngân Khố Mỹ Wally Adeyemo tuyên bố ngày 29/3.
Ông Adeyemo phát biểu tại London trong chuyến công du châu Âu để tham khảo với các đồng minh về việc củng cố và thực thi các chế tài để trừng phạt Nga. Ông nói việc mở rộng những nỗ lực này nhằm phá hoại “khả năng của Điện Kremlin điều hành cổ máy chiến tranh của Nga.”
Bộ Ngân khố Mỹ hôm 24/3 áp đặt chế tài lên hơn chục công ty quốc phòng Nga, từ những công ty sản xuất đạn dược, tên lửa và trực thăng sử dụng cho cuộc xâm lược Ukraine cho đến các công ty chuyên về ra-đa và hệ thống hình ảnh. Các chế tài này phong tỏa bất cứ tài sản nào của họ nằm dưới quyền tài phán của Mỹ và cấm các thực thể Mỹ giao dịch với họ.
“Ngoài việc chế tài các công ty trong các lĩnh vực giúp những hoạt động xấu xa của Điện Kremlin, chúng tôi cũng có kế hoạch hành động để làm gián đoạn những chuỗi cung cấp thiết yếu của họ,” ông Adeyemo nói tại cơ quan nghiên cứu Chatham House.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine để thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” hòng “giải giới” và “phi quốc xã hóa” Ukraine.
Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24/2, các đồng minh phương Tây đã phong tỏa các tài sản ngoại tệ của ngân hàng trung ương Nga, cấm những ngân hàng lớn của Nga và giới tài phiệt Nga chuyển tiền và hạn chế xuất khẩu các vật liệu bán dẫn tiên tiến cùng các công nghệ khác.
Các chế tài đã tước các nguồn lực của Điện Kremlin và làm tê liệt kinh tế Nga. Ông Adeyemo khẳng định những chế tài này vẫn giữ nguyên chừng nào cuộc xâm lược còn tiếp tục.
Ông Adeyemo nói ông hy vọng các nước như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là một phần của hệ thống tài chánh tòan cầu, hơn là xem cuộc khủng hoảng tại Ukraine như là một thời điểm để chia cách với phương Tây.