Nhân Vật
Trần Trung Đạo: Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng
Một nữ đặc công thuộc lực lượng biệt động thành Sài Gòn được bộ máy tuyên truyền Cộng Sản đánh
Kỹ thuật nhồi sọ theo kiểu “Tăng Sâm giết người” rất đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Những thông tin có tính chỉ đạo của đảng đã theo nhiều ngã tấn công và tấn công liên tục vào ý thức vào con người. Từ sáng đến chiều, từ ban ngày qua ban đêm, từ năm tàn qua tháng tận, dần dần không chỉ các em học sinh có tâm hồn ngây thơ trong trắng yêu “nụ cười chiến thắng” của bà mà cả người lớn cũng say mê những “mẫu chuyện anh hùng” về bà Võ Thị Thắng.
Và không những đảng viên CS mà cả những người “phê bình đảng”, những “nhà phản biện” cũng không thoát ra khỏi sức hút của “nụ cười Võ Thị Thắng”. Trong phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tháng 4 năm 2011, và lần nữa sau phiên tòa xử hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mới đây, “nụ cười chiến thắng” của Võ Thị Thắng lại được một số tác giả nhắc đến để ca ngợi tinh thần yêu nước dũng cảm của hai em Phương Uyên và Nguyên Kha. Khi dùng nụ cười một nữ khủng bố để so sánh với ước vọng dân tộc, nhân bản và hòa bình trong tâm hồn trong như ngọc của một nữ sinh viên, các tác giả không để ý đến những nghịch lý vô cùng căn bản trong hai mục đích sống, hai phương pháp đấu tranh và hai nhân cách đạo đức hoàn toàn trái nghịch giữa hai con người.
Võ Thị Thắng là ai ?
Bà Võ Thị Thắng, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1945 tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa VIII và khóa IX. Bà là con út của 10 anh em sinh ra trong một gia đình Cộng Sản hoạt động tại Long An. Từ khi còn nhỏ bà đã giúp cha mẹ đưa cơm, nuôi giấu cán bộ CS.
Sau khi từ Long An lên Sài Gòn đi học đến lớp đệ nhị, tức lớp mười một bây giờ, tại trường Gia Long. Theo tài liệu chính thức của đảng, trong thời gian tại Sai Gòn, “Thắng tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của
Từ sau Mậu Thân, bà Võ Thị Thắng gia nhập lực lượng biệt động thành Sài Gòn và được giao nhiệm vụ ám sát ông Trần Văn Đỗ. Ông Trần Văn Đỗ chẳng phải là viên chức cao cấp, một chính khách tên tuổi gì của chính phủ VNCH mà chỉ là phường trưởng phường Phú Lâm, quận 6, Sài Gòn. Theo tài liệu đăng trên Quân Đội Nhân Dân ngày 17-09-2009 “Ngày 27-7-1968, sau khi nắm tình hình địch, chị cải trang đột nhập vào nhà tên Đỗ cùng với hai đồng chí yểm trợ vòng ngoài. Hôm đó khác thường lệ tên Đỗ đi ngủ sớm, chị tiến thẳng đến giường tên Đỗ lên đạn bắn hai lần nhưng cả hai phát súng đều không nổ. Thấy động tên Đỗ tỉnh dậy, chị bắn lần thứ ba nhưng không trúng”. Vụ ám sát bị lộ, bà bị bắt, đưa ra tòa đại hình và bị kết án hai mươi năm tù. Sau khi hiệp định Paris ký kết, bà Võ Thị Thắng được trao trả về phía Cộng Sản tại Lộc Ninh vào tháng 4 năm 1974.
Tóm lại, dù “vận chuyển vũ khí mai phục” hay “ám sát”, nhiệm vụ chính của nữ cán bộ CS Võ Thị Thắng là giết người. Bà Thắng không giết Tây, không giết Mỹ nhưng như bằng chứng trước tòa, bà đi giết người Việt Nam.
Hoạt động của biệt động thành Sài Gòn chủ yếu là bắt cóc, ám sát, ném bom, đặt chất nổ tại các nơi công cộng. Những hoạt động đó xét theo tiêu chuẩn nào, vào thời kỳ nào và nhân danh bất cứ lý do gì đều là các hoạt động khủng bố. Yasser Arafat, chủ tịch Tổ Chức Giải Phóng Palestine (Palestine Liberation Organization), một tổ chức có liên hệ rất nhiều với các hoạt động khủng bố chống Do Thái và từng thề sẽ làm cho “cuộc sống của người dân Do Thái không thể nào chịu đựng nỗi” cuối cùng cũng thừa nhận khủng bố là một hành động xấu xa, tội lỗi.
Phương pháp khủng bố của biệt động thành Sài Gòn hoàn toàn giống như hoạt động của phong trào Tháng Chín Đen tại Jordan thập niên 1970, của các nhóm Hồi Giáo cực đoan tại Iraq sau 2003, Taliban tại Afghanistan sau 2001, của cánh cực đoan quân sự Hamas tại Palestine, của tổ chức al-Qaeda tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Giống như hầu hết các tổ chức khủng bố, ngoài việc lấy mục đích biện minh cho phương tiện bất nhân, những kẻ giết người cũng đã được ca ngợi và vinh danh.
Để giết một người Mỹ các nhóm khủng bố al-Qaeda đã giết hàng trăm người dân chính nước họ như các hành động đặt đang bom diễn ra tại Iraq. Tương tự, để giết một người Mỹ hay một người lính VNCH, các biệt động thành Sài Gòn đã giết nhiều người Việt Nam vô tội trong đó có đàn bà trẻ em. Một người Việt Nam lớn tuổi nào cũng không thể quên “chiến công hiển hách” của lực lượng biệt động thành tại nhà hàng Mỹ Cảnh tối 25 tháng 6, 1965. Trong số hàng trăm người chết do hai trái mìm đặt tại nhà hàng có nhiều “kẻ thù nhân dân” còn mặc tả.
Nguyễn Phương Uyên là ai ?
Nguyễn Phương Uyên, sinh 12 tháng 10, 1992, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cư ngụ xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
Khác với Võ Thị Thắng được cha mẹ nuôi dường bằng lòng “căm thù Mỹ Ngụy”, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, dù tham gia đoàn trường của đại học nhưng bản chất là một cô bé ngoan hiền, hồn nhiên, hiếu thảo và có tấm lòng vị tha đối với mọi người. Trong hai mươi mốt năm làm người từ lúc mới sinh ra cho đến nay, cô bé mảnh mai này, ngoại trừ lúc vô tình dẫm lên, có thể chưa tự tay giết một con kiến đừng nói chi nghĩ đến chuyện giết người. Một bộ ảnh do bạn bè thu thập cho thấy một Phương Uyên sống yên vui bên cạnh gia đình. Các em vui chơi, nhảy nhóc tung tăng, cười nói hồn nhiên như một cánh bướm vàng trong khu vườn xuân tuổi trẻ. Một bạn học của em trả lời đài Á Châu Tự Do: “Năm cấp 3, em và Uyên chơi thân với nhau. Trong lớp học, Uyên học rất chăm chỉ. Bạn ấy hiền lắm. Khi đi học, bạn bè có gì là bạn ấy hay giúp đỡ lắm. Nói chung, bạn ấy rất năng động trong những hoạt động của trường lớp và hòa đồng với bạn bè.”
Khác với Võ Thị Thắng là sản phẩm tuyên truyền, được sơn bằng những lớp son phấn giả tạo, Nguyễn Phương Uyên là một con người thật, tinh khôi như một thiên thần. Trong lúc Võ Thị Thắng đấu tranh bằng phương tiện giết người, bạo động Nguyễn Phương Uyên chọn phương pháp ôn hòa để gióng lên tiếng nói của mình. Che khuất trong đôi cánh thiên thần Phương Uyên là lòng yêu nước vô cùng trong sáng. Trong vóc dáng như sợi tơ tưởng chừng một cơn gió nhẹ cũng có thể thổi em bay ra khỏi cửa sổ là một trái tim chan chứa tình dân tộc không thể nào lay chuyển được. Em đứng trước tòa án CS nhẹ nhàng như một nhánh lau non trước cơn bão lớn, điềm tỉnh nhưng cương quyết: “Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”. Và em nói tiếp “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”.
Tại sao nhiều người vẫn tin vào các “anh hùng” do đảng CS dựng nên ?
Nikolai Bukharin, lý thuyết gia Cộng Sản, chủ nhiệm báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS Liên Xô và người bị Stalin thanh trừng năm 1938, viết trong tác phẩm kinh điển “ABC về chủ nghĩa Cộng Sản”: “Tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, về lâu dài trở thành một phương tiện để xóa bỏ mọi tàn tích cuối cùng của tuyên truyền tư sản bắt nguồn từ chế độ cũ, và là phương tiện mạnh mẽ để tạo ra một hệ lý luận mới, một cách suy nghĩ mới, một tầm nhìn về thế giới mới.”
Với chủ trương đó, chính sách trồng người của các chế độ CS thể hiện qua hai phương pháp: giáo dục và tẩy não.
Về giáo dục, nền giáo dục Cộng Sản không đặt trên cơ sở khách quan khoa học nhưng là một hệ thống tuyên truyền phục vụ cho các mục tiêu của đảng và nhà nước CS trong mỗi thời kỳ. Về tẩy não, năm kỹ thuật căn bản được áp dụng triệt để trong phạm vi toàn xã hội cho đến từng người: cô lâp, kiểm soát, tạo sự bất an, lập đi lập lại và gây xúc động cho đối phương.
Nhận thức của con người không ở trong trạng thái tỉnh nhưng luôn luôn biến động, thay đổi và đón nhận các nguồn thông tin từ bên ngoài bao gồm xã hội, giáo dục, môi trường thiên nhiên và cả cơ thể của chính con người. Chủ động kiểm soát được nguồn thông tin đi vào ý thức con người là kiểm soát được con người. Cả năm phương pháp tẩy não được thực hiện liên tục, phối hợp chặt chẽ và tác dụng hỗ tương vào nhận thức con người cho đến khi đối tượng hoàn toàn bị đặt trong vòng kiểm soát. Các nguồn thông tin do chế độ CS cung cấp có tính hệ thống, theo từng tuổi, từng giai đoạn trưởng thành thâm nhập vào nhận thức con người, củng cố và đóng đinh trong đó. Có lần Stalin phát biểu một ngày nào đó vai trò của Bộ Công An sẽ không còn cần thiết. Ý của tên đồ tể này là khi đó người dân đã bị cơ chế hóa, một hình thức thuần hóa trong sinh vật, đến mức các luật lệ sẽ không cần phải áp đặt mà vẫn được chấp hành như một phản xạ tự nhiên.
Biết rõ tuổi trẻ là tuổi của khát vọng xanh tươi, nhiệt tình nồng cháy nhưng chưa có những tham vọng cá nhân, bộ máy tuyên truyền của các quốc gia Cộng Sản sản xuất các anh hùng mang tinh thần dâng hiến.
Có một thời tác phẩm Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostrovsky là tác phẩm gối đầu giường của đa số thanh niên CS khắp thế giới, trong đó có thanh niên miền Bắc. Nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người bị giết tại Quảng Ngãi cuối tháng 6 1970, bắt đầu với câu trích từ tác phẩm này “Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Tương tự, trong nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, tử trận tại Quảng Trị mùa hè 1972, cũng thế, đầy những trích dẫn Thép đã tôi thế đấy. Ngày 24 tháng 12 năm 1971, Nguyễn Văn Thạc viết về thần tượng Paven của anh: “Dạo ấy Paven mới 24 tuổi. Ba năm của thời 20, anh đã sống say sưa, sống gấp gáp và mạnh mẽ. Cưỡi trên lưng con ngựa cụt hai tai trong lữ đoàn Buđionni anh đã đi khắp miền đất nước. Cuộc sống của anh là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sỹ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn đời mình cho Đảng, cho giai cấp.”
Trong dòng lịch sử Việt Nam bốn ngàn năm chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, biết bao nhiêu câu nói, thơ văn hiển hách của lớp lớp anh hùng dân tộc. Có câu nói nào hay hơn, khí phách hơn câu nói của Triệu Nữ Vương “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta”. Có cái chết nào nói lên tình yêu chung thủy, tình yêu nước đậm đà hơn cái chết của Nguyễn Thị Giang, một phụ nữ như Võ Thị Thắng, “Mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ “G” tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người. Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930”.
Những câu nói anh hùng, những cái chết kiên trinh như thế, tại sao thanh niên, sinh viên miền Bắc không học, không sống, không học tập, không trích dẫn lại gối đầu giường tác phẩm của nhà văn Sô Viết Nikolai Ostrovsky từ tận xứ Ukraine ?
Chỉ vì “nền giáo dục” ngoại lai và nô dịch Việt Nam thực tế chỉ là một phiên bản tuyên truyền của Liên Xô và Trung Quốc.
Trung Quốc có “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong, Liên Xô có “anh hùng lao động” Alexey Stakhanov, CSVN có Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Võ Thị Thắng v.v… Tuy nhiên, theo thời gian và đà tiến của kỹ thuật thông tin, hầu hết “anh hùng” của Liên Xô, Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam đều lần lượt được chứng minh là hàng giả.
Chuyện “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong một năm sau khi bị trụ đèn đè chết trở thành anh hùng là một ví dụ rất hề. Bộ máy tuyên truyền của đảng CSTQ, ngoài việc phát hành các tuyển tập thơ, văn còn trưng bày nhiều hình ảnh của Hướng Lôi Phong đang “lao động quên mình” khi còn sống. Tuy nhiên, Susan Sontag, một nhà sản xuất phim ảnh sau khi xem xét bộ ảnh 12 tấm của Lôi Phong đã nhận xét những bức ảnh đó được chụp bằng một phẩm chất và điều kiện kỹ thuật tuyệt hảo đến mức không có một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào có thể có mặt bên cạnh Hướng Lôi Phong để chụp. Làm thế nào một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể biết trước một anh chàng binh nhì Hướng Lôi Phong khi anh ta gần như vô danh tiểu tốt, để đi theo và ghi lại “cuộc đời anh hùng” , “một người vì mọi người” của anh ta qua một bộ ảnh chuyên nghiệp? Không quá khó để tìm câu giải đáp. Bộ ảnh chỉ là một sản phẩm tuyên truyền được sản xuất sau khi Hướng Lôi Phong chết. Bây giờ chuyện Hướng Lôi Phong là một chuyện cười nhưng đã có một thời người dân Trung Quốc tin một cách chân thành.
Ran Yunfei, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, cho The Newyork Review of Books, biết “Tất cả những gì đảng CS dạy bạn để kính phục đều là những chuyện giả dối. Hiện nay họ lại thúc đẩy học tập Hướng Lôi Phong lần nữa nhưng ai cũng biết Hướng Lôi Phong là nhân vật giả tưởng do đảng CS nặn ra. Tất cả “anh hùng” đều là giả tạo”.
Sự kiện Tôn Đức Thắng Người thủy thủ phản chiến ở Biển đen của CSVN đã bị Giáo sư Christoph Giebel trong buổi phỏng vấn dành cho BBC khẳng định: “Trong quyển sách của tôi, tôi tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải. Tôi tin là vào thời điểm đó, ông Tôn Đức Thắng đang ở Toulon, cảng miền nam nước Pháp.” Và thê thảm hơn, Lê Văn Tám là một nhân vật ảo, từ tên tuổi cho đến đầu mình và tay chân đều do bộ máy tuyên truyền CSVN nặn ra. Sự kiện này do chính Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ tuyên truyền CSVN thú nhận và được Phan Huy Lê, một trong nhà sử học hàng đầu của chế độ tiết lộ.
Nạn nhân của các “anh hùng” trong nhiều trường hợp lại chính là “anh hùng”. Chuyện Võ Thị Sáu hái hoa cài lên tóc là một điển hình. Theo sách vở của đảng, ngày bị xử bắn, trên đường ra pháp trường Võ Thị Sáu còn rảnh rỗi để dừng lại hái mấy cành hoa cài lên tóc của mình. Lãng mạn hơn, vài phút trước khi bị bắn, bà ta còn gỡ những cành hoa trên tóc để tặng lại cho những người tù đào huyệt lát nữa sẽ chôn mình. Câu chuyện mô tả bà Võ Thị Sáu giống như một công chúa đi dạo vườn hoa chứ không phải một tử tù sắp chết. Hãy tạm gác qua bên việc bà có thể bị tâm lý bất bình thường như nhiều người đang bàn tán mà chỉ xem xét khía cạnh pháp lý. Trên thế giới này, không phải thế kỷ trước và cũng không phải thời các quốc gia nhược tiểu bị cai trị dưới ách thực dân tàn bạo mà cả ngày nay tại các nước văn minh tiên tiến, một tử tù ra pháp trường hai tay phải bị còng và chân phải bị xích. Còng và xích không phải là vì sợ tử tù bỏ chạy nhưng đó là một phần của bản án tử hình. Giống như Hướng Lôi Phong của Trung Quốc, nhân vật Võ Thị Sáu có thể là một người thật, đảng Cộng Sản lợi dụng bà trong tuổi vị thành niên để khích động lòng dân nhưng lại tô vẽ nên một Võ Thị Sáu bịnh hoạn đến độ đáng thương.
Chúng ta đều biết, về mặt kinh tế và kỹ thuật Việt Nam phát triển chậm hơn các quốc gia khác nhiều chục năm tuy nhiên đó chưa hẳn là một mối nguy nghiêm trọng lâu dài. Mối lo lớn của đất nước là về mặt dân trí, xã hội, đạo đức và những mặt này Việt Nam còn thua xa các quốc gia tiên tiến nhiều thế kỷ. Với óc cần cù của người Việt, chúng ta không phải quá lo lắng về một nền khoa học hiện đại, một nền kỹ thuật hiện đại nhưng điều đáng lo lắng nhất là làm thế nào để có những con người Việt Nam với những suy nghĩ đúng, có nhận thức đúng về hướng đi của đất nước hôm nay và mai sau. Phục hưng dân tộc, vì thế, phải bắt đầu ở việc phục hưng các đặc điểm đạo đức, các giá trị nhân bản, khai phóng từ chính trong mỗi người Việt Nam. Một xã hội lương thiện phải được xây dựng bằng những con người có tinh thần hướng thiện.
Một con vẹt có thể cất giọng ca thánh thót và ngay cả hát hay hơn một con chim sơn ca ngoài vườn buổi sáng nhưng không ai bảo tiếng hát của vẹt là biểu tượng cho “mùa xuân, hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do, niềm vui, tuổi trẻ, tính sáng tạo và ngày mới” như khi nhắc đến chim sơn ca. Phương Uyên là tiếng hát của sơn ca trong khu vườn xuân đất nước. Cơn mưa dài chưa dứt, cơn bão lớn chưa ngưng nhưng hy vọng vẫn còn đây trong lòng người Việt. Tổ tiên để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng phong phú với tất cả phương tiện cần thiết để đưa đất nước Việt Nam thành một cường quốc văn minh và hiện đại. Chúng ta có tinh thần độc lập, tự chủ cao hơn bất cứ một quốc gia nào ở vùng Đông Nam Á. Chúng ta đều ôm ấp một giấc mơ Việt Nam huy hoàng, sáng lạng. Cái duy nhất mà chúng ta chưa có đó là một cơ hội. Và cơ hội sẽ không do ai ban cho, không do ai viện trợ nhưng chính người Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ, là những người đang tạo ra cơ hội cho dân tộc mình.
Phân tích chính sách tuyên truyền của chế độ CS để thấy sự tác hại của nó trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cũng cho thấy việc so sánh giữa Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên chẳng khác gì so sánh giữa giả và thật, chiến tranh và hòa bình, hận thù và nhân ái, bóng tối và ánh sáng.
Trần Trung Đạo
http://www.trantrungdao.com/?p=2300
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Trần Trung Đạo: Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng
Một nữ đặc công thuộc lực lượng biệt động thành Sài Gòn được bộ máy tuyên truyền Cộng Sản đánh
Kỹ thuật nhồi sọ theo kiểu “Tăng Sâm giết người” rất đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Những thông tin có tính chỉ đạo của đảng đã theo nhiều ngã tấn công và tấn công liên tục vào ý thức vào con người. Từ sáng đến chiều, từ ban ngày qua ban đêm, từ năm tàn qua tháng tận, dần dần không chỉ các em học sinh có tâm hồn ngây thơ trong trắng yêu “nụ cười chiến thắng” của bà mà cả người lớn cũng say mê những “mẫu chuyện anh hùng” về bà Võ Thị Thắng.
Và không những đảng viên CS mà cả những người “phê bình đảng”, những “nhà phản biện” cũng không thoát ra khỏi sức hút của “nụ cười Võ Thị Thắng”. Trong phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tháng 4 năm 2011, và lần nữa sau phiên tòa xử hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mới đây, “nụ cười chiến thắng” của Võ Thị Thắng lại được một số tác giả nhắc đến để ca ngợi tinh thần yêu nước dũng cảm của hai em Phương Uyên và Nguyên Kha. Khi dùng nụ cười một nữ khủng bố để so sánh với ước vọng dân tộc, nhân bản và hòa bình trong tâm hồn trong như ngọc của một nữ sinh viên, các tác giả không để ý đến những nghịch lý vô cùng căn bản trong hai mục đích sống, hai phương pháp đấu tranh và hai nhân cách đạo đức hoàn toàn trái nghịch giữa hai con người.
Võ Thị Thắng là ai ?
Bà Võ Thị Thắng, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1945 tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa VIII và khóa IX. Bà là con út của 10 anh em sinh ra trong một gia đình Cộng Sản hoạt động tại Long An. Từ khi còn nhỏ bà đã giúp cha mẹ đưa cơm, nuôi giấu cán bộ CS.
Sau khi từ Long An lên Sài Gòn đi học đến lớp đệ nhị, tức lớp mười một bây giờ, tại trường Gia Long. Theo tài liệu chính thức của đảng, trong thời gian tại Sai Gòn, “Thắng tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của
Từ sau Mậu Thân, bà Võ Thị Thắng gia nhập lực lượng biệt động thành Sài Gòn và được giao nhiệm vụ ám sát ông Trần Văn Đỗ. Ông Trần Văn Đỗ chẳng phải là viên chức cao cấp, một chính khách tên tuổi gì của chính phủ VNCH mà chỉ là phường trưởng phường Phú Lâm, quận 6, Sài Gòn. Theo tài liệu đăng trên Quân Đội Nhân Dân ngày 17-09-2009 “Ngày 27-7-1968, sau khi nắm tình hình địch, chị cải trang đột nhập vào nhà tên Đỗ cùng với hai đồng chí yểm trợ vòng ngoài. Hôm đó khác thường lệ tên Đỗ đi ngủ sớm, chị tiến thẳng đến giường tên Đỗ lên đạn bắn hai lần nhưng cả hai phát súng đều không nổ. Thấy động tên Đỗ tỉnh dậy, chị bắn lần thứ ba nhưng không trúng”. Vụ ám sát bị lộ, bà bị bắt, đưa ra tòa đại hình và bị kết án hai mươi năm tù. Sau khi hiệp định Paris ký kết, bà Võ Thị Thắng được trao trả về phía Cộng Sản tại Lộc Ninh vào tháng 4 năm 1974.
Tóm lại, dù “vận chuyển vũ khí mai phục” hay “ám sát”, nhiệm vụ chính của nữ cán bộ CS Võ Thị Thắng là giết người. Bà Thắng không giết Tây, không giết Mỹ nhưng như bằng chứng trước tòa, bà đi giết người Việt Nam.
Hoạt động của biệt động thành Sài Gòn chủ yếu là bắt cóc, ám sát, ném bom, đặt chất nổ tại các nơi công cộng. Những hoạt động đó xét theo tiêu chuẩn nào, vào thời kỳ nào và nhân danh bất cứ lý do gì đều là các hoạt động khủng bố. Yasser Arafat, chủ tịch Tổ Chức Giải Phóng Palestine (Palestine Liberation Organization), một tổ chức có liên hệ rất nhiều với các hoạt động khủng bố chống Do Thái và từng thề sẽ làm cho “cuộc sống của người dân Do Thái không thể nào chịu đựng nỗi” cuối cùng cũng thừa nhận khủng bố là một hành động xấu xa, tội lỗi.
Phương pháp khủng bố của biệt động thành Sài Gòn hoàn toàn giống như hoạt động của phong trào Tháng Chín Đen tại Jordan thập niên 1970, của các nhóm Hồi Giáo cực đoan tại Iraq sau 2003, Taliban tại Afghanistan sau 2001, của cánh cực đoan quân sự Hamas tại Palestine, của tổ chức al-Qaeda tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Giống như hầu hết các tổ chức khủng bố, ngoài việc lấy mục đích biện minh cho phương tiện bất nhân, những kẻ giết người cũng đã được ca ngợi và vinh danh.
Để giết một người Mỹ các nhóm khủng bố al-Qaeda đã giết hàng trăm người dân chính nước họ như các hành động đặt đang bom diễn ra tại Iraq. Tương tự, để giết một người Mỹ hay một người lính VNCH, các biệt động thành Sài Gòn đã giết nhiều người Việt Nam vô tội trong đó có đàn bà trẻ em. Một người Việt Nam lớn tuổi nào cũng không thể quên “chiến công hiển hách” của lực lượng biệt động thành tại nhà hàng Mỹ Cảnh tối 25 tháng 6, 1965. Trong số hàng trăm người chết do hai trái mìm đặt tại nhà hàng có nhiều “kẻ thù nhân dân” còn mặc tả.
Nguyễn Phương Uyên là ai ?
Nguyễn Phương Uyên, sinh 12 tháng 10, 1992, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cư ngụ xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
Khác với Võ Thị Thắng được cha mẹ nuôi dường bằng lòng “căm thù Mỹ Ngụy”, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, dù tham gia đoàn trường của đại học nhưng bản chất là một cô bé ngoan hiền, hồn nhiên, hiếu thảo và có tấm lòng vị tha đối với mọi người. Trong hai mươi mốt năm làm người từ lúc mới sinh ra cho đến nay, cô bé mảnh mai này, ngoại trừ lúc vô tình dẫm lên, có thể chưa tự tay giết một con kiến đừng nói chi nghĩ đến chuyện giết người. Một bộ ảnh do bạn bè thu thập cho thấy một Phương Uyên sống yên vui bên cạnh gia đình. Các em vui chơi, nhảy nhóc tung tăng, cười nói hồn nhiên như một cánh bướm vàng trong khu vườn xuân tuổi trẻ. Một bạn học của em trả lời đài Á Châu Tự Do: “Năm cấp 3, em và Uyên chơi thân với nhau. Trong lớp học, Uyên học rất chăm chỉ. Bạn ấy hiền lắm. Khi đi học, bạn bè có gì là bạn ấy hay giúp đỡ lắm. Nói chung, bạn ấy rất năng động trong những hoạt động của trường lớp và hòa đồng với bạn bè.”
Khác với Võ Thị Thắng là sản phẩm tuyên truyền, được sơn bằng những lớp son phấn giả tạo, Nguyễn Phương Uyên là một con người thật, tinh khôi như một thiên thần. Trong lúc Võ Thị Thắng đấu tranh bằng phương tiện giết người, bạo động Nguyễn Phương Uyên chọn phương pháp ôn hòa để gióng lên tiếng nói của mình. Che khuất trong đôi cánh thiên thần Phương Uyên là lòng yêu nước vô cùng trong sáng. Trong vóc dáng như sợi tơ tưởng chừng một cơn gió nhẹ cũng có thể thổi em bay ra khỏi cửa sổ là một trái tim chan chứa tình dân tộc không thể nào lay chuyển được. Em đứng trước tòa án CS nhẹ nhàng như một nhánh lau non trước cơn bão lớn, điềm tỉnh nhưng cương quyết: “Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”. Và em nói tiếp “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”.
Tại sao nhiều người vẫn tin vào các “anh hùng” do đảng CS dựng nên ?
Nikolai Bukharin, lý thuyết gia Cộng Sản, chủ nhiệm báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS Liên Xô và người bị Stalin thanh trừng năm 1938, viết trong tác phẩm kinh điển “ABC về chủ nghĩa Cộng Sản”: “Tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, về lâu dài trở thành một phương tiện để xóa bỏ mọi tàn tích cuối cùng của tuyên truyền tư sản bắt nguồn từ chế độ cũ, và là phương tiện mạnh mẽ để tạo ra một hệ lý luận mới, một cách suy nghĩ mới, một tầm nhìn về thế giới mới.”
Với chủ trương đó, chính sách trồng người của các chế độ CS thể hiện qua hai phương pháp: giáo dục và tẩy não.
Về giáo dục, nền giáo dục Cộng Sản không đặt trên cơ sở khách quan khoa học nhưng là một hệ thống tuyên truyền phục vụ cho các mục tiêu của đảng và nhà nước CS trong mỗi thời kỳ. Về tẩy não, năm kỹ thuật căn bản được áp dụng triệt để trong phạm vi toàn xã hội cho đến từng người: cô lâp, kiểm soát, tạo sự bất an, lập đi lập lại và gây xúc động cho đối phương.
Nhận thức của con người không ở trong trạng thái tỉnh nhưng luôn luôn biến động, thay đổi và đón nhận các nguồn thông tin từ bên ngoài bao gồm xã hội, giáo dục, môi trường thiên nhiên và cả cơ thể của chính con người. Chủ động kiểm soát được nguồn thông tin đi vào ý thức con người là kiểm soát được con người. Cả năm phương pháp tẩy não được thực hiện liên tục, phối hợp chặt chẽ và tác dụng hỗ tương vào nhận thức con người cho đến khi đối tượng hoàn toàn bị đặt trong vòng kiểm soát. Các nguồn thông tin do chế độ CS cung cấp có tính hệ thống, theo từng tuổi, từng giai đoạn trưởng thành thâm nhập vào nhận thức con người, củng cố và đóng đinh trong đó. Có lần Stalin phát biểu một ngày nào đó vai trò của Bộ Công An sẽ không còn cần thiết. Ý của tên đồ tể này là khi đó người dân đã bị cơ chế hóa, một hình thức thuần hóa trong sinh vật, đến mức các luật lệ sẽ không cần phải áp đặt mà vẫn được chấp hành như một phản xạ tự nhiên.
Biết rõ tuổi trẻ là tuổi của khát vọng xanh tươi, nhiệt tình nồng cháy nhưng chưa có những tham vọng cá nhân, bộ máy tuyên truyền của các quốc gia Cộng Sản sản xuất các anh hùng mang tinh thần dâng hiến.
Có một thời tác phẩm Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostrovsky là tác phẩm gối đầu giường của đa số thanh niên CS khắp thế giới, trong đó có thanh niên miền Bắc. Nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người bị giết tại Quảng Ngãi cuối tháng 6 1970, bắt đầu với câu trích từ tác phẩm này “Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Tương tự, trong nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, tử trận tại Quảng Trị mùa hè 1972, cũng thế, đầy những trích dẫn Thép đã tôi thế đấy. Ngày 24 tháng 12 năm 1971, Nguyễn Văn Thạc viết về thần tượng Paven của anh: “Dạo ấy Paven mới 24 tuổi. Ba năm của thời 20, anh đã sống say sưa, sống gấp gáp và mạnh mẽ. Cưỡi trên lưng con ngựa cụt hai tai trong lữ đoàn Buđionni anh đã đi khắp miền đất nước. Cuộc sống của anh là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sỹ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn đời mình cho Đảng, cho giai cấp.”
Trong dòng lịch sử Việt Nam bốn ngàn năm chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, biết bao nhiêu câu nói, thơ văn hiển hách của lớp lớp anh hùng dân tộc. Có câu nói nào hay hơn, khí phách hơn câu nói của Triệu Nữ Vương “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta”. Có cái chết nào nói lên tình yêu chung thủy, tình yêu nước đậm đà hơn cái chết của Nguyễn Thị Giang, một phụ nữ như Võ Thị Thắng, “Mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ “G” tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người. Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930”.
Những câu nói anh hùng, những cái chết kiên trinh như thế, tại sao thanh niên, sinh viên miền Bắc không học, không sống, không học tập, không trích dẫn lại gối đầu giường tác phẩm của nhà văn Sô Viết Nikolai Ostrovsky từ tận xứ Ukraine ?
Chỉ vì “nền giáo dục” ngoại lai và nô dịch Việt Nam thực tế chỉ là một phiên bản tuyên truyền của Liên Xô và Trung Quốc.
Trung Quốc có “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong, Liên Xô có “anh hùng lao động” Alexey Stakhanov, CSVN có Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Võ Thị Thắng v.v… Tuy nhiên, theo thời gian và đà tiến của kỹ thuật thông tin, hầu hết “anh hùng” của Liên Xô, Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam đều lần lượt được chứng minh là hàng giả.
Chuyện “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong một năm sau khi bị trụ đèn đè chết trở thành anh hùng là một ví dụ rất hề. Bộ máy tuyên truyền của đảng CSTQ, ngoài việc phát hành các tuyển tập thơ, văn còn trưng bày nhiều hình ảnh của Hướng Lôi Phong đang “lao động quên mình” khi còn sống. Tuy nhiên, Susan Sontag, một nhà sản xuất phim ảnh sau khi xem xét bộ ảnh 12 tấm của Lôi Phong đã nhận xét những bức ảnh đó được chụp bằng một phẩm chất và điều kiện kỹ thuật tuyệt hảo đến mức không có một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào có thể có mặt bên cạnh Hướng Lôi Phong để chụp. Làm thế nào một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể biết trước một anh chàng binh nhì Hướng Lôi Phong khi anh ta gần như vô danh tiểu tốt, để đi theo và ghi lại “cuộc đời anh hùng” , “một người vì mọi người” của anh ta qua một bộ ảnh chuyên nghiệp? Không quá khó để tìm câu giải đáp. Bộ ảnh chỉ là một sản phẩm tuyên truyền được sản xuất sau khi Hướng Lôi Phong chết. Bây giờ chuyện Hướng Lôi Phong là một chuyện cười nhưng đã có một thời người dân Trung Quốc tin một cách chân thành.
Ran Yunfei, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, cho The Newyork Review of Books, biết “Tất cả những gì đảng CS dạy bạn để kính phục đều là những chuyện giả dối. Hiện nay họ lại thúc đẩy học tập Hướng Lôi Phong lần nữa nhưng ai cũng biết Hướng Lôi Phong là nhân vật giả tưởng do đảng CS nặn ra. Tất cả “anh hùng” đều là giả tạo”.
Sự kiện Tôn Đức Thắng Người thủy thủ phản chiến ở Biển đen của CSVN đã bị Giáo sư Christoph Giebel trong buổi phỏng vấn dành cho BBC khẳng định: “Trong quyển sách của tôi, tôi tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải. Tôi tin là vào thời điểm đó, ông Tôn Đức Thắng đang ở Toulon, cảng miền nam nước Pháp.” Và thê thảm hơn, Lê Văn Tám là một nhân vật ảo, từ tên tuổi cho đến đầu mình và tay chân đều do bộ máy tuyên truyền CSVN nặn ra. Sự kiện này do chính Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ tuyên truyền CSVN thú nhận và được Phan Huy Lê, một trong nhà sử học hàng đầu của chế độ tiết lộ.
Nạn nhân của các “anh hùng” trong nhiều trường hợp lại chính là “anh hùng”. Chuyện Võ Thị Sáu hái hoa cài lên tóc là một điển hình. Theo sách vở của đảng, ngày bị xử bắn, trên đường ra pháp trường Võ Thị Sáu còn rảnh rỗi để dừng lại hái mấy cành hoa cài lên tóc của mình. Lãng mạn hơn, vài phút trước khi bị bắn, bà ta còn gỡ những cành hoa trên tóc để tặng lại cho những người tù đào huyệt lát nữa sẽ chôn mình. Câu chuyện mô tả bà Võ Thị Sáu giống như một công chúa đi dạo vườn hoa chứ không phải một tử tù sắp chết. Hãy tạm gác qua bên việc bà có thể bị tâm lý bất bình thường như nhiều người đang bàn tán mà chỉ xem xét khía cạnh pháp lý. Trên thế giới này, không phải thế kỷ trước và cũng không phải thời các quốc gia nhược tiểu bị cai trị dưới ách thực dân tàn bạo mà cả ngày nay tại các nước văn minh tiên tiến, một tử tù ra pháp trường hai tay phải bị còng và chân phải bị xích. Còng và xích không phải là vì sợ tử tù bỏ chạy nhưng đó là một phần của bản án tử hình. Giống như Hướng Lôi Phong của Trung Quốc, nhân vật Võ Thị Sáu có thể là một người thật, đảng Cộng Sản lợi dụng bà trong tuổi vị thành niên để khích động lòng dân nhưng lại tô vẽ nên một Võ Thị Sáu bịnh hoạn đến độ đáng thương.
Chúng ta đều biết, về mặt kinh tế và kỹ thuật Việt Nam phát triển chậm hơn các quốc gia khác nhiều chục năm tuy nhiên đó chưa hẳn là một mối nguy nghiêm trọng lâu dài. Mối lo lớn của đất nước là về mặt dân trí, xã hội, đạo đức và những mặt này Việt Nam còn thua xa các quốc gia tiên tiến nhiều thế kỷ. Với óc cần cù của người Việt, chúng ta không phải quá lo lắng về một nền khoa học hiện đại, một nền kỹ thuật hiện đại nhưng điều đáng lo lắng nhất là làm thế nào để có những con người Việt Nam với những suy nghĩ đúng, có nhận thức đúng về hướng đi của đất nước hôm nay và mai sau. Phục hưng dân tộc, vì thế, phải bắt đầu ở việc phục hưng các đặc điểm đạo đức, các giá trị nhân bản, khai phóng từ chính trong mỗi người Việt Nam. Một xã hội lương thiện phải được xây dựng bằng những con người có tinh thần hướng thiện.
Một con vẹt có thể cất giọng ca thánh thót và ngay cả hát hay hơn một con chim sơn ca ngoài vườn buổi sáng nhưng không ai bảo tiếng hát của vẹt là biểu tượng cho “mùa xuân, hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do, niềm vui, tuổi trẻ, tính sáng tạo và ngày mới” như khi nhắc đến chim sơn ca. Phương Uyên là tiếng hát của sơn ca trong khu vườn xuân đất nước. Cơn mưa dài chưa dứt, cơn bão lớn chưa ngưng nhưng hy vọng vẫn còn đây trong lòng người Việt. Tổ tiên để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng phong phú với tất cả phương tiện cần thiết để đưa đất nước Việt Nam thành một cường quốc văn minh và hiện đại. Chúng ta có tinh thần độc lập, tự chủ cao hơn bất cứ một quốc gia nào ở vùng Đông Nam Á. Chúng ta đều ôm ấp một giấc mơ Việt Nam huy hoàng, sáng lạng. Cái duy nhất mà chúng ta chưa có đó là một cơ hội. Và cơ hội sẽ không do ai ban cho, không do ai viện trợ nhưng chính người Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ, là những người đang tạo ra cơ hội cho dân tộc mình.
Phân tích chính sách tuyên truyền của chế độ CS để thấy sự tác hại của nó trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cũng cho thấy việc so sánh giữa Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên chẳng khác gì so sánh giữa giả và thật, chiến tranh và hòa bình, hận thù và nhân ái, bóng tối và ánh sáng.
Trần Trung Đạo
http://www.trantrungdao.com/?p=2300