Cà Kê Dê Ngỗng
Tinh thần bất khuất của làng Ô Khảm bị Bắc Kinh hạ gục
Thu Hằng RFI
Chuyển sang Trung Quốc, Ô Khảm (Wukan), ngôi làng nhỏ ở tỉnh Quảng Đông, biểu tượng cho các cuộc bầu cử dân chủ và phản đối tham nhũng vào năm 2012, trở thành mục tiêu đàn áp của Bắc Kinh. Theo một nhà báo Hồng Kông, thuộc tờ Duanchuanmei (The Initium) và được Courrier international trích dẫn, Trung Quốc không dễ gì nhân nhượng mọi tư tưởng dân chủ.
Năm 2012, dân làng Ô Khảm sống trong hy vọng. Đứng đầu là những thanh niên gan dạ, dân làng đã loại bỏ được những thành viên tham nhũng và độc đoán trong chi bộ đảng của làng. Họ chuẩn bị tổ chức bầu cử dân chủ và nuôi hy vọng có thể lấy lại được những mảnh đất bị ép bán. Vào thời kỳ đó, chính quyền Bắc Kinh đang trải qua một giai đoạn tế nhị, lãnh đạo địa phương tỏ thái độ hòa giải và câu chuyện của ngôi làng bên bờ biển trở thành một biểu tượng.
Thế nhưng, câu chuyện đẹp lại không có kết cục như mong muốn. Sau các cuộc bầu cử được đưa tin rầm rộ vào tháng 02/2012, những người hùng đại diện cho hy vọng lại không có chiếc đũa thần kỳ; họ không có phương tiện để đáp ứng những nguyện vọng của dân làng. Tác giả bài báo cho biết, chỉ cần đi một vòng quanh làng là có thể nghe được những lời phàn nàn và thất vọng.
Giai đoạn “tự chủ” của Ô Khảm chỉ diễn ra trong thời gian hoài nghi và không rõ ràng trong bối cảnh chuyển đổi. Ngay sau khi Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc năm 2012, những người đứng đầu phong trào biết rằng sớm muộn thời điểm thanh toán cũng sẽ đến. Một người, tranh thủ chuyến du lịch sang Hoa Kỳ, đã xin tị nạn chính trị. Hai cựu anh hùng của cuộc đấu tranh, Thụy Hồng Chiếu (Hong Ruichao) và Dương Sắc Mạo (Yang Semao) bị tống giam. Cuộc biểu tình vào tháng 09/2016 của dân làng nhanh chóng bị dập tắt và không thay đổi được tình hình.
Chính xu hướng đàn áp, bắt bớ này cũng khiến giới luật sư bảo vệ nhân quyền, các tổ chức dân sự, các trí thức đại diện cho quá trình từng bước tự do hóa tại Trung Quốc lần lượt bị suy yếu. Riêng những nhà báo tham gia vào quá trình gọt giũa “mô hình Ô Khảm” phải chịu những quấy rối chưa từng có. Những người từng đưa tin, làm phóng sự điều tra hay chỉ trích lần lượt thay đổi công việc hay bị mất tích. Người dân dường như bị tước mọi khí giới trước cơ quan công quyền dù ở bất kỳ cấp độ nào.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tinh thần bất khuất của làng Ô Khảm bị Bắc Kinh hạ gục
Thu Hằng RFI
Chuyển sang Trung Quốc, Ô Khảm (Wukan), ngôi làng nhỏ ở tỉnh Quảng Đông, biểu tượng cho các cuộc bầu cử dân chủ và phản đối tham nhũng vào năm 2012, trở thành mục tiêu đàn áp của Bắc Kinh. Theo một nhà báo Hồng Kông, thuộc tờ Duanchuanmei (The Initium) và được Courrier international trích dẫn, Trung Quốc không dễ gì nhân nhượng mọi tư tưởng dân chủ.
Năm 2012, dân làng Ô Khảm sống trong hy vọng. Đứng đầu là những thanh niên gan dạ, dân làng đã loại bỏ được những thành viên tham nhũng và độc đoán trong chi bộ đảng của làng. Họ chuẩn bị tổ chức bầu cử dân chủ và nuôi hy vọng có thể lấy lại được những mảnh đất bị ép bán. Vào thời kỳ đó, chính quyền Bắc Kinh đang trải qua một giai đoạn tế nhị, lãnh đạo địa phương tỏ thái độ hòa giải và câu chuyện của ngôi làng bên bờ biển trở thành một biểu tượng.
Thế nhưng, câu chuyện đẹp lại không có kết cục như mong muốn. Sau các cuộc bầu cử được đưa tin rầm rộ vào tháng 02/2012, những người hùng đại diện cho hy vọng lại không có chiếc đũa thần kỳ; họ không có phương tiện để đáp ứng những nguyện vọng của dân làng. Tác giả bài báo cho biết, chỉ cần đi một vòng quanh làng là có thể nghe được những lời phàn nàn và thất vọng.
Giai đoạn “tự chủ” của Ô Khảm chỉ diễn ra trong thời gian hoài nghi và không rõ ràng trong bối cảnh chuyển đổi. Ngay sau khi Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc năm 2012, những người đứng đầu phong trào biết rằng sớm muộn thời điểm thanh toán cũng sẽ đến. Một người, tranh thủ chuyến du lịch sang Hoa Kỳ, đã xin tị nạn chính trị. Hai cựu anh hùng của cuộc đấu tranh, Thụy Hồng Chiếu (Hong Ruichao) và Dương Sắc Mạo (Yang Semao) bị tống giam. Cuộc biểu tình vào tháng 09/2016 của dân làng nhanh chóng bị dập tắt và không thay đổi được tình hình.
Chính xu hướng đàn áp, bắt bớ này cũng khiến giới luật sư bảo vệ nhân quyền, các tổ chức dân sự, các trí thức đại diện cho quá trình từng bước tự do hóa tại Trung Quốc lần lượt bị suy yếu. Riêng những nhà báo tham gia vào quá trình gọt giũa “mô hình Ô Khảm” phải chịu những quấy rối chưa từng có. Những người từng đưa tin, làm phóng sự điều tra hay chỉ trích lần lượt thay đổi công việc hay bị mất tích. Người dân dường như bị tước mọi khí giới trước cơ quan công quyền dù ở bất kỳ cấp độ nào.