Hãng hàng không United Airlines sẽ trang bị cho mỗi người trong tổng số 23.000 tiếp viên hàng không của hãng một chiếc iPhone 6 Plus.
*************************
10 vật bất ly thân lợi hại của ninja
Ninja có thể sử dụng những thứ bình thường như
bút, vỏ trứng, dế, gạo ngũ, móng tay kim loại sắc để hỗ trợ các hoạt
động tấn công, ẩn nấp, truyền tin và tẩu thoát.
Yatate, vũ khí đặc biệt từ bút
|
Yatate là vũ khí đặc biệt từ bút bình thường của ninja. Ảnh: Rama |
Người ta thường hiểu câu “Ngòi bút mạnh hơn lưỡi kiếm” theo
nghĩa bóng. Tuy nhiên, với ninja, bạn có thể hiểu câu đó theo nghĩa đen
vì họ có thể biến bút thành vũ khí giết người.
Các ninja luôn mang
theo yatate, một ống trụ nhỏ bằng kim loại hoặc tre, khi làm nhiệm vụ.
Cấu tạo của nó bao gồm một hộp nhỏ để đựng mực và ống trụ rỗng để đựng
lông bút. Trong nhiệm vụ gián điệp, yatate là vũ khí tùy thân quan trọng
của ninja. Họ dùng nó để ghi những thông tin về mục tiêu. Tuy nhiên,
trong những trường hợp cần phải tấn công, ninja thường giấu gai, kim,
chất độc vào trong yatate chứ không để lông bút, theo cuốn “The Secret Traditions of the Shinobi”.
Giống như trường hợp các Kunoichi thích sử dụng kanzashi (trâm cài
tóc), ninja lựa chọn yatate vì người ta không đánh giá cao tính sát
thương của nó.
Neko-te, vũ khí trên đầu ngón tay
|
Neko-te là vũ khí thân thuộc của các ninja nữ. Ảnh minh họa: blogspot.com |
Có lẽ bạn không hề cảm thấy ngạc nhiên khi ninja sử dụng cả móng tay làm vũ khí. Móng
tay kim loại, Neko-te là vũ khí dành cho ninja nữ. Họ gắn chúng vào
móng tay theo nhiều cách. Người ta đúc móng tay kim loại theo hình bao
tay hoặc làm thêm vòng sắt nhỏ cho mỗi móng để ninja đeo vào từng ngón
tay như đeo nhẫn. Thông thường, Neko-te được làm bằng sắt. Tuy nhiên,
một số ninja dùng miếng tre mỏng. Ngoài ra, họ cũng có thể chế tác kẹp
tóc và đồ trang sức cũ thành những móng tay sắc như dao cạo, Wizards cho hay.
Trong tiếng Nhật, neko nghĩa là “con mèo”, còn “te” là “bàn tay”. Trong
quá trình đào tạo, Kunoichi thường tập trung học các sử dụng các loại vũ
khí nhẹ và dễ giấu.
Dùng dế để ngụy trang và ẩn nấp
|
Ninja mang theo dế khi làm nhiệm vụ để ngụy trang và ẩn nấp. Ảnh minh họa: blogspot.com |
Ninja là bậc thầy về ẩn nấp và thường tiếp cận kẻ thù một
cách âm thầm. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều kiện tự nhiên cũng
thuận lợi. Ví dụ, họ không thể bước đi trên lá cây khô hay tuyết cứng mà
không tạo ra tiếng động. Thậm chí, ninja dễ dàng bại lộ vị trí ẩn nấp
và phá hủy toàn bộ nhiệm vụ chỉ vì lỡ giẫm lên lên cành cây khô. Để đối
phó với những tình huống như vậy, họ thường mang theo hộp dế nhỏ. Tiếng
kêu của chúng sẽ che giấu những âm thanh ninja tạo ra.
Trong cuốn “Ninjutsu: The Art of Invisibility”,
tác giả Donn F. Draeger cho biết ninja có sẵn hỗn hợp gồm các loại hóa
chất đặc biệt để đảm bảo dế kêu hay im lặng theo ý muốn của họ. Âm thanh
dế kêu ríu rít khiến kẻ thù mất cảnh giác trước các tiếng động lạ. Mặt
khác, trên thực tế, côn trùng và chim thường dừng hót khi con người hoặc
động vật ăn thịt đến gần. Vì thế, ngay cả khi di chuyển lặng lẽ, ninja
vẫn cần đến dế.
Bột gây kích ứng mắt, mũi và hệ hô hấp trong vỏ trứng
|
Vỏ trứng chứa các chất gây kích
ứng mắt, mũi, hệ hô hấp là công cụ hỗ trợ đặc biệt khi ninja cần tấn
công hay tẩu thoát. Ảnh minh họa: blogspot.com |
Ngoài kỹ năng ẩn nấp tài tình, ninja còn sử dụng các loại bột
để che giấu bản thân. Là những người cực kỳ thông minh, họ sẽ không đầu
tư thời gian để chế tạo những thứ đã có sẵn. Vì thế, ninja đựng bột
trong vỏ trứng. Trước hết, họ dùng kim chọc một lỗ nhỏ trên quả trứng để
các chất bên trong chảy ra. Khi vỏ trứng hoàn toàn rỗng, họ bỏ mạt sắt,
muối, bột ớt và các loại bột gây kích ứng mắt vào đó, theo cuốn “The Invisible Fist: Secret Ninja Methods of Vanishing Without a Trace”. Trong các cuộc tấn công, ninja sẽ ném trứng vào mắt đối phương để vô hiệu hóa khả năng nhìn.
Ngoài
ra, ninja cũng sử dụng các chất gây kích ứng đối với mũi và hệ hô hấp.
Một khoảnh khắc suy yếu của đối thủ, dù rất ngắn, cũng là cơ hội tốt để
ninja phản kích hoặc tẩu thoát.
Truyền tin bằng gạo
|
Ninja sơn màu lên các hạt gạo và dùng chúng để truyền tin. Ảnh minh họa: blogspot.com |
Để thực hiện tốt nhiệm vụ gián điệp và sát thủ, ninja cần
biết cách thu thập thông tin một cách bí mật. Phương pháp phổ biến nhất
của họ là sử dụng goshiki-mai, nghĩa là gạo ngũ sắc. Ninja sơn màu đỏ,
xanh, vàng, đen, hoặc màu tím lên hạt gạo và dùng chúng để gửi các mật
mã. Họ rải gạo dọc đường hoặc ở những nơi kín đáo. Kẻ thù và người
bình thường sẽ không chú ý đến điều đó nhưng các ninja trong một gia
tộc đều biết cách giải mã thông tin từ chúng. Dựa trên sự kết hợp màu
sắc hoặc số lượng hạt gạo, ninja có thể tạo hơn 100 loại mã, theo tác
giả cuốn “Ninja Attack!: True Tales of Assassins, Samurai, and Outlaws”.
Ngoài ra, việc dùng sơn tạo màu cho gạo cũng đảm bảo chim sẽ không ăn những hạt gạo.
Nguyễn Sương
***************
Năm tháng trưởng thành trong Nhà Trắng của ái nữ nhà Obama
Hai cô con gái của Tổng thống Mỹ Barack Obama
phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ để bảo vệ riêng tư và an toàn
trong những năm tháng lớn lên tại Nhà Trắng.
|
Hai con gái Sasha và Malia trong đêm ăn mừng chiến thắng cuộc đua Tổng thống Mỹ của bố năm 2008. Ảnh: Reuters |
Nhiều thập kỷ trôi qua kể từ thời cựu tổng thống Jimmy
Carter, Sasha và Malia mới thực sự là những đứa con của Tổng thống Mỹ
trưởng thành ở Nhà Trắng. Năm 2008, khi ông Obama đắc cử tổng thống,
Sasha mới lên 7 tuổi và Malia được 10 tuổi.
Trước khi gia đình
Obama chuyển đến thủ đô Washington, một trong những điều mà hai ông bà
lo lắng là chuyện các con gái phải thay đổi môi trường sống từ thành phố
Chicago đến một nơi ở hoàn toàn mới. Kể từ khi đến Nhà Trắng, Tổng
thống Obama cùng vợ cố gắng duy trì nếp sống cũ cho các con, "dù Nhà
Trắng chẳng thể là một nơi bình thường", phu nhân Michelle chia sẻ. Tuy
lịch trình của một nguyên thủ luôn bận rộn, ông bà Obama đặt ra nguyên
tắc là cố gắng có mặt tại bữa ăn tối lúc 18h30.
Sống trong một
tòa nhà nguy nga với hàng chục căn phòng, nhân viên mật vụ luôn theo dõi
như hình bóng, xuất hiện trong những bữa tiệc sang trọng và gặp gỡ hàng
loạt gương mặt nổi tiếng như Beyonce hoặc Jay-Z... là những thay đổi mà
Sasha và Malia phải vội vã tập thích nghi trong một thời gian ngắn.
Sasha cũng không còn phải giành phòng tắm với Malia, vì Nhà Trắng có đến
31 căn phòng như vậy. Đội ngũ nhân viên phục vụ vô cùng chu đáo. Nếu
các cô đánh rơi một chiếc khăn ướt, họ sẽ không thể nhìn thấy chúng trên
sàn chỉ sau 5 phút, vì các nhân viên đã nhanh tay mang khăn đi giặt.
|
Ông Obama bên hai con gái xem truyền hình trong Nhà Trắng. Ảnh: AFP |
Những luật lệ của mẹ
Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình của "nữ hoàng
truyền hình" Oprah Winfrey, phu nhân Michelle cho biết bà luôn yêu cầu
các con tự dọn phòng ngủ và ủi quần áo của chính mình. "Tôi không muốn
khi con mình đã 16 tuổi mà nói rằng 'con không biết ủi đồ đâu'. Chúng
tôi đã nói chuyện nghiêm túc về trách nhiệm của mỗi người, chứ không
phải mặc nhiên hưởng thụ và có người khác giúp trong khi con có thể tự
làm được. Tôi nói, các con không sống ở Nhà Trắng mãi mãi, sau này còn
phải học đại học nữa", bà Michelle nói.
Theo Washington Post,
Sasha không được sử dụng Facebook vì cô bé chưa đủ tuổi. Thời gian sử
dụng mạng xã hội của Malia cũng bị giới hạn. Đệ nhất phu nhân Mỹ thực sự
lo lắng, "các con tôi là những đứa trẻ đầu tiên trưởng thành trong Nhà
Trắng vào thời đại mà mọi người đều có điện thoại di động và luôn theo
dõi cử chỉ của chúng. Chỉ cần một khoảnh khắc lơ đãng cũng có thể để lại
ấn tượng xấu trong một thời gian dài".
|
Bức ảnh do một người bạn của Malia (trái) chia sẻ trên mạng xã hội trong một buổi đi chơi hồi tháng 8/2014. Ảnh: Twitter |
Thay vì dành nhiều thời gian
cho thế giới ảo, ông bà Obama khuyến khích các con tích cực tham gia
những hoạt động xã hội. Tổng thống Obama chính là trợ lý huấn luyện cho
đội bóng rổ của Sasha. Ông thỉnh thoảng cùng chơi bóng với hai con gái
và các bạn của con. Mẹ của bà Michelle cũng chuyển từ Chicago đến sống ở
Nhà Trắng để chăm sóc Sasha và Malia ngoài giờ đến trường.
Tổng
thống Obama cũng luôn tránh để các con tham gia những hoạt động chính
trị, ngoại trừ những sự kiện lớn, hoặc khi ông có bài phát biểu quan
trọng. Khi đó, ông Obama nói rằng: "Các con chỉ cần tỏ ra đang lắng nghe
thôi". Bà Michelle thỉnh thoảng nhắc hai cô gái trẻ nên mỉm cười.
"Nhưng chúng chỉ muốn ngáp thật dài", đệ nhất phu nhân nói.
Tuy
nhiên, điều thú vị nhất với Sasha và Malia về cuộc sống ở Nhà Trắng
chính là lời hứa của bố khi cho phép các con nuôi một con chó. Hai cô bé
không được nuôi chó khi ở Chicago.
|
Gia đình Obama chơi đùa bên "đệ
nhất khuyển" của nước Mỹ. Được phép nuôi chó là lời hứa của ông Obama
với hai con gái sau khi đắc cử tổng thống năm 2008. Ảnh: EPA |
6 năm trôi qua, Sasha đã bước vào tuổi "teen", 13 tuổi, còn
Malia trở thành một thiếu nữ duyên dáng ở tuổi 16. Ngoài thời gian ở
nhà và đến trường, hai em cũng đi cùng bố, mẹ trong những chuyến công du
nước ngoài hoặc trong nước. Gần đây nhất, Sasha và Malia đã đi cùng bà
Michelle đến Trung Quốc hồi tháng 3/2014. Trước đó, cả gia đình Obama đã
cùng đến Nam Phi trong năm 2013 nhân một chuyến công tác của Tổng thống
Mỹ. Dù cố gắng duy trì một cuộc sống ít gây chú ý, Sasha và Malia vẫn
là gương mặt trong danh sách 25 người trẻ tuổi ảnh hưởng nhất của tạp
chí Time năm 2014.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5/2014, Tổng thống Obama
thừa nhận các con ông đối mặt với cuộc sống hoàn toàn mới không quá khó
khăn như người lớn vẫn lo ngại. "Sự thật là bọn trẻ có thể có nhiều thời
gian tự do hơn chúng tôi từng nghĩ". Ông Obama cũng không phải lo lắng
về chuyện hẹn hò của các con gái vì "những vệ sĩ mang súng của tôi luôn
theo sát hai đứa từng phút giây".
"Ông bố đệ nhất" cũng chia sẻ một sự thật trên CBS News
mà thoạt nghe có vẻ khó tin: khi là tổng thống, ông Obama có thời gian ở
bên gia đình nhiều hơn so với khoảng thời gian là một ứng cử viên vốn
phải tham gia những chiến dịch vận động liên tục ở ngoài đường, hoặc khi
là thượng nghị sĩ phải di chuyển liên tục giữa Chicago và Washington.
Minh Anh
*******************
Phố buôn phấn bán hương ven sông ở miền Tây
Đoạn đường ngắn ven sông nằm dọc theo quốc lộ
80 nhưng có đến hàng chục quán cà phê. Đội ngũ tiếp viên trẻ đẹp ở đây
sẵn sàng chiều khách... tới bến.
Gần chục năm trước, người
dân miền Tây rỉ tai nhau về "khu đèn đỏ" gần ngã 3 Lộ Tẻ ở xã Vĩnh
Trinh, huyện Vĩnh Thạnh (TP.Cần Thơ) nhưng hiện nay nơi đây chỉ còn vài
quán nhậu, cà phê xập xệ. Nguyên nhân khu này biến mất là do sự truy
quét mạnh tay của chính quyền sở tại cùng với trận hỏa hoạn cách nay 7
năm thiêu rụi hơn chục căn nhà - nơi nuôi chứa nhiều cô gái chuyên nghề
bán phấn buôn hương.
Cứ tưởng hoạt động mại dâm ở vùng này không
còn nhưng 2 năm sau đó cư dân khu tam giác giáp ranh 3 tỉnh An Giang,
Cần Thơ và Kiên Giang phát hiện một khu mại dâm khác cách đó vài cây số.
Đó là vùng đất của xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn (An Giang) có diện
tích chỉ vài chục hecta nằm bên này sông Cái Sắn.
Xã
Phú Thuận có duy nhất ấp Hòa Tây B nằm bên quốc lộ 80 - đường nối TP
Cần Thơ với Kiên Giang. Cư dân sở tại muốn làm các thủ tục hành chính
phải qua sông Cái Sắn để đi về trung tâm Phú Thuận dù cách đó vài chục
mét là trụ sở chính quyền cấp xã của TP Cần Thơ.
Sự dị biệt này tạo điều kiện cho khu mại dâm hoạt động sôi động với hơn 20 quán cà phê trá hình ven sông, gần như liền kề nhau.
Phóng
viên trong vai khách làng chơi vào quán Hồng đối diện trạm xăng dầu.
Năm cô gái đang tắm cho thú cưng vội ngừng tay, đập đá, chặt dừa, soi
kính tô thêm son phấn. Khách vừa ngã lưng xuống võng, cô gái mặc áo quần
đỏ rực không ngại ngồi cùng võng, hai tay đấm vào vai người đàn ông đối
diện rồi hỏi nhỏ "đi chơi không anh".
|
Vào đến phòng trọ, cô gái chèo kéo ân ái theo giờ để được nhiều tiền. |
Thấy khách im lặng, cô nũng nịu, tỏ vẻ hờn trách dù mới gặp
lần đầu. Khách than đau đầu, cô gái đưa tay bóp trán, rỉ tai "đi nhà trọ
em bóp khắp người cho anh sướng".
Ngoài ly cà phê khách gọi, cô
gái giới thiệu tên Vân - quê Châu Đốc (An Giang) - còn nhờ nữ đồng
nghiệp mang cho mình ly nước dừa vừa chặt. Cả hai ly nước cô thu 40.000
đồng, tiền boa tùy khách, có thể từ 50.000 - 60.000 hoặc 100.000 đồng
cho vài lần ôm hôn tại võng.
Bên nhau khoảng 15 phút cô gái tỏ vẻ
sốt ruột khi khách không chịu "ăn bánh". Lúc này Vân khoe cô chỉ mới cho
bạn trai ăn "trái cấm" vài lần ở quê giáp biên giới Campuchia. Vì túng
tiền, cần vài triệu xài Tết sắp đến nên theo bạn cùng xóm vượt 50 km
sang đây được 2 ngày.
"Em mới làm nên 1 lần em lấy giá 500.000
đồng, còn mấy chị ở đây chỉ 300.000-400.000 đồng thôi", Vân ra giá. Nghe
khách nói không đủ tiền, vài phút sau cô hạ giá xuống 400.000 đồng tại
bãi đáp là nhà trọ Ba Biển.
Lúc này một thanh niên chở theo người
đàn ông ngoài 50 tuổi ghé quán. Hai nữ đồng nghiệp nói với Vân "chút nữa
tụi mình gặp nhau cùng 'đua' ở Ba Biển nghen". Tại nhà trọ Ba Biển, cả
khách lẫn gái mại dâm đều không phải trình giấy tờ. Anh tiếp tân đưa cô
gái chiếc khăn rồi nói "trong phòng có sẵn 2 cái bao".
Vào phòng trọ Vân mời khách ân ái theo
giờ cho "hết 2 cái bao" với giá 600.000 đồng. Chê khăn dơ, nước trong
nhà vệ sinh bẩn đục vì bơm trực tiếp từ sông Cái Sắn nên khách rút lui.
Lúc đầu cô gái tỏ ra bực tức nhưng sau đó vui vẻ khi được khách "đền"
một nửa số tiền và góp thêm 40.000 đồng để cô trả phòng.
Quay ra
đến bãi xe nhà trọ Ba Biển, Vân với khách chạm mặt 2 người vào quán của
cô 15 phút trước. Thanh niên áo sơ mi sọc móc ví đưa vài trăm ngàn "bao"
người đàn ông áo thun đỏ đi cùng. Ra đến quốc lộ, 2 nữ đồng nghiệp của
Vân cũng phóng xe đến nhà trọ để mây mưa với 2 người này.
Cách
quán Hồng hơn chục bước chân, quán Hoa có 7 cô gái son phấn lòe loẹt
chia thành 2 nhóm vừa đánh bài vừa lên facebook. Quán nhỏ, nắng nóng hầm
hập xông vào như lò bánh mì là lý do các nữ tiếp viên cho rằng "em mặt
áo khoe ngực khoe đùi cho mát".
|
Nhà trọ này là một trong 3 "bãi đáp" của các cô gái. |
Cũng như quán Hồng và các quán trá hình lân cận nằm ven sông
Cái Sắn, ngoài việc ôm nhau tại võng hoặc gạ bán dâm, bãi đáp của nữ
tiếp viên là nhà trọ Ba Biển với 2 nhà trọ khác ven quốc lộ 80, cùng nằm
trên địa bàn ấp Hòa Tây B.
Theo chính quyền địa phương, hoạt động
trá hình tại đây hầu như ai cũng biết. Nhà chức trách của Cần Thơ và
Kiên Giang khó đột kích ở địa bàn tỉnh bạn nếu không có kế hoạch phối
hợp rõ ràng.
Đêm xuống, các quán cà phê ven sông Cái Sắn ở ấp Hòa
Tây B bật đèn màu, các cô gái ăn mặc hở hang ngồi trước quán mời gọi
khách làng chơi.
* Tên quán, nhà trọ và nữ tiếp viên đã thay đổi.
Việt Tường
*****************
Tiếp viên hàng không Mỹ được tặng 23.000 chiếc iPhone 6 Plus
Hãng hàng không United Airlines sẽ trang bị
cho mỗi người trong tổng số 23.000 tiếp viên hàng không của hãng một
chiếc iPhone 6 Plus.
Những tiếp viên này có
thể sử dụng iPhone để thanh toán bằng thẻ tín dụng của khách hàng khi họ
có nhu cầu chi tiền ngay trên máy bay. Họ cũng có thể dùng nó để kiểm
tra mail hoặc truy cập những tài liệu nội bộ.
|
Tiếp viên hàng không của United Airlines được tặng iPhone 6 Plus miễn phí. Ảnh: United. |
Trước đó, United Airlines cũng đã tặng iPad cho các phi công từ năm 2011.
United
Airlines không phải là hãng hàng không duy nhất trang bị smartphone cho
tiếp viên. Hãng Delta từng tặng toàn bộ tiếp viên của họ một chiếc
Nokia Lumia 820 và còn phi công được tặng máy tính bảng Surface 2 hơn
một năm về trước.
Đây là một thương vụ lớn đối với Apple bởi họ có
cơ hội hợp tác với một công ty lớn, thay vì bán từng sản phẩm nhỏ lẻ
đến người dùng phổ thông. Hãng này được cho là đã thuê chuyên gia bán
hàng doanh nghiệp cách đây không lâu.
Đức Nam
*****************
Siêu hài hước ảnh tình cảm cha con
Trông các cặp cha con này thật vui và hạnh phúc biết bao ^^.
********************
8 chai Coca-Cola đắt nhất thế giới
Những chai soda cổ của Coca-Cola, trong đó
thậm chí có những lon bị sản xuất lỗi hay hợp tác với Pepsi, được đấu
giá với mức hàng trăm nghìn USD.
|
1. Lon Coca Cola bị lỗi sản xuất – Giá: 281.000 USD
Lon Coca-Cola chưa mở và bị lồi phần dưới do lỗi sản xuất
này hiện được rao bán trên eBay với giá 281.000 USD. Đây có thể là lon
Coca-Cola mới được sản xuất, bởi có logo của World Cup Brasil FIFA trên
thân.
|
|
2. Lon Coca-Cola bị lỗi sản xuất chưa mở nắp – Giá: 250.000 USD
Có trọng lượng 480 gr được cho là do lỗi sản xuất, Lon
Coca-Cola đã bán với giá 250.000 USD trên eBay. Đây có thể là món đầu tư
hời, bởi giá trị của nó chắc chắn sẽ tăng trong tương lai.
|
|
3. Sáu chai Coca-Cola Laredo sản xuất nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập – Giá: 11.000 USD
6 chai Laredo Coca Cola Bottling Co. chưa khui nắp đang
được rao bán với giá 11.000 USD trên eBay. Giá trị của chúng nằm ở độ
quý hiếm và nguyên vẹn.
|
|
4. Ba lon Pepsi-Cola từ những năm 1950 – Giá: 5.995 USD
3 lon Pepsi-Cola này được sản xuất trong những lần hợp
tác hiếm hoi giữa Pepsi và Coca-Cola. Những lon soda đặc biệt từ những
năm 1950 này được bán với giá 5.995 USD trên eBay.
|
|
5. Lon Pepsi-Cola sản xuất riêng cho chương trình lưu diễn Dangerous World Tour của Michael Jackson năm 1993 – Giá: 2.500 USD
Một trong những lần hợp tác hiếm hoi giữa Pepsi và Coca
Cola là sản xuất đồ uống cho chuyến lưu diễn Dangerous World Tour của
Michael Jackson vào năm 1993 tại Đài Loan. Hiện lon soda Pepsi-Cola độc
đáo này được bán trên mạng với giá 2.500 USD. Người bán thậm chí còn
tặng kèm tấm vé quý giá của tour lưu diễn này tại Đài Loan.
|
|
6. 10 lon Coca Cola Sachin Tendulkar tại Ấn Độ - Giá: 1.399 USD
Những lon Coca-Cola Sachin Tendulkar từng được bán tại Ấn
Độ có giá 1.399 USD/lon. Người bán còn chuyển hàng miễn phí trên toàn
thế giới. Bạn có thể dùng những lon Coca-Cola sặc sỡ này để trang trí và
chắc chắn giá trị của chúng sẽ tăng theo thời gian.
|
|
7. Chai Coca Cola Mexico Acapulco McDonald’s năm 1993 – Giá: 1.000 USD
Chai Coca Cola với nhãn của McDonald tại Mexico hiếm hoi
còn sót lại được bán trên eBay với giá 1.000 USD. Giá trị của chai soda
này là ở chỗ nó vẫn chưa được khui.
|
|
8. Lon Coca Cola mẫu trong các quảng cáo trên truyền hình năm 1997 - Giá: 750 USD
Không chỉ đẹp, những chai Coca-Cola này còn là hàng
“độc”. Đây là mẫu chai thử nghiệm được dùng trong quảng cáo trên truyền
hình vào những năm 1990, và khác biệt so với chai Coca-Cola hiện nay.
Hiện chúng được rao bán đấu giá trên eBay với giá 750 USD cả bộ.
|
Hoài Thu
****************
Starbucks, McDonald’s vào Việt Nam: Chỉ như… bão qua làng
Đối với ngành công nghiệp fastfood thế giới,
Việt Nam như thị trường non trẻ có sức lan tỏa của sự cuồng si, nhưng độ
trung thành với thương hiệu của giới trẻ cũng thật mong manh.
Chọn đúng thời điểm
Subway,
McDonald’s, Starbucks, KFC, Burger King, Pizza Hut, Dunkin’s Donuts,
Domino’s Pizza, Dairy Queen, Papa John’s là 10 thương hiệu đồ ăn nhanh
(fastfood) nổi tiếng trên toàn cầu đều nắm trong tay hàng nghìn cửa
hàng, với doanh thu từ vài tỷ cho đến hàng chục tỷ USD trong năm 2013.
Trong số này, duy nhất chỉ có chuỗi bán lẻ Papa John’s hiện vẫn chưa có
mặt tại Việt Nam.
Người tiêu dùng Việt, nhất là giới trẻ ở thành
thị đã được tiếp xúc với những thương hiệu như KFC, Lotteria, Pizza Hut,
BBQ từ gần 20 năm qua và hình thành một phong cách tiêu dùng mới: trẻ
trung, năng động và thân thiện nơi thành thị. Song có lẽ chưa bao giờ độ
tôn sùng thương hiệu trong ngành công nghiệp này lại lan tỏa mạnh như
khi McDonald’s, Starbucks vào Việt Nam hai năm qua.
Với sự xuất
hiện của McDonald’s, Starbucks, giới trẻ phát cuồng, khao khát thể hiện
độ sang chảnh, giàu có đối lập với mức thu nhập trung bình của phần lớn
đất nước. Trong khi đó, nhân viên ở của Starbucks, McDonald’s ở TP.HCM
chia sẻ sự vui mừng khi mỗi giây trôi qua, trên facebook của hãng xuất
hiện những comment chờ mong có thêm cửa hàng tại nơi họ sinh sống.
“Những
dấu ấn ban đầu đã được tạo dựng, hứa hẹn chiến lược đem đến phong cách
tiêu dùng hiện đại, trẻ trung cho giới trẻ và nơi tụ họp gia đình, bạn
bè cho người dân Việt Nam sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa hơn”, một nhân viên
của Starbucks ở Hà Nội chia sẻ.
90 triệu dân, người dưới 35 tuổi
chiếm trên 65%, mức thu nhập đang tăng, lối sống ngày càng bận rộn… đang
trở thành những yếu tố hỗ trợ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành công
nghiệp fast food đối với các nhà khai thác. Quan trọng hơn, họ vào Việt
Nam với niềm tin mang theo phong cách tiêu dùng mới cho giới trẻ. Với tư
duy toàn cầu và hành động địa phương, các thương hiệu fast food phần
nào đã thành công tại thị trường Việt Nam. Để chọn thời điểm đặt viên
gạch nền móng đầu tiên ở Việt Nam, họ mất nhiều thời gian nghiên cứu,
tìm đối tác và quan sát thị hiếu tiêu dùng. Đến nỗi, một người có kinh
nghiệm về marketing và thương hiệu như ông Võ Văn Quang ở TP.HCM phải
thốt lên: “McDonald’s vào thị trường Việt Nam lúc này thể hiện sự tinh
quái, lợi hại”.
“Đây là một thị trường non trẻ và có sức lan tỏa
mạnh, chúng tôi nghĩ thời cơ đã chín muồi để đưa McDonald’s thâm nhập
Việt Nam. Chưa bao giờ chúng tôi nghĩ mình là người đến sau trong bất cứ
thị trường nào. Chúng tôi tìm kiếm các cơ hội để xây dựng thương hiệu,
đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng các khu vực”, ông Don Thompson, CEO
McDonald’s nói với báo chí Mỹ nhân sự kiện khai trương cửa hàng đầu tiên
ở TP.HCM năm 2013.
Hiện McDonald’s đã có 3 cửa hàng ở TP.HCM và
chưa có kế hoạch ra Hà Nội. Song những chiếc Hambuger McDonald’s lại
không được giới trẻ Việt Nam “ưu ái” hơn ly cà phê Starbucks. Sau khi
càn quét thị trường TP.HCM, năm 2014, cơn bão Starbucks tràn vào Hà Nội.
Một thị trường được cố kết bền chặt bởi bản sắc văn hóa riêng biệt,
tinh tế và khó tính hơn.
Trong vòng 3 tháng, Starbucks đã có 4 cửa
hàng ở Hà Nội, với diện tích từ 150 đến 350 m2. Trong đó, 3 địa điểm
nằm xung quanh hồ Hoàn Kiếm (nơi tập trung giới doanh nhân, giới văn
phòng, khách du lịch nước ngoài) và ở Cầu Giấy (tập trung nhiều giới
trẻ). Hiện Starbucks có tổng cộng 12 cửa hàng ở Việt Nam, đặt mục tiêu
đạt 100 cửa hàng trong 5 năm tới. Ông Eff Hansberry, Chủ tịch Starbucks
khu vực châu Á - Thái Bình Dương khẳng định, Hà Nội là thị trường
Starbucks không thể chủ quan, với quyết tâm đồng lòng đánh chiếm.
Chỉ để lại bọt biển
Thế
nhưng, dù ở Hà Nội hay TP.HCM, mọi chuyện cũng chỉ như bão qua làng.
Cuộc phỏng vấn nhanh với 100 bạn trẻ sinh năm 1990 trở đi do phóng viên
Báo Đầu tư thực hiện cả ở TP.HCM và Hà Nội cho kết quả bất ngờ. Khác xa
so với những gì mà Starbucks hay McDonald’s kỳ vọng, 90% ý kiến cho
rằng, họ không thích đồ ăn nhanh, chỉ thích đồ nấu ở nhà, hoặc có đến 1
lần và sẽ không trở lại cửa hàng lần 2.
|
Thời điểm mới xuất hiện, McDonald’s khiến giới trẻ phát cuồng.
|
Đặc biệt, câu chuyện tiêu dùng của cô gái 24 tuổi Trần Phương
Linh vừa mang một góc nhìn tích cực, nhưng cũng tiêu cực không kém đối
với Starbucks. 15 tuổi, Linh đến New Zealand để học với tương lai xán
lạn mở ra trước mắt và hứa hẹn một cuộc sống mới dễ dàng hơn ở Việt Nam.
Sau khi kết thúc mọi khóa học, thử làm ở một số tổ chức tài chính, Linh
quyết định về Việt Nam.
Hơn 10 năm sống ở nước ngoài, Linh là
khách hàng trung thành của Starbucks vì vị cà phê khá mạnh quyện với vị
sữa thơm ngậy và công thức pha chế đồng đều ở tất cả các cửa hàng. Khi
mùa lễ hội đến, Linh thích tận hưởng không gian ấm cúng cùng vị đồ uống
đặc biệt ở Starbucks. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi cô về Việt Nam.
Linh chia tay với tình yêu một thời để trở về bên ly cà phê nâu, đen
truyền thống của Việt Nam.
Khi Starbucks khai trương 4 địa điểm ở
Hà Nội, cô đã trải nghiệm lần lượt cả 4 cửa hàng này. Cảm giác của cô là
những ly cà phê ở đây như chỉ vẩy thêm ít sữa, cà phê vào nước vậy,
không có vị mạnh, sữa không chất lượng và hương vị pha trộn thì hỗn
loạn.
“Họ nói đang tìm cách đưa ra các đồ uống thích nghi với
người tiêu dùng Việt Nam, nhưng đây đâu có phù hợp với gu của người
Việt. Nếu Starbucks giữ được hương vị và chất lượng như ở thị trường
nước ngoài, thì có khi còn giữ được khách hàng trung thành là các du học
sinh, khách du lịch và người nước ngoài làm việc ở Việt Nam”, Linh nói.
Đó
là về chất lượng, còn về giá thì cũng một trời một vực. Ở New Zealand,
châu Âu, Australia, giá của Starbucks nhỉnh hơn không đáng kể so với các
hãng đồ uống khác, nên người tiêu dùng vẫn chấp nhận được vì thương
hiệu. Nhưng mức giá đó lại quá đắt so với mặt bằng thu nhập của người
dân Việt Nam. Mức giá trung bình của Starbucks là hơn 100.000 đồng/ly cà
phê, trong khi chỉ mất 20.000 đồng là có 1 ly cà phê nâu, đen thơm
phức.
“Tôi thích gu cà phê mạnh, nó làm tôi sáng tạo hơn trong
cuộc sống và công việc. Nếu còn sống ở nước ngoài, tôi sẽ vẫn trung
thành với Starbucks, nhưng về Việt Nam, tại sao tôi phải mua nó với giá
cao gấp 3 lần mà chất lượng không ngon bằng”, Linh nói.
Theo Linh,
Starbucks vẫn có thể tồn tại ở Việt Nam vì tên thương hiệu, nhưng để có
tình cảm trung thành của những người thực sự yêu cà phê thì chưa chắc.
Phần lớn người tiêu dùng vào Starbucks vì view đẹp hơn là thưởng thức cà
phê ngon. “Giới trẻ Việt Nam có thể phát cuồng vì cái mới, nhưng chỉ
một thời gian rất ngắn sau đó, mọi thứ lại bão hòa và tiêu tan, nhường
chỗ một trào lưu mới khác”, Linh chia sẻ.
Đó là chưa kể, lớp khách
hàng thuộc giới teen ở Việt Nam khá đông, nhưng thị trường lại có rất
nhiều thương hiệu khác na ná Starbucks mọc lên như nấm sau mưa. Ở một số
cửa hàng ở Bà Triệu, Cầu Giấy, khách hàng còn phải trả phí gửi xe.
Còn
Bùi Công Khanh (Hà Nội) du học sinh ở Mỹ, trong kỳ nghỉ gần đây nhất
với bố mẹ ở TP.HCM, cũng đến cửa hàng McDonald’s ở 2-6 Bis Điện Biên
Phủ, phường Đa Kao, quận 1. Nhưng cậu chỉ ăn một miếng duy nhất từ chiếc
hamburger rồi bỏ đi.
“Khi ăn McDonald’s ở nhiều nước, tôi rất hài
lòng. Không hiểu sao khi ăn ở Việt Nam thì chất lượng lại khác. Yêu cầu
chất lượng không thể đều được như châu Âu, có thể do nhượng quyền ở
Việt Nam chăng. Đây là lần đầu và cũng là lần cuối ghé McDonald’s ở Việt
Nam ”, Công Khanh nói.
Hãy đợi đấy!
Sau thời càn quét ban
đầu, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam gần như đã trở về trạng thái
bình thường. Nhưng như nhiều thương hiệu khác trong lĩnh vực thực phẩm,
đồ uống, Starbucks đang kỳ vọng thúc đẩy doanh số trong 3 tháng cuối
năm.
“Thời điểm này, người dân Việt Nam và người nước ngoài có độ
chi tiêu mạnh hơn do có Giáng sinh và kỳ nghỉ lễ tết. Đây là cơ hội để
chúng tôi kéo lại doanh thu cho những tháng ảm đạm. Nếu 3 tháng này mà
không có khách coi như năm đó thua lỗ nặng”, đại diện Starbucks cho
biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, Starbucks ở
khách sạn New World (TP.HCM) và Trung tâm thương mại Indochina Plaza
Hanoi (IPH) là 2 địa điểm mang lại doanh số như kỳ vọng cho Starbucks,
vì địa điểm rộng, nhiều chỗ ngồi hơn, khách trẻ nhiều hơn. Giá thuê mặt
bằng ở Hà Nội cao hơn so với TP.HCM, nhưng doanh số không cao bằng vì
phong cách chi tiêu ở Hà Nội căn cơ hơn.
Trong khi đó, McDonald’s
cũng rất thận trọng khi công bố kế hoạch mở thêm điểm mới. Ông Don
Thompson thừa nhận, một thách thức với McDonald’s khi muốn nhân rộng mô
hình thành 2, 3 sau đó là 10, 20, là cần phải chắn chắn mình cũng nhân
rộng được chất lượng phục vụ, đồ ăn và vệ sinh.
Song ông Nguyễn
Bảo Hoàng, Giám đốc điều hành Good Day Hospitality (đơn vị nhận nhượng
quyền McDonald’s) kỳ vọng, trong khoảng 10 năm tới, sẽ mở ít nhất 100
cửa hàng McDonald’s, con số tương tự nhiều nước khác (Singapore có hơn
100 cửa hàng, Philippines 400 cửa hàng; dù đó là những nước có dân số ít
hơn Việt Nam). McDonald’s chưa có kế hoạch mở tại Hà Nội trong vòng hai
năm tới.
******************
Sự khác biệt giữa những bức ảnh quảng cáo khách sạn với thực tế
Trang Business Insider đưa ra so sánh thú vị
về những bức ảnh quảng cáo đẹp “long lanh” về các khách sạn so với những
gì có trên thực tế...
Quảng cáo: Bể bơi trên sân thượng khách sạn Dream Downtown ở thành phố New York trông như một thiên đường.
Thực tế: Đó chỉ là một bể bơi với kích thước hết sức khiêm tốn.
Quảng cáo: Sugar Cane Club ở Barbados khiến nhiều người mường tượng tới một địa chỉ lý tưởng cho các cuộc hẹn hò lãng mạn.
Thực tế: Không gian khá chật hẹp, và cũng chẳng thấy rượu Champagne đâu.
Quảng cáo: Khách sạn L'Enfant Plaza Hotel ở Washington DC trông khá hấp dẫn.
Thực tế: Quang cảnh ngoài cửa sổ không đẹp như quảng cáo, và cả những chiếc ga trải giường trông cũng kém độ “long lanh”.
Quảng cáo: Bể bơi ở khách sạn Los Angeles Sofitel khiến ai cũng muốn đắm mình trong đêm.
Thực tế: Khá “trần trụi”, bởi bạn sẽ bơi ngay cạnh đại siêu thị Macy’s.
Quảng cáo: Bể bơi của câu lạc bộ Riu Negril đầy ắp trai xinh, gái đẹp.
Thực tế: Những cô người mẫu nóng bỏng đâu rồi?
Quảng cáo: Tiệc buffet tại Grand Palladium Bavaro ở Cộng hòa Dominican thật tuyệt!
Và đây là những gì có trên thực tế.
Quảng cáo: Nhìn ảnh này, ai mà chẳng muốn có kỳ nghỉ ở khách sạn Mandalay Bay, Las Vegas.
Thực tế: Muốn tìm một chiếc ghế để ngả lưng không phải là chuyện dễ.
Quảng cáo: Một anh chàng lướt ván với vẻ ngoài hấp dẫn ở Aqua Hotel & Lounge, Miami.
Thực tế: Người mẫu chỉ được chụp ảnh với tấm vát lướt trong một bể tắm nước nóng.
Quảng cáo: Khách sạn Hudson ở New York sẽ đem đến cho bạn những giấc mơ thành thị.
Thực tế: Không gian rất hẹp.
*******************
Những "nồi cơm điện" ko giống ai!
Để an toàn khi lái xe, đội mũ bảo hiểm là
việc bắt buộc. Tuy nhiên, những chiếc mũ lập dị dưới đây thực sự lại là
một món đồ trang trí trên đầu. Bạn chỉ cần chọn cái nào phù hợp với
mình.
Những chiếc mũ này do một công ty tiếp thị
Kazakhstan thiết kế. Người sáng tạo ra những mẫu mũ là Renat
Abdrakhmanov nói: "Chúng tôi cố làm thứ gì đó cho vui. Tuy nhiên, tới
giờ chúng tôi đã nhận được đề nghị sản xuất ở Nhật và Mỹ".
Tư tưởng tầm địa cầu
Cho những bạn khoái đánh gôn!
Đừng có mà đội nhầm vào nhà thi đấu đó nha!
Trái tim hử???
Là gì không biếc nữa!
Đặc biệt nổi bật giữa phố phường, dù ban ngày hay ban đêm!
Cho nam...
Cho nữ...
Cho những bạn khoái style trọc đầu...
E hèm, lỗ rún đấy! Mí pạn đang nghĩ cái gì dzậy?!!
Cái cuối cùng và cũng là cái shock nhất! Ai dám đội nè?!!
*******************
Giết bảo vệ vũ trường New Square, phá két cướp 300 triệu
Quỳnh điện thoại xin ông Đạt cho ngủ qua đêm
trong vũ trường rồi lợi dụng phá két sắt ở phòng kế toán. Bị phát hiện,
hắn ra tay sát hại người đàn ông 53 tuổi.
Theo nguồn tin của phóng viên,
rạng sáng 9/12, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an Hà Nội) và Công an quận
Ba Đình đã bắt Ngô Văn Quỳnh (36 tuổi, ở Hạ Hồi, Thanh Trì) - nghi can
sát hại nhân viên bảo vệ vũ trường New Square (phường Ngọc Khánh, quận
Ba Đình). Nạn nhân là ông Quan Chí Đạt (53 tuổi, nhà ở quận Ba Đình) -
bảo vệ vũ trường New Square.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 2h30
ngày 8/12, vũ trường này đóng cửa và ông Đạt đến thay ca bảo vệ. Ít phút
sau, Ngô Văn Quỳnh (nhân viên vũ trường) điện thoại xin bảo vệ cho ngủ
nhờ qua đêm và được đồng ý.
Chờ cho ông Đạt đi ngủ, Quỳnh vào
phòng kế toán, dùng đồ nghề phá két sắt nhưng bị ông này phát hiện. Với ý
đồ cướp bằng được số tiền, anh ta dùng dao sát hại đồng nghiệp.
Sau
khi gây án, hắn tiếp tục phá két sắt lấy đi khoảng 300 triệu đồng.
Trước khi bỏ trốn, tên này được cho là đã tháo thẻ nhớ camera an ninh để
làm khó cơ quan điều tra.
7h20 ngày 8/12, anh Phạm Văn Minh -
bảo vệ vũ trường - đến thay ca thì phát hiện cửa cuốn mở hé, gọi thì
không ai trả lời. Anh này cùng mọi người đẩy cửa vào kiểm tra các phòng,
phát hiện ông Đạt nằm gục trên hành lang lối vào phòng thay đồ của nhân
viên ở tầng lửng, trên người có nhiều vết thương.
Qua kiểm tra, mọi người phát hiện ông Đạt đã tử vong nên báo công an.
Việt Đức
*******************
Những Câu Nói 'Quá Quen Tai' Của Thầy Cô Trên Bục Giảng
Với học sinh, chưa làm bài tập có nghĩa là để quên vở ở nhà
Giờ học mà hôm nào cũng như cái chợ vỡ. Theo lũ học sinh thì nói chuyện và ăn trong giờ thường vui hơn so với giờ ra chơi
Thầy giáo vừa mới quát trật tự xong, quay lên bảng, cả lớp lại thành cái chợ
Câu nói huyền thoại dẫn đến bệnh đau tim của không ít học sinh
Giờ sinh hoạt lớp luôn là giờ của những bài
thuyết giảng như là, Em có biết bố mẹ em vất vả thế nào mới cho em ăn
học đàng hoàng bằng bạn bằng bè không?
Giờ kiểm tra, học bài Nguyễn Tuân mà cô lại
cho vào Nam Cao. Quay qua ngó đứa bạn một chút đã bị nhắc rồi. Nhưng mà
giờ thi luôn là giờ cả lớp đoàn kết nhất.
Lỗi lầm cái gì, tôi lấy đâu ra lỗi mà cho anh chị xin?
Lần sau anh mà đi học muộn nữa thì mời anh ở nhà, không phải đi học nữa.
Học kiểu gì mà bài nào cũng điểm kém, em có biết mình học để làm gì không?
*****************
Những mảnh đời bất hạnh
Cây thông Noel di động, thánh lười xuất hiện, hay những chú gà đọ sắc.
|
Dáng tự sướng bá đạo.
|
|
Ăn cơm kết hợp luyện chưởng.
|
|
Mảnh đời bất hạnh.
|
|
Thánh siêu lười.
|
|
Nụ hôn nóng bỏng.
|
|
Sự khác nhau giữa mặt mộc và trang điểm.
|
|
Nhu cầu ngày càng cao.
|
|
Cây thông Noel di động.
|
|
Nữ quái.
|
|
Đọ sắc.
|
|
Kiểu nghe điện thoại có 1-0-2.
|
|
Có ai ở nhà không?
|
|
Phiên bản Nobita đời thường.
|
|
Cây thông tiện lợi, giá rẻ, ứng dụng cao.
|
|
Ai cũng có phần. |
Ốc Sên
*******************
*******************