Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trận phục kích chiến xa csbv đêm 16-4-1975
TRẬN PHỤC KÍCH CHIẾN XA CSBV ÐÊM 16-4-1975 TẠI LƯƠNG SƠN CỦA ÐẠI ÐỘI 1/TIỂU ÐOÀN 212/LIÊN ÐOÀN 925 ÐP BÌNH THUẬN
Tài Liệu của Ðại Úy Vĩnh, Hùng, Trung Úy Son
TRẬN PHỤC KÍCH CHIẾN XA CSBV ÐÊM 16-4-1975 TẠI LƯƠNG SƠN CỦA ÐẠI ÐỘI 1/TIỂU ÐOÀN 212/LIÊN ÐOÀN 925 ÐP BÌNH THUẬN
Tài Liệu của Ðại Úy Vĩnh, Hùng, Trung Úy Son, Hợi, Thiếu Úy Khuyến, Ðảo.. và Mường Giang
Liên Đoàn 925 Lưu Động Ðịa phương, gồm có 3 Tiểu Đoàn (212, 229, 248) và 1 trung đội Pháo Binh (2 khẩu 105 ly) thuộc quyền sử dụng thông qua 1 sĩ quan liên lạc Pháo Binh. BCH Liên Đoàn (liên đoàn trưởng là Ðại Tá Lại Văn Khuy), nguyên trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42/SÐ22BB, mới về nhậm chức, chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ với BCH Tiểu Khu, tại bốn quận miền Bắc gồm Hòa Ða, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Tuy Phong.
Chiều ngày 16 4 1975, tiền đồn Ðá Chẹt (Ðại Ðội 4/TÐ248 ÐP, đơn vị tuyến đầu của Tiểu Khu Bình Thuận giáp ranh với Ninh Thuận), do Trung Úy Nguyễn Tấn Hợi chỉ huy, báo cáo có 1 đoàn xe với chiến xa PT 76 và T54 yểm trợ đang di chuyển về hướng Nam trên Quốc Lộ 1 và dừng lại bên kia ranh giới thuộc lãnh thổ Ninh Thuận vì lúc đó có rất nhiều chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa đang hiện diện tại vịnh Cà Ná. Liên Đoàn báo về Tiểu Khu nhưng nhiều lần Tiểu Khu vẫn khẳng định "Ðó là đoàn xe di tản của Ninh Thuận...?" Hải Quân có pháo vào vài quả nhưng đoàn xe địch vô sự.
Ðầu tháng 4 1975, Tiểu Đoàn 229 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Tiến) được điều động từ phía Bắc đồn Lương Sơn (trên lãnh thổ quận Hòa Đa) về bảo vệ thành phố Phan Thiết theo lệnh của Tiểu Khu. Tiểu Đoàn 248 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Xuân) chịu trách nhiệm tuyến đầu trên lãnh thổ quận Tuy Phong và đặt BCH/TÐ tại cầu Ðại Hòa (trên Quốc Lộ 1). Tiểu Đoàn 212 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Quân) chịu trách nhiệm tuyến 2 phía Nam đồn Lương Sơn cũng thuộc lãnh thổ quận Hòa Đa. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và BCH/TÐ212 cùng đồn trú tại đồn Lương Sơn. Ðoàn xe của địch quân vẫn ở nguyên vị trí cho đến ngày 16 tháng 4 bên kia tiền đồn Ðá Chẹt.
Khoảng 4 giờ chiều ngày 16 tháng 4, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 925 Lưu Động Ðịa Phương mất hẳn liên lạc truyền tin với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Thuận, lúc đó gồm 3 bộ phận: BCH Tiền Phương của Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa đóng tại Lầu Ông Hoàng, BCH Nhẹ do Trung Tá Ðỗ Trọng Trí, tiểu khu phó kiêm tham mưu trưởng + Phòng 3/TK chỉ huy, đóng tại Trung Tâm Chiêu Hồi ở Vĩnh Phú và Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu do Thiếu Tá Phạm Minh, Tham Mưu Phó Hành Quân & Tiếp Vận chỉ huy (không biết vì lý do kỹ thuật hay đài tiếp vận Tà Dôn đã di tản), Tiểu Đoàn 248 và 4 Chi Khu Bắc Bình Thuận) (?). Nhưng căn cứ theo tài liệu của các sĩ quan chỉ huy lúc đó thì máy truyền tin của ba BCH/TK Bình Thuận vẫn hoạt động ngày đêm, hơn nữa qua PRC25 có thể liên lạc trực tiếp với TD249/DP của Ðại Úy Huỳnh Văn Quý .. đang chiến đấu tại Phú Long, không xa Lương Sơn là mấy).
Lúc đó BCH Liên Ðoàn 925 đã dời từ Sông Mao về Lương Sơn, do TÐ212/ÐP bảo vệ nên Ðại Tá Khuy ra lệnh cho Tiểu Đoàn này phải tháo gỡ một số mìn chống chiến xa ở một vài vị trí không cần thiết và gài đặt lại ở những vị trí mới như cầu Phan Rí Cửa, cửa dốc Bà Chá để cản bước tiến của địch quân và vài nơi khác, bảo vệ đồn Lương Sơn. Ðồng thời cho mở kho phát hết súng chống chiến xa M72 cho binh sĩ.
+ Ðại Ðội 1, Tiểu Ðoàn 212 /Liên Ðoàn 925 ÐP/Bình Thuận Bắn Cháy Xe Tăng CSBV:
Theo Thiếu Úy Ðỗ Văn Khuyến (đại đội phó ÐÐ4/Tiểu Ðoàn 212 ÐP) và Thiếu Úy Bùi Ðảo (đại đội phó/ÐÐ3/TÐ212) đã xác nhận các sự kiện lịch sử có liên quân tới "Trận Phục Kích Bắn Cháy Chiến Xa Của CSBV tại Lương Sơn" vào đêm 16 4 1975 Lúc đó Tiểu Ðoàn 212 ÐP được phối trí như sau:
Ðại Ðội 1 do Ðại Úy Vĩnh (hiện ở Hoa Kỳ) chỉ huy, bố trí tại đồi Cát Ðỏ trước mặt xóm Nùng. Vị trí này nằm gần dốc Bà Chá và xóm Ruộng, có một bến phà vượt sông Lũy ra QL1 (đoạn đường sông Lũy, suối Nhum, Lương Sơn). Do trên Ðại Úy Vĩnh đã cho đặt một hàng rào Mìn Chống Chiến Xa từ xóm Nùng tới xóm Ruộng để phòng thủ vị trí đóng quân.
Ðêm 16 rạng ngày 17/4/1975, quân CS Bắc Việt sau khi vượt qua các quận Tuy Phong, Hòa Ða, Phan Lý Chàm ... tiến tới xóm Nùng Lương Sơn (không phải xóm Nùng tại suối Nhum sông Lũy) thì vướng Bãi Mìn Chống Chiến Xa của Ðại Ðội 1/TÐ229 ÐP khiến nhiều chiếc bốc cháy. Những xe tăng còn lại bắn trả dữ dội tứ phía. Do đó Ðại Ðội I phải nằm yên tại vị trí cũ ở trên đồi cát nên dù VC pha đèn sáng trưng tìm kiếm vẫn không phát giác được tung tích của ta. Cuối cùng chúng cho một bộ phận nhỏ tiếp tục tiến về hướng Lương Sơn. Số còn lại quay về hướng Phan Rí.
BCH Tiểu Ðoàn 212 đóng chung với BCH Liên Ðoàn 925 ÐP của Ðại Tá Khuy trong căn cứ Lương Sơn, có Ðại Ðội 2 và 3 /212 do Thiếu Tá Quân chỉ huy. Khi nhận được báo cáo của ÐÐ1/212 ÐP phát hiện xe tăng CSBV đang di chuyển trên Quốc Lộ 1 gần Lương Sơn, nên các đơn vị trú đóng tại các căn cứ, được lệnh phải di tản ra khỏi đồn để tránh pháo rồi sáng trở về chỉ để lại một bộ phận nhỏ phòng thủ đồn mà thôi. Ðoàn quân di chuyển về hướng Bắc kéo theo 2 khẩu đại bác 105 ly và toàn bộ đạn pháo vượt sông Lũy đến vị trí mới (đồn Lương Sơn cũ) bố trí quân chờ trời sáng.
Tiếng nổ vang trời bùng lên một vùng sáng chói đồng thời tiếng xích tiếng xe ngưng bặt. Bảy chiếc T54 trong đoàn xe của chúng đã cán phải bãi mìn chống chiến xa của ÐÐ1/212 và bốc cháy tại cửa dốc Bà Chá. Lúc đó đồng hồ đúng 3 giờ sáng rạng ngày 17 tháng 4 1975. Do tổn thất quá nặng nên CSBV phải mất một thời gian khá dài để tải thương dọn xác và ổn định lại hàng ngũ mới tiếp tục lên đường. Chiếc T54 khác dẫn đường. Đoàn xe đến trước đồn Lương Sơn lúc trời chưa sáng.
Tối 17/4/1975, các cánh quân còn lại của Liên Ðoàn 925 có Ðại Ðội 1/212 của Ðại Uý Vĩnh qua sông Lũy tới suối Nhum, băng qua mật khu Lê Hồng Phong ngang Bàu Trắng để ra bãi biển chờ chiến hạm HQ tới cứu. Sáng ngày 18/4 quân ta tới hòn Rơm thì đụng trận với VC dữ dội nên mãi tới chiều 18/4 mới tới được hòn Hồng, hòn Nghệ gần Mũi Né và bố trí quân trong đêm. Trong cuộc đụng độ này, tuy ÐÐ3/212 mở đường nhưng ÐÐ2/212 lại chạm địch nặng. Ngoài ra Ðại Úy Bá (tiểu đoàn phó TÐ212/ÐP) đã dẫn một cánh quân đi ngược đường về Lương Sơn và mất tích luôn từ đó đến nay.
Sáng ngày 19 4 1975 tại bờ biển hòn Rơm, Ðại Úy Vĩnh đi với một hiệu thính viên trên một chiếc thuyền nhỏ ra biển và tìm được 3 thuyền đánh cá lớn. Nhờ vậy đã chuyển được số quân nhân còn lại của TD212 vào Vũng Tàu. Trên biển khi đoàn ghe tới Bình Tuy thì gặp được Chiến Hạm HQ nên tất cả chuyển qua tàu lớn về Nam.
Còn Ðại Ðội 4/212 của Trung Úy Thê lúc đó đang đóng tại Cây Táo. Sau khi nhận được tin tiểu đoàn đã rút ra hòn Rơm nên cũng bỏ vị trí rút theo. Sau đó đại đội này liên lạc được với Chi Khu Hải Long, cho biết vào lúc 9 giờ sáng ngày 18 4 1975, Thiếu Tá Hàng Phong Cao sẽ di tản. Nhờ vậy đơn vị này cũng tháp tùng theo Chi Khu về Vũng Tàu.
Trong cuộc lui quân của BCH Liên Ðoàn 925 và TÐ212/ÐP, theo lời kể của các quân nhân dưới quyền, thì chính Ðại Úy Vĩnh ngoài việc chỉ huy Trận Phục Kích Bắn Cháy Xe Tăng của CSBV tại Lương Sơn, ông còn đưa đưọc tiểu đoàn vào Vũng Tàu an toàn. Theo tất cả nhân chứng có mặt tại chiến trường trong đêm 16 rạng ngày 17/4/1975, thì Ðại Ðội 1 thuộc Tiểu Ðoàn 212, Liên Ðoàn 925 ÐP, dưới quyền chỉ huy của Ðại Uý Vĩnh, đã dùng Mìn Chống Chiến Xa làm cháy 7 xe tăng của CSBV tại dốc Bà Chá, nằm giữa hai xóm Ruộng và xóm Nùng gần Lương Sơn, trên Quốc Lộ 1, đoạn từ suối Nhum đi Lương Sơn (Hòa Ða, Bình Thuận).
Sau ngày 1/5/1975, các sĩ quan thuộc Tiểu Khu Bình Thuận, khi di chuyển từ trại tù Kà Tót về Tổng Trại 8 Sông Mao, đi lao tác tại nông trường Bông Vải gần đập Ðồng Mới (Lương Sơn), vẫn còn thấy xác 3 chiếc xe tăng của CSBV bị cháy gồm 2 PT76 và T54. Còn 4 chiếc khác có lẽ sửa chữa được nên chúng đã kéo đi mất dạng.
Ðó là tất cả những chiến tích oai hùng của các chiến sĩ Ðịa Phương Quân & Nghĩa Quân thuộc Tiểu Khu Bình Thuận, đến giờ phút cuối cùng, từ binh sĩ tới các cấp chỉ huy đơn vị vẫn ở lại chiến đấu với kẻ thù tại mặt trận.
Nhân chứng còn đó, lịch sử tuy sang trang nhưng cũng không thể nào bôi xóa được sự thật, dù Việt Cộng hay bất cứ ai cứ ngậm máu phun người. Phải sống hay được sống thêm 34 năm để khóc cho những người đã nằm xuống, xin hãy tội nghiệp cho Họ mà “thức tỉnh lương tri “ để sám hối trong những ngày tàn của kiếp người.
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Cuối tháng 3 2009
quehuongngaymai.com
Sinh Tồn chuyển
TRẬN PHỤC KÍCH CHIẾN XA CSBV ÐÊM 16-4-1975 TẠI LƯƠNG SƠN CỦA ÐẠI ÐỘI 1/TIỂU ÐOÀN 212/LIÊN ÐOÀN 925 ÐP BÌNH THUẬN
Tài Liệu của Ðại Úy Vĩnh, Hùng, Trung Úy Son, Hợi, Thiếu Úy Khuyến, Ðảo.. và Mường Giang
Liên Đoàn 925 Lưu Động Ðịa phương, gồm có 3 Tiểu Đoàn (212, 229, 248) và 1 trung đội Pháo Binh (2 khẩu 105 ly) thuộc quyền sử dụng thông qua 1 sĩ quan liên lạc Pháo Binh. BCH Liên Đoàn (liên đoàn trưởng là Ðại Tá Lại Văn Khuy), nguyên trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42/SÐ22BB, mới về nhậm chức, chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ với BCH Tiểu Khu, tại bốn quận miền Bắc gồm Hòa Ða, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Tuy Phong.
Chiều ngày 16 4 1975, tiền đồn Ðá Chẹt (Ðại Ðội 4/TÐ248 ÐP, đơn vị tuyến đầu của Tiểu Khu Bình Thuận giáp ranh với Ninh Thuận), do Trung Úy Nguyễn Tấn Hợi chỉ huy, báo cáo có 1 đoàn xe với chiến xa PT 76 và T54 yểm trợ đang di chuyển về hướng Nam trên Quốc Lộ 1 và dừng lại bên kia ranh giới thuộc lãnh thổ Ninh Thuận vì lúc đó có rất nhiều chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa đang hiện diện tại vịnh Cà Ná. Liên Đoàn báo về Tiểu Khu nhưng nhiều lần Tiểu Khu vẫn khẳng định "Ðó là đoàn xe di tản của Ninh Thuận...?" Hải Quân có pháo vào vài quả nhưng đoàn xe địch vô sự.
Ðầu tháng 4 1975, Tiểu Đoàn 229 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Tiến) được điều động từ phía Bắc đồn Lương Sơn (trên lãnh thổ quận Hòa Đa) về bảo vệ thành phố Phan Thiết theo lệnh của Tiểu Khu. Tiểu Đoàn 248 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Xuân) chịu trách nhiệm tuyến đầu trên lãnh thổ quận Tuy Phong và đặt BCH/TÐ tại cầu Ðại Hòa (trên Quốc Lộ 1). Tiểu Đoàn 212 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Quân) chịu trách nhiệm tuyến 2 phía Nam đồn Lương Sơn cũng thuộc lãnh thổ quận Hòa Đa. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và BCH/TÐ212 cùng đồn trú tại đồn Lương Sơn. Ðoàn xe của địch quân vẫn ở nguyên vị trí cho đến ngày 16 tháng 4 bên kia tiền đồn Ðá Chẹt.
Khoảng 4 giờ chiều ngày 16 tháng 4, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 925 Lưu Động Ðịa Phương mất hẳn liên lạc truyền tin với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Thuận, lúc đó gồm 3 bộ phận: BCH Tiền Phương của Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa đóng tại Lầu Ông Hoàng, BCH Nhẹ do Trung Tá Ðỗ Trọng Trí, tiểu khu phó kiêm tham mưu trưởng + Phòng 3/TK chỉ huy, đóng tại Trung Tâm Chiêu Hồi ở Vĩnh Phú và Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu do Thiếu Tá Phạm Minh, Tham Mưu Phó Hành Quân & Tiếp Vận chỉ huy (không biết vì lý do kỹ thuật hay đài tiếp vận Tà Dôn đã di tản), Tiểu Đoàn 248 và 4 Chi Khu Bắc Bình Thuận) (?). Nhưng căn cứ theo tài liệu của các sĩ quan chỉ huy lúc đó thì máy truyền tin của ba BCH/TK Bình Thuận vẫn hoạt động ngày đêm, hơn nữa qua PRC25 có thể liên lạc trực tiếp với TD249/DP của Ðại Úy Huỳnh Văn Quý .. đang chiến đấu tại Phú Long, không xa Lương Sơn là mấy).
Lúc đó BCH Liên Ðoàn 925 đã dời từ Sông Mao về Lương Sơn, do TÐ212/ÐP bảo vệ nên Ðại Tá Khuy ra lệnh cho Tiểu Đoàn này phải tháo gỡ một số mìn chống chiến xa ở một vài vị trí không cần thiết và gài đặt lại ở những vị trí mới như cầu Phan Rí Cửa, cửa dốc Bà Chá để cản bước tiến của địch quân và vài nơi khác, bảo vệ đồn Lương Sơn. Ðồng thời cho mở kho phát hết súng chống chiến xa M72 cho binh sĩ.
+ Ðại Ðội 1, Tiểu Ðoàn 212 /Liên Ðoàn 925 ÐP/Bình Thuận Bắn Cháy Xe Tăng CSBV:
Theo Thiếu Úy Ðỗ Văn Khuyến (đại đội phó ÐÐ4/Tiểu Ðoàn 212 ÐP) và Thiếu Úy Bùi Ðảo (đại đội phó/ÐÐ3/TÐ212) đã xác nhận các sự kiện lịch sử có liên quân tới "Trận Phục Kích Bắn Cháy Chiến Xa Của CSBV tại Lương Sơn" vào đêm 16 4 1975 Lúc đó Tiểu Ðoàn 212 ÐP được phối trí như sau:
Ðại Ðội 1 do Ðại Úy Vĩnh (hiện ở Hoa Kỳ) chỉ huy, bố trí tại đồi Cát Ðỏ trước mặt xóm Nùng. Vị trí này nằm gần dốc Bà Chá và xóm Ruộng, có một bến phà vượt sông Lũy ra QL1 (đoạn đường sông Lũy, suối Nhum, Lương Sơn). Do trên Ðại Úy Vĩnh đã cho đặt một hàng rào Mìn Chống Chiến Xa từ xóm Nùng tới xóm Ruộng để phòng thủ vị trí đóng quân.
Ðêm 16 rạng ngày 17/4/1975, quân CS Bắc Việt sau khi vượt qua các quận Tuy Phong, Hòa Ða, Phan Lý Chàm ... tiến tới xóm Nùng Lương Sơn (không phải xóm Nùng tại suối Nhum sông Lũy) thì vướng Bãi Mìn Chống Chiến Xa của Ðại Ðội 1/TÐ229 ÐP khiến nhiều chiếc bốc cháy. Những xe tăng còn lại bắn trả dữ dội tứ phía. Do đó Ðại Ðội I phải nằm yên tại vị trí cũ ở trên đồi cát nên dù VC pha đèn sáng trưng tìm kiếm vẫn không phát giác được tung tích của ta. Cuối cùng chúng cho một bộ phận nhỏ tiếp tục tiến về hướng Lương Sơn. Số còn lại quay về hướng Phan Rí.
BCH Tiểu Ðoàn 212 đóng chung với BCH Liên Ðoàn 925 ÐP của Ðại Tá Khuy trong căn cứ Lương Sơn, có Ðại Ðội 2 và 3 /212 do Thiếu Tá Quân chỉ huy. Khi nhận được báo cáo của ÐÐ1/212 ÐP phát hiện xe tăng CSBV đang di chuyển trên Quốc Lộ 1 gần Lương Sơn, nên các đơn vị trú đóng tại các căn cứ, được lệnh phải di tản ra khỏi đồn để tránh pháo rồi sáng trở về chỉ để lại một bộ phận nhỏ phòng thủ đồn mà thôi. Ðoàn quân di chuyển về hướng Bắc kéo theo 2 khẩu đại bác 105 ly và toàn bộ đạn pháo vượt sông Lũy đến vị trí mới (đồn Lương Sơn cũ) bố trí quân chờ trời sáng.
Tiếng nổ vang trời bùng lên một vùng sáng chói đồng thời tiếng xích tiếng xe ngưng bặt. Bảy chiếc T54 trong đoàn xe của chúng đã cán phải bãi mìn chống chiến xa của ÐÐ1/212 và bốc cháy tại cửa dốc Bà Chá. Lúc đó đồng hồ đúng 3 giờ sáng rạng ngày 17 tháng 4 1975. Do tổn thất quá nặng nên CSBV phải mất một thời gian khá dài để tải thương dọn xác và ổn định lại hàng ngũ mới tiếp tục lên đường. Chiếc T54 khác dẫn đường. Đoàn xe đến trước đồn Lương Sơn lúc trời chưa sáng.
Tối 17/4/1975, các cánh quân còn lại của Liên Ðoàn 925 có Ðại Ðội 1/212 của Ðại Uý Vĩnh qua sông Lũy tới suối Nhum, băng qua mật khu Lê Hồng Phong ngang Bàu Trắng để ra bãi biển chờ chiến hạm HQ tới cứu. Sáng ngày 18/4 quân ta tới hòn Rơm thì đụng trận với VC dữ dội nên mãi tới chiều 18/4 mới tới được hòn Hồng, hòn Nghệ gần Mũi Né và bố trí quân trong đêm. Trong cuộc đụng độ này, tuy ÐÐ3/212 mở đường nhưng ÐÐ2/212 lại chạm địch nặng. Ngoài ra Ðại Úy Bá (tiểu đoàn phó TÐ212/ÐP) đã dẫn một cánh quân đi ngược đường về Lương Sơn và mất tích luôn từ đó đến nay.
Sáng ngày 19 4 1975 tại bờ biển hòn Rơm, Ðại Úy Vĩnh đi với một hiệu thính viên trên một chiếc thuyền nhỏ ra biển và tìm được 3 thuyền đánh cá lớn. Nhờ vậy đã chuyển được số quân nhân còn lại của TD212 vào Vũng Tàu. Trên biển khi đoàn ghe tới Bình Tuy thì gặp được Chiến Hạm HQ nên tất cả chuyển qua tàu lớn về Nam.
Còn Ðại Ðội 4/212 của Trung Úy Thê lúc đó đang đóng tại Cây Táo. Sau khi nhận được tin tiểu đoàn đã rút ra hòn Rơm nên cũng bỏ vị trí rút theo. Sau đó đại đội này liên lạc được với Chi Khu Hải Long, cho biết vào lúc 9 giờ sáng ngày 18 4 1975, Thiếu Tá Hàng Phong Cao sẽ di tản. Nhờ vậy đơn vị này cũng tháp tùng theo Chi Khu về Vũng Tàu.
Trong cuộc lui quân của BCH Liên Ðoàn 925 và TÐ212/ÐP, theo lời kể của các quân nhân dưới quyền, thì chính Ðại Úy Vĩnh ngoài việc chỉ huy Trận Phục Kích Bắn Cháy Xe Tăng của CSBV tại Lương Sơn, ông còn đưa đưọc tiểu đoàn vào Vũng Tàu an toàn. Theo tất cả nhân chứng có mặt tại chiến trường trong đêm 16 rạng ngày 17/4/1975, thì Ðại Ðội 1 thuộc Tiểu Ðoàn 212, Liên Ðoàn 925 ÐP, dưới quyền chỉ huy của Ðại Uý Vĩnh, đã dùng Mìn Chống Chiến Xa làm cháy 7 xe tăng của CSBV tại dốc Bà Chá, nằm giữa hai xóm Ruộng và xóm Nùng gần Lương Sơn, trên Quốc Lộ 1, đoạn từ suối Nhum đi Lương Sơn (Hòa Ða, Bình Thuận).
Sau ngày 1/5/1975, các sĩ quan thuộc Tiểu Khu Bình Thuận, khi di chuyển từ trại tù Kà Tót về Tổng Trại 8 Sông Mao, đi lao tác tại nông trường Bông Vải gần đập Ðồng Mới (Lương Sơn), vẫn còn thấy xác 3 chiếc xe tăng của CSBV bị cháy gồm 2 PT76 và T54. Còn 4 chiếc khác có lẽ sửa chữa được nên chúng đã kéo đi mất dạng.
Ðó là tất cả những chiến tích oai hùng của các chiến sĩ Ðịa Phương Quân & Nghĩa Quân thuộc Tiểu Khu Bình Thuận, đến giờ phút cuối cùng, từ binh sĩ tới các cấp chỉ huy đơn vị vẫn ở lại chiến đấu với kẻ thù tại mặt trận.
Nhân chứng còn đó, lịch sử tuy sang trang nhưng cũng không thể nào bôi xóa được sự thật, dù Việt Cộng hay bất cứ ai cứ ngậm máu phun người. Phải sống hay được sống thêm 34 năm để khóc cho những người đã nằm xuống, xin hãy tội nghiệp cho Họ mà “thức tỉnh lương tri “ để sám hối trong những ngày tàn của kiếp người.
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Cuối tháng 3 2009
quehuongngaymai.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trận phục kích chiến xa csbv đêm 16-4-1975
TRẬN PHỤC KÍCH CHIẾN XA CSBV ÐÊM 16-4-1975 TẠI LƯƠNG SƠN CỦA ÐẠI ÐỘI 1/TIỂU ÐOÀN 212/LIÊN ÐOÀN 925 ÐP BÌNH THUẬN
Tài Liệu của Ðại Úy Vĩnh, Hùng, Trung Úy Son
TRẬN PHỤC KÍCH CHIẾN XA CSBV ÐÊM 16-4-1975 TẠI LƯƠNG SƠN CỦA ÐẠI ÐỘI 1/TIỂU ÐOÀN 212/LIÊN ÐOÀN 925 ÐP BÌNH THUẬN
Tài Liệu của Ðại Úy Vĩnh, Hùng, Trung Úy Son, Hợi, Thiếu Úy Khuyến, Ðảo.. và Mường Giang
Liên Đoàn 925 Lưu Động Ðịa phương, gồm có 3 Tiểu Đoàn (212, 229, 248) và 1 trung đội Pháo Binh (2 khẩu 105 ly) thuộc quyền sử dụng thông qua 1 sĩ quan liên lạc Pháo Binh. BCH Liên Đoàn (liên đoàn trưởng là Ðại Tá Lại Văn Khuy), nguyên trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42/SÐ22BB, mới về nhậm chức, chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ với BCH Tiểu Khu, tại bốn quận miền Bắc gồm Hòa Ða, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Tuy Phong.
Chiều ngày 16 4 1975, tiền đồn Ðá Chẹt (Ðại Ðội 4/TÐ248 ÐP, đơn vị tuyến đầu của Tiểu Khu Bình Thuận giáp ranh với Ninh Thuận), do Trung Úy Nguyễn Tấn Hợi chỉ huy, báo cáo có 1 đoàn xe với chiến xa PT 76 và T54 yểm trợ đang di chuyển về hướng Nam trên Quốc Lộ 1 và dừng lại bên kia ranh giới thuộc lãnh thổ Ninh Thuận vì lúc đó có rất nhiều chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa đang hiện diện tại vịnh Cà Ná. Liên Đoàn báo về Tiểu Khu nhưng nhiều lần Tiểu Khu vẫn khẳng định "Ðó là đoàn xe di tản của Ninh Thuận...?" Hải Quân có pháo vào vài quả nhưng đoàn xe địch vô sự.
Ðầu tháng 4 1975, Tiểu Đoàn 229 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Tiến) được điều động từ phía Bắc đồn Lương Sơn (trên lãnh thổ quận Hòa Đa) về bảo vệ thành phố Phan Thiết theo lệnh của Tiểu Khu. Tiểu Đoàn 248 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Xuân) chịu trách nhiệm tuyến đầu trên lãnh thổ quận Tuy Phong và đặt BCH/TÐ tại cầu Ðại Hòa (trên Quốc Lộ 1). Tiểu Đoàn 212 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Quân) chịu trách nhiệm tuyến 2 phía Nam đồn Lương Sơn cũng thuộc lãnh thổ quận Hòa Đa. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và BCH/TÐ212 cùng đồn trú tại đồn Lương Sơn. Ðoàn xe của địch quân vẫn ở nguyên vị trí cho đến ngày 16 tháng 4 bên kia tiền đồn Ðá Chẹt.
Khoảng 4 giờ chiều ngày 16 tháng 4, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 925 Lưu Động Ðịa Phương mất hẳn liên lạc truyền tin với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Thuận, lúc đó gồm 3 bộ phận: BCH Tiền Phương của Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa đóng tại Lầu Ông Hoàng, BCH Nhẹ do Trung Tá Ðỗ Trọng Trí, tiểu khu phó kiêm tham mưu trưởng + Phòng 3/TK chỉ huy, đóng tại Trung Tâm Chiêu Hồi ở Vĩnh Phú và Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu do Thiếu Tá Phạm Minh, Tham Mưu Phó Hành Quân & Tiếp Vận chỉ huy (không biết vì lý do kỹ thuật hay đài tiếp vận Tà Dôn đã di tản), Tiểu Đoàn 248 và 4 Chi Khu Bắc Bình Thuận) (?). Nhưng căn cứ theo tài liệu của các sĩ quan chỉ huy lúc đó thì máy truyền tin của ba BCH/TK Bình Thuận vẫn hoạt động ngày đêm, hơn nữa qua PRC25 có thể liên lạc trực tiếp với TD249/DP của Ðại Úy Huỳnh Văn Quý .. đang chiến đấu tại Phú Long, không xa Lương Sơn là mấy).
Lúc đó BCH Liên Ðoàn 925 đã dời từ Sông Mao về Lương Sơn, do TÐ212/ÐP bảo vệ nên Ðại Tá Khuy ra lệnh cho Tiểu Đoàn này phải tháo gỡ một số mìn chống chiến xa ở một vài vị trí không cần thiết và gài đặt lại ở những vị trí mới như cầu Phan Rí Cửa, cửa dốc Bà Chá để cản bước tiến của địch quân và vài nơi khác, bảo vệ đồn Lương Sơn. Ðồng thời cho mở kho phát hết súng chống chiến xa M72 cho binh sĩ.
+ Ðại Ðội 1, Tiểu Ðoàn 212 /Liên Ðoàn 925 ÐP/Bình Thuận Bắn Cháy Xe Tăng CSBV:
Theo Thiếu Úy Ðỗ Văn Khuyến (đại đội phó ÐÐ4/Tiểu Ðoàn 212 ÐP) và Thiếu Úy Bùi Ðảo (đại đội phó/ÐÐ3/TÐ212) đã xác nhận các sự kiện lịch sử có liên quân tới "Trận Phục Kích Bắn Cháy Chiến Xa Của CSBV tại Lương Sơn" vào đêm 16 4 1975 Lúc đó Tiểu Ðoàn 212 ÐP được phối trí như sau:
Ðại Ðội 1 do Ðại Úy Vĩnh (hiện ở Hoa Kỳ) chỉ huy, bố trí tại đồi Cát Ðỏ trước mặt xóm Nùng. Vị trí này nằm gần dốc Bà Chá và xóm Ruộng, có một bến phà vượt sông Lũy ra QL1 (đoạn đường sông Lũy, suối Nhum, Lương Sơn). Do trên Ðại Úy Vĩnh đã cho đặt một hàng rào Mìn Chống Chiến Xa từ xóm Nùng tới xóm Ruộng để phòng thủ vị trí đóng quân.
Ðêm 16 rạng ngày 17/4/1975, quân CS Bắc Việt sau khi vượt qua các quận Tuy Phong, Hòa Ða, Phan Lý Chàm ... tiến tới xóm Nùng Lương Sơn (không phải xóm Nùng tại suối Nhum sông Lũy) thì vướng Bãi Mìn Chống Chiến Xa của Ðại Ðội 1/TÐ229 ÐP khiến nhiều chiếc bốc cháy. Những xe tăng còn lại bắn trả dữ dội tứ phía. Do đó Ðại Ðội I phải nằm yên tại vị trí cũ ở trên đồi cát nên dù VC pha đèn sáng trưng tìm kiếm vẫn không phát giác được tung tích của ta. Cuối cùng chúng cho một bộ phận nhỏ tiếp tục tiến về hướng Lương Sơn. Số còn lại quay về hướng Phan Rí.
BCH Tiểu Ðoàn 212 đóng chung với BCH Liên Ðoàn 925 ÐP của Ðại Tá Khuy trong căn cứ Lương Sơn, có Ðại Ðội 2 và 3 /212 do Thiếu Tá Quân chỉ huy. Khi nhận được báo cáo của ÐÐ1/212 ÐP phát hiện xe tăng CSBV đang di chuyển trên Quốc Lộ 1 gần Lương Sơn, nên các đơn vị trú đóng tại các căn cứ, được lệnh phải di tản ra khỏi đồn để tránh pháo rồi sáng trở về chỉ để lại một bộ phận nhỏ phòng thủ đồn mà thôi. Ðoàn quân di chuyển về hướng Bắc kéo theo 2 khẩu đại bác 105 ly và toàn bộ đạn pháo vượt sông Lũy đến vị trí mới (đồn Lương Sơn cũ) bố trí quân chờ trời sáng.
Tiếng nổ vang trời bùng lên một vùng sáng chói đồng thời tiếng xích tiếng xe ngưng bặt. Bảy chiếc T54 trong đoàn xe của chúng đã cán phải bãi mìn chống chiến xa của ÐÐ1/212 và bốc cháy tại cửa dốc Bà Chá. Lúc đó đồng hồ đúng 3 giờ sáng rạng ngày 17 tháng 4 1975. Do tổn thất quá nặng nên CSBV phải mất một thời gian khá dài để tải thương dọn xác và ổn định lại hàng ngũ mới tiếp tục lên đường. Chiếc T54 khác dẫn đường. Đoàn xe đến trước đồn Lương Sơn lúc trời chưa sáng.
Tối 17/4/1975, các cánh quân còn lại của Liên Ðoàn 925 có Ðại Ðội 1/212 của Ðại Uý Vĩnh qua sông Lũy tới suối Nhum, băng qua mật khu Lê Hồng Phong ngang Bàu Trắng để ra bãi biển chờ chiến hạm HQ tới cứu. Sáng ngày 18/4 quân ta tới hòn Rơm thì đụng trận với VC dữ dội nên mãi tới chiều 18/4 mới tới được hòn Hồng, hòn Nghệ gần Mũi Né và bố trí quân trong đêm. Trong cuộc đụng độ này, tuy ÐÐ3/212 mở đường nhưng ÐÐ2/212 lại chạm địch nặng. Ngoài ra Ðại Úy Bá (tiểu đoàn phó TÐ212/ÐP) đã dẫn một cánh quân đi ngược đường về Lương Sơn và mất tích luôn từ đó đến nay.
Sáng ngày 19 4 1975 tại bờ biển hòn Rơm, Ðại Úy Vĩnh đi với một hiệu thính viên trên một chiếc thuyền nhỏ ra biển và tìm được 3 thuyền đánh cá lớn. Nhờ vậy đã chuyển được số quân nhân còn lại của TD212 vào Vũng Tàu. Trên biển khi đoàn ghe tới Bình Tuy thì gặp được Chiến Hạm HQ nên tất cả chuyển qua tàu lớn về Nam.
Còn Ðại Ðội 4/212 của Trung Úy Thê lúc đó đang đóng tại Cây Táo. Sau khi nhận được tin tiểu đoàn đã rút ra hòn Rơm nên cũng bỏ vị trí rút theo. Sau đó đại đội này liên lạc được với Chi Khu Hải Long, cho biết vào lúc 9 giờ sáng ngày 18 4 1975, Thiếu Tá Hàng Phong Cao sẽ di tản. Nhờ vậy đơn vị này cũng tháp tùng theo Chi Khu về Vũng Tàu.
Trong cuộc lui quân của BCH Liên Ðoàn 925 và TÐ212/ÐP, theo lời kể của các quân nhân dưới quyền, thì chính Ðại Úy Vĩnh ngoài việc chỉ huy Trận Phục Kích Bắn Cháy Xe Tăng của CSBV tại Lương Sơn, ông còn đưa đưọc tiểu đoàn vào Vũng Tàu an toàn. Theo tất cả nhân chứng có mặt tại chiến trường trong đêm 16 rạng ngày 17/4/1975, thì Ðại Ðội 1 thuộc Tiểu Ðoàn 212, Liên Ðoàn 925 ÐP, dưới quyền chỉ huy của Ðại Uý Vĩnh, đã dùng Mìn Chống Chiến Xa làm cháy 7 xe tăng của CSBV tại dốc Bà Chá, nằm giữa hai xóm Ruộng và xóm Nùng gần Lương Sơn, trên Quốc Lộ 1, đoạn từ suối Nhum đi Lương Sơn (Hòa Ða, Bình Thuận).
Sau ngày 1/5/1975, các sĩ quan thuộc Tiểu Khu Bình Thuận, khi di chuyển từ trại tù Kà Tót về Tổng Trại 8 Sông Mao, đi lao tác tại nông trường Bông Vải gần đập Ðồng Mới (Lương Sơn), vẫn còn thấy xác 3 chiếc xe tăng của CSBV bị cháy gồm 2 PT76 và T54. Còn 4 chiếc khác có lẽ sửa chữa được nên chúng đã kéo đi mất dạng.
Ðó là tất cả những chiến tích oai hùng của các chiến sĩ Ðịa Phương Quân & Nghĩa Quân thuộc Tiểu Khu Bình Thuận, đến giờ phút cuối cùng, từ binh sĩ tới các cấp chỉ huy đơn vị vẫn ở lại chiến đấu với kẻ thù tại mặt trận.
Nhân chứng còn đó, lịch sử tuy sang trang nhưng cũng không thể nào bôi xóa được sự thật, dù Việt Cộng hay bất cứ ai cứ ngậm máu phun người. Phải sống hay được sống thêm 34 năm để khóc cho những người đã nằm xuống, xin hãy tội nghiệp cho Họ mà “thức tỉnh lương tri “ để sám hối trong những ngày tàn của kiếp người.
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Cuối tháng 3 2009
quehuongngaymai.com
Sinh Tồn chuyển
Tài Liệu của Ðại Úy Vĩnh, Hùng, Trung Úy Son, Hợi, Thiếu Úy Khuyến, Ðảo.. và Mường Giang
Liên Đoàn 925 Lưu Động Ðịa phương, gồm có 3 Tiểu Đoàn (212, 229, 248) và 1 trung đội Pháo Binh (2 khẩu 105 ly) thuộc quyền sử dụng thông qua 1 sĩ quan liên lạc Pháo Binh. BCH Liên Đoàn (liên đoàn trưởng là Ðại Tá Lại Văn Khuy), nguyên trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42/SÐ22BB, mới về nhậm chức, chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ với BCH Tiểu Khu, tại bốn quận miền Bắc gồm Hòa Ða, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Tuy Phong.
Chiều ngày 16 4 1975, tiền đồn Ðá Chẹt (Ðại Ðội 4/TÐ248 ÐP, đơn vị tuyến đầu của Tiểu Khu Bình Thuận giáp ranh với Ninh Thuận), do Trung Úy Nguyễn Tấn Hợi chỉ huy, báo cáo có 1 đoàn xe với chiến xa PT 76 và T54 yểm trợ đang di chuyển về hướng Nam trên Quốc Lộ 1 và dừng lại bên kia ranh giới thuộc lãnh thổ Ninh Thuận vì lúc đó có rất nhiều chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa đang hiện diện tại vịnh Cà Ná. Liên Đoàn báo về Tiểu Khu nhưng nhiều lần Tiểu Khu vẫn khẳng định "Ðó là đoàn xe di tản của Ninh Thuận...?" Hải Quân có pháo vào vài quả nhưng đoàn xe địch vô sự.
Ðầu tháng 4 1975, Tiểu Đoàn 229 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Tiến) được điều động từ phía Bắc đồn Lương Sơn (trên lãnh thổ quận Hòa Đa) về bảo vệ thành phố Phan Thiết theo lệnh của Tiểu Khu. Tiểu Đoàn 248 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Xuân) chịu trách nhiệm tuyến đầu trên lãnh thổ quận Tuy Phong và đặt BCH/TÐ tại cầu Ðại Hòa (trên Quốc Lộ 1). Tiểu Đoàn 212 (tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Quân) chịu trách nhiệm tuyến 2 phía Nam đồn Lương Sơn cũng thuộc lãnh thổ quận Hòa Đa. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và BCH/TÐ212 cùng đồn trú tại đồn Lương Sơn. Ðoàn xe của địch quân vẫn ở nguyên vị trí cho đến ngày 16 tháng 4 bên kia tiền đồn Ðá Chẹt.
Khoảng 4 giờ chiều ngày 16 tháng 4, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 925 Lưu Động Ðịa Phương mất hẳn liên lạc truyền tin với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Thuận, lúc đó gồm 3 bộ phận: BCH Tiền Phương của Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa đóng tại Lầu Ông Hoàng, BCH Nhẹ do Trung Tá Ðỗ Trọng Trí, tiểu khu phó kiêm tham mưu trưởng + Phòng 3/TK chỉ huy, đóng tại Trung Tâm Chiêu Hồi ở Vĩnh Phú và Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu do Thiếu Tá Phạm Minh, Tham Mưu Phó Hành Quân & Tiếp Vận chỉ huy (không biết vì lý do kỹ thuật hay đài tiếp vận Tà Dôn đã di tản), Tiểu Đoàn 248 và 4 Chi Khu Bắc Bình Thuận) (?). Nhưng căn cứ theo tài liệu của các sĩ quan chỉ huy lúc đó thì máy truyền tin của ba BCH/TK Bình Thuận vẫn hoạt động ngày đêm, hơn nữa qua PRC25 có thể liên lạc trực tiếp với TD249/DP của Ðại Úy Huỳnh Văn Quý .. đang chiến đấu tại Phú Long, không xa Lương Sơn là mấy).
Lúc đó BCH Liên Ðoàn 925 đã dời từ Sông Mao về Lương Sơn, do TÐ212/ÐP bảo vệ nên Ðại Tá Khuy ra lệnh cho Tiểu Đoàn này phải tháo gỡ một số mìn chống chiến xa ở một vài vị trí không cần thiết và gài đặt lại ở những vị trí mới như cầu Phan Rí Cửa, cửa dốc Bà Chá để cản bước tiến của địch quân và vài nơi khác, bảo vệ đồn Lương Sơn. Ðồng thời cho mở kho phát hết súng chống chiến xa M72 cho binh sĩ.
+ Ðại Ðội 1, Tiểu Ðoàn 212 /Liên Ðoàn 925 ÐP/Bình Thuận Bắn Cháy Xe Tăng CSBV:
Theo Thiếu Úy Ðỗ Văn Khuyến (đại đội phó ÐÐ4/Tiểu Ðoàn 212 ÐP) và Thiếu Úy Bùi Ðảo (đại đội phó/ÐÐ3/TÐ212) đã xác nhận các sự kiện lịch sử có liên quân tới "Trận Phục Kích Bắn Cháy Chiến Xa Của CSBV tại Lương Sơn" vào đêm 16 4 1975 Lúc đó Tiểu Ðoàn 212 ÐP được phối trí như sau:
Ðại Ðội 1 do Ðại Úy Vĩnh (hiện ở Hoa Kỳ) chỉ huy, bố trí tại đồi Cát Ðỏ trước mặt xóm Nùng. Vị trí này nằm gần dốc Bà Chá và xóm Ruộng, có một bến phà vượt sông Lũy ra QL1 (đoạn đường sông Lũy, suối Nhum, Lương Sơn). Do trên Ðại Úy Vĩnh đã cho đặt một hàng rào Mìn Chống Chiến Xa từ xóm Nùng tới xóm Ruộng để phòng thủ vị trí đóng quân.
Ðêm 16 rạng ngày 17/4/1975, quân CS Bắc Việt sau khi vượt qua các quận Tuy Phong, Hòa Ða, Phan Lý Chàm ... tiến tới xóm Nùng Lương Sơn (không phải xóm Nùng tại suối Nhum sông Lũy) thì vướng Bãi Mìn Chống Chiến Xa của Ðại Ðội 1/TÐ229 ÐP khiến nhiều chiếc bốc cháy. Những xe tăng còn lại bắn trả dữ dội tứ phía. Do đó Ðại Ðội I phải nằm yên tại vị trí cũ ở trên đồi cát nên dù VC pha đèn sáng trưng tìm kiếm vẫn không phát giác được tung tích của ta. Cuối cùng chúng cho một bộ phận nhỏ tiếp tục tiến về hướng Lương Sơn. Số còn lại quay về hướng Phan Rí.
BCH Tiểu Ðoàn 212 đóng chung với BCH Liên Ðoàn 925 ÐP của Ðại Tá Khuy trong căn cứ Lương Sơn, có Ðại Ðội 2 và 3 /212 do Thiếu Tá Quân chỉ huy. Khi nhận được báo cáo của ÐÐ1/212 ÐP phát hiện xe tăng CSBV đang di chuyển trên Quốc Lộ 1 gần Lương Sơn, nên các đơn vị trú đóng tại các căn cứ, được lệnh phải di tản ra khỏi đồn để tránh pháo rồi sáng trở về chỉ để lại một bộ phận nhỏ phòng thủ đồn mà thôi. Ðoàn quân di chuyển về hướng Bắc kéo theo 2 khẩu đại bác 105 ly và toàn bộ đạn pháo vượt sông Lũy đến vị trí mới (đồn Lương Sơn cũ) bố trí quân chờ trời sáng.
Tiếng nổ vang trời bùng lên một vùng sáng chói đồng thời tiếng xích tiếng xe ngưng bặt. Bảy chiếc T54 trong đoàn xe của chúng đã cán phải bãi mìn chống chiến xa của ÐÐ1/212 và bốc cháy tại cửa dốc Bà Chá. Lúc đó đồng hồ đúng 3 giờ sáng rạng ngày 17 tháng 4 1975. Do tổn thất quá nặng nên CSBV phải mất một thời gian khá dài để tải thương dọn xác và ổn định lại hàng ngũ mới tiếp tục lên đường. Chiếc T54 khác dẫn đường. Đoàn xe đến trước đồn Lương Sơn lúc trời chưa sáng.
Tối 17/4/1975, các cánh quân còn lại của Liên Ðoàn 925 có Ðại Ðội 1/212 của Ðại Uý Vĩnh qua sông Lũy tới suối Nhum, băng qua mật khu Lê Hồng Phong ngang Bàu Trắng để ra bãi biển chờ chiến hạm HQ tới cứu. Sáng ngày 18/4 quân ta tới hòn Rơm thì đụng trận với VC dữ dội nên mãi tới chiều 18/4 mới tới được hòn Hồng, hòn Nghệ gần Mũi Né và bố trí quân trong đêm. Trong cuộc đụng độ này, tuy ÐÐ3/212 mở đường nhưng ÐÐ2/212 lại chạm địch nặng. Ngoài ra Ðại Úy Bá (tiểu đoàn phó TÐ212/ÐP) đã dẫn một cánh quân đi ngược đường về Lương Sơn và mất tích luôn từ đó đến nay.
Sáng ngày 19 4 1975 tại bờ biển hòn Rơm, Ðại Úy Vĩnh đi với một hiệu thính viên trên một chiếc thuyền nhỏ ra biển và tìm được 3 thuyền đánh cá lớn. Nhờ vậy đã chuyển được số quân nhân còn lại của TD212 vào Vũng Tàu. Trên biển khi đoàn ghe tới Bình Tuy thì gặp được Chiến Hạm HQ nên tất cả chuyển qua tàu lớn về Nam.
Còn Ðại Ðội 4/212 của Trung Úy Thê lúc đó đang đóng tại Cây Táo. Sau khi nhận được tin tiểu đoàn đã rút ra hòn Rơm nên cũng bỏ vị trí rút theo. Sau đó đại đội này liên lạc được với Chi Khu Hải Long, cho biết vào lúc 9 giờ sáng ngày 18 4 1975, Thiếu Tá Hàng Phong Cao sẽ di tản. Nhờ vậy đơn vị này cũng tháp tùng theo Chi Khu về Vũng Tàu.
Trong cuộc lui quân của BCH Liên Ðoàn 925 và TÐ212/ÐP, theo lời kể của các quân nhân dưới quyền, thì chính Ðại Úy Vĩnh ngoài việc chỉ huy Trận Phục Kích Bắn Cháy Xe Tăng của CSBV tại Lương Sơn, ông còn đưa đưọc tiểu đoàn vào Vũng Tàu an toàn. Theo tất cả nhân chứng có mặt tại chiến trường trong đêm 16 rạng ngày 17/4/1975, thì Ðại Ðội 1 thuộc Tiểu Ðoàn 212, Liên Ðoàn 925 ÐP, dưới quyền chỉ huy của Ðại Uý Vĩnh, đã dùng Mìn Chống Chiến Xa làm cháy 7 xe tăng của CSBV tại dốc Bà Chá, nằm giữa hai xóm Ruộng và xóm Nùng gần Lương Sơn, trên Quốc Lộ 1, đoạn từ suối Nhum đi Lương Sơn (Hòa Ða, Bình Thuận).
Sau ngày 1/5/1975, các sĩ quan thuộc Tiểu Khu Bình Thuận, khi di chuyển từ trại tù Kà Tót về Tổng Trại 8 Sông Mao, đi lao tác tại nông trường Bông Vải gần đập Ðồng Mới (Lương Sơn), vẫn còn thấy xác 3 chiếc xe tăng của CSBV bị cháy gồm 2 PT76 và T54. Còn 4 chiếc khác có lẽ sửa chữa được nên chúng đã kéo đi mất dạng.
Ðó là tất cả những chiến tích oai hùng của các chiến sĩ Ðịa Phương Quân & Nghĩa Quân thuộc Tiểu Khu Bình Thuận, đến giờ phút cuối cùng, từ binh sĩ tới các cấp chỉ huy đơn vị vẫn ở lại chiến đấu với kẻ thù tại mặt trận.
Nhân chứng còn đó, lịch sử tuy sang trang nhưng cũng không thể nào bôi xóa được sự thật, dù Việt Cộng hay bất cứ ai cứ ngậm máu phun người. Phải sống hay được sống thêm 34 năm để khóc cho những người đã nằm xuống, xin hãy tội nghiệp cho Họ mà “thức tỉnh lương tri “ để sám hối trong những ngày tàn của kiếp người.
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Cuối tháng 3 2009
quehuongngaymai.com
Sinh Tồn chuyển