Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trận Hải Chiến Hoàng Sa, 45 Năm Trước - Hồ Hải (HQ5)
Người sống, thuật lại trận chiến, lẽ ra chỉ nên thuật lại những gì thuộc nhiệm sở của mình và những điều mình biết chắc là đúng....
LTG: Người sống, thuật lại trận chiến, lẽ ra chỉ nên thuật lại những gì thuộc nhiệm sở của mình và những điều mình biết chắc là đúng nhưng đáng tiếc và đáng trách vì có người đã không tự chế, lấn sang các lãnh vực khác, nhiệm sở khác, chủ quan suy diễn theo ý mình nên đã có những điều bất nhất gây tranh cãi. Hậu quả đã bị kẻ xấu xuyên tạc, mỉa mai; báo lề đảng và những cánh tay nối dài, ma đầu chính trị đã dựa vào đó mà khai thác, đánh phá.
Trưa ngày 17 tháng 01 năm 1974, HQ5 cặp cầu quân cảng Tiên Sa, Đà Nẳng. Hạm trưởng HQ Trung tá Phạm Trọng Quỳnh lên BTL/HQ/V1DH họp, chiều tối ông về thì sau đó không lâu, thấy HQ Đại tá Hà Văn Ngạc và gần 02 trung đội Hải kích/Người Nhái cùng lên tàu.
Tối đó lệnh hành quân được phổ biến giới hạn, ngắn gọn: chiến hạm tham dự hành quân mang tên Trần Hưng Đạo 47 ra lấy lại Hoàng Sa nơi có quân Trung cộng (TC) lén lên cấm cờ một vài đảo nhỏ và đã đổ quân lên chiếm đóng đảo Quang Hòa (Ducan) thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm gần 2 tuần trước. Quan niệm hành quân: “Cứng rắn, dứt khoát yêu cầu TC phải rút ra khỏi đảo, tránh dùng biện pháp quân sự, trừ trường hợp bất khả kháng.” Tôi là SQ trưởng ngành Vô tuyến - Điện tử thuộc Khối Hành Quân, cũng sẽ là SQ truyền tin bên cạnh Đại tá Ngạc, nên được nghe biết lệnh này. Đại tá Ngạc trên HQ5 để chỉ huy nên HQ5 là Soái hạm.
HQ5 ra đến Hoàng Sa, nhập vùng hành quân khoảng 3 giờ chiều ngày 18 tháng 01. Cùng đi với HQ5 còn có HQ10. HQ10 đang hỏng 01 máy chánh, chỉ còn 01 máy nên đi chậm, tối đó mới đến. Tại vùng Hoàng Sa, HQ4 và HQ16 đã có mặt trước đó.
Sau khi nắm tình hình do HQ 4 và HQ 16 báo cáo, Đại tá Ngạc chỉ thị HQ5 tiến gần về đảo Quang Hòa để quan sát. Ngay lập tức hai tàu TC loại Kronstad tiến nhanh đến ngăn cản, tàu mang số 274, chận ngay trước mũi cách HQ5 chưa đến 10 mét. Hai bên trao đổi quang hiệu, bên nào cũng yêu cầu đối phương rời khỏi vùng đảo này vì thuộc quyền sở hữu của mình. Tất nhiên là không bên nào chịu đi. Tình hình lúc đó rất căng thẳng bởi thái độ hung hãn, khiêu khích của quân TC có thể đụng độ bất cứ lúc nào. Vài tên lính TC cởi nút áo, chỉ vào ngực, ý muốn nói: bắn đi, dám không?
Không quan sát được rõ trên đảo để ước tính quân số/phòng thủ của địch, hai bên chỉ quan sát được hỏa lực trang bị trên tàu của đối phương. Đại tá Ngạc báo cáo tình hình về BTL/HQ/V1DH (Đà Nẳng) và BTL/HQ/SGN. Sẩm tối, ông cho tàu lui về gần đảo Pattle, đây là đảo quan trọng nhất tuy không phải là đảo lớn nhất, tên tiếng Việt là Hoàng Sa. Đảo Quang Hòa và đảo này là 2 trong 7 đảo thuộc nhóm Nguyệt Thiềm (Trăng Khuyết) của quần đảo Hoàng Sa (Paracel), nhóm thứ hai là An Vĩnh cũng có 7 đảo nhỏ nằm xa về phía đông, bắc. Đảo Pattle trước kia có một tiểu đoàn TQLC trấn giữ sau rút xuống còn một trung đội Địa phương quân. Có đài khí tượng, hải đăng, miếu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền.
Tại đây, trong đêm 18 rạng 19, Đại tá Ngạc ở trong phòng truyền tin rất nhiều giờ để liên lạc về Đà Nẳng, Saigon và các chiến hạm đang tham dự hành quân để thảo luận nhiều lần. Bên cạnh Đại tá Ngạc, những việc như điều chỉnh máy, thay đổi tần số, liên lạc với giới chức ông muốn gặp, cho ông biết ngay ai vừa gọi ông? (vì tất cả đều dùng danh hiệu truyền tin) mã hóa, mã dịch đều do chính tôi phụ trách vì tôi cũng là SQ Mật mã. Một vài sự kiện cần biết trước khi đi vào trận đánh.
1/ Đại tá Ngạc phân chia 4 chiến hạm thành hai Phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn I: HQ4 và HQ5 trách nhiệm phía tây-nam đảo Quang Hòa, nơi có hai tàu Kronstad 271 và 274 của TC án ngữ. Và Phân đoàn II: HQ16 + HQ10 ở phía bắc đảo, nơi có hai tàu 389 và 396 của TC canh giữ. TC còn có 2 tàu nữa mang số 402 và 407, một loại tàu đánh cá có vũ trang. HQ16 và HQ4 phát hiện hai tàu này trước khi HQ5 ra vùng. Tuy nhiên 2 tàu này đã ở vòng ngoài chứ không trực tiếp tham chiến. Có thể vì ta khai pháo bất ngờ ngoài dự tính của chúng hoặc có thể 2 tàu này chỉ là tàu tiếp tế, giả dạng tàu đánh cá để lén chuyển quân, lương thực, không có đại pháo thích hợp cho một cuộc hải chiến?
2/ Các tàu nói trên của TC có trang bị đại bác 100 ly (sau này có tài liệu nói 88 ly) và 37 ly. Khả năng tiếp ứng của TC thì tại Hải Nam có 02 tàu ngầm, có 4-6 tàu Komar trang bị hỏa tiễn stik và Mig 19 và 21. Đây là tin tức (địch tình) và sự lượng định trao đổi giữa Đại tá Ngạc và Sai Gon trong đêm 18/01. Về phía ta, đã tăng cường thêm 4 chiến hạm đang trên đường đi gồm HQ1, HQ6, HQ11 và HQ17. Về Không Quân thì phòng hành quân BTL/HQ đã liên lạc xin yểm trợ, chưa biết kết quả. Cho đến khi kết thúc trận chiến, 4 chiến hạm tăng cường chưa ra đến vùng và Không Quân không có tham chiến; tôi cũng không bắt được liên lạc trên tần số “không yểm” lần nào.
3/ HQ16 chuyển qua cho HQ5 một nhóm Công binh, họ từ trong đảo Pattle ra gồm có 01 cố vấn Mỹ, 01 thiếu tá Công Binh, và 3-4 quân nhân khác. Nhóm này theo HQ16 ra đảo Pattle từ mấy hôm trước để nghiên cứu dự án thiết lập đường bay trên đảo. HQ 5 chuyển qua lại cho HQ16 gần một trung đội Hải Kích, tôi không nhớ chính xác con số nhưng chắc không quá 30 người.
Toán Công Binh này ở trên HQ5 trao đổi với Hạm trưởng, Hạm phó, Đại tá Ngạc và vài SQ khác trong phòng ăn SQ, lúc đó tôi cũng có mặt để cho toán này mượn thêm một máy truyền tin PRC-25. Khoảng hơn 1 giờ sau thì họ trở vô lại đảo Pattle bằng xuồng của HQ5.
Khoảng giửa đêm, HQ5 trở lại đảo Quang Hòa và gần sáng toán Hải Kích dùng xuồng cao su để vào đổ bộ lên đảo. Trưởng toán này là Trung úy Đơn và một SQ khác là Trung úy Cảnh.
Toán Hải Kích rời tàu vào đảo, Đại tá Ngạc chỉ thị khẩu lệnh trực tiếp, giử im lặng vô tuyến nên trong phòng truyền tin tôi không hay biết nhưng khi đụng độ trên đảo, toán Hải kích báo cáo quân TC đã phòng thủ kiên cố, dàn quân nổ súng ngăn cản nên không thể nào tiến vào được, xin chỉ thị Đại tá Ngạc thì tôi mới nghe được trên máy PRC-25. Lúc đó đã mờ sáng. Cuộc đụng độ nhỏ trên đảo đã gây cho Trung úy Đơn, Hạ sĩ Long tử thương và 02 Hải kích khác bị thương.
Bên phía HQ4 có chở theo 01 trung đội Hải Kích, mấy hôm trước đã lên vài đảo nhổ bỏ cờ, bia chủ quyền của quân TC lén cấm xong rút đi, có thể vì đảo nhỏ không thể đóng quân lâu được, khó phòng thủ. Và, HQ16 có 01 toán Hải kích từ HQ5 giao qua đêm trước, họ đổ bộ ra sao, báo cáo với Đại tá Ngạc qua máy trên đài chỉ huy, không có tôi ở đó nên không biết rõ chi tiết vì nhiệm sở tác chiến của tôi từ đêm 18 đến hết trận đánh là ở phòng Vô tuyến, nằm bên vách hữu hạm.
Đại tá Ngạc cho lệnh rút hết toán Hải Kích vừa chạm súng với quân TC về lại HQ5. Số quân nhân chết và bị thương mang về được ngoại trừ HS Đỗ Văn Long không tiến vào lấy xác được. Toán Hải kích rút hết về tàu khoảng 8-9 giờ sáng ngày 19 tháng 01.
Đại tá Ngạc báo cáo tình hình, thảo luận với Đà Nẳng và Sai Gon trên hệ thống siêu tần số.
Lúc 10:20 phút sáng, Đại tá Ngạc đang trong phòng truyền tin, tôi đứng bên cạnh, lệnh từ Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại:
- Anh nghe tôi được bao nhiêu?
Đại tá Ngạc đáp:
-3/5
- Tốt. Anh nghe rõ đây, quyết định tối hậu và sau cùng: Tác xạ ngay vào đảo và chiến hạm địch. Khi khai hỏa bấm combinet (ống liên hợp) cho tôi nghe tiếng nổ của đại bác.
Tôi thoáng thấy mặt Đại tá Ngạc đanh lại, nhíu mày và trả lời:
- Nhận rõ 5/5, thi hành.
Ông quay sang tôi:
- Máy (truyền tin) trên đài chỉ huy sẳn sàng?
Tôi đáp:
-Thưa, máy đã được remote (viễn khiển) hết lên đó rồi.
Ông rời phòng truyền tin đi ngay lên đài chỉ huy.
Hệ thống truyền tin trên HQ5 dùng liên lạc trong trận chiến:
-Hệ thống siêu tần số, ưu điểm là mạnh dùng liên lạc tầm xa với các đơn vị như Trung Tâm Hành Quân BTL/HQ Sai Gon, BTL/ Hạm Đội, các BTL/HQ Vùng Duyên Hải và các chiến hạm tuần dương, Không Quân, BTL Vùng chiến thuật. Khuyết điểm là các vùng xa có khi gặp thời tiết xấu, bị nhiễu âm, giao thoa với các tần số khác. Nhiệm sở tác chiến tôi phụ trách hệ thống này.
-Hệ thống liên lạc sóng ngắn, tầm gần trong vòng 50 km (các máy PRC-25 và VRC-46 Bộ Binh thường dùng). Hai loại máy này liên lạc tốt, đều có đặt trên đài chỉ huy, phòng hành quân và phòng truyền tin. Trong vùng hành quân ở Hoàng Sa xa bờ, chỉ có 4 chiến hạm của ta, không có đài khác trong “hợp đài” nên Đại tá Ngạc đã dùng để liên lạc chỉ huy trận chiến. Thượng sĩ phụ tá truyền tin của tôi phụ trách hệ thống này nhưng chỉ được nghe/ghi vào nhật ký truyền tin các trao đổi của cấp chỉ huy, thay đổi tần số dự trữ khi cần /có yêu cầu, không được lên tiếng nếu không có lệnh.
Đúng 10:24 phút, ngày 19 tháng 01 năm 1974, tức là 4 phút sau từ lúc Đại tá Ngạc nhận lệnh, rời phòng truyền tin, lên đài chỉ huy quan sát rõ vị trí của ta và địch, ông đã ra lệnh các chiến hạm đồng loạt nổ súng.
Khi ta khai pháo thì ngay lập tức TC bắn trả lại dữ dội vì hai bên đã ở vị trí nhiệm sở tác chiến, ghìm nhau từ đêm hôm trước, một kèm một.
Tổng quát trong 30 phút giao chiến, ghi nhận được qua báo cáo trên hệ thống truyền tin: (tổng kết tổn thất đã được phổ biến trên nhiều tài liệu trước đây nên không lập lại.)
- Ngay từ 10 phút đầu, HQ 10 báo cáo (cho Đại tá Ngạc trên đài chỉ huy): đài chỉ huy (HQ10) bị trúng đạn, Hạm trưởng bị thương nặng, tiếp theo là Hạm phó bị thương, hầm máy bị trúng đạn, SQ Cơ khí chết, số binh sĩ chết … Hạm trưởng đã chết… cháy nhiều nơi không chữa lửa kịp, nước vô nhiều, tàu không vận chuyển được v.v.. nhiệm sở đào thoát (thuật ngữ của Hải Quân/Hàng hải Thương thuyền đào thoát có nghĩa là thủy thủ đoàn được lệnh rời tàu khi tàu sắp chìm, không có nghĩa là đào thoát trước địch quân khi giao tranh.)
- HQ4: cũng chỉ trong vòng 10 phút đầu báo cáo 01 trong 2 đại bác 76 ly 2 bị trở ngại, Đại tá Ngạc phải cho lệnh lui ra xa đề sửa. Hơn 5 phút sau báo cáo súng đã sửa xong, khai hỏa lại. Vài phút sau lại báo cáo súng trở ngại, đã có 01 SQ và 01 HSQ chết. Đại tá Ngạc cho lui ra sửa nữa.
- HQ16 phía tây bắc đảo, báo đã bắn trúng tàu 396 của TC cháy, sắp chìm. HQ16 bị trúng đạn, hỏng 01 máy chánh, nước vô nhiều, tàu nghiêng 15-20 độ, vận chuyển khó khăn. Phút thứ 20-25)
- HQ5: Tôi trên HQ5 nên ghi nhận chi tiết hơn. Đại bác 127 ly bị trúng đạn nổ ngay trong pháo tháp cũng trong vòng 10 -15 phút đầu giao tranh quyết liệt. SQ trưởng khẩu chết, hệ thống bắn điện hỏng phải quay tay nên sau đó bắn rất chậm. Vài phút sau, nhân viên truyền tin (nhiệm sở trên đài chỉ huy) báo tôi biết qua điện thoại nội bộ: mình bắn trúng “thằng” 271 của nó cháy, sắp chìm đang lết vào đảo. 01 trái đạn 100 ly trúng phòng Viễn ấn tự, điện tắt, 3 máy Viễn ấn hỏng. Hai khẩu “40 ly đôi” sau lái 01 bị trúng đạn bể hộp cơ bẩm, chỉ còn một.
Kho Điện tử bị trúng đạn cháy, phải huy động tối đa nhân viên chữa cháy vì kho chứa đạn 127 ly dự trữ ở sát cạnh đó, sợ nóng nổ nên phải chuyển hết đạn gấp lên tầng trên.
Phút thứ 20 phòng truyền tin bị thêm 01 trái 100 ly, một vài máy hỏng do trúng mảnh đạn, các máy phát của hệ thống siêu tần số bị mất công suất do hộp anten trên sân thượng bị trúng đạn bể. 10 phút sau cùng HQ5 chỉ liên lạc được với các chiến hạm tham dự bằng các máy PRC-25 và VRC-46 tầm gần như đã nói trên vì các máy này không dùng chung anten của hệ thống siêu tần số thiết trí trên trụ cột tàu.
Lúc khoảng 11 giờ, tức sau gần 30 phút giao tranh, nghe tàu mình bắn chậm và cũng bị trúng đạn ít hơn, tôi và một Trung sĩ Điện tử (Thượng sĩ phụ tá ngành Điện tử của tôi đã bị tử thương trước đó) chạy nhanh lên sửa lại anten. Lên đến sân thượng tôi chỉ còn thấy 01 chiến hạm TC, xa khoảng 2-3 miles (3-5 km), trên không còn những cụm khói mờ đục chưa tan hẳn, tàu tôi đang quay mũi về hướng đó, hai bên bắn nhau có vẻ như cầm chừng, bắn đuổi chứ không quyết liệt như lúc đầu.
Vì lo sửa gấp hộp anten để có máy cho Đại tá Ngạc và Đà Nẳng, Sai Gon liên lạc nhau nên tôi đã không quan tâm đến việc như tàu tôi lúc đó đang ở gần đảo nào? Quanh đó còn có tàu nào khác của ta và địch không? v.v…
11:30 phút khi tôi sửa xong anten xuống lại phòng truyền tin để chỉnh lại các máy đã mất công suất thì được nhân viên tôi cho biết, qua HQ16 (hoặc HQ4 tôi không nhớ rõ) chuyển tiếp, Đà Nẳng và Saigon đã nắm được tình hình tổng quát, Đại tá Ngạc nhận được lệnh lui ra khỏi vòng chiến để cấp bách sửa chữa và chờ lệnh.
Theo nhật ký truyền tin, hai bên ngưng hẳn tiếng súng lúc 11 giờ 05 phút. Nghĩa là trận đánh vừa đúng 30 phút.
Máy liên lạc tầm xa hoạt động lại nhưng còn yếu và lúc đó trời sắp mưa, thời tiết xấu. Đại tá Ngạc liên lạc về Đà Nẳng và Saigon rất khó khăn. Công điện “thượng khẩn”/ “mật” báo cáo tình hình chiến trường, hỏa lực, thiệt hại vật chất, tử thương, bị thương v.v… chuyển đi rất khó, nhờ đài bạn trung gian chuyển tiếp, sau đó phải chuyển trực tiếp lại vì bản mã mà sai vài chữ (mẫu tự) là không dịch ra bạch văn đúng nghĩa được.
Gần 3 chiều thì chúng tôi được lệnh cho về Đà Nẳng để chuyển tử thi và những chiến binh bị thương lên bờ, ưu tiên sửa chữa cấp tốc những hư hỏng.
Về đến bến Tiên Sa, chúng tôi thấy HQ16 đang có mặt ở đó. Sáng hôm sau thấy có Trung tướng Ngô Quang Trưởng, TL Vùng I chiến thuật đến thăm. Chúng tôi nghe HQ16 bị 01 trái đạn 127 ly bắn trúng thì biết ngay là của HQ5 vì tại chiến trường chỉ có HQ5 và HQ16 có 127 ly. May mà viên đạn không nổ nên chỉ phá vỏ tàu một lỗ to hơn miệng bát (tô), nước vô chỉ một phòng đó thôi vì các phòng ngăn đều có cửa kín nước. Nếu viên đạn nổ, phá thủng và mảnh đạn cắt nhiều vách ngăn nước khác thì là tai họa lớn rồi.
Như trên tôi đã trình bày, đội hình tác chiến, HQ5 phía tây nam đảo Quang Hòa, HQ16 phía tây bắc. Khi đánh nhau biển sóng 2, cao khoảng 1-1.5 mét nhưng khi 3 đại bác nổ cùng lúc, tàu giật mạnh và chao đão, sóng cạnh tàu có thể cao 2-3 mét. Dĩ nhiên phía tàu địch cũng vậy. Viên đạn bắn trượt tàu TC bay sang trúng HQ16 bên phía tây-bắc không có gì khó hiểu. Trong chiến tranh, pháo binh, phi cơ bắn nhằm mục tiêu, trúng phe ta không phải là chuyện chưa từng xảy ra.
HQ5 về đến Đà Nẳng tối 29 Tết âm lịch, cặp cầu Tiên Sa, chuyển thương binh, tử sĩ xuống, sửa chữa, tiếp liệu … được hai hôm thì có lệnh quay ra lại gần vùng hành quân để tìm vớt nhóm thủy thủ đoàn HQ10 đã rời tàu hôm trước nay vẫn chưa biết được tin tức. Ra vùng tìm một ngày một đêm không gặp được ai hoặc dấu vết nào, HQ5 nhận lệnh trực chỉ Trường Sa để tham gia cuộc hành quân Trần Hưng Đạo 48 cùng với các chiến hạm HQ17, HQ7 và HQ 405, chỉ huy trưởng hành quân là HQ Đại tá Nguyễn Văn May. Có thể Trường Sa cũng đang bị TC hay Bắc Việt thừa cơ hội này muốn chiếm lấy?
Thời gian từ đầu năm 1973, sau hiệp định Paris, Hải Quân tăng cường tuần tiểu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhiều hơn thời gian trước đó. Các tàu lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm, hộ tống hạm …thường xuyên thay nhau hành quân, tuần tiểu, túc trực canh giữ.
Trận Hoàng Sa không phải là một trận chiến lớn nếu xét về lực lượng tham chiến và tổn thất của đôi bên so với hàng trăm ngàn trận đánh của quân đội VNCH trong suốt 20 năm chiến tranh. Trận chiến được người dân VN quan tâm, nhắc nhở đến bởi đó là trận hải chiến mấy trăm năm mới có một lần, địch quân lại là kẻ thù phương bắc, từ bao thế kỷ lúc nào cũng âm mưu xâm chiếm nước ta. Trận Hoàng Sa được nhắc đến, vinh danh, tưởng niệm nhiều hơn kể từ sau biến cố ngày 14 tháng 3 năm 1988 ở Gạc Ma, Trường Sa. Tôi không nói đó là trận chiến vì 64 chiến sĩ HQ của csVN nhận lệnh của bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh không được bắn lại. Họ làm bia thịt cho quân TC tự do tác xạ. Họ chết trong oan ức, tủi nhục! Nhà nước csVN không hề lên án Tàu cộng và cũng không làm lễ tưởng niệm chiến sĩ của họ. Từ đó, TC ngang ngược lấn chiếm hải phận Việt Nam, ngư dân Việt Nam bị tàu TC bắt giữ, tich thu, đánh đập, bắt nộp tiền chuộc v.v… nhưng nhà nước cs VN lúc thì “tàu lạ”, lúc thì “quan ngại sâu sắc”! Hơn một thập niên qua, những sự kiện như Formosa, người Tàu vào Việt Nam cư ngụ, kinh doanh khắp nước, chuyện đặc khu 99 năm v.v… Người dân yêu nước phản đối thì bị nhà nước cho công an, côn đồ thẳng tay đàn áp, trù dập, tù tội. Điều mà dưới thời VNCH chưa bao giờ nghe thấy. Chính hành động nhu nhược với kẻ thù nhưng ác với dân mình của nhà nước csVN đã làm cho người dân trong và ngoài nước ngày càng tưởng niệm, vinh danh, tri ân các chiến sĩ Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm xưa như một biểu tượng của tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải.
Trận hải chiến Hoàng Sa, người chết, đã hy sinh đời mình cho đất nước, đã nằm yên trong lòng biển Mẹ Việt Nam. Họ đã là những anh hùng.
Người sống, thuật lại trận chiến, lẽ ra chỉ nên thuật lại những gì thuộc nhiệm sở của mình và những điều mình biết chắc là đúng nhưng đáng tiếc và đáng trách vì có người đã không tự chế, lấn sang các lãnh vực khác, nhiệm sở khác, chủ quan suy diễn theo ý mình nên đã có những điều bất nhất gây tranh cãi. Hậu quả đã bị kẻ xấu xuyên tạc, mỉa mai; báo lề đảng và những cánh tay nối dài, ma đầu chính trị đã dựa vào đó mà khai thác, đánh phá.
Kết: Tàu cộng so với Việt Nam, họ là nước lớn, mạnh hơn nhiều lãnh vực, đặc biệt là về quân sự. Trận Hoàng Sa năm 1974 ta không đánh đuổi được chúng, đã mất Hoàng Sa từ đó đến nay. Điều quan trọng cần phải được ghi nhận là: vị nguyên thủ quốc gia VNCH đã đích thân chỉ thị phải đánh đuổi TC ra khỏi đảo. Vị Tư lệnh Vùng I Duyên Hải đã ra lệnh cho Chỉ huy trưởng hành quân nổ súng vào chiến hạm và quân TC trên đảo và, Hải Quân VNCH đã thi hành đúng phương châm: Danh Dự - Tổ Quốc - Trách Nhiệm.
Thắng/thua một trận chiến (battle) là chuyện bình thường trong mọi cuộc chiến (war). Trận đánh Hoàng Sa là một hành động khẳng định với người dân Việt Nam và thế giới biết rằng Hoàng Sa là của Việt Nam, một chứng liệu cần được ghi vào hải sử, quân sử, lịch sử để các thế hệ sau tiếp tục tranh đấu giành lại.
Hồ Hải (HQ5)
TCH chuyen
Bàn ra tán vào (1)
Linhngayxua
Cam on tac gia lam sang to them chi tiet trong tran Hoang Sa. Trong chien thuat, neu khong co khong quan thi phay lay 3 danh 1. Khong biet vi ly do gi ma DD Ho Van Ky Thoai khong cho doi nhung chien ham HQ1, HQ6, HQ11 và HQ17 den ma lai cho khai hoa rat som. Vi tro ngai tac xa HQ4 va HQ5 duoc lenh rut lui de lai HQ10 bi chim va HQ16 bi hu hai nang. Ket qua la vung Hoang Sa khong co HQ VN va bi TC chiem. Quan TC tren dao rat dong, 1 trung doi nguoi nhai khong du hoa luc. Dang le VNCH phai cho 1 tieu doan TQLC tro lai dong tren dao nhu ngay xua.
Sau tran Hoang Sa, TC ngo y muon thiet lap bang giao voi VNCH, nhung TT Thieu chu truong 4 khong nen VNCH mat co hoi. Tran Hoang Sa cho thay My da bo roi VNCH thi nen bang giao voi TC. Neu TC lap quan he ngoai giao voi VNCH, vi khong muon Nga co anh huong manh o VN, TC se ngan can BV va khong vien tro cho CS tien quan nam 1975. Den 1979 TC danh VN cung vi ly do do.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trận Hải Chiến Hoàng Sa, 45 Năm Trước - Hồ Hải (HQ5)
Người sống, thuật lại trận chiến, lẽ ra chỉ nên thuật lại những gì thuộc nhiệm sở của mình và những điều mình biết chắc là đúng....
LTG: Người sống, thuật lại trận chiến, lẽ ra chỉ nên thuật lại những gì thuộc nhiệm sở của mình và những điều mình biết chắc là đúng nhưng đáng tiếc và đáng trách vì có người đã không tự chế, lấn sang các lãnh vực khác, nhiệm sở khác, chủ quan suy diễn theo ý mình nên đã có những điều bất nhất gây tranh cãi. Hậu quả đã bị kẻ xấu xuyên tạc, mỉa mai; báo lề đảng và những cánh tay nối dài, ma đầu chính trị đã dựa vào đó mà khai thác, đánh phá.
Trưa ngày 17 tháng 01 năm 1974, HQ5 cặp cầu quân cảng Tiên Sa, Đà Nẳng. Hạm trưởng HQ Trung tá Phạm Trọng Quỳnh lên BTL/HQ/V1DH họp, chiều tối ông về thì sau đó không lâu, thấy HQ Đại tá Hà Văn Ngạc và gần 02 trung đội Hải kích/Người Nhái cùng lên tàu.
Tối đó lệnh hành quân được phổ biến giới hạn, ngắn gọn: chiến hạm tham dự hành quân mang tên Trần Hưng Đạo 47 ra lấy lại Hoàng Sa nơi có quân Trung cộng (TC) lén lên cấm cờ một vài đảo nhỏ và đã đổ quân lên chiếm đóng đảo Quang Hòa (Ducan) thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm gần 2 tuần trước. Quan niệm hành quân: “Cứng rắn, dứt khoát yêu cầu TC phải rút ra khỏi đảo, tránh dùng biện pháp quân sự, trừ trường hợp bất khả kháng.” Tôi là SQ trưởng ngành Vô tuyến - Điện tử thuộc Khối Hành Quân, cũng sẽ là SQ truyền tin bên cạnh Đại tá Ngạc, nên được nghe biết lệnh này. Đại tá Ngạc trên HQ5 để chỉ huy nên HQ5 là Soái hạm.
HQ5 ra đến Hoàng Sa, nhập vùng hành quân khoảng 3 giờ chiều ngày 18 tháng 01. Cùng đi với HQ5 còn có HQ10. HQ10 đang hỏng 01 máy chánh, chỉ còn 01 máy nên đi chậm, tối đó mới đến. Tại vùng Hoàng Sa, HQ4 và HQ16 đã có mặt trước đó.
Sau khi nắm tình hình do HQ 4 và HQ 16 báo cáo, Đại tá Ngạc chỉ thị HQ5 tiến gần về đảo Quang Hòa để quan sát. Ngay lập tức hai tàu TC loại Kronstad tiến nhanh đến ngăn cản, tàu mang số 274, chận ngay trước mũi cách HQ5 chưa đến 10 mét. Hai bên trao đổi quang hiệu, bên nào cũng yêu cầu đối phương rời khỏi vùng đảo này vì thuộc quyền sở hữu của mình. Tất nhiên là không bên nào chịu đi. Tình hình lúc đó rất căng thẳng bởi thái độ hung hãn, khiêu khích của quân TC có thể đụng độ bất cứ lúc nào. Vài tên lính TC cởi nút áo, chỉ vào ngực, ý muốn nói: bắn đi, dám không?
Không quan sát được rõ trên đảo để ước tính quân số/phòng thủ của địch, hai bên chỉ quan sát được hỏa lực trang bị trên tàu của đối phương. Đại tá Ngạc báo cáo tình hình về BTL/HQ/V1DH (Đà Nẳng) và BTL/HQ/SGN. Sẩm tối, ông cho tàu lui về gần đảo Pattle, đây là đảo quan trọng nhất tuy không phải là đảo lớn nhất, tên tiếng Việt là Hoàng Sa. Đảo Quang Hòa và đảo này là 2 trong 7 đảo thuộc nhóm Nguyệt Thiềm (Trăng Khuyết) của quần đảo Hoàng Sa (Paracel), nhóm thứ hai là An Vĩnh cũng có 7 đảo nhỏ nằm xa về phía đông, bắc. Đảo Pattle trước kia có một tiểu đoàn TQLC trấn giữ sau rút xuống còn một trung đội Địa phương quân. Có đài khí tượng, hải đăng, miếu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền.
Tại đây, trong đêm 18 rạng 19, Đại tá Ngạc ở trong phòng truyền tin rất nhiều giờ để liên lạc về Đà Nẳng, Saigon và các chiến hạm đang tham dự hành quân để thảo luận nhiều lần. Bên cạnh Đại tá Ngạc, những việc như điều chỉnh máy, thay đổi tần số, liên lạc với giới chức ông muốn gặp, cho ông biết ngay ai vừa gọi ông? (vì tất cả đều dùng danh hiệu truyền tin) mã hóa, mã dịch đều do chính tôi phụ trách vì tôi cũng là SQ Mật mã. Một vài sự kiện cần biết trước khi đi vào trận đánh.
1/ Đại tá Ngạc phân chia 4 chiến hạm thành hai Phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn I: HQ4 và HQ5 trách nhiệm phía tây-nam đảo Quang Hòa, nơi có hai tàu Kronstad 271 và 274 của TC án ngữ. Và Phân đoàn II: HQ16 + HQ10 ở phía bắc đảo, nơi có hai tàu 389 và 396 của TC canh giữ. TC còn có 2 tàu nữa mang số 402 và 407, một loại tàu đánh cá có vũ trang. HQ16 và HQ4 phát hiện hai tàu này trước khi HQ5 ra vùng. Tuy nhiên 2 tàu này đã ở vòng ngoài chứ không trực tiếp tham chiến. Có thể vì ta khai pháo bất ngờ ngoài dự tính của chúng hoặc có thể 2 tàu này chỉ là tàu tiếp tế, giả dạng tàu đánh cá để lén chuyển quân, lương thực, không có đại pháo thích hợp cho một cuộc hải chiến?
2/ Các tàu nói trên của TC có trang bị đại bác 100 ly (sau này có tài liệu nói 88 ly) và 37 ly. Khả năng tiếp ứng của TC thì tại Hải Nam có 02 tàu ngầm, có 4-6 tàu Komar trang bị hỏa tiễn stik và Mig 19 và 21. Đây là tin tức (địch tình) và sự lượng định trao đổi giữa Đại tá Ngạc và Sai Gon trong đêm 18/01. Về phía ta, đã tăng cường thêm 4 chiến hạm đang trên đường đi gồm HQ1, HQ6, HQ11 và HQ17. Về Không Quân thì phòng hành quân BTL/HQ đã liên lạc xin yểm trợ, chưa biết kết quả. Cho đến khi kết thúc trận chiến, 4 chiến hạm tăng cường chưa ra đến vùng và Không Quân không có tham chiến; tôi cũng không bắt được liên lạc trên tần số “không yểm” lần nào.
3/ HQ16 chuyển qua cho HQ5 một nhóm Công binh, họ từ trong đảo Pattle ra gồm có 01 cố vấn Mỹ, 01 thiếu tá Công Binh, và 3-4 quân nhân khác. Nhóm này theo HQ16 ra đảo Pattle từ mấy hôm trước để nghiên cứu dự án thiết lập đường bay trên đảo. HQ 5 chuyển qua lại cho HQ16 gần một trung đội Hải Kích, tôi không nhớ chính xác con số nhưng chắc không quá 30 người.
Toán Công Binh này ở trên HQ5 trao đổi với Hạm trưởng, Hạm phó, Đại tá Ngạc và vài SQ khác trong phòng ăn SQ, lúc đó tôi cũng có mặt để cho toán này mượn thêm một máy truyền tin PRC-25. Khoảng hơn 1 giờ sau thì họ trở vô lại đảo Pattle bằng xuồng của HQ5.
Khoảng giửa đêm, HQ5 trở lại đảo Quang Hòa và gần sáng toán Hải Kích dùng xuồng cao su để vào đổ bộ lên đảo. Trưởng toán này là Trung úy Đơn và một SQ khác là Trung úy Cảnh.
Toán Hải Kích rời tàu vào đảo, Đại tá Ngạc chỉ thị khẩu lệnh trực tiếp, giử im lặng vô tuyến nên trong phòng truyền tin tôi không hay biết nhưng khi đụng độ trên đảo, toán Hải kích báo cáo quân TC đã phòng thủ kiên cố, dàn quân nổ súng ngăn cản nên không thể nào tiến vào được, xin chỉ thị Đại tá Ngạc thì tôi mới nghe được trên máy PRC-25. Lúc đó đã mờ sáng. Cuộc đụng độ nhỏ trên đảo đã gây cho Trung úy Đơn, Hạ sĩ Long tử thương và 02 Hải kích khác bị thương.
Bên phía HQ4 có chở theo 01 trung đội Hải Kích, mấy hôm trước đã lên vài đảo nhổ bỏ cờ, bia chủ quyền của quân TC lén cấm xong rút đi, có thể vì đảo nhỏ không thể đóng quân lâu được, khó phòng thủ. Và, HQ16 có 01 toán Hải kích từ HQ5 giao qua đêm trước, họ đổ bộ ra sao, báo cáo với Đại tá Ngạc qua máy trên đài chỉ huy, không có tôi ở đó nên không biết rõ chi tiết vì nhiệm sở tác chiến của tôi từ đêm 18 đến hết trận đánh là ở phòng Vô tuyến, nằm bên vách hữu hạm.
Đại tá Ngạc cho lệnh rút hết toán Hải Kích vừa chạm súng với quân TC về lại HQ5. Số quân nhân chết và bị thương mang về được ngoại trừ HS Đỗ Văn Long không tiến vào lấy xác được. Toán Hải kích rút hết về tàu khoảng 8-9 giờ sáng ngày 19 tháng 01.
Đại tá Ngạc báo cáo tình hình, thảo luận với Đà Nẳng và Sai Gon trên hệ thống siêu tần số.
Lúc 10:20 phút sáng, Đại tá Ngạc đang trong phòng truyền tin, tôi đứng bên cạnh, lệnh từ Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại:
- Anh nghe tôi được bao nhiêu?
Đại tá Ngạc đáp:
-3/5
- Tốt. Anh nghe rõ đây, quyết định tối hậu và sau cùng: Tác xạ ngay vào đảo và chiến hạm địch. Khi khai hỏa bấm combinet (ống liên hợp) cho tôi nghe tiếng nổ của đại bác.
Tôi thoáng thấy mặt Đại tá Ngạc đanh lại, nhíu mày và trả lời:
- Nhận rõ 5/5, thi hành.
Ông quay sang tôi:
- Máy (truyền tin) trên đài chỉ huy sẳn sàng?
Tôi đáp:
-Thưa, máy đã được remote (viễn khiển) hết lên đó rồi.
Ông rời phòng truyền tin đi ngay lên đài chỉ huy.
Hệ thống truyền tin trên HQ5 dùng liên lạc trong trận chiến:
-Hệ thống siêu tần số, ưu điểm là mạnh dùng liên lạc tầm xa với các đơn vị như Trung Tâm Hành Quân BTL/HQ Sai Gon, BTL/ Hạm Đội, các BTL/HQ Vùng Duyên Hải và các chiến hạm tuần dương, Không Quân, BTL Vùng chiến thuật. Khuyết điểm là các vùng xa có khi gặp thời tiết xấu, bị nhiễu âm, giao thoa với các tần số khác. Nhiệm sở tác chiến tôi phụ trách hệ thống này.
-Hệ thống liên lạc sóng ngắn, tầm gần trong vòng 50 km (các máy PRC-25 và VRC-46 Bộ Binh thường dùng). Hai loại máy này liên lạc tốt, đều có đặt trên đài chỉ huy, phòng hành quân và phòng truyền tin. Trong vùng hành quân ở Hoàng Sa xa bờ, chỉ có 4 chiến hạm của ta, không có đài khác trong “hợp đài” nên Đại tá Ngạc đã dùng để liên lạc chỉ huy trận chiến. Thượng sĩ phụ tá truyền tin của tôi phụ trách hệ thống này nhưng chỉ được nghe/ghi vào nhật ký truyền tin các trao đổi của cấp chỉ huy, thay đổi tần số dự trữ khi cần /có yêu cầu, không được lên tiếng nếu không có lệnh.
Đúng 10:24 phút, ngày 19 tháng 01 năm 1974, tức là 4 phút sau từ lúc Đại tá Ngạc nhận lệnh, rời phòng truyền tin, lên đài chỉ huy quan sát rõ vị trí của ta và địch, ông đã ra lệnh các chiến hạm đồng loạt nổ súng.
Khi ta khai pháo thì ngay lập tức TC bắn trả lại dữ dội vì hai bên đã ở vị trí nhiệm sở tác chiến, ghìm nhau từ đêm hôm trước, một kèm một.
Tổng quát trong 30 phút giao chiến, ghi nhận được qua báo cáo trên hệ thống truyền tin: (tổng kết tổn thất đã được phổ biến trên nhiều tài liệu trước đây nên không lập lại.)
- Ngay từ 10 phút đầu, HQ 10 báo cáo (cho Đại tá Ngạc trên đài chỉ huy): đài chỉ huy (HQ10) bị trúng đạn, Hạm trưởng bị thương nặng, tiếp theo là Hạm phó bị thương, hầm máy bị trúng đạn, SQ Cơ khí chết, số binh sĩ chết … Hạm trưởng đã chết… cháy nhiều nơi không chữa lửa kịp, nước vô nhiều, tàu không vận chuyển được v.v.. nhiệm sở đào thoát (thuật ngữ của Hải Quân/Hàng hải Thương thuyền đào thoát có nghĩa là thủy thủ đoàn được lệnh rời tàu khi tàu sắp chìm, không có nghĩa là đào thoát trước địch quân khi giao tranh.)
- HQ4: cũng chỉ trong vòng 10 phút đầu báo cáo 01 trong 2 đại bác 76 ly 2 bị trở ngại, Đại tá Ngạc phải cho lệnh lui ra xa đề sửa. Hơn 5 phút sau báo cáo súng đã sửa xong, khai hỏa lại. Vài phút sau lại báo cáo súng trở ngại, đã có 01 SQ và 01 HSQ chết. Đại tá Ngạc cho lui ra sửa nữa.
- HQ16 phía tây bắc đảo, báo đã bắn trúng tàu 396 của TC cháy, sắp chìm. HQ16 bị trúng đạn, hỏng 01 máy chánh, nước vô nhiều, tàu nghiêng 15-20 độ, vận chuyển khó khăn. Phút thứ 20-25)
- HQ5: Tôi trên HQ5 nên ghi nhận chi tiết hơn. Đại bác 127 ly bị trúng đạn nổ ngay trong pháo tháp cũng trong vòng 10 -15 phút đầu giao tranh quyết liệt. SQ trưởng khẩu chết, hệ thống bắn điện hỏng phải quay tay nên sau đó bắn rất chậm. Vài phút sau, nhân viên truyền tin (nhiệm sở trên đài chỉ huy) báo tôi biết qua điện thoại nội bộ: mình bắn trúng “thằng” 271 của nó cháy, sắp chìm đang lết vào đảo. 01 trái đạn 100 ly trúng phòng Viễn ấn tự, điện tắt, 3 máy Viễn ấn hỏng. Hai khẩu “40 ly đôi” sau lái 01 bị trúng đạn bể hộp cơ bẩm, chỉ còn một.
Kho Điện tử bị trúng đạn cháy, phải huy động tối đa nhân viên chữa cháy vì kho chứa đạn 127 ly dự trữ ở sát cạnh đó, sợ nóng nổ nên phải chuyển hết đạn gấp lên tầng trên.
Phút thứ 20 phòng truyền tin bị thêm 01 trái 100 ly, một vài máy hỏng do trúng mảnh đạn, các máy phát của hệ thống siêu tần số bị mất công suất do hộp anten trên sân thượng bị trúng đạn bể. 10 phút sau cùng HQ5 chỉ liên lạc được với các chiến hạm tham dự bằng các máy PRC-25 và VRC-46 tầm gần như đã nói trên vì các máy này không dùng chung anten của hệ thống siêu tần số thiết trí trên trụ cột tàu.
Lúc khoảng 11 giờ, tức sau gần 30 phút giao tranh, nghe tàu mình bắn chậm và cũng bị trúng đạn ít hơn, tôi và một Trung sĩ Điện tử (Thượng sĩ phụ tá ngành Điện tử của tôi đã bị tử thương trước đó) chạy nhanh lên sửa lại anten. Lên đến sân thượng tôi chỉ còn thấy 01 chiến hạm TC, xa khoảng 2-3 miles (3-5 km), trên không còn những cụm khói mờ đục chưa tan hẳn, tàu tôi đang quay mũi về hướng đó, hai bên bắn nhau có vẻ như cầm chừng, bắn đuổi chứ không quyết liệt như lúc đầu.
Vì lo sửa gấp hộp anten để có máy cho Đại tá Ngạc và Đà Nẳng, Sai Gon liên lạc nhau nên tôi đã không quan tâm đến việc như tàu tôi lúc đó đang ở gần đảo nào? Quanh đó còn có tàu nào khác của ta và địch không? v.v…
11:30 phút khi tôi sửa xong anten xuống lại phòng truyền tin để chỉnh lại các máy đã mất công suất thì được nhân viên tôi cho biết, qua HQ16 (hoặc HQ4 tôi không nhớ rõ) chuyển tiếp, Đà Nẳng và Saigon đã nắm được tình hình tổng quát, Đại tá Ngạc nhận được lệnh lui ra khỏi vòng chiến để cấp bách sửa chữa và chờ lệnh.
Theo nhật ký truyền tin, hai bên ngưng hẳn tiếng súng lúc 11 giờ 05 phút. Nghĩa là trận đánh vừa đúng 30 phút.
Máy liên lạc tầm xa hoạt động lại nhưng còn yếu và lúc đó trời sắp mưa, thời tiết xấu. Đại tá Ngạc liên lạc về Đà Nẳng và Saigon rất khó khăn. Công điện “thượng khẩn”/ “mật” báo cáo tình hình chiến trường, hỏa lực, thiệt hại vật chất, tử thương, bị thương v.v… chuyển đi rất khó, nhờ đài bạn trung gian chuyển tiếp, sau đó phải chuyển trực tiếp lại vì bản mã mà sai vài chữ (mẫu tự) là không dịch ra bạch văn đúng nghĩa được.
Gần 3 chiều thì chúng tôi được lệnh cho về Đà Nẳng để chuyển tử thi và những chiến binh bị thương lên bờ, ưu tiên sửa chữa cấp tốc những hư hỏng.
Về đến bến Tiên Sa, chúng tôi thấy HQ16 đang có mặt ở đó. Sáng hôm sau thấy có Trung tướng Ngô Quang Trưởng, TL Vùng I chiến thuật đến thăm. Chúng tôi nghe HQ16 bị 01 trái đạn 127 ly bắn trúng thì biết ngay là của HQ5 vì tại chiến trường chỉ có HQ5 và HQ16 có 127 ly. May mà viên đạn không nổ nên chỉ phá vỏ tàu một lỗ to hơn miệng bát (tô), nước vô chỉ một phòng đó thôi vì các phòng ngăn đều có cửa kín nước. Nếu viên đạn nổ, phá thủng và mảnh đạn cắt nhiều vách ngăn nước khác thì là tai họa lớn rồi.
Như trên tôi đã trình bày, đội hình tác chiến, HQ5 phía tây nam đảo Quang Hòa, HQ16 phía tây bắc. Khi đánh nhau biển sóng 2, cao khoảng 1-1.5 mét nhưng khi 3 đại bác nổ cùng lúc, tàu giật mạnh và chao đão, sóng cạnh tàu có thể cao 2-3 mét. Dĩ nhiên phía tàu địch cũng vậy. Viên đạn bắn trượt tàu TC bay sang trúng HQ16 bên phía tây-bắc không có gì khó hiểu. Trong chiến tranh, pháo binh, phi cơ bắn nhằm mục tiêu, trúng phe ta không phải là chuyện chưa từng xảy ra.
HQ5 về đến Đà Nẳng tối 29 Tết âm lịch, cặp cầu Tiên Sa, chuyển thương binh, tử sĩ xuống, sửa chữa, tiếp liệu … được hai hôm thì có lệnh quay ra lại gần vùng hành quân để tìm vớt nhóm thủy thủ đoàn HQ10 đã rời tàu hôm trước nay vẫn chưa biết được tin tức. Ra vùng tìm một ngày một đêm không gặp được ai hoặc dấu vết nào, HQ5 nhận lệnh trực chỉ Trường Sa để tham gia cuộc hành quân Trần Hưng Đạo 48 cùng với các chiến hạm HQ17, HQ7 và HQ 405, chỉ huy trưởng hành quân là HQ Đại tá Nguyễn Văn May. Có thể Trường Sa cũng đang bị TC hay Bắc Việt thừa cơ hội này muốn chiếm lấy?
Thời gian từ đầu năm 1973, sau hiệp định Paris, Hải Quân tăng cường tuần tiểu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhiều hơn thời gian trước đó. Các tàu lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm, hộ tống hạm …thường xuyên thay nhau hành quân, tuần tiểu, túc trực canh giữ.
Trận Hoàng Sa không phải là một trận chiến lớn nếu xét về lực lượng tham chiến và tổn thất của đôi bên so với hàng trăm ngàn trận đánh của quân đội VNCH trong suốt 20 năm chiến tranh. Trận chiến được người dân VN quan tâm, nhắc nhở đến bởi đó là trận hải chiến mấy trăm năm mới có một lần, địch quân lại là kẻ thù phương bắc, từ bao thế kỷ lúc nào cũng âm mưu xâm chiếm nước ta. Trận Hoàng Sa được nhắc đến, vinh danh, tưởng niệm nhiều hơn kể từ sau biến cố ngày 14 tháng 3 năm 1988 ở Gạc Ma, Trường Sa. Tôi không nói đó là trận chiến vì 64 chiến sĩ HQ của csVN nhận lệnh của bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh không được bắn lại. Họ làm bia thịt cho quân TC tự do tác xạ. Họ chết trong oan ức, tủi nhục! Nhà nước csVN không hề lên án Tàu cộng và cũng không làm lễ tưởng niệm chiến sĩ của họ. Từ đó, TC ngang ngược lấn chiếm hải phận Việt Nam, ngư dân Việt Nam bị tàu TC bắt giữ, tich thu, đánh đập, bắt nộp tiền chuộc v.v… nhưng nhà nước cs VN lúc thì “tàu lạ”, lúc thì “quan ngại sâu sắc”! Hơn một thập niên qua, những sự kiện như Formosa, người Tàu vào Việt Nam cư ngụ, kinh doanh khắp nước, chuyện đặc khu 99 năm v.v… Người dân yêu nước phản đối thì bị nhà nước cho công an, côn đồ thẳng tay đàn áp, trù dập, tù tội. Điều mà dưới thời VNCH chưa bao giờ nghe thấy. Chính hành động nhu nhược với kẻ thù nhưng ác với dân mình của nhà nước csVN đã làm cho người dân trong và ngoài nước ngày càng tưởng niệm, vinh danh, tri ân các chiến sĩ Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm xưa như một biểu tượng của tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải.
Trận hải chiến Hoàng Sa, người chết, đã hy sinh đời mình cho đất nước, đã nằm yên trong lòng biển Mẹ Việt Nam. Họ đã là những anh hùng.
Người sống, thuật lại trận chiến, lẽ ra chỉ nên thuật lại những gì thuộc nhiệm sở của mình và những điều mình biết chắc là đúng nhưng đáng tiếc và đáng trách vì có người đã không tự chế, lấn sang các lãnh vực khác, nhiệm sở khác, chủ quan suy diễn theo ý mình nên đã có những điều bất nhất gây tranh cãi. Hậu quả đã bị kẻ xấu xuyên tạc, mỉa mai; báo lề đảng và những cánh tay nối dài, ma đầu chính trị đã dựa vào đó mà khai thác, đánh phá.
Kết: Tàu cộng so với Việt Nam, họ là nước lớn, mạnh hơn nhiều lãnh vực, đặc biệt là về quân sự. Trận Hoàng Sa năm 1974 ta không đánh đuổi được chúng, đã mất Hoàng Sa từ đó đến nay. Điều quan trọng cần phải được ghi nhận là: vị nguyên thủ quốc gia VNCH đã đích thân chỉ thị phải đánh đuổi TC ra khỏi đảo. Vị Tư lệnh Vùng I Duyên Hải đã ra lệnh cho Chỉ huy trưởng hành quân nổ súng vào chiến hạm và quân TC trên đảo và, Hải Quân VNCH đã thi hành đúng phương châm: Danh Dự - Tổ Quốc - Trách Nhiệm.
Thắng/thua một trận chiến (battle) là chuyện bình thường trong mọi cuộc chiến (war). Trận đánh Hoàng Sa là một hành động khẳng định với người dân Việt Nam và thế giới biết rằng Hoàng Sa là của Việt Nam, một chứng liệu cần được ghi vào hải sử, quân sử, lịch sử để các thế hệ sau tiếp tục tranh đấu giành lại.
Hồ Hải (HQ5)
TCH chuyen