Trang lá cải

Trần Văn Ngà: Thú Chơi Đá Gà

Chơi đá gà, hay còn gọi là chọi gà (miền Bắc VN) thường tổ chức vào dịp Tết ta. Năm nay, Đinh Dậu cầm tinh Con Gà nói về gà cũng như chơi đá gà rất đúng điệu

Chơi đá gà, hay còn gọi là chọi gà (miền Bắc VN) thường tổ chức vào dịp Tết ta. Năm nay, Đinh Dậu cầm tinh Con Gà nói về gà cũng như chơi đá gà rất đúng điệu những ai thích thú tổ chức hay xem các trận đá gà năm xưa ở quê nhà.
Chúng ta ở Mỹ chỉ nên xem đá gà hàm thụ cũng thỏa mãn phần nào sở thích và cũng tránh bị phạt về tội hành hạ súc vật và cờ bạc vào đầu năm mới vậy!
Ở nhà quê, những nơi có hai mùa: nước ngập và khô ráo. Mùa nước ngập lêu bêu thường có nhiều thời giờ rảnh hơn mùa khô. Nhưng, người ta không chơi đá gà được vì không có đất để làm trường đá gà còn gọi là trường đấu. Thú chơi đá gà ở Mỹ bị cấm kỵ, đa số những người sắc dân gốc Á Châu rất mê thích chơi đá gà, đặc biệt là H’Mong, Lào, Miên, Hoa, Việt Nam… và cũng thường bị cảnh sát bắt, có thể bị tòa kết án đến sáu tháng tù ở và hàng ngàn đô la tiền phạt với 2 tội: cờ bạc bất hợp pháp và hành hạ súc vật.

Trường gà, nói chung là chỗ tập trung chơi đá gà. Một cái trường gà được vây quanh trên một mảnh đất phẳng phiu bằng một loại bồ, cót hoặc lá, cao từ mặt đất lên chừng năm tấc, đường kính năm, bảy thước, đủ để một cặp gà quần thảo nhau, mổ, cắn, đâm rượt nhau…
Từ xưa tới nay, môn đá gà rất ít thấy có phụ nữ tham gia. Đây, cũng là một cách chơi có nhiều cảm giác mạnh, rất hung dữ, những người yếu bóng vía hay thương loài vật không đành lòng ngắm nhìn chúng đâm, cắn nhau dữ dội.
Trường gà là một cái vòng tròn, xung quanh trường gà, người ta cũng thường xếp ghế để cho những tay chơi hay khán giả ngồi theo dõi. Đa số dân mê xem đá gà không chịu ngồi ghế mà thích đứng xem chỉ chỏ mới đã. Chẳng khác dân ghiền xem đá banh, dù khán đài có ghế có số đàng hoàng, khán giả cũng thích đứng la hét hoặc tràn ra sân cổ võ.
Buổi khai mạc tại một trường gà là một thủ tục mở đầu mùa đá gà ngắn ngày hay dài ngày thường có giới chức chánh quyền hay thân hào nhân sĩ uy tín chứng kiến.
Thời xưa, đá gà được làng nước cho phép, chấp thuận, hay sau này nhiều nơi muốn mở cuộc đá gà cũng phải xin phép trước chính thức hoặc bán chính thức hay chơi lén đều có buổi khai mạc. Buổi khai mạc là buổi chơi gà chánh thức đầu tiên có nhiều người tham dự kể cả có múa lân tạo thêm sự huyên náo và cũng có những người có chức có quyền, điền chủ, đại gia… nhằm làm tăng thêm phần long trọng.
Truyền thống, tập tục chơi đá gà thường là trong những ngày xuân. Người ta vui xuân có đá gà, chọi trâu để tạo thêm không khí tưng bừng cho những ngày đầu năm, một dịp để dân quê vui chơi giải trí, nhưng càng ngày thú chơi đá gà càng trở thành nơi sát phạt ăn thua lớn làm cho nhiều người tán gia bại sản.
Trường gà được lựa chọn cẩn thận, nếu làm ở khu đất rộng trống trải, người ta làm mái che để tránh nắng. Nhiều khi dân ghiền còn chơi vào mùa mưa nữa, nên mái che rất cần thiết. Đó là nơi chơi đá gà có tổ chức hẳn hòi, ăn thua lớn. Còn những nơi đá gà ăn thua nhỏ hoặc chỉ đá một hay hai cặp rồi nghỉ, hôm khác chơi tiếp ít khi họ làm mái che, ngay cả đấu trường, “võ đài” cũng không có.
Một trường gà có tổ chức như là một hội chợ, có thể ở trong một khu vườn lớn có nhiều cây cối mát mẻ hoặc một khu đất trống rộng thênh thang. Ở miền Tây, tỉnh nào cũng có nhiều trường gà lớn, thường chơi vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ và những ngày Tết. Còn ở nhà quê cũng thường chơi đá gà vào dịp Tết hoặc những khi có cáp độ trước từ xã nầy sang xã khác, không nhất thiết phải là ngày thứ bảy, chủ nhựt. Ở nhà quê ngày nào cũng làm việc, khi hết việc ngày nào cũng có thể hẹn nhau chơi đá gà hay chơi cờ bạc, không cần phải là nghỉ cuối tuần như dân thành thị.
Đúng nghĩa một trường đá gà, có ghế ngồi, có mái che, có bán buôn đủ thứ từ cà phê, hủ tíu, bún thịt nướng, bún nước lèo, cơm phần, cơm dĩa… nghĩa là có đủ thức ăn để cho người chơi đá gà ăn uống vui chơi thoải mái. Còn có đủ chỗ để gởi xe hoặc ở sông rạch phải có chỗ để ghe xuồng cập bến, đậu.
Trường gà còn gọi là võ đài, nơi gà đấu chọi nhau, người ta không tráng xi măng mà chỉ là sân đất đổ thêm một ít cát để được phẳng phiu mịn màng, hoặc nơi có cỏ thật thấp, gà không bị vướng khi nhảy đá vào nhau.
Tại trường gà có đặt một cái bàn, gọi là bàn tổ (hay bàn trọng tài). Bàn đủ rộng để bày nhang đèn, một dĩa trái cây, bánh, nước trà, rượu để cúng tổ. Người ta thường có quan niệm, ngành nào, môn nào, trò chơi gì cũng đều có tổ, đến nghề làm điếm, các cô ả giang hồ cũng có cúng tổ Thần Bạch Mi. Hồi xưa, bàn tổ cũng là bàn trọng tài. Người chủ trường gà còn kiêm trọng tài tuyên bố con gà nào thắng, con gà nào thua, đồng thời họ lấy xâu nữa. Họ ngồi tại bàn này để điều hành các độ đá gà đúng với qui tắc được mọi người chấp nhận.
Cuộc chơi đá gà thường bắt đầu từ chín hay mười giờ sáng, chấm dứt vào khoảng bốn, năm giờ chiều. Một chủ lò nuôi gà đá có đến hàng chục con, họ tập luyện, vô nước, vô nghệ, coi chân coi cẳng, coi cựa, xem vẩy, xem tướng, xem lông. Nghĩa là họ chọn lựa gà đá rất kỹ, theo dõi từng li từng tí, từng thói quen của mỗi con gà, đánh giá xếp loại vào hạng nào để đưa chúng ra trận đấu ăn thua lớn hay nhỏ. Con gà trống nào mà chủ gà chê thì chỉ có nước làm thịt nhậu thôi.
Nuôi một con gà đá rất công phu. Trước hết phải lựa giống cha mẹ ngon lành mới sanh được con giỏi, gà cha vô địch chốn trường đá, gà con hy vọng nối tiếp được bản lãnh, tài sức của gà cha. Chăm sóc từ miếng ăn, nước uống, khi gà có đủ lông, cựa nhú dài ra. Người chủ lò gà hay cá nhân nuôi vài con cũng phải có chương trình tập luyện gọi là quần gà mỗi sáng sớm bắt chúng phải éc-xẹt-xai.
Chưa hết, người chủ gà hoạch định chương trình thực tập đấu đá để gà quen trận mạc. Trở thành một con gà đá hẳn hòi, chúng phải trải qua nhiều tháng luyện tập thân thể, huấn nhục, đấu thử, vô nghệ để được chắc da chắc thịt, không mập bệu như đám gà thịt. Gà đá phải có ít nhứt ba trận đấu thử với một đối phương mà người chủ gà chọn lựa. Mỗi trận đấu thử thường cách nhau gần một tuần lễ. Danh từ của giới đá gà, đấu thử, thực tập trận mạc, gọi là xổ. Khi xổ gà, điều trước nhứt là phải bịt lại đôi cựa đáng giá của nó. Gà đá mà cựa ngắn hoặc cựa bị gãy hay một lý do gì đó, cựa gà không nhọn không bén, không vừa ý, con gà đó dù tướng tá có ngon lành, nhảy có cao, cắn mổ có giỏi, dai sức cũng bị loại mà thôi. Tuy nhiên, sau này gà đá còn trồng thêm cựa bằng thép thiệt hoặc bằng cựa tốt của những con gà đàn anh đã bị làm thịt để lại, người ta lại dùng các con gà có cựa ngắn, không vừa ý đó trồng thêm cựa để đi đá với những con gà trồng thêm cựa khác, miễn chúng đá hay là được. Như vậy, gà có cựa tốt nguyên thủy đấu với nhau, gà trồng thêm cựa đấu với gà cũng có trồng thêm cựa. Ít khi nào, người ta dám chấp gà có cựa nguyên thủy đấu chọi với gà trồng cựa kim loại (thép).
Sau mỗi lần xổ, thế nào gà cũng bị thương tích, đầu cổ thường chảy máu, chân nách cũng bị xây xát, da thịt bị rách dùng kim chỉ khâu vá lại. Món thuốc thần là nghệ được mài ra thoa lên những vết thương chỉ một vài ngày là lành mà lại chắc da thịt thêm. Lông đầu được cắt trụi, con gà đá nào có cái đầu trọc lóc, đối phương dùng mỏ cắn vào đầu gặp đầu trọc cũng dễ bị tuột hơn đầu có lông. Đặc tính của gà đá là nó lựa thế cắn chặt vào đầu dùng sức mạnh nhảy lên, cựa sẽ đâm vào da thịt đối phương.
Lông chân cũng được tỉa sạch, đầu chân, chỗ nào không có lông, người ta vô nghệ thường xuyên. Vào buổi trưa trời có nắng, nghệ được mài trong những cái nắp khạp có nước sền sệt, dùng lông gà nhúng nước nghệ phết vào chỗ da thịt đỏ tươi không có lông bao phủ, những chỗ đó thêm rắn chắc. Gà đá chỉ có hai loại chọn để chơi, gà nòi và gà tre. Đám con nít hay những người chơi đá gà cho vui không có tính cách sát phạt ăn thua đậm có thể chơi đá gà tre vào những buổi trưa rỗi rảnh.
Gà tre nhỏ con nom y chang như gà rừng; còn gà nòi to con, lớn nhứt trong họ nhà gà, da thịt lúc nào cũng đỏ au. Người nào thường xuyên mặt đỏ hồng hào được gọi là người có mặt gà nòi, nghĩa là người khỏe mạnh, anh hùng, có nhiều đàn ông tính. Còn ông nào có cái mặt tai tái được mệnh danh là mặt gà mái, nhát như thỏ đế, hạng người tầm thường như gà mái chỉ có làm thịt, đâu có đấu đá gì được. Nơi trường gà có tổ chức hẳn hoi, chỉ có đá gà nòi ít khi nào đá gà tre. Hơn nữa gà tre ít người nuôi hơn vì chúng nhỏ con làm thịt chẳng được là bao mà chúng cũng không kiên cường chiến đấu đá nhau cho tới chết mới thôi như gà nòi.
Trên bàn trọng tài thường có một cái đèn dầu loại đèn bánh ú, có ống khói, nhiều nhang, một cái dĩa, một chai rượu đế, một bình nước trà cùng vài cái chung nhỏ, một cuộn chỉ, một đồng xu có lỗ. Đó là dụng cụ của người trọng tài cầm chịch cuộc đá gà.
Hai chủ gà và phe nhóm của mình, sau khi quan sát so sánh tỉ mỉ từng li từng tý kể cả dáng dấp, cựa, sức nặng. Mỗi bên đều phải có lợi điểm theo con mắt chủ quan của mình. Cáp được một độ gà rất lâu. Có nhiều chủ gà hoặc một lò nuôi gà nòi nào đó mang đến hàng chục con nhốt vào những cái bội để gần trường gà.
Người tham dự cuộc chơi cũng giới thiệu với người chủ gà những con gà của đối phương để hai bên xem xét tính toán cáp độ với nhau. Nhờ có hàng trăm con gà ở những trường đá lớn nên việc cáp độ cũng tương đối gặp thuận lợi hơn. Ai cũng muốn gà của mình có nhiều ưu thế hơn gà đối phương nên việc cáp độ thật là khó nhưng nhờ có nhiều gà, nên lắm lúc hai ba cặp gà cũng được cáp độ xong xuôi, lần lượt vào trường đấu. Mỗi bên lên danh sách những người đi tiền theo con gà nào nghĩa là ủng hộ con nào thì theo, có sổ sách đàng hoàng do trọng tài giữ.
Đây là danh sách chánh thức, nhưng danh sách này không thấm vào đâu so với những cuộc “quăng bắt” bằng miệng với nhau, bằng những cái “nghéo” tay danh dự. Nhiều độ gà chưa lâm trận, có bên đã “chấp” trước. Họ có nhiều lợi thế hơn, như gà lớn hơn một chút, hoặc cựa dài hơn hay con gà đã nổi tiếng có nhiều trận thắng oanh liệt trước rồi, nên họ phải chấp đối phương mới chịu theo. Có lúc chưa vào độ chánh thức, người ta đã “quăng” ăn bảy, ăn năm. Nghĩa là một trăm đồng chỉ ăn bảy chục, năm chục, khi thua họ chung đủ một trăm. Còn những người không theo con gà mà mình thích khi lập danh sách tiền độ, những người đó cũng được tham gia trận đấu gọi là đá “hàng xáo”, nghĩa là họ rủ rê người nầy người nọ chơi một bên, họ chơi một bên ăn thua ngang nhau hoặc chấp trước mười phân, hai mươi phân, năm mươi phân. Tại trường đấu gà, quang cảnh lúc nào cũng náo nhiệt, tiếng bàn luận hoặc cãi vã thật rôm rả ồn ào. Vào trường gà, xem gà đá hoặc quyết lòng ăn thua, mọi người có cái cảm giác vui vui, kích thích, nhanh nhẩu, hoạt bát hơn. Nơi trường gà, sòng bạc, đều có ma lực thu hút con người mặc dù ai cũng biết:
Cờ bạc là bác thằng bần
Cửa nhà bán hết, đưa chân vào cùm.

Người ghiền chơi đá gà, mê chết bỏ, ăn thua lớn thì cũng từ chết đến bị thương. Nhưng họ nào có ngán vì khi mê đá gà ăn tiền như ma dẫn lối quỉ đưa đường, còn chuyện mê cờ bạc chỉ là trò chơi lẻ tẻ. Cờ bạc thiếu những giây phút hồi hộp say sưa theo dõi từng cái nhảy, cái đâm, cái cắn vào đầu vào cổ rất kích động lòng người. Cũng như ngày nay nhiều người Việt mình mê cá độ foofball đến nỗi phải bán nhà, bán xe, mất dốp, mất vợ. Khi nhìn lên màn ảnh rộng, foofball làm cho mọi người thật hào hứng theo dõi từ đường banh, cú chuyền tuyệt vời của cầu thủ. Mê và say sưa theo dõi, xem từng trận đấu và họ chơi cá độ thua hồi nào cũng không hay.
Cá độ đá gà hay cá độ football cũng đều có tác động tương tự. Vật thể trước mắt, trước mặt kích thích sự hiếu thắng, cái tôi của mỗi người nên thua nhẵn túi và mang nợ lút đầu.
Cuộc đấu gà cũng như võ sĩ thượng đài, chia ra nhiều hiệp mà dân chơi gọi là nước. Sau mỗi hiệp, chủ gà lại cho nước gà bằng cách lau khô máu và khâu vá lại những đường rách da thịt. Dùng một cái khăn nhúng vào nước vắt vài giọt cho gà uống. Săn sóc viên gà phải là người chuyên môn có kinh nghiệm, họ dùng miệng hút máu ở vết thương. Họ còn dùng rượu đế phun vào các vết thương, một hình thức sát trùng và làm cho vùng chấn thương được mát mẻ. Một hiệp hay là một nước. Người ta dùng một cây nhang chia ra nhiều đoạn, mỗi đoạn chừng hai ba phân. Một sợi chỉ xỏ qua lỗ giữa của đồng xu buộc lại thành một cái vòng, chỉ máng (treo) nơi chỗ ghi, khắc trên cây nhang chia hiệp.
Trận đấu gà bắt đầu cũng là lúc trọng tài đốt nhang. Khi nhang cháy đến chỗ có vòng chỉ, đồng xu nặng tòn teng, sợi chỉ đứt, đồng xu rơi xuống dĩa nghe một cái keng. Trọng tài hô lớn: Hết hiệp. Chủ gà nhanh tay bắt gà nghĩa là gà ai nấy bắt để săn sóc. Chừng năm phút sau, trận đấu lại tiếp tục. Nước tiếp theo mà cũng chưa phân thắng bại lại tiếp tục nước thứ ba… đến khi nào một trong hai con thua chạy lòng vòng trong đấu trường hoặc nằm chết hay nằm gục tại đấu trường. Trọng tài đếm từ một đến tiếng thứ mười mà gà đối phương không đá tiếp, trọng tài tuyên bố gà thắng gà thua. Tiền bạc giải quyết xong. Trận đấu gà khác lại tiếp tục.
Ngày xưa, cách vài thập niên trước, người ta chơi đá gà, không có gắn thêm cựa, nghĩa là cựa nguyên thủy có sao để vậy, họ chỉ o bế, vuốt cựa cho nhọn là đủ. Sau này, để mau ăn thua, độ gà sớm kết thúc, người ta gắn thêm cựa còn gọi là trồng thêm cựa bằng thép hoặc có trường gà chỉ cho phép dùng cựa gà thật lấy từ những con gà có bộ cựa tốt trồng vào.
Xem đá gà với đôi cựa sắt, trồng thêm cựa, một người yếu bóng vía nhiều khi thấy chóng mặt vì con gà nào cũng bị đâm máu me đầm đìa thật khủng khiếp. Cuộc đấu sớm kết thúc, mỗi ngày có thể đá bốn, năm trận. Còn gà để cựa nguyên thủy có khi từ sáng đến xế trưa chỉ đá được có một trận. Cuộc chơi cũng đành tạm nghỉ, nếu đá thêm trận thứ hai e rằng đến trời tối, mà chưa chắc phân định được sự ăn thua.
Câu nói của ông bà mình rất đúng trong mọi trường hợp: “Cờ gian, bạc lận”. Chỗ nào đánh bạc, đánh bài ăn tiền, người ta thường vận dụng tính gian tham trong đó. Đá gà cũng vậy. Người chủ gà luôn đề cao cảnh giác, sợ đối phương đến xem gà của mình tại lồng, tại bội cho thức ăn bậy bạ làm cho gà mình bị bịnh thình lình khi vào trường đấu sẽ thua cuộc. Trọng tài còn cho phép hai chủ gà được lau cựa gà của đối phương trước khi đấu vì sợ rằng chủ gà tẩm ngải hay thuốc độc làm cho gà đối phương bị bịnh hay chết ngay khi bị thương. Cẩn tắc vô ưu (còn gọi nửa Hán nửa Nôm là cẩn tắc vô áy náy). Môn cờ bạc nào cũng có nhiều cách ma mảnh, gian xảo, nó lại có nhiều ma lực thu hút người chơi, mê đến đỗi không còn kể gì đến gia đình, danh dự. Những nơi nào có cuộc đỏ đen, muốn chắc ăn, hồn mình, mình giữ, chúng ta nên lánh càng xa càng tốt. Đó là cách tránh thần cờ bạc rủ ren mê hoặc hay nhất.

MỘT TRẬN ĐÁ GÀ LỊCH SỬ

Vào khoảng tháng hai năm 1941. Vừa ăn Tết Nguyên Đán xong, không khí Tết còn phảng phất, những sòng bài ăn thua lớn sát phạt nhau dữ dội, nay không còn đánh công khai lộ thiên như mấy ngày xuân, mà rút vào nhà, thường chơi vào đêm tối hoặc khởi sự vào xế trưa. Đồng ruộng phẳng phiu sau mùa lúa và mùa dưa hấu bán vào dịp Tết, lúc nầy người nông dân của xứ Bà Bài (Châu Đốc) và các vùng khác hoàn toàn rảnh rỗi, họ chăm chú vào việc đá gà ăn tiền, hốt me, chơi đề mười hai con.
Khí trời của tháng giêng âm lịch vẫn còn mát mẻ, khô ráo, lại không có công việc gì đáng làm. Thời điểm nầy các trường gà mọc lên khắp nơi. Ông Hương Tuần ở ấp Bà Bài mở một trường gà đồ sộ, nói là trường gà, thật sự là một cái “xẹt” có đủ thứ môn chơi cờ bạc, mà chủ yếu là ban ngày chơi đá gà mà là gà đòn. Chín mười giờ sáng đến ba bốn giờ chiều mới chấm dứt. Sau khi ăn cơm chiều xong, thiên hạ gây vào đánh bạc. Có hai thứ đánh bạc tạm gọi là thanh lịch không ồn ào, không chụp giựt, đó là hốt me và đánh đề mười hai con.
Cái Tết năm 1941, xứ Bà Bài trúng mùa lúa lại trúng luôn mùa dưa hấu gọi là trúng cá cặp. Chưa hết mấy tháng trước, mùa nước nổi lêu bêu dân cư ở đây lại trúng luôn mùa thủy lợi, đánh bắt được cá nhiều bán không hết đến đổi phải đổ thành đống phơi làm phân. Hèn chi cái Tết năm đó huy hoàng, cờ bạc và nhậu thả cửa không còn kể trời đất là gì. Trọn tháng giêng ăn chơi xả láng, lại kéo sang tháng hai nữa.
image002Trong một chuyến viếng thăm xã giao và đưa đội banh sang đấu giao hữu với quận Gòi Tà Lập thuộc tỉnh Tà Keo của xứ Chùa Tháp. Ông Hương Tuần của xứ Bà Bài đem chuông đi đấm xứ người rất thành công, đội banh của ông đấu hai trận đều thắng cả.
Ông Quận Trưởng Gòi Tà Lập thết đãi linh đình và hỏi ông Hương Tuần:
– Xứ của anh có chơi đá gà không ?
– Lúc nầy là mùa đá gà ở xứ tôi. Ông Hương Tuần đáp.
– Ông tổ chức trường gà, tôi sẽ hướng dẫn dân tôi đến chơi đá gà với dân của ông nhá?
Ông Hương Tuần đồng ý ngay. Ông vừa khai mạc trường gà mới có mấy ngày lại lên đây chơi đá banh giao hữu. Hai bên hẹn ước, nửa tháng sau sẽ có cuộc đá gà lịch sử của hai dân tộc ở vùng biên giới.
Ấp Bà Bài cách Gòi Tà Lập chừng hai mươi cây số đường ruộng, cách biên giới chỉ có một cây số rưỡi. Đường ruộng phẳng phiu, thuận tiện cho việc dùng xe bò làm phương tiện di chuyển.
Ông Hương Tuần cho người thông báo các lò nuôi gà nổi tiếng ở khắp nơi trong tỉnh đưa gà về ấp Bà Bài quyết ăn thua đủ với dân Miên Gòi Tà Lập. Ông Sáu Thiện, em rể của ông Hương Tuần ở Nhà Bàng, nổi tiếng là ông thầy, ông tổ của môn đá gà, đá cá lia thia. Ông Sáu Thiện còn là một thầy bùa, thầy ngải, ông cũng đã luyện thành công thiên linh cái để chửa bệnh cứu nhơn độ thế mà không khi nào lấy tiền của ai. Danh tiếng của ông Sáu Thiện cả vùng bẩy núi và nhiều nơi khác đều biết. Ông đem ba con gà chiến nhứt của ông ra ấp Bà Bài trước ngày đấu đá đúng một tuần lễ. Ông Sáu Thiện cưng nhứt là con gà chuối, lông dài mướt, mồng đỏ trông khí phách như ông Quan Vân Trường thời Tam Quốc. Con gà thứ hai là con gà ô, chân đen rất dữ tợn như Trương Phi mỗi khi nó lâm trận đá. Con gà thứ ba, xám tro, mỏ vàng, chân vàng, con gà nầy từng đá thắng năm trận, đầu cổ, nách chân đều có thương tích.
Bây giờ con gà xám tro cũng như một lão tướng có nhiều kinh nghiệm trận mạc, nhưng sức dai không bằng con gà chuối non vừa mới lớn rất ư là sung sức. Hơn nữa, người ta chỉ vô nghệ phun nghệ cho các con gà nòi, đàng nầy ông Sáu Thiện còn phun thêm ngải trắng nữa cho các con gà chiến. Ông chăm sóc nó còn hơn là lo cho vợ con. Ông chăm sóc từng li từng tí một, từ miếng ăn thức uống, ông lại cho gà ăn thêm lá ngải, loại ngải trắng trị bá bịnh, đặc biệt là bịnh tức, đau nhức, ngải trắng trị rất tài. Người nào khi lâm trận đánh đấm với đám có võ nghệ mà lại có vô bùa, vô ngải hoặc vô cà tha, nếu có ngậm ngải trong miệng thì không sợ đối phương thôi miên hay dùng bùa ngải làm mê hoặc, choáng váng, mắt nhảy đom đóm. Có ngậm ngải trắng sẽ hóa giải mọi thứ bùa ngải của đối phương và rất vững tâm lâm trận đấm đá. Ông Sáu Thiện còn cho đám đệ tử và những người hâm mộ ông biết ông là bậc sư tổ của các loại ngải bùa, kể cả bùa Lỗ Ban ông Sáu Thiện cũng không ngán chút xíu nào.
Trước khi đem ba con gà chiến ra ấp Bà Bài. Ông tuyên bố như đinh đóng cột, lần nầy chắc ăn như bắp dù gà bọn Miên có vô bùa ngải, cà tha thì gà ông cũng vẫn thắng.
Người ta quần gà thường có một buổi sáng, đàng nầy ông Sáu Thiện quần gà chiến của ông sáng, chiều và đôi khi cả buổi trưa nữa. Thỉnh thoảng ông ngậm nước ngải ngâm rượu, đọc thần chú rồi phun vào nách, chân và sau cùng vào đầu gà. Các con gà nòi nầy thịt da rung rung và lắc đầu qua lại, sau đó chúng như hăng tiết gáy vang, cánh vỗ bành bạch. Ai xem ông Sáu Thiện tập luyện gà đá mà không mê.
Mấy chục người của xã Thới Sơn, vùng Cầu Sắt (Nhà Bàng – cách tỉnh lỵ Châu Đốc 10 cây số), gần nhà ông Sáu Thiện biết tin ông đem ba con gà tham chiến với dân Miên lần nầy. Họ xin ghi vô danh sách đá độ, kẻ nhiều người ít cộng chung cũng được vài trăm đồng bạc Đông Dương. Lúc bấy giờ một mét vải chỉ có mấy cắc, một con bò cũng có vài chục đồng thôi. Thế mà danh sách theo đá con gà chuối lên hơn hai trăm. Còn con gà ô, cũng được một trăm hai. Con gà xám tro cũng xấp xỉ một trăm. Mọi người phải lên danh sách trước được ưu tiên ăn thua. Mỗi trận đấu, có khi bên nầy đá nhiều tiền hơn bên đối phương, hai bên phải thảo luận làm sao cho danh sách tiền độ bằng nhau. Vì vậy, ai ghi tên vào danh sách trước được ưu tiên, những người ghi sau sẽ bị rút ra.
Ông Sáu Thiện đem gà ra Bà Bài sớm để có thời giờ tập luyện chúng cho quen chỗ, khí hậu. Ông Hương Tuần che thêm rạp. Ghe xuồng tấp nập tới lui, đậu san sát nhau. Từ những vùng xa như miệt Long Khánh, Hồng Ngự đi phải mất trọn một ngày mới tới được ấp Bà Bài. Cách ngày đá gà chánh thức hai ba ngày, dân chúng tứ xứ tụ tập về đây. Ông Hương Tuần cho làm vài con bò đãi khách. Ai nấy cùng mong cho mau đến ngày quan trọng nhứt của vùng nầy.
Đây là lần đầu tiên, trường gà ở nhà ông Hương Tuần có tính cách thật đại chúng, qui tụ đủ mọi bộ mặt, loại sư tổ của nghề đá gà. Trước một ngày, từ Gòi Tà Lập với hai thớt tượng, hơn hai chục người ngồi trên lưng tượng cùng với hàng chục túi bàng đựng gà đá trong đó đi xuống ấp Bà Bài. Dân Bà Bài có dịp chiêm ngưỡng hai con voi to với hai cặp ngà dài cong vút. Người ta tin tưởng rằng voi là thần linh mang đến điềm lành. Ông bà mình đã xếp loại, voi là con vật lớn đứng hàng thứ tư trong trời đất: nhứt điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng. Ở vùng Châu Đốc có nơi gọi Ông Tượng, có nơi gọi là Ông Voi, không ai dám gọi là con voi, con tượng bao giờ.
Vùng Thất Sơn, bảy núi, có núi Tượng mà lại cũng có núi Voi nữa. Núi Tượng thuộc xã Ba Chúc, từ vùng kinh Vĩnh Tế, xã Lạc Quốc đi bộ lên chừng bốn cây số. Núi Tượng là thánh địa của Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, một hệ phái của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo dạy mọi tín đồ phải có hiếu nghĩa với tổ quốc, đồng bào, báo đền tứ ân. Vì vậy mới có tên gọi là Ðạo Hiếu Nghĩa hoặc là Ðạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Nơi đây, năm 1979, Khờ Me Đỏ đã tàn sát đồng bào tín hữu Đạo Hiếu Nghĩa lên đến mấy ngàn người (có tin đồn như thế, nhiều ít, đúng sai?). Còn gần Nhà Bàng cách chừng hơn một cây số, có một cái núi nhỏ gọi là núi Voi ở khu vực nầy, hồi thời chiến tranh, du kích Việt Cộng thường phục kích khi xe quân đội di chuyển vào Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng hoặc quận Tri Tôn.
Người dân quê tin tưởng rằng hễ ai đạp được “cứt” voi thì bàn chân nứt nẻ sẽ lành hoặc phòng ngừa được bịnh nầy. Dân quê chỉ đi chân đất không có giày guốc nên ở lòng bàn chân và gót chân thường bị nứt nẻ. Có nhiều người còn tin rằng những đứa trẻ hay đau ốm, còm cõi, bụng ỏng, da méc tái xanh được chun qua bụng voi cũng trừ được các thứ bịnh ấy. Những đứa trẻ thuộc loại con cầu con khẩn “khó nuôi” và những bà bụng mang dạ chửa mà chun qua bụng voi cũng rất tốt xua đuổi được tà ma, bịnh tật.
Khi hai con voi của toán tiền đạo người Miên đi xuống trước, cả ấp Bà Bài như là ngày đại hội. Sáng hôm sau, từ Gòi Tà Lập hàng chục chiếc xe bò bóng loáng, tiếng lạc vang rền, ông Quận Trưởng cùng bà Quận và mấy chục người nữa lại mang theo nhiều con gà nòi chiến, tuyển lựa kỹ quyết ăn thua đủ. Mới hơn tám giờ sáng có đến trên hai trăm người tấp nập tề tụ về trường gà.
Ông Hương Tuần và một vị Thông Phán, một ông Cò ngồi một bên, ông Quận Trưởng với vài vị Chức Sắc của phía Miên và có một ông Lục, Sư của người Miên, ngồi một bên các vị nầy. Họ ngồi tại bàn danh dự chứng kiến ngày đá gà lịch sử.
Trong khi chờ đợi cáp độ giữa gà của người Miên và người Việt. Một độ đá mở màn giữa con gà nòi của đất Long Khánh với con gà của xứ Núi Sam. Trận đấu diễn ra rất hào hứng ngay từ hiệp đầu, danh sách đánh cá lên đến gần một trăm đồng. Trước đây những độ đá thường chỉ chừng năm, ba chục. Thiên hạ quăng bắt, đá “hàng xáo” ào ào tạo không khí vui tươi tưng bừng. Hai ông bà Quận Trưởng và các người Miên nói cười líu lo, tỏ vẻ thích thú, hài lòng trong cuộc đá gà lịch sử nầy.
Vừa hết hiệp hai, hai bên bắt gà cho nước và hiệp ba vừa bắt đầu con gà Long Khánh nhảy cao chém một nhát cựa vào đúng mắt trái của con gà Núi Sam, gục đầu lầm lũi, máu chảy ròng ròng và cuối cùng nó chạy vòng vòng không đá nữa, thế là thua. Trận mở màn chấm dứt. Trận thứ hai lại đúng con gà xám tro đá với con gà chuối của người Miên, mà con gà chuối nầy kể như là con gà trắng trong rất hung dữ, ông Lục người Miên, đọc kinh hay niệm chú gì đó. Bên nầy, ông Sáu Thiện cũng niệm thần chú bắt ấn và thổi nước ngải “phèo phèo” vào con gà xám tro, nó đứng lắc mình vươn đôi cánh như muốn gáy rồi lại thôi. Danh sách đánh cá lên gần năm trăm đồng Đông Dương. Riêng danh sách xă Thới Sơn Nhà Bàng của ông Sáu Thiện cũng lên đến hai trăm rồi. Hôm qua một người bạn thân của ông Sáu Thiện mê con gà xám tro nầy, ông đem bán một cặp bò được đâu sáu chục, ông theo hết với con gà ruột mà ông rất mê thích. Ông Hương Tuần cũng ghi vào danh sách một trăm, tờ giấy bộ lư tổ chảng móc bóp lấy ra. Bên Miên gom góp lại chỉ có bốn trăm năm chục đồng, ông Hương Tuần rút bớt năm mươi đồng để cho độ đá được tiến hành ngay.
Mọi người như nín thở, chờ xem hai con gà chiến nầy tượng trưng cho trận đấu của hai sắc dân có máu mê đá gà ăn thua lớn.
Không biết ông Sáu Thiện đọc chú hay thì thầm điều gì đó với con gà xám tro đã từng ăn năm trận rồi. Trọng tài ra lệnh chuẩn bị. Hai bên vuốt lại lông gà nhắp nhắp vài cái để chúng nhìn gườm gườm nhau rồi cả hai buông gà ra nhẹ nhàng.
– Róc, róc, róc.
Con gà xám tro vừa xáp lá cà là nhảy cao nã ba phát liền vào mình, vào đầu và vào cổ con gà trắng chới với, nhưng nó là loại gà chịu đòn giỏi và còn lì lợm nữa. Nó nhanh nhẹn xỉa đầu vào nách con gà xám tro tránh sự tấn công của đối phương, chúng quần nhau, có thời giờ nghỉ ngơi, lấy lại phong độ. Mất mấy chục giây nó lựa thế quặp lưng vào đầu con gà xám tro nhảy tưng lên đá một phát như trời giáng. Nhưng may cho con gà xám tro, vì bị vướng vào nách, cái cựa dài của con gà trắng đâm rách sướt một đường dài chỉ đủ rướm máu, không gây thương tích trầm trọng. Có lẽ con gà xám tro như biết người biết ta, con gà trắng nầy không phải thứ dễ ăn như năm con gà trước đây. Hai con quần nhau lựa thế đá. Hết hiệp hai vẫn bất phân thắng bại.
Ông Sáu Thiện có vẻ lo, vì nếu trận đấu kéo dài e rằng con gà xám tro không đủ sức chịu đựng, nó thuộc vào loại lão tướng. Ông phun nước ngải, nước nghệ vào đầu, cổ, nách và chân cho mát. Ông dùng cái khăn thấm một chút nước banh mõ con xám tro cho uống vài giọt nước. Ông vẫn thì thầm với nó, mọi người xung quanh không biết ông nói gì. Ông lau lại đôi cựa. Sau một phút chăm sóc con xám tro coi bộ khỏe ra, khí thế hơn hiệp hai.
image004Mới vào hiệp ba, con gà trắng tấn công liền, con xám tro né kịp và nhanh như chớp, xoay mình mỏ quặp đúng vào cái đầu trọc lóc của con gà trắng, nhảy thật cao. Mọi người nghe một cái “bựt”, con gà trắng lăn đùng xuống đất, máu me đầy cổ, nó cố cựa quậy, muốn đứng lên nhưng không làm sao đứng lên được. Đôi mắt của nó nhìn trừng trừng vào con gà xám tro như trút bao hận thù. Trong khi đó, con xám tro tỉnh bơ đứng cạnh bên, đợi con gà trắng đứng lên là giáng đòn tấn công khác. Giống gà nòi rất có tinh thần anh hùng mã thượng không bao giờ tấn công thêm vào kẻ bại trận đang đang nằm thoi thóp.
Trọng tài đếm đến tiếng thứ mười mà con gà trắng vẫn còn nằm dù chưa chết. Thế là con xám tro thắng trong vinh quang.
Trận đá thứ ba, một con gà ở Hồng Ngự đấu với con gà ở Cây Mít, chỉ có hai nước kết thúc trận đấu, con gà Hồng Ngự rượt con gà Cây Mít chạy có cờ.
Độ thứ tư giữa một con gà của dân Miên và một con gà của ông Năm Giỏi ở xã Mỹ Đức. Qua đến hiệp thứ tư con gà của ông Năm Giỏi bị con gà Gòi Tà Lập đâm chết giẫy đành đạch. Độ thứ tư này bên phía Việt Nam thua trên hai trăm.
Ông Hương Tuần đang nói chuyện với ông Quận Trưởng, ông Sáu Thiện khều nói nhoí:
– Anh hai ơi! Con gà chuối có độ rồi, nó đá với con gà cưng của ông Xã Trưởng ở Gòi Tà Lập. Danh sách lên đến tám trăm.
Ông Sáu Thiện hỏi tiếp:
– Anh hai đá độ nầy bao nhiêu?
– Tao thêm cho đủ một ngàn nghe.
Ông Sáu Thiện gật đầu, lui ra, chuẩn bị trận đấu then chốt cuối ngày hôm đó.
Cả trường gà sôi nổi lên, ai cũng bàn tán. Với số tiền đá độ kỷ lục, trị giá bằng mấy chục con bò. Ông Quận Trưởng ngồi cũng không yên, đứng lên đi tới đi lui, xí xô với mấy người
Miên đang làm danh sách trận đấu. Ông cũng móc bóp đưa mấy tờ giấy bạc, có lẽ cũng một hai trăm gì đó. Cả hai bên cho biết số tiền đánh cá ngang nhau rồi. Trận đấu sắp bắt đầu, khóa sổ, không lên danh sách nữa. Ai có đá thì đá “hàng xáo” ở ngoài.
Mặt ông Sáu Thiện như ngây như dại, nhìn đăm đăm vào con gà chuối, miệng nói thì thầm mà người ta nói ông Sáu đọc thần chú, khích tướng con gà chuối trước khi ra trận mạc. Ông vuốt đầu, vuốt lông, hôn nó. Con gà chớp mắt tỏ vẻ xúc động, nó lắc mình xù lông, chớp cánh liền mấy cái, cất tiếng gáy thanh tao. Ông Sáu Thiện sung sướng ra mặt, thấy con gà chiến số một của mình ngon lành, hiên ngang gáy vang. Mọi người lại bàn tán, trận đấu chưa bắt đầu mà con gà chuối đã gáy vang làm cho nhiều con gà khác cũng gáy tiếp theo. Con gà ghét tiếng gáy là như vậy đó.
Cả trường gà tăng thêm không khí sôi động. Bên phía ông Sáu Thiện quăng mười ăn bảy. Nhiều người Việt cũng như người Miên bắt liền vì họ cũng nhận biết con gà của ông Xã Trưởng ở Gòi Tà Lập có cái dáng đứng oai phong, lông màu xám pha lẫn với màu đen, chân vàng nghệ, mỏ vàng. Trông sắc diện, lông cánh, chân, vẩy, cựa, đầu cổ chỗ nào người ta cũng thấy ngon lành, vừa ý. Những cái móc nghéo giao ước, quăng bắt thật rộn rịp.
Trọng tài ra lệnh trận đá bắt đầu. Ông Xã Trưởng ở một góc trường gà, ông Sáu Thiện ở một góc đối diện. Cả hai niệm chú, một thứ tiếng mà không ai hiểu gì hết. Một tay chận ngực con gà, một tay nắm ngay chỗ đuôi gà, thủ thế. Trọng tài nói hai thứ tiếng, cấm không ai được đẩy gà của mình tấn công trước gà đối phương vì đó là lợi thế, ăn gian những người đá gà. Cái đẩy mạnh đó rất nguy hiểm, nhiều khi con gà đối phương chưa buông ra, chưa sẵn sàng con gà được đẩy tới đá liền. Vì vậy, cho công bình, hai bên giữ chặt gà lại chỉ để cho chúng nhìn nhau chuẩn bị xáp trận. Cả hai buông tay ra nhẹ nhàng, không ai được đẩy con gà mình tới tấn công trước. Khi hai bên buông gà ra, lẹ làng bước ra khỏi trường đá ngay. Tiếng Miên tiếng Việt nói qua nói lại rộn rã, cuộc đá hàng xáo và quăng bắt vẫn tiếp tục dài dài.
Hết hiệp một, hai con gà như chưa nóng máy chỉ lừa thế, tránh né nhau nên không có con nào bị thương tích gì cả. Trận đấu hơi chìm xuống, nhưng mới vào hiệp hai, con gà chuối của ông Sáu Thiện tấn công liền, nã hai ba phát tới tấp một cú “xí mứng” như một võ sĩ đánh thẳng vào mặt bằng cả hai tay, đàng nầy con gà chuối dùng hai chân với hai cựa dài giáp công lại nhảy đâm thẳng vào đầu vào cổ con gà xám đen, nó cũng rất nhanh né tránh nhưng không còn kịp nữa, một cái cựa phải đâm thẳng vào cổ máu phọt ra có vòi.
– Đổ máu rồi, đổ máu rồi. Con gà chuối ngon lành quá.
Mọi người nhao nhao lên. Vừa mới thấy con gà xám đen máu me tùm lum; như lấy bình tĩnh, nó dùng hết sức tàn của mình nhảy tưng lên thật cao đá hai chân cùng một lúc. Một cựa trúng vào mặt, một cựa trúng vào cổ, con gà chuối chới với té lăn nằm một đống nhưng vẫn còn cục cựa. Con xám đen cũng hết xí quách, máu me ra quá nhiều cũng nằm bất tỉnh một góc. Cả hai con không tài nào đứng dậy tiếp tục trận đấu.
Trọng tài đếm tới tiếng thứ mười, hai con không còn sức lực, ngất ngư thoi thóp, trọng tài xử huề, không bên nào thắng cả. Hai bên bắt gà ra. Lấy khăn thấm nước lau các vết thương, dùng miệng hút hết máu bầm, máu độc ra, dùng kim chỉ khâu lại vết thương, xoa nghệ.
Sau đó ông Sáu Thiện phun rượu có tẩm ngải trắng. Chỉ vài phút sau, con gà chuối đứng vững được. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, cũng may vết đâm trên trên mặt rất sâu nhưng không trúng vào mắt. Người ta hy vọng con gà chuối sẽ còn tiếp tục cuộc đấu đá oai hùng sau nầy.
Còn gà ô của ông Sáu Thiện cũng thắng một trận oanh liệt với một con gà của ông đại điền chủ người Miên ở Gòi Tà Lập, dù trận đấu kéo sang đến hiệp thứ năm mới kết thúc.
Ông Sáu Thiện mang theo ba con gà, hai thắng một huề. Một kỷ lục của thầy gà, tiếng tăm của ông vang dậy như sóng cồn. Hôm đó đá được tất cả bảy trận. Chiều đến mọi người ăn nhậu no say. Ông Quận Trưởng xin kiếu về trước. Còn lại đám đệ tử và dân địa phương sát phạt nhau bằng đánh me và đánh đề suốt đêm tới sáng.
Hôm sau, vừa ăn cơm trưa xong, chưa tới mười giờ thiên hạ lại tiếp tục cáp độ đá gà tiếp. Trận đá gà lịch sử và các trận đá kế tiếp năm ấy kéo dài cả một tuần lễ, một dấu ấn nhớ đời của người dân xứ Bà Bài và của người tường thuật lại một mẩu bút ký đồng quê này.

Trần Văn Ngà (Tel: 916.519.8961)
Trích trong tập Bút Khảo Chuyện Đồng Quê II của Trần Văn

http://nguoivietboston.com/?p=36211


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trần Văn Ngà: Thú Chơi Đá Gà

Chơi đá gà, hay còn gọi là chọi gà (miền Bắc VN) thường tổ chức vào dịp Tết ta. Năm nay, Đinh Dậu cầm tinh Con Gà nói về gà cũng như chơi đá gà rất đúng điệu

Chơi đá gà, hay còn gọi là chọi gà (miền Bắc VN) thường tổ chức vào dịp Tết ta. Năm nay, Đinh Dậu cầm tinh Con Gà nói về gà cũng như chơi đá gà rất đúng điệu những ai thích thú tổ chức hay xem các trận đá gà năm xưa ở quê nhà.
Chúng ta ở Mỹ chỉ nên xem đá gà hàm thụ cũng thỏa mãn phần nào sở thích và cũng tránh bị phạt về tội hành hạ súc vật và cờ bạc vào đầu năm mới vậy!
Ở nhà quê, những nơi có hai mùa: nước ngập và khô ráo. Mùa nước ngập lêu bêu thường có nhiều thời giờ rảnh hơn mùa khô. Nhưng, người ta không chơi đá gà được vì không có đất để làm trường đá gà còn gọi là trường đấu. Thú chơi đá gà ở Mỹ bị cấm kỵ, đa số những người sắc dân gốc Á Châu rất mê thích chơi đá gà, đặc biệt là H’Mong, Lào, Miên, Hoa, Việt Nam… và cũng thường bị cảnh sát bắt, có thể bị tòa kết án đến sáu tháng tù ở và hàng ngàn đô la tiền phạt với 2 tội: cờ bạc bất hợp pháp và hành hạ súc vật.

Trường gà, nói chung là chỗ tập trung chơi đá gà. Một cái trường gà được vây quanh trên một mảnh đất phẳng phiu bằng một loại bồ, cót hoặc lá, cao từ mặt đất lên chừng năm tấc, đường kính năm, bảy thước, đủ để một cặp gà quần thảo nhau, mổ, cắn, đâm rượt nhau…
Từ xưa tới nay, môn đá gà rất ít thấy có phụ nữ tham gia. Đây, cũng là một cách chơi có nhiều cảm giác mạnh, rất hung dữ, những người yếu bóng vía hay thương loài vật không đành lòng ngắm nhìn chúng đâm, cắn nhau dữ dội.
Trường gà là một cái vòng tròn, xung quanh trường gà, người ta cũng thường xếp ghế để cho những tay chơi hay khán giả ngồi theo dõi. Đa số dân mê xem đá gà không chịu ngồi ghế mà thích đứng xem chỉ chỏ mới đã. Chẳng khác dân ghiền xem đá banh, dù khán đài có ghế có số đàng hoàng, khán giả cũng thích đứng la hét hoặc tràn ra sân cổ võ.
Buổi khai mạc tại một trường gà là một thủ tục mở đầu mùa đá gà ngắn ngày hay dài ngày thường có giới chức chánh quyền hay thân hào nhân sĩ uy tín chứng kiến.
Thời xưa, đá gà được làng nước cho phép, chấp thuận, hay sau này nhiều nơi muốn mở cuộc đá gà cũng phải xin phép trước chính thức hoặc bán chính thức hay chơi lén đều có buổi khai mạc. Buổi khai mạc là buổi chơi gà chánh thức đầu tiên có nhiều người tham dự kể cả có múa lân tạo thêm sự huyên náo và cũng có những người có chức có quyền, điền chủ, đại gia… nhằm làm tăng thêm phần long trọng.
Truyền thống, tập tục chơi đá gà thường là trong những ngày xuân. Người ta vui xuân có đá gà, chọi trâu để tạo thêm không khí tưng bừng cho những ngày đầu năm, một dịp để dân quê vui chơi giải trí, nhưng càng ngày thú chơi đá gà càng trở thành nơi sát phạt ăn thua lớn làm cho nhiều người tán gia bại sản.
Trường gà được lựa chọn cẩn thận, nếu làm ở khu đất rộng trống trải, người ta làm mái che để tránh nắng. Nhiều khi dân ghiền còn chơi vào mùa mưa nữa, nên mái che rất cần thiết. Đó là nơi chơi đá gà có tổ chức hẳn hòi, ăn thua lớn. Còn những nơi đá gà ăn thua nhỏ hoặc chỉ đá một hay hai cặp rồi nghỉ, hôm khác chơi tiếp ít khi họ làm mái che, ngay cả đấu trường, “võ đài” cũng không có.
Một trường gà có tổ chức như là một hội chợ, có thể ở trong một khu vườn lớn có nhiều cây cối mát mẻ hoặc một khu đất trống rộng thênh thang. Ở miền Tây, tỉnh nào cũng có nhiều trường gà lớn, thường chơi vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ và những ngày Tết. Còn ở nhà quê cũng thường chơi đá gà vào dịp Tết hoặc những khi có cáp độ trước từ xã nầy sang xã khác, không nhất thiết phải là ngày thứ bảy, chủ nhựt. Ở nhà quê ngày nào cũng làm việc, khi hết việc ngày nào cũng có thể hẹn nhau chơi đá gà hay chơi cờ bạc, không cần phải là nghỉ cuối tuần như dân thành thị.
Đúng nghĩa một trường đá gà, có ghế ngồi, có mái che, có bán buôn đủ thứ từ cà phê, hủ tíu, bún thịt nướng, bún nước lèo, cơm phần, cơm dĩa… nghĩa là có đủ thức ăn để cho người chơi đá gà ăn uống vui chơi thoải mái. Còn có đủ chỗ để gởi xe hoặc ở sông rạch phải có chỗ để ghe xuồng cập bến, đậu.
Trường gà còn gọi là võ đài, nơi gà đấu chọi nhau, người ta không tráng xi măng mà chỉ là sân đất đổ thêm một ít cát để được phẳng phiu mịn màng, hoặc nơi có cỏ thật thấp, gà không bị vướng khi nhảy đá vào nhau.
Tại trường gà có đặt một cái bàn, gọi là bàn tổ (hay bàn trọng tài). Bàn đủ rộng để bày nhang đèn, một dĩa trái cây, bánh, nước trà, rượu để cúng tổ. Người ta thường có quan niệm, ngành nào, môn nào, trò chơi gì cũng đều có tổ, đến nghề làm điếm, các cô ả giang hồ cũng có cúng tổ Thần Bạch Mi. Hồi xưa, bàn tổ cũng là bàn trọng tài. Người chủ trường gà còn kiêm trọng tài tuyên bố con gà nào thắng, con gà nào thua, đồng thời họ lấy xâu nữa. Họ ngồi tại bàn này để điều hành các độ đá gà đúng với qui tắc được mọi người chấp nhận.
Cuộc chơi đá gà thường bắt đầu từ chín hay mười giờ sáng, chấm dứt vào khoảng bốn, năm giờ chiều. Một chủ lò nuôi gà đá có đến hàng chục con, họ tập luyện, vô nước, vô nghệ, coi chân coi cẳng, coi cựa, xem vẩy, xem tướng, xem lông. Nghĩa là họ chọn lựa gà đá rất kỹ, theo dõi từng li từng tí, từng thói quen của mỗi con gà, đánh giá xếp loại vào hạng nào để đưa chúng ra trận đấu ăn thua lớn hay nhỏ. Con gà trống nào mà chủ gà chê thì chỉ có nước làm thịt nhậu thôi.
Nuôi một con gà đá rất công phu. Trước hết phải lựa giống cha mẹ ngon lành mới sanh được con giỏi, gà cha vô địch chốn trường đá, gà con hy vọng nối tiếp được bản lãnh, tài sức của gà cha. Chăm sóc từ miếng ăn, nước uống, khi gà có đủ lông, cựa nhú dài ra. Người chủ lò gà hay cá nhân nuôi vài con cũng phải có chương trình tập luyện gọi là quần gà mỗi sáng sớm bắt chúng phải éc-xẹt-xai.
Chưa hết, người chủ gà hoạch định chương trình thực tập đấu đá để gà quen trận mạc. Trở thành một con gà đá hẳn hòi, chúng phải trải qua nhiều tháng luyện tập thân thể, huấn nhục, đấu thử, vô nghệ để được chắc da chắc thịt, không mập bệu như đám gà thịt. Gà đá phải có ít nhứt ba trận đấu thử với một đối phương mà người chủ gà chọn lựa. Mỗi trận đấu thử thường cách nhau gần một tuần lễ. Danh từ của giới đá gà, đấu thử, thực tập trận mạc, gọi là xổ. Khi xổ gà, điều trước nhứt là phải bịt lại đôi cựa đáng giá của nó. Gà đá mà cựa ngắn hoặc cựa bị gãy hay một lý do gì đó, cựa gà không nhọn không bén, không vừa ý, con gà đó dù tướng tá có ngon lành, nhảy có cao, cắn mổ có giỏi, dai sức cũng bị loại mà thôi. Tuy nhiên, sau này gà đá còn trồng thêm cựa bằng thép thiệt hoặc bằng cựa tốt của những con gà đàn anh đã bị làm thịt để lại, người ta lại dùng các con gà có cựa ngắn, không vừa ý đó trồng thêm cựa để đi đá với những con gà trồng thêm cựa khác, miễn chúng đá hay là được. Như vậy, gà có cựa tốt nguyên thủy đấu với nhau, gà trồng thêm cựa đấu với gà cũng có trồng thêm cựa. Ít khi nào, người ta dám chấp gà có cựa nguyên thủy đấu chọi với gà trồng cựa kim loại (thép).
Sau mỗi lần xổ, thế nào gà cũng bị thương tích, đầu cổ thường chảy máu, chân nách cũng bị xây xát, da thịt bị rách dùng kim chỉ khâu vá lại. Món thuốc thần là nghệ được mài ra thoa lên những vết thương chỉ một vài ngày là lành mà lại chắc da thịt thêm. Lông đầu được cắt trụi, con gà đá nào có cái đầu trọc lóc, đối phương dùng mỏ cắn vào đầu gặp đầu trọc cũng dễ bị tuột hơn đầu có lông. Đặc tính của gà đá là nó lựa thế cắn chặt vào đầu dùng sức mạnh nhảy lên, cựa sẽ đâm vào da thịt đối phương.
Lông chân cũng được tỉa sạch, đầu chân, chỗ nào không có lông, người ta vô nghệ thường xuyên. Vào buổi trưa trời có nắng, nghệ được mài trong những cái nắp khạp có nước sền sệt, dùng lông gà nhúng nước nghệ phết vào chỗ da thịt đỏ tươi không có lông bao phủ, những chỗ đó thêm rắn chắc. Gà đá chỉ có hai loại chọn để chơi, gà nòi và gà tre. Đám con nít hay những người chơi đá gà cho vui không có tính cách sát phạt ăn thua đậm có thể chơi đá gà tre vào những buổi trưa rỗi rảnh.
Gà tre nhỏ con nom y chang như gà rừng; còn gà nòi to con, lớn nhứt trong họ nhà gà, da thịt lúc nào cũng đỏ au. Người nào thường xuyên mặt đỏ hồng hào được gọi là người có mặt gà nòi, nghĩa là người khỏe mạnh, anh hùng, có nhiều đàn ông tính. Còn ông nào có cái mặt tai tái được mệnh danh là mặt gà mái, nhát như thỏ đế, hạng người tầm thường như gà mái chỉ có làm thịt, đâu có đấu đá gì được. Nơi trường gà có tổ chức hẳn hoi, chỉ có đá gà nòi ít khi nào đá gà tre. Hơn nữa gà tre ít người nuôi hơn vì chúng nhỏ con làm thịt chẳng được là bao mà chúng cũng không kiên cường chiến đấu đá nhau cho tới chết mới thôi như gà nòi.
Trên bàn trọng tài thường có một cái đèn dầu loại đèn bánh ú, có ống khói, nhiều nhang, một cái dĩa, một chai rượu đế, một bình nước trà cùng vài cái chung nhỏ, một cuộn chỉ, một đồng xu có lỗ. Đó là dụng cụ của người trọng tài cầm chịch cuộc đá gà.
Hai chủ gà và phe nhóm của mình, sau khi quan sát so sánh tỉ mỉ từng li từng tý kể cả dáng dấp, cựa, sức nặng. Mỗi bên đều phải có lợi điểm theo con mắt chủ quan của mình. Cáp được một độ gà rất lâu. Có nhiều chủ gà hoặc một lò nuôi gà nòi nào đó mang đến hàng chục con nhốt vào những cái bội để gần trường gà.
Người tham dự cuộc chơi cũng giới thiệu với người chủ gà những con gà của đối phương để hai bên xem xét tính toán cáp độ với nhau. Nhờ có hàng trăm con gà ở những trường đá lớn nên việc cáp độ cũng tương đối gặp thuận lợi hơn. Ai cũng muốn gà của mình có nhiều ưu thế hơn gà đối phương nên việc cáp độ thật là khó nhưng nhờ có nhiều gà, nên lắm lúc hai ba cặp gà cũng được cáp độ xong xuôi, lần lượt vào trường đấu. Mỗi bên lên danh sách những người đi tiền theo con gà nào nghĩa là ủng hộ con nào thì theo, có sổ sách đàng hoàng do trọng tài giữ.
Đây là danh sách chánh thức, nhưng danh sách này không thấm vào đâu so với những cuộc “quăng bắt” bằng miệng với nhau, bằng những cái “nghéo” tay danh dự. Nhiều độ gà chưa lâm trận, có bên đã “chấp” trước. Họ có nhiều lợi thế hơn, như gà lớn hơn một chút, hoặc cựa dài hơn hay con gà đã nổi tiếng có nhiều trận thắng oanh liệt trước rồi, nên họ phải chấp đối phương mới chịu theo. Có lúc chưa vào độ chánh thức, người ta đã “quăng” ăn bảy, ăn năm. Nghĩa là một trăm đồng chỉ ăn bảy chục, năm chục, khi thua họ chung đủ một trăm. Còn những người không theo con gà mà mình thích khi lập danh sách tiền độ, những người đó cũng được tham gia trận đấu gọi là đá “hàng xáo”, nghĩa là họ rủ rê người nầy người nọ chơi một bên, họ chơi một bên ăn thua ngang nhau hoặc chấp trước mười phân, hai mươi phân, năm mươi phân. Tại trường đấu gà, quang cảnh lúc nào cũng náo nhiệt, tiếng bàn luận hoặc cãi vã thật rôm rả ồn ào. Vào trường gà, xem gà đá hoặc quyết lòng ăn thua, mọi người có cái cảm giác vui vui, kích thích, nhanh nhẩu, hoạt bát hơn. Nơi trường gà, sòng bạc, đều có ma lực thu hút con người mặc dù ai cũng biết:
Cờ bạc là bác thằng bần
Cửa nhà bán hết, đưa chân vào cùm.

Người ghiền chơi đá gà, mê chết bỏ, ăn thua lớn thì cũng từ chết đến bị thương. Nhưng họ nào có ngán vì khi mê đá gà ăn tiền như ma dẫn lối quỉ đưa đường, còn chuyện mê cờ bạc chỉ là trò chơi lẻ tẻ. Cờ bạc thiếu những giây phút hồi hộp say sưa theo dõi từng cái nhảy, cái đâm, cái cắn vào đầu vào cổ rất kích động lòng người. Cũng như ngày nay nhiều người Việt mình mê cá độ foofball đến nỗi phải bán nhà, bán xe, mất dốp, mất vợ. Khi nhìn lên màn ảnh rộng, foofball làm cho mọi người thật hào hứng theo dõi từ đường banh, cú chuyền tuyệt vời của cầu thủ. Mê và say sưa theo dõi, xem từng trận đấu và họ chơi cá độ thua hồi nào cũng không hay.
Cá độ đá gà hay cá độ football cũng đều có tác động tương tự. Vật thể trước mắt, trước mặt kích thích sự hiếu thắng, cái tôi của mỗi người nên thua nhẵn túi và mang nợ lút đầu.
Cuộc đấu gà cũng như võ sĩ thượng đài, chia ra nhiều hiệp mà dân chơi gọi là nước. Sau mỗi hiệp, chủ gà lại cho nước gà bằng cách lau khô máu và khâu vá lại những đường rách da thịt. Dùng một cái khăn nhúng vào nước vắt vài giọt cho gà uống. Săn sóc viên gà phải là người chuyên môn có kinh nghiệm, họ dùng miệng hút máu ở vết thương. Họ còn dùng rượu đế phun vào các vết thương, một hình thức sát trùng và làm cho vùng chấn thương được mát mẻ. Một hiệp hay là một nước. Người ta dùng một cây nhang chia ra nhiều đoạn, mỗi đoạn chừng hai ba phân. Một sợi chỉ xỏ qua lỗ giữa của đồng xu buộc lại thành một cái vòng, chỉ máng (treo) nơi chỗ ghi, khắc trên cây nhang chia hiệp.
Trận đấu gà bắt đầu cũng là lúc trọng tài đốt nhang. Khi nhang cháy đến chỗ có vòng chỉ, đồng xu nặng tòn teng, sợi chỉ đứt, đồng xu rơi xuống dĩa nghe một cái keng. Trọng tài hô lớn: Hết hiệp. Chủ gà nhanh tay bắt gà nghĩa là gà ai nấy bắt để săn sóc. Chừng năm phút sau, trận đấu lại tiếp tục. Nước tiếp theo mà cũng chưa phân thắng bại lại tiếp tục nước thứ ba… đến khi nào một trong hai con thua chạy lòng vòng trong đấu trường hoặc nằm chết hay nằm gục tại đấu trường. Trọng tài đếm từ một đến tiếng thứ mười mà gà đối phương không đá tiếp, trọng tài tuyên bố gà thắng gà thua. Tiền bạc giải quyết xong. Trận đấu gà khác lại tiếp tục.
Ngày xưa, cách vài thập niên trước, người ta chơi đá gà, không có gắn thêm cựa, nghĩa là cựa nguyên thủy có sao để vậy, họ chỉ o bế, vuốt cựa cho nhọn là đủ. Sau này, để mau ăn thua, độ gà sớm kết thúc, người ta gắn thêm cựa còn gọi là trồng thêm cựa bằng thép hoặc có trường gà chỉ cho phép dùng cựa gà thật lấy từ những con gà có bộ cựa tốt trồng vào.
Xem đá gà với đôi cựa sắt, trồng thêm cựa, một người yếu bóng vía nhiều khi thấy chóng mặt vì con gà nào cũng bị đâm máu me đầm đìa thật khủng khiếp. Cuộc đấu sớm kết thúc, mỗi ngày có thể đá bốn, năm trận. Còn gà để cựa nguyên thủy có khi từ sáng đến xế trưa chỉ đá được có một trận. Cuộc chơi cũng đành tạm nghỉ, nếu đá thêm trận thứ hai e rằng đến trời tối, mà chưa chắc phân định được sự ăn thua.
Câu nói của ông bà mình rất đúng trong mọi trường hợp: “Cờ gian, bạc lận”. Chỗ nào đánh bạc, đánh bài ăn tiền, người ta thường vận dụng tính gian tham trong đó. Đá gà cũng vậy. Người chủ gà luôn đề cao cảnh giác, sợ đối phương đến xem gà của mình tại lồng, tại bội cho thức ăn bậy bạ làm cho gà mình bị bịnh thình lình khi vào trường đấu sẽ thua cuộc. Trọng tài còn cho phép hai chủ gà được lau cựa gà của đối phương trước khi đấu vì sợ rằng chủ gà tẩm ngải hay thuốc độc làm cho gà đối phương bị bịnh hay chết ngay khi bị thương. Cẩn tắc vô ưu (còn gọi nửa Hán nửa Nôm là cẩn tắc vô áy náy). Môn cờ bạc nào cũng có nhiều cách ma mảnh, gian xảo, nó lại có nhiều ma lực thu hút người chơi, mê đến đỗi không còn kể gì đến gia đình, danh dự. Những nơi nào có cuộc đỏ đen, muốn chắc ăn, hồn mình, mình giữ, chúng ta nên lánh càng xa càng tốt. Đó là cách tránh thần cờ bạc rủ ren mê hoặc hay nhất.

MỘT TRẬN ĐÁ GÀ LỊCH SỬ

Vào khoảng tháng hai năm 1941. Vừa ăn Tết Nguyên Đán xong, không khí Tết còn phảng phất, những sòng bài ăn thua lớn sát phạt nhau dữ dội, nay không còn đánh công khai lộ thiên như mấy ngày xuân, mà rút vào nhà, thường chơi vào đêm tối hoặc khởi sự vào xế trưa. Đồng ruộng phẳng phiu sau mùa lúa và mùa dưa hấu bán vào dịp Tết, lúc nầy người nông dân của xứ Bà Bài (Châu Đốc) và các vùng khác hoàn toàn rảnh rỗi, họ chăm chú vào việc đá gà ăn tiền, hốt me, chơi đề mười hai con.
Khí trời của tháng giêng âm lịch vẫn còn mát mẻ, khô ráo, lại không có công việc gì đáng làm. Thời điểm nầy các trường gà mọc lên khắp nơi. Ông Hương Tuần ở ấp Bà Bài mở một trường gà đồ sộ, nói là trường gà, thật sự là một cái “xẹt” có đủ thứ môn chơi cờ bạc, mà chủ yếu là ban ngày chơi đá gà mà là gà đòn. Chín mười giờ sáng đến ba bốn giờ chiều mới chấm dứt. Sau khi ăn cơm chiều xong, thiên hạ gây vào đánh bạc. Có hai thứ đánh bạc tạm gọi là thanh lịch không ồn ào, không chụp giựt, đó là hốt me và đánh đề mười hai con.
Cái Tết năm 1941, xứ Bà Bài trúng mùa lúa lại trúng luôn mùa dưa hấu gọi là trúng cá cặp. Chưa hết mấy tháng trước, mùa nước nổi lêu bêu dân cư ở đây lại trúng luôn mùa thủy lợi, đánh bắt được cá nhiều bán không hết đến đổi phải đổ thành đống phơi làm phân. Hèn chi cái Tết năm đó huy hoàng, cờ bạc và nhậu thả cửa không còn kể trời đất là gì. Trọn tháng giêng ăn chơi xả láng, lại kéo sang tháng hai nữa.
image002Trong một chuyến viếng thăm xã giao và đưa đội banh sang đấu giao hữu với quận Gòi Tà Lập thuộc tỉnh Tà Keo của xứ Chùa Tháp. Ông Hương Tuần của xứ Bà Bài đem chuông đi đấm xứ người rất thành công, đội banh của ông đấu hai trận đều thắng cả.
Ông Quận Trưởng Gòi Tà Lập thết đãi linh đình và hỏi ông Hương Tuần:
– Xứ của anh có chơi đá gà không ?
– Lúc nầy là mùa đá gà ở xứ tôi. Ông Hương Tuần đáp.
– Ông tổ chức trường gà, tôi sẽ hướng dẫn dân tôi đến chơi đá gà với dân của ông nhá?
Ông Hương Tuần đồng ý ngay. Ông vừa khai mạc trường gà mới có mấy ngày lại lên đây chơi đá banh giao hữu. Hai bên hẹn ước, nửa tháng sau sẽ có cuộc đá gà lịch sử của hai dân tộc ở vùng biên giới.
Ấp Bà Bài cách Gòi Tà Lập chừng hai mươi cây số đường ruộng, cách biên giới chỉ có một cây số rưỡi. Đường ruộng phẳng phiu, thuận tiện cho việc dùng xe bò làm phương tiện di chuyển.
Ông Hương Tuần cho người thông báo các lò nuôi gà nổi tiếng ở khắp nơi trong tỉnh đưa gà về ấp Bà Bài quyết ăn thua đủ với dân Miên Gòi Tà Lập. Ông Sáu Thiện, em rể của ông Hương Tuần ở Nhà Bàng, nổi tiếng là ông thầy, ông tổ của môn đá gà, đá cá lia thia. Ông Sáu Thiện còn là một thầy bùa, thầy ngải, ông cũng đã luyện thành công thiên linh cái để chửa bệnh cứu nhơn độ thế mà không khi nào lấy tiền của ai. Danh tiếng của ông Sáu Thiện cả vùng bẩy núi và nhiều nơi khác đều biết. Ông đem ba con gà chiến nhứt của ông ra ấp Bà Bài trước ngày đấu đá đúng một tuần lễ. Ông Sáu Thiện cưng nhứt là con gà chuối, lông dài mướt, mồng đỏ trông khí phách như ông Quan Vân Trường thời Tam Quốc. Con gà thứ hai là con gà ô, chân đen rất dữ tợn như Trương Phi mỗi khi nó lâm trận đá. Con gà thứ ba, xám tro, mỏ vàng, chân vàng, con gà nầy từng đá thắng năm trận, đầu cổ, nách chân đều có thương tích.
Bây giờ con gà xám tro cũng như một lão tướng có nhiều kinh nghiệm trận mạc, nhưng sức dai không bằng con gà chuối non vừa mới lớn rất ư là sung sức. Hơn nữa, người ta chỉ vô nghệ phun nghệ cho các con gà nòi, đàng nầy ông Sáu Thiện còn phun thêm ngải trắng nữa cho các con gà chiến. Ông chăm sóc nó còn hơn là lo cho vợ con. Ông chăm sóc từng li từng tí một, từ miếng ăn thức uống, ông lại cho gà ăn thêm lá ngải, loại ngải trắng trị bá bịnh, đặc biệt là bịnh tức, đau nhức, ngải trắng trị rất tài. Người nào khi lâm trận đánh đấm với đám có võ nghệ mà lại có vô bùa, vô ngải hoặc vô cà tha, nếu có ngậm ngải trong miệng thì không sợ đối phương thôi miên hay dùng bùa ngải làm mê hoặc, choáng váng, mắt nhảy đom đóm. Có ngậm ngải trắng sẽ hóa giải mọi thứ bùa ngải của đối phương và rất vững tâm lâm trận đấm đá. Ông Sáu Thiện còn cho đám đệ tử và những người hâm mộ ông biết ông là bậc sư tổ của các loại ngải bùa, kể cả bùa Lỗ Ban ông Sáu Thiện cũng không ngán chút xíu nào.
Trước khi đem ba con gà chiến ra ấp Bà Bài. Ông tuyên bố như đinh đóng cột, lần nầy chắc ăn như bắp dù gà bọn Miên có vô bùa ngải, cà tha thì gà ông cũng vẫn thắng.
Người ta quần gà thường có một buổi sáng, đàng nầy ông Sáu Thiện quần gà chiến của ông sáng, chiều và đôi khi cả buổi trưa nữa. Thỉnh thoảng ông ngậm nước ngải ngâm rượu, đọc thần chú rồi phun vào nách, chân và sau cùng vào đầu gà. Các con gà nòi nầy thịt da rung rung và lắc đầu qua lại, sau đó chúng như hăng tiết gáy vang, cánh vỗ bành bạch. Ai xem ông Sáu Thiện tập luyện gà đá mà không mê.
Mấy chục người của xã Thới Sơn, vùng Cầu Sắt (Nhà Bàng – cách tỉnh lỵ Châu Đốc 10 cây số), gần nhà ông Sáu Thiện biết tin ông đem ba con gà tham chiến với dân Miên lần nầy. Họ xin ghi vô danh sách đá độ, kẻ nhiều người ít cộng chung cũng được vài trăm đồng bạc Đông Dương. Lúc bấy giờ một mét vải chỉ có mấy cắc, một con bò cũng có vài chục đồng thôi. Thế mà danh sách theo đá con gà chuối lên hơn hai trăm. Còn con gà ô, cũng được một trăm hai. Con gà xám tro cũng xấp xỉ một trăm. Mọi người phải lên danh sách trước được ưu tiên ăn thua. Mỗi trận đấu, có khi bên nầy đá nhiều tiền hơn bên đối phương, hai bên phải thảo luận làm sao cho danh sách tiền độ bằng nhau. Vì vậy, ai ghi tên vào danh sách trước được ưu tiên, những người ghi sau sẽ bị rút ra.
Ông Sáu Thiện đem gà ra Bà Bài sớm để có thời giờ tập luyện chúng cho quen chỗ, khí hậu. Ông Hương Tuần che thêm rạp. Ghe xuồng tấp nập tới lui, đậu san sát nhau. Từ những vùng xa như miệt Long Khánh, Hồng Ngự đi phải mất trọn một ngày mới tới được ấp Bà Bài. Cách ngày đá gà chánh thức hai ba ngày, dân chúng tứ xứ tụ tập về đây. Ông Hương Tuần cho làm vài con bò đãi khách. Ai nấy cùng mong cho mau đến ngày quan trọng nhứt của vùng nầy.
Đây là lần đầu tiên, trường gà ở nhà ông Hương Tuần có tính cách thật đại chúng, qui tụ đủ mọi bộ mặt, loại sư tổ của nghề đá gà. Trước một ngày, từ Gòi Tà Lập với hai thớt tượng, hơn hai chục người ngồi trên lưng tượng cùng với hàng chục túi bàng đựng gà đá trong đó đi xuống ấp Bà Bài. Dân Bà Bài có dịp chiêm ngưỡng hai con voi to với hai cặp ngà dài cong vút. Người ta tin tưởng rằng voi là thần linh mang đến điềm lành. Ông bà mình đã xếp loại, voi là con vật lớn đứng hàng thứ tư trong trời đất: nhứt điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng. Ở vùng Châu Đốc có nơi gọi Ông Tượng, có nơi gọi là Ông Voi, không ai dám gọi là con voi, con tượng bao giờ.
Vùng Thất Sơn, bảy núi, có núi Tượng mà lại cũng có núi Voi nữa. Núi Tượng thuộc xã Ba Chúc, từ vùng kinh Vĩnh Tế, xã Lạc Quốc đi bộ lên chừng bốn cây số. Núi Tượng là thánh địa của Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, một hệ phái của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo dạy mọi tín đồ phải có hiếu nghĩa với tổ quốc, đồng bào, báo đền tứ ân. Vì vậy mới có tên gọi là Ðạo Hiếu Nghĩa hoặc là Ðạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Nơi đây, năm 1979, Khờ Me Đỏ đã tàn sát đồng bào tín hữu Đạo Hiếu Nghĩa lên đến mấy ngàn người (có tin đồn như thế, nhiều ít, đúng sai?). Còn gần Nhà Bàng cách chừng hơn một cây số, có một cái núi nhỏ gọi là núi Voi ở khu vực nầy, hồi thời chiến tranh, du kích Việt Cộng thường phục kích khi xe quân đội di chuyển vào Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng hoặc quận Tri Tôn.
Người dân quê tin tưởng rằng hễ ai đạp được “cứt” voi thì bàn chân nứt nẻ sẽ lành hoặc phòng ngừa được bịnh nầy. Dân quê chỉ đi chân đất không có giày guốc nên ở lòng bàn chân và gót chân thường bị nứt nẻ. Có nhiều người còn tin rằng những đứa trẻ hay đau ốm, còm cõi, bụng ỏng, da méc tái xanh được chun qua bụng voi cũng trừ được các thứ bịnh ấy. Những đứa trẻ thuộc loại con cầu con khẩn “khó nuôi” và những bà bụng mang dạ chửa mà chun qua bụng voi cũng rất tốt xua đuổi được tà ma, bịnh tật.
Khi hai con voi của toán tiền đạo người Miên đi xuống trước, cả ấp Bà Bài như là ngày đại hội. Sáng hôm sau, từ Gòi Tà Lập hàng chục chiếc xe bò bóng loáng, tiếng lạc vang rền, ông Quận Trưởng cùng bà Quận và mấy chục người nữa lại mang theo nhiều con gà nòi chiến, tuyển lựa kỹ quyết ăn thua đủ. Mới hơn tám giờ sáng có đến trên hai trăm người tấp nập tề tụ về trường gà.
Ông Hương Tuần và một vị Thông Phán, một ông Cò ngồi một bên, ông Quận Trưởng với vài vị Chức Sắc của phía Miên và có một ông Lục, Sư của người Miên, ngồi một bên các vị nầy. Họ ngồi tại bàn danh dự chứng kiến ngày đá gà lịch sử.
Trong khi chờ đợi cáp độ giữa gà của người Miên và người Việt. Một độ đá mở màn giữa con gà nòi của đất Long Khánh với con gà của xứ Núi Sam. Trận đấu diễn ra rất hào hứng ngay từ hiệp đầu, danh sách đánh cá lên đến gần một trăm đồng. Trước đây những độ đá thường chỉ chừng năm, ba chục. Thiên hạ quăng bắt, đá “hàng xáo” ào ào tạo không khí vui tươi tưng bừng. Hai ông bà Quận Trưởng và các người Miên nói cười líu lo, tỏ vẻ thích thú, hài lòng trong cuộc đá gà lịch sử nầy.
Vừa hết hiệp hai, hai bên bắt gà cho nước và hiệp ba vừa bắt đầu con gà Long Khánh nhảy cao chém một nhát cựa vào đúng mắt trái của con gà Núi Sam, gục đầu lầm lũi, máu chảy ròng ròng và cuối cùng nó chạy vòng vòng không đá nữa, thế là thua. Trận mở màn chấm dứt. Trận thứ hai lại đúng con gà xám tro đá với con gà chuối của người Miên, mà con gà chuối nầy kể như là con gà trắng trong rất hung dữ, ông Lục người Miên, đọc kinh hay niệm chú gì đó. Bên nầy, ông Sáu Thiện cũng niệm thần chú bắt ấn và thổi nước ngải “phèo phèo” vào con gà xám tro, nó đứng lắc mình vươn đôi cánh như muốn gáy rồi lại thôi. Danh sách đánh cá lên gần năm trăm đồng Đông Dương. Riêng danh sách xă Thới Sơn Nhà Bàng của ông Sáu Thiện cũng lên đến hai trăm rồi. Hôm qua một người bạn thân của ông Sáu Thiện mê con gà xám tro nầy, ông đem bán một cặp bò được đâu sáu chục, ông theo hết với con gà ruột mà ông rất mê thích. Ông Hương Tuần cũng ghi vào danh sách một trăm, tờ giấy bộ lư tổ chảng móc bóp lấy ra. Bên Miên gom góp lại chỉ có bốn trăm năm chục đồng, ông Hương Tuần rút bớt năm mươi đồng để cho độ đá được tiến hành ngay.
Mọi người như nín thở, chờ xem hai con gà chiến nầy tượng trưng cho trận đấu của hai sắc dân có máu mê đá gà ăn thua lớn.
Không biết ông Sáu Thiện đọc chú hay thì thầm điều gì đó với con gà xám tro đã từng ăn năm trận rồi. Trọng tài ra lệnh chuẩn bị. Hai bên vuốt lại lông gà nhắp nhắp vài cái để chúng nhìn gườm gườm nhau rồi cả hai buông gà ra nhẹ nhàng.
– Róc, róc, róc.
Con gà xám tro vừa xáp lá cà là nhảy cao nã ba phát liền vào mình, vào đầu và vào cổ con gà trắng chới với, nhưng nó là loại gà chịu đòn giỏi và còn lì lợm nữa. Nó nhanh nhẹn xỉa đầu vào nách con gà xám tro tránh sự tấn công của đối phương, chúng quần nhau, có thời giờ nghỉ ngơi, lấy lại phong độ. Mất mấy chục giây nó lựa thế quặp lưng vào đầu con gà xám tro nhảy tưng lên đá một phát như trời giáng. Nhưng may cho con gà xám tro, vì bị vướng vào nách, cái cựa dài của con gà trắng đâm rách sướt một đường dài chỉ đủ rướm máu, không gây thương tích trầm trọng. Có lẽ con gà xám tro như biết người biết ta, con gà trắng nầy không phải thứ dễ ăn như năm con gà trước đây. Hai con quần nhau lựa thế đá. Hết hiệp hai vẫn bất phân thắng bại.
Ông Sáu Thiện có vẻ lo, vì nếu trận đấu kéo dài e rằng con gà xám tro không đủ sức chịu đựng, nó thuộc vào loại lão tướng. Ông phun nước ngải, nước nghệ vào đầu, cổ, nách và chân cho mát. Ông dùng cái khăn thấm một chút nước banh mõ con xám tro cho uống vài giọt nước. Ông vẫn thì thầm với nó, mọi người xung quanh không biết ông nói gì. Ông lau lại đôi cựa. Sau một phút chăm sóc con xám tro coi bộ khỏe ra, khí thế hơn hiệp hai.
image004Mới vào hiệp ba, con gà trắng tấn công liền, con xám tro né kịp và nhanh như chớp, xoay mình mỏ quặp đúng vào cái đầu trọc lóc của con gà trắng, nhảy thật cao. Mọi người nghe một cái “bựt”, con gà trắng lăn đùng xuống đất, máu me đầy cổ, nó cố cựa quậy, muốn đứng lên nhưng không làm sao đứng lên được. Đôi mắt của nó nhìn trừng trừng vào con gà xám tro như trút bao hận thù. Trong khi đó, con xám tro tỉnh bơ đứng cạnh bên, đợi con gà trắng đứng lên là giáng đòn tấn công khác. Giống gà nòi rất có tinh thần anh hùng mã thượng không bao giờ tấn công thêm vào kẻ bại trận đang đang nằm thoi thóp.
Trọng tài đếm đến tiếng thứ mười mà con gà trắng vẫn còn nằm dù chưa chết. Thế là con xám tro thắng trong vinh quang.
Trận đá thứ ba, một con gà ở Hồng Ngự đấu với con gà ở Cây Mít, chỉ có hai nước kết thúc trận đấu, con gà Hồng Ngự rượt con gà Cây Mít chạy có cờ.
Độ thứ tư giữa một con gà của dân Miên và một con gà của ông Năm Giỏi ở xã Mỹ Đức. Qua đến hiệp thứ tư con gà của ông Năm Giỏi bị con gà Gòi Tà Lập đâm chết giẫy đành đạch. Độ thứ tư này bên phía Việt Nam thua trên hai trăm.
Ông Hương Tuần đang nói chuyện với ông Quận Trưởng, ông Sáu Thiện khều nói nhoí:
– Anh hai ơi! Con gà chuối có độ rồi, nó đá với con gà cưng của ông Xã Trưởng ở Gòi Tà Lập. Danh sách lên đến tám trăm.
Ông Sáu Thiện hỏi tiếp:
– Anh hai đá độ nầy bao nhiêu?
– Tao thêm cho đủ một ngàn nghe.
Ông Sáu Thiện gật đầu, lui ra, chuẩn bị trận đấu then chốt cuối ngày hôm đó.
Cả trường gà sôi nổi lên, ai cũng bàn tán. Với số tiền đá độ kỷ lục, trị giá bằng mấy chục con bò. Ông Quận Trưởng ngồi cũng không yên, đứng lên đi tới đi lui, xí xô với mấy người
Miên đang làm danh sách trận đấu. Ông cũng móc bóp đưa mấy tờ giấy bạc, có lẽ cũng một hai trăm gì đó. Cả hai bên cho biết số tiền đánh cá ngang nhau rồi. Trận đấu sắp bắt đầu, khóa sổ, không lên danh sách nữa. Ai có đá thì đá “hàng xáo” ở ngoài.
Mặt ông Sáu Thiện như ngây như dại, nhìn đăm đăm vào con gà chuối, miệng nói thì thầm mà người ta nói ông Sáu đọc thần chú, khích tướng con gà chuối trước khi ra trận mạc. Ông vuốt đầu, vuốt lông, hôn nó. Con gà chớp mắt tỏ vẻ xúc động, nó lắc mình xù lông, chớp cánh liền mấy cái, cất tiếng gáy thanh tao. Ông Sáu Thiện sung sướng ra mặt, thấy con gà chiến số một của mình ngon lành, hiên ngang gáy vang. Mọi người lại bàn tán, trận đấu chưa bắt đầu mà con gà chuối đã gáy vang làm cho nhiều con gà khác cũng gáy tiếp theo. Con gà ghét tiếng gáy là như vậy đó.
Cả trường gà tăng thêm không khí sôi động. Bên phía ông Sáu Thiện quăng mười ăn bảy. Nhiều người Việt cũng như người Miên bắt liền vì họ cũng nhận biết con gà của ông Xã Trưởng ở Gòi Tà Lập có cái dáng đứng oai phong, lông màu xám pha lẫn với màu đen, chân vàng nghệ, mỏ vàng. Trông sắc diện, lông cánh, chân, vẩy, cựa, đầu cổ chỗ nào người ta cũng thấy ngon lành, vừa ý. Những cái móc nghéo giao ước, quăng bắt thật rộn rịp.
Trọng tài ra lệnh trận đá bắt đầu. Ông Xã Trưởng ở một góc trường gà, ông Sáu Thiện ở một góc đối diện. Cả hai niệm chú, một thứ tiếng mà không ai hiểu gì hết. Một tay chận ngực con gà, một tay nắm ngay chỗ đuôi gà, thủ thế. Trọng tài nói hai thứ tiếng, cấm không ai được đẩy gà của mình tấn công trước gà đối phương vì đó là lợi thế, ăn gian những người đá gà. Cái đẩy mạnh đó rất nguy hiểm, nhiều khi con gà đối phương chưa buông ra, chưa sẵn sàng con gà được đẩy tới đá liền. Vì vậy, cho công bình, hai bên giữ chặt gà lại chỉ để cho chúng nhìn nhau chuẩn bị xáp trận. Cả hai buông tay ra nhẹ nhàng, không ai được đẩy con gà mình tới tấn công trước. Khi hai bên buông gà ra, lẹ làng bước ra khỏi trường đá ngay. Tiếng Miên tiếng Việt nói qua nói lại rộn rã, cuộc đá hàng xáo và quăng bắt vẫn tiếp tục dài dài.
Hết hiệp một, hai con gà như chưa nóng máy chỉ lừa thế, tránh né nhau nên không có con nào bị thương tích gì cả. Trận đấu hơi chìm xuống, nhưng mới vào hiệp hai, con gà chuối của ông Sáu Thiện tấn công liền, nã hai ba phát tới tấp một cú “xí mứng” như một võ sĩ đánh thẳng vào mặt bằng cả hai tay, đàng nầy con gà chuối dùng hai chân với hai cựa dài giáp công lại nhảy đâm thẳng vào đầu vào cổ con gà xám đen, nó cũng rất nhanh né tránh nhưng không còn kịp nữa, một cái cựa phải đâm thẳng vào cổ máu phọt ra có vòi.
– Đổ máu rồi, đổ máu rồi. Con gà chuối ngon lành quá.
Mọi người nhao nhao lên. Vừa mới thấy con gà xám đen máu me tùm lum; như lấy bình tĩnh, nó dùng hết sức tàn của mình nhảy tưng lên thật cao đá hai chân cùng một lúc. Một cựa trúng vào mặt, một cựa trúng vào cổ, con gà chuối chới với té lăn nằm một đống nhưng vẫn còn cục cựa. Con xám đen cũng hết xí quách, máu me ra quá nhiều cũng nằm bất tỉnh một góc. Cả hai con không tài nào đứng dậy tiếp tục trận đấu.
Trọng tài đếm tới tiếng thứ mười, hai con không còn sức lực, ngất ngư thoi thóp, trọng tài xử huề, không bên nào thắng cả. Hai bên bắt gà ra. Lấy khăn thấm nước lau các vết thương, dùng miệng hút hết máu bầm, máu độc ra, dùng kim chỉ khâu lại vết thương, xoa nghệ.
Sau đó ông Sáu Thiện phun rượu có tẩm ngải trắng. Chỉ vài phút sau, con gà chuối đứng vững được. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, cũng may vết đâm trên trên mặt rất sâu nhưng không trúng vào mắt. Người ta hy vọng con gà chuối sẽ còn tiếp tục cuộc đấu đá oai hùng sau nầy.
Còn gà ô của ông Sáu Thiện cũng thắng một trận oanh liệt với một con gà của ông đại điền chủ người Miên ở Gòi Tà Lập, dù trận đấu kéo sang đến hiệp thứ năm mới kết thúc.
Ông Sáu Thiện mang theo ba con gà, hai thắng một huề. Một kỷ lục của thầy gà, tiếng tăm của ông vang dậy như sóng cồn. Hôm đó đá được tất cả bảy trận. Chiều đến mọi người ăn nhậu no say. Ông Quận Trưởng xin kiếu về trước. Còn lại đám đệ tử và dân địa phương sát phạt nhau bằng đánh me và đánh đề suốt đêm tới sáng.
Hôm sau, vừa ăn cơm trưa xong, chưa tới mười giờ thiên hạ lại tiếp tục cáp độ đá gà tiếp. Trận đá gà lịch sử và các trận đá kế tiếp năm ấy kéo dài cả một tuần lễ, một dấu ấn nhớ đời của người dân xứ Bà Bài và của người tường thuật lại một mẩu bút ký đồng quê này.

Trần Văn Ngà (Tel: 916.519.8961)
Trích trong tập Bút Khảo Chuyện Đồng Quê II của Trần Văn

http://nguoivietboston.com/?p=36211


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm