Văn Học & Nghệ Thuật
Trần Đăng Khoa Sửa Thơ Tố Hữu - Phạm Đức Nhì
( HNPĐ ) Lời đồn này tôi được nghe từ rất nhiều người, ở rất nhiều nơi. Nếu người ta chưa kịp kể ra mà bạn gợi chuyện sửa thơ là họ biểu đồng tình và góp chuyện ngay. Chuyện đồn rằng “Ngày xưa, Trần Đăng Khoa giỏi lắm; sửa cả thơ Tố Hữu mà nhà thơ lớn cũng ngậm tăm vì nó sửa đúng quá, hay quá.” Đây là câu thơ của Tố Hữu:
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Trần Đăng Khoa sửa thành:
Đường ta rộng thênh thang ta bước.
Người kể lại chuyện sửa thơ giải thích rằng:
Ở thời đại này đường mới rộng tám thước mà đã nhắm tít mắt vỗ ngực tự hào thì thường quá, kém quá. TĐK đã tránh được con số “tám thước” tầm thường đó để người đọc có thể tự do phóng tầm mắt của mình đến con đường rộng hơn, ngang tầm thời đại hơn.
Những lúc ấy trước mắt không có bài thơ Ta Đi Tới của Tố Hữu để có thể đặt câu chữ vào khung cảnh của bài thơ nên tôi chỉ biết ngồi nghe mà lòng bán tín bán nghi. Nhưng sau này khi thấy TĐK la toáng lên cải chính:
“Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
nếu đổi thành
Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang ta bước
Bên trên ta bước, bên dưới ta bước, đọc rất là lẩn thẩn, không nhà thơ nào chữa như vậy cả.”(4)
thì tôi tìm đọc cả bài thơ Ta Đi Tới và nhận ra rằng việc TĐK sửa thơ TH chỉ là lời đồn vô căn cứ, không đúng sự thật.
Thật ra, cứ để nguyên “Đường ta rộng thênh thang tám thước” thì câu đó cũng chẳng dở đi tý nào. Bởi vì, nói như TĐK, “lúc ấy chúng ta chưa có đường, toàn rừng núi mà có con đường tám thước thì đã tuyệt vời rồi”.
Sửa Thơ Nguyên Sa
Thời gian gần đây ít việc làm, tương đối rảnh rỗi, tôi thường được mời tham dự những buổi họp mặt có tính văn nghệ vui chơi. Có ban nhạc một người, có ca sĩ chuyên nghiệp lẫn tài tử và có cả những màn ngâm thơ, đọc thơ rất vui nhộn. Tôi nhớ có vài lần được nghe bài thơ Mời của Nguyên Sa trong đó đoạn thơ “Tôi mời em vứt bỏ lại đằng sau những kinh thành buồn bã, với phong tục, thói lề bạc vàng giả dối: muốn làm người yêu thì phải đỗ Tú Tài” ở phần cuối được sửa lại “muốn làm người yêu thì phải học Medical (âm: mé-đi-cồ, nghĩa: ngành y)”. Một lần được ngồi chung bàn với người đọc thơ tôi cười cười nói với anh:
“Chà! Anh gan quá ha! Dám sửa cả thơ Nguyên Sa ha”.
Anh rất vui vẻ trả lời:
“Thì mình cũng sửa mấy chữ để nó hợp với hoàn cảnh xã hội mới.”
Anh chàng sửa thơ Nguyên Sa có lẽ chỉ nghĩ đến việc mua vui cho khán thính giả; những người “đồn” chuyện sửa thơ Tố Hữu có lẽ chỉ nghĩ đến việc “nâng bài thơ lên ngang tầm thời đại”. Họ không biết rằng mỗi câu thơ đều ít nhiều mang dấu tích lịch sử, phản ảnh thực trạng xã hội trong đó tác giả đã sống, thai nghén và viết ra nó. Vì thế, sửa thơ với mục đích che dấu cái yếu kém, bất cập của xã hội là không minh bạch; có thể nói đó là hành động gian lận văn chương, gian lận lịch sử.
Phạm Đức Nhì ( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
Trần Đăng Khoa Sửa Thơ Tố Hữu - Phạm Đức Nhì
( HNPĐ ) Lời đồn này tôi được nghe từ rất nhiều người, ở rất nhiều nơi. Nếu người ta chưa kịp kể ra mà bạn gợi chuyện sửa thơ là họ biểu đồng tình và góp chuyện ngay. Chuyện đồn rằng “Ngày xưa, Trần Đăng Khoa giỏi lắm; sửa cả thơ Tố Hữu mà nhà thơ lớn cũng ngậm tăm vì nó sửa đúng quá, hay quá.” Đây là câu thơ của Tố Hữu:
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Trần Đăng Khoa sửa thành:
Đường ta rộng thênh thang ta bước.
Người kể lại chuyện sửa thơ giải thích rằng:
Ở thời đại này đường mới rộng tám thước mà đã nhắm tít mắt vỗ ngực tự hào thì thường quá, kém quá. TĐK đã tránh được con số “tám thước” tầm thường đó để người đọc có thể tự do phóng tầm mắt của mình đến con đường rộng hơn, ngang tầm thời đại hơn.
Những lúc ấy trước mắt không có bài thơ Ta Đi Tới của Tố Hữu để có thể đặt câu chữ vào khung cảnh của bài thơ nên tôi chỉ biết ngồi nghe mà lòng bán tín bán nghi. Nhưng sau này khi thấy TĐK la toáng lên cải chính:
“Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
nếu đổi thành
Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang ta bước
Bên trên ta bước, bên dưới ta bước, đọc rất là lẩn thẩn, không nhà thơ nào chữa như vậy cả.”(4)
thì tôi tìm đọc cả bài thơ Ta Đi Tới và nhận ra rằng việc TĐK sửa thơ TH chỉ là lời đồn vô căn cứ, không đúng sự thật.
Thật ra, cứ để nguyên “Đường ta rộng thênh thang tám thước” thì câu đó cũng chẳng dở đi tý nào. Bởi vì, nói như TĐK, “lúc ấy chúng ta chưa có đường, toàn rừng núi mà có con đường tám thước thì đã tuyệt vời rồi”.
Sửa Thơ Nguyên Sa
Thời gian gần đây ít việc làm, tương đối rảnh rỗi, tôi thường được mời tham dự những buổi họp mặt có tính văn nghệ vui chơi. Có ban nhạc một người, có ca sĩ chuyên nghiệp lẫn tài tử và có cả những màn ngâm thơ, đọc thơ rất vui nhộn. Tôi nhớ có vài lần được nghe bài thơ Mời của Nguyên Sa trong đó đoạn thơ “Tôi mời em vứt bỏ lại đằng sau những kinh thành buồn bã, với phong tục, thói lề bạc vàng giả dối: muốn làm người yêu thì phải đỗ Tú Tài” ở phần cuối được sửa lại “muốn làm người yêu thì phải học Medical (âm: mé-đi-cồ, nghĩa: ngành y)”. Một lần được ngồi chung bàn với người đọc thơ tôi cười cười nói với anh:
“Chà! Anh gan quá ha! Dám sửa cả thơ Nguyên Sa ha”.
Anh rất vui vẻ trả lời:
“Thì mình cũng sửa mấy chữ để nó hợp với hoàn cảnh xã hội mới.”
Anh chàng sửa thơ Nguyên Sa có lẽ chỉ nghĩ đến việc mua vui cho khán thính giả; những người “đồn” chuyện sửa thơ Tố Hữu có lẽ chỉ nghĩ đến việc “nâng bài thơ lên ngang tầm thời đại”. Họ không biết rằng mỗi câu thơ đều ít nhiều mang dấu tích lịch sử, phản ảnh thực trạng xã hội trong đó tác giả đã sống, thai nghén và viết ra nó. Vì thế, sửa thơ với mục đích che dấu cái yếu kém, bất cập của xã hội là không minh bạch; có thể nói đó là hành động gian lận văn chương, gian lận lịch sử.
Phạm Đức Nhì ( HNPĐ )