Tham Khảo

Trận đấu cờ thế kỷ: dầu hỏa đối đầu cấm vận

Dân Nga thạo món cờ vua đang dùng xe, tượng, mã, thậm chí thí cả hậu để cứu nguy cho nền kinh tế. Còn kẻ chơi cờ đam (checkers của Mỹ) lặng lẽ chiếm lĩnh từng ô, bao vây và tiêu diệt cho tới khi đối phương thúc thủ.
Cuộc chơi cờ quốc tế

Cuộc chơi cờ quốc tế – cờ đam vời cờ vua

Dân Nga thạo món cờ vua đang dùng xe, tượng, mã, thậm chí thí cả hậu để cứu nguy cho nền kinh tế. Còn kẻ chơi cờ đam (checkers của Mỹ) lặng lẽ chiếm lĩnh từng ô, bao vây và tiêu diệt cho tới khi đối phương thúc thủ.

Những tờ báo nổi tiếng như Economist , Financial Times, WP, có chuyên gia viết bài giải thích cặn kẽ về giá dầu thế giới và các nền kinh tế quan trọng. Việc Nga đang bị rối loạn do giá dầu giảm, đồng rúp mất giá, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng không kém, đã làm tốn không biết bao giấy mực. Cua Times xin tóm lược những ý chính như là điểm báo, gửi tặng bà con.

Tại sao giá dầu lại giảm?

Giá dầu thế giới giảm gần 50% kể từ tháng 6-2014, từ 115$/thùng xuống 60$ cho đến thời điểm này. Hội nghị OPEC, chiếm 40% sản lượng dầu toàn cầu, họp tại Vienna (Áo) ngày 27-11-2014 không thể thống nhất được sản lượng dầu sản xuất bao nhiêu thì giũ được giá, và từ đó giá rơi thảm hại. Nga, Nigeria, Veneuela là những quốc gia sống nhờ xuất khẩu dầu bị ảnh hưởng nặng nhất.

Giá dầu phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: do cung cầu mùa đông, mùa hè, do thời tiết không thuận lợi, các tầu không thể vào giàn khoan để “múc”, do trò chơi địa chính trị, và cả do trời.

Hiện nay giá dầu giảm vì (1) Kinh tế ảm đạm, đầu tư cần hiệu quả để tiết kiệm, và nhu cầu tìm kiếm năng lương thay thế dầu là có thật; (2) Rối loạn ở hai nước Iraq và Libya, hai nước có sản lượng 4 triệu thùng/ngày, cũng giúp đôi chút cho giá dầu đi xuống; (3) Hoa Kỳ thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Họ không xuất khẩu để giá thành hạ, mà không nhập dầu cũng làm giá rơi thảm hại vì đó là quốc gia tiêu tốn năng lượng nhất thế giới; (4) Và sau cùng là Arab Saudis, sản xuất 10 triệu thùng/ngày, chiếm 1/3 sản lượng OPEC, và các ông hoàng dầu lửa Trung Đông không muốn hy sinh mình để “cứu rỗi nhân loại”. Bởi giá khai thác dầu của họ chỉ khoảng 5-6$/thùng đưa lên mặt đất, giá có giảm nhưng họ vẫn lời khủng.  Dự trữ ngoại tệ 900 tỷ USD cũng đủ để các ông hoàng đắp chiếu ngủ yên. Giá xuống 10$/thùng thì các bố ấy mới lo làm cách mạng mùa Xuân Arab,

Nói rằng Mỹ can thiệp với các nước Trung Đông thả nổi giá dầu là chuyện hơi khó hiểu. Chẳng biết John Kerry ảnh hưởng tới đâu, nhưng với các ông hoàng Arab, tiền và lợi nhuận vẫn là trên hết, chẳng có trò chơi địa chính trị nào nhằm đánh vào kinh tế Nga.

Giá dầu xuống sẽ đánh vào túi tiền của Nga và Iran. Nga đang dính vụ Ukraine và bị trừng phạt về kinh tế, Iran đang giúp chế độ tàn bạo Assad cũng điêu đứng vì giá dầu. ISIS dựa vào dầu bán chui cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Tại sao Kinh tế Nga điêu đứng?

Ngày 15-12 đồng Rúp mất giá 10%, từ đầu năm đến nay mất khoảng 40% giá trị. Nói một cách ngắn như sau, nếu bạn có số tiền 1 triệu rúp tiết kiệm gửi vào nhà Bank Nga, thì hôm nay chỉ còn 600 ngàn. Dân Nga hoảng hốt tích hàng, bỏ rúp mua đô, giống hệt VN một thời, và nhà bank Nga cạn ngoại tệ.

Kinh tế Nga phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu. 50% chi tiêu quốc gia nhờ vào bán tài nguyên, và 2/3 là nhờ vào xuất khẩu. Trong suốt thời kỳ Putin nắm quyền, kinh tế Nga không đủ năng động để phát triển các ngành khác.  Là một quốc gia tham nhũng và hối lộ gần nhất thế giới, luật pháp yếu kém, kiểu mafia và không có bảo hộ trí tuệ.

Giá dầu (xanh) xuống kéo theo giá rúp (đỏ)

Giá dầu (xanh) xuống kéo theo giá rúp (đỏ)

Kremlin chỉ phân phát các dự án và tiền của do bán dầu cho các công ty ủng hộ Putin thay vì cung cấp tài chính một cách minh bạch cho các thành phần kinh tế năng động và có tài  năng để đưa đất nước đi lên. Nga là quốc gia có độ bất bình đẳng giầu nghèo đứng thứ nhì thế giới.  Dân số trong độ tuổi lao động ngày càng thu hẹp.

Nếu nói do Obama và EU ra đòn mà kinh tế Nga điêu đứng thì mới được khoảng 25% đúng. Phần này không lớn như đài báo đã nói.  Mấy ngày biến động gần đây cho hay, kinh tế chủ thể của Nga có những khiếm khuyết rất cơ bản.

Năm 2007, giá dầu là 72$/thùng, thì GDP của Nga vẫn tăng 8,5%. Năm 2012, giá dầu 111$/thùng, nhưng GDP chỉ tăng 3,4%. Dự đoán 2015 sẽ là âm và may mắn ra, năm  2016 mới kéo lại được. Các nhà kinh tế Nga đang thảo luận, khi nào nước này sụp đổ.

Nga – Trung ký thỏa thuận khai thác dầu với 400 tỷ trong 30 năm, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn bình tĩnh, tới đâu hay tới đó, giá dầu giảm họ tiếp tục nhập, tại sao phải sang Siberia âm 70oC khai thác nếu không có lợi về mặt địa chính trị.

Năm 2015, các công ty Nga phải trả khoảng 100 tỷ USD nợ nước ngoài. Khi đồng rúp xuống giá thảm hại, trả bằng ngoại tệ càng thêm khốn khó. Những anh cả trong nền kinh tế khoan dầu đi bán như Gazprom, Likoil, Rosneft đang nợ đầm đìa, lại bị phương tây chơi những cú đâm sau lưng, nghe chừng khó gượng lại. Cách duy nhất là in tiền cứu, nhưng càng in, càng lạm phát. Rồi loạn đó mà ra.

Rối loạn về đồng rúp sẽ kéo theo vấn đề hệ trọng hơn trong các hệ thống nhà bank tại Nga. Nếu không cẩn thận, chính phủ Nga sẽ đứng trước sự vỡ nợ.  Dự trữ ngoại tệ hiện là 370 tỷ đô, nhưng giá trị thực chưa chắc được như vậy.  Với số tiền như thế trong thời điểm hiện nay, chúng có thể bốc hơi khá nhanh vì phải can thiệp, vá víu, trong sự hỗn loạn.

Giải pháp tốt nhất cho Nga là cải cách hệ thống nội tại quốc gia, bớt phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên,  giải quyết êm thấm vụ Ukraine.  Tiếp tục ngồi há miệng chờ dầu bên miếng giếng, và khấn trời phật cho giá dầu lên, thì một ngày nào đó Putin sẽ ra khỏi Kremlin.

Vĩ thanh

Hồi học ở Ba Lan những năm 1970-1976, tôi chứng kiến cuộc đấu cờ vua thế kỷ giữ Bobby Fischer (Mỹ) và Boris Spassky (Liên Xô) vào năm 1972. Trước đó, cờ vua chỉ thuộc về các nhà vô địch Liên Xô. Thời bấy giờ, sự căng thẳng Liên Xô và Mỹ đang leo thang, vì thế trận đấu cờ này mang mầu sắc chính trị giữa hai hệ thống XHCN và TBCN.  Ai thắng, ai thua rất quan trọng, cho dù Boby Fischer không thích nước mẹ Mỹ.

Trận mở màn ngày 11-7-1972 tại Reykavik, trong thế Nimzo-Indian, bằng xuất nước tốt D4, và sau lượt thư 56, Boris Spassky đã thắng Bobby Fischer.  Trận sau, Fischer phản đối việc để camera truyền hình chiếu vào hai đấu thủ, nhưng ban tổ chức không nghe, anh ta bỏ cuộc, Spassky lại thêm 1 trận thắng mà không phải đổ một giọt mồ hôi nào.

Boby vs Boris 1972

Boby vs Boris 1972

Bobby định đặt vé máy bay và bỏ cuộc. Nhưng cậu bạn William Lombardy và sau đó đích thân Henry Kissinger, ngoại trưởng Hoa Kỳ còn đang bận với Lê Đức Thọ ở Paris, cũng gọi điện động viên, Bobby đã ở lại.

Anh chàng Nga ngố Boris lại tỏ ra đàng hoàng, đồng ý chơi cờ trong phòng phía sau, không còn người xem. Và thế là sai lầm từ đó. Bobby Fischer vốn không chịu được sự quấy rầy. Với sự yên tĩnh này, cuối cùng anh ta đã hạ đo ván Boris Spassky trong trận thứ 21.

Ở trận cuối, Fischer quân đen, có 1 xe và hai tốt rời, nhưng vua đen đã sang uy hiếp quân trắng còn 4 tốt, và 1 tượng.  Trong thế trận này, Boris đã xin nghỉ để hôm sau chơi tiếp.  Nhưng sáng sau, anh chàng người Nga đã gọi điện, xin…thua, dù anh có cơ hội để gỡ hòa trong trận đó. Vương miện cờ vua quốc tế lần đầu về với người Mỹ.

44 năm sau, có một trận đấu khác giữa Barack Obama và Vladimir Putin, lần này trên bản đồ địa chính trị.

Mở đầu, năm 2008, Putin xuất mấy con tốt hủi vào Georgia cho dù trước đó Obama đã thành công trong cuộc cách mạng hoa hồng. Chút chút nữa thôi, quân Nga đã tiến vào Tbilisi. 1-0, nghiêng về Putin.

Trận tiếp xảy ra lúc Putin bận Olympic mùa đông Sochi. Obama đã chọc ngoáy Yanukovych và ông này đã trốn khỏi Kiev. Tuy nhiên, Putin không phải vừa. Crimea đang của Ukraine bỗng về với đất mẹ Nga. Miền Đông Ukraine máu lửa, Barack Obama đứng ngồi không yên vì những con tốt khác không hàm hiệu. 2-0 nghiêng về Vladimir Putin.

Giống như khởi đầu trận cờ vua Boby-Boris năm 1972, lợi thế địa chính trị thuộc về người Nga trên chiến trường. Tuy nhiên trong mặt trận kinh tế yên tĩnh, không hoàn toàn như vậy. Những ngày gần đây cho thấy, ai đó cỡ như Henry Kissinger đang rỉ tai Obama hãy mở túi càn khôn.  Cha Putin đang buôn thứ gì thì hãy nhái thứ đó, để giảm giá thị trường. Không còn thu nhập, Putin không còn đáng tin.

Những năm 1970, cứ nghĩ Liên Xô chiếm đóng Afghanistan thì Mỹ đã thua trận. Nhưng thực tế giá dầu lên cao nên Liên Xô tưởng như làm bá chủ. Giá dầu xuống những năm cuối 1980, Liên Xô tan. Hình như lịch sử lặp lại. Mấy năm trước Nga có thể tấn công Georgia, và sau này là Ukraine. Lý do đơn giản, giá dầu lên 3 con số. Nhưng nay tụt xuống 60-70$/thùng thì Putin hết cựa quậy. Đó là điểm yếu nhất của nước Nga.

Ảnh của Daily Cartoon

Ảnh của Daily Cartoon

Cuộc đấu Obama – Putin còn tiếp diễn, chưa biết kết quả thế nào. Thể giới yên tĩnh hơn sau trận Boby Fischer và Boris Spassky bởi Boris hiểu thế trận không thể thắng trong toàn cục.

Người ta cũng mong Putin hãy hiểu ra tình thế của mình như Boris 44 năm trước đây. Chỉ cần một cú điện thoại giữa Moscow và Washington DC thì mọi chuyện rối loạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Thay vì cai trị đất nước bằng mafia, Putin hãy đưa dân chủ văn minh cho người dân. Một dân tộc vĩ đại như Nga không thể ngồi mãi chiếu dưới trong cuộc chơi toàn cầu.

Tuy nhiên trong lúc này, dân Nga thạo món cờ vua đang dùng xe, tượng, mã, thậm chí thí cả hậu để cứu nguy cho nền kinh tế đang xuống dốc. Còn kẻ chơi cờ đam (checkers của Mỹ) lặng lẽ chiếm lĩnh từng ô, bao vây và tiêu diệt cho tới khi đối phương thúc thủ.

HM. 18-12-2014

http://hieuminh.org/2014/12/19/tra%CC%A3n-dau-co-the-ky%CC%89-dau-ho%CC%89a-doi-dau-cam-va%CC%A3n/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trận đấu cờ thế kỷ: dầu hỏa đối đầu cấm vận

Dân Nga thạo món cờ vua đang dùng xe, tượng, mã, thậm chí thí cả hậu để cứu nguy cho nền kinh tế. Còn kẻ chơi cờ đam (checkers của Mỹ) lặng lẽ chiếm lĩnh từng ô, bao vây và tiêu diệt cho tới khi đối phương thúc thủ.
Cuộc chơi cờ quốc tế

Cuộc chơi cờ quốc tế – cờ đam vời cờ vua

Dân Nga thạo món cờ vua đang dùng xe, tượng, mã, thậm chí thí cả hậu để cứu nguy cho nền kinh tế. Còn kẻ chơi cờ đam (checkers của Mỹ) lặng lẽ chiếm lĩnh từng ô, bao vây và tiêu diệt cho tới khi đối phương thúc thủ.

Những tờ báo nổi tiếng như Economist , Financial Times, WP, có chuyên gia viết bài giải thích cặn kẽ về giá dầu thế giới và các nền kinh tế quan trọng. Việc Nga đang bị rối loạn do giá dầu giảm, đồng rúp mất giá, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng không kém, đã làm tốn không biết bao giấy mực. Cua Times xin tóm lược những ý chính như là điểm báo, gửi tặng bà con.

Tại sao giá dầu lại giảm?

Giá dầu thế giới giảm gần 50% kể từ tháng 6-2014, từ 115$/thùng xuống 60$ cho đến thời điểm này. Hội nghị OPEC, chiếm 40% sản lượng dầu toàn cầu, họp tại Vienna (Áo) ngày 27-11-2014 không thể thống nhất được sản lượng dầu sản xuất bao nhiêu thì giũ được giá, và từ đó giá rơi thảm hại. Nga, Nigeria, Veneuela là những quốc gia sống nhờ xuất khẩu dầu bị ảnh hưởng nặng nhất.

Giá dầu phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: do cung cầu mùa đông, mùa hè, do thời tiết không thuận lợi, các tầu không thể vào giàn khoan để “múc”, do trò chơi địa chính trị, và cả do trời.

Hiện nay giá dầu giảm vì (1) Kinh tế ảm đạm, đầu tư cần hiệu quả để tiết kiệm, và nhu cầu tìm kiếm năng lương thay thế dầu là có thật; (2) Rối loạn ở hai nước Iraq và Libya, hai nước có sản lượng 4 triệu thùng/ngày, cũng giúp đôi chút cho giá dầu đi xuống; (3) Hoa Kỳ thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Họ không xuất khẩu để giá thành hạ, mà không nhập dầu cũng làm giá rơi thảm hại vì đó là quốc gia tiêu tốn năng lượng nhất thế giới; (4) Và sau cùng là Arab Saudis, sản xuất 10 triệu thùng/ngày, chiếm 1/3 sản lượng OPEC, và các ông hoàng dầu lửa Trung Đông không muốn hy sinh mình để “cứu rỗi nhân loại”. Bởi giá khai thác dầu của họ chỉ khoảng 5-6$/thùng đưa lên mặt đất, giá có giảm nhưng họ vẫn lời khủng.  Dự trữ ngoại tệ 900 tỷ USD cũng đủ để các ông hoàng đắp chiếu ngủ yên. Giá xuống 10$/thùng thì các bố ấy mới lo làm cách mạng mùa Xuân Arab,

Nói rằng Mỹ can thiệp với các nước Trung Đông thả nổi giá dầu là chuyện hơi khó hiểu. Chẳng biết John Kerry ảnh hưởng tới đâu, nhưng với các ông hoàng Arab, tiền và lợi nhuận vẫn là trên hết, chẳng có trò chơi địa chính trị nào nhằm đánh vào kinh tế Nga.

Giá dầu xuống sẽ đánh vào túi tiền của Nga và Iran. Nga đang dính vụ Ukraine và bị trừng phạt về kinh tế, Iran đang giúp chế độ tàn bạo Assad cũng điêu đứng vì giá dầu. ISIS dựa vào dầu bán chui cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Tại sao Kinh tế Nga điêu đứng?

Ngày 15-12 đồng Rúp mất giá 10%, từ đầu năm đến nay mất khoảng 40% giá trị. Nói một cách ngắn như sau, nếu bạn có số tiền 1 triệu rúp tiết kiệm gửi vào nhà Bank Nga, thì hôm nay chỉ còn 600 ngàn. Dân Nga hoảng hốt tích hàng, bỏ rúp mua đô, giống hệt VN một thời, và nhà bank Nga cạn ngoại tệ.

Kinh tế Nga phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu. 50% chi tiêu quốc gia nhờ vào bán tài nguyên, và 2/3 là nhờ vào xuất khẩu. Trong suốt thời kỳ Putin nắm quyền, kinh tế Nga không đủ năng động để phát triển các ngành khác.  Là một quốc gia tham nhũng và hối lộ gần nhất thế giới, luật pháp yếu kém, kiểu mafia và không có bảo hộ trí tuệ.

Giá dầu (xanh) xuống kéo theo giá rúp (đỏ)

Giá dầu (xanh) xuống kéo theo giá rúp (đỏ)

Kremlin chỉ phân phát các dự án và tiền của do bán dầu cho các công ty ủng hộ Putin thay vì cung cấp tài chính một cách minh bạch cho các thành phần kinh tế năng động và có tài  năng để đưa đất nước đi lên. Nga là quốc gia có độ bất bình đẳng giầu nghèo đứng thứ nhì thế giới.  Dân số trong độ tuổi lao động ngày càng thu hẹp.

Nếu nói do Obama và EU ra đòn mà kinh tế Nga điêu đứng thì mới được khoảng 25% đúng. Phần này không lớn như đài báo đã nói.  Mấy ngày biến động gần đây cho hay, kinh tế chủ thể của Nga có những khiếm khuyết rất cơ bản.

Năm 2007, giá dầu là 72$/thùng, thì GDP của Nga vẫn tăng 8,5%. Năm 2012, giá dầu 111$/thùng, nhưng GDP chỉ tăng 3,4%. Dự đoán 2015 sẽ là âm và may mắn ra, năm  2016 mới kéo lại được. Các nhà kinh tế Nga đang thảo luận, khi nào nước này sụp đổ.

Nga – Trung ký thỏa thuận khai thác dầu với 400 tỷ trong 30 năm, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn bình tĩnh, tới đâu hay tới đó, giá dầu giảm họ tiếp tục nhập, tại sao phải sang Siberia âm 70oC khai thác nếu không có lợi về mặt địa chính trị.

Năm 2015, các công ty Nga phải trả khoảng 100 tỷ USD nợ nước ngoài. Khi đồng rúp xuống giá thảm hại, trả bằng ngoại tệ càng thêm khốn khó. Những anh cả trong nền kinh tế khoan dầu đi bán như Gazprom, Likoil, Rosneft đang nợ đầm đìa, lại bị phương tây chơi những cú đâm sau lưng, nghe chừng khó gượng lại. Cách duy nhất là in tiền cứu, nhưng càng in, càng lạm phát. Rồi loạn đó mà ra.

Rối loạn về đồng rúp sẽ kéo theo vấn đề hệ trọng hơn trong các hệ thống nhà bank tại Nga. Nếu không cẩn thận, chính phủ Nga sẽ đứng trước sự vỡ nợ.  Dự trữ ngoại tệ hiện là 370 tỷ đô, nhưng giá trị thực chưa chắc được như vậy.  Với số tiền như thế trong thời điểm hiện nay, chúng có thể bốc hơi khá nhanh vì phải can thiệp, vá víu, trong sự hỗn loạn.

Giải pháp tốt nhất cho Nga là cải cách hệ thống nội tại quốc gia, bớt phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên,  giải quyết êm thấm vụ Ukraine.  Tiếp tục ngồi há miệng chờ dầu bên miếng giếng, và khấn trời phật cho giá dầu lên, thì một ngày nào đó Putin sẽ ra khỏi Kremlin.

Vĩ thanh

Hồi học ở Ba Lan những năm 1970-1976, tôi chứng kiến cuộc đấu cờ vua thế kỷ giữ Bobby Fischer (Mỹ) và Boris Spassky (Liên Xô) vào năm 1972. Trước đó, cờ vua chỉ thuộc về các nhà vô địch Liên Xô. Thời bấy giờ, sự căng thẳng Liên Xô và Mỹ đang leo thang, vì thế trận đấu cờ này mang mầu sắc chính trị giữa hai hệ thống XHCN và TBCN.  Ai thắng, ai thua rất quan trọng, cho dù Boby Fischer không thích nước mẹ Mỹ.

Trận mở màn ngày 11-7-1972 tại Reykavik, trong thế Nimzo-Indian, bằng xuất nước tốt D4, và sau lượt thư 56, Boris Spassky đã thắng Bobby Fischer.  Trận sau, Fischer phản đối việc để camera truyền hình chiếu vào hai đấu thủ, nhưng ban tổ chức không nghe, anh ta bỏ cuộc, Spassky lại thêm 1 trận thắng mà không phải đổ một giọt mồ hôi nào.

Boby vs Boris 1972

Boby vs Boris 1972

Bobby định đặt vé máy bay và bỏ cuộc. Nhưng cậu bạn William Lombardy và sau đó đích thân Henry Kissinger, ngoại trưởng Hoa Kỳ còn đang bận với Lê Đức Thọ ở Paris, cũng gọi điện động viên, Bobby đã ở lại.

Anh chàng Nga ngố Boris lại tỏ ra đàng hoàng, đồng ý chơi cờ trong phòng phía sau, không còn người xem. Và thế là sai lầm từ đó. Bobby Fischer vốn không chịu được sự quấy rầy. Với sự yên tĩnh này, cuối cùng anh ta đã hạ đo ván Boris Spassky trong trận thứ 21.

Ở trận cuối, Fischer quân đen, có 1 xe và hai tốt rời, nhưng vua đen đã sang uy hiếp quân trắng còn 4 tốt, và 1 tượng.  Trong thế trận này, Boris đã xin nghỉ để hôm sau chơi tiếp.  Nhưng sáng sau, anh chàng người Nga đã gọi điện, xin…thua, dù anh có cơ hội để gỡ hòa trong trận đó. Vương miện cờ vua quốc tế lần đầu về với người Mỹ.

44 năm sau, có một trận đấu khác giữa Barack Obama và Vladimir Putin, lần này trên bản đồ địa chính trị.

Mở đầu, năm 2008, Putin xuất mấy con tốt hủi vào Georgia cho dù trước đó Obama đã thành công trong cuộc cách mạng hoa hồng. Chút chút nữa thôi, quân Nga đã tiến vào Tbilisi. 1-0, nghiêng về Putin.

Trận tiếp xảy ra lúc Putin bận Olympic mùa đông Sochi. Obama đã chọc ngoáy Yanukovych và ông này đã trốn khỏi Kiev. Tuy nhiên, Putin không phải vừa. Crimea đang của Ukraine bỗng về với đất mẹ Nga. Miền Đông Ukraine máu lửa, Barack Obama đứng ngồi không yên vì những con tốt khác không hàm hiệu. 2-0 nghiêng về Vladimir Putin.

Giống như khởi đầu trận cờ vua Boby-Boris năm 1972, lợi thế địa chính trị thuộc về người Nga trên chiến trường. Tuy nhiên trong mặt trận kinh tế yên tĩnh, không hoàn toàn như vậy. Những ngày gần đây cho thấy, ai đó cỡ như Henry Kissinger đang rỉ tai Obama hãy mở túi càn khôn.  Cha Putin đang buôn thứ gì thì hãy nhái thứ đó, để giảm giá thị trường. Không còn thu nhập, Putin không còn đáng tin.

Những năm 1970, cứ nghĩ Liên Xô chiếm đóng Afghanistan thì Mỹ đã thua trận. Nhưng thực tế giá dầu lên cao nên Liên Xô tưởng như làm bá chủ. Giá dầu xuống những năm cuối 1980, Liên Xô tan. Hình như lịch sử lặp lại. Mấy năm trước Nga có thể tấn công Georgia, và sau này là Ukraine. Lý do đơn giản, giá dầu lên 3 con số. Nhưng nay tụt xuống 60-70$/thùng thì Putin hết cựa quậy. Đó là điểm yếu nhất của nước Nga.

Ảnh của Daily Cartoon

Ảnh của Daily Cartoon

Cuộc đấu Obama – Putin còn tiếp diễn, chưa biết kết quả thế nào. Thể giới yên tĩnh hơn sau trận Boby Fischer và Boris Spassky bởi Boris hiểu thế trận không thể thắng trong toàn cục.

Người ta cũng mong Putin hãy hiểu ra tình thế của mình như Boris 44 năm trước đây. Chỉ cần một cú điện thoại giữa Moscow và Washington DC thì mọi chuyện rối loạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Thay vì cai trị đất nước bằng mafia, Putin hãy đưa dân chủ văn minh cho người dân. Một dân tộc vĩ đại như Nga không thể ngồi mãi chiếu dưới trong cuộc chơi toàn cầu.

Tuy nhiên trong lúc này, dân Nga thạo món cờ vua đang dùng xe, tượng, mã, thậm chí thí cả hậu để cứu nguy cho nền kinh tế đang xuống dốc. Còn kẻ chơi cờ đam (checkers của Mỹ) lặng lẽ chiếm lĩnh từng ô, bao vây và tiêu diệt cho tới khi đối phương thúc thủ.

HM. 18-12-2014

http://hieuminh.org/2014/12/19/tra%CC%A3n-dau-co-the-ky%CC%89-dau-ho%CC%89a-doi-dau-cam-va%CC%A3n/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm