Trang lá cải
Trang Lá Cải Ngày 24 Tháng 3 Năm 2021
LHQ thông qua nghị quyết lên án quân đội Myanmar
Hội đồng Nhân quyền LHQ tiếp tục lên án quân đội Myanmar dùng vũ lực với người biểu tình và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho bà Suu Kyi.
47 thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 24/3 thông qua nghị quyết chỉ trích "việc sử dụng vũ lực không tương xứng", bao gồm việc các lực lượng vũ trang và cảnh sát Myanmar sử dụng "vũ lực gây chết người" ở nhiều nơi.
Nghị quyết được thông qua không cần bỏ phiếu, nhắc lại lời kêu gọi quân đội Myanmar khôi phục chế độ dân sự và trả tự do ngay lập tức cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Myanmar chỉ trích nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ, vốn do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất, gọi đây là "văn bản bị chính trị hóa, một chiều, thiếu tính công bằng, độc lập và không đáng tin cậy". Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar Kyaw Myo Htut nói nghị quyết mang tính "xâm phạm và không chính xác".
Nghị quyết kêu gọi Myanmar cấp "quyền tiếp cận lập tức, đầy đủ, không hạn chế và không bị giám sát"cho các quan sát viên độc lập, chuyên gia, nhân viên ngoại giao, truyền thông và đặc phái viên LHQ phụ trách vấn đề Myanmar Michelle Bachelet, đồng thời hối thúc bà thành lập văn phòng ở quốc gia Đông Nam Á.
Biểu tình nổ ra tại nhiều nơi ở Myanmar những tuần qua khiến lực lượng an ninh nước này sử dụng vũ lực để đẩy lùi. Bất chấp cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc lên án, tình trạng đổ máu vẫn tiếp diễn tại Myanmar.
Chính quyền quân sự Myanmar xác nhận 164 dân thường và 9 nhân viên lực lượng an ninh thiệt mạng trong các vụ đụng độ, khẳng định họ "không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trấn áp tình trạng vô chính phủ". Các tổ chức phi chính phủ cho biết hơn 260 người được xác nhận đã chết và hàng nghìn người bị bắt.
Phát ngôn viên Zaw Min Tun ngày 23/3 cho biết các cuộc biểu tình và bạo lực ở Myanmar "đang giảm dần", giới chức nước này sẽ tập trung vào các hành vi kích động và lực lượng an ninh "sẽ sử dụng vũ lực ít nhất có thể" nếu xảy ra bạo động. Ông cho biết chính phủ Myanmar lấy làm tiếc trước việc hơn 170 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ.
Giới chức Myanmar ngày 24/3 thả hơn 600 người bị bắt trong các cuộc biểu tình trước đó, song chưa xác nhận con số cụ thể. Những người này bị bắt vào ban đêm hoặc ra ngoài mua đồ và vi phạm thiết quân luật, một luật sư cho biết.
***********
Công tố viên bị giáng chức vì lén làm nhân viên giao đồ ăn
MỹGregg Shore từng giữ vị trí cao thứ hai tại phòng công tố cho tới khi bị giáng chức vì lén làm tài xế giao đồ ăn trong giờ làm việc.
Gregg Shore "không còn là phó phòng công tố", theo thông báo ngày 18/3 của trưởng phòng công tố hạt Bucks, bang Pennsylvania.
Trả lời truyền thông, Shore thừa nhận sai lầm và cho biết đã trở thành người vận chuyển cho DoorDash, ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến, vì lý do "cá nhân" trong khi Covid-19 bùng phát. "Tôi chủ yếu làm việc vào buổi tối và cuối tuần", Shore nói.
Nhưng từ tháng 10/2020 tới tháng 2/2021, Shore đã đưa đồ ăn trong giờ làm việc. Khi bị người dân phát hiện, ông ta cho biết đã dùng số ngày nghỉ tích lũy để bồi hoàn cho hạt Bucks số tiền mình kiếm được sau những lần đưa đồ ăn. "Tôi nhận ra mình đã phản bội cấp trên, đồng nghiệp, và quan trọng nhất là người dân hạt Bucks", Shore nói.
Shore từng làm việc cho phòng công tố hạt Bucks trong năm 1996-2000. Sau thời gian công tác ở địa phương khác, ông quay về hạt Bucks vào năm 2015. Hai năm sau, Shore trở thành phó phòng công tố với mức lương gần 130.000 USD (gần 3 tỷ đồng) mỗi năm. Theo cấp trên, Shore có công sáng lập đơn vị chống lừa đảo bảo hiểm và từng truy tố thành công hai bị cáo trong vụ án mạng chết bốn người ở địa phương.
Vì thành tích trên, trưởng công tố hạt Bucks không lập tức sa thải Shore. "Shore luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ kể cả khi đã ngoài giờ làm và khi đang làm cho DoorDash... Tôi sẽ cho ông ta cơ hội chuộc lỗi", vị này cho biết.
Shore sẽ tiếp tục làm việc cho phòng công tố ở vị trí công tố viên. Chức vụ phó phòng sẽ do nữ đồng nghiệp với thâm niên 20 năm đảm nhiệm.
Theo Door Dash, tài xế giao đồ cho ứng dụng này được trả từ hai đến 10 USD mỗi đơn hàng, chưa tính tiền tip và đôi khi cả tiền thưởng. Năm 2019, Tony Xu, giám đốc điều hành của DoorDash, cho biết tài xế trung bình nhận lương 17,5 USD mỗi giờ, trong đó một giờ được tính theo thời gian nhận và giao đồ ăn, không tính thời gian chờ nhận đơn.
***********
Kinh hoàng hàng triệu con chuột to như mèo khiến binh sĩ Thế chiến I khổ sở
Cuộc sống tại các chiến hào chưa bao giờ là dễ chịu với binh sĩ. Ảnh minh họa: Pinterest
Chiến hào được sử dụng chủ yếu ở Mặt trận phía Tây (một khu vực ở phía bắc nước Pháp và Bỉ) trong Thế chiến I (1914 - 1918). Các đường hào dài và hẹp được đào len lỏi khắp mặt đất là nơi bộ binh trấn giữ. Chúng được thiết kế để bảo vệ binh sĩ khỏi hỏa lực (súng máy, pháo) của đối phương.
Tuy vậy, cuộc sống nơi chiến hào không bao giờ là dễ chịu. Ngoài việc đối phó với đối phương, các binh sĩ còn phải sống trong điều kiện ẩm ướt, mùi hôi thối, rác thải ngập ngụa và bệnh tật, theo trang NZ History.
"Cuộc sống trong chiến hào là 'địa ngục trần gian'. Rận, xác chết và đặc biệt là chuột có ở khắp nơi", James Lovegrave, cựu binh Anh, chia sẻ trong cuộc phỏng vấn năm 1993.
Lũ chuột thời kỳ này thực sự là "nỗi ám ảnh" với các binh sĩ.
Theo trang Rare Historical Photos, chuột có mặt ở khắp các chiến hào trong Thế chiến I. Chúng bị thu hút bởi chất thải của con người và cả thi thể binh sĩ tử trận, được chôn tạm ở các chiến hào.
Các thi thể này sẽ lộ ra chỉ sau một trận mưa lớn hoặc một đợt pháo kích. Do thức ăn khan hiếm trong khi số lượng ngày càng lớn, lũ chuột ăn cả thi thể binh sĩ tử trận. Chúng còn được gọi là chuột "ăn thây người".
Điều kiện ở chiến hào cũng là "lý tưởng" với lũ chuột. Chúng phát triển với kích thước lớn bất thường và không sợ người. Chuột ngang nhiên bò qua mặt nhiều binh sĩ, lần mò đồ ăn trong chiến hào. Những người lính bị thương còn bị chúng tấn công vào vết thương hở. "Lũ chuột rất lớn, tới mức chúng sẵn sàng tấn công binh sĩ bị thương nếu người này không thể kháng cự", một binh sĩ viết.
Binh sĩ Anh, George Coppard, chia sẻ một lý do khiến lũ chuột thời kỳ này có kích thước lớn: "Không có hệ thống xử lý rác thải phù hợp ở các chiến hào. Các hộp đồ ăn đủ loại vứt bừa bãi ở 2 đầu chiến hào. Hàng triệu hộp đồ ăn với chút ít đồ thừa trải dài hàng trăm km của chiến hào là kho thức ăn tiềm tàng của lũ chuột. Vào ban đêm, tiếng hộp thiếc va vào nhau rộ lên. Đó là lúc lũ chuột đi ăn".
Chuột ở chiến hào phát triển với kích thước lớn. Ảnh: Planet Figure
Trước sự quấy nhiễu của chuột, các binh sĩ tìm mọi cách để tiêu diệt chúng. Bất chấp việc bắn chuột bị cấm vì lãng phí đạn và có thể làm lộ nơi ẩn náu, một số binh sĩ vẫn làm điều này khi phát hiện chuột.
Richard Beasley, một binh sĩ trong Thế chiến I, chia sẻ năm 1993: "Chỉ cần bỏ quên thức ăn trong giây lát, lũ chuột sẽ mò tới. Chúng không hề sợ con người. Đôi khi, chúng tôi bắn chúng nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy. Chúng tôi có thể bị phạt vì lãng phí đạn nếu cấp trên bắt gặp".
"Đôi khi, các binh sĩ giải trí bằng cách buộc một mẩu thịt xông khói trước mũi súng trường đã lên đạn. Họ muốn dụ lũ chuột tới và bắn chúng ở khoảng cách gần", Frank Laird, binh sĩ Anh, chia sẻ sau chiến tranh.
Một số binh sĩ khác dùng lưỡi lê đâm chuột.
Những nỗ lực đó không thể tiêu diệt hết số lượng chuột khổng lồ lên tới hàng triệu con và sinh sản nhanh. Một đôi chuột có thể đẻ ra 900 con chuột trong một năm.
"Những con chuột chui từ lòng đất lên các chiến hào, ăn thi thể binh sĩ tử trận và số lượng của chúng ngày càng tăng lên", tác giả Robert Graves viết trong cuốn sách "Goodbye to All That".
"Điều gì xảy ra với những con chuột dưới làn đạn pháo dày đặc là một bí ẩn nhưng chúng sống rất 'dai' trước các loại vũ khí mới, kể cả khí độc", binh sĩ Coppard viết trong cuốn sách "With A Machine Gun to Cambrai " (năm 1969).
Mèo và chó sục là giải pháp tiếp theo của những binh sĩ ở chiến trường nhưng chỉ có một loài cho hiệu quả cao. Đó là chó sục.
Một binh sĩ Pháp chụp ảnh cùng chú chó sục và "thành quả" bắt chuột trong Thế chiến I. Ảnh: Planet Figure
"Một câu chuyện được nhiều người kể lại về việc một số binh sĩ mang theo một con mèo tới để bắt chuột ở chiến hào. Sáng hôm sau, những gì còn lại chỉ là phần đuôi mèo", tác giả Mara Bovsun viết trên trang AKC Gazette năm 2007.
Theo bà Mara, chiến hào là "địa ngục" với binh sĩ nhưng lại là "thiên đường" với chó sục.
"Champion Rat Dog of Western Front" (tạm dịch: 'Nhà vô địch' bắt chuột ở Mặt trận phía Tây) là tiêu đề của câu chuyện về Norah, chú chó sục Ireland. Norah từ nhỏ đã cùng với chủ nhân là binh nhì Thomas Radford, thuộc quân đoàn thú y Canada, ra chiến trường.
Chú chó sục này được Radford huấn luyện để quen với việc săn chuột ở chiến hào. Radford cho biết, Norah đã bắt và giết gần 100.000 con chuột ở chiến trường trong hơn 3 năm.
"Thời gian khi còn ở Saint-Omer, Pháp, Norah bắt được 628 con chuột. Nó 'đi săn' cật lực từ 12h tới 19h mỗi ngày để có được thành tích đó. Tới nỗi, 5 ngày sau, Norah không thể mở nổi miệng vì đã dùng nó quá nhiều khi săn chuột", Radford khoe với một phóng viên chiến trường.
Theo bà Mara, dù con số này có thể bị phóng đại nhưng tầm quan trọng của những chú chó sục ở chiến trường là không thể phủ nhận, nhất là ở khả năng diệt chuột.
Vậy điều gì khiến chó sục hiệu quả hơn mèo khi đi săn chuột ở chiến hào?
Khác biệt nằm ở cách xử lý của mèo và chó sục khi bắt được chuột. Nếu là mèo, nó sẽ vờn chuột một lúc rồi mới cắn chết. Nhưng chó sục thì không. Khi bắt được chuột, chó sục sẽ cắn chết con mồi rồi tiếp tục săn tìm con khác.
Một điều nữa dẫn tới khác biệt giữa chó sục và mèo trong việc bắt chuột là ngoại hình. Những con chuột thời đó có kích thước lớn và không nhút nhát. Nhiều con chuột còn to hơn cả mèo và quan trọng hơn là số lượng chuột rất đông, trong khi mèo có hạn.
Chó sục lớn, khỏe hơn mèo và sẽ tấn công liên tục khi nhìn thấy chuột. Hàm của chó sục cũng lớn và có lực cắn tốt hơn mèo. Chó sục có kích thước vừa đủ nhỏ để len lỏi trong các ngóc ngách của chiến hào chật chội, vừa đủ lớn để đối đầu với lũ chuột có kích thước lớn bất thường.
*************
Hy vọng minh oan của 'nữ sát thủ tồi tệ nhất'
Australia18 năm trước, Kathleen Folbigg bị kết tội giết bốn con nhỏ nhưng chứng cứ khoa học mới có thể giúp bà minh oan.
Khi Folbigg bị tòa án phạt 40 năm tù vào năm 2003, báo chí trong nước gọi bà là "nữ sát thủ hàng loạt tồi tệ nhất" của Australia. Nhưng từ trước tới nay, Folbigg vẫn luôn khẳng định vô tội và cho rằng cái chết của bốn đứa con do hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS), thuật ngữ chỉ chung cho các trường hợp trẻ em chết bất ngờ không rõ lý do.
Trong lá thư gửi đến thống đốc bang New South Wales vào giữa tháng 3/2021, 90 nhà khoa học hàng đầu Australia, trong đó có hai người từng nhận giải Nobel, lên tiếng ủng hộ Folbigg. Theo các nhà khoa học, chứng cứ mới về mặt di truyền cho thấy bốn đứa con nhỏ dưới hai tuổi của Folbigg chết vì lý do tự nhiên. Từ đó, lá thư kêu gọi trả tự do cho Folbigg để chấm dứt "bản án oan" này.
Sinh năm 1968, Kathleen Folbigg mồ côi mẹ khi mới 18 tháng tuổi do bố của bà giết vợ trong một lần cãi nhau. Cuối thập niên 1980, Folbigg kết hôn và sinh bé trai tên Caleb. Nhưng chỉ 19 ngày tuổi, bé đột tử và được xác định lý do là SIDS.
Gần hai năm sau, Patrick, đứa con thứ hai chết lúc 8 tháng tuổi. Theo thông tin trên giấy chứng tử, cậu bé bị mù, mắc chứng động kinh, và chết vì ngạt thở.
Đứa con thứ ba, bé gái tên Sarah, tử vong vào ngày 30/8/1993 khi 10 tháng tuổi và cũng được nhận định là SIDS. Tháng 3/1999, người con cuối cùng của Folbigg, bé gái tên Laura, chết vào lúc 18 tháng tuổi vì nguyên nhân "không được xác định".
Folbigg bị nghi ngờ giết con do đơn tố cáo của chồng, người sinh nghi sau khi đọc nhật ký của vợ. "Tôi cảm thấy như là người mẹ tồi nhất trên Trái đất, và tôi sợ Laura sẽ bỏ tôi mà đi, như Sarah. Tôi biết tôi nóng tính và đôi lúc ác với con bé (ý chỉ Sarah). Và nó đã ra đi, với một chút giúp đỡ. Điều này không thể xảy ra lần nữa. Tôi xấu hổ với chính mình. Tôi không thể kể chuyện này với chồng vì anh ấy sẽ lo lắng khi để con cho tôi trông", nhật ký thể hiện.
Trước nhà chức trách, Folbigg nói những dòng trên chỉ là mình ghi chép lại sự tội lỗi và tuyệt vọng của một bà mẹ trẻ. Cụm "với một chút giúp đỡ" là để Folbigg bày tỏ niềm hy vọng rằng Chúa đã đưa con mình về nhà. Tuy không có chứng cứ pháp y hoặc nhân chứng, bà vẫn bị khởi tố trong cái chết của bốn đứa con.
Trong phiên xét xử năm 2003, vị bác sĩ từng nhận định nguyên nhân chết của bé Laura là "không xác định" đã ra làm chứng cho cơ quan công tố rằng chưa bao giờ gặp trường hợp bốn đứa trẻ trong cùng gia đình lần lượt tử vong.
Bác sĩ không đưa ra dữ liệu độc lập nhưng lời khai của vị này được công tố viên dùng để lập luận rằng việc "người bị sét đánh hoặc lợn biết bay" có nhiều khả năng xảy ra hơn cái chết của bốn đứa trẻ nhỏ trong cùng một gia đình trong thời gian 10 năm. Công tố viên còn nhắc đến những dòng nhật ký của Folbigg, bên cạnh chứng cứ về xác suất.
Lập luận của công tố viên đã thuyết phục được bồi thẩm đoàn. Kathleen Folbigg bị kết tội làm ngạt thở bốn đứa trẻ.
Nhưng theo các nhà khoa học ủng hộ Folbigg, chưa bao giờ có chứng cứ y khoa cho thấy có hành vi làm ngạt thở. Tại thời điểm tử vong, cơ thể bốn đứa trẻ vốn đã không được khỏe, trong đó Laura, đứa trẻ cuối cùng, đã bị ốm vì nhiễm trùng hô hấp. Giải phẫu tử thi còn cho thấy tim của Laura bị viêm.
Dựa vào những chi tiết trên, luật sư của Folbigg đề nghị các nhà khoa học vào cuộc để tìm kiếm đột biến sinh học có thể giải thích cho trường hợp của gia đình Folbigg. Tháng 10/2018, Carola Vinuesa, nhà miễn dịch học thuộc trường Đại học Quốc gia Australia, cùng một thành viên trong đội, tiến sĩ Todor Arsov, đồng ý giải trình tự bộ gen của Folbigg sau khi được bà đồng ý.
Cả hai nhà nghiên cứu sau đó đều thấy rằng Folbigg có đột biến hiếm gặp trong đoạn gen có tên CALM2, một trong ba gen CALM. Về cơ bản, khiếm khuyết tại gen CALM sẽ tạo ra rối loạn nhịp tim có thể gây ngưng tim và tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo giáo sư Vinuesa, chỉ khoảng 75 người trên thế giới được ghi nhận có đột biến gen CALM gây bệnh, bao gồm một số bố mẹ không có triệu chứng. Con cái của ít nhất 20 trên 75 người nói trên đã tử vong, trong khi nhiều trường hợp khác từng bị ngưng tim. Hiện tượng này đặc biệt hay xảy ra khi cơ thể trẻ có yếu tố thúc đẩy làm tăng lượng adrenaline như pseudoephedrine, loại thuốc Laura đang được cho dùng khi tử vong.
Qua phân tích mẫu máu và mô của bốn đứa trẻ nhà Folbigg, một nhóm các nhà di truyền học, bao gồm giáo sư Vinuesa và tiến sĩ Arsov, phát hiện Sarah và Laura đều có đột biến gen như mẹ. Những thông tin mới mẻ này đã được chia sẻ trước tòa trong quá trình thẩm tra bản án của Folbigg vào cuối năm 2018 đầu năm 2019.
Cho rằng chứng cứ trên không được tòa nhìn nhận nghiêm túc, giáo sư Vinuesa tiếp tục viết thư cho giáo sư Peter Schwartz, bác sĩ chuyên khoa tim và nhà di truyền học về tim hàng đầu thế giới tại Milan (Italy).
Trong thư hồi âm, giáo sư Schwartz nói có biết tới một gia đình ở Mỹ có hai con nhỏ cũng có đột biến gen tương tự. Hai đứa trẻ lần lượt chết do đau tim và ngưng tim. Phát hiện này cũng được giáo sư Schwartz gửi cho hội đồng thẩm tra bản án.
Tuy nhiên, vào tháng 7/2019, thẩm phán cho biết đã xem xét chứng cứ khoa học mới nhưng thấy cuốn nhật ký của Folbigg vẫn khá thuyết phục. Vị thẩm phán nói không còn nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của Folbigg. Bản án của "nữ sát thủ hàng loạt tồi tệ nhất Australia" được giữ nguyên.
Dù vậy, mạng lưới các nhà khoa học tin vào sự vô tội của Folbigg đã ngày càng mở rộng. Nghiên cứu thêm về bộ gen của Caleb và Patrick, hai đứa con đầu của Folbigg, cho thấy mỗi cậu bé đều có biến thể gen hiếm gặp. Hai biến thể này đã được chứng minh có liên hệ với những cơn co giật động kinh gây tử vong trong giai đoạn sơ sinh ở chuột thí nghiệm.
Tổng cộng, 90 nhà khoa học cùng đồng ý rằng có chứng cứ y khoa chứng minh Folbigg vô tội. "Chúng tôi sẽ thấy vui mừng tột độ thay cho Kathleen nếu bà ấy được ân xá. Điều này sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng khoa học cần được nhìn nhận nghiêm túc trong hệ thống pháp lý", giáo sư Vinuesa nói.
Sau khi nhận lá thư có chữ ký của 90 nhà khoa học, người phát ngôn cho thống đốc bang New South Wales cho biết tổng chưởng lý bang này đang xem xét để đưa ra lời cố vấn. Theo Bộ Cộng đồng và tư pháp của New South Wales, rất ít người trong bang này nhận được ân xá.
Và kể cả khi Folbigg được trả tự do, cuộc chiến pháp lý của bà có thể chưa chấm dứt. Folbigg cần tiếp tục ra tòa để yêu cầu lật ngược bản án nếu nếu muốn khôi phục thanh danh và nhận bồi thường cho những năm ngồi tù.
Quốc Đạt (Theo The New York Times, CNN)
*************
Geisha Nhật Bản và những sự thật bị người đời hiểu nhầm: Không phải là kỹ nữ!
Mặc dù nghi thức mizuage (bán trinh tiết cho người đàn ông trả giá cao nhất) là có thật, song các geisha Nhật Bản không bị bắt buộc phải thực hiện. Thêm vào đó là kể từ năm 1956, Nhật Bản còn thông qua dự luật chống mại dâm, xóa sổ mizuage.
Lịch sử lâu đời, ban đầu chủ yếu là nam
Trong tiếng Nhật, geisha được viết là 藝[芸]者, có nghĩa "nghệ giả", tức "người làm nghệ thuật". Yêu cầu "làm nghệ thuật" của geisha rất rộng và cao, đòi hỏi mỗi nghệ giả phải nói giỏi, hát hay, múa đẹp, thậm chí kiêm luôn "cầm, kỳ, thi, họa" (đàn, cờ, thơ, vẽ).
Theo ghi nhận của lịch sử Nhật Bản, các geisha xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, dưới thời Mạc phủ (1192-1867). Văn hóa lối sống của người Nhật thời phong kiến thịnh các loại hình biểu diễn như ca múa, ngâm thơ, thư pháp… Mỗi khi tổ chức tiệc hay lễ lạt quan trọng, tầng lớp vua quan, quý tộc lại thuê các cá nhân hoặc đoàn nghệ nhân, biểu diễn mua vui.
Nhật Bản phong kiến rất giàu các loại hình nghệ thuật diễn xướng
Geisha là một trong các kiểu nghệ nhân biểu diễn của Nhật Bản. Nhờ khéo miệng, đa tài, họ được mời đến nhiều sự kiện. Ban đầu, tất cả các geisha đều là nam. Họ nổi tiếng đẹp trai, miệng lưỡi dẻo ngọt, tài hoa xuất chúng… siêu giỏi hầu rượu, làm hài lòng các quý cô, quý bà.
Mãi đến năm 1750, Nhật Bản mới có geisha là nữ giới. Người phụ nữ tiên phong làm geisha là Kikuya, sống ở Fukagawa. Bà vốn hành nghề kỹ nữ, nhưng có tài năng ca hát và chơi đàn tam (shamisen) cực kỳ điêu luyện. Với "anh hoa phát tiết ra ngoài" này, Kikuya tự tin tự xưng là geisha, nhanh chóng thu hút được sự cảm mến. Thành công của bà khiến nhiều cô gái ngưỡng mộ, học hỏi, mở ra thời đại geisha nữ.
Thế hệ geisha đầu tiên của Nhật Bản là các nam nghệ giả
Những nghệ nhân đàn tam điêu luyện và không bán thân
Như các tiền bối geisha nam, geisha nữ cũng luyện nghệ nói, hát, múa. Họ thông thạo hầu hết các loại hình giải trí, nghệ thuật tinh tế thời phong kiến, ví dụ như trà đạo, thi ca, cắm hoa… Nhưng khác với các tiền bối geisha nam, geisha nữ bắt buộc phải thuần thục đàn tam – nhạc cụ làm nên sự thành công của Kikuya. Dần dà, các geisha nữ duyên dáng, giỏi đàn tam soán ngôi geisha nam, trở thành biểu tượng của geisha.
Mỗi geisha nữ đều là một nghệ nhân đàn tam Nhật Bản xuất chúng
Kể từ năm 1800, thế giới geisha chỉ toàn là phụ nữ. Nó cũng trở thành một nghề độc lập, có đào tạo. Mọi học viên geisha đều phải trải qua các lớp huấn luyện kỹ năng, tốt nghiệp hạng ưu thì mới được cấp giấy phép hành nghề.
Trước khi có geisha, xã hội phong kiến Nhật Bản đã có hoạt động mại dâm. Triều đình Mạc phủ cho phép cho một số kỹ viện mở cửa, gọi đó là các yūkaku. Trong yūkaku, các kỹ nữ được chia thành hạng cao cấp và bình thường. Họ cũng học tập và thông thạo nhiều trò giải trí, bao gồm cả những bộ môn nghệ thuật cao quý.
Cấm bán thân là quy định và pháp lệnh với thế giới geisha
Sự khác biệt giữa geisha và các kỹ nữ là không và có bán thân. Geisha bị cấm mại dâm, nếu phát hiện nghệ giả vi phạm quy tắc thì tước giấy phép hành nghề.
Gìn giữ và lưu truyền ca vũ Nhật Bản
Từ thời geisha nam, hoạt động chính của các geisha đã là múa hát. Tại các bữa tiệc, họ chờ khách khứa vào bàn đầy đủ thì xuất hiện, biểu diễn các điệu múa cổ truyền của Nhật Bản như nagauta, tokiwazu, kiyomoto…
Nhạc cụ chủ đạo của geisha là đàn tam. Các geisha phụ trách gảy đàn thường chọn làn điệu có phần khêu gợi, nhưng vẫn mang khí chất thanh tao. Thường thì, các geisha lớn tuổi, giàu kinh nghiệm phụ trách phần nhạc cụ. Phần khiêu vũ và hát thì dành cho những geisha tập sự hoặc mới ra nghề thể hiện.
Mỗi geisha là một nghệ sĩ đa tài, thành thạo hầu hết các loại hình giải trí, nghệ thuật cổ truyền
Tiểu thuyết Hồi ức của một geisha (tác phẩm của nhà văn Mỹ Arthur Sulzberger Golden, xuất bản năm 1997) được viết theo lối tiểu sử, kể về cuộc đời của nhân vật viễn tưởng Sayuri Nitta. Cô không may bị bán vào một kỹ viện, chịu đủ các thể loại oan ức, khổ sở, cuối cùng trở thành một geisha đắt đỏ. Vào năm 2005, cuốn sách này được chuyển thể thành phim, với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng nhất thế giới đương thời. Nó nhanh chóng phổ biến toàn cầu, gây ra ngộ nhận nghiêm trọng và kéo dài về geisha.
Không thể phủ nhận, thế giới geisha có nghệ giả hành nghề bán dâm. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ và những người này lén lút phá quy định. Ngay từ đầu, pháp luật phong kiến Nhật Bản đã cấm geisha bán thân. Họ phân định rõ 2 ngành nghề, geisha (bán nghệ) và kỹ nữ (bán nghệ bán thân), không cho phép "lấn sân". Nghi thức mizuage (bán trinh tiết) là sự "giao thoa" duy nhất. Nó vừa không bắt buộc lại vừa sớm bị xóa bỏ.
Nhờ các geisha, Nhật Bản thành công lưu giữ nhiều loại hình nghệ thuật cổ
Dọc theo lịch sử Nhật Bản, các geisha ưu tiên phát triển kỹ năng nghệ thuật, khuyến khích khách thưởng thức tài hoa biểu diễn. Suốt thế kỷ XX đầy biến động, bị văn hóa phương Tây ảnh hưởng, họ là những người bảo vệ và duy trì các làn điệu cũng như bản sắc văn hóa Nhật Bản truyền thống.
Hiện tại, Nhật Bản không còn nhiều geisha, nhưng đàn tam, nghệ thuật đối đáp, biểu diễn… vẫn sống sót. Chúng trở thành những giá trị văn hóa phi vật chất vô giá, được cả công chúng lẫn chính phủ đặc biệt quan tâm.
************
Phục dựng thi hài cổ Tây Thi gây choáng váng cư dân mạng: "Tứ đại mỹ nhân nổi tiếng là đây sao?"
Trung Hoa cổ đại nổi tiếng với "Tứ đại mỹ nhân", tất cả đều là những giai nhân tuyệt sắc và đều có ảnh hưởng sâu rộng đến chính trị: Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi, Tây Thi và Điêu Thuyền. Trong số đó, Tây Thi là đại diện cho hình tượng người đẹp mong manh yếu đuối, dáng vóc của nàng khiến người ta vô cùng khao khát. Người ta đã tiến hành việc phục dựng lại ngoại hình ban đầu của Tây Thi , chuyên gia thấy có chút kỳ lạ: dường như có chút khác với tưởng tượng của chúng ta.
Tây Thi vốn là một cô gái luôn mang khăn lụa che mặt, cơ thể liễu yếu đào tơ có trọng bệnh, nhưng mọi người đều thích vẻ đẹp của cô ấy. Trong khi đó, Đông Thi- người con gái cùng thôn nhưng lại có nhan sắc xấu xí luôn bắt chước dáng vẻ yếu đuối bệnh tật của Tây Thi thì lại bị người đời chế giễu gọi là " Đông Thi hiệu tần" (nguyên chỉ người phụ nữ xấu xí bắt chước người đẹp trang điểm). Tất nhiên, sự nổi tiếng của Tây Thi không chỉ vì sắc đẹp mà còn vì vai trò chính trị của cô ấy lúc bấy giờ. Câu Tiễn không tin lời của Ngũ Tử Tư khiến quốc gia bị diệt vong. Vì vậy, Tây Thi đã chủ động trở thành gián điệp mê hoặc Ngô Vương Phù Sai, Câu Tiệu ngọa tân phù đảm, cuối cùng đã tiêu diệt được nước Ngô phục quốc thành công.
Sau khi Câu Tiễn phục quốc, người đẹp Tây Thi bặt vô âm tín, hầu hết mọi người đều tin rằng cô đã về sống ẩn dật với người tình Phạm Lãi. Hậu thế đều luôn tò mò về vẻ đẹp của cô ấy. Mọi người đều biết hiện nay chúng ta có công nghệ phục hồi khuôn mặt, mượn công nghệ đó có thể khôi phục lại diện mạo của một số cổ nhân để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được nhan sắc tuyệt thế giai nhân.
Các chuyên gia cũng muốn khôi phục khuôn mặt của Tây Thi , nhưng theo tung tích cuối cùng của Tây Thi trong lịch sử thì đến xương cốt của cô ấy cũng không tìm ra được...Tất nhiên không có khung xương không thể khôi phục được khuôn mặt của cô ấy. Vì vậy, các chuyên gia đã phải phục chế lại ngoại hình của Tây Thi dựa trên một số bức họa và điển tích, và vì bức họa không có lợi cho việc nghiên cứu , họ đã thực hiện việc phục chế Tây Thi thành tượng sáp để dễ quan sát thưởng lãm.
Nhưng khi phục chế xong, các chuyên gia có chút kinh ngạc, bởi vì dung mạo của vị Tây Thi này có chút khác xa so với những gì mọi người tưởng tượng. Tất cả mọi người tưởng tượng Tây Thi xinh đẹp dịu dàng như "hoa râm bụt trong nước", nhưng Tây Thi này dung mạo nhìn qua bình bình không có điểm nhấn. Tuy rằng khí chất trông có vẻ ôn nhu, nhưng lại nhìn quá mức bình thường, không biết hình ảnh Tây Thi thật có đúng là như vậy? Câu trả lời này chỉ có thể được hé mở khi bộ xương của Tây Thi có thể được khai quật.
*************
Phiên tòa xét xử vụ án bé Nhật Linh bị sát hại dã man tại Nhật: Mẹ bé khóc nấc, người tham dự thất vọng với bản án phúc thẩm
Vụ án sát hại bé Lê Thị Nhật Linh cách đây 4 năm tại thành phố Matsudo, tỉnh Chiba khiến dư luận Việt Nam lẫn Nhật Bản không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ. Theo đó, vào sáng ngày 24/3/2017, bé Nhật Linh, học sinh lớp 3 Trường Mutsumi Daini bị mất tích khi đang đi bộ tới trường. Sau 2 ngày tìm kiếm, thi thể bé gái được phát hiện ở một con mương gần đó.
Thủ phạm giết hại bé Nhật Linh chính là Yasumasa Shibuya, 46 tuổi, hội trưởng phụ huynh tại trường tiểu học của bé. Shibuya cũng là một người hàng xóm, sống cách nhà bé Linh chỉ khoảng 300m. Con trai hắn cũng là bạn cùng lớp của Nhật Linh.
Vụ án bé Nhật Linh bị sát hại gây rúng động dư luận Việt Nam và Nhật Bản
Theo cáo trạng, hung thủ đã bắt cóc bé Linh lên xe hơi của mình khi thấy em trên đường. Sau đó, hắn đã tấn công tình dục nạn nhân, siết cổ rồi bỏ thi thể gần rãnh nước. Trong suốt thời gian đầu điều tra, hắn tỏ thái độ bình tĩnh, liên tục quanh co chối tội khiến gia đình và dư luận càng thêm bức xúc.
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 28/11/2017 tại tòa án tỉnh Chiba, Yasumasa Shibuya bị tuyên án chung thân. Tuy nhiên, không đồng tình với phán quyết, gia đình nạn nhân đã kêu gọi tử hình Shibuya, thu thập được hơn 1 triệu chữ ký ủng hộ. Các luật sư bào chữa cho Shibuya cũng kháng cáo, nhưng theo hướng xóa tội cho bị cáo.
Anh Lê Anh Hào, cha của bé Linh đã đi khắp nơi xin chữ ký yêu cầu án tử cho kẻ đã giết hại con mình dã man
Ngày 26/9/2020, phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng. Trả lời phỏng vấn của truyền thông, anh Lê Anh Hào, bố của nạn nhân cho biết sau 3 năm, gia đình vẫn chưa nhận được một lời xin lỗi từ Shibuya và tên này vẫn không có biểu hiện gì ân hận.
Vào sáng ngày 23/3 vừa qua, tòa án cấp cao Tokyo đã y án chung thân đối với Yasumasa Shibuya và bác kháng cáo bản án tử hình của cả bên công tố và bên bào chữa. Lý do tòa quyết định giữ y án chung thân, không tăng nặng lên tử hình là vì "không phù hợp luật pháp" và "không hợp lý khi phiên sơ thẩm đã không đưa ra bản án tử hình".
Chị Yến Nguyễn, hiện đang sống tại Nhật Bản, là một trong những người tham dự phiên tòa xét xử vào sáng ngày 23/3. Là người theo dõi vụ án ngay từ đầu và từng kêu gọi dư luận xin chữ ký kêu gọi tử hình hung thủ, chị Yến từng tham dự 3-4 phiên tòa xét xử trước đó. Lần này, chị từ nhà đi mất 50 phút để đến dự phiên tòa tại tòa án cấp cao Tokyo với mong muốn được nghe bản án cuối cùng mà kẻ thủ ác phải chịu.
Theo lời kể của chị Yến, bố mẹ của bé Nhật Linh đều xuất hiện tại phiên tòa. Mẹ của bé khóc nấc khi nghe những đoạn tường thuật lại việc con mình bị nghi thủ hành hạ.
Trong khi đó, nghi phạm Yasumasa Shibuya không có mặt tại phiên tòa. Luật sư của nghi phạm cố bào chữa theo hướng xóa tội cho bị cáo.
Hung thủ Yasumasa Shibuya không hề hối hận, xin lỗi sau tội ác đã gây ra
Chị Yến cho biết trong các phiên tòa trước, Shibuya đều im lặng, không khai gì và biểu hiện thái độ không hối lỗi. Sau khi tòa án có kết luận cuối cùng, bản án chung thân cho nghi phạm được giữ nguyên, chị Yến và nhiều người có mặt tại phiên tòa không tránh khỏi tâm trạng buồn và thất vọng.
"Có 1 bà bác (người phụ nữ Nhật Bản – PV) đi từ Yokohama lên, ngay từ đầu vụ án bác đã tới nhà để viếng bé Linh, và lần nào đi toà tôi cũng gặp bác. Bữa nay tôi mời bác uống tách cà phê. Bác thất vọng. Nói chung cảm xúc như tôi, vì cháu bác thì cỡ tuổi Linh, con tôi cũng bằng tuổi Linh", chị Yến chia sẻ.
Theo TTXVN, ngay sau khi phiên tòa kết thúc, gia đình bé Nhật Linh đã làm thủ tục để nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao Nhật Bản.
"Gia đình sẽ kháng cáo tới cùng, trước hết là để đòi lại công bằng cho bé Nhật Linh và sau đó là cùng với những người khác lên án tội ác ấu dâm, sát hại trẻ em và chung tay bảo vệ trẻ em, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới", chị Nguyễn Thị Nguyên, mẹ bé Nhật Linh khẳng định.
*************
Chồng vào viện thăm vợ, người phụ nữ bật khóc nức nở không nói nên lời, đưa ra một tờ giấy khiến chồng đi báo cảnh sát ngay lập tức.
Mới đây, một vụ bê bối tấn công tình dục đã xảy ra tại một bệnh viện tư ở bang Rajasthan, miền Bắc Ấn Độ. Theo các trang tin địa phương, một người phụ nữ được gia đình đưa đến bệnh viện tư ở Shalby, Rajasthan để điều trị sau khi đổ bệnh. Sau đó, người phụ nữ được tiến hành phẫu thuật phụ khoa.
Vào ngày 15/3, cô được đưa đến phòng chăm sóc tích cực để theo dõi sau ca phẫu thuật. Phía bệnh viện cho biết, người thân trong gia đình không được phép ở lại viện qua đêm để đảm bảo sự yên tĩnh cho bệnh nhân, nên người chồng phải về nhà, hôm sau mới được tới thăm vợ.
Bệnh viện cho hay, nữ bệnh nhân phải uống thuốc an thần sau ca mổ, nên rơi vào tình trạng hôn mê. Khoảng 20h ngày 15/3, một sự việc gây phẫn nộ đã xảy ra ngay trong phòng chăm sóc tích cực. Theo đó, nam y tá Khushiram Gujjar đã lợi dụng lúc đồng nghiệp phải đi chăm sóc bệnh nhân ở phòng khác đã thực hiện hành vi sờ soạng rồi tấn công tình dục nữ bệnh nhân nhiều lần.
Ảnh minh họa
Một số trang tin địa phương cho hay, nữ bệnh nhân bị trói tay vào giường bệnh và không thể nói chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong trạng thái mơ hồ, nạn nhân vẫn cảm nhận được chuyện gì đã xảy ra với mình. Nhưng khi người phụ nữ này cố nói bóng gió với một y tá khác về sự việc thì bị Gujjar dọa dẫm nên buộc phải im lặng. Cảm thấy nhục nhã và xấu hổ, nạn nhân đã khóc suốt đêm.
Ngày hôm sau chồng vào thăm, cô đã bật khóc nức nở, vì không thể nói nên lời do sợ hãi sau vụ việc nên đã viết ra tờ giấy để kể lại chi tiết vụ việc. Phẫn nộ khi sự thật kinh hoàng được phơi bày, người chồng nổi giận đã nhanh chóng báo cáo vụ việc với bệnh viện và cảnh sát.
Theo điều tra sơ bộ và thu thập hình ảnh từ camera, cảnh sát cho hay Gujjar đã lợi dụng bệnh nhân mê man, bất tỉnh để giở trò đồi bại. Cảnh sát cho biết, đây là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, nghi phạm đã bị bắt giữ và thẩm vấn. Họ cũng đang điều tra lý lịch xem trước đây nam y tá này đã từng phạm tội hay chưa. Vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
*************
Bị vợ cùng hàng xóm “cắm sừng”, người chồng bình tĩnh đưa ra 1 thỏa thuận và cái kết có nằm mơ cũng không...
Có lẽ, những câu chuyện về việc bắt quả tang ngoại tình từ lâu đã không còn là chủ đề quá xa lạ với cư dân mạng.
Thế nhưng vừa bị "cắm sừng" lại vừa phải vào tù bóc lịch như người chồng trong câu chuyện dưới đây thì chắc hẳn lại là một tình huống hết sức hy hữu.
Nhân vật chính trong câu chuyện này là một người đàn ông họ Lâm đến từ Từ Châu, Giang Tô, Trung Quốc.
Theo lời khai của đối tượng, vào một buổi tối nọ, anh đã mời hàng xóm của gia đình mình là anh Trương sang nhà uống rượu.
Không ngờ rằng vào lúc anh đang say tới bất tỉnh nhân sự, vợ của anh đã tư thông với người hàng xóm họ Trương này.
Thế nhưng tất cả hành vi của đôi nam nữ trên đã bị con trai nhìn thấy. Sau đó, cậu bé đã quyết định nói ra mọi chuyện với bố mình.
Sau khi biết được sự việc nói trên, đối tượng Lâm đã đe dọa buộc người hàng xóm họ Trương phải đồng ý với "thỏa thuận đổi vợ" để bồi thường cho mình.
Vài ngày sau đó, Lâm đã thực hiện hành vi cưỡng bức vợ của anh Trương theo như thỏa thuận "đổi vợ" mà hai người đã thống nhất từ trước đó.
Thế nhưng vì không thể chấp nhận được điều này, vợ của người hàng xóm họ Trương đã báo cảnh sát. Kết quả là đối tượng Lâm đã nhanh chóng bị bắt và phải nhận mức án 5 năm tù giam.
*Nguồn: Sohu.
***************
Lộ ảnh dâm ô của nhân viên chính phủ, thủ tướng Úc thừa nhận làm dân thất vọng
“Tôi biết rằng nhiều người Úc, đặc biệt là nữ giới, cho rằng tôi không lắng nghe họ, và điều này khiến tôi buồn. Chúng tôi phải làm tốt hơn nữa… chúng tôi phải đưa quốc hội trở lại trật tự”, ông Morrison nói với cánh báo giới tại Canberra.
Thủ tướng Úc đưa ra bình luận trên chỉ vài giờ sau khi tờ The Australian và mạng truyền hình Channel 10 đưa ra các cáo buộc kèm hình ảnh về các hành vi dâm ô trong tòa nhà quốc hội.
Những cáo buộc này xoay quanh việc nhóm nam nhân viên chính phủ ghi hình họ thực hiện hành vi quan hệ tình dục đơn phương trong tòa nhà quốc hội, bao gồm trên bàn làm việc của một nữ nghị sĩ.
Theo Hãng tin Reuters, một nhân viên chính phủ đã bị cách chức sau vụ việc.
Phát biểu về vấn đề trên, ông Morrison tuyên bố đây là một câu chuyện “đáng kinh tởm”, thông báo ông sẽ nói chuyện cùng tất cả nhân viên chính phủ trong ngày 23-3 để nhắc nhở họ về trách nhiệm của mình.
Liên đảng Tự do - Quốc gia tại Úc của ông Morrison đã phải đối mặt với áp lực kéo dài trong những tuần gần đây, vì một cựu nhân viên chính phủ tiết lộ việc cô từng bị cưỡng hiếp tại văn phòng một bộ trưởng ở tòa nhà Quốc hội Úc.
Hàng chục ngàn người đã tuần hành trên khắp nước Úc tuần trước để phản đối vụ việc. Mức tín nhiệm dành cho ông Morrison thông qua các cuộc thăm dò ý kiến cũng giảm mạnh vì vấn đề này.
Thủ tướng Úc vốn vẫn nỗ lực bảo vệ các động thái của chính phủ trong việc cải thiện bình đẳng giới. Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới ngày 23-3, ông đã thừa nhận về việc gây ra nỗi thất vọng lớn.
Dù vậy, ông Morrison tuyên bố sẽ đưa ra một số đề xuất chắc chắn để cải thiện văn hóa công sở của quốc hội, đồng thời đảm bảo rằng những thay đổi sẽ được công bố trong vài tuần sắp tới.
************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá Cải Ngày 24 Tháng 3 Năm 2021
LHQ thông qua nghị quyết lên án quân đội Myanmar
Hội đồng Nhân quyền LHQ tiếp tục lên án quân đội Myanmar dùng vũ lực với người biểu tình và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho bà Suu Kyi.
47 thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 24/3 thông qua nghị quyết chỉ trích "việc sử dụng vũ lực không tương xứng", bao gồm việc các lực lượng vũ trang và cảnh sát Myanmar sử dụng "vũ lực gây chết người" ở nhiều nơi.
Nghị quyết được thông qua không cần bỏ phiếu, nhắc lại lời kêu gọi quân đội Myanmar khôi phục chế độ dân sự và trả tự do ngay lập tức cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Myanmar chỉ trích nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ, vốn do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất, gọi đây là "văn bản bị chính trị hóa, một chiều, thiếu tính công bằng, độc lập và không đáng tin cậy". Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar Kyaw Myo Htut nói nghị quyết mang tính "xâm phạm và không chính xác".
Nghị quyết kêu gọi Myanmar cấp "quyền tiếp cận lập tức, đầy đủ, không hạn chế và không bị giám sát"cho các quan sát viên độc lập, chuyên gia, nhân viên ngoại giao, truyền thông và đặc phái viên LHQ phụ trách vấn đề Myanmar Michelle Bachelet, đồng thời hối thúc bà thành lập văn phòng ở quốc gia Đông Nam Á.
Biểu tình nổ ra tại nhiều nơi ở Myanmar những tuần qua khiến lực lượng an ninh nước này sử dụng vũ lực để đẩy lùi. Bất chấp cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc lên án, tình trạng đổ máu vẫn tiếp diễn tại Myanmar.
Chính quyền quân sự Myanmar xác nhận 164 dân thường và 9 nhân viên lực lượng an ninh thiệt mạng trong các vụ đụng độ, khẳng định họ "không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trấn áp tình trạng vô chính phủ". Các tổ chức phi chính phủ cho biết hơn 260 người được xác nhận đã chết và hàng nghìn người bị bắt.
Phát ngôn viên Zaw Min Tun ngày 23/3 cho biết các cuộc biểu tình và bạo lực ở Myanmar "đang giảm dần", giới chức nước này sẽ tập trung vào các hành vi kích động và lực lượng an ninh "sẽ sử dụng vũ lực ít nhất có thể" nếu xảy ra bạo động. Ông cho biết chính phủ Myanmar lấy làm tiếc trước việc hơn 170 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ.
Giới chức Myanmar ngày 24/3 thả hơn 600 người bị bắt trong các cuộc biểu tình trước đó, song chưa xác nhận con số cụ thể. Những người này bị bắt vào ban đêm hoặc ra ngoài mua đồ và vi phạm thiết quân luật, một luật sư cho biết.
***********
Công tố viên bị giáng chức vì lén làm nhân viên giao đồ ăn
MỹGregg Shore từng giữ vị trí cao thứ hai tại phòng công tố cho tới khi bị giáng chức vì lén làm tài xế giao đồ ăn trong giờ làm việc.
Gregg Shore "không còn là phó phòng công tố", theo thông báo ngày 18/3 của trưởng phòng công tố hạt Bucks, bang Pennsylvania.
Trả lời truyền thông, Shore thừa nhận sai lầm và cho biết đã trở thành người vận chuyển cho DoorDash, ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến, vì lý do "cá nhân" trong khi Covid-19 bùng phát. "Tôi chủ yếu làm việc vào buổi tối và cuối tuần", Shore nói.
Nhưng từ tháng 10/2020 tới tháng 2/2021, Shore đã đưa đồ ăn trong giờ làm việc. Khi bị người dân phát hiện, ông ta cho biết đã dùng số ngày nghỉ tích lũy để bồi hoàn cho hạt Bucks số tiền mình kiếm được sau những lần đưa đồ ăn. "Tôi nhận ra mình đã phản bội cấp trên, đồng nghiệp, và quan trọng nhất là người dân hạt Bucks", Shore nói.
Shore từng làm việc cho phòng công tố hạt Bucks trong năm 1996-2000. Sau thời gian công tác ở địa phương khác, ông quay về hạt Bucks vào năm 2015. Hai năm sau, Shore trở thành phó phòng công tố với mức lương gần 130.000 USD (gần 3 tỷ đồng) mỗi năm. Theo cấp trên, Shore có công sáng lập đơn vị chống lừa đảo bảo hiểm và từng truy tố thành công hai bị cáo trong vụ án mạng chết bốn người ở địa phương.
Vì thành tích trên, trưởng công tố hạt Bucks không lập tức sa thải Shore. "Shore luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ kể cả khi đã ngoài giờ làm và khi đang làm cho DoorDash... Tôi sẽ cho ông ta cơ hội chuộc lỗi", vị này cho biết.
Shore sẽ tiếp tục làm việc cho phòng công tố ở vị trí công tố viên. Chức vụ phó phòng sẽ do nữ đồng nghiệp với thâm niên 20 năm đảm nhiệm.
Theo Door Dash, tài xế giao đồ cho ứng dụng này được trả từ hai đến 10 USD mỗi đơn hàng, chưa tính tiền tip và đôi khi cả tiền thưởng. Năm 2019, Tony Xu, giám đốc điều hành của DoorDash, cho biết tài xế trung bình nhận lương 17,5 USD mỗi giờ, trong đó một giờ được tính theo thời gian nhận và giao đồ ăn, không tính thời gian chờ nhận đơn.
***********
Kinh hoàng hàng triệu con chuột to như mèo khiến binh sĩ Thế chiến I khổ sở
Cuộc sống tại các chiến hào chưa bao giờ là dễ chịu với binh sĩ. Ảnh minh họa: Pinterest
Chiến hào được sử dụng chủ yếu ở Mặt trận phía Tây (một khu vực ở phía bắc nước Pháp và Bỉ) trong Thế chiến I (1914 - 1918). Các đường hào dài và hẹp được đào len lỏi khắp mặt đất là nơi bộ binh trấn giữ. Chúng được thiết kế để bảo vệ binh sĩ khỏi hỏa lực (súng máy, pháo) của đối phương.
Tuy vậy, cuộc sống nơi chiến hào không bao giờ là dễ chịu. Ngoài việc đối phó với đối phương, các binh sĩ còn phải sống trong điều kiện ẩm ướt, mùi hôi thối, rác thải ngập ngụa và bệnh tật, theo trang NZ History.
"Cuộc sống trong chiến hào là 'địa ngục trần gian'. Rận, xác chết và đặc biệt là chuột có ở khắp nơi", James Lovegrave, cựu binh Anh, chia sẻ trong cuộc phỏng vấn năm 1993.
Lũ chuột thời kỳ này thực sự là "nỗi ám ảnh" với các binh sĩ.
Theo trang Rare Historical Photos, chuột có mặt ở khắp các chiến hào trong Thế chiến I. Chúng bị thu hút bởi chất thải của con người và cả thi thể binh sĩ tử trận, được chôn tạm ở các chiến hào.
Các thi thể này sẽ lộ ra chỉ sau một trận mưa lớn hoặc một đợt pháo kích. Do thức ăn khan hiếm trong khi số lượng ngày càng lớn, lũ chuột ăn cả thi thể binh sĩ tử trận. Chúng còn được gọi là chuột "ăn thây người".
Điều kiện ở chiến hào cũng là "lý tưởng" với lũ chuột. Chúng phát triển với kích thước lớn bất thường và không sợ người. Chuột ngang nhiên bò qua mặt nhiều binh sĩ, lần mò đồ ăn trong chiến hào. Những người lính bị thương còn bị chúng tấn công vào vết thương hở. "Lũ chuột rất lớn, tới mức chúng sẵn sàng tấn công binh sĩ bị thương nếu người này không thể kháng cự", một binh sĩ viết.
Binh sĩ Anh, George Coppard, chia sẻ một lý do khiến lũ chuột thời kỳ này có kích thước lớn: "Không có hệ thống xử lý rác thải phù hợp ở các chiến hào. Các hộp đồ ăn đủ loại vứt bừa bãi ở 2 đầu chiến hào. Hàng triệu hộp đồ ăn với chút ít đồ thừa trải dài hàng trăm km của chiến hào là kho thức ăn tiềm tàng của lũ chuột. Vào ban đêm, tiếng hộp thiếc va vào nhau rộ lên. Đó là lúc lũ chuột đi ăn".
Chuột ở chiến hào phát triển với kích thước lớn. Ảnh: Planet Figure
Trước sự quấy nhiễu của chuột, các binh sĩ tìm mọi cách để tiêu diệt chúng. Bất chấp việc bắn chuột bị cấm vì lãng phí đạn và có thể làm lộ nơi ẩn náu, một số binh sĩ vẫn làm điều này khi phát hiện chuột.
Richard Beasley, một binh sĩ trong Thế chiến I, chia sẻ năm 1993: "Chỉ cần bỏ quên thức ăn trong giây lát, lũ chuột sẽ mò tới. Chúng không hề sợ con người. Đôi khi, chúng tôi bắn chúng nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy. Chúng tôi có thể bị phạt vì lãng phí đạn nếu cấp trên bắt gặp".
"Đôi khi, các binh sĩ giải trí bằng cách buộc một mẩu thịt xông khói trước mũi súng trường đã lên đạn. Họ muốn dụ lũ chuột tới và bắn chúng ở khoảng cách gần", Frank Laird, binh sĩ Anh, chia sẻ sau chiến tranh.
Một số binh sĩ khác dùng lưỡi lê đâm chuột.
Những nỗ lực đó không thể tiêu diệt hết số lượng chuột khổng lồ lên tới hàng triệu con và sinh sản nhanh. Một đôi chuột có thể đẻ ra 900 con chuột trong một năm.
"Những con chuột chui từ lòng đất lên các chiến hào, ăn thi thể binh sĩ tử trận và số lượng của chúng ngày càng tăng lên", tác giả Robert Graves viết trong cuốn sách "Goodbye to All That".
"Điều gì xảy ra với những con chuột dưới làn đạn pháo dày đặc là một bí ẩn nhưng chúng sống rất 'dai' trước các loại vũ khí mới, kể cả khí độc", binh sĩ Coppard viết trong cuốn sách "With A Machine Gun to Cambrai " (năm 1969).
Mèo và chó sục là giải pháp tiếp theo của những binh sĩ ở chiến trường nhưng chỉ có một loài cho hiệu quả cao. Đó là chó sục.
Một binh sĩ Pháp chụp ảnh cùng chú chó sục và "thành quả" bắt chuột trong Thế chiến I. Ảnh: Planet Figure
"Một câu chuyện được nhiều người kể lại về việc một số binh sĩ mang theo một con mèo tới để bắt chuột ở chiến hào. Sáng hôm sau, những gì còn lại chỉ là phần đuôi mèo", tác giả Mara Bovsun viết trên trang AKC Gazette năm 2007.
Theo bà Mara, chiến hào là "địa ngục" với binh sĩ nhưng lại là "thiên đường" với chó sục.
"Champion Rat Dog of Western Front" (tạm dịch: 'Nhà vô địch' bắt chuột ở Mặt trận phía Tây) là tiêu đề của câu chuyện về Norah, chú chó sục Ireland. Norah từ nhỏ đã cùng với chủ nhân là binh nhì Thomas Radford, thuộc quân đoàn thú y Canada, ra chiến trường.
Chú chó sục này được Radford huấn luyện để quen với việc săn chuột ở chiến hào. Radford cho biết, Norah đã bắt và giết gần 100.000 con chuột ở chiến trường trong hơn 3 năm.
"Thời gian khi còn ở Saint-Omer, Pháp, Norah bắt được 628 con chuột. Nó 'đi săn' cật lực từ 12h tới 19h mỗi ngày để có được thành tích đó. Tới nỗi, 5 ngày sau, Norah không thể mở nổi miệng vì đã dùng nó quá nhiều khi săn chuột", Radford khoe với một phóng viên chiến trường.
Theo bà Mara, dù con số này có thể bị phóng đại nhưng tầm quan trọng của những chú chó sục ở chiến trường là không thể phủ nhận, nhất là ở khả năng diệt chuột.
Vậy điều gì khiến chó sục hiệu quả hơn mèo khi đi săn chuột ở chiến hào?
Khác biệt nằm ở cách xử lý của mèo và chó sục khi bắt được chuột. Nếu là mèo, nó sẽ vờn chuột một lúc rồi mới cắn chết. Nhưng chó sục thì không. Khi bắt được chuột, chó sục sẽ cắn chết con mồi rồi tiếp tục săn tìm con khác.
Một điều nữa dẫn tới khác biệt giữa chó sục và mèo trong việc bắt chuột là ngoại hình. Những con chuột thời đó có kích thước lớn và không nhút nhát. Nhiều con chuột còn to hơn cả mèo và quan trọng hơn là số lượng chuột rất đông, trong khi mèo có hạn.
Chó sục lớn, khỏe hơn mèo và sẽ tấn công liên tục khi nhìn thấy chuột. Hàm của chó sục cũng lớn và có lực cắn tốt hơn mèo. Chó sục có kích thước vừa đủ nhỏ để len lỏi trong các ngóc ngách của chiến hào chật chội, vừa đủ lớn để đối đầu với lũ chuột có kích thước lớn bất thường.
*************
Hy vọng minh oan của 'nữ sát thủ tồi tệ nhất'
Australia18 năm trước, Kathleen Folbigg bị kết tội giết bốn con nhỏ nhưng chứng cứ khoa học mới có thể giúp bà minh oan.
Khi Folbigg bị tòa án phạt 40 năm tù vào năm 2003, báo chí trong nước gọi bà là "nữ sát thủ hàng loạt tồi tệ nhất" của Australia. Nhưng từ trước tới nay, Folbigg vẫn luôn khẳng định vô tội và cho rằng cái chết của bốn đứa con do hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS), thuật ngữ chỉ chung cho các trường hợp trẻ em chết bất ngờ không rõ lý do.
Trong lá thư gửi đến thống đốc bang New South Wales vào giữa tháng 3/2021, 90 nhà khoa học hàng đầu Australia, trong đó có hai người từng nhận giải Nobel, lên tiếng ủng hộ Folbigg. Theo các nhà khoa học, chứng cứ mới về mặt di truyền cho thấy bốn đứa con nhỏ dưới hai tuổi của Folbigg chết vì lý do tự nhiên. Từ đó, lá thư kêu gọi trả tự do cho Folbigg để chấm dứt "bản án oan" này.
Sinh năm 1968, Kathleen Folbigg mồ côi mẹ khi mới 18 tháng tuổi do bố của bà giết vợ trong một lần cãi nhau. Cuối thập niên 1980, Folbigg kết hôn và sinh bé trai tên Caleb. Nhưng chỉ 19 ngày tuổi, bé đột tử và được xác định lý do là SIDS.
Gần hai năm sau, Patrick, đứa con thứ hai chết lúc 8 tháng tuổi. Theo thông tin trên giấy chứng tử, cậu bé bị mù, mắc chứng động kinh, và chết vì ngạt thở.
Đứa con thứ ba, bé gái tên Sarah, tử vong vào ngày 30/8/1993 khi 10 tháng tuổi và cũng được nhận định là SIDS. Tháng 3/1999, người con cuối cùng của Folbigg, bé gái tên Laura, chết vào lúc 18 tháng tuổi vì nguyên nhân "không được xác định".
Folbigg bị nghi ngờ giết con do đơn tố cáo của chồng, người sinh nghi sau khi đọc nhật ký của vợ. "Tôi cảm thấy như là người mẹ tồi nhất trên Trái đất, và tôi sợ Laura sẽ bỏ tôi mà đi, như Sarah. Tôi biết tôi nóng tính và đôi lúc ác với con bé (ý chỉ Sarah). Và nó đã ra đi, với một chút giúp đỡ. Điều này không thể xảy ra lần nữa. Tôi xấu hổ với chính mình. Tôi không thể kể chuyện này với chồng vì anh ấy sẽ lo lắng khi để con cho tôi trông", nhật ký thể hiện.
Trước nhà chức trách, Folbigg nói những dòng trên chỉ là mình ghi chép lại sự tội lỗi và tuyệt vọng của một bà mẹ trẻ. Cụm "với một chút giúp đỡ" là để Folbigg bày tỏ niềm hy vọng rằng Chúa đã đưa con mình về nhà. Tuy không có chứng cứ pháp y hoặc nhân chứng, bà vẫn bị khởi tố trong cái chết của bốn đứa con.
Trong phiên xét xử năm 2003, vị bác sĩ từng nhận định nguyên nhân chết của bé Laura là "không xác định" đã ra làm chứng cho cơ quan công tố rằng chưa bao giờ gặp trường hợp bốn đứa trẻ trong cùng gia đình lần lượt tử vong.
Bác sĩ không đưa ra dữ liệu độc lập nhưng lời khai của vị này được công tố viên dùng để lập luận rằng việc "người bị sét đánh hoặc lợn biết bay" có nhiều khả năng xảy ra hơn cái chết của bốn đứa trẻ nhỏ trong cùng một gia đình trong thời gian 10 năm. Công tố viên còn nhắc đến những dòng nhật ký của Folbigg, bên cạnh chứng cứ về xác suất.
Lập luận của công tố viên đã thuyết phục được bồi thẩm đoàn. Kathleen Folbigg bị kết tội làm ngạt thở bốn đứa trẻ.
Nhưng theo các nhà khoa học ủng hộ Folbigg, chưa bao giờ có chứng cứ y khoa cho thấy có hành vi làm ngạt thở. Tại thời điểm tử vong, cơ thể bốn đứa trẻ vốn đã không được khỏe, trong đó Laura, đứa trẻ cuối cùng, đã bị ốm vì nhiễm trùng hô hấp. Giải phẫu tử thi còn cho thấy tim của Laura bị viêm.
Dựa vào những chi tiết trên, luật sư của Folbigg đề nghị các nhà khoa học vào cuộc để tìm kiếm đột biến sinh học có thể giải thích cho trường hợp của gia đình Folbigg. Tháng 10/2018, Carola Vinuesa, nhà miễn dịch học thuộc trường Đại học Quốc gia Australia, cùng một thành viên trong đội, tiến sĩ Todor Arsov, đồng ý giải trình tự bộ gen của Folbigg sau khi được bà đồng ý.
Cả hai nhà nghiên cứu sau đó đều thấy rằng Folbigg có đột biến hiếm gặp trong đoạn gen có tên CALM2, một trong ba gen CALM. Về cơ bản, khiếm khuyết tại gen CALM sẽ tạo ra rối loạn nhịp tim có thể gây ngưng tim và tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo giáo sư Vinuesa, chỉ khoảng 75 người trên thế giới được ghi nhận có đột biến gen CALM gây bệnh, bao gồm một số bố mẹ không có triệu chứng. Con cái của ít nhất 20 trên 75 người nói trên đã tử vong, trong khi nhiều trường hợp khác từng bị ngưng tim. Hiện tượng này đặc biệt hay xảy ra khi cơ thể trẻ có yếu tố thúc đẩy làm tăng lượng adrenaline như pseudoephedrine, loại thuốc Laura đang được cho dùng khi tử vong.
Qua phân tích mẫu máu và mô của bốn đứa trẻ nhà Folbigg, một nhóm các nhà di truyền học, bao gồm giáo sư Vinuesa và tiến sĩ Arsov, phát hiện Sarah và Laura đều có đột biến gen như mẹ. Những thông tin mới mẻ này đã được chia sẻ trước tòa trong quá trình thẩm tra bản án của Folbigg vào cuối năm 2018 đầu năm 2019.
Cho rằng chứng cứ trên không được tòa nhìn nhận nghiêm túc, giáo sư Vinuesa tiếp tục viết thư cho giáo sư Peter Schwartz, bác sĩ chuyên khoa tim và nhà di truyền học về tim hàng đầu thế giới tại Milan (Italy).
Trong thư hồi âm, giáo sư Schwartz nói có biết tới một gia đình ở Mỹ có hai con nhỏ cũng có đột biến gen tương tự. Hai đứa trẻ lần lượt chết do đau tim và ngưng tim. Phát hiện này cũng được giáo sư Schwartz gửi cho hội đồng thẩm tra bản án.
Tuy nhiên, vào tháng 7/2019, thẩm phán cho biết đã xem xét chứng cứ khoa học mới nhưng thấy cuốn nhật ký của Folbigg vẫn khá thuyết phục. Vị thẩm phán nói không còn nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của Folbigg. Bản án của "nữ sát thủ hàng loạt tồi tệ nhất Australia" được giữ nguyên.
Dù vậy, mạng lưới các nhà khoa học tin vào sự vô tội của Folbigg đã ngày càng mở rộng. Nghiên cứu thêm về bộ gen của Caleb và Patrick, hai đứa con đầu của Folbigg, cho thấy mỗi cậu bé đều có biến thể gen hiếm gặp. Hai biến thể này đã được chứng minh có liên hệ với những cơn co giật động kinh gây tử vong trong giai đoạn sơ sinh ở chuột thí nghiệm.
Tổng cộng, 90 nhà khoa học cùng đồng ý rằng có chứng cứ y khoa chứng minh Folbigg vô tội. "Chúng tôi sẽ thấy vui mừng tột độ thay cho Kathleen nếu bà ấy được ân xá. Điều này sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng khoa học cần được nhìn nhận nghiêm túc trong hệ thống pháp lý", giáo sư Vinuesa nói.
Sau khi nhận lá thư có chữ ký của 90 nhà khoa học, người phát ngôn cho thống đốc bang New South Wales cho biết tổng chưởng lý bang này đang xem xét để đưa ra lời cố vấn. Theo Bộ Cộng đồng và tư pháp của New South Wales, rất ít người trong bang này nhận được ân xá.
Và kể cả khi Folbigg được trả tự do, cuộc chiến pháp lý của bà có thể chưa chấm dứt. Folbigg cần tiếp tục ra tòa để yêu cầu lật ngược bản án nếu nếu muốn khôi phục thanh danh và nhận bồi thường cho những năm ngồi tù.
Quốc Đạt (Theo The New York Times, CNN)
*************
Geisha Nhật Bản và những sự thật bị người đời hiểu nhầm: Không phải là kỹ nữ!
Mặc dù nghi thức mizuage (bán trinh tiết cho người đàn ông trả giá cao nhất) là có thật, song các geisha Nhật Bản không bị bắt buộc phải thực hiện. Thêm vào đó là kể từ năm 1956, Nhật Bản còn thông qua dự luật chống mại dâm, xóa sổ mizuage.
Lịch sử lâu đời, ban đầu chủ yếu là nam
Trong tiếng Nhật, geisha được viết là 藝[芸]者, có nghĩa "nghệ giả", tức "người làm nghệ thuật". Yêu cầu "làm nghệ thuật" của geisha rất rộng và cao, đòi hỏi mỗi nghệ giả phải nói giỏi, hát hay, múa đẹp, thậm chí kiêm luôn "cầm, kỳ, thi, họa" (đàn, cờ, thơ, vẽ).
Theo ghi nhận của lịch sử Nhật Bản, các geisha xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, dưới thời Mạc phủ (1192-1867). Văn hóa lối sống của người Nhật thời phong kiến thịnh các loại hình biểu diễn như ca múa, ngâm thơ, thư pháp… Mỗi khi tổ chức tiệc hay lễ lạt quan trọng, tầng lớp vua quan, quý tộc lại thuê các cá nhân hoặc đoàn nghệ nhân, biểu diễn mua vui.
Nhật Bản phong kiến rất giàu các loại hình nghệ thuật diễn xướng
Geisha là một trong các kiểu nghệ nhân biểu diễn của Nhật Bản. Nhờ khéo miệng, đa tài, họ được mời đến nhiều sự kiện. Ban đầu, tất cả các geisha đều là nam. Họ nổi tiếng đẹp trai, miệng lưỡi dẻo ngọt, tài hoa xuất chúng… siêu giỏi hầu rượu, làm hài lòng các quý cô, quý bà.
Mãi đến năm 1750, Nhật Bản mới có geisha là nữ giới. Người phụ nữ tiên phong làm geisha là Kikuya, sống ở Fukagawa. Bà vốn hành nghề kỹ nữ, nhưng có tài năng ca hát và chơi đàn tam (shamisen) cực kỳ điêu luyện. Với "anh hoa phát tiết ra ngoài" này, Kikuya tự tin tự xưng là geisha, nhanh chóng thu hút được sự cảm mến. Thành công của bà khiến nhiều cô gái ngưỡng mộ, học hỏi, mở ra thời đại geisha nữ.
Thế hệ geisha đầu tiên của Nhật Bản là các nam nghệ giả
Những nghệ nhân đàn tam điêu luyện và không bán thân
Như các tiền bối geisha nam, geisha nữ cũng luyện nghệ nói, hát, múa. Họ thông thạo hầu hết các loại hình giải trí, nghệ thuật tinh tế thời phong kiến, ví dụ như trà đạo, thi ca, cắm hoa… Nhưng khác với các tiền bối geisha nam, geisha nữ bắt buộc phải thuần thục đàn tam – nhạc cụ làm nên sự thành công của Kikuya. Dần dà, các geisha nữ duyên dáng, giỏi đàn tam soán ngôi geisha nam, trở thành biểu tượng của geisha.
Mỗi geisha nữ đều là một nghệ nhân đàn tam Nhật Bản xuất chúng
Kể từ năm 1800, thế giới geisha chỉ toàn là phụ nữ. Nó cũng trở thành một nghề độc lập, có đào tạo. Mọi học viên geisha đều phải trải qua các lớp huấn luyện kỹ năng, tốt nghiệp hạng ưu thì mới được cấp giấy phép hành nghề.
Trước khi có geisha, xã hội phong kiến Nhật Bản đã có hoạt động mại dâm. Triều đình Mạc phủ cho phép cho một số kỹ viện mở cửa, gọi đó là các yūkaku. Trong yūkaku, các kỹ nữ được chia thành hạng cao cấp và bình thường. Họ cũng học tập và thông thạo nhiều trò giải trí, bao gồm cả những bộ môn nghệ thuật cao quý.
Cấm bán thân là quy định và pháp lệnh với thế giới geisha
Sự khác biệt giữa geisha và các kỹ nữ là không và có bán thân. Geisha bị cấm mại dâm, nếu phát hiện nghệ giả vi phạm quy tắc thì tước giấy phép hành nghề.
Gìn giữ và lưu truyền ca vũ Nhật Bản
Từ thời geisha nam, hoạt động chính của các geisha đã là múa hát. Tại các bữa tiệc, họ chờ khách khứa vào bàn đầy đủ thì xuất hiện, biểu diễn các điệu múa cổ truyền của Nhật Bản như nagauta, tokiwazu, kiyomoto…
Nhạc cụ chủ đạo của geisha là đàn tam. Các geisha phụ trách gảy đàn thường chọn làn điệu có phần khêu gợi, nhưng vẫn mang khí chất thanh tao. Thường thì, các geisha lớn tuổi, giàu kinh nghiệm phụ trách phần nhạc cụ. Phần khiêu vũ và hát thì dành cho những geisha tập sự hoặc mới ra nghề thể hiện.
Mỗi geisha là một nghệ sĩ đa tài, thành thạo hầu hết các loại hình giải trí, nghệ thuật cổ truyền
Tiểu thuyết Hồi ức của một geisha (tác phẩm của nhà văn Mỹ Arthur Sulzberger Golden, xuất bản năm 1997) được viết theo lối tiểu sử, kể về cuộc đời của nhân vật viễn tưởng Sayuri Nitta. Cô không may bị bán vào một kỹ viện, chịu đủ các thể loại oan ức, khổ sở, cuối cùng trở thành một geisha đắt đỏ. Vào năm 2005, cuốn sách này được chuyển thể thành phim, với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng nhất thế giới đương thời. Nó nhanh chóng phổ biến toàn cầu, gây ra ngộ nhận nghiêm trọng và kéo dài về geisha.
Không thể phủ nhận, thế giới geisha có nghệ giả hành nghề bán dâm. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ và những người này lén lút phá quy định. Ngay từ đầu, pháp luật phong kiến Nhật Bản đã cấm geisha bán thân. Họ phân định rõ 2 ngành nghề, geisha (bán nghệ) và kỹ nữ (bán nghệ bán thân), không cho phép "lấn sân". Nghi thức mizuage (bán trinh tiết) là sự "giao thoa" duy nhất. Nó vừa không bắt buộc lại vừa sớm bị xóa bỏ.
Nhờ các geisha, Nhật Bản thành công lưu giữ nhiều loại hình nghệ thuật cổ
Dọc theo lịch sử Nhật Bản, các geisha ưu tiên phát triển kỹ năng nghệ thuật, khuyến khích khách thưởng thức tài hoa biểu diễn. Suốt thế kỷ XX đầy biến động, bị văn hóa phương Tây ảnh hưởng, họ là những người bảo vệ và duy trì các làn điệu cũng như bản sắc văn hóa Nhật Bản truyền thống.
Hiện tại, Nhật Bản không còn nhiều geisha, nhưng đàn tam, nghệ thuật đối đáp, biểu diễn… vẫn sống sót. Chúng trở thành những giá trị văn hóa phi vật chất vô giá, được cả công chúng lẫn chính phủ đặc biệt quan tâm.
************
Phục dựng thi hài cổ Tây Thi gây choáng váng cư dân mạng: "Tứ đại mỹ nhân nổi tiếng là đây sao?"
Trung Hoa cổ đại nổi tiếng với "Tứ đại mỹ nhân", tất cả đều là những giai nhân tuyệt sắc và đều có ảnh hưởng sâu rộng đến chính trị: Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi, Tây Thi và Điêu Thuyền. Trong số đó, Tây Thi là đại diện cho hình tượng người đẹp mong manh yếu đuối, dáng vóc của nàng khiến người ta vô cùng khao khát. Người ta đã tiến hành việc phục dựng lại ngoại hình ban đầu của Tây Thi , chuyên gia thấy có chút kỳ lạ: dường như có chút khác với tưởng tượng của chúng ta.
Tây Thi vốn là một cô gái luôn mang khăn lụa che mặt, cơ thể liễu yếu đào tơ có trọng bệnh, nhưng mọi người đều thích vẻ đẹp của cô ấy. Trong khi đó, Đông Thi- người con gái cùng thôn nhưng lại có nhan sắc xấu xí luôn bắt chước dáng vẻ yếu đuối bệnh tật của Tây Thi thì lại bị người đời chế giễu gọi là " Đông Thi hiệu tần" (nguyên chỉ người phụ nữ xấu xí bắt chước người đẹp trang điểm). Tất nhiên, sự nổi tiếng của Tây Thi không chỉ vì sắc đẹp mà còn vì vai trò chính trị của cô ấy lúc bấy giờ. Câu Tiễn không tin lời của Ngũ Tử Tư khiến quốc gia bị diệt vong. Vì vậy, Tây Thi đã chủ động trở thành gián điệp mê hoặc Ngô Vương Phù Sai, Câu Tiệu ngọa tân phù đảm, cuối cùng đã tiêu diệt được nước Ngô phục quốc thành công.
Sau khi Câu Tiễn phục quốc, người đẹp Tây Thi bặt vô âm tín, hầu hết mọi người đều tin rằng cô đã về sống ẩn dật với người tình Phạm Lãi. Hậu thế đều luôn tò mò về vẻ đẹp của cô ấy. Mọi người đều biết hiện nay chúng ta có công nghệ phục hồi khuôn mặt, mượn công nghệ đó có thể khôi phục lại diện mạo của một số cổ nhân để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được nhan sắc tuyệt thế giai nhân.
Các chuyên gia cũng muốn khôi phục khuôn mặt của Tây Thi , nhưng theo tung tích cuối cùng của Tây Thi trong lịch sử thì đến xương cốt của cô ấy cũng không tìm ra được...Tất nhiên không có khung xương không thể khôi phục được khuôn mặt của cô ấy. Vì vậy, các chuyên gia đã phải phục chế lại ngoại hình của Tây Thi dựa trên một số bức họa và điển tích, và vì bức họa không có lợi cho việc nghiên cứu , họ đã thực hiện việc phục chế Tây Thi thành tượng sáp để dễ quan sát thưởng lãm.
Nhưng khi phục chế xong, các chuyên gia có chút kinh ngạc, bởi vì dung mạo của vị Tây Thi này có chút khác xa so với những gì mọi người tưởng tượng. Tất cả mọi người tưởng tượng Tây Thi xinh đẹp dịu dàng như "hoa râm bụt trong nước", nhưng Tây Thi này dung mạo nhìn qua bình bình không có điểm nhấn. Tuy rằng khí chất trông có vẻ ôn nhu, nhưng lại nhìn quá mức bình thường, không biết hình ảnh Tây Thi thật có đúng là như vậy? Câu trả lời này chỉ có thể được hé mở khi bộ xương của Tây Thi có thể được khai quật.
*************
Phiên tòa xét xử vụ án bé Nhật Linh bị sát hại dã man tại Nhật: Mẹ bé khóc nấc, người tham dự thất vọng với bản án phúc thẩm
Vụ án sát hại bé Lê Thị Nhật Linh cách đây 4 năm tại thành phố Matsudo, tỉnh Chiba khiến dư luận Việt Nam lẫn Nhật Bản không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ. Theo đó, vào sáng ngày 24/3/2017, bé Nhật Linh, học sinh lớp 3 Trường Mutsumi Daini bị mất tích khi đang đi bộ tới trường. Sau 2 ngày tìm kiếm, thi thể bé gái được phát hiện ở một con mương gần đó.
Thủ phạm giết hại bé Nhật Linh chính là Yasumasa Shibuya, 46 tuổi, hội trưởng phụ huynh tại trường tiểu học của bé. Shibuya cũng là một người hàng xóm, sống cách nhà bé Linh chỉ khoảng 300m. Con trai hắn cũng là bạn cùng lớp của Nhật Linh.
Vụ án bé Nhật Linh bị sát hại gây rúng động dư luận Việt Nam và Nhật Bản
Theo cáo trạng, hung thủ đã bắt cóc bé Linh lên xe hơi của mình khi thấy em trên đường. Sau đó, hắn đã tấn công tình dục nạn nhân, siết cổ rồi bỏ thi thể gần rãnh nước. Trong suốt thời gian đầu điều tra, hắn tỏ thái độ bình tĩnh, liên tục quanh co chối tội khiến gia đình và dư luận càng thêm bức xúc.
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 28/11/2017 tại tòa án tỉnh Chiba, Yasumasa Shibuya bị tuyên án chung thân. Tuy nhiên, không đồng tình với phán quyết, gia đình nạn nhân đã kêu gọi tử hình Shibuya, thu thập được hơn 1 triệu chữ ký ủng hộ. Các luật sư bào chữa cho Shibuya cũng kháng cáo, nhưng theo hướng xóa tội cho bị cáo.
Anh Lê Anh Hào, cha của bé Linh đã đi khắp nơi xin chữ ký yêu cầu án tử cho kẻ đã giết hại con mình dã man
Ngày 26/9/2020, phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng. Trả lời phỏng vấn của truyền thông, anh Lê Anh Hào, bố của nạn nhân cho biết sau 3 năm, gia đình vẫn chưa nhận được một lời xin lỗi từ Shibuya và tên này vẫn không có biểu hiện gì ân hận.
Vào sáng ngày 23/3 vừa qua, tòa án cấp cao Tokyo đã y án chung thân đối với Yasumasa Shibuya và bác kháng cáo bản án tử hình của cả bên công tố và bên bào chữa. Lý do tòa quyết định giữ y án chung thân, không tăng nặng lên tử hình là vì "không phù hợp luật pháp" và "không hợp lý khi phiên sơ thẩm đã không đưa ra bản án tử hình".
Chị Yến Nguyễn, hiện đang sống tại Nhật Bản, là một trong những người tham dự phiên tòa xét xử vào sáng ngày 23/3. Là người theo dõi vụ án ngay từ đầu và từng kêu gọi dư luận xin chữ ký kêu gọi tử hình hung thủ, chị Yến từng tham dự 3-4 phiên tòa xét xử trước đó. Lần này, chị từ nhà đi mất 50 phút để đến dự phiên tòa tại tòa án cấp cao Tokyo với mong muốn được nghe bản án cuối cùng mà kẻ thủ ác phải chịu.
Theo lời kể của chị Yến, bố mẹ của bé Nhật Linh đều xuất hiện tại phiên tòa. Mẹ của bé khóc nấc khi nghe những đoạn tường thuật lại việc con mình bị nghi thủ hành hạ.
Trong khi đó, nghi phạm Yasumasa Shibuya không có mặt tại phiên tòa. Luật sư của nghi phạm cố bào chữa theo hướng xóa tội cho bị cáo.
Hung thủ Yasumasa Shibuya không hề hối hận, xin lỗi sau tội ác đã gây ra
Chị Yến cho biết trong các phiên tòa trước, Shibuya đều im lặng, không khai gì và biểu hiện thái độ không hối lỗi. Sau khi tòa án có kết luận cuối cùng, bản án chung thân cho nghi phạm được giữ nguyên, chị Yến và nhiều người có mặt tại phiên tòa không tránh khỏi tâm trạng buồn và thất vọng.
"Có 1 bà bác (người phụ nữ Nhật Bản – PV) đi từ Yokohama lên, ngay từ đầu vụ án bác đã tới nhà để viếng bé Linh, và lần nào đi toà tôi cũng gặp bác. Bữa nay tôi mời bác uống tách cà phê. Bác thất vọng. Nói chung cảm xúc như tôi, vì cháu bác thì cỡ tuổi Linh, con tôi cũng bằng tuổi Linh", chị Yến chia sẻ.
Theo TTXVN, ngay sau khi phiên tòa kết thúc, gia đình bé Nhật Linh đã làm thủ tục để nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao Nhật Bản.
"Gia đình sẽ kháng cáo tới cùng, trước hết là để đòi lại công bằng cho bé Nhật Linh và sau đó là cùng với những người khác lên án tội ác ấu dâm, sát hại trẻ em và chung tay bảo vệ trẻ em, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới", chị Nguyễn Thị Nguyên, mẹ bé Nhật Linh khẳng định.
*************
Chồng vào viện thăm vợ, người phụ nữ bật khóc nức nở không nói nên lời, đưa ra một tờ giấy khiến chồng đi báo cảnh sát ngay lập tức.
Mới đây, một vụ bê bối tấn công tình dục đã xảy ra tại một bệnh viện tư ở bang Rajasthan, miền Bắc Ấn Độ. Theo các trang tin địa phương, một người phụ nữ được gia đình đưa đến bệnh viện tư ở Shalby, Rajasthan để điều trị sau khi đổ bệnh. Sau đó, người phụ nữ được tiến hành phẫu thuật phụ khoa.
Vào ngày 15/3, cô được đưa đến phòng chăm sóc tích cực để theo dõi sau ca phẫu thuật. Phía bệnh viện cho biết, người thân trong gia đình không được phép ở lại viện qua đêm để đảm bảo sự yên tĩnh cho bệnh nhân, nên người chồng phải về nhà, hôm sau mới được tới thăm vợ.
Bệnh viện cho hay, nữ bệnh nhân phải uống thuốc an thần sau ca mổ, nên rơi vào tình trạng hôn mê. Khoảng 20h ngày 15/3, một sự việc gây phẫn nộ đã xảy ra ngay trong phòng chăm sóc tích cực. Theo đó, nam y tá Khushiram Gujjar đã lợi dụng lúc đồng nghiệp phải đi chăm sóc bệnh nhân ở phòng khác đã thực hiện hành vi sờ soạng rồi tấn công tình dục nữ bệnh nhân nhiều lần.
Ảnh minh họa
Một số trang tin địa phương cho hay, nữ bệnh nhân bị trói tay vào giường bệnh và không thể nói chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong trạng thái mơ hồ, nạn nhân vẫn cảm nhận được chuyện gì đã xảy ra với mình. Nhưng khi người phụ nữ này cố nói bóng gió với một y tá khác về sự việc thì bị Gujjar dọa dẫm nên buộc phải im lặng. Cảm thấy nhục nhã và xấu hổ, nạn nhân đã khóc suốt đêm.
Ngày hôm sau chồng vào thăm, cô đã bật khóc nức nở, vì không thể nói nên lời do sợ hãi sau vụ việc nên đã viết ra tờ giấy để kể lại chi tiết vụ việc. Phẫn nộ khi sự thật kinh hoàng được phơi bày, người chồng nổi giận đã nhanh chóng báo cáo vụ việc với bệnh viện và cảnh sát.
Theo điều tra sơ bộ và thu thập hình ảnh từ camera, cảnh sát cho hay Gujjar đã lợi dụng bệnh nhân mê man, bất tỉnh để giở trò đồi bại. Cảnh sát cho biết, đây là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, nghi phạm đã bị bắt giữ và thẩm vấn. Họ cũng đang điều tra lý lịch xem trước đây nam y tá này đã từng phạm tội hay chưa. Vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
*************
Bị vợ cùng hàng xóm “cắm sừng”, người chồng bình tĩnh đưa ra 1 thỏa thuận và cái kết có nằm mơ cũng không...
Có lẽ, những câu chuyện về việc bắt quả tang ngoại tình từ lâu đã không còn là chủ đề quá xa lạ với cư dân mạng.
Thế nhưng vừa bị "cắm sừng" lại vừa phải vào tù bóc lịch như người chồng trong câu chuyện dưới đây thì chắc hẳn lại là một tình huống hết sức hy hữu.
Nhân vật chính trong câu chuyện này là một người đàn ông họ Lâm đến từ Từ Châu, Giang Tô, Trung Quốc.
Theo lời khai của đối tượng, vào một buổi tối nọ, anh đã mời hàng xóm của gia đình mình là anh Trương sang nhà uống rượu.
Không ngờ rằng vào lúc anh đang say tới bất tỉnh nhân sự, vợ của anh đã tư thông với người hàng xóm họ Trương này.
Thế nhưng tất cả hành vi của đôi nam nữ trên đã bị con trai nhìn thấy. Sau đó, cậu bé đã quyết định nói ra mọi chuyện với bố mình.
Sau khi biết được sự việc nói trên, đối tượng Lâm đã đe dọa buộc người hàng xóm họ Trương phải đồng ý với "thỏa thuận đổi vợ" để bồi thường cho mình.
Vài ngày sau đó, Lâm đã thực hiện hành vi cưỡng bức vợ của anh Trương theo như thỏa thuận "đổi vợ" mà hai người đã thống nhất từ trước đó.
Thế nhưng vì không thể chấp nhận được điều này, vợ của người hàng xóm họ Trương đã báo cảnh sát. Kết quả là đối tượng Lâm đã nhanh chóng bị bắt và phải nhận mức án 5 năm tù giam.
*Nguồn: Sohu.
***************
Lộ ảnh dâm ô của nhân viên chính phủ, thủ tướng Úc thừa nhận làm dân thất vọng
“Tôi biết rằng nhiều người Úc, đặc biệt là nữ giới, cho rằng tôi không lắng nghe họ, và điều này khiến tôi buồn. Chúng tôi phải làm tốt hơn nữa… chúng tôi phải đưa quốc hội trở lại trật tự”, ông Morrison nói với cánh báo giới tại Canberra.
Thủ tướng Úc đưa ra bình luận trên chỉ vài giờ sau khi tờ The Australian và mạng truyền hình Channel 10 đưa ra các cáo buộc kèm hình ảnh về các hành vi dâm ô trong tòa nhà quốc hội.
Những cáo buộc này xoay quanh việc nhóm nam nhân viên chính phủ ghi hình họ thực hiện hành vi quan hệ tình dục đơn phương trong tòa nhà quốc hội, bao gồm trên bàn làm việc của một nữ nghị sĩ.
Theo Hãng tin Reuters, một nhân viên chính phủ đã bị cách chức sau vụ việc.
Phát biểu về vấn đề trên, ông Morrison tuyên bố đây là một câu chuyện “đáng kinh tởm”, thông báo ông sẽ nói chuyện cùng tất cả nhân viên chính phủ trong ngày 23-3 để nhắc nhở họ về trách nhiệm của mình.
Liên đảng Tự do - Quốc gia tại Úc của ông Morrison đã phải đối mặt với áp lực kéo dài trong những tuần gần đây, vì một cựu nhân viên chính phủ tiết lộ việc cô từng bị cưỡng hiếp tại văn phòng một bộ trưởng ở tòa nhà Quốc hội Úc.
Hàng chục ngàn người đã tuần hành trên khắp nước Úc tuần trước để phản đối vụ việc. Mức tín nhiệm dành cho ông Morrison thông qua các cuộc thăm dò ý kiến cũng giảm mạnh vì vấn đề này.
Thủ tướng Úc vốn vẫn nỗ lực bảo vệ các động thái của chính phủ trong việc cải thiện bình đẳng giới. Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới ngày 23-3, ông đã thừa nhận về việc gây ra nỗi thất vọng lớn.
Dù vậy, ông Morrison tuyên bố sẽ đưa ra một số đề xuất chắc chắn để cải thiện văn hóa công sở của quốc hội, đồng thời đảm bảo rằng những thay đổi sẽ được công bố trong vài tuần sắp tới.
************