Tin nóng trong ngày
Tổng thống Trump cảnh cáo Trung Quốc và sẵn sàng đàm phán TPP
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu (26/1) cho biết chính quyền của ông sẵn sàng tham gia vào một phiên bản mới của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sỹ), Tổng thống Trump tuyên bố: “Chúng tôi sẽ cân nhắc đến việc đàm phán” với 11 thành viên của TPP “một cách riêng lẻ hoặc có thể là theo một nhóm, nếu đó là lợi ích của tất cả [các bên]”.
Theo WSJ, tuyên bố của Tổng thống Trump đánh dấu một sự thay đổi lớn mặc dù trong đó vẫn có điều kiện và rào cản. Suốt chiến dịch tranh cử năm 2016 và năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump từng nhiều lần tuyên bố không ủng hộ TPP, một thỏa thuận thương mại đa phương được đàm phán dưới chính quyền của người tiền nhiệm Obama.
Tổng thống Trump cho rằng chính quyền của ông sẽ tập trung vào các thoả thuận song phương mà ông cho rằng có thể được điều chỉnh tốt hơn cho các lợi ích của Hoa Kỳ. Vào ngày làm việc đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống, ông Trump đã ký lệnh rút khỏi TPP.
Bình luận của Tổng thống Trump được đưa ra ba ngày sau khi các nước TPP còn lại đạt được thoả thuận tại Tokyo nhằm xúc tiến hiệp định mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Một số đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, như Nhật Bản, Canada và Mexico và một số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới như Việt Nam và Malaysia cũng tham gia TPP.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại rằng việc thành lập một khối thương mại Thái Bình Dương mới mà không có Hoa Kỳ sẽ gây thiệt hại cho họ trong hoạt động kinh doanh, từ mặt hàng thịt bò đến ô tô, vì các đối thủ bên trong khối này có thể bán cho các thị trường đó với mức thuế cắt giảm và các quy tắc được đồng thuận.
‘Bao vây’ Trung Quốc
Theo WSJ, một nhân tố có thể thúc đẩy ông Trump dịu giọng về TPP là cách tiếp cận đang tiến triển trong chính quyền của ông đối với chính sách thương mại “nước Mỹ trước tiên”, mà điều này ngày càng tập trung vào việc chống lại Trung Quốc.
Trong bài phát biểu tại Davos, ông Trump không đề cập đến đích danh Trung Quốc, nhưng một số lời phát biểu của ông dường như nhắm thẳng vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo WSJ.
Ông Trump nói: “Hoa Kỳ sẽ không còn làm ngơ trước các hành vi kinh tế bất công, bao gồm trộm cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp công nghiệp, và kế hoạch kinh tế nhà nước dẫn đầu.”
“Những hành vi này và những hành vi cướp bóc khác đang bóp méo thị trường toàn cầu và làm hại đến doanh nghiệp và người lao động, không chỉ ở Mỹ, mà còn trên toàn cầu”.
Những người ủng hộ TPP nói rằng hiệp ước này được thiết kế đặc biệt để chống lại ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở châu Á bằng cách ‘bao vây’ nước này bằng một khối thống nhất các quốc gia kinh doanh dựa trên các luật lệ do Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác quy định.
Thu Phương
Video:Thành tựu của Tổng thống Trump trong năm đầu nhậm chức, từ luật thuế đến Biển Đông
Bàn ra tán vào (0)
Tổng thống Trump cảnh cáo Trung Quốc và sẵn sàng đàm phán TPP
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu (26/1) cho biết chính quyền của ông sẵn sàng tham gia vào một phiên bản mới của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sỹ), Tổng thống Trump tuyên bố: “Chúng tôi sẽ cân nhắc đến việc đàm phán” với 11 thành viên của TPP “một cách riêng lẻ hoặc có thể là theo một nhóm, nếu đó là lợi ích của tất cả [các bên]”.
Theo WSJ, tuyên bố của Tổng thống Trump đánh dấu một sự thay đổi lớn mặc dù trong đó vẫn có điều kiện và rào cản. Suốt chiến dịch tranh cử năm 2016 và năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump từng nhiều lần tuyên bố không ủng hộ TPP, một thỏa thuận thương mại đa phương được đàm phán dưới chính quyền của người tiền nhiệm Obama.
Tổng thống Trump cho rằng chính quyền của ông sẽ tập trung vào các thoả thuận song phương mà ông cho rằng có thể được điều chỉnh tốt hơn cho các lợi ích của Hoa Kỳ. Vào ngày làm việc đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống, ông Trump đã ký lệnh rút khỏi TPP.
Bình luận của Tổng thống Trump được đưa ra ba ngày sau khi các nước TPP còn lại đạt được thoả thuận tại Tokyo nhằm xúc tiến hiệp định mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Một số đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, như Nhật Bản, Canada và Mexico và một số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới như Việt Nam và Malaysia cũng tham gia TPP.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại rằng việc thành lập một khối thương mại Thái Bình Dương mới mà không có Hoa Kỳ sẽ gây thiệt hại cho họ trong hoạt động kinh doanh, từ mặt hàng thịt bò đến ô tô, vì các đối thủ bên trong khối này có thể bán cho các thị trường đó với mức thuế cắt giảm và các quy tắc được đồng thuận.
‘Bao vây’ Trung Quốc
Theo WSJ, một nhân tố có thể thúc đẩy ông Trump dịu giọng về TPP là cách tiếp cận đang tiến triển trong chính quyền của ông đối với chính sách thương mại “nước Mỹ trước tiên”, mà điều này ngày càng tập trung vào việc chống lại Trung Quốc.
Trong bài phát biểu tại Davos, ông Trump không đề cập đến đích danh Trung Quốc, nhưng một số lời phát biểu của ông dường như nhắm thẳng vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo WSJ.
Ông Trump nói: “Hoa Kỳ sẽ không còn làm ngơ trước các hành vi kinh tế bất công, bao gồm trộm cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp công nghiệp, và kế hoạch kinh tế nhà nước dẫn đầu.”
“Những hành vi này và những hành vi cướp bóc khác đang bóp méo thị trường toàn cầu và làm hại đến doanh nghiệp và người lao động, không chỉ ở Mỹ, mà còn trên toàn cầu”.
Những người ủng hộ TPP nói rằng hiệp ước này được thiết kế đặc biệt để chống lại ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở châu Á bằng cách ‘bao vây’ nước này bằng một khối thống nhất các quốc gia kinh doanh dựa trên các luật lệ do Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác quy định.
Thu Phương
Video:Thành tựu của Tổng thống Trump trong năm đầu nhậm chức, từ luật thuế đến Biển Đông